Trên cơ sở đó chỉ ra điểm mạnh, điểm yếu của ngành, của các thành phần kinh tế, nhận định được những thành tựu , tồn tại và dự báo những ảnh hưởng, cơ hội, thách thức từ đó đưa ra chiến
Trang 1Bộ giáo dục và đào tạo TRường đại học bách khoa hà nội
-
Luận văn thạc sỹ khoa học
Ngành: quản trị kinh doanh
Hoạch định chiến lược phát triển công nghiệp
tỉnh Bắc Ninh đến năm 2015
Ngô Tiến Cường
Hà Nội – 2006
Trang 2Bộ giáo dục và đào tạo TRường đại học bách khoa hà nội
Trang 3Mục lục
Mở Đầu 1
Chương 1: cơ sở lý luận của chiến lược phát triển công nghiệp 7
1.1 Khái niệm về chiến lược kinh doanh, chiến lược phát triển 9
1.1.1 Khái niệm về chiến lược kinh doanh 9
1.1.2 Khái niệm chiến lược phát triển 11
1.1.3 Khái niệm về chiến lược phát triển ngành công nghiệp 12
1.2 Quan niệm về quản lý chiến lược 13
1.3 Sự cần thiết phải xây dựng chiến lược 14
1.4 Quy trình hoạch định chiến lược 15
1.4.1 Phân tích những nhân tố ảnh hưởng 15
1.4.2 Phân tích tình hình kinh tế nội tại của tỉnh 25
1.4.3 Hoạch định chiến lược phát triển ngành công nghiệp 26
1.4.4 Phương pháp để lựa chọn chiến lược: 28
1.4.5 Kiểm tra và đánh giá chiến lược 29
1.5 Tóm tắt chương 1: 30
Chương 2 : Phân tích thực trạng phát triển ngành Công nghiệp Bắc Ninh giai đoạn 2001– 2005 31
2.1 Phân tích về tình hình kinh tế xã hội của tỉnh BắC NINH 31
2.1.1 Đặc điểm , điều kiện tự nhiên, dân số và môi trường 31
2.1.1.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và môi trường 31
2.1.1.2 Tài nguyên và khoáng sản 36
2.1.1.3 Môi trường 37
2.1.2 Thực trạng tình hình phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh 37
2.1.2.1 Chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội giai đoạn 2001 - 2005 37
Trang 42.1.2.2.Chỉ tiêu kinh tế đã thực hiện 38
2.1.2.3 Phân tích thực trạng kết quả đạt được ở một số ngành,lĩnh vực 40
2.1.3 Nhận xét tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh 48
2.2 Phân tích thực trạng phát triển ngành công nghiệp bắc ninh giai đoạn 2001- 2005 56
2.2.1 Các khu công nghiệp tập trung 56
2.2.1.1 Về công tác quy hoạch phát triển 56
2.2.1.2 Về đầu tư xây dựng hạ tầng, tổ chức dịch vụ kỹ thuật và một số ngành phụ trợ 58
2.2.1.3 Thực trạng kết quả thu hút đầu tư 66
2.2.2 Các KCN nhỏ và vừa, cụm công nghiệp làng nghề 68
2.2.2.1 Công tác quy hoạch và phát triển 68
2.2.2.2 Về đầu tư hạ tầng và tổ chức dịch vụ kỹ thuật 68
2.2.2.3 Kết quả thu hút đầu tư 69
2.2.3.Giá tri sản xuất công nghiệp giai đoạn 2001 – 2005 71
2.2.4 Phân tích tình hình các thành phần khu vực công nghiệp 78
2.2.5 Nhận xét về thực trạng phát triển công nghiệp Bắc Ninh 80
2.5 Tóm tắt chương 2 84
Chương 3: Hoạch định chiến lược phát triển công nghiệp tỉnh bắc ninh 86
3.1 Những căn cứ để hoạch định chiến lược phát triển ngành công nghiệp đến năm 2015 86
3.2 Phân tích những nhân tố ảnh hưởng có tác động trực tiếp đến phát triển công nghiệp Bắc Ninh 88
3.2.1.Bối cảnh trong nước và quốc tế có tác động trực tiếp đến phát triển công nghiệp Bắc Ninh 88 3.2.2 Tác động của hoạch định phát triển kinh tế xã hội của cả nước đến
Trang 53.2.3 Triển vọng của thị trường trong nước và Bắc bộ tác động đến Bắc
Ninh 96
3.3 Quan điểm phát triển công nghiệp của tỉnh Bắc Ninh đến năm 2015 98
3.4 Mục tiêu chiến lược phát triển công nghiệp đến năm 2015 99
3.5 Phân tích SWOT và các kết hợp chiến lược 101
3.5.1 Phân tích SWOT 101
3.5.2 Các kết hợp chiến lược 106
3.5.3 Dự báo một số chỉ tiêu 107
3.6 Tóm lược 114
3.7 Một số giải pháp, chính sách 114
3.7.1 Giải pháp 1: Quy hoạch và quản lý quy hoạch 114
3.7.2 Giải pháp 2: huy động các nguồn vốn đầu tư 118
3.7.3 Giải pháp 3: Các chính sách vĩ mô cho hoạch định chiến lược phát triển công nghiệp 119
3.8 Tổ chức thực hiện 123
3.9 Kiến nghị 123
Kết luận 125
Tài liệu tham khảo 127
Trang 6DANH M ỤC BẢNG
Bảng số 2.1: Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu giai đoạn 2001 - 2005 50
Bảng số 2.2: Diện tích các KCN tập trung 57
Bảng số 2.3: Đầu tư xây dựng các công trình điện tại các khu công nghiệp tập trung, KCN nhỏ và vừa, cụm công nghiệp làng nghề 57
Bảng số 2.4: Các dự án nhà ở trên địa bàn tỉnh bắc ninh Từ năm 2001 - 200560 Bảng số 2.5: Số dự án và số vốn ở các KCN tập trung 66
Bảng số 2.6: Kết quả thu hút đầu tư các khu CN nhỏ và vừa, cụm công nghiệp làng nghề đến nay 69
Bảng số 2.7 : Giá trị sản xuất công nghiệp 70
Bảng số 2.9: Các chỉ tiêu giá trị gia tăng 72
Bảng số 2.10: tỷ trọng cơ cấu công nghiệp -xây dựng trong GDP của tỉnh 73
Bảng số 2.11: Cơ cấu giá trị SXCN theo thành phần kinh tế 74
Bảng số 2.12: Nhóm ngành sản phẩm chủ yếu 75
Bảng số 2.13: Số lượng một số mặt hàng 76
Bảng số 2.14: So sánh các chỉ tiêu đề ra và chỉ tiêu thực hiện 77
Bảng số 3.1: Cơ cấu kinh tế của cả nước và vùng KTTĐ Bắc bộ đến năm 202095 Bảng số 3.2: Một số chỉ tiêu kinh tế của Bắc Ninh đến năm 2020 99
Bảng số 3.3: Dự báo một số chỉ tiêu công nghiệp đến năm 2015 107
Bảng số 3.4: Kế hoạch phát triển các khu công nghiệp làng nghề,cụm công nghiệp vừa và nhỏ 110
Trang 7DAnh mục biểu
Biểu 2.1 Tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm của Bắc Ninh (%) 52
Biểu 2.2 Cơ cấu GDP của Bắc Ninh 52
Biểu 2.3 Thu hút ngân sách trên địa bàn Bắc Ninh (tỷ đồng) 53
Biểu 2.4 Tổng kim ngạch xuất khẩu của Bắc Ninh (triệu USD) 53
Biểu 2.5 Tổng kim ngạch nhập khẩu của Bắc Ninh (Triệu USD) 54
Biểu 2.6 Tỷ trọng GDP năm 2005(%) 54
Biểu 2.7 Chất lượng hạ tầng trong và ngoài KCN Bắc Ninh và một số KCN các tỉnh, thành phố (nguồn từ phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam) 61 Biểu 2.8 Chất lượng cung cấp nước tại KCN Bắc Ninh và một số địa phương khác (nguồn từ VCCI) 61
Biểu 2.9 Chất lượng xử lý nước thải tại các KCN Bắc Ninh và các KCN khác 62 Biểu 2.10 Năng lực ngành công nghiệp phụ trợ trong các KCN Bắc Ninh và các KCN khác (Nguồn VCCI) 62
Biểu 2.11 Các ưu đãi của Bắc Ninh và một số địa phương khác 63
Biểu 2.12 Thái độ của công chức Bắc Ninh và địa phương khác (nguồn từ VCCI) 63 Biểu 2.13 Giá thuế đất tại các KCN Bắc Ninh và một số địa phương khác 64
Biểu 2.14 Trọng số cạnhtranh PCI của Bắc Ninh và một số địa phương khác (nguồn từ VCCI) 64
Biểu 2.15 Tổng giá trị SXCN (tỷ đồng) 70
Biểu 2.16 Giá trị SXCN theo thành phần (tỷ đồng) 71
Biểu 2.17 Giá trị gia tăng của ngành công nghiệp và xây dựng (tỷ đồng) 72
Biểu 2.18 Giá trị gia tăng của các thành phần công nghiệp 73
Biểu 2.19 Tỷ trọng cơ cấu công nghiệp - xây dựng và riêng công nghiệp trong GDP của Bắc Ninh (%) 74
Biểu 2.20 Cơ cấu giá trị SXCN theo thành phần (%) 75
Biểu2.21 Một số chỉ tiêu lao động trong các KCN Bắc Ninh và một số tỉnh, thành phố (nguồn từ VCCI) 77
Trang 8Mở Đầu
1 Tính cấp thiết của đề tài:
Phát triển kinh tế xã hội là một vấn đề trọng đại, không một quốc gia nào có thể xem nhẹ Nói đến phát triển kinh tế xã hội là nói đến vấn đề mà kết quả của nó đem lại lợi ích cho tất cả mọi thành viên trong xã hội,qua đó cải thiện đời sống vật chất của nhân dân,tăng thu nhập đầu người Vấn đề phát triển kinh tế xã hội phải dựa trên nền tảng của lí luận và những thành tựu thực tiễn sinh động Nền kinh tế - xã hội cua rmỗi quốc gia với tư cách là một hệ thống kinh tế- xã hội, nó phát triển theo quy luật nhất định và chịu những rủi
