Sáng kiến “Phương pháp nêu vấn đề trong giảng dạy môn GDCD ở trường THPT” đưa ra vấn đề cơ bản nhất về lí luận của phương pháp nêu vấn đề và tập trung nêu ra các ví dụ cụ thể trong một số phần trong các bài GDCD lớp 12 bằng những “tình huống có vấn đề” giáo viên nêu ra vấn đề để cho học sinh giải quyết sát với nội dung bài học, gần gũi với thực tiễn cuộc sống mà các em đã ít nhiều được nghe, nhìn thấy hoặc đã từng làm. Giáo viên cũng cần gợi ý cho học sinh phát hiện và biết cách tự đặt ra được các vấn đề bức xúc của cuộc sống hằng ngày để cùng bàn bạc giải quyết một cách có hiệu quả. Mời quý thầy cô tham khảo sáng kiến trên.
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM PHƯƠNG PHÁP NÊU VẤN ĐỀ TRONG QUÁ TRÌNH GIẢNG DẠY MÔN GDCD Ở BẬC THPT PHẦN MỞ ĐẦU I. Bối cảnh của đề tài Môn giáo dục công dân (GDCD) là một môn khoa học xã hội. Mục tiêu của môn học là trao dồi, bồi dưỡng những tri thức cần thiết để cho học sinh trở thành người công dân có ích cho đất nước. Cùng với các bộ môn khoa học khác nó đào tạo những người công dân mới vừa có tri thức khoa học, có đạo đức, có năng lực hoạt động thực tiễn, có ý thức trách nhiệm đối vớ i cộng đồng và đối với bản thân. Trong đó môn GDCD có vai trò quan trọng trong việc trang bị cho học sinh hệ thống tri thức khoa học cơ bản, phổ thông, thiết thực về đạo đức, pháp luật, đường lối chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước. Qua đó hình thành và phát triển ở học sinh thế giới quan khoa học, nhân sinh quan tiến bộ và từng bước hình thành cho học sinh thói quen, kỹ năng vận dụ ng tri thức đã học vào cuộc sống. Chúng ta sẽ không đạt đựợc những mục tiêu đó nếu như người dạy vận dụng không tốt các phương pháp trong giảng dạy môn GDCD. Nhất là áp dụng các phương pháp để học sinh liên hệ, vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn, trong đó có “phương pháp nêu vấn đề trong giảng dạy môn GDCD” Với những mục tiêu, yêu cầu của môn GDCD như đ ã nêu thì việc áp dụng các phương pháp dạy học của giáo viên ở trường THPT trong thời gian qua chưa đạt được hiệu quả giáo dục của chương trình đã đặt ra. Vì một trong những trọng tâm của đổi mới chương trình, sách giáo khoa là tập trung vào đổi mới phương pháp dạy – học, thực hiện dạy - học dựa vào hoạt động tích cực, chủ động của học sinh dưới sự tổ chức, h ướng dẫn của giáo viên nhằm phát triển tư duy độc lập, sáng tạo, góp phần hình thành phương pháp và nhu cầu tự học, tạo niềm tin và hứng thú cho học sinh trong học tập. Thì việc vận dụng “phương pháp nêu vấn đề trong dạy – học môn GDCD” là cấp thiết trong giai đoạn hiện nay. II. Lí do chọn đề tài Để góp phần đào tạo những con người mới phát triển toàn diện nhằm đáp ứng yêu cầu c ủa địa phương, của đất nước trong tình hình mới. Để nâng cao chất lượng dạy - học cho phù hợp với mục tiêu của giáo dục hiện đại, một yêu cầu được đặt ra cho đội ngũ giáo viên là phải đổi mới phương pháp dạy học, chuyển từ lấy giáo viên làm trung tâm sang hướng lấy học sinh làm trung tâm. Môn GDCD ở trường THPT cũng phải đáp ứng yêu cầu đó. Đổi mới phương pháp dạy học đối với môn GDCD thực chất là giải quyết vấn