1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Giáo trình lịch sử việt nam tập 1 từ nguyên thủy đến đầu thế kỉ x (nxb đại học sư phạm 2013) nguyễn cảnh minh, 214 trang

214 1 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giáo Trình Lịch Sử Việt Nam Tập 1 Từ Nguyên Thủy Đến Đầu Thế Kỉ X
Tác giả Nguyễn Cảnh Minh, Đàm Thị Liên
Người hướng dẫn PGS.TS. Nguyễn Cảnh Minh, TS. Đàm Thị Uyên
Trường học Đại Học Sư Phạm
Thể loại giáo trình
Năm xuất bản 2013
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 214
Dung lượng 8,38 MB

Nội dung

Giới thiệu tiến trình phát triển của lịch sử Việt Nam từ thời nguyên thuỷ đến thế kỉ X gồm: các giai đoạn phát triển của xã hội nguyên thuỷ, sự tồn tại của các quốc gia cổ đại và các nền văn hóa lớn trên đất nước Việt Nam, thời gian bị bọn phong kiến phương Bắc đô hộ hơn một nghìn năm và phong trào đấu tranh giành độc lập lâu dài, liên tục của nhân dân ta thời Bắc thuộc, xây dựng nền văn hóa và văn minh Việt Nam thời cổ đại.

Trang 4

MỤC LỤC

Chuong | VIET NAM THOI NGUYEN THUY

| Hoan cảnh tự nhiên của Việt Nam thuận lợi cho sự sinh tồn và phái triển của người nguyên thuỷ

4 Vị trí

li Những dấu vết của Người tối cổ (Người vượn) ở Việt Nam .13

II Sự chuyển biến từ Người tối cổ thành Người hiện đại (Người tinh khôn) ~ Từ người Núi Do đến người Sơn Vi

1 Sự chuyển biến

2 Cuộc sống và xã hội của người Sơn VÌ cece tects 2221122112121 18

IV Cu dan Hoa Binh Bac San ~ chủ nhân văn hoá đá mới sơ kì ở Việt Nam 19 1 Cư dân Hoà Bình

2 Cư dân Bắc Sơn

V Cách mạng đả mới và cư dân nông nghiệp trồng lúa thời hậu ki đã mới ở Việt Nam

Vi Bước phát triển xã hội cuối thời nguyên thuỷ - sự ra đời của thuật luyện kim, nghề nông trồng lúa nước và những nền văn hoá lớn

1 Cự dân Phùng Nguyễn - Chủ nhân văn hoá sơ kì thời đại đồng thau 2 Văn hoá Sa Huynh va cu dan Sa Huynh

3 Văn hoá Đồng Nai và văn hoa Oc Eo

Đài tập chương !

Tài liệu tham khảo chương Ís ccekexoee

Hưởng dẫn học tập chương Í co kuererie

Trang 5

Chương If THO! Ki DUNG NUGC VAN LANG - AU LAC

| Khái quát về lịch sử nghiên cứu thời ki Van lang - AU aC ee ecccccccceeecseeesteeeeeceeeneees 43

1 Thời phong kiến

2 Thời kỉ thực dân Pháp đô hộ 3 Thời kì 1945 đến nay

II Văn hố Đơng sơn và những chuyển biến về kinh tế, văn hoá

1 Quá trình hình thành văn hoá Đơng Sơn

2 Văn hố Đông Sơn “

3 Những chuyển biến kinh tế từ văn hoá bá Phùng Ngun đến văn hố Đơng 8 Sơn 57 4 Những chuyển biến xã hội

III Nhà nước Văn Lang

1 Nguồn gốc và điều kiện ra đời "

2 Thời điểm ra đời, cấu trúc và đặc điểm của Nhà nước Văn Lang

3 Đời sống của cư dân Văn Lang

IV Nước Âu Lạc

1 Sự ra đời Nhà nước Âu Lạc

2 Bước phát triển mới của nước Âu Lạc

V Nền văn minh Sông Hồng

1 Khái niệm văn hoá, văn mính “ 2 Những điều kiện để hình thành và phát triển văn minh Sông Hồng 87

3 Những thành tựu của nền văn mính Sông Hồng 4 Đặc điểm và ý nghĩa lịch sử của nền văn minh Sông Hồng VI Sự sụp đổ của nhà nước Âu Lạc

Câu hỗi và bài tập chương !Í

Tài liệu tham khảo chủ yếu chương II Hướng dẫn học tập chương It

Tài liệu đọc thêm

Chương Hí THỜI BẮC THUỘC VÀ CÁC CUỘC ĐẤU TRANH GIẢNH ĐỘC LAP

DAN TOC CUA NHÂN DÂN TA 100

I Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng và khảng chiến chống quân xâm lược Hản 1 Chế độ cai trị của nhà Triệu và nhà Hản ở nước Âu Lạc trước cuộc khởi nghĩa

2 Chính sách bóc lột tàn bạo

Trang 6

3 Chính sách đồng hoá dân tộc 103

.105

- 109

4 Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng

5, Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Han

II Tình hình nước ta từ sau khởi nghĩa Hai Bà Trung dén trước khởi nghĩa Lý Bí .112 112 1 Chính sách đô hộ của các triểu đại phương Bắc

2 Những chuyển biến về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội Việt Nam trong các thể kỉ | — VỊ

3 Cuộc đấu tranh giành độc lập trong những thế kỉ I — VI (đến trước khởi nghĩa Lý B7 128 ill Khởi nghĩa Lý Bí và nhà nước Vạn Xuân

1 Nguyên nhân khởi nghĩa 2 Diễn biến khởi nghĩa 3 Nhà nước độc lập, tự chủ Vạn Xuân 4 Cuộc kháng chiến chống quân Lương xâm lược của Triệu Quang Phục để bảo vệ nền độc lập tự chủ IV Tình hình nước ta trong các thế kỉ VII - đầu thế ki X và các cuộc khởi nghĩa

giành độc lập dân tộc thời thuộc Đường 137 1 Chính sách đô hộ của nhà Đường 137 2 Chính sách bóc lột tân bạo 139

3 Những chuyển biển về kinh tế, văn hoá, xã hội nước ta thời thuộc Đưỡng 140

4 Các cuộc khởi nghĩa chống đô hộ thời thuộc Đường 144

Câu hỏi và bài tập chương fit 150

Hưởng dẫn học tập 151

Tài liệu đọc thêm 153

Chương IV CÁC CUỘC GIA CỔ Ở KHU VỰC PHÍA NAM VIỆT NAM 155

I Quốc gia cổ Champa - 155

1 Quá trình hình thành, phát triển và suy tàn 455 2 Tinh hình chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của nước Champa cổ

II Quốc gia cổ Phù Nam 166

1 Quả trình hình thành, phát triển và suy tàn 186

2 Tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội từ thế kỉ I - VỊ „167

Đài tập chương fV 175

Trang 7

Hướng dẫn học tập chương IV Tài liệu đọc thêm „ 176 „177 Tổng kết học phần ï

NHUNG NET CHINH CUA LICH SU VIET NAM TU NGUYEN THUY

ĐẾN BẮC THUỘC VA CHONG BAC THUOC

Phụ lục Sen yên : 187 1 Mối quan hệ giao lưu văn hoá giữa một số quốc gia vùng Đông Nam Á

thời cổ đại 2 Vấn đề Loa Thành

3 Sự khủng hoảng của Phù Nam và sự hình thành Chân Lạp 196 Bảng tra cúu thuật ngữ

Trang 8

Ls; noi dau

Bộ môn Lịch sử hình thành từ lúc Trường ĐHSP Hà Nội được quyết định thành lập

(11/10/1951) và trở thành một khoa từ năm học 1963-1964 Ngay từ những năm đầu tiên,

tài liệu học tập về Lịch sử Việt Nam, Lịch sử thế giới, Phương pháp dạy học lịch sử và

nhiều bộ môn bổ trợ khác đã được biên soạn

Từ sau năm học 1958 - 1959, giảng viên khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà Nội bắt đầu biên soạn các giáo trình về lịch sử và phương pháp dạy học lịch sử, dịch nhiều sách của

nước ngoài, chú yếu của Liên Xô và Trung Quốc làm tài liệu học tập, nghiên cứu cho sinh - viên, bồi dưỡng cán bệ trẻ Cho đến năm 2005, khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà Nội đã hoàn

thành việc biên soạn giáo trình, chuyên để, tài liệu tham khảo cho tất cả các môn học theo

chương trình đào tạo đã ban hành cho các trường ĐHSP Đây là kết quả lao động khoa

học của nhiều thế hệ cán bộ giảng viên mà người đặt nền móng là GS Phạm Huy Thông,

GS Chiêm Tế, GS Lê Văn Sáu

Tác giả giáo trình các môn học là những giảng viên sau:

- Lịch sử Việt Nam: GS.TS Trương Hữu Quýnh, GS Nguyễn Đức Nghinh, PGS Nguyễn Văn Kiệm, PGS.TS Nguyễn Phan Quang, PGS.TS Nguyễn Cảnh Minh,

PGS Hồ Song, GVC Ngô Thị Chính, GVC Bạch Ngọc Anh, GVC Bạch Thị Thục Nga,

PGS TS Trần Bá Đệ, GS.TS Nguyễn Ngọc Cơ, PGS.TS Đào Tố Uyên, PGS.TS Nguyễn Đình Lễ

- Lịch sử thế giới: GS.TS Phạm Huy Thông, GS Chiêm Tế, GS Lê Văn Sáu,

PGS Đặng Đức An, GVC Phạm Hồng Việt, PGS Trần Văn Trị, GVC Nguyễn Văn Đức,

PGS, Pham Gia Hải, PGS Phạm Hữu Lư, GS.TS Phan Ngọc Liên, GVC Nguyễn Xuân Kì,

GS Nguyễn Anh Thái, GVC Nguyễn Lam Kiều, GVC Nguyễn Thị Ngọc Quế, PGS.TS

Nghiêm Đình Vỳ, PGS.TS Đính Ngọc Bảo, GS.TS Đỗ Thanh Bình, PGS.TS Trần Thi Vinh,

PGS.TS Đặng Thanh Toán

- Phương pháp dạy học Lịch sử: Hoàng Triều, PGS Trần Văn Trị, GS.TS Phan Ngọc Liên,

PGS.TS Trịnh Đình Tùng, GS.TS Nguyễn Thị Côi

Nhiều tác giả trên cũng tham gia biên soạn giáo trình những môn học khác: Nhập môn

Sử học, Phương pháp luận Sử học, Lịch sử học Một số cán bộ, các viện nghiên cứu khoa

học, giảng viên các trường đại học cũng tham gia biên soạn những giáo trình này

Trang 9

Trong công cuộc đổi mới giáo dục của nước ta và sự phát triển của khoa học Lịch sử, khoa học giáo dục nói chung, giáo dục lịch sử nói riêng, việc bổ sung, điều chỉnh nội

dung các giáo trình cho cập nhật là điều cần thiết Trên thực tế, trong hơn 40 năm qua, các giáo trình của Khoa được chỉnh biên nhiều lần để đáp ứng kịp thời yêu cầu đào tạo Việc biên soạn giáo trình mới lần này vẫn tiếp nhận những thành tựu, kinh nghiệm biên soạn các giáo trình trước, đặc biệt đối với các giáo sư, giảng viên đã từ trần

Các bộ giáo trình được biên soạn theo dự thảo chương trình ngành Lịch sử các trường

ĐHSP Vì vậy, công trình không chỉ đảm bảo việc tiếp thu những tựu khoa học mới (về lịch

sử và giáo dục lịch sử) mà còn thể hiện yêu cầu sư phạm của một giáo trình đại học

Nội dung các giáo trình, về cơ bản, gồm các phần chủ yếu sau:

- Phần mở đầu: Cấu tạo sách theo chương trình mới, nội dung cơ bản, đặc điểm, yêu cầu biên soạn, hướng dẫn sử dụng

- Phần nội dung các chương: Được cấu tạo theo học phần, xong vẫn đảm bảo tính

lịch sử của quá trình phát triển xã hội loài người và dân tộc cũng như tính lôgic của các

vấn đề được trình bày để sinh viên dễ dàng nghiên cứu, học tập Sau mỗi chương trình có

tài liệu đọc thêm (chủ yếu là tài liệu gốc, đoạn trích trong tác phẩm của Mác, Ăngghen,

