Nội dung an toàn PTN gồm An toàn sinh học, hóa chất, an toàn sử dụng thiết bị điện, an toàn cháy nổ, chất thải hóa học/sinh học 3.. An toàn PTN bao gồm các trang thiết bị, quy trình, q
Trang 1An toàn Phòng thí nghiệm
y sinh học
TS Vũ Thị Thơm
Giới thiệu
Trang 2Nội dung
1 Tại sao phải hiểu an toàn PTN
2 Nội dung an toàn PTN gồm An toàn sinh
học, hóa chất, an toàn sử dụng thiết bị
điện, an toàn cháy nổ, chất thải hóa
học/sinh học
3 Thực hành an toàn PTN
4 Xử lý sự cố, tai nạn rủi ro trong PTN
Trang 3Tại sao phải tìm hiểu về ATPTN
Phần 1
Trang 4An toàn phòng thí nghiệm là gì?
An toàn PTN bao gồm các trang thiết bị, quy trình, quy định, nguyên tắc làm việc cần thiết để ngăn chặn, giảm thiểu các nguy cơ, rủi ro liên quan đến PTN
Mục đích: ngăn chặn, phòng tránh, giảm thiểu tai nạn PTN
Trang 5Tai nạn PTN
Năm 1997, tại một trường học ở Aachen (Đức)
Giáo viên yêu cầu học sinh lớp 7 làm vệ sinh bàn học Học sinh sử dụng ethanol để tẩy vết mực bẩn trên bàn
Trong quá trình dọn dẹp không mở cửa sổ, do đó tạo hỗn hợp nổ gồm ethanol và không khí Một học sinh bật diêm, gây nổ lớn, 21 em bị thương, 4 bị bỏng nặng
Trang 6Tai nạn PTN
Năm 2002, tại một PTN ở Đại học Texas(Mỹ)
Một nhân viên nghiên cứu làm việc với vi khuẩn bệnh than
Nguyên nhân: làm việc không đúng quy cách, không đeo găng tay, không khử trùng hợp cách, da mặt có vết cắt khi cạo râu
Trang 8Tai nạn PTN
Năm 2007, tại Viện nghiên cứu Virginia (Mỹ)
Một nhân viên nghiên cứu làm việc với virus gây bệnh đậu mùa có trong vaccine chủng ngừa
Nguyên nhân: chưa rõ, có thể do mẫu vật bị nhiễm với virus thể dại, và do làm việc không đúng quy cách
Trang 9Tại sao quan tâm đến an toàn PTN
Đỉnh tảng băng trôi?
Trang 10Nội dung An toàn PTN
Phần 2
Trang 11I Những nguy cơ trong PTNYSH
Nguy cơ về an toàn sinh học
Nguy cơ về an toàn hóa chất
Nguy cơ về cháy nổ, chập
điện
Nguy cơ về rác thải y sinh
học, hóa học
Trang 12II Nội dung an toàn PTN
1 An toàn sinh học
An toàn sinh học (ATSH) phòng thí nghiệm
(PTN)/phòng xét nghiệm (PXN): là thuật ngữ được sử dụng để mô tả những nguyên tắc, kỹ thuật và thực hành cần thiết để ngăn ngừa những phơi nhiễm không mong muốn hoặc làm thất thoát các tác nhân gây bệnh và độc
tố
An ninh sinh học (ANSH): là những biện pháp an ninh cho tổ chức hay cá nhân, được thiết lập để ngăn chặn sự mất mát, đánh cắp, lạm dụng, đánh tráo hoặc cố tình
phóng thích tác nhân gây bệnh và độc tố
Trang 13II Nội dung an toàn PTN
Các biểu tượng
cảnh báo
Trang 14II Nội dung an toàn PTN
1.1 ATSH- Phân loại nhóm nguy cơ (NNC) VSV gây bệnh dựa vào
Khả năng gây bệnh
Phương thức lan truyền bệnh và yếu tố vật chủ
Các biện pháp phòng ngừa
Các biện pháp điều trị
NNC 1: không có hoặc nguy cơ lây nhiễm cá thể và cộng đồng thấp:
E.Coli, VK, nấm không gây bệnh
NNC2: có nguy cơ lây nhiễm cho cá thể nhưng ít có nguy cơ lây nhiễm cao cho cộng đồng: VD: virus VGB, VK tả, VR cúm A, samonella, sởi, quai bị, rubella, chlamydia
