Cuốn Giáo trình Lịch sử Việt Nam từ đầu thế kỉ XVI đến năm 1858 thuộc chương trình Lịch sử Việt Nam học phần III, được biên soạn nhằm cung cấp cho sinh viên ngành Lịch sử các trường Đại học Sư phạm những kiến thức cơ bản về tiến trình phát triển và đặc điểm của tiến trình đó của lịch sử Việt Nam trong thời kì từ thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XIX về các mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội qua hai giai đoạn phát triển và suy vong của chế độ phong kiến Việt Nam. Giáo trình này còn nhằm cung cấp cho các bạn sinh viên những kiến thức cơ bản về nền văn minh Đại Việt, về các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, các cuộc đấu tranh chống áp bức,bóc lột phong kiến của nhân dân ta trong thời kì lịch sử từ thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XIX và đặc điểm của chúng.
Trang 1Ly = ““-.ÌTHƯ VIEN
959.7 Nguyên Cánh Minh (Chú biên)
GIAO Bao T6 Uyén - V6 Xuan Dan 2012 20128625 | GIÁO TRÌNH 'blEH SỬ VIỆT NAM ae Tu dau thé ki XVI dén nam 1858 2012 | PDF | 230 Pages buihuuhanh@gmail.com
Glao trinh ch sir SP
Trang 4Trang
8 i70PRRRRERERRRh ` 5
Chương |
VIỆT NAM TRONG CAC THẾ KỈ XVI ~ GIỮA XVIII
I SU SUP DO CỦA NHÀ LÊ SƠ VÀ CÁC CUỘC CHIẾN TRANH PHONG KIẾN 7
1 Cuộc khủng khoảng xã hội đầu thế kỈ XVI : 22222 2121211221212 111m 7 2 Nhà Mạc thành lập, các chính sách nhà Mạc nhau 13
3 Cuộc chiến tranh Nam — Bắc triều - - 2L 221212212 1212811115111 tre 23
4 Cuộc chiến tranh Lê Trịnh —~ Nguyễn .: 2-2-2 22 222222332 22x11 krrrre 32
II TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ Ở HAI MIỀN 1 22212 221717202 1550721211225epxee ot
1 Tình hình chính tri 6 DANG NgOai ccc ccccc ccc cscseeecescseeeecesensesesaeeseesessaeseeeeseneaeees 37
2 Tình hình chính trị ở Đàng Trong .cccesccsesccsccsceeecseeseceesseesesececeseveessaeeeeeeseeeats 40 III BƯỚC PHÁT TRIỂN MỚI VỀ KINH TẾ 2-52-2212 1E718E151121121121212 21112112212 43
Noi si adad⁄.aãgB Ba 43
2 Sự phát triển của thủ công nghiệp - 5-52 nh nh re 47
S4 93s oi on 50
IV TÌNH HÌNH VĂN HOÁ TƯ TƯỞNG TRONG CÁC THẾ KỈ XVI - GIỮA XVIII 55
1 Hệ tư tưởng, tôn giáo, tín ngưỡng -. s2: 22222211121 1112212 822 me 55
2 Giáo dục, văn học ¬— 58 3 Nghệ thuật, khoa học, kí thUật - - ST Hs HH HH nh HH triệt 60
Sơ kết chương .:222ccccctvrvresrrrre TH HH HH H0 e2 eece 61
©0108 101.8 4 we 61
Tai li@u tham Khao eee ỘỎỞỔỐ 62
II 1 62 Chương II
CUỘC KHỦNG HOẢNG CỦA CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN VÀ PHONG TRÀO ĐẤU TRANH CỦA NÔNG DÂN
| CUOC KHUNG HOANG CUA CHE DO PHONG KIẾN Ở ĐÀNG NGOÀI VÀ
PHONG TRÀO NÔNG DÂN - — HS HH tiệt rurkt 64
1 Kinh tế suy thoái nghiêm trọng .- - 5à c2 HH HH HH re 64
2 BO may quan lai SA GOA ooo 65
3 Đời sống cực khổ của nhân dân .-¿: 5:22 _— 67
Trang 5II PHONG TRÀO TÂY SƠN L Q QQ TT HH HH HT TH HH He rense F Z
1 Cuộc khủng hoảng của chế độ phong kiến ở Đàng Trong - 77
2 Phong trào nông dân Tây Sơn bùng nổ và lật đổ chính quyền họ Nguyễn,
EIusal§2/-iaie11/ 60 81
3 Phong trào nông dân Tây Sơn diệt quân xâm lược Xiêm 85
4 Nghĩa quân Tây Sơn lật đổ triều đình Lê — Trịnh -+-:cckcxcccrveevea 87
5 Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Thanh . : 5 5725 <cx2<s«2 90
6 Vương triều Tây Sơn . c2 2 2 2221211212 11011211111.1ceerrreg 97
Sơ kết chương ĐH 1111511181151 1 17 T1 càng TH TH TH HH Hà Tú TT kh TH TH Hà Hà HH 120
Cau hoi va bai tap oo eee ec ceeseceeerecstereeseeeneererertenesessdsenseenrsesssseeeneeeeee 121
Tài liệu tham khảo 122
Tài liệu đọc thêm L HH nh HH Hy — 122
Chương II
VIỆT NAM Ở NỬA ĐẦU THE Ki XIX DUGI TRIEU NGUYEN
I TINH HINH CHINH TRI 123 1 T6 chit Chinh QUYEN ose ccc cececscsssceeseeessssssesavasevsssvsvseseseseseveeeeeeeseceteeetetetens 124
2 Luật pháp . So ch Hye re " SH Hy 134
khe on 135 co co ẻ 137
II TÌNH HÌNH KINH TẾ VÀ NHỮNG CHÍNH SÁCH CỦA NHÀ NGUYỄN 143
1 Tình hình ruộng đất và nông nghiệp nhe he ,143 2 Chế độ tơ thuế ¬— 161 3 Tình hình thủ công nghiệp c1 vn nàn TH HH khiết 166
4 Tinh Ninh thuGng Mai e - 169
Ill TÌNH HÌNH XÃ HỘI VÀ CÁC CUỘC ĐẤU TRANH CỦA NHÂN DÂN 172
1 Tình hình xã hội và đời sống của nhân dân .- - che 172
2 Các cuộc đấu tranh của nhân dân ở nửa đầu thế kỉ XIX 177
IV TÌNH HÌNH VAN HOÁ Ở NỬA SAU THẾ KỈ XVIII - NỬA ĐẦU XIX 183
1 Tôn giáo, tín ngưỡng , ¿is kt 222 22 18221 71171151 183 2 Giáo dục thi cử T2 21118 Ty TH Hà giết ¬¬ 190
3 Văn học, nghệ thuật ¬ 192 4 Khoa hoc, non 194
_Sơ kết chương - cv SE 1112211111112 kg thư, 196
Câu hỏi và bài tập 0 2n 2221111211112 11c gà 197
IE N8 8 1 ằ ae 198 Tài liệu đọc thêm - 2c HH 0201121201 1t HH HH Hành tru 198
— Khai quat vé Lich sir Viét Nam từ nguyên thuỷ đến giữa thế kỉ XIX
va những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam trong lịch sử 204 — Một số niên đại và sự kiện cần ghi nhÓ - . c2 c St 2222 HH rệt 218
TT: ác no nhe 221
Trang 6VM¿ dàu
Cuốn Giáo trình Lịch sử Việt Nam từ đầu thế kỉ XVI đến năm 1858 thuộc chương trình Lịch sử Việt Nam học phần III, được biên soạn nhằm cung cấp cho sinh viên ngành Lịch sử các trường Đại học Sư phạm những kiến thức cơ bản về tiến trình phát triển và đặc điểm của tiến trình đó của lịch sử Việt Nam trong thời kì từ thế kỉ XVI đến giữa thể kỉ XIX về các mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội qua hai giai đoạn
phát triển và suy vong của chế độ phong kiến Việt Nam
Giáo trình này còn nhằm cung cấp cho các bạn sinh viên những kiến thức cơ bản về nền văn minh Đại Việt, về các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, các cuộc đấu tranh chống áp bức,-bóc lột phong kiến của nhân dân ta trong thời kì lịch sử từ thế ki
XVI đến giữa thế kỉ XIX và đặc điểm của chúng
Trên cơ sở những nội dung kiến thức cơ bản nhằm giáo dục, nâng cao lòng yêu quê hương, đất nước, niềm tự hào dân tộc về truyền thống tốt đẹp, về nền văn hoá truyền thống Việt Nam cho sinh viên, về thái độ trân trọng đối với những di sản lịch sử — văn hoá dân tộc, giáo trình góp phần củng cố thêm niềm tin về tiền 46 rạng rỡ của dân
tộc, đất nước Việt Nam cho các thế hệ độc giả
Nội dung giáo trình và phần bài tập, tài liệu tham khảo thêm cuối mỗi chương
nhằm rèn luyện cho sinh viên kĩ năng quan sát, so sánh, đối chiếu các sự kiện, hiện tượng lịch sử, tức là rèn luyện, bổi dưỡng phương pháp lịch sử và phương pháp ldgic
trong học tập cho mỗi người; nhằm nâng cao năng lực giảng dạy chương trình lịch sử
Việt Nam ở lớp 10 Trung học phổ thông, theo chương trình cải cách giáo dục của Bộ Giáo dục - Đào tạo
Về cấu trúc: Giáo trình được biên soạn theo chương trình lịch sử Việt Nam của Bộ
Giáo dục - Đào tạo ở học phần III
Học phần III gồm 4 học trình, 60 tiết, biên soạn lịch sử Việt Nam từ thế kỉ XVI đến
năm 1858 trong 3 chương sau;
Trang 7Chương này còn giới thiệu những nội dung cơ bản về tình hình chính trị ở Đàng
Ngoài và Đàng Trong từ thế kỉ XVII đến giữa thế kỉ XVIII; bước phát triển mới về kinh tế, tình hình văn hóa, tư tưởng trong các thế kỉ nói trên để giúp sinh viên nhận thức
được đặc điểm của lịch sử Việt Nam trong giai đoạn này, mặc dù tình hình chính trị có
những biến động phức tạp, nhưng về kinh tế nông nghiệp, thủ công, thương nghiệp
vẫn có bước phát triển mạnh, đặc biệt trong kinh tế công thương nghiệp, văn hóa có
những thành tựu mới, chế độ phong kiến Việt Nam vẫn đang phát triển, chưa bước vào
thời kì khủng hoảng suy vong
Chương II, giới thiệu những biểu hiện của cuộc khủng hoảng suy vong của chế độ
phong kiến Việt Nam từ giữa thế kỉ XVIII ở Đàng Ngoài và phong trào khởi nghĩa của
nông dân; về cuộc khủng hoảng suy vong của chế độ phong kiến ở Đàng Trong ở nửa sau thé ki XVIII va phong trào nông dân Tây Sơn; về những cống hiến to lớn của phong trào Tây Sơn trong công cuộc bảo vệ ~ xây dựng đất nước
Chương II, trình bày những nội dung cơ bản về lịch sử Việt Nam ở nửa đầu thế kỉ XIX ~ dưới triều Nguyễn, bao gồm các mặt: tình hình chính trị, kinh tế và những chính sách đối nội, đối ngoại của vương triều Nguyễn; tình hình xã hội và cuộc đấu:tranh của nhân dân chống vương triều Nguyễn; tình hình văn hoá, tư tưởng ở nửa sau thế kỉ XVIII — nửa đầu thế kỉ XIX
Thông qua việc trình bày những nội dung ở các chương, giáo trình nhằm giới thiệu
những thành tựu nghiên cứu của giới Sử học Việt Nam về vấn đề phát triển và suy vong của chế độ phong kiến Việt Nam, nhận thức về triều Nguyễn và xã hội Việt Nam
ở nửa đầu thế kỉ XIX
Kết cấu trong mỗi chương được trình bày theo một trình tự thống nhất: chương,
mục lớn, mục nhỏ, cuối mỗi chương có sơ kết chương, câu hỏi và bài tập, tài liệu tham khảo chương, tài liệu đọc thêm mở rộng kiến thức
Tập Hi cling la tap cuối của chương trình lịch sử Việt Nam Cổ trung đại, nên cuối cuốn giáo trình này có phần trình bày khái quát lịch sử Việt Nam từ nguyên thuỷ
đến năm 1858, những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam Cuối tập Ili có mục
những niên đại và sự kiện cần ghi nhớ, bảng tra cứu thuật ngữ, danh mục tài liệu tham
khảo chính
Khi tham khảo tập giáo trình này, các bạn sinh viên với tư cách là những giáo viên
tương lai cần tạo cho mình phương pháp học tập chủ động, kết hợp giữa tiếp thu những kiến thức đã trình:bày ở giáo trình với hoạt động tự nghiên cứu, đọc thêm tài liệu
tham khảo để mở rộng kiến thức và liên hệ với chương trình sách giáo khoa Lịch sử
10, phần Lịch sử Việt Nam ở Trung học phổ thông |
Trang 8Chương Ï
VIET NAM TRONG CAC THE Ki XVI NUA DAU XVIII
| SỰ SỤP ĐỔ CỦA NHÀ LÊ SƠ VÀ CÁC CUỘC CHIẾN TRANH PHONG KIẾN
1 Cuộc khủng hoảng xã hội đầu thế kỉ XVI * Sự sa đoạ của tầng lớp quý tộc quan lại
Thế kỉ XV là thời kì phát triển và ổn định của nhà nước thời Lê sơ, đặc biệt là dưới thời Lê Thánh Tông (1460-1497), kinh tế phát triển, chính trị
