Hợp đồng quyền tạo cho người mua một mức đòn bẩy tài chính lớn - kiểmsoát một lượng vốn lớn chỉ với một mức vốn đầu tư và RR hạn chế.Quyền muaNgười mua nhận được quyền mua chứ
Trang 1Mục lục
Trang
Phần 1: Lý thuyết chung về rủi ro lãi suất và quản lý rủi ro lãi suất 5
1.1.2 Rủi ro trong kinh doanh của ngân hàng thương mại 61.2 Quản lý rủi ro lãi suất của ngân hàng thương mại 6
1.2.2 Quản lý rủi ro lãi suất của ngân hàng thương mại 9 1.2.2.1 Một số nguyên tắc quản lý rủi ro của ngân hàng thương mại 9
1.2.2.3 Tiến trình phát triển quản lý rủi ro lãi suất của các NH trên thế giới 12 1.2.2.4 Duy trì sự phù hợp về kỳ hạn của nguồn và tài sản 12
Sử dụng lãi suất trần, sàn và sự kết hợp 17
1.3 Các nhân tố tác động đến quản lý rủi ro lãi suất của ngân hàng thương mại 19Phần 2: Thực trạng quản lý rủi ro lãi suất tại các NHTM Việt Nam và một số biện
2.1.1.1 Căn cứ chủ yếu làm cơ sở cho QL RRLS tại các NHTM Việt Nam 20 2.1.1.2 Thực tế quản lý rủi ro lãi suất tại các NHTM Việt Nam 21
Trang 22.1.2.2 Nguyên nhân 23
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến rủi ro lãi suất đối với các ngân hàng
Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong quản lý rủi ro lãi suất tại
2.2.1 Các điều kiện tiền đề đảm bảo cho QL RRLS của NH đạt hiệu quả cao 25
Phương pháp định lượng rủi ro lãi suất 27 Phương pháp kiểm soát rủi ro lãi suất 29 2.2.3 Nâng cao chất lượng các hoạt động hỗ trợ cho quản lý rủi ro lãi suất 30 2.2.3.1 Nâng cao chất lượng công tác hạch toán kế toán góp phần cung cấp
2.2.3.2 Đa dạng hoá và nâng cao chất lượng các hình thức huy động vốn và chovay góp phần đa dạng hoá cấu trúc thời hạn của LS và hạn chế RRLS 31 2.2.3.3 Một số biện pháp khác góp phần hoàn thiện quản lý lãi suất 32
Danh mục tài liệu tham khảo
1 Giáo trình lý thuyết tài chính tiền tệ
2 Tiền tệ ngân hàng thị trường tài chính
3 Quản trị ngân hàng thương mại
4 Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng
5 Một số bài trong các số của tạp chí ngân hàng
6. Một số bài trên các báo điện tử: www.vneconomy.com.vn và
www.sbv.gov.vn
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
NHTM là doanh nghiệp kinh doanh hàng hoá đặc biệt – hàng hoá tiền tệ NHlà lĩnh vực rất nhạy cảm, có tác động, ảnh hưởng mạnh đến toàn bộ nền kinh tế.Hoạt động kinh doanh của các NH phải đối mặt với nhiều RR Trong đó, RRLS làmột loại RR thị trường quan trọng, nhất là trong điều kiện LS thường xuyên thayđổi Như các doanh nghiệp kinh doanh khác, mục tiêu cuối cùng của NH là sinh lời
QL tốt RR nói chung, RRLS nói riêng là điều kiện quan trọng để nâng cao chấtlượng hoạt động kinh doanh Cải cách hoạt động NHTM Việt Nam đã được thựchiện phù hợp với chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơchế thị trường mở Quyết định số 546/2002/QĐ – NHNN ngày 30/5/2002 củathống đốc ngân hàng nhà nước về cơ chế cho vay theo lãi suất thoả thuận đã đánhdấu sự mở đầu cho trong việc thực hiện tự do hoá LS tại các tổ chức tín dụng Với
cơ chế này, LS của các NHTM được xác định như một loại giá cả với các nhân tốảnh hưởng như cung cầu về vốn, cạnh tranh LS giữa các NH LS là yếu tố “đầuvào”, “đầu ra” và là công cụ cạnh tranh của các NH trên thị trường tiền tệ Cơ chếnày là tiền đề để các NHTM nâng cao tính tự chủ trong định giá các sản phẩm NH,nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nhưng cũng làm tăng RR cho NH do biếnđộng thường xuyên của LS thị trường Trong xu thế hội nhập với khu vực và thếgiới, đặc biệt Việt Nam vừa gia nhập tổ chức thương mại thế giới, phải thực hiệncác nghĩa vụ quốc tế về cam kết mở cửa thị trường tài chính khiến cho hoạt động
NH diễn ra ở môi trường đầy biến động Dù xảy ra ở đâu, bất cứ khi nào nhữngbiến động này đều nhanh chóng tác động tới hoạt động NH ở mỗi quốc gia Biếnđộng về LS là rất thường xuyên và ảnh hưởng mạnh tới hoạt động kinh doanh của
NH Đối với các NHTM để tồn tại và phát triển trong giai đoạn hội nhập, chấpnhận và kiểm soát RR là tất yếu Trong đó, QL RRLS giữ vai trò rất quan trọngtrong hoạt động có hiệu quả của NH Trong bối cảnh đó, đề tài “QL RRLS tại cácNHTM Việt Nam” được chọn làm vấn đề nghiên cứu trong đề án Đề án trình bày
cơ sở lý luận về RRLS và QL RRLS theo những học thuyết kinh tế hiện đại; kháiquát thực trạng QL RRLS tại các NHTM Việt Nam từ khi đổi mới; trên cơ sở đó đềán đưa ra một số biện pháp khắc phục những hạn chế góp phần hoàn thiện hoạtđộng QL RRLS tại các NHTM Việt Nam