đề: làm thế nào để phát huy tính tích cực, chủ động tìm hiểu kiến thức của học sinh? Hình thành và phát triển kỹ năng học tập bộ môn cho học sinh, giáo viên cần đặt cho học sinh trước những tình huống có vấn đề một cách thực tế, sinh động nhằm kích thích sự tìm tòi, sáng tạo của học sinh trong học tập. Đ ó là cách dạy học nêu vấn đề, nó có thể đáp ứng được phần nào yêu cầu của nền giáo dục hiện đại. Người thầy giữ vai trò là người hướng dẫn, học sinh chủ động, tự giác trong học tập. Với một bài soạn được thiết kế theo nhiều tình huống khác nhau xoay quanh một vài đơn vị kiến thức, giáo viên sẽ điều khiển toàn bộ quá trình học tập, lôi cuốn h ọc sinh tham gia tích cực vào việc tự tìm hiểu và chiếm lĩnh kiến thức, đồng thời cũng tự đánh giá về những kết quả tiếp thu nhận được của bản thân. Đây là phương pháp được vận dụng nhiều không chỉ riêng bộ môn GDCD mà còn trong các môn khoa học khác nữa. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận đổi mới phương pháp dạy - học và kinh nghiệm của bản thân trong thực tế giảng d ạy, tôi xin ghi nhận lại những việc đã và đang làm của bản thân đạt được những kết quả nhất định trong việc áp dụng “phương pháp nêu vấn đề trong quá trình giảng dạy môn GDCD ở bậc THPT”. III. Phạm vi nghiên cứu Đề tài “phương pháp nêu vấn đề trong dạy- học môn GDCD- bậc THPT” của tôi chỉ giới hạn trong phạm vi các bài học công dân với pháp luật của khối lớp 12 và việc v ận dụng phương pháp nêu vấn đề trong quá trình giảng dạy môn GDCD với một số lớp 12 của trường THPT Chu Văn An, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang. IV. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu - Việc sử dụng “phương pháp nêu vấn đề trong giảng dạy môn GDCD ở trường THPT” là vấn đề không mới, nhưng vẫn còn nhiều giáo viên dạy môn GDCD vẫn chưa khai thác triệt để thế mạnh củ a phương pháp này. Trong phạm vi bài viết này tôi xin nêu tóm tắt, cơ bản nhất về lí luận của phương pháp nêu vấn đề và tập trung nêu ra các ví dụ cụ thể trong một số phần trong các bài GDCD lớp 12 bằng những “tình huống có vấn đề” giáo viên nêu ra vấn đề để cho học sinh giải quyết sát với nội dung bài học, gần gũi với thực tiễn cuộc sống mà các em đã ít nhiều được nghe, nhìn thấy hoặc đ ã từng làm. Giáo viên cũng cần gợi ý cho học sinh phát hiện và biết cách tự đặt ra được các vấn đề bức xúc của cuộc sống hằng ngày để cùng bàn bạc giải quyết một cách có hiệu quả. - Khi áp dụng “phương pháp nêu vấn đề trong quá trình giảng môn GDCD bậc THPT” tôi nhận thấy học sinh đã có nhận thức đúng về vị trí, vai trò của môn GDCD trong nhà trường. Cụ thể là các em đã chấp hành tốt nội qui của trường và các qui đị nh của pháp luật, đồng thời nhận thức đúng về ý nghĩa và tầm quan trọng của pháp luật trong đời sống của mỗi con người, biết tuyên truyền, vận động mọi người cùng thực hiện tốt các qui định của pháp luật trong đời sống hằng ngày. PHẦN NỘI DUNG I. Cơ sở lí luận Giảng dạy môn GDCD ở trường THPT đòi hỏi mỗi người giáo viên phải giúp cho học sinh lĩnh hội chính xác, đầy đủ hệ thống tri thức khoa học cơ bản, phổ thông, thiết thực về đạo đức, pháp luật, đường