ẢNH HƯỞNG CỦA DI CƯ LAO ĐỘNG ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINHẢNH HƯỞNG CỦA DI CƯ LAO ĐỘNG ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINHẢNH HƯỞNG CỦA DI CƯ LAO ĐỘNG ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINHẢNH HƯỞNG CỦA DI CƯ LAO ĐỘNG ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINHẢNH HƯỞNG CỦA DI CƯ LAO ĐỘNG ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINHẢNH HƯỞNG CỦA DI CƯ LAO ĐỘNG ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINHẢNH HƯỞNG CỦA DI CƯ LAO ĐỘNG ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINHẢNH HƯỞNG CỦA DI CƯ LAO ĐỘNG ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH
Trang 1HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
ĐỒNG THANH MAI
ẢNH HƯỞNG CỦA DI CƯ LAO ĐỘNG ĐẾN PHÁT TRIỂN
KINH TẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
Trang 2HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
ĐỒNG THANH MAI
ẢNH HƯỞNG CỦA DI CƯ LAO ĐỘNG ĐẾN PHÁT TRIỂN
KINH TẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng bản thân tôi, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo vệ trong bất cứ học vị nào
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận án đều được chỉ rõ nguồn gốc
Hà Nội, ngày tháng năm 2024
Tác giả luận án
Đồng Thanh Mai
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo; sự giúp đỡ, động viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình; sự tài trợ về vật chất và tinh thần của nhiều cá nhân và tổ chức Tôi xin gửi lòng biết ơn và sự kính trọng sâu sắc tới hai giảng viên là PGS.TS
Tô Thế Nguyên và TS Trần Văn Đức đã hướng dẫn, dành nhiều công sức và thời gian cùng thảo luận với tôi về khung phân tích, phương pháp nghiên cứu và trình bày kết quả nghiên cứu
Tôi xin bày tỏ lòng biết hơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Ban chủ nhiệm Khoa Kinh tế & Phát triển Nông thôn, Bộ môn Kinh tế, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tạo điều kiện và tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận án
Tôi xin chân thành cảm ơn UBND tỉnh Bắc Ninh, Cục Thống kê tỉnh Bắc Ninh, Sở Lao động và Thương binh xã hội tỉnh Bắc Ninh, Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn người thân, gia đình hai bên nội ngoại đã luôn đồng hành, sát cánh và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi có thời gian hoàn thành luận án
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng chắc chắn không tránh khỏi hạn chế, thiếu sót nhất định khi thực hiện luận án, kính mong quý thầy, cô, bạn bè, đồng nghiệp và những người quan tâm tiếp tục đóng góp ý kiến để vấn đề nghiên cứu ngày càng được hoàn thiện hơn
Hà Nội, ngày tháng năm 2024
Tác giả luận án
Đồng Thanh Mai
Trang 5MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các chữ viết tắt vi
Danh mục bảng viii
Danh mục biểu đồ x
Danh mục hộp xi
Danh mục hình xi
Trích yếu luận án xii
Thesis abstract xiv
Phần 1 Mở đầu 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 3
1.2.1 Mục tiêu chung 3
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 3
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 3
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 3
1.4 Những đóng góp mới của luận án 4
1.4.1 Những đóng góp về lý luận và học thuật 4
1.4.2 Những đóng góp về thực tiễn 4
1.5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án 4
Phần 2 Cơ sở lý luận - thực tiễn và tổng quan tài liệu 5
2.1 Cơ sở lý luận về ảnh hưởng của di cư lao động đến phát triển kinh tế của nơi nhập cư 5
2.1.1 Các khái niệm có liên quan 5
2.1.2 Vai trò của di cư lao động với các vấn đề kinh tế 8
2.1.3 Lý luận về di cư lao động 10
2.1.4 Lý luận về phát triển kinh tế 14
Trang 62.1.5 Nội dung nghiên cứu ảnh hưởng của di cư lao động đến phát triển kinh tế
của nơi nhập cư 18
2.2 Cơ sở thực tiễn về ảnh hưởng của di cư lao động đến phát triển kinh tế 26
2.2.1 Cơ sở thực tiễn trên thế giới 26
2.2.2 Cơ sở thực tiễn tại Việt Nam 30
2.2.3 Bài học kinh nghiệm rút ra trong việc cải thiện ảnh hưởng của di cư lao động tới phát triển kinh tế 37
2.3 Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan và khoảng trống nghiên cứu 39
2.3.1 Các công trình nghiên cứu có liên quan 39
2.3.2 Khoảng trống nghiên cứu 44
Tóm tắt phần 2 45
Phần 3 Phương pháp nghiên cứu 46
3.1 Đặc điểm kinh tế xã hội của tỉnh Bắc Ninh 46
3.1.1 Vị trí địa lý của tỉnh Bắc Ninh 46
3.1.2 Lịch sử hình thành tỉnh Bắc Ninh 47
3.1.3 Tình hình kinh tế xã hội của tỉnh Bắc Ninh 47
3.2 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 49
3.2.1 Cách tiếp cận 49
3.2.2 Khung phân tích 53
3.2.3 Phương pháp nghiên cứu 53
3.2.4 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu 59
Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận 63
4.1 Thực trạng di cư lao động trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh 63
4.1.1 Tình hình di cư trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh 63
4.1.2 Tình hình di cư lao động trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh 68
4.1.3 Các chính sách và chiến lược của Bắc Ninh liên quan tới di cư lao động 78
4.2 Ảnh hưởng của di cư lao động tới phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh
Bắc Ninh 83
4.2.1 Ảnh hưởng di cư lao động đến nguồn lực cho phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh 83
Trang 74.2.2 Ảnh hưởng di cư lao động đến kết quả phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh
Bắc Ninh 99
4.3 Giải pháp cải thiện ảnh hưởng của di cư lao động tới phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh 129
4.3.1 Cơ sở đề xuất giải pháp 129
4.3.2 Các định hướng 130
4.3.3 Giải pháp đề xuất 131
Tóm tắt phần 4 147
Phần 5 Kết luận và kiến nghị 148
5.1 Kết luận 148
5.2 Kiến nghị 149
5.2.1 Đối với Nhà nước và các Bộ ngành 150
5.2.2 Đối với chính quyền tỉnh Bắc Ninh 150
5.2.3 Đối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh 150
Danh mục công trình có liên quan đến luận án 151
Tài liệu tham khảo 152
Phụ lục 165
Trang 8DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Nghĩa tiếng Việt
CMKT Chuyên môn kỹ thuật
CNH-HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
CNTT Công nghệ thông tin
FDI Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
GDP Tổng thu nhập nội địa
GNP Tổng thu nhập quốc dân
GRDP Tổng sản phẩm trên địa bàn
ICOR Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư
ILO Tổ chức lao động quốc tế
IMRA Tỷ lệ lao động di cư trong lực lượng lao động IOM Tổ chức di cư quốc tế
KT-XH Kinh tế xã hội
LĐ-TBXH Lao động thương binh xã hội
LGRDP Logarit của tổng sản phẩm trên địa bàn
Trang 9Từ viết tắt Nghĩa tiếng Việt
LIMRA Logarit của tỷ lệ lao động di cư trong lực lượng lao động LLLĐ Lực lượng lao động
LUNEM Logarit của tỷ lệ thất nghiệp
NSĐP Ngân sách địa phương
NSLĐ Năng suất lao động
TTKT Tăng trưởng kinh tế
UNEM Tỷ lệ thất nghiệp
Trang 10DANH MỤC BẢNG
2.1 Các lý thuyết phát triển kinh tế 16
3.1 Biến động dân số của tỉnh Bắc Ninh 47
3.2 Giá trị sản xuất các ngành kinh tế của tỉnh Bắc Ninh 49
3.3 Thu thập dữ liệu thứ cấp 54
3.4 Đối tượng và nội dung tham vấn 55
3.5 Số mẫu điều tra 56
4.1 Quy mô di cư của tỉnh Bắc Ninh 63
4.2 Số người nhập cư và xuất cư từ các cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh 66
4.3 Lý do di chuyển của người di cư theo kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh 67
4.4 Số lượng lao động di cư của tỉnh Bắc Ninh ước lượng theo kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở các năm 69
4.5 Thời gian cư trú của lao động di cư đến 73
4.6 Tình trạng nhà ở của lao động di cư đến 74
4.7 Kết quả mô hình Probit các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định gắn bó của lao động di cư với tỉnh Bắc Ninh 77
4.8 Tỷ lệ lao động di cư trong lực lượng lao động của tỉnh Bắc Ninh 85
4.9 Độ tuổi của lao động di cư đến trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh 87
4.10 Sự dịch chuyển việc làm theo cơ cấu ngành nghề của lao động di cư đến trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh 90
4.11 Số lao động di cư đến và thu nhập bình quân đầu người 91
4.12 Trình độ học vấn của lao động di cư trên địa bàn tỉnh 92
4.13 Vốn đầu tư phát triển của tỉnh Bắc Ninh 96
4.14 Vốn, lao động di cư của các doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh 97
4.15 Hệ số ICOR của Bắc Ninh 98
4.16 Tổng sản phẩm trên địa bàn của tỉnh Bắc Ninh và cả nước 100
4.17 Đóng góp của di cư lao động vào GRDP của tỉnh Bắc Ninh 103
4.18 Thu nhập, chi tiêu của người di cư lao động đến tỉnh Bắc Ninh 105
Trang 114.19 Mối quan hệ giữa giá trị xuất khẩu ròng và tỷ lệ người di cư lao động đến
trong lực lượng lao động của tỉnh Bắc Ninh 1064.20 Thông tin cơ bản của các biến trong mô hình 1084.21 Kết quả hồi quy theo mô hình ARDL giữa các biến LIMRA, LUNEM với
LGRDP trong dài hạn 1094.22 Cơ cấu kinh tế của tỉnh Bắc Ninh 1114.23 Di cư lao động và loại đô thị của tỉnh Bắc Ninh (năm 2021) 1154.24 Kết quả hồi quy theo mô hình ARDL giữa các biến LIMRA, LGRDP với
LUNEM trong dài hạn 1204.25 Ý kiến của lao động di cư đến về giá cả tiêu dùng đắt đỏ tại tỉnh Bắc Ninh 1234.26 Đối tượng di chuyển cùng của lao động di cư đến trên địa bàn tỉnh
