1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Ảnh hưởng của phương tiện truyền thông đại chúng đến quan điểm và hành vi quan hệ tình dục trước hôn nhân của sinh viên tp hcm

49 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Ảnh hưởng của phương tiện truyền thông đại chúng đến quan điểm và hành vi quan hệ tình dục trước hôn nhân của sinh viên TP.HCM
Tác giả Đinh Nhã Anh, Đỗ Ngô Như Quyên, Bùi Ngọc Anh Thư, Nguyễn Ngọc Phương Uyên, Lê Ngọc Kim Ngân
Người hướng dẫn PGS.TS. Bùi Loan Thùy
Trường học Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Khoa học xã hội và nhân văn
Thể loại Luận văn
Năm xuất bản 2023
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 49
Dung lượng 874,81 KB

Nội dung

HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA BÁO CHÍ VÀ TRUYỀN THƠNG ---

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

KHOA BÁO CHÍ VÀ TRUYỀN THÔNG

-🙣🙣🙣 -

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

Đề tài: Ảnh hưởng của phương tiện truyền thông đại chúng đến quan điểm và hành vi quan hệ tình dục trước hôn nhân của sinh

viên TP.HCM

Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Bùi Loan Thùy Sinh viên thực hiện:

1) Đinh Nhã Anh – MSSV: 2156031003 2) Đỗ Ngô Như Quyên – MSSV: 2156031049 3) Bùi Ngọc Anh Thư – MSSV: 2156031062 4) Nguyễn Ngọc Phương Uyên – MSSV: 2156031072 5) Lê Ngọc Kim Ngân – MSSV: 2156031096

TP HỒ CHÍ MINH – THÁNG 3/2023

Trang 2

1 Nguyễn Đức Chiện, Sống chung trước hôn nhân của nam, nữ sinh viên hiện nay (Hà Nội [Luận án tiến sĩ xã hội học] Hà Nội; 2011 [trích dẫn ngày 15/3/2023]

Nguồn từ URL:

1 img-txIN -

http://luanan.nlv.gov.vn/luanan?a=d&d=TTcFfqzCOBim2011.1.19&e= -vi-20 Tóm tắt: Tài liệu này sau khi trình bày về cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

ở chương 1, nội dung luận văn được mở đầu với mô tả ngắn gọn về quá trình xuất hiện của việc quan hệ tình dục/sống thử trước hôn nhân ở vùng đồng bằng sông Hồng trong chương

2 Ở chương 3, luận văn tập trung phân tích bối cảnh xã hội (nguồn gốc, hoàn cảnh gia đình, tình trạng hôn nhân gia đình, thông tin nền cá nhân…) của các cặp đôi sống thử trước hôn nhân và cả không sống thử trước hôn nhân Từ đó, rút ra và so sánh các thông tin trên sau khi khảo sát, phỏng vấn từ những người trong cuộc và ngoài cuộc Một số quan điểm

về ảnh hưởng của gia đình và xã hội đến việc sống thử trước hôn nhân của sinh viên cũng được đưa ra Bên cạnh đó, luận văn còn phỏng vấn về tình trạng sống chung hiện tại và các

dự tính tương lai của các cặp đôi và rút ra nhận định về sự bất ổn định của stthn dựa trên kết quả phỏng vấn Ở chương 4, luận văn đào sâu về lý do stthn: nhóm lý do cá nhân và nhóm lý do xã hội; đồng thời đưa ra quan điểm và phản biện lại 1 số lý do trước đó được

xã hội cho rằng là nguyên nhân chủ yếu của sống thử trước hôn nhân Đưa ra những ảnh hưởng tiêu cực về mặt sức khỏe thể chất lẫn tinh thần khi sống thử trước hôn nhân qua phỏng vấn các cặp đôi Cuối cùng, luận văn đưa ra kết luận, dự báo và các kiến nghị về chính sách, nghiên cứu để giảm thiểu và ứng phó với các hệ quả của sống thử trước hôn

nhân, đặc biệt là ở sinh viên

Về tiến trình thay đổi bối cảnh lịch sử và sự xuất hiện của hiện tượng sống thử trước hôn nhân: luận văn lựa chọn phân tích từ thế kỷ XIX đến thời kỳ đổi mới tư tưởng dẫn đến xuất hiện hiện tượng sống thử trước hôn nhân Ở đây, luận văn chỉ rõ xã hội từ bị bó buộc bởi các tư tưởng phong kiến, nho giáo khuôn ép về tình yêu và hôn nhân, đến thời kỳ dần

“mở rộng”, “thoáng” nhưng còn bị hạn chế và cuối cùng là tự do hôn nhân thời hiện đại Ở mỗi giai đoạn, các nguyên do và động lực được phát hiện gắn với tiến trình lịch sử đương

Trang 3

thời, từ đó luận văn đưa ra những ý giải thích, phân tích phù hợp với đối tượng đang nghiên cứu (sống thử trước hôn nhân)

Về hệ quả của sống thử trước hôn nhân: luận văn chia ra 2 khía cạnh là sức khỏe và học tập Trong đó, sức khỏe bao gồm các vấn đề về sức khỏe sinh sản, vấn nạn bạo hành, các dạng bệnh lý về tinh thần (lo lắng, căng thẳng, áp lực…); còn khía cạnh học tập được chú trọng chủ yếu là kết quả học tập, thời gian đến lớp và tự học ở nhà và sự chia sẻ trong việc

học của các cặp đôi đang sống thử trước hôn nhân

Ưu điểm: sử dụng lý thuyết khác biệt với đa số nghiên cứu cùng chủ đề (lý thuyết

kiểm soát xã hội, lý thuyết trao đổi và lựa chọn hợp lý; liên hệ các nhận định/quan điểm của các nhà nghiên cứu/chuyên gia nước ngoài và kiểm nghiệm những nhận định/quan điểm đó thông qua quá trình, kết quả phỏng vấn, khảo sát của đề tài đang thực hiện; đối tượng khách thể phỏng vấn, khảo sát tương đối rộng (cả người trong cuộc và ngoài cuộc)

Nhược điểm: ít mẫu, chỉ nghiên cứu dựa trên 53 trường hợp nên tính khái quát và

khách quan không cao; ít đề cập đến ảnh hưởng của phương tiện truyền thông đến việc qhtd/stthn; hệ quả còn chưa đủ và bao quát mà chỉ gói gọn đối với các đối tượng đang qhtd/sttthn

Nội dung kế thừa:

Chương I: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Chương II: Biến đổi quan hệ tình yêu, hôn nhân và sự xuất hiện sống chung trước hôn nhân

Chương IV: Lý do sống chung và ảnh hưởng sức khỏe, học tập

Trích dẫn nội dung kế thừa:

- Lý thuyết kiểm soát xã hội (mục 1.2.2., trang 4).

