1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Snkn áp dụng phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề trong môn sinh học 8

23 7 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Áp Dụng Phương Pháp Dạy Học Nêu Và Giải Quyết Vấn Đề Trong Môn Sinh Học 8
Tác giả Nguyễn Thị Lan
Trường học Trường THCS Thụy An
Chuyên ngành Sinh học 8
Thể loại đề tài
Năm xuất bản 2021 - 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 0,92 MB

Nội dung

Nhưng làm sao để phát huy tínhtích cực của học sinh đang là vấn đề lớn cần phải giải quyết.Thực tế việc giảng dạy đã cho thấy chỉ khi nào học sinh tích cực chủ độngtiếp thu kiến t

Trang 1

ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC NÊU VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ TRONG

MÔN SINH HỌC 8

Lĩnh vực/Môn: Sinh học 8 Cấp học: Trung học cơ sở Tên tác giả: Nguyễn Thị Lan Đơn vị công tác: Trường THCS Thụy An Chức vụ: Giáo viên

NĂM HỌC 2021 - 2022

Trang 2

NỘI DUNG Trang PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ

1

2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2

5 Phương pháp và nội dung nghiên cứu 2

PHẦN THỨ HAI: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 5

3 Kết quả khảo sát đầu năm học 2021 - 2022 8

1 Thế nào là dạy học phát huy tính tích cực trong phương pháp

nêu và giải quyết vấn đề ở một tiết dạy? 8

2 Phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề 9

3 Dạy học nêu và giải quyết vấn đề 10

1 Đối với bài dạy kiến thức giải phẫu hình thái: 11

2 Phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề: 15

PHẦN THỨ BA: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 19

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 21

Trang 3

PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ

1 Lí do chọn đề tài:

Thực hiện theo chỉ thị của ngành: “Xây dựng trường học thân thiện, họcsinh tích cực” là nhiệm vụ cấp thiết hiện nay Nhưng làm sao để phát huy tínhtích cực của học sinh đang là vấn đề lớn cần phải giải quyết

Thực tế việc giảng dạy đã cho thấy chỉ khi nào học sinh tích cực chủ độngtiếp thu kiến thức thì kết quả giảng dạy của giáo viên và kết quả học tập của họcsinh mới đạt kết quả cao nhất

Vậy làm thế nào để phát huy được tính tích cực của học sinh trong họctập Đây là vấn đề không hề đơn giản nhưng lại rất cấp thiết trong thực tế giảngdạy hiện nay

Sinh học là một trong những bộ môn khoa học thực nghiệm.Trong quátrình giảng dạy giáo viên thường sử dụng phương pháp quan sát, thí nghiệm, vấnđáp Để giúp học sinh tìm ra kiến thức, sinh học lớp 8 chủ yếu nghiên cứu về cơthể người Nếu sử dụng phương pháp dạy học đó để truyền đạt kiến thức chohọc sinh thì hiệu quả giảng dạy còn chưa cao

Do đó giáo viên áp dụng phương pháp như thế nào để học sinh có thể tiếpthu dễ dàng và cảm thấy thích thú học tập bộ môn? Qua nhiều năm giảng dạy,

tôi nhận thấy việc “Áp dụng phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề trong môn Sinh học 8” sẽ giúp học sinh tích cực hơn, thích thú hơn khi tiếp thu

kiến thức vì nó kích thích tính tò mò muốn hiểu biết, khám phá những vấn đề có

liên quan đến chính bản thân mình Vì vậy tôi quyết định chọn đề tài “Áp dụng phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề trong môn Sinh học 8” giúp

học sinh tích cực hơn trong tìm hiểu môn Sinh học 8 ở Trường Trung học Cơ sởThụy An - Huyện Ba Vì - Hà Nội

Qua đề tài này, tôi mong muốn giúp giáo viên chủ động hơn khi tiến hànhgiảng dạy một số bài có nội dung nêu và giải quyêt vấn đề Từ đó giúp học sinh

tư duy logic về môn sinh học, phát huy năng lực, sáng tạo trong học tập bộ môn.Gây hứng thú học tập trong môn Sinh học

Trang 4

2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu:

