1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tíh thực trạng và một số giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu công nghiệp bà rịa vũng tàu

114 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Thực Trạng Và Một Số Giải Pháp Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Vào Các Khu Công Nghiệp Bà Rịa – Vũng Tàu
Tác giả Phạm Thường Minh
Người hướng dẫn PGS.TS Trần Trọng Phúc
Trường học Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội
Chuyên ngành Quản Trị Kinh Doanh
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2006
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 114
Dung lượng 1,83 MB

Nội dung

Bên cạnh tđó ỷ lệ các dự án giải thể trước thời hạn vẫn còn ở mức cao, nhất là các dự án được cấp phép trong những năm trước khủng hoảng.Những yếu tố này đã làm cho việc nghiên cứu, xác

Trang 1

-

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC

NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO CÁC

KHU CÔNG NGHIỆP BÀ R ỊA – VŨNG TÀU

PHẠM THƯỜNG MINH

Hà Nội 2006

Tai ngay!!! Ban co the xoa dong chu nay!!! 17057205279411000000

Trang 2

B Ộ GIÁO ỤC D VÀ ĐÀO ẠO T TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

-

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO

NGÀNH: QUẢN TRỊKINH DOANH

PHẠM THƯỜNG MINH

Người hướng dẫn khoa h : PGS.TS TRẦN TRỌNG ọc PHÚC

HÀ NỘI 2006

Trang 3

L ỜI CAM ĐOAN

Sau gần một năm tập trung thực hiện đề tài, bằng ốn kiến v thức ích luỹ t được trong quá trình theo h và ọc qua nghi n cứu sưu tầm t ê ài liệu t c ừ ácnguồn; đặc biệt được hướng dẫn, giúp đỡ ận t t cình ủa PGS.TS Trần TrọngPhúc, đến nay đề t ài đã àn ànhho th Đó là kết quả sau hơn 2 n m theo hă ọc l ớpCao học Quản trị kinh doanh của Khoa Sau Đại h – ọc Trường Đại h Bọc ách Khoa Hà Nội

V ề lĩnh vực Đề t mà ài luận ăn đề ập, xét tr n bình diện ả nước đã v c ê c có

m s ột ố công trình nghi n cê ứu công bố kết quả dưới những g độ ác óc kh nhau, tuy nhiên đối v ới Bà Rịa Vũng Tàu n– ói chung và c ác KCN Bà Rịa Vũng – Tàu nói ri êng thì đây là công trình nghiên cứu mang tín hệ thống đầu êh ti n được thực hiện trong tỉnh

T ác giả thực hiện luận ăn này người duy nhất chịu trách nhiệm ề v là v nội dung của luận văn v cam đoan luà ận văn được thực hiện trên sự t tìm òi, nghiên c , không sao chứu ép àn àn ho to t bừ ất c ứ công trình đã công b n ố àokhác

Tôi xin ch n thành ảm ơn PGS.TS Trần Trọng Phúcâ c và c ác Thầy, Cô

giáo Trường Đại học B ách khoa Hà Nội đã ệt t bnhi ình chỉ ảo, hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành luận ă ày v n n

Hà Nội, tháng 8 năm 2006

Người thực hiện luận văn

Phạm Thường Minh

Trang 4

MỤC LỤC

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN 2

M Ụ C LỤ C………3

PHẦN MỞ ĐẦU 4

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI, VỀ CÁC KCN 166

1.1 TỔNG QUAN VỀ ĐẦU T TRỰC TIẾƯ P NƯỚC NGOÀI……… 16

1.1.1 Vài ét n v ề tình hình v xu hướng phát triể ầà n đ u tư trực ti p nước ngoài ế trên thế giớ à i v trong khu vực ………16

1.1.2 Các khái niệ m v ề đầu tư, đ u tư trầ ực tiếp nước ngoài… 19

1.2 VAI TRÒ CỦA VỐN Đ U TƯ NÓIẦ CHUNG VÀ V N Ố ĐTTTNN ĐỐI V I TỚ ĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN C A N N Ủ Ề KINH TẾ………….20

1.3 MỘT S V N LÝ LU N V S PHÁT Ố Ấ ĐỀ Ậ Ề Ự TRIỂN CÁC KCN……27

1.4 PHÂN TÍCH ÁC ĐỘNG Ủ KHU C NG NGHIỆ ĐẾ T C A Ô P N S Ự PHÁT TRIỂN KINH T ………37 Ế 1.5.PHÂN TÍCH XU THẾ PH ÁT TRIỂN VÀ THU HÚT ĐẦU T Ư TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO ÁC KCN CẢ ƯỚ C N C……… 40

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TH Ự C TRẠ NG THU HÚT Đ Ầ U TƯ TR Ự C TIẾ P NƯ Ớ C NGOÀI VÀO CÁC KCN T NH BÀ RỊA - VŨNG TÀU…47 Ỉ 2.1 PH N TÂ ÍCH THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN C KCN BÀ R - ÁC ỊA VŨNG TÀU………47

2.2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG THU HÚT ĐẦU Ư TRỰC TIẾP ƯỚC T N NGOÀI ÀO V C ÁC KCN BÀ R - VỊA ŨNG TÀU……….54

2.3 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH ƯỞNG ĐẾN H VI ỆC THU HÚT ĐẦU VÀO ÁC KCN B C À RỊA - VŨNG TÀU……….67

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY……… 87

3.1 CÁC CĂN CỨ, ĐỊNH HƯỚNG……… 87

3.1.1 Định hướng chung……… 87

3.1.2 Định hướng phát triển ng nghiệp cô ……… 88

3.2 QUAN ĐIỂM ĐỀ XUẤT ẢI PH ………89 GI ÁP 3.3 CƠ Ở S ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP……… 91

3.3.1 Các cơ sở mang tính v mô………91 ĩ 3.3.2 Các c s bêơ ở n trong……… 94

3.4 CÁC GIẢI PHÁP Ụ THỂ C ………101

KẾT LUẬN……… ……… 112

Trang 5

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Ý NGHĨA VÀ TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI:

Thu hút vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam được bắt đầu cùng với đường lối đổi mới, mở cửa do Đại hội lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1986 khởi xướng, và được cụ thể hóa bằng việc Quốc hội khóa IX ban hành Luật đầu tư nước ngoài vào ngày 27/12/1987 Tiếp theo đó, trong văn kiện đại hội Đảng các khoá VII, VIII, IX đều xác định vốn đầu tư nước ngoài là một trong các thành phần kinh tế, cấu thành nền kinh tế của đất nước Gần đây nhất, trong các Văn kiện Đại h X c Đảng khẳng ội ủa đã định rõ“Thu

hút mạnh nguồn lực của các nhà đầu tư nước ngoài Cải thiện môi trường kinh tế và pháp lý, đa dạng hoá các hình thức và cơ chế để thu hút mạnh các nguồn lực của các nhà đầu tư nước ngoài vào các ngành, nghề, các lĩnh vực kinh doanh quan trọng Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài kinh doanh thuận lợi như doanh nghiệp Việt Nam” và coi các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài là m b ột ộ phận qua trọng c nền kinh tế thị trường ủađịnh hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Như vậy, trong quá trình đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế và hội nhập quốc tế, Đảng và Chính phủ Việt nam thường xuyên nhấn mạnh tầm quan trọng và có chính sách thỏa đáng cho việc kêu gọi, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài Kết quả là, trong 20 năm qua, chúng ta đã thu hút được hơn 50 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp kèm theo đó là công nghệ và kỹ năng quản lý hiện đại Nhìn lại chặng đường 20 năm kể từ khi có Luật đầu tư nước ngoài năm

1987, dù phải trải qua những bước thăng trầm nhất định, nhưng dòng vốn đầu

tư nước ngoài đã không ngừng gia tăng và khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã và đang ngày càng củng cố vị thế của mình như là một bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế Với môi trường đầu tư kinh doanh ngày

Trang 6

càng được cải thiện, các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đã hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng phát triển, thể hiển ở các chỉ tiêu vốn thực hiện, doanh thu, xuất khẩu và nộp ngân sách nhà nước ngày càng tăng Giá trị xuất khẩu của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (không tính xuất khẩu dầu thô) chiếm 35% kim ngạch xuất khẩu của cả nước, nếu tính cả dầu thô thì tỷ

lệ trên đạt 56% Nộp ngân sách của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ngày àng c tăng cao và riêng trong năm 2005 lần đầu tiên vượt 1 tỷ USD (1,29

tỷ USD) Các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài chiếm khoảng 40% sản lượng công nghiệp; chiếm 80% ô tô, máy giặt, tủ lạnh, điều hò nhiệt độ, máy tính; a chiếm 60% sản lượng thép cán; chiếm 76% dụng cụ y tế chính xác, chiếm 49% da giày, chiếm 30% xi măng,… tạo ra hàng triệu việc làm trực tiếp và khoảng trên 2 triệu việc làm gián tiếp, góp phần trực tiếp nâng cao tay nghề

và thu nhập cho người lao động Tốc độ tăng trưởng sản lượng công nghiệp khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài hàng năm đạtkhoảng 20% gấp1,3 lần tốc

độ tăng trưởng chung của c ả nước

Kết quả trên y đâ là cả một á qu trình cải cách li n tục ướng ớiê h t vi ệcxây dựng môi trường đầu tư ngày àng c ôth ng thoáng và bình đẳng nhằm tăng

cườngphát huy v thu hút mọi nguồn ực cho phát triển kinh tế Hàng loạt ácà l c quy định, hướng dẫn m được ban hành, sới ửa đổi theo hướng ngày àng c ôth ng thoáng, hoàn thiện nhằm ạo ập ột môi trường pháp lý thuận lợi cho việc t l m thu hút đầu tư trong và ngoài nước Những n lỗ ực nhằm đó đáp ứng c ác nhu cầu phát triển đa dạng c m nền kinh tế ủa ột đang lên với s ự gia tăng nhanh chóng của một thị trường ội r n địa ộng ớn l và những ơ ội th m nhập sâu hơn c h â

v c ào ác thị trường quốc ế trong bối ảnh tiếp ục ải ách v ội nhập kinh tế t c t c c à h

quốc tế sâu rộng ơn h

Năm năm trở ại đây, các ỗ ực ải ch theo hướng ạo ập ột môi l n l c cá t l m trường kinh doanh thông thoáng, th n thiện và b â ình đẳng hơn càng được thể