Trang 4Danh mục các thuật ngữ viết tắt
NHTM: ngân hàng thương mại
NHNN: ngân hàng nhà nước
TS: tài sản
Trang 5Chức năng ủy thác
Chức năng tín dụng
Chức năng lập kế hoạch đầu tư
Chức năng thanhtoán
Chức năng tiết kiệm
Chức năng quản lý
tiền mặt
Chức năng
bảo hiểm
Ngân hàng hiện đạiChức năng
môi giới
Chức năng ngân
hàng đầu tư và
bảo lãnh
Phần 1: Lý thuyết chung về rủi ro lãi suất và quản lý rủi ro lãi suất
1.1 Tổng quan về rủi ro của ngân hàng thương mại
1.1.1 Ngân hàng thương mại
NH là một trong các tổ chức tài chính quan trọng nhất của nền kinh tế NHbao gồm nhiều loại tùy thuộc vào sự phát triển của nền kinh tế nói chung và hệthống tài chính nói riêng, trong đó NHTM thường chiếm tỷ trọng lớn nhất về qui
mô tài sản, thị phần và số lượng các ngân hàng
Xem xét NH trên phương diện những loại hình dịch vụ mà chúng cung cấp,
Ngân hàng là các tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính
đa dạng nhất – đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm, dịch vụ thanh toán và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế Một số định nghĩa dựa trên các hoạt động chủ yếu Ví dụ: luật các tổ chức
tín dụng của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ghi “Hoạt động ngân hànglà hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên lànhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanhtoán”
Những chức năng cơ bản của ngân hàng đa năng ngày nay:
Các dịch vụ truyền thống của NH:
+ Thực hiện trao đổi ngoại
tệ
+ Chiết khấu thương phiếu
và cho vay thương mại
+ Nhận tiền gửi
+ Bảo quản vật có giá
+ Tài trợ hoạt động của Chính Phủ
+ Cung cấp các tài khoản giao dịch
+ Cung cấp các dịch vụ ủy thác
Dịch vụ NH mới phát triển gần đây:
+ Tư vấn tài chính
+ Quản lý tiền mặt
+ Dịch vụ thuê mua thiết bị
+ Cho vay tài trợ dự án
Trang 6+ Bán các dịch vụ bảo
hiểm
+ Cung cấp các kế hoạch
hưu trí
+ Cung cấp dịch vụ môi
giới đầu tư chứng khoán
+ Cung cấp dịch vụ tương
hỗ và trợ cấp+ Cung cấp dịch vụ ngân hàng đầu tư và ngân hàng bán buôn
Thành công của NH phụ thuộc vào năng lực xác định các dịch vụ tài chínhmà xã hội có nhu cầu, thực hiện hiệu quả các dịch vụ đó, và gắn liền với QL RRmột cách hiệu quả
1.1.2 Rủi ro trong kinh doanh của ngân hàng thương mại
Rủi ro là khả năng xảy ra tổn thất ngoài dự kiến
Có nhiều nguyên nhân gây ra RR cho NH: chủ quan khách hàng (làm ănkém hiệu quả, thua lỗ, cố tình chây ì, lừa đảo… dẫn đến không trả được nợ choNH); quản lý yếu kém (nhân viên không có khả năng đánh giá chất lượng khoảncho vay), tham ô của nhân viên (cố tình làm sai quy định để mưu lợi riêng); thayđổi bất thường trên thị trường vượt quá khả năng phán đoán của NH (thay đổi LS,
tỷ giá, khủng hoảng nợ dây chuyền, thay đổi trong quyết định của Chính phủ) Phânchia theo nguyên nhân có các loại RR phổ biến: RR tín dụng, RRLS, RR hối đoái,
RR thanh khoản, RR tồn đọng vốn
Khi tổn thất xảy ra, thu nhập, tỷ suất lợi tức, thị giá cổ phiếu của NH giảm.Cổ phiếu giảm giá, nếu không kịp thời chấn chỉnh sẽ kéo theo việc bán hàng loạt cổphiếu, là điểm mở đầu cho việc mua lại, sáp nhập, thay thế ban QL NH RRLS cóthể dẫn đến RR thanh khoản: hàng loạt người gửi tiền rút tiền, buộc NH phải đóngcửa, tuyên bố phá sản Tổn thất (ở mức thấp) làm giảm quỹ dự phòng, giảm vốn vàquỹ của NH Để đối phó NH có thể phải giảm tiền lương (hoặc chi phí khác), giảmlao động… - ảnh hưởng không tốt tới nhân sự, thị trường nguồn, công nghệ
1.2 Quản lý rủi ro lãi suất của ngân hàng thương mại
1.2.1 Rủi ro lãi suất của ngân hàng thương mại
1.2.1.1 Lãi suất
Lãi suất là tỷ lệ phần trăm giữa số lãi thu được với số vốn đầu tư để có lãi đó.Lãi là chênh lệch giữa khoản tiền thu về lớn hơn khoản tiền đầu tư để có thunhập đó trong một thời gian xác định (thời hạn)
Các bộ phận cấu thành lãi suất Trong nhiều năm qua, các NH đã cố gắng dự
báo về xu hướng vận động trong tương lai của LS thị trường nhằm hạn chế RRLS.Tuy nhiên, LS hình thành do sự tương tác giữa hàng nghìn lực lượng cung cầu trênthị trưòng nên NH rất khó đạt được một dự báo chính xác Ngoài ra, LS của mộtkhoản vay hay chứng khoán đều được cấu thành bởi rất nhiều thành phần:
LS thị trường của
một khoản vay
= LS thực của các chứng khoán không có RR (như LS
+ Phần bù RR: RR không thu hồi được nợ, RR lạm phát,