và xã hội ổn định đã đưa địa vị của nước Đại Việt lên cao
Tuy nhiên sau thời Lê Thánh Tông, sang thế kỉ XVI đặc biệt từ khi
_ Lê Hiến Tông mất (1504), đến các đời vua Túc Tông (1504), Lê Uy Mục (1504-1509), Tương Dực (1509-1516), Chiêu Tông (1516-1529), Cung Hoàng
(1522-1527), chính trị và xã hội Lê sơ lâm vào khủng hoảng đã làm cho
- kinh tế sa sút và phong trào đấu tranh của nông dân nổi lên dẫn đến các
cuộc chiến tranh phong kiến
Lê Hiến Tông lên ngôi năm 1497 nhưng vì “ham nữ sắc” mà mất sớm
Năm 1504, Túc Tông lên ngôi vua, nhưng chỉ ở ngôi được sáu tháng đã mất Kế nghiệp Túc Tông, ngay sau đó, Ủy Mục lên làm vua (1504), cũng
chỉ ở ngôi năm năm và mất lúc mới 22 tuổi (năm 1509) Viết về Lệ Uy Mục, ©
sử cũ chép: “Vua nghiện rượu, hiếu sát, hoang dâm, thích ra oai, tan hai
người tông thất, giết ngầm tổ mẫu, họ ngoại hoành hành, trăm họ oán giận, người bấy giờ gọi là quỷ vương, điểm loạn đã xuất hiện từ đấy” Không chăm lo đến chính sự, lại là người chơi bời vô độ, “từ khi lên ngôi,
Trang 9
vua đêm nào cũng cùng cung nhân vui đùa, uống rượu vô độ, khi say liền
giết cả cung nhân” Về việc lên ngôi của Uy Mục, sử cũ chép: “Mẹ vua là
Chiêu Nhân hoàng thái hậu Nguyễn Thị huý là Cận, người làng Phù Chẩn
huyện Đông Ngàn, lúc bé mồ côi cha, nhà nghèo, tự bán mình cho người ở
phủ Phụng Thiên, sau người ấy có tội, Nguyễn Thị bị tịch thu sung làm
quan tì, do đó được vào hầu Quản Ninh hoàng hậu Khi Hiến Tông còn làm
Thai Tu, thay có sắc đẹp thì ưa, lấy vào làm phi Năm Hồng Đức thứ 19 (1488) tháng 5 ngày mồng 5, giờ Tí sinh ra vua Năm Thái Trinh thứ 1 (1504), Túc Tông băng hà, không có con nối, mẹ thứ là Kính Phi Nguyễn
Thị mưu lập vua ở trong cung cấm, bèn lên ngơi Hồng đết”.,
Lên ngơi trong hoàn cảnh như vậy, vua thường mưu giết công thần, tôn thất có ý không ủng hộ mình Năm 1507 sứ nhà Minh là Hứa Thiên Tích mang chiếu thư phong vua làm An Nam quốc vương, thấy tướng vua đã đề thơ:
“An Nam tứ bách uận Uuưu trường
Thiên ý như hà giáng quỷ Ung”,
Nghĩa là:
“Vận nước An Nơmn bốn trăm năm rất dài
Không biết lòng trời như thế nào lại giáng sinh ông 0uua quỷ sứ `)
Họ ngoại của vua nhân đó mặc sức tung hoành, “bấy giờ uy quyền
thuộc về họ ngoại, phía Đông thì làng Hoa Lăng (quê của cha nuôi), phía Tây thì làng Nhân Mục (quê của vợ vua), phía Bắc thì làng Phù Chẩn (quê
của mẹ vua) đều chuyên cậy quyền thế, vùi dập các quan, kể thì về ý riêng mà giết hại sinh dân, kẻ thì dùng ngón kín mà yêu sách tiền của, mọi thứ
súc vật, hoa màu của dân, chúng đều cướp đoạt cả, nhà nào có dé la, vat
quý, chúng đánh dấu vào và đòi lấy Muôn dân ta oán mà vua vẫn không chừa, lại mang lòng ñgờ vực, đố kị Các quan người nào ngày trước không lập mình, thì thường giết đi Lại ngầm sai nội nhân Nguyễn Đình Khoa đi
dò xét cả hai sáu vương là các chú và anh em của vua Trong đó Kinh Vương đã chạy trốn mà không biết đi đâu, chỉ còn Giản Tủ công là con chú
() Ngô Sĩ Liên và.các sử thần triều Lê, Dai Việt sở bí toàn thu, Sdd, tr ,57,58
Trang 10bác bị giam vào ngục trốn thoát được Do vậy mọi người đều cảm thấy nguy
đến thân mình, càng nghĩ đến việc nổi loạn,
Trong lúc đám ngoại thích chuyên quyền thì những người tôn thất và
công thần bị đuổi về xứ Thanh Hoá như Nguyễn Văn Lang đã cùng với đại
thần tôn thất là Nghi quận công Lê Năng Cẩn đã mang những nô lệ người Chiêm bị bắt từ thế kỉ trước cùng Vũ Bá, Vũ Tiếp đem quân giữ ở cửa biển Thần Phù Bấy giờ Giản Tu công Oanh còn bị giam ở ngục mới đem của cải đút lót người canh giữ, thoát ra được và trốn về Tây Đô Đến cửa Thần Phù được Văn Lang ra đón, lập làm minh chủ, rồi cùng bọn đại thần Nguyễn Diẫn, Ngô Khế, Nguyễn Bá Cao, Lê Trạm, Tổng binh thiêm sự Nguyễn Bá Tuấn, Thừa tuyên sứ Lê Trung, Tham chính Nguyễn Thì Ủng khởi bình Sai Lương Đắc Bằng viết hịch dụ đại thần và các quan: “bạo chúa Lê Tuấn®, phận con thứ hèn kém, làm nhơ bẩn nghiệp lớn, lần lữa mới gần
năm năm mà tội ác đã đủ muôn khoé Giết hại người cốt nhục, dìm hãm
các thần liêu Bọn ngoại thích được tin dùng mà phường đuôi chó ngang ngược làm bậy, người cứng cỏi bị ruồng bỏ Quan tước đã hết rồi mà vẫn thưởng tràn không ngớt, dân chúng đã cùng khốn mà vơ vét chẳng thôi Vét thuế khoá từng cân lạng, tiêu tiền của như đất bùn, bạo ngược ngang
với Tân Chính® Đãi bề tơi như chó ngựa, coi dân chúng tựa có rác, ngạo
mạn quá cả Nguy Oanh”9,
Sách “Hồng Thuận Trị bình bảo phơm” sau này cũng viết về thời Ủy
Mục như sau: “Đời Đoan Khánh, bọn hoạn quan thọc vào chính sự, kẻ
ngoại thích mặc sức chuyên quyền, pháp lệnh phiển hà, kỉ cương rối loạn,
nông tang điêu tàn mất nghiệp, phong tục ngày càng suy đổi, thực rất đáng
thương tâm Huống chi, lại tàn sát người cốt nhục, hãm hại kẻ bề tôi, những việc làm như vậy thì muốn không bị điệt vong có được không?”,
Năm 1509 sau khi giết Uy Mục, Lê Oanh tự lập làm vua gọi là Lê Tương Dực cũng là một ông vua sa đoạ Sứ thần Trung Quốc đã nhận xét:
0 Ngô Sĩ Liên và các sử thần triều Lê, Đạ¿ Việt sử kí toàn thu, Sdd tr, 69, 70
T,â Tuấn tc vua y Mc
âđ Tc Tần Thuỷ Hoàng
Trang 11“Vua mặt đẹp mà thân cong, tính hiếu dâm như tướng lợn, loạn vong
không còn lâu nữa”
Là người thích ăn chơi nên Tương Dực đã đốc tiền của vào xây dựng các
công trình tốn kém “Vua thích làm nhiều công trình thổ mộc, đắp thành
rộng hơn mấy ngàn trượng, bao quanh điện Trường Quang, quán Trấn Vũ, chùa Thiên Hoa ở phường Kim Cổ, từ phía Đông đến Tây Bắc, chắn ngang sông Tơ Lịch, trên đắp hồng thành, dưới là cửa cống, dùng ngói võ và đất đá nện xuống Lại sai làm thuyền chiến, sai thợ vẽ kiểu, sai bọn nữ sử
trần truồng chèo thuyền chơi trên Hồ Tây, vua cùng chơi, vua lấy làm thích
lắm Người thợ Vũ Như Tô làm điện lớn hơn trăm nóc, dùng hết tiền của và
sức dân trong nước Lại làm Cửu Trùng đài, trước điện đào hồ thông với
sông Tô Lịch để dẫn nước vào, thả thuyển Thiên Quang cho mặc sức du ngoạn Hồ ấy quanh co khúc khuỷu, mở cửa cống có thể chở thuyển nhẹ vào
để rong chơi, cực kì xa xỉ” Trong lúc vua và triều đình trung ương sa doa
thì các thế lực phong kiến mạnh lên Sự tranh ngôi, đoạt quyền trong triều
đình là điều kiện thuận lợi để cho các phe phái nổi dậy Năm 1509, Tương Dực lên ngôi vua, chưa đầy một năm sau (1510), nhóm hoạn quan Nguyễn Khác Hài đã làm loạn, nhốt vua vào cung và uy hiếp triều đình Mấy năm liền sau đó, nhân những cuộc nổi dậy của nhân dân các địa phương, những viên
tướng có công đàn áp tìm cách lũng đoạn quyền hành, đánh giết lẫn nhau
Năm 1516, Trịnh Duy Sản trước đây vì nhiều lần can ngăn trái ý vua,
bị đánh bằng trượng nên đã cùng bọn Lê Quảng Độ mưu phế lập vua, bèn sửa soạn binh thuyền, phao tin là đi đánh giặc, rồi sau đó giết Tương Dực
và một số quan lại theo hầu Được tin, An Hoà hầu Nguyễn Hoằng Dụ
đang đóng quân ở Bồ Đề (Gia Lâm) đem quân vượt sông, đốt phá phố xá
ở kinh thành Trịnh Duy Sản chết, Nguyễn Hoằng Dụ lại mâu thuẫn với Trịnh Tuy, hai bên đóng quân ở kinh thành chống đối nhau Trịnh
Tuy thua bỏ chạy vào Thanh Hóa Trần Chân đem quân đánh Nguyễn Hoằng Dụ và đuổi Hoằng Dụ vào Thanh Hoá Lê Chiêu Tông sai Nguyễn Công Độ và Mạc Đăng Dung đem quân thuỷ bộ vào Thanh Hóa đánh Nguyễn Hoằng Dụ Trong khi đó, đám tay chân nhà vua lại lừa để
Trang 12thành, Chiêu Tông phải bỏ chạy sang Gia Lâm, kinh thành náo loạn
Chiến tranh giữa các phe phái phong kiến phải đến năm 1522 mới tạm
yên Do có công trong những lần dẹp loạn, Mạc Đăng Dung ngày càng được
súng ái và nắm giữ mọi quyền hành Các cuộc hỗn chiến ở đầu thế kỉ XVI
đã thể hiện sự khủng hoảng chính trị của triều Lê sơ và sự suy yếu của chính quyền đó Viết về vua Chiêu Tông (1516-1532) — người kế vị vua Tương Dực,
sử cũ chép: “Tên huý là Y, lại huý là Huệ, là con trưởng của Cẩm Giang
Vương Sùng, đích tôn của Kiến Vương Tân, cháu bốn đời của Thánh Tông, ở ngôi bẩy năm, bị Mạc Đăng Dung giết, thọ 26 tuổi, chôn ở lăng Vĩnh
Hưng Bấy giờ trong buối loạn lạc, quyển bính không ở trong tay, bên trong ˆ thì nghe lời xiểm nịnh, gian trá bên ngoài lại ham mê săn bắn chim muông,
ngu dốt bất minh, ương ngạnh tự phụ, bị nguy vong là đáng lắm”,
* Phong trào đấu tranh của nông dân 6 dau thé ki XVI
Trong lúc ở triều đình vua và hàng ngũ quan đại than sa doa, cdc phe
phái đánh giết lẫn nhau, từ thời Lệ Hiến Tông về sau các vua lên nối ngôi
đều còn ít tuổi chết sớm do bị giết hoặc chết bất thường, thì ở các địa
phương quan lại cũng mặc sức hoành hành, nhũng nhiễu nhân dân Chính
sách quân điển của Lê Thánh Tông ban hành ở thế kỉ XV đến nay đã
không còn tác dụng tích cực như trước Ruộng đất công ngày càng bị thu
hẹp Hiện tượng quan lại địa chủ cướp đoạt ruộng đất của dân ngày càng phổ biến hơn Thêm vào đó, nhà nước không chăm lo đến sản xuất nông nghiệp làm cho mất mùa, đói kém liên tiếp xảy ra Theo sử cũ thì năm 1512, đại hạn, trong nước đói to Năm 1B17, “trong nước đói to, xác người chết đói nằm gối lên nhau Những nơi trải qua binh lửa như Đông Triều, Giáp Sơn ở Hải Dương, Yên Phong, Tiên Du, Đông Ngàn ở Kinh Bắc lại
càng đói dữ Bấy giờ, vua còn bé, thế nước lâm nguy, các tướng đều tự xưng hùng xưng bá, gây ra hiểm khích với nhau” Năm 1519, lúa hại gạo đất
Tình trạng trên đã dẫn đến việc nông dân nổi dậy ở khắp nơi Năm 1511, Thân Duy Nhạc, Ngô Văn Tổng dấy quân ở các huyện Yên Phú, Đông
Ngàn, Gia Lâm xứ Kinh Bắc Cuối năm đó, tháng 11 Trần Tuân lại nổi dậy
ở vùng Sơn Tây Nghĩa quân đã tiến sát đến Từ Liêm (ngoại thành Hà Nội), quân của triều đình bị đánh bại Cuộc khởi nghĩa đã làm kinh thành
Trang 13
náo động, đường phố không còn một ai đi lại Về sau chẳng may Trần Tuân bị giết chết, nghĩa quân của Trần Tuân cũng bị đánh tan Năm 1512,
