1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(Skkn 2023) dạy học chủ đề bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học cho học sinh lớp 10 – chương trình phổ thông 2018 theo định hướng giáo dục stem

73 81 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Dạy Học Chủ Đề Bảng Tuần Hoàn Các Nguyên Tố Hóa Học Cho Học Sinh Lớp 10 – Chương Trình Phổ Thông 2018 Theo Định Hướng Giáo Dục STEM
Tác giả Nguyễn Thị Thúy, Bùi Thị Thúy, Phạm Thị Hồng, Phạm Thị Lành, Đồng Thị Thanh Thảo
Trường học Trường THPT Kim Sơn B
Chuyên ngành Hóa học
Thể loại sáng kiến
Năm xuất bản 2023
Thành phố Ninh Bình
Định dạng
Số trang 73
Dung lượng 7,07 MB

Nội dung

+ Người dạy trình băy vă giải thích nội dung mới cũng như chỉ đạo vă kiểm tracâc bước học tập+ Chú trọng khả năng tâi hiện chính xâc tri thứcNhược điểm Theo quan sât vă điều tra chúng t

Trang 1

n

Trang 2

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN

Kính gửi: Sở giáo dục và đào tạo tỉnh Ninh Bình

Trường THPT Kim Sơn B Chúng tôi, gồm:

Tỷ lệ (%) đóng góp

1 Nguyến Thị Thúy 1984 Trường

THPT Kim Sơn B

Tổ phó Cử nhân

30%

THPT Kim Sơn B

Giáo viên

Cử nhân

15%

THPT Kim Sơn B

Giáo viên

Cử nhân

15%

THPT Kim Sơn B

Giáo viên

Cử nhân

20%

5 Đồng Thị Thanh Thảo 1985 Trường

THPT Kim Sơn B

Giáo viên

Cử nhân

20%

Là các đồng tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến:

n

Trang 3

I TÊN SÁNG KIẾN VÀ LĨNH VỰC ÁP DỤNG

1 Tên sáng kiến

“Dạy học chủ đề Bảng Tuần Hoàn các nguyên tố Hóa học cho học sinh lớp 10 – Chương trình phổ thông 2018 theo định hướng giáo dục STEM”.

2 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Sáng kiến đuợc áp dụng vào lĩnh vực giáo dục nói

chung và áp dụng trong dạy học hoá học 10 nói riêng

II NỘI DUNG

1 Giải pháp cũ thường làm

a Về phương pháp dạy học

Mỗi PPDH đều có những ưu thế và nhược điểm riêng PPDH truyền thống là

cách thức dạy học quen thuộc, duy trì qua nhiều thế hệ Trong đó, người GV đóng vaitrò là trung tâm và truyền tải thông tin từ đầu thầy sang đầu trò Theo đó, giáo viên làngười thuyết trình, diễn giảng còn học sinh là người nghe, nhớ, ghi chép và suy nghĩtheo Với PPDH truyền thống, giáo viên là chủ thể, là tâm điểm, học sinh là khách thể,

là quỹ đạo

Ưu điểm của PPDH truyền thống là :

+ Chủ động trong tiến trình đào tạo: tập trung vào chủ điểm, kiểm soát được nộidung và thứ tự thông tin truyền đạt trong thời gian định trước

+Truyền đạt được khối lượng lớn kiến thức trong một thời gian giới hạn + Phù hợp với số đông người học, thiếu trường lớp, thiếu phương tiện

+ Người dạy trình bày và giải thích nội dung mới cũng như chỉ đạo và kiểm tracác bước học tập

+ Chú trọng khả năng tái hiện chính xác tri thức

Nhược điểm

Theo quan sát và điều tra chúng tôi thấy hiện nay việc dạy học và việc họctrong chương Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học cho học sinh thuờng diễn ra nhưsau :

* Với GV

- Phương pháp dạy học của hầu hết các giáo viên vẫn mang nặng các phươngpháp truyền thụ, thuyết trình, thông báo, chủ yếu tập trung vào nội dung dạy học, ítchú ý đến khả năng ứng dụng, liên hệ thực tế hoặc mở rộng kiến thức giữa các vấn đề

n

Trang 4

khác nhau cuả cùng một đơn vị kiến thức đó nên sản phẩm giáo dục là những conngười mang tính thụ động, hạn chế khả năng sáng tạo và năng động

- GV đã chú ý đến việc soạn và thiết kế bài giảng theo hướng phát triển nănglực của học sinh, nhưng chưa có nhiều liên hệ thực tế, chưa vận dụng nhiều câu hỏithực tế Trong giáo án của GV chủ yếu tóm tắt lại kiến thức sách giáo khoa, khônghoạch định hoặc hoạch định không rõ ràng các hoạt động của giáo viên và học sinhtrong mỗi giờ dạy, cách tổ chức , định hướng của giáo viên chưa được thể hiện rõ

- Trong giờ luyện tập GV thường nêu và đưa ra phương pháp giải các bài tậpthường gặp, chỉ rèn kĩ năng vận dụng kiến thức đã học vào bài học cụ thể để học sinhtrả lời tốt các câu hỏi trong đề thi

- Về hình thức kiểm tra thì giáo viên đang nặng về hình thức kiểm tra trí nhớ vàchủ yếu theo hình thức truyền thống là phát đề để các em làm trên giấy, chưa đề caoviệc kiểm tra đánh giá nhằm phát triển năng lực của học sinh, chưa định hướng vàokhả năng vận dụng tri thức để thực hành tạo ra sản phẩm

* Với học sinh

- Học sinh khó nắm được hiệu quả của bài giảng, dễ bị “ù lỳ” khi nghe quá lâu.

- Đa số học sinh chú trọng việc tiếp thu kiến thức nhưng kiến thức rất trừutượng học sinh khó ghi nhớ

- Học sinh không được làm việc theo nhóm và thảo luận với nhau về các kiếnthức nên không dám mạnh dạn trình bày ý kiến của mình trước đám đông

- Nếu giáo viên không giao nhiệm vụ cho học sinh tìm hiểu trước ở nhà mà đếngiờ lên lớp chỉ sử dụng mỗi bài powerpoint thông thường để truyền đạt kiến thức theophương pháp dạy học truyền thống sẽ làm cho học sinh dễ nhàm chán, không chủ động

và tích cực tiếp thu kiến thức mới, và mau quên

- Học sinh ít được giao nhiệm vụ vận dụng kiến thức đã học về bảng tuần hoàn

để chế tạo bảng tuần hoàn các nguyên tố phục vụ cho học tập

b Về hình thức tổ chức

- Tổ chức học trực tiếp tại trường

Ưu điểm:

- Học sinh được trao đổi thảo luận trực tiếp, tiết kiệm được thời gian kết nối

giữa giáo viên – học sinh, học sinh – học sinh

Nhược điểm:

n

Trang 5

- Tổ chức dạy học theo phương pháp dạy học trực tiếp thông thường ít có cơ hộitrao đổi, cơ hội thực hành hoặc lười biếng không trao đổi với bạn bè thầy cô để hiểu

rõ hơn thậm chí dễ lười biếng, không ghi chép, tìm hiểu và tiếp thu kiến thức bài mớilàm cho kiến thức phần đó bị hổng dần sẽ ảnh hưởng đến phần kiến thức có liên quan

- Một số môn học khác nhau có liên quan đến một đơn vị kiến thức nhưng đượcxây dựng nội dung dựa trên các khoa học chuyên ngành tương ứng khác nhau làm mấtnhiều thời gian để trình bày đồng thời làm cho học sinh không có được sự hiểu biếttổng quát cũng như khả năng ứng dụng của kiến thức tổng hợp vào thực tiễn xoayquanh vị kiến thức đó

