Khái niệm Thỏa ước Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu là một công ướcquốc tế trong đó ghi nhận thỏa thuận của các nước thành viên vềviệc bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa ở tất cả các quốc gia
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA LUẬT -o0o -
TIỂU LUẬN BÀI TẬP NHÓM
MÔN HỌC: PHÁP LUẬT VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ
ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH THỎA ƯỚC MADRID VỀ ĐĂNG KÝ QUỐC TẾ NHÃN HIỆU HÀNG HÓA
Lớp tín chỉ : PLU426(HK1-2324)2.1 Giảng viên hướng
dẫn
: TS Phùng Thị Yến
Hà Nội, tháng 12 năm 2023
Trang 22
Trang 3MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 3
A LỜI MỞ ĐẦU 4
B NỘI DUNG 6
CHƯƠNG 1 Khái quát chung về Thỏa ước Madrid 6
1 Sự hình thành của Thỏa ước Madrid 6
2 Ý nghĩa của Thỏa ước Madrid 7
CHƯƠNG 2 Nội dung của Thỏa ước Madrid 7
1 Chủ thể và đối tượng được hưởng sự bảo hộ đối với nhãn hiệu 7 2 Điều kiện để đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hóa 8
3 Thủ tục đăng ký nhãn hiệu hàng hóa 9
4 Hiệu lực của việc đăng ký quốc tế 13
5 Chi phí bảo hộ 14
6 Việc thay đổi đăng bạ và chuyển giao nhãn hiệu quốc tế 15
7 Liên hiệp đặc biệt về đăng ký quốc tế về nhãn hiệu hàng hóa 16 CHƯƠNG 3 So sánh Thỏa ước Madrid với các điều ước quốc tế khác liên quan đến đăng ký nhãn hiệu 17
1 So sánh Thỏa ước Madrid và Nghị định thư Madrid 17
2 So sánh Thỏa ước Madrid với quy định về đăng ký nhãn hiệu trong Công ước Paris 21
CHƯƠNG 4 Đánh giá chung về Thỏa ước Madrid, một số lưu ý và kiến nghị cho Việt Nam trong quá trình áp dụng Thỏa ước Madrid 24 1 Đánh giá chung về Thỏa ước Madrid 24
2 Một số lưu ý và kiến nghị cho Việt Nam trong quá trình áp dụng Thỏa ước Madrid 27
3
Trang 5A LỜI MỞ ĐẦU
Nhãn hiệu luôn đi liền với sản phẩm, dịch vụ và có vai trò quantrọng không chỉ trong sản xuất kinh doanh mà cả trong đời sống xãhội Với tư cách là một dấu hiệu chỉ ra doanh nghiệp đã cung cấphàng hóa, dịch vụ đó ra thị trường, nhãn hiệu không chỉ giúp ngườitiêu dùng nhận ra một sản phẩm trong nhiều sản phẩm cùng loại màcòn thể hiện được uy tín của doanh nghiệp Theo quy định của phápluật hiện hành, nhãn hiệu được đăng ký, bảo hộ theo nguyên tắclãnh thổ (trừ một số trường hợp ngoại lệ như nhãn hiệu Benelux,nhãn hiệu công đồng chung châu Âu ) Đồng thời, việc chiếm đoạtnhãn hiệu trên thực tế diễn ra ngày phổ biến, tinh vi hơn tại nhiềunước trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng Vì vậy, khihàng hóa được xuất khẩu hoặc dự định xuất khẩu hoặc khi muốn tiếnhành các dịch vụ của mình tại nước ngoài, chủ sở hữu nhãn hiệu cầnphải tiến hành đăng ký kịp thời nhãn hiệu của mình tại nước đó Việcđăng ký nhãn hiệu tại nước ngoài sẽ giúp doanh nghiệp xâm nhậptạo lập giữ vững và phát triển thị trường xuất khẩu chống lại mọihành vi vi phạm cạnh tranh không lành mạnh hoặc chiếm đoạt củađối thủ cạnh tranh hoặc những kẻ trục lợi
Vì vậy, nhằm giảm thiểu những rủi ro, đơn giản hóa, giúp tiếtkiệm thời gian, tiền bạc và công sức cho doanh nghiệp trong việcbảo hộ nhãn hiệu của mình ra thị trường nước ngoài, các nước trênthế giới đã thống nhất thành lập Hệ thống đăng ký quốc tế nhãn hiệuMadrid Hệ thống này bao gồm Thỏa ước Madrid và Nghị định thưMadrid Việc hiểu rõ hơn về các quy định và thủ tục đăng ký nhãnhiệu hàng hóa quốc tế sẽ giúp các doanh nghiệp dễ dàng hơn trongviệc tiến hành đăng ký và bảo vệ được nhãn hiệu của mình
Trong xu thế hội nhập quốc tế, việc tìm hiểu các hiệp định haycác thỏa ước như Thỏa ước Madrid là rất cần thiết, việc nắm bắt đượccác quy định, thủ tục đăng ký nhãn hiệu hàng hóa quốc tế sẽ giúpcác doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc tiến hành đăng ký và bảo
vệ được nhãn hiệu của mình cũng như thuận lợi hơn cho các cơ quan
có thẩm quyền trong việc đăng ký nhãn hiệu quốc tế
5
Trang 6Chính vì vậy, nhóm tác giả chọn đề tài: “Phân tích Thỏa ướcMadrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hóa” để nghiên
cứu Bài tiểu luận sẽ tập trung phân tích các quy định về vấn đềđăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hóa được quy định trong Thỏa ướcMadrid, từ đó đánh giá các ưu điểm và nhược điểm của Thỏa ước này
và đưa ra đề xuất kiến nghị Cấu trúc bài tiểu luận ngoài phần mởđầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của bài tiểuluận gồm 4 chương:
Chương 1: Khái quát chung về Thỏa ước Madrid
Chương 2: Nội dung của Thỏa ước Madrid
Chương 3: So sánh Thỏa ước Madrid với các điều ước quốc tế khác liên quan đến đăng ký nhãn hiệu
Chương 4: Đánh giá chung, một số lưu ý và kiến nghị cho Việt Nam trong quá trình áp dụng Thỏa ước Madrid
Do kiến thức lí luận và thực tế còn hạn chế nên bài viết khôngthể tránh khỏi những thiếu sót, nhóm rất mong nhận được nhữngnhận xét của cô để bài phân tích của nhóm được hoàn thiện hơn.Nhóm tác giả xin chân thành cảm ơn!
