1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(Tiểu luận) nghiên cứu văn hóa doanh nghiệpcủa tập đoàn vingroup

48 19 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên Cứu Văn Hóa Doanh Nghiệp Của Tập Đoàn Vingroup
Tác giả Nguyễn Thị Ngọc Ánh, Trần Thị Bình, Bùi Thị Bích, Bùi Thị Ngọc Bích, Lưu Thị Bích, Phạm Thị Ngọc Châu, Nông Linh Chi, Phan Khánh Chi, Nguyễn Nhật Thành Công, Đinh Thị Diễm, Phạm Thùy Dung, Chu Tiến Dũng, Nguyễn Thị Hằng
Người hướng dẫn ThS. Dương Thị Thúy Nương
Trường học Trường Đại Học Thương Mại
Chuyên ngành Marketing
Thể loại bài thảo luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 48
Dung lượng 9,89 MB

Cấu trúc

  • PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT (8)
    • 1.1. Khái niệm về văn hóa doanh nghiệp (8)
    • 1.2. Chức năng của văn hóa doanh nghiệp (2)
    • 1.3. Vai trò của văn hóa doanh nghiệp (9)
      • 1.4.1. Những yếu tố hữu hình (9)
      • 1.4.2. Những yếu tố vô hình (13)
    • 1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa doanh nghiệp (16)
      • 1.5.1. Người lãnh đạo (16)
      • 1.5.2. Nhân sự của doanh nghiệp (17)
      • 1.5.3. Bản chất doanh nghiệp (17)
      • 1.5.4. Giá trị cốt lõi của doanh nghiệp (17)
      • 1.5.5. Văn hóa dân tộc (17)
      • 1.5.6. Giá trị văn hóa tiếp thu từ bên ngoài (18)
  • PHẦN 2: VĂN HÓA DOANH NGHIỆP VINGROUP (19)
    • 2.1. Giới thiệu chung về doanh nghiệp (19)
      • 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của tập đoàn Vingroup (19)
      • 2.1.2. Cơ cấu tổ chức tập đoàn Vingroup (20)
    • 2.2. Giá trị hữu hình (22)
      • 2.2.1. Biểu tượng (Logo) (22)
      • 2.2.3. Nghỉ lễ, sự kiện và ngày hội (23)
      • 2.2.4. Các công trình, dấu ấn tạo nên thương hiệu Vingroup (23)
      • 2.2.5. Đồng phục của nhân viên (24)
      • 2.2.6. Môi trường làm việc (28)
      • 2.2.7. Các hoạt động xã hội (29)
    • 2.3. Giá trị vô hình (30)
      • 2.3.1. Triết lý doanh nghiệp (30)
      • 2.3.2. Chuẩn mực đạo đức (32)
      • 2.3.3. Giá trị cốt lõi của Vingroup (33)
    • 2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến văn hóa doanh nghiệp của Tập đoàn Vingroup (35)
      • 2.4.1. Nhân tố chủ quan (35)
      • 2.4.2. Nhân tố khách quan (38)
    • 2.5. Đánh giá văn hóa doanh nghiệp Vingroup (40)

Nội dung

CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Chức năng của văn hóa doanh nghiệp

Môi trường làm việc; 2.2.7 Các hoạt động xã hội

22 Đinh Thị Diễm K57C2 Nội dung mở đầu và kết luận

24 Chu Tiến Dũng K57C5 Nội dung 2.2.4

Các công trình, dấu ấn tạo nên thương hiệu Vingroup; 2.2.5 Đồng phục của nhân viên Nguyễn Thị Hằng K57N

Nội dung 1.4 Các yếu tố cấu thành văn hoá doanh nghiệp; 1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa doanh nghiệp.

PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 6

1.1 Khái niệm về văn hóa doanh nghiệp 6

1.2 Chức năng của văn hóa doanh nghiệp 6

1.3 Vai trò của văn hóa doanh nghiệp 7

1.4.1 Những yếu tố hữu hình 7

1.4.2 Những yếu tố vô hình 11

1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa doanh nghiệp 14

1.5.2 Nhân sự của doanh nghiệp 14

1.5.4 Giá trị cốt lõi của doanh nghiệp 15

1.5.6 Giá trị văn hóa tiếp thu từ bên ngoài 15

PHẦN 2: VĂN HÓA DOANH NGHIỆP VINGROUP 16

2.1 Giới thiệu chung về doanh nghiệp 16

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của tập đoàn Vingroup 16

2.1.2 Cơ cấu tổ chức tập đoàn Vingroup 17

2.2.3 Nghỉ lễ, sự kiện và ngày hội 20

2.2.4 Các công trình, dấu ấn tạo nên thương hiệu Vingroup 20

2.2.5 Đồng phục của nhân viên 21

2.2.7 Các hoạt động xã hội 26

2.3.3 Giá trị cốt lõi của Vingroup 30

2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến văn hóa doanh nghiệp của Tập đoàn Vingroup 32

2.5 Đánh giá văn hóa doanh nghiệp Vingroup 36

2.5.1 Điểm mạnh 362.5.2 Điểm yếu 382.6 Giải pháp cải thiện văn hoá doanh nghiệp Vingroup 39

Một quốc gia sẽ không thể tồn tại nếu thiếu đi sự bảo tồn, giữ gìn được nét văn hóa truyền thống của mình Một gia đình không thể đầm ấm sum vầy, đóng góp tích cực cho xã hội nếu thiếu đi sự gia phong, gia giáo Một doanh nghiệp cũng vậy, sẽ không thể có được sự phát triển bền vững và lâu dài nếu không có một nền văn hóa chuyên biệt, đặc thù, một nền văn hóa văn minh, hiện đại, công bằng là điều kiện lý tưởng cho nhân viên làm việc hiệu quả, thúc đẩy sự sáng tạo.

Hội nhập kinh tế quốc tế bên cạnh việc mang lại cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam là những khó khăn, thử thách đòi hỏi các doanh nghiệp phải nhanh chóng thay đổi, định hình phong cách, bản sắc của mình Các triết lý, quy tắc và phương pháp phù hợp với xu hướng có ý nghĩa quan trọng không chỉ giúp giải quyết những vấn đề về quản lý mà còn để hạn chế việc phải khắc phục những hậu quả của các quyết định sai lầm có thể mắc phải Đó chính là quá trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp Văn hóa doanh nghiệp trở thành giá trị cốt lõi để xác định thương hiệu doanh nghiệp, thương hiệu hàng hóa Việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp trở nên cần thiết hơn bao giờ hết để các doanh nghiệp phát triển bền vững.

Vậy với một doanh nghiệp thành công, văn hóa kinh doanh của họ được tạo dựng như thế nào, phát triển ra sao, các yếu tố văn hóa doanh nghiệp, văn hóa doanh nhân của hộ được cấu thành như thế nào? Từ vai trò của văn hóa và những câu hỏi trên, đồng thời nhận thấy tại Việt Nam, tập đoàn Vingroup luôn không ngừng nỗ lực với mục tiêu cao nhất là mang lại sự hài lòng cho khách hàng, công ty đã gặt hái được không ít những thành tựu nổi bật và in dấu trong tâm trí khách hàng không chỉ về văn hoá mà còn cả những lĩnh vực kinh tế khác nữa Vì vậy nhóm 2 chúng em đã quyết định lựa chọn đề tài: “Tìm hiểu về văn hoá doanh nghiệp của tập đoàn Vingroup.”