NNC3: có nguy cơ lây nhiễm cho cá thể cao, nguy cơ lây nhiễm cho
cộng đồng thấp, có thể gây bệnh nặng hoặc tử vong (thường qua đường
hô hấp): VD: HIV, VK than, VR cúm/H5N1, VR SARS, lao, ricket, west nile virus
NNC4: nguy cơ lây nhiễm cho cá thể và cộng đồng cao, thường gây tử vong và chưa có vacxin hay liệu pháp điều trị: VD: VR Ebola, VR
Marburg, VR Côngo-Crimean hemorrahegle,…
Trang 15II Nội dung an toàn PTN
1.2 ATSH- Dịch/mô sinh vật (người hoặc động vật TN)
Máu Dịch não tủy Dịch bao khớp Dịch màng phổi Dịch ổ bụng Dịch ối
Mô (đb: người) Tinh dịch/Dịch âm đạo
Trang 16II Nội dung an toàn PTN
1 4 Đánh giá nguy cơ
Người phụ trách PTN/PXN hoặc người phụ trách ATSH
có trách nhiệm đảm bảo việc đánh giá mức độ nguy hiểm một cách đầy đủ và kịp thời để đảm bảo những thiết bị và phương tiện phù hợp phục vụ công tác xét nghiệm
1.5 Cấp độ ATSH của PTN/PXN
Việc xác định cấp độ ATSH cho một PTN/PXN cần quan tâm đến loại VSV được xét nghiệm, thiết bị sẵn có cũng như các tiêu chuẩn thực hành và các quy trình cần thiết để tiến hành công việc trong PTN/PXN một cách an toàn
Trang 17II Nội dung an toàn PTN
Bảng 1 Mối liên quan giữa NNC VSV và cấp độ ATSH của PTN/PXN
Không có yêu cầu gì đặc biệt, bàn làm TN thông thường
2 Cấp 2
(BSL2)
Dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu;
3 Cấp 3
(BSL3)
Dịch vụ chẩn đoán đặc biệt, nghiên cứu
Như cấp độ 2 và sử dụng thêm áo quần bảo hộ đặc biệt, kiểm soát lối vào, luồng khí định hướng
Như trên và/hoặc dụng cụ
cơ bản cho tất cả các hoạt động
4 Cấp 4
(BSL4)
Đơn vị có bệnh phẩm nguy hiểm Như cáp 3 và có thêm lối vào khóa khí, tắm trước
khi ra và loại bỏ chất thải chuyên dụng
Tủ ATSH cấp 3 hoặc quần
áo bảo hộ áp lực dương cùng với tủ ATSH cáp 2, nồi hấp hai cửa, lọc khí cấp, khí thải
Trang 18II Nội dung an toàn PTN
2 An toàn hóa chất
Cần biết:
• Những cảnh báo nguy hiểm liên quan đến hóa chất đang
sử dụng trong PTN
• Các quy trình khẩn cấp và vị trí thiết bị an toàn trong
phòng: Vòi sen khẩn cấp, vòi rửa mắt, thiết bị dập lửa, chuông báo cháy, và số điện thoại khẩn cấp
Trang 19National Fire Protection Association
NFPA 704: Standard System for the
Identification
of the Hazards of Materials for Emergency Response
Trang 20II Nội dung an toàn PTN
2 An toàn hóa chất
Lưu ý khi lưu trữ hóa chất:
• Kho: an toàn, riêng biệt, có quy định ra vào
• Lưu ý độ cao khi đặt các hóa chất nguy hiểm
• Để tối thiểu lượng hóa chất cần dùng tại khu vực làm việc
• Điều kiện lưu: nhiệt dọ, độ ẩm, cách xa ánh nắng trực tiếp, thông khí, vị trí không cao hơn tầm mắt
• Tách riêng hóa chất theo nhóm nguy hiểm (chất lỏng dễ cháy, acid hữu cơ, chất oxi hóa, chất phản ứng) và giữ riêng rẽ
• Có các tủ đựng hóa chất riêng biệt: Tủ thao tác (tủ hút), tủ để lưu trữ bình chứa chất thải nguy hiểm, tủ chứa dung dịch dễ cháy
Trang 22II Nội dung an toàn PTN
3 An toàn thiết bị điện