lối chủ trương của Đảng, pháp luật của nhà nước. Qua đó hình thành và phát triển ở học sinh thế giới quan khoa học, nhân sinh quan tiế n bộ và từng bước hình thành cho học sinh thói quen, kỹ năng vận dụng tri thức đã học vào thực tiễn. Luật giáo dục nước cộng ḥòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2005 được Quốc Hội thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2005 (ở điều 5, khoản 2) đã ghi nhận: “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡ ng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên” Bản chất của dạy - học là quá trình giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh. Sự tác động qua lại của quá trình trên làm cho các nhà khoa học sư phạm nghiên cứu và xây dựng thành các phương pháp dạy học. Trong đó phương pháp “nêu vấn đề” trong giảng dạy là một thành tựu của lí luận dạy họ c. Đó là bước tiến của khoa học sư phạm. Các phương pháp dạy cũ chủ yếu làm cho học Một buổi sinh hoạt chuyên đề của HS trường THPT Chu Văn An. sinh dễ hiểu, dễ nhớ, thuộc lòng bài học. Giáo viên dùng mọi cách để tác động vào học sinh sao cho trong một thời gian xác định học sinh tiếp thu một khối lượng tri thức nhất định. Với phương pháp giảng dạy như vậy, thì học sinh sẽ tiếp thu tri thức một cách thụ động, ít sáng tạo. “Phương pháp nêu vấn đề” trong giảng dạy sẽ kích thích nhu cầu tiếp nhận tri thức của học sinh, t ừng bước hình thành và phát triển tư duy độc lập, sáng tạo, biết tự đặt ra và giải quyết những vấn đề của cuộc sống. “Phương pháp nêu vấn đề trong giảng dạy môn GDCD” ngoài việc cung cấp tri thức bộ môn cho học sinh, nó còn xây dựng và phát triển thói quen vận dụng tri thức đã có để giải quyết những vấn đề, tình huống trong cuộc sống và nắm được bản chất của sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan. II. Thực trạng của đề tài 1. Thuận lợi - “Phương pháp nêu vấn đề” là một phương pháp được áp dụng khá phổ biến trong môn GDCD và các môn học khác trong nhà trường phổ thông, nên giáo viên và học sinh áp dụng cũng rất dễ dàng, phương pháp này dễ kết hợp với các phương pháp khác trong quá trình giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh. - Ban giám hiệu nhà trường quan tâm nhiều đến giáo d ục toàn diện cho học sinh, nhất là giáo dục về đạo đức, nhân cách và các kỹ năng sống. - Nhận thức được việc đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập là một trong những vấn đề cấp thiết hiện nay ở nước ta, Đảng và Nhà nước cũng như bộ giáo dục- đào tạo đã đưa ra nhiều nghị quyết, chỉ thị nhằm thúc đẩy việ c đổi mới phương pháp dạy học ở tất cả các cấp học, bậc học. “Đổi mới phương pháp dạy và học, phát huy tư duy sáng tạo và năng lực tự đào tạo của người học, coi trọng thực hành, thực nghiệm, ngoại khóa, làm chủ kiến thức, tránh nhồi nhét, học vẹt, học chay.” Riêng môn GDCD thì bộ giáo dục – đào tạo đã tổ chức nhiều hội ngh ị về đổi mới phương pháp dạy - học, đặc biệt là hội nghị ở Đà Lạt- tỉnh Lâm Đồng vào tháng 4 năm 2009, do thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển chủ trì để bàn về “Đổi mới kiểm tra đánh giá, thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy - học môn GDCD”. Từ đó đến nay có nhiều đợt tập huấn về môn GDCD để nâng cao chất lượng dạy – học . - Gần đây Bộ giáo dục - đào tạo ban hành thông tư 58 của hướng dẫn đánh giá, nhận xét và tham gia xếp loại hạnh kiểm của giáo viên dạy môn GDCD đã làm cho phụ huynh học sinh, cán bộ quản lí giáo dục các cấp và học sinh quan tâm nhiều hơn đến môn GDCD. 2. Khó khăn - Từ lúc môn GDCD chưa có sách giáo khoa (mà chỉ là tài liệu giáo dục công dân) thì đã có những nhận thức sai lệch về vị trí, vai trò của môn GDCD trong nhà trường phổ thông. Hiện nay, đã có sách giáo khoa, được xác định là bộ môn khoa học thuộc khoa học xã hội, có vai trò quan trọng trong hình thành nhân cách cho học sinh…nhưng vẫn còn những nhận thức sai lệch về vị trí, vai trò của môn GDCD và có thể nêu tóm tắt ở mấy vấn đề sau đây: Một là: Xem GDCD là môn chính trị thuần tuý, chủ yếu là tuyên truyền về đường lối của Đảng Cộng Sản Việt Nam, pháp luật của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Vi ệt Nam . Hai là: Xem GDCD là môn học phụ (thứ yếu – không quan trọng). Ba là: Do xem là môn phụ, nên trong tổ chức thi cử môn GDCD không được tham gia vào các kỳ thi quan trọng như: thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT), thi học sinh giỏi cấp THPT trong phạm vi toàn quốc, thi tuyển sinh đại học sư phạm cho những thí sinh đăng ký học ngành giáo dục chính trị (sau này làm giáo viên dạy GDCD) mà không thi môn GDCD, chỉ thi khối C: Văn, Sử, Địa. - Trước đây giáo viên thường sử dụng các phương pháp giả ng dạy chủ yếu là: giảng giải, diễn giảng, vấn đáp, đàm thoại mục đích là làm cho học sinh dễ hiểu, dễ nhớ, thuộc lòng bài học. Với phương pháp giảng dạy như vậy, thì học sinh sẽ tiếp thu tri thức một cách thụ động, ít sáng tạo. Nhiều học sinh đã phát biểu như thế này: “thầy, cô giáo giảng môn GDCD rất hay nhưng không vận dụng được kiế n để giải quyết tốt những vấn đề của cuộc sống đặt ra”, không hứng thú cho học sinh. - Với những mục tiêu, yêu cầu của môn GDCD như đã nêu thì việc áp dụng các phương pháp dạy học của giáo viên ở trường THPT trong thời gian qua chưa đạt được hiệu quả giáo dục của chương trình đã đặt ra. * Xuất phát từ những thực tế nêu trên là một giáo viên trung học, dạy môn GDCD. Tôi luôn suy nghĩ phải làm sao để sử dụng một cách có hiệu quả các phương pháp giảng dạy của mình để cho mỗi giờ giảng phải đạt kết quả như mục tiêu môn học đề ra và xuất phát từ đặc trưng của bộ môn GDCD. Nên sử dụng “phương pháp nêu vấn đề trong dạy- học môn GDCD” là phù hợp với mục tiêu, yêu cầu của bộ môn trong tình hình hiện nay. III. Các biện pháp tiến hành để giải quyết vấn đề 1. Kinh nghiệm áp dụng Đối với môn GDCD, trong giả ng dạy giáo viên phải dùng lời nói để giải thích nhiều, nên việc vận dụng “phương pháp nêu vấn đề trong việc dạy môn GDCD” ở nhà trường THPT có ý nghĩa rất quan trọng đối với người dạy và người học. Giáo viên phải từng bước hình thành ở học sinh thói quen tuân theo, biết cách vận dụng các quy luật khách quan, biết sử dụng các tri thức đã có được vào nhận thức và hoạt động thực tiễn trong công việc hằ ng ngày. “Phương pháp