Document continues below văn hóa kinh doanh

Nhóm 2- Văn Hóa Mặc Tây Bắc Tìm… văn hóa kinh doanh 100% (8) 23

BTL Nhóm 3 Văn hóa kinh doanh… văn hóa kinh… 100% (6) 42

GIÁO Trình - Quản trị đa văn hóa đại học… văn hóa kinh doanh 92% (12) 110

Bài thảo luận - bài thảo luận văn hóa kinh… 100% (4) 37

Mot so giai phap hoan thien phan tic…

PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1.1 Khái niệm về văn hóa doanh nghiệp

Văn hóa doanh nghiệp là hệ các giá trị đặc trưng mà một doanh nghiệp sáng tạo ra và gìn giữ trong suốt quá trình hình thành, tồn tại và phát triển doanh nghiệp, trở thành chuẩn mực, quan niệm, tập quán và truyền thống thâm nhập và chi phối tình cảm, nếp suy nghĩ, hành vi ứng xử của mọi thành viên trong doanh nghiệp, tạo nên bản sắc riêng của mỗi doanh nghiệp.

1.2 Chức năng của văn hóa doanh nghiệp

Văn hóa doanh nghiệp gắn với đặc điểm của từng dân tộc và doanh nghiệp trong từng giai đoạn phát triển, đồng thời gắn với từng doanh nhân và người lao động trong doanh nghiệp Vì vậy, văn hóa doanh nghiệp bao gồm các chức năng sau: liên kết, nhân hòa, đồng cơ ngầm định, điều tiết hành vi và tạo bản sắc riêng.

Văn hóa doanh nghiệp có khả năng tạo ra sự cố kết và tính hệ thống cao giữa các thành viên, giảm thiểu xung đột, hướng tới các mục tiêu đã cam kết

Mỗi thành viên sẽ có những lối sống, tính cách, năng lực và tâm tự nguyện vọng khác nhau Vì vậy, văn hóa doanh nghiệp tạo sự cố kết và tính hệ thống cao giữa các thành viên, giảm xung đột.

Là chất keo kết dính các thành viên thành một khối

Là khả năng tạo sự liên kết và thống nhất cao giữa các thành viên trong tổ chức để giảm thiểu xung đột, cùng hướng tới mục tiêu đã cam kết bằng những hành động tự nguyện, nhịp nhàng như một nguồn nội lực riêng của doanh nghiệp.

Chức năng tạo động cơ ngầm định

Là nguồn lực tinh thần, là tài sản vô giá trong quá trình kinh doanh bởi nó ảnh hưởng trực tiếp tới tinh thần thái độ của mỗi con người khi tham gia vào quá trình kinh doanh

Là công cụ tạo động lực cho thành các thành viên trong tổ chức kinh doanh. Chức năng điều tiết hành vi văn hóa kinh doanh 100% (1) Vhkd - nothing văn hóa kinh doanh 100% (1)11

Văn hóa của doanh nghiệp là công cụ điều tiết “mềm” thông qua hệ thống giá trị, chuẩn mực truyền thống, tập tục đã được tạo dựng, duy trì, chấp nhận trong một tổ chức.

Hình thành luật chơi chung buộc các thành viên phải tự điều chỉnh hành vi. Chức năng tạo bản sắc riêng

Văn hóa doanh nghiệp là tập hợp các giá trị riêng biệt, những chuẩn mực, truyền thống, tập tục, nghi lễ… được xây dựng, duy trì và lưu truyền trong nội bộ và qua những giá trị vật thể thể hiện bên ngoài.

Tạo dựng nên hình ảnh, dấu ấn riêng, sự khác biệt riêng trong con mắt của khách hàng và xã hội, thu hút được khách hàng, nhân tài và các đối tác khác.

Vai trò của văn hóa doanh nghiệp

Văn hóa doanh nghiệp có vai trò rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp, nó có thể làm cho doanh nghiệp phát triển và cũng có thể làm cho doanh nghiệp lụi tàn nếu thiếu nó hoặc nó không được phát huy những mặt tích cực Các vai trò nổi bật của văn hóa doanh nghiệp bao gồm:

Văn hóa doanh nghiệp tạo nên môi trường làm việc tích cực, đem lại sức mạnh tinh thần cho doanh nghiệp

Hỗ trợ tạo nên một môi trường mà mọi người được sống và làm việc tự nguyện, cùng nhau chia sẻ các ý tưởng, được ghi nhận khi thành công và được cảm nhận vị trí quan trọng của mình trong hệ thống cơ cấu tổ chức doanh nghiệp Với môi trường làm việc như vậy, họ sẽ khẳng định và cống hiến hết mình cho doanh nghiệp, tạo nên sức mạnh tinh thành cho doanh nghiệp.

Văn hóa tạo ra lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp giúp doanh nghiệp phát triển bền vững.

Văn hóa doanh nghiệp ảnh hưởng trực tiếp đến việc xác định mục tiêu, xây dựng chiến lược và chính sách, tạo ra tính định hướng có tính chất chiến lược cho bản thân doanh nghiệp, và tạo thuận lợi cho thực hiện thành công chiến lược đã lựa chọn của doanh nghiệp Văn hóa doanh nghiệp là một nguồn lực, một hệ giá trị để khơi dậy sức mạnh, tạo lực điều tiết tác động tích cực đối với tất cả các yếu tố chủ quan khác nhau nhằm gia tăng giá trị nguồn lực con người, tạo và duy trì lợi thế của doanh nghiệp

1.4 Các yếu tố cấu thành văn hóa doanh nghiệp

1.4.1 Những yếu tố hữu hình

1.4.1.1 Kiến trúc của doanh nghiệp

Kiến trúc đóng vai trò rất quan trọng, thể hiện diện mạo của doanh nghiệp sở hữu nó, là nơi thể hiện đẳng cấp cũng như là niềm tự hào của mỗi doanh nghiệp Kiến trúc doanh nghiệp bao gồm kiến trúc nội thất và kiến trúc nội thất.

Kiến trúc ngoại thất: Doanh nghiệp nào cũng đều muốn gây ấn tượng đối với mọi người về sức mạnh và thành công của doanh nghiệp mình bằng những công trình kiến trúc độc đáo Những công trình kiến trúc này được sử dụng như biểu tượng và hình ảnh về doanh nghiệp, như một phương tiện thể hiện tính cách đặc trưng của doanh nghiệp và chứa đựng những giá trị lịch sử gắn liền với sự ra đời và trưởng thành của doanh nghiệp.

Kiến trúc nội thất: được thể hiện trong doanh nghiệp qua việc bố trí trang thiết bị văn phòng, bàn ghế, bố cục không gian, gam màu, vật dụng trang trí…Mục tiêu chính của kiến trúc nội thất bên trong doanh nghiệp là lấy con người làm trung tâm cho mọi chi tiết thiết kế, giúp nhân viên thuận tiện thực hiện công việc, hài lòng với không gian làm việc, để có thể sáng tạo và nâng cao hiệu quả công việc 1.4.1.2 Biểu tượng (logo)

Biểu tượng (hay còn gọi là Logo) giúp mọi người nhận ra hay hiểu được thứ mà nó biểu thị.

Những đặc trưng của biểu tượng đều được chứa đựng trong các công trình kiến trúc, lễ nghi, giai thoại, khẩu hiệu Bởi lẽ thông qua những giá trị vật chất cụ thể, hữu hình, các biểu trưng này đều muốn truyền đạt những giá trị, ý nghĩa tiềm ẩn bên trong cho những người tiếp nhận theo các cách thức khác nhau.