6
Trang 7Pháp luật
đại… 100% (20)
80
Trang 8B NỘI DUNG
CHƯƠNG 1 Khái quát chung về Thỏa ước Madrid
1 Sự hình thành của Thỏa ước Madrid
1.1 Khái niệm
Thỏa ước Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu là một công ướcquốc tế trong đó ghi nhận thỏa thuận của các nước thành viên vềviệc bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa ở tất cả các quốc gia này, được kýkết tại thủ đô Madrid, Tây Ban Nha ngày 14 tháng 04 năm 1891 Nộidung của Thỏa ước là thiết lập một thủ tục đăng ký quốc tế nhãnhiệu để đơn giản hóa việc đăng ký nhãn hiệu và giảm chi phí chongười nộp đơn khi đăng ký nhãn hiệu ra nước ngoài Thỏa ước nàysau đó đã được tu chỉnh tại các hội nghị quốc tế ở Brussels năm
1900, Washington năm 1911, La Hay năm 1925, Luân Đôn năm
1934, Nice năm 1957, và Stockholm năm 1967
1.2 Sơ lược về lịch sử hình thành Thỏa ước
Trước đây khi Công ước Paris chưa ra đời, việc đăng ký nhãnhiệu ở một quốc gia khác là một quá trình phức tạp, tốn thời gian vàtiền bạc Nếu quốc gia muốn mở rộng việc đăng ký thì sẽ phải tốn rấtnhiều công sức Ra đời vào năm 1883, Công ước Paris về bảo hộ sởhữu công nghiệp đã đưa ra quy định tại Điều 6.5 rằng, bất cứ nhãnhiệu nào được đăng ký hợp lệ tại nước xuất xứ cũng phải được chấpnhận nộp đơn và bảo hộ tại các nước thành viên khác Mặc dù đã cóquy định như vậy, tuy nhiên một số quốc gia trong Liên minh nhậnthấy quy định này vẫn chưa thực sự đầy đủ và rõ ràng Từ đó, Thỏaước Madrid được thành lập vào năm 1981 được coi như những quytắc đặc biệt liên quan đến quy định tại Điều 6.5 của Công ước Paris.Thỏa ước ra đời vẫn giữ vững mục tiêu của Công ước, đó là cung cấpmột phương tiện để mở rộng sự bảo hộ của nhãn hiệu thông qua việcđăng ký tại một quốc gia đến với các nước thành viên, từ đó giúp đơngiản hóa các thủ tục nộp đơn đăng ký nhãn hiệu để đạt được quốc tếbảo hộ nhãn hiệu
7
ĐỀ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN
Pháp luậtđại… 100% (20)
1
đề cương phap luat dai cuong academi…
Pháp luậtđại… 100% (15)
7
Trang 9Cho tới nay, Thỏa ước Madrid đã được sửa đổi 7 lần với lần thayđổi gần nhất là vào ngày 28/09/1979 Cùng với sự hình thành củaNghị định thư Madrid, Hệ thống Madrid ra đời (bao gồm cả Thỏa ướcMadrid và Nghị định thư Madrid), dưới sự quản lý của Văn phòngQuốc tế của Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới - WIPO, tính đến tháng01/06/2023, hệ thống Madrid đã có 114 thành viên, đại diện cho 130quốc gia/ vùng lãnh thổ, trong đó Việt Nam tham gia Thỏa ướcMadrid ngày 08/03/1949 và tham gia Nghị định thư Madrid ngày11/07/2006.