nêu vấn đề trong dạy - học môn GDCD” ở trường THPT xuất phát từ chính bộ môn. Là môn học trang bị cho học sinh những tri thức cơ bản, thiết thực về thế giới quan khoa học, nhân sinh quan cách mạng, phương pháp tư duy khoa học, với những kiến thức trừu tượng, khái quát cao. Để đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ của môn học thì phải có phương pháp truyền thụ và lĩnh hộ i có hiệu quả. Đó là “phương pháp dạy – học nêu vấn đề”. Học sinh sẽ nắm vững, hiểu sâu và rộng những kiến thức mà giáo viên truyền đạt. Tuy “phương pháp nêu vấn đề trong giảng dạy GDCD” có tác dụng to lớn trong việc truyền đạt và lĩnh hội tri thức, nhưng nó cũng không thể xem là một phương pháp vạn năng, được áp dụng cho mọi bài học, mọi đơn vị kiến thức c ủa môn GDCD trong trường THPT. Tùy theo từng bài giảng, từng nội dung bài học và đối tượng học sinh mà giáo viên lựa chọn và áp dụng phương pháp dạy phù hợp mới có hiệu quả. 2. Các giải pháp thực hiện Giảng dạy môn GDCD ở trường THPT là một trong những hoạt động giáo dục và giáo dưỡng của hhh hh giáo viên, thông qua việc truyền đạt kiến thức để tác động đến học sinh nhằm hình thành nhân cách cho các em. “Phương pháp nêu vấn đề trong dạy - học môn GDCD”, có vai trò góp phần thực hiện thành công mục tiêu đổi mới phương pháp dạy - học môn GDCD. Sử dụng các phương pháp dạy - học môn GDCD là phải chú ý phát huy tính độc lập, sáng tạo của học sinh để các em có thể xử lí tốt với mọi tình huống và tự giải quyết các vấn đề của cuộc sống đặt ra. Giáo viên không chỉ có nhiệm vụ truyền thụ những kết luận có sẵn mà nêu ra những tình huống có vấn đề để học sinh giải quyết. 2.1. Quan niệm về phương pháp nêu vấn đề: Đặt ra và giải quyết vấn đề là những thành tố tất yếu của dạy học nêu vấn đề. Với tư cách là kết quả, giải quyết vấn đề sẽ hình thành ở học sinh sự hiểu biết bản chất của hiện tượng hay sự kiện nào đó. Đương nhiên, việc đặt ra và giải quyết vấn đề học sinh chỉ có thể đạt được kết quả dưới sự hướng dẫn của giáo viên và cùng với giáo viên thực hiện. Do đó, giảng dạy nêu vấn đề là sự giải thích một hiện tượng hay một sự kiện nào đó thông qua việc đặt ra và giải quyết vấn đề do học sinh thực hiện cùng với giáo viên và dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Như vậy, hạt nhân của giảng dạy nêu vấn đề là việc hình thành vấn đề, ở đây vai trò của giáo viên rất quan trọng. Giáo viên có thể dùng hệ thống câu hỏi phù hợp với nội dung kiến thức của bài học và đối tượng học sinh để đưa các em vào tình huống có vấn đề, hoặc dưới sự hướng dẫn của giáo viên học sinh có thể tự đưa mình vào tình huống có vấn đề. Kết quả của việc giảng dạy nêu vấn đề không chỉ là tổng số các đơn vị tri thức mà học sinh thu nhận được mà còn hình thành ở học sinh ý nghĩa bên trong của các hiện tượng, sự kiện tức là hiểu bản chất của sự vậ t, hiện tượng, sự kiện. Trong khi giải quyết vấn đề, tùy theo mức độ câu hỏi và trình độ của học sinh mà giáo viên có thể gợi ý hoặc không gợi ý để học sinh giải quyết vấn đề. Nhưng quan trọng nhất là sau khi học sinh giải quyết vấn đề xong, giáo viên phải nhận xét, đánh giá, hệ thống hóa tri thức