Nâng cao năng lực tổ chức thực tiễn của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp huyện tỉnh Bo Kẹo, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay.Nâng cao năng lực tổ chức thực tiễn của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp huyện tỉnh Bo Kẹo, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay.Nâng cao năng lực tổ chức thực tiễn của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp huyện tỉnh Bo Kẹo, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay.Nâng cao năng lực tổ chức thực tiễn của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp huyện tỉnh Bo Kẹo, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay.Nâng cao năng lực tổ chức thực tiễn của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp huyện tỉnh Bo Kẹo, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay.Nâng cao năng lực tổ chức thực tiễn của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp huyện tỉnh Bo Kẹo, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay.Nâng cao năng lực tổ chức thực tiễn của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp huyện tỉnh Bo Kẹo, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay.Nâng cao năng lực tổ chức thực tiễn của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp huyện tỉnh Bo Kẹo, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay.Nâng cao năng lực tổ chức thực tiễn của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp huyện tỉnh Bo Kẹo, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay.Nâng cao năng lực tổ chức thực tiễn của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp huyện tỉnh Bo Kẹo, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay.Nâng cao năng lực tổ chức thực tiễn của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp huyện tỉnh Bo Kẹo, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay.Nâng cao năng lực tổ chức thực tiễn của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp huyện tỉnh Bo Kẹo, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay.Nâng cao năng lực tổ chức thực tiễn của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp huyện tỉnh Bo Kẹo, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay.Nâng cao năng lực tổ chức thực tiễn của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp huyện tỉnh Bo Kẹo, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay.Nâng cao năng lực tổ chức thực tiễn của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp huyện tỉnh Bo Kẹo, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay.Nâng cao năng lực tổ chức thực tiễn của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp huyện tỉnh Bo Kẹo, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay.Nâng cao năng lực tổ chức thực tiễn của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp huyện tỉnh Bo Kẹo, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay.Nâng cao năng lực tổ chức thực tiễn của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp huyện tỉnh Bo Kẹo, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay.Nâng cao năng lực tổ chức thực tiễn của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp huyện tỉnh Bo Kẹo, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay.Nâng cao năng lực tổ chức thực tiễn của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp huyện tỉnh Bo Kẹo, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay.Nâng cao năng lực tổ chức thực tiễn của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp huyện tỉnh Bo Kẹo, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay.Nâng cao năng lực tổ chức thực tiễn của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp huyện tỉnh Bo Kẹo, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay.Nâng cao năng lực tổ chức thực tiễn của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp huyện tỉnh Bo Kẹo, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay.Nâng cao năng lực tổ chức thực tiễn của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp huyện tỉnh Bo Kẹo, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay.Nâng cao năng lực tổ chức thực tiễn của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp huyện tỉnh Bo Kẹo, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay.