Trang 7

hiện một cách sắc nét Đ ển ìnhi h là việc ôth ng qua Luật Doanh nghiệp năm

2000, m ra nhở ững c hơ ội đầu tư và kinh doanh chưa từng có cho khu vực kinh tế tư nhân; Luật Đầu tư chung (có hiệu lực t ừ 01/7/2006) t ạo ra s n chơi â

b ình đẳng ơn, chuẩn ị ác điều kiện cho nước ta trở thành thành vi n của h b c ê

T ổ chức thương mại Quốc tế (WTO); qu trình ph n cấp ngày àngá â c thực ch ất

và sâu rộng ơn nhằm ng cao tính chủ động h nâ và sáng ạo ủa ác ấp ch t c c c ính quyền địa phương trong việc i hđ ều ành, quản lý quá trình phát triển tại địa phương, trong đó có việc thu hút đầu tư

B cối ảnh phát triển mới ới v những ỗ ực ả ách tầm quốc gia nói n l c i ctrên đã và đang mang lại nhiều ơ ội c h và thách thức cho sự phát triển của đất nước Một mặt, những c hơ ội đầu tư và ngu l phát triển m s ẽồn ực ới được phát sinh ngày àng c đa dạng và phong phú hơn Nhiều vấn đề về ơ ấu như cơ sở c c

hạ tầng, điều kiện tự nhiên hoặc được cải ện s ẽ thi , hoặc s ẽthay đổivai trò để

t nêạo n sự ấp ẫn ới cho các nh đầu tư Trong bối ảnh đó, năng lực quản h d m à c

lý của chính quyền địa phương trở thành nh n tố quan trọng đối ới khả ăng â v nthu hút và phát huy các nguồn vốn đầu tư phục vụ phát triển Thái độ của chính quyền địa phương đối với s ự phát triển của doanh nghiệp; tính âth n thiện và khả ăng phản ứng ịp ời, xử lý tho đáng n k th ả c ác nhu cầu ch ính đáng

c c ủa ác doanh nghiệp v ác nh đầu tư đã trở thành những ếu ố quan trọng, à c à y t ảnh hưởng đến các quyết định của các nhà đầu tư

Bà Rịa – Vũng Tàu là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Đông Nam bộ, có nhiều tiềm năng phát triển công nghiệp, đồng thời là một trong những địa phương đầu tiên của cả nước tiếp nhận đầu tư nước ngoài(v ào năm 1984 , bằng việc Xí nghiệp liên doanh dầu khí Việt Xô tiến hành ) – xây dựng cơ sở hậu ần ại c t TP Vũng Tàu để khai thác dầu khí trên thềm l ụcđịa, trước khi ban hành Luật đầu tư nước ngoài 3 năm Kể từ khi thành lập tỉnh vào năm 1991 đến nay, tại văn kiện Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ các

Trang 8

khoá I, II, III, IV đều đặt vấn đề thu hút đầu tư nước ngoài là nhiệm vụ quan trọng mà các cấp chính quyền toàn tỉnh phải tập trung thực hiện.

Đến nay Bà Rịa – Vũng Tàu đã thu hút được 150 dự án ĐTTTNN với tổng vốn đầu tư đăng ký 3,5 tỷ USD, hiện đứng thứ 5 trong tổng số 64 tỉnh và thành phố trong cả nước v ề thu hút v ốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (ĐTTTNN) Các dự án ĐTNN vào Bà Rịa – Vũng Tàu chủ yếu tập trung đầu

tư vào c ác lĩnh vực du lịch, công nghiệp và dịch vụ cảng biển Hàng năm khu vực vốn đầu tư nước ngoài đóng góp 40% sản lượng công nghiệp của toàn tỉnh nếu không tính dầu khí, tính cả dầu khí thì tỷ lệ này là 80%; đóng góp ngân sách tỉnh không tính dầu khí là 30%, nếu tính cả dầu khí là trên 75%; các sản phẩm sản xuất từ khu vực vốn đầu tư nước ngoài chiếm đáng kể trong tổng sản phẩm sản xuất công nghiệp tại tỉnh Về thép chiếm 50%, xay lúa mỳ chiếm 100%, điện chiếm 36,7% trong tổng công suất 3.900 MW; xi măng chiếm 100% với công suất 1 triệu tấn; cảng tổng hợp với công suất thông qua cảng trên 2 triệu tấn/năm…

Để thu hút mạnh hơn dự án ĐTTTNN tạo nguồn vốn bổ sung phát triển, trong thời gian qua Bà Rịa Vũng Tàu đã có các chính sách thích hợp,- tạo môi trường trường thuận lợi thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài như tiến hành quy hoạch, thành lập các KCN, thành lập Ban Quản lý các KCN để tạo

cơ sở hạ tầng, mặt bằng thuận lợi cho các nhà đầu tư xây dựng dự án; ban hành Quyết định số 4734/1999/QĐ.UB ngày 15/9/1999 về công bố chính sách khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Bà Rịa Vũng - Tàu; thành lập Trung tâm Xúc tiến đầu tư tỉnh để thống nhất đầu mối kêu gọi, thu hút nâng cao hiệu quả thu hút vốn ĐTTTNN vào địa bàn tỉnh, đặc biệt là tỉnh đã có chủ trương phát triển mạnh các KCN với cơ chế, chính sách thuận lợi, cơ sở hạ tầng được đầu tư đồng bộ để thu hút các dự án ĐTTTNN

Trang 9

Trong bối cảnh đó, Các KCN Bà Rịa - Vũng Tàu đã chính thức được thành lập vào năm 1997 bằng Quyết định số 485/TTg ngày 29/7/1996 của Thủ tướng Chính Phủ, với mục đích nhằm tạo bước đột phá chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa Trong 10 năm qua, các KCN Bà Rịa - Vũng Tàu đã thu hút được 54 dự án đầu tư ĐTTTNN với tổng

số vốn đăng ký là 2,35 tỷ USD, đóng góp đáng kể vào nguồn vốn đầu tư trên toàn tỉnh, qua đó góp phần quan trọng đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế địa phương, tạo thêm nhiều công ăn việc làm mới

Mặc dù đã đạt mức tăng trưởng cao, nhưng kết quả thu hút đầu tư nước ngoài trong những năm qua vào các KCN Bà Rịa Vũng- Tàu vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của tỉnh; tỷ lệ các dự án đầu tư nước ngoài có sử dụng công nghệ cao, công nghệ nguồn còn thấp Trong số các đối tác nước ngoài, thì Hoa Kỳ, Nhật B và c ản ác nước EU đầu tư chưa nhiều; môi trường đầu tư và kinh doanh tuy đã tiếp tục được cải thiện nhưng vẫn có những dự án

vì những rào cản, lý do chủ quan, sau khi khảo sát các KCN Bà Rịa Vũng - Tàu đã chuyển sang đầu tư nước khác hoặc chuyển sang đầu tư tại các KCN khác Một số dự án gặp vướng mắc kéo dài chưa được xử lý dứt điểm gây ảnh hưởng xấu đến môi trường đầu tư Một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khi đi vào hoạt động cần tuyển dụng lao động có tay nghề kỹ thuật để đáp ứng yêu cầu công việc nhưng không tuyển dụng được do dịch vụ đào tạo, cung ứng lao động tại địa phương còn rất yếu kém

Kết quả là vốn đầu tư và số lượng dự án ĐTTTNN thu hút trong thời gian qua còn rất khiêm tốn, chiếm tỉ lệ rất thấp so với số lượng dự án ĐTTTNN mà các địa phương trong vùng thu hút được, cụ thể tỉnh Đồng Nai trong giai đoạn 1996-2005 bình quân hàng năm thu hút được 55 dự án ĐTTTNN, vốn đầu tư 400 triệu USD; tỉnh Bình Dương trong giai đoạn 1996-

2005 bình quân hàng năm thu hút được dự án ĐTTTNN, vốn đầu tư 0 32 15

Trang 10

triệu USD, trong khi Bà Rịa Vũng Tàu chỉ thu hút được– trung bình 10 dự

án, vốn đầu tư 100 triệu USD Bên cạnh tđó ỷ lệ các dự án giải thể trước thời hạn vẫn còn ở mức cao, nhất là các dự án được cấp phép trong những năm trước khủng hoảng

Những yếu tố này đã làm cho việc nghiên cứu, xác định rõ các rào cản, xây dựng các biện pháp đẩy mạnh thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các KCN Bà Rịa - Vũng Tàu ngày càng trở nên cấp bách, góp phần đưa Bà Rịa - Vũng Tàu trở thành một trong các địa phương dẫn đầu cả nước về thu hút đầu

tư nước ngoài, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, sớm đạt mục êti u trở thành tỉnh công nghiệp của cả nước như Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ IV

đã xác định

Đây chính là ý nghĩa và tính cấp thiết của đề tài “ âPh n tích thực ạng tr

một số giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các KCN Bà Rịa – Vũng Tàu”

2 MỤC TIÊU C ỦA ĐỀ TÀI:

- L rõ àm cơ sở lý luận và thự tiễn ề thu hút đầu tư nước ngoài vàoc v

c ác KCN tỉnh

- âPh n tíc thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các KCN h

t t nỉnh ừ ăm 1996 cho đến nay, ác tiêu ch ph n tích ồm ố ượng dự án thu c í â g s lhút, vốn đầu tư đăng ký, phân tích v c cề ơ ấu đầu tư, vốn đầu tư theo quốc gia,

lãnh thổ,… đồng thời tiến hành ph n tích hiệu quả hoạt động, hiệu quả sản âxuất kinh doanh của c ác dự án ĐTNN đang hoạt động tại các KCN tỉnh êTr n

cơ sở c âác ph n tích đó s x ẽ ácđịnh những điểm mạnh, điểm yếu, các c hơ ội và

thách ức v th ề thu hút đầu tư nước ngoài vào các KCN Bà Rịa Vũng Tàu – trong bối cảnh ới m

- âPh n tích những nh ân t ố ảnh ưởng đến môi trường thu hút đầu tư ủa h c

c ác KCN Bà Rịa Vũng Tàu, đặc biệt đánh gi những ác động ừ hệ thống – á t t

Trang 11

c ác chính sách của tỉnh về kêu gọi, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào địa bàn tỉnh nói chung và vào các KCN nói riêng.