Lênin, Hồ Chí Minh, Văn kiện Đảng ), chỉ dẫn những tài liệu tham khảo chủ yếu; câu hỏi,

bài tập

- Kết luận chung: Những vấn đề cơ bản về nội dung của giáo trình hay học phần,

về phương pháp học tập, nghiên cứu, của sinh viên

~ Tài liệu tham khảo chủ yếu trong biên soạn

- Bảng tra cứu thuật ngữ, khái niệm (xét thấy cần thiết)

Các tác giả biên soạn giáo trình gồm những giảng viên Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà nội và các trường ĐH Vinh, ĐHSP Huế, ĐHSP Thái Nguyên, ĐH Quy Nhơn, ĐHSP

Thành phố Hồ Chí Minh, ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn ~- ĐH Quốc gia Hà Nội

Để đảm bảo cho kế hoạch biên soạn và sự thống nhất ở mức độ nhất định hình thức

các giáo trình Ban chủ nhiệm khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà Nội cử ban phụ trách gồm: - GS.TS Phan Ngọc Liên

~ GS.TS Bd Thanh Bình

- GS.TS Nguyễn Ngọc Cơ

Xin trân trọng cảm ơn tác giả các giáo trình trước đây nay không còn điều kiện tham gia biên soạn giáo trình mới, cảm ơn các nhà khoa học, các đồng nghiệp đã đóng góp vào việc biên soạn, cảm ơn Nhà xuất bản ĐHSP Hà Nội đã tạo điều kiện cho các giáo trình được lần lượt ra đời -

Quá trình biên soạn chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót Mong nhận được sự góp ý

từ các nhà khoa học, các đồng nghiệp và các bạn sinh viên để giáo trình được hoàn thiện

hơn trong những lần tái bản sau

Trang 10

ở dau

Giáo trình Lịch sử Việt Nam tập 1 (Từ thời nguyên thuỷ đến đầu thế kỉ X) được biên soạn nhằm cung cấp cho sinh viên Khoa Lịch sử các trường Đại học Sư phạm những

kiến thức cơ bản và cập nhật, những thành tựu nghiên cứu mới về tiến trình phát triển của lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến đầu thế kỉ X Thời kì này bao gồm: các giai đoạn phát triển của xã hội nguyên thuỷ ở Việt Nam; sự tồn tại các quốc gia cổ đại và các nền văn hoá lớn trên đất nước Việt Nam; thời gian bị phong kiến phương Bắc đô hộ hơn một nghìn

_năm và phong trào đấu tranh giành độc lập lâu dài, liên tục của nhân dân ta thời Bắc thuộc; xây dựng nền văn hoá và văn minh Việt Nam thời cổ đại

Trên cơ sở những kiến thức cơ bản và cập nhật nhằm bồi dưỡng, giáo dục cho sinh viên lòng yêu quý quê hương, đất nước, niềm tự hào dân tộc về những truyền thống tốt

đẹp trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta; thái độ trân trọng đối với

những di sản lịch sử — văn hoá dân tộc; từ đó, củng cố thêm niềm tin vào tiền đồ rạng rỡ ˆ của Việt Nam, tạo điều kiện để sinh viên tiếp thu tốt những nội dung cơ bản của lịch sử Việt Nam ở giai đoạn tiếp theo

Thông qua nội dung giáo trình, phần hướng dẫn học tập, làm bài tập ở cuối mỗi

chương và tài liệu tham khảo sẽ rèn luyện kĩ năng quan sát, so sánh, đối chiếu các sự

kiện, hiện tượng lịch sứ, kĩ năng sử dụng giáo trình và sách giáo khoa Lịch sử lớp 10 trung học phổ thông; khả năng tự đọc tài liệu tham khảo trong quá trình học tập Giáo trình còn

nhằm nâng cao năng lực giảng dạy chương trình Lịch sử Việt Nam từ nguyên thuỷ đến đầu thế kỉ X ở sách giáo khoa Lịch sử lớp 10 trung học phổ thông theo chương trình cải cách của Bộ Giáo dục — Dao tao

Về cấu trúc của giáo trình

Giáo trình được biên soạn theo chương trình lịch sử của Đại học Sư phạm mà Bộ

Giáo dục - Đào tạo đã ban hành gồm có 2 học trình nằm trong học phần 1 của chương trình Lịch sử Việt Nam từ nguyên thuỷ đến giữa thế kỉ XIX®)

Trang 11

Nội dung của học phần,l này được trình bày trong 4 chương:

Chương ! - Thời nguyên thuỷ trên đất nước Việt Nam Giới thiệu những kiến thức cơ

bản và cập nhật về thời kì nguyên thuỷ ở Việt Nam, bao gồm những dấu vết đầu tiên và thời điểm xuất hiện Người tối cổ (Người Vượn) trên đất nước Việt Nam về quá trình chuyển biến - thông qua những bằng chứng lịch sử từ Người tối cổ đến Người tinh khôn (Người hiện đại), về các giai đoạn phát triển của xã hội nguyên thuỷ ở nước ta, từ văn hoá Núi Đọ

đến văn hoá Phùng Nguyên

Chương II - Thời kì dựng nước và giữ nước Văn Lang - Âu Lạc: trình bày những nội

dung cơ ban va cập nhật về quá trình hình thành nhà nước cổ dai Van Lang — Au Lạc trên các mặt: chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và đặc điểm của nhà nước đó; về nền văn minh Việt Nam đầu tiên ở thời cổ đại - nền văn minh Sông Hồng và ý nghĩa lịch sử của nó; về những biểu hiện và sự tác động của phương thức sản xuất châu Á đối với xã hội và văn hoá Việt cổ thời Văn Lang — Âu Lạc

Chương II[ - Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân ta: Giới

thiệu những kiến thức cơ bản về thời kì nước ta bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ

(179 TCN — 905) Các cuộc đấu tranh và kết quả của việc chống ách thống trị của phong kiến phương Bắc trên các lĩnh vực vũ trang, kinh tế, văn hoá — tư tưởng đã đưa tới sự kết thúc về căn bản chế độ đô hộ, mở ra thời kì độc lập tự chú lâu dài của dân tộc Việt Nam

Chương IV ~ Các quốc gia cổ ở khu vực phía Nam: Nêu quá trình hình thành hai quốc

gia cổ ở phía nam Việt Nam: Champa và Phù Nam, tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá,

xã hội của hai quốc gia cổ này cho đến thời điểm suy tàn

Kết cấu trong mỗi chương được trình bày theo một trình tự thống nhất:

Mở đầu chương trình bày mục tiêu của chương về kiến thức cơ bản cần nắm chắc; tư tưởng, tình câm; yêu cầu rèn luyện kĩ năng Sau phần nội dung mỗi chương đều có các câu hỏi và bài tập, tài liệu tham khảo chính, hướng dẫn học tập chương Cuối cùng là tài liệu đọc thêm để mở rộng kiến thức, tiến hành nghiên cứu khoa học, chủ yếu là các tài liệu trích dẫn từ tài liệu gốc Cuối cuốn giáo trình và học phần I có mục tổng kết, danh mục các tài liệu tham khảo, những sự kiện niên đại chính, bảng tra cứu thuật ngữ

Khi học tập giáo trình này, sinh viên cần tạo cho mình phương pháp học tập chủ động,

kết hợp giữa việc tiếp thu những kiến thức đã được trình bày ở các chương của giáo trình

với hoạt động tư duy tích cực của bản thân trong tự học, tự nghiên cứu; cần nắm được những nội dung cơ bản của tiến trình lịch sử Việt Nam qua các thời kì từ xã hội nguyên

thuỷ đến nửa đầu thế kỉ XIX, những sự kiện chính thể hiện nội dung, đặc điểm của từng giai đoạn lịch sử; cần quan tâm tìm hiểu các loại tài liệu, hiện vật, tranh ảnh lịch sử về mỗi giai đoạn tương ứng để giúp cho việc nâng cao trình độ, đổi mới phương pháp học tập

Cần chú ý liên hệ với sách giáo khoa Lịch sử 70 trong từng chương, bài học cụ thể

để nâng cao chất lượng giảng dạy môn Lịch sử ở trường trung học phổ thông sau khi

tốt nghiệp ra trường

Trang 12

Chuong I

VIET NAM THOI NGUYEN THUY

Chương này nhằm cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về

lịch sử Việt Nam thời nguyên thuỷ — từ khi Người vượn (Người tối cổ)

xuất hiện đến giai đoạn giải thể của xã hội nguyên thuỷ, chuẩn bị cho sự

hình thành nhà nước và quốc gia cổ Văn Lang ở nửa đầu thiên niên kỉ Ï trước

Công nguyên (TƠN)

| HOAN CANH TỰ NHIÊN CỦA VIỆT NAM THUẬN LỢI CHO SỰ SINH TỔN VÀ

PHÁT TRIỂN CỦA NGƯỜI NGUYÊN THUỶ

1 Vị trí

Việt Nam là một quốc gia nằm ở cực đông nam của lục địa châu Á, có

chiều dài đất hiền khoảng 1.650km, diện tích đất liền 329.600km”, điện tích

thém lục địa 700.000km”

Từ thời Cổ sinh? của trái đất, vùng cực nam này đã là một nền đá hoa cương vân mẫu và phiến ma nham vững chắc và tương đối ổn định Đến kỉ

thứ ba của thời Tân sinh®, tồn lục địa châu Á được nâng cao, các vùng biển

được lấp dân Sang đầu kỉ thứ tư lại được nâng lên lần nữa, nước biển rút

xuống Cùng với sự bồi lấp của phù sa các con sông lớn và hiện tượng nâng

đất đã tạo thành nhiều đồng bằng rộng lớn ở ven biển

(2) Theo Địa chất học, lịch sử Trái Đất được chia làm 4 thời đại:

~- Thời Thái cổ và Nguyên cổ, cách ngày nay khoảng từ 2.000 triệu năm đến 520 triệu năm, ~ Thời Cổ sinh, cách ngày nay khoảng 520 triệu năm đến 185 triệu năm

~ Thời Trung sinh, cách ngày nay khoảng 18õ triệu năm đến G0 triệu năm

~ Thời Tân sinh được chìa lam 2 kỉ (kỉ thứ ba và kỉ thứ tư), cách ngày nay khoảng 60 triệu

năm địch sở Việt Nam, quyển I, NXB Gido dục, Hà Nội, 1980 của Trương Hữu Quýnh,

Trang 13

Sau đó ít lâu, hiện tượng hạ đất đã làm ngăn cách quần đảo Nam Á với

Đông Dương bằng một vùng biển

Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy lục địa châu Á trong đó có vùng

Đông Nam Á đã được hình thành từ rất lâu đời và vững chắc Điều đó có ảnh

hưởng rất lớn tới sự ra đời của con người và xã hội loài người Quả vậy, ở khu vực châu Á, các nhà bác học đã tìm thấy dấu tích của Người vượn (Người tối cổ): trên đảo Giava (Inđônêxia) phát hiện được những hài cốt của

người vượn Giava (tên khoa học là Pithecanthropus Erectus Java) cé nién

đại cách ngày nay khoảng 80 - 70 vạn năm Tại Trung Quốc, ở Chu Khẩu Điếm tìm thấy xương cốt của hơn 40 người vượn Bắc Kinh (tên khoa học là

Sinanthropus) cách ngày nay khoảng trên dưới 40 vạn năm Cho đến nay,

các nhà địa chất học vẫn chưa tìm thấy dấu vết của băng hà Vì vậy, đây là vùng đất khá ổn định

Nước Việt Nam nằm ở Đông Nam Á, trên vùng đất nối liền Trung Quốc và Inđônêxia, cũng là nơi sớm có người nguyên thuỷ sinh sống

2 Địa thế”