Trang 4

Theo Cohen, Orbuch (1995), “kiểm soát xã hội là nhằm bảo đảm các thành viên của một

xã hội làm theo các chuẩn mực và quy tắc xã hội hiện tồn Các chuẩn mực và quy tắc xã hội định rõ những hành vi nào của cá nhân được xã hội mong đợi”

- Quan điểm về quan hệ tình yêu, hôn nhân thời kỳ 1945 đến 1985 (mục 2.2., trang

5)

“Cách mạng tháng Tám/1945 với bản Hiến pháp đầu tiên nhấn mạnh quyền bình đẳng nam

nữ cá trong gia đình cũng như ngoài xã hội; tiếp đó, Luật Hôn nhân & Gia đình 1960 công nhận quyền tự do yêu đương và lựa chọn của con cái; công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước cũng thúc đẩy số lượng lớn thành niên thoát ly gia đình”

- Quan điểm và lý thuyết về hệ quả (mục 4.2., trang 19-22).

“Nghiên cứu nước ngoài bên cạnh việc cho biết những điều được thì cũng chỉ ra điều mất, liên quan đến sức khỏe trong thời gian sống chung và cá hậu sống chung trước hôn nhân giữa nam và nữ” (Colson, 1995), (Ciavola,1997) Nghiên cứu này quan tâm đến ảnh hưởng SCTHN, đặc biệt là điều “mất” và “hại” Nghiên cứu các khía cạnh: “Sức khỏe thể lực: người chịu thiệt-hại”, “Sức khỏe tinh thần: người chịu tổn thương, mất mát” và “Kết quả học tập”

2 Asekun-Olarinmoye OS, Asekun-Olarinmoye E, Adebimpe WO, Omisore AG Effect of mass media and Internet on sexual behavior of undergraduates in Osogbo metropolis, Southwestern Nigeria Dove Press 2014 Jan 28; 2014(5): 15-23 [trích dẫn ngày 15/3/2023] Nguồn từ URL:

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3956478/

Tóm tắt: Bài báo công bố nghiên cứu ảnh hưởng của các phương tiện truyền thông

đến thái độ về tình dục và kỳ vọng về chuẩn mực của những người trẻ tuổi ở giai đoạn phát triển quan trọng Từ đó chỉ ra các mối quan tâm mà xã hội cần chú trọng liên quan đến sức khỏe cộng đồng, với mục đích xem xét vai trò của phương tiện thông tin đại chúng và việc

sử dụng Internet trong việc hình thành thái độ và hành vi về sức khỏe tình dục của sinh viên trẻ chưa tốt nghiệp ở đô thị Osogbo, Bang Osun, Nigeria Trong số 400 người được

Trang 5

khảo sát, hầu hết có độ tuổi từ 20–24 tuổi (59,5%) và 25–29 tuổi (32,8%), chủ yếu là nữ (56,8%) và độc thân (93,0%) Kết quả có đến 41,3% cho rằng Internet có ảnh hưởng đến hành vi tình dục và 38,3% cho rằng Internet là nguồn thông tin về các vấn đề tình dục Đồng thời, cũng có 74,5% người trả lời rằng họ sử dụng Internet để xem phim sex và các nội dung khiêu dâm Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng đã trình bày kết quả của nhiều câu hỏi khảo sát khác như thái độ của người trả lời đối với truyền thông đại chúng/Internet, hành

vi tình dục của người trả lời, mối liên hệ giữa hoạt động tình dục và các đặc điểm khác của người trả lời Hầu hết những người được hỏi trong nghiên cứu này đều biết về các hình thức truyền thông đại chúng và Internet, mặc dù chỉ một số ít trong số họ sẵn sàng tiếp cận những hình thức này Phần lớn những người được hỏi dành 3–5 giờ mỗi ngày để xem tivi

và sử dụng Internet thường xuyên Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng hoạt động tình dục, thời gian xem tivi và tần suất sử dụng Internet có mối quan hệ mật thiết: những người dành nhiều thời gian hơn để xem tivi và những người sử dụng Internet thường xuyên hơn có nhiều khả năng hoạt động tình dục hơn Tần suất sử dụng Internet để truy cập các tài liệu tình dục được coi là một yếu tố dự báo hoạt động tình dục Qua đó, các tác giả của nghiên cứu khuyến nghị rằng những người trẻ tuổi nên được giáo dục về việc sử dụng hợp lý các phương tiện truyền thông đại chúng/Internet Gia đình nên thường xuyên thảo luận với con cái về những hạn chế của thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng và khả năng lạm dụng thông tin đó liên quan đến quyền và sức khỏe sinh sản

Ưu điểm: được tiến hành thực hiện ở một quốc gia không có nhiều nghiên cứu về

mối quan hệ giữa truyền thông đại chúng và hành vi tình dục; các câu hỏi khảo sát sâu, chi tiết; tích hợp và nhận xét nhiều nghiên cứu liên quan khác để có cái nhìn khách quan

Nhược điểm: chưa đưa ra được nhiều biện pháp thực tế và trực tiếp; không khai

thác sâu về thuyết hành vi và nhận thức

Nội dung kế thừa: bảng 3: Mức độ sử dụng phương tiện thông tin đại

chúng/internet của người trả lời; bảng 4: Thái độ của người trả lời đối với truyền thông đại chúng/Internet; thảo luận; kết luận và đề nghị

Trích dẫn nội dung kế thừa:

Trang 6

- Bảng 3:

Kế thừa các câu hỏi khảo sát: “Reasons for Internet use” (Tạm dịch “Lý do sử dụng Internet”), Frequency of accessing sexually explicit materials (Tạm dịch “Tần suất truy cập tài liệu khiêu dâm”)

- Bảng 4:

Kế thừa các câu hỏi khảo sát: “Frequent exposure to mass media is likely to promote sexual permissiveness among youth” (Tạm dịch “Tiếp xúc thường xuyên với các phương tiện thông tin đại chúng có khả năng thúc đẩy sự buông thả tình dục trong giới trẻ”), “It's the modern time now, and youths could be involved in premarital sex” (Tạm dịch “Bây giờ thời hiện đại rồi, thanh niên có thể quan hệ tình dục trước hôn nhân”)

- Phần thảo luận:

“The sexually explicit information found on the Internet is often inaccurate and harmful

It often lacks descriptions of intimacy or the development of deep personal relationships Rather, it encourages sexual acts without any emotional connection, which in turn may begin to shape a person’s sexual values, attitudes, and behaviors, and consequently may interfere with healthy sexual development In this regard, it is critical to view the Internet

as a new social environment in which universal adolescent issues pertaining to identity formation, sexuality, and self-worth are explored in a virtual world” (Tạm dịch “Thông tin khiêu dâm tìm thấy trên Internet thường không chính xác và có hại Nó thường thiếu các

mô tả về sự thân mật hoặc sự phát triển của các mối quan hệ cá nhân sâu sắc Thay vào đó,

nó khuyến khích các hành vi tình dục không có bất kỳ mối liên hệ cảm xúc nào, từ đó có thể bắt đầu hình thành các giá trị, thái độ và hành vi tình dục của một người và do đó có thể cản trở sự phát triển tình dục lành mạnh Về vấn đề này, điều quan trọng là phải xem Internet như một môi trường xã hội mới, trong đó các vấn đề chung của thanh thiếu niên liên quan đến sự hình thành bản sắc, tình dục và giá trị bản thân được khám phá trong một thế giới ảo”)

Trang 7

Để hỗ trợ, cha mẹ nên tuân thủ quy tắc sẵn có về “sự hướng dẫn của cha mẹ” khi xem một

số bộ phim và chương trình trên các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là trên truyền hình và Internet”)