Trang 7LS thực phi RR (được điều chỉnh theo lạm phát) luôn thay đổi theo các biến
động của cung - cầu về vốn trên thị trường tài chính, nhận định của người cho vayvà người đi vay về phần bù RR cũng thay đổi, khiến LS luôn biến động
Một yếu tố cấu thành cơ bản của LS là phần bù kỳ hạn Những khoản vay vàchứng khoán kỳ hạn dài hơn có LS cao hơn vì chúng mang xác suất xảy ra RR caohơn so với chứng khoán và khoản vay ngắn hạn
Các nhà QL NH phải có khả năng dự báo những thay đổi trong sự đánh giácủa thị trường đối với những nhân tố cấu thành LS để dự báo LS và phải có nhữngbiện pháp bảo vệ để đối phó với RRLS
1.2.1.2 Lợi nhuận và rủi ro lãi suất
LS của khoản cho vay bất kỳ xác định tại mức cân bằng giữa lượng cung vàlượng cầu về tiền vay trên thị trường NH không thể là người “tạo giá”, chỉ là người
“chấp nhận giá”, lập kế hoạch hoạt động trên cơ sở mức độ hiện tại và khuynhhướng vận động của LS Quá trình chuyển hoá TS gồm sử dụng vốn và huy độngvốn thường không cân xứng nhau về kỳ hạn và độ thanh khoản làm NH phải chịuRRLS hoặc nâng cao được lợi nhuận khi LS thị trường biến động Giả sử NH vaythời hạn 12 tháng với LS cố định, cho vay 6 tháng, LS biến đổi NH sẽ gặp RR nếu
6 tháng sau LS thị trường giảm (phải cho vay theo LS thị trường) Nếu LS thịtrường tăng thì NH có thêm lợi nhuận (cho vay với LS tăng) Trong trường hợp NHcho vay 12 tháng với LS cố định, đi vay 6 tháng với LS biến đổi: khi LS tăng, NH
sẽ bị RRLS; với LS giảm, NH sẽ thu thêm lợi nhuận Dù theo đuổi chiến lược nào,
NH cũng khó loại bỏ được 1 trong những RR tiềm tàng và nguy hiểm, đó là RRLS
Phương trình đường thị trường chứng khoán:
ki = kRF + (km – kRF)βi Trong đó: ki: LS của bộ phận đầu tư i
kRF: LS khi không có RR
km: LS thị trường
βi: RR của đơn vị đầu tư i(km – kRF)βi: phần thưởng RR Hai vế cân bằng nên RR lớn thì LS cao Vì thế có thể nói: một nguyên nhâncủa sự giàu có là hạn chế được RR
1.2.1.3 Khái niệm rủi ro lãi suất
Rủi ro lãi suất là khả năng xảy ra những tổn thất ngoài dự kiến gắn với thay đổi của LS và nhiều nhân tố khác, như: cấu trúc, kỳ hạn của TS và nguồn, quy mô,
kỳ hạn các hợp đồng kỳ hạn…
Dẫn chứng về tổn thất của NH do RRLS: năm 1987 Merrill Lynch mất 350triệu USD do nắm chứng khoán thế chấp khi LS tăng đột ngột; năm 1992 J.P
Trang 8Morgan mất 200 triệu USD trong trường hợp tương tự khi LS giảm - các trung giantài chính này đều thất bại trong QL RRLS.
RR phải gắn liền với giảm sút thu nhập ngoài dự kiến.Ví dụ, NH đangchuyển hoán từ nguồn ngắn hạn sang cho vay trung dài hạn sẵn sàng chấp nhận chiphí nguồn vốn cao hơn khi LS thay đổi để thu lãi cao hơn Chỉ khi LS nguồn tăngvượt dự kiến làm lợi nhuận của NH giảm mới là RRLS
1.2.1.4 Ví dụ về rủi ro lãi suất
Ví dụ: NH A có nhu cầu cho vay 100 triệu thời hạn 1 năm, LS cố định 10%/năm; 100 triệu thời hạn 2 năm, LS cố định 11%/năm NH vay trên thị trường liên
NH 200 triệu LS cố định 6%/năm nếu vay 1 năm và 7%/năm nếu vay 2 năm
Tình trạng tái tài trợ
Giả sử NH vay trên thị trường liên NH kỳ hạn 1 năm Sau 1 năm, 100 triệucho vay được trả, 200 triệu đi vay phải trả - khoản gốc thu được chỉ đủ trang trải50% nhu cầu chi trả Với khoản cho vay 1 năm NH thu được chênh lệch LS = 10%
- 6% = 4% Để có tiền trả 100 triệu còn lại, NH vay 100 triệu trên thị trường liên
NH - tài trợ khoản cho vay 2 năm bằng 1 khoản vay vào năm thứ 2 - tái tài trợ: tình trạng trong đó kỳ hạn của TS dài hơn kỳ hạn của nguồn tiền Chênh lệch LS
NH thu được phụ thuộc LS NH phải trả khi tái tài trợ Nếu LS trên thị trường liên
NH không đổi, chênh lệch LS thu được = 11% - 6% = 5% Khi LS trên thị trườngliên NH giảm, chênh lệch LS thu được năm thứ hai sẽ lớn hơn 5% và khi LS tăng,chênh lệch LS thu được sẽ giảm, thậm chí NH có thể bị lỗ
Năm 1: chênh lệch LS thu được từ 200 triệu cho vay = [(10% - 6%) x 100 +
(11% - 6%) x 100] : 200 = 4,5%
Năm 2: giả sử LS thị trường giảm 1%, chênh lệch LS năm thứ hai = 11%
-5% = 6%; bình quân mỗi năm NH thu được chênh lệch = (4,-5% + 6%) : 2 = 5,2-5%.Nếu LS trên thị trường liên NH tăng 4%, chênh lệch LS năm thứ hai = 11% - 10%
= 1%; bình quân mỗi năm NH thu được chênh lệch = (4,5% + 1%) : 2 = 2,75%
Một lý do khiến NH dùng nguồn kỳ hạn ngắn cho vay với kỳ hạn dài hơn là:
NH kỳ vọng sẽ thu được chênh lệch LS cao hơn NH sẽ thay đổi kỳ hạn nếu nhàquản lý dự đoán LS trên thị trường liên NH sẽ giảm, hoặc tăng song mức tăngkhông vượt quá tỷ lệ làm cho chênh lệch LS bình quân 2 năm nhỏ hơn 4%
Chênh lệch LS năm 2 an toàn cho NH = 4% x 2 – 4,5% = 3,5%
LS trên thị trường liên NH an toàn = 11% - 3,5% = 7,5%
Nếu LS tăng quá dự tính (quá 7,5%) sẽ gây ra tổn thất cho NH
Tình trạng tái đầu tư (kỳ hạn của TS nhỏ hơn nguồn tài trợ)
Các giả thiết như trên, song nguồn vay 2 năm với LS cố định 7%/năm Sau 1năm, 100 triệu được hoàn trả, thu được chênh lệch LS 3% NH cho vay khoản mới:tái đầu tư khoản cho vay vừa hoàn trả Nếu LS cho vay không đổi, chênh lệch LSthu được là 3% Khi LS cho vay tăng hoặc giảm, chênh lệch LS sẽ tăng hoặc giảm
Trang 9Kết luận: 2 trường hợp trên đều có sự không phù hợp về kỳ hạn của TS vànguồn trong điều kiện các hợp đồng huy động và tài trợ có LS cố định Tình trạngnày kết hợp với thay đổi LS ngoài dự kiến trên thị trường làm nảy sinh tổn thất cho
NH Như vậy, RRLS là khả năng giảm chênh lệch LS khi LS thị trường thay đổi.RRLS là 1 loại RR thị trường quan trọng, nhất là trong điều kiện LS thườngxuyên thay đổi QL RRLS là 1 nội dung quan trọng trong QL RR của NHTM
1.2.2 Quản lý rủi ro lãi suất của ngân hàng thương mại
1.2.2.1 Một số nguyên tắc quản lý rủi ro của ngân hàng thương mại
Nguyên tắc chấp nhận RR (nếu muốn có thu nhập) RR hiện hữu khách quan
trong các nghiệp vụ của NH, loại bỏ hoàn toàn RR là không thể Nhà QL NH phảinhận biết những “RR cho phép” Việc chấp nhận mức độ, loại RR nào là điều kiệnquan trọng để điều tiết những tác động tiêu cực của chúng trong QL RR
Nguyên tắc điều hành RR cho phép Phần lớn RR trong “gói RR cho phép”
phải có khả năng điều tiết mà không phụ thuộc hoàn cảnh khách quan, chủ quancủa nó Chỉ với những loại RR như vậy các nhà QL NH mới có thể sử dụng tất cảnhững “vũ khí”, “nghệ thuật” của mình để điều tiết Với những RR không có khảnăng “điều chỉnh” cần chuyển đẩy sang các công ty bảo hiểm
Nguyên tắc QL độc lập các RR riêng biêt Thiệt hại của NH do các loại RR
khác nhau gây ra là khá độc lập, việc QL cần được điều tiết riêng biệt, không thểgộp các loại RR khác nhau vào 1 nhóm để đưa ra cùng 1 phương pháp điều hành
Nguyên tắc phù hợp giữa mức độ RR cho phép và mức độ thu nhập (nền tảng
của lý thuyết QLRR) Các NH chỉ được chấp nhận các loại, mức độ RR mà thiệthại chúng gây ra không được cao quá mức thu nhập phù hợp
Nguyên tắc phù hợp giữa mức độ RR cho phép và khả năng tài chính Giá trị
thiệt hại phải phù hợp với mức vốn dự phòng của NH
Nguyên tắc hiệu quả kinh tế Chi phí NH bỏ ra để điều tiết phải thấp hơn giá
trị thiệt hại do những RR gây ra
Nguyên tắc hợp lý về thời gian Thời gian tồn tại của nghiệp vụ NH càng dài
khả năng xảy ra RR càng lớn, khả năng điều tiết những tác động tiêu cực và tínhkinh tế của QL RR càng thấp Khi bắt buộc phải tồn tại các nghiệp vụ này, NH phảiđảm bảo có thu nhập phụ trội cần thiết để bù đắp chi phí, điều tiết tác động của RR
Nguyên tắc phù hợp với chiến lược chung của NH Hệ thống QL RR phải
dựa trên những tiêu chí chung của chiến lược phát triển của NH cũng như các chínhsách điều hành từng hoạt động riêng biệt của NH
Nguyên tắc chuyển đẩy các loại RR không cho phép Các loại RR trong “gói
RR cho phép” phải có tính chuyển đẩy cao sang các đối tác hoặc các công ty bảohiểm bên ngoài Các loại RR không tương thích với khả năng của NH trong việcđiều tiết những hậu quả tiêu cực khi chúng xảy ra, với những yêu cầu của chiếnlược, chính sách của NH phải được loại bỏ khỏi “gói RR cho phép”
Trang 10Đây là 9 nguyên tắc cơ bản để NH xây dựng cho mình chính sách QLRR
Để ngăn ngừa, hạn chế RRLS các NH phải nhận biết mức độ RRLS, diễnbiến của LS và có biện pháp hạn chế RRLS thích hợp Để nhận biết mức độ RRLS,các NHTM phải phân tích RRLS
1.2.2.2 Phân tích rủi ro lãi suất phân tích độ lệch là cách đo lường thôngdụng nhất đối với tình trạng nhạy cảm LS của NH
Phân tích khe hở lãi suất (độ lệch nhạy cảm LS):
Khe hở LS = TS nhạy cảm LS – Nguồn nhạy cảm LS
TS nhạy cảm LS là những TS mà khi LS thị trường thay đổi chúng sẽ manglại thu nhập thay đổi cho NH Giả sử TS nhạy cảm được xác định theo định kỳ 3tháng gồm cho vay, chứng khoán LS cố định có thời hạn còn lại dưới 3 tháng,chứng khoán có thời hạn tái định giá trong vòng 3 tháng Nguồn nhạy cảm LS: khi