Do cấu tạo địa chất nên địa thế nước ta có những thuận lợi cho cuộc sống

của người nguyên thuỷ Miền Bắc có nhiều rừng núi kéo dài suốt biên giới

Việt - Trung đến Tây Bắc Thanh Hoá Hướng núi chung là tây bắc - đông

nam, có nhiều ngọn núi cao, nhiều khu rừng rậm, cổ xưa Đặc điểm nổi bật của địa thế ở miền Bắc là các dải núi đá vôi chiếm một vị trí quan trọng Các dai núi Cao Bằng, Bắc Sơn, Hoà Bình, Ninh Bình, Quảng Bình rải khắp phía tây Do sự xâm thực của thời tiết, nhất là do mưa nhiều, lượng nước có chứa chất axit cacbonie vA axit nitric có sức ăn mòn đá vôi đã tạo ra nhiều

hang động, núi đá Những điều kiện trên là môi trường thuận lợi về nguồn

thức ăn vô tận và nơi cư trú của người nguyên thuỷ khi mà phương thức và hoạt động kinh tế chủ yếu là hái lượm và săn bắt Vùng Trung Bộ với dãy núi Trường Sơn kéo dài lấn ra biển; vùng đất đỏ Tây Nguyên do sự xâm thực của mưa nắng tạo thành cũng rất thuận lợi cho sự sinh trưởng của cây cối, động

vật vùng nhiệt đới, là nguồn thức ăn phong phú, đổi đào của người nguyên

thuỷ ở Việt Nam

Trang 14

Việt Nam có rất nhiều sông ngòi Hai con sông lớn nhất là sông Hồng

và Cửu Long Sông Hồng bắt nguồn từ phía đông Vân Nam (Trung Quốc)

chảy về biển Đông theo hướng Tây Bắc - Đông Nam với lưu lượng từ T00mŸ/giây — 28.000m*/gidy đã chuyển một lượng phù sa rất lớn bồi đắp vịnh

biển góp phần tạo nên Đồng bằng Bắc Bộ rộng lớn Sông Cửu Long (còn gọi là sông Mê Công) bắt nguồn từ Tây Tạng ở độ cao 5.000m, chảy xuống phía nam

theo biên giới Lào — Thái vào Việt Nam chia làm hai nhánh: sông Tiền, sông

Hậu, tạo nên Đồng bằng Nam Bộ rộng lớn, phì nhiêu (với lưu lượng từ 4.000m/giây đến 100.000mgiây) Ngoài ra, còn có nhiều sông nhánh như _sông Đà, sông Lô, sông Đáy, sông Luộc, sông Đuống, sông Mã, sông Cả, sông Đồng Nai, sông Vàm Cỏ (Đông và Tây) cũng góp phần tạo nên những đồng

bằng để người nguyên thuỷ khai phá và mở rộng địa bàn cư trú, xây dựng xã hội thị tộc, bộ lạc

3 Khí hậu

Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới và một phần xích đạo Nhờ gió mùa hàng năm nên khí hậu bên cạnh những khó khăn cũng có những thuận lợi cho sự phát triển của cây cối

Các mùa xuân, hạ, do ảnh hưởng của gió mùa nên mưa nhiều; đây là nguồn nước thường xuyên cần thiết cho sự sống của động, thực vật Bởi vậy, ở nước ta từ rất lâu đời đã có nhiều cánh rừng bao la xanh tốt, là địa bàn và môi trường thuận lợi cho cuộc sống của con người thời cổ xưa

II NHỮNG DẤU VET CUA NGƯỜI TỐI CỔ (NGƯỜI VƯỢN) Ở VIỆT NAM

Trong lịch sử loài người, giai đoạn đầu tiên trước khi hình thành thị tộc,

bộ lạc là thời kì bầy người nguyên thuỷ Trong Khảo cổ học, thời kì này tương ứng với thời kì đồ đá cũ, trong Nhân loại học tưỡng ứng với thời kì Người tối cổ (Người vượn) Cách ngày nay khoảng 6 triệu năm, có một loài vượn cổ đứng và đi được bằng hai chân, dùng tay để cầm nắm, ăn hoa quả, lá cây và cả động vật nhỏ Qua thời gian, loài vượn cổ này đã chuyển biến thành Người tối cổ nhờ lao động

Người tối cổ tổn tại khoảng từ 4 triệu năm đến 4 —- 3 vạn năm cách ngày

Trang 16

Dấu vết của Người tối cổ ở Việt Nam đã được các nhà kbảo cổ học, dân tộc học tìm thấy trong các hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (tỉnh Lạng Sơn) Tại những di tích này đã phát biện được một số răng Người tối cổ và nhiều xương cốt động vật thời Cánh tân (Thời Cánh tân là giai đoạn đầu của kỉ đệ

tứ tương ứng với thời kì đồ đá cũ) Những chiếc răng tìm được vừa có đặc

điểm của răng vượn lại vừa có đặc điểm của răng người Răng Người vượn ở hang Thẩm Hai, Thẩm Khuyên giống với răng Người vượn Bắc Kinh, có niên dai cách ngày nay khoảng 40 - 30 vạn năm

Ở nhiều địa phương trong cả nước cũng đã tìm thấy nhiều công cụ lao động của Người tối cổ Những công cụ đó làm bằng đá vào thời kì đá cũ

Năm 1960, lần đầu tiên các nhà khảo cổ học nước ta tìm thấy công cụ

bằng đá thô sơ của Người tối cổ ở Núi Đọ thuộc xã Thiệu Khánh, huyện

Thiệu Hoá, tỉnh Thanh Hoá Ở di tích Núi Đọ có tới hàng vạn mảnh đá được

làm ra từ những hòn đá cuội gọi là mảnh tước Người Núi Đọ làm ra công cụ

mảnh tước bằng phương pháp dùng một hòn đá đá đập vào hòn đá khác Đây

là phương pháp chế tác công cụ thô sơ nhất của loài người Những mảnh tước thô, nặng, có mảnh dài tới 14,7em, rộng 17cm dày chừng 6cm Đây là những công cụ dùng để chặt, nạo của người vượn ở nước ta Đên cạnh công cụ phổ biến là mảnh tước còn có những hạch đá (à những hòn đá mà từ đó Người

vượn ghè ra các mảnh tước), những công cụ chặt, đập thô sơ đà những hòn đá

được ghè đẽo qua loa, có một phần lưỡi dày và uốn cong thường gọi là trốp-pơ), các mũi nhọn (những mảnh tước có hình tam giác, có sửa chút ít, có lưỡi sắc), ở

một số ít rìu tay (8 chiếc trong tổng số các hiện vật, công cụ đã thu thập) Rầu

tay có kích thước dài từ 16,5em đến 21cm, nặng từ 1,1kg tới trên 2kg Tất cả các

công cụ đều làm từ đá bazan Rìu tay được chế tác công phu, tương đối hoàn chỉnh hơn cả, tạo thành đốc cầm, lưỡi và mũi nhọn Công cụ làm bằng đá bazan được dùng để chặt cây, đập quả, hạt, nạo, cắt thịt, đào đất

Ở núi Quảng Yên (Thanh Hoá), Xuân Lộc (Đồng Na)), Lộc Ninh (Bình

Phước) cũng đã tìm thấy các công cụ đá thời đá cũ của Người tối cổ Những dấu tích nói trên là bằng chứng cho thấy cách ngày nay khoảng 40 - 30 vạn năm, trên đất nước ta đã có người tối cổ sinh sống

Trong điều kiện thiên nhiên hoang dã, khắc nghiệt, do trình độ còn thấp kém, công cụ lao động thô sơ, Người tối cổ Núi Đọ phải tập hợp lại thành từng

Trang 17

Nhưng khác hắn với các bầy động vật được hình thành một cách tự nhiên

do quan hệ hợp quần Bầy người nguyên thuỷ Núi Đọ đã có quan hệ xã hội, có

người đứng đầu, có sự phân công lao động giữa nam và nữ, biết dùng lửa để

nướng chín thức ăn và phục vụ cho cuộc sống Mỗi bầy thường có từ 20 - 30 người gồm các thế hệ kbác nhau (ông bà, cha mẹ, con cái ) lấy săn bắt và hái lượm làm phương tiện để sinh sống Bởi vậy, bầy người nguyên thủy chưa có

nơi cư trú ổn định

II SỰ CHUYỂN BIẾN TỪ NGƯỜI TỐI CỔ THÀNH NGƯỜI HIỆN ĐẠI (NGƯỜI TINH KHÔN) - TỪ NGƯỜI NÚI ĐỌ ĐẾN NGƯỜI SƠN VI

1 Sự chuyển biến

Trải qua một quá trình tiến hoá lâu đài, bằng lao động để sinh tổn,

chế tạo và sử dụng công cụ, bàn tay con người tối cổ khéo léo đần, cơ thể cũng biến đổi Tiếng nói thuần thục hơn do nhu cầu trao đổi, giao tiếp Con người tự cải biến mình, hoàn thiện mình từng bước nhờ lao động Cũng từ trong quá

trình đó, Người tối cổ đã chuyển thành Người hiện đại Từ Người hiện đại giai

đoạn sớm (Homo Sapiens) đến Người hiện đại giai đoạn muộn (Homo Sapiens

Sapiens)

Trên đất nước ta, các nhà khảo cổ học đã phát hiện những chiếc răng hoá

thạch của Người hiện đại giai đoạn sớm ở các đi tích hang Hùm (Yên Bái),

hang Kéc 1èng (Lạng Sơn), Ngườm (Thái Nguyên)

Hang Hùm có 3 hoá thạch răng của Người hiện đại giai đoạn sớm có niên đại cách ngày nay khoảng 70.000 năm - 60.000 năm Hang Kéo Lòng có 2 chiếc răng hoá thạch có niên đại cách đây khoảng 30.000 năm Răng hoá thạch ở đi tích Ngườm có niên đại cách ngày nay 23.000 năm Ở di tích văn

hoá Sơn Vị (Phú Thọ) phát hiện thấy hoá thạch răng Người hiện đại giai đoạn

muộn có niên đại từ 20.000 năm đến 11.000 năm, tập trung ở niên đại 18.000

năm cách ngày nay?

® Niên đại các-bon phóng xạ CÌÍ của đi tích văn hoá Sơn Vi ở hang Con Moong (Thanh Hoá) là 11.840 + 180 năm các ly ngày nay và 11.090 năm Ở di tích Ông Quyển (Hoà Bình) là

Trang 18

Hình 2 Cơng cụ chặt văn hố Sơn Vĩ

mn: nw

(Những di tích của con người thời tối cổ trên đất Việt Nam,

Trang 19

2 Cuộc sống và xã hội của người Sơn Vi"

Vào cuối thời kì đá cũ, trên một phạm vì rộng lớn của nước ta có nhiều thi

tộc, bộ lạc săn bắt, -hái lượm để sinh sống Họ cư trú trong các hang động, mái

đá ven bờ các con sông, suối

Những địa điểm thuộc văn hoá Sơn Vi đầu tiên tìm thấy tập trung trên

đỉnh các gò đổi ở Lâm Thao, Tam Nông, Phù Ninh, Cẩm Khê tỉnh Phú Thọ Sau đó, các nhà khảo cổ học nước ta còn phát hiện ngày càng nhiều di tích văn

hoá Sơn VI ở rải rác nhiều nơi như từ Sơn La, Lai Châu, Lào Cai, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị Đây là

địa bàn cư trú của cư dân Sơn Vi Các đi tích thuộc văn hoá Sơn Vì nói trên được các nhà khảo cổ học nước ta gọi chung là văn hoa Son Vi

Cư dân Sơn Vi sống tập trung trên các đổi, gò vùng trung du, miền núi và

sống ngoài trời hay trong các hang động, mái đá, cụm lại thành những khu vực khá tập trung ở vùng trung du lưu vực sông Hồng, thượng lưu sông Lục