3 Vanthy Mai, Sirinan Kittisuksathit Factors influencing pre-marital sexual

intercourse among unmarried young individuals in Cambodia 12/1/2019 Nguồn từ URL: https://scholarhub.ui.ac.id/mjhr/vol23/iss3/4/

Tóm tắt tài liệu: Nghiên cứu được thực hiện trong bối cảnh hành vi tình dục của

thanh niên Campuchia được công nhận là một trong những ưu tiên sức khỏe chính trong

xã hội Việc những người trẻ tuổi vội vàng quan hệ tình dục góp phần làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe sinh sản Nghiên cứu này xác định những đặc điểm có ảnh hưởng mật thiết đến hành vi quan hệ tình dục trước hôn nhân của thanh niên chưa lập gia đình ở Campuchia Dữ liệu trong bài bao gồm tuổi, giới tính, trình độ học vấn, nơi cư trú, hành vi nguy cơ, cách sắp xếp cuộc sống và tiếp xúc với các phương tiện thông tin đại chúng, kiến thức về sức khỏe sinh sản và tình dục và phòng chống HIV Kết quả cho thấy, yếu tố về tuổi, giới tính, nơi cư trú có liên quan đáng kể đến tình trạng quan

hệ tình dục trước hôn nhân giữa những người trẻ tuổi chưa lập gia đình Do đó, cần tổ chức các chương trình nâng cao sức khỏe sinh sản và chiến lược phòng chống bệnh tật phù hợp cho các nhóm đối tượng là những thanh niên có quan hệ tình dục trước hôn nhân Hơn nữa,

Trang 8

giáo dục sức khỏe sinh sản toàn diện nên được phổ biến để nâng cao nhận thức về hành vi tình dục rủi ro và cho phép các cá nhân trẻ đưa ra quyết định sáng suốt về đời sống tình dục của họ

Nhận xét:

Ưu điểm: Nghiên cứu này đã phân tích dữ liệu thứ cấp mới nhất của Khảo sát Nhân khẩu

học và Sức khỏe Campuchia (CDHS) 2014 Bộ dữ liệu này cung cấp nhiều thông tin về sức khỏe sinh sản và tình dục của thanh niên trong bối cảnh quan hệ tình dục trước hôn nhân Đối tượng tham gia vào nghiên cứu là những người trẻ tuổi từ 15–24 tuổi, phù hợp với các tiêu chí do Liên Hợp Quốc xác định

Nhược điểm: Yếu tố truyền thông đại chúng ảnh hưởng đến hành vi quan hệ tình dục trước

hôn nhân của giới trẻ chưa được đề cập sâu trong nghiên cứu Ngoài ra do ảnh hưởng của yếu tố tôn giáo và tính chất nhạy cảm của các vấn đề văn hóa trong xã hội Campuchia, tỷ

lệ những người có quan hệ tình dục trước hôn nhân có thể vẫn chưa được báo cáo đầy đủ

Nội dung kế thừa: tham khảo về sự chênh lệch giới tính ở phần Dicussion,

tr.147-148

Trích dẫn nội dung kế thừa:

“Our findings demonstrate the differences by sex in premarital sexual practices among unmarried young individuals in Cambodia”

(Tạm dịch: Phát hiện của chúng tôi cho thấy sự khác biệt theo giới tính trong thực hành tình dục trước hôn nhân giữa những người trẻ tuổi chưa lập gia đình ở Campuchia)

“When the sex of individuals is considered, young men are more likely to initiate in premarital sexual intercourse than young women possibly because of the health consequences experienced by men and women.19,20 The good explanation to support this finding is because of young women may at higher risk of sexual health consequences such

as acquiring STI/HIV, teenage pregnancy and experience stillbirth Moreover, another best explanation to support this finding is the double standard of sex in society In Cambodia, men seem to have more freedom than women Women are expected to follow social norm and beliefs which allow men to enjoy their ‘gender privilege’, women under-value their own capacity and potential Simultaneously, confirming the traditional norm, which

Trang 9

strongly values a woman’s virginity before marriage, contributes to the fact that women are less likely to initiated in to pre-marital sexual compare to young man”

(Tạm dịch: Khi xem xét giới tính, nam thanh niên có nhiều khả năng bắt đầu quan

hệ tình dục trước hôn nhân hơn phụ nữ có thể do những hậu quả về mặt sức khỏe mà nam giới và nữ giới phải trải qua Lời giải thích hợp lý cho phát hiện này là do phụ nữ trẻ có thể nguy cơ cao hơn về hậu quả sức khỏe tình dục như mắc STI/HIV, mang thai ở tuổi vị thành niên và thai lưu Hơn nữa, một lời giải thích khác là tiêu chuẩn kép về giới tính trong xã hội Ở Campuchia, đàn ông dường như có nhiều tự do hơn phụ nữ Phụ nữ được kỳ vọng phải tuân theo các chuẩn mực xã hội và niềm tin cho phép nam giới được hưởng 'đặc quyền giới tính' của họ, trong khi đánh giá thấp năng lực và tiềm năng của chính mình Đồng thời, khẳng định chuẩn mực truyền thống coi trọng trinh tiết của người phụ nữ trước hôn nhân góp phần khiến phụ nữ ít có xu hướng quan hệ tình dục trước hôn nhân hơn so với người đàn ông)

4 Sunkara, Jahnavi Sexual Health Misinformation and Potential Interventions Among Youth on Social Media The Cardinal Edge 2021 (16): 1 – 6 [truy cập ngày 10/4/2023] Nguồn từ URL:

https://ir.library.louisville.edu/cgi/viewcontent.cgi?article=1013&context=tce

Tóm tắt: Bài báo nói về việc thanh thiếu niên và thanh niên sử dụng mạng xã hội

để tìm kiếm thông tin về sức khỏe tình dục; đồng thời, việc làm này cũng có những hạn chế nhất định đó là thông tin có thể chưa chính xác Từ đó, tác giả chỉ ra lý do và các biện pháp nhằm giảm thiểu sai lệch thông tin về sức khỏe tình dục trên mạng xã hội Bài báo còn chỉ ra được một số nghiên cứu cho thấy gần một nửa số thanh thiếu niên sử dụng Internet để tìm kiếm thông tin về sức khỏe tình dục và cách mạng xã hội hay các phương tiện truyền thông đã ảnh hưởng người xem về những thông tin sai lệch đó như thế nào Bài báo gồm các nội dung như: Giới thiệu; Lý do tìm kiếm thông tin về sức khỏe tình dục trên mạng xã hội; Hậu quả của sai lệch thông tin về sức khỏe tình dục trên mạng xã hội ở giới trẻ; Các biện pháp can thiệp tiềm năng nhằm chống sai lệch thông tin về sức khỏe tình dục

và Kết luận

Trang 10

Ưu điểm: Có cái nhìn tổng quan về việc thanh thiếu niên sử dụng và tìm kiếm thông tin trên mạng xã hội, hay Internet và hậu quả của chúng Bài báo còn đưa ra được nhiều ví

dụ về những cuộc nghiên cứu trước đó để minh chứng cho lập luận của mình

Nhược điểm: Chưa đưa ra được nhiều những câu hỏi khảo sát sâu Đồng thời, có ít

nghiên cứu về các biện pháp can thiệp liên quan đến thông tin sai lệch về sức khỏe tình dục