cần thu nhận. 2.2. Tình huống có vấn đề: là sự mâu thuẫn giữa nhữ ng tri thức đã biết với những tri thức chưa biết, mâu thuẫn này chỉ có thể giải quyết được nhờ vào sự tích cực trong suy nghĩ và sự sáng tạo của học sinh trong học tập. Việc xác định được các tình huống có vấn đề trong bài dạy giữ vai trò quyết định sự thành công của giáo viên khi thực hiện “phương pháp dạy - học nêu vấn đề”. Trên cơ sở Mô hình học tập theo nhóm mục đích- yêu cầu của từng bài học giáo viên sẽ xác định những kiến thức nào là trọng tâm mà thầy và trò cùng giải quyết. Ví dụ 1: Bài 1: “pháp luật và cuộc sống” (lớp 12). Giáo viên có thể nêu vấn đề thế này: pháp luật có phải là những điều cấm đoán làm hạn chế tự do của con người không? Vấn đề được đặt ra là: thoáng qua thì pháp luật là những điều cấm đoán làm hạn ch ế, mất tự do của con người, nhưng vấn đề đặt ra cho học sinh giải quyết “pháp luật có phải là những điều cấm đoán làm hạn chế tự do của con người không?” Hướng giải quyết vấn đề: giáo viên tiếp tục nêu vấn đề “trong xã hội hiện nay nếu như không có luật giao thông đường bộ thì sẽ thế nào? Vì sao như thế? hoặc giáo viên có thể nêu vấn đề khác nh ư: trong gia đình cha mẹ không quy định gì về thời gian học hành, vui chơi, giải trí, nhưng sau đó bất ngờ kiểm tra đột xuất và phạt nặng vì vi phạm những qui định “tùy hứng”, “chủ quan, áp đặt” của cha mẹ hoặc ở trường không có nội qui, qui định thì việc học tập, vui chơi của các em có thuận lợi không? Vì sao như vậy? Sau đó giáo viên kết luận hoặc hướng dẫn học sinh kết lu ận vấn đề: pháp luật không phải là những điều cấm đoán, làm hạn chế tự do của con người mà nó còn tạo điều kiện thuận lợi đề mỗi con người đều được tự do trong lao động, học tập, vui chơi- giải trí, nghiên cứu khoa học, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công dân Ví dụ 2 : Bài 2: “Thực hiện pháp luật” (lớp 12). Giáo viên có thể nêu vấn đề để củng cố cả bài học: hãy nêu một tình huống pháp luật và chỉ ra đủ các hình thức thực hiện pháp luật trong tình huống đó? Vấn đề đặt ra là: học sinh phải vận dụng kiến thức môn Ngữ Văn và kiến thức pháp luật của môn GDCD để xây dựng một tình huống và chỉ ra bốn hình thức thực hiện pháp luật trong tình huống đó. Hướng giải quyết vấn đề: giáo viên lưu ý cho học sinh phải hiểu được nội dung của bốn hình thức thực hiện pháp để từ đó đưa vào tình huống cho phù hợp. Từ sử dụng pháp luật, thi hành pháp luật, tuân thủ pháp luật đến áp dụng pháp luật một cách hợp lôgic, sát thực tiễn cuộc sống. Sau đó giáo viên kết luận hoặc hướng dẫn học sinh kết luận vấn đề: bằng cách lấy một tình hu ống của học sinh làm tốt để chia sẻ cho cả lớp tham khảo, học tập. Hoặc giáo viên nêu ra một tình huống pháp luật gợi ý thế này: “Ông Trần Văn T vừa trúng được hai vé số đặc biệt. Do có kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng nên Ông quyết định thành lập công ty TNHH xây dựng “ Văn T” và được cơ quan có thẩm quyền công nhận; Công ty “ Văn T” thực hiện việc mở sổ kế toán đúng quy định của pháp luật và đóng thuế đúng số, đủ kì; do chủ quan nên Ông Trần Vă n T không kiểm tra việc thuê lao động, để