2 Ý nghĩa của Thỏa ước Madrid
Trước khi Thỏa ước Madrid được hình thành, do tính phức tạpvốn có trong quá trình, việc đăng ký nhãn hiệu quốc tế thường khôngđược các cá nhân, tổ chức quan tâm Đây cũng là nguyên nhân khiếnthương hiệu do doanh nghiệp sở hữu dễ bị xâm phạm, đánh cắp khixâm nhập vào thị trường, đồng thời cũng rất khó để doanh nghiệpbảo vệ thương hiệu của mình ở thị trường toàn cầu nếu không đăng
ký nhãn hiệu quốc tế Vì vậy, Thỏa ước Madrid ra đời đã thu hút cácchủ thể đăng ký nhãn hiệu quốc tế, đồng thời khiến quá trình xử lýđơn đăng ký của các cơ quan trở nên dễ dàng hơn
Với Thỏa ước Madrid, các quốc gia thành viên có thể thực hiệnviệc đăng ký bảo hộ độc quyền tại nhiều quốc gia khác cùng trong
Hệ thống Madrid chỉ với một thủ tục đơn giản và tiết kiệm, giảm bớtthời gian và thủ tục khi thực hiện các công đoạn như sửa đổi, chuyểnnhượng, gia hạn Trong bối cảnh kinh tế hiện nay, một hệ thốngđăng ký nhãn hiệu với chi phí rẻ như Madrid sẽ tạo lợi thế cho cácdoanh nghiệp vừa và nhỏ xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ kinh tế củamình ra nước ngoài Bên cạnh đó, việc soạn đơn đăng ký cũng trởnên thuận lợi hơn khi chỉ cần sử dụng ngôn ngữ là tiếng Pháp, trongtrường hợp không nộp đơn qua Thỏa ước Madrid thì đơn đăng kýđược sử dụng theo ngôn ngữ của quốc gia tiếp nhận đơn đăng ký
8
Trang 10CHƯƠNG 2 Nội dung của Thỏa ước Madrid
1 Chủ thể và đối tượng được hưởng sự bảo hộ đối với nhãn hiệu
1.1 Chủ thể
Theo quy định của Thỏa ước Madrid, chủ thể được hưởng sự bảo
hộ đối với nhãn hiệu là chủ sở hữu của nhãn hiệu nếu như người đó
là công dân của các nước mà Thỏa ước này áp dụng thành lập Liênhiệp đặc biệt về đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hoá 1
Trong trường hợp công dân của các nước không tham gia Liênhiệp đặc biệt, mà thỏa mãn các quy định tại Điều 3 của Công ướcParis về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp trên lãnh thổ của Liên
hiệp đặc biệt được thành lập theo Thoả ước này, có quy định “Công dân của các nước không phải thành viên Liên minh nhưng định cư hoặc có cơ sở thương mại hoặc công nghiệp thực sự và có hiệu quả trên lãnh thổ của một trong những nước thành viên của Liên minh sẽ được đối xử theo cùng một chế độ như công dân của các nước thành viên của Liên minh” thì được hưởng sự đối xử như là công dân của
nước là thành viên 2
Như vậy để có thể được hưởng sự bảo hộ theo tinh thần Thỏaước Madrid, chủ thể phải là công dân của một trong số nước thànhviên của Thỏa ước hoặc phải cư trú hay có cơ sở thương mại hoặccông nghiệp đang hoạt động thực thụ ở các nước thành viên 1.2 Đối tượng
Về đối tượng được hưởng sự bảo hộ với nhãn hiệu, công dân củatất cả các nước thành viên có thể đạt được sự bảo hộ tại các nướckhác cho nhãn hiệu của mình đối với các hàng hoá và dịch vụ, đãđược đăng ký tại nước xuất xứ, bằng việc nộp đơn đăng ký nhãn hiệu
đó tại Văn phòng quốc tế về Sở hữu trí tuệ (sau đây gọi tắt là "Văn phòng quốc tế ") được quy định tại Công ước thành lập Tổ chức Sở
1 Khoản 1, Điều 1 của Thỏa ước Madrid
2 Điều 2 của Thỏa ước Madrid về việc áp dụng Điều 3 của Công ước Pari
9
Trang 11hữu trí tuệ thế giới (sau đây gọi là "Tổ chức") thông qua sự trunggian của Cơ quan tại nước xuất xứ 3
Trong đó, căn cứ theo khoản 3 điều 1 của Thỏa ước Madrid cóquy định một nước được coi là nước xuất xử nếu thuộc một trong batrường hợp sau:
- Là nước thành viên Liên hiệp đặc biệt mà người nộp đơn có cơ
sở sản xuất hoặc kinh doanh thực thụ và nghiêm túc
- Là nước thành viên của Liên hiệp đặc biệt mà người nộp đơn cóchỗ ở cố định trong trường hợp người nộp đơn không có cơ sởsản xuất kinh doanh trong phạm vi Liên hiệp đặc biệt
- Là nước thành viên Liên hiệp đặc biệt mà người nộp đơn làcông dân trong trường hợp người nộp đơn là công dân của mộtnước thành viên, nhưng không có cơ sở sản xuất kinh doanhcũng như chỗ ở cố định trong phạm vi Liên hiệp 4
2 Điều kiện để đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hóa
2.1 Cách thức đăng ký
Thỏa ước Madrid chỉ cấp nhận hồ sơ của cá nhân mang quốc tịchnước là thành viên Thỏa ước có thể đạt được sự bảo hộ cho nhãnhiệu của mình đối với các hàng hóa và dịch vụ đã được đăng ký tạinước xuất xứ tại tất cả các nước khác là thành viên của Thỏa ước,bằng việc nộp đơn đăng ký nhãn hiệu đó tại Văn phòng quốc tế củaWIPO thông qua Cơ quan trung gian của nước xuất xứ Ví dụ đối vớiViệt Nam, cơ quan trung gian là Cục sở hữu trí tuệ
2.2 Chủ thể nộp đơn
Đơn đăng ký cần dựa trên đơn đăng ký cơ sở đã nộp tại Cục sởhữu trí tuệ hoặc giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu được Cục Sởhữu trí tuệ cấp Đơn đăng ký quốc tế chỉ có thể được nộp bởi một thểnhân hoặc pháp nhân có mối liên hệ - thông qua việc thành lập, cưtrú hoặc quốc tịch - với một Bên ký kết Thỏa ước Cụ thể, chủ thểnộp đơn phải có cơ sở sản xuất hoặc kinh doanh thực thụ và hiệu
3 Khoản 2, Điều 1 của Thỏa ước Madrid
4 Khoản 3, Điều 1 của Thỏa ước Madrid
10
Trang 12quả tại quốc gia thành viên, hoặc có nơi cư trú, hoặc là công dân củaquốc gia thành viên Thỏa ước.