ở thanh thiếu niên và thanh niên

Nội dung kế thừa: Giới thiệu; Lý do tìm kiếm thông tin về sức khỏe tình dục trên

mạng xã hội; Hậu quả của sai lệch thông tin về sức khỏe tình dục trên mạng xã hội ở giới trẻ; Các biện pháp can thiệp tiềm năng nhằm chống sai lệch thông tin về sức khỏe tình dục

Trích dẫn kế thừa:

● Giới thiệu: “In fact, 97% of adolescents have created a social media profile and 51% use it daily (American Academy of Child and Adolescent Psychiatry, 2018) Adolescents commonly use social media to stay connected to friends, express themselves, and explore topics (American Academy of Child and Adolescent Psychiatry, 2018) However, social media also serves as an important source of health information for many adolescents.” (Tạm dịch: “Trên thực tế, 97% thanh thiếu niên đã tạo hồ sơ trên mạng xã hội và 51% sử dụng nó hàng ngày (Học viện Tâm thần Trẻ em và Vị thành niên Hoa Kỳ, 2018) Thanh thiếu niên thường sử dụng mạng xã hội để duy trì kết nối với bạn bè, thể hiện bản thân và khám phá nhiều chủ

đề (Học viện Tâm thần Trẻ em và Vị thành niên Hoa Kỳ, 2018) Tuy nhiên, mạng

xã hội cũng đóng vai trò là một nguồn thông tin quan trọng về sức khỏe đối với nhiều thanh thiếu niên.”)

guarantees a degree of anonymity, 2) social media presents health information in an aesthetically pleasing manner, 3) social media is very accessible, and 4) social media increases a sense of belonging.” (Tạm dịch: “1) Mạng xã hội đảm bảo mức

độ ẩn danh, 2) Mạng xã hội trình bày thông tin về sức khỏe một cách thẩm mỹ, 3) Mạng xã hội rất dễ tiếp cận và 4) Mạng xã hội làm tăng cảm giác thân thuộc.”)

Trang 11

● Hậu quả của sai lệch thông tin về sức khỏe tình dục trên mạng xã hội ở giới trẻ: “For example, in July 1983, an article was published in a New Delhi newspaper stating that the HIV virus was created by U.S scientists in Fort Detrick, Maryland in order

to kill African Americans (Ellick et al., 2018) By late 1986, mainstream media networks were publishing this story, which further proliferated the misinformation and contributed to widespread mistrust of health science amongst African Americans (Ellick et al., 2018) [ ] Currently, most journalists are not trained in reading scientific literature; that lack of skill, partnered with tight deadlines and the pressure to produce thousands of views, has led to an emphasis on negative consequences (Foran, 2019) Targeting individuals’ emotions through these negative consequences tend to garner more views and, as a result, negative consequences have had a greater chance of receiving media coverage and spreading via social media than accurately sound information (Foran, 2019) [ ] Individuals often find others’ experiences more credible than other sources of information In fact, a study conducted by Anderson et al (2014) examined sources of information regarding IUD efficacy and ease of use Women in this study reported that female friends and family members’ testimonials were valuable means of obtaining information regarding IUDs (Anderson et al., 2014).” (Tạm dịch: “Ví dụ, vào tháng

7 năm 1983, một bài viết được đăng trên báo ở New Delhi nói rằng, vi - rút HIV được tạo ra bởi các nhà khoa học Hoa Kỳ ở Fort Detrick, Maryland nhằm giết chết người Mỹ gốc Phi (Ellick et al., 2018) Vào cuối năm 1986, các mạng truyền thông chính thống đã đăng tải câu chuyện này, điều này càng làm gia tăng thông tin bị sai lệch và góp phần khiến người Mỹ gốc Phi mất lòng tin vào khoa học sức khỏe trên diện rộng (Ellick et al., 2018) [ ] Hiện nay, hầu hết các nhà báo không được đào tạo để đọc hiểu về các tài liệu khoa học; sự thiếu hụt kỹ năng này, cộng thêm thời hạn nộp bài gấp và áp lực phải tạo ra sản phẩm có hàng nghìn lượt xem đã dẫn đến những hậu quả tiêu cực được sinh ra nhiều hơn Nhắm vào cảm xúc các cá nhân thông qua những hậu quả tiêu cực này có xu hướng thu hút được nhiều lượt xem hơn và do đó, những hậu quả tiêu cực có cơ hội được đưa tin và lan truyền trên mạng

Trang 12

xã hội cao hơn so với thông tin chính xác (Foran, 2019) [ ] Các cá nhân thường cho rằng kinh nghiệm của người khác đáng tin cậy hơn là các nguồn thông được kiểm chứng Trên thực tế, một nghiên cứu được thực hiện bởi Anderson et al (2014)

đã kiểm tra các nguồn thông tin liên quan đến hiệu quả và tính dễ sử dụng của DCTC Những người phụ nữ trong nghiên cứu này nói rằng, chứng thực từ bạn bè

nữ và các thành viên trong gia đình là phương tiện có giá trị để thu thập thông tin

về IUD (Anderson et al., 2014).”)

● Các biện pháp can thiệp tiềm năng để chống sai lệch thông tin về sức khỏe tình dục:

“Posting articles, infographics, and links that utilize a combination of corrections and inoculation on social media would be effective against general health misinformation because the combination would lower the effectiveness of misinformation before and after dissemination.” (Tạm dịch: “Trên mạng xã hội, việc đăng các bài báo, infographic và liên kết sử dụng kết hợp đính chính thông tin và tiêm phòng sẽ có hiệu quả chống lại thông tin sai lệch về sức khỏe nói chung vì sự kết hợp này sẽ làm giảm thiểu hiệu quả của thông tin sai lệch trước và sau khi chúng được phổ biến.”)

5 Clodagh Flinn, Christina Koretsidou, Finiki Nearchou (13/1/2023), Accessing Sexual Health Information Online: Content, Reasons and Practical Barriers in Emerging Adults [truy cập ngày 8/4/2023] Nguồn từ URL:

https://www.mdpi.com/2673-995X/3/1/7

Tóm tắt: Đề tài này nghiên cứu các khía cạnh thực tế của việc truy cập thông tin về

sức khỏe tình dục trực tuyến bao gồm loại nội dung được truy cập, lý do truy cập và các rào cản thực tế đối với việc truy cập các trang web Hầu hết những người tham gia nghiên cứu đã sử dụng Internet để tìm hiểu thông tin về sức khỏe tình dục Các nội dung được truy cập liên quan đến các bệnh lây truyền qua đường tình dục, các biện pháp tránh thai và lời khuyên về mối quan hệ của họ Lý do tìm kiếm bao gồm sự tò mò, quyền riêng tư và dấu hiệu của bệnh lây nhiễm qua đường tình dục Các yếu tố quan trọng của trang web là tính

Trang 13

hữu ích, dễ hiểu và bảo mật Các rào cản thực tế bao gồm khó lọc thông tin dư thừa, thiếu nội dung liên quan và nhận thức hạn chế về các nguồn đáng tin cậy

Ưu điểm: Tài liệu có tính cập nhật mới (1/2023), nội dung nghiên cứu của tài liệu

sát với những gì nhóm cần nghiên cứu, có thể tận dụng và kế thừa được nhiều ý tưởng

