1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(Skkn 2023) dạy học các chủ đề stem trong chuyên đề vật lí với giáo dục về bảo vệ môi trường nhằm phát triển tư duy phản biện cho học sinh lớp 10

100 8 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Dạy Học Các Chủ Đề Stem Trong Chuyên Đề Vật Lí Với Giáo Dục Về Bảo Vệ Môi Trường Nhằm Phát Triển Tư Duy Phản Biện Cho Học Sinh Lớp 10
Tác giả Bùi Khương Duy, Trần Văn Kiên, Nguyễn Việt Dũng, Đinh Văn Nội, Phạm Thị Hiến
Trường học Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy
Chuyên ngành Vật lí
Thể loại sáng kiến
Năm xuất bản 2023
Thành phố Ninh Bình
Định dạng
Số trang 100
Dung lượng 12,09 MB

Cấu trúc

  • I. TÊN SÁNG KIẾN, LĨNH VỰC ÁP DỤNG (4)
  • II. NỘI DUNG (4)
    • 1. Giải pháp cũ thường làm (4)
    • 2. Giải pháp mới cải tiến (5)
  • III. ĐÓNG GÓP THỰC TIỄN ĐẠT ĐƯỢC (6)
    • 1. Phân tích quá trình phát triển tư duy phản biện trong giáo dục STEM (6)
    • 2. Thiết kế tiến trình dạy học một số bài học STEM (6)
  • IV. ĐIỀU KIỆN VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG (6)
    • 1. Điều kiện áp dụng (6)
    • 2. Khả năng áp dụng (6)
  • PHỤ LỤC (8)
    • CHƯƠNG 1: PHÁT TRIỂN TƯ DUY PHẢN BIỆN TRONG GIÁO DỤC STEM (8)
      • I. Tổng quan về tư duy phản biện (8)
        • 1. Định nghĩa về tư duy phản biện (8)
        • 2. Hệ thống biểu hiện của tư duy phản biện (9)
        • 3. Vị trí, vai trò của tư duy phản biện (11)
      • II. Giáo dục STEM trong chương trình GDPT 2018 (17)
        • 1. Định hướng giáo dục STEM trong chương trình giáo dục phổ thông 2018 (17)
        • 2. Giáo dục STEM ở lớp 10 (18)
        • 3. Cơ sở thiết kế, tổ chức các hoạt động giáo dục STEM (20)
      • III. Phát triển tư duy phản biện trong giáo dục STEM (27)
        • 1. Giáo dục STEM với tư duy phản biện (27)
        • 2. Phát triển tư duy phản biện theo các tiến trình STEM (28)
    • CHƯƠNG 2 THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH GIÁO DỤC STEM MỘT SỐ NỘI DUNG (34)
      • I. Chuyên đề vật lí với giáo dục về bảo vệ môi trường (34)
        • 1. Lí do lựa chọn chuyên đề (34)
        • 2. Phân tích yêu cầu cần đạt của chuyên đề Vật lí với giáo dục về bảo vệ môi trường (35)
      • II. Xây dựng tiến trình dạy học giáo dục STEM minh họa cho chủ đề “Thủy điện tích năng” (40)
        • 1. Tiến trình dạy học (40)
        • 2. Phiếu học tập (45)
        • 3. Tài liệu đọc (54)
        • 4. Rubric: Tiêu chí đánh giá (58)
    • CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ DẠY HỌC CHỦ ĐỀ “THỦY ĐIỆN TÍCH NĂNG” (62)
      • I. Phân tích định tính kết quả học sinh theo tiến trình dạy học (63)
        • 1. Hoạt động 1: Đặt vấn đề (63)
        • 2. Hoạt động 2: Tìm hiểu kiến thức nền (64)
        • 3. Hoạt động 3: Thiết kế mô hình (70)
        • 4. Hoạt động 4: Chế tạo mô hình (73)
        • 5. Hoạt động 5: Chia sẻ, thảo luận và tranh biện (74)
      • II. Phân tích định lượng các biểu hiện của tư duy phản biện ở học sinh (78)
        • 1. Thành tố “Đặt Câu Hỏi” (78)
        • 2. Thành tố “Tìm kiếm thông tin” (79)
        • 3. Thành tố “Thiết lập tiêu chí” (81)
        • 4. Thành tố “Suy luận” (83)
        • 5. Thành tố Tranh luận (84)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (89)