ro từ phía các hệ thống khác cùng vận hành trong quá trình phát triển Đứng ở góc độ phát triển qúa trình đưa nền kinh tế - xã hội từ trạng thái này sang trạng thái khác ở trình độ cao hơn nhằm thoả mãn nhu cầu tăng lên không ngừng của con người, người ta rất quan tâm đến vấn đề cơ bản, cốt lõi như tăng trưởng kinh tế, phát triển kinh tế, chiến lược phát triển cho từng ngành, từng lĩnh vực
Thể hiện trong văn kiện chính trị đại hội X của đảng, đất nước ta phải tận dụng các cơ hội thuận lợi do bổi cảnh quốc tế tạo ra, lợi thế của nước ta để
đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế Khuyến khích, tạo điều kiện để các thành phần kinh tế tham gia phát triển mạnh các ngành công nghiệp, khuyến khích phát trển công nghệ cao, công nghệ chế tác, công nghệ phần mền và công nghiệp
hỗ trợ có lợi thế cạnh tranh
Tỉnh Bắc Ninh với mục tiêu đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện
đại hoá và đạt các chỉ tiêu kinh tế xã hội, do đó ngành công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp đó Vì vậy phải cần thiết hoạch định chiến lược phát triển công nghiệp tỉnh Bắc Ninh để phục vụ cho sự phát triển kinh tế có
hệ thống và mang tính bền vững.Với nhận thức được sự tầm quan trọng đó em
đã chọn đề tài cho luận văn là: "Hoạch định chiến lược phát triển công
nghiệp tỉnh Bắc Ninh đến năm 2015"
Trang 92 Mục đích của nghiên cứu đề tài
- Hình thành phương pháp luận phát triển công nghiệp cho địa phương
- Phân tích đánh giá tình hình phát triển của ngành công nghiệp tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2001- 2005
- Phân tích, dự báo các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển công nghiệp của Bắc Ninh Trên cơ sở đó chỉ ra điểm mạnh, điểm yếu của ngành, của các thành phần kinh tế, nhận định được những thành tựu , tồn tại và dự báo những
ảnh hưởng, cơ hội, thách thức từ đó đưa ra chiến lược phát chiển cho ngành công nghiệp
- Đề xuất các giải pháp là cơ sở để các cấp chính quyền, các Sở,Ban ngành và các cơ quan của Tỉnh Uỷ, Trung Ương xem xét có kế hoạch hỗ trợ
đầu tư, quy hoạch phát triển nhằm đảm bảo cho ngành công nghiệp Bắc Ninh phát triển nhanh và bền vững
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Ngành công nghiệp Bắc Ninh
- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu phương pháp và các biện pháp chiến lược cùng các số liệu thực tế để từ đó đưa ra phương pháp nhằm phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nói chung, của ngành công nghiêp tỉnh nói riêng theo hương phát triển bền vững
4 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận của duy vật biện chứng
- Phương pháp tra cứu: Tiến hành điều tra thu thập thông tin, tham khảo tài liệu có chọn lọc có số liệu liên quan
- Phương pháp khảo sát thực địa: Tiến hành khảo sát quy hoạch và hoạt
đống sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
- Phương pháp tiếp cận, lấy ý kiến các ban nganh, đại diện của doanh nghiệp và đề xuất của nhân dân
- Phương pháp tổng hợp: Trên cơ sở các số liệu, tổng hợp các dữ liệu phân tích đánh giá chung cho ngành
Trang 105 Kết cấu luận văn
Nội dung luận văn cơ bản gồm 3 chương
- Chương 1: Cơ sở lý luận về chiến lược phát triển ngành công nghiệp
- Chương 2: Phân tích thực trạng, đánh giá ngành công nghiệp tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2001 -2005
- Chương 3: Hoạch định chiến lược phát triển, giải pháp cho ngành công nghiệp tỉnh Bắc Ninh
Chương 1 Cơ sở lý luận của chiến lược phát triển
Trang 111.1 Khái niệm về chiến lược kinh doanh, chiến lược phát triển
1.1.1 Khái niệm về chiến lược kinh doanh
- Sự hình thành khái niệm về chiến lược kinh doanh
Chiến lược có nguồn gốc lịch sử từ trong lĩnh vực quân sự, sau đó trong lĩnh vực chính trị và nó được lan toả vào hầu hết các kĩnh vực đời sống kinh tế xã hội từ những năm 50 – 60 của thế kỷ XX, đặc biệt từ sau chiến tranh thế giới lần thứ 2
Trong lĩnh vực quân sự chiến lược được coi như một nghệ thuật chỉ huy dành thắng lợi trong chiến tranh theo một số quan niệm sau:
+ Chiến lược là nghệ thuật chỉ huy các phương tiện để chiến thắng + Chiến lược là khoa học và nghệ thuật được áp dụng vào việc kế hoạch hoá tổng thể và thực hiện trên toàn cục
+ Chiến lược là nghệ thuật chỉ chiến đấu ở ưu thế
Vậy chiến lược có thể hiểu là hướng và cách giải quyết nhiệm vụ đặt
ra mang tính toàn cục tổng thể và trong thời gian dài Đi cùng với khái niệm chiến lược là chiến thuật, được hiểu là hướng và cách giải quyết nhiệm vụ mang tính cục bộ, từng thời điểm, từng lĩnh vực nhằm thực hiện những chiến lược đề ra
- Sự cần thiết phải có chiến lược: không phải ngẫu nhiên mà khái niệm chiến lược lại chuyển nhanh từ quân sự chính trị sang kinh tế Trong thực tiễn phát triển của nền kinh tế thế giới đã nảy sinh những yêu cầu cấp bách đó là:
+ Quá trình công nghiệp hoá (CNH) ở các quốc gia không phải là quá trình tự phát mà là một quá trình có định hướng của nhà nước, có tầm bao quát lâu dài để hướng tới mục tiêu để lựa chọn
+ Trong quá trình phát triển kinh tế nói chung, nhu cầu tiêu dùng thay
đổi, và có thể coi tiêu dùng là động lực phát triển sản xuất trong khi các
Trang 12nguồn lực thường khan hiếm, tài nguyên thiên nhiên bị cạn dần Đòi hỏi phải
có sự huy động, phối hợp một cách tốt nhất để tạo ra hiệu quả cao nhất
+ Do sự biến đổi của khoa học kỹ thuật, ứng dụng những tiến bộ của KHKT vào sản xuất và quản lý như công nghệ sinh học, hoá học, công nghệ thông tin
+ Cơ chế thị trường có những hạn chế, hướng mục tiêu phải đảm bảo sự cân đối trong hệ thống kinh tế và đảm bảo mục tiêu xã hội, phát triển kinh tế – xã hội bền vững Để đạt được điều đó các doanh nghiệp, các ngành, các quốc gia xác định được mục tiêu, con đường phát triển mong muốn tạo ta môi trường và điều kiện tương ứng để thực hiện, tức là phải hoạch định chiến lược
+ Xu thế toàn cầu hoá, các giao dịch kinh tế toàn cầu ngày một phát triển mạnh Chiến lược cung cấp tầm nhìn và khuôn khổ tổng quát cho việc thiết lập các quan hệ hợp tác và hội nhập quốc tế một cách chủ đạo sáng tạo
và đạt hiệu quả kinh tế cao
- Các quan điểm hình thành khái niệm chiến lược kinh doanh: có rất nhiều các quan điểm, nếu coi chiến lược là công cụ cạnh tranh thì
+ Micheal Porter: “ Chiến lược kinh doanh là nghệ thuật xây dựng lợi thế cạnh tranh”
+ K Ohmae: “ Chiến lược kinh doanh là mang lại điều kiện thuận lợi nhất cho một phía, đánh giá đúng thời điểm tấn công hay rút lui, xác định ranh giới của sự thoả hiệp”
Nếu coi chiến lược kinh doanh là một phạm trù quản lý thì
+ Alfred Chandler: Chiến lược kinh doanh là xác định các mục tiêu cơ bản và dài hạn của doanh nghiệp, lựa chọn các chính sách, chương trình hành