Nam, sông Hiếu

Người Son Vi van chế tác công cụ bằng phương pháp ghè đẽo thô sơ Công cụ lao động chủ yếu của người Sơn Vi làm bằng đá Trong hàng ngàn di vật tìm thấy ở các di tích văn hoá Sơn Vi ở nhiều địa phương khác nhau, mảnh tước luôn luôn chiếm tỉ lệ lớn hơn cả, ngoài ra họ còn dùng đá cuội để chế tác

ra các công cụ chặt, nạo, cắt

Công cụ lao động đặc trưng của người Sơn Vì là những hòn cuội được ghè

đẽo ở rìa cẩn thận, có nhiều loại hình ổn định, các công cụ được ghè một mặt, ghè theo một hướng, ghè trên một rìa cạnh hòn cuội, và giữ lại tối đa mặt cuội tự nhiên Trên 12.800 di vật đá, phần lớn là mảnh tước, và công cụ cuội được

ghè déo Tuy nhiên, người Sơn Vì chưa biết sử đụng kĩ thuật mài để chế tác

công cụ, mặc dù, loại hình công cụ đá của họ đa dạng, phong phú hơn công cụ

đá của người Núi Ðọ, Ngườm

® Son Vi lA tên xã của huyện Lâm Thao (Phong Châu), tỉnh Phú Thọ, nơi lần đầu tiên phát hiện được văn hoá Sơn VI Thuật ngữ văn hoá Sơn Vi lần đầu tiên được G8 Hà Văn Tấn

nêu lân vào năm 1968 - khái niệm văn hoá khảo cổ Sơn Vì để chỉ tập hợp các công cụ cuội ghè

đếo khác văn hoá đá mới và có trước văn hố đá mới Hồ Bình Năm 1968 phát hiện được 1.165 công cụ đá ở 61 địa điểm thuộc huyện Phong Châu Sau đó tại di tích gò Rung Sau thu thập

được 1.300 hiện vật, tiếp theo, các đi tích văn hoá Sơn Vĩ được tìm thấy ở nhiều tinh Lao Cai, Yên Bái, Hà Giang Nhiều đi tích ngoài trời cũng được phát hiện, khai quật Đến nay, đã có tới

hàng trăm di tích thuộc văn hoá Sơn Vì được khai quật (Theo Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á,

Trang 20

Nhìn chung, công cụ của người Sơn Vi có đặc điểm như công cụ của Người hiện đại ở vào cuối thời kì Cánh tân

Niên đại sớm của văn hoá Sơn Vi tìm thấy ở các đi tích thuộc vùng thượng

nguồn sông Đà (Nậm Tum, Thẩm Khương, Bản Phổ), thượng nguồn sông Lô,

thượng nguồn sông Lục Nam Niên đại muộn của văn hoá Sơn Vi tìm thấy ở

Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Yên Bái, Hoà Bình

Văn hoá Sơn Vi thuộc giai đoạn hậu kì đá cũ ở Việt Nam, sau văn hoá Ngườm, trên cơ sở kế thừa văn hoá Ngườm nhưng có bước phát triển cao hơn Hoạt động kinh tế chủ yếu của Người Sơn Vì vẫn là săn bắt, hái lượm

Sự xuất hiện của người hiện đại Sơn Vi đánh dấu sự kết thúc thời kì

Người tối cổ (Người vượn) ở Việt Nam, chuyển sang giai đoạn cao hơn, thời

kì công xã thị tộc, bộ lạc ra đời Mỗi thị tộc gồm vài ba chục gia đình (ba, bốn

thế hệ) có cùng chung huyết thống, sống quây quần với nhau trên cùng một khu vực Một số thị tộc sống gần gũi nhau, có họ hàng với nhau vì có cùng một-nguồn gốc tổ tiên xa xưa hợp lại thành bộ lạc theo chế độ ngoại tộc hôn (quan hệ hôn nhân giữa con trai của thị tộc này với con gái của thị tộc kia

trong cùng một bộ lạc)

Mọi thành viên trong cùng một thị tộc đều được bình đẳng như nhau Trải

qua một quá trình lao động gian khổ lâu đài chủ nhân văn hoá Sơn Vì đã tạo

ra tiền đề cho sự chuyển biến xã hội sang giai đoạn công xã thị tộc phát triển

sau đó, mở đầu là văn hố Hồ Bình - Bắc Sơn

IV CƯ DÂN HỒ BÌNH BẮC SƠN - CHỦ NHÂN VĂN HOÁ ĐÁ MỚI SƠ KÌ Ở VIỆT NAM

1 Cư dân Hoà Bình”)

Dựa vào sự phân bố các đi tích thuộc văn hố Hồ Bình cho thấy cư dân

bấy giờ đã mở rộng địa bàn sinh sống đến nhiều địa phương hơn người Sơn Vì

Tại các tỉnh Hoà Bình, Hà Tây, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình,

® Hoà Bình là địa điểm đầu tiên phát hiện được di tích văn hoá sơ kì đá mới, cách ngày nay

khoảng 17.000 năm đến 7.500 năm, tập trung cao ở 12.000 năm - 10.000 năm Một di tích thuộc

văn hố Hồ Bình là Hang Chùa (Tân Kì, Nghệ An) có niên đại C!* là 9.325 năm + 1.200 năm cách ngày nay Hang Đắng (thuộc khu vực vườn Quốc gia Cúc Phương có niên đại C'*là 7.665 +

65 năm và 7.580 năm + 80 năm cách ngày nay Văn hố Hồ Bình phân bố trên một khu vực khá

Trang 21

Quang Trị, Quảng Ninh, Lai Châu, Sơn La, Thái Nguyên, Hà Nam, Ninh Bình đều phát hiện được các di tích văn hố Hồ Bình, nhưng tập trung nhiều nhất là ở Hoà Bình, Thanh Hố

Người Hồ Bình sống chủ yếu trong các hang động, mái đá thuộc các thung lũng đá vôi, gần nguồn nước Nơi cư trú của người Hoà Bình được phân bố thành từng cụm, có từ 3 đến 10 hang bao quanh thung lũng, có sông, suối

chảy qua Trong nhiều hang động, có tầng văn hoá khá dày, gồm nhiều hiện vật và phế thải Ở mái đá làng Bon (Thanh Hoá) có tới 93.378 hiện vật nằm

trong tầng văn hoá dày tới 3,7m Điều đó cho thấy, người Hoà Bình đã cư

trú lâu dài trong các hang động Mỗi cụm cư trú có lẽ là một thị tộc gầm một

số gia đình theo huyết thống tụ cư trên một địa bàn chung Có thể là công xã thị tộc mẫu hệ ở vào giai đoạn văn hoá đá mới sơ kì ở Việt Nam Trong mỗi

công xã thị tộc như vậy, mọi sản vật và đất đai trong phạm vị địa bàn cư trú

đều là sở hữu chung của thị tộc

Công cụ lao động của người Hoà Bình có nhiều loại hình phong phú, đa

dạng hơn người Sơn Vi, được làm từ nhiều nguyên liệu khác nhau như đá,

xương, sừng chủ yếu bằng đá cuội Người Hoà Bình lấy đá cuội ở các bờ sông, suối để chế tác công cụ tại chỗ, nơi có nguồn nguyên liệu vô cùng phong

phú Họ còn mang đá cuội về nơi ở để chế tác công cụ Một số mảnh tước và phế liệu bằng đá cuội tại các hang cho thấy điều đó

Phương pháp chế tác công cụ đá của người Hoà Bình cũng giống như

người Sơn Vị là phương pháp ghè, đẽo trực tiếp, dùng hòn cuội đập mạnh, nhiều lần vào hòn cuội khác Công cụ thường được ghè đếo một mặt, mặt còn

lại giữ nguyên mặt cuội tự nhiên Đã có một số công cụ được ghè đẽo cả hai mặt, nhưng loại công cụ này không nhiều Đặc trưng công cụ lao động bằng

đá của người Hoà Bình là những công cụ đá cuội được ghè đếo một mặt như

rìu ngắn, nạo hình đĩa, rìu hạnh nhân, rìu bầu dục Đặc trưng kĩ thuật chế

tác công cụ đá như trên chứng minh bước tiến bộ của cư dân bấy giờ so với người Sơn Vi Cũng cần biết rằng, trong các hang động, nơi cư trú của người Hoà Bình còn thấy một số công cụ đá thô sơ thời Sơn Vị Điều đó cho thấy,

không còn nghi ngờ gì nữa, văn hố Hồ Bình bắt nguồn từ văn hoá Sơn Vi và

có bước phá triển cao hơn, từ ghè đẽo đã bước đầu biết đến kĩ thuật mài đá

Trang 22

trong ché tac céng cu” Ngoai céng cụ bằng đá, các nhà khảo cổ còn tìm thấy

một số công cụ được làm ra từ các nguyên liệu khác như tre, gỗ, xương”,

Các loại hình công cụ của cư dân Hoà Bình như trên cho thấy hoạt động

kinh tế chủ yếu của họ vẫn là săn bắt, hái lượm, nhưng được đẩy mạnh hơn

Trong các di tích văn hố Hồ Bình có zất nhiều loại xương động vật khác nhau Ở đi tích hang Chùa (Nghệ An), trong tổng số các loại xương thú có 24% xương trâu bò rừng, 46% xương hươu, nai, 9% xương lợn rừng, 5% xương khi,

2% xương tê giác và nhiều vỏ động vật thân mềm sống ở sông, suối”, Hầu hết các dì tích văn hố Hồ Bình đều có rất nhiều vỏ ốc

Người Hoà Bình cũng đã biết sử dụng các loại hạt, củ bổ sung cho nguồn

lương thực

Tại một số đi tích văn hố Hồ Bình như hang Sũng Sam (Hoà Bình),

hang Thẩm Khương (Lai Châu) các nhà khảo cổ học phát hiện được phấn

hoa họ rau đậu (bằng phương pháp phân tích bào tử phấn hoa) Như vậy, có

nhiều khả năng, người Hoà Bình đã biết trồng trọt các loại rau, cây cho củ, cây ăn quả Nông nghiệp sơ khai đã được ra đời ,

Cuộc sống chủ yếu tuy vẫn dựa vào hoạt động chính là săn bắt, hái lượm, những sự ra đời của nông nghiệp sơ khai đã đánh dấu bước chuyển biến mới của cư dân văn hoá đá mới sơ kì ở nước ta

Cuộc sống của cư dân Hoà Bình có bước nâng cao hơn cư dân văn hoá Sơn Vi còn được thể hiện trong đời sống tỉnh thần Họ đã biết chế tạo ra đồ trang

sức từ vỏ ốc biển được mài nhẫn, có xuyên lỗ để xâu dây đeo Có những dấu

hiệu về hoạt động nghệ thuật phong phú, như các hình khắc mặt con thú loài

ăn cổ và 3 hình mặt rmmgười có sừng lên đá (trong hang Đồng Nội, Hoà Bình),

viên cuội có vết khắc (di tích làng Bon, Yên Lạc) Những vạch khắc thành

® Một số công cụ bằng đá phát hiện được ở các di tích văn hoá Hoà Bình như đi tích xóm

Trại, hang Làng Vành cho thấy đã có kĩ thuật mài ở lưỡi công cụ Một số loại hình công cụ khác bằng đá cũng có mặt trong các di tích Hoà Bình như rìu có lưỡi ở một đầu, rìu có bể ngang lớn hơn bề mặt đọc gọi là rìu ngắn, chày nghiền hạt, những viên cuội dài, do nghiền

hạt, bị mài phẳng một đầu hay cả hai đầu (Lịch sử Việt Nam, tập 1 NXB Đại học và THƠN,

Hà Nội, 1991, tr 20)

® Có ý kiến cho rằng người Hoà Bình đã biết đến kĩ thuật làm đồ gốm ở giai đoạn nguyên thuỷ với kĩ thuật nặn bằng tay và nung trên mặt đất, chưa có lò nung (Viện Sử học, Lịch sử

Trang 23

nhóm 3 vạch, có những mảnh xương nhọn có vết khắc, những viên cuội có

hình nhiều lỗ tròn nhỏ phân bế đều thành những vòng tròn đồng tâm, có

nhiều ngôi mộ xác chết được bơi thổ hồng

Người Hịa Bình có phong tục chôn người chết ở nơi cư trú Ở các di tích

văn hóa Hòa Bình như hang Thẩm Hai, hang Chù (Nghệ An), hang Đắng (thuộc vườn hoa quốc gia Cúc Phương), hang làng Gạo (Hòa Bình) có hiện

tượng xác chết được chôn theo tư thế nằm co, xung quanh xếp nhiều hòn đá

lớn cùng với công cụ bằng đá, hoặc người chết được chôn theo tư thế nằm co, xác chết có bơi thổ hồng Người chết được chôn ngay tại nơi cư trú trong

hang, có nơi gần bếp lửa, cũng có mộ chôn theo cả đồ trang sức bằng vỏ ốc biển, răng thú Những hiện tượng trên có thể là sự phản ánh quan niệm của người Hòa Bình về mối quan hệ ràng buộc giữa người đang sống và người đã chết