LS thay đổi, các khoản này làm chi phí của NH thay đổi Giả sử nguồn nhạy cảmđược xác định theo định kỳ 3 tháng gồm tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi có kỳ hạn,chứng chỉ tiền gửi, chứng khoán, tiền gửi khác có thời hạn còn lại dưới 3 tháng
Ví dụ về phân tích khe hở LS (đơn vị: tỷ đồng)
Tiền mặt
Chứng khoán ngắn hạn
Chứng khoán dài hạn
Cho vay ngắn hạn
Cho vay dài hạn
Tài sản khác
KNCNCKNCNCKNCKNC
2015301106010
Tiền gửi không kỳ hạnTiền gửi thị trường tiền tệ
Tiết kiệm ngắn hạnTiết kiệm dài hạnVay NHNNVốn và các quỹ
KNCNCNCKNCNCKNC
102080405560
(NC: nhạy cảm, KNC: không nhạy cảm)Khe hở LS = (15 + 115) – (20 + 80 + 55) = 125 – 155 = – 30 tỷ đồng
NH có khe hở dương (nhạy cảm TS) nếu TS nhạy cảm lớn hơn nguồn nhạycảm, có khe hở âm (nhạy cảm nguồn) nếu TS nhạy cảm nhỏ hơn nguồn nhạy cảm.Khi đó, NH đều có thể có RRLS
Sử dụng khe hở LS để so sánh tính nhạy cảm LS của các NH sẽ không có ýnghĩa do quy mô của các NH khác nhau, mà người ta sử dụng các chỉ tiêu:
Hệ số độ lệch = độ lệch nhạy cảm LS / tổng TS
Hệ số nhạy cảm LS = giá trị TS nhạy cảm / giá trị nguồn nhạy cảm
Hệ số độ lệch = - 30 / 245 = - 0,12
Hệ số nhạy cảm LS = 125 / 155 = 0,83
Nếu NH nhạy cảm TS, hệ số độ lệch dương, hệ số nhạy cảm lãi suất lớn hơn
1, hệ số chênh lệch lãi ròng giảm khi LS giảm Nếu NH nhạy cảm TS, hệ số độ lệch
âm, hệ số nhạy cảm LS nhỏ hơn 1, hệ số chênh lệch lãi ròng giảm khi LS tăng
Trang 11QL khe hở LS là phương pháp QL RR truyên thống, là công cụ hữu íchtrong hạn chế RRLS Nhưng phương pháp này có hạn chế là đặt trọng tâm vào thunhập trên sổ sách hơn là giá trị thị trường nên không nghiên cứu đầy đủ tác độngcủa thay đổi LS tới giá trị thị trường của TS và nguồn của NHTM Khắc phục điềunày, có 1 phương pháp phân tích độ lệch hiện đại hơn: phân tích độ lệch thời lượng.
Phân tích độ lệch thời lượng.
Thời lượng của 1 khoản mục là thước đo thời gian tồn tại luồng tiền của nó,được tính trên cơ sở giá trị hiện tại Công thức tổng quát tính thời lượng của 1chứng khoán bất kỳ có thu nhập cố định:
D = (∑ CFt x DFt x t) / (∑ CFt x DFt) = (∑ PVt x t) / (∑ PVt)
Trong đó: CFt: luồng tiền nhận được tại thời điểm cuối kỳ t
DFt: nhân tố chiết khấu và DF = 1 : (1 + R)t
R: LS thị trường hiện hành
PVt: giá trị hiện hành của luồng tiền cuối kỳ t
PVt = CFt x DFt
Giả sử NH cho vay 100 triệu đồng, kỳ hạn 1 năm LS 15%/năm, gốc và lãiđược thanh toán 6 tháng/lần
CF1/2 = 57,50 triệu đồng; PV1/2 = 57,50 / 1,075 = 53,49 triệu đồng
CF1 = 53,75 triệu đồng; PV1 = 53,75 / (1,075)2 = 46, 51 triệu đồng
CF1/2 + CF1 = 111,25 triệu đồng; PV1/2 + PV1 = 100 triệu đồng
Thời lượng của khoản tín dụng:
DA = ½ x X1/2 + 1 x X1 = ½ x 0,5349 + 1 x 0,4651 = 0,7326 năm
Như vậy kỳ hạn tín dụng là 1 năm, thời lượng của nó chỉ là 0,7326 năm, vìxét từ góc độ hiện tại có đến 53,79% luồng tiền được thu hồi sớm hơn (tại thờiđiểm nửa năm) Nếu chỉ dừng lại ở phân tích độ lệch nhạy cảm LS, có thể cho rằng
NH sẽ không có RRLS khi làm cho các kỳ hạn đến hạn của các TS và nguồn cânxứng nhau nhưng với phân tích độ lệch thời lượng cho thấy điều đó chưa chính xác
Để chứng minh, ta sẽ so sánh thời lượng của khoản cho vay trên với thờilượng của 1 chứng chỉ tiền gửi 100 triệu đồng, thời hạn 1 năm, LS 12%/năm
CF1 = 115 triệu đồng; PV1 = 115 / 1,15 = 100; X1 = PV1/PV1 = 1
Thời lượng của chứng chỉ tiền gửi là: DL = X1 x 1 = 1 x 1 = 1
Như vậy, kỳ hạn đến hạn của khoản cho vay và huy động vốn đều là 1 nămnhưng thời lượng của chúng khác nhau Để tính toán và phòng ngừa RRLS các nhà
Trang 12quản trị NH cần phải QL được độ lệch thời lượng hơn là độ lệch nhạy cảm Chứcnăng quan trọng của mô hình thời lượng là cho phép NH phòng ngừa được RRLSđối với toàn bộ hoặc 1 bộ phận riêng lẻ của bảng cân đối TS
Đo lường RRLS có thể xảy ra, từ đó tìm các giải pháp hạn chế RRLS Thựchiện các biện pháp QL RRLS là nội dung quan trọng trong QL RR của NHTM
1.2.2.3 Tiến trình phát triển quản lý rủi ro lãi suất của các ngân hàng thương mại
Phương pháp cổ điển Từ chiến tranh thế giới thứ II về trước, các NHTM chỉ
cho vay thương mại nên TS và nguồn chủ yếu là ngắn hạn Sau chiến tranh thế giớithứ II đến những năm 1960, các NH bắt đầu cho vay trung hạn gắn liền với huyđộng vốn trung hạn QL RRLS thời kỳ này thiết lập sự cân bằng về thời hạn giữa
TS và nguồn, nếu LS thị trường thay đổi thì RRLS cũng chỉ trong giới hạn thấp
Phương pháp hiện đại Sau những năm 1960, các NH chuyển sang kinh