2.1 Mục tiêu:

Đối với học sinh Trung học cơ sở, đặc biệt là học sinh khối 8 phần lớn các

em chưa tự ý thức được việc học tập của mình mà các em thường học theo cảmtính Nghĩa là các em học theo sở thích của mình, những môn học nào các emcảm thấy hứng thú, gần gũi với bản thân thì khả năng tiếp thu ở các em rất tốt.Nắm được đặc điểm đó, đòi hỏi người giáo viên phải có biện pháp, phươngpháp, thủ thuật dạy học phù hợp nhằm thu hút học sinh học tập, qua đó phát huytính tích cực trong học tập của các em học sinh

2.1.2: Nhiệm vụ:

Đặc thù của bộ môn Sinh học 8 là tìm hiểu nghiên cứu về những vấn đề cóliên quan đến cơ thể người, qua đó tự đề ra những phương pháp bảo vệ cơ thể.Đây là nội dung rất gần gũi với chính bản thân học sinh cho nên nhu cầu tìmhiểu ở các em là rất cao Do vậy trong giảng dạy giáo viên lôi cuốn, thu hút họcsinh qua đó phát huy sự tích cực của các em trong học tập Làm được điều nàyđòi hỏi ở người giáo viên phải khéo léo trong việc sử dụng và phối hợp cácphương pháp nhằm đưa ra những tình huống có vấn đề để học sinh tự giải quyếtvấn đề qua đó phát huy được sự tích cực của các em trong tiếp thu kiến thức Cónhư vậy mới mang lại hiệu quả giáo dục cao nhất

3 Đối tượng nghiên cứu:

Đề tài nghiên cứu “Áp dụng phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn

đề trong môn Sinh học 8”ở học sinh lớp 8A, 8B trường THCS Thụy An - Ba Vì

- Hà Nội

Thời gian áp dụng: Từ đầu tháng 13/9/2021 đến tháng 7/ 4/2022

4 Phạm vi nghiên cứu:

- Đề tài áp dụng trong các tiết dạy trên lớp 8A, 8B ở trường THCS Thụy

An - Ba Vì - Hà Nội Nói riêng và có thể áp dụng giảng dạy môn sinh học ở cáctrường có đặc điểm tương đồng nói chung

5 Phương pháp và nội dung nghiên cứu:

- Đọc tài liệu:

Trang 5

Để thực hiện tốt và có cơ sở cho việc nghiên cứu, điều tra tình hình họctập của học sinh, bản thân tôi đã đọc rất nhiều tài liệu, sách giáo khoa, sách thamkhảo, tài liệu chuyên môn, sách bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên.Đặc biệt là những tài liệu liên quan đến việc giúp học sinh tích cực, hứng thúhơn trong học tập bộ môn sinh học Qua đó cung cấp thêm những kiến thứcchuyên môn nhằm phục vụ tốt hơn cho công tác nghiên cứu.

Sau khi đọc các tài liệu tôi nhận thấy, trong dạy học có rất nhiều phươngpháp Tuy nhiên chúng ta phải biết lựa chọn, phối hợp những phương pháp chophù hợp với từng loại bài dạy, trong đó chú trọng đến việc phát huy tính tích cựccủa học sinh qua phương pháp “đặt và giải quyết vấn đề” Vì đây là một trongnhững phương pháp phát huy được năng lực tư duy độc lập sáng tạo, năng lực trítuệ của học sinh

- Dự giờ:

Bản thân tôi đã dự giờ rất nhiều tiết ở tất cả các khối lớp, đặc biệt là giáoviên dạy cùng bộ môn Trong đó chú trọng dự giờ khối 8 để tự học hỏi và rútkinh nghiệm qua từng thao tác, phương pháp giảng dạy của mỗi giáo viên, đặcbiệt là những phương pháp phát huy tính tích cực của học sinh trong phươngpháp đặt và giải quyết vấn đề để áp dụng vào tiết dạy của mình tốt hơn

Ngoài ra bản thân tôi cũng thường xuyên được tổ chuyên môn, đồngnghiệp dự giờ, đánh giá, rút kinh nghiệm Sau mỗi tiết dạy được đồng nghiệpgóp ý, rút kinh nghiệm rất chân tình giúp tôi không ngừng phấn đấu khắc phụcnhững hạn chế, tự hoàn thiện mình để tổ chức tốt các hoạt động dạy học tích cựccho học sinh, nhằm giúp các em thích thú hơn trong học tập bộ môn