Nguyễn Nghiêm lại nổi dậy ở Sơn Tây, Hưng Hoá Lê Hy, Trịnh Hưng,
Lê Minh Triệt nổi dậy ở Nghệ An, tiến sát đến Lôi Dương (Thọ Xuân,
Thanh Hoá) Triểu đình đã phải phái quân đi đàn Ap
Nam 1515 Phùng Chương nổi dậy ở Tam Đảo (Vĩnh Yân), Đặng Hân, Lê Hất nổi dậy ở Ngọc Sdn (Thanh Hóa)
Năm 1516 Trần Công Ninh dấy quân ở xứ đò Hối huyện Yên Lãng (tỉnh Vĩnh Phúc) Hai tháng sau Trần Cảo cùng nhóm Phan Ất, Đình
Ngạn, Đình Nghệ, Công Uẩn, Đình Bảo, Đoàn Bố dấy quân ở chùa Quỳnh
"Lâm thuộc huyện Đông Triều Nghĩa quân chiếm cứ bai huyện Thuỷ
Đường và Đông Triều (trấn Hải Dương) Tháng 4 năm đó nghĩa quân của
Trần Cảo tiến qua các huyện Tiên Du, Quế Dương, Gia Lâm, tiến sát đến
bến Bề Đề (Gia Lâm) Nghia quân đánh thẳng vào kinh thành Thăng Long, vua tôi nhà Lê chống không nổi phải bỏ chạy vào Thanh Hóa Trần Cảo lấy được kinh thành, đặt niên hiệu là Thiên Ứng, phong chức tước cho các tướng sĩ Không lâu sau quân triều đình từ thành Tây Đô tập hợp quân ba phủ sai Trịnh Duy Sản theo đường Thiên Quan, Ứng Thiên tiến phát; Nguyễn Hoằng Dụ theo đường phủ Trường 'Yên,' Lí Nhân, cánh quân thứ
ba do Bình Phú hầu Nguyễn Văn Lự và Vĩnh Hưng hầu Trịnh Tuy đem
quân thuỷ bộ cùng tiến thẳng đến Đông Kinh Trần Cao phải rút quân lên vùng Lạng Sơn, rồi quay về Hải Dương Về sau nghĩa quân bị thua to ở Bồ
Đề (Gia Lâm) Trần Cáo rút quân rồi giao quyền lại cho con là Cung Năm
1521 cuộc khởi nghĩa của Trần Cảo bị dập tắt
Cũng trong thời gian này, nhiều cuộc bạo động của nông dân ở các nơi
và của nhân dân miền núi đã bùng nổ Năm 1518, Nguyễn Kính, Nguyễn `
Áng, Nguyễn Hiêu, Cao Xuân Thì cùng họp nhau ở chùa Yên Lãng đem
quân đánh vào sát kinh thành Đang đêm vua phải chạy sang định Bồ Đề ở
Gia Lầm để tránh Nghĩa quân vào kinh thành thả sức cướp phá, trong thành sạch không Kinh sư thành bãi săn bắn, đánh cá
Trang 14Có thể nói những năm đầu của thế kỉ XVI cùng với sự suy yếu của nhà
nước phong kiến Lê sơ, xã hội Đại Việt cũng đang ở trong tình trạng rối loạn Chính quyền nhà Lê đã không làm nổi công việc quản lí đất nước
2 Nhà Mạc thành lập, các chính sách của nhà Mạc
Trong bối cảnh của tình hình chính trị, xã hội trên, một thế lực mới đã xuất hiện trong triều đình nhà Lê mà người cầm đầu là Mạc Đăng Dung.:
'Về nhân vật Mạc Đăng Dung, sử cũ chép: “Đăng Dung người làng Cổ Trai, huyện Nghi Dương, hồi nhỏ làm nghề đánh cá, lớn lên có sức khoẻ, thi đỗ lực sĩ xuất thân Đời Hồng Thuận, được thăng làm Đô chỉ huy sứ Vũ Xuyên bá, làm quan trải hai triều Đời Thống Nguyên, làm đến Thái sư Nhân quốc công, sau được phong làm An Hưng vương Ngầm kết bè đảng,
trong ngoài hiệp mưu, lòng người quy phục, rồi làm việc cướp ngôi, giết
vua, làm giả tờ chiếu nhường ngôi mà lên ngôi thực”
- Từ khi trang Đô lực sĩ, một lính túc vệ bảo vệ vua, dan dần do có công
trong việc đánh đẹp các cuộc nông dân khởi nghĩa và dẹp loạn trong triều,
Mạc Đăng Dung đã vươn lên đến chức vụ cao trong triều
Năm 1508 được cử làm Đô chỉ huy sứ vệ Thần vũ; năm 1511 được
phong Vũ Xuyên bá; năm 1516 được gia phong Phó tả đô đốc, trấn thủ Sơn
Nam; năm 1518 được phong Vũ Xuyên hầu; năm 1519: Minh quận công; năm 1591: Hưng Quốc công; năm 1527: An Hưng vương Lúc này Mạc
Đăng Dung đã thâu tóm mọi quyền hành trong triều Năm 1537 nhận thấy
sự bất lực của nhà Lê, Mạc Đăng Dung đã bức vua Lê phải nhường ngôi và
lập ra triều Mạc
2.1 Tổ chức chính quyền
Lên ngôi năm 1527, trong lúc mà các phe phái tranh giành đánh giết
lẫn nhau, Mạc Đăng Dung lo củng cố triểu chính Đầu năm 1530, vua
nhường ngôi cho con là Mạc Đăng Doanh, xưng là Thái Thượng hoàng và
về sống ở Cổ Trai
Ỏ ngôi trong 65 năm, chính quyền trung ương của nhà Mạc được xây
dựng và củng cố trên cơ sở của nhà nước thời Lê Đứng đầu là vua, với thể chế quân chủ chuyên chế trung ương tập quyển, giúp vua trị nước là hàng
Trang 15cho nhà Lê mà không chống đối lại nhà Mạc thì vẫn được nhà Mạc trọng
dụng như Nguyễn Quốc Hiến làm Phò mã Thái bảo Lâm Quốc công, Mạc
Quốc Trinh làm Thái sư Lân Quốc cộng, Nguyễn Thì Ủng làm Thiếu bảo Thông Quốc công, Mạc Đình Khoa làm Tả đô đốc Khiêm quận công
Để nhanh chóng đào tạo một số người có thể làm quan trong giai đoạn
mới, ngay từ năm 1529, Mạc Đăng Dung mở khoa thi Hội lấy hai bẩy người
đỗ tiến sĩ Tổ chức bộ máy nhà nước dưới thời Lê Thánh Tông hầu như vẫn
giữ nguyên, các cơ quan như Lục bộ, Ngự sử đài, Hàn lâm viện chức năng cũng không có gì thay đổi
Bên võ có một số quan chức như Đô chỉ huy sứ, Đô chỉ huy đồng tri, Đơ
chỉ huy thiêm sự Ngồi ra để tăng cường lực lượng quân đội nhằm đối phó
với các cuộc nổi dậy của nông dân và các lực lượng thù địch, nhà Mạc tăng
cường và củng cố quân đội Nhà Mạc vẫn duy trì Ngũ phủ quân thời Lê,
năm 1528 Mạc Đăng Dung còn đặt thêm bốn vệ thống lĩnh toàn bộ quân đội ở kinh thành và bốn trấn quan trọng: vệ Hưng Quốc gồm binh lính xứ
Hải Dương; vệ Cẩm Y gồm binh lính xứ Sơn Tây; vệ Kim Ngô gồm binh
lính xứ Kinh Bắc và vệ Chiêu Vũ gồm binh lính xứ Sơn Nam Chia ra các tì, mỗi ti đặt một viên Chỉ huy Thiêm sự, một viên Chỉ huy Đồng tri, 10 viên
Trung hiệu, 1.100 viên trung sĩ chia làm 22 phiên thay nhau túc trực Do
chú ý xây dựng lực lượng quân đội nên binh lính thời Mạc khá đông Trong
những lần đánh nhau với quân Trịnh, có lúc quân Mạc đã lên đến 10 vạn 6 địa phương, các đơn vị hành chính cơ bản vẫn giữ nguyên như thời
Lê, tổ chức chính quyền địa phương gồm 13 đạo cai quản mỗi đạo đứng đầu
có Giám sát Ngự sử, Tham chính Dưới là cấp phủ có Phú sĩ Huyện có
Tri huyện, Huyện thừa Tổng có Tổng chính, Trùm tổng (riêng cấp tổng
đến thời Mạc mới đặt) Dưới tổng là xã, đứng đầu xã có Xã chính, Xã sử, Xã quan
Nhìn chung hệ thống tổ chức thời Mạc vẫn giữ nguyên như thời Lê, chỉ
có một số thay đổi cho phù hợp với hoàn cảnh mới 2.2 Kinh tế
a Chính sách ruộng đất
Cho đến thế kỉ XVI, tình hình ruộng đất đã có nhiều biến chuyển Nếu
Trang 16phát triển Mặc dù nhà nước thời Lê sơ đã có những điểu luật để ngăn ngừa
nhưng vẫn không ngăn cản nổi Thêm vào đó phần lãnh thổ mà nhà Mạc
quản lí lại bị thu hẹp do số cựu thần tôn thất nhà Lê khởi nghĩa Trung
hưng trên đất Thanh - Nghệ Đứng trước thực tế này, nhà Mạc không thể làm ngơ được, bởi vì ngoài việc phải ưu đãi, lôi kéo một số người làm quan
cho nhà Mạc, lực lượng quân đội cũng cần được quan tâm để họ có thể phục
vụ cho nhà Mạc một cách tích cực nhất
Nhà Mạc thực hiện chính sách lộc điển: đối tượng được cấp trước hết là
những người trong hoàng tộc theo hình thức “phân điển” Ngoài ra nhà
Mạc còn áp dụng chế độ “binh điển” đối với hàng ngũ binh lính Nội dung
của chính sách này được thực hiện theo quy định năm 1543: “Xã nào ngoài ruộng đất tư mà có ruộng quan và ruộng chùa, thì tuỳ theo số ruộng đó
chiếu cấp Hạng nhất trung hiệu mỗi người 2,5 phần Xã nào không có, ruộng thì mỗi người một phần Xã nào tuy ruộng nhiều đáng được hai phần thì hai phần ấy cũng không được hai mẫu, rồi tuỳ theo cấp bậc giảm dần còn bao nhiều ruộng sẽ theo nhân số trong xã mà chia đồng đều”
Như vậy theo chính sách lộc điền được quy định vào năm 1543 thì lộc
điển được cấp đến hạng nhất trung hiệu Nguồn ruộng đất để ban cấp này
lấy từ ruộng đất công làng xã và ruộng chùa
So với chính sách lộc điền được ban hành vào thời Lê Thánh Tông, lộc điển chỉ ban cấp cho hàng ngũ quý tộc và quan lại cao cấp từ tứ phẩm trở
lên với số lượng ruộng đất tương đối nhiều, có thể thấy ruộng đất công của
thời Mạc đã giảm đi nhiều Hơn nữa việc ban cấp lộc điển cho bình lính
nằm trong chủ trương chung của nhà Mạc nhằm xây dựng lực lượng quân
đội trung thành với vương triều
Nhà Mạc cũng thực ban cấp “Thế nghiệp” cho các công thần Đó là trường hợp của Thiếu sư trí sĩ Trần Phỉ chết Vì lúc này Mạc Phúc Nguyên
đang gặp nhiều biến cố, cho nên không sắm lễ nghi đầy đủ, chỉ cấp tiển phúng điếu 20 quan và 57 mẫu ruộng thế nghiệp”)
Năm 1582, Vịnh Kiều bá Hoàng Sĩ Khải và Lang trung Bùi Tòng Củ
của họ Mạc bàn cấp cho Thái bảo là Gia quốc công Nguyễn Thám 50 mẫu
ruộng thế nghiệp
® Lê Q Đơn tồn tập, Đại Việt thông sử tập IIT NXB Khoa hoc xã hội, Hà Nội, 2007,
Trang 17Ngoài ra đối với một số người có công như trường hợp của Lê Quang Bí đi sứ nhà Minh, bị giữ lại mười tám năm, khi về nước ngoài tiền, bạc tặng
cho cá nhân, nhà Mạc còn ban 50 mẫu ruộng cho gia đình Lê Quang Bí
Khi ông mất được cấp 80 mẫu ruộng tế và 11 mẫu 4 sào 5 thước ruộng
miễn hoàn
b) Kinh tế nông nghiệp
Sau khi ổn định triều chính, nhà Mạc đã có một số chính sách nhằm
phát triển kinh tế nông nghiệp, ổn định đời sống nhân dân
Tại vùng đất Dương Kinh — quê hương của nhà Mạc, công tác trị thuỷ, thuỷ lợi được nhà Mạc chú trọng như việc đào kênh, khai hoang được tiến
hành Những đoạn đê nhà Mạc như đê Chân Kim, đê Kinh Điền (Hải
Phòng), đê Hà Nam (Quảng Ninh) vẫn còn dấu vết mãi về sau Nhờ các
chính sách trên, trong khoảng vài năm, ở vùng Bắc Bộ, nơi nhà Mạc cal
quản, kinh tế nông nghiệp được phục hồi Đặc biệt dưới thời Mạc Đăng Doanh, đã được ca ngợi là “được mùa, nhà no người đủ, trong nước gọi thời ấy là trị bình” Chính sách cai trị của Mạc Đăng Doanh đã được người đời
đề cao: “Đăng Doanh thấy trong nước còn nhiều trộm cướp, bèn đề ra lệnh cấm nhân dân các xứ không được mang gươm giáo, dao nhọn và các đồ binh
khí đi ngoài đường Nếu kẻ nào trái lệnh, cho pháp ti bắt trị tội Từ đấy những người đi buôn bán chỉ đi tay không, không phải đem khí giới tự vệ, trong khoảng mấy năm, trộm cướp biệt tăm, súc vật chăn nuôi, tối đến không phải dồn vào chuồng, cứ mỗi tháng một lần kiểm điểm thôi Mấy
năm liền được mùa, nhân dân bốn trấn đều được yên én),
Tuy nhiên tình hình trên không kéo dài được bao lâu, sang thời Mạc