doanh tổng hợp, để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, cấu trúc thời hạn giữa TS vànguồn của NH thường xuyên mất cân bằng gây tổn thất cho NH nếu RRLS xảy ra
Để ngăn ngừa, hạn chế RRLS các NH phải nhận biết mức độ RRLS, diễn biến của
LS và có biện pháp hạn chế RRLS thích hợp Các công cụ tài chính mới ra đờitrong thời kỳ này và phát triển cho đến ngày nay như hợp đồng kỳ hạn, trao đổi lãisuất đã giúp NH giảm thiểu RRLS một cách hiệu quả
1.2.2.4 Duy trì sự phù hợp về kỳ hạn của nguồn và tài sản
Duy trì khe hở LS càng thấp càng tốt (khe hở LS gần bằng 0) Nội dung chủyếu của phương pháp này là tìm kiếm các nguồn có kỳ hạn phù hợp với kỳ hạn của
TS Phương pháp này có thể loại trừ việc gia tăng các khoản thu khi LS thay đổiphù hợp với dự đoán của nhà QL
Quản lý khe hở LS năng động Nếu NH tin chắc rằng LS sẽ giảm trong thời
gian tới, họ có thể điều chỉnh tăng nguồn nhạy cảm LS vượt quá quy mô TS nhạycảm LS vì nếu LS tăng, chi phí trả lãi sẽ giảm nhiều hơn thu lãi Nếu NH tin chắcrằng LS sẽ tăng, họ sẽ cố chuyển về trạng thái nhạy cảm TS vì nếu LS tăng, thunhập lãi sẽ tăng nhiều hơn là chi phí trả lãi Với chiến lược QL này NH cũng phảiđối mặt với RR không nhỏ do khả năng dự đoán về sự vận động của LS
Tuy nhiên, khó để tìm kiếm các TS, nguồn có kỳ hạn hoàn vốn, hoàn trả phùhợp với yêu cầu của NH Các công cụ tài chính được thanh toán dàn trải theo thờigian nên kỳ hạn hoàn vốn thường ngắn hơn kỳ hạn danh nghĩa Một số loại tàikhoản như tiền gửi giao dịch, NH không thể xác định chính xác mô hình luồng tiềnkhiến việc tính toán kỳ hạn hoàn trả rất khó khăn
1.2.2.5 Công cụ quản lý rủi ro lãi suất
Hợp đồng kỳ hạn
Hợp đồng kỳ hạn là thoả thuận giữa người mua và người bán tại thời điểm t
= 0 rằng người mua sẽ thanh toán cho người bán theo giá kỳ hạn đã được thoả
Trang 13thuận tại thời điểm t = 0 và người bán sẽ trao hàng cho người mua tại một thờiđiểm xác định trong tương lai.
Ví dụ Giả sử NH có 1 triệu USD trái phiếu kỳ hạn 10 năm, thị giá 97 USDtrên 100 USD mệnh giá Tại thời điểm t = 0, nhà quản trị nhận được tin dự báo: LSdự tính sẽ tăng từ 12,5428% lên 14,5428% trong 3 tháng tới, nghĩa là giá trái phiếu
sẽ giảm, nhà quản trị tính toán thời lượng của trái phiếu kỳ hạn 10 năm chính xác là
6 năm và có thể dự tính khoản lỗ (∆P) theo phương trình thời lượng như sau:
∆P/P = - D x ∆R / (1 + R) Trong đó: ∆P: khoản lỗ của trái phiếu
P: thị giá của trái phiếuD: thời lượng của trái phiếu
∆R: mức thay đổi LS dự tính
∆P/970.000 = - 6 x 0,02 / 1,125428 = 10,66% ∆P = - 103.427,32 USDGiá trái phiếu giảm 10,66% từ 97 USD xuống 86,657 USD Để giảm RR lỗxuống bằng 0, NH có thể bán kỳ hạn 1 triệu USD mệnh giá các trái phiếu này vớikỳ hạn 3 tháng Giả sử tại thời điểm t = 0, có đối tác sẵn sàng mua với giá 97 USDbằng hợp đồng kỳ hạn 3 tháng Nếu LS thực sự tăng 2% sau 3 tháng, NH có thểmua 1 triệu USD mệnh giá các trái phiếu kỳ hạn 10 năm trên thị trường giao ngayvới giá 866.573 USD giao cho đối tác theo hợp đồng kỳ hạn Lợi nhuận thu được từhợp đồng giao dịch kỳ hạn = 970.000 – 866.573 = 103.427 USD
Lợi nhuận thu được từ hợp đồng giao dịch kỳ hạn = giá trị hợp đồng kỳ hạn – giá trị hợp
đồng giao ngay tại thời điểm sau 3 thángThua lỗ trên bảng cân đối TS 103.427 USD được bù đắp đầy đủ bởi lợinhuận thu được từ hợp đồng bán kỳ hạn, RRLS đối với NH được bảo đảm - bằng 0
Hợp đồng tương lai
Hợp đồng tương lai là thoả thuận giữa người mua và người bán tại thời điểm
t = 0, rằng việc thanh toán và giao nhận hàng hoá được tiến hành tại một thời điểmxác định trong tương lai Hầu hết các NH sử dụng hợp đồng tương lai để bảo đảmRRLS ở các mức độ vi mô
Đây là loại hợp đồng kỳ hạn chuẩn tắc, được giao dịch trên sở giao dịchchứng khoán Còn loại hợp đồng kỳ hạn nói ở trên được giao dịch trên thị trườngOTC, thông qua môi giới
Bảo đảm vi mô: bảo đảm RR cho từng khoản mục một cách riêng biệt Nhà
quản trị NH luôn phải tìm kiếm các hợp đồng tương lai hay hợp đồng kỳ hạn saocho giá trị của hợp đồng sát với giá trị NH cần bảo đảm RR Thường tồn tại sựkhông cân xứng giữa giá trị có nhu cầu được bảo đảm RR và giá trị quy định trongcác hợp đồng tương lai, nên thường tồn tại một bộ phận không được bảo đảm RR -thuộc RR cơ bản RR cơ bản phát sinh chủ yếu do giữa sự biến động giá thị trườngvà giá trong hợp đồng tương lai của TS không có mối tương quan chặt chẽ