- Đàm thoại:

Trong công tác, tôi thường xuyên trao đổi với đồng nghiệp, tổ chuyênmôn để cùng nhau giải quyết, khắc phục những khó khăn trong giảng dạy, cáchthức phối hợp các phương pháp dạy học thích hợp với từng bài (đặc biệt lànhững bài có kiến thức khó) Ở đây mỗi giáo viên phải tự đưa ra các giải pháphữu hiệu nhằm giúp học sinh hứng thú trong tìm tòi, sáng tạo trong nhận thức

Trong quá trình giảng dạy, tôi thường đàm thoại trực tiếp với học sinh đểthăm dò tình hình học tập của lớp, những khó khăn mà học sinh gặp phải trong

Trang 6

phương pháp đặt và giải quyết vần đề Từ đó tôi động viên, khích lệ, tạo độnglực cho các em cố gắng nhiều hơn trong học tập.

- Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm:

Tôi đã sử dụng phương pháp thực nghiệm bằng cách cùng một bài dạy ở

lớp 8A,8B tôi “Áp dụng phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề trong môn Sinh học 8” nhằm giúp học sinh tích cực hơn trong tìm hiểu bộ môn

,được nghiên cứu trong đề tài vào tiết dạy Còn lớp 8A, 8B tôi không áp dụngsáng kiến kinh nghiệm này vào tiết dạy Từ đó tôi đối chiếu kết quả học tập củalớp 8A so với lớp 8B, để biết việc áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này có hiệuquả hay không

Sử dụng các hình thức kiểm tra miệng, mười lăm phút, một tiết, thi học kìtheo qui định Ngoài ra, tôi thường xuyên theo dõi việc học tập, ghi chép bài,việc sử dụng vở bài tập của học sinh trong từng tiết học, để kiểm tra việc ghichép và việc soạn bài trước ở nhà của học sinh Từ đó giúp học sinh có cơ sởthuận lợi để thích nghi với phương pháp phát huy tính tích cực trong phươngpháp đặt và giải quyết vấn đề

- So sánh kết quả:

Thông qua kết quả giảng dạy, kết quả các bài kiểm tra, thi học kì I tôi đã

so sánh kết quả học tập của học sinh (học giỏi, khá, trung bình, yếu) đối với

“Áp dụng phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề trong môn sinh học 8” Từ việc so sánh kết quả qua các giai đoạn giúp cho giáo viên biết được

những ưu điểm, những chuyển biến tích cực để điều chỉnh kịp thời Từ đó giáoviên đề ra hướng giải quyết khắc phục những hạn chế nhằm nâng cao chấtlượng dạy và học

PHẦN THỨ HAI: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

Trang 7

I CƠ SỞ LÝ LUẬN:

Việc đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm phát huy tính chủ động, tích

cực, sáng tạo của học sinh đang là yêu cầu cấp thiết hiện nay, có như vậy họcsinh mới chủ động tiếp thu kiến thức nhằm mang lại hiệu quả giáo dục cao nhất

Vì vậy mỗi thầy cô giáo chúng ta phải có nhiệm vụ xây dựng cho mình phươngpháp giảng dạy phù hợp để phát huy tính tích cực của học sinh nhằm khắc phụctình trạnh học sinh thụ động trong tiếp thu kiến thức

Để phát huy sự tích cực của học sinh trong học tập một phần phải xuất phát

từ chính bản thân học sinh Do vậy yêu cầu đặt ra là phải làm sao để học sinhtích cực, hứng thú với học tập bộ môn? Có làm được như vậy mới thật sự đạtđược hiệu quả giáo dục

Đối với học sinh Trung học cơ sở, đặc biệt là học sinh khối 8 phần lớn các

em chưa tự ý thức được việc học tập của mình mà các em thường học theo cảmhứng Nghĩa là các em học theo sở thích của mình, những môn học nào các emcảm thấy hứng thú, gần gũi với bản thân thì khả năng tiếp thu ở các em rất tốt.Nắm được đặc điểm đó, đòi hỏi người giáo viên phải có biện pháp, phươngpháp, thủ thuật dạy học phù hợp nhằm thu hút học sinh học tập, qua đó phát huy

sự tích cực trong học tập của các em học sinh

Hiện nay, với nhịp độ phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ, vấnđề đổi mới phương pháp giảng dạy càng được quan tâm hơn Nghị quyết Hộinghị lần thứ II của ban chấp hành trung ương Đảng khóa VIII: “Đổi mới mạnh

mẽ phương pháp giáo dục đào tạo khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyệnthành nề nếp tư duy sáng tạo của người học, từng bước áp dụng các phươngpháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học đảm bảo điều kiệnvà thời gian tự học”