Nhược điểm: Tài liệu nghiên cứu về nhóm thanh thiếu niên ở Ireland nên những

đặc trưng, nguyên nhân cũng như giải pháp tài liệu này đề ra không phù hợp với bối cảnh Việt Nam hiện nay Do vậy, khi thực hiện các nội dung về nguyên nhân và giải pháp của thực trạng tiếp cận thông tin về sức khoẻ tình dục ở TP.HCM, cần cân nhắc và đối chiếu những điểm khác biệt

Nội dung kế thừa:

LGBT, 1.6 Rào cản truy cập thông tin sức khoẻ tình dục trực tuyến

● Thảo luận: 4.1.5 Khác giới: Phát hiện của chúng tôi cho thấy, với quy mô ảnh hưởng vừa phải, nữ giới tìm kiếm thông tin về sức khỏe tình dục trên Internet nhiều hơn nam giới Điều này hỗ trợ cho bằng chứng trước đây cho thấy phụ nữ có xu hướng tìm kiếm thông tin sức khỏe trực tuyến nhiều hơn nam giới; 4.1.6 Sự khác biệt về khuynh hướng tình dục: Thanh niên LGBT tìm kiếm thông tin sức khoẻ tình dục trực tuyến thường xuyên hơn thành niên dị tính, họ thường tìm kiếm thông tin về HIV và biện pháp phòng ngừa, tránh lây nhiễm HIV; 4.3 Hạn chế và hướng nghiên cứu trong tương lai

Trích dẫn nội dung kế thừa:

- 1.3 Sexual Health and the Media (Tạm dịch: Sức khỏe tình dục và truyền thông)

“The Internet is a common channel for accessing information about sensitive related topics, such as sexual health” (Tạm dịch: Internet là một kênh phổ biến để truy cập thông tin về các chủ đề nhạy cảm liên quan đến sức khỏe, chẳng hạn như sức khỏe tình dục) (Park, E.; Kwon, M Trẻ em và Thanh thiếu niên sử dụng Internet liên quan đến sức

health-khỏe, 2018)

Trang 14

“As young people mature and acquire sexual experiences, their curiosity and need for knowledge about sex-related topics also grows” (Tạm dịch: Khi những người trẻ trưởng thành và có kinh nghiệm về tình dục, sự tò mò và nhu cầu tìm hiểu về các chủ đề liên quan đến tình dục của họ cũng tăng lên) (Niken, SWC; van Oosten, JMF; van den Borne, MMJJ Giáo dục giới tính trong kỷ nguyên kỹ thuật số: Những yếu tố dự báo bên trong và bên

ngoài của việc tìm kiếm thông tin tình dục trực tuyến trong giới trẻ J Giới tính Res 2020 , 57 , 189–199)

- 1.4 Gender Differences (Tạm dịch: Khác giới):

“A number of studies conducted in various EU countries, with a variety of age groups, have demonstrated that females use the Internet to search for health information more often than males” (Tạm dịch: Một số nghiên cứu được thực hiện ở nhiều nước EU, với nhiều nhóm tuổi khác nhau, đã chứng minh rằng nữ giới sử dụng Internet để tìm kiếm thông tin sức khỏe thường xuyên hơn nam giới) (Bidmon, S.; Terlutter, R Sự khác biệt về giới trong việc tìm kiếm thông tin sức khỏe trên Internet và mối quan hệ bác sĩ-bệnh nhân

ảo ở Đức: Kết quả khám phá về sự khác biệt của nam giới và nữ giới và lý do tại sao 2015)

- 1.6 Barriers to Accessing Online Sexual Health Information (Tạm dịch: Rào cản

để truy cập thông tin sức khỏe tình dục trực tuyến)

“A study of Scottish adolescents found that difficulty filtering overabundant information was reported to be a significant barrier to accessing sexual health websites and obtaining relevant information” (Tạm dịch: Một nghiên cứu về thanh thiếu niên Scotland cho thấy khó khăn trong việc lọc thông tin dư thừa đã được báo cáo là một rào cản đáng kể

để truy cập các trang web về sức khỏe tình dục và thu thập thông tin liên quan) (Patterson, SP; khách sạn, S.; Hoa, P.; McDaid, LM Những rào cản và thách thức mà thanh thiếu niên phải đối mặt khi tìm kiếm thông tin sức khỏe tình dục trên internet là gì? Ý nghĩa đối với

chính sách và thực tiễn từ một nghiên cứu định tính Chuyển đổi giới tính lây nhiễm 2019 , 95 , 462–467)

- 4.1.4 Practical Barriers (Tạm dịch: Rào cản thực tế):

Trang 15

“Although many young people may have sophisticated Internet skills, there are

shortcomings in their abilities to locate, appraise and use online health information” (Tạm dịch: Mặc dù nhiều người trẻ tuổi có thể có kỹ năng sử dụng Internet tinh vi, nhưng vẫn

có những thiếu sót trong khả năng định vị, đánh giá và sử dụng thông tin sức khỏe trực tuyến) (Gray, NJ; Tiến sĩ Tiến sĩ Klein; Noyce, PR; Sesselberg, TS; Cantrill, JA Hành vi tìm kiếm thông tin sức khỏe ở tuổi vị thành niên: Vị trí của Internet Sóc Khoa học y tế

và đang đặt câu hỏi truy cập thông tin trực tuyến về tình dục thường xuyên hơn thanh niên

dị tính) (Mitchell, KJ; Ybarra, ML; Korchmaros, JD; Kosciw, JG Truy cập thông tin sức khỏe tình dục trực tuyến: Sử dụng, động cơ và hậu quả đối với thanh thiếu niên có khuynh

hướng tình dục khác nhau Giáo dục sức khỏe 2014 , 29 , 147–157)

6 Phan Thuận Tình dục trực tuyến và tác động của nó đến thanh thiếu niên - Một

số phát hiện từ tổng quan nghiên cứu Tạp chí Khoa học Xã hội Số 8/2017 14-25 [Truy cập ngày 21/4/2023] Nguồn từ URL:

https://sti.vista.gov.vn/tw/Lists/TaiLieuKHCN/Attachments/304501/45759-601-145125-1-10-20200211.pdf

Tóm tắt: Nội dung gồm 5 phần: 1) Đặt vấn đề, 2) Tổng quan tình hình sử dụng

Internet trên thế giới và Việt Nam, 3) Nhận diện hành vi tình dục trực tuyến, 4) Tác động của tình dục trực tuyến đến thanh thiếu niên, 5) Thay lời kết Trong mục 3, nhiều số liệu, nghiên cứu đã được tổng hợp để chỉ ra các hành vi “tình dục trực tuyến” có tần suất xuất hiện đa dạng với dung lượng lớn như thế nào Chính thông tin đó đã làm tiền đề cho những

Trang 16

kết luận ở mục tiếp theo Xuyên suốt nội dung của mục 4, nhiều giả thuyết đã được chứng minh rằng thông tin tình dục trên Internet có tác động mạnh đến các thực hành tình dục của thanh thiếu niên Tại mục 4.3, nghiên cứu còn chỉ ra một khái niệm quan trọng là “nhân dạng tình dục” của thanh thiếu niên, tức là cách nhìn nhận của một người về đặc điểm tình dục của bản thân Khái niệm này đặt trong mối liên hệ mật thiết giữa tình dục trực tuyến

và người trẻ và chịu nhiều ảnh hưởng bởi thông tin trên Internet

Nhận xét:

Ưu điểm: Nghiên cứu đem lại góc nhìn đa chiều dựa trên nền tảng xã hội hiện đại,

tổng hợp giả thuyết từ các nghiên cứu đã có Từ đó, thông tin mang tính thuyết phục cao, rất thiết thực để cung cấp cho nhóm một cái nhìn tổng quan nhất về thực trạng vấn đề trong nước và ngoài thế giới

Nhược điểm: Vì mang tính đa chiều, tổng quát nên nghiên cứu chủ yếu sử dụng các

số liệu, báo cáo từ nước ngoài Do đó, nghiên cứu vẫn sẽ tồn đọng một vài thông tin không phù hợp với văn hóa, xã hội của người Việt Nam, cụ thể là sinh viên TP.HCM trong thời điểm gần đây

Nội dung kế thừa: Mục 4, từ trang 21 - 24

Trích dẫn nội dung kế thừa:

“Ở Việt Nam, tuổi quan hệ tình dục của thanh thiếu niên đã giảm xuống Kết quả điều tra quốc gia về vị thành niên và thanh niên (2009) cho thấy, nếu cuộc điều tra lần 1 (2003), tuổi trung bình quan hệ tình dục lần đầu là 19,6 (20 tuổi ở nam giới và 19,4 tuổi ở nữ) thì đến cuộc điều tra lần 2 (2009) chỉ còn 18,1 tuổi.”

“Phát hiện từ nghiên cứu của Brown và L’Engle’s (2009) đã bổ sung kết quả nghiên cứu Haggstom-Nordin và cộng sự (2005) rằng, nam và nữ thanh thiếu niên vào thời thơ ấu càng sớm tiếp xúc với những tài liệu khiêu dâm thì họ sẽ trải nghiệm tình dục bằng miệng và giao hợp sớm hơn so với nhóm bạn cùng lứa tuổi không tiếp cận loại tài liệu này Kết quả khảo sát 967 thanh thiếu niên cho thấy, có 66% nam và 39% nữ thanh thiếu niên ở tuổi 14

Trang 17

cho rằng họ đã tiếp cận tài liệu liên quan đến tình dục trong năm trước đó Ngoài ra, trong

số đó có 90% nam thanh thiếu niên cho rằng họ đã quan hệ tình dục bằng miệng và 88% cho rằng đã giao hợp”

“Việc tìm kiếm thông tin khiêu dâm trên mạng dường như làm cho thanh thiếu niên có trải nghiệm sớm về tình dục Nghiên cứu của Haggstom-Nordin và cộng sự (2005) khảo sát

718 học sinh trung học phổ thông tại Thụy Điển cho thấy, có 98% học sinh nam và 76% học sinh nữ đã sử dụng tài liệu khiêu dâm, hơn 75% thừa nhận rằng họ đã thực hiện hành

vi tình dục và 71% cho rằng họ đã có thai trong lần đầu tiên quan hệ Họ cũng đã trải nghiệm các loại quan hệ tình dục như tình dục với bạn bè, tình dục nhóm và các cách thức quan hệ tình dục Ngoài ra, nghiên cứu của Owens et al (2012: 107) còn cho thấy rằng, thanh thiếu niên càng thường xuyên tiếp cận với tài liệu khiêu dâm thì khả năng quan hệ tình dục lần đầu càng sớm hơn so với những thanh thiếu niên không tiếp cận thường xuyên.”

7 Bùi Thị Phương Thảo Nhận thức của sinh viên về quan hệ tình dục an toàn Tạp chí Tâm lý học xã hội 1/2016 Số 1 78-85 [Truy cập ngày 4/4/2023] Nguồn từ URL: https://sti.vista.gov.vn/file_DuLieu/dataTLKHCN//CVv413/2016/CVv413S02201607 8.pdf

Tóm tắt tài liệu: Bài báo gồm 4 phần: 1) Đặt vấn đề, 2) Khách thể và phương pháp

nghiên cứu, 3) Kết quả về thực trạng nhận thức của sinh viên về quan hệ tình dục an toàn

và 4) Kết luận Ở mục 3.1 - Quan niệm của sinh viên về quan hệ tình dục an toàn - bài báo đưa ra kết quả khảo sát bảng hỏi về 10 cách quan hệ tình dục an toàn, yêu cầu sinh viên thể hiện quan điểm trên thang điểm từ 1-5, tương ứng với mức độ không đồng tình - đồng tình Qua kết quả khảo sát, cho thấy nhận thức của sinh viên về quan hệ tình dục an toàn còn thấp và chưa đầy đủ Đến mục 3.2., bài báo tiếp tục công bố kết quả khảo sát nhận thức của sinh viên về bệnh và cách phòng tránh bệnh lây truyền qua đường tình dục, thông qua bảng đánh giá quan điểm đồng tình hoặc không đồng tình Qua đó kết luận đa số sinh viên chỉ dừng lại ở mức nhận biết bệnh HIV/AIDS lây qua đường tình dục, thiếu kiến thức về

Trang 18

các bệnh cơ bản khác cũng lây nhiễm qua đường tình dục Ở mục 3.3., đánh giá nhận thức của sinh viên về thời điểm dễ thụ thai, nạo phá thai và các biện pháp tránh thai ngoài ý muốn được đưa ra Bằng cách phối hợp nhiều phương pháp khảo sát, thực trạng rằng hiểu biết của sinh viên về thời điểm dễ thụ thai còn chưa triệt để và sâu sắc mà chỉ ở mức cơ bản; đồng thời hiểu biết về phòng tránh thai qua việc sử dụng bao cao su cũng còn hạn chế Mục 3.4 là mục thể hiện nhận thức sinh viên về vấn đề quan hệ tình dục an toàn trước hôn nhân bao gồm: nhận thức về độ tuổi và độ phổ biến của quan hệ trước hôn nhân, đánh giá của sinh viên về quan hệ tình dục an toàn và phần tự đánh giá của sinh viên về hiểu biết

Ưu điểm: khảo sát phân tích sâu về nhận thức của sinh viên để làm sáng tỏ thực

trạng tiêu cực có liên quan mật thiết đến việc thiếu nhận thức về quan hệ tình dục an an toàn trước hôn nhân Sử dụng đa dạng phương pháp nghiên cứu, có nhiều biểu đồ thể hiện trực quan kết quả số liệu, dễ hiểu, ngắn gọn

Nhược điểm: một vài số liệu nêu ra ở mục đặt vấn đề đã quá cũ Dung lượng ngắn

nên khai thác chưa đầy đủ các khía cạnh liên quan khác của đề tài

Nội dung kế thừa: mục 3 - Kết quả về thực trạng nhận thức của sinh viên về quan

Trang 19

Theo các bạn sinh viên, độ tuổi có quan hệ tình dục lần đầu tiên cao nhất là từ 18 đến 20 tuổi Các bạn nhận định hiện tượng quan hệ tình dục trước hôn nhân hiện nay rất phổ biến

và các bạn sinh viên có thể quan hệ tình dục với cả đối tượng mại dâm”