- Với cách giảng dạy theo nội dung kiến thức từng bài , từng lĩnh vực khoa họctheo các bộ môn khác nhau được cung cấp cho học sinh sẽ được thực hiện theo trình

tự, sau quá trình học tập học sinh sẽ lĩnh hội được kiến thức theo trình tự bài học vàthường dừng lại ở trình độ biết, hiểu và vận dụng giải bài tập còn những vấn đề thựchành vận dụng kiến thức để tạo ra các sản phẩm đa số học sinh thường không biết hoặcbiết rất ít vì vậy đã giảm hứng thú của học sinh với môn học

2 Giải pháp mới của sáng kiến

Theo chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020, trong quá trình dạy học phảihướng tới phát triển các năng lực chung mà học sinh cần có trong cuộc sống như: năng

n

Trang 6

lực tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, tìm kiếm và xử

lý thông tin…nhằm phát triển năng lực, phẩm chất tư tưởng, ý chí, tình cảm, giá trị, kỹnăng sống và những năng lực chung cần có của con người mới ở xã hội hiện đại Vìvậy cần phải thay đổi phương pháp dạy học phù hợp để khắc phục những hạn chế củaphương pháp cũ và đạt được mục tiêu dạy học mới đó là phát triển các năng lực chohọc sinh giúp học sinh biết liên hệ, vận dụng kiến thức môn học vào giải quyết các vấn

đề trong cuộc sống Để đạt được hiệu quả tối ưu trong các mục tiêu nêu trên, chúng tôi

đã áp dụng Dạy học chủ đề Bảng Tuần Hoàn các nguyên tố Hóa học cho học sinh

lớp 10 – Chương trình phổ thông 2018 theo định hướng giáo dục STEM

Giáo dục STEM là phương pháp giáo dục tích hợp đa ngành kết hợp ứng dụng thực tế.Nhờ đó, học sinh có thể học tập và trau dồi kiến thức của 4 môn học Toán, Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật cùng lúc và ứng dụng vào thực tế Phương pháp giáo dục STEM giúp người học không bị nhàm chán với những lý thuyết khô cứng, củng cố thêm những kiến thức thực tiễn cần thiết và trang bị cho người học khả năng vận dụng linh hoạt kiến thức vào đời sống Đây là một kỹ năng cực kỳ cần thiết đối với thế hệ trẻ trong kỷ nguyên mới

Ngoài ra, phương pháp giáo dục STEM đề cao kỹ năng giải quyết vấn đề cho người học Trong các tiết học STEM, những tình huống thực tế được đưa ra như một đề tài hoặc dự án Để giải quyết vấn đề, học sinh phải tìm hiểu, nghiên cứu các kiến thức củanhững môn học liên quan, ngoài ra phải trực tiếp trải nghiệm, quan sát, phân tích đánh giá vấn đề để đưa ra kết luận

Ngoài ra giáo dục STEM đề cao tính sáng tạo suốt quá trình học Học sinh được đóng vai trò chủ động trong mỗi giờ học Các em tự thực hiện, nghiên cứu, áp dụng các phương pháp mới để giải quyết vấn đề

Đặc biệt áp dụng STEM để dạy học chủ đề Bảng Tuần Hoàn các nguyên tố Hóa học cho học sinh lớp 10 – Chương trình phổ thông 2018 mang lại hiệu quả rất cao

vì đây là một chủ đề tương đối khó và nặng về kiến thức Bởi vậy nếu tổ chức dạy

học theo phương pháp dạy học trực tiếp thông thường thì học sinh sẽ gặp nhiều khókhăn trong việc tiếp nhận và ghi nhớ kiến thức; đồng thời dễ nảy sinh tâm lý chán nản,mất hứng thú với môn học Do đó khi áp dụng dạy học STEM học sinh dễ dàng tiếp

n

Trang 7

thu kiến thức, được trải nghiệm thực hành sáng tạo từ đó phát triển phẩm chất năng lựchọc sinh phù hợp với mục tiêu giáo dục của chương trình 2018

Có nhiều cách hiểu khác nhau về giáo dục STEM nhưng trong bài báo cáo này

tôi bám sát theo khái niệm trong CT tổng thể 2018 và theo tác giả Sanders: “Giáo dục

STEM là mô hình giáo dục dựa trên cách tiếp cận liên môn, giúp học sinh áp dụng các kiến thức Khoa học, Công nghệ, Kĩ thuật và Toán học vào giải quyết một số vấn đề thực tiễn trong bối cảnh cụ thể”.

Tóm lại, STEM trong giáo dục STEM được hiểu là trang bị cho người học khảnăng vận dụng kiến thức, kỹ năng cần thiết liên quan đến các lĩnh vực Khoa học, Toánhọc, Công nghệ và Kĩ thuật Giáo dục STEM giúp thu hẹp khoảng cách giữa nhàtrường và cuộc sống, tạo ra những con người có năng lực làm việc trong môi trườngsáng tạo và sử dụng trí óc trong các công việc của thời đại công nghệ 4.0

3.1.2 Mục tiêu của giáo dục STEM trong trường THPT

Mục tiêu của giáo dục STEM nhằm đến ba hướng chính:

+ Phát triển các năng lực đặc thù của các môn học thuộc về STEM cho học sinh:

Đó là các kiến thức, kĩ năng liên quan đến các môn khoa học, công nghệ, kĩ thuật vàtoán học Trong đó học sinh biết liên kết các kiến thức khoa học , toán học để giảiquyết các vấn đề thực tiễn, biết sử dụng và quản lí truy cập công nghệ, biết quy trìnhthiết kế để tạo ra sản phẩm

+ Phát triển các năng lực cốt lõi cho học sinh: Giáo dục STEM nhằm chuẩn bịcho học sinh những cơ hội cũng như thách thức trong nền kinh tế cạnh tranh toàn cầucủa thế kỉ XIX Bên cạnh những hiểu biết về các lĩnh vực Khoa học, Công nghệ, Kĩthuật, Toán học, học sinh sẽ được phát triển tư duy phê phán, khả năng hợp tác đểthành công

n

Trang 8

+ Định hướng nghề nghiệp cho học sinh: Giáo dục STEM sẽ cho học sinh cónhững kiến thức, kĩ năng mang tính nền tảng cho việc học tập ở các bậc cao hơn cũngnhư cho nghề nghiệp tương lai cuả học sinh Từ đó góp phần xây dựng lực lượng laođộng có năng lực, phẩm chất tốt, nhằm đáp ứng mục tiêu xây dựng và phát triển đấtnước

3.1.3 Xây dựng và thực hiện bài học STEM

3.1.3.1 Quy trình xây dựng bài học STEM

Bước 1: Lựa chọn nội dung dạy học

Căn cứ vào nội dung kiến thức trong chương trình môn học và các hiện tượng, quátrình gắn với các kiến thức đó trong tự nhiên, xã hội; quy trình hoặc thiết bị công nghệứng dụng kiến thức đó trong thực tiễn để lựa chọn nội dung của bài học

Bước 2: Xác định vấn đề cần giải quyết

Xác định vấn đề cần giải quyết để giao cho học sinh thực hiện sao cho khi giải quyếtvấn đề đó, học sinh phải học được những kiến thức, kĩ năng cần dạy trong chươngtrình môn học đã được lựa chọn hoặc vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã biết đểxây dựng bài học

Bước 3: Xây dựng tiêu chí của sản phẩm/ giải pháp giải quyết vấn đề

Xác định rõ tiêu chí của giải pháp/ sản phẩm làm căn cứ quan trọng để đề xuất giảthuyết khoa học/ giải pháp giải quyết vấn đề/ thiết kế mẫu sản phẩm