PTN có rất nhiều máy móc, thiết bị điện Để tránh nguy cơ bị điện giật, chập điện… cần:
• Có chương trình bảo trì, kiểm tra an toàn, theo dõi sử dụng thích hợp cho mọi loại thiết bị
Trang 23II Nội dung an toàn PTN
3 An toàn thiết bị điện
• Nên dùng thiết bị điện có phích 3 chấu (KHÔNG tháo gỡ đầu nối đất)
• Kiểm tra dây dẫn, phích, dây nối dài nếu có dấu hiệu tróc, sờn lớp cách điện THAY THẾ nếu thấy không AT
• Kiểm tra mọi ổ điện về điện thế, nối đất và phân cực ít nhất 1 LẦN/NĂM
• PTN nên đảm bảo có ĐỦ Ổ ĐIỆN để tránh sử dụng ổ kéo dài
• Trong TH sử dụng ổ kéo dài, phải đảm bảo đầu nối 3 chấu tình trạng tốt, có mức ampe thích hợp cho mục đích sử dụng
• Khi rút nguồn điện, cầm tay vào phích cắm KHÔNG cầm dây
để kéo
Trang 24II Nội dung an toàn PTN
4 An toàn cháy nổ
Phân loại cháy TCVN 4878
A Chất dễ cháy thông thường: Gỗ, giấy,
vải…
B Chất lỏng và chất rắn hóa lỏng dễ cháy:
dầu, sơn
C Chất khí dễ cháy: ga
D Kim loại dễ cháy, dễ phản ứng: K + ,
Mg2+, titan… (trừ những kim loại cháy
khi tiếp xúc với không khí hoặc nước:
Na + ), trong quá trình hàn kim loại, v.v
E Điện: thiết bị, máy tính…
F Đám cháy dầu mỡ
Thiết bị dập lửa
Nước áp lực cao Bọt
Carbon dioxide
Hóa chất khô loại abc
Hóa chất bột khô loại d (M28, L2)
Hóa chất ướt
Trang 26II Nội dung an toàn PTN
4 An toàn cháy nổ
Sử dụng thiết
bị dập lửa Nước Carbon dioxide Hóa chất khô
1 Kéo chốt 2 Nhắm hướng vòi 3 Bóp tay cầm
Khoảng cách
phun
9-12 m 0,9-2,4 m 1,5-6 m Thời gian phun 60 giây 30 giây 30 giây
Kiểm tra 3 tháng/lần 3 tháng/lần 3 tháng/lần
Trang 27II Nội dung an toàn PTN
Kí hiệu EXIT, chiếu sáng rõ bằng đèn khẩn cấp
Mỗi tầng có ít nhất 2 cửa thoát hiểm Biết rõ cửa thoát hiểm
Phát hiện
cháy
Hệ thống phát hiện sức nóng hoặc khói tự động nên được lắp ở mọi phòng thí nghiệm Hệ thống phun chống cháy, vòi chữa cháy, thiết bị dập lửa
Diễn tập
cháy
Nhân viên phải tham gia diễn tập cháy ít nhất 1 lần mỗi năm
Trang 28II Nội dung an toàn PTN
4 An toàn cháy nổ
Các biện pháp phòng, chống cháy nổ, hỏa hoạn:
• Được tập huấn và diễn tập PCCC
• Khu vực PTN phải có biển hiệu báo cháy chỉ dẫn và lối thoát hiểm
• Trang bị bình cứu hỏa, vòi nước (để ở nơi dễ tiếp cận, phải được kiểm tra định kỳ, diễn tập)
Trang 29II Nội dung an toàn PTN
4 An toàn cháy nổ
Khi có hỏa hoạn:
• Cháy nhỏ: cố gắng xử lý hoặc tìm người hỗ trợ
• Cháy lớn/khói nhiều: ĐỪNG CỐ GẮNG DẬP TẮT
- Báo động và gọi nhân viên PCCC của đơn vị
- Gọi 114 cho đội PCCC Hà Nội
- Bĩnh tĩnh, ko chạy quanh la hét
- Bỏ mọi thứ cá nhân, KHÔNG DÙNG THANG MÁY
Trang 30II Nội dung an toàn PTN
5 An toàn rác thải
QĐ 43/2007/QĐ-BTY, ngày 30/10/2007 rác thải y tế chia thành 5 loại:
• Chất thải lây nhiễm: là các nguyên liệu lây nhiễm (VK,
VR, nấm…) ở nồng độ hoặc số lượng đủ để gây bệnh: chất thải sắc nhọn, bệnh phẩm, dụng cụ đựng bệnh phẩm,
mô, cơ quan, v.v
• Chất thải hóa học nguy hại: là các chất thải rắn, lỏng