2.3 Điều kiện về nhãn hiệu
Người nộp đơn chỉ được nộp đơn đăng ký khi mà nhãn hiệu đó đãđược cấp văn bằng bảo hộ đăng ký nhãn hiệu tại quốc gia xuất xứ.2.4 Điều kiện về ngôn ngữ
Đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế theo Thỏa ước Madrid phải sửdụng tiếng Pháp
3 Thủ tục đăng ký nhãn hiệu hàng hóa
3.1 Cơ quan đăng ký
Văn phòng quốc tế của Tổ chức Sở hữu trí tuệ quốc tế (WIPO) ở Geneve, Thụy Sĩ 5
3.2 Quy trình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu theo Thỏa ước Madrid:
3.2.1 Quy trình đăng ký bảo hộ
Bước 1: Tra cứu khả năng bảo hộ nhãn hiệu
Đây mặc dù là giai đoạn không bắt buộc trong quy trình đăng kýbảo hộ nhãn hiệu theo Thỏa ước Madrid nhưng lại quan trọng khi tiếnhành đăng ký bảo hộ nhãn hiệu bởi doanh nghiệp khi muốn đăng kýthì nên tra cứu trước khả năng bảo hộ của nhãn hiệu cần đăng ký đểtránh được những rủi ro khi đơn đăng ký quốc tế bị từ chối do nhầmlẫn với các đơn đăng ký trước đó hoặc thuộc các trường hợp từ chốicấp đơn khác theo quy định Muốn bảo hộ một nhãn hiệu hàng hóacủa mình tại nước thành viên khác của Thỏa ước Madrid trước tiênphải có văn bằng bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa của mình tại Cơ quan
sở hữu công nghiệp quốc gia Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần phảixác định cụ thể danh sách các quốc gia dự định sử dụng nhãn hiệumang các sản phẩm/ dịch vụ mà mình cung cấp trong tương lai gần
và tương lai xa để lên kế hoạch tiến hành đăng ký nhãn hiệu tại quốcgia đó theo thứ tự ưu tiên
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ và nộp đơn đăng ký bảo hộ
5 Khoản 2, Điều 1 của Thỏa ước Madrid
11
Trang 13Sau khi tra cứu nhãn hiệu sơ bộ và đảm bảo nhãn hiệu khôngtương tự hoặc gây nhầm lẫn với các nhãn hiệu đã được bảo hộ tạicác quốc gia thì doanh nghiệp có thể nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãnhiệu quốc tế theo Thỏa ước Madrid tại Văn phòng quốc tế của Tổchức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) thông qua Cục sở hữu trí tuệ.Doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ, tài liệu cần thiết để nộp đơn6
bao gồm:
- Tờ khai yêu cầu đăng ký quốc tế nhãn hiệu Trong tờ khai cần7
chỉ rõ các nước là thành viên Thoả ước Madrid (có thể đồng thời
là thành viên Nghị định thư Madrid) và nước chỉ là thành viênNghị định thư Madrid mà hộ kinh doanh muốn đăng ký bảo hộnhãn hiệu
- Đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu (mẫu do Cục Sở hữu trí tuệcung cấp miễn phí): Đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu phải đượclàm bằng cách điền chính xác, đầy đủ thông tin vào các mụcdành cho người nộp đơn Đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu chỉđịnh nước muốn được đăng ký bảo hộ là thành viên Thoả ướcMadrid và không chỉ định bất kỳ nước nào là thành viên Nghịđịnh thư Madrid phải được làm bằng tiếng Pháp Đơn đăng kýquốc tế nhãn hiệu chỉ định ít nhất một nước là thành viên Nghịđịnh thư Madrid, kể cả đồng thời chỉ định nước là thành viênThoả ước Madrid phải được làm bằng tiếng Anh hoặc tiếngPháp
- Mẫu nhãn hiệu (giống với mẫu nhãn hiệu đã được đăng ký tạinước sở tại)
- Danh mục hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu
- Nếu là nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận thì cóthêm Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể hoặc Quy chế sửdụng nhãn hiệu chứng nhận
6 Khoản 1,2,3 Điều 3 Thỏa ước Madrid
7 Mẫu 06-ĐKQT quy định tại Phụ lục C ban hành kèm theo Thông tư 16/2016/TT-BKHCN
12
Trang 14- Giấy uỷ quyền thực hiện thủ tục cho cá nhân hoặc Giấy uỷquyền thực hiện thủ tục cho tổ chức (nếu đơn nộp thông quađại diện)
- Tài liệu chứng minh quyền đăng ký, nếu người nộp đơn thụhưởng quyền đó của người khác
- Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu có yêu cầu hưởngquyền ưu tiên
- Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí quadịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sởhữu trí tuệ)
- Bản sao chứng thực văn bằng bảo hộ nhãn hiệu tại nước xuất
xứ
- Bản cam kết sẽ sử dụng nhãn hiệu tại các nước yêu cầu đăng
ký bảo hộ (nếu chỉ định vào các quốc gia Ireland, Singapore,Vương quốc Anh và Hoa Kỳ)
Sau khi đảm bảo hồ sơ đúng theo yêu cầu thì doanh nghiệp cóthể nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu quốc tế theo hệ thống Madridthông qua Cục sở hữu trí tuệ
Bước 3: Thẩm xét hình thức đơn và đăng công báo
Sau khi nộp đơn tại Cục sở hữu trí tuệ, Trong vòng 30 ngày kể từngày nhận đơn yêu cầu, Cục sở hữu trí tuệ sẽ gửi đơn đăng ký bảo
hộ nhãn hiệu đến Văn phòng quốc tế của WIPO Tại đây, đơn sẽ đượcthẩm định về mặt hình thức, bao gồm tư cách người nộp đơn, mẫunhãn hiệu, mẫu đơn, danh mục hàng hóa, dịch vụ….Trong trườnghợp đáp ứng đầy đủ các yêu cầu đơn đăng ký quốc tế sẽ được ghinhận trong đăng bạ quốc tế và được công bố trong công báo nhãnhiệu quốc tế của WIPO
Bước 4 Thẩm định nội dung đơn đăng ký
Văn phòng quốc tế thông báo cho từng bên tham gia nhận đượcyêu cầu bảo hộ trong đơn quốc tế hoặc chỉ định (Các quốc gia chỉđịnh như Mỹ, Nhật, EU) Từ ngày đăng ký quốc tế hoặc chỉ định sau,
13
Trang 15việc bảo hộ nhãn hiệu tại từng bên tham gia được chỉ định sẽ giốngnhư khi nhãn hiệu đó được nộp trực tiếp tại cơ quan của bên thamgia đó Mỗi bên tham gia được chỉ định thẩm định nội dung đơn trongkhoảng thời gian quy định theo Thỏa ước Madrid và sau đó thôngbáo kết quả thẩm định cho Văn phòng quốc tế.
Bước 5: Cấp đơn đăng ký bảo hộ hoặc thông báo từ chối
cấp đơn đăng ký bảo hộ
Thời gian để văn bằng WIPO hoàn tất các bước từ thẩm địnhhình thức đến nội dung khoảng từ 16-18 tháng Trong khoảng thờigian này:
- Nếu cơ quan nhãn hiệu của nước chỉ định không ra thông báo
từ chối thì nhãn hiệu đương nhiên tự động được bảo hộ tại nướcđó
- Nếu cơ quan nhãn hiệu của nước chỉ định có lý do để khôngchấp nhận bảo hộ nhãn hiệu thì sẽ gửi Thông báo từ chối tạmthời việc đăng ký nhãn hiệu đó cho chủ nhãn hiệu Chủ nhãnhiệu sẽ tiến hành trả lời/khiếu nại Thông báo từ chối theo đúngquy định của quốc gia thành viên đó
Như vậy, sau quá trình thẩm định, văn phòng WIPO sẽ gửi thôngbáo đồng ý cấp văn bằng bảo hộ hoặc từ chối văn bằng bảo hộ vềCục Sở hữu trí tuệ Việc từ chối bảo hộ của một quốc gia này khôngảnh hưởng đến hiệu lực bảo hộ nhãn hiệu hay quá trình xem xét bảo
hộ ở các nước còn lại
3.2.2 Một số lưu ý khi sau đăng ký Thỏa ước Madrid
Thứ nhất, cần phải lưu trữ lại tất cả các bằng chứng sử dụng
nhãn hiệu của mình tại các quốc gia khác một cách đầy đủ, cụ thể từngày/tháng/năm và chứng cứ sử dụng (như mẫu bao bì có ngàytháng năm, kết quả doanh thu/doanh số, invoices có ngày thángnăm, hóa đơn có ngày tháng năm, chứng từ, mẫu quảng cáo có ngàytháng năm, thư từ liên hệ với khách hàng…) dùng làm bằng chứng sửdụng nhãn hiệu trong thương mại bất kể khi nào cần đến, đặc biệt làkhi xảy ra tranh chấp, khiếu kiện
14
Trang 16Thứ hai, thường xuyên kiểm tra, tìm hiểu thị trường nước ngoài
hoặc qua luật sư Sở hữu trí tuệ để tránh về việc nhãn hiệu của mình
có bị bên khác đăng ký hoặc xâm chiếm tại các quốc gia khác để cóbiện pháp xử lý kịp thời Theo quy định của một số quốc gia, chủ sởhữu còn cần phải nộp Tuyên bố về việc sử dụng nhãn hiệu của mìnhsau một số năm kể từ khi đăng ký Trong các hợp đồng thương mại,các doanh nghiệp cần phải đưa các điều khoản liên quan đến nhãnhiệu hoặc thương hiệu vào trong các điều khoản để tránh việc cáccông ty liên kết, đối tác kinh doanh, đại lý… lạm dụng đăng ký dẫnđến việc “mất” thương hiệu của mình tại nước ngoài
Thứ ba, cần phải có những quy định rõ ràng về quyền sở hữu
nhãn hiệu, quyền đăng ký, quyền sử dụng nhãn hiệu trong mối quan