Bước 4: Thiết kế tiến trình tổ chức hoạt động dạy học

- Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học được thiết kế theo các phương pháp và kĩ thuậtdạy học tích cực với các hoạt động học bao hàm các bước của quy trình kĩ thuật

- Mỗi hoạt động học được thiết kế rõ ràng về mục đích, nội dung, dự kiến sản phẩmhọc tập mà học sinh phải hoàn thành và cách thức tổ chức hoạt động học tập Các hoạtđộng học tập đó có thể được tổ chức cả ở trong và ngoài lớp học (ở trường, ở nhà vàcộng đồng)

- Cần thiết kế bài học điện tử trên mạng để hướng dẫn, hỗ trợ hoạt động học của họcsinh bên ngoài lớp học

3.1.3.2 Thiết kế tiến trình dạy học

n

Trang 9

- Tiến trình bài học STEM tuân theo quy trình kĩ thuật, nhưng các bước trong quy trình

có thể không cần thực hiện một cách tuần tự mà thực hiện song song, tương hỗ lẫnnhau Hoạt động nghiên cứu kiến thức nền có thể được tổ chức thực hiện đồng thời vớiviệc đề xuất giải pháp; hoạt động chế tạo mẫu có thể thực hiện đồng thời với việc thửnghiệm và đánh giá Trong đó bước này vừa là mục tiêu vừa là điều kiện để thực hiệnbước kia

- Mỗi bài học STEM có thể được tổ chức theo 5 hoạt động dưới đây Trong đó hoạtđộng 4, 5 được tổ chức thực hiện một cách linh hoạt ở trong và ngoài lớp học theo nộidung phạm vi kiến thức từng bài học

- Mỗi hoạt động phải được mô tả rõ mục đích, nội dung, dự kiến sản phẩm hoạt độngcủa học sinh và cách thức tổ chức hoạt động

- Nội dung hoạt động có thể biên soạn thành các mục chứa đựng các thông tin như lànguyên liệu, kèm theo các lệnh hoặc yêu cầu hoạt động để học sinh tìm hiểu, gia côngtrí tuệ để giải quyết vấn đề đặt ra trong hoạt động; cách thức tổ chức hoạt động thểhiện phương pháp dạy học , mô tả cách thức tổ chức từng mục của nội dung hoạt động

để học sinh đạt được mục đích tương ứng

Hoạt động1: Xác định vấn đề

Giáo viên giao cho học sinh nhiệm vụ học tập chứa đựng vấn đề Trong đó họcsinh phải hoàn thành một sản phẩm học tập hoặc giải quyết một vấn đề cụ thể với cáctiêu chí đòi hỏi học sinh phải sử dụng kiến thức mới trong bài học để đề xuất, xâydựng giải pháp Tiêu chí của sản phẩm là yêu cầu hết sức quan trọng, buộc học sinhphải nắm vững kiến thức mới thiết kế, giải thích được thiết kế cho sản phẩm cần làm

Hoạt động 2: Nghiên cứu kiến thức nền

Tổ chức cho học sinh thực hiện hoạt động học tích cực, tăng cường mức độ tự lựctùy thuộc vào từng đối tượng học sinh dưới sự hướng dẫn linh hoạt của giáo viên.Khuyến khích học sinh hoạt động tự tìm tòi, chiếm lĩnh kiến thức để sử dụng vào việc

đề xuất, thiết kế sản phẩm

Hoạt động 3: Đề xuất và lựa chọn giải pháp

Tổ chức cho học sinh trình bày, giải thích và bảo vệ bản thiết kế kèm theo thuyếtminh (sử dụng kiến thức mới học và kiến thức đã có) ; giáo viên tổ chức góp ý, chútrọng việc chỉnh sửa và xác thực các thuyết minh của học sinh để học sinh nắm vữngkiến thức mới và tiếp tục hoàn thiện bản thiết kế trước khi chế tạo, thử nghiệm

n

Trang 10

Hoạt động 4: Chế tạo mẫu, thử nghiệm và đánh giá

Tổ chức cho học sinh tiến hành chế tạo mẫu theo bản thiết kế, kết hợp tiến hành thửnghiệm trong quá trình chế tạo Hướng dẫn học sinh đánh giá mẫu và điều chỉnh thiết

kế ban đầu để đảm bảo mẫu chế tạo là khả thi

Hoạt động 5: Chia sẻ, thảo luận, điều chỉnh

Tổ chức cho học sinh trình bày sản phẩm đã hoàn thành; trao đổi, thảo luận, đánhgiá để tiếp tục điều chỉnh, hoàn thiện

3.2 Giải pháp cụ thể

Tổ chức dạy học chủ đề Bảng Tuần Hoàn các nguyên tố Hóa học cho học sinh lớp 10– Chương trình phổ thông 2018 theo định hướng giáo dục STEM

3.2.1 Qui trình xây dựng bài học STEM

Bước 1: Lựa chọn nội dung dạy học

Xuất phát từ nội dung bài học và vấn đề thực tiễn

+ Thực tiễn: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học đóng vai trò hết sức quan trọng.BTH hiện đang có trên thị trường khá nhỏ, gọn, tiện sử dụng Nhưng có điểm hạn chế làchỉ chứa một số ít thông tin (thiếu thông tin: tên tiếng anh của nguyên tố, ứng dụng củanguyên tố, thiếu thông tin về giá trị bán kính nguyên tử R, …), trong khi yếu tố R đóngvai trò quan trọng, dựa vào R có thể suy luận được tính chất hóa học như KL, PK, acid,base,… Từ đó xác định vấn đề: Thiết kế BTH 3D với hình khối thiết kế nhỏ gọn, chứanhiều thông tin với mỗi ô nguyên tố bên cạnh các thông tin quan trọng đã nghiên cứu ởtrên, giá trị bán kính nguyên tử từ đó dễ dàng nhận thấy nguyên tắc sắp xếp cácnguyên tố, sự biến thiên và tính tuần hoàn của từng đại lượng của các nguyên tố theochu kì và nhóm

+ Kiến thức: Gắn với nội dung môn Hóa học chương trình môn Hóa lớp 10 chủ đề 2:Bảng tuần hoàn các nguyên tố Hóa học Học sinh cần nghiên cứu kĩ bảng tuần hoàn,nguyên tắc sắp xếp, sự biến thiên tuần hoàn của từng đại lượng theo chu kì và nhóm

 Lựa chọn chủ đề dạy học: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học – Hóa học 10 –Chương trình phổ thông 2018

Bước 2: Xác định vấn đề cần giải quyết

Để chế tạo được bảng tuần hoàn 3D học sinh cần giải quyết những yêu cầu sau:

n

Trang 11

*Về kiến thức:

-Kiến thức khoa học: chủ yếu từ môn hóa học:

+ Nêu được lịch sử phát minh bảng tuần hoàn hóa học

+ Mô tả được cấu tạo bảng tuần hoàn hóa học và nêu được các khái niệm liênquan: ô, chu kì, nhóm

+ Nêu được nguyên tắc sắp xếp của bảng tuần hoàn các nguyên tố, phân loạinguyên tố

+ Giải thích được xu hướng biến đổi một số tính chất của đơn chất (bán kính,

độ âm điện, tính kim loại/ phi kim); Nhận xét được xu hướng biến đổi thành phần vàtính chất của hợp chất trong một chu kì và trong một nhóm (tính acid/ tính base) + Phát biểu được định luật tuần hoàn và trình bày được ý nghĩa của bảng tuầnhoàn các nguyên tố hóa học

- Công nghệ :