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀILUẬN ÁN
Những công trình đề cập đến các vấn đề lý luận nâng cao năng lực tổ chức thực tiễn của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lýcấp huyện
Nâng cao NLTCTT của đội ngũ cán bộ LĐ, QL nói chung, cán bộ LĐ, QL cấp huyện nói riêng là một vấn đề quan trọng, có ảnh hưởng to lớn đến khả năng hoàn thành nhiệm vụ, chức trách của chính cán bộ, có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả phát triển KT-XH của địa phương Xuất phát từ vị trí, vai trò quan trọng của nâng cao NLTCTT đối với đội ngũ cán bộ LĐ, QL, đã có nhiều công trình khoa học quan tâm nghiên cứu, luận giải vấn đề này Các cách tiếp cận về lý luận chủ yếu của vấn đề này được thể hiện ở các khía cạnh: bàn về khái niệm, quan niệm của NLTCTT, về vai trò của năng lực thực tiễn (NLTT), về quan niệm nâng cao NLTCTT của đội ngũ cán bộ LĐ, QL Cụthể:
-Năng lực tổ chức thực tiễn
Tác giả Trương Minh Dục và Nguyễn Mậu Dương (1999) trong bài viết“Tiêu chuẩn cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp huyện là người dân tộc thiểu số ởnước ta hiện nay”[6] đã từ thực trạng của đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp huyện là người dân tộc thiểu số ở Việt Nam từ khi đổi mới để khái quát lại thành
5 nhóm tiêu chuẩnmàcán bộ lãnh đạo cấp huyện cần có Trong đó có nhóm tiêu chuẩn có tính điều kiện cần: “tham gia công tác cơ sở ít nhất từ 3-5 năm; trình độ lý luận chính trị trung cấp trở lên; đã qua đào tạo quản lý nhà nước, quản lý kinh tế; thành thạo các ngôn ngữ của đồng bào các dân tộc thiểu số; có phong cách làm việc dân chủ, sâu sát, gần gũi quần chúng, được nhân dân tín nhiệm; cóNLTCTT, giải quyết tốt các vấn đề ở địa phương, đem lại lợi ích thiết thực cho nhân dân” [6, tr.38] Như vậy, theo tác giả NLTCTT làmộttrongnhữngtiêuchuẩncủangườicánbộLĐ,QL.Đâylàgợiýquan trọng để tác giả luận án xây dựng nội hàm, các yếu tố cấu thành khái niệm NLTCTT của đội ngũ cán bộ LĐ, QL cấp huyện ở tỉnh Bo Kẹo.
Tác giả Nguyễn Quốc Phẩm (1999) trong bài viết“Những nhân tố tácđộng đến việc xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp huyện các tỉnh miền núi, vùng cao phía Bắc”[44] đã nhận diện các yếu tố tác động đến việc hình thành và phát triển đội ngũ cán bộ trên tất cả các phương diện Như đặc điểm về tự nhiên, địa lý, dân tộc, dân cư; đặc thù thiết chế xã hội truyền thống của các dân tộc thiểu số ở miền núi, vùng cao phía bắc; sự đan xen trong thiết chế xã hội với phương thức quản lý hành chính chính thống và các yếu tố quản lý không chính thống [44, tr.40-42] Tác giả cũng đã chỉ ra những truyền thống tốt đẹp cần khai thác kế thừa và những hạn chế, tiêu cực từ thiết chế xãhộitruyềnthống cácvùng dân tộcítngười cần khắc phục Đây chínhlàgợimởquan trọngcho tác giảtrong việc đánhgiánhững nhântốtác động đếnNLTCTTcủacánbộLĐ, QLcấphuyệnởtỉnhBoKẹo.
Tác giả Nguyễn Bá Dương (2002) trong bài viết“Về năng lực tổ chứcthực hiện nghị quyết của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện”[6] đã khẳng định hoạt động thực tiễn nói chung của người cán bộ chủ chốt cấp huyện hay tổ chức thực hiện nghị quyết nói riêng là một dạng hoạt động phức tạp, có tính nghề nghiệp cao Mục đích cuối cùng của hoạt động đó chính là ở chỗ làm thế nào có thể phối hợp, khơi dậy tiềm năng sức mạnh tập thể của con người hướng tới mục tiêu chung của tổ chức [6, tr.10] Từ đó, tác giả đưa ra năng lực và khả năng cấu thành của năng lực tổ chức thực hiện nghị quyết của cán bộ chủ chốt cấp huyện bao gồm: i) năng lực nhận thức và khả năng quán triệt nghị quyết; ii) năng lực cụ thể hoá nghị quyết trên cơ sở thực tiễn của địa phương; iii) năng lực phân công bố trí cán bộ, năng lực động viên, tác động tới tổ chức và cá nhân trong quá trình triển khai thực hiện nghị quyết; iv) hiệu quả thực hiện nghị quyết phụ thuộc vào năng lực kiểm tra của người lãnh đạo; và v) năng lực tổng kết, rút kinh nghiệm, bổ sung, hoàn thiện nghị quyết của ngườilãnhđạo chủchốtcấp huyện [6,tr.12-13].Đây làgợimởquantrọng giúp tác giả xây dựng cơ sở lý luận về nội dung cấu trúc của khái niệm NLTCTT của đội ngũ cán bộ LĐ, QL cấp huyện.