động nhằm phân bổ các nguồn lực để đạt được các mục đích đó
Trang 13+ Jamer B.Quinn: Chiến lược kinh doanh là một dạng thức hay một kế hoạch phối hợp các mục tiêu chính, các chính sách và các hành động thành một tổng thể kết dính lại với nhau
+ William J.Glucck: Chiến lược kinh doanh là một kế hoạch mang tính thống nhất, tính toàn diện và tính phối hợp được thiết kế đảm bảo các mục tiêu cơ bản của doanh nghiệp sẽ thực hiện
+ Theo cách tiếp cận phổ biến: Chiến lược kinh doanh là hệ thống các mục tiêu dài hạn, các chính sách và biện pháp chủ yếu về sản xuất kinh doanh về tài chính và giải quyết nhân tố con người nhằm đưa doanh nghiệp phát triển lên một bước cao hơn vế chất
Từ những khái niệm trên có thể tổng kết và phân chia các khái niệm chiến lược thành 3 nhóm
+ Nhóm 1: Coi chiến lược kinh doanh là một nghệ thuật tạo ra lợi thế cạnh tranh
+ Nhóm 2: Coi chiến lược kinh doanh là một dạng đặc biệt của kế hoạch + Nhóm 3: Coi chiến lược vừa là nghệ thuật, vừa là dạng chương trình triển khai các mục tiêu chiến lược dài hạn, nó là tổng thể các chính sách chương trình dự án và kế hoạch
1.1.2 Khái niệm chiến lược phát triển
Các công ty ngày càng thấy chiến lược công ty có tác dụng định hướng tư duy và đầu tư dài hạn của họ Các chiến lược phát triển cần được xem xét dưới cùng giác độ chứ không phải các mô hình chương trình và kế hoạch phát triển quá khứ rút ra từ niềm tin vào kế hoạch tập trung Mặc dù ít chi tiết hơn
về kế hoạch, chiến lược phát triển về nhiều cách lại tham vọng hơn, vì một chiến lược được xây dựng để chuyển dịch ngành, xã hội tốt đẹp hơn
Một chiến lược đưa ra hướng chuyển đổi mà doanh nghiệp, ngành hay xã hội sẽ trở thành 10 đến 20 năm sau Hướng chuyển đổi này bao gồm các mục tiêu định lượng nhất định
Trang 14Hướng chuyển đổi này cần bao gồm các quan điểm chuyển đổi các thể chế, tạo ra tư bản xã hội và các năng lực mới, trong một số các trường hợp nhằm thay đổi các thể chế truyền thống bị suy yếu trong quá trình phát triển Trong những trường hợp khác các thể chế mới sẽ chứa đựng trong chúng các yếu tố cái cũ, đó là quá trình biến hoá và thích ứng Một số loại chuyển đổi có thể khó xây dựng lẫn khó thực thi Một chiến lược phát triển đôi khi được coi
là một bàn đồ thiết kế sẽ đi tới
1.1.3 Khái niệm về chiến lược phát triển ngành công nghiệp
Trước tiên ta làm rõ khái niệm về cơ cấu kinh tế: Đứng trên quan điểm duy vật biện chứng và lý thuyết hệ thống có thể hiểu: cơ cấu kinh tế là một tổng thể hợp thành bởi nhiều yếu tố kinh tế của nền kinh tế quốc dân, giữa chúng có mối liên hệ hữu cơ, những tương tác qua lại cả về số lượng và chất lượng, trong những không gian và điều kiện kinh tế – xã hội cụ thể, chúng có thể vận động hướng vào mục tiêu nhất định
Cơ cấu kinh tế bao gồm:
- Cơ cấu ngành kinh tế: là tổ hợp các ngành hợp thành các tương quan
tỷ lệ, biểu hiện mối liên hệ giữa các nhóm ngành của nền kinh tế quốc dân, thường phân theo 3 nhóm ngành chính
+ Nhóm ngành nông nghiệp: Bao gồm các ngành nông nghiệp, ngư nghiệp
+ Nhóm ngành công nghiệp – xây dựng: Bao gồm các ngành công nghiệp và xây dựng
+ Nhóm ngành dịch vụ: Bao gồm thương mại, bưu điện, du lịch
- Cơ cấu lãnh thổ: Được hình thành từ việc bố trí sản xuất theo không gian địa lý
- Cơ cấu thành phần kinh tế: Chế độ sở hữu là cơ sở để hình thành cơ cấu thành phần kinh tế
Trang 15Ba cơ cấu trên có quan hệ mật thiết với nhau để phát triển một ngành công nghiệp có liên quan đến lãnh thổ ( khu vực ) và thành phần kinh tế tham gia Phát triển ngành công nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng đối với phát triển kinh tế của địa phương nói riêng và của đất nước nói chung
Chiến lược phát triển ngành công nghiệp: Có thể coi là hệ thống các mục tiêu dài hạn cho ngành công nghiệp, nhóm ngành công nghiệp, các chính sách và giải pháp chủ yếu về hoạt động của cơ sở, doanh nghiệp nhằm đưa ngành công nghiệp phát triển hơn cả về chất và lượng nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra
1.2 Quan niệm về quản lý chiến lược
Trên thực tế có rất nhiều quan niệm khác nhau về quản lý chiến lược + Quản lý chiến lược là tập hợp các quyết định và biện pháp hành động dẫn đến hoạch định và thực hiện các chiến lược nhằm đạt được mục tiêu của doanh nghiệp
+ Quản lý chiến lược là một quá trình theo đuổi các chức năng nhiệm vụ của doanh nghiệp, trong khi quản lý mối quan hệ của tổ chức với môi trường của nó Quan niệm này từ chỗ coi doanh nghiệp đều được thiết kế tổ chức đế sản xuất kinh doanh theo một ngành nghề, lĩnh vực , sản phẩm nhất định Do đó, việc quản lý chiến lược là môt quá trình vận
động để đảm bảo duy trì phát triển sản xuất trong điều kiện môi trường kinh doanh luôn biến đổi
Từ những quan điểm đó chúng ta có thể hiểu rằng, quản lý chiến lược
là một quá trình nghiên cứu môi trường hiện tại và tương lai, để xác định và tổ chức thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp, nhằm đảm bảo sự tồn tại và phát triển không ngừng của doanh nghiệp
Mô hình tổng quát của quản lý chiến lược được thực hiện qua sơ đồ:
Trang 16Sơ đồ1.1: Mô hình quản lý chiến lược
1.3 Sự cần thiết phải xây dựng chiến lược
Chiến lược kinh doanh giúp cho doanh nghiệp giành thắng lợi trong cạnh tranh, phát triển ổn định trong tương lai vì nó yêu cầu doanh nghiệp phải phân tích hiện tại, tìm ra xu hướng trong tương lai của môi trường kinh doanh, nhận thức rõ cơ hội cũng như thách thức để đề ra định hướng dài hạn trên cơ
sở khai thác triệt để các điểm mạnh và hạn chế tối đa các điểm yếu của doanh nghiệp, tận dụng hết các cơ hội giảm bớt nguy cơ liên quan tới điều kiện môi trường
Chiến lược kinh doanh là một định hướng chung cho toàn bộ các hoạt
Xác định chức năng nhiệm vụ và mục tiêu
Đánh giá và kiểm tra chiến lược
Phân tích và lựa chọn các phương án chiến lược
Thực hiện chiến lược Phân tích môi trường ( Bên trong và bên ngoài)
Trang 17quyết định của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp từ đó cho phép tập trung tối đa nguồn lực cho sự phát triển dài hạn, phân bổ các nguồn lực một cách hợp lý, hội tụ hoạt động của toàn doanh nghiệp theo hướng đã định
Thực tế cho thấy rằng nếu một chiến lược như là một bản đồ mà doanh nghiệp đi tới, vì vậy tất yếu doanh nghiệp, địa phương phải xây dựng cho mình một chiến lược
1.4 Quy trình hoạch định chiến lược
1.4.1 Phân tích những nhân tố ảnh hưởng
Trong ngành công nghiệp, Chính phủ thường tham gia vào quá trình xây dựng các kế hoạch ngành công nghiệp, những kế hoạch đó đóng vai trò rất quan trọng đặc biệt là trong thời gian điều chỉnh cơ cấu khi Chính phủ thay
đổi những biện pháp chính sách chủ yếu có ảnh hưởng đến sự tồn tại và tăng trưởng của ngành công nghiệp Các kế hoạch này đặt ra mục tiêu cho ngành công nghiệp của Chính phủ