Logo là loại biểu trưng đơn giản nhưng lại mang bản sắc văn hoá đặc thù của doanh nghiệp và có khả năng thích nghi trong các nền văn hoá hay ngôn ngữ khác nhau.

Các doanh nghiệp thường sử dụng các biểu tượng tả thực và trừu tượng để thể hiện hệ thống nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp Bằng cách sử dụng một biểu tượng tả thực trong hệ thống nhận diện, các doanh nghiệp này đã tạo một ấn tượng khó quên đối với khách hàng.

Khẩu hiệu (Slogan) là một lời văn ngắn gọn diễn tả cô đọng về một vấn đề nào đó mà một doanh nghiệp muốn thông báo đến cho mọi người hay đơn giản là lấy lại tinh thần hay phát động một phong trào nội bộ.

Khẩu hiệu thường ngắn gọn hay sử dụng các ngôn từ đơn giản, dễ nhớ, dễ nhập tâm để cách diễn đạt cô đọng nhất triết lý kinh doanh của doanh nghiệp.

Một slogan muốn tồn tại và đứng vững trong tâm trí khách hàng thì slogan đó phải mang trong mình thông điệp ấn tượng và khơi gợi được trí tưởng tượng của khách hàng về sản phẩm của doanh nghiệp.

Có thể nói slogan chính là một tài sản vô giá được vun đắp và khẳng định bằng thời gian, tiền bạc và cả uy tín của doanh nghiệp.

Nghi lễ là một trong những giá trị văn hóa điển hình, bề nổi, phản ánh đời sống sinh hoạt của doanh nghiệp.

Các nghi lễ về: tiếp nhận nhân viên mới, thăng chức, phát phần thưởng, tôn vinh, giao lưu văn hóa văn nghệ, hội họp, sinh hoạt tập thể cuối kỳ; các hoạt động thể dục, thể thao; khai trương cửa hàng mới, ra mắt sản phẩm, dịch vụ mới…

Các nghi lễ phổ biến, thường thấy ở các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay là: Giới thiệu quyết định bổ nhiệm mới

Ngày thành lập doanh nghiệp

Khai trương cửa hàng, văn phòng mới

Ký các thỏa thuận hợp tác

Ra mắt sản phẩm, dịch vụ mới

Giải thi đấu thể thao Để phát huy tốt nhất tính tích cực của các nghi lễ trong doanh nghiệp, khi tổ chức các loại nghi lễ này, cần lưu ý một số điểm sau:

Thứ nhất, các nghi lễ cần được chuẩn bị cẩn thận, chu đáo, tổ chức có tính chuyên nghiệp.

Thứ hai, các nghi lễ phải công khai, công bố nghiêm túc, phải được các thành viên trong doanh nghiệp thấu hiểu.

Thứ ba, các nghi lễ nên được duy trì thường xuyên, dần mang tính phổ biến, tạo một nề nếp tốt đẹp trong doanh nghiệp.

Hình thức biểu hiện bên ngoài của sản phẩm qua cách bài trí hình ảnh, biểu tượng, logo,…trên bìa sản phẩm.

Nếu các hình ảnh, logo, biểu tượng được sắp xếp dễ nhìn, hài hòa về màu sắc sẽ góp phần thu hút sự hứng thú của khách hàng đối với sản phẩm

Các yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa doanh nghiệp

Lãnh đạo chính là những người hiểu rõ nhất văn hóa doanh nghiệp bởi họ là người xây dựng và phát triển nó Văn hóa doanh nghiệp cũng phản ánh cá tính và triết lý riêng của bản thân nhà lãnh đạo Nhà lãnh đạo dựa trên tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi đã được đưa ra của công ty mà quyết định các biểu tượng, ngôn ngữ, cách ứng xử, giao tiếp… trong doanh nghiệp.

Có thể nói lãnh đạo giữ vai trò quan trọng và là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa doanh nghiệp Bởi vì khi doanh nghiệp thay lãnh đạo mới, họ sẽ hình thành nên văn hóa doanh nghiệp mới cho doanh nghiệp.

1.5.2 Nhân sự của doanh nghiệp

Nếu chủ doanh nghiệp là người đặt nền tảng kiến thức, là “gốc rễ” tạo nên văn hóa doanh nghiệp Thì nhân sự của công ty cũng giống như những “cành nhánh” giúp lan tỏa văn hóa đó đi xa hơn Điều quan trọng là thái độ, tinh thần, sở thích, nhận thức và thậm chí cả quá trình suy nghĩ của nhân viên đều là các yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa doanh nghiệp.

Do đó, trong quá trình tuyển dụng, cần rất chú trọng đến việc lựa chọn nhân sự phù hợp với văn hóa tổ chức. Để niềm tin và giá trị văn hóa được lan tỏa đến tất cả nhân sự trong tổ chức, không chỉ cần sự ủng hộ của nhóm lãnh đạo công ty mà còn cần lựa chọn những nhân viên phù hợp ngay từ đầu để giảm thiểu tỷ lệ biến động nhân sự Việc này sẽ giúp tạo nên một môi trường làm việc tích cực và thúc đẩy sự phát triển của tổ chức.

Mỗi ngành nghề sẽ có một văn hóa, một “bản chất riêng” và cách hành xử cũng khác biệt Văn hóa doanh nghiệp cũng bị ảnh hưởng bởi bản chất đó Vì vậy cần xây dựng văn hóa phù hợp với từng công ty mà vẫn đảm bảo được nét đặc trưng của từng công ty Nếu văn hóa không phù hợp với bản chất của tổ chức, nó sẽ gây ra những khó khăn và trở ngại cho sự phát triển của tổ chức đó Doanh nghiệp cần phải tìm hiểu và định hình rõ bản chất của mình trước, từ đó định hình và phát triển văn hóa phù hợp. 1.5.4 Giá trị cốt lõi của doanh nghiệp

Một trong các nhân tố ảnh hưởng đến văn hóa doanh nghiệp không thể bỏ qua là mục đích cốt lõi của tổ chức Đây là những mục tiêu dài hạn mà doanh nghiệp mong muốn đạt được và thường được coi là lý do cho sự tồn tại của tổ chức Vì vậy, văn hóa của tổ chức cần phải phù hợp và được ảnh hưởng bởi mục đích cốt lõi đó.

Văn hóa doanh nghiệp là một nền tiểu văn hóa nằm trong văn hóa dân tộc Mọi cá nhân trong nền văn hóa doanh nghiệp đều chịu tác động của các giá trị văn hóa dân tộc Vậy nên văn hóa dân tộc phản chiếu lên văn hóa doanh nghiệp là điều tất yếu.Mỗi cá nhân thuộc giới tính, văn hóa, dân tộc… với các bản sắc văn hóa khác nhau hình thành cho họ các nền tảng suy nghĩ, học hỏi và phản ứng khác nhau Khi tập hợp chung lại trong tổ chức, những nét nhân cách này sẽ được tổng hợp tạo nên một phần văn hóa doanh nghiệp

Tuy nhiên cũng có không ít những hạn chế như: thói quen thủ cựu và tôn sùng kinh nghiệm, không dám đổi mới, đột phá… khiến cho doanh nghiệp gặp không ít trở ngại Điều này đặt ra bài toán cho Ban lãnh đạo là làm sao xây dựng văn hóa doanh nghiệp giúp nhân viên phát huy ưu điểm và khắc phục những hạn chế vốn có. 1.5.6 Giá trị văn hóa tiếp thu từ bên ngoài

Giao lưu văn hoá bên ngoài cũng là một trong các yếu tố ảnh hưởng đến văn hoá doanh nghiệp. Để phát triển một tổ chức thành công, việc học hỏi từ khách hàng và đối tác bên ngoài là rất quan trọng Những ý kiến và cảm nhận của khách hàng có thể giúp nhân viên nội bộ hiểu rõ hơn về các vấn đề tiềm ẩn và những điều mà tổ chức của họ cần cải thiện để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Đây vừa là cơ hội để doanh nghiệp tiếp thu, học hỏi, trao đổi văn hoá với nhau. Vừa chọn lọc, đúc kết những giá trị tốt và rút kinh nghiệm những mặt chưa tốt cho doanh nghiệp Và cũng có thể nói văn hóa dân tộc ảnh hưởng đến văn hóa doanh nghiệp Do đó, các nhà quản lý cần đưa ra chiến lược và kế hoạch học hỏi và đánh giá từ khách hàng và đối tác để phát triển và nâng cao văn hóa doanh nghiệp.