cho người chưa thành niên làm những công việc nặng nhọc trên công trường và bị thanh tra xây dựng xử phạt về hành vi nhận người chưa thành niên làm những công việc nặng nhọc trái với luật lao động đã qui định”. * Bốn hình thức thực hiện pháp luật trong tình huống trên có thể nêu ra thế như thế này: + Hình thức thực hiện pháp luật : là Ông Trần Văn T thành lập công ty TNHH xây dựng “ Văn T” và được cơ quan có thẩm quyền công nhận- quyền của Ông T. + Hình thức thi hành pháp luật : là Công ty “ Văn T” thực hiện việc mở sổ kế toán đúng quy định của pháp luật về thuế và đóng thuế đúng số, đủ kì- nghĩa vụ buộc mà Ông T phải làm khi tham gia kinh doanh. + Hình thức tuân thủ pháp luật : là Ông Trần Văn T sử dụng người chưa thành niên làm những công việc nặng nhọc trái với luật lao động đã qui định. Trong khi pháp luật về lao động cấm sử dụng người chưa thành niên làm những công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm- Ông T đã làm điều mà pháp luật cấm không được làm. + Hình thức áp dụng pháp luật : là Ông Trần Văn T, giám đốc công ty TNHH xây dựng “ Văn T” bị cơ quan thanh tra xây dựng xử phạt về hành vi sử dụng người lao động chưa đủ tuổi theo qui định của luật lao động để làm công việc nặng nhọc- thanh tra xây dựng là cơ quan có thẩm quuyền căn cứ vào qui định của pháp luật để xử lí vi phạm. 2.3. Xây dựng hệ thống câu hỏi tình huống có vấn đề. Hệ thống câu hỏi bao gồm câu hỏi tái hiện, so sánh, phân tích, khái quát hóa, tìm tòi phát hiện để dẫn dắt học sinh giải quyết vấn đề do giáo viên đặt ra. [...]... giải pháp mà bản thân tôi đã áp dụng phương pháp nêu vấn đề trong dạy – học môn GDCD” lớp 12 ở trường THPT Chu Văn An đạt hiệu quả trong thời gian vừa qua 3 Hiệu quả của SKKN Thực tế cho thấy việc áp dụng kinh nghiệm phương pháp nêu vấn đề trong giảng dạy môn GDCD ở trường trung học phổ thông đã giúp cho tiết dạy sinh động và hiệu quả hơn Giáo viên làm việc trên lớp nhẹ hơn trước Một tiết học thời... và từ thực tế để nâng cao lý luận dạy học 2 Đối với học sinh - Phương pháp nêu vấn đề trong dạy - học môn GDCD” phát huy được tính tích cực, tự giác học tập của học sinh, giúp hình thành tính độc lập và sáng tạo trong tư duy, khắc phục được tình trạng thụ động trong việc tiếp nhận tri thức của học sinh - Phương pháp nêu vấn đề trong dạy - học môn GDCD” giúp cho học sinh chuẩn bị được một năng lực... I Những bài học kinh nghiệm Sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này vào bài dạy GDCD, tôi rút ra được những kinh nghiệm quý báu trong việc dạy – học với việc vận dụng phương pháp phương pháp nêu vấn đề , trong dạy- học môn GDCD- bậc THPT: - Một là, phương pháp nêu vấn đề yêu cầu giáo viên đầu tư nhiều công sức và thời gian vào việc soạn giáo án, phải đặt ra được tình huống có vấn đề, dự kiến các... các vấn đề mới nảy sinh - Phương pháp nêu vấn đề trong dạy - học môn GDCD” còn giúp học sinh vững tin vào chân lí của các kiến thức do chính mình rút ra và kiểm nghiệm, rèn luyện tác phong mạnh dạn, tự tin, tính độc lập trong học tập và sinh họat tập thể, tạo niềm vui trong sự khám phá tri thức - Dạy học nêu vấn đề vào dạy - học