Tại các cấp chính quyền tỉnh và địa phương cũng xây dựng các chiến lược, kế hoạch nhằm vạch ra sự tăng trưởng trong tương lai, các chiến lược và các chính sách các ngành tại địa phương Một vài phần trong các ngành phát triển ngành ở địa phương có thể thuộc sự chỉ đạo trực tiếp của chính quyền địa phương trong khi đó cấp chính quyền cao hơn thường có sự kiểm soát một số hoạt động phát triển của địa phương Việc phân chia các chức năng như vậy
đòi hỏi các kế hoạch của các cấp chính quyền khác nhau đòi hỏi phải phối hợp một cách có hiệu quả, đặc biệt là phát triển cơ sở hạ tầng, quy hoạch đất đai Chính quyền địa phương có thể đóng vai trò như là một doanh nghiệp thông qua việc xây dựng các khu công nghiệp cho các doanh nghiệp thuê với giá trị thấp, đi vào sản xuất kinh doanh nhằm thu hút các doanh nghiệp xây dựng nhà máy tại địa phương
a) Phân tích và dự báo môi trường quốc tế:
Các nhân tố của môi trường quốc tế chủ yếu cần phân tích là:
Trang 18* Ngành kinh doanh
- Chính sách dự trữ, sản xuất ngành hàng, các trung tâm sản xuất lớn trên thế giới và khu vực
- Chu kỳ sống của sản phầm trên phạm vi toàn thế giới và khu vực
- Giá cả sản phẩm, dịch vụ trên thị trường quốc tế và khu vực
* Kinh tế
- Mức độ thịnh vượng, khủng hoảng kinh tế của khu vực và thế giới đều
có tính dây truyền ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
- Sự hình thành, phát triển của các trung tâm kinh tế thế giới và sự tham gia của nhà nước vào quá trình liên kết quốc tế và khu vực
- Các chính sách kinh tế của các trung tâm kinh tế, tổ chức kinh tế thế giới có quyền lực mạnh
* Chính trị
Chính trị của thế giới, của từng khu vực mà ngay cả sự thay đổi thể chế chính trị của một nước cũng ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của nhiều doanh nghiệp ở các nước khác đang có quan hệ làm ăn kinh tế với nước đó Sở
dĩ như vậy vì mọi thay đổi chính trị của một nước ít nhiều dẫn đến trong quan
hệ kinh tế với các nước khác Cần làm rõ các yếu tố sau:
- Các mối quan hệ giữa nhà nước với quốc gia đồng minh, các quốc gia thù địch
- Sự tham gia và các cam kết quốc tế của nhà nước với các quốc gia khác, các tổ chức quốc tế và khu vực
* Khoa học và công nghệ
- Sự chuyển đổi về khoa học, công nghệ liên quan trực tiếp hay gián tiếp
đến công nghệ, kỹ thuật sản xuất hiện tại và tương lai của doanh nghiệp, từ đó
có chính sách, chiến lược công nghệ phù hợp đưa doanh nghiệp phát triển đi lên Cần lường trước được những tác động của sự thay đổi sẽ tạo ta được cơ hội từ sự phát triển công nghệ mới
Trang 19- Xu thế phát triển kỹ thuật công nghệ hiện nay còn ảnh hưởng mang tính dây truyền : Sự thay đổi công nghệ này kéo theo sự thay đổi công nghệ khác, xuất hiện sản phẩm mới, vật liệu mới, sản phẩm cũng như vật liệu thay thế, thói quen người tiêu dùng, vì sự tác động của nó không chỉ đến một doanh nghiệp, mà còn tác động đến nhiều doanh nghiệp, nhiều ngành khác nhau theo chiều hướng tích cực
* Văn hoá - xã hội
Xu thế toàn cầu hoá, do mỗi nước có một nền văn hoá riêng nên tạo ra phản ứng giữ gìn bản sắc văn hoá của từng nước Bản sắc văn hoá dân tộc ảnh hưởng đến trực tiếp đến các doanh nghiệp thiết lập quan hệ mua bán trực tiếp với nước mà họ quan hệ, văn hoá dân tộc ảnh hưởng đến trực tiếp đến việc hình thành thị hiếu, thói quen người tiêu dùng, Điều này tác động trực tiếp
đến nhiều doanh nghiệp
Mặt khác, văn hoá dân tộc còn tác động đến hành vi của các nhà kinh doanh, chính trị chuyên môn, của nước sở tại Điều này buộc các nhà kinh doanh buôn bán với họ phải chấp nhận và thích nghi
Nhìn chung các môi trường quốc tế tác động đến hoạt động của doanh nghiệp phần lớn là thông qua môi trường kinh tế trong nước Tuy nhiên cũng có nhiều nhân tố tác động trực tiếp đến môi trường kinh doanh của doanh nghiệp và có ảnh hưởng rất lớn như liên quan đến đầu tư FDI, xuất nhập khẩu
b) Phân tích và dự báo môi trường kinh tế quốc dân
Môi trường kinh tế quốc dân đặc trưng bởi các yếu tố sau:
- Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế cao sẽ làm phát sinh thêm các nhu cầu mới cho sự phát triển của các ngành kinh tế tức tạo ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp Nhưng bên cạnh đó nhiều mối đe doạ mới lại đến với doanh nghiệp, đó lạ sự xuất hiện thêm đối thủ cạnh tranh
- Tỷ lệ lạm phát: Làm ảnh hưởng đến khả năng sinh lời, hiệu quả đầu tư gây bất lợi hay tạo cơ hội mới cho doanh nghiệp
Trang 20- Tỷ lệ thất nghiệp: Làm ảnh hưởng đến vấn đề chất lượng lao động và chi phí nhân công
- Sự ổn định đồng tiền và tỷ giá hối đoái tạo ra cơ hội hay đe doạ gì cho doanh nghiệp, đặc biệt là xu thế hội nhập, toàn cầu hoá hiện nay
- Vấn đề quốc tế hoá kinh tế
- Xu hướng và thực tế đầu tư nước ngoài vào trong nước và ngược lại tạo cơ hội hay đe doạ gì?
- Thu nhập quốc dân, tỷ trọng của các khu vực, ngành, thu nhập bình quân đầu người theo tầng lớp thành phần xã hội có ảnh hưởng rất lớn đến doanh nghiệp
* Môi trường chính trị – luật pháp
- Mức độ ổn định chính trị: Cách quy định về cho vay đầu tư, chống độc quyền, bảo vệ môi trường, các chế độ ưu đãi đặc biệt, ngoại thương Sự nhất quán trong chính sách lớn, mức độ hoàn thiện của hệ thống pháp luật
- Sự bất ổn chính trị tạo ra thách thức lớn đặc biệt là đối với các công ty
đa quốc gia bởi vì phải phụ thuộc nước ngoài về tài nguyên, khuynh hướng bảo hộ mậu dịch
- Chính sách thuế, các quy định tuyển dụng lao động
* Môi trường kỹ thuật và công nghệ bao gồm:
- Chi phí cho công tác nghiên cứu và phát triển công nghệ từ ngân sách nhà nước, từ ngành
- Chiến lược công nghệ của nhà nước hiện tại, tương lai
- Sự bảo hộ bản quyền, phát minh
- Các sản phẩm mới, sự thay đổi chu kỳ sống của sản phẩm
- Chuyển giao công nghệ mới
- Trình độ tự động hoá, sự phát triển của khoa học công nghệ ảnh hưởng tới hầu hết các loại sản phẩm, dịch vụ và quá trình tạo thành sản phẩm dịch vụ
* Môi trường văn hoá xã hội: Cần phải phân tích rộng rãi các yếu tố
Trang 21yếu tố thay đổi chúng có thể tác động đến xu hướng nhân chủng học, cần nghiên cứu kỹ
- Quan niệm về mức sống, phong cách sống, phong tục tập quán
- Tính tích cực hay thị hiếu của người tiêu dùng
- Trình độ dân trí thay đổi, nâng cao
- Tỷ lệ sinh đẻ, tăng dân số, dịch chuyển dân số
- Quan điểm về tiết kiệm, tiêu dùng
c) Phân tích và dự báo môi trường ngành
Để phân tích dựa vào mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của M.Porter
Sơ đồ 1.2: Sơ đồ mô hình cạnh tranh của M.Porter
Có 5 yếu tố cơ bản tác động vào ngành
- Mức độ cạnh tranh giữa các công ty hoạt động trong ngành
- Đe doạ của người nhập ngành tiềm năng
Người nhập ngành tiềm năng
Các đối thủ cạnh tranh trong ngành
Cường độ cạnh tranh
Người mua
Trang 22- Mức độ cạnh tranh của các sản phẩm thay thế
- Sức ép về giá của người mua
- Sức ép về giá của người cung ứng
Mỗi lực lương trong số 5 lực lượng trên tác động càng mạnh thì có thể coi là một sự đe doạ khi mà nó giảm bớt lợi nhuận Một tác động cạnh tranh yếu tố có thể coi là cơ hội khi nó cho phép công ty kiếm lợi nhuận nhiều hơn Cường độ của 5 lực lượng này thường thay đổi theo thời gian, đòi hỏi các nhà quản lý chiến lược phải nhận biết được các cơ hội và đe doạ khi chúng xuất hiện và phải đưa ra đối sách chiến lược phù hợp