Đề xuất được tiêu chí cho việc lựa chọn, sử dụng vật liệu đúng cách, hiệu quả, antoàn, thẩm mỹ, chi phí thấp Lựa chọn và sử dụng được phần mềm để tìm kiếm, xử líthông tin và tạo các bài trình bày

- Kĩ thuật:

+ Vẽ một ô nguyên tố bằng tay hoặc với sự hỗ trợ của máy tính

+ Trình bày được các công việc cụ thể, phương pháp thực hiện, phương tiện hỗtrợ trong từng bước của quá trình thiết kế như phát hiện, đề xuất và xây dựng được giảipháp thiết kế BTH 3D Xây dựng và trình bày được các bước thực hiện tạo BTH 3D.Trình bày, bảo vệ được bản thiết kế

+ Chế tạo được sản phẩm, thử nghiệm sử dụng BTH đã thiết kế để tra thông tin

hỗ trợ học tập nội dung BTH, điều chỉnh và lí giải được những thay đổi so với bảnthiết kế

- Toán học: Lựa chọn được loại hình khối, vẽ và tạo lập hình khối, tính toán đượcdiện tích, tính toán tỉ lệ kích thước giữa các nguyên tố

Trang 12

* Về thái độ học tập:

- Có tính thần học tập chủ động, sẵn sàng nhận nhiệm vụ và tích cực tham gia hoànthiện sản phẩm

- Có ý thức đánh giá sự tự giác và hiệu quả làm việc của cá nhân, nhóm

- Rèn luyện tư duy khoa học thồn qua các hoạt động

- Có tinh thần sáng tạo và kĩ năng chế tạo sản phẩm kĩ thuật, thực tế

Bước 3: Xây dựng tiêu chí của sản phẩm/ giải pháp giải quyết vấn đề.

♦ Các yêu cầu sản phẩm là:

+ Tối đa 36 ô nguyên tố đầu tiên trong BTH sắp xếp đúng theo nguyên tắc

+ Chứa nhiều thông tin bên cạnh các thông tin đã có như trong BTH thương mại, bốtrí thông tin một cách khoa học, thống nhất giữa các ô nguyên tố

+ Các ô có tính linh hoạt (xoay/gập) để tra cứu thông tin

+ Làm từ vật liệu đơn giản, chi phí thấp

+ Bền, thẩm mỹ

+ Trình bày được các đặc điểm, tính năng ưu việt của sản phẩm để thuyết phục cáctrường học sử dụng

♦ Phiếu thiết kế giải pháp

PHIẾU THIẾT KẾ GIẢI PHÁP

- Hình khối của mỗi ô nguyên tố là gì để thể hiện được nhiều thông tin?

- Các loại thông tin thể hiện trên ô nguyên tố, bố trí thông tin trên mỗi mặt như thế nàocho khoa học và thống nhất?

- Các ô nguyên tố được liên kết với nhau như thế nào để dễ dàng xoay chuyển cácmặt?

n

Trang 13

- Tỉ lệ kích thước của mỗi ô nguyên tố như thế nào để thể hiện được sự tăng giảm bánkính nguyên tử trong chu kì, nhóm?

- Vật liệu sử dụng tạo ô nguyên tố, bộ khung BTH, liên kết các ô nguyên tố là gì đểđảm bảo hiệu quả, an toàn và tiết kiệm?

- Trang trí như thế nào cho từng bộ phận để đảm bảo tính thẩm mỹ?

3 Phân công nghiệm vụ thực hiện

STT Tên thành viên Nhiệm vụ

thực hiện

Sản phẩm cần đạt Thời hạn

Ghi chú khác

Bản vẽ kĩ thuật

(Tổng quát và bộ phận) (thể hiện loại vật liệu, cách Vật liệu

trang trí cho từng bộ phận)

n

Trang 14

♦ Tiêu chí đánh giá phiếu thiết kế giải pháp:

BẢNG KIỂM NHẬN XÉT BẢN ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

STT Phiếu thiết kế giải pháp có thể hiện được Có Không

1 Tối đa bao nhiêu nguyên tố?

2 Hình dáng của BTH thiết kế?

3 Kích thước và các bộ phận, chi tiết trong BTH?

4 Chất liệu sử dụng thiết kế BTH?

5 BTH có tối thiểu 3 giao diện?

6 Những thông tin trên mỗi giao diện?

7 Các thông tin trên mỗi giao diện có thể hiện được

nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố và quy luật biến

đổi theo chu kỳ, nhóm trong BTH?

8 Màu sắc, hình dạng, kích thước thiết kế có minh họa

được ý nghĩa các thông tin, sự biến đổi các đại lượng,

tính chất, …?

9 Bài trình bày cân đối, rõ ràng?

♦ Phiếu chế tạo sản phẩm: Bảng tuần hoàn 3D

PHIẾU CHẾ TẠO BẢNG TUẦN HOÀN 3D

Trường: ……… Lớp: ……… Nhóm: ……

Dựa trên bản vẽ đã thiết kế, em hãy: 1 Chế tạo bảng tuần hoàn 3D Những điều chỉnh so với phương án thiết kế (ghi rõ ràng, chi tiết): ………

………

………

………

n

Trang 15

Lí giải lí do điều chỉnh:

………

………

………

………

Những khó khăn gặp phải trong quá trình thực hiện (nếu có) ………

………

………

………

Những kinh nghiệm vượt qua khó khăn (nếu có) ………

………

………

………

Những kinh nghiệm học được: ………

………

………

………

Những cải tiến, ý tưởng mới sau khi thực hiện của em là: ………

………

………

………

2 Sự đóng góp của các thành viên trong hoạt động chế tạo, chuẩn bị bài báo cáo Tên thành viên,

Mức độ đạt được

n

Trang 16

(3 = Hoàn thành tốt, đúng hạn, tham gia tích cực, nhiệt tình, giúp đỡ các thành viêntrong nhóm; 2 = Hoàn thành tốt, đúng hạn; 1 = Chưa hoàn thành)

0.75 Mức 2: Thể hiện rõ ràng và

đúng trật tự theo nguyên tắcsắp xếp 20 ô nguyên tố đầutiên

1,0 Mức 3: Thể hiện rõ ràng và

đúng trật tự theo nguyên tắcsắp xếp của 36 ô nguyên tốđầu tiên

1,0 Mức 1: Thể hiện chưa đầy đủ

các thông tin cơ bản trong ônguyên tố Bố trí thông tinthiếu khoa học và thống nhấtgiữa các ô nguyên tố

1.5 Mức 2: Thể hiện đầy đủ,

chính xác nhưng chưa rõ ràng,ngắn gọn các thông tin cơ bảntrong ô nguyên tố Bố tríthông tin khoa học nhưng

n

Trang 17

2,0 Mức 3: Thể hiện đầy đủ, rõ

ràng, chính xác, các thông tin

cơ bản trong ô nguyên tố Bốtrí thông tin khoa học vàthống nhất giữa các ô nguyêntố

0,75 Mức 2: BTH được thiết kế có

hình ảnh phù hợp, đẹp nhưngchưa sáng tạo

1,0 Mức 3: BTH được thiết kế có

hình ảnh phù hợp, đẹp và sángtạo

Trang 18

mô hình gọn, tỉ lệ cân đối;

màu sắc hài hòa

Bước 4: Thiết kế tiến trình tổ chức dạy học (Phụ lục I)

- Xác định hình thức học tập: Tổ chức chủ đề trải nghiệm STEM

- Phương pháp dạy học tích cực: Hoạt động nhóm

- Các hoạt động: tìm hiểu kiến thức nền, đề xuất và lựa chọn giải pháp, chế tạo và điềuchỉnh sản phẩm, báo cáo, chia sẻ đánh giá sản phẩm

3.2.2 Thiết kế tiến trình dạy học

*) Hoạt động 1: Xác định vấn đề

- Thảo luận bầu cơ cấu tổ chức nhóm (4 nhóm) xuyên suốt quá trình học tập

- HS xem phim về lịch sử ra đời BTH các nguyên tố hóa học và trả lời câu hỏi

- GV Thông báo tiến trình hoạt động tiếp theo: Các nhóm thực hiện nhiệm vụ đượcphân công trong phiếu học tập tìm hiểu về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học (trênlớp)

n

Trang 19

 đề xuất và báo cáo về thiết kế bảng tuần hoàn 3D (trên lớp)  chế tạo bảng tuầnhoàn 3D (ở nhà)  báo cáo, chia sẻ và đánh giá kết quả (trên lớp).