2 Cư dân Bắc Sơn??

Nối tiếp văn hoá Hòa Bình là văn hóa Bắc Sơn Đây là uăn hóa sơ bì đá mới có gốm ö Việt Nam Từ khoảng trên dưới 1 vạn năm cách ngày nay, cư dân Hoà Bình đã tạo nên văn hóa Bắc Sơn từ trong quá trình phát triển của họ Nhiều di tích văn hóa Bắc Sơn tìm thấy ở vùng phân bố của văn hóa Hoà Bình như ở Hoà Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa, Quảng Bình, Quảng Trị nhưng chủ yếu ở Lạng Sơn, Thái Nguyên Nhiều hiện vật văn hóa Bắc Sơn

được phát hiện tạo thành lớp trên của văn hóa Hòa Bình trong cùng một di

tích Có thể nói, chủ nhân văn hóa Bắc Sơn là hậu duệ của chủ nhân văn

hóa Hòa Bình

Nhìn vào sự phân bố các di tích văn hóa Bắc Sơn cho thấy địa bàn cư trú

của cư dân Bắc Sơn được mở rộng hơn, đến vùng sơn khối đá vôi phía Đông Bắc nước ta Họ sống trong các hang động và mái đá, chung quanh có nhiều sông, suối chảy qua

® Dị tích văn hóa Bắc Sơn thuộc tỉnh Lạng Sơn, nơi đầu tiên phát hiện được những

đi tích văn hóa sơ kì thời đại đá mới có niên đại kế tiếp sau văn hóa Hòa Bình, cách ngày nay khoảng từ 1 vạn — 8.000 năm Hang Bò Lúm (Lạng Sơn) có niên đại C!! là 10.295 năm

+ 200 năm cách ngày nay Tính đến năm 1997, đã phát hiện được 51 địa điểm thuộc văn hóa

Bắc Sơn, trong đó 8 địa điểm có di cốt người (Nguyễn Lân Cường, Khẻo cổ học, số 3 — 1998,

Trang 24

Hinh 3 Di vat van hod Bắc Sơn tại hang Thẩm Khoách,

Phố Bình Gia, Lang Sơn

1 Rầu đá có vai; 2 Rùi đá tứ giác; 3 Mảnh vòng vỏ ốc;

4 mảnh vòng đá cát; 5 Hạt chuỗi đá; 6 Rầu đá mài lưỡi;

7,8, 9, 10, 11 Đá có dấu Bắc Sơn; 12, 13 Dùi bằng xươn

Trang 25

Công cụ của người Bắc Sơn cũng làm bằng đá cuội, nhưng tiến bộ hơn kĩ thuật chế tác công cụ đá của người Hoà Bình Họ không chỉ biết ghè, déo ma đã biết sử dụng phổ biến kĩ thuật mài đá Bên cạnh những công cụ đá được

ghè đẽo một mặt như kiểu Hoà Bình, đã có thêm những chiếc rìu đá có mài ở

lưỡi Rìu mài ở lưỡi khá phổ biến trong các di tích văn hoá Bắc Sơn Đây là

công cụ đặc trưng cho văn hoá Bắc Sơn - rìu Bắc Sơn

Kĩ thuật mài của người Bắc Sơn thường là chọn những hòn cuội dẹt, dài,

déo qua loa trên hai cạnh và lưỡi rồi đem mài trên một bàn mài sa thạch, tạo nên một lưỡi bằng phẳng và sắc, hoặc bàn mài lõm lòng chảo, bàn mài bằng phiến đá có hai rãnh song song, giữa hai rãnh là phần cong, nổi lên Loại bàn mài này có lẽ người Bắc Sơn dùng để mài những vật có lưỡi vạm như chiếc đục vụm Với những chiếc bàn mài như trên, cư dân bấy giờ đã làm ra được những công cụ bằng xương, vỏ sò Sử dụng kĩ thuật mài đá để chế tác công

cụ là một thành tựu rất mới mẻ và quan trọng của người Bắc Sơn, con cháu của người Hoà Bình Các nhà khảo cổ học đã phát hiện những chiếc rìu tứ điện, được mài nhẵn toàn bộ phần lưỡi, như ở đi tích văn hoá Bắc Sơn ở Đa Bút Chúng ta có thể nghĩ rằng, chiếc rìu mài Bắc Sơn ra đời cách ngày nay trên dưới một vạn năm là loại rìu đá mài vào loại sớm nhất thế giới

Sự tiến bộ trong kĩ thuật chế tác công cụ lao động đã tạo điều kiện thuận lợi cho cư đân Bắc Son chế tạo ra được nhiều loại hình công cụ khác nhau từ

đá, tre, gỗ, xương, sừng Do đó, năng suất lao động được nâng cao hơn Nông nghiệp sơ khai ra đời từ văn hố Hồ Bình tiếp tục phát triển hơn một bước

Tuy vậy, nông nghiệp chưa giữ vị trí chủ yếu trong đời sống kinh tế - xã hội của cư dân Bắc Sơn

Người Bắc Sơn không những phát minh ra kĩ thuật mài đá để chế tạo

công cụ, mà còn biết đến kĩ thuật làm gốm để làm ra đồ dùng trong gia đình Đồ gốm phổ biến là đồ đựng, đồ đun nấu có đáy tròn, niệng loe Người Bắc

Sơn thường làm gốm bằng cách lấy đất sét nhào với cát để khi nung trong lò,

đồ gốm không bị rạn nứt Đồ gốm thời này có nhược điểm là độ nung chưa cao,

hình đáng còn thô Nhìn chung, kĩ thuật gốm chưa phát triển uy nhiên, việc xuất hiện kĩ thuật làm gốm và đồ gốm là một sự kiện quan trọng trong đời sống của cư dân Bắc Sơn Có dé gốm, người bấy giờ có thêm những công cu nấu bằng đất nung tốt hơn hơn nhiều so với ống tre, bương, việc chế biến thức

Trang 26

Trên đổ gốm Bắc Sơn có dấu vết đan Điều đó cho thấy người Bắc Sơn

thường lấy đất sét nhào với cát trát lên những đồ đan tạo hình dáng những

công cụ họ định làm ra, sau đó đưa vào lò nung Khi nung nóng, các nan tre bị

cháy hết, để lại hình trên mặt công cụ gốm Các nhà khảo cổ học thường gọi văn hoá Bắc Sơn là văn hoá đá mới sơ kì có gốm

Hoạt động kinh tế chủ yếu của cư dân Bắc Sơn vẫn là hái lượm và săn bắt giữ một ví trí rất quan trọng trong việc nuôi sống con người bấy giờ Có những di tích thuộc văn hoá Bắc Sơn: những đống vỏ ốc, xương thú chất thành một lớp đày tới 3m như đi tích văn hoá Làng Cườm (Lạng Sơn), các đống vỏ Điệp

cao, tạo thành những "côn điệp", "rú điệp" Người Bắc Sơn cồn làm nghề đánh cá, chăn nuôi và làm nông nghiệp sơ khai Nguồn lương thực, thức ăn

dổi dào, phong phú hơn, cho phép con người sống định cư khá lâu dài ở một khu vực nhất định Nhiều di tích cư trú của người Bắc Sơn có khá nhiều di cốt người Hang Làng Cườm có tới 80 đến 100 di cốt người Có lẽ, đây là nơi cư trú của một công xã thị tộc mẫu hệ

Đời sống vật chất được cải thiện là cơ sở để nâng cao hơn đời sống tinh

thân Cư dân Bắc Sơn có nhiều loại hình dé trang sức để làm đẹp cho mình

Ngoài những vỏ ốc biển mài nhẫn, có xuyên lỗ để luồn dây, còn có những loại

làm bằng đá phiến có lỗ đeo, các chuỗi hạt bằng đất nung giữa có xuyên lỗ

Mĩ cảm của người Bắc Sơn rõ ràng đạt trình độ cao bơn trước Một số hiện vật

như một mảnh đá phiến nhỏ có dấu vết điêu khắc những hình khác nhau (tròn, vuông, giẻ quạt, hình ehữ nhật) ở gần nhau, hoặc một vật bằng đất sét

(ở Bản Tắc, Thái Nguyên), ngoài những vạch thẳng quanh biên, còn có nhiều vạch ngắn, song song hoặc hình chữ V được thể hiện trên toàn mặt Những

hiện vật có dấu vết trang trí nói trên cho thấy đời sống tỉnh thần của cư dân Bắc Sơn đã khá phong phú

Người Bắc Sơn có những tập tục phổ biến giống như người Hồ Bình là:

chơn người chết theo nhiều kiểu khác nhau, chôn theo công cụ: lao động và

hiện vật, dùng thổ hồng để bơi lên người

Rõ ràng, văn hoá Hồ Bình và văn hố Bắc Sơn cùng tổn tại trong một giai đoạn văn hoá sơ kì đá mới ở Việt Nam, nhưng văn hoá Bắc Son

có nhiều biểu hiện phát triển cao hơn trên cơ sở kế thừa, nối tiếp văn hoá

Trang 27

V._ CÁCH MẠNG ĐÁ MỚI VÀ CƯ DÂN NÔNG NGHIỆP TRỒNG LÚA THỜI HẬU Ki

ĐÁ MỚI?) Ở VIỆT NAM

Cuối thời kì đá mới, các bộ lạc sống rải rác khắp trên đất nước ta đã có một bước tiến mạnh mẽ trong việc cải tiến, nâng cao kĩ thuật chế tác đá, chế tạo công cụ lao động và làm gốm Trên cơ sở đó, phần lớn các bộ lạc đều bước vào gia1 đoạn nông nghiệp trồng lúa

Ở giai đoạn này, các bộ lạc không chỉ biết ghè, đẽo, mài đá một mặt như cư dân Bắc Sơn, mà họ đã biết mài nhẫn cả hai mặt của công cụ, biết sử dụng

kĩ thuật khoan đá, cưa đá Nhờ đó, các công cụ trở nên gọn, đẹp hơn, có nhiều loại phù hợp với từng công việc, từng khu vực khác nhau Những chiếc rìu được mài toàn thân là công cụ tiêu biểu, đặc trưng cho công cụ và kĩ thuật chế tác đá của cư dân hậu kì đá mới ở nước ta Ngoài ra, còn có những rìu mài có

chuôi tra cán, cuốc đá có chuôi tra cán, bôn, đục, dao Hầu hết các công cụ này

đều được mài nhẫn

Các bộ lạc thời kì này còn sử dụng tre, nứa, xương, sừng để làm ra các

công cụ phù hợp cho mỗi loại công việc Tre, nứa dùng làm cung, tên, cán cuốc, cán rìu, dao đá Xương, sừng dùng để chế tạo thành đục, dao nhỏ, kim

khâu Sự tiến bộ trong kĩ thuật chế tác công cụ đá của các cư dân hậu kì đá

mới ở nước ta còn được biểu hiện ở những đặc điểm của mỗi vùng Các rìu mài

hai mặt của các bộ lạc Hạ Long có hình chữ V, lưỡi bôn chỉ mài một mặt có

hình chữ V lệch, ngoài ra còn có rìu, bôn có vai, có nấc (vai và nấc là bộ phận

để tra cán gỗ vào) Có những cuốc đá được mài toàn thân dài tới 16cm, rộng

6em, đày 2cm (ở đi tích Quất Đông Nam, huyện Móng Cá) Rìu mài của người Đa Bút (Thanh Hoá) làm bằng những viên cuội được mài ở lưỡi, hoặc mài toàn

