1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vận dụng phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề trong dạy học toán lớp 4

88 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Nguyễn Thị Quyên Sinh viên: Nguyễn Quỳnh Trang Mã sinh viên: 1969000109 Lớp: K22A – Giáo dục Tiểu học Trang 3 LỜI CAM ĐOAN Hoàn thành đề tài: “ Thiết kế bài giảng mơn Tốn phát triển nă

TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC NGUYỄN QUỲNH TRANG VẬN DỤNG PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC PHÁT HIỆN VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ TRONG DẠY HỌC TOÁN LỚP 4 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH: GIÁO DỤC TIỂU HỌC Thanh Hoá, tháng 05 năm 2023 TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC VẬN DỤNG PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC PHÁT HIỆN VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ TRONG DẠY HỌC TOÁN LỚP 4 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH: GIÁO DỤC TIỂU HỌC Giảng viên hƣớng dẫn: Ths Nguyễn Thị Quyên Sinh viên: Nguyễn Quỳnh Trang Mã sinh viên: 1969000109 Lớp: K22A – Giáo dục Tiểu học Thanh Hoá, tháng 05 năm 2023 LỜI CAM ĐOAN Hoàn thành đề tài: “ Thiết kế bài giảng môn Toán phát triển năng lực học sinh Tiểu học ” là quá trình tự tìm hiểu, tự nghiên cứu dưới sự giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn và tham khảo tài liệu có liên quan Em xin cam đoan đây là kết quả nghiên cứu của riêng em, đề tài không trùng với đề tài của tác giả khác Thanh Hóa, tháng 05, năm 2023 Sinh viên Nguyễn Quỳnh Trang i LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện khóa luận, em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ từ các thầy cô giáo và các bạn Em xin bày bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến các thầy cô trong khoa Giáo dục Tiểu học, các cô giáo trong bộ môn Toán, đặc biệt là sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của cô Nguyễn Thị Quyên - giảng viên khoa Giáo dục Tiểu học trường Đại học Hồng Đức đã giúp em hoàn thành khóa luận này Tuy nhiên, một phần do thời gian và cũng do trình độ của chúng em còn ít nên việc nghiên cứu và hoàn thành đề tài không tránh khỏi nhiều thiếu sót Vì vậy, để mở rộng nghiên cứu và có thể đi sâu hơn vào các vấn đề nghiên cứu của khóa luận, chúng em rất mong nhận được sự chỉ bảo, giúp đỡ của Khoa, của Nhà trường, thầy cô Cuối cùng, em xin kính chúc quý thầy cô dồi dào sức khỏe và thành công trong sự nghiệp trồng người Thanh Hóa, tháng 05, năm 2023 Sinh viên Nguyễn Quỳnh Trang ii MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1 Lý do chọn đề tài 1 2 Đối tượng nghiên cứu 2 3 Mục đích nghiên cứu 2 4 Giải thuyết khoa học 2 5 Nhiệm vụ nghiên cứu 2 6 Phương pháp nghiên cứu 2 7 Phạm vi nghiên cứu 2 8 Dự báo được sự đóng góp của đề tài 3 9 Tổng quan về đề tài nghiên cứu ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED NỘI DUNG ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED CHƢƠNG I CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ QUAN ĐIỂM THIẾT KẾ BÀI GIẢNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH TIỂU HỌC 3 1.1 Cơ sở khoa học và quan điểm thiết kế bài giảng môn toán phát triển năng lực học sinh tiểu học 5 1.1.1 Năng lực 6 1.1.2 Năng lực toán học của học sinh tiểu học 9 1.2 Đặc điểm và cấu trúc thiết kế bài giảng môn toán phát triển năng lực học sinh tiểu học 11 1.2.1 Đặc điểm bài giảng môn toán tiểu học theo hướng phát triển năng lực 11 1.2.2 Cấu trúc thiết kế bài giảng môn toán phát triển năng lực học sinh tiểu học11 1.3 Các dạng toán trong chương trình toán tiểu học 16 1.3.1 Số và đại số 16 1.3.2 Hình học và đo