*) Hoạt động 2: Nghiên cứu các kiến thức nền

Gv sử dụng kĩ thuật mảnh ghép để học sinh tìm hiểu về các kiến thức

+ Cấu tạo bảng tuần hoàn

+ Xu hướng biến đổi tính chất của đơn chất, biến đổi thành phần va tính chất của hợpchất trong chu kì và nhóm

*) Hoạt động 3: Đề xuất ý tưởng và lựa chọn giải pháp ( Phụ lục II)

- HS đề xuất ý tưởng, lựa chọn giải pháp, vẽ sơ bộ ô nguyên tố và BTH hóa học

- Thảo luận, thống nhất tiêu chí đánh giá sản phẩm

*) Hoạt động 4: Thực hiện giải pháp, chế tạo và điều chỉnh sản phẩm (Phụ lục III)

H.s thực hiện chế tạo sản phẩm ở nhà 1 tuần

*) Hoạt động 5: Báo cáo, chia sẻ, đánh giá sản phẩm (Phụ Lục IV)

- H.s báo cáo sản phẩm

- Đánh giá kết quả làm việc của các nhóm, tuyên dương khen thưởng, rút kinh nghiệmcho các nhóm

III HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI DỰ KIẾN ĐẠT ĐƯỢC

1 Hiệu quả về kinh tế

Học sinh tạo ra được bảng tuần hoàn để học, chứa đựng rất nhiều thông tin vàlàm bằng các vật liệu rẻ tiền

2 Hiệu quả về xã hội

♦ Đối với giáo viên: Tổ chức hoạt động STEM các thầy cô giáo có cơ hội thể

hiện năng lực dạy học của bản thân Bên cạnh đó, để ứng dụng dạy học STEM giáoviên môn Hóa học cần trau dồi thêm kiến thức về các lĩnh vực khác như Toán học,Công nghệ, Kĩ thuật, Tin học Đây là cơ hội để người giáo viên nâng cao năng lựcchuyên môn, tiếp cận các nội dung và phương pháp dạy học mới, đáp ứng yêu cầu củadạy học trong thời đại Cách mạng 4.0

♦ Đối với học sinh: Hiệu quả học tập đối với học sinh được nâng cao rõ rệt.

Không chỉ ở việc hoàn thành mục tiêu kiến thức bài học, mà kĩ năng sống ngày càng

n

Trang 20

toàn diện, nhận thức thái độ của học sinh cũng có chuyển biến rất tích cực Giáo dụcSTEM giúp các em có đầy đủ phẩm chất, năng lực, bản lĩnh để thích nghi với cuộcsống hiện đại, như các năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, nănglực giải quyết vấn đề và sáng tạo Giáo dục STEM cũng giúp các em phát triển cácnăng lực chuyên môn ở dạng tích hợp; khơi gợi niềm say mê học tập cho học sinh vàgiúp các em khám phá tiềm năng của bản thân Hiệu quả học tập của lớp được dạytheo phương pháp mới được thể hiện như sau:

+ Kết quả điểm thi giữa kì I môn Hóa lớp 10A1 và 10A2:

+ Kết quả 10A1 thi khảo sát đầu vào và thi giữa kì I

♦ Đối với phong trào nghiên cứu khoa học của học sinh: Các hoạt động

STEM luôn mang đậm dấu ấn và màu sắc khoa học từ quy trình đến sản phẩm Cáchình thức dạy học STEM có thể diễn ra trên phạm vi từng tiết học, ở một lớp học hay

tổ chức thành câu lạc bộ với các hình thức trải nghiệm sáng tạo hoặc nghiên cứu khoahọc STEM là mô hình phù hợp nhất cho học sinh, khơi nguồn cảm hứng, đam mê tìmtòi, khám phá khoa học cho các em Hoạt động nghiên cứu khoa học trong nhà trườngTHPT được đẩy mạnh nhờ các hoạt động STEM này

IV Điều kiện và khả năng áp dụng

n

Trang 21

1 Điều kiện áp dụng:

♦ Cơ sở vật chất của nhà trường: Cơ sở vật chất của trường đảm bảo các lớp

học có máy chiếu, máy tính được nối mạng internet, loa, micro phục vụ hoạt độngtrình chiếu của học sinh Nhà trường có các phòng thí nghiệm

♦ Về học sinh: Để tham gia STEM các em phải có tính tự giác, thái độ học tập

tích cực, cầu thị, tinh thần hợp tác, và được trang bị phương pháp làm việc nhóm, khảnăng tự tìm kiếm thông tin đồng thời học sinh còn cần có kiến thức phong phú, sâurộng về các môn học, có năng lực sáng tạo kĩ thuật và nghiên cứu khoa học thực thụ

♦ Về giáo viên: Giáo viên cần không ngừng phấn đấu, học hỏi, trang bị kiến

thức bổ sung về các bộ môn khoa học, cần thường xuyên cập các kiến thức hiện đại,các vấn đề thực tế có liên quan đến môn học và mạnh dạn áp dụng vào dạy học STEMtrong nhà trường Giáo viên cần nhiệt tình, tâm huyết dành nhiều thời gian, công sứchướng dẫn học sinh thực hiện các hoạt động STEM

♦ Về kinh phí: Nhà trường và gia đình có hướng hỗ trợ kinh phí cho học sinh

để các em mua các vật liệu, dụng cụ, thiết bị, hóa chất, chế phẩm để tiến hành thínghiệm và chế tạo các sản phẩm Tuy nhiên, khi tiến hành giáo dục STEM, giáo viên

và học sinh cũng có thể tận dụng, tái chế và tái sử dụng các nguyên liệu có sẵn tronggia đình, nhà trường

V Kết luận, khuyến nghị

1 Kết luận:

n

Trang 22

Qua thực tế áp dụng sáng kiến vào giảng dạy chủ đề Bảng Tuần Hoàn cácnguyên tố Hóa học cho học sinh lớp 10 chúng tôi nhận thấy:

- Tất cả học sinh đều được tham gia vào các hoạt động học tập

- Học sinh chủ động tìm tòi kiến thức và học sinh nào cũng phải hoạt động, tạo

ra một phong trào học tập sôi nổi, không gò bó, nhàm chán đơn điệu

- Khắc sâu kiến thức cơ bản cho học sinh, kích thích khả năng tư duy sáng tạocho học sinh

2 Khuyến nghị:

Qua thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy một vài điểm cần lưu ý sau :

2.1 Về phía giáo viên :

- Để thực hiện tốt, người giáo viên cần nghiên cứu kỹ bài giảng, xác định đượckiến thức trọng tâm, tìm hiểu, tham khảo các tài liệu và các phần mềm công nghệthông tin phù hợp với từng nội dung để có thể triển khai bài giảng theo hướng tính tíchcực của học sinh và đạt được hiệu quả tối ưu

2.2 Về phía nhà trường :

- Trang bị đầy đủ các thiết bị công nghệ hiện đại như máy chiếu, tivi, máy vitính cài được các phần mềm hỗ trợ để giáo viên có thể được sủ dụng thường xuyên chocác tiết học khác Nhà trường phải có các phòng thí nghiệm

- Mỗi trường nên có Câu lạc bộ khoa học kĩ thuật để học sinh có thể vận dụngcác kiến thức đã học tạo ra các sản phẩm giúp khắc sâu kiến thức của các em

- Danh sách những người đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có):

Chức danh

Trình độ chuyên môn

Nội dung công việc hỗ trợ

1 Nguyễn Thị

Thúy

1984 Trường

THPT Kim Sơn B

Tổ phó Cử nhân Thiết kế bài giảng

và áp dụng kiểm tra đánh gián

Trang 23

Trong quá trình thực hiện chắc chắn không tránh được những thiếu sót rất mongđược sự đóng góp ý kiến của quí thầy cô giáo để đề tài được tốt hơn.