hoặc khí có mang ít nhất 1 trong các đặc điểm sau: độc,
dễ ăn mòn (pH ngoài khoảng 2-12), dễ cháy, dễ tham gia các phản ứng cháy nổ, độc với gen: dược phẩm quá hạn, hóa chất ăn mòn, hóa chất thí nghiệm, chất chứa kim loại
nặng (Hg)
Trang 31II Nội dung an toàn PTN
Trang 32II Nội dung an toàn PTN
5 An toàn rác thải
Phân loại túi, thùng đựng rác thải:
Túi và thùng Loại
Màu vàng Chất thải lây nhiễm
Màu đen Chất thải hóa học nguy
hại hay chất phóng xạ Màu xanh Chất thải thông thường
và bình áp suất nhỏ Màu trắng Chất thải tái chế
Hộp cứng, màu
vàng hoặc cam Vật sắc nhọn
Trang 33II Nội dung an toàn PTN
5 An toàn rác thải
Lưu ý
• Nếu vô tình để chất thải NGUY HẠI vào chất thải sinh hoạt thì toàn bộ rác thải phải được XỬ LÝ như quy trình xử lý rác thải nguy hại
• Khi túi rác đầy ¾, buộc lại (KHÔNG dập ghim), niêm phong miệng túi
• Định kỳ KHỬ TRÙNG thùng đựng chất thải
• Chất thải lỏng đổ vào đường ống nước thải riêng, thiết kế
chuyên dụng chịu được hóa chất thông dụng, KHÔNG đổ vào bồn rửa tay
• Đối với chất thải hóa học lỏng ăn mòn và độc, PHẢI đổ vào bình đựng nước thải thuê xử lý riêng, KHÔNG ĐỔ XUỐNG bồn rửa hay bồn thải
Trang 34II Nội dung an toàn PTN
5 An toàn rác thải
Lưu ý
Đối với chất thải có nguy cơ nhiễm cao phải được xử lý an toàn Ở NƠI chất thải phát sinh
• Khử nhiễm bằng hóa chất: Ngâm trong dung dịch
Chloramin B 1-2%, Javen 1-2% trong thời gian tối thiểu
30 phút hoặc các chất khử nhiễm khác theo hướng dẫn sử dụng của NSX và BYT
• Tiệt trùng bằng hơi nóng (nồi hấp tiệt trùng/ đun sôi liên tục trong thời gian tối thiểu 15 phút)
Trang 35II Nội dung an toàn PTN
6 Bảo hộ và thiết bị an toàn
• Tủ an toàn (sinh học, hóa chất)
• Bộ sơ cứu cá nhân
• Các thùng đựng rác chuyên dụng
Trang 36Thực hành An toàn PTN
Phần 3
Trang 37Phòng tránh tai nạn PTN
PTN an toàn
Hiểu biết về các nguy cơ và cách phòng chống, xử lý sự cố
Tuân thủ các nguyên tắc, quy định và quy trình làm việc trong PTN
Trang 38Nguyên tắc làm việc khoa học trong PTN
Tạo thói quen làm việc khoa học,
kỷ luật, trách nhiệm và tiết kiệm Mặc quần áo bảo hộ trong PTN đi ra khu vực công cộng Tuân thủ quy định và đọc kỹ và
tuân thủ quy trình tại PTN Để chung quần áo bảo hộ với quần áo thông thường Bảo hộ phù hợp, trang phục gọn
gàng, rửa tay sau thí nghiệm Mang đồ dùng cá nhân, thực phẩm vào PTN, lưu trữ…
Sử dụng tủ an toàn, găng tay khi
Trang 39Xử lý sự cố trong PTN
Phần 4
Trang 40Xử lý sự cố PTN
1 Sự cố tràn vãi hóa học/sinh học
Bộ xử lý sự cố hóa/sinh học + Quy trình xử lý tràn vãi
Trang 41Xử lý sự cố trong PTN
1.1 Tràn vãi nhỏ
Khi đánh đổ lượng vừa dung dịch chứa tác nhân gây bệnh/sinh phẩm/hóa chất nguy hại lên sàn hoặc bàn làm thí nghiệm CẦN
• Cảnh báo cho đồng nghiệp, sinh viên và những người xung quanh
• Thay găng tay sạch và quần áo bảo hộ nếu dung dịch bắn lên
Trang 42• Áp dụng các biện pháp phòng ngừa cần thiết