Mậu Hop, đó là thời kì mà “thời sự gian nguy, có những điểm dang lo, ki
cương rối loạn, chính sự hững hờ, pháp lệnh sal lầm Vua tôi trên dưới cứ
vui chơi ngạo nghễ, hơn hớn tự cho là thái bình vô sự các bản tấu chương của đình thần hết thảy đều uỷ cho phụ chính Ứng Vương quyết đoán, mà Ứng Vương lại thường về Dương Kinh luôn Bởi thế các công việc trong
triều đều bê bối, quân sự cũng theo đà đó mà trễ nải, quân bản doanh có
Trang 18
việc đến yết kiến thường không được gặp, vị tướng các doanh không biết
bẩm báo xin lệnh ở đâu Như vậy việc nước sẽ ngày một suy đổi, đó là cái
cơ nguy loạn không thể không cấp cứu Những người giữ việc nước, biết mà không chịu nói, hoặc nói mà không hết lời, mỗi khi triều đình đã thất kế,
thì quốc gia thiên hạ sẽ như thế nào!”?” Tiếp đó năm 1581, Thiêm đô ngự
sử Lại Mẫn dâng sớ lên Mạc Mậu Hợp nói về sự tệ hại của quan lại trong
xã hội, có đoạn: “Sự thế hiện nay, chính là thời kì cực kì bĩ! Kĩ cương bỏ bê mà không chấn hưng, chính sự thối nát mà không tu sửa; trộm cướp hoành hành, giặc mạnh xâm lấn; lòng người nao núng, thế nước lung lay Như
muốn chuyển bĩ làm thái, thì phải trên dưới hợp chí đồng tâm, mới có thể
được Thế mà nay chỉ trang sức hư văn, mà không lo thực sự, trên dưới
trong ngoài đều vẫn theo thói cũ, các sớ tấu của triều thần, hoặc chỉ phê
như mấy lần trước Như thế không gọi là tiếp thu lời nói trung thực, người
làm quan ở ngoài cầu cạnh xin xỏ, có khi cũng đều cho được về kinh đơ
Ngồi ra còn nhiều việc trái lẽ, hại đạo, khác thường loạn tục, không thể kể
xiết” Những viên quan đại thần khác cũng đã thấy được thực trạng của xã hội lúc đó, vì vậy đã làm sớ tấu lên Mạc Mậu Hợp, trong đó có Thiếu bảo Giáp Trưng: “Hiện nay giặc giã chưa yên, quân dịch nặng nề, cả đến việc
thu thuế và cho dân vay thóc cũng rất phiền phức, sớm mới buông tha, chiều đã thôi thúc, suốt năm không ngày nào yên Từ niên hiệu Sùng
Khang đến nay, trong khoảng chín năm đó, các xứ thu vét sưu thuế để chỉ dùng chỉ đòi hỏi ở dân nghèo, đến chi dùng trong điện cũng chỉ đòi hỏi đám dân ấy Ngoài ra có khi còn tăng gấp đôi số thuế đã định, làm cho dân phải khánh kiệt, phá sản Dân tình ngao ngán, không còn muốn sống”
Nhà nước không chăm lo đến sản xuất nông nghiệp là nguyên nhân cơ
ban làm cho nông nghiệp không phát triển được Thêm vào đó thiên tai xảy
ra luôn, hạn hán, lụt lội cũng tác động không nhỏ đến kinh tế nông nghiệp
và đời sống nhân dân Ngoài ra do tác động của cuộc nội chiến mà nhân tài
vật lực bị hao tổn, đồng ruộng bị bỏ hoang, những người nam giới khoẻ mạnh phải đi lính cũng đã ảnh hưởng xấu đến sản xuất nông nghiệp Sử cũ còn ghi lại những năm mà đất nước bị tàn phá trong nội chiến
Trang 19
Năm 1561 khi quân Mạc tấn công vào Thanh Hóa, dân chúng phần nhiều phải lưu tán
Năm 1570, họ Mạc ra quân lớn, các đạo cùng tiến, dọc sông Mã từ Úng
Quan trỏ xuống khỏi lửa mù trời, cờ xí rợp đất Nhân dân Thanh Hoá dat già cõng trẻ, chạy nhớn nhác ngoài đường, khống biết nương tựa vào đâu, tiếng kêu khóc vang trời, bao nhiêu tiền của, đàn bà con gái đều bị quân
Mac lay cA” :
Năm 1572, ho Mac sai Kính Điển đốc suất quân lính xâm lấn các xứ
Thanh Hóa, Nghệ An, thì năm ấy, các huyện ở Nghệ An, đồng ruộng bỏ hoang, không thu được hạt thóc nào, dân đói to, lại bị bệnh dịch, chết đến
quá nửa, nhiều người xiêu giạt, kẻ thì lẩn vào Nam, người thì giạt ra Bắc,
trong hạt rất tiêu điểu”®,
Năm 1599, quân Trịnh tấn công ra Hải Dương đã “chém, được đầu giặc
và thu được 50 chiếc thuyển, cùng ngựa và khí giới nhiều không kể xiết Các phủ Hạ Hồng, Nam Sách, Kinh Môn, nhà cửa, cung thất bị tiêu huỷ
gần hét®”,
Ngồi nội chiến, thiên tai, địch hoạ cũng góp phần làm cho sản xuất
nông nghiệp bị đình trệ
Năm 1530, đại hạn, sâu cấn lá, lúa má chết khô
Năm 1537, mùa hạ, tháng tư gió to, gãy cây, tốc nhà, nước biển dâng
tràn, làm chết nhiều người và súc vật |
Năm 1539, đại hạn, mùa đông, tháng 10, động đất
Năm 1559 ở Thanh Hóa, Nghệ An, nước lũ tràn ngập, đê điều đường sá bị võ lở, trôi mất vài trăm nhà Trong thành Tây Đô do bị ngập, kho tàng
phần nhiều ngập nước, nhân dân đói kém
ˆ Năm 1577, ở Thanh Hoá mưa dầm nhiều, nước lụt đến bẩy lần, lúa má bị hại nhiều, dân đói to
® Đại Việt sử kí toàn thư, Sảd tr, 226
® Đại Việt sử bí toàn thu, Sdd tr, 234 ® Dai Viét siz ki toàn thư, Sảd tr, 277
Trang 20- Qua sự ghi chép của các cuốn sử biên niên, chúng ta có thể thấy trong
thế kỉ XVI, thiên tai xảy ra dồn dập Điều này đã ảnh hưởng trực tiếp đến
sản xuất nông nghiệp và tác động không nhỏ đến đời sống của nông dân
c) Kinh tế công thương nghiệp
Là một người xuất thân từ nghề chài lưới, Mạc Đăng Dung cũng như các con sau này có đầu óc khá cởi mở và cách suy nghĩ tương đối phóng
khoáng Thêm vào đó những phát kiến mới về địa lí đã đưa các nước phương Tây đến phương Đông và kéo các nước trong khu vực vào vòng
thương mại quếc tế Bối cảnh đó có ảnh hưởng đến kinh tế công thương nghiệp thời Mạc
* Thủ công nghiệp
Thời Mạc, thủ công nghiệp nhà nước với vai trò đúc tiền, sản xuất đồ
dùng mũ áo cho vua quan, xây dựng một số các công trình công cộng vẫn
tiếp tục phát huy tác dụng Năm 1528, một năm sau khi lên ngôi Mạc
Đăng Dung đã cho đúc tiển để lưu hành Theo sử cũ thì năm 1528 “Mạc Đăng Dung sai đúc tiển Thông Bảo theo kiểu cách đêng tiển cũ, nhưng
phần nhiều không thành Sau lại đúc các loại tiển gián pha kẽm và sắt ban
hành các xứ trong nước để thông dụng”” Đó là tiền Minh Đức thông bảo và Minh Đức nguyên bảo, ngoài ra các đời vua sau cũng đúc các tiền Đại
Chính thơng bảo, Quảng Hồ thông bảo, Vĩnh Định thông bảo và
Vĩnh Định chí bảo Sau khi lên ngôi, Mạc Đăng Dung đã nâng cấp vùng
Cổ Trai - Nghỉ Dương thành Dương Kinh và cho xây dựng một số công
trình ở đây
Các nghề thủ công trong dân gian vẫn tiếp tục phát triển trong thời kì
này Trước hết phải kể đến nghề gốm — một nghề có truyền thống lâu đời ở
Viat Nam Đến thời Mạc đã có những làng nghề nổi tiếng như làng gốm
Bát ràng (Gia Lâm — Hà Nội) và nghề gốm Chu Đậu (Nam Sách) và Hợp
Lễ (Bình Giang) ở Hải Dương
Do chính sách cổi mở của nhà Mạc đối với công thương nghiệp nên sản
phẩm của các nghề gốm đã được lưu hành khắp nơi Sản phẩm gốm Bát
Tràng thời Mạc khá đa dạng và phong phú Đồ gia dụng gồm có đĩa, âu,
thạp, bát, chén, ấm, hũ, khay trà Đồ thờ cúng gồm có chân đèn, chân nến,
Trang 21
lư hương, đỉnh, đài thờ thường được sản xuất theo người đặt hàng để tiến
cúng vào đình, chùa Gốm men hoa lam và men hoa màu là đặc trưng nổi
bật của gốm Bát Tràng
Chu Đậu (Nam Sách - Hải Dương) cũng là một trung tâm sản xuất
gốm nổi tiếng ở thế kỉ XVI Sản phẩm của gốm Chu Đậu gồm chén, bát,
chân đèn, bát hương với các loại men trắng, hoa lan, men ngọc, xanh lục, vàng nhạt, với hoa văn trang trí chủ đạo là sen và cúc Cũng như gốm Bát
Tràng, trên nhiều sản phẩm gốm Chu Đậu có minh văn ghi tên người sản xuất và thậm chí cả tên người đặt hàng Đặc biệt một nghệ nhân nổi tiếng của làng gốm Chu Đậu là Đặng Huyền Thông với mười bốn tác phẩm do ông chế tạo ra có minh văn có niên đại thế kỉ XVI gầm chủ yếu là lư hương
và chân đèn đã được các nhà nghiên cứu đánh giá cao Sản phẩm của nghề gốm Chu Đậu đã được giao lưu buôn bán ra nước ngoài
* Thương nghiệp
Sự phát triển của công nghiệp trong những năm đầu triều Mạc cùng
với sự phát triển của các nghề thủ công đã tao diéu kiện cho các hoạt động
thương nghiệp phát triển Việc trao đối buôn bán ở các chợ địa phương, giữa các vùng trong nước ngày một mở rộng Mạng lưới giao thông thuỷ bộ
được nhà Mạc tu sửa đã góp phần làm cho thương nghiệp nhộn nhịp Sản phẩm của các nghề thủ công, đặc biệt là nghề gốm có mặt ở nhiều vùng ở
đồng bằng Bắc Bộ Ngoài ra gốm sứ thời Mạc là một trong những mặt hàng
được người nước ngoài ưa chuộng Hàng vạn đổ gốm mà chúng ta có được
khi trục vớt một tàu của nước ngoài bị đắm ở Cù Lao Chàm đã chứng tỏ
điều đó
2.3 Các chính sách văn hoá của nhà Mạc
* Giáo dục và thi cử
Ngay sau khi lên nắm chính quyền, để có thể có đội ngũ quan lại phục
vụ cho mình, nhà Mạc đã chú ý đến việc mở khoa thi để chọn người tài vào
năm 1529 và những năm sau, cứ ba năm một lần nhà Mạc đều đặn tổ chức
được hai mươi hai kì thì Hội, lấy đỗ 48ð tiến sĩ trong đó có 13 trạng nguyên
Để khuyến khích việc học và thi cử, Mạc Đăng Dung cũng theo lệ từ thời Lê Thánh Tông, cho lập bia tiến sĩ và khắc tên những người đỗ từ tiến
Trang 22năm 1536 Năm 1582, Đề điệu Thiếu bảo Thao quận công Trần Thì Thầm
đã dâng sớ tâu bày nên tiếp tục dựng bia đá và ghi vào sổ vàng những
người thi đỗ Song công việc này chưa thực hiện được
Các vua triều Mạc cũng có ý thức trong việc tu sửa Quốc tử giám “Mùa xuân, năm Bính Thân (1536), Đăng Doanh sa1 Đông quân tả đô đốc Khiêm
quận công Mạc Đình Khoa tu sửa lại trường Quốc tử giám Năm sau, mùa
xuân năm Đỉnh Dậu (1537), Mạc Đăng Doanh thân đến nhà Thái học làm
lễ Thích điện tế Tiên Thánh tiên sư?”,
Từ nội dung học tập đến việc tổ chức thi cử, thời Mạc vẫn chủ yếu dựa vào quy chế của triểu Lê Mặc dù vậy ở những năm cuối nhà Mạc việc học và thi cử không được thường xuyên, thể thức và nội dung có những lúc còn tuỳ tiện
Thông qua việc học hành và tổ chức thi, nhà Mạc đã đào tạo được những trí thức có tài phục vụ cho vương triều như Nguyễn Bỉnh Khiêm,
Giáp Hải, Nguyễn Thiến
* Tôn giáo, tín ngưỡng
- Nho giáo: Cùng với việc tổ chức thi cử để chọn người làm quan phục
vụ vương triều, Nho giáo vẫn được nhà Mạc đề cao Dưới triéu Mac, Nho giáo vẫn được coi là tư tưởng chính thống, rường cột của nhà nước quân
chủ chuyên chế Nội dung học tập, thi cử vẫn là giáo lí của Nho giáo mà các
triều đại phong kiến Việt Nam áp dụng Tuy nhiên ở giai đoạn sau khi mà