Xin trân trọng cảm ơn!

Chúng tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toànchịu trách nhiệm trước pháp luật

XÁC NHẬN CỦA LÃNH ĐẠO

ĐƠN VỊ CƠ SỞ

Kim Sơn, ngày 10 tháng 05 năm 2023

Người nộp đơn Nguyễn Thị Thúy Phạm Thị Lành Bùi Thị Thúy Phạm Thị Hồng Đồng Thị Thanh Thảo

n

Trang 24

VI PHỤ LỤC MINH HỌA

PHỤ LỤC I

KẾ HOẠCH BÀI DẠY STEM CHỦ ĐỀ: BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ

HÓA HỌC BẢNG TUẦN HOÀN 3D

Môn học: Hóa học Lớp: 10Thời gian thực hiện: 7 tiết

I MỤC TIÊU

1 Kiến thức:

- Nêu được lịch sử phát minh bảng tuần hoàn hóa học

- Mô tả được cấu tạo bảng tuần hoàn hóa học và nêu được các khái niệm liên quan: ô,chu kì, nhóm

- Nêu được nguyên tắc sắp xếp của bảng tuần hoàn các nguyên tố, phân loại nguyêntố

- Giải thích được xu hướng biến đổi một số tính chất của đơn chất (bán kính, độ âmđiện, tính kim loại/ phi kim); Nhận xét được xu hướng biến đổi thành phần và tínhchất của hợp chất trong một chu kì và trong một nhóm (tính acid/ tính base)

- Phát biểu được định luật tuần hoàn và trình bày được ý nghĩa của bảng tuần hoàncác nguyên tố hóa học

(Năng lực hóa học- (CC1- CC12)

(1) CC1.Thu thập và tìm hiểu các thông tin về bảng tuần

hoàn hóa học để nêu được lịch sử phát minh định luậttuần hoàn và BTH các nguyên tố hoá học

(2) Sử dụng được quy trình nghiên cứu khoa học: Quan

sát, đặt câu hỏi, đề xuất và xây dựng giải pháp, thực hiện giải pháp và rút ra kết luận

CC2 Thông qua vận dung kiến thức đã học để mô tả

được cấu tạo của BTH các nguyên tố hoá học và nêuđược các khái niệm liên quan (ô, chu kì, nhóm)

CC3 Tự nghiên cứu, thảo luận, trao đổi theo nhóm trả

n

Trang 25

lời các nội dung trong phiếu học tập để nêu đượcnguyên tắc sắp xếp của BTH các nguyên tố hoá học(dựa theo cấu hình electron)

CC4 Thông qua phân tích, thực hiện nhiệm vụ trong

phiếu học tập để phân loại được nguyên tố (dựa theo cấuhình electron: nguyên tố s, p, d, f; dựa theo tính chất hoáhọc: kim loại, phi kim, khí hiếm)

CC5 Vận dụng các kiến thức đã nghiên cứu được để

giải thích được xu hướng biến đổi bán kính nguyên tửtrong một chu kì, trong một nhóm (nhóm A) (dựa theolực hút tĩnh điện của hạt nhân với electron ngoài cùng

và dựa theo số lớp electron tăng trong một nhóm theochiều từ trên xuống dưới)

CC6 Dựa vào quan sát bảng tuần hoàn và các giá trị

được cung cấp để nhận xét được xu hướng biến đổi độ

âm điện và tính kim loại, phi kim của nguyên tử cácnguyên tố trong một chu kì, trong một nhóm (nhóm A)

CC7 Vận dụng các kiến thức đã nghiên cứu được để

giải thích được xu hướng biến đổi độ âm điện và tínhkim loại, phi kim của nguyên tử các nguyên tố trongmột chu kì, trong một nhóm (nhóm A)

CC8 Dựa vào kĩ năng quan sát, phân tích và vận dụng

kĩ năng đã học để nhận xét được xu hướng biến đổithành phần và tính chất acid/base của các oxide và cáchydroxide theo chu kì

CC9 Vận dụng kiến thức đã học, viết được phương

trình hoá học minh hoạ sự biến đổi thành phần và tínhacid/base của oxide và các hydroxide theo chu kì

CC10 Thông qua việc nghiên cứu, phân tích, tổng hợp

nội dung trong PHT, phát biểu được định luật tuần hoàn

CC11 Thông qua việc nghiên cứu, phân tích, tổng hợp

nội dung trong PHT, trình bày được ý nghĩa của BTH

n

Trang 26

(3) Vẽ sơ bộ một ô nguyên tố và Bảng tuần hoàn các

nguyên tố hóa học bằng tay hoặc với sự hỗ trợ của máytính

(4) Trình bày được các công việc cụ thể, phương pháp

thực hiện, phương tiện hỗ trợ trong từng bước của quátrình thiết kế như phát hiện, đề xuất và xây dựng đượcgiải pháp thiết kế BTH 3D Xây dựng và trình bày đượccác bước thực hiện tạo BTH 3D Trình bày, bảo vệ đượcbản thiết kế

(5) Chế tạo được sản phẩm, thử nghiệm sử dụng BTH

đã thiết kế để tra thông tin hỗ trợ học tập nội dung BTH,điều chỉnh và lí giải được những thay đổi so với bảnthiết kế

Năng lực

công

nghệ

(6) Sử dụng và đánh giá công nghệ: đề xuất được tiêu

chí cho việc lựa chọn, sử dụng vật liệu đúng cách, hiệuquả, an toàn, thẩm mỹ, chi phí thấp Lựa chọn và sửdụng được phần mềm để tìm kiếm, xử lí thông tin và tạocác bài trình bày

Năng lực

toán học

(7) Lựa chọn được loại hình khối, vẽ và tạo lập hình

khối, tính toán được diện tích, tính toán tỉ lệ kích thướcgiữa các nguyên tố

Năng lực chung (8) NL tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực lập kế

hoạch và thực hiện nhiệm vụ

(9) NL giao tiếp và hợp tác: Trình bày, trao đổi, đóng

góp, hỗ trợ bạn học trong hoạt động nhóm

(10) NL giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thực hiện được

quy trình nghiên cứu, lập kế hoạch, chế tạo BTH 3D một

n

Trang 27

cách sáng tạo.