VĂN HÓA DOANH NGHIỆP VINGROUP

Giới thiệu chung về doanh nghiệp

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của tập đoàn Vingroup

Lịch sử hình thành và phát triển

Tập đoàn Vingroup có tiền thân là Tập đoàn Technocom được thành lập năm

1993 tại Ukraine Đầu những năm 2000, Technocom trở lại Việt Nam phát triển Ban đầu, tập đoàn tập trung đầu tư vào mảng du lịch và bất động sản với hai thương hiệu chiến lược là Vinpearl và Vincom.

Sau này, công ty Vinpearl và Vincom sáp nhập với công ty cổ phần Vinpearl để chính thức hoạt động theo mô hình tập đoàn với tên gọi tập đoàn Vingroup Ở Việt Nam, Vingroup là tập đoàn tư nhân với quy mô lớn, sở hữu tiềm lực cao và hoạt động đa lĩnh vực.

Trong quá trình đó, người có công lớn đưa Tập đoàn Vingroup phát triển đến như ngày hôm nay chính là ông Phạm Nhật Vượng – người sáng lập và một trong những thành viên hội đồng quản trị của Vincom và Vinpearl trước khi sáp nhập Trong gần 10 năm phát triển, ông đã cống hiến hết mình cho sự phát triển của công ty với một số các dự án hàng đầu như khu dân cư, khách sạn, resort lớn tại Việt Nam: Royal City, Time City, Vinhome Riverside,…

Các nhóm hoạt động chính của tập đoàn

Với tiêu chí mong muốn mang đến thị trường những sản phẩm, dịch vụ với tiêu chuẩn quốc tế và những trải nghiệm hoàn toàn mới trong phong cách sống hiện đại, toàn bộ cơ cấu tổ chức của tập đoàn Vingroup đồng lòng xây dựng tập đoàn tiên phong trong mọi lĩnh vực Cụ thể, các nhóm hoạt động chủ lực của Vingroup bao gồm:

Với mong muốn đem đến cho thị trường những sản phẩm - dịch vụ theo tiêu chuẩn quốc tế và những trải nghiệm hoàn toàn mới về phong cách sống hiện đại, ở bất cứ lĩnh vực nào Vingroup cũng chứng tỏ vai trò tiên phong, dẫn dắt sự thay đổi xu hướng tiêu dùng

Vingroup hiện đang sở hữu và đi đầu trong nhiều lĩnh vực kinh doanh ở nước ta

Vingroup là một trong những công ty tư nhân lớn nhất Việt Nam hoạt động trong mọi lĩnh vực, tập trung cung cấp các sản phẩm, dịch vụ theo tiêu chuẩn quốc tế chuyên biệt và dẫn dắt sự thay đổi theo xu hướng tiêu dùng của thị trường.

Hiện nay, trên thị trường Vingroup đang quản lý 45 dự án bất động sản, 25 khách sạn, 60 trung tâm thương mại Vincom và nhiều sân golf, khu vui chơi giải trí. Không chỉ vậy, Vin còn có 14 nông trường VinEco, 9 bệnh viện, phòng khám đa khoa quốc tế VinMec, 27 trường học Vinschool cùng lượng lớn khách hàng thuộc hệ thống VinID và lực lượng lao động đông đảo (2019).

Mới đây, Vingroup thành lập thêm công ty sản xuất ô tô mang thương hiệu Việt Nam VinFast và trở thành công ty đầu tiên phá vỡ mọi kỷ lục trong lĩnh vực chế tạo và sản xuất ô tô trước đó của đất nước.

2.1.2 Cơ cấu tổ chức tập đoàn Vingroup

Cơ cấu tổ chức của tập đoàn Vingroup bao gồm đại hội đồng cổ đông, hội đồng quản trị, ban kiểm soát và hội đồng quản trị.

Sơ đồ cơ cấu tổ chức tập đoàn vingroup Đại hội đồng cổ đông Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyết định quyền lực nhất của công ty Bộ phận này bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết theo các Điều khoản của công ty.

Hội đồng quản trị của Vin bao gồm 9 thành viên cùng với trách nhiệm và quyền hạn đi cùng như sau:

Lập kế hoạch phát triển và quyết toán ngân sách hàng năm của công ty.

Lập mục tiêu hoạt động hàng năm dựa trên mục tiêu chiến lược đã được đại hội đồng cổ đông thông qua.

Báo cáo tất cả kết quả kinh doanh, cổ tức dự kiến, tài khoản hợp nhất. Thực hiện chiến lược kinh doanh và các điều khoản và điều kiện cho đại hội. Xây dựng cơ cấu tổ chức cùng quy chế hoạt động của công ty

Thực hiện các quyền và nhiệm vụ theo nội quy Hội đồng quản trị

Cơ cấu tổ chức của tập đoàn Vingroup trong ban tổng giám đốc hiện có bà Lê Thị Thu Thủy đảm nhận vị trí Tổng Giám đốc cùng 5 Phó Tổng Giám đốc khác hỗ trợ công tác quản lý Bộ phận này chịu trách nhiệm chính trong việc tổ chức thực hiện các nghị quyết của đại hội đồng và của hội đồng quản trị và đặc biệt Đồng thời, họ công bố các quyết định liên quan đến việc thực hiện kế hoạch kinh doanh và kế hoạch đầu tư của tập đoàn.

Quan trọng hơn, ban giám đốc sẽ trực tiếp quyết định vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của tập đoàn và quản lý, giám sát hoạt động hàng ngày của đội ngũ nhân viên.

Nhóm ban kiểm soát thường có 5 thành viên chính và người đứng đầu ban kiểm soát hiện nay là ông Nguyễn Thế Anh Nhiệm vụ của Ban kiểm soát là:

Theo dõi hội đồng quản trị và ban điều hành trong công tác quản lý và điều hành tập đoàn.

Kiểm tra tính pháp lý và trung thực, siêng năng trong việc điều hành công ty và quản lý cũng như kiểm toán, thống kê, đánh giá các báo cáo về tình hình hoạt động kinh doanh, báo cáo tài chính hàng năm và bán niên.

Trình bày các biện pháp thay đổi, cải tiến và bổ sung hội đồng quản trị hoặc đại hội đồng.