- Đề xuất được c ác quan điểm và định hướng ề thu hút đầu tư trực tiếp v

nước ngoài trong giai đoạn 2006 2010, tầm nhìn đến 2015-

- Đưa ra ột ố giải pháp nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư trực tiếp m s nước ngoài vào các KCN Các giải pháp chiến lược phải phát triển được các thành tựu, khắc phục những tồn tại trong môi trường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các KCN tỉnh đã phân tích ở Chương 2, đồng thời các giải pháp phải tận dụng các cơ hội, tính đến các xu hướng phát triển của cả nước

về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài và hạn chế được các nguy cơ thách thức đối với môi trường thu hút đầu tư tại tỉnh

3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:

3.1 Đối tượng nghiên cứu:

Đề tài sẽ nghiên cứu thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các KCN tỉnh từ khi các KCN được triển khai thành lập trên địa bàn vào năm

1996, bao gồm: các nhân tố khách quan ê(b n ngoài) và chủ quan (bên trong), nhân tố thuộc cơ chế chính sách, sự quản lý của nhà nước và bản thân các doanh nghiệp ĐTTTNNđang hoạt động tại các KCN

3.2 Phạm vi nghiên cứu:

* Phạm vi về các vấn đề:

Đề tài này đề cập về các vấn đề có liên quan đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các KCN gồm: các vấn đề thuộc cơ chế chính sách, tổ chức và cách thức thực hiện, về hiệu quả kinh tế xã hội…

* Phạm vi về không gian nghiên cứu:

Đánh giá toàn diện thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các KCN trên địa bàn tỉnh, chỉ rõ những thuận lợi, những khó khăn trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các KCN

Trang 12

4 TỔNG QUAN T ÌNH H ÌNH NGHI Ê N CỨU :

4.1 Tổng quan nghiên cứu thuộc lĩnh vực đề tài:

* Tình hình nghiên cứu trong nước:

Thời gian qua ở nước ta, nhiều ỉnh, thành phố đã nghi n cứu ận

dụng nhiều chính sách linh hoạt nhằm ăng cường ính ấp ẫn trong thu hút t t h d đầu tư của địa phương Các biện pháp chủ y và đếu đã ang được nhiều địa phương áp dụng bao g : ồm

- Chính sách ưu đãi trong xúc tiến đầu tư: nhiều ỉnh ổ chức ác đợt t t c

x úc tiến đầu tư v thương mại trong v ngoài nước nhằm thúc đẩy khả ăng à à nthu hút đầu tư tr n địa bàn vê à tăng cường c hơ ội kinh doanh cho các doanh nghiệp tr n địa bàn ê Đây là việc làm kh phá ổ biến ện hi nay đối với nhi địa ềuphương trong cả nước

- Đẩy ạnh đầu tư phát triển hạ tầng đến m hàng ào ác KCN, hỗ trợ chi r c phí cơ sở hạ tầng đến tận cơ sở sản xuất: Nhi tỉnh t b vều ự ỏ ốn xây dựng hạ tầng khu công nghiệp để cho doanh nghiệp ê thu đất với ức m phí rất ấp th như

Đà Nẵng, Thái B ình (0,13 USD/m2/năm); cá biệt c có tòn ỉnh không thu phí thuê đấttrong KCN như ỉnh t Quảng Nam

- Đào ạo t nâng cao chất ượng nguồn nh n lực Đây l tiền đề để ạo l â : à t

dựng môi trường đầu tư bền ững v vì chất ượng nguồn nh n lực đã l â và s ôẽlu n

là l ợi thế quan trọng nhất trong thu hút đầu tư không chỉ trong giai đoạn hiện

t mà c có t ại òn ính chất quyết định ề thu hút đầu tư trong tương lai Nhiều v

tỉnh, thành phố trong cả nước những ă n m gần đâ đãy có nhiều chính sách đặc

Trang 13

biệt quan tâm đến phát triển nguồn ânh n lực th ng qua việc phát triển các ôtrường, cơ sở đào t ạo nghề cho người lao động Các địa phương đã ặt ái g h được nhiều thành công trong lĩnh vực này là: Bình Dương, Đà Nẵng, Hà

Nội,…

- Ưu đãi ề thuế, ph : Những ăm vừa qua do c ự ạnh tranh gay gắt v í n ó s ctrong thu hút đầu tư từ c ác địa phương nên nhiều tỉnh, thành phố đã đưa ra nhiều chính sách ư đãi v u ề thuế, ph ằmí n ngoài ác c quy định của nhà nước như ă t ng thời h ạn miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp Nhiều nơi, cáckhoản ư đãi n u ày đã v ượtquá khung quy định của nhà nước

- C cải ác ànhh h chính: Đơn giản ho ác thủ ục ành chính, thực hiện á c t h

c ơ chế “một ửa, một ấu ại c d ” t c ác Ban Quản lý các KCN các ỉnh, giảm ình t t

trạng quan li u,… l những ục êê à m ti u được nhiề địa phương thực hiện Tiu êu biểu cho tiêu ch àyí n là c ác địa phương như TP Hồ Chí Minh, Bình Dương,

V ĩnhPhúc

Về các công trình nghiên cứu

Thực tiễn sinh động về việc vận ụng nhiều chính sách linh hoạt phục d

vụ sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội ở địa phương nói chung và nâng cao

khả ă n ng thu hút đầu tư nước ngoài của c ác KCN êng trong thời gian nói riqua ở nước ta đã thu hút sự ú ých , quan tâm của ều à khoa học, nhiều c nhi nh ơquan nghi n cê ứu và hoạch định chính sách ác C nghi n c của Bộ Kế hoạch ê ứu

& Đầu tư, Phòng Th ng mại và công nghiệp Việt Nam, của Viện ươ Nghi n ê

c ứu Kinh tế TP Hồ Chí Minh và nhiều ác giả khác đã đề ập đến nhiều khía t c

cạnh, dưới ác óc độ khác nhau của vấn đề n c g ày Nhi nghi n cứu xung ều êquanh vấn đề tạo dựng môi trường kinh doanh v thu hút đầu tư trà ực tiếp nước ngoài cũng được triển khai khá mạnh mẽ Nhìn chung, các nghiên cứu đều khẳng định vai tr quan trò ọng ủa c các địa phương trong vi t l môi ệc ạo ậptrường thông thoáng thu hút đầu tư đồng, thời chỉ ra những thách th m ức ới

Trang 14

đối với yêu cầu nâng cao tính hấp dẫn trong thu hút đầu tư của địa phương trong thời gian tới trong b cảnhối gia tăng c cáải ch và hội nhập kinh tế quốc tế.

Có nhiều tác giả như TS Đinh Văn Ân, TS Phạm Mạnh Dũng, TS Nguyễn Bích Đạt, TS Phan Hữu Thắng thuộc Bộ Kế hoạch & Đầu tư viết sách và các bài báo Các công trình này được xuất bản và đăng trên các tạp chí uy tín như Thời báo Kinh tế Việt Nam, Thời báo Kinh tế Sài Gòn, báo Đầu tư… bàn về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài; nhiều cuộc hội thảo và nhiều đánh giá tổng kết về tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài qua các năm 2000, 2001, 2002 được Bộ Kế hoạch & Đầu tư chủ trì thực hiện

Các tác phẩm khoa học mà tác giả được tiếp cận viết về đầu tư trực tiếp nước ngoài đáng chú ý là:

(1) Những vấn đề cơ bản về quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam

do Bộ Kế hoạch & Đầu tư soạn thảo dưới dạng đề cương chi tiết phục vụ làm tài liệu giảng dạy, học tập về ĐTTTNN

(2) Báo cáo Đánh á chính sách khuyến ích đầu tư trực tiếp nước ngoài từ gi kh

g óc độ phát triển ền ững do Viện Nghi n cứu quản lý kinh tế trung ương b v êthuộc Bộ Kế hoạch & Đầu tư thực hiện

* Tình hình nghiên cứu trong tỉnh:

Tác giả chưa được tiếp cận với các công trình nghiên cứu khoa học hoàn chỉnh về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào địa bàn tỉnh nói chung

và vào KCN nói riêng Tác giả chỉ được tiếp cận các bài báo, các tham luận

về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào địa bàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu – mang tính chất riêng lẻ, không có t ínhhệ thống

4.2 Những vấn đề mới đề tài đặt ra nghiên cứu:

Đây là công trình đầu tiên tổng kết đánh giá toàn diện thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các KCN tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu qua 10

Trang 15

năm kể từ khi KCN đầu tiên của Bà Rịa – Vũng Tàu được thành lập Nhữngvấn đề mới mà t đề ài dự kiến sẽ ể th hiện trong qu trìnhá thực hiện bao gồm c ả

nhữngvấn đề về lý luận và phương pháp nghiên cứu Đó là:

- Hoàn thiện luận cứ về chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các KCN trên địa bàn tỉnh

- Sử dụng các phương pháp nghi n cứu so sánh chéo so sánh giữa ácê : c KCN Bà Rịa – Vũng Tàu với c ác KCN thu các địa phương khác ộc trong cảnước Phương pháp này cho ph ép đánh gi hiá ện ạng tr cũng như xu hướng vận động trong tính ấp ẫn h d thu hút đầu tư nước ngoài của c ác KCN tỉnh m cột ách khách quan trong mối tương quan với các địa phương khác