2 Phẩm chất

- (11) Trung thực: Báo cáo đúng kết quả của thí nghiệm và kết quả điều tra trong giải

quyết vấn đề; nêu rõ, cụ thể và đánh giá đúng những việc mà bản thân mình đã làm,đóng góp trong nhóm

- (12) Trách nhiệm: trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao cũng như hỗ trợ các

thành viên khác trong nhóm; nghiêm túc, cẩn thận, tuân thủ các quy tắc an toàn, thugom rác thải …khi tham gia trải nghiệm tạo sản phẩm

II THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1 Chuẩn bị của GV:

- Phiếu học tập và phiếu hỗ trợ số 1, 2, 3, 4; sơ đồ tư duy hệ thống kiến thức

- Phiếu thiết kế, phiếu chế tạo; phiếu đánh giá theo tiêu chí

- PowerPoint

- Các ô nguyên tố (36 ô/1 nhóm); thẻ 2 nhóm và 2 chu kì

- Bảng phụ/giấy A0, bút dạ

Bảng mô tả công cụ đánh giá và minh chứng đánh giá

STT Tên hoạt động Công cụ đánh giá Minh chứng

Bài trình bày của HS

thông qua kết quả thựchiện theo phiếu học tập(1; 2; 3; 4)

n

Trang 28

Thực hiện giải pháp,

chế tạo và điều chỉnh

sản phẩm

GV theo dõi, hỗ trợ HS thông qua các kênh

thông tin truyền thông

- GV giao cho HS nhiệm vụ tiếp theo: Thuyếttrình sản phẩm của nhóm trước lớp

5 Báo cáo, chia sẻ,

đánh giá sản phẩm

- Phiếu đánh giátheo tiêu chí (Phụlục )

- Sản phẩm BTH3D

-Bài thuyết trìnhPowerPoint

Bài thuyết trìnhPowerPoint video/ hìnhảnh trong quá trình chếtạo

2 Chuẩn bị của HS

- Ôn tập, liên hệ kiến thức đã học ở chủ đề Cấu tạo nguyên tử

- Chuẩn bị vật liệu tạo BTH

- PowerPoint thuyết trình

III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Chuỗi hoạt động dạy học và dự kiến thời gian như sau:

2 Nghiên cứu kiến thức nền 25 phút + 90 phút trên lớp (tiết 1,

2,3)

3 Đề xuất và lựa chọn giải pháp Tiết 4, 5 trên lớp

4 Thực hiện giải pháp, chế tạo và điều

5 Báo cáo, chia sẻ, đánh giá sản phẩm Tiết 6, 7

1 Hoạt động 1 Xác định vấn đề (20 phút)

n

Trang 29

a Mục tiêu

Hoạt động này giúp tập trung sự chú ý, kích thích hứng thú tìm tòi khám phá của HS,

phát triển NL (CC1).

b Nội dung

- Thảo luận bầu cơ cấu tổ chức nhóm (4 nhóm) xuyên suốt quá trình học tập

- HS xem phim về lịch sử ra đời BTH các nguyên tố hóa học và trả lời câu hỏi

- Thông báo tiến trình các hoạt động học tập tiếp theo

c Sản phẩm

- Đoạn phim cung cấp các thông tin: Nguồn gốc ra đời BTH, các nhà khoa học đã tìmcác cách để hệ thống, phân loại và tìm ra một quy luật chung chi phối tính chất của cácnguyên tố

d Tổ chức thực hiện

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV tổ chức cho HS thành lâ ̣p 4 nhóm, HS tự bầu nhóm trưởng, thư kí, quản lí, …Nhóm này sẽ thực hiê ̣n xuyên suốt trong các hoạt đô ̣ng học tâ ̣p của chủ đề

- GV nêu nhiệm vụ: Xem đoạn phim (Có thể cho xem liên tục hoặc dừng từng đoạn để

tập trung sự chú ý của HS), link: https://www.youtube.com/watch?v=3CksvuEbM0I

và trả lời các câu hỏi:

Câu 1: Đoạn phim cung cấp các thông tin gì? Em hãy trình bày ngắn gọn các thông

tin đó

Câu 2: Tại sao gọi là BTH Mendeleev trong khi có nhiều nhà khoa học trước và sau

ông cùng nghiên cứu, xây dựng?

Câu 3: Tại sao phải phát minh ra BTH? Tại sao gọi là BTH các nguyên tố hóa học

mà không gọi là bảng các nguyên tố hóa học? Các yếu tố nào tuần hoàn?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

HS xem đoạn phim và viết các câu trả lời lên bảng nhóm

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

GV yêu cầu HS treo và tổ chức thảo luận các nội dung trong bảng nhóm

Bước 4: Kết luận, nhận định:

- GV sơ lược lại lịch sử phát minh định luật tuần hoàn và BTH các nguyên tố hoá họcbằng các slide chứa các hình ảnh sau:

n

Trang 30

+ Tại sao phải phát minh ra BTH các nguyên tố hóa học?

- GV chiếu hình 1, yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em nhận thấy điều gì trong hình này?

- HS trả lời: Sắp xếp có trật tự, cùng màu, cùng loại,… để phân biệt các loại nước,tránh nhầm lẫn, tránh lộn xộn,…

- GV chia sẻ: Nếu vào bất kì của hàng nào, thì có thể nhận thấy rằng tất các các sảnphẩm tương tự nhau được xếp gần với nhau giúp người mua và người bán dễ dàng tìmmặt hàng cần mua Điều này cũng tương tự với 118 nguyên tố hóa học (chiếu hình 2)chứa nhiều thông tin, đặc điểm khác nhau

 Các nguyên tố cần được sắp xếp một cách có hệ thống, hợp lí dựa trên các cơ sở nào đó sẽ giúp chúng ta dễ ghi nhớ, tìm kiếm hiểu các nguyên tố và tính chất củachúng, cũng như nghiên cứu các thuộc tính và công dụng của nó

+ Tại sao gọi là BTH Mendeleev?

Hình 1

Hình 2

n

Trang 31

Một đêm vào năm 1869, sau 3 ngày liên tiếp tìm tòikhông ngủ, mệt mỏi khiến ông ngủ thiếp Trong giấc

mơ, Mendeleev nhìn thấy một trang bảng biểu gồmnhiều ô, đồng thời lại thấy các nguyên tố hóa học đã

lũ lượt theo nhau rơi vào từng ô thích hợp Khi bừngtỉnh, ông vội ghi lại ý tưởng thiết lập bảng sắp xếpnguyên tố này Đây được xem như là BTH đầu tiên,

mà ngày nay chúng ta có thể thấy nó ở khắp các quốc

Hình 3

Hình 4

n

Trang 32

- GV giới thiệu thêm, sau này một số nhà khoa học tiếp tục chỉnh sửa và mở rộng thêmcác nguyên tố mới vào vị trí trong BTH Tuy nhiên, về mặt hình thức thì BTH cácnguyên tố hóa học hiện tại vẫn giữ được đúng những nét cơ bản của BTH gốc củaMendeleev Đó là lí do có tên gọi BTH Mendeleev.