Bắc Ninh 1264.27 Ảnh hưởng của di cư lao động tới môi trường xã hội và cảnh quan đô thị
trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh 129
Trang 12DANH MỤC BIỂU ĐỒ
4.1 Dân số từ 5 tuổi trở lên chia theo mức độ di cư, 1999-2019 65
4.2 Lao động di cư đến hàng năm trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh 70
4.3 Các vùng di cư đi của đối tượng điều tra 71
4.4 Dân tộc của đối tượng điều tra 72
4.5 Khó khăn của người di cư lao động đến 75
4.6 Nguồn gốc lao động trong các khu công nghiệp của tỉnh Bắc Ninh 86
4.7 Mối quan hệ giữa cơ cấu lao động và tỷ lệ lao động di cư trong lực lượng lao động của tỉnh Bắc Ninh (1997 – 2021) 88
4.8 Lĩnh vực việc làm của lao động di cư đến trên địa bàn tỉnh 89
4.9 Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động tỉnh Bắc Ninh 93
4.10 Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động di cư và lực lượng lao động của tỉnh Bắc Ninh, so sánh tại năm 2021 94
4.11 Tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh Bắc Ninh và cả nước 101
4.12 Đóng góp vào GRDP của di cư lao động đến tại các đơn vị hành chính cấp huyện của tỉnh Bắc Ninh 104
4.13 Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và tỷ lệ di cư lao động trong lực lượng lao động của tỉnh Bắc Ninh 107
4.14 Mối quan hệ giữa cơ cấu kinh tế và tỷ lệ lao động di cư đến trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh 112
4.15 Tương quan giữa tỷ lệ thất nghiệp của tỉnh Bắc Ninh và cả nước 117
4.16 Mối quan hệ giữa tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ lao động di cư trong lực lượng lao động của tỉnh Bắc Ninh 119
4.17 So sánh chỉ số giá tiêu dùng của tỉnh Bắc Ninh với cả nước 122
4.18 Tỷ lệ nghèo của tỉnh Bắc Ninh 125
4.19 Mối quan hệ giữa lao động di cư và tỷ lệ nghèo 125
4.20 Mối quan hệ giữa lao động nhập cư và chi ngân sách địa phương của
Bắc Ninh 127
Trang 13DANH MỤC HỘP
4.1 Ý kiến về thiếu hụt nhân lực của tỉnh Bắc Ninh 854.2 Ý kiến về thu nhập của người dân Bắc Ninh 914.3 Ý kiến về việc nâng cao trình độ chuyên môn và xâm lấn văn hóa của lao
động di cư 954.4 Ý kiến về quản lý lao động di cư đến Bắc Ninh 1274.5 Ý kiến về rác thải sinh hoạt của lao động di cư đến Bắc Ninh 128
DANH MỤC HÌNH
3.1 Bản đồ hành chính tỉnh Bắc Ninh 463.2 Mật độ dân số tỉnh Bắc Ninh qua các năm 483.3 Khung phân tích ảnh hưởng của di cư lao động tới phát triển kinh tế của
tỉnh Bắc Ninh 524.1 Sơ đồ quản lý dòng di cư lao động trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh 82
Trang 14TRÍCH YẾU LUẬN ÁN
Tên tác giả: Đồng Thanh Mai
Tên luận án: Ảnh hưởng của di cư lao động đến phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh Chuyên ngành: Quản trị nhân lực Mã số: 9 34 04 04
Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục tiêu nghiên cứu:
Mục đích của nghiên cứu hướng tới: (i) Hệ thống hóa và làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về ảnh hưởng của di cư lao động đến phát triển kinh tế; (ii) Đánh giá ảnh hưởng của di cư lao động đến phát triển kinh tế của tỉnh Bắc Ninh; (iii) Đề xuất một
số giải pháp nhằm cải thiện ảnh hưởng của di cư lao động đến phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
Phương pháp nghiên cứu:
Luận án sử dụng các phương pháp tiếp cận hệ thống, tiếp cận có sự tham gia, tiếp cận theo lĩnh vực việc làm, tiếp cận theo các yếu tố cấu thành nên phát triển kinh tế kết hợp sử dụng các phương pháp phân tích bao gồm: thống kê mô tả, thống kê so sánh
và mô hình ARDL…để kiểm định ảnh hưởng của di cư lao động tới phát triển kinh tế của tỉnh Bắc Ninh Dữ liệu thứ cấp từ năm 1997 - 2021 và dữ liệu sơ cấp khảo sát trong năm 2021 từ 533 người di cư lao động, phỏng vấn sâu các cán bộ quản lý ở địa phương
và các đối tượng liên quan đến di cư lao động được sử dụng trong luận án
Kết quả chính và kết luận:
Bắc Ninh là tỉnh có diện tích nhỏ nhất và mật độ dân số đứng thứ 3 trong cả
nước, di dân và đô thị hóa là hai yếu tố chính khiến dân số của Bắc Ninh tăng nhanh trong những năm vừa qua
Lượng người di cư đến Bắc Ninh ngày càng đông trong những năm gần đây do nhu cầu lao động của các nhà đầu tư nước ngoài đến từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc và các nhà đầu tư trong nước ngày càng tăng Theo kết quả điều tra Tổng dân số
và nhà ở của Tổng cục Thống kê năm 2019 thì số người nhập cư (có thời gian rời khỏi nơi thường trú trên 5 năm) vào Bắc Ninh là 132.955 người, trong đó nữ giới chiếm tỷ lệ cao hơn với con số là 56,1% Cũng từ kết quả của cuộc điều tra, có 87,5% người nhập
cư cho rằng họ đến Bắc Ninh vì mục đích tìm việc làm Theo thống kê của Cục Thống
kê tỉnh Bắc Ninh, trong năm 2021 có khoảng 236 nghìn người di cư lao động đang sinh
Trang 15sống tại Bắc Ninh Người di cư lao động đến Bắc Ninh chủ yếu từ Trung du miền núi phía Bắc, Đồng bằng sông Hồng, Bắc trung bộ và Duyên hải miền Trung với gần một nửa là người dân tộc thiểu số, thời gian sinh sống trung bình ở Bắc Ninh dưới 5 năm
Kết quả nghiên cứu cho thấy DCLĐ có những ảnh hưởng tới phát triển kinh tế của Bắc Ninh thông qua một số điểm nổi bật Trước hết DCLĐ đóng góp vào các nguồn
lực cho phát triển kinh tế như nguồn nhân lực và nguồn lực vốn Tính đến năm 2021, DCLĐ đóng góp gần 30% lực lượng lao động của toàn tỉnh với độ tuổi trẻ và năng suất lao động cao DCLĐ đóng góp vào thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước, gia tăng
hiệu quả sử dụng vốn DCLĐ ảnh hưởng cả mặt tích cực và tiêu cực tới các biến số đo
lường kết quả PTKT với việc đóng góp hơn 32% cho GRDP của toàn tỉnh tính theo
phương thức tính giá trị sản xuất thông qua năng suất lao động và đóng góp khoảng 12% cho GRDP toàn tỉnh theo phương thức chi tiêu trong năm 2021 DCLĐ đóng góp
không nhỏ vào sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương từ nông nghiệp sang công
nghiệp – xây dựng với tỷ trọng của ngành công nghiệp – xây dựng chiếm 77,3% trong
năm 2021 DCLĐ góp phần đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa của tỉnh Bắc Ninh, tăng từ 9,5% năm 2000 lên 42,6% năm 2020 DCLĐ cũng góp phần gia tăng tỷ lệ thất nghiệp
do một số LĐDC đã chiếm mất việc làm của người địa phương Ngoài ra cầu về các mặt
hàng thiết yếu tăng mạnh khi có quá đông LĐDC đến sinh sống nên giá cả của các mặt
hàng này, đặc biệt là nhà ở trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh cũng tăng cao hơn mặt bằng chung của cả nước Cuối cùng với gần 16% dân số là LĐDC, khiến cho phát sinh một
số vấn đề xã hội và môi trường, ảnh hưởng tới sự bền vững của phát triển kinh tế tỉnh Bắc Ninh
Sau khi sử dụng các mô hình định lượng để kiểm định lại ảnh hưởng mà nhóm DCLĐ cho sự phát triển kinh tế của tỉnh Bắc Ninh thông qua các biến số như GRDP, tỷ
lệ thất nghiệp Luận án đã đề xuất một số giải pháp để cải thiện ảnh hưởng của DCLĐ đến PTKT của tỉnh Bắc Ninh, cụ thể là: (i) Qui hoạch phát triển kinh tế của tỉnh Bắc Ninh cần tính đến người LĐDC, (ii) Đồng bộ công tác quản lý cư trú, (iii) Phát triển hệ thống thông tin của thị trường lao động, (iv) Hoàn thiện chính sách xã hội đối với người LĐDC đến, (v) Cải thiện các biến số kinh tế vĩ mô, (vi) Phối hợp với các doanh nghiệp trong quản trị dòng DCLĐ
Trang 16THESIS ABSTRACT
PhD Candidate: Dong Thanh Mai
Dissertation title: Influence of labor migration on economic development in Bac Ninh province
Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Reseach Objectives:
The purposes of the study are: (i) To systematize and clarify theoretical and practical issues on the impact of labor immigration on economic development; (ii) To assess the influence of labor immigration on the economic development of Bac Ninh province; (iii) To propose some solutions to improve the impact of labor immigration on economic development in Bac Ninh province
Methods of the study:
The thesis uses systematic, participatory, employment-based, and the constitutive factors of economic development approaches, combining with using analytical methods including descriptive statistics, comparative statistics, and ARDL model to test the influence of labor immigration on the Bac Ninh’s economic development The thesis uses secondary data from 1997 to 2021, primary data was collected from 533 labor immigrants and in-depth interviews with local managers, innkeepers, and others related to immigrant workers in 2021
Main findings and conclusions:
Bac Ninh is the smallest province but is the third highest population density in Vietnam The increase in population is mainly due to immigration and urbanization in recent years
The number of immigrants to Bac Ninh has been increasing in recent years due to the increasing demand of labor from foreign investors from Korea, Japan, China and domestic investors.According to the results of the General Population and Housing Census of the General Statistics Office in 2019, the number of immigrants into Bac Ninh is 132.955 people, of which the number of women higher with it’s rate is 56,1% From those survey results, 87,5% of immigrants said that they came to Bac Ninh to find
a job According to preliminary statistics from Bac Ninh Provincial Department of Statistics, in 2021, there are about 236 thousand labor immigrants to Bac Ninh Immigrant workers in Bac Ninh are mainly from the Northern Midlands and Mountains,