c1) Sự cạnh tranh giữa các công ty trong ngành
Trong một ngành sản xuất, các nhà sản xuất cạnh tranh với nhau trên một số lĩnh vực: Chất lượng, dịch vụ kèm theo, giá cả, thời gian, đáp ứng yêu cầu Nếu sự cạnh tranh này là gay gắt sẽ dẫn tới sự cạnh tranh quyết liệt về giá cả, tăng nguy cơ làm giảm lợi nhuận của các công ty Nếu sự cạnh tranh này
đã khiến các doanh nghiệp có cơ hội để nâng giá nhằm thu lợi nhuận cao hơn
Các doanh nghiệp trong ngành cạnh tranh chịu sự tác động của 3 yếu tố cơ cấu ngành, mức độ cần và trở ngại ra khỏi ngành
+ Cơ cấu cạnh tranh trong ngành: Đó là sự phân bố về số lượng và quy mô của các doanh nghiệp
Ngành phân tán bao gồm số lượng các công ty có quy mô vừa và nhỏ, không có công ty nào có vai trò chi phối toàn ngành, như ngành dệt may, da giày , thủ công mỹ nghệ Đặc trưng của ngành phân tán là: Các công ty nhỏ
bé, không có sức mạnh chi phối thị trường và thường phải chấp nhận giá thị trường Số lượng nhà sản xuẩt trong ngành càng nhiều, khả năng cạnh tranh của các nhà sản xuất đồng đều thì mức độ cạnh tranh càng lớn
Ngành hợp nhất bao gồm số lượng ít các công ty có qui mô hoặc trường hợp đặc biệt chỉ có một công ty độc quyền Đăc trưng của những ngành này là
Trang 23sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của công ty khác trong ngành, buộc chúng phải đối phó lại với khả năng xảy ra chiến tranh về giá cả tạo ra sự đe doạ chủ yếu Các công ty cố gắng làm giảm hậu quả của sự đe soạ này bằng cách theo sau các mức giá được định bởi công ty đầu đàn trong ngành và có
xu hướng cạnh tranh về chất lượng hoặc mẫu mã của sản phẩm Sự né tránh các cuộc chiến tranh giá cả chính là xu hướng đặc trưng của ngành hợp nhất
+ Mức độ cầu: Khi cầu tăng lên các doanh nghiệp có thể tăng doanh thu
mà không làm ảnh hưởng đến thị trường của các doanh nghiệp khác, nó mang
đến cơ hội mở rộng hoạt động cho các công ty Ngược lại khi cầu giảm, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trở nên mạnh mẽ hơn
+ Những trở ngại ra khỏi ngành
Thứ nhất là do đầu tư lớn, máy móc thiết bị chuyên dùng, khó có thể sử dụng vào ngành khác và do vậy muốn ra khỏi ngành buộc phải bỏ đi toàn bộ tài sản này, gây thiệt hại lớn
Thứ hai do những yếu tố chi phí cố định rất lớn khi ra khỏi ngành
Thứ ba do yếu tố tâm lý, sự gắn bó về tình cảm đối với ngành
Những trở ngại ra khỏi ngành đe doạ khi cầu đang có xu hướng giảm Nếu như trở ngại này rất khó vượt qua thì các công ty vẫn phải duy trì hoạt
động mặc dù hoạt động kinh doanh không có hứa hẹn gì tốt đẹp cả, và nó sẽ làm cho sự cạnh tranh trở nên gay gắt
c2) Sự đe doạ của người nhận ngành tiềm năng
Người nhập ngành tiềm năng là các công ty hiện không ở trong ngành nhưng có khả năng nhảy vào hoạt động kinh doanh ngành đó Thường họ đưa
đến cho ngành một năng lực mới về kỹ thuật, công nghệ sản phẩm với mong muốn giành được một thị trường Vì vậy đe doạ đến lợi ích của các doanh nghiệp đang hoạt động trong ngành Để đánh giá mức độ đe doạ của những người nhập ngành tiềm năng ta xem xét các trở ngại đối với việc nhảy vào một ngành kinh doanh
Trang 24* Rào chắn vào: Mỗi một ngành công nghiệp đều tồn tại một rào chắn
có xu hướng cản trở không cho người khác nhập vào ngành Rào chắn đó bao gồm các yếu tố sau:
- Vốn đầu tư tối thiểu: Càng cao thì rào chắn càng lớn
- Uy tín của các nhà sản xuất hiện tại: Tên tuổi của nhà sản xuất nhãn mác nổi tiếng, sản phẩm được ưa chuộng làm giảm bớt sự đe doạ thâm nhập vào ngành các đối thủ tiềm năng
- Mạng phân phối: Các nhà sản xuất cũ đã chiếm, khó khăn nhập vào
- Rào cản pháp lý: Muốn vào ngành phải có những điều kiện khắt khe
về pháp lý
- Bản quyền công nghệ
- Bạn hàng, khách hàng quen thuộc
- Kinh nghiệm sản xuất của các nhà sản xuất hiện tại
- Các ưu thế về chi phí, tiết kiệm quy mô
* Sự chống trả của các nhà sản xuất trong ngành: Mức độ phụ thuộc các yếu tố
- Lịch sử đấu tranh chống người mới thâm nhập của các nhà sản xuất cũ
- Sự cạnh tranh khốc liệt trong ngành, đặc biệt là đối với các sản phẩm mà thị trường đã chững lại thì tinh thần đấu tranh chống thâm nhập càng cao hơn
- Nguồn lực để đấu tranh: Các nhà sản xuất hiện tại có nguồn lực lớn để
c3) Sự cạnh tranh của các sản phẩm thay thế
Sản phẩm thay thế là những sản phẩm của các công ty trong những
Trang 25như các doanh nghiệp trong ngành Những doanh nghiệp này thường cạnh tranh gián tiếp với nhau, sự đe doạ của sản phẩm thay thế là rất cao khi đặc tính của các sản phẩm và dịch vụ thay thế tốt hơn các sản phẩm và dịch vụ ngành, chi phí của các sản phẩm và dịch vụ thay thế thấp hơn các sản phẩm dịch vụ ngành
Như vậy, sự tồn tại các sản phẩm thay thế hình thành một sức ép cạnh tranh lớn, nó giới hạn mức lợi nhuận của doanh nghiệp Ngược lại, nếu sản phẩm của một doanh nghiệp có rất ít các sản phẩm thay thế, doanh nghiệp có cơ hội để tăng giá và kiếm được lợi nhuận tăng lên
Phần lớn các sản phẩm thay thế mới là kết quả của cuộc bùng nổ công nghệ Muốn đạt được thành công, các doanh nghiệp cần chứng minh và dành nguồn lực để phát triển và vận dụng công nghệ mới vào chiến lược của mình
c4) Sức ép về giá của người mua
Các doanh nghiệp bán sản phẩm dịch vụ của mình cho khách hàng và
đây là một quan hệ thị trường Người mua thường sử dụng quyền lực trong thương thuyết để đặt ra những điều kiện bất lợi cho doanh nghiệp như ép giá,
đòi hỏi chất lượng sản phẩm dịch vụ cao và những điều kiện đặc biệt khác như
điều kiện thanh toán, giao hàng Ngược lại nếu người mua yếu thế sẽ tạo cho doanh nghiệp cơ hội tăng giá thu nhiều lợi nhuận hơn Người mua có tương
đối nhiều thế mạnh hơn khi họ có các điều kiện sau:
- Lượng hàng người mua chiếm tỷ lệ lớn trong khối lượng hàng hoá bán
ra của người bán Họ có thể sử dụng sức mua của mình như một đòn bẩy để yêu cầu được giảm giá
- Sản phẩm của ngành là các sản phẩm tiêu chuẩn hoá, không khác biệt,
ai mua cũng được
- Việc chuyển sang mua hàng của người khác không gây nhiều tốn kém
- Người mua đưa ra tín hiệu đe doạ đáng tin cậy là sẽ hội nhập hoặc đã hội nhập một phần với các bạn hàng cung ứng
Trang 26- Người mua có đầy đủ thông tin và những phương tiện ảnh hưởng khác
để gây sức ép trong thương thuyết mua
- Người mua là những nhà bán lẻ có khả năng tác động lớn đến hành
vi mua sắm của người tiêu dùng Nếu sự tương tác của các điều kiện nói trên làm cho khách hàng không đạt được mục tiêu của mình thì các doanh nghiệp cố gắng thay đổi vị thế của mình trong việc thương lượng giá bằng cách thay đổi một hoặc nhiều điều kiện nói trên hoặc là phải tìm các khách hàng ít có ưu thế hơn
c5) Sức ép về giá của người cung cấp
Để sản xuất và sản phẩm các nhà sản xuất phải mua sản phẩm của các nhà cung cấp như máy móc thiết bị, công nghệ sản xuất, nguyên vật liệu, dịch
vụ vận chuyển, nguồn lao động và tài chính Ai có quyền lực lớn sẽ áp đặt các