+ Tại sao gọi là BTH các nguyên tố hóa học mà không gọi là bảng các nguyên tốhóa học? Các nguyên tố được sắp xếp dựa trên những nguyên tắc nào? Các yếu tố nàotuần hoàn? Tuần hoàn như thế nào? HS tiếp tục khám phá để tìm câu trả lời cho các câuhỏi này

- Thông báo tiến trình thực hiện tiếp theo:

Các nhóm thực hiện nhiệm vụ được phân công trong phiếu học tập tìm hiểu về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học (trên lớp)  đề xuất và báo cáo về thiết kế bảng tuần hoàn 3D (trên lớp)  chế tạo bảng tuần hoàn 3D (ở nhà)  báo cáo, chia sẻ và đánh giá kết quả (trên lớp)

2 Hoạt động 2: Nghiên cứu kiến thức nền

Hoạt động 2.1: Nghiên cứu kiến thức nền (Thực hiện phiếu học tập số 1,2)

Hình 5

n

Trang 33

a Mục tiêu: Sau hoạt động này, HS được phát triển NL (CC2- CC9), góp phần phát

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

GV yêu cầu nhóm trưởng của mỗi nhóm nhận và kiểm tra đồ dùng học tập (phiếu họctập, thẻ các nguyên tố như trong phiếu học tập, bảng phụ, phấn, bút dạ), tổ chức cho HSkhám phá kiến thức thông qua việc thực hiện phiếu học tập số 1, 2 theo kĩ thuật mảnhghép:

+ Nhóm chuyên gia: Tương ứng với 4 nhóm đã chia trước đó Trongmột nhóm, mỗi thành viên nhận cùng 1 số báo danh

Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ:

- H.S các nhóm nghiên cứu sách giáo khoa, thảo luận nhóm để thực hiện nhiệm vụ

- GV quan sát và cung cấp phiếu hỗ trợ số 1, số 2, nếu HS các nhóm có nhu cầu (tùythuộc mức độ cần hỗ trợ của HS để GV quyết định hỗ trợ như thế nào)

- Bước 3,4: Thực hiện trong vòng mảnh ghép

Hoạt động 2.2: Nghiên cứu kiến thức nền

a Mục tiêu: Sau hoạt động này, HS được phát triển NL (CC2- CC9), góp phần phát

triển PC và NL chung (8-11)

b Nội dung: HS thực hiện theo nhóm PHT số 3, số 4 (trình bày trong mục C Phụ lục).

c Sản phẩm

- Nội dung trả lời của HS.

- Nội dung kiến thức GV kết luận: bằng sơ đồ tư duy

d Tổ chức thực hiện

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

n

Trang 34

GV yêu cầu nhóm trưởng của mỗi nhóm nhận và kiểm tra đồ dùng học tập (phiếu họctập, thẻ các nguyên tố như trong phiếu học tập, bảng phụ, phấn, bút dạ), tổ chức cho HSkhám phá kiến thức thông qua việc thực hiện phiếu học tập số 3, 4 theo kĩ thuật mảnhghép:

và thực hiện tiếp phiếu học tập số 3, số 4 Các nhóm mảnh ghép trình bày kiến thức đã

khám phá được dưới dạng sơ đồ tư duy trên giấy A0 gồm các mạch nội dung chính:

Nguyên tắc sắp xếp, cấu tạo BTH (ô, chu kì, nhóm), các đại lượng biến đổi tuần hoàn,

ý nghĩa của BTH

Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ:

- H.s các nhóm nghiên cứu sách giáo khoa, thảo luận nhóm để thực hiện nhiệm vụ

- GV quan sát và cung cấp phiếu hỗ trợ số 3 nếu HS các nhóm có nhu cầu (tùy thuộcmức độ cần hỗ trợ của HS để GV quyết định hỗ trợ như thế nào)

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- GV sử dụng kĩ thuật phòng tranh kết hợp 321, tổ chức cho HS tham quan và nhận xét.Mỗi nhóm thống nhất viết 3 điều học được, 2 hạn chế, 1 đề xuất vào giấy note sau đódán lên sơ đồ tư duy của HS các nhóm mảnh ghép

Bước 4: Kết luận, nhận định:

GV nhận xét phần hoạt động nhóm, kết quả của các nhóm HS về phiếu học tập số 1, 2,

3, 4 qua đó kết luận về kiến thức liên quan bằng sơ đồ tư duy của GV

3 Hoạt động 3 Thiết kế và lựa chọn giải pháp

Hoạt động 3.1 Mở đầu của việc thiết kế và lựa chọn giải pháp

a Mục tiêu: Hoạt động này nhằm mục đích tập trung lại sự chú ý và tạo sự hứng thú

cho HS sau hoạt động nghiên cứu kiến thức nền, cung cấp thêm một số thông tin hỗ trợ HS đề xuất ý tưởng trong hoạt động thiết kế

b Nội dung

- Xem video bài hát về các nguyên tố trong bảng tuần hoàn và trả lời câu hỏi

n

Trang 35

c Sản phẩm

+ Đoạn phim cung cấp các thông tin về các nguyên tố trong bảng tuần hoàn và cáchsắp xếp các nguyên tố đó

d Tổ chức thực hiện

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- HS xem bài hát periodic table song và yêu cầu HS hoạt động cặp đôi để trả lời các câuhỏi: https://www.youtube.com/watch?v=rz4Dd1I_fX0&t=23s,

Câu 1: Nêu 3 nguyên tố kèm với tên tiếng anh, ứng dụng của mỗi nguyên tố trong đờisống?

Câu 2: GV yêu cầu HS quan sát BTH của HS đang có (hoặc chiếu BTH), sử dụng kĩthuật 321 yêu cầu các nhóm HS nêu 3 điều yêu thích, 2 điểm hạn chế và một đề xuất vềBTH ?

Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ:

- HS lắng nghe bài hát để trả lời

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

H.s trả lời câu hỏi

Bước 4: Kết luận, nhận định:

Từ các câu trả lời của học sinh

Hoạt động 3.2 Đề xuất ý tưởng, lựa chọn giải pháp

a Mục tiêu: Hoạt động này giúp HS phát triển NL (3), (4), (6), (7); góp phần phát

triển PC, NL (8-11)

b Nội dung

- HS đề xuất ý tưởng, lựa chọn giải pháp, vẽ sơ bộ về ô nguyên tố và BTH hóa học

- Thảo luận, thống nhất tiêu chí đánh giá sản phẩm

c Sản phẩm

- Nội dung đánh giá theo bảng kiểm, nhận xét và góp ý trên giấy nhớ của giáo viên và học sinh

d Tổ chức thực hiện

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

Học sinh thực hiện nhiệm vụ: Thiết kế BTH 3D với hình khối thiết kế nhỏ gọn, chứanhiều thông tin với mỗi ô nguyên tố bên cạnh các thông tin quan trọng đã nghiên cứu ở

n

Trang 36

trên, sự biến thiên và tính tuần hoàn của từng đại lượng của các nguyên tố theo chu kì

và nhóm Em hãy đóng vai là kĩ sư chế tạo, nhận đơn hàng thiết kế, chế tạo BTH 3D

có nhiều tính năng ưu việt, cung cấp cho các trường học HS đề xuất và thống nhất cácyêu cầu của sản phẩm, thống nhất tiêu chí đánh giá sản phẩm vào giấy A0/ hoặc bảngphụ

Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ:

- HS thảo luận đưa ra đề xuất và thống nhất các yêu cầu của sản phẩm (nếu HS không

đề xuất được, GV chiếu các yêu cầu của sản phẩm)

- HS thảo luận, thống nhất các tiêu chí đánh giá

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

Các nhóm cử đại diện báo cáo

Bước 4: Kết luận, nhận định:

Sản phẩm dự kiến của các yêu cầu sản phẩm là:

+ Tối đa 36 ô nguyên tố đầu tiên trong BTH sắp xếp đúng theo nguyên tắc

+ Chứa nhiều thông tin bên cạnh các thông tin đã có như trong BTH thương mại, bốtrí thông tin một cách khoa học, thống nhất giữa các ô nguyên tố

+ Các ô có tính linh hoạt (xoay/gập) để tra cứu thông tin

+ Làm từ vật liệu đơn giản, chi phí thấp

+ Bền, thẩm mỹ

+ Trình bày được các đặc điểm, tính năng ưu việt của sản phẩm để thuyết phục cáctrường học sử dụng

Hoạt động 3.3 Thiết kế sơ bộ bản vẽ và xác định vật liệu phù hợp để chế tạo BTH.

a Mục tiêu: Hoạt động này giúp HS phát triển NL (3), (4), (6), (7); góp phần phát

Ngày đăng: 30/01/2024, 04:58

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w