Trong qu trình ph n tích, đề tài còn đề ập đến kinh nghiệm thu hút á â c đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các KCN của các địa phương trong vùng kinh

tế trọng điểm phía Nam để:

+ Làm rõ các điều kiện để thu hút thành công dự án ĐTTTNN vào các KCN

+ Kiến nghị về mô hình bộ máy trung tâm xúc tiến đầu tư tỉnh

+ Đề xuất các giải pháp tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các KCN tỉnh

5 NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU:

Nội dung chính của đề tài gồm 11 rang0 t ; chứa đựng 16 bảng, 18 biểu

và 2 sơ đồ; chia làm chương.3

TIẾP NƯỚC NGOÀI , V C Ề ÁC KCN

Chương này tác giả làm rõ khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài; nghiên cứu vai trò của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với tăng trưởng, phát triển kinh tế nói chung

Trang 16

Đưa ra các khái niệm về KCN; khái quát sự ra đời các KCN Việt Nam, cách thức tổ chức và nội dung quản lý nhà nước về các KCN; phân tích vai trò, tác động ủa các KCN đối với phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh c

tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá Nghiên cứu những đặc iđ ểmkhác biệt về đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các KCN so với đầu tư trực tiếp nước ngoài ngoài KCN Phân tích xu thế phát triển của c ác KCN Việt Nam và tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào c ác KCN trong giai đoạn 1996-2005

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI CÁC KCN BÀ RỊA VŨNG TÀU –

Ở chương này tác giả phân tích tổng quan về thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam và vùng kinh tế trọng điểm Đông Nam bộ,

có nhận xét tóm lược; phân tích thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các KCN Bà Rịa – Vũng Tàu; đặc biệt tập trung đánh giá phân tích thực trạng phát triển các KCN Bà Rịa – Vũng Tàu, các ânh n tố ảnh hưởng đến môi trường thu hút đầu tư vào ác c KCN Bà Rịa – Vũng Tàu so với các địa phương khác; rút ra những điểm mạnh, điểm yếu trong môi trường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các KCN, trên cơ sở đó đưa ra mô hình SWOT Kết quả

phân tích của chương này là thực tiễn quan trọng để tác giả đề xuất các giải pháp ở Chương 3

CHƯƠ NG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO CÁC KCN BÀ RỊA VŨNG TÀU – TRONG ĐIỀU

Trang 17

CHƯƠNG 1

C S LÝ LU VÀ Ơ Ở ẬN THỰC ỄN TI

V Ề ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI , V C Ề ÁC KCN

1.1 TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI

1.1.1 Vài nét về tình hình và xu hướng phát triển đầu tư trực tiếp nước ngoài trên thế giới và trong khu vực:

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (ĐTTTNN) là một dạng xuất khẩu tư bản, hình thành và phát triển rất sớm cùng với sự hình thành và phát triển quan hệ kinh tế quốc tế thời kỳ tư bản chủ nghĩa Qua những nghiên cứu về đầu tư trực tiếp nước ngoài từ trước đến nay, đặc biệt là những năm gần đây có thể rút ra một số nhận xét sau:

- Đầu tư nước ngoài luôn phát triển nhanh và trở thành một loại hình

quan hệ kinh tế có vai trò quan trọng có tính tất yếu đối với sự phát triển của nền kinh tế thế giới và hầu hết các quốc gia; trong đó, các nước công nghiệp phát triển là lực lượng chi phối chủ yếu

Từ đầu những năm 60 đến nay, ĐTTTNN thế giới luôn tăng nhanh qua các năm, bình quân khoảng 20%/năm Nếu như tổng ĐTTTNN thế giới chỉ là vài chục tỷ USD/năm trong những năm 70 thì đến thập niên 80 đã là hàng trăm tỷ USD/năm; đến năm 1995 đã đạt con số là 315 tỷ USD, năm 1997 đạt

400 tỷ USD, năm 1998 đạt con số 600 tỷ USD, năm 1999 trên 700 tỷ USD Hầu hết các nước trên thế giới bao gồm cả các nước công nghiệp phát triển và đang phát triển đều mở cửa thu hút ĐTTTNN Tuy nhiên nếu như những năm

50, 60, ĐTTTNN tập trung chủ yếu vào các nước đang phát triển (khoảng 70%) thì từ những năm đầu thập niên 70 trở lại đây tình hình đã thay đổi theo chiều ngược lại Trong những năm 90, trung bình khoảng 75% ĐTTTNN thế giới chảy vào các nước công nghiệp phát triển Các nước này đồng thời cũng

Trang 18

là các nước xuất khẩu ĐTTTNN lớn nhất, chiếm khoảng 80% ĐTTTNN toàn cầu Dòng vốn ĐTTTNN trên thế giới lưu chuyển chủ yếu trong nội bộ và giữa 3 trung tâm kinh tế thế giới là Bắc Mỹ - Tây Âu Nhật Bản và Đông Bắc -

Á

- Xuất hiện đa cực, đa biên và hiện tượng hai chiều hay lưỡng tính trong ĐTTTNN; các Công ty đa quốc gia trở thành chủ thể đầu tư quan trọng:

Sau chiến tranh thế giới lần thứ 2, Mỹ và các Công ty Mỹ trước hết là các Công ty xuyên quốc gia là lực lượng gần như độc tôn tiến hành các hoạtđộng đầu tư ra nước ngoài theo kế hoạch Marshall Nhưng sau đó không lâu, các công ty, đặc biệt là các Công ty xuyên quốc gia của các nước Tây Âu, Nhật Bản đã lớn mạnh vì thế đã tiến hành các hoạt động ĐTTTNN cạnh tranh với cá Công ty của Mỹ Thị trường ĐTTTNN ngày nay không còn là thị trường của riêng các Công ty Mỹ nữa mà ngược lại có sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các Công ty của nhiều nước khác có đầu tư ra nước ngoài Cùng với sự vươn lên của Tây Âu, Nhật Bản và các nước NICs, tính “đa biên”, “đa cực” đã xuất hiện và hoàn toàn thay thế tính đơn cực trong ĐTTTNN

Từ cuối những năm 70, đầu những năm 80 trở lại đây đã xuất hiện hiện tượng “2 chiều” hay “lưỡng tính” trong ĐTTTNN đó là hiện tượng một nước vừa nhận ĐTTTNN vừa thực hiện đầu tư ra nước ngoài Mỹ là nước điển hình nhất về hiện tượng này, vừa là nước đầu tư ra nước ngoài lớn nhất (chiếm khoảng 17% ĐTTTNN thế giới) nhưng đồng thời cũng là nước thu hút ĐTTTNN lớn nhất (chiếm gần 30% ĐTTTNN của thế giới) Tổng ĐTTTNN đầu tư ra nước ngoài của các nước G7 chiếm khoảng 80% tổng ĐTTTNN toàn cầu, nhưng chính họ lại thu hút khoảng 70% ĐTTTNN của thế giới vào nước mình Tình hình tương tự cũng diễn ra ở hầu hết các nước công nghiệp

Trang 19

phát triển thuộc nhóm OECD và các nước NICs Nhiều nước đang phát triển trong đó có các nước trong khu vực đồng thời với việc rất chú trọng trong thu hút ĐTTTNN vẫn tiến hành các hoạt động xuất khẩu ĐTTTNN.

Hiện nay, các Công ty xuyên quốc gia đang chi phối, kiểm soát phần lớn sản xuất kinh doanh và ĐTTTNN trên thế giới Kết quả nghiên cứu 100 Công ty xuyên quốc gia lớn nhất thế giới cho thấy các Công ty xuyên quốc gia này chiếm tới 1/3 ĐTTTNN toàn thế giới và tổng tài sản ở nước ngoài của chúng lên đến 1.400 tỷ USD, sử dụng tới 72 triệu lao động trong đó có 12 triệu lao động ở nước ngoài Thời kỳ 1990 1995, tỷ trọng vốn đầu tư nước – ngoài trong tổng vốn đầu tư của các Công ty xuyên quốc gia Mỹ là 55%, của các Công ty xuyên quốc gia Nhật Bản và các nước Tây Âu là 63%

- Cạnh tranh thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài giữa các nước, đặc

biệt là giữa các nước đang phát triển diễn ra hết sức gay gắt; hình thành nhiều định chế về hợp tác đầu tư; xuất hiện làn sóng tự do hoá đầu tư

Nhận thức được vai trò quan trọng của ĐTTTNN đối với tăng trưởng kinh tế và giải quyết vấn đề việc làm nên cả các nước công nghiệp phát triển lẫn các nước đang phát triển đều chú trọng thu hút đầu tư nước ngoài Với việc hình thành AFTA, EU, AIA…, môi trường đầu tư tại các khu vực này trở nên hấp dẫn, cạnh tranh hơn vì được mở và tự do hoá ở mức cao hơn Các nước công nghiệp phát triển đang đàm phán để đi đến ký kết hiệp định đa biên về đầu tư (MAI) nhằm tự do hoá đầu tư Nhiều nước đang tiếp tục nỗ lực tạo điều kiện thuận lợi cho ĐTTTNN thông qua các hiệp định song phương và những chính sách ưu đãi đầu tư trong phạm vi khu vực và từng nước để tạo đà

đi lên Các thoả thuận về hợp tác đầu tư, ở mức độ khác nhau đều đề cập đến vấn đề mở cửa thị trường đầu tư và tiến tới tự do hoá đầu tư

Riêng trong năm 1997, đã có 151 thay đổi trong quy định về ĐTTTNN

ở 76 nước, gần 90% các thay đổi này theo hướng tạo điều kiện thuận lợi hơn

Trang 20

cho ĐTTTNN Nhiều ngành trước đây được xem là đóng cửa đối với ĐTTTNN như viễn thông, phát thanh, bảo hiểm, năng lượng… đã được mở ra cho ĐTTTNN và tự hoá hơn Trung Quốc là nước thu hút ĐTTTNN thành công nhất trong số các nước đang phát triển Năm 1998, ĐTTTNN vào Trung Quốc chiếm 80% tổng ĐTTTNN vào Châu Á và 35% toàn bộ ĐTTTNN vào các nước đang phát triển Các nước Ấn Độ, Hàn Quốc mới chuyển hướng, chú trọng hơn vào ĐTTTNN và đang trở thành đối thủ cạnh tranh đáng gờm của các nước thu hút ĐTTTNN Châu Á.