Nhưng cho đến nay sự chuyển biến về phương pháp dạy học trong cáctrường học chưa được là bao Trong thực tế giảng dạy vẫn tồn tại phương pháptruyền thụ kiến thức có sẵn, giáo viên lên lớp chủ yếu là giảng giải, thuyết trìnhgiảng giải xen kẽ với vấn đáp tái hiện biểu diễn trực quan, minh họa Học sinhchủ yếu là nghe, ghi, trả lời một số câu hỏi của thầy cô và học thuộc lòng nhữngđiều thầy cô truyền thụ

Để góp phần thực hiện nhiệm vụ cải cách giáo dục cải tiến theo hướng

“Phát triển trí lực học sinh trong quá trình học tập” phù hợp với xu thế phát triểncủa lí luận dạy học hiện đại “Đào tạo học sinh thành những con người năng

Trang 8

động, sáng tạo, độc lập tiếp thu tri thức khoa học, biết vận dụng tìm ra nhữnggiải pháp hợp lý cho những vấn đề trong cuộc sống của bản thân và của xã hội”thì cần phải thực hiện đổi mới phương pháp dạy học.

Trong phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề, những bài toán, câuhỏi đặt ra để tạo tình huống có vấn đề là thành tố chính kết hợp các phương phápkhác như thí nghiệm, quan sát, thảo luận, thuyết trình, nghiên cứu sách giáokhoa Phương pháp này có thể thâm nhập vào các phương pháp khác để đẩy cácphương pháp đó lên tầm cao hơn kích thích tính tích cực, tìm tòi của học sinh

Trước đây, tuy có rất nhiều người đã nghiên cứu về đề tài, nhưng ở đâybản thân tôi đi sâu vào nghiên cứu đề tài này nhằm phát huy sự tích cực chủđộng sáng tạo của học sinh trong tiếp thu kiến thức với mong muốn đưa phươngpháp dạy học đặt và giải quyết vấn đề lên một tầm cao hơn

II THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU:

Trong thực tế giảng dạy ở trường học, học sinh thường quan niệm rằngmôn sinh học là môn phụ không quan trọng Cho nên các em chưa dành nhiềuthời gian nghiên cứu bộ môn thậm chí còn lơ là không hứng thú khi tìm hiểukiến thức Các em nghĩ rằng việc dạy và học diễn ra khó khăn và nặng nề nêncác em thường không hứng thú với việc tìm hiểu kiến thức bộ môn

Qua thực tế nhiều năm giảng dạy môn Sinh học ở trường Trung học cơ sở,tôi nhận thấy rằng Học sinh thường thụ động, vẫn còn thói quen học tập rậpkhuôn, máy móc khi tiếp thu kiến thức, các em chưa tích cực trong tìm hiểu bộmôn Hoạt động giảng dạy của thầy cô và hoạt động học tập của trò còn nhiềuhạn chế, cụ thể như sau:

1 Thuận lợi.

- Phương pháp dạy học Sinh học ở trường THCS hiện nay so với trước đã

có những chuyển biến đáng kể nhất là các phương pháp dạy học tích cực Đâykhông phải là vấn đề mới, điều đáng chú ý là việc rèn luyện cho học sinh pháthiện và giải quyết vấn đề không chỉ thuộc phạm trù phương pháp dạy học mà đãtrở thành mục tiêu giáo dục, đảm bảo cho con người thích ứng được với sự pháttriển của xã hội Trong giảng dạy, giáo viên phải chú ý đến tính khoa học, chínhxác, tính thực tiễn của kiến thức, nhất là đảm bảo tính hệ thống và khối lượngkiến thức mà chương trình sách giáo khoa đã quy định

Trang 9

- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên cũng ngày một nâng cao

qua những khóa học chuyên môn nghiệp vụ hè Do vậy việc “Áp dụng phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề” cũng đơn giản hơn nhiều.