nhà nước trung ương suy yếu, vua quan đều đi vào con đường ăn chơi thì Nho giáo cùng với đạo lí của nó và chế độ thi cử cũng không còn nghiêm túc như trước Điều này đã được Nguyễn Bỉnh Khiêm phản ánh:
“Còn bạc còn tiền, còn đệ tử
Hết cơm, hết rượu hết ông tôi”
- Phật giáo: Trong khi Nho giáo có phần bị suy thoái thì Phật giáo lại
hưng khởi Một số chùa mới được xây dựng và nhiều chùa được tu sửa lại
Các chùa Hương Nham (Yên Sơn - Tuyên Quang), chùa Bà Đanh (Kiến Thuy, Hải Phòng), chùa Minh Phúc (Tiên Lãng - Hải Phòng), chùa Đọi (Hà Nam) đều là những chùa được xây dựng mới vào thời Mạc Ngoài ra nhiều chùa
Trang 23
cũ được tu sửa lại như các chùa Quỳnh Lâm, Bút Tháp, Vĩnh Nghiêm, Sting Quang, Phat Tich
Cùng với các chùa, hệ thống tượng phật thờ trong đó cũng được tôn tạo và làm mới Có những chùa có tới 49 pho tượng như chùa Dai Bi (Hai Dương) Các loại tượng trong đó là tượng Quan Âm được coi là một đề tài chủ yếu của điêu khắc thời Mạc
- Đạo giáo: Cùng với Nho giáo va Phật giáo, Đạo giáo cùng được truyền bá vào Việt Nam từ sớm, trải qua các thời kì lịch sử Đạo giáo cũng phát triển và tồn tại song song với Nho giáo và Phật giáo Thế kỉ XVI, dưới thời Mạc, một số đạo quán được xây dựng và trùng tu Các đạo quán được xây dựng mới là Quán Tiên Phúc (Hải Dương) được xây dựng vào năm 1584, các quán được trùng tu là: Quán Linh Tiên (Hà tây - Hà Nội ngày nay) được tu sửa năm 1584, Quán Viên Phương (Hà tây - Hà Nội ngày nay)
được tu sửa năm 1589, Quán Châu Thánh (Hải Dương) sửa năm 1591
Một số đạo quán do các hoàng thân, tướng lĩnh nhà Mạc đóng góp xây dựng như: Quán Lĩnh Tiên (Hà tây- Hà Nội ngày nay) do tám tôn thất họ Mạc công đức
- Đạo Thiên Chúa: Thế kỉ XVI, một tôn giáo mới cũng bắt đầu được du nhập vào Việt Nam đó là đạo Thiên Chúa Sự phát triển của kinh tế thương nghiệp cùng với việc buôn bán với các nước phương Tây đã khiến một số giáo sĩ đi theo các thuyền buôn vào Đại Việt Năm 1533 một giáo sĩ
Bồ Đào Nha là I[-nê-khu đã lén đến giảng đạo ở Ninh Cường, xã Quần Anh,
huyện Giao Thuỷ (Nam Định) Những thế kỉ sau đạo Thiên Chúa ngày càng được truyền bá rộng hơn ở xã hội Đàng Trong cũng như Đàng Ngoài
- Tín ngưỡng: Thời Mạc, những tín ngưỡng cổ truyền của dân tộc vẫn
được bảo tổn và phát huy, đó là các tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, thờ những
anh hùng có công với nước, với làng Đặc biệt từ thế kỉ XVI, những ngôi đình làng đầu tiên xuất hiện đó là các đình Lã Hạnh (Bắc Giang) được xây dựng năm 1576, đình Tây Đàng (Ba Vì, Hà tây - Hà Nội ngày nay) được
xây dựng năm 15883, đình Thụy Phiêu (Ba Vì, Hà tây - Hà Nội ngày nay),
đình Thổ Hà (Việt Yên, Bắc Giang) đều được xây dựng thế kỉ XVI dưới thời nhà Mạc Đình làng là trung tâm sinh hoạt làng xã, là nơi diễn ra tế lễ
thần Thành Hoàng làng và tổ chức hội hè hàng năm Đình làng ra đời còn là biểu hiện của nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc đặc sắc trong văn hoá
Trang 24- Văn học: Trong nền văn học thời Mạc, trước hết phải kể đến những bài thơ trong “Ứng đáp bang giao” của Giáp Hải, “Mai Lãnh sứ hoa thì tập” của Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan Đặc biệt những tập thơ Nôm cũng
như chữ Hán của Nguyễn Bỉnh Khiêm với những nội dung phong phú, vừa
phần ánh được những suy nghĩ, tâm tư và tình cảm của ông, vừa phần nào phản ánh được xã hội đương thời, đó là “Bạch Vân am thi tập”, “Bạch Vân
am quốc ngữ thỉ”
Về truyện kí có hai tác phẩm tiêu biểu ở thế kỉ XVI là “Ô châu cận lục”
của Dương Văn An và “Truyền kì mạn lục” của Nguyễn Dữ
Nhìn chung với những chính sách tương đối cởi mở về văn hoá của nhà
Mạc, thế kỉ XVI văn hoá Đại Việt đã có những thành tựu nhất định trên
một số lĩnh vực Mặc dù vậy việc nhà Mạc thành lập với cục điện Nam ~ Bắc triều và sau đó là cuộc chiến tranh Trịnh — Nguyễn đã làm cho tình
hình chính trị, xã hội ở nước ta trong các thế kỉ XVI, XVII và XVIII thêm
phức tạp
3 Cuộc chiến tranh Nam — Bắc triều (1533 - 1592)
Sau khi phế bỏ nhà Lê và lập nhà Mạc (năm 1527) thì một lần sóng đấu tranh chống lại và không hợp tác với nhà Mạc đã diễn ra, đặc biệt là
những tôn thất và cựu thần của nhà Lê Tháng 2 năm 1528, Bích Khê hầu
Lê Công Uyên người huyện Lôi Dương (Thanh Hóa), là cháu nội Thái Phó Lê Văn Linh, công thần khai quốc triểu Lê cùng với Nguyễn Ngã, Nguyễn
Thọ Trường cùng khởi binh đánh vào cửa Chu Tước, bị thua, chạy vào Thanh Hóa, rồi chiêu tập dân chúng, dựng cờ chiêu an”),
Năm sau (1529), hai anh em Trịnh Ngung và Trịnh Ngang là cựu thần nhà Lê chạy sang nhà Minh tế cáo Đăng Dung cướp nước và xin viện bình
để đánh dep® |
Năm 1530, Lê Ý là con của công chúa An Thái, khởi binh 4 Chau Gia®,
tự xưng là vua Lê Ý đã tập hợp được vài vạn quân Mạc Đăng Dung đích
thân đốc thúc mấy vạn thuỷ lục quân đi đánh Lê Ý nhưng thất bại, tiếp đó
® T2 Q Đơn Tồn tập, Tạp II, Đại Việt thông sử, Sảa tr 267
® T2 Q Đơn Tồn tập, Tập IIL, Đại Việt thông sử, Sảd tr 268
Trang 25Mạc Đăng Doanh cũng tự mình mang quân đi đánh dẹp nhưng thua phải
rút quân về để lại Mạc Quốc Trinh chống nhau với Lê Ý Cuối cùng do
Lê Ý chủ quan không phòng bị nên bị đánh úp, Lê Ý bị bắt và giải về kinh
giết chết
Nhưng nếu như các cuộc nổi dậy chống lại nhà Mạc ở những năm trước
còn diễn ra lẻ tẻ thì những năm sau đó, với Nguyễn Kim, sự nghiệp trung
hưng nhà Lê bắt đầu được khởi dựng và từ đó dẫn đến cuộc chiến tranh Nam - Bắc triều Nguyễn Kim là con trai của Nguyễn Hoằng Dụ - một công thần thời Lê Dưới triều Lê, Nguyễn Kim cũng từng giữ chức Hữu vệ
Điện tiền tướng quân, tước An Thanh hầu Sau khi Mạc Đăng Dung cướp
ngôi nhà Lê, năm 1529, Nguyễn Kim đã đem theo một số người lánh sang
đất Lào, được vua Lào là Sạ Đầu cho ở đất Sầm Châu để thu phục và nuôi dưỡng quân lính và tìm con cháu họ Lê để tính kế lâu dài
Cuối năm 1530 Nguyễn Kim đã dẫn quân từ Ai Lao về đánh chiếm
huyện Lôi Dương (này là huyện Thọ Xuân - Thanh Hoá) nhưng bị quân Mạc đánh bại
Đầu năm 1531 Mạc Đăng Dung sai Nguyễn Kính đem quân vào Thanh
Hoá bị Nguyễn Kim đón đánh phá tan
Năm 1533, trên đất Ai Lao, Nguyễn Kim đã tìm được Lê Duy Ninh, là con trưởng của vua Lê Chiêu Tông lên làm vua, tức Lê Trang Tong, dat niên hiệu là Nguyên Hoà, Nguyễn Kim được phong là Thái sư Hưng quốc
công bắt đầu sự nghiệp trung hưng của nhà Lê
Sau đó Nguyễn Kim mang quân về chiếm giữ một số nơi ở Thanh Hoá Nghe tin này nhiều người ở các nơi khác kéo về hưởng ứng, trong số đó có Trịnh Kiểm — một người có võ nghệ tài giỏi được Nguyễn Kim gả con gái cho
Từ cuối năm 1540 Nguyễn Kim tiến quân vào Nghệ An, rồi từ Nghệ An
kéo quân ra Thanh Hoá, nhiều lần đánh bại quân Mạc Cuối năm 1543,
vua Lê Trang Tông đưa quân chiếm lại thành Tây Giai Tổng trấn Thanh
Hoá của nhà Mạc là Dương Chấp Nhất đầu hàng Tháng 5 năm 1545,
Trang 26hành được trao cho Trịnh Kiểm, được vua Lê phong là Đô tướng quân, Thái
sư Lạng quốc công, nắm giữ binh quyền Năm sau Trịnh Kiểm cho xây dựng thành lũy cung điện, xếp đặt quan lại như một triểu đình Nhà Lê
Trung hưng lúc này cũng tìm đủ mọi cách để thu phục những nho sĩ đi
theo mình; cùng với một số biện pháp khác như chiêu dụ dân lưu tán, tiến hành đo đạc ruộng đất, chỉnh đốn thuế má để quản lí toàn bộ vùng đất
Thanh Nghệ, đông thời huy động sức người, sức của phục vụ cuộc chiến
tranh với nhà Mạc
Cuộc chiến tranh Nam - Bắc triều bay cuộc chiến tranh giữa nhà
Lê — Trịnh với nhà Mạc, thực chất điễn ra từ năm 1533 và kết thúc vào năm 1592 Căn cứ chính của nhà Lê — Trịnh là vùng đất Thanh — Nghệ, còn căn cứ chính của nhà Mạc là vùng đồng bằng Bắc Bộ Trong 60 năm đã diễn ra gần 40 trận đánh lớn nhỏ, có thể chia làm các giai đoạn chính: Giai
đoạn 1533 — 1569; gia1 đoạn 1570 — 1583 và gia1 đoạn 1584 - 1592
— Từ năm 1533 - 1569 ,
Trong giai đoạn này từ khi triều Lê Trung bưng được thành lập và xây dựng căn cứ chính ở vùng đất Thanh —- Nghệ, lực lượng quân Nam triều
nhiều lần tấn công ra Bắc, có những năm đánh ra Yên Mô (Ninh Bình),
Sơn Nam Có những lần Trịnh Kiểm tấn công ra cả Hưng Hoá, Kinh Bắc,
Hải Dương và uy hiếp kinh đô Thăng Long
Trong thời gian này nhiều người không theo nhà Mạc đã bổ về Thanh Hoá quy phục Nam triều Sử cũ chép: “Thời ấy cha con Đăng Dung thoán
nghịch cướp nước, cho nên hào kiệt phần nhiều không phục Lê Ý tuy bị
thất bại, nhưng rất nhiều thổ tù các nơi khởi binh Nguyễn Kim đóng ở Ai
Lao, Trịnh Ngung, Trịnh Ngang chiếm cứ Thái Nguyên, Vũ Văn Uyên
chiếm cứ xứ Tuyên Quang, các tướng này đều nêu danh nghĩa phục quốc
Suốt một dải ven núi các xứ Thanh, Nghệ, Tuyên, Hưng đều không theo lénh ho Mac” ”
Đối với Bắc triều, nhà Mạc cũng đã mở những cuộc tấn công lớn vào
vùng căn cứ địa của Lê —- Trịnh là vùng đất Thanh ~ Nghé
Trang 27
"Tháng 5 năm 1555 Mạc Phúc Nguyên sai Mạc Kính Điển đem quân
tiến đánh Thanh Hóa, lại sai Thọ quận công tiết chế quân Nam đạo dẫn
hơn 100 chiến thuyền làm quân tiên phong thẳng tới cửa biển Thần Phù Hôm sau Kính Điển hội quân ở sông Đại Lại, sai Thọ quận công tiến quân
đóng tại Kim Sơn
Về phía Nam triều, Trịnh Kiểm đã đặt phục binh trước ở núi Bạch Thạch phía bắc sông, lại cho quân mai phục dưới Kim Sơn, roi sai Thai uy Dinh Céng, Thudng té Lé Ba Ly va Thai uy Nguyén Khai Khang phuc binh
ở phía nam sông Đại Lại Từ núi Yên Định đến núi Quân An thi sai Pham
Đốc và Nguyễn Quyện dẫn thuỷ quân chiếm cứ thượng lưu từ sông Hữu Chấp đến sông Kim Bôi làm thế “ở giốc” Khi quân Mạc lạc vào trận địa mà
Trịnh Kiểm cho mai phục sẵn, đã không đề phòng, bị quân Trịnh nhất tể
xông ra đánh, quân Mạc thua to, nhiều tướng Mạc bị bắt sống, quân Mạc bị
chết rất nhiều Mạc Kính Điển phải thu thập tàn binh chạy về kinh sư?