Giá trị hữu hình

Có thể thấy biểu tượng chính trong thiết kế logo Vingroup là biểu tượng cánh chim bay cao, tượng trưng cho khát khao đưa thương hiệu vươn tầm thế giới Hình ảnh cánh chim Việt không ngừng bay lên cao, không ngừng bay xa chính là ý chí quyết tâm làm lan tỏa những giá trị tốt đẹp nhất của Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế. Cánh chim luôn bay lên cao còn là biểu tượng cho những giá trị văn hóa của tập đoàn Vingroup: luôn luôn giữ vững tinh thần khởi nghiệp Tập đoàn luôn tạo mọi điều kiện cho nhân viên có môi trường phát huy hết khả năng của mình Nhân viên phải luôn không ngừng sáng tạo, không ngừng đổi mới để mang lại những giá trị tốt hơn Chỉ khi cả tập thể nhân viên và ban lãnh đạo đều luôn cố gắng làm mới bản thân thì tập đoàn Vingroup mới phát triển theo đúng slogan “Nơi tinh hoa hội tụ”. Đôi cánh được thiết kế sao cho ta dễ dàng liên tưởng đến chữ V V là viết tắt của Việt Nam, V cũng là viết tắt của “victory”- nghĩa là chiến thắng.

Biểu tượng 5 ngôi sao vàng là tượng trưng cho chất lượng dịch vụ 5 sao, như cam kết cung cấp cho khách hàng dịch vụ cao cấp, chất lượng.

Biểu tượng hình khối tròn bao hàm tổng thể trong lô gô Vingroup tượng trưng cho quả địa cầu, 5 ngôi sao tượng trưng cho 5 châu

Màu sắc sử dụng trong thiết kế logo là 2 tông màu đỏ và vàng là màu lá quốc kỳ Việt Nam Trong đó màu đỏ là màu của nhiệt huyết, không ngừng tiến lên, đưa tinh hoa Việt Nam lan tỏa toàn cầu

Slogan của Vingroup: “Vingroup – Mãi mãi tinh thần khởi nghiệp”, tập đoàn đã xây dựng một đội ngũ nhân sự tinh gọn, có đủ cả Đức và Tài.

Mang triết lý của những người gieo hạt, Vingroup biết tạm quên đi những thành công đã có để tiếp tục chăm chỉ “cày sâu cuốc bẫm”, chuẩn bị sẵn sàng cho những mùa vụ tiếp theo Đó chính là nhiệt huyết tinh thần khởi nghiệp của Vingroup Theo ông Phạm Nhật Vượng – Chủ tịch HĐQT Vingroup: “Chúng tôi đổi slogan của Vingroup thành ‘Mãi mãi tinh thần khởi nghiệp’ để mọi người giữ mãi ngọn lửa ấy, ý chí ấy, tinh thần làm việc đấy”.

2.2.3 Nghỉ lễ, sự kiện và ngày hội

Lễ hội kỷ niệm ngày truyền thống Tập đoàn (8/8 hàng năm)

Tiệc mừng công bố (tổ chức vào dịp cuối năm)

Ngày thể thao (thứ 3 & thứ 6 hàng tuần)

Ngày hội cuối tháng (thứ 7 tuần cuối cùng mỗi tháng)

Các cuộc thi văn nghệ, thể thao không thường kỳ

2.2.4 Các công trình, dấu ấn tạo nên thương hiệu Vingroup

Dấn thân vào thị trường bất động sản vào thời kỳ tốt nhất của lĩnh vực này, Vingroup bằng tầm nhìn chiến lược và tâm huyết xây dựng những giá trị kinh tế bền vững cho đất nước, đã để lại dấu ấn của mình qua nhiều dự án quy mô lớn Có thể thấy hầu hết các dự án mang thương hiệu bất động sản của Vingroup đều được đầu tư hết sức kỹ lưỡng và quy hoạch trên diện tích lớn và hoành tráng Điển hình như các dự án: Vincity Ocean Park, Vinhomes Central Park, Vinhomes Grand Park,

Trong lĩnh vực y tế, Vingroup thâm nhập thị trường qua 2 thương hiệu VinFa và VinMec Vinfa chịu trách nhiệm tập trung nghiên cứu, sản xuất, phân phối thuộc, sinh phẩm y tế, dược mỹ phẩm, mỹ phẩm và thực phẩm chức năng kết hợp với hệ thống bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec, tạo nên một hệ thống y tế an toàn cho người dân với chất lượng được đảm bảo hàng đầu

Giáo dục cũng là một lĩnh vực hàng đầu được Vingroup đầu tư và phát triển bởi việc nhận ra tầm quan trọng của nó trong vận mệnh quốc gia, chính vì hệ thống trường đào tạo liên cấp Vinschool & Trường Đại học VinUni ra đời, với mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong môi trường đẳng cấp quốc tế và những điều kiện phát triển thể chất tốt nhất mà hệ thống trường “Vin” cung cấp

Với khẩu hiệu “mãi mãi khởi nghiệp”, Ngày 2/9/2017, Tập đoàn Vingroup đã chính thức khởi công Dự án Tổ hợp sản xuất ô tô VINFAST tại khu kinh tế Đình Vũ – Cát Hải (Hải Phòng) Đây là lĩnh vực kinh doanh cốt lõi thứ 7, là bước khởi đầu cho việc gia nhập lĩnh vực công nghiệp nặng cùng 6 lĩnh vực cốt lõi trước đó của Vingroup Với VINFAST, tham vọng của tỷ phú Phạm Nhật Vượng là nơi đây sẽ trở thành nhà sản xuất ô tô hàng đầu Đông Nam Á với công suất thiết kế lên đến 500.000 xe/năm vào năm 2025 Sau khi đã có những thành tựu nhất định trong mảng làm xe xăng, Vinfast đã đưa ra một quyết định khôn ngoan khi đổi mới về việc sản xuất xe điện Và những bước đầu đã khá suôn sẻ khi bán được hơn 11000 xe điện nửa đầu năm

2023 và đã IPO trên sàn chứng khoán NASDAQ

2.2.5 Đồng phục của nhân viên

Tập đoàn Vingroup đã thành lập rất nhiều công ty con với cơ cấu ngành nghề vô cùng đa dạng như: bất động sản, sản xuất xe cộ, ngành y dược, lĩnh vực nhà ở – nghỉ dưỡng… Mỗi một lĩnh vực, Vingroup lại tạo nên một vẻ đẹp thương hiệu với những set áo đồng phục riêng Và dưới đây là 6 cái tên tiêu biểu nhất:

2.2.5.1 Mẫu đồng phục VINGROUP cao cấp

Các nhân viên cao cấp tại tập đoàn Vingroup thường mặc đồng phục là áo vest quần âu giày da, áo sơ mi, chân váy, giày cao gót cho nữ, Đây là trang phục rất sang trọng, không chỉ thể hiện đẳng cấp cho nhân viên, mà còn giúp khách hàng dễ dàng nhận biết và phân biệt vị trí của từng nhân viên công ty.

Ngoài ra, Tập Đoàn Vingroup có rất nhiều công ty con hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau và mỗi công ty này lại sử dụng mẫu đồng phục Vingroup với kiểu dáng, màu sắc riêng

Vinfast là thương hiệu sản xuất ô tô của tập đoàn Vingroup Do tính chất công việc của ngành sản xuất, các nhân viên Vinfast thường lựa chọn áo thun polo làm đồng phục Mẫu áo thun đồng phục Vinfast được thiết kế với 2 màu là màu đỏ và màu đen, kết hợp in logo vinfast to rõ phía trước ngực và phía sau lưng để tạo điểm nhấn thương hiệu.