T lóm ại, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã được nhiều quốc gia trên thế giới thực hiện từ rất lâ à có u v đủ cơ sở thực tiễn đểkhẳng địnhvai

trò quan trọng ủa ĐTTTNN đối ới ền kinh tế đất nước Ch vì vai trò c v n ínhquan trọng của ĐTTTNN đối ới v thúc đẩy phát triển kinh tế nên hi nay trện ên

phạmvi toàn thế giới cũng ư trong phạm vi khu vực, cạnh tranh về thu hút nhĐTTTNN đang diễn ra hết sức gay gắt, nh là gi c ất ữa ác quốc gia đang phát triển Việc cạnh tranh gi c ữa ác quốc gia v thu hút ĐTTTNN đãề l àm cho môi trường đầu tư tại các nước này ngày àng c minh bạch, tự do và hiệu quả, nâng cao được việcsử dụng các ngu lực v ồn àophát triển kinh tế

1.1.2 Các khái niệm v đầu tư, đầu tư trực tiếp nước ngoài: ề

Trên bình diện xã hội, đầu tư là việc sử dụng vốn vào quá trình tái sản xuất xã hội nhằm tạo ra năng lực sản xuất lớn hơn

Trên giác độ doanh nhân hoặc doanh nghiệp, đầu tư là việc đưa vốn vào một hoạt động nào đó nhằm mục đích thu lợi nhuận

Vốn đầu tư bao gồm tiền và các tài sản khác như các động sản, các bất động sản, tài sản hữu hình, tài sản vô hình…

Đầu tư nước ngoài là đầu tư của tổ chức cá nhân nước này tại một số nước khác Yếu tố nước ngoài của đầu tư nước ngoài được thể hiện ở 2 đặc

Trang 21

trưng chủ yếu; đó là có sự tham gia của chủ thể nước ngoài và có sự di chuyển vốn từ nước ngoài vào.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (ĐTTTNN) là việc trực tiếp đưa vốn, đồng thời trực tiếp tham gia quản lý điều hành dự án đầu tư cụ thể

h á

Theo Luật Đầu tư chung được Quốc ội kho XI ban hành ngày29/11/2005 và có hiệu l t ực ừ ng 01/7/2006ày , đầu tư nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền hoặc bất kỳ tài sản nào để tiến hành các hoạt động đầu tư Doanh nghiệp c ó v đầu ốn tư nước ngoài bao

g ồm doanh nghiệp do nh đầu tư nước ngoài thành lập để thực hiện cà ác hoạt động đầu tư t Việt Nam; doanh nghiệp Việt Nam do nh đầu tư nước ngoài ại à mua cổ phần, sáp nhập, mua lại d ưới các hình thức: Hợp đồng hợp tác kinh doanh; hợp đồng BOT, hợp đồng BTO; ợp đồng BT; doanh nghiệp liên h doanh; doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài; doanh nghiệp cổ phần

1.2 VAI TRÒ CỦA VỐN ĐẦ U TƯ N ÓI CHUNG VÀ V ỐN ĐTTTNN ĐỐI VỚI TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN ỦA C NỀN KINH TẾ.

Cùng ới nguồn nh n lực, vốn đầu tư được coi l nh n tố quan trọng v â à âđến tăng trưởng và phát triển của n kinh tế Vốn đầu tư không chền ỉ là điều kiện trực tiếp ạo t ra vốn sản xuất của c ácdoanh nghiệp và c n ủa ền kinh tế mà

c là òn cơ sở để nâng cao trình độ khoa học công nghệ, góp phần đáng ể – k

v ào việc đầu tư theo chiều u, hiện đại ho qu trình sản xuất Việc thu hút sâ á á vốn đầu tư cũng góp ph ần vào việc giải quyết công ăn việc l àm cho người lao động và nâng cao mức sống nhân dân Do vậy khả ă n ng thu hút đầu tư cho

m n ột ền kinh tế hay cho một địa phương ngày àng trở n quan trọng cho sự c nêphát triển

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước ta trong suốt thời kỳ quá độ tiến lên CNXH Trong quá trình này, chúng

ta cần nhiều vốn, công nghệ và kinh nghiệm quản lý Trong khi đó các nguồn

Trang 22

khác như ngoại thương, ODA, nội lực là rất có hạn và cũng đặt ra không ít thách thức Hơn nữa, việc phát huy nội lực lại có quan hệ hữu cơ, mật thiết với việc mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác đầu tư với nước ngoài Thông qua kênh đầu tư trực tiếp nước ngoài chúng ta có thể khai thác, phát huy tốt hơn tiềm năng, lợi thế so sánh của đất nước, góp phần phân bổ công nghiệp hợp lý, nâng cao hiệu quả đầu tư để phát triển kinh tế trong điều kiện năng lực sản xuất, trình độ quản lý của nội tại bản thân nền kinh tế đất nước còn nhiều hạn chế và yếu kém

Qua nghi n cê ứu, tổng kết, đánh giá của Viện Nghiê ứu Quản lý kinh n c

tế Trung ương công bố tháng 4/2006 th vai trì ò của ốn v đầu tư trực tiếp nước ngoài đối v n ới ền kinh tế nước ta được thể hiện ở những khía cạnh cơ bản sau:

1.2.1 Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Khu vực kinh tế đầu tư trực tiếp nước ngoài luôn giữ vai tr đầu tàu ò

tăng trưởng Tỷ lệ đóng p của khu vực này trong GDP tăng dần qua các gó

năm: năm 1995 l 6,3%; năm 1998 l 10,1%; năm 2000 l 13,3%; năm 2003 à à à

tăng l n 14,5% v ăm 2005 đã ăng l n 16,1% th ng qua đóng óp ào ổngê à n t ê ô g v t

m ức đầu tư của xã hội Tăng trưởng kinh tế l kết quả của việc ăng đầu tư à ttrong nước và tăng đầu tư nước ngoài, trong đó có nguồn vốn mới êđổ th m

v và c ào ủa ngồn ố ĐTTTNN đang hoạt động Tốc độ ăng trưởng GDP của v n tkhu vực c vốn đầu tư nước ngoài luó ôn cao hơn t tăng trưởng ốc độ đầu tư nhà nước v đầu tư tà ư ânh n trong nước

Trang 23

Trên thực t ế vốn đầu tư nước ngoài v ào nước ta không c những ó biếnđộng á lqu ớn Về tổng s vố ốn tuyệt , đối vốn ĐTTTNN tăng dần và đạt đỉnh

điểm trong các m 1996 và n m 1997, giảm d nă ă ần cho đến ăm 1999 rồi tiếp n

t tục ăng cho đến nay ốn thực hiện biến động ít ơn nhiều so với ốn đăng V h v

ký Năm 2005 vốn đầu tư đăng ký là 6,8 tỷ USD, vốn thực hiện là 3,5 tỷ Trong 6 tháng đầu ăm 2006, vốn đầu tư đăng ký l n à 2,85 tỷ USD, vốn thực hiện là 1,86 tỷ USD

Biểu đồ 1.1: Đầu tư trực tiếp nước ngoài giai đoạn 1988 - 2005

Số vốn đăng ký mới Số vốn thực hiện Số DA cấp mới

Nguồn: Bộ Kế hoạch & Đầu tư

Về giá trị tương đối, x ét theo tỷ lệ so với GDP, v ĐTTTNN tốn ăng li n ê

t ụctrong suốt 20 năm qua, từ ,4 % năm 1991 l n 15,1% năm 2005 2 ê

Biểu đồ 1.2: ĐTTTNN thực hiện so với ổng đầu tư toàn xã hội t

Trang 24

% Đầu tư xã hội % đóng góp FDI/GDP

Nguồn: Bộ Kế hoạch & Đầu tư

Theo tỷ trọng trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội, trong giai đoạn

1.2.3 Kích thích đầu tư trong nước.

V v môề ĩ , trong khi đầu tư nước ngoài tính theo tỷ lệ so với GDP tăng liên tục trong 20 năm qua th không c ằng chứngì ó b rõ r ệt về việc vốn trong nước bị thay th ế hay giảm út Bảng d cho thấy tỷ lệ vốn đầu tư trong nước s ướithay đổi tăng giảm không phụ thuộc v ào ến động của vốn đầu tư nước bingoài

Bảng 1.2: Tỷ lệ vốn đầu tư so với GDP (%)

1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004

T ổng

đầu tư 17,6 22,4 30,9 31,9 29,7 29,2 30,9 26,7 26,6 27,9 30 33,7 35,9 36,3

Trang 25

ĐTNN 2,0 3,6 6,1 6,1 6,3 7,4 9,1 10,0 2,2 13,3 13,8 13,8 14,5 17

Đ TTN 15,6 18,8 24,8 25,8 23,4 21,8 21,8 16,7 24,4 14,6

Nguồn: Số liệu đến năm 2000: Báo cáo Bộ Kế hoạch & Đầu tư Số liệu từ 2001 đến 2004:

Báo cáo kinh tế hàng năm của CIEM

1.2.4 Thúc đẩy phát triển thương mại quốc tế.

năm 2000 l n 35% vào năm 2005, nế ính ả ầu th th ỷ trọng ăng từê u t c d ô ì t t

45,2%, năm 2001 l n 56% năm 200 ê 5

So sánh v c ới ác nước khác nh Singapư ore đầu tư nước ngoài đóng g óp72% tổng kim ngạch xuất khẩu, Mê ô hic 32%, Đài Loan 25,6%, Hàn Quốc 24,6%, Thái Lan 22,7%, Hồng Kông 16,5% th Việt Nam thuộc loại trung ì