Trang 17the Red River Delta, the North Central Coast, the Central Coast, and nearly half of them are ethnic minorities
The thesis results show that labor migration has impacts on Bac Ninh's economic development through some outstanding points First of all, labor immigration contributes to resources for economic development such as human resources and capital resources They contribute nearly 30% of the entire province's labor force with young age and high labor productivity They contribute to attracting domestic and foreign investment capital and increasing the efficiency of capital use Furthermore, community immigrant affects both positively and negatively the variables measuring the level of economic development with a contribution of over 32% to the GRDP by labor productivity method and contributing about 12% to the province's GRDP by spending method Contributing significantly to the transformation of the local economic structure from agriculture to industry-construction with the proportion of industry-construction was for 77,3% in 2021 Labor immigrats contributed to accelerating the urbanization rate of Bac Ninh province, increasing from 9,5% in 2000 to 42,6% in 2021 Labor migration also contributed to increasing the unemployment rate because they have taken over jobs that made by local people In addition, the demand for essential goods increased sharply, so the prices of them also increased higher than the average level of the whole country Finally, with nearly 16% of the population being immigrant workers, causing a number of social and environmental problems to arise, affecting the sustainability of economic development in Bac Ninh province
After using quantitative models to retest the labor migration groups had affected
on the economic development of Bac Ninh province through some variables such as GRDP, unemployment rate, the thesis has proposed some solutions to improve the impact of labor immigration on the economic development of Bac Ninh province, specifically: (i) Economic development planning of Bac Ninh province needs to care with labor immigration, (ii) To synchronize residence management, (iii) To develop labor market information system, (iv) To improve social policies for incoming immigrants, (v) To improve macroeconomic variables, (vi) Coordinate with enterprices
in managing labor immigration flows
Trang 18PHẦN 1 MỞ ĐẦU
1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Di cư là việc con người di chuyển đến một khu vực địa lý mới khác với nơi họ đang sinh sống Hiện tượng này ngày càng trở nên phổ biến trên thế giới
và ở Việt Nam trong suốt lịch sử phát triển Theo Tổng điều tra dân số và nhà
ở, năm 2019 cả nước có khoảng 6,4 triệu người tương đương khoảng 7,3% dân
số từ 5 tuổi trở lên là người di cư (Tổng cục Thống kê, 2019) Di cư đã và đang trở thành chiến lược để người dân cải thiện sinh kế và cơ hội tiếp cận với giáo dục, y tế, văn hóa hiện đại (ILO, 2021) Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến di cư bao gồm cả những nguyên nhân gây ra bởi lực đẩy và những nguyên nhân gây
ra bởi lực hút đối với người di cư (Lee, 1966) Di cư có thể xuất phát từ lý do thay đổi nơi học tập, làm việc, kết hôn hoặc chính sách kinh tế xã hội (Trương Văn Tuấn, 2011) Yếu tố việc làm được coi là nguyên nhân chính dẫn tới di cư
và thường được gọi là di cư lao động (Fan, 1990; ILO, 2015) Mọi hình thái của
di cư lao động (DCLĐ) đều góp phần tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu lao động và ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế (PTKT) của mỗi quốc gia, mỗi khu vực (Taylor & Phillip, 2001; ILO, 2021) Ảnh hưởng của DCLĐ đến sự PTKT được nhìn nhận ở cả hai góc độ thuận chiều và trái chiều tới nguồn lực, tới cộng đồng nơi mà họ rời đi cũng như nơi mà họ ngụ cư (Stark & Boom, 1985) Nhận biết được những ảnh hưởng của DCLĐ tới các vấn đề kinh tế - xã hội sẽ giúp vùng hoặc quốc gia đó có những chính sách điều chỉnh phù hợp (Trương Văn Tuấn, 2011; Nguyễn Nữ Đoàn Vy, 2018)
Tỉnh Bắc Ninh là một địa phương năng động trong cả nước với điều kiện tự nhiên và xã hội thuận lợi cho PTKT Sau 25 năm tái lập, đến năm 2021, Bắc Ninh đã thu được một số thành tựu trong PTKT: (1) Tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh luôn đạt ở mức cao, bình quân giai đoạn 1997-2021 tăng 13,89%/năm; (2) năng suất lao động đạt 305,1 triệu đồng/lao động/năm, tăng 91 lần so với năm 1997; (3) quy mô kinh tế ngày càng lớn, nếu năm 1997 GRDP chỉ đạt 2,1 nghìn
tỷ đồng và đóng góp không đáng kể (0,64%) vào GDP cả nước (Cục Thống kê tỉnh Bắc Ninh, 1997), thì đến năm 2021, quy mô GRDP theo giá hiện hành là 38,7 nghìn tỷ đồng chiếm 1,8% GDP cả nước (Cục Thống kê tỉnh Bắc Ninh, 2021) Đóng góp cho sự PTKT đó không thể thiếu làn sóng DCLĐ ồ ạt đã và đang diễn ra sôi nổi trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh Là một trong những địa phương
Trang 19có tỷ suất di cư thuần cao ở Việt Nam, trong đó tỷ suất nhập cư đạt 45,7‰ vào năm 2021 (Tổng cục Thống kê, 2021) Làn sóng DCLĐ đến Bắc Ninh bắt đầu tăng mạnh từ năm 2010, chủ yếu là lao động di cư (LĐDC) trẻ, trình độ học vấn thấp, phần lớn là người dân tộc đến từ các tỉnh phía Bắc, chiếm khoảng một phần
ba lực lượng lao động (LLLĐ), cung cấp trên 70% lao động ở các khu công nghiệp (KCN) Tuy nhiên, mặt trái mà DCLĐ tạo ra như giảm trình độ dân trí của tỉnh Bắc Ninh, xuất hiện hiện tượng xâm lấn văn hóa kinh doanh, góp phần gia tăng tỷ lệ thất nghiệp, gia tăng giá cả tiêu dùng, gia tăng ngân sách địa phương chi cho vấn đề an ninh xã hội và ô nhiễm môi trường Chính quyền và các tổ chức trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đã có một số chính sách ưu đãi trong việc thu hút và giữ chân LĐDC, tuy nhiên những chính sách này còn chưa mang tầm chiến lược và chưa hiệu quả (UBND tỉnh Bắc Ninh, 2021)
Đánh giá ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của DCLĐ tới nguồn lực, kết quả PTKT trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, đề xuất giải pháp cải thiện những ảnh hưởng của DCLĐ theo hướng có lợi cho sự PTKT của tỉnh Bắc Ninh trong tương lai là cần thiết Để làm được điều này, luận án cần trả lời các câu hỏi sau: (1) Tình hình DCLĐ trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh trong thời gian qua diễn ra như thế nào?; (2) Ảnh hưởng của DCLĐ đến PTKT của tỉnh Bắc Ninh thể hiện ở mặt tích cực và tiêu cực ra sao?; (3) Chính quyền địa phương cần có những giải pháp, chính sách nào để cải thiện ảnh hưởng này theo hướng có lợi cho PTKT?
Đã có nhiều nghiên cứu về di cư, DCLĐ ở trong và ngoài nước Các nghiên cứu tập trung nhiều vào thống kê số người di cư, nguyên nhân di cư và kết quả di
cư như công trình của Dakua (2019), Bui Thi Minh Hang & cs., (2023) Một số nghiên cứu khác đã đề cập đến ảnh hưởng của di cư đến KT-XH như nghiên cứu Harris & Todaro (1970); Feridun (2004); Black, Natali & Skinner (2006); Marx & Fleischer (2010); Trương Văn Tuấn (2011); Dustmann & Preston, (2015); Nguyễn
Nữ Đoàn Vy (2018); Islam (2018); Le Quoc Hoi & cs., (2018) Tại Việt Nam, các nghiên cứu của Nguyen Thu Phuong & cs., (2008); ILO (2015) chủ yếu dừng lại ở
việc phân tích các số liệu đơn giản về di cư mà chưa có nhiều nghiên cứu chuyên
sâu về mối quan hệ giữa di cư tới các vấn đề KT - XH, đặc biệt đo lường ảnh hưởng của DCLĐ đến các nguồn lực cho PTKT (nhân lực, vốn) và kết quả của PTKT (GRDP, chuyển dịch CCKT, đô thị hóa, tỷ lệ thất nghiệp ) trên địa bàn một địa phương cụ thể
Hơn nữa, để lượng hóa một cách hệ thống và chính xác ảnh hưởng của DCLĐ đến những biến số PTKT là điều không dễ dàng, phụ thuộc nhiều vào trình
Trang 20độ của lực lượng sản xuất, xu hướng chuyển dịch CCKT, chính sách của chính phủ (McKenzie & Hildebrandt, 2005) Xuất phát từ thực tế đó, tác giả lựa chọn nghiên
cứu đề tài: “Ảnh hưởng của di cư lao động đến phát triển kinh tế trên địa bàn
tỉnh Bắc Ninh” cho luận án tiến sĩ chuyên ngành Quản trị nhân lực tại Học viện
Nông nghiệp Việt Nam
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1.3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của luận án là thực trạng ảnh hưởng của DCLĐ đến PTKT trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh;
- Đối tượng khảo sát: các tác nhân liên quan đến DCLĐ và PTKT như LĐDC, các chuyên gia trong lĩnh vực di cư; cán bộ quản lý LĐDC chuyên trách các cấp; đại diện các doanh nghiệp và đơn vị khác của các tỉnh Bắc Ninh
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: do số lao động nước ngoài trong LLLĐ của Bắc Ninh tương
đối nhỏ (khoảng 1%) nên giới hạn phạm vi nội dung nghiên cứu tập trung đánh
giá ảnh hưởng DCLĐ nội địa đến PTKT trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh Đồng thời,
do số lượng LĐDC đến Bắc Ninh lớn hơn nhiều so với LĐDC đi (hơn kém nhau
13 lần trong năm 2021) nên luận án chỉ tập trung vào nhóm người LĐDC đến
(lao động nhập cư) và ảnh hưởng của họ tới sự PTKT của tỉnh Bắc Ninh
Về không gian: trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