Nhờ đặc tính co giãn, thấm hút mồ hôi tốt của vải thun, đã mang đến sự thoải mái, thuận tiện cho nhân viên khi làm việc Ngoài ra kiểu áo thun polo này rất hợp thời trang, giúp nhân viên luôn cảm thấy trẻ trung, năng động mỗi ngày.

VinMec là hệ thống y tế cộng đồng phi lợi nhuận được phát triển bởi tập đoànVingroup Tương tự như các bệnh viện khác, nhân viên y tế được trang bị bộ đồng phục blouse trắng cao cấp, may bằng chất liệu vải mềm mại, co giãn tốt.

Trang phục bác sĩ: Các bác sĩ tại VinMec được trang bị áo blouse trắng dài tay, có túi để phục vụ khám chữa bệnh

Trang phục viên điều dưỡng: sẽ là đồng phục màu trắng tai dài, kết hợp với viền áo xanh để thuận tiện hơn trong quá trình chăm sóc và làm việc tại bệnh viện.

Mẫu đồng phục Vinschool chủ yếu là áo thun có cổ màu đỏ hoặc xanh đen, kết hợp với chân váy hoặc quần dài màu be Trong đó, áo thun thường được may bằng chất liệu vải polo cao cấp, vô cùng mềm mại và co giãn tốt Quần và chân váy được may bằng chất vải kaki dày đẹp Khi phối với nhau tạo thành set đồ vô cùng thanh lịch, giúp các học sinh luôn cảm thấy tự tin thoải mái khi vận động.

Giá trị vô hình

“Vingroup định hướng phát triển thành Tập đoàn Công nghệ – Công nghiệp –

Thương mại Dịch vụ hàng đầu khu vực”

Vingroup định hướng phát triển thành một Tập đoàn Công nghệ – Công nghiệp– Thương mại Dịch vụ hàng đầu khu vực, không ngừng đổi mới, sáng tạo để kiến tạo hệ sinh thái các sản phẩm dịch vụ đẳng cấp, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người Việt và nâng tầm vị thế của thương hiệu Việt trên trường quốc tế.

“Vì một cuộc sống tốt đẹp hơn cho mọi người” Đối với thị trường: Cung cấp các sản phẩm – dịch vụ đẳng cấp với chất lượng quốc tế và am hiểu bản sắc địa phương; mang tính độc đáo và sáng tạo cao Bên cạnh giá trị chất lượng vượt trội, trong mỗi sản phẩm – dịch vụ đều chứa đựng những thông điệp văn hóa, nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu chính đáng của khách hàng. Đối với cổ đông và đối tác: Đề cao tinh thần hợp tác cùng phát triển; cam kết trở thành “Người đồng hành số 1” của các đối tác và cổ đông; luôn gia tăng các giá trị đầu tư hấp dẫn và bền vững. Đối với nhân viên: Xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, năng động, sáng tạo và nhân văn; tạo điều kiện thu nhập cao và cơ hội phát triển công bằng cho tất cả nhân viên. Đối với xã hội: Hài hòa lợi ích doanh nghiệp với lợi ích xã hội; đóng góp tích cực vào các hoạt động hướng về cộng đồng, thể hiện tinh thần trách nhiệm công dân và niềm tự hào dân tộc.

Với một hệ thống triết lý kinh doanh rõ ràng, đầy đủ và mang tính thực tiễn cao,Vingroup không ngừng lớn mạnh và đã vươn lên là tập đoàn lớn nhất Việt Nam.

Vingroup tự hào đi trên con đường phát triển đầy văn hóa, là sự kết tinh của những nỗ lực, của ý chí nghị lực, của sức trẻ và khát vọng tiên phong của những người con đất Việt Triết lý kinh doanh ấy mang đậm tính nhân văn, tình thân ái, tinh thần kỷ luật, … xứng đáng là tấm gương sáng cho các doanh nghiệp khác học tập. Đội ngũ nhân sự

Tại Vingroup, tùy theo từng vị trí cụ thể sẽ có những tiêu chuẩn bắt buộc riêng, song tất cả các thành viên đều đáp ứng yêu cầu: có trình độ chuyên môn, có quyết tâm phát triển nghề nghiệp, có tinh thần trách nhiệm và tinh thần kỷ luật cao Các cán bộ nhân viên Vingroup luôn có sự chủ động quyết liệt và sáng tạo trong lao động dưới sự dẫn dắt của đội ngũ cán bộ Lãnh đạo nhạy bén, có khả năng quản trị doanh nghiệp vừa linh hoạt vừa bài bản, tạo nên sự uy tín, đẳng cấp của Vingroup trên thị trường Dưới sự dẫn dắt của Tập đoàn, con người Vingroup luôn mang trong mình nét văn hóa với bản sắc riêng Văn hóa ấy mang đậm tính nhân văn, tình thân ái, tinh thần kỷ luật; được xây dựng và vun đắp bằng trí tuệ và sức sáng tạo không ngừng của tập thể cán bộ nhân viên Trải qua chặng đường dài trưởng thành và phát triển, chính những con người Vingroup đã làm nên những giá trị tốt đẹp, đóng góp vào thành công của Tập đoàn hôm nay.

Xây dựng chiến lược Marketing:

Khẳng định thương hiệu và chất lượng qua sản phẩm: Không thể phủ nhận rằng một trong những yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công của sản phẩm đó trên thị trường chính là thương hiệu và chất lượng Với sự đầu tư vào cải thiện chất lượng sản phẩm và dịch vụ, các sản phẩm của Vingroup luôn nhận được sự tin yêu, hài lòng từ khách hàng Xây dựng hình tượng vì môi trường và cộng đồng: Bên cạnh chất lượng sản phẩm tốt Vingroup còn được cộng đồng, dư luận ngưỡng mộ bởi những giá trị tốt đẹp mà tập đoàn mang đến cho xã hội Ví dụ, Vingroup đã công bố chuyển sang mô hình hoạt động phi lợi nhuận ở tất cả hệ thống của bệnh viện Vinmec và trường học Vinschool.

Vingroup xác định nhiều mũi nhọn để có thể thúc đẩy đầu tư mạnh mẽ, trong đó có ba điểm chính:

Thứ nhất là tập trung đầu tư đội ngũ nhân sự, hạ tầng để phát triển sản xuất phần mềm

Thứ hai là tập trung đầu tư trung tâm nghiên cứu, phát triển, ứng dụng công nghệ cao

Thứ ba là lập Quỹ Đầu tư về công nghệ với nhiệm vụ tìm kiếm các cơ hội hợp tác, phát triển những dự án công nghệ - trí tuệ nhân tạo có khả năng ứng dụng cao trên phạm vi toàn cầu

Bên cạnh đó, Vingroup còn chú trọng vào việc hài hòa lợi ích doanh nghiệp với lợi ích xã hội; đóng góp tích cực vào các hoạt động hướng về cộng đồng, thể hiện tinh thần trách nhiệm công dân và niềm tự hào dân tộc.

Cách ứng xử của doanh nghiệp với môi trường bên ngoài

Với tôn chỉ là: “Tạo nên những sản phẩm, dịch vụ có chất lượng tối ưu, mang lại sự hài hòa cho khách hàng ở mức độ cao nhất”, Vingroup luôn thực hiện:

Nghiên cứu, phân tích, đánh giá và tổng hợp nhu cầu, mong muốn, nguyện vọng của khách hàng một cách sâu sắc và toàn diện (dưới các góc độ: kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội, nghệ thuật…)

Nghiên cứu, thiết kế và đầu tư xây dựng hệ thống sản phẩm, dịch vụ với chất lượng tốt nhất, đáp ứng tối đa nhu cầu và mang lại sự hài lòng cho khách hàng.