Tháng 7 năm 1557, Mạc Phúc Nguyên lại sai Mạc Kính Điển vào đánh cướp Thanh Hóa, Phạm Quỳnh và Phạm Dao đánh cướp xứ Nghệ An Lần này Mạc Kính Điển bị quân Lê - Trịnh đánh bại, phải nhảy xuống sông để thoát thân
Tháng 11 năm 1565, Mạc Kính Điển đem chiến thuyền vượt biển vào Thanh Hóa Nhân lúc Trịnh Kiểm đem theo hai con là Trịnh Cối và Trịnh
Tùng tiến sâu vào vùng Sơn Nam, để Vũ Sự Thước và Lại Thế Khanh ở lại trấn giữ bậu phương, Mạc Kính Điển đem binh vượt biển vào cửa Lạch
Trường, tiến đánh vùng Hậu Lộc và Hoằng Hóa (Thanh Hóa) Quân Mạc phục binh, lừa đối phương vào chỗ hiểm và tấn công Quân Lê - Trịnh thua to, tướng chết trận, quân chết hàng ngàn Trịnh Kiểm ở Sơn Nam phải đem binh về ứng cứu, Mạc Kính Điển cũng rút quân
— Giai đoạn từ 1570 đến 1583
Đây là giai đoạn quân Bắc triểu phản công, quân Nam triều lui về
phòng thủ _
Lợi dụng những khó khăn trong nội bộ của Nam triều, nhà Mạc đã cử
Mạc Kính Điển và Nguyễn Quyện mở nhiều đợt tấn công vào vùng Thanh Hóa, Nghệ An của Lê - Trịnh
Trang 28
Năm 1570 Trịnh Kiểm ốm chết đã gây lên cuộc tranh giành quyền lực giữa người con trưởng của Trịnh Kiểm là Trịnh Cối và người con thứ là
Trịnh Tùng
Nhân cơ hội đó, Mạc Kính Điển cùng Nguyễn Quyện, Mạc Ngọc Liễn
đem hơn 10 vạn quân, 700 chiến thuyền qua cửa Thần Phù tiến vào Thanh
Hóa, đánh phá nhiều nơi Trịnh Gối đã đem tướng sĩ và vợ con hàng nhà Mạc Cảnh khốc liệt của chiến tranh đã được sử cũ miêu tả: “Con sông Mã
từ bến Ứng trở xuống, sông Lam Giang từ bến Bổng trở xuống khói lửa ngất trời, bóng cờ rợp đất Nhân dân các xứ Thanh Hóa cong gid dat tré, chạy trốn lưu ly, ngoài đường vang tiếng kêu khóc?”,
Lê Anh Tông đã phong tước Trưởng quận công cho Phúc Lương hầu (Trịnh Tùng), cho được toàn quyền điều khiển tất cả các doanh Tuy nhiên, do thế yếu hơn nên quân Trịnh chủ yếu là phòng thủ Còn quân Mạc sau
chín tháng tấn công nhưng không dành được thắng lợi quyết định đã buộc
phải rút quân về Bắc Mạc Kính Điển cho họp các tướng và bảo rằng: “Chúng ta đánh dẹp bọn giặc mạnh, đã trải qua chín tháng trời, mà không
thu được thành công Hiện nay là mùa đông, khí trời rét mướt, nước sông
cạn xuống, lại thêm những khí độc lam chướng sắp bốc lên, mà lương thực cho binh sĩ của ta không được đầy đủ, lòng người mất tin tưởng, thì còn ai đồng tâm hết sức cùng ta đánh giặc Binh sĩ ta đã trễ nải rời rạc Chi bằng
hãy tạm lui quân, để sẽ tính chuyện.sau?”
Tháng 10 năm 1571, Trịnh Tùng cử hai tướng là Trịnh Mô và Phan Công Tích đem quân vào ứng cứu Nghệ An buộc quân Mạc phải rút lui
Tháng 8 năm 1572, Mạc Kính Điển lại đem quân đánh vào Thanh Hóa và Nghệ An Các huyện ở phía nam sông Lam bị quân Mạc tàn phá cướp bóc, nhân dân phiêu tán, làng xóm tan hoang, tiêu điều
Liên tiếp các năm sau đó, từ 1573 đến 1581, các tướng Mạc đều mang quân tấn công vào vùng Thanh - Nghệ của Nam triều Nhưng sau các đợt tấn công, quân Mạc đều rút lui về phía Bắc Còn quân Lê —- Trịnh thì tổ chức phòng ngự chặt chế và phản công tại chỗ và không tiến quân ra Bắc
đánh Mạc
Trang 29
- Giai đoạn từ 1584 đến 1592
Nam 1580, Mạc Kính Điển một người đã từng giữ binh quyền của nhà
Mạc hơn 20 năm thì chết Mạc Mậu Hợp dưa Mạc Đôn Nhượng lên thay
Kính Điển giữ chức “Trung Doanh Tổng Suý” thống lĩnh binh quyền
Nhưng lúc này nhà Mạc đã thể hiện sự suy yếu cả về chính trị lẫn quân sự Tháng 6 năm 1581 một nhóm các đại thần gồm Nguyễn Phong, Ngô Vỹ, Mạc Đình Dự, Nguyễn Tự Cường, Phạm Như Giao, Nguyễn Ích Trạch, Lê Viết Thảng và Nguyễn Quang Lượng cùng kí tên vào tờ sớ dâng lên Mạc
Mậu Hợp, có đoạn “hiện nay, thế sự đang nguy, có những điểm đáng lo, kỉ cương rối loạn, chính sự hững hờ, hình ngục oan uống, pháp lệnh sai lầm, tướng chưa hoà hợp, binh chưa chỉnh tể, khi quân địch mạnh kéo đến
đánh phá phía Tây Nam, nhân dân địa phương bị khốn khổ, tao nhiễu cả đến kinh thành”” Nhưng “vua tôi thì vẫn vui chơi ngạo nghễ, thái bình vô
sự” Sau đó Thiêm đô Ngự sử Lại Mẫn lại dâng só lên Mạc Mậu Hợp nói về
sự tệ hại của xã hội lúc đó, có đoạn “sự thế hiện nay, chính là thời kì cực bĩ,
kỉ cương bỏ bê mà không chấn hưng, chính sự thối nát mà không tu sửa,
trộm cướp hoành hành, giặc mạnh xâm lấn, lòng người nao núng; thế nước lung lay ngoài ra còn nhiều việc trái lẽ bại đạo, khác thường loạn tục,
không thể kể xiết®”
Sau lần tấn cơng của quân Mạc do tướng Mạc Đôn Nhượng và Nguyễn
Quyện tấn công vào Quảng Xương (Thanh Hóa) thất bại vào năm 1ð81 và năm 1583, nhà Mạc đã phải từ bỏ ý định tấn công vào vùng đất Thanh
Nghệ của nhà Lê - Trịnh :
Năm 1583, Trịnh Tùng xuất quân đánh ra các huyện Yên Mô, Yên Khang, thu thóc lúa dự trữ quân lương rồi kéo quân về Năm sau, tháng giêng năm 1584, Trịnh Tùng lại điều quân đánh vào phủ Trường Yên và các xứ Thiên Quan, Phụng Hóa, thu cướp lương thực rồi dẫn quân về -
Từ năm 1585 trỏ đi, quân Nam triều tổ chức nhiều đợt tấn công ra Bắc
Tháng 1 năm 1585 Trịnh Tùng tấn công ra vùng Sơn Nam, đánh pha các huyện Mỹ Đức (Hà tây - Nội ngày nay), Lương Sơn (Hoà Bình),
Thạch Thất, Quốc Oai (Hà tây - Hà Nội ngày nay), tiến quân tới tận Sài Sơn (Chùa Thầy) rồi rút về
Trang 30
Năm 1586, Trịnh Tùng lại đem quân tới Sơn Nam, đánh vào các huyện
Phụng Hóa, Gia Viễn rồi rút về
Năm 1587, Trịnh Tùng lại đem quân đánh phá các phủ Trường Yên (Ninh Bình) và Thiên Quan (gồm đất Hoà Bình và Hà Tây - Hà Nội ngày
nay), đánh thắng quân Mạc nhiều trận, quân Mạc bị chết rất nhiều Đặc biệt trận đánh nhau giữa quân Mạc và quân Trịnh vào tháng 11 năm 1587 “Quân Trịnh hăng hái đánh phá, quân Mạc không đương nổi, bỏ chạy trốn,
đạo quân mại phục của nhà Mạc cũng phải bỏ chạy, đều tranh nhau qua sông, bị chết đuối vô kể Quan quân chém được mấy trăm đầu quân địch rồi
đánh đuổi theo đến nửa ngày mới dừng quân”
Về phía Bắc triều do thực lực ngày một suy yếu, nên từ thế tấn công đã quay về chiến lược củng cố hệ thống phòng ngự, lập phòng tuyến, đắp luỹ
xây thành _ |
Năm 1586, theo kế sách của Thái bảo Giáp Trưng thì “về phía Tây
Nam, những chỗ giáp với bên địch thì nên đấp luỹ cao, đào hào sâu, đặt
bẫy nỏ, nghiêm phòng bị và đặt thêm đồn trại, chia quân giữ nơi hiểm yếu
Thành Đại La từ cửa Nam, Ông Mạc đến Nhật Chiêu, những luỹ đất nên dap cao thêm và khai sâu thêm những con hào ở đây Trên mặt hoàng
thành từ cửa Nam đến cửa Bắc, nên tu sửa những bức tường thấp ở trên mặt thành cho thật cao, để bảo hiểm trong thành?”,
Thực hiện kế sách đó, Mạc Mậu Hợp đã hạ lệnh cho quân dân các trấn dap hệ thống luỹ đất, trồng tre gai lên trên, từ sông Hát đến sông Hoa Đình thuộc xứ Sơn Minh (Phú Xuyên, Hà tây - Hà Nội ngày nay) dài vài
trăm dặm nhằm chống lại sự uy hiếp của quân Lê - Trịnh
Năm 1588, triều đình Mạc Mậu Hợp đã hạ lệnh cho quân dân các
huyện trong bốn trấn đắp thêm ba bức luỹ đất ở bên ngoài thành Đại La,
từ Nhật Chiêu qua Tây Hồ và Cầu Dừa đến Cầu Dền, đến bến Thanh Trì,
bề cao hơn thành Thăng Long cũ vài trượng, rộng hai mươi lăm trượng, lại đào ba lần hào, trồng chông gai, dài chừng vài chục dặm bao bên ngoài
thành rất kiên cố |
Tháng 11 năm 1588, Trịnh Tùng lại đem đại bình ra đánh các vùng
Trường Yên, Thiên Quan thu được rất nhiều của cải
Trang 31
Năm 1589 nhà Mạc cử đại binh do Mạc Đôn Nhượng chỉ huy để đánh
một trận quyết liệt với quân Lê - Trịnh Trịnh Tùng dùng kế giả lui quân, dẫn quân địch vào chỗ hiểm ở núi Tam Điệp huyện Yên Mô (Ninh Bình)
Trong trận này quân Mạc thua to, hơn một nghìn quân bị chém đầu, hơn
600 quân bị bắt sống Mạc Đôn Nhượng phải thu thập tàn quân chạy về Đông Kinh, còn Trịnh Tùng lui quân về Thanh Hoa”, Sau tran that bai này quân Mạc không còn khả năng tấn công vào vùng đất Thanh - Nghệ,
đồng thời cũng là thời cơ để quân Trịnh mở cuộc tấn công quyết định ra Bắc
Tháng chạp năm Tân Mão (đầu năm 1592), Tiết chế Trịnh Tùng quyết
định điều động sáu vạn quân chia thành năm đạo tấn công ra Bắc Quân Nam triều xuất phát từ Tây Đô men theo đường núi phía Tây qua Ninh Bình, Hoà Bình đến Hà Tây - Hà Nội ngày nay, mười ngày sau đã đến núi
Mã Yên thuộc Yên Sơn (Quốc Oai - Hà Tây - Hà Nội ngày nay) _
Về phía Bắc triều, được tin này Mạc Mậu Hợp cũng muốn cử binh mã đánh một trận quyết liệt để định được thua, bèn đốc thúc điều động binh
mã trong bốn trấn và năm phủ được mười vạn quân Ngày 27 tháng chạp
năm Tân Mão (đầu năm 1592), Mạc Mậu Hợp cùng các tướng Mạc Ngọc Liễn,
Nguyễn Quyện đến Phấn Thượng (Tùng Thiện, Hà Tây - Hà Nội ngày nay)
kịch chiến với quân Trịnh Trong trận này quân Mạc thua to “bị chém đầu
hơn một vạn, máu chảy khắp nội, thây chất thành non, quân Trịnh bắt
được ngựa và khí giới nhiều không kể xiết Mạc Mậu Hợp chỉ một mình một ngựa chạy xuống thuyền, rồi rút về kinh ấp Đám tần quân Mạc tranh
nhau lên thuyền, người trong thuyền sợ đông người quá sẽ đấm thuyền,
nên dùng gươm chém bừa vào cánh tay, làm cho quân rơi xuống nước mà :
chết đến quá nửa”
Ngày 30 tết, Trịnh Tùng cho quân vượt sông Cù (sông Hát) đem quân
tiến sát phía Tây kinh thành
Ngày năm tháng giêng năm Nhâm Thìn (1592), Trịnh Tùng chỉ huy đại
quân vượt sông tổng công kích Thăng Long Mạc Mậu Hợp bỏ thành vượt
sông Nhị đến bến Bồ Đề Ngày sáu tháng giêng cử các tướng tiến vào thành
Trang 32
theo ba cửa ô: Cầu Dừa, Câu Muống và Cầu Dền Trận chiến diễn ra tại