điều kiện về giá cả, chất lượng, điều kiện giao hàng, thanh toán Những điều kiện đe doạ lợi ích doanh nghiệp trong một ngành và đó cũng được coi như một lực lượng cạnh tranh Yếu tố làm tăng thế mạnh của các tổ chức cung cấp cũng tương tự như các yếu tố làm tăng thế mạnh của người mua hàng Cụ thể
là các yếu tố:
+ Số lượng người cung cấp ít, các nhà cung cấp tập trung hoá cao hơn khách hàng
+ Các nhà cung cấp không có sức ép của sản phẩm thay thế
+ Ngành hoạt động chỉ là ngành nhỏ của nhà cung cấp Nhà cung cấp bán nhiều loại hàng hoá cái mà doanh nghiệp mua chỉ là một cái rất nhỏ của nhà cung cấp
+ Sản phẩm của nhà cung cấp là phương tiện sản xuất quan trọng đối với doanh nghiệp
+ Nhóm các nhà cung cấp đã cá biệt hoá sản phẩm, tạo ra độc quyền + Nhóm nhà cung cấp tạo thành một mối de doạ hội nhập phía dưới
Trang 27điều kiện thuận lợi như vậy thì các hãng mua hàng cần tìm cách cải thiện vị thế của họ bằng cách tác động đến một hay nhiều yếu tố nói trên, ví dụ như họ
có thể đe doạ hội nhập dọc bằng cách mua lại cơ sở cung cấp hàng cho chính
họ hoặc có thể mua giấy phép bản quyền
d) Phân tích hoàn cảnh nội tại doanh nghiệp
Bao gồm tất cả các yếu tố và hệ thống bên trong của doanh nghiệp Phân tích, đánh giá nội bộ tập trung vào các mặt sau:
+ Tài chính, kế toán: Đó là khả năng huy động vốn ngắn hạn, dài hạn, nguồn vốn tự có của doanh nghiệp, chi phí vốn so với đối thủ cạnh tranh Các vấn đề thuế, quan hệ với vốn chủ sở hữu, người đầu tư, hệ thống kế toán
+ Nhân sự: Đó là ước vọng của bộ máy lãnh đạo cao cấp, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm làm việc, tinh thần và thái độ làm việc Phẩm chất
và trình độ của người lao động, các chính sách tăng thưởng, thăng tiến
+ Sản xuất, kỹ thuật, nghiệp vụ: Giá cả và mức độ cung ứng nguyên vật liệu, hệ thống kiểm soát hàng tồn kho, dự trữ, trình độ công nghệ kỹ thuật so với đối thủ cạnh tranh
+ Marketing: Chiến lược marketing có linh hoạt và phù hợp so với đối thủ cạnh tranh ra sao
+ Tổ chức, quản lý chung: Cơ cấu tổ chức quản lý phù hợp không, uy tín và thể hiện của doanh nghiệp, tổ chức hệ thống thông tin giao tiếp, bầu không khí và nề nếp tổ chức
1.4.2 Phân tích tình hình kinh tế nội tại của tỉnh
+ Phân tích đặc điểm, điều kiện địa lý tự nhiên
+ Phân tích đánh giá tình hình kinh tế xã hội của tỉnh: Bao gồm các yếu
tố về hoạt động kinh tế, tình hình thực hiện chỉ tiêu kế hoạch
- Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm
- Cơ cấu kinh tế của tỉnh
- Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh
Trang 28- Thương mại và dịch vụ
- Đầu tư phát triển bao gồm giao thông, hệ thống điện, cấp nước
- Công tác quy hoạc phát triển khu công nghiệp, đô thị
- Thu chi ngân sách
- Văn hoá xã hội: Bao gồm giáo dục và đào tạo, dân số
- Văn hoá thể thao, phát thanh truyền hình
- Lao động việc làm và đời sống xã hội
Viễn cảnh được đưa ra bởi tầm nhìn, khao khát dẫn đến thành công từ
đó nảy sinh tính học hỏi và sáng tạo
Nếu viễn cảnh là nhằm mục tiêu đưa ra chỉ đạo và khuyến khích thì nó bao gồm các yếu tố sau:
+ Sứ mệnh: Làm rõ mục đích của việc cần làm
+ Triết lý cơ bản và các giá trị cơ bản
+ Các mục đích nếu chúng được đưa ra
+ Các chiến lược cơ bản
+ Các tiêu chuẩn đánh giá kết quả hoạt động
+ Các quy tắt quyết định quan trọng
+ Các tiêu chuẩn đạo đức
b Phân tích thực trạng
Trang 29+ Quy mô sản xuất công nghiệp
+ Các nguồn lực: tự nhiên, con người
+ Mối liên kết giữa các tỉnh trong phát triển công nghiệp
+ Tốc độ tăng trưởng và cơ cấu đầu tư cho ngành
+ Cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triển công nghiệp
+ Vấn đề môi trường
d Mục tiêu
+ Tăng giá trị sản xuất công nghiệp
+ Tăng số lượng việc làm cho người lao động
+ Tập trung phát triển các ngành công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu + Tăng cường mối liên kết giữa các ngành và các tỉnh
+ Nâng cao năng lực, hiệu quả sản xuất của cơ sở sản xuất kinh doanh + Mở rộng thị trường, tạo điều kiện cho người tiêu dùng tiếp cận với nguồn hàng hoá chất lượng tốt, giá cả hợp lý
e Chỉ tiêu
+ Tăng tỷ lệ tăng trưởng của tổng giá trị sản xuất công nghiệp
Trang 30+ Tỷ lệ tăng thêm của tổng giá trị xuất khẩu
Tiến hành so sánh một cách hệ thống từng cặp tương ứng của các điểm
để tạo ra các cặp phối hợp logic Quá trình này tạo ra 4 nhóm phối hợp cơ bản tương ứng với 4 nhóm này là các phương án chiến lược ta cần xem xét
+ Chiến lược kết hợp (S-O): Kết hợp điểm mạnh bên trong và cơ hội bên ngoài, đề xuất phương án, chiến lược này là tận dụng cơ hội
+ Chiến lược kết hợp (S-T): Kết hợp điểm mạnh bên trong với thách thức bên ngoài, đề xuất phương án thích hợp Là chiến lược lợi dụng thế mạnh của mình để đối phó với nguy cơ đe doạ từ bên ngoài
+ Chiến lược kết hợp (W-O): Kết hợp điểm yếu bên trong và cơ hội bên ngoài, đề xuất phương án thích hợp, là chiến lược khắc phục điểm yếu bằng cách tận dụng cơ hội
+ Chiến lược kết hợp (W-T): Kết hợp điểm yếu bên trong với mối đe doạ bên ngoài, đề xuất phương án chiến lược Là chiến lược nhằm giảm thiểu các mặt yếu của mình và phòng thủ các mối đe doạ từ bên ngoài
Trang 31Sơ đồ1.3:Mô hình ma trận SWOT
1.4.5 Kiểm tra và đánh giá chiến lược
Trong mô hình của quản lý chiến lược, kiểm tra và đánh giá chiến lược
là giai đoạn cuối cùng của quản trị chiến lược Thực chất của hoạt động kiểm tra và đánh giá chiến lược phải được thực hiện trong mọi quá trình của quản trị chiến lược, có hoạt động kiểm tra và đánh giá quá trình hình thành chiến lược
và cùng có hoạt động kiểm tra và đánh giá quá trình thực hiện chiến lược Nội dung chủ yếu bao gồm:
+ Xây dựng các tiêu chí kiểm tra
Nguy cơ (T)
- T1 -T2 -T3 -T4
Phối hợp W/T Giảm thiểu các điểm yếu và tìm cách tránh mối đe doạ
Trang 32+ Xây dựng các tiêu chuẩn kiểm tra
+ Đo lường và thực hiện nhiệm vụ theo các tiêu chuẩn đã xây dựng + So sánh kết qảu đạt được với tiêu chuẩn đề ra
Để xây dựng chiến lược, cần phải phân tích vi mô cũng như vĩ mô, xác
định rõ mục tiêu, phân tích và lựa chọn phương án phù hợp
Có nhiều phương án chiến lược cấp công ty, cấp ngành có thể lựa chọn
Đó là các chiến lược tăng trưởng tập trung, tăng trưởng bằng con đường hội nhập như theo định hướng xuất nhập khẩu: Cách tiếp cận phương thức này đưa
ra các biện pháp chính sách và chương trình nhằm khuyến khích sự tăng trưởng của các ngành xuất khẩu
Có thể tăng trưởng bằng cách đa dạng hoá, chiến lược suy giảm, chiến lược hỗn hợp, chiến lược hướng ngoại và chiến lược dịch chuyển
Để lựa chọn chiến lược, chúng ta có thể sử dụng mô hình lựa chọn chiến lược SWOT, trên cơ sở phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ các nhà quản lý chiến lược có thể đưa ra chiến lược phù hợp Với chiến lược đã được quyết định, bước cuối cùng là triển khai chiến lược Đây là giai đoạn quan trọng với ý nghĩa là bước chuyển quan trọng từ mong muốn chiến lược thành hiện thực
Việc trình bày có hệ thống cơ sở lý luận cho phép áp dụng để phân tích,