hệ giữa các công ty mẹ, công ty con hoặc giữa các công ty trongcùng một tập đoàn
3.3 Nội dung của đơn đăng ký quốc tế
Đối với hình thức đơn đăng ký, người nộp đơn trình bày theomẫu chung đã được đề ra trong Quy định, đơn đăng ký phải được cơquan tại nước xuất xứ phải chứng nhận rằng các chi tiết trong đơnđăng ký đó tương ứng với các chi tiết ghi trong đăng bạ quốc gia, vàphải thông báo ngày nộp đơn, ngày đăng ký cũng như số đơn, sốđăng ký và cả ngày nộp đơn đăng ký quốc tế8
Đồng thời, đơn đăng ký chỉ ra hàng hoá hoặc dịch vụ mà theo
đó nhãn hiệu được yêu cầu bảo hộ, và nếu có thể, thì chỉ ra cả nhómhàng hoá hoặc các nhóm hàng hóa tương ứng theo phân loại hànghoá được thiết lập theo Thoả ước Nice về phân loại quốc tế hàng hoá
và dịch vụ nhằm mục đích đăng ký nhãn hiệu Nếu người nộp đơnkhông thực hiện việc chỉ dẫn phân loại này thì Văn phòng quốc tế sẽthực với sự phối hợp của Cơ quan quốc gia Trong trường hợp có sựbất đồng ý kiến giữa Văn phòng quốc tế và Cơ quan quốc gia, thìquan điểm của Văn phòng quốc tế sẽ được ưu tiên
Nếu người nộp đơn đề nghị màu sắc như là dấu hiệu phân biệt
8 Khoản 1, Điều 3, Thỏa ước Madrid
15
Trang 17của nhãn hiệu, thì phải trình bày về điều đó, và nộp cùng với đơnđăng ký một thông báo chỉ rõ màu sắc hoặc tập hợp màu yêu cầu;
và gửi kèm đơn đăng ký mẫu có màu sắc của nhãn hiệu đó, mẫu này
sẽ được gắn trong thông báo bởi Văn phòng quốc tế
3.4 Ngày đăng ký quốc tế
Ngày đăng ký sẽ là ngày nộp đơn đăng ký quốc tế tại nước xuất
xứ, nếu đơn đăng ký được Văn phòng quốc tế nhận được trong vònghai tháng kể từ ngày đó Nếu Văn phòng quốc tế không nhận đượcđơn đăng ký trong thời hạn trên, thì Văn phòng sẽ đăng ký theo ngàynhận được đơn đó Văn phòng quốc tế sẽ thông báo không chậm trễcho Cơ quan có liên quan.9
3.5 Công bố việc đăng ký nhãn hiệu
Nhãn hiệu được đăng ký sẽ được công bố trên Công báo thường
kỳ do Văn phòng quốc tế phát hành, dựa vào những chi tiết trongđơn đăng ký Nhằm mục đích công bố các nhãn hiệu đã được đăng
ký cho các nước thành viên, tất cả các Cơ quan thành viên sẽ nhậnđược một số bản không mất tiền và một số bản giảm giá, tỷ lệ với sốlượng đơn vị được quy định tại Điều 16(4) của Công ước Pari về Bảo
hộ quyền Sở hữu công nghiệp, theo những điều kiện trong quy định.Đây là cách thức công bố cho các nước thành viên được coi là đầy đủ
và người nộp đơn không có quyền yêu cầu một hình thức công bốnào khác.10
4 Hiệu lực của việc đăng ký quốc tế
Kể từ ngày đăng ký quốc tế có hiệu lực tại Văn phòng quốc tế,việc bảo hộ đối với nhãn hiệu tại tất cả các nước thành viên có liênquan phải được thực hiện như đối với nhãn hiệu được nộp đơn trựctiếp tại quốc gia đó Việc chỉ ra loại hàng hóa và dịch vụ quy định tạiĐiều 3 sẽ không ràng buộc các nước thành viên trong việc xác địnhphạm vi bảo hộ của nhãn hiệu.11
9 Khoản 4, Điều 3, Thỏa ước Madrid
10 Khoản 5, Điều 3, Thỏa ước Madrid
11 Khoản 1, Điều 4 củaThoả ước Madrid
16
Trang 184.1 Hiệu lực về thời gian
Đăng ký nhãn hiệu tại Văn phòng quốc tế có hiệu lựctrong vòng
20 năm và có thể gia hạn thêm 20 năm kể từ khi hết hạn thời hạn12
trước đó, bằng cách trả phí cơ bản, và trong trường hợp cần thiếtphụ phí và phí bổ sung Sáu tháng trước khi hết thời hạn hiệu lực,13
Văn phòng quốc tế sẽ gửi một thông báo không chính thức để nhắcnhở chủ nhãn hiệu hoặc người đại diện của họ về ngày hết hạn hiệulực Sau khi hết thời hạn 5 năm kể từ ngày đăng ký quốc tế, việcđăng ký này sẽ trở nên không phụ thuộc vào nhãn hiệu đăng ký quốcgia trước đó tại nước xuất xứ Nếu việc đăng ký không được gia hạntrong vòng 5 năm kể từ ngày hết hiệu lực, nhãn hiệu đó sẽ khôngnhận được sự bảo hộ pháp lý tại nước đã đăng ký trước đó
4.2 Hiệu lực về không gian
Chủ nhãn hiệu chỉ cần làm thủ tục đăng ký 1 lần tại 1 quốc gia