lường 17 1.3.3 Xác suất và thống kê 18 CHƢƠNG II THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG BÀI GIẢNG MÔN TOÁN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH TIỂU HỌC 21 2.1 Thiết kế bài giảng môn toán tiểu học 21 iii 2.1.1 Các bước thiết kế bài giảng 21 2.1.2 Ví dụ ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED 2.2 Cách sử dụng bài giảng môn toán tiểu học 25 2.2.1 Định hướng bài giảng môn toán tiểu học 25 2.2.2 Kỹ thuật sử dụng bài giảng môn toán tiểu học vào tiết học thực tiễn 25 2.2.3 Đánh giá hiệu quả sử dụng bài giảng qua quá trình giảng dạy 25 2.3 Một số bài soạn minh họa 26 2.3.1 Số và đại số 26 2.3.2 Hình học và đo lường 44 2.3.3 Xác suất thống kê 63 CHƢƠNG III THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM 77 3.1 Mục đích, nội dung và đối tượng thực nghiệm sư phạmERROR! BOOKMARK NOT 3.1.1 Mục đích 77 3.1.2 Nội dung thực nghiệm sư phạmERROR! BOOKMARK NOT DEFINED 3.1.3 Đối tượng thực nghiệm 77 3.2 Nội dung và phương pháp đánh giá thử nghiệm sư phạm 77 3.2.1 Nội dung đánh giá ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED 3.2.2 Phương pháp đánh giá thử nghiệm sư phạmERROR! BOOKMARK NOT DEFINE 3.3 Tiến trình thử nghiệm sư phạm 78 KẾT LUẬN 81 TÀI LIỆU THAM KHẢO 82 iv MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài 1.1 Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và đời sống của con người được nâng cao thì giáo dục cũng ngày càng được quan tâm, đầu tư phát triển mạnh mẽ Vì “Giáo dục là quốc sách hàng đầu” nên phát triển giáo dục là một nhiệm vụ cấp thiết đối với sự phát triển của một quốc gia Trong những năm vừa qua, nền giáo dục nói chung và giáo dục Tiểu học Việt Nam nói riêng đã tích cực thay đổi phương pháp và cách thức tổ chức dạy học nhằm nâng cao chất lượng trong giáo dục Môn Toán đóng vai trò vô cùng quan trọng trong tất cả các môn học ở Tiểu học Môn Toán gồm 2 nội dung cơ bản là số học và hình học, trong đó dạy học hình học được trải dài từ lớp 1 đến lớp 5 Môn Toán không những giúp học sinh bồi dưỡng năng lực tư duy, khả năng suy luận, óc sáng tạo, suy nghĩ linh hoạt mà còn rèn luyện cho học sinh khả năng tổng hợp, phát triển những đức tính tốt như: cần cù, chịu khó, kiên trì, nhẫn nại và làm việc khoa học, phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề và vận dụng chúng vào thực tiễn 1.2 Trong các môn học ở cấp Tiểu học, cùng với môn chủ đạo như môn Tiếng Việt thì môn Toán chiếm vị trí vô cùng quan trọng Các kiến thức, kĩ năng khi học được ở môn Toán Tiểu học có rất nhiều ứng dụng vào cuộc sống thực tiễn, cần thiết cho người lao động, là cơ sở tạo tiền đề để học tập các môn học khác ở Tiểu học và học môn Toán ở các cấp học tiếp theo trong chương trình giáo dục 1.3 Môn Toán ở Tiểu học phát triển được rất nhiều mặt như: phát triển được tư duy logic, bồi dưỡng và phát triển trí tuệ Có vai trò vô cùng quan trọng trong việc rèn luyện phương pháp suy nghĩ, suy luận, giải quyết vấn đề, phát triển trí tuệ, tư duy độc lập, linh hoạt, sáng tạo 1.4 Vấn đề đặt ra là cần đưa ra được phương pháp hợp lý và có hiệu quả cao nhất trong dạy học để giúp học sinh lĩnh hội được tri thức, đưa học sinh vào hoạt động học tập có chủ đích phát triển được năng lực của học sinh Tiểu học 1 Từ những lý do trên để đáp ứng được yêu cầu và nhiệm vụ trên, góp phần nâng cao kết quả của việc dạy và học môn Toán ở cấp Tiểu học, tôi đã chọn đề tài: “Thiết kế bài giảng môn Toán phát triển năng lực học sinh Tiểu học” 2 Đối tƣợng nghiên cứu Thiết kế bài giảng phát triển năng lực học sinh sử dụng trong môn Toán Tiểu học 3 Mục đích nghiên cứu Thiết kế bài giảng môn Toán phát triển năng lực học sinh Tiểu học 4 Giả