Trang 26

Ngoài việc trực tiếp đóng góp v ào giá trị xuất khẩu, khu vực ĐTNN

c òn góp phần quan trọng trong việc mở rộng thị trường; thúc đẩy các hoạt động dịch vụ phát triển nhanh, đặc biệt là khách sạn, du lịch, các dịch vụ thu ngoại tệ, dịch vụ tư vấn pháp lý, công nghệ; tạo cầu nối cho các doanh nghiệp trong nước tham gia xuất khẩu tại chỗ hoặc tiếp cận với các thị trường quốc tế

* Nhập khẩu:

Giá trị nhập khẩu khu vực ĐTNN cũng tăng nhanh qua m ỗi giai đoạn,

t ừ 2,3 tỷ USD của 5 năm 1991 1995 l n 15,3 tỷ USD của 5 năm 2001 2005 - ê (tăng g 3 lần ần so với 5 năm trước) Tuy có ập ênh si u trong khu vực ĐTNN

-nhưng chủ yếu là ập m m , nh áy óc thiết ị cho việc h b ình thành doanh nghiệp và nguyên, phụ liệu cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Gần 80% xuất – khẩu của doanh nghiệp c vốn đầu tư nước ngoài ló à c ủa doanh nghiệp Nhật

Bản, Hàn Qu , ốc ĐàiLoan, Hồng Kô ng

2005 ĐTNN đóng g óp 12% ngân sách

1.2.6 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Đầu tư nước ngoài thúc đẩy việc h ình thành c cơ ấu kinh tế hợp lý Cơ

c ấu đầu tư nước ngoài thay đổi theo hướng ăng dần ỷ trọng công nghiệp v t t à

Trang 27

dịch vụ đã góp phần chuy dịch c cển ơ ấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Khu vực đầu tư nước ngoài hiện chiếm 35 % trong cơ cấu công nghiệp,

có tốc độ tăng trưởng trên 20%/năm, ượtv trội so với ốc độ 11 13% của toàn t

-b ộ khu vực công nghiệp, góp phần nâng cao tốc độ tăng trưởng công nghiệp

cả nước Khu vực đầu tư nước ngoài đã góp phần ạo t nên nhi ngành nghề, ềusản phẩm mới, làm tăng th m ê đáng k nể ăng lực c ác ngành công nghiệp Việt Nam, chiếm t ỷ trọng cao trong những ngành chủ chốt (100% về khai thác dầu khí; 100% lắp r áp ôtô, máy giặt, tủ lạnh, điều hoà nhiệt độ, thiết bị văn phòng, máy tính; khoảng 60% sản lượng về thép cán, 28% về xi măng, 33% về sản xuất máy móc thiết bị điện, điện tử, 76% dụng cụ y tế chính xác, 55% về sản lượng sợi các loại, 30% vải các loại, 49% về da giày dép, 18% sản phẩm may, 25% về thực phẩm và đồ uống

1.2.7 G iải quyết công ăn việc làm và thu nhập, nâ ng cao chất ượng l nguồn â nh n lực

Đến nay, khu vực kinh tế có vốn ĐTNN đã tạo việc làm cho trên 1 triệu lao động trực tiếp và khoảng 3 4 triệu lao động gián tiếp, tính trung bình mỗi -năm thu hút 60.000 lao động, khoảng 5% số việc làm mới hàng năm của cả nước (trong tổng số 1,2 triệu việc làm mới tạo ra hàng năm), nếu tính cả lao động gián tiếp có thể đến 20% Các dự án ĐTNN cũng tác động rất đáng kể

về tạo việc làm gián tiếp đối với mọi thành phần kinh tế, thông qua việc hình thành các doanh nghiệp vệ tinh cung ứng sản phẩm và dịch vụ, tạo thêm cơ hội cho người lao động Khu vực ĐTNN đem lại thu nhập đáng kể cho người lao động, góp phần làm tăng sức mua cho thị trường Lương bình quân của lao động Việt Nam trong khu vực ĐTNN từ 75 80 USD/tháng (tương đương -1,2 triệu đồng), cao hơn bình quân chung của các doanh nghiệp trong nước 1,7-2 lần tại các văn phòng nước ngoài có mức lương cao gấp 4 5 lần Qua -

Trang 28

hợp tác đầu tư, người lao động được đào tạo nâng cao tay nghề, tiếp thu công nghệ tiên tiến, rèn luyện tác phong công nghiệp, một số có năng lực quản lý

đủ sức thay thế chuyên gia nước ngoài

T lóm ại, trong gần 2 thập ỷ qua, nguồn ốn đầu tư trực tiếp nước k v ngoài đã đóng g óp quan trọng ào ệc c v vi ải thiện ác chỉ ti u phát triển xã hội c ê

c ủa Việt Nam thông qua thúc đẩy ăng trưởng kinh tế , tăng thu nhập t và giảm

đói nghèo; tạo êth m c ng ăn việcô l và nâàm ng cao ch lượng ất lao động, đặc

biệt là trang bị ững k nnh ỹ ăng công nghệ và quản lý mới; hỗ tr tiợ ếp c ận ịthtrường và h ội nhập kinh tế thế giới S phát triển của đầu tư nước ngoài đã ự

l tàm ăng cạnh tranh, buộc ác doanh nghiệp trong nước phải hoạt động hiệu c quả hơn, hoặc chuyển đổi cơ cấu Trong những năm trước mắt và lâu dài, đầu

tư nước ngoài tiếp t là ngu ục ồn đầu tư quan trọng đối với nền kinh tế do tiếtkiệm trong nước chưa đủ để đảm bảo tốc độ tăng trưởng GDP đặt ra, đồng

thờido nước ta mới ở giai đoạn đầu phát triển, c òn ếu rất thi nhiều ngành kinh

tế và những ngành h đã ình thành òn c rất nhỏ bé nên càng m ở ra thêm nhi ềungành nghề ì cth àng thu hút được thêm nhiều vốn đầu tư nước ngoài mà không ảnh hưởng êti u cựu á m qu ức đến đầu tư trong nước

1.3 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP

1.3.1 Các khái niệm về khu công nghiệp

1.3.1.1 Vài nét về lịch sử phát triển các khu công nghiệp trên thế giới:

Qua các nghiên cứu sự phát triển các KCN trên thế giới dường như đều

ho thấy một nhận định mang tính phổ biến, chung nhất là: sự hình thành các KCN của các nước gắn liền với quá trình công nghiệp hoá ở những nơi

này

Ở nước Anh đầu thế kỷ thứ 19 các KCN tập trung ra đời biến nước này thành “công xưởng” lớn, hợp tác sản xuất giữa các nhà máy trong KCN gia

Trang 29

tăng, năng suất lao động tăng, chi phí giảm, làm cho sản phẩm công nghiệp của Anh chiếm lĩnh nhanh thị trường thế giới Theo gương nước Anh, 30-40 năm sau đó, ở Tây Âu: các nước Pháp, Đức, Italia, Hà Lan, Bỉ… phát triển nhanh các KCN tạo động lực để thực hiện tiến trình công nghiệp hoá ở các nước này.

Ở Châu Mỹ Latinh, Châu Á, Châu Phi tuy mới chỉ phát triển các KCN

ở 50 năm trở lại đây, nhưng phát triển với tốc độ nhanh góp phần đưa nhiều nước, từ nước nông nghiệp lạc hậu trở thành các nước công nghiệp mới (NIC- New IndustrialCountries) Thực tiễn phát triển các KCN ở các nước cho thấy: Vai trò của các KCN không thể thiếu đối với tiến trình công nghiệp hoá quốc gia và hội nhập quốc tế, bởi vậy sự phát triển các KCN ở các khu vực trên thế giới tăng rất nhanh trong 30 năm gần đây, cả ở nước nông nghiệp phát triển lẫn ở các nước đang phát triển Đến năm 2000, theo số liệu của Hội đồng nghiên cứu phát triển quốc tế, có 90 nước có khu công nghiệp với số lượng đến 12.600 KCN Sau trên 200 hình thành và phát triển, các KCN trên thế giới ngày nay đã thành thế lực lớn, có hiệp hội của mình, là đối tượng nghiên cứu của nhiều tổ chức chính phủ và phi chính phủ, vì vai trò của các KCN chẳng những có tầm ảnh hưởng ở trong nội bộ của một quốc gia mà mang tính toàn cầu

1.3.1.2 Các khái niệm về khu công nghiệp:

Các KCN trên thế giới có bề dày lịch sử phát triển lâu như vậy, nhưng cho đến nay cũng chưa có một định nghĩa chính thức mang tính thống nhất về KCN

* Theo các chuyên gia UNIDO, trong chương trình hỗ trợ kỹ thuật cho Việt Nam xây dựng luật KCN có đưa ra khái niệm về khu công nghiệp như sau:

Trang 30

“Khu công nghiệp là khu có hàng rào ngăn cách với bên ngoài, chịu sự quản

lý riêng, tập trung tất cả các doanh nghiệp hoạt động theo bất kỳ cơ chế nào (xuất khẩu hàng hoá và/hoặc tiêu thụ nội địa”, miễn là phù hợp với các quy định quy hoạch về vị trí ngành nghề Một phần đất nằm trong KCN có thể dành cho khu chế xuất”

* Ông Peddle, một chuyên gia kinh tế của WB đưa ra định nghĩa về KCN như sau:

“Khu công nghiệp là một khoảng đất tương đối rộng, chia nhiều lô và được xây dựng hạ tầng, trong đó các xí nghiệp dễ dàng lựa chọn địa điểm phát triển, thống nhất sử dụng hạ tầng và hưởng những lợi thế vị trí liền kề

nhau”1

* Ở Philipines, trong Luật về các khu kinh tế đặc biệt ban hành năm

1995, khái niệm về KCN và các hình thức đặc biệt của nó như sau:

“Khu công nghiệp là một khu đất được chia nhỏ và xây dựng căn cứ vào một quy hoạch toàn diện dưới sự quản lý liên tục, thống nhất và với các quy định đối với cơ sở hạ tầng cơ bản và các tiện ích khác, có hay không các nhà xưởng tiêu chuẩn và các tiện ích công cộng được xây dựng sẵn cho việc sử dụng chung trong KCN”