2 Khó khăn

* Giáo viên:

- Gặp rất nhiều khó khăn trong phương pháp dạy học đặt và giải quyết vầnđề nhằm phát huy sự tích cực của học sinh trong học tập Từ nhiều năm trướcgiáo viên chúng ta đã quen với thuật ngữ “Dạy học nêu và giải quyết vấn đề”nhưng đến nay vẫn chưa vận dụng thành thạo Một số giáo viên chưa khéo léotrong việc đưa ra các tình huống có vấn đề hoặc chưa giúp học sinh giải quyếtvấn đề một cách hợp lí nhất hoặc những tình huống giáo viên đưa ra xa vời thực

tế không gây hứng thú ở học sinh nên các em không hứng thú để tìm hiểu và giảiquyết vấn đề

- Trong giảng dạy, vì sợ mất nhiều thời gian nên giáo viên có thói quenchỉ dựa vào ý kiến phát biểu của học sinh khá giỏi để đi đến kết luận Giáo viênthường đi thẳng vào vấn đề, giải thích minh họa những điều cần nói, không tạotình huống có vấn đề cho học sinh suy nghĩ, giải thích những điều mà các emmuốn tìm tòi, thắc mắc Do đó, dẫn đến kết quả áp đặt của giáo viên đối với cáchọc sinh khá, giỏi, còn học sinh trung bình yếu thì chưa tạo được nhiều tìnhhuống có vấn đề để học sinh tự giải quyết cho nên các em chưa hứng thú khi tìmhiểu bộ môn

* Học sinh:

- Thiếu tinh thần tự giác trong học tập

- Chưa tích cực chủ động trong tiếp thu kiến thức

- Chưa có kĩ năng giải quyết vấn đề có liên quan đến chính bản thân các em

- Chưa có kĩ năng vận dụng những kiến thức đã học vào giải quyết nhữngvấn đề có liên quan đến thực tiễn cuộc sống

- Chưa có kĩ năng vận dụng hài hòa giữa lí thuyết và thực tiễn cuộc sống

- Học sinh thường chỉ nghe thầy cô thông báo kiến thức dưới dạng có sẵnthì dễ có cảm giác nhàm chán và như vậy không kích thích hoạt động trí tuệ củahọc sinh, dẫn đến học sinh lười tư duy

- Một số em nhận thức chưa đúng về môn học, xem nhẹ bộ môn.Các emcho rằng đây là môn phụ nên ít đầu tư cho việc chuẩn bị bài học, không chú ýlắng nghe vấn đề đặt ra và không suy nghĩ điều cần giải quyết

Trang 10

- Phương pháp này đòi hỏi vốn kiến thức của học sinh phải nhiều Kiếnthức mới có liên quan với kiến thức cũ, đòi hỏi học sinh phải nắm vững kiếnthức để biết liên hệ giữa những điều đã biết và những điều chưa biết, từ đó sẽtiếp thu tri thức mới một cách dễ dàng.

- Sự không đồng đều về trình độ kiến thức của học sinh trong lớp cũnggây rất nhiều khó khăn khi áp dụng phương pháp này

3 Kết quả khảo sát đầu năm học 2021 - 2022

Sau đây là kết quả thống kê tình hình học tập của học sinh đầu năm học

2021 – 2022 của học sinh lớp 8A, 8B Trường Trung học cơ sở Thụy An, cụ thểnhư sau

Lớp Sĩ số SL Giỏi % SL Khá % Trung bình SL % SL Yếu %

8A 43 5 11,6 20 46,5 16 37,2 2 4,78B 42 3 7,2 14 33,3 19 45,2 6 14,3

- Từ thực trạng như tôi đã nêu ở trên, qua tìm tòi nghiên cứu, trao đổi kinhnghiệm với bạn bè đồng nghiệp, cùng với phong trào đổi mới phương pháp dạyhọc, tôi không ngừng tăng cường thực hiện đổi mới phương pháp dạy học tíchhợp, bản thân tôi đã đúc kết được một số kinh nghiệm, có thể xem đó là tính mớicủa đề tài Làm thế nào để dạy một tiết có nội dung lồng ghép đạt hiệu quả trên

cơ sở vận dụng các kĩ thuật, phương pháp dạy học tích cực và ứng dụng côngnghệ thông tin Học sinh tích cực tham gia giờ học, tìm tòi, nghiên cứu khoahọc, vận dụng và giải quyết các vấn đề trong học tập và thực tế cuộc sống

III BIỆN PHÁP THỰC HIỆN

1 Thế nào là dạy học phát huy tính tích cực trong phương pháp nêu

và giải quyết vấn đề ở một tiết dạy?