thuyết khoa học Nếu lựa chọn và vận dụng được hiệu quả việc thiết kế bài giảng theo hướng phát triển năng lực học sinh sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của việc dạy học tích cực, từ đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Toán Tiểu học 5 Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu lý luận và phương pháp, cách thiết kế bài giảng môn toán theo hướng phát triển năng lực học sinh Tiểu học Tổng kết thực tiễn việc thiết kế bài giảng môn toán, áp dụng vào bài học cụ thể 6 Phƣơng pháp nghiên cứu Để thực hiện khóa luận này cần thực hiện một số phương pháp sau: - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Nghiên cứu các bài báo, các công trình nghiên cứu của các tác giả đi trước, nghiên cứu chương trình Toán Tiểu học - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Điều tra thực trạng về thiết kế bài giảng môn Toán Tiểu học theo hướng phát triển phẩm chất năng lực của một số trường TH thông qua quan sát thực tế - Thử nghiệm sư phạm: Tổ chức thử nghiệm sư phạm tại trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi, TP Thanh Hóa để điều tra tính khả thi và hiệu quả của việc Thiết kế bài giảng môn Toán Tiểu học theo hướng phát triển phẩm chất năng lực 7 Phạm vi nghiên cứu 2 - Phạm vi nội dung: Thiết kế bài giảng môn toán một cách cụ thể theo hướng phát triển năng lực học sinh Tiểu học - Phạm vi điều tra: Điều tra thực trạng tại trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi, TP Thanh Hóa 8 Cấu trúc của Khóa luận Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị và tài liệu tham khảo, nội dung của đề tài gồm 2 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn Chương 2: Thiết kế và sử dụng bài giảng môn Toán phát triển năng lực học sinh Tiểu học Chương 3: Thử nghiệm sư phạm 3 CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu 1.1.1 Những nghiên cứu ở nước ngoài Vấn đề thiết kế bài giảng môn Toán phát triển năng lực học sinh Tiểu học được các nhà nghiên cứu quan tâm và nghiên cứu Từ những năm 1950, trong nền Tâm lí học Liên Xô có rất nhiều công trình nghiên cứu của những tác giả nổi tiếng như V.A.Crutetxki, V.N Miaxisốp, A.G.Côvaliốp, V.P laguncôva… Những công trình nghiên cứu này đã đưa ra những định hướng cơ bản cho các nghiên cứu sau này của Tâm lí học liên Xô Năng lực là tổng hợp các thuộc tính tâm lý cá nhân mà không phải là một thuộc tính tâm lý duy nhất nào đó Từ năm 1980 trở lại đây vấn đề thiết kế bài giảng môn Toán giáo dục theo định hướng phát triển năng lực học sinh lại nhận được rất nhiều quan tâm của các nhà nghiên cứu vì vậy giáo dục theo định hướng phát triển năng lực học sinh cũng có cái nhìn đa chiều hơn: Là một tập hợp các kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí,… Như vậy, quan niệm theo định hướng phát triển năng lực học sinh có sự khác nhau nhất định nhưng đều thống nhất ở điểm chung là khả năng thực tiễn Thiết kế bài giảng môn Toán dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh được hình thành và phát triển rộng rãi ở Mỹ vào năm 1970 sau đó trở thành phong trào với những bước tiến mới trong năm 1990 ở Anh, Australia, New Zealand, Xứ Wales…Đây chính là xu thế toàn cầu hiện nay trong chương trình giáo dục phổ thông Albanese et al cho rằng, phát triển chương trình giáo dục theo định hướng phát triển năng lực học sinh phải trải qua năm giai đoạn: + Nhận diện các năng lực cốt lõi phần lớn từ các nhân tố nằm ngoài bản thân CTGD, nghĩa là từ nhu cầu của xã hội và cộng đồng + Xác định mức độ các mức độ và tiêu chí cho mỗi năng lực sao cho chúng có thể đo lường được 4

Ngày đăng: 27/03/2024, 09:08

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w