* Ở Indonesia, khái niệm về KCN được quy định trong Sắc lệnh Tổng thống Cộng hoà Indonesia số 98/1993 như sau:

“Khu công nghiệp là khu vực tập trung các hoạt động chế tạo công nghiệp có đày đủ cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất và các phương tiện hỗ trợ khác do Công

ty khu công nghiệp cung cấp và quản lý Công ty KCN là Công ty có tư cách pháp nhân được thành lập theo luật của Indonesia và ở trên lãnh thổ Indonesia, với chức năng quản lý KCN”

* Ở Thái Lan, khái niệm về khu công nghiệp được nêu trong Đạo luật KCN ban hành năm 1979

1 Theo INFOTERRA, Quản lý môi trường các KCN, tr.3 -5, 2000

Trang 31

“Khu công nghiệp” có nghĩa là KCN nói chung hoặc KCX

“KCN nói chung” có nghĩa là diện tích được dùng vào sản xuất công nghiệp

và các công việc khác liên quan đến sản xuất công nghiệp

* Ở Việt Nam,

Theo tinh thần của Nghị định số 36/CP ngày 24/4/1997 của Chính Phủ

về ban hành Quy chế Khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, định nghĩa về khu công nghiệp như sau:

“Khu công nghiệp là khu tập trung chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống, do Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập”

Tóm lại có rất nhiều khái niệm định nghĩa khác nhau về khu công nghiệp và các trường hợp đặc biệt của nó, nhưng theo tổng kết từ những tài liệu mang tính lý luận và kinh nghiệm thực tiễn cho thấy đặc điểm chung nhất của các KCN như sau:

- Là khu vực được quy hoạch mang tính liên vùng, liên lãnh thổ và có phạm vi ảnh hưởng không chỉ ở một khu vực địa phương

- Là khu vực được kinh doanh bởi công ty cơ sở hạ tầng (công ty phát triển KCN, công ty dịch vụ KCN ), công ty này có trách nhiệm bảo đảm hạ tầng kỹ thuật và xã hội của cả khu trong suốt thời gian tồn tại

- Trong khu công nghiệp không có dân cư sinh sống, nhưng ngoài khu công nghiệp phải có hệ thống dịch vụ phục vụ nguồn nhân lực làm việc ở khu công nghiệp

- Là khu vực được quy họach riêng để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước để thực hiện sản xuất và chế biến sản phẩm công nghiệp cũng như hoạt động hỗ trợ cũng như dịch vụ cho sản xuất công nghiệp

Trang 32

- Sản phẩm của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp có thể tiêu thụ trong nước hoặc bán ra nước ngoài.

Tóm lại: các loại hình khu công nghiệp đều có nhiều điểm giống nhau, nhưng cũng có những sự khác biệt đáng kể Hiện nay đứng trên góc độ chính sách quản lý, các loại hình khu công nghiệp nói trên hoạt động dựa trên cơ sở pháp lý là Nghị định 36/CP

1.3.2 Các chính sách phát triển KCN ở Việt Nam

1.3.2.1 Tổ chức quản lý nhà nư ớc ối với KCN đ

Cơ sở pháp lý để tổ chức hệ thống quản lý nhà nước đối với các KCN ở giai đoạn này là Qui chế KCN, KCX, KCNC ban hành kèm theo Nghị định 36/CP ngày 24/4/1997 của Chính Phủ

Theo quy định hiện hành, những nội dung chủ yếu của công tác quản lý nhà nước đối với phát triển khu công nghiệp bao gồm:

- Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển KCN,

- Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về kinh doanh KCN,

- Qui định và hướng dẫn việc hình thành, xây dựng, phát triển và quản lý hoạt động của KCN,

- Cấp, điều chỉnh, thu hồi các loại giấy phép và thực hiện các thủ tục hành chính nhà nước liên quan,

- Tổ chức bộ máy, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ,

- Kiểm tra, thanh tra, giám sát các hoạt động của KCN và giải quyết các vấn đề phát sinh

Quản lý trực tiếp đối với KCN, KCX, khu công nghệ cao là ban quản lý khu công nghiệp cấp tỉnh Theo Qui chế KCN, KCX, KCNC, Ban quản lý KCN cấp tỉnh thực hiện quản lý hoạt động khu công nghiệp theo nguyên tắc một cửa thông qua cơ chế uỷ quyền của các bộ, ngành và UBND cấp tỉnh

Trang 33

Về cơ bản, cơ chế uỷ quyền để thực hiện quản lý “một cửa, tại chỗ” đã phát huy tác dụng tích cực, Ban quản lý khu công nghiệp cấp tỉnh đã được trao nhiều quyền quyết định trong quản lý khu công nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả và hiệu lực quản lý nhà nước đối với khu công nghiệp, rút ngắn thủ tục hành chính, giải toả tâm lý cho các nhà đầu tư về chính sách của nhà nước.

Sơ đồ 1.1: Mô hình quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp Việt Nam hiện nay

* Về cơ chế quản lý đối với hoạt động của các doanh nghiệp KCN:

Theo Quy chế KCN, KCX, KCNC, Ban Quản lý các KCN cấp tỉnh trực tiếp quản lý đối với hoạt động của các doanh nghiệp trong KCN thuộc phạm

CHÍNH PHỦ

CÁC BỘ,

CƠ QUAN NGANG BỘ

BỘ KẾ HOẠCH

- ĐẦU TƯ (VỤ KCN&CX)

UBND CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ

BAN QUẢN LÝ CÁC KCN CẤP TỈNH

CÁC KHU CÔNG NGHIỆP

Quan hệ trực thuộc tổ chức và quản lý trực tiếp Quan hệ chỉ đạo, hướng dẫn, quản lý nhà nước theo đầu mối

Trang 34

vi quản lý theo ủy quyền của các Bộ ngành TW Việc ủy quyền như vậy nhằm đơn giản hóa thủ tục, giải quyết tại chỗ một cách nhanh chóng các vấn đề phát sinh trong hoạt động của các doanh nghiệp, đồng thời thống nhất quản lý trong khuôn khổ chính sách chung trên phạm vi cả nước Các Ban Quản lý các KCN cấp tỉnh thực hiện quản lý một cửa đối với KCN tập trung trước hết vào công tác vận động, xúc tiến đầu tư, cấp giấy phép đầu tư và quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp KCN

* Về quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư nước ngoài trong KCN:

- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong khu công nghiệp đều được thành lập trên cơ sở Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ước(tr y) và đâLuật Đầu tư hiện nay nên trước hết chịu sự điều chỉnh của pháp luật về đầu tư nước ngoài

Chính Phủ thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam Chính Phủ qui định việc cấp GPĐT của Bộ Kế hoạch & Đầu tư; căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, lĩnh vực, tính chất, qui mô của dự án đầu tư sẽ quyết định việc phân cấp cấp GPĐT cho UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Ban Quản lý các KCN tỉnh; qui định việc cấp GPĐT đối với các dự án đầu tư vào khu công nghiệp

- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam đều phải tuân thủ các qui định khác của pháp luật Việt Nam như qui định về tài chính, về xuất nhập khẩu, thương mại, hải quan, lao động, xuất nhập cảnh, an ninh quốc phòng…

- Nhằm mục tiêu tạo đà tăng trưởng cho công nghiệp, tăng nguồn hàng xuất khẩu, tạo việc làm và từng bước thực hiện chủ trương phát triển công nghiệp theo quy hoạch, tránh phát triển các cơ sở công nghiệp một cách tự phát, nâng cao hiệu quả việc sử dụng đất, sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư phát triển hạ tầng, hạn chế ô nhiễm do chất thải công nghiệp, thúc đẩy các cơ sở

Trang 35

sản xuất, dịch vụ cùng phát triển, Chính Phủ khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào KCN thông qua một số ưu đãi riêng đối với các dự án đầu tư vào KCN

Cùng với hệ thống pháp luật về đầu tư nước ngoài, do có đặc thù riêng

về quản lý nhằm đơn giản hóa thủ tục, tạo thuận lợi tối đa cho nhà đầu tư cộng với việc việc bổ sung một số ưu đãi, các doanh nghiệp trong KCN còn chịu sự điều chỉnh của Quy chế KCN, KCX, KCNC ban hành kèm theo Nghị định số 36/CP ngày 24/4/1997 với một số đặc thù như sau:

+ Thủ tục đầu tư vào KCN được xét duyệt đơn giản hơn do Ban Quản

lý các KCN cấp tỉnh là cơ quan đầu mối giải quyết các vấn đề liên quan đến thủ tục đầu tư vào KCN theo cơ chế “một cửa” trên nguyên tắc các Bộ, ngành

ủy quyền cho Ban Quản lý các KCN thực hiện một số chức năng quản lý nhà nước thuộc thẩm quyền của cơ quan đó

+ Các thủ tục liên quan đến việc triển khai dự án đơn giản và nhanh gọn hơn do các nhà đầu tư không mất thời gian thực hiện đền bù giải phóng mặt bằng

+ Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thấp hơn so với dự án cùng loại ở ngoài KCN và áp dụng cho suốt đời dự án

+ Thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài của các nhà đầu tư nước ngoài trong KCN được áp dụng mức thuế suất thấp nhất so với mức nhà đầu tư ở bên ngoài KCN

1.3.2.2 Chính sách xúc tiến ầu t đ ư vào KCN

Có thể thấy sự thành công của các KCN Việt Nam có sự đóng góp không nhỏ của công tác vận động xúc tiến đầu tư Tuy nhiên, công tác xúc tiến đầu tư vào các KCN hiện nay còn mang tính rời rạc, thiếu sự kết hợp trong xúc tiến, mạnh ai nấy làm, dẫn tới cạnh tranh không lành mạnh trong lôi kéo các nhà đầu tư giữa các tỉnh trong cùng một vùng, thậm chí giữa các

Trang 36

KCN trong cùng một tỉnh, giữa trong và ngoài KCN trên cùng một địa bàn nên hiệu quả công tác này chưa cao.