Cầu Dền Tướng Mạc Nguyễn Quyện đem đại binh và súng lớn trấn giữ, chống trả quân Trịnh do Hoàng Đình Ái chỉ huy Trịnh Tùng mang quân tiếp ứng Quân Mạc chết hàng nghìn, Nguyễn Quyện bị bất sống Cung
điện, nhà cửa, kinh thành bị cháy trụi Trong trận này quân Mạc bị tổn thất nặng nề, binh tướng bị giết và thương vong rất nhiều, “xác gối lên nhau”
Làm chủ kinh thành, Trịnh Tùng cho quân sĩ san bằng luỹ đất Đại La Sau hai tháng tiến hành bình định, Trịnh Tùng rút quân về Thanh Hóa
— Vụa Mạc trở lại Thăng Long, nhưng lúc này nhà Mạc đã nghiêng ngà,
quân sĩ và lòng người li tán, bỏ sang theo Lê — Trịnh ngày một đông Cuối
năm 1592, Trịnh Tùng lại đem đại quân đánh ra Bắc, tiến quân vào thành
Thăng Long Mạc Mậu Hợp trốn chạy về vùng Kim Thành (Hải Dương)
Quân Trịnh truy quét bắt được Mạc Mậu Hợp đem về kinh hành hình Cuộc nội chiến Nam - Bắc triều kết thúc cùng với sự sụp đổ của nhà Mạc
Ngày 16 tháng 4 năm Quý Ty (1598) vua Lê chính thức ngự lên chính điện
ở Thăng Long
Tuy nhiên sau khi bị đánh bật ra khỏi Thăng Long, nhà Mạc còn tiếp
tục chiếm cứ các vùng Hải Dương, An Quảng (Quảng Yên), sau đó rút lên
cố thủ ở vùng núi Cao Bằng Đồng thời với việc chiếm cứ, nhà Mạc cho xây
dựng thành quách ở một số nơi như Hải Dương, Quảng Yên, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Lạng Sơn và Cao Bằng Dấu vết thành nhà Mạc vẫn còn cho đến ngày nay, đặc biệt là ở Cao Bằng
Chiếm cứ và hoạt động ở vùng biên giới giáp Trung Quốc, nhà Mạc
thường dựa vào thế lực nhà Minh để gây sức ép với nha Lé — Trinh Nhung từ khi nhà Minh đổ, nhà Thanh lên thay thì chỗ dựa của nhà Mạc không
còn Năm 1677 nhà Lê — Trịnh cử quân tiến đánh Cao Bằng, Mạc Kính Vũ
phải trốn sang Trung Quốc, bị nhà Thanh bắt giữ, sau này nhà Thanh nộp
cho nhà Lê — Trịnh Tàn dư nhà Mạc đến đây hoàn toàn chấm dứt
Hơn một nửa thế kỉ diễn ra nội chiến Nam - Bắc triéu da dé lai hau
Trang 33chăm lo đến kinh tế, ổn định chính trị cũng như xã hội, đã làm cho thiên tai, đói kém hoành hành Điều này đã tác động xấu đến mọi mặt kinh tế, tự tưởng, văn hóa của Đại Việt đương thời
4 Cuộc chiến tranh Lê, Trịnh ~ Nguyễn
a) Nguyễn Hoàng dựng nghiệp ỏ Thuận Quảng
Ngay từ trong cuộc nội chiến Nam — Bắc triều, sự chia rẽ và mâu thuẫn
trong nội bộ Nam triều đã nảy sinh Cái chết của Nguyễn Kim do một hàng
tướng nhà Mạc đầu độc vào năm 1545 là một trong những mầm mống cho
sự mâu thuẫn đó Sau khi Nguyễn Kim chết, các con còn nhỏ tuổi nên quyền hành đều ở trong tay người con rể là Trịnh Kiểm Để thâu tóm mọi
quyền hành vào tay mình, Trịnh Kiểm đã tìm mọi cách để loại bỏ thế lực
họ Nguyễn Trịnh Kiểm đã lập mưu giết hại người con trưởng của Nguyễn im là Tả tướng Nguyễn Uông Thấy điều đó sẽ hoàn toàn bất lợi cho
mình, Nguyễn Hoàng một mặt cho người đến đò hỏi Trạng Trình Nguyễn
Bỉnh Khiêm, mặt khác nhờ chị gái của mình là Ngọc Bảo tác động tới Trịnh
Kiểm để được vào trấn thủ ở Thuận Hóa
Dưới thời Lê Thánh Tông, Thuận Hóa là một trong mười ba đạo thừa tuyên gồm vùng đất từ phía Nam đèo Ngang đến đèo Hải Vân Mặc dù nhà
Lê vẫn đặt quan cai trị, nhưng cho đến thế kỉ XVI thì vẫn là vùng “ô châu
ác địa”, đân cư thưa thớt và kinh tế không phát triển như ở Đàng Ngoài Thêm vào đó “lòng dân còn tráo trở”, thậm chí có người còn vượt biển đi theo họ Mạc Do vậy cử Nguyễn Hoàng vào trong đất này cũng là giúp vua
Lê trấn trị và vỗ về dân chúng Tò biểu của Trịnh Kiểm trình lên vua Lê
nói rõ: “Thuận Hóa là nơi quan trọng, quân và của do đấy mà ra, buổi quốc
sơ nhờ đấy mà nên nghiệp lớn Nay lòng dân hãy còn tráo trở, nhiều kẻ
vượt biển đi theo họ Mạc, sợ có kẻ dẫn giặc về cướp, ví không được tướng tài
trấn thủ vỗ yên thì không thể xong Đoan quận công là con nhà tướng, có
tài trí mưu lược, có thể sai đi trấn ở đấy, để cùng với tướng trấn thủ Quảng
Nam cùng nhau giúp sức thì mới đỡ lo đến miền Nam”” Vua Lê Anh Tông nghe theo và trao cho Nguyễn Hoàng trấn tiết, “phàm mọi việc đều uỷ thác cả, chỉ mỗi năm nộp thuế mà thôi”
Trang 34
Tháng 10 năm 1558 Nguyễn Hoàng vào trấn Thuận Hóa Những người
bộ khúc đồng hương ở Tống Sơn và những người nghĩa dũng xứ Thanh Hóa
đều vui lòng đi theo Những năm sau, vùng Thanh Hóa, Nghệ An bị lụt, đói
kém, nhiều người đã kéo nhau vào Thuận Hóa để làm ăn sinh sống _
Lúc mới vào, Nguyễn Hoàng dựng dinh ở xã Ái Tử (huyện Vũ Xương, nay là huyện Triệu Phong tỉnh Quảng Trị) Quan lại tam ty thì vẫn do vua
Lê cắt đặt Ngoài ra Nguyễn Hoàng cũng áp dụng chính sách vỗ về dân
chúng để thu phục nhân tâm; Chúa vỗ về quân dân, thu dùng hào kiệt, sưu
thuế nhẹ nhàng, được dân mến phục, bấy giờ thường xưng là chúa Tiên, Nghiệp đế dựng lên, thực là xây nền từ đấy””,
Từ năm 1570 sau khi Tổng binh Quảng Nam là Nguyễn Bá Quýnh
theo lệnh của vua Lê về trấn thủ Nghệ An thì Nguyễn Hoàng được giao trấn thủ cả hai xứ Thuận Hóa, Quảng Nam
Với nhiệm vụ trấn thủ của mình, Nguyễn Hồng ln giữ thái độ mềm mỏng và thần phục vua Lê; hàng năm nộp thuế đầy đủ, cùng với nhà Lê —
Trịnh trừng phạt và đánh đuổi những đám tàn quân nhà Mạc, giữ yên
vùng đất Thuận Quảng “Bấy giờ Mạc Mậu Hợp sai tướng là bọn Kính Điển
đem quân xâm lấn Thanh - Nghệ Tướng trấn thủ Nghệ An Nguyễn Bá
Quýnh nghe tin trốn chạy, thế giặc hung tợn, lòng dân xao xuyến Chúa vốn có uy danh, nhiều mưu lược, kỉ luật rõ ràng, phòng giữ nghiêm ngặt,
do đó giặc không đám xâm phạm vào bờ cõi, nên riêng hai xứ Thuận Quảng
được yên ổn””., Nhưng mặt khác Nguyễn Hoàng vẫn lo củng cố quyển
thống trị của mình ở đất này, đồng thời phát triển kinh tế để thoát l¡ dần
sự lệ thuộc vào nhà Lê - Trinh, “Bay giờ mọi việc bắt đầu, Chúa khuya sớm chšm lo, nghĩ việc củng cố căn bản®”,
Những năm sau đó, Nguyễn Hoàng vẫn mang quân ra giúp vua Lê
đánh dẹp tàn dư của nhà Mạc ở phía Bắc và làm tròn nhiệm vụ của một
viên quan trấn thủ, hàng năm vẫn nộp thuế cho nhà Lê — Trịnh một cách
Trang 351599 Trịnh Tùng xưng vương, xây dựng vương phủ, thâu tóm mọi quyền
hành trong tay và coi vua Lê chỉ là bà nhìn
Tháng 5 năm 1600, Nguyễn Hồng từ Đơng Đơ trở về, nhưng vì có công đi đánh dẹp bọn phần loạn là Phan Ngạn, Ngô Đình Nga và Bùi Văn Khuê
ở Đại An (Nam Định) nên họ Trịnh ghét Vì vậy Nguyễn Hoàng đã mang
toàn bộ tướng sĩ, thuyền ghe đi đường biển thẳng về Thuận Hóa, để Hoàng
tử thứ năm và Hồng tơn là Hắc ở lại làm con tin Về đến Thuận Hóa,
Nguyễn Hoàng cho dời đình sang phía Đông dinh Ái Tử (Dinh Cát) Vua Lê
sai Thiêm đô Ngự sử là Lê Nghĩa Trạch đem sắc đến phủ dụ, vẫn sai ở lại trấn thủ hàng năm nộp thuế má Riêng Trịnh Tùng cũng gửi thư khuyên
giữ việc thuế cống Nguyễn Hoàng hậu đãi sứ giả và sai sứ đi tạ ơn vua Lê, lại gửi thư cho Trịnh Tùng hẹn kết nghĩa thông gia
Tháng 10 năm 1600, Nguyễn Hoàng gả con gái là Ngọc Tú cho Trịnh Tráng (con cả Trịnh Tùng), Từ đấy Nguyễn Hồng khơng ra Đơng Đơ nữa,
thể hiện ý đổ xây dựng một chính quyền riêng cho đòng họ để tách khỏi
chính quyền nhà Lê — Trịnh
Tháng 5 năm 1613, yếu mệt biết khó qua khỏi, Nguyễn Hoàng đã đặn
lại con cháu và thân thần: “Ta với các ông cùng nhau cam khổ đã lâu,
muốn dựng lên nghiệp lớn Nay ta để gánh nặng lại cho con ta, các ông nên
cùng lòng giúp đỡ cho thành công nghiệp” Lại nói “Đất Thuận Quảng phía
Bắc có núi Ngang (Hoành Sơn) và sông Gianh (Lĩnh Giang) hiểm trở, phía
Nam ở núi Hải Vân và núi Đá Bia (Thạch Bi Sơn) vững bền Núi sẵn vàng sắt, biển có cá muối, thật là đất dụng võ của người anh hùng Nếu biết dạy
dân luyện binh để chống chọi với họ Trịnh thì đủ xây dựng cơ nghiệp muôn đời Vì bằng thế lực không địch được, thì cố giữ vững đất đai để chờ cơ hội, chứ đừng bỏ qua lời đặn của ta”,
b) Chiến tranh Lê Trịnh — Nguyễn
Năm 1614, Nguyễn Phúc Nguyên nối nghiệp đã quyết tâm làm theo lời trăn trối của cha theo cách của riêng mình
Trang 36
Là người con thứ sáu của Nguyễn Hoàng nhưng lại là người giỏi việc binh, “Chúa tuổi lớn lại giỏi, ngày thường cùng các tướng bàn luận việc
binh, tính toán có nhiều việc đúng Thái tổ biết có thể trao việc lớn, vẫn để
ý tới?”, Lúc mới ngoài 20 tuổi Nguyễn Phúc Nguyên đã từng đánh tướng giặc Tây Dương ở cửa Việt, Nguyễn Hoàng cho là có tài lạ, sau sai trấn thủ Quảng Nam
Thay cha làm trấn thủ Thuận Quảng ở tuổi 51, Nguyễn Phúc Nguyên
được vua Lê gia hàm Thái bảo tước Quận công, ông đã cho sửa thành luỹ, đặt quan ải, vỗ về quân dân, trong ngoài ai cũng vui phục Tuy nhiên
Nguyễn Phúc Nguyên luôn tìm cách trì hoãn việc nộp thuế cống cho triều đình Lê - Trịnh Năm 1620, Trịnh Tráng cử Đô đốc Nguyễn Khải đem 5000 quân đóng ở cửa biển Nhật Lệ định phối hợp với Chưởng cơ Hiệp và Trạch
là hai em của Nguyễn Phúc Nguyên mưu nổi loạn Nhưng việc không
thành, Nguyễn Khải phải rút quân Từ đấy Phúc Nguyên không nộp thuế nữa Mâu thuẫn giữa họ Nguyễn và triều đình Lê — Trịnh trở lên gay gắt Năm 1627 Trịnh Tráng muốn cử quân xâm lấn đất Thuận Quảng nên sai người mang sắc chỉ của vua Lê vào đòi nộp voi và thuyền đi biển để dùng
vào lệ cống nhà Minh, nhưng Nguyễn Phúc Nguyên đã khước từ:
Tháng 3 năm 1627, Trịnh Tráng đưa (hoặc hộ tống) vua Lê đi, mượn
tiếng xem xét địa phương, cho quân thuỷ bộ đều tiến và cuộc chiến tranh
Trịnh —- Nguyễn bùng nổ Về phía quân Nguyễn, Nguyễn Phúc Nguyên huy
động các lực lượng bộ binh và thuỷ binh ra chống cự Thấy thế quân Lê -