Xây dựng văn hóa kinh doanh dựa trên phương châm “Lấy khách hàng làm trọng tâm”, mọi hoạt động của Công ty và nhân viên đều hướng tới mục tiêu cao nhất là thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, luôn đặt mình vào vị trí của khách hàng để đánh giá và xem xét mọi vấn đề.

Xây dựng hệ thống nguyên tắc giao tiếp, ứng xử đối với khách hàng dành cho cán bộ nhân viên, trong đó quy định rõ chức năng, nhiệm vụ và các hành vi chuẩn mực cần thực hiện.

Chủ động xây dựng, triển khai (và luôn đồng hành cùng khách hàng) trong các chương trình xã hội từ thiện hướng tới cộng đồng, các chương trình bảo vệ môi trường…

Tính trung thực: Qua hơn 20 năm tồn tại và phát triển, Vingroup đến nay vẫn luôn đảm bảo được sự tín nhiệm, tin tưởng của mình đối với khách hàng; luôn nỗ lực hết mình để đảm bảo cam kết về chất lượng sản phẩm - dịch vụ và tiến độ thực hiện.

Các nhân tố ảnh hưởng đến văn hóa doanh nghiệp của Tập đoàn Vingroup

Vingroup xây dựng các mối quan hệ với khách hàng, đối tác, đồng nghiệp, nhà đầu tư và xã hội bằng sự thiện chí, tình thân ái, tinh thần nhân văn.

Vingroup luôn coi trọng người lao động như là tài sản quý giá nhất; xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, năng động, sáng tạo và nhân văn; thực hành các chính sách phúc lợi ưu việt, tạo điều kiện thu nhập cao và cơ hội phát triển công bằng cho tất cả CBNV.

Với 6 giá trị cốt lõi trên, Vingroup tin tưởng sẽ cùng đồng hành bền vững và phát triển dài lâu cùng nhân viên và phấn đấu trở thành Tập đoàn kinh tế đa ngành hàng đầu Việt Nam và hướng đến một Tập đoàn mang đẳng cấp quốc tế.

2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến văn hóa doanh nghiệp của Tập đoàn Vingroup

Phạm Nhật Vượng được nhận xét là một lãnh đạo cực kì hòa đồng Hàng tuần ông thường chơi đá bóng, bóng rổ với nhân viên tại trung tâm thể thao của công ty. Điều này sẽ gây ngạc nhiên với không ít người, nhưng đối với ông lại là hết sức bình thường, là niềm vui, những phút thư giãn cần có Trong triết lý kinh doanh của ông, ông rất chú trọng tới chữ “Nhân” Bộ quy tắc ứng xử của Vingroup lý giải “Muốn tạo ra sự phát triển bền vững, vượt trội, tổ chức hay doanh nghiệp phải hội tụ đủ “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” Thiên thời, địa lợi là do vận may, do yếu tố bên ngoài tác động nhưng việc thu phục nhân tâm, gây dựng nhân hòa lại là điều hoàn toàn trong tầm tay của chính chúng ta…”

Phong cách lãnh đạo của Phạm Nhật Vượng là phong cách lãnh đạo dân chủ: Ông coi trọng công tác đào tạo: xây dựng Chương trình Vingroup học tập, biến toàn bộ Tập đoàn Vingroup thành tập đoàn học tập Tất cả lãnh đạo đều là lãnh đạo học tập và tất cả nhân viên phải là từng con người học tập và học mọi lúc mọi nơi.

Hằng tuần ông đều có các buổi giảng dạy và mỗi cấp quản lý mỗi tuần phải bỏ ra 1 giờ để đào tạo cho nhân viên trong phạm vi quản lý của mình Trung bình 1 năm,

1 nhân viên có khoảng 100 giờ đào tạo.

Bởi vì quan điểm của doanh chủ Vingroup là một nhân viên, kể cả cán bộ, lãnh đạo nếu chịu khó học tập đương nhiên là có kiến thức tốt hơn, trình độ chuyên môn tốt hơn, tất yếu công việc phải tốt hơn, theo đó đãi ngộ cũng phải tốt hơn và ngược lại. Đây không đơn thuần là chương trình, mà là văn hóa đã ăn vào máu của Vingroup Cái văn hóa này sẽ truyền xuống từng công ty, từng nhân viên.

Nhân sự của doanh nghiệp

Vingroup là nơi tập trung những con người ưu tú của Dân tộc Việt Nam và các bạn đồng nghiệp Quốc tế - những người có tư tưởng và hành động kỷ luật, có tài năng và bản lĩnh, có lòng yêu nước và tự tôn dân tộc, hướng thiện và có tinh thần làm việc quyết liệt, triệt để vì những mục đích tốt đẹp.

Họ không ngừng sáng tạo để hướng tới mục tiêu “Con người tinh hoa – Sản phẩm/dịch vụ tinh hoa – Cuộc sống tinh hoa – Xã hội tinh hoa”.

Với tinh thần thượng tôn kỷ luật, văn hóa Vingroup, trước hết chính là văn hóa của sự chuyên nghiệp thể hiện qua 6 giá trị cốt lõi “TÍN – TÂM – TRÍ – TỐC – TINH NHÂN” Văn hóa làm việc tốc độ cao, hiệu quả và tuân thủ kỷ luật đã thấm nhuần trong mọi hành động của cán bộ nhân viên, tạo nên sức mạnh tổng hợp đưa Vingroup phát triển vượt bậc trong mọi lĩnh vực tham gia.

Sự quyết liệt, nhiệt huyết không chỉ là đặc điểm nổi bật trong công việc mà cũng là nét văn hóa đặc trưng của Vingroup trong các hoạt động văn thể và hoạt động vì cộng đồng Với tinh thần “Cơ thể khỏe mạnh – Tinh thần sảng khoái – Tác phong nhanh nhẹn”, chiều thứ Sáu hàng tuần, CBNV Tập đoàn đều đặn tham gia các hoạt động thể thao giải trí như: nhảy Flashmod, bóng chuyền, bóng đá, tennis… trong các

“Ngày hội sống khỏe” Ngoài ra còn các hoạt động văn thể nội bộ khác như: Cuộc thi văn nghệ, thể thao không thường kỳ; tổ chức các đợt nghỉ mát cho nhân viên và trại hè cho con em nhân viên…

Vingroup vinh dự nhiều năm liền lọt top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam” và tự hào hiện diện trong top 100 doanh nghiệp có môi trường làm việc và phát triển cá nhân hàng đầu cho người lao động

Thời gian làm việc: 8h/ngày; 5,5 ngày/tuần (đối với Khối Hành chính – Văn phòng) và 6 ngày/tuần (đối với Khối Dịch vụ).

Cán bộ nhân viên được hưởng chế độ nghỉ lễ, nghỉ phép, nghỉ việc riêng có hưởng nguyên lương theo đúng quy định của Luật Lao động. Điều kiện làm việc: Đối với cán bộ nhân viên khối hành chính: Văn phòng làm việc cho cán bộ nhân viên rộng rãi, khang trang Cán bộ nhân viên được cấp phát đồng phục, trang thiết bị làm việc hiện đại, được kiểm tra sức khỏe định kỳ. Đối với cán bộ nhân viên khối dịch vụ: được trang bị đầy đủ phương tiện, thiết bị bảo hộ lao động, vệ sinh lao động.