Tác giả Lê Văn Thái (2002) trong bài viết“Năng lực tổ chức thực hiệnnghị quyết của người cán bộ chủ chốt cấp huyện”[52] từ hướng tiếp cận của chuyên ngành tâm lý học đã đưa ra quan niệm “năng lực tổ chức thực hiện nghị quyết của người cán bộ chủ chốt cấp huyện là hệ thống thuộc tính tâm lý của nhân cách, đáp ứng yêu cầu của việc tổ chức thực hiện nghị quyết và đảm bảo cho người lãnh đạo đạt hiệu quả cao trong công tác này” [52, tr.20] Đồng thời tác giả chỉ ra một số thành tố cơ bản của năng lực tổ chức thực hiện nghị quyết của người lãnh đạo cấp huyện đó là: năng lực nhận thức và cụ thể hoá nghị quyết; năng lực lập kế hoạch hành động; năng lực quy tụ và sử dụng các chuyên gia, đánh giá, tuyển chọn, bố trí sử dụng cán bộ; năng lực động viên, kiểm tra việc thực hiện nghị quyết; năng lực phân tích, đánh giá tổng kết việc tổ chức thực hiện nghị quyết; năng lực xử lý tình huống trong quá trình tổ chức thực hiện nghị quyết [51, tr.21] Hướng tiếp cận của tác giả là những gợi ý quan trọng giúp tác giả luận án đưa ra nội hàm của khái niệm NLTCTT của đội ngũ cán bộ LĐ,
QL cấp huyện tỉnh Bo Kẹo, bởi năng lực tổ chức thực hiện nghị quyết cũng là một thành tố củaNLTCTT.
Tác giả Nguyễn Thị Tuyết Mai (2005) trong bài viết“Năng lực tổ chứcthực tiễn và cấu trúc năng lực tổ chức thực tiễn của cán bộ chủ chốt cấp xã giai đoạn hiện nay”[33] đã đưa ra quan niệm “NLTCTT là những hiểu biết, những kỹ năng và các phẩm chất tâm - sinh lý của chủ thể quản lý đảm bảo cho việc tổ chức thực tiễn đạt hiệu quả” [33, tr.35] Theo tác giả, NLTCTT là năng lực tổng hợp của chủ thể quản lý, được hình thành trong việc tổ chức hoạt động vật chất, lao động sản xuất, hoạt động chính trị - xã hội và thực nghiệm khoa học cá nhân Năng lực này được thể hiện ở sự hiểu biết, kỹ năng triển khai và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ qua việc tập hợp quần chúng thành phong trào rộng lớn nhằm đạt được mục tiêu phát triển KT-XH.
Tác giả Nguyễn Thị Tuyết Mai (2005) trong bài viết “Nâng cao nănglực tổ chức thực tiễn của chủ tịch ủy ban nhân dân xã vùng đồng bằng sông
Hồng”[34] tác giả đã chỉ rõ NLTCTT là năng lực tổng hợp của chủ thể, được hình thành trong thực tiễn hoạt động tính chất phức tạp của địa bàn cơ sở và đặc trưng hoạt động mang tính trực tiếp, toàn diện, tổng hợp có ảnh hưởng đến NLTCTT Tính trực tiếp trong hoạt động dẫn tới tính toàn diện và tổng hợp trong hoạt động Do vậy, NLTCTT được hình thành thông qua những hoạt động cụ thể Trên thực tế, một số ít trường hợp có sự không phù hợp giữa nhận thức với kỹ năng hành động Điều này có thể lý giải bởi vai trò của nhận thức đối với kỹ năng Nhận thức làm cơ sở cho kỹ năng, song kỹ năng còn phụ thuộc nhiều vào môi trường và điều kiện làm việc do luyện tập một cách thường xuyênmàthành Quan hệ giữa nhận thức và hành động còn bị chi phối bởi yếu tố thái độ và động cơ Có thể thấy NLTCTT là năng lực tổng hợp của chủ thể quản lý, được hình thành và biểu hiện trong việc tổ chức thực tiễn Nhưng yếu tố chủ quan và khách quan như đã phân tích có ảnh hưởng trực tiếp tới năng lựcnày.