“b Đánh giá của sinh viên về việc quan hệ tình dục trước hôn nhân nhưng đảm bảo được yếu tố an toàn

Phần lớn sinh viên muốn biết người yêu của mình đã từng có quan hệ tình dục trước đây chưa Sinh viên đã gắn vấn đề có quan hệ tình dục trước hôn nhân với việc đánh giá đạo đức của một con người mà chưa quan tâm đúng mức đến vấn đề an toàn tình dục”

“c Sinh viên tự đánh giá về mức độ hiểu biết kiến thức quan hệ tình dục an toàn

Khi sinh viên đưa đánh giá của mình về những nhân tố ảnh hưởng đến nhận thức của sinh viên về quan hệ tình dục an toàn, các bạn đánh giá cao nhân tố chủ quan (như trình độ, nhu cầu, vốn sống, kỹ năng sống ) ảnh hưởng nhiều hơn nhân tố khách quan Trong các nhân

tố khách quan thì mức độ ảnh hưởng cũng khác nhau, theo các bạn, ảnh hưởng lớn nhất từ truyền thông đại chúng, bạn bè, sau đó mới đến gia đình, nhà trường và cuối cùng mới đến các cán bộ y tế, tỉnh nguyện viên, Điều này cho thấy những nhân tố khách quan có ảnh hưởng tích cực có thể cung cấp nhiều kiến thức và kỹ năng quan trọng chính xác về QHTD

an toàn như cán bộ y tế, tư vấn viên, gia đình, nhà trường hiện nay chưa thực hiện được hết vai trò của mình”

8 Levana Sondakh1, Fidyawati Aprianti A Hiola1 The Relationship of the Use of Social Media with Premarital Sexual Behavior in Adolescents in SMK Negeri 1,

2019 Journal of Community Health Provision Vol 1, Issue 2, 2021 01-07 Nguồn từ URL: https://psppjournals.org/index.php/jchp/article/download/104/71

Tóm tắt tài liệu: Bài báo đưa ra kết quả nghiên cứu về mối quan hệ của phương

tiện truyền thông đến nhận thức và hành vi quan hệ tình dục trước hôn nhân của thanh thiếu niên, gồm 4 phần: 1) Giới thiệu, 2) Các phương pháp nghiên cứu, 3) Kết quả và mô tả, 4) Tổng kết Trong đó, nội dung phần 3 có liên quan trực tiếp đến đề tài của nhóm: tiến hành khảo sát các người tham gia nghiên cứu về công dụng tích cực hoặc tiêu cực của mạng xã

Trang 20

hội, các nguy cơ tiềm tàng liên quan đến tình dục trước hôn nhân mà mạng xã hội ẩn chứa

và mối quan hệ giữa mạng xã hội với hành vi tình dục trước hôn nhân của thanh thiếu niên Các kết quả trên được trình bày dưới dạng bảng, thông qua tổng kết và tính toán kết quả trả lời từ nhóm người tham gia khảo sát, từ đó rút ra nhận định về tác động của truyền thông đến nhận thức và hành vi của thanh thiếu niên

Nhận xét:

Ưu điểm: số liệu được tổng hợp và phân tích kỹ, thời gian tiến hành khảo sát tương

đối gần, có liên hệ lý thuyết của các chuyên gia nghiên cứu khác

Nhược điểm: phương pháp nghiên cứu còn đơn giản, các khía cạnh khảo sát chưa

sâu và rộng, chưa vận dụng nhiều lý thuyết truyền thông

Nội dung kế thừa: Phần 3: Kết quả và mô tả (trang 3-6)

Trích dẫn nội dung kế thừa:

Các nguyên nhân dẫn đến quan đến tình dục trước hôn nhân (phương tiện truyền thông đại chúng), trang 5

“Kumalasari and Andhyantoro stated that adolescents dated for the first time at the age

of 15 years 33.3% of adolescent girls, so that adolescents have the risk of unhealthy dating, among others, having premarital sexual relations” (Tạm dịch “Theo Kumalasari và Andhyantoro, có 33% thiếu niên nữ hẹn hò lần đầu tiên ở độ tuổi 15 và dẫn đến nhiều khả năng quan hệ tình dục trước hôn nhân ở nhóm trẻ này”)

“The results of the study also revealed that all male respondents were at risk for premarital sexual behavior This is because men's sexual orientation tends to be strong, open and moderate and emphasizes purely physical pleasure The nature of openness to men can cause men to be more open about their sexual behavior to others, especially their peers, compared to women who are more shy so they tend to hide their sexual experiences” (Tạm dịch “Những nhu cầu thể lý và suy nghĩ “thoáng” của thiếu niên nam khiến chúng tò

mò và tìm kiếm lời giải trên các phương tiện truyền thông có nội dung về tình dục nhiều hơn thiếu niên nữ”)

Trang 21

“Premarital sexual behavior can also be caused by a lack of early sex education on the grounds that sex education is still too early for teenagers The information contained in social media does not limit the age of media users so that teenagers often get wrong information about sex This erroneous information then enters the minds of teenagers which are basically unstable, causing negative behavior from teenagers” (Tạm dịch “Sự thiếu hụt giáo dục giới tính từ sớm cũng là lý do khiến giới trẻ tiếp cận mạng xã hội để tìm hiểu về tình dục Các nền tảng mạng xã hội không giới hạn độ tuổi cũng làm lệch lạc và ảnh hưởng xấu đến nhận thức của giới trẻ về các vấn đề tình dục”)

9 Đinh Việt Hà Định kiến về phụ nữ sống thử thể hiện trên báo chí những năm gần đây Tạp chí Nghiên cứu Gia đình và Giới 2016 Số 2 80-82 Nguồn từ URL: http://ifgs.vass.gov.vn/Uploads/files/TapChi/2016/S%E1%BB%91%202%20-

%202016/Dinh%20Viet%20Ha.pdf

Tóm tắt nội dung: Bài báo đưa ra những phân tích về những thông tin trên báo chí

ảnh hưởng như thế nào đến định kiến về người phụ nữ khi thực trạng “sống thử” gia tăng Nội dung được chia làm 3 phần: (1) Giới thiệu, (2) Định kiến giới về phụ nữ sống thử thể hiện trên báo chí, (3) Kết luận Phần 2 và 3 của bài báo chứa nội dung liên quan trực tiếp đến đề tài của nhóm, có đề cập rằng các diễn ngôn về vấn đề này đã dần cởi mở hơn Song, vẫn còn khá ít ỏi và nội dung tiêu cực về hình ảnh người phụ nữ thì vẫn chưa được kiểm soát chặt chẽ Điều đó khiến xã hội hình dung người phụ nữ với những tính từ miệt thị nặng

nề “dễ dãi, buông thả và không có phẩm hạnh” Kết luận có đưa ra giải pháp rằng báo chí cần đưa thông tin đa diện, khách quan hơn về thực trạng sống thử, mặt lợi và hại đến cả

“người nam và nữ”

Nhận xét:

Ưu điểm: Cụ thể, khách quan về đối tượng là phụ nữ từng sống thử Tác giả đưa

ra những lập luận dựa trên luận cứ hợp lý, đem lại những góc nhìn cụ thể về phụ nữ trong đối tượng nghiên cứu của nhóm