Trang 14Bảo đảm vĩ mô: bảo đảm RR sự không cân xứng về thời lượng của 2 vế bảng
cân đối kế toán, cho phép tồn tại sự không cân xứng về thời lượng đối với từng bộphận khoản mục riêng lẻ
Bảo đảm thông thường và bảo đảm chọn lọc Bảo đảm thông thường nhằm
đạt mức RR thấp nhất Khi RR giảm xuống mức thấp nhất thì lợi tức cũng ở mứcthấp RR thấp nhất cũng không bằng 0 do tồn tại RR cơ bản Nhiều NH chấp nhậnmột bộ phận không được bảo đảm hoặc bảo đảm quá mức - bảo đảm chọn lọc NH
có thể tiến hành bảo đảm chọn lọc nhằm kiếm lời do chênh lệch giá giữa sự biếnđộng của giá giao ngay và giá tương lai của TS
Mức độ RR đối với vốn tự có của NH khi LS thị trường biến động phụ thuộctrực tiếp vào sự không cân xứng về thời lượng của TS và nguồn đã được điều chỉnhbởi hệ số đòn bẩy, tức là hiệu số (DA – kDL) và quy mô TS tức là A
Vốn tự có: E = 10
Khoản lỗ dự tính = [5 – 0,9 x 3] x 100 x 0,01 / 1,10 = 2,09 triệu USD
Vấn đề trạng thái RR tối thiểu Giá các hợp đồng tương lai phản ánh giá các
chứng khoán được sử dụng trong mua bán hợp đồng nên khi LS tăng giá các hợpđồng tương lai giảm Giá của các chứng khoán giảm bao nhiêu khi LS thị trườngtăng phụ thuộc vào thời lượng của các chứng khoán
∆F/F = - DF x ∆R /(1 + R) ∆F = - DF x F x ∆R / (1 + R)
Trong đó: ∆F: thay đổi giá trị của hợp đồng tương lai
F: giá trị ban đầu của hợp đồng tương lai
DF: thời lượng của trái phiếu sử dụng trong hợp đồng tương lai
∆R: mức LS thay đổi dự tính
F = NF x PF giá giao dịch tương lai phụ thuộc vào số lượng hợp đồng (NF) vàgiá của từng hợp đồng tương lai (PF)
Trang 15Bảo đảm toàn bộ là việc bán một số lượng hợp đồng tương lai (NF) đủ đểkhoản thua lỗ nội bảng (∆E) khi LS tăng được bù đắp toàn bộ bằng lợi nhuận thuđược từ các hợp đồng tương lai ngoại bảng (∆F) Tức là ∆E = ∆F
- DF x (NF x PF) x ∆R / (1 + R) = - [DA – kDL] x A x ∆R / (1 + R)
DF x (NF x PF) = [DA – kDL] x A NF = [DA – kDL] x A / (DF x PF)
Giả sử giá hiện hành của hợp đồng tương lai được yết 97 USD trên 100 USDmệnh giá đối với trái phiếu có kỳ hạn 10 năm và LS coupon 12%; giá trị của mỗihợp đồng là 100.000 USD; và thời lượng của trái phiếu là 6,0 năm; k = 0,9 Ta có:
NF = [5 – 0,9 x 3] x 108 / (6,0 x 97.000) = 395,19
NH không thể chỉ bán một phần của giá trị hợp đồng, phần lẻ của số hợpđồng cần phải được làm tròn, tức là số hợp đồng mà NH thực bán là 395 hợp đồng.Giá trị các hợp đồng tương lai giảm xấp xỉ 2,09 triệu USD
∆F = - 6,0 x (395 x 97.000) x (0,01 : 1,1) ≈ - 2,09 triệu USD
Ở ví dụ này, ∆E - ∆F = 0 Hầu hết các trường hợp, hiệu số này khác 0 NHkhông thể đạt được sự bảo đảm RR hoàn hảo ngay cả khi không có RR cơ bản vìphải làm tròn số lượng hợp đồng mới tiến hành giao dịch trên sở giao dịch được
Vấn đề RR cơ bản
Giao dịch ngay và giao dịch tương lai được tiến hành trên các thị trườngkhác nhau, các lực lượng cung cầu trên thị trường khác nhau tác động đến LS khácnhau Dẫn đến thay đổi mức LS giao ngay ∆R/(1 + R) ảnh hưởng đến giá trị nộibảng có thể khác với thay đổi mức LS giao tương lai ∆RF/(1 + RF) ảnh hưởng đếngiá trị trái phiếu giao dịch trên thị trường tương lai Giá trên thị trường giao ngayvà giá trên thị trường tương lai có mối tương quan không chặt chẽ, gọi là RR cơbản
RR nội bảng ∆E = - [DA – kDL] x A x ∆R : (1 + R)
NF = (5 – 0,9 x 3) x 1.000.000 USD : (6,0 x 970.000 USD) : 1,1 = 359,2
Số hợp đồng cần phải bán là 395 hợp đồng LS và giá trên thị trường tươnglai nhạy cảm hơn thị trường giao ngay, chỉ cần bán ít hợp đồng tương lai hơn cũngđủ đạt được sự thay đổi ∆F cần thiết Nếu LS và giá trên thị trường tương lai ítnhạy cảm hơn LS và giá trên thị trường giao ngay, thì phải bán nhiều hợp đồngtương lai hơn là 395 để đạt được số lợi nhuận đủ bù đắp thua lỗ nội bảng
Trang 16Hợp đồng quyền lãi suất
Hợp đồng này cho phép (1) bán chứng khoán cho một nhà đầu tư khác tạimột mức giá định trước vào ngày đáo hạn của hợp đồng, (2) hoặc mua chứng khoántừ một nhà đầu tư khác tại mức giá định sẵn vào ngày đáo hạn của hợp đồng
Việc thực hiện quyền là không bắt buộc Người mua quyền có thể thực hiệnquyền, bán quyền cho một người mua khác hay không thực hiện quyền Phí ngườimua quyền phải chịu gọi là quyền phí
Quyền bán