Nội dung

Tư duy phản biện trong Giáo dục Vì sự phát triển bền vững“Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng các nhu cầu hiện tại của con ngườimà không ảnh hưởng đến khả năng thỏa mãn nhu cầu của

TÊN SÁNG KIẾN, LĨNH VỰC ÁP DỤNG

Là tác giả (nhóm tác giả) đề nghị xét công nhận sáng kiến: Dạy học các chủ đề

STEM trong chuyên đề “Vật lí với giáo dục về bảo vệ môi trường” nhằm phát triển tư duy phản biện cho học sinh lớp 10

Lĩnh vực áp dụng: Phương pháp dạy học Vật Lí

NỘI DUNG

Giải pháp cũ thường làm

Chuyên đề “Vật lí với giáo dục bảo vệ môi trường” là một chuyên đề mới trong chương trình 2018 mà trước đó chương trình 2006 không có Việc thực dạy chương trình 2018 cho học sinh lớp 10 được triển khai tới các nhà trường từ tháng 9 năm 2022. Vậy nên chưa nhiều các phương pháp giáo dục được đưa ra Nhưng phần đa giáo viên sẽ lựa chọn một số phương pháp như sau: n

- Giáo viên hướng dẫn sơ qua cho học sinh nội dung chuyên đề, sau đó cho học sinh về nhà làm tiểu luận dựa trên kiến thức đã học trên lớp.

+ Ưu điểm: Phát triển được năng lực tự học tự chủ và CNTT của học sinh.

+ Nhược điểm: Do kĩ năng tìm kiếm thông tin và tự học của học sinh còn hạn chế Vậy nên học sinh chưa tìm kiếm và cập nhật được nhiều thông tin thực sự hữu ích và cần thiết Một số học sinh lười học sẽ không chủ động tìm kiếm thông tin và chọn lọc, thay vào đó các em chỉ sao chép và nộp cho đủ nhiệm vụ Như vậy học sinh không thể hoàn thành được yêu cầu cần đạt và phát triển năng lực như giáo viên định hướng.

- Giáo viên giảng dạy thông qua phương pháp truyền đạt thông qua Powerpoint. Học sinh ghi chép thông tin được giáo viên truyền đạt.

+ Ưu điểm: Học sinh được nghe các thông tin có chọn lọc từ giáo viên.

+ Nhược điểm: Học sinh tiếp nhận thông tin thụ động, có thể đạt được các yêu cầu cần đạt, nhưng rất khó phát triển được năng lực.

Giải pháp mới cải tiến

2.1 Mô tả bản chất của giải pháp mới

Dạy học các yêu cầu cần đạt trong chuyên đề “Vật lí với giáo dục về bảo vệ môi trường” bằng phương pháp giáo dục STEM, thông qua phương pháp đồng thời phát triển tư duy phản biện cho học sinh.

2.2 Tính mới, tính sáng tạo của giải pháp

Phương pháp giáo dục STEM mang đến cho người người học trải nghiệm mới lạ. Khi được nghiên cứu các vấn đề môi trường thực tiễn trong cuộc sống bằng việc chế tạo các mô hình như: Thủy điện tích năng, nhiệt điện than, từ đó học sinh hiểu hơn về quy trình sản xuất điện, nguyên lí hoạt động của các nhà máy điện, ảnh hưởng của nó đến với môi trường, cuộc sống của con người chúng ta.