Trang 21Về thời gian: số liệu thứ cấp được thu thập từ 1997 đến 2021 Số liệu khảo
sát được tiến hành trong năm 2021
1.4 NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
1.4.1 Những đóng góp về lý luận và học thuật
Luận án đã hệ thống hóa và làm rõ được những vấn đề lý luận và thực tiễn
về DCLĐ, những ảnh hưởng của DCLĐ đến PTKT Trong đó rút ra các khái niệm, vai trò ý nghĩa, nội dung về ảnh hưởng của DCLĐ đến PTKT của nơi nhập
cư Các bài học kinh nghiệm thực tế ở trong và ngoài nước là cơ sở đề xuất những giải pháp mà các nghiên cứu đã thực hiện để cải thiện ảnh hưởng của DCLĐ đến PTKT Luận án đã xây dựng phương pháp tiếp cận và khung phân tích về ảnh hưởng của DCLĐ đến PTKT Đồng thời góp phần hoàn thiện bộ chỉ tiêu đánh giá ảnh hưởng của DCLĐ đến PTKT của nơi nhập cư
1.4.2 Những đóng góp về thực tiễn
Luận án đã phản ảnh hiện trạng DCLĐ và phân tích những ảnh hưởng của DCLĐ đến vấn đề PTKT trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh Luận án đã phân tích những ảnh hưởng của DCLĐ tới nguồn lực cho PTKT như nhân lực, vốn, và ảnh hưởng của DCLĐ tới các biến số đo lường kết quả PTKT như TTKT, chuyển dịch CCKT, đô thị hóa, thất nghiệp, giá cả hàng hóa, và các biến số đo lường sự PTBV như đói nghèo, an ninh trật tự Từ đó, nghiên cứu cũng đề xuất các nhóm giải pháp nhằm cải thiện ảnh hưởng của DCLĐ đến PTKT của tỉnh Bắc Ninh
1.5 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN
Thông qua nghiên cứu tổng quan về đánh giá ảnh hưởng của di cư, DCLĐ tới tình hình PTKT của các thành phố trên thế giới cũng như các địa phương của Việt Nam, luận án đã hệ thống hóa cơ sở lý luận và đề xuất mô hình nghiên cứu mối quan hệ giữa DCLĐ và PTKT của nơi nhập cư
Bên cạnh đó việc phân tích thực trạng DCLĐ và đánh giá ảnh hưởng của DCLĐ đến sự PTKT trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh sẽ giúp các nhà quản lý kinh tế, quản trị doanh nghiệp hiểu được thực trạng vấn đề di cư, đặc biệt là DCLĐ và ảnh hưởng của vấn đề đó tới các biến số kinh tế
Hơn thế nữa, việc phân tích mức độ ảnh hưởng của DCLĐ tới tình hình PTKT ở địa bàn nghiên cứu trở thành căn cứ để đề xuất những giải pháp cải thiện ảnh hưởng này trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh Từ đó đề xuất tới các nhà quản lý, các nhà hoạch định chính sách các phương thức giúp điều tiết vấn đề DCLĐ
Trang 22PHẦN 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN - THỰC TIỄN VÀ TỔNG
QUAN TÀI LIỆU
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA DI CƯ LAO ĐỘNG ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA NƠI NHẬP CƯ
2.1.1 Các khái niệm có liên quan
2.1.1.1 Di cư
Về mặt lý thuyết, di cư được hiểu là sự dịch chuyển chỗ ở từ nơi này sang nơi khác Tuy nhiên về bản chất, nguyên nhân, động cơ của di cư tương đối phức tạp, chưa có sự thống nhất giữa các nhà nghiên cứu, chưa có định nghĩa chuẩn, bao quát về di cư vì liên quan đến không gian và thời gian Bên cạnh đó các nghiên cứu thường sử dụng các khái niệm khác nhau bởi vì nguồn dữ liệu và mục đích nghiên cứu khác nhau
Theo các nhà địa lý học di cư là sự di chuyển từ đơn vị lãnh thổ này tới đơn
vị lãnh thổ khác Di cư là hình thức di chuyển về địa lý hay không gian kèm theo
sự thay đổi nơi ở thường xuyên của người dân giữa các đơn vị hành chính, trong
đó sự thay đổi nơi ở tạm thời như hoạt động thăm viếng, kinh doanh, du lịch giữa các vùng trong một nước hoặc giữa các quốc gia khác nhau không được coi là di
cư Như vậy, theo định nghĩa này, không phải mọi sự di chuyển của con người đều là di cư mà di cư còn phải gắn liền với sự thay đổi các quan hệ xã hội của người di chuyển (Trương Văn Tuấn, 2011)
Trong lý thuyết PTKT, di cư được định nghĩa là quá trình tái cân bằng các nguồn lực kinh tế để thiết lập một giai đoạn PTKT mới Di cư được coi như một chiến lược đa dạng hóa sinh kế, giảm rủi ro trong cuộc sống và tăng thu nhập (Cohen, 2006; Wouterse & Taylor, 2007) Tuy nhiên định nghĩa này chỉ phù hợp với những cuộc di cư cố định mà không đề cập đến những loại di cư khác như di cư theo mùa, di cư tạm thời trong cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở (Zhang & cs., 2006)
Theo IMO (2004) di cư là sự dịch chuyển dân số của một cá nhân hay một nhóm dân cư kể cả qua biên giới quốc gia hay trong nội bộ một quốc gia không
kể độ dài, thành phần, nguyên nhân, bao gồm sự di cư của người tị nạn, người lánh nạn, người di cư kinh tế và người di chuyển vì mục đích khác (trong đó có đoàn tụ gia đình)
Trang 23Ở Việt Nam hiện nay, một người được coi là người di cư nếu nơi thực tế thường trú hiện nay và nơi thực tế thường trú 5 năm trước thời điểm điều tra
là không cùng một xã (Tổng cục Thống kê, 2019) Với định nghĩa này, phạm
vi của di cư được chỉ rõ cả về mặt thời gian và không gian Tuy nhiên, định nghĩa này chưa bao quát được hết tất cả những người chuyển nơi cư trú trong thời gian ngắn
Mặc dù các học giả ở các ngành khoa học đã quan tâm đến những khía cạnh khác nhau của di cư, luận án này sẽ tập trung xem xét di cư theo góc nhìn của các nhà KT-XH Các nghiên cứu chỉ ra mối liên hệ giữa di cư với cung - cầu trên thị trường lao động, lực kéo, lực đẩy và các yếu tố liên quan (Zhang & cs., 2006)
Trong luận án, “di cư” được hiểu là sự di chuyển của dân cư từ nơi này sang nơi khác trong cùng một quốc gia hoặc giữa các quốc gia khác nhau
2.1.1.2 Di cư lao động
Theo định nghĩa của IOM (2004), thì DCLĐ là sự di chuyển của một người
từ nước này sang nước khác hoặc từ vùng này sang vùng khác vì mục đích việc làm Tổ chức di cư quốc tế ILO cho rằng tác nhân chính của DCLĐ là người lao động di cư, trong đó một người được coi là LĐDC khi họ đang cư trú ở vùng/quốc gia khác, kể cả ở trạng thái có việc làm, thất nghiệp hoặc đang tìm kiếm việc làm (ILO, 2015) Ở góc nhìn của KT-XH, trong một số nghiên cứu các tác giả cho rằng DCLĐ là tập hợp những người lao động hay công nhân cùng di chuyển từ khu vực này sang khu vực khác trong một khoảng thời gian xác định (Dakua, 2019) Tuy nhiên, hiện nay chưa có định nghĩa chính xác và bao quát nhất về DCLĐ
Trong phạm vi nghiên cứu của luận án, tác giả sử dụng khái niệm DCLĐ là
dòng vận động của người lao động vì mục tiêu việc làm hoặc các lý do khác nhằm tạo ra thu nhập, DCLĐ mô tả dòng chảy của con người di chuyển đến nơi
ở khác vì mục tiêu việc làm DCLĐ bao gồm DCLĐ đến và DCLĐ đi hay nhập
cư lao động và xuất cư lao động để mô tả điểm đầu và điểm cuối dòng vận động của lao động DCLĐ cũng được phân biệt thành nhóm chính thức và phi chính thức để phán ánh đặc điểm, tính chất công việc của người di cư
2.1.1.3 Lao động chính thức và lao động phi chính thức
Định nghĩa lao động chính thức và lao động phi chính thức xuất phát từ khái niệm “khu vực chính thức” và “khu vực phi chính thức” Đây là hai khu vực cấu thành nên nền kinh tế của tất cả các nước trên thế giới, đặc biệt là các nước phát triển
Trang 24Khái niệm khu vực kinh tế chính thức (formal sector) và khu vực kinh tế phi chính thức (informal sector) lần đầu tiên được đề cập đến trong nghiên cứu của Hart (1973) Tác giả này phân biệt hai khu vực kinh tế trên dựa trên cơ sở nguồn gốc của thu nhập, một nhóm được trả lương và một nhóm tự tạo ra thu nhập (Naik, 2009) Khu vực kinh tế chính thức và phi chính thức tiếp tục tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) đưa ra khái niệm là khu vực hoạt động của tất cả các đơn vị sản xuất kinh doanh không có tư cách pháp nhân, quy mô nhỏ và không đăng kí kinh doanh (ILO, 2000) Trong khi đó khu vực chính thức là khu vực mà các chủ thể hoạt động bắt buộc phải đăng ký kinh doanh, đăng ký hoạt động, thực hiện các nghĩa vụ kê khai thuế, chế độ phúc lợi xã hội cho người lao động
Ở các khu vực kinh tế chính thức và khu vực kinh tế phi chính thức tạo ra các việc làm chính thức và việc làm phi chính thức Việc làm phi chính thức được định nghĩa là việc làm không có bảo hiểm xã hội (đặc biệt là bảo hiểm xã hội bắt buộc) và không có hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên (ILO, 2016) Trong khi đó việc làm chính thức được xác định là việc làm của người lao động làm việc ở các khu vực có quan hệ lao động như doanh nghiệp, công ty, hộ kinh doanh có tư cách pháp nhân, được tham gia bảo hiểm và có hợp đồng lao động
Lao động phi chính thức là người lao động làm các công việc phi chính thức và không bao gồm những người được hưởng trợ cấp xã hội (Naik, 2009;
ILO, 2016) Ở Việt Nam, theo quy định của Tổng cục Thống kê, ban hành ở Công văn số 1127/TCTK-TKQG “Về hướng dẫn sử dụng khái niệm khu vực phi chính thức và hoạt động tự sản, tự tiêu của hộ gia đình” Theo đó, “khu vực phi chính thức bao gồm các cơ sở sản xuất kinh doanh phi nông, lâm nghiệp và thủy sản, sản xuất sản phẩm (vật chất, dịch vụ) để bán, trao đổi và không phải đăng ký
kinh doanh” Như vậy, khái niệm về lao động phi chính thức được hiểu là những
lao động có việc làm bấp bênh, thiếu ổn định, thu nhập thấp, không có hợp đồng lao động hoặc có, nhưng không được đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, không được chi trả các chế độ phụ cấp và các khoản phúc lợi xã hội khác Đối lập với lao động phi chính thức thì lao động chính thức là người lao động làm các công việc chính thức, có hợp động lao động, được tham gia bảo hiểm, được hưởng các phúc lợi xã hội và công việc mang tính chất ổn định