Người mua quyền bán có quyền bán chứng khoán, vay hay bán các hợp đồngtương lai cho người bán quyền tại mức giá thoả thuận trong khoảng thời gian trướckhi hợp đồng quyền hết hiệu lực Nếu LS tăng, giá trị thị trường của các chứngkhoán, các khoản tín dụng hay của các hợp đồng tương lại sẽ giảm Thực hiệnquyền sẽ mang lại thu nhập cho người mua quyền vì có thể mua chứng khoán, tìmkiếm các khoản tín dụng với mức giá thị trường thấp hơn và bán cho người pháthành quyền với giá cao hơn (giá thoả thuận trước)
Ví dụ, 1 NH dự tính phát hành CDs hưởng lãi trị giá 150 triệu USD kỳ hạn
180 ngày vào cuối tuần LS CDs trên thị trường hiện tại là 6,5% và NH lo ngại sẽtăng lên 7%, chi phí trả lãi cho các CDs mới sẽ tăng 375.000 USD, làm giảm lợinhuận của NH Để hạn chế tổn thất, nhà QL NH sẽ liên lạc với những người kinhdoanh có ý định phát hành quyền bán với các hợp đồng tương lai đôla Châu Âu tạimức giá 960.000 USD trên 1.000.000 USD mệnh giá Quyền phí 5.000 USD Khi
LS tăng như dự đoán, giá trị thị trường của các hợp đồng giảm còn 940.000 USD.Quyền bán sẽ được thực hiện bởi vì nhà QL NH có thể mua đôla Châu Âu với giá
rẻ hơn và bán ở mức giá cao hơn (theo hợp đồng quyền) Ta có:
Lợi nhuận trước thuế = giao dịch theo hợp đồng quyền – giá thị trường của chứng khoán –
quyền phíLợi nhuận trước thuế của 1 hợp đồng đôla Châu Âu = 960.000 USD –940.000 USD – 5.000 USD = 15.000 USD sẽ bù đắp một phần tổn thất do chi phítrả lãi cho các CDs tăng nếu LS tăng Nếu LS không tăng, ngân hàng chỉ phải trảquyền phí cho người phát hành quyền và không cần thực hiện quyền
Hợp đồng quyền tạo cho người mua một mức đòn bẩy tài chính lớn - kiểmsoát một lượng vốn lớn chỉ với một mức vốn đầu tư và RR hạn chế
Quyền mua
Người mua nhận được quyền mua chứng khoán, cho vay hay mua các hợpđồng tương lai từ người bán quyền tại mức giá thoả thuận trong khoảng thời giantrước khi hợp đồng quyền hết hiệu lực Nếu LS giảm, giá trị thị trường của cácchứng khoán, các khoản tín dụng hay của hợp đồng tương lai sẽ tăng Việc thựchiện quyền sẽ mang lại một khoản thu nhập cho người mua
Lợi nhuận trước thuế = giao dịch theo hợp đồng – giá giao dịch theo hợp đồng – quyền phí
Trang 17Nếu LS tăng, giá trị thị trường của các chứng khoán, các khoản tín dụng haycủa hợp đồng tương lai sẽ giảm Người mua sẽ không thực hiện quyền và tổn thấtphần quyền phí Nếu trước thời hạn hợp đồng, người này dự báo giá chứng khoản
sẽ giảm thì có thể vay chứng khoán và bán ra Khi giá chứng khoán giảm sẽ mua đểtrả cho người vay Đây là hình thức bán khống không, bị hạn chế ở nhiều nước Vàthu nhập = chênh lệch giá – lãi vay – quyền phí
NH thường là người mua vì việc bán quyền chỉ nhận được quyền phí nhưng
sẽ phải đối mặt với RR nếu LS biến động ngoài dự kiến
Sử dụng LS trần, sàn và sự kết hợp
LS
trần được sử dụng để chống lại những tổn thất do LS thị trường tăng.
Người vay được đảm bảo rằng tổ chức cho vay sẽ không tăng LS của khoản tíndụng vượt quá mức trần Ví dụ, NH mua 1 hợp đồng LS trần là 11% cho khoản tíndụng 100 triệu USD vay được trên thị trường đôla Châu Âu Hợp đồng này đảmbảo chi phí vay thực tế không vượt quá 11% Giả sử LS thị trường tăng lên 12%, tổchức bán hợp đồng sẽ phải thanh toán cho NH 1% chi phí lãi tăng lên NH nhậnđược số tiền = [LS thị trường - Trần LS] x Số tiền vay
Ví dụ, 1 NH cấp 1 khoản tín dụng trị giá 10 triệu USD, LS thả nổi thời hạn 1năm cho 1 công ty với điều khoản về sàn LS là 7% Nếu LS thị trường của khoảncho vay giảm xuống 6%, công ty không chỉ phải trả 10 triệu USD x 0,06 = 600.000USD chi phí trả lãi mà còn phải trả thêm một khoản chênh lệch lãi = [LS sàn – LShiện thời của khoản tín dụng] x Số tiền vay = [7% - 6%] x 10 triệu = 100.000 NHđảm bảo tỷ lệ LS tối thiểu trên khoản tín dụng là 7%
NH sử dụng sàn LS chủ yếu khi các khoản nợ LS cố định được đầu tư vàotào sản LS thả nổi có kỳ hạn dài hơn
Khoảng trần – sàn lãi suất
NH và các khách hàng vay vốn thường sử dụng hợp đồng có sự phối hợpkhoảng LS Nhiều NH bán hợp đồng khoảng LS cho những khách hàng vay vốnnhư một dịch vụ cơ bản để thu phí Ví dụ, 1 khách hàng vừa nhận được khoản tíndụng 100 triệu USD và ký 1 hợp đồng khoảng LS quy định mức LS trong khoảng[7%, 11%] Nếu LS thị trường vượt quá 11%, NH sẽ thanh toán cho khoản chi phílãi tăng thêm Nếu LS thị trường giảm dưới 7% khách hàng sẽ phải trả NH LS tốithiểu 7% Người mua hợp đồng khoảng LS phải trả trần phí, nhận sàn phí Khoảnphí ròng có thể là dương hay âm, phụ thuộc vào sự biến động LS