• Có kiến thức chuyên môn, nếu cần yêu cầu thêm hỗ trợ từ nguồn lực bên ngoài
• Đảm bảo tràn vãi được dọn sạch, đúng cách, an toàn
• Viết báo cáo sự cố chuyển đến người phụ trách PTN, lãnh đạo
đơn vị trong 24h
Trang 43Xử lý sự cố trong PTN
2 Tai nạn rủi ro
2.1 Tổn thương xuyên qua da
• Báo với đồng nghiệp làm gần đó (nếu có)
• Bộc lộ vết thương
• Nhẹ nhàng nặn máu (không làm tổn thương các tổ chức mô)
• Ngay sau đó xối vết thương dưới vòi nước tối thiểu trong vòng 5 phút (trong khi vẫn nặn máu)
• Rửa sạch vị trí bị đâm bằng xà phòng và nước Nếu không có
nước dùng dung dịch sát khuẩn (Cồn 70o) ít nhất 5 phút
• Sử dụng băng gạc để che vết thương
• Đánh giá nguy cơ lây nhiễm (theo dõi, đến bệnh viện kiểm tra nếu cần)
• Ghi chép, báo cáo sự việc với người phụ trách PTN
Trang 44Xử lý sự cố trong PTN
2 Tai nạn rủi ro
2.2 Niêm mạc mắt bị phơi nhiễm
• Rửa mắt bằng nước sạch (nước cất) hoặc nước muối sinh lý liên tục trong 5 phút
• Đánh giá nguy cơ lây nhiễm
• Ghi chép và báo cáo sự việc với phụ trách PTN
2.3 Niêm mạc miệng/mũi bị phơi nhiễm
• Rửa bằng nước sạch (nước cất) hoặc nước muối sinh lý liên tục trong 5 phút, súc miệng nhiều lần bằng nước muối sinh lý
KHÔNG đánh răng ngay
• Nếu quần áo nhiễm bẩn, Tháo bỏ, cho vào túi/ hấp khử trùng và giặt sạch
• Đánh giá nguy cơ lây nhiễm
• Ghi chép và báo cáo sự việc với phụ trách PTN
Trang 45Xử lý sự cố trong PTN
2 Tai nạn rủi ro
2.4 Đánh giá nguy cơ lây nhiễm
Nguy cơ cao
• Vết thương sâu, chảy máu nhiều, do kim nòng rỗng cỡ to gây ra, hoặc do mảnh thủy tinh đựng sinh phẩm/hóa chất đâm
• Máu và các dịch từ sinh phẩm (người, VK, VR…) bắn vào
da, niêm mạc bị tổn thương viêm loét từ trước
Nguy cơ thấp
• Tổng thương qua da nông và không/ chảy máu ít
• Máu và các dịch từ sinh phẩm (người, VK, VR…) bắn vào
da, niêm mạc KHÔNG bị tổn thương viêm loét từ trước
Trang 46Trách nhiệm của nhân viên PTN
A Trách nhiệm của người quản lý PTN
Thiết lập các phương pháp làm việc và các biện pháp an toàn
Giám sát và hướng dẫn các nhân viên thực hiện công việc an
B Trách nhiệm của nhân viên PTN
Hiểu rõ và tuân thủ đúng các phương pháp, quy định làm việc
Cam kết thực hiện công việc một cách an toàn và sử dụng các trang thiết bị bảo vệ cá nhân theo quy đinh
Nhanh chóng báo cáo sự cố không an toàn trong PTN cho người phụ trách
Trang 47• Tập huấn nội bộ hàng năm cho các cán bộ, đặc biệt các
cán bộ mới và sinh viên tham gia nghiên cứu
• Khoa đầu tư thêm các dụng cụ, trang thiết bị xử lý khẩn cấp những rủi ro trong các PTN cũng như trong toàn khoa
Trang 48Tài liệu tham khảo
Bộ y tế, QĐ số 2912/QĐ-BYT ngày 4 tháng 8 năm 2006 về việc thành lập ban tư vấn an toàn sinh học
Bộ y tế, QĐ số 43/2007/QĐ-BYT ngày 3 tháng 12 năm
2007 về việc Quy chế quản lý chất thải y tế
Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2007
WHO SARScase in laboratory worker in Taiwan, China,
2003
WHO Laboratory biosafety Manial Third edition