Trang 22

Nhược điểm: Đề tài đã được triển khai từ năm 2016 (đã khá cũ, nhưng với nội

dung mà nhà nghiên cứu chia sẻ rằng những đề tài nghiên cứu trên lĩnh vực báo chí về sống thử “còn khá hiếm hoi” thì điều này có thể hiểu được) Chỉ khái quát được một phần, một chiều trong đề tài nghiên cứu của nhóm (đề cập đến cách báo chí nói về phụ nữ

đã sống thử) Tài liệu bị hạn chế chiều ngược lại: hành vi/quan điểm của người đã sống thử khi đã tiếp nhận thông tin trên báo chí và truyền thông

Nhóm kế thừa nội dung:

● Phần 2: Trinh tiết và giá trị nhân phẩm của người phụ nữ sống thử, trang 80

● Phần 3: Kết luận, trang 81

Trích dẫn nội dung kế thừa:

- Phần 2: Trinh tiết và giá trị nhân phẩm của người phụ nữ sống thử, trang 80

“Theo như các câu chuyện mà báo chí phản ánh, người phụ nữ từng sống thử bị phân biệt đối xử và chịu nhiều hậu quả Họ không những bị coi rẻ, coi là đồ bỏ đi, mất nết, hư hỏng

mà còn bị dằn vặt, đay nghiến, thậm chí bị người chống sau này đánh đập nếu bị phát hiện

ra họ không còn trinh tiết, bị gia đình người yêu cấm không cho cưới vì quá khứ sống thử thậm chí nhiều người còn bé tác đến mức tự tử

Song song với việc phải chịu đựng thái độ coi thường và phân biệt đối xử của người khác (nam giới hoặc chính nữ giới), bi kịch nặng nề nhất của người phụ nữ từng sống thủ là họ

tự định kiến với chính mình Đây vừa là hệ quản của định kiến vừa là một trong những nguyên nhân khiến định kiến giới đổi với phụ nữ trong sống thử nói riêng trở nên sâu sắc hơn.”

- Phần 3: Kết luận, trang 81

“Không thể phủ nhận những hậu quả, hệ lụy mà hành vi sống thử gây ra như: nạn nạo phá thai ngày càng tăng, nếu thanh niên chỉ muốn sống thử mà không kết hôn thì sẽ ảnh hưởng đến sự bền vững của xã hội Tuy nhiên, trong bối cảnh tuổi kết hôn lần đầu gia tăng, quan

hệ xã hội của thanh niên ngày càng năng động và mở rộng thì quan hệ tình dục trước hôn

Trang 23

nhân cần được nhìn nhận một cách khách quan Do vậy, báo chí và truyền thông cần có những bài viết về vấn đề sống thử một cách đa diện đối với cả người nam và người nữ, tránh đưa tin theo hướng giật gần gây sốc một cách thái quá, nhằm góp phần vào việc xóa

bỏ định kiến về phụ nữ từng sống thử.”

10 Thảo Vy Nhận thức xã hội và tác động của truyền thông đã góp phần đặt áp lực 'cho và nhận' lên đàn ông và phụ nữ trong mỗi dịp lễ (Báo điện tử) Advertising Vietnam 7/03/2023 Nguồn từ URL: https://advertisingvietnam.com/nhan-thuc-xa- hoi-va-tac-dong-cua-truyen-thong-da-gop-phan-dat-ap-luc-cho-va-nhan-len-dan- ong-va-phu-nu-trong-moi-dip-le-l21508

Tóm tắt: Bài báo là nội dung tác giả phỏng vấn Tiến sĩ Nguyễn Nữ Nguyệt Anh -

Trưởng khoa Xã hội học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh Kết cấu gồm 4 phần: (1) Giới thiệu, (2) “Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm” vẫn còn tồn tại trong quảng cáo, (3) Mối quan hệ 2 chiều giữa phương tiện truyền thông và nhận thức xã hội, (4) Làm thế nào để các chiến dịch truyền thông không rơi vào “cái bẫy định kiến”? Nhóm đặc biệt chú trọng đến phần 3, mối liên hệ giữa nhận thức xã hội và phương tiện truyền thông được đề cập cụ thể trong các tin tức mới Ở phần thông tin này, Tiến sĩ đưa ra những chia sẻ về khách thể Gen Z trong thời đại ngày nay và nói rõ “thay đổi về nhận thức xã hội là cả một quá trình được ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau”

Nhận xét:

Ưu điểm: Bài báo đưa ra những góc nhìn của Tiến sĩ về những thông tin mới trên

các phương tiện truyền thông Song song đó, nhấn mạnh mối liên hệ hai chiều giữa nhận thức xã hội và phương tiện truyền thông Thông tin này có giá trị lớn trong quá trình tìm hiểu nguyên nhân, giải pháp của đề tài

Trang 24

Nhược điểm: Thông tin chưa được đánh giá trên các số liệu cụ thể mà chỉ là đánh

giá cắt ngang trên mặt bằng thông tin truyền thông hiện nay Vì thế, mối liên hệ vẫn còn tồn đọng nhiều yếu tố chưa được khai thác hết

Nội dung kế thừa: Phần 3: Câu hỏi thứ 5, 6, Mối quan hệ 2 chiều giữa phương tiện

truyền thông và nhận thức xã hội

Trích dẫn nội dung kế thừa:

5 Một xu hướng dễ nhận thấy là đa phần các chiến dịch nhắm đến đối tượng khách hàng trẻ/Gen Z đều mang những thông điệp đột phá, thay đổi định kiến Liệu thế hệ Z có phải là một tác nhân ảnh hưởng đến cách thương hiệu xây dựng thông điệp truyền thông

và thúc đẩy quá trình xã hội hoá không, thưa Tiến sĩ?

“Sự thay đổi trong nhận thức của xã hội và các chiến dịch truyền thông ngày nay còn chịu tác động của sự giao lưu và giao thoa văn hoá của nhiều nền văn hoá khác nhau, đặc biệt là văn hoá phương Tây.”

6 Nếu ví sự tương quan giữa phương tiện truyền thông và nhận thức xã hội là một mối quan hệ hai chiều thì ở chiều ngược lại, quảng cáo đóng vai trò như thế nào trong việc

cổ vũ và làm thay đổi nhận thức xã hội, thưa Tiến sĩ?

“Thay đổi về nhận thức xã hội là cả một quá trình được ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau từ vĩ mô như cấu trúc xã hội, văn hoá, sự khác biệt trong vùng miền cho đến những yếu tố vi mô như nhận thức, trình độ học vấn của các cá nhân, điều kiện của gia đình, và cả tác động của các phương tiện truyền thông đại chúng Vì thế, không thể nói rằng chỉ có các thương hiệu nắm trong tay “quyền năng” định hình tư duy xã hội Tuy nhiên, một điều mà chúng ta không thể phủ nhận là trong thời đại ngày nay, việc thường xuyên tiếp xúc với các thông tin phương tiện truyền thông đại chúng đã góp phần làm thay đổi suy nghĩ, hành vi và cách ứng xử của con người, thúc đẩy quá trình xã hội hoá diễn ra một cách nhanh chóng và đa chiều hơn

Ngày đăng: 30/01/2024, 04:55

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w