thân Ngoài ra, ở các di tích văn hoá Đa Bút còn tìm thấy nhiều loại công cụ

khác như: chày đá, cối đá, bàn nghiền hạt, cuốc đá Các công cụ đá của cư dân

Cầu Sắt (Xuân Lộc, Đồng Nai) như rìu, bôn cũng được mài toàn thân, nhưng

vẫn còn những vết ghè đẽo chưa mài hết Rìu, bôn có vai, song vai xuôi khác

Œ Hậu kì đá mới ở Việt Nam có niên đại khoảng 6.000 năm - 4.000 năm cách ngày nay Di chỉ Đa Bút (Thanh Hoá) thuộc văn hoá hậu kì đá mới có niên đại C1 là 6.095 năm + 60 năm cách ngày nay, Di chỉ Hạ Long (Quảng Ninh) có niên đại C!! là 5.646 năm +# 60 năm cách ngày nay, Di tích Quỳnh Văn (Nghệ An), C? là 4.785 năm + 7ð năm và 4.130 năm + 7ð năm cách

ngày nay

Trang 28

với rìu có vai ở Hạ Long, phần lớn rìu có hình tam giác Còn công cụ đá của cư

dân Mai Pha (Lạng Sơn) lại có đặc điểm có nhiều rìu tứ giác có vai nhỏ, mài

nhẫn, đục nhỏ, đài, được mài nhẫn

Sự phát triển trong kĩ thuật chế tác đá, sự đa dạng, phong phú về loại hình công cụ lao động đã tạo điều kiện cho các bộ lạc bấy giờ mở rộng địa bàn cư trú Một số vẫn tiếp tục cư trú trong vùng núi đá vôi, một số khác khai

phá, chiếm lĩnh vùng đồng bằng, ven biển, hải đảo

Tuy theo đặc điểm từng vùng mà hoạt động kinh tế của con người trở nên

đa dang, phong phú hơn Săn bắt, hái lượm chỉ còn phát triển ở các bộ lạc vùng

núi Nghề đánh cá vẫn được duy trì và phát triển ở các vùng ven sông, biển Ở

nhiều đi tích văn hoá thời hậu kì đá mới như Đa Bút, Gò Trũng (Thanh Hoá), Hạ Long (Quảng Ninh), Quỳnh Văn (Nghệ An) tìm thấy nhiều chì, lưới đánh cá

hoặc xương, răng cá nhiều loại lẫn trong các đống vỏ sò, hến, điệp

Nghề nông trồng lúa dùng cuốc đá trở thành nghề phổ biến và là nghề chính trong hoạt động kinh tế của cư dân bấy giờ

Mặt khác, sự tiến bộ của kĩ thuật chế tác đá, sự phong phú, đa dạng về

loại hình công cụ lao động và đồ dùng trong gia đình chứng tổ sự phát triển

của nghề thủ công đương thời, nhất là nghề chế tác đá và nghề làm gốm, đã hình thành những trung tâm làm gốm ở nhiều địa phương như Mai Pha

(Lang Sdn), Nam Tum (Lai Châu), Sập Việt (Sơn La), Cái Bèo (Hà Tĩnh), Bàu Tró (Đồng Hới), Bàu Cạn (Gia Lai - Kom Tum), Đraixi (Đắc Lắc), Cầu Sắt (Đồng Nai)

Nhiều đồ dùng trong gia đình như nổi, vò, hũ, chậu đã tìm thấy trong các đi tích văn hoá hậu kì đá mới ở nước ta Hoa văn trên các dé gốm rất

phong phú, có nhiều kiểu cách khác nhau như hoa văn dấu thừng, hoa văn hình chữ 8 nối đuôi nhau chạy quanh gờ miệng, hình sóng nước, hinh 6 tram,

hoa văn hoa thị nối liền nhau Đồ gốm của cư dân thời hậu kì đá mới ở nước

ta thể hiện khá rõ nét đặc trưng từng vùng

Gốm ở Quỳnh Văn (Nghệ An) có bình đáy nhọn; dé gốm của người Soi

Nhụ (Vân Đồn, Quảng Ninh) có đặc điểm nổi đáy tròn, miệng thu, văn thừng,

văn hình sóng ở vai; đồ gốm của người Thoi Giếng (Hạ Long) có chân để, hoa

văn đường vạch thẳng song song cắt chéo nhau; để gốm của người Bàu Tró

Trang 29

khắc vạch, có loại được tô màu đỏ, đen; ở Mai Pha (Lạng Sơn), đổ gốm miệng

loe, cổ thắt, có loại có quai uốn từ miệng xuống thân, có loại được gắn thêm

núm có lỗ xỏ dây treo, hoa văn hình hoa thị có trổ lỗ

Đặc điểm chung đồ gốm của cư dân gia1 đoạn hậu kì đá mới là kĩ thuật

làm gốm còn thấp, làm bằng tay, độ nung chưa cao

Cư dân bấy giờ đã có một cuộc sống vật chất và tỉnh thần phong phú hơn, được cải thiện hơn cư dân Hoà Bình, Bắc Sơn Các gia đình theo chế độ mẫu hệ có các công cụ lao động, đồ dùng hàng ngày (nổi, chậu, vò ) Quần áo làm

bằng vỏ cây sui, da các thú vật, đã có dấu hiệu người đương thời biết dệt vải, may quần áo”

Đời sống tỉnh thần được nâng cao hơn Đồ trang sức rất phong phú, có

nhiều kiểu, loại khác nhau được làm ra từ các nguồn nguyên liệu như đá, vỏ

ốc, đất nung, sừng, đốt xương sống cá Nhiều vòng đá, chuỗi hạt đá, nhẫn đá,

vòng đeo tay làm bằng vỏ ốc đẹp có đục lỗ để xỏ dây, hạt chuỗi hình trụ,

hình thoi bằng đất nung, vòng tay bằng sừng Phẩm đỏ cũng được sử dụng làm chất liệu trang trí Ở di tích bãi Phôi Phối (Hà Tĩnh) có những khuyên tai bằng đất nung có trang trí bằng những đường vạch hay đường chấm Ở di tích văn hoá Hạ Long, Thạch Lạc, Quy Châu, Thường Xuân có những

khuyên tai bằng đá, vòng đeo tay bằng đá hoặc đất nung Một số đi tích khác

như: Ba Xã (Lạng Sơn), Thoi Giếng (Quảng Ninh), đồ trang sức có khuyên

tai và vòng tay bằng đá mặt cắt ngang hình chữ nhật, hình tam giác, hình

tròn Còn ở đi tích Bàu Tró (Quảng Bình) có đồ trang sức bằng đá như vòng,

hạt chuỗi hình ống được chế tác bằng kĩ thuật cưa, khoan tách lõi, mài, khuyên tai bằng đất nung

Cư dân hậu kì đá mới ở nước ta quan niệm về thế giới bên kia (thế giới

của những người đã chết) khá phức tạp, thể hiện ở cách chôn người chết Người chết được chôn theo nhiều cách như: để nằm thoải mái như đang ngủ, hoa táng, xương người chết được róc hết thịt, chôn theo lối ngồi ngồi xổm, nằm

co; có mộ táng, người chết bị buộc chặt chân tay trước khi đem chôn; có ngôi mộ xương sọ và các xương khác của thân thể được bôi màu đỏ, chôn theo các

công cụ lao động và vật dụng khác được dùng khi còn sống

Trang 30

10" cs 108° 1 HT

Nà ce o : ns | ; e ¬" o~ FN, ˆ ©

PN Ngọ NỔ thm Heh 7 FRUNG Quoc,” chủ Be

oN Kéo Leng) oy,” ‘ TU * F „ý r

Trang 31

Trinh độ mĩ cảm của con người bấy giờ khá tỉnh tế Chúng ta có thể nhận thấy điều đó qua các vật dụng như đồ gốm có rất nhiều kiểu dáng phong phú về loại hình, đa dạng về hoa văn Đồ trang sức rất nhiều kiểu loại, trang trí

đẹp mắt

Tổ chức xã hội cũng như thời Hoà Bình, Bắc Sơn, xã hội gồm nhiều thị tộc,

bộ lạc Các thành viên trong gia đình, thị tộc gắn bó với nhau bằng sợi dây

huyết thống Mọi người trong xã hội thị tộc, bộ lạc đều bình đẳng

Xã hội tôn trọng, kính nể người già, phụ nữ Đứng đầu thị tộc là một phụ nữ cao tuổi, có kinh nghiệm và sức khoẻ Tổ chức xã hội chưa vượt ra ngồi

khn khổ công xã thị tộc mẫu hệ

Trong công xã có sự phân công lao động giữa nam và nữ, theo lứa tuổi Với những biểu biện như đã trình bày ở trên, chúng ta có thể khẳng định rằng, vào giai đoạn hậu kì đá mới với "Cuộc cách mạng đá mới" trên đất nước ta, xã hội công xã thị tộc có bước phát triển cao hơn giai đoạn

Hoà Bình, Bắc Sơn Cư dân hậu kì đá mới đã tạo nên những tiền đề cho sự giải thể của chế độ công xã nguyên thuỷ để bước vào giai đoạn phát triển

cao hơn

VI BƯỚC PHÁT TRIEN XÃ HỘI CUỐI THỜI NGUYÊN THUỶ -~ SỰ RA ĐỜI CUA THUẬT LUYỆN KIM, NGHỀ NÔNG TRỒNG LÚA NƯỚC VÀ NHỮNG NỀN VĂN HOÁ LỚN

1 Cư dân Phùng Nguyên”? - Chủ nhân văn hoá sơ kì thời đại đồng thau

Cuối thời đại đá mới, các bộ lạc sống ở lưu vực sông Hồng đã đưa kĩ thuật chế tác đá lên đỉnh cao, phát triển nghề làm gốm, biết sử dụng nguyên liệu đồng, thiếc và thuật luyện kim đồng thau Các nhà khảo cổ học

gọi chung là cư dân Phùng Nguyên, văn hoá Phùng Nguyên Vì đi tích văn

hoá Phùng Nguyên (Phú Thọ) là địa điểm đầu tiên phát hiện được thuộc giai đoạn sơ kì đồng thau ở Việt Nam cách ngày này khoảng 4.000 năm

Nhiều di tích văn hoá Phùng Nguyên được phát hiện ở các tỉnh Phú Thọ,

Hà Tây, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hoà Bình, Hà Nội, Hải Phòng v.v mà trung

tâm là Lâm Thao, Phi Tho

® Phùng Nguyên (Phú Thọ) là địa điểm đầu tiên phát hiện được di tích văn hoá sơ kì thời

Trang 32

Cư dân Phùng Nguyên đã sử dụng kĩ thuật mài nhẵn tồn thân cơng cụ đá,

biết cưa, khoan, tiện đá rất phổ biến Công cụ có nhiều loại như rìu, bôn, lưỡi cuốc đá mài nhẫn, có chuôi tra cán Kĩ thuật làm đồ gốm khá phát triển Họ đã biết nặn gốm bằng bàn xoay thay thế cho nặn bằng tay như trước đây Bởi vậy, chất lượng và mĩ thuật của đồ gốm được nâng cao hơn Đồ gốm có nhiều kiểu,

loại như: miệng cong có gờ, không có gờ, miệng loe, miệng đứng, có chân để, tai

gốm, chạc gốm có nhiều kiểu Bên cạnh đặc điểm chung là kĩ thuật làm gốm, chất lượng đỗ gốm tốt, đẹp hơn đồ gốm giai đoạn hậu kì đá mới, ở mỗi địa

phương đồ gốm lại có nét đặc trưng riêng về kiểu đáng, hoa văn

Ở đi tích Phùng Nguyên, các nhà khảo cổ tìm thấy một số hiện vật bằng đồng, các xỉ đồng, cục đồng tuy chiếm tỉ lệ còn ít (ð% trong tổng số các công

cụ và hiện vật) Điều đó chứng tỏ người Phùng Nguyên luyện đồng ngay trên địa bàn cư trú Những bằng chứng nói trên cho thấy cư dân Phùng Nguyên