là thành viên của hệ thống Madrid cho nhãn hiệu của mình, nhãnhiệu đó có thể được bảo hộ tại các quốc gia (là thành viên của Hệthống Madrid) đã chỉ định trong đơn đăng ký như đăng ký nhãn hiệuđược cấp tại từng quốc gia đó Tại mỗi quốc gia được chỉ định việcxem xét khả năng bảo hộ của nhãn hiệu sẽ tuân theo các quy địnhriêng tại các quốc gia này
5 Chi phí bảo hộ
Về mặt lệ phí, khi nộp đơn trực tiếp tại từng quốc gia/ khu vực,người nộp đơn phải nộp các khoản lệ phí nộp đơn rất khác nhau,bằng đơn vị tiền tệ quốc gia sở tại Mức phí có thể tính theo nhómsản phẩm/ dịch vụ hoặc theo nhóm và số lượng sản phẩm/ dịch vụtrong nhóm Ngoài ra, mức lệ phí luật sư/ đại diện sở hữu trí tuệ tạitừng quốc gia, khu vực cũng rất khác nhau và thông thường tươngđương hoặc cao hơn mức lệ phí quốc gia người nộp đơn phải nộp vào
cơ quan đăng ký quốc gia/ khu vực
Trong khi đó, đối với đơn đăng ký quốc tế, mức quy định làthống nhất, bao gồm: phí nộp đơn cơ bản, phí bổ sung cho nhóm mỗi
12 Khoản 1, Điều 6 của Thỏa ước Madrid
13 Khoản 1, Điều 7 của Thoả ước Madrid
17
Trang 19sản phẩm/ dịch vụ từ nhóm thứ ba trở đi và phí bổ sung tượng trưngcho mỗi quốc gia được chỉ định hoặc phí quốc gia riêng của mỗi quốcgia được chỉ định, tính bằng tiền Franc Thụy Sỹ Phí đăng ký phải14
được hoàn tất trong một khoản thời gian nhất định được thông báođến người nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu Trường hợp hết thờihạn quy định mà người nộp đơn không nộp phí thì đơn đăng ký quốc
tế coi như bị rút bỏ
Việc đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hóa theo Thỏa ước Madridchỉ cần trả một khoản phí theo quy định Thay vì phải soạn thảoriêng từng đơn đăng ký nhãn hiệu với nhiều ngôn ngữ và phải trảnhiều khoản phí với các loại đơn vị tiền tệ khác nhau để có thể nộpđơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại từng Cơ quan có thẩm quyền củatừng quốc gia khác nhau Mỗi quốc gia có một loại tiền tệ và quyđịnh khác nhau thủ tục đăng ký nhãn hiệu Điều này sẽ làm phátsinh các chi phí dịch thuật và chuyển đổi ngoại tệ Nếu chủ đơnmuốn bảo hộ nhãn hiệu bằng cách nộp trực tiếp đến cục sở hữu trítuệ tại quốc gia đó Các quốc gia đó sẽ yêu cầu chủ đơn đăng kýthông qua văn phòng đại diện có trụ sở tại quốc gia đó
Như vậy, khi đăng ký nhãn hiệu qua Thỏa ước Madrid, chủ sởhữu được sử dụng thủ tục đăng ký đơn giản và tiết kiệm nhất (tiếtkiệm chi phí dịch thuật, chuyển đổi ngoại tệ và phí cho các vănphòng đại diện địa phương)
6 Việc thay đổi đăng bạ và chuyển giao nhãn hiệu quốc tế
Cơ quan của nước của người có tên trong đăng ký quốc tế phảithông báo cho Văn phòng quốc tế về mọi việc huỷ bỏ, đình chỉ hiệulực, chuyển nhượng và các thay đổi khác đối với nhãn hiệu tại đăng
bạ quốc gia, nếu việc thay đổi đó có ảnh hưởng đến đăng ký quốc tế.Tất cả những thay đổi này sẽ được ghi nhận vào Đăng bạ quốc tế vàđược thông báo cho các nước thành viên, và được đăng trên tạp chícủa Văn phòng quốc tế Nhãn hiệu đã được đăng ký quốc tế theo15
14 Khoản 2 Điều 8 của Thỏa ước Madrid
15 Khoản 1 Điều 9 Thỏa ước Madrid
18
Trang 20Thỏa ước Madrid có thể được chuyển giao cho người khác Việcchuyển giao nhãn hiệu được đăng ký theo Thỏa ước Madrid đòi hỏicác doanh nghiệp phải đăng ký nhãn hiệu của họ với Cục Sở hữu trítuệ Quốc gia hoặc Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO) và chọnnhững quốc gia muốn bảo vệ nhãn hiệu của mình Khi đăng ký đượcchấp nhận, doanh nghiệp sẽ trở thành người sở hữu nhãn hiệu, chophép họ sử dụng nhãn hiệu của mình tại nhiều quốc gia khác nhau.Trong trường hợp nhãn hiệu được đăng ký quốc tế được chuyển giaocho người tại một nước thành viên khác với nước của người có têntrong đăng ký quốc tế, thì việc chuyển giao này phải phải được Cơquan của nước của người có tên trong đăng ký quốc tế thông báocho Văn phòng quốc tế.