môn GDCD” sẽ giúp các em có một tư duy lôgíc trong khi lý giải một vấn. .. chủ động tìm cách giải quyết vấn đề và thông qua đó, giúp cho giáo viên thu được những thông tin phản hồi của học sinh từ đó giáo viên điều chỉnh trong nêu vấn đề vừa sức, định hướng suy nghĩ, giải quyết vấn đề của học sinh được đúng hơn - Đề tài được xây dựng trên cơ sở rút ra từ kinh nghiệm áp dụng lý luận dạy học nêu vấn đề vào thực tế giảng dạy và dựa vào đó mà quá trình vận dụng ngày càng đạt... và học sinh cùng đánh giá kết quả như sau: + Mọi công dân nước ta đều có quyền học tập không hạn chế, từ bậc tiểu học, trung học, đại học và sau đại Học sinh THPT Chu Văn An với lớp học làm người có ích học; + Mọi công dân nước ta đều có quyền học bất cứ ngành nghề nào nếu phù hợp với năng khiếu, sở trường và điều kiện của gia đình của mình; + Mọi công dân nước ta đều có quyền học thường xuyên, học. .. quyết vấn đề của học sinh và các phương án để điều chỉnh học sinh vào những phương án giải quyết vấn đề đúng với mỗi tiết dạy, giáo viên cần nêu rõ yêu cầu mục tiêu của bài học, từ đó biết được đâu là kiến thức trọng tâm mà học sinh cần khắc sâu để đưa ra được phương pháp dạy học phù hợp với nội dung bài học, không nên áp dụng chỉ một phương pháp mà cần có kết hợp nhiều phương pháp trong cùng một bài học. .. học giờ GDCD hơn kết quả như sau : NĂM HỌC 2011 – 2012: Khối Tổng số lớp học sinh 11 12 Trung bình khá Giỏi 210 47 ~ 22.38 % 98 ~ 44.7 % 74 ~ 33.8 % 140 02 ~ 1.4 % 109 ~ 77.9 % 29 ~ 20.7 % Vận dụng « phương pháp nêu vấn đề trong dạy – học môn GDCD bậc THPT » mang lại hiệu quả trong việc giáo dục học sinh sẽ góp phần đổi mới phương pháp dạy học môn GDCD, gúp học sinh gắn lý luận với thực tiễn được... kết quả vừa nêu, chứng tỏ việc vận dụng « phương pháp nêu vấn đề trong dạy – học môn GDCD bậc THPT » bản thân tôi áp dụng mang lại kết quả khả quan trong việc giáo dục học sinh theo phương châm « học đi đôi với hành », gắn lý luận với thực tế cuộc sống Năm 2011-2012 tuy loại giỏi có giảm, nhưng tăng loại khá và tính tích cực, chủ động của học sinh trong giờ học tốt hơn, các em ham thích học giờ GDCD... định của pháp luật nước ta về tính mạng, sức khỏe để tăng thêm tính thuyết phục của phần kết luận Ví dụ 2: ở bài 8, lớp 12, phần 1 quyền quyền học tập sáng tạo và phát triển của công dân, giáo viên nêu vấn đề: em có nhận xét gì về quyền quyền học tập của công dân ở nước ta hiện nay? Học sinh suy nghĩ, phát hiện vấn đề, tự tìm giải pháp để giải quyết vấn đề theo những thông tin mà giáo viên nêu và đi . trong lĩnh vực x y dựng nên Ông quyết định thành lập công ty TNHH x y dựng “ Văn T” và được cơ quan có thẩm quyền công nhận; Công ty “ Văn T” thực hiện việc mở sổ kế toán đúng quy định của pháp. áp dụng đề tài n y vào thực tiễn giảng d y của mình thì mâu thuẫn giữa thời gian và nội dung được giải quyết. Vì v y, đ y là một trong những phương pháp rất phù hợp với việc d y – học GDCD trong. và x y dựng thành các phương pháp d y học. Trong đó phương pháp “nêu vấn đề” trong giảng d y là một thành tựu của lí luận d y họ c. Đó là bước tiến của khoa học sư phạm. Các phương pháp d y cũ