2.1.1.4 Phát triển kinh tế
Phát triển kinh tế khởi nguồn từ thời kỳ tái thiết sau chiến tranh thế giới thứ nhất do Hoa Kỳ khởi xướng (Jaffee, 1998) Tuy nhiên định nghĩa về PTKT cũng
Trang 25gây ra nhiều tranh luận Một số học giả phân biệt PTKT với tăng trưởng kinh tế (TTKT) trên cơ sở định nghĩa PTKT là “sự gia tăng và bền vững trong mức sống chung của các cá nhân trong cộng đồng” và khẳng định một số thước đo của PTKT chưa phản ảnh đầy đủ chất lượng cuộc sống Một số học giả lại định nghĩa PTKT gắn với sức khỏe và giáo dục của người dân (Rostow, 1966)
Tại Việt Nam, nghiên cứu của Bùi Tất Thắng & cs., (2014) quan niệm PTKT của một quốc gia được hiểu không chỉ là sự gia tăng quy mô kinh tế, bao hàm sự thay đổi cơ cấu kinh tế (CCKT) theo hướng tiến bộ và đảm bảo rằng mọi người đều được bình đẳng về cơ hội để tham gia vào quá trình phát triển, do đó đều được hưởng thụ thành quả của phát triển
Phát triển kinh tế là khái niệm có nội dung phản ánh rộng hơn so với khái niệm TTKT Tăng trưởng kinh tế về cơ bản là sự gia tăng thuần tuý về mặt lượng của các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp: GNP, GNP/đầu người hay GDP, GDP/đầu người… còn PTKT ngoài việc bao hàm quá trình gia tăng đó, còn có một nội hàm phản ánh rộng lớn hơn, sâu sắc hơn, bao gồm những biến đổi về mặt chất của nền KT-XH, trước hết là sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH và nâng cao mức sống toàn dân, trình độ phát triển văn minh xã hội thể hiện ở các tiêu chí như: thu nhập thực tế, tuổi thọ trung bình,
đô thị hóa, trình độ dân trí, bảo vệ môi trường, tỷ lệ thất nghiệp, chỉ số giá tiêu dùng và khả năng áp dụng các thành tựu khoa học – kỹ thuật vào phát triển KT-XH…Với nội hàm này, về cơ bản khái niệm PTKT đã đáp ứng được các nhu cầu đặt ra cho sự phát triển toàn diện nhiều lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội (Rostow, 1966; Phan Thúc Huân, 2006)
Tóm lại, mặc dù có nhiều cách tiếp cận khác nhau, nhưng có thể hiểu PTKT
là quá trình lớn lên, tăng tiến mọi mặt của nền kinh tế Bao gồm sự TTKT, đồng thời có sự hoàn chỉnh về mặt CCKT, thể chế kinh tế, đời sống xã hội bao gồm cả mặt số lượng và chất lượng
Theo Cobb – Douglass (1928) cho rằng có hai nhóm chính ảnh hưởng đến PTKT bao gồm lao động (labor) và vốn (capital) Như vậy yếu tố con người và
sự di chuyển của họ vừa là động lực vừa là kết quả của sự PTKT xã hội của một quốc gia (IOM, 2010)
2.1.2 Vai trò của di cư lao động với các vấn đề kinh tế
DCLĐ là một xu hướng tất yếu trong tiến trình PTKT xã hội do những
Trang 26nguyên nhân chủ quan và khách quan Tuy nhiên giữa các nhóm DCLĐ, các cộng đồng DCLĐ có sự khác nhau về nguồn gốc, động cơ, mục đích và đặc điểm Cộng đồng LĐDC cũng có những tác động to lớn đến các quốc gia họ đang làm việc và sinh sống bằng nhiều cách:
- Với vai trò là nhà đầu tư, khởi nghiệp, những người di cư vì mục đích
việc làm ở cương vị là nhà đầu tư đã tạo thêm nhiều công việc mới và thúc đẩy
sự sáng tạo ở các ngành nghề, lĩnh vực mới (Nguyễn Nữ Đoàn Vy, 2018) Điều này có ý nghĩa với việc tạo ra cầu về tuyển dụng và các cơ hội việc làm khác Ngoài ra, các nhà đầu tư mang vốn, công nghệ của mình đến mở nhà máy, doanh nghiệp giúp quốc gia hoặc địa phương thay đổi năng suất và tốc độ phát triển của nền kinh tế
- Với vai trò là người làm việc, nhóm LĐDC góp phần bổ sung người làm
vào lực lượng lao động (LLLĐ) tại nơi đến (Feridun, 2004; Morley, 2006) Sự xuất hiện và tham gia vào thị trường lao động của người di cư tạo ra sự cạnh tranh lương thưởng và cơ hội việc làm với người lao động bản xứ, kích thích các quốc gia thay đổi chiến lược kinh tế, từ đó khuyến khích đầu tư giáo dục và các ngành công nghiệp, dịch vụ khác nhau (Islam, 2007)
- Với vai trò là người tiêu dùng, người di cư vì mục đích lao động có nhu
cầu tiêu thụ hàng hoá phong phú, dẫn tới cầu về những hàng hóa thiết yếu gia tăng Những chi tiêu phục vụ nhu cầu của bản thân, gia đình LĐDC dẫn tới những thay đổi về GDP, năng suất lao động, lạm phát cũng như tỷ giá hối đoái của quốc gia đó (Feridun, 2004; Morley, 2006)
- Với vai trò của một người đóng thuế, LĐDC giúp tăng ngân sách nhà
nước từ thuế thu nhập cá nhân hoặc thuế thu nhập doanh nghiệp khi LĐDC làm chủ Với vai trò là người sử dụng dịch vụ công, DCLĐ tạo ra nhu cầu lớn về an ninh, nhà ở, y tế, giáo dục dẫn tới tăng chi phí xã hội, và tạo ra áp lực cần thay đổi chất lượng dịch vụ công cộng đang hiện hữu (Dustmann & Preston, 2005)
Bên cạnh đó, dòng DCLĐ cũng có vai trò vô cùng quan trọng đối với thị trường lao động, nguồn ngân sách nhà nước (NNSN) và sự PTKT của một địa phương hoặc một quốc gia
- Với thị trường lao động: di cư vì mục tiêu việc làm đã đóng góp nhiều
cho thị trường lao động ở nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn hay kĩ năng cao (Hunt, 2010) DCLĐ còn góp phần tăng dân số trong độ tuổi lao động của
Trang 27quốc gia đó, giúp trẻ hóa dân số ở các quốc gia có dân số già Những người di cư
vì mục tiêu việc làm thường có độ tuổi trẻ nên nhận được nền giáo dục tốt hơn so với những người đang sắp nghỉ hưu, một mặt họ tiếp cận với những ngành nghề mới đang phát triển nhanh, một mặt họ lấp khoảng trống vào những ngành nghề đang chững lại trong nền kinh tế do người bản xứ không mặn mà với các công việc đó (Guo, & Qiao, 2020)
- Với sự phát triển kinh tế: DCLĐ dù là dòng di cư chất lượng thấp hay
chất lượng cao, lao động phổ thông hay lao động chuyên môn tốt đều góp phần đổi mới và PTKT của nhiều quốc gia (Boubtane & cs., 2013)
2.1.3 Lý luận về di cư lao động
2.1.3.1 Phân loại di cư lao động
Có nhiều cơ sở để phân loại DCLĐ tùy vào cách tiếp cận của các tác giả và tùy vào từng mục đích nghiên cứu Tổng hợp từ các nghiên cứu của Morley (2006); Nguyen Viet Cuong & cs., (2011); Nguyễn Thị Phương Thảo (2018), Nguyễn Nữ Đoàn Vy (2018), DCLĐ được phân thành các nhóm sau:
- Căn cứ vào địa bàn di cư: DCLĐ được phân loại thành quốc tế và nội địa
DCLĐ quốc tế là sự dịch chuyển ra khỏi biên giới một quốc gia, di cư từ nước này sang nước khác vì mục tiêu việc làm DCLĐ nội địa đề cập đến sự di chuyển của người lao động diễn ra trong phạm vi giữa các vùng, miền của một quốc gia
vì lý do công việc
- Căn cứ cách thức tổ chức di cư: DCLĐ được phân loại thành DCLĐ có sự
quản lý và tự phát Trong đó DCLĐ được quản lý là sự dịch chuyển có vai trò quản lý nhà nước của chính phủ, đối lập với nó là DCLĐ tự phát, một loại hình di
cư tự do không theo một chương trình hay quy định nào của chính phủ
- Căn cứ vào đặc điểm địa bàn của quá trình di cư: DCLĐ được phân chia
thành DCLĐ từ nông thôn ra thành thị, từ thành thị về nông thôn, từ nông thôn đến nông thôn và từ thành thị đến thành thị Trong đó luồng DCLĐ từ nông thôn
ra thành thị được cho là rất phổ biến
- Căn cứ vào nguồn gốc của di cư: DCLĐ được chia thành nhập cư lao
động và xuất cư lao động để mô tả địa bàn có DCLĐ đến hay còn gọi là nơi nhập
cư lao động và địa bàn có DCLĐ đi hay còn gọi là nơi xuất cư lao động
- Căn cứ vào khoảng thời gian cư trú của nơi đến: DCLĐ được phân loại
thành tạm thời và lâu dài DCLĐ lâu dài nghĩa là người lao động dịch chuyển hẳn
Trang 28chỗ ở và chắc chắn định cư ở nơi đến trong khoảng thời gian dài Còn DCLĐ tạm thời, trong đó phổ biến là theo mùa vụ thì người lao động chỉ cư trú ở nơi đến một thời gian ngắn, sau đó lại dịch chuyển đi chỗ khác hoặc hồi hương
- Căn cứ vào kỹ năng của người lao động: DCLĐ được phân thành dòng di
cư chất lượng cao và phổ thông DCLĐ tay nghề cao hoặc chất lượng cao là những người di cư nhưng đã được đào tạo nghề hoặc có bằng cấp từ trung cấp trở lên Ngược lại DCLĐ phổ thông hay chất lượng thấp dùng để chỉ dòng di cư mà
đa số LĐDC đều không được đào tạo chuyên môn, không có bằng cấp và làm các công việc tay chân không đòi hỏi trình độ
2.1.3.2 Các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định di cư lao động
DCLĐ diễn ra từ lâu và đến nay rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra DCLĐ xuất phát từ các nguyên nhân khác nhau Việc làm là nguyên nhân chính dẫn tới DCLĐ, ở nơi có nhiều việc làm hơn sẽ tạo ra lực hút lôi kéo người lao động đến,
ở các khu vực ít việc tạo ra lực đẩy đưa người lao động di cư đi nơi khác (Altonji
& Card, 1991) Ngoài ra, các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định DCLĐ được tiếp cận ở hai góc độ kinh tế và phi kinh tế, bao gồm:
Thứ nhất: Các yếu tố kinh tế Yếu tố đầu tiên dẫn tới DCLĐ được xác
định là do sự khác biệt về thu nhập Luồng DCLĐ có xu hướng di chuyển từ nơi có thu nhập thấp đến nơi có thu nhập cao như từ nông thôn ra thành thị, hoặc từ nước kém phát triển đến các nước phát triển Sự tương tác giữa di cư với các yếu tố kinh tế thể hiện mối quan hệ hai chiều ở cả hai tính chất kéo và đẩy (Lee, 1966)
Thứ hai: Các yếu tố phi kinh tế Các nhà nghiên cứu cũng khẳng định (Lee,
1966; Altonji & Card, 1991), yếu tố kinh tế chi phối một phần tới quyết định của
di cư của người lao động