đánh giá và xây dựng chiến lược phát triển ngành công nghiệp tỉnh Bắc Ninh
đến năm 2015 góp phần vào sự phát triển kinh tế, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước và phát triến kinh tế của tỉnh Bắc Ninh
Trang 33Chương 2 Phân tích thực trạng phát triển ngành Công nghiệp Bắc Ninh
giai đoạn 2001–2005
2.1 Phân tích về tình hình kinh tế xã hội của tỉnh BắC NINH
2.1.1 Đặc điểm , điều kiện tự nhiên, dân số và môi trường
2.1.1.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và môi trường
Bắc Ninh là tỉnh thuộc đồng bằng Bắc Bộ, nằm gọn trong vùng đồng bằng Châu thổ Sông Hồng, liền kề với thủ đô Hà Nội
Diện tích tự nhiên của toàn tỉnh 803,84 km2, trong đó đất nông nghiệp chiếm 64,7%, đất lâm nghiệp chiếm 0,7%, đất chuyên dùng và đất ở chiếm 23,5% và đất chưa sử dụng còn lại 11,1%
Riêng đất đô thị 1.138,9 ha chiếm 1,44% diện tích đất tự nhiên dân số 998.300 người, mật độ dân số 1.242 người /km2
Bắc Ninh đồng thời là tỉnh vào vị trí địa lý hết sức thuận lợi
Bắc Ninh nằm trong vựng kinh tế trọng điểm: Tam giỏc tăng trưởng
Hà Nội - Hải Phũng - Quảng Ninh, khu vực cú mức tăng trưởng kinh tế cao, giao lưu kinh tế mạnh
- Phớa Bắc giỏp tỉnh Bắc Giang
- Phớa Nam giỏp tỉnh Hưng Yờn và một phần Hà Nội
- Phớa Đụng giỏp tỉnh Hải Dương
- Phớa Tõy giỏp thủ đụ Hà Nội
Với vị trớ như thế, xột tầm khụng gian lónh thổ vĩ mụ, Bắc Ninh cú nhiều thuận lợi cho sự phỏt triển kinh tế - xó hội của tỉnh:
Trang 34- Nằm trên tuyến đường giao thông quan trọng chạy qua như quốc lộ 1A, quốc lộ 18, đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn và các tuyến đường thuỷ như sông Đuống, sông Cầu, sông Thái Bình rất thuận lợi cho vận chuyển hàng hoá
và du khách giao lưu với các tỉnh trong cả nước
- Gần thủ đô Hà Nội được xem như là một thị trường rộng lớn hàng thứ hai trong cả nước, có sức cuốn hút toàn diện về các mặt chính trị, kinh tế, xã hội, giá trị lịch sử văn hoá đồng thời là nơi cung cấp thông tin, chuyển giao công nghệ và tiếp thị thuận lợi đối với mọi miền đất nước Hà Nội sẽ là thị trường tiêu thụ trực tiếp các mặt hàng của Bắc Ninh về nông - lâm - thuỷ sản, vật liệu xây dựng, hàng tiêu dùng, hàng thủ công mỹ nghệ Bắc Ninh cũng là địa bàn mở rộng của Hà Nội qua xây dựng các thành phố vệ tinh, là mạng lưới gia công cho các xí nghiệp của thủ đô trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá
- Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc gồm Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh sẽ có tác động trực tiếp đến hình thành cơ cấu và tốc độ tăng trưởng kinh tế của Bắc Ninh về mọi mặt, trong đó đặc biệt là công nghiệp chế biến nông sản và dịch vụ du lịch
- Là cửa ngõ phía Đông Bắc của thủ đô Hà Nội, Bắc Ninh là cầu nối giữa Hà Nội và các tỉnh trung du miền núi phía Bắc, trên đường bộ giao lưu chính với Trung Quốc và có vị trí quan trọng đối với an ninh quốc phòng
Trong cấu trúc địa lý không gian thuận lợi như vậy sẽ là yếu tố phát triển quan trọng và là một trong những tiềm lực to lớn cần được phát huy một cách triệt để nhằm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và thúc đẩy quá trình đô thị hoá của tỉnh Bắc Ninh Xét trên khía cạnh cấu trúc hệ thống đô thị và các điểm dân cư của tỉnh thì các đô thị Bắc Ninh sẽ dễ trở thành một hệ thống hoà
Trang 35nhập trong vùng ảnh hưởng của thủ đô Hà Nội và có vị trí tương tác nhất định với hệ thống đô thị chung toàn vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc
Về khí hậu:
Bắc Ninh thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh Nhiệt độ trung bình năm là 23,3°C, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 28,9°C ( tháng 7), nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 15,8°C ( tháng 1 )
Sự chênh lệch nhiệt độ giữa tháng cao nhất và tháng thấp nhất là 13,1°C
Lượng mưa trung bình hàng năm dao động trong khoảng 1400 - 1600mm nhưng phân bố không đều trong năm Mưa tập trung chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm 80% tổng lượng mưa cả năm Mùa khô từ tháng
11 đến tháng 4 năm sau chỉ chiếm 20% tổng lượng mưa trong năm
Tổng số giờ nắng trong năm dao động từ 1530 - 1776 giờ, trong đó tháng có nhiều giờ nắng trong năm là tháng 7, tháng có ít giờ nắng trong năm
là tháng 1
Hàng năm có 2 mùa gió chính: gió mùa Đông Bắc và gió mùa Đông Nam Gió mùa Đông Bắc thịnh hành từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau, gió mùa Đông Nam thịnh hành từ tháng 4 đến tháng 9 mang theo hơi ẩm gây mưa rào
Nhìn chung Bắc Ninh có điều kiện khí hậu đồng đều trong toàn tỉnh và không khác biệt nhiều so với các tỉnh đồng bằng lân cận nên việc xác định các tiêu trí phát triển đô thị có liên quan đến khí hậu như hướng gió, thoát nước mưa, chống nóng, khắc phục độ ẩm dễ thống nhất cho tất cả các loại đô thị trong vùng; việc xác định tiêu chuẩn qui phạm xây dựng đô thị có thể dựa vào qui định chung cho các đô thị vùng đồng bằng Bắc bộ
Trang 36Đặc điểm địa chất mang những nột đặc trưng của cấu trỳc địa chất thuộc vựng trũng sụng Hồng, bề dày trầm tớch đệ tứ chịu ảnh hưởng rừ rệt của cấu trỳc mỏng Tuy nhiờn nằm trong miền kiến tạo Đụng Bắc, Bắc bộ nờn cấu trỳc địa chất lónh thổ Bắc Ninh cú những nột cũn mang tớnh chất của vũng cung Đụng Triều vựng Đụng Bắc Toàn tỉnh cú mặt cỏc loại đất đỏ cú tuổi từ Cambri đến dệ tứ song nhỡn chung cú thành tạo Kainozoi phủ trờn cỏc thành tạo cổ Đõy là thành tạo chiếm ưu thế về địa tầng lónh thổ Cỏc thành tạo Triat phõn bố trờn ở hầu hết cỏc dóy nỳi, thành phần thạch học chủ yếu là cỏt kết, sạn kết Bề dày cỏc thành tạo đệ tứ biến đổi theo quy luật trầm tớch từ Bắc xuống Nam ở cỏc vựng nỳi do bị búc mũn nờn bề dày của chỳng cũn rất mỏng, càng xuống phớa Nam bề dày cú thể đạt tới 100 m, trong khi đú vựng phớa Bắc ( Đỏp Cầu ) bề dày chỉ đạt 30 - 50 m
Với đặc điểm này địa chất của tỉnh Bắc Ninh cú tớnh ổn định hơn so với
Hà Nội và cỏc đụ thị vựng đồng bằng Bắc bộ khỏc trong việc xõy dựng cụng trỡnh Và về mặt địa hỡnh cú thể hỡnh thành hai dạng đụ thị vựng đồng bằng và trung du Bờn cạnh đú cú một số đồi nỳi nhỏ dễ tạo cảnh quan đột biến; cũng như một số vựng trũng nếu biết khai thỏc cú thể tạo ra cảnh quan sinh thỏi đầm nước vào mựa mưa để phục vụ cho cỏc hoạt động văn hoỏ và du lịch
Tỉnh Bắc Ninh có địa hình tương đối bằng phẳng , có mặt số núi sót có
độ cao dưới 100 mét và bị chia cắt bởi nhiều sông ngòi thành các vùng úng trũng cục bộ Tuy nhiên do bị chia cắt bởi hệ thống đê điều và do sự qui hoạch vùng phân lũ nên một bộ phận của tỉnh (Gia Bình, Lương Tài, Quế Võ, Yên Phong, Tiên Du) thường bị úng ngập vào mùa mưa.Và cũng do vậy nên phải xây dựng các công trình tưới tiêu cục bộ
Về đặc điểm thuỷ văn:
Bắc Ninh cú mạng lưới sụng ngũi khỏ dày đặc, mật độ lưới sụng khỏ
Trang 37cao, trung bình 1,0 - 1,2 km/km², có 3 hệ thống sông lớn chảy qua gồm sông Đuống, sông Cầu và sông Thái Bình