Tuy nhiên, việc chuyển giao nhãn hiệu theo Thỏa ước Madrid cóthể gặp phải nhiều thách thức Chẳng hạn, ở một số quốc gia, nhãnhiệu có thể bị từ chối bảo hộ hoặc bị xóa bỏ khỏi danh sách nhữngnhãn hiệu được bảo hộ Việc chuyển giao nhãn hiệu cũng cần tuânthủ các quy định và thủ tục của Thoả ước Madrid và của từng quốcgia mà nhãn hiệu được chuyển đến Do đó, các doanh nghiệp cầnđược hỗ trợ và tư vấn kỹ lưỡng để tránh các vấn đề pháp lý đángtiếc
Việc chuyển giao nhãn hiệu được đăng ký quốc tế vì lợi ích củanhững người không được hưởng quyền nộp đơn đăng ký nhãn hiệuquốc tế sẽ không được ghi nhận Trường hợp việc chuyển giao nhãnhiệu không được ghi nhận thì Cơ quan của người chủ trước đây cóquyền đề nghị Văn phòng quốc tế huỷ bỏ nhãn hiệu ghi trong đăngbạ
7 Liên hiệp đặc biệt về đăng ký quốc tế về nhãn hiệu hàng hóa
Liên hiệp đặc biệt về đăng ký quốc tế về nhãn hiệu hàng hóađược thành lập bởi các nước mà Thỏa ước Madrid áp dụng Về cơ cấu
tổ chức, Liên hiệp đặc biệt bao gồm:
16 Điều 9 bis Thỏa ước Madrid
19
Trang 21Hội đồng của Liên hiệp: bao gồm các nước đã phê chuẩn hoặc
tán thành Thỏa ước Madrid Chính phủ của tất cả các nước sẽ đượcđại diện bởi một đại biểu, người đó có thể được sự giúp đỡ của cácđại biểu không thường trực, cố vấn, chuyên gia Hội đồng của Liênhiệp sẽ giải quyết tất cả các vấn đề liên quan đến việc duy trì vàphát triển Liên hiệp đặc biệt và áp dụng Thỏa ước này Các nhiệm vụ
cụ thể được quy định tại khoản 2 Điều 10 Thỏa ước Madrid Hội đồngcủa Liên hiệp hoạt động theo cơ chế bỏ phiếu, mỗi thành viên củaHội đồng có một phiếu bầu Một nửa các nước thành viên của Hộiđồng là đủ để tạo thành phiên họp Tuy nhiên, tại bất kỳ phiên họpnào, số lượng các nước tham dự ít hơn một nửa nhưng bằng hoặcnhiều hơn một phần ba các nước thành viên của Hội đồng thì Hộiđồng cũng có thể đưa ra quyết định, nhưng trừ quyết định liên quanđến trình tự, tất cả các quyết định chỉ có hiệu lực nếu các điều kiện
đề ra dưới đây được đáp ứng
Văn phòng quốc tế17: là cơ quan sẽ thực hiện việc đăng kýquốc tế và các trách nhiệm có liên quan, cũng như là các nhiệm vụhành chính khác liên quan đến công việc của Liên hiệp đặc biệt.Tổng giám đốc của văn phòng quốc tế là người phụ trách điều hànhcủa Liên hiệp đặc biệt và đại diện cho Liên hiệp đặc biệt Tổng giámđốc và bất cứ nhân viên nào được Ông chỉ định, cũng có thể tham dự
mà không được quyền bỏ phiếu vào các buổi họp của Hội đồng vàcủa các ban chuyên gia hoặc các nhóm làm việc được Hội đồngthành lập
Về tài chính của Liên hiệp đặc biệt18: Liên hiệp đặc biệt cóngân sách Ngân sách này bao gồm các khoản thu và khoản chi củachính Liên hiệp đặc biệt, những khoản đóng góp vào các khoản chichung của các Hội Nguồn ngân sách bao gồm:
(i) Phí đăng ký quốc tế, các khoản phí và các khoản tiền khác
từ các dịch vụ được thực hiện bởi Văn phòng quốc tế cóliên quan đến Liên hiệp đặc biệt;
17 Điều 11 Thỏa ước Madrid
18 Điều 12 Thỏa ước Madrid
20