Mỗi nhóm học sinh sẽ nghiên cứu chế tạo 1 mô hình nhà máy nhưng cũng đồng thời tìm kiếm các thông tin về các nhà máy khác trong phần thi phản biện Với các dữ kiện học sinh tìm được thì các em phải tìm cách bảo vệ và tranh biện với các luồng thông tin từ các nhóm khác Tư duy phản biện được hình thành và ngấm dần vào trong người học

Qua chuyên đề, người học có thể được phát triển nhiều năng lực chỉ trong một chuyên đề Có thể kể đến như:

- Năng lực tìm kiếm thông tin và giao tiếp hợp tác: Ngay khi mở đầu bài học, các em phải sử dụng máy điện thoại để tìm kiếm thông tin, ghi chép lại thông tin và chọn lựa thông tin hữu ích và chia sẻ với các bạn trong nhóm về những web có nguồn tài nguyên dữ liệu cao và uy tín.

- Năng lực thiết kế kĩ thuật: Với các ý tưởng các e nghĩ ra dựa trên các nguyên liệu, dụng cụ mà giáo viên cung cấp, các em được vẽ, được thảo luận và đưa ra định hướng chung Từ đó thống nhất và đưa ra bản vẽ 3D hoàn chỉnh. n

- Năng lực vật lí: Trao dồi, đồng thời củng cố và làm rõ một số vấn đề vật lí khác đến môi trường Từ đó bồi dưỡng cho các em ý thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường.

ĐÓNG GÓP THỰC TIỄN ĐẠT ĐƯỢC

Phân tích quá trình phát triển tư duy phản biện trong giáo dục STEM

- Tìm hiểu, nghiên cứu tổng quan về tư duy phản biện.

+ Vị trí và vai trò.

- Tìm hiểu, nghiên cứu giáo dục STEM trong chương trình 2018.

+ Định nghĩa giáo dục STEM trong chương trình giáo dục phổ thông 2018.

+ Cơ sở thiết kế, tổ chức các hoạt động giáo dục STEM.

- Phân tích sự phát triển tư duy phản biện trong giáo dục STEM

+ Giáo dục STEM với tư duy phản biện

+ Phát triển tư duy phản biện theo các tiến trình STEM

Thiết kế tiến trình dạy học một số bài học STEM

- Phân tích yêu cầu cần đạt của chuyên đề Vật lí với giáo dục về bảo vệ môi trường

- Xây dựng tiến trình dạy học, phiếu học tập, rubrik đánh giá học sinh trong dạy học các chủ đề STEM:

+ Chủ đề “Thủy điện tích năng”

+ Chủ đề “Tuabin xoáy nước”

+ Chủ đề “Nhiệt điện than”

3 Phân tích kết quả giảng dạy

- Phân tích định tính kết quả học sinh theo tiến trình dạy học chủ đề “Thủy điện tích năng”

- Phân tích định lượng các biểu hiện của tư duy phản biện ở học sinh trong học tập chủ đề “Thủy điện tích năng”

ĐIỀU KIỆN VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG

Điều kiện áp dụng

- Giáo viên chuẩn bị được dụng cụ đầy đủ cho học sinh trải nghiệm, phòng học và khu vực thực nghiệm phải rộng rãi.

- Học sinh phải có thời gian nghiên cứu, đam mê với STEM, kĩ năng làm việc nhóm và triển khai công việc phải đạt từ mức trung bình trở lên.

Khả năng áp dụng

- Biện pháp còn có khả năng áp dụng rộng rãi cho học sinh của các trường THPT cũng như các cấp học tiểu học, THCS; cả đối tượng học sinh học chuyên sâu theo khối n tự nhiên Đặc biệt những học sinh có đam mê với khoa học kĩ thuật, khoa học trải nghiệm,

- Giáo dục STEM là một phương pháp giảng dạy hiệu quả trong chuyên đề 10.3 nói riêng và chương trình Vật lí THPT 2018 nói chung.

Tôi (chúng tôi) xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.

XÁC NHẬN LÃNH ĐẠO ĐƠN VỊ

Ninh Bình, ngày 08 tháng 05 năm 2023

(Ký và ghi rõ họ tên)

Nguyễn Việt Dũng Đinh Văn Nội

Ngày đăng: 30/01/2024, 04:58

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN