Củ cây Đinh lăng sau khi xử lý sơ bộ...16 Trang 6 THÔNG TIN CHUNGTên đề tàiKhảo sát hoạt tính kháng oxy hóa của cao chiết ethanol trong củ Đinh lăng Polyscisa fructicosa định hướng ứng
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC & ĐÀO TẠO
THUYẾT MINH CHI TIẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG
TÊN ĐỀ TÀI: KHẢO SÁT HOẠT TÍNH KHÁNG OXY HÓA CỦA CAO CHIẾT ETHANOL CỦ ĐINH LĂNG (POLYCIAS FRUTICOSA), ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG TRONG SẢN XUẤT THỰC PHẨM
BẢO VỆ SỨC KHỎE
Chủ nhiệm đề tài: NGUYỄN THỊ NGỌC BÍCH
Đơn vị: Lớp Công nghệ Kỹ thuật Hóa học khóa 2019 Khoa Hóa học Ứng dụng, Trường Đại học Trà Vinh.
Trà Vinh, ngày 14 tháng 12 năm 2021
ISO 9001 : 2015
Trang 2MỤC LỤC
THÔNG TIN CHUNG 6
NỘI DUNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 8
1 Tính cấp thiết: 8
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước: 8
2.1 Tình hình nghiên cứu trong nước: 8
2.1.1 Tình hình nghiên cứu trong tỉnh: 8
2.1.2 Tình hình nghiên cứu ngoài tỉnh: 8
2.2 Tình hình nghiên cứu ngoài nước: 10
3 Mục tiêu nghiên cứu: 11
3.1 Mục tiêu chung/tổng quát: 11
3.2 Mục tiêu cụ thể: 11
4 Nội dung triển khai nghiên cứu: 11
4.1 Định lượng saponin tổng trong củ cây Đinh Lăng bằng phương pháp phân tích UV-Vis 11
4.2 Xây dựng quy trình ly trích saponin tổng trong củ cây Đinh Lăng từ đó đưa ra quy trình ly trích tối ưu 11
4.3 Định lượng saponin tổng trong quy trình chiết tối ưu bằng phương pháp UV-Vis 12
4.4 Khảo sát hoạt tính kháng oxy hóa của cao chiết trong củ cây Đinh lăng để định hướng ứng dụng trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe 12
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 12
5.1 Đối tượng nghiên cứu: 12
5.1.1 Cây Đinh lăng (Polycias fruticosa) 12
5.1.2 Ứng dụng của cây Đinh lăng 14
5.2 Phạm vi nghiên cứu: 15
6 Phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sẽ sử dụng: 15
6.1 Định lượng hàm lượng Saponin tổng trong cao chiết củ cây Đinh lăng bằng phương pháp UV-Vis 15
6.2 Xây dựng quy trình ly trích saponin tổng trong củ cây Đinh Lăng từ đó đưa ra quy trình ly trích tối ưu 16
6.2.1 Khảo sát sự ảnh hưởng của dung môi chiết 17
6.2.2 Khảo sát sự ảnh hưởng của tỷ lệ rắn - lỏng 18
6.2.3 Khảo sát sự ảnh hưởng của nhiệt độ chiết 18
Trang 36.2.4 Khảo sát sự ảnh hưởng của thời gian chiết 18
6.2.5 Khảo sát sự ảnh hưởng của phương pháp chiết 19
6.3 Định lượng saponin tổng trong quy trình chiết tối ưu bằng phương pháp UV-Vis 19
6.4 Khảo sát hoạt tính kháng oxy hóa của cao chiết củ cây Đinh lăng bằng phương pháp DPPH 20
7 Tình trạng đề tài, phương án phối hợp: 20
7.1 Tình trạng đề tài: 20
7.2 Phương án phối hợp với các đối tác bên ngoài Trường: Không 20
8 Tiến độ thực hiện: 20
9 Sản phẩm và kết quả nghiên cứu: 22
9.1 Sản phẩm giao nộp bắt buộc: 22
9.2 Sản phẩm khác: 23
10 Các lợi ích mang lại và tác động của kết quả nghiên cứu: 23
11 Khả năng ứng dụng và phương thức chuyển giao kết quả nghiên cứu: 23 12 Tổ chức, đơn vị đặt hàng và tài trợ kinh phí, đối ứng kinh phí: 23
13 Kinh phí thực hiện đề tài: 24
TÀI LIỆU THAM KHẢO 24
PHỤ LỤC 1: DỰ TOÁN KINH PHÍ THỰC HIỆN 28
Trang 4DANH MỤC BẢNG
Bảng 6.1 Dụng cụ, thiết bị và hóa chất sử dụng 14
Bảng 6.2: Khảo sát sự ảnh hưởng của dung môi chiết 16
Bảng 6.3: Khảo sát sự ảnh hưởng của tỷ lệ rắn - lỏng 17
Bảng 6.4: Khảo sát sự ảnh hưởng của nhiệt độ chiết 17
Bảng 6.5: Khảo sát sự ảnh hưởng của thời gian chiết 18
Trang 5DANH MỤC HÌNH
Hình 1 Cấu tạo chung của saponin [30] 12
Hình 2 Cây Đinh lăng lá nhỏ 15
Hình 3 Củ cây Đinh lăng lá nhỏ 15
Hình 4 Củ cây Đinh lăng sau khi xử lý sơ bộ 16
Hình 5 Củ cây Đinh Lăng xử lý thành bột 16
Trang 6THÔNG TIN CHUNG
Tên đề tài Khảo sát hoạt tính kháng oxy hóa của cao chiết ethanol
trong củ Đinh lăng (Polyscisa fructicosa) định hướng ứng dụng sản xuất thực phẩm
Trang 7- Đơn vị công tác: Bộ môn Ứng dụng Chất dẻo Linh hoạt và Vật liệu Nano, Khoa Hóa học Ứng dụng
- Email: ntthuha@tvu.edu.vn
Điện thoại: 0987.379.318
Trang 8NỘI DUNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
1 Tính cấp thiết:
Cùng với sự tiến bộ của nền khoa học - kỹ thuật thì đời sống của con ngườingày càng được nâng cao, do đó con người ngày càng quan tâm nhiều hơn vềsức khỏe và hướng đến việc sử dụng các loài thảo dược có nguồn gốc từ thiênnhiên để chăm sóc sức khỏe Trong số các loài thảo dược đó phải kể đến là cây
Đinh lăng Đinh lăng (Polyscias fruticosa) là một cây thuốc quý thuộc họ Nhân
sâm (Araliaceae) [1], từ lâu đã được sử dụng như một loại thảo dược quý để cảithiện sức khỏe do có chứa nhiều hợp chất có hoạt tính sinh học cao như:saponin, alkaloid, flavonoid, polyphenol, vitamin và các loại acid amin [2] Cácnghiên cứu đã công bố cho thấy Đinh Lăng có nhiều tác dụng trong y học rấtquan trọng như: tác dụng kích thích hệ miễn dịch [3]; chống oxy hóa, hạcholesterol [4]; hạ đường huyết [5] chống viêm, kháng histamin, chống hensuyễn [6], [7].… Ở Việt Nam, nguồn dược liệu cây Đinh Lăng rất phong phú, rất
dễ khai thác và có tiềm năng phát triển thành sản phẩm chăm sóc sức khỏe antoàn và hiệu quả
Ngày nay với sự phát triển của ngành hóa học hữu cơ, công nghệ trích lycác chất hữu cơ từ thiên nhiên có hoạt tính sinh học không những được sử dụngrộng rãi trong lĩnh vực y học mà còn được sử dụng phổ biến trong các lĩnh vựckhác như: thực phẩm, mỹ phẩm, … Chính vì vậy, những nghiên cứu cây ĐinhLăng được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu Tuy nhiên, những công bố
về nghiên cứu của loài cây này chỉ dừng lại ở xác định thành phần hóa học, hoạttính sinh học của các hợp chất chứa trong cây Đinh Lăng, và một số ứng dụngtrong y học mà chưa nghiên cứu ứng dụng nhiều về quy trình ly trích và ứngdụng vào những sản phẩm bảo vệ sức khỏe Mặc khác, việc nghiên cứu về câyĐinh Lăng trên địa bàn tỉnh Trà Vinh vẫn còn là đề tài mới và chưa có nghiêncứu nào, việc khai thác và sử dụng cây Đinh Lăng chủ yếu chỉ dừng lại ở việcnấu nước uống hoặc sử dụng vào việc xông, chống cảm cho người bệnh Vì vậy,tuy Đinh Lăng là nguồn nguyên liệu dồi dào nhưng khai thác và sử dụng mộtcách hiệu quả và khoa học thì cần nhiều nghiên cứu hơn nữa về cây Đinh Lăng
để tạo ra những nguồn dữ liệu khoa học và ứng dụng vào thực tiễn Trên cơ sở
đó nên đề tài “Khảo sát hoạt tính kháng oxy hóa của cao chiết ethanol trong
củ Đinh lăng (Polyscisa fructicosa) định hướng ứng dụng sản xuất thực
phẩm bảo vệ sức khỏe” được thực hiện.
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước:
2.1 Tình hình nghiên cứu trong nước:
2.1.1 Tình hình nghiên cứu trong tỉnh:
Đề tài “Khảo sát hoạt tính kháng oxy hóa của cao chiết ethanol trong
củ Đinh lăng (Polyscisa fructicosa) định hướng ứng dụng sản xuất thực
phẩm bảo vệ sức khỏe” tại Trà Vinh đây vẫn còn là đề tài mới, hiện chưa có
công trình nào nghiên cứu
2.1.2 Tình hình nghiên cứu ngoài tỉnh:
Trang 9Đinh Lăng được xem là một loại nhân sâm quý có nhiều công dụng cho cảithiện sức khỏe, từ những năm 60 của thế kỷ trước đã có những nghiên cứu vềĐinh Lăng và loại cây này đã được đưa vào Dược điển Việt Nam như một loạidược liệu bột, tăng lực Năm 1985, trong nghiên cứu so sánh tác dụng tăng lực
và sinh thích nghi của Đinh lăng của Giáo sư Ngô Ứng Long ở Học viện quân y
đã tìm thấy trong Đinh lăng có các thành phần: alkaloid, glucozid, saponin,flavonoid, tannin, vitamin B1, các acid amin trong đó có lyzin, xystein,methionin là những acid amin không thể thay thế được [8] Tuy nhiên, trongnghiên cứu này chưa đưa ra được những số liệu cụ thể về hàm lượng của cáchợp chất trên, cần có thêm những nghiên cứu để xác định hàm lượng của cáchợp chất trong cây Đinh lăng
Đến năm 1992, Giáo sư Võ Xuân Minh đã nghiên cứu thành phần saponintrong các bộ phận của cây Đinh lăng và cho biết hàm lượng saponin trong rễ là0,49%; vỏ rễ 1,0%; lõi rễ 0,11% và trong lá là 0,38% Cũng trong năm 1992,ông đã có thêm những nghiên cứu và đề xuất quy trình tách chiết saponin từĐinh Lăng và tạo ra một số sản phẩm dạng bào chế từ nguyên liệu này như chètan phun sương và chè tan hạt Đinh lăng [9], [10]
Cũng vào năm 1992, Nguyễn Thị Nguyệt và cộng sự đã cô lập được acidoleanolic trong cây Đinh Lăng [11]
Năm 2003, trong nghiên cứu của Nguyễn Tấn Thiện cho biết ngoài acidoleanolic đã tìm thấy thì lần đầu tiên xác định được các hợp chất mới trong cây
Đinh lăng: 3-β-hydroxyolean-28→13-lacton; 3-hydroxymetyfurfural và phytol.
Năm 2016, Nguyễn Thị Bích Thu và cộng sự đã công bố phân lập được 5hợp chất saponin triterpene từ rễ Đinh Lăng, trong đó một hợp chất lần đầu tiênđược phân lập là falcarindiol [15] Nghiên cứu đưa ra được quy trình phân lậpsaponin triterpene tuy nhiên quy trình này còn phức tạp và khó thực hiện
Năm 2017, Phó Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Thị Thu Hương và cộng sự đã thửnghiệm trên chuột nhắt trắng về tác dụng chống trầm cảm và stress của chếphẩm cây Đinh Lăng Kết quả cho thấy 17 cao chiết trong rễ cây Đinh Lăng cótác dụng chống trầm cảm và phục hồi sức khỏe với liều lượng 45-180 mg/kg thểtrọng Ngoài ra liều lượng này cũng có tác dụng khác như tăng lực, kích thíchhoạt động của não bộ và nội tiết và tăng sức đề kháng [16] Trong nghiên cứunày cho thấy cao chiết của Đinh Lăng có những ứng dụng quan trọng trong yhọc, và nghiên cứu chỉ dừng lại ở việc thử nghiệm về tác dụng của cao chiết, vìvậy cần có những nghiên cứu cụ thể hơn về quy trình chiết và hàm lượng cáchợp chất chứa trong các cao chiết này
Năm 2019, Bùi Thị Luyến đã nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn cơ sở cho
Trang 10dược liệu lá Đinh Lăng [17] và định lượng saponin tổng trong rễ Đinh lăng(Polyscias fruticosa) được thu hái tại Thái Nguyên bằng phương pháp đo quang[18] Khoảng tuyến tính được xây dựng với nồng độ acid oleanolic trong khoảng5-30µg/mL với độ tuyến tính r≈1 Phương pháp phân tích độ đúng và độ lặp lại(99,775%) đều cho kết quả phù hợp với yêu cầu phân tích [18] Tuy nhiên, quytrình trích ly cao chiết trong nghiên cứu này còn phức tạp và sử dụng dung môichiết độc hại.
Năm 2020, Nguyễn Thị Huyền đã nghiên cứu khảo sát thành phần hóa họccủa rễ Đinh Lăng Lá Răng, khảo sát khả năng gắn kết enzymePhosphodiesterase 5, trong nghiên cứu này đã khảo sát thành phần định tínhbằng sắc ký lớp mỏng, và khảo sát được hoạt tính kháng oxy hóa của Đinh Lăng
Lá Răng [19]
2.2 Tình hình nghiên cứu ngoài nước:
- Năm 1990, Joseph J Brophy đã nghiên cứu thành phần tinh dầu trong lá
Đinh lăng ở Thái Lan, kết quả cho thấy trong tinh dầu có 24 cấu tử trong đó có 4cấu tử chính là: β-elemen, α-beharmoten, germacgen-D và E-γ bisabolene [20]
- Năm 1992, Lutomski J tiến hành nghiên cứu và chỉ ra rằng các hợp chất
polyacetylen như (8E)-heptadeca-1,8-dien-4,6-diyn-3,10-diol phân lập được từĐinh Lăng cho thấy có hoạt tính kháng vi khuẩn Gram dương, kháng nấmCandida albican nhưng không kháng được vi khuẩn Gram âm [21]
- Năm 1996, Chaboud A và cộng sự đã cô lập từ lá khô của cây Đinh lăng,
một saponin triterpen là: Acid glucopyranosyl]-[28-O-β-D glucopyranosyl leanolic [22]
3-O-[α-rhamnopirannosyl-(1-4)-β-D Vào năm 1998, Võ Duy Huấn và cộng sự tiến hành phân lập được 11
saponin triterpene từ rễ Đinh lăng: tám saponin acid oleanolic mới có tên làpolysciosides A đến H được phân lập cùng với ba saponin đã biết Các cấu trúccủa saponin được thiết lập bằng phương tiện dữ liệu quang phổ, đặc biệt làNMR, bao gồm các kỹ thuật COZY, HSQC, HMBC và NOESY [23]
- Đến năm 1999, trong một bài báo đăng trên tạp chí Ancient Science of
Life, M.B Bensita và cộng sự đã công bố khả năng kháng khuẩn của hợp chấtpolyacetylen trong lá Đinh lăng Khả năng kháng khuẩn của hợp chất này mạnhhơn saponin Cũng trong nghiên cứu này, tác giả đã cho thấy khả năng chốngtrầm cảm của saponin từ lá và rễ cây Đinh lăng [24]
- Năm 2005, M.C.Divakar và các cộng sự phân lập và xác định thành công
hai glycoside triterpene từ lá và rễ Đinh lăng Các cấu trúc này được phân lậpbằng phương pháp hóa học, quang phổ và sắc ký Các nghiên cứu cho thấy cảhai hợp chất tạo ra kích thích miễn dịch đáng kể so với chiết thô [25]
- Năm 2007, Masruri đã tiến hành nghiên cứu chiết saponin trong rễ Đinh
lăng bằng dung môi methanol, diethyl ete, n-butanol Sau đó thực hiện phân tíchbằng TLC kết hợp sử dụng dung môi cloroform/metanol/nước với tỷ lệ 20:60:10
và kết quả cho thấy có sự xuất hiện của oleanane, oleanene, triterpenoid Sau đótiến hành phân tích bằng quang phổ IR và 1H-NMR [26] Nghiên cứu này chỉđưa ra khả năng chiết saponin trong 3 dung môi mà chưa thử nghiệm trong dungmôi ethanol
Trang 11- Năm 2020, Nguyễn Minh Phước tiến hành đánh giá mức giảm tổng
phenolic, tổng flavonoid, khả năng quét gốc DPPH (mMTE /100 g), thử nghiệmkhả năng chống oxy hóa khử sắt của trong rễ, vỏ cây và lá của Đinh lăng trongcác điều kiện xử lý nhiệt độ khác nhau Kết quả cho thấy rằng ở 135 phút/90oC /là phù hợp để giữ lại các thành phần hóa học nhất [23]
- Năm 2020, Nguyễn Ngọc Quý nghiên cứu đánh giá tác động của các điều
kiện chiết khác nhau đối với polyphenol, flavonoid và hoạt tính chống oxy hóa
từ rễ cây Đinh lăng Theo đó, tổng hàm lượng polyphenol, flavonoid được tínhbằng acid gallic và quercetin tương ứng Độ hấp thụ đo bằng UV-Vis Các điềukiện đạt được chiết xuất cao bao gồm 90% ethanol, tỷ lệ nguyên liệu và ethanol
là 1:20g/mL, thời gian chiết là 3 giờ và nhiệt độ chiết là 30oC Hàm lượngpolyphenol cao nhất là 96,09µg acid gallic/mg, hàm lượng flavonoid cao nhất là58,30µg quercetin/chiết xuất thô Hoạt tính chống oxy hóa khảo sát theo DPPH
là 96,14 µg/mL Kết qủa chỉ ra rằng cao chiết rễ cây Đinh lăng có tiềm năng ứngdụng vào việc giảm stress [24]
- Qua những nghiên cứu trong và ngoài nước cho thấy đề tài về Đinh lăng
đang được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu vì những ứng dụng rộng rãicủa cây Đinh lăng trong nhiều lĩnh vực khác nhau Tuy nhiên tại Trà Vinh đâyvẫn còn là đề tài mới, hiện chưa có nghiên cứu về xây dựng quy trình ly tríchhoạt chất trong củ cây Đinh Lăng để hướng ứng dụng vào thực phẩm bảo vệ sứckhỏe
3 Mục tiêu nghiên cứu:
3.1 Mục tiêu chung/tổng quát:
- Xây dựng quy trình ly trích tối ưu hoạt chất trong củ Đinh Lăng, định
lượng hàm lượng saponin tổng trong củ cây Đinh Lăng và khảo sát hoạt tínhkháng oxy hóa của cao chiết ethanol trong củ cây Đinh Lăng
3.2 Mục tiêu cụ thể:
- Xây dựng quy trình ly trích saponin tổng trong củ cây Đinh Lăng từ đó
đưa ra quy trình ly trích tối ưu Bằng cách khảo sát sự ảnh hưởng của dung môichiết, tỷ lệ rắn - lỏng, nhiệt độ chiết, thời gian và phương pháp chiết đến hàmlượng saponin tổng trong cao chiết củ cây Đinh Lăng
- Định lượng saponin tổng trong quy trình chiết tối ưu bằng phương pháp
UV-Vis
- Khảo sát hoạt tính kháng oxy hóa của cao chiết ethanol trong củ cây Đinh
lăng để định hướng ứng dụng trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe
4 Nội dung triển khai nghiên cứu:
4.1 Định lượng saponin tổng trong củ cây Đinh Lăng bằng phương pháp phân tích UV-Vis.
4.2 Xây dựng quy trình ly trích saponin tổng trong củ cây Đinh Lăng từ đó đưa ra quy trình ly trích tối ưu.
Trang 124.3 Định lượng saponin tổng trong quy trình chiết tối ưu bằng phương pháp UV-Vis.
4.4 Khảo sát hoạt tính kháng oxy hóa của cao chiết trong củ cây Đinh lăng
để định hướng ứng dụng trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
5.1 Đối tượng nghiên cứu:
- Cao chiết ethanol từ củ cây Đinh lăng có độ tuổi từ 3-5 năm được trồng
tại Trà Vinh
5.1.1 Cây Đinh lăng (Polycias fruticosa)
Đặc điểm thực vật của cây Đinh lăng
Đinh lăng còn gọi là cây Gỏi cá (tên khác: Nam dương lâm) Đinh lăng có
tên khoa học: Polyscias fruticosa, thuộc họ Nhân sâm- Araliaceae Ngoài ra, nó còn được gọi với một số tên đồng nghĩa là Panax fruticosum, Nothopanax
fruticosum, Tieghenopanax fruticosu [29].
Đinh lăng là cây nhỏ dạng bụi, cao 1,5 – 2m Thân nhẵn, ít phân nhánh, cácnhánh non có nhiều lỗ bì lồi Lá kép mọc so le, có bẹ, phiến lá xẻ 3 lần lôngchim, mép có răng cưa không đều, chóp nhọn, lá chét và các đoạn đều có cuống.Cụm hoa chùy ở ngọn, gồm nhiều tán Hoa nhỏ, màu xám trắng, quả hình trứng,dẹt, màu trắng bạc Thu hoạch rễ của những cây đã trồng từ 3 năm trở lên, đemrửa sạch phơi khô ở chỗ mát, thoáng gió để đảm bảo mùi hương và phẩm chất
Thành phần hóa học
Củ Đinh lăng có glycosid, alkaloid, saponin, flavonoid, tannin, vitamin tantrong nước (B1, B2, B6, C, ), polyacetylen, các phytosterol và tới 20 acid amin(Arginin, alanin, asparagin, cystein, acid glutamic, leucin, lysin ) Các saponintriterpene trong cây Đinh lăng đều có phần sapogenin là acid oleanolic, phầnđường là glucose, galactose, rhammose …, với tỷ lệ hàm lượng là: rễ 0,49%; vỏ
rễ 1,00%; lõi rễ 0,11% Trong lá Đinh lăng cũng có các thành phần hóa học nhưtrong rễ Đinh lăng nhưng hàm lượng ít hơn Hàm lượng saponin toàn phần trong
lá là 0,38% Ngoài ra còn có tinh dầu với thành phần chính là β-elemen, bergamoten, germacren, γ- bisabolene [4].
α- Saponin
Saponin còn gọi là saponosid là một nhóm glycosid lớn, gặp rộng rãi trongthực vật Tên saponin có nguồn gốc tiếng Latin Sapo là xà phòng và nhiều câychứa saponin được dùng để giặt áo quần như Saponaria officinalist, Quillajasapoparia,… [30], [31]
Các saponin khi thủy phân bằng acid thì cho các phần đường và aglycon(sapogenin) [30] Các aglycon có thể cấu tạo triterpenoid hay steroid Phầnđường có thể gồm một hay một số phân tử monose (thường là D-Glucosa, D-Galactoza, L-Arabioza, L-Rammoza) thông qua liên kết glucosid
Trang 13Hình 1 Cấu tạo chung của saponin [30]
Dựa vào cấu tạo hóa học của aglycon mà saponin được chia thành hainhóm lớn là: Saponin triterpenoid và Saponin steroid [31], [32]
Saponin triterpenoid có loại trung tính và loại acid Saponin steroid có loạitrung tính và loại kiềm Saponin triterpenoid có phần genin gồm 30 carbon cấutạo bởi 6 nhóm: hemiterpene, chia thành hai loại khác nhau: saponin triterpenoidpentacyclic và saponin triterpenoid tetracyclic
Saponin triterpenoid pentacyclic gồm 4 nhóm là olean, ursan, lupan, hopan.Saponin triterpenoid tetracyclic gồm 3 nhóm là dammaran, lanostan vàcucurbitan
Saponin steroid được chia thành 5 nhóm là nhóm sprostan, nhóm furostan,nhóm aminofurotan, nhóm spirosolan và nhóm solanidan
Sự phân bố của saponin trong thực vật
Saponin steroid thường gặp trong những cây một lá mầm Các họ hay gặplà: Amaryllidaceae, Dioscoreaceae, Liliaceae, Smilacaceae Đáng chú ý nhất làmột số loài thuộc chi Dioscorea L.; Agave L.; Yucca L
Đậu, đậu lăng, đậu nành, rau bina và yến mạch chứa một lượng lớnsaponin Cây thổ phục linh chứa nhiều saponin steroid, được dùng rộng rãi trongsản xuất thức uống có cồn [29], [31]
Saponin triterpenoid thường gặp trong những cây 2 lá mầm thuộc các họnhư: Acanthaccae, Amaranthsceae, Araliaceae, Campanulaceae, Caryophyll-aceae, Fabaceae, Polygalaceae, Runiaceae, Sapotaceae
Saponin triterpenoid còn được tìm thấy nhiều trong rễ cam thảo và các loàinhân sâm [14], [28]
Tính chất của saponin
Saponin thường không màu, trừ trường hợp các gluco-alkaloid, các saponinkhác ít cho phản ứng màu đặc trưng, thường ở dạng vô định hình, đa số có vịđắng Saponin tan được trong dung môi có nước, ethanol, methanol loãng, tankhá chuyên biệt trong n-butanol bão hòa nước, kém tan trong các dung môi hữu
cơ kém phân cực, rất ít tan trong aceton, ether, hexan do đó người ta dùng 3
Trang 14dung môi này để kết tủa saponin Saponin khó bị thẩm tích vì có phân tử lớn.Saponin khó tinh chế, có điểm nóng chảy từ 200oC trở lên.
Ứng dụng của hợp chất Saponin
Saponin có tác dụng long đờm, chữa ho Saponin là hoạt chất chính trongcác dược liệu chữa ho như viễn chí, cát cánh, cam thảo, thiên môn, mạch môn Một số dược liệu chứa saponin có tác dụng thông tiểu như rau má, tỳ giải,thiên môn, mạch môn,
Saponin có mặt trong một số vị thuốc bổ tăng cường sinh lực như nhânsâm, tam thất, ngũ gia bì, đinh lăng và một số cây thuộc họ nhân sâm khác Cólàm tăng sự thấm của tế bào; sự có mặt của saponin sẽ làm cho các hoạt chấtkhác dễ hoà tan và hấp thu, ví dụ trường hợp digitonin trong lá Digital Một số
có tác dụng chống viêm như saponin cam thảo, ngưu tất, cỏ xước Một số có tácdụng kháng khuẩn, kháng nấm, ức chế hoạt động của virut như saponin camthảo, lá cà chua, mầm khoai tây, ngoài ra còn có tác dụng chống ung thư
Saponin trong đậu nành giống như phytate, chất chống oxy hóa để bảo vệ
tế bào cơ thể chúng ta khỏi bị sự tấn công do tác dụng các gốc tự do Nó cũngcòn có khả năng trực tiếp ngăn cản sự phát triển ung thư kết tràng và đồng thờilàm giảm lượng cholesterol trong máu Saponin trong nhân sâm làm tăngchuyển hóa lipid, Theo các thí nghiệm, nhân sâm có thể ngăn ngừa sự phát sinhcholesterol cao ở thỏ, vì vậy mà ngăn ngừa được sự hình thành xơ vữa độngmạch [32]
5.1.2 Ứng dụng của cây Đinh lăng
Cây Đinh lăng được coi như nhân sâm Việt Nam vì nó có rất nhiều tácdụng tương tự như nhân sâm: làm tăng cường sức dẻo dai và nâng cao sức đềkháng của cơ thể, chống được hiện tượng mệt mỏi, bổ dưỡng, làm cho cơ thể ănngon, ngủ yên, tăng khả năng lao động và làm việc bằng trí óc, lên cân và chốngđộc…
Đinh lăng có tác dụng làm tăng hiệu lực điều trị của chloroquin trong bệnhsốt rét thực nghiệm trên động vật Đinh lăng có tác dụng tăng co bóp tử cung, cótác dụng an thần và ít độc, có tác dụng nội tiết kiểu oestrogen Nước sắc Đinhlăng có tác dụng đối kháng trùng roi Euglena viridis, trùng tiêm maoParamoecium caudatum và một số động vật nguyên sinh khác trong nước ngâmrơm và nước ao Nước sắc Đinh lăng còn có tác dụng chống choáng phản vệ ởmức độ vừa, bảo vệ được 60% chuột Lang qua cơn choáng
Rễ Đinh lăng được dùng làm thuốc bổ, chữa cơ thể suy nhược, gầy yếu mệtmỏi, tiêu hóa kém, ho, ho ra máu, đau tử cung, kiết lỵ, làm thuốc lợi tiểu Cànhdùng chữa phong thấp, đau lưng Lá dùng chữa cảm sốt, mụn nhọt, sưng tấy,sưng vú, chữa thiếu máu, viêm gan mãn tính, liệt dương, hen suyễn lâu năm.Saponin có nhiều lợi ích sức khỏe con người Các nghiên cứu đã chứngminh chúng có tác dụng ngăn ngừa cholesterol xấu trong máu, ung thư, tăngcường sức khỏe của xương và kích thích hệ miễn dịch Các tác động của saponinđược đánh giá từ nguồn thực vật cụ thể và kết quả không thể được áp dụng chosaponin khác Giảm Cholesterol: Saponin ràng buộc với muối mật và cholesteroltrong đường ruột Muối mật hình thành các mixen nhỏ với cholesterol tạo thuậnlợi cho sự hấp thụ của nó Saponin gây giảm cholesterol trong máu bằng cáchngăn chặn tái hấp thu của nó