đã mở đầu cho thời đại đồng thau ở Việt Nam, vào gia1 đoạn sơ kì Tiếp theo

cư dân Phùng Nguyên, cư dân Đồng Đậu”, Gò Mun?? vào giai đoạn trung kì

và hậu kì đồng thau (nằm trong giai đoạn tiển Đông Sơn) đã trực tiếp tạo

nên tiền dé cho sự ra đời của văn hoá Đông Sơn sau đó

Cu dan Phùng Nguyên làm nghề nông trồng lúa nước và các cây lương

thực khác bằng cuốc đá, họ còn chăn nuôi gia súc, gia cầm như trâu, bò, lợn, gà, chó Nghề thủ công rất phát triển, cả chế tác đá và làm gốm Đây chính là

cơ sở để người Phùng Nguyên phát minh ra thuật luyện kim

Ở các di tích Phùng Nguyên, đồ đá chiếm phần lớn Trong số 4.014 hiện

vật tìm thấy có 1.138 là rìu đá với hình dáng nhỏ nhắn, hình chữ nhật, hình thang Ngoài rìu còn có đục, bàn mài, mũi giáo, mũi lao, hạt chuỗi bằng đá,

chày nghiền hạt, hòn kê Đề gốm Phùng Nguyên rất phong phú, đa dạng, hoa văn tỉnh tế, có độ nung cao

Cư dân Phùng Nguyên còn đan lát, dệt vải, Đánh cá và săn bắn vẫn còn tồn tại ở một số bộ lạc, nhưng không phát triển

Đời sống vật chất được cải thiện, đã nâng cao hơn đời sống tỉnh thần của người Phùng Nguyên Họ sứ dụng nhiều đề trang sức và có nhiều loại hình khác nhau Khuyên tai là những vòng tròn nhỏ, hở rnột rãnh dé léng nhiều

Trang 33

vòng vào nhau làm thành một chuỗi dài (thành xâu toòng teng) Hạt chuỗi được làm từ những thỏi đá nhỏ có khoan lỗ để xuyên dây Các đồ trang sức như vòng tay, hạt chuỗi bằng đá mài nhẫn, bóng đẹp và khoan tiện tỉnh vi

Một số tượng động vật như tượng gà, tượng bò bằng đất nung cũng rất tỉnh tế Các hoa văn trên đồ gốm thể hiện sự tuân thủ khá chặt chế các quy tắc đối xứng Có thể đó là dấu hiệu phản ánh tư duy khoa học bước đầu của cư dân

Phùng Nguyên?

Chôn người chết ngay nơi cư trú, chôn theo công cụ lao động, các vật

dụng, đồ trang sức là tập tục phổ biến của cư đân Phùng Nguyên

Về tổ chức xã hội, xã hội Phùng Nguyên vẫn đang nằm trong phạm trù công xã thị tộc giải thể, đang trên bước đường chuyển mình từ công xã thị tộc

mẫu hệ sang buổi đầu của công xã thị tộc phụ hệ Sự giải thể của chế độ công

xã nguyên thuỷ ở Phùng Nguyên còn tiếp tục ở văn hoá Đồng Đậu, Gò Mun sau đó, để đưa đến sự hình thành nhà nước thời văn hố Đơng Sơn? và nền

văn minh sông Hồng

Cùng với các bộ lạc Phùng Nguyên, trên đất nước ta bấy giờ còn có nhiều bộ lạc ở các địa phương khác nhau cũng đã tiến vào giai đoạn sơ kì đồng thau,

trong đó có các bộ lạc vùng bờ biển các huyện Hậu Lộc, Nga Sơn (Thanh Hoá) mà các nhà khảo cổ học thường gọi là văn hoá Hoa Lộc và các bộ lạc vùng lưu

vực sông Lam (Nghệ An) Chủ nhân của các nền văn hoá này được nhiều nhà

khảo cổ học xếp tương đương với văn hoá Phùng Nguyên, nằm trong giai đoạn

văn hố tiền Đơng Sơn, cùng với văn hoá Phùng Nguyên tạo nên nền văn hố

Đơng Sơn và Nhà nước Văn Lang và nền văn minh sông Hồng sau này

Các bộ lạc chủ nhân của nền văn hoá Hoa Lộc định cư ở vùng bờ biển

Thanh Hoá là những cư dân nông nghiệp dùng cuốc Bên cạnh đó họ còn đánh -

cá, săn bắn Kĩ thuật chế tác đá và làm đồ gốm phát triển, có nét đặc trưng về

loại hình, kiểu dáng công cụ và nghệ thuật trang trí hoa văn Một số hiện vật

bằng đồng như rìu đồng, dây đồng trong các di tích văn hoá ở khu vực này đã

được tìm thấy Tiếp sau các bộ lạc Hoa Lộc (sơ kì đồng thau) là các bộ lạc Bái Man (trung kì đồng thau), Quỳ Chữ (hậu kì đồng thau) Ở các đi tích văn hoá Hoa Lộc, ngoài những đặc điểm của văn hoá địa phương, đã có những nét gần gũi và đạt trình độ phát triển như văn hoá Đồng Đậu, Gò Mun ở vùng Bắc Bộ

Trang 34

để sau đó hoà chung và tạo nên văn hố Đơng Sơn thống nhất ở vùng Bắc Bộ

và Bắc Trung Bộ

Cu dân sơ kì thời đại đồng thau ở vùng lưu vực sông Lam cũng lần lượt trải qua các giai đoạn trung kì và hậu kì đồng thau, thể hiện những nét tương

đồng về trình độ phát triển với cư dân vùng châu thổ sông Hồng, sông Mã

trong cùng một gia1 đoạn và hoà nhập vào gia1 đoạn văn hố Đơng Sơn sau đó Nhìn một cách tổng quát, cách đây khoảng 4.000 năm, trên phạm vi vùng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ (lãnh thổ của nước Văn Lang — Au Lac sau

này), các bộ lạc chủ nhân văn hoá tiền Đông Sơn đều bước vào giai đoạn sơ

kì đồng thau, sống định cu lau dai, lay nông nghiệp trồng lúa làm hoạt động

chính Họ đã chuẩn bị các điều kiện, tiền đề cho sự giải thể chế độ công xã

thị tộc mẫu hệ, chuyển biến dần lên xã hội công xã thị tộc phụ hệ và hình

thành Nhà nước Văn Lang

2 Văn hoá Sa Huỳnh? và cư dân Sa Huỳnh

Cách ngày nay khoảng 5.000 năm, một bộ phận cư dân hải đảo ở Thái

Bình Dương đã đến vùng đất Trung Bộ nước ta định cư Từ văn hoá đá mới dan dan họ sáng tạo ra nghề luyện kim và bước vào giai đoạn sơ kì thời đại luyện kim cách ngày nay khoảng 4.000 — 3.000 nam — các nhà khảo cổ học gọi

là văn hoá tiền Sa Huỳnh Trải qua một quá trình phát triển, nền văn hoá Sa

Huỳnh ra đời từ văn hoá tiền Sa Huỳnh Cuối văn hoá Sa Huỳnh vào khoảng

thé ki I - II thì đổ sắt trở nên phổ biến

Chủ nhân của văn hoá Sa Huỳnh thuộc tiểu chủng Mã Lai - Đa Đảo

(Malaya - Polinésien) định cư trên châu thổ của các sông Thu Bồn, Trà Khúc và các vùng ven núi, rừng các tỉnh Nam Trung Bộ và Bắc Nam Bộ

Các nhà khảo cổ học phát hiện được nhiều di tích văn hoá tiển Sa Huỳnh

và Sa Huỳnh như: Bàu Tram, Bàu Né, Gò Miếu, Phù Hoà (Quảng Nam,

Đà Nẵng); Lọng Trạch, Bình Châu Quảng Ngãi); Xóm Cén, Binh Hung, Mũi Né (Khánh Hoa)

+ Sa Huỳnh thuộc huyện Đức Phổ (Quảng Ngãi), là nơi phát hiện di tích văn hoá sơ kì

thời đại kim khí gọi là tiền Sa Huỳnh, có niên đại cách ngày nay chừng 4.000 —- 3.000 năm Giai

đoạn muộn (văn hoá 8a Huỳnh) ở vào nửa thiên niên kỉ [ TCN (Đại cương Lịch sử Việt Nam,

tập 1, NXB Giáo dục, 2000, tr 28) Các di tích thuộc văn hoá Sa Huỳnh trải dai trên một không

Trang 35

Cư dân Sa Huỳnh làm nông nghiệp dùng cuốc, trồng lúa nước và các cây

trồng khác” Ngoài ra, họ còn làm thủ công nghiệp (xe sợi, đệt vải, làm gốm,

đồ trang sức, nấu thuỷ tỉnh ) Nhiều công cụ lao động và vũ khí bằng sắt

được tìm thấy trong các di tích văn hoá Sa Huỳnh như: rìu, lưỡi cuốc, đục,

dao, kiếm, giáo, thuổng, liểm

Cư dân 8a Huỳnh có một đời sống tỉnh thần khá phong phú Nhiều đổ trang sức khá tỉnh tế được họ làm ra để tô điểm cho cuộc sống, như các chuỗi

hạt bằng đá, đồng, mã não, khuyên tai hai đầu thú và nhiều đồ trang sức

bằng thuỷ tỉnh Các hoa văn bài trí trên các đồ gốm rất đẹp

Tục hoả táng (thiêu người chết), đổ tro xương vào vò bằng đất nung cùng với trang sức khá phổ biến ở cư dân Sa Huỳnh

Một số di cốt người đã tìm thấy ở các đi tích văn hoá Sa Huỳnh như ở đi

tích Mỹ Tường, Bàu Hoè (Thuận Hả)), Xóm Ốc (Quảng Ngãi), Bình Yên

(Quảng Nam)

Cùng với sự phát triển của cuộc sống và xã hội là sự gia tăng dần dân số

và mối quan hệ giữa các vùng, đã đưa tới sự hình thành các bộ lạc lớn mà tiêu

biểu là hai bộ lạc Cau và Dừa Vào đầu công nguyên, từ hai bộ lạc này đã hình

thành vương quốc cổ Champa

3 Văn hoa Déng Nai”) va van hoa Oc Eo")

a Van hod Déng Nai

Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khảo cổ học nước ta thì vào thời đá

cũ, đã có con người tụ cư ở vùng Đông Nam Bộ Trải qua một quá trình lâu đài

hàng vạn năm, các nền văn hoá đá mới, đồng đá (sơ kì đồng thau) rồi tiến tới

hậu kì đồng thau và sơ kì sắt, cách ngày nay khoảng trên 4.000 năm đã hình

thành ở vùng này nền văn hoá Đồng Nai Nhiều di tích văn hoá Đồng Nai

được tìm thấy ở Đông Nam Bộ, tập trung ở các tỉnh Đồng Nai, Bình Phước,

Thành phố Hồ Chí Minh, Long An Các đi tích phân bố ở lưu vực sông Đồng

® Người Sa Huỳnh trồng các loại cây cho củ và quả, cây có sợi

_# Văn hoá Đồng Nai lấy tên tỉnh Đồng Nai là nơi phát hiện đầu tiên những di tích cư trú

của con người có mặt sớm nhất ở vùng Đông Nam Bộ Năm 1879, đã có những phát hiện đầu

tiên về di tích đổ đá mài ở Đồng Nai Hiện nay đã có gần 50 di tích thuộc thời đại kim khí được

tìm thấy ở Đông Nam Bộ, tập trung nhiều nhất là ở Đồng Nai, Bình Phước, Thành phố Hồ Chí Minh, Long An

Trang 36

Nai và sông Vàm Cỏ, từ vùng đất đỏ bazan, vùng trung du đến ven biển như di tích Gò Cát (Thành phố Hồ Chí Minh), Rạch Núi (Long An), Ngãi Thắng,

Đốc Chùa Nổi bật là đi tích văn hoá Dốc Chùa (Tân Uyên, Bình Phước)

Cư dân Đồng Nai thời đại đồng thau và sơ kì sắt đã chế tác nhiều loại

công cụ và đồ dùng khác nhau, khá phong phú như rìu, giáo, quả đồng, đồ

gốm có các loại nổi, vò, chậu, đĩa, bát Kĩ thuật làm gốm đã phát triển tương

đương với kĩ thuật gốm của cư dân Phùng Nguyên, làm gốm bằng bàn xoay, độ nung cao, đùng đất sét pha bã thực vật, đồ gốm có màu đỏ, nâu sẫm, vàng nhạt, trắng Trên các đồ gốm có in một số hình hoa văn chải, văn thừng, văn

nan chiếu Một số công cụ đá cũng tìm thấy ở di tích văn hoá Đông Nai như

rìu, quả cân, bàn mài, hòn ghè Hoạt động kinh tế chủ yếu của cư dân Đồng Nai là nghề nông, đồng thời còn khai thác sản phẩm thiên nhiên, làm nghề thủ công đàm gốm, đúc đồng? dệt vải, làm đồ trang sức) Toàn bộ các di tích đồng thau và sắt ở vùng Đông Nam Bộ mang đặc trưng văn hoá cơ bản giống nhau về công nghệ đá, đồng, sắt, gốm Đây là vùng đất có nền văn hoá phát

triển liên tục từ văn hoá đồ đá lên đồng và sắt?