Tác giả Phạm Minh Anh (2012) trong cuốn“Vai trò của cán bộ LĐ,QL cấp cơ sở trong việc thực hiện mục tiêu bình đẳng giới ở Việt Nam”[2] đã khẳng định năng lực tổ chức thực hiện của người cán bộ LĐ, QL là khâu quan trọng trong quá trình biến mục tiêu của những chủ trương, chính sách trở thành hiện thực ở địa phương mình Để đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ đòi hỏi cán bộ lãnh đạo người quản lý phải xác lập được cơ cấu tổ chức, tập hợp, lôi cuốn mọi người vào hoạt động, phân chia các nhiệm vụ cần thực hiện, bố trí và sắp đặt cán bộ, nhân viên, làm rõ quyền hạn, trách nhiệm và nghĩa vụ của từng cá nhân, tổ chức, nhóm Nếu thực hiện được điều này, người cán bộ LĐ, QL sẽ sử dụng được và khai thác có hiệu quả nguồn lực của cá nhân và tập thể để khơi dậy tiềm năng của mỗi người, tạo sự đồng thuận trong việc thực hiện các kế hoạch, quyết định đã đề ra Hiệu quả của tổ chức thực tiễn phụ thuộc rất nhiều vào sự đồng thuận, hay phong trào của quần chúng nhân dân Vì vậy, người cán bộ LĐ, QL cơ sở cần có khả năng thu hút, tập hợp quần chúng trên cơ sở của thực tiễn KT-
XH, con người của địa phương mình.
Trongt ấ t c ả c á c y ế u t ố t r ê n , y ế u t ố t ổ c h ứ c , b ố t r í , p h â n c ô n g đ ư ợ c c o i l à thành tố cốt lõi nhất trong vai trò tổ chức thực tiễn của người cán bộ, lãnh đạo quản lý [2, tr.135-136].
TácgiảNguyễnVănHuy(2012) trongbàiviết“Nănglựcthựctiễncủađộingũ cán bộở cơsở”[17]đã đưaraquan niệm“nănglựcthực tiễn củađộingũcánbộở cơsở làkhảnăng côngtácthành thạo,sáng tạocóhiệuquảcáccông việcđược giao trên thực tế,ngườicánbộở cơsởkhôngchỉcókhảnăng giảiquyếtđúngmốiliên hệ,sựvậnđộngvàpháttriển củacông việcđược giaomàcònphảinắm vững và vậndụng thành thạo,sáng tạonhững phương pháp,nguyên tắc củaphép biệnchứngduyvật vàocôngtáccókếtquả” [17,tr.14].
Tác giả Nguyễn Thị Tuyết Mai (2016) trong bài viết“Năng lực tổ chứcthực tiễn của cán bộ chủ chốt cấp xã từ hướng tiếp cận hoạt động”[35] đã khẳng định“yếutố cấu thành và cũng là biểu hiện của năng lực này ở người cán bộ công chủ chốt cấp xã chính là sự hiểu biết, những kỹ năng và các chức năng tâm - sinh lý của họ để đảm bảo cho việc tổ chức thực tiễn đạt hiệu quả” [35, tr.86-87] Tác giả chỉ rõ cấu trúc của NLTCTT của cán bộ chủ chốt cấp xã bao gồm: “Hiểu biết về thực tiễn: về chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của chức danh cán bộ chủ chốt cấp xã, về đối tượng quản lý, về điều kiện KT-XH của địa phương; cần có các kỹ năng: xác định mục tiêu, lập kế hoạch, ra quyết định, tổ chức thực hiện quyết định, kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện quyết định, các kỹ năng thu thập thông tin, tìm hiểu về con người, điều kiện KT-XH của địa phương” [35, tr.87] Cấu trúc NLTCTT của cán bộ chủ chốt cấp xãmàtác giả đưa ra là những gợi ý quan trọng để tác giả đề xuất các yếu tố cấu thành của NLTCTT đội ngũ cán bộ LĐ, QL cấp huyện tỉnh BoKẹo.