✓ Xung đột và chiến tranh: Đây được coi là nguyên nhân khởi nguồn cho nhiều cuộc di cư quy mô lớn trên toàn thế giới Xuất hiện từ thời tiền sử và đến nay xu hướng này vẫn chưa chấm dứt Chiến tranh và xung đột làm cho tình hình KT-XH của vùng xuất cư không ổn định, nhiều rủi ro khiến con người phải tìm đến những nơi an toàn, ổn định hơn để sinh sống, phát triển, và tìm kiếm việc làm, chính vì vậy dòng DCLĐ cũng xuất hiện từ đó (IOM, 2005; Nghiêm Tuấn Hùng, 2012)
✓ Các yếu tố về mặt xã hội: DCLĐ liên quan đến khả năng tiếp cận các
Trang 29dịch vụ y tế, giáo dục và dịch vụ xã hội thiết yếu tốt hơn Người di cư không chỉ quan tâm đến vấn đề việc làm cho cá nhân họ, mà họ còn quan tâm đến nhu cầu
về chăm sóc sức khỏe bản thân, học tập cho con cái và các thành viên trong gia đình, các dịch vụ xã hội thiết yếu, trong đó có vấn đề cấp nước sạch, vệ sinh môi trường, cấp điện sinh hoạt, giao thông công cộng (Trương Văn Tuấn, 2011; Nguyễn Nữ Đoàn Vy, 2018) Ở những nơi có môi trường giáo dục và y tế tốt là nơi thu hút lao động di cư đến làm việc và sinh sống lâu dài
✓ Các yếu tố về môi trường: Biến đổi khí hậu, thiên tai, ô nhiễm môi trường là các vấn nạn mà nhiều vùng lãnh thổ và nhiều quốc gia đang phải đổi mặt, vấn nạn này gây ra nhiều tổn thất về kinh tế, con người Con người thường
di chuyển ở nơi chịu hậu quả nặng nề của biến đổi khí hậu đến làm việc ở những nơi ít bị ảnh hưởng để đảm bảo cuộc sống (Nghiêm Tuấn Hùng, 2012)
✓ Ngoài các nguyên nhân chủ yếu trên, DCLĐ còn xuất phát kèm theo các yếu tố khác như do kết hôn, học tập, tôn giáo, định kiến xã hội, ảnh hưởng của CNH-HĐH
Mặc dù có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến DCLĐ nhưng mục đích cuối cùng của DCLĐ là con người mong muốn tìm đến nơi tốt đẹp hơn, phù hợp hơn
để làm việc, tồn tại và phát triển bản thân
2.1.3.3 Đặc điểm của di cư lao động
Di cư lao động bị chi phối bởi các yếu tố lực đẩy của nơi xuất cư hoặc lực hút của nơi nhập cư về vấn đề việc làm và các hoạt động tạo ra thu nhập Đặc biệt dưới tác động của quá trình CNH-HĐH và đô thị hóa, theo ILO (2021) DCLĐ nội địa ngày càng trở nên mạnh mẽ và mang một số đặc điểm sau:
Thứ nhất: DCLĐ có xu hướng chuyển từ nơi có ít việc làm sang nơi thiếu
LĐ hoặc nơi có việc làm hấp dẫn Lý do kinh tế và nhân khẩu học đều giải thích rằng việc thiếu LĐ là nguyên nhân chính Những nơi có tốc độ tăng trưởng kinh
tế nhanh, nhu cầu LĐ cao vượt quá khả năng cung ứng của LĐ địa phương, nhiều việc làm dôi dư sẽ thu hút người DCLĐ chuyển đến Ngược lại, ở những nơi ít việc làm, chính là lực đẩy khiến người LĐ phải dời bỏ (Cindy, 2020)
Thứ hai: một bộ phận DCLĐ thường diễn ra ở khu vực nông nghiệp sang
các khu vực công nghiệp và dịch vụ Đặc điểm này xuất hiện do nhu cầu việc làm tại nơi nhập cư khi phần lớn các địa phương thiếu lao động do sự bùng nổ của lĩnh vực công nghiệp hoặc dịch vụ Đây được coi là lực hút, thu hút người
Trang 30DCLĐ, điều này tương ứng lực đẩy từ sự dư thừa lao động ở khu vực nông thôn Dẫn tới đa phần người DCLĐ động chuyển từ khu vực nông nghiệp sang các khu vực khác
Thứ ba: Người DCLĐ thường là lao động có trình độ thấp Các quốc gia
hoặc các vùng miền có nhiều người xuất cư, do thiếu việc làm, thường kém về phát triển kinh tế nên hệ thống giáo dục hoạt động chưa hiệu quả Chính vì vậy những người di cư thường có trình độ thấp (Ravenstein, 1889; OECD, 2015)
Thứ tư: Đa phần DCLĐ đa phần là nữ do họ có những đức tính như khéo
léo, chăm chỉ và sức chịu đựng cao… rất phù hợp với lĩnh vực nghề nghiệp cần nhiều lao động Điều này đặt ra thách thức cho việc giải quyết các vấn đề bình đẳng giới, chăm sóc sức khỏe sinh sản, chống buôn bán phụ nữ và các nguy cơ thường gặp khác đối với họ (Ravenstein,1889; Nguyễn Nữ Đoàn Vy, 2018)
2.1.3.4 Các lý thuyết di cư lao động
Xuất hiện trong lĩnh vực kinh tế từ nửa cuối của thế kỷ 20, các lý thuyết về DCLĐ đã chiến ưu thế về cách hiểu và giải thích hiện tại về các lý thuyết cổ điển
về di cư (Akanbi, 2017)
Xem xét di cư ở khía cạnh vĩ mô, coi DCLĐ như một yếu tố đóng góp cho phát triển thông qua việc phân bổ lại lực lượng lao động từ khu vực có năng suất thấp sang khu vực có năng suất cao (Lewis, 1954) DCLĐ được hiểu thuần túy là một công cụ giúp cải thiện sự mất cân bằng kinh tế ở quy mô cấp khu vực, quốc gia hoặc toàn cầu
Khi xem xét DCLĐ ở khía cạnh vi mô, di cư là hệ quả của các quyết định cá nhân xuất phát từ sự đánh giá hợp lý giữa chi phí và kỳ vọng lợi ích của việc di dời nhằm thu được lợi nhuận cao hơn (Harris & Todaro, 1970) Quan điểm này cho rằng DCLĐ là một hình thức đầu tư vào vốn con người (Sjaadstad, 1962) và gắn liền với các điều kiện thị trường lao động Ở một cách nhìn khác, dựa trên các yếu tố đẩy ở các vùng xuất cư (thất nghiệp, thu nhập thấp…) và các yếu tố kéo ở các vùng nhập cư (cơ hội tiếp cận thị trường lao động, mức lương cao hơn ), DCLĐ xuất phát từ các yếu tố can thiệp và các quyết định cá nhân (Lee, 1966) Lý thuyết kinh tế mới về DCLĐ đã thay thế cho quan điểm cổ điển khi xem xét di cư liên quan đến các chiến lược gia đình và hộ gia đình nhằm giảm thiểu tác động của sự không hoàn hảo của thị trường và các rủi ro liên quan đến việc làm, thu nhập (Stark & Taylor, 1991) Đối với cách tiếp cận cấu trúc bắt nguồn từ lý thuyết Hệ thống thế giới
và sự phụ thuộc đã tập trung vào DCLĐ (Wallerstein, 1974) Các tác giả
Trang 31Castles & Kosack (1973) coi dòng di cư trong đó có DCLĐ là hệ quả của tích lũy tư bản, gây ra bởi sự bất bình đẳng giữa các khu vực trung tâm và vùng lân cận trong hệ thống tư bản Trong lý thuyết thị trường lao động kép của Piore (1979), người LĐ nhập cư làm những công việc trong các lĩnh vực năng suất thấp và ít chất xám mà LLLĐ bản địa không sẵn sàng đảm nhận (do lương thấp, điều kiện làm việc tồi tệ) Các tác giả khác xem xét DCLĐ dưới góc độ huy động vốn, sự phụ thuộc lẫn nhau của các nền kinh tế và sự phân công LĐ quốc tế (Sassen, 1988)
Trong khi các lý thuyết truyền thống có xu hướng tập trung vào nguyên nhân di cư, thì cách tiếp cận mạng lưới (xuất phát từ xã hội học và nhân chủng học) đã làm nổi bật những lý do tại sao các dòng DCLĐ vẫn tiếp tục diễn ra mặc
dù chênh lệch tiền lương đã biến mất và nhấn mạnh tầm quan trọng của phân tích
di cư ở cấp độ trung gian (Massey & cs, 1993) Lý thuyết di cư xuyên quốc gia
đã làm sáng tỏ cách thức người lao động di cư xây dựng và duy trì các mối quan
hệ KT-XH và văn hóa xuyên biên giới (Schiller & cs., 1994) Lý thuyết này được phát triển vào cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21 đã tạo điều kiện cho các cách tiếp cận mới trong DCLĐ, đó là dịch chuyển trọng tâm là các tác nhân kinh tế sang phân tích các chiến lược sản xuất và tái sản xuất được các hộ gia đình xuyên quốc gia áp dụng (Baldassar & Merla, 2014)
2.1.4 Lý luận về phát triển kinh tế
Phát triển kinh tế được hiểu là những thay đổi theo hướng hiện đại như tăng năng suất lao động, hiện đại hóa tri thức, tăng bình đẳng xã hội, cải thiện thể chế, PTKT giúp nâng cao chất lượng cuộc sống và tăng hiệu quả KT-XH
2.1.4.1 Mục tiêu của phát triển kinh tế
a Tăng trưởng kinh tế
Mục tiêu của PTKT đơn giản nhất là tạo ra sự giàu có của một dân tộc Từ trước những năm 1970, tăng trưởng kinh tế được coi là đại diện đầu tiên cho phát triển (Todaro & Smith, 2009) Thuộc tính kinh tế này được đo lường bằng
sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc dân hoặc tổng sản phẩm quốc nội
Một số nghiên cứu vào những năm 1950 và 1960 của thế kỷ trước, các nhà kinh tế đã quan niệm tăng trưởng GNP/GDP không nhất thiết sẽ mang lại cuộc sống tốt hơn cho người dân của đất nước đó Mục tiêu hẹp của PTKT giống
Trang 32tăng trưởng thu nhập mà không quan tâm tới các vấn đề về môi trường, bất bình đẳng, gia tăng khoảng cách giàu nghèo (Todaro & Smith, 2009) Tuy nhiên, nhận định này nhanh chóng bị bác bỏ, các học giả và các nhà hoạch định chính sách ở hầu hết các nước đang phát triển nhận thấy tăng trưởng thu nhập chỉ là một khía cạnh của PTKT
b Nâng cao chất lượng cuộc sống
Trong suốt thập niên 1970, các nhà kinh tế đã chuyển mối quan tâm đến việc nâng cao chất lượng cuộc sống hơn là chỉ đơn thuần tăng thu nhập Nghiên cứu của Seers (1979) đã thay đổi cơ bản mục tiêu của PTKT, không còn giới hạn
ở tăng trưởng kinh tế mà song hành với nó là tập trung vào giảm nghèo, giảm bất bình đẳng và thất nghiệp
Đến cuối những năm 1990, các nhà kinh tế nhận ra rằng PTKT đi liền với cải thiện chất lượng cuộc sống không chỉ diễn ra ở các nước phát triển mà còn là thước đo đối với các nước nghèo Giống như nhiều học giả khác, Stiglitz & Squire (1998) chỉ ra PTKT bao gồm cải thiện phân phối thu nhập, môi trường, y tế và giáo dục Nghiên cứu của Sen (2001) đã mang lại một góc nhìn rộng hơn về PTKT, tác giả chỉ ra rằng đích cuối cùng của sự phát triển là nâng cao năng lực của con người, gia tăng quyền tự do của con người, mục tiêu PTKT thay đổi từ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế sang thúc đẩy hạnh phúc
Những thay đổi về mục tiêu của PTKT đặt ra nhu cầu cần xây dựng chỉ tiêu tổng hợp để đo lường chất lượng cuộc sống Các chỉ số này không chỉ đề cập đến tiền tệ mà cần đo lường những yếu tố phi tiền tệ để đánh giá mức độ phát triển của một quốc gia, một khu vực Rất nhiều học giả đã cố gắng xây dựng các chỉ số
đo lường mức sống và chất lượng cuộc sống bằng các phương pháp định tính và định lượng như sức khỏe, giáo dục, môi trường và phúc lợi (Berenger & Verdier-Chouchane, 2007) Chỉ số phát triển con người được cho là một công cụ đo lường tổng hợp để phản ánh kết quả của PTKT thông qua các chỉ tiêu như tuổi thọ, giáo dục và thu nhập bình quân (Elkan, 1995)
c Phát triển bền vững
Các nhà kinh tế và xã hội học nhận thấy những tác động của con người tới môi trường ngày càng gia tăng Để đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng, các quốc gia trên thế giới đã và đang khai thác tài nguyên ở mức báo động Mặc dù các nhà kinh tế học đã đưa những ảnh hưởng của môi trường trong
Trang 33nhiều nghiên cứu nhưng tới những năm 1960, các vấn đề môi trường mới được chú ý (Pearce & Turner, 1990) Mối quan hệ giữa phát triển và môi trường đã ra đời khái niệm phát triển bền vững
Ngày nay, phát triển bền vững nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống một cách toàn diện, bao gồm cả sự thịnh vượng về kinh tế, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường Các khía cạnh kinh tế, xã hội, môi trường và văn hóa phải được lồng ghép một cách hài hòa để nâng cao phúc lợi giữa các thế hệ (World Bank, 2003)
d Các mục tiêu phát triển thiên niên kỳ
Tám Mục tiêu Phát triển thiên niên kỷ đã được thành lập bởi các quốc gia thuộc Liên hợp quốc vào tháng 9 năm 2000 Các Mục tiêu phát triển thiên niên
kỷ được đưa ra để giải quyết các vấn đề cấp bách nhất ở các nước đang phát triển, bao gồm nghèo đói, giáo dục phổ cập sơ cấp, bình đẳng giới, sức khỏe trẻ
em, sức khỏe bà mẹ, HIV/AIDS, môi trường bền vững và quan hệ đối tác toàn cầu Các nước thành viên của Liên hợp quốc đã cam kết xóa đói giảm nghèo và đạt được các mục tiêu phát triển khác Tuy nhiên, các mục tiêu này bị chỉ trích
vì không bao gồm các mục tiêu quan trọng khác của phát triển, chẳng hạn như cải thiện quyền con người và pháp lý của người nghèo, làm chậm sự nóng lên toàn cầu và tận dụng sự đóng góp của khu vực tư nhân Các nhà phê bình cũng cho rằng các mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ không đủ tham vọng và không được ưu tiên (Todaro & Smith, 2009)
2.1.4.2 Các lý thuyết về phát triển kinh tế
Phát triển kinh tế bản chất là một quá trình lâu dài, có sự thay đổi theo thời gian Ở những thời điểm khác nhau, quan niệm về PTKT cũng khác nhau
Bảng 2.1 Các lý thuyết phát triển kinh tế
Chủ yếu dựa trên phân tích của các nền kinh tế lớn, coi
sự vận động là quá trình tất yếu mà chưa tính đến những
Trang 34Trường phái cổ điển cho rằng lao động dư thừa ở khu vực nông nghiệp sẽ chuyển sang khu vực công nghiệp Trường phái tân cổ điển khuyến nghị nên đầu tư cho cả khu vực nông nghiệp & công nghiệp, tuy nhiên giai đoạn sau nên ưu tiên đầu tư cho công nghiệp nhiều hơn
Khuyến khích các quốc gia phát triển công nghiệp bằng mọi giá mà không cần quan tâm sản xuất nông nghiệp
Trong quá trình phát triển, tất cả các ngành
có liên quan mật thiết với nhau, "đầu ra"
của ngành này là "đầu vào" của ngành kia,
sự phát triển cân đối chính là đòi hỏi sự cân bằng cung cầu trong sản xuất Từ đó tránh được sự phụ thuộc vào các nền kinh
tế khác
Đi ngược với xu hướng quốc tế hóa và hội nhập kinh tế thế giới vì nền kinh tế khép kín và không phù hợp với các quốc gia đang phát triển Phát
có tác dụng lôi kéo đầu tư trong các ngành khác theo kiểu lý thuyết số nhân, từ đó kéo theo sự phát triển của nền kinh tế
Dẫn tới thiếu hụt lao động ở một số lĩnh vực không phải là thế mạnh của địa phương
Trang 352.1.5 Nội dung nghiên cứu ảnh hưởng của di cư lao động đến phát triển kinh tế của nơi nhập cư
2.1.5.1 Ảnh hưởng của di cư lao động đến các nguồn lực cho phát triển kinh
tế của nơi nhập cư
Lý thuyết tăng trưởng nội sinh nhấn mạnh tầm quan trọng của nhân lực và vốn đến tăng trưởng và PTKT Hai tác giả là Cobb, C và Douglas, P đã nghiên cứu mối quan hệ của vốn và nhân lực tới TTKT, chứng minh vai trò của hai yếu
tố này tới TTKT (Cobb & Douglas, 1928), và tiếp tục được học giả Solow (1956) khẳng định vai trò của chúng đối với PTKT Luận án sử dụng công cụ này để đo lường ảnh hưởng của DCLĐ đến PTKT của nơi nhập cư, cụ thể:
a Ảnh hưởng của di cư lao động đến nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế của nơi nhập cư
Sự xuất hiện của LĐDC có vai trò quan trọng trong việc phân bổ lại LLLĐ cho quá trình PTKT Hoạt động DCLĐ chính là việc chuyển người lao động từ chỗ nơi có ít việc làm sang chỗ có nhiều việc làm, vừa giải quyết vấn đề nhu cầu nhân lực, vừa nâng cao hiệu quả khai thác nguồn lực khác cho sự PTKT
Sự xuất hiện của LĐDC làm cho dân vùng nhập cư đông lên, vùng xuất cư giảm xuống, vì vậy nó là nguồn cung cấp lao động cho vùng nhập cư có nhu cầu nhiều
về lao động, ngược lại làm giảm bớt hiện tượng dư thừa lao động cho nơi xuất cư (Trương Văn Tuấn, 2011)
Ở một góc độ tiếp cận khác, mối quan hệ giữa DCLĐ và PTKT thể hiện ở mặt gia tăng thu nhập bình quân của người lao động Nhiều học giả đã chứng minh có một mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa di cư với chỉ số thu nhập bình quân đầu người, trong đó biến số về trình độ học vấn có ý nghĩa quyết định (Nguyen Viet Cuong & cs., 2011; Nguyễn Nữ Đoàn Vy, 2018) Đối với các nước nhập cư, người di cư là những lao động có trình độ và kỹ năng tốt, gặp môi trường làm việc thuận lợi đã tạo ra giá trị gia tăng cho nền kinh tế mặc dù họ luôn gặp phải những khó khăn như về ngôn ngữ và giao tiếp Đối với các nước xuất cư, lượng kiều hối mà các lao động này gửi về quê hương là công cụ để giảm tỷ lệ đói nghèo, giảm bất bình đẳng, tạo ra công ăn việc làm mới cho chính bản thân người xuất cư sau khi trở về và gia đình của họ (Levis, 1954)
Dòng DCLĐ thông thường diễn ra từ khu vực nông thôn đến thành thị, từ nơi có thu nhập thấp sang nơi có thu nhập cao, từ lĩnh vực làm việc nông nghiệp
Trang 36hướng tích cực, nghĩa là số lao động trong lĩnh vực công nghiệp - dịch vụ có xu hướng tăng (Levis, 1954) Các lý thuyết về PTKT đều cho rằng, sự thay đổi cơ cấu lao động theo hướng hiện đại sẽ giúp tăng năng suất lao động và thu nhập tổng thể của nền kinh tế, từ đó quyết định tới sự giàu có của các quốc gia (Marr
Cấu thành nên nguồn vốn của một quốc gia hay địa phương bao gồm nhiều loại, được phân chia thành hai nhóm là vốn bên trong và vốn bên ngoài Sự hình thành dòng DCLĐ đến sẽ tạo ra hai hiệu ứng, thứ nhất thu hút nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài vào bao gồm cả trong nước và quốc tế, thứ hai tích lũy vốn từ bên trong do gia tăng thu nhập của người dân Điều này được giải thích từ lý thuyết TTKT tân cổ điển khi xem xét ở khu vực kinh tế năng suất lao động thấp với trữ lượng vốn bình quân đầu người thấp có xu hướng diễn ra sự chuyển cư đối với lao động đến các khu vực kinh tế có năng suất lao động cao hơn, đặc biệt
ở các lao động có tay nghề và trình độ cao Các nhà đầu tư nhìn thấy cơ hội từ những lao động trình độ cao và sẵn sàng rót tiền vào những khu vực nhập cư đông đúc này (Grossmann & cs.,2017) Tuy nhiên giữa dòng DCLĐ tay nghề thấp và DCLĐ trình độ cao có sự khác biệt lớn ở vị trí công việc, nếu người LĐDC tay nghề thấp sẽ lấp đầy các công việc phổ thông mà người địa phương không đáp ứng được và người LĐDC trình độ cao sẽ thích hợp trong việc phát triển thương mại, kinh doanh hoặc làm các vị trí quản lý đều, đều là những mục tiêu mà các doanh nghiệp hướng tới (Kugler & Rapoport, 2007)
LLLĐ đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI), trong đó người nhập cư lao động có tác động tích cực tới việc gia tăng vốn FDI (Phạm Đình Long & cs., 2017) Đặc biệt, khi công nghệ phát triển, các luồng thông tin về lao động và thị trường lao động của nước sở tại đều được các nhà đầu tư nghiên cứu kỹ lưỡng, song song với việc hình thành các công ty
Trang 37xuyên quốc gia đã khích thích sự chuyển cư quốc tế kèm theo dòng chảy vốn đầu
tư nước ngoài (Javorcik & cs., 2011) Các nhà đầu tư nước ngoài ở các quốc gia phát triển mang vốn, công nghệ của mình sang các nước kém phát triển hơn để tận dụng lợi thế lao động giá rẻ và người nhập cư lao động đóng vai trò là tác nhân kéo dòng vốn vật chất đến các quốc gia bản địa (Monras, 2021)
Việc tập trung nhiều lao động giá rẻ, cùng với sự hình thành các khu công nghiệp (KCN) đã cơ bản thu hút không chỉ các nhà đầu tư nước ngoài mà còn là điều kiện để thu hút các nhà đầu tư trong nước (Đỗ Tuấn Sơn, 2017) Các lao động, đặc biệt đến từ các quốc gia chưa phát triển thường có đặc điểm là giá thành rẻ, chi phí lao động thấp, từ đó dẫn tới giá thành sản phẩm rẻ, làm tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế không ổn định
2.1.5.2 Ảnh hưởng của di cư lao động tới kết quả phát triển kinh tế của nơi nhập cư
Để đo lường trình độ PTKT của một quốc gia, có rất nhiều quan điểm khác nhau tùy theo mức độ phát triển của quốc gia đó và thời gian Một số tác giả cho rằng chỉ số đo lường sự PTKT bao gồm các chỉ tiêu phản ánh tăng trưởng kinh tế (tổng sản phẩm quốc gia và thu nhập bình quân đầu người), các chỉ tiêu phản ánh CCKT (cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu xuất nhập khẩu, cơ cấu tiết kiệm – đầu tư), các chỉ tiêu xã hội (mức gia tăng dân số, số calo bình quân đầu người, chỉ số cơ cấu nông thôn và thành thị, chỉ số phát triển con người) (Jaffee, 1988)
Ở Việt Nam chỉ số đánh giá trình độ phát triển KT-XH là một chỉ số tổng hợp được xác định trên cơ sở kết quả của 10 tiêu chí thành phần: Về kinh tế gồm
4 tiêu chí: Thu nhập của hộ bình quân đầu người, tỷ lệ đô thị hóa, tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới, tỷ lệ lao động đang làm việc trong các ngành phi nông lâm thủy sản; Về xã hội gồm 4 tiêu chí: tỷ lệ lao động đang làm việc được đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ, tuổi thọ trung bình của dân số, tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều, hệ số bất bình đẳng trong phân phối thu nhập; Về môi trường gồm 2 tiêu chí: tỷ lệ diện tích rừng hiện có so với tổng diện tích đất lâm nghiệp,
tỷ lệ hộ dân cư được sử dụng nước sinh hoạt sạch và hợp vệ sinh (Nguyễn Huy Lương, 2021)
Đặt trong mối quan hệ với di cư, luận án sử dụng một số chỉ tiêu sau để đo lường ảnh hưởng của DCLĐ tới PTKT của một địa phương cụ thể:
a Ảnh hưởng của di cư lao động tới tăng trưởng kinh tế của nơi nhập cư
Trang 38Nhiều nghiên cứu đo lường tăng trưởng kinh tế của một địa phương thông qua sự tăng trưởng của GDP Khái niệm về GDP theo xu hướng hiện đại, lần đầu tiên được đề cập bởi Kuznets (1934) trong báo cáo tại Quốc hội Mỹ Sau năm
1991, GDP được dùng là thước đo quan trọng của sự tiến bộ của một nền kinh tế thay cho GNP tại Mỹ (Philipp, 2016) GDP là cộng giá trị tất cả các loại hàng hóa và dịch vụ thành một chỉ tiêu duy nhất về giá trị của hoạt động kinh tế Muốn vậy phải sử dụng giá thị trường (biểu hiện số tiền mà mọi người sẵn sàng chi trả cho các hàng hoá khác nhau) Bao gồm tất cả các hàng hoá được sản xuất ra trong nền kinh tế và được bán hợp pháp trên các thị trường GDP bao gồm cả giá trị thị trường của dịch vụ GDP không tính những sản phẩm được sản xuất và bán
ra trong hoạt động kinh tế ngầm Không tính những sản phẩm được sản xuất và tiêu dùng trong gia đình tự sản xuất, tự tiêu dùng và không bao giờ đưa ra thị trường (WB, 2010; Tổng cục Thống kê, 2016)
Để tính tổng giá sản phẩm làm ra của một đơn vị hành chính cấp tỉnh, công tác thống kê và hoạch định chiến lược tại Việt Nam còn sử dụng khái niệm
“Tổng sản phẩm trên địa bàn” viết tắt là GRDP Nhiều học giả cho rằng GRDP
là giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ cuối cùng được tạo ra trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong một khoảng thời gian nhất định Giống như GDP, chỉ tiêu GRDP không tính các giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ đã
sử dụng ở các khâu trung gian trong quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm GRDP
đo lường kết quả sản xuất do các đơn vị thường trú tạo ra trong lãnh thổ kinh tế của một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương Như vậy, GDP là chỉ số tổng sản phẩm được tính cho một quốc gia, còn GRDP là chỉ số tổng sản phẩm được tính cho một khu vực, thành phố hay một tỉnh nhất định
Các nghiên cứu mới đây cho thấy, DCLĐ đóng góp cho sự PTKT về mặt tổng thể Từ sự phân chia lao động và định hướng cho sự tập trung hóa lao động có trình độ, tài năng và có tay nghề cao, DCLĐ tạo ra sự hội tụ về kinh tế và gia tăng GDP thông qua tăng tổng tiêu dùng (C) tại những nơi nhập cư Cùng với đó, xét về GDP ở nơi xuất cư cũng có phần gia tăng do tác động lan tỏa của lượng tiền gửi, công nghệ và kiến thức người di cư chuyển về nơi ở ban đầu thông qua các hoạt động về năng suất lao động, thu nhập, chi tiêu và tái đầu tư (Akanbi 2017)
b Ảnh hưởng của di cư lao động tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nơi nhập cư
Cơ cấu kinh tế (CCKT) được chia thành cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu vùng kinh tế, cơ cấu thành phần kinh tế, cơ cấu khu vực kinh tế… Trong đó cơ cấu
Trang 39ngành kinh tế (nông nghiệp-công nghiệp-thương mại, dịch vụ) được đồng nhất với cơ cấu khu vực kinh tế, đó là loại hình cơ cấu kinh tế được nhiều nhà hoạch
định chính sách quan tâm (Trịnh Việt Tiến, 2020)
Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế có thể hiểu đơn giản là một chiến lược phát triển của một quốc gia để đạt được hiệu quả phát triển cao nhất (Syrquin, 1988) Sự thay đổi hiện trạng của một nền kinh tế là điều tất yếu xảy ra khi có
sự xuất hiện của công nghệ mới, ngành nghề mới hoặc bối cảnh (bên trong và bên ngoài) của nền kinh tế thay đổi Tại Việt Nam, chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế được hiểu là quá trình thay đổi cơ cấu của các ngành từ trạng thái này sang trạng thái khác theo hướng ngày càng hoàn thiện hơn, phù hợp hơn với
môi trường và điều kiện phát triển (Trịnh Việt Tiến, 2020)
Lịch sử PTKT cho thấy chuyển dịch cơ cấu ngành/khu vực kinh tế luôn đi kèm với sự phát triển của một quốc gia, sự chuyển dịch CCKT theo hướng hiện đại là sự thay đổi tỷ trọng kinh tế của khu vực kinh tế nông nghiệp sang công
nghiệp/dịch vụ nhằm đạt được sản lượng đầu ra cao hơn (Syrquin, 1988)
Cấu trúc kinh tế và di cư được một số nhà nghiên cứu đề cập đến, đại diện
đó là Goldscheider (1987) Di cư cũng là nguyên nhân dẫn tới sự phân công lao động về mặt không gian, kết hợp với sự chuyển đổi của quá trình sản xuất từ sản xuất truyền thống sang sản xuất theo dây chuyền, các sáng kiến kinh tế mới tập trung nhiều vào thị trường ngách, xu hướng lưu thông xuyên quốc gia và những thay đổi trong tổ chức thị trường lao động và hệ thống thông tin liên lạc dẫn tới chuyển dịch cơ cấu lao động, từ đó chuyển dịch CCKT là một tất yếu (Hack-Polay & cs., 2021)
c Ảnh hưởng của di cư lao động tới đô thị hóa của nơi nhập cư
Sự phát triển của công nghiệp hóa (CNH) đã dẫn tới quá trình đô thị hóa (ĐTH), đây là hiện tượng chi phối sâu sắc tới cội rễ của cấu trúc xã hội và là sản phẩm của quá trình PTKT Đô thị hóa được hiểu là tỷ lệ dân số sống tập trung ở những khu vực có tính chất đô thị, nếu tỷ lệ này cao đồng nghĩa với việc khu vực
đó có số dân sống ở thành thị đông (Cohen, 2015; Nguyễn Thị Thu, 2022) Quá trình ĐTH diễn ra đồng thời với sự phát triển không gian KT-XH, trình độ ĐTH phản ánh trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, của nền văn hóa và phương thức sản xuất… Do vậy, có thể nói ĐTH vừa song hành vừa là kết quả của quá trình phát triển về kinh tế, xã hội, văn hóa, không gian gắn liền với những tiến bộ khoa học kỹ thuật (Nguyễn Thị Thu, 2022)
Trang 40Di cư, đặc biệt là di cư từ nông thôn ra thành thị và tác động của nó tới ĐTH được đề cập trong nhiều mô hình kinh tế như mô hình kinh tế kép của Lewis (1954), mô hình của Todaro (1969), các nhà nghiên cứu cho rằng đa phần nguyên nhân việc làm, và sự di cư từ nơi thiếu việc làm như ở nông thôn tới những nơi nhiều việc làm như ở thành phố chính là góp phần thúc đẩy quá trình ĐTH Đô thị hóa bản chất là quá trình chuyển đổi từ dân số nông thôn thành dân số thành thị, trong đó hoạt động DCLĐ đóng góp lớn trong sự chuyển đổi dân số này Bên cạnh
đó, các nhà kinh tế cũng cho rằng ĐTH chính là quá trình chuyển đổi từ nền sản xuất nông nghiệp truyền thống sang nền sản xuất xã hội quy mô lớn, trong đó cơ cấu và việc làm tập trung nhiều vào lĩnh vực phi nông nghiệp Người di cư từ nông thôn ra thành thị cung cấp một LLLĐ cho phát triển công nghiệp và mở rộng không gian thị trường cho đô thị, từ đó góp phần tăng GDP cho khu vực thành thị
và nâng cao chất lượng cuộc sống (Guo & Qiao, 2020)
d Ảnh hưởng của di cư lao động tới tỷ lệ thất nghiệp của nơi nhập cư
Thất nghiệp trong kinh tế học là tình trạng người lao động muốn có việc làm mà không tìm được việc làm hoặc không được tổ chức, công ty và cộng đồng nhận vào làm (Phillip, 1958) Khi thất nghiệp ở mức cao, thu nhập của dân cư giảm sút, lãng phí nguồn nhân lực, nền kinh tế đã mất thu nhập mà lẽ ra có thể được tạo ra
từ những người thất nghiệp
Thất nghiệp là biểu hiện sức khỏe của nền kinh tế Nền kinh tế tăng trưởng
và phát triển tốt thì tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người dân, tỷ lệ thất nghiệp thấp và ngược lại Okun (1962) cho biết mối quan hệ giữa thất nghiệp và mức sụt giảm sản lượng của một quốc gia, được đúc kết từ quan sát thực nghiệm cho rằng nếu tỷ lệ thất nghiệp tăng thì GDP thực tế sẽ giảm và ngược lại Tuy vậy, trong một chừng mực nào đó thất nghiệp cũng có những ảnh hưởng tích cực vì trong ngắn hạn, tình trạng thất nghiệp gia tăng tương quan với áp lực giảm lạm phát
Do tỷ lệ lạm phát và thất nghiệp có mối quan hệ tỷ lệ nghịch, điều này được minh họa bằng đường cong Phillips trong kinh tế học (Phillips, 1958)
Ở cùng một quốc gia, di cư tự do, DCLĐ theo mùa vụ không có tổ chức từ nông thôn ra đô thị diễn ra rất phổ biến và làm cho nông thôn thiếu nguồn lao động trong sản xuất nông nghiệp (Dustmann & Görlach, 2016) Ngược lại đối với vùng đô thị tình trạng thất nghiệp tăng do một số người nhập cư đến đã chiếm mất công việc của người dân địa phương vì giá công lao động rẻ hơn Tỷ
lệ thất nghiệp tăng, đặc biệt là các nước đang phát triển gây khó khăn cho công tác quản lí và các vấn đề xã hội khác như: nhà ở, trật tự an ninh, giáo dục, y tế…