- Phát huy tính tích cực của học sinh là phương pháp dạy học lấy học sinhlàm trung tâm Do đó, đòi hỏi học sinh tích cực suy nghĩ lí giải và giải quyết vấn

đề được đặt ra, phải chủ động sáng tạo trong học tập “Phương pháp giúp học

sinh phát huy tính tích cực trong phương pháp nêu và giải quyết vấn đề”

chứa đựng nhiều phương pháp dạy học Tổ chức hoạt động nhận thức sáng tạocủa học sinh để các em vừa tiếp thu được kiến thức, vừa hình thành được kinhnghiệm, kỹ năng tìm tòi nghiên cứu Trong phương pháp nêu và giải quyết vấnđề, bài toán đặt ra để tạo tình huống có vấn đề là thành tố chính kết hợp với cácphương pháp khác như: Quan sát, thí nghiệm, đàm thoại…

Trang 11

* Ba đặc trưng cơ bản của bản chất dạy học nêu và giải quyết vấn đề:Giáo viên đặt ra trước cho học sinh một loạt các bài toán nhận thức cóchứa đựng mâu thuẫn giữa cái đã biết và cái cần phải tìm.

Học sinh tiếp cận mâu thuẫn của bài toán nêu vấn đề như mâu thuẫn củanội tâm mình và được đặt vào tình huống có vấn đề tức là trạng thái có nhu cầubức thiết muốn giải quyết bằng được bài toán đó

Bằng cách tổ chức giải quyết vấn đề mà học sinh lĩnh hội một cách tự giácvà tích cực cả kiến thức, cách thức giải và đó có được niềm vui sướng của sựnhận thức sáng tạo

- Tình huống có vấn đề là một trạng thái tâm lí của chủ thể nhận thức khivấp phải một mâu thuẫn, bao hàm một điều gì đó chưa biết, đòi hỏi một sự tìmtòi tích cực sáng tạo Tình huống có vấn đề xác định bởi các đại lượng:

+ Kiến thức đã có ở chủ thể.

+ Nhu cầu nhận thức

+ Đối tượng nhận thức

Chủ thể cần có thêm hiểu biết mới về đối tượng nhận thức trong kiến thức

Để có một tình huống có vấn đề cần có mối quan hệ xác định chứ không phảibất kì quan hệ nào giữa ba đại lượng trên Đó là sự xuất hiện mâu thuẫn khi kiếnthức của chủ thể về đối tượng nhận thức không đủ để thỏa mãn nhu cầu nhậnthức Phản ứng định hướng của chủ thể nhận thức xuất hiện nhờ vào việc phântích tình huống xảy ra Sự phân tích đó giúp thiết lập được mối quan hệ giữakiến thức và kinh nghiệm đã có với những mối liên hệ bên trong đối tượng nhậnthức và kết quả hình thành được vấn đề hay đạt được vấn đề để giải quyết Nếuchủ thể nhận thức là học sinh thì đó chính là vấn đề học tập

Các điều kiện tạo tình huống có vấn đề Trong tình huống có vấn đề phảivạch ra được điều chưa biết, điều mới trong mối quan hệ với cái đã biết Trong

đó, cái mới phải lọt vào nhu cầu mới biết nhận thức, tạo ra tính tự giác tìm tòicủa học sinh Điều cần nhấn mạnh là khi tạo tình huống, giáo viên phải cân nhắc

tỉ lệ hợp lí giữa cái đã biết và cái chưa biết Tình huống đặt ra phải phù hợp vớikhả năng của học sinh

2 Phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề:

* Bước 1: Đặt vấn đề:

Nêu ra các hiện tượng, sự kiện mâu thuẫn với tri thức đã có bằng lời giảngcủa thầy cô, bằng kinh nghiệm, biểu diễn mẫu vật, bài toán chủ thể nhận thức va

Ngày đăng: 23/01/2024, 11:00

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w