Cư dân Đồng Nai sống định cư lâu đài trên những khu vực khác nhau, có

một đời sống tỉnh thần khá phong phú Họ làm ra nhiều đồ trang sức như các hạt chuỗi đá mã não, vòng tay bằng thuỷ tỉnh, bằng đồng, khuyên tai đá hai đầu thú, khuyên tai thuỷ tỉnh, bằng đồng thau, đồng mạ vàng, dây chuyển bạc, vòng tay, nhẫn bằng sắt

6 vùng Đông Nam Bộ thuộc văn hoá Đồng Nai, các nhà khảo cổ học đã

phát hiện được những thành đất được xây dựng khá kiên cố và công phu như

thành Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước Thành gồm hai vòng thành đất đắp vòng tròn đồng tâm, đường kính khoảng 130m với tổng điện tích là khoảng 13.000m

Phía Đơng Nam vịng thành ngồi đắp hai ụ đất cao hơn mặt thành 1m, ụ đất

hình tròn cö đường kính khoảng 20m Hướng Tây Bắc cũng có hai ụ đất nhưng nhỏ và thấp hơn Từ quãng trống giữa hai ụ đất có thể đi xuống chân

đổi nơi có con suối chảy qua Thành ngoài có hai cửa ra vào Bên trong vòng

thành thứ hai, mặt đất khá bằng phẳng, là nơi cư trú của con người Căn cứ vào các đi vật thu thập được ở đây, các nhà khảo cổ học cho rằng đây là một

® Các nhà khảo cổ học đã phát hiện được 95 khuôn đúc đồng bằng sa thạch để đúc rìu, giáo

® Trong các di vật bằng đồng và sắt ở văn hố Đồng Nai, Đơng Nam Bộ cho ta thấy rõ mối

Trang 37

trong những địa điểm cư trú có phòng ngự trên diện tích hơn 1 vạnm? của

cộng đồng người có tổ chức chặt chẽ, có mối quan hệ với các cộng đồng lân cận

Trong khu vực này, đã phát triển khoảng chục thành đất có quy mô trên dưới

125m đường kính như thế Điều đó cũng chứng tỏ vùng Đông Nam Bộ bấy giờ

đã hình thành nhiều cộng đồng xã hội có quy mô tương tự, có trình độ phát

triển tương đồng và có mối quan hệ với nhau thuộc văn hoá Đồng Nai, Cư dân Đồng Nai có tục chôn người chết ở nơi cu trú, chôn theo đồ tuỳ táng (các công cụ, đồ dùng bằng gốm, thuỷ tình, đá, đồng, sắt)

Văn hoá Đồng Nai có một tiến trình phát triển liên bục từ văn hoá đồ đá

đến văn hoá đồng thau và sắt cách ngày nay trên dưới 4.000 năm

b._ Văn hoá Óc Eo

Văn hoá Óc Eo thuộc Tây Nam Bộ, vùng sông Hậu, thuộc các tỉnh An

Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Trà Vinh, Tiền Giang, Minh Hai Văn hoá Oc Ro có niên đại kéo dài từ khoảng thế kỉ VI TƠN đến thế kỉ VI

Các nhà khảo cổ đã phát hiện ba thành thị Ba Thê (tức Óc Bo), xã Vọng

Thê, huyện Thoại Sơn (An Giang), Nền Chùa (hay Ta Keo) là Tiền Cảnh hay

thành phố biển (Samudrapura) ở Rạch Giá (Kiên Giang) và Nền Vua (con gỌI

là Trặm phố), huyện Hồng Dân (Cà Mau) Theo kết quả nghiên cứu của các

nhà khảo cổ thì cả ba thành thị này có mặt bằng khá rộng, mỗi chiều khoảng

1000m, bên trong có một số nền móng kiến trúc gạch, kè đá rộng tới 30m x 40m

Cả 3 thành thị này cách nhau chừng 15 - 20km® nối với nhau bằng hệ thống

kênh, nước Tại các đi tích văn hoá Oc Eo, các nhà khảo cổ phát hiện được

nhiều hiện vật, công cụ, đồ trang sức bằng đồng, sắt, thiếc, vàng, gốm

Trong các di tích thuộc văn hoá Óc Eo cé ba loại hình đi tích: đi tích cư

trú, đi tích kiến trúc và đi tích mộ táng Niên đại các-bon phóng xạ sớm nhất

là khoang nim 530 TCN và muộn nhất là năm 800 SƠN (từ thế kỉ VI TCN - thế kỉ VITD bao gồm văn hoá tiển Óc Eo, Óc Eo và hậu Óc Bo, chủ yếu tập trung vào khoảng thế kỉ I - VI Văn hoá Óc Eo có mối quan hệ mật thiết với

các nền văn hoá khác quanh vùng

Trên cơ sở văn hoa Oc Eo và văn hoá Đồng Nai ở Nam Bộ đã đưa đến su

hình thành quốc gia cổ Phù Nam (sẽ được trình bày ở chương IV)

Œ Tịch sử Việt Nam - Từ khỏi thuỷ đến thế bỉ X, Sảd, tr 428, 429

Trang 38

Nhìn một cách tổng quát, căn cứ vào các nguồn tài liệu khác nhau như

khảo cổ học, thư tịch cổ cho thấy ở đồng bằng sông Cửu Long, từ thời kì văn

hoá đồ đá đã có con người sinh sống Cuộc sống và xã hội ngày càng phát

triển Từ văn hoá đồ đá hình thành hai nền văn hoá thời đại kim khí: văn hoá

Đồng Nai và văn hoá Óc Eo

Trên nền tảng đó, những cộng đồng cư dân và xã hội lớn nhỏ khác nhau ra đời, điển hình là quốc gia cổ Phù Nam sau này ° Se Nr Ss II

BAI TAP CHUONG |

PHAN CAU HOI TU LUAN

Chứng minh Việt Nam là một trong những quê hương của loài người, Quá trình chuyển biến từ Người tối cổ (Người vượn) lên Người hiện đại?

Những điểm giống và khác nhau giữa các giai đoạn bầy người nguyên

thuỷ, công xã thị tộc ra đời (văn hoá Sơn Vì), công xã thị tộc phát triển (văn hố Hồ Bình - Bắc Sơn) về các mặt: công cụ lao động, hoạt động

kinh tế, địa bàn cư trú, tổ chức xã hội, đời sống của con người?

"Cách mạng đá mới": Nội dung và kết quả đối với sự chuyển biến kinh tế - xã hội thời hậu kì đá mới ở Việt Nam?

Những nét chính về văn hoá Sa Huỳnh, văn hoá Đồng Nai, văn hod Oc Eo? Những điểm giống và khác nhau giữa ba nền văn hoá Phùng Nguyên,

Sa Huỳnh, Óc Eo?

Thảo luận: câu 3 và câu 4

PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN

Đánh dấu (+) vào niên đại mà anh (chị) cho là đúng về thời điểm có Người khôn ngoan (hiện đại) ở Việt Nam (giai đoạn sớm và giai đoạn muộn):

_ Cách ngày nay 50.000 năm

— Cách ngày nay 40.000 năm - Cách ngày nay 30.000 năm

LILILIL]

Trang 39

Đánh dấu từ () vào những chỗ mà anh (chị) cho là không đúng về các địa

danh có hoá thạch răng Người vượn:

- Hang Con Moong L]

- Hang Thẩm Khuyên

- Hang Thẩm Hai - Hang Thẩm Ổm - Hang Hùòm

Hãy điền địa danh tỉnh vào những đi tích văn hoá thích hợp:

- Hang Con Moong_ cà SH nhe, ` 8) — Hang Tham TKKhuyên ác cọ n nh he rey - Hang Thẩm Hai - Hang Thẩm OM .ì cneree, No ênaỤAainIÝẼÝỶÝẢẢÝ

— Hang Thung Lang _ cuc ssseiikvo

Hãy đánh dấu cộng (†+) vào niên đại mà anh (chị) cho là đúng vào chỗ thích hợp với niên đại của các nền văn hố Hồ Bình, Bắc Sơn, Hạ Long,

Đa Bút:

- Văn hố Hồ Bình: 17.000 năm| | 12.000năm[ | 7.600 năm[ ]

- Văn hoá Bắc Sơn: 16.000năm| | 10.000 năm| | 8.000nam[_]

- Văn hoá Đa Bút: 7.000năm| | 6.000năm| ] 8.000năm[ ]

~ Văn hoá Hạ Long: 7.000 nam [| 6.000 nam L] 5.000 năm L]

Đánh dấu cộng (+) vào chỗ mà anh (chị) cho là đúng về niên đại của giai đoạn "Cách mạng đá mới" ở Việt Nam:

93.000 năm|_] 18.000 năm|_] 11.000 nam[_ |,

7.000 năm|_] 6.000 năm 5.000 nam|_ |,

Trang 40

TAI LIEU THAM KHẢO CHUONG I

Trương Hữu Quýnh - Phan Đại Doãn - Nguyễn Cảnh Minh, Đại cương Lịch sử Việt Nam, tập 1, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2000, Chương I, Phan I:

Thời đại nguyên thuỷ trên đất nước Việt Nam, tr.13 — 31

Trương Hữu Quýnh - Nguyễn Cảnh Minh, ¡ch sử Việt Nam, từ nguyên thuy đến 1858, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 1999, Chương I: 7ời

nguyên thuỷ trên đất Viét Nam, tr.7 - 27

Phan Huy Lê - Trần Quốc Vượng - Hà Văn Tấn — Luong Ninh, Lich sw Viét

Nam, NXB Dai hoc va Giáo dục chuyên nghiệp, Hà Nội, 1991, Phần I:

Thời kì nguyên thuỷ, tr 13 — 38

Nguyễn Cảnh Minh - Bùi Quý Lộ, Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến

thế kỉ X, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2001 (tái bản lần 3), Chương I: Thời kì

nguyên thuỷ, tr 7 - 21, Sách Cao đẳng Sư phạm

Viện Sử học, Lịch sử Việt Nam từ khỏi thuỷ đến thế hỉ X, NXB Khoa học

Xã hội, Hà Nội, 2001

HƯỚNG DẪN HỌC TẬP CHƯƠNG I

Trên cơ sở những thành tựu của khảo cổ học, dân tộc học (thông qua các sử liệu đã trình bày ở chương D cần chứng minh được cách đây hàng chục vạn năm, trên lãnh thổ Việt Nam đã có con người (Người vượn) sinh sống Việt Nam là một trong những quê hương của loài người, có một lịch sử gắn bó lâu đời giữa con người và tự nhiên Đất nước Việt Nam có những điều kiện

thuận lợi cho con người nguyên thuỷ sinh sống và phát triển

Hiểu được những nội dung cơ bản về quá trình hình thành và phát triển

của xã hội nguyên thuỷ ở Việt Nam, cuộc sống lâu đời và liên tục sáng tạo của người nguyên thuỷ trên đất nước ta từ Người vượn đến Người hiện đại (khôn ngoan), tương ứng với thời gian từ người Núi Đọ (văn hoá hậu kì đá

cũ) đến văn hoá Sơn Vi (cuối hậu kì đá cũ), văn hố Hồ Bình (văn hoá đá

mới trước gốm, cách ngày nay khoảng 11.000 năm), văn hoá Bắc Sơn (văn

hoá đá mới và đồ gốm), phát triển lên văn hoá Phùng Nguyên - Hoa Lộc

Ngày đăng: 31/12/2023, 20:39

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w