Một ngày ở Vingroup khởi hành từ những chuyển xe tuyến đưa đón cán bộ nhân viên đến Trụ sở chính Tập đoàn trong ngập tràn tiếng cười rộn rã.

Cán bộ nhân viên Vingroup hoàn toàn yên tâm khi gửi gắm con em mình cho môi trường giáo dục hiện đại về cơ sở vật chất và chất lượng giáo dục

Cơ hội khác biệt khi làm việc tại Vingroup :

Hoàn thiện “Thương hiệu cá nhân”: đến với Vingroup, bạn sẽ có cơ hội phát huy tối đa khả năng chuyên môn, sự sáng tạo và trí tuệ

Thu hưởng chính sách đãi ngộ, lương thưởng vượt trội: Vingroup xây dựng chính sách lương, thưởng phù hợp với từng vị trí công việc, kỹ năng và trinh độ chuyên môn của CBNV Những thành tích được khen thưởng: thưởng tiền mặt, tặng chuyến du lịch nước ngoài tăng lương trước kỳ hạn, đề bạt tăng chức…

Vingroup luôn đánh giá cao năng lực của mỗi cá nhân.

Mối quan hệ giữa các đồng nghiệp:

Đánh giá văn hóa doanh nghiệp Vingroup

Tập trung vào sự sáng tạo và đổi mới:

Vin Group đã thành công trong việc làm mới và phát triển các sản phẩm và dịch vụ của mình, từ bất động sản, điện tử, dịch vụ bán lẻ đến du lịch và giải trí Công ty không ngừng tìm kiếm các công nghệ và giải pháp mới để đáp ứng nhu cầu của khách hàng

Vin Group đã xây dựng một tầm nhìn xa cho công ty và đề cao tầm quan trọng của việc tham gia vào các dự án sáng tạo và mang tính quốc gia Từ việc đầu tư vào công nghệ thông tin, năng lượng sạch đến việc xây dựng công trình hạ tầng quan trọng, Vin Group đã nỗ lực để đóng góp vào sự phát triển của đất nước.

Trọng tâm vào khách hàng và chất lượng:

Vin Group đã xác định khách hàng luôn đứng ở vị trí trung tâm của mọi quyết định Công ty không chỉ tạo ra các sản phẩm và dịch vụ với chất lượng cao mà còn nỗ lực để phục vụ khách hàng một cách tốt nhất, từ trước đến sau bán hàng.

Vingroup là một thương hiệu quốc dân của Việt Nam Với việc kinh doanh đa ngành nghề, phủ sóng rộng khắp mọi đời sống của người tiêu dùng Việt từ nhà ở tới giáo dục, bệnh viện, du lịch…

Chắc hẳn không một ai tại Việt Nam không biết tới tên tuổi thương hiệu Vingroup.

VinGroup đầu tư mạnh mẽ vào nghiên cứu và phát triển công nghệ, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ thông tin Điều này giúp tập đoàn không chỉ cung cấp những sản phẩm và dịch vụ tiên tiến, mà còn giữ vững vị trí cạnh tranh trên thị trường công nghệ.

Năng lực quản lý và lãnh đạo:

Tên tuổi của thương hiệu Vingroup gắn liền với tên tuổi của nhà sáng lập, tỷ phú Phạm Nhật Vượng Ông Phạm Nhật Vượng đã có thời gian học tập và tốt nghiệp tại Nga, cũng như tham gia nhiều dự án kinh doanh lớn nhỏ Ông cũng chính là người đã thành lập ra thương hiệu mì ăn liền Mivina Thương hiệu này sau được bán cho tập đoàn Nestle với giá 100 triệu đô la Mỹ

Dưới sự dẫn dắt của ông Vượng, Vingroup đã có một tầm nhìn chiến lược đứng đắn cho tương lai cũng như nhiều hướng phát triển và đầu tư mạnh bạo

Với tinh thần thượng tôn kỷ luật, văn hóa Vingroup, trước hết chính là văn hóa của sự chuyên nghiệp thể hiện qua 6 giá trị cốt lõi " TÍN - TÂM - TRÍ - TỐC - TINH - NHÂN" Văn hóa làm việc tốc độ cao, hiệu quả và tuân thủ kỷ luật đã thấm nhuần trong mọi hành động của Cán bộ nhân viên (CBNV), tạo nên sức mạnh tổng hợp đưa Vingroup phát triển vượt bậc trong mọi lĩnh vực tham gia.

Phát huy 6 giá trị cốt lõi, Tập đoàn đã phát động các chương trình thi đua như phong trào "Người tốt việc tốt", phong trào thi đua thực hành tiết kiệm hiệu quả, chiến dịch đào tạo 12 giờ chuyển đổi để thành công Các chương trình giúp cho CBNV thay đổi cách nghĩ, cách làm việc, tiết kiệm thời gian và nâng cao hiệu quả công việc. Nhiều nhân tài gia nhập tập đoàn:

Với tầm nhìn cho người Việt và nước Việt, rất nhiều nhân tài đã theo chân ông Vượng về Việt Nam để tham gia vào tập đoàn Vingroup Là một đội ngũ ban lãnh đạo giàu kinh nghiệm, tầm nhìn chiến lược tốt và có trình độ học vấn cao Nhiều người trong số họ là những người đã tốt nghiệp tại các trường đại học lớn trên thế giới, và có nhiều thành tựu trong nghiên cứu và chế tạo Một số nhân tài có thể kể đến như ông James B.Deluca chuyên gia 37 năm kinh nghiệm làm tại General Motors, hay Giáo sư

Vũ Hà Văn, Giáo sư Nguyễn Quốc Sỹ….

Với việc tuyển dụng và chiêu mộ nhiều nhân tài về làm việc tại nước nhà, chúng ta có thể thấy tầm nhìn và tính nhân văn trong hoạt động tuyển dụng của Vingroup nhằm xây dựng và kiến tạo ra các sản phẩm mới, chất lượng cao cũng như tạo nền tảng khoa học công nghệ cho nước nhà

2.5.2 Điểm yếu Đào tạo nguồn nhân lực:

Tuy có thể kêu gọi nhiều nhân tài về cùng chung sức làm việc cũng như hệ thống ban quản lý lãnh đạo có tầm nhìn, nhưng vẫn có nhiều đánh giá cho rằng, tập đoàn Vingroup có những hạn chế trong công tác đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt đối với các cấp quản lý bậc trung

Chất lượng dịch vụ khác biệt:

Trong một số lĩnh vực, Vingroup còn phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt từ các đối thủ Để trở thành công ty hàng đầu, Vingroup cần cải thiện chất lượng dịch vụ để tạo ra sự khác biệt và thu hút khách hàng. Đồng bộ giữa các lĩnh vực:

Với sự phát triển nhanh chóng và đa dạng hóa các lĩnh vực kinh doanh, đôi khi có thể có sự thiếu đồng bộ giữa các bộ phận và công ty con của Vingroup Điều này có thể gây ra sự khó khăn trong quản lý và ảnh hưởng đến hiệu suất và sự phát triển của tập đoàn.

2.6 Giải pháp cải thiện văn hoá doanh nghiệp Vingroup

Tạo và phát triển nhân viên: Để tăng cường chất lượng dịch vụ, Vingroup cần đặc biệt chú trọng vào đào tạo và phát triển nhân viên Điều này có thể giúp nâng cao kỹ năng và kiến thức của nhân viên, từ đó cung cấp dịch vụ tốt hơn cho khách hàng

Ngày đăng: 30/01/2024, 05:23

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w