- Sông Đuống: Có chiều dài 42 km nằm trên đất Bắc Ninh, tổng lượng nước bình quân 31,6 tỷ m³ Mực nước cao nhất tại bến Hồ tháng 8/1945 là 9,64m, cao hơn so với mặt ruộng là 3 - 4 m Sông Đuống có hàm lượng phù
sa cao, vào mùa mưa trung bình cứ 1 m³ nước có 2,8 kg phù sa
- Sông Cầu: Tổng chiều dài sông Cầu là 290 km với đoạn chảy qua tỉnh Bắc Ninh dài 70 km, lưu lượng nước hàng năm khoảng 5 tỷ m³ Sông Cầu có mực nước trong mùa lũ cao từ 3 - 6 m, cao nhất là 8 m, trên mặt ruộng 1 - 2
m, trong mùa cạn mức nước sông lại xuống quá thấp ( 0,5 - 0,8 m )
- Sông Thái Bình: thuộc vào loại sông lớn của miền Bắc có chiều dài
385 km, đoạn chảy qua tỉnh Bắc Ninh dài 17 km Do phần lớn lưu vực sông bắt nguồn từ các vùng đồi trọc miền Đông Bắc, đất đai bị sói mòn nhiều nên nước sông rất đục, hàm lượng phù sa lớn Do đặc điểm lòng sông rộng,
ít dốc, đáy nông nên sông Thái Bình là một trong những sông bị bồi lấp nhiều nhất Theo tài liệu thực đo thì mức nước lũ lụt lịch sử sông Thái Bình
đo được tại Phả Lại năm 1971 đạt tới 7,21 m với lưu lượng lớn nhất tại Cát Khê là 5000 m3/s
Ngoài ra trên địa bàn tỉnh còn có các hệ thống sông ngòi nội địa như sông Ngũ huyện Khê, sông Dân, sông Đông Coi, sông Bùi, ngòi Tào Khê, sông Đồng Khởi, sông Đại Quảng Bình
Với hệ thống sông này nếu biết khai thác trị thuỷ và điều tiết nước sẽ đóng vai trò quan trọng trong hệ thống tiêu thoát nước của tỉnh Trong khi đó tổng lưu lượng nước mặt của Bắc Ninh ước khoảng 177,5 tỷ m³, trong đó lượng nước chủ yếu chứa trong các sông là 176 tỷ m³; được đánh giá là khá dồi dào Cùng với kết quả thăm dò địa chất cho thấy trữ lượng nước ngầm
Trang 38cũng khỏ lớn, trung bỡnh 400.000 m³/ngày, tầng chứa nước cỏch mặt đất trung bỡnh 3 - 5 m và cú bề dày khoảng 40 m, chất lượng nước tốt Toàn bộ nguồn nước này cú thể khai thỏc để phục vụ chung cho cả sản xuất và sinh hoạt trong toàn tỉnh, trong đú cú cỏc hoạt động của đụ thị
2.1.1.2 Tài nguyên và khoáng sản
- Tài nguyên đất và khoáng sản : Bắc Ninh chỉ có tài nguyên đất, đất nông nghiệp chiếm rất lớn , thuận lợi cho chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp cơ cấu công nghiệp
Bắc Ninh nghốo về tài nguyờn khoỏng sản, chủ yếu chỉ cú vật liệu xõy dựng như: đất sột làm gạch, ngúi, gốm, với trữ lượng khoảng 4 triệu tấn ở Quế Vừ và Tiờn Du, đất sột làm gạch chịu lửa ở thị xó Bắc Ninh, đỏ cỏt kết với trữ lượng khoảng 1 triệu tấn ở Thị Cầu - Bắc Ninh, đỏ sa thạch ở Vũ Ninh
- Bắc Ninh cú trữ lượng khoảng 300.000 m³ Ngoài ra cũn cú than bựn ở Yờn Phong với trữ lượng 60.000 - 200.000 tấn
Tài nguyờn rừng của Bắc Ninh khụng lớn, chủ yếu là rừng trồng Tổng diện tớch đất rừng là 661,26 ha phõn bố tập trung ở Quế Vừ ( 317,9 ha ) và Tiờn du ( 254,95 ha ) Tổng trữ lượng gỗ ước tớnh 3.279 m³, trong đú rừng phũng hộ 363 m³, rừng đặc dụng 2916 m³
Tài nguyên nước: Bắc Ninh là tỉnh có nhiều sông ngòi (Sông Đuống, Sông Cầu, Sông Thái Bình, Sông Ngũ Huyện Khê)
- Trong tỉnh có nhiều hệ thống kênh mương lớn và một diện tích mặt nước úng trũng khoảng 5000 ha là nguồn mặt nước phong phú đảm bảo cho thủy nông và cung cấp nước cho sinh hoạt
- Tài nguyên khoáng sản: Bắc Ninh là một tỉnh nghèo và tài nguyên khoáng sản chỉ có vật liệu xây dựng như đất sét làm gạch, ngói, gốm…
Trang 392.1.1.3 Môi trường
Hiện Bắc Ninh có tình trạng đất bị xói mòn, rửa trôi nhiều, úng hạn xảy ra bất thường, môi trường bị ô nhiễm ( sử dụng phân hóa học, thuốc trừ sâu thiếu chọn lọc) làm cho hệ sinh thái suy giảm, dẫn đến năng suất cây trồng vật nuôi bị
ảnh hưởng Trong những năm gần đây, mức độ đô thị hóa và khu công nghiệp ngày càng tăng cũng là nguyên nhân làm cho môi trường bị ô nhiễm thêm
2.1.2 Thực trạng tình hình phát triển kinh tếưxã hội của tỉnh
2.1.2.1 Chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế ưxã hội giai đoạn 2001 ư
2005
- Kế hoạch hóa phát triển kinh tế xã hội trong năm 2001- 2005 tỉnh Bắc Ninh đã đề ra phương hướng phấn đấu là “ Đẩy mạnh theo định hướng xã hội chủ nghĩa, phát triển KT-XH với nhịp độ cao, hiệu quả bền vững, từng bước cải thiện đời sống nhân dân , giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội”
Mục tiêu tổng quát đã được cụ thể hóa thành các chỉ tiêu chủ yếu sau
- Nhịp độ tăng trưởng GDP bình quân 13,5%/ năm, trong đó nông nghiệp tăng 5,5%, công nghiệp và xây dựng tăng 19,5% (riêng công nghiệp tăng 22%/ năm) dịch vụ tăng 14,8%/ năm
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng
tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và dịch vụ Đến năm 2005 tỷ trọng nông nghiệp 26,6%, công nghiệp và xây dựng 45,1% và dịch vụ 28,3% GDP bình quân đầu người năm 2005 đạt 623 USD tăng 79% so với năm 2000
- Phát triển nội lực, tích cực thu hút vốn đầu tư của các doanh nghiệp trong nước và đầu tư nước ngoài để phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn Đến năm 2005 giá trị sản xuất công nghiệp 5.300 tỷ đồng trong đó công nghiệp địa phương chiếm 40%, công nghiệp trung ương và công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 60%
Hình thành các trung tâm thương mại, các khu du lịch trên địa bàn, khuyến khích đầu tư các loại hình dịch vụ, tăng xuất khẩu từng bước
Trang 40chuyển nông nghiệp sang sản xuất hàng hóa, hình thành các vùng chuyên canh Giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 2.050 tỷ đồng Sản lượng lương thực
có hạt đạt 500.000 tấn, lương thực bình quân đầu người 500kg Giá trị sản xuất nông nghiệp trên 1ha đạt 50 triệu đồng, trong đó giá trị trồng trọt đạt
33 triệu đồng /ha
- Phát triển giáo dục đào tạo, phổ cập giáo dục THCS vào năm
2003 Coi trọng đào tạo nhân lực, nâng tỷ lệ người có lao động có nghề lên 28% Đẩy mạnh ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ trong sản xuất và đời sống
- Đẩy mạnh công tác dân số – kế hoạch hóa gia đình, giảm tỷ lệ sinh 0,4%
- Tích cực tạo việc làm, mỗi năm giải quyết việc cho 10 – 12.000 lao động
2.1.2.2.Chỉ tiêu kinh tế đã thực hiện
Trong 5 năm 2001- 2005, tình hình kinh tế- xã hội của tỉnh phát triển khá và tương đối bền vững, nền kinh tế quy mô lớn mạnh không ngừng, năm
2005 lớn gấp 1.9 lần so với năm 2000 và gấp 2.8 lần so với năm 1997( năm
đầu tái lập tỉnh) Tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn đạt ở mức độ cao và ổn
định,bình quân năm đạt 14%/năm( vượt 0,5 % kế hoạch, đứng thứ 2 trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ và 1,8 lần mức bình quân chung của cả nước) Trong điều kiện hết sức khó khăn cả ở trong nước, ngoài nước và địa phương ,đạt được thành tựu trên là một điều quan trong tạo đà cho sự phát triển Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực: Tỷ trọng Công nghiệp - Xây dựng trong tổng GDP đã tăng mạnh từ 35,7% năm 2000 len 47,1% vào năm
2005, dịch vụ từ 26,3% lên 27,2%, nông nghiệp giảm từ 38% xuống còn 25,7% Sản xuất công nghiệp luôn duy trì ở tốc độ tăng trưởng cao, năm 2001
tỷ trọng công nghiệp đã vượt lên tỷ trọng nông nghiệp và ngày càng tăng cao trong cơ cấu GDP, nhất là khu vực kinh tế ngoài nhà nước, Sản xuất nông