Trịnh mạnh, quân NÑ guyén đem tượng binh thúc đánh chặn ngang làm cho
quân Trịnh tan vỡ, chết rất nhiều Thấy tình hình bất lợi, Trịnh Tráng
phải rút quân về
Tháng 12 năm 1633, Trịnh Tráng lại tự thống lĩnh đại quân thuỷ bộ thẳng tới cửa biển Nhật Lệ Nguyễn Phúc Nguyên sai đại tướng Nguyễn Mỹ Thắng và đốc chiến Nguyễn Hữu Dật đem quân chống cự Quân Nguyễn còn đóng cọc gỗ để chặn cửa biển Nguyễn Hữu Dật xin đắp luỹ Trường Dục để bảo vệ luỹ chính Sau hơn một tuần không thể vượt qua
được hệ thống chiến luỹ, quân Trịnh chán nản Quân Nguyễn xông ra
đánh, quân Trịnh tan vỡ, chết quá nửa Trịnh Tráng phải rút quân về
Trang 37
Tháng 2 năm 1648 thuỷ binh của quân Trịnh lại xâm phạm cửa biển Nhật Lệ Quân Nguyễn vẫn cố thủ ở luỹ Trường Dục Đang đêm tượng binh Nguyễn được lệnh bất ngờ đánh úp doanh trại quân Trịnh Lần này quân
Trịnh bị bắt sống và tiêu diệt đến vài ba vạn Đây là lần thắng lớn nhất của quân Nguyễn kể từ khi nổ ra chiến tranh với Lê — Trịnh
Năm 1655 nhân việc quân Trịnh ở Bắc Bố Chính xâm lấn, cướp bóc, chúa Nguyễn quyết định đem quân vượt sông Gianh đánh lên Nghệ An,
chiếm được bảy huyện (gồm cả vùng đất ở phía nam sông Lam), nhưng đến
nằm 1660 bị đánh lui, phải rút về
Năm 1661, chúa Trịnh cho quân đánh vào nhưng không đạt kết qua
Tiếp đến năm 1672 quân Trịnh lại đánh vào và sau nhiều trận quyết liệt, không phân được thắng bại phải rút quân về Bắc Nhận thấy tình thế ngày
càng khó khăn, dù có đánh nhau nữa cũng không thay đổi được cục diện
chiến tranh, hai bên đành phải giảng hồ, lấy sơng Gianh làm giới tuyến Chiến tranh, Lê Trịnh - Nguyễn đã biến vùng đất từ mạn nam sông Lam (Nghệ An) đến Bắc Quảng Bình (Bắc sông Gianh) thành chiến trường
Chết chóc, đau thương, đói khổ liên tiếp bổ xuống đầu người nông dân
Trong vòng 45 năm chiến tranh với bảy lần đánh nhau, quân Lê -
Trịnh tuy mạnh hơn, đã có lúc điều động tới 20 vạn quân thuy bộ tham gia
cuộc chiến, nhưng phải hành quân xa theo cả hai đường thuy bộ, vận
chuyển lương thực khó khăn Hơn nữa trong thời gian này triều đình Lê
Trịnh còn đang lo việc đối phó với nhà Mạc ở Cao Bằng, họ Vũ ở Tuyên
Quang Trong lúc đó họ Nguyễn tuy yếu hơn, nhưng lại chiến đấu trên đất của mình, có thuận lợi về địa hình nhân đó xây đắp hàng loạt lũy đất ngăn giặc như Trường Dục, Nhật Lệ (Luỹ Thầy), Đồng Hới, Trường 68a
Chế độ phong kiến phát triển trên một lãnh thổ có địa hình phức tạp,
kinh tế hàng hóa chưa phát triển mấy, phương tiện giao thông vận tải thiếu thốn đã tạo điều kiện cho việc hình thành các thế lực phong kiến địa phương Chính quyền trung ương suy yếu, xu thế phân tán gia tăng Sự
hình thành của Nam triều, Bắc triều và tiếp đó là Đàng Trong, Đàng Ngoài trở thành tất yếu, từ đó chiến tranh phong kiến nổ ra là điều khó tránh
Trang 38Vùng đất từ sông Gianh trở ra Bắc (Bắc Hà) nằm dưới quyền cai trị của chính quyền Lê — Trịnh gọi là Đàng Ngoài Vùng đất từ sông Gianh trở vào Nam (Nam Hà) được gọi là Đàng Trong của chính quyền chúa Nguyễn Tuy
vậy theo quan niệm chung của nhân dân thì Đàng Trong và Đàng Ngoài
chỉ là hai khu vực của quốc gia Đại Việt II TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ Ở HAI MIỄN
41 Tình hình chính trị ở Đàng Ngoài
a) Chính quyền Vua Lê - Chúa Trịnh
Năm 1527, Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê Sự chống đối tiêu cực của triểu thần nhà Lê chứng tỏ sứ mạng lịch sử của triều Lê đã hết Tuy nhiên, họ Mạc chưa gây dựng được uy thế vững chắc của vương triều mới, mà một tập đoàn có đủ uy tín hơn thì chưa xuất hiện, vì vậy vai trò và ảnh hưởng của vua Lê vẫn còn khá sâu sắc trong các tầng lớp xã hội Nguyễn Kim dấy binh chống Mạc cũng phải giương lá cờ “phù Lê” Từ năm 1545, | binh quyển rơi vào tay Trịnh Kiểm, vua Lê có vị mà không có quyền Trịnh
Kiểm muốn tìm cơ hội để tiếm ngôi, nhưng cuộc chiến với nhà Mạc dưới
danh nghĩa “Phù Lê” chưa cho phép Trịnh Kiểm thực hiện âm mưu của
mình Năm 1570, Trịnh Kiểm chết, quyền hành về tay Trịnh Tùng, địa vị
vua Lê càng sút kém, việc phế lập ngôi vua do chúa Trịnh quyết định
Sau khi đánh thắng nhà Mạc, giành lại Thăng Long, họ Trịnh càng tự
tôn và lấn át vua Lê, Trịnh Tùng đặt lệ chọn thế tử nối nghiệp ngang với
thể thức của hoàng tộc Con cháu Trịnh Tùng lên làm chúa đều theo lệ
xưng vương Năm 1664, Trịnh Tạc buộc vua Lê phải ban cho mình quyển
đặt thêm một chiếc ngai bên trái ngai vua để ngự trong các buổi chầu
Trong thực tế, ngay từ thời Trịnh Tùng, vua Lê chỉ là một ông vua bù nhìn không còn quyền hành nữa Công việc hàng năm của vua Lê chỉ là dự lễ
chầu và đón tiếp các sứ thần Mọi việc hệ trọng trong nước (chiến tranh,
hòa bình, cống phú, bổng lộc, thuế má, luật lệnh ) đều do phủ chúa quyết định Giáo sư Pháp A-lếch-xăng đờ Rốt (Alexandre de Rhodos) sang truyền
đạo ở nước ta khoảng 1624 — 1645 nói về Đàng Ngoài: “Xứ này thực là một
nước quân chủ thực sự, hơn nữa lại có hai vua Một gọi là vua nhưng chỉ có
Trang 39những ngày nhất định như ngày đại lễ đầu năm, ngoài ra vua chỉ ru rú
trong một ngôi điện cổ kính, kéo dài cuộc đời nhàn tần vô vị, trong khi ông
chúa cai quản tất cả công việc chiến tranh và hoà bình”
Tình trạng gian đối trong thi cử là một hiện tượng khá nổi bật Theo Lê
Quý Đôn, vào đầu thời Lê - Trịnh “phép thi hương sơ lược, mang sách hoặc
bài vở vào trường cũng không ngăn cấm” (Kiến uăn tiểu lục) Từ năm 1660
lại còn nảy sinh nhiều tệ khác như mua bài làm sẵn đem vào trường thị,
chép lại bài cũ, đút lót quan trường kẻ bất tài mà đỗ đạt ngày một nhiều
Ngoài các khoa thi, họ Trịnh còn đặt ra phép tiến cử (từ năm 1671)
Những lúc thiếu tiền, thóc, chúa Trịnh ra lệnh bán quan tước cho nhà giàu Năm 1658, Trịnh Tạc quy định: ai nộp thóc thì tuỳ theo nhiều ít mà bổ quan chức theo thức bậc khác nhau Cho đến giữa thế kỉ XVII thì tình trạng mua bán quan tước trở thành phổ biến
Với cách tuyển lựa quan lại như trên, số quan tăng lên gấp bội Những
nhà chép sử đương thời thấy rằng số quan có thực quyển không quá 500, còn thì chỉ là hư vị, làm quan cầu may và chỉ lo bóc lột, những nhiễu nhân
dân Có năm (như năm 1671) chúa Trịnh bổ nhiệm một lúc 1.238 viên quan
trong kinh và ngoài các trấn Sử cũ chép: “Bấy giờ chức quan nhũng lạm, phức tạp, một lúc cất nhắc, bổ dụng đến hơn 1000 người, làm quan cầu may, viên chức thừa thãi không còn phân biệt gì cả”
Số lượng quan lại nhiều mà đặc quyền của họ cũng rất lớn Các quan cao cấp được cấp ruộng lộc, ruộng dưỡng liêm , ngoài ra được cấp bổng lộc
bằng tiền tuỳ theo cấp bậc hoặc kết quả thi cử
Một vấn đề quan trọng đặt ra cho họ Trịnh là phải luôn luôn có một lực lượng quân sự mạnh, đủ sức trấn áp mọi sự phản kháng Chế độ “ngụ binh ư nông” không còn tác dụng nữa vì tình hình ruộng đất, nhất là tình trạng ruộng đất công ở làng xã bị địa chủ cướp đoạt nghiêm trọng, không cho phép nhà nước tiếp tục thi hành chế độ đó |
Ban đầu, họ Trịnh vẫn giữ năm phủ như thời Lê, sau lại đặt năm quân
doanh, chia làm cơ, đội Quân lính chủ yếu tuyển ở vùng Thanh, Nghệ Trong cuộc duyệt binh năm 1595, lực lượng quân đội của họ Trịnh có 12
vạn người Từ năm 1600 trở đi, họ Trịnh quy định: lính túc vệ ở kinh thành
Trang 40là bộ phận quân chủ lực, rất được chúa Trịnh ưu đãi, cấp cho nhiều ruộng, tiền, nhân dân gọi là “lính tam phú” hay “ưu binh”
Tình trạng “vua Lê - chúa Trịnh” là sản phẩm của chế độ quân chủ
Việt Nam ở thế kỉ XVI— XVII Tình hình phát triển xã hội chưa tạo thế cho
sự ra đời của một tập đoàn thống trị mới, có đủ uy tín tập hợp lực lượng
xung quanh mình để xoá mọi tàn dư của triều đại cũ Tình trạng “vua Lê —
chúa Trịnh” về thực chất là sự tập trung quyền hành về phủ chúa, là sự
thống trị của một tập đoàn quân chủ mới trên một vùng đất đã thu hẹp, dưới cái vỏ triều đình cũ
b) Bộ máy quan lại và tổ chức quân đội
Tình trạng “vua Lê — chúa Trịnh” đè nặng lên đầu nhân đân bằng một
bộ máy quan lại công kểnh Ỏ trung ương, cơ quan hành chính cao nhất là
Ngũ phủ (do các chức Chưởng phủ sự và Thự phủ sự hợp lại) và phủ liêu (do các chức Tham tụng, Bồi tụng hợp lại) gợi tắt là Phủ đường Phủ đường
ban đầu được tổ chức ba phiên, trông coi mọi việc quân sự, thu thuế trong
kinh và ở các trấn; về sau lại đổi thành sáu phiên, nắm quyền chi phối mọi mặt hoạt động của Nhà nước quân chủ
Trong lúc đó, phía triểu đình vua Lê (tuy chỉ là bù nhìn) vẫn giữ nguyên hệ thống quan lại cũ, với các chức Tam thái, Tam thiếu và các
Thượng thư của sáu bộ (Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công)
Nhằm nắm chắc quân đội, chúa Trịnh phong cho các con làm Tiết chế
hay Nguyên sối, thống lnh tồn qn Rõ ràng là ở trung ương, mọi
quyền hành thực sự đều nằm trong tay phủ chúa
Kế tục truyền thống của nhà Lê sơ, cách chọn lựa quan lại ở thời Lê - Trịnh vẫn chủ yếu thông qua khoa cử Những người đỗ đạt được bổ dụng,
cất nhắc tuỳ khả năng và thái độ với phủ chúa Các khoa thi liên tiếp được
tổ chức, ngay cả những năm tình hình xã hội không ổn định
Tuy nhiên những người được phép thi hương phải xét duyệt lí lịch từ
cấp xã, huyện, châu Số người được dự thì cũng hạn chế tuỳ theo xã lớn hay
nhỏ Số người được đỗ tiến sĩ cũng quy định tuỳ theo từng năm, nói chung mỗi kì thi chỉ lấy được dăm bảy tiến sĩ