Cụ thể, ở cấp trung ương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tổ chức xúc tiến đầu tư thông qua các hình thức: Tổ chức diễn đàn đầu tư trong và ngoài nước;

tổ chức gặp gỡ các nhà đầu tư; xây dựng trang web giới thiệu môi trường đầu

tư Việt Nam; cử các phái đoàn ra nước ngoài để xúc tiến đầu tư…

Ở cấp địa phương, tuỳ vào điều kiện ở mỗi tỉnh, thành phố mà áp dụng hình thức xúc tiến đầu tư đa dạng:

- Lập các trung tâm xúc tiến đầu tư để quảng bá về KCN nói riêng và môi trường đầu tư của tỉnh nói chung;

- Tổ chức các hội thảo, các phái đoàn đi các địa phương trong nước và nước ngoài xúc tiến đầu tư;

- Ban quản lý KCN tỉnh, thành phố tự tổ chức xúc tiến đầu tư và các công ty cơ sở hạ tầng tự xúc tiến đầu tư vào các KCN của mình

1.3.2.3 Chính sách lao động

Với cơ chế quản lý “một cửa tại chỗ”, đa số các Ban quản lý được BộLao động Thương binh và Xã hội uỷ quyền quản lý lao động, trong đó có quản lý tuyển dụng lao động Đa số ban quản lý khu công nghiệp có bộ phận tuyển dụng lao động, qua kênh này đáp ứng 30 – 40% lao động, còn lại các công ty dịch vụ cung ứng lao động cung cấp hoặc doanh nghiệp tự tuyển dụng

- Công tác đào tạo lao động: Hiện nay có rất nhiều hình thức đào tạo lao động cho các khu công nghiệp như: Ban quản lý KCN tham gia lập trường

để đào tạo (TP Hồ Chí Minh); Doanh nghiệp liên kết với các trường đại học, cao đẳng có uy tín để đào tạo; Doanh nghiệp đưa công nhân ra nước ngoài đào tạo; và doanh nghiệp tự đào tạo

Trang 37

1.3.2.4 Các chính sách ưu đãi các nhà đầu tư trong và ngoài nước trong

KCN

a.Về thuế

Ngay từ những ngày đầu nhà nước đã có ưu đãi đặc biệt đối với các doanh nghiệp hoạt động trong khu chế xuất (xuất khẩu 100% ra nước ngoài) Đến năm 1994, Nghị định 192/CP đã mở rộng đối tượng đượng ưu đãi thuế đến các doanh nghiệp có vốn ĐTNN hoạt động trong các KCN nếu có mức xuất khẩu cao, với các mức ưu đãi là: 10%; 18% và 22% (thay vì 15%; 20%;

và 25%) và được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp từ 1 2 năm Sau khi có –Nghị định này, Việt Nam đã thu hút dược rất nhiều nhà ĐTNN vào các KCN đầu tư

Đến năm 1997, Nghị định 36/CP ra đời thay thế Nghị định 192/CP Theo đó mức ưu đãi đối với thuế thu nhập doanh nghiệp được nâng lên đáng kể: 10%; 15%; 20% và với mức miễn giảm cao nhất là 2 năm kể từ khi có lãi

và giảm 50% trong 2 năm tiếp theo Tuy nhiên, Nghị định này cũng chưa cho phép các doanh nghiệp trong nước đầu tư vào KCN hưởng ưu đãi này

Năm 2003, Nghị định 164/2003/NĐ CP qui định chi tiết thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp đưa các nhà đầu tư nước ngoài và trong nước về cùng một mặt bằng thuế thu nhập doanh nghiệp ở mức phổ biến là 28% và những ưu đãi là giống nhau đối với các doanh nghiệp đầu tư vào các KCN, KCX Đây cũng là những ưu đãi nổi bật của các doanh nghiệp trong các KCN, KCX so với các doanh nghiệp đầu tư bên ngoài

-Trên thực tế trong những năm vừa qua, bên cạnh việc ưu đãi đối với các doanh nghiệp trong các KCN theo qui định chung của Chính phủ, hầu hết các tỉnh còn có nhiều chính sách ưu đãi bổ sung đối với các doanh nghiệp đầu

tư vào tỉnh (33/48 tỉnh) Các ưu đãi phổ biến là: Tăng thời gian miễn thuê đất thêm 5, 8 năm so với qui định của Nhà nước; tăng thời gian miễn, giảm thuế

Trang 38

thu nhập, VAT cho các doanh nghiệp đầu tư vào các KCN trong tỉnh… Đây được coi là hiện tượng “xé rào” của các địa phương trong thu hút đầu tư nhằm tăng sức hấp dẫn địa phương Tuy nhiên, đầu năm 2005, Chính phủ, Bộ Tài chính đã chấn chỉnh mạnh việc ưu đãi này nhằm đảm bảo tính cạnh tranh bình đẳng giữa các địa phương

b Cơ chế tài chính cho thuê đất

- Đối với công ty phát triển hạ tầng là doanh nghiệp ĐTTTNN được , nhà nước cho thuê đất hoặc bên Việt Nam trong liên doanh được nhà nước giao đất góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất theo mức giá thuê đất, mặt nước, mặt biển áp dụng đối với các hình thức ĐTNN tại Việt Nam áp dụng tại Quyết định số 189/2000/QĐ-BTC ngày 24/11/2000 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính

- Đối với các công ty phát triển cơ sở hạ tầng là các doanh nghiệp trong nước: Được Nhà nước cho thuê đất dưới hình thức giá thuê đất trong nước qui định tại Quyết định số 1357/TC/QĐ/TCT ngày 30/12/1995 của Bộ Tài Chính (bằng 0,5% trên giá đất do UBND cấp tỉnh ban hành theo qui định của Chính phủ)

Các công ty phát triển cơ sở hạ tầng KCN, KCX được quyền cho thuê lại đất đã có cơ sở hạ tầng theo giá cho thuê lại đất do công ty ấn định sau khi

có sự thoả thuận của ban quản lý khu công nghiệp cấp tỉnh và được thể hiện trong hợp đồng cho thuê lại đất ký giữa công ty cơ sở hạ tầng KCN với doanh nghiệp khu công nghiệp

1.4 PH N T Â ÍCH TÁC ĐỘNG CỦA KHU CÔNG NGHIỆP ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ.

Sự xuất hiện các khu công nghiệp ở mọi quốc gia nói chung và Việt Nam nói riêng đem đến những tác động tích cực sau đây:

Trang 39

1.4.1 Tác động tích cực đến quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá v à phát triển kinh tế quốc gia

Như trên đã nói, khu công nghiệp chính là những mảnh đất thuận lợi cho sự xuất hiện của các doanh nghiệp công nghiệp trong nước và doanh nghiệp đầu tư nước ngoài Ở Việt Nam, hiện nay đã có tới 3.000 doanh nghiệp trong và ngoài nước sản xuất và dịch vụ công nghiệp hoạt động trong các khu công nghiệp với tổng vốn đầu tư thu hút khoảng 11,34 tỷ USD Đã có

131 khu công nghiệp do Thủ tướng chính phủ cấp giấy phép đã thúc đẩy nhanh vào quá trình công nghiệp hoá ở nước ta

1.4.2 Tác động đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực và có lợi

Việt Nam vốn là một đất nước nông nghiệp Sự ra đời của các khu công nghiệp đã thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trong nông nghiệp Đối với cơ cấu theo thành phần sở hữu thì sự phát triển khu công nghiệp làm tăng tỷ trọng thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, phù hợp với đặc điểm của kinh tế thị trường Thực tế đã cho thấy các địa phương có khu công nghiệp nhiều như tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa Vũng Tàu thì tỷ trọng nông nghiệp - trong cơ cấu ngành kinh tế chỉ còn khoảng 10 15%, và tốc độ chuyển dịch cơ -cấu rất nhanh

1.4.3 Tác động mạnh đến quá trình đô thị hoá.

Sự phát triển các khu công nghiệp đã làm cho tiến trình đô thị hoá được diễn ra một cách nhanh chóng hơn Cụ thể là:

- Cơ sở hạ tầng của các vùng đất khu công nghiệp và xung quanh khu công nghiệp được nâng cấp, và từ đó mọc lên những thị tứ, nhiều nơi trở thành những thành phố sầm uất, có đầy đủ điện, nước, đường xá, hệ thống

Trang 40

thông tin liên lạc, các đường xá, công trình phúc lợi hiện đại, đạt tiêu chuẩn quốc tế.

- Tạo ra sự thay đổi cơ cấu lao động, cơ cấu dân cư theo hướng: nâng cao

tỷ lệ công nhân, và tỷ lệ dân cư thành thị

1.4.4 Tác động mạnh đến quá trình hoàn cải thiện môi trường đầu tư bằng các chính sách phù hợp

Các khu công nghiệp, thực tế đã trở thành “vườn ươm “ hay là nơi thử nghiệm các cơ chế, chính sách mới, tiên tiến như: cơ chế “một cửa tại chỗ”, hay cơ chế “tự bảo đảm tài chính” cũng như nhiều chính sách khác về hoàn thiện thủ tục kiểm hoá hải quan, phát triển hoạt động tài chính – ngân hàng trong các khu công nghiệp có sự phối hợp của ban quản lý khu công nghiệp Tất cả đều tạo môi trường đầu tư tại các khu công nghiệp hấp dẫn hơn

vụ trên ra đời cùng với sự ra đời và phát triển của các khu công nghiệp, đồng thời nó góp phần tạo nên sự tiẹn ích của các khu công nghiệp, làm cho môi trường kinh doanh và môi trường sống tại các khu này được cải thiện theo hướng hiện đại hoá và văn minh

1.4.6 Tác động n âng cao năng lực c ạnh tranh v à hội nhập kinh tế quốc tế.

Các khía cạnh về hội nhập quốc tế được thúc đẩy nhờ sự phát triển các khu công nghiệp, đó là: chính khu công nghiệp là nơi thử nghiệm đầu tiên

Ngày đăng: 22/01/2024, 17:04

w