Tác giả Phan Bá Giáp (2021) trong bài viết“Nâng cao năng lực thựctiễn của đội ngũ cán bộ - một đòi hỏi cấp bách trong thời kỳ mới”[12] đã đưa ra quan niệm: Năng lực thực tiễn của cán bộ là tổng thể những thuộc tính hợp thành khả năng giúp cán bộ hoạt động thực tiễn có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ theo chức trách, nhiệm vụ của mình Năng lực thực tiễn của cán bộ được tạo bởi khả năng xác định về mục đích, phương pháp, cách thức,lực lượng, phương tiện có đúng, phù hợp hay không; phát hiện, giải quyết mâu thuẫn tạo ra động lực cho hoạt động; hình thành tình cảm gắn bó saymêvới nghề nghiệp và kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động thực tiễn Thực tiễn không chỉ là cơ sở mục đích, động lực, tiêu chuẩn để kiểm tra lý luậnmàthông qua thực tiễn giúp cán bộ rèn luyện, trưởng thành Theo đó, năng lực thực tiễn của cán bộ được biểu hiện ở những nội dung cơ bản sau đây: Thứ nhất, xác định mục đích của hoạt động thực tiễn Thứ hai, xác định và sử dụng lực lượng, phương tiện tham gia vào hoạt động thực tiễn Thứ ba, phát hiện và giải quyết mâu thuẫn trong hoạt động thực tiễn kịp thời, chính xác Thứ tư, gắn bó, saymêvới hoạt động thực tiễn Thứ năm, kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động thực tiễn [12]. Đây là cơ sở, nguồn tài liệu tham khảo để nghiên cứu sinh xây dựng khái niệm NLTCTT của đội ngũ cán bộ LĐ, QL cấp huyện tỉnh Bo Kẹo trong luậnán.
- Vai trò của NLTCTT với hoạt động LĐ, QL
Tác giả Trần Ngọc Tuệ (2001) trong công trình“Nâng cao hiệu quảcông tác tư tưởng trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay”[62] Đã cho rằng, chất lượng công tác tư tưởng suy cho cùng phụ thuộc vào năng lực lãnh đạo, tổ chức thực tiễn của các tổ chức đảng và đội ngũ cán bộ, đó là quá trình người cán bộ phát huy khả năng nhận thức vào thực tiễn tổ chức các hoạt động của công tác tư tưởng, làm cho chất lượng chính trị tư tưởng của đơn vị ngày càng tốt hơn. Để nâng cao hiệu quả công tác tư tưởng trong quân đội, các chủ thể cần phải tập trung bồi dưỡng năng lực công tác tư tưởng, bồi dưỡng phương pháp tác phong công tác của đội ngũ cán bộ đúng với tính chất là công tác đối với conngười.
TácgiảTrươngThị Thảo (2002) trong cuốn“Nângcao năng lựctổchứchoạt độngthực tiễncủa đội ngũ cánbộchủchốtcấphuyện biên giớiphíaBắc nướctatrongtình hìnhhiện nay”[54]đãkhẳngđịnh vai tròtolớn của năng lựctổchức hoạtđộngthực tiễnđối vớiviệc hoàn thành chức trách, nhiệmvụcủađội ngũcánbộchủchốt cấphuyện.Theođó, tác giảđãkhái quátvai trò củanăng lựctổchứchoạtđộngthựctiễnquacácnộidung:nănglựctổchứchoạtđộng thực tiễngiúp đội ngũcánbộchủchốt cấphuyệncụ thể hóa chủtrương, đườnglối củaĐảngvàothực tiễn côngtác tại địaphương;NLTCTTgiúp đội ngũcánb ộ chủchốt cấphuyệncó khảnăngtổngkết,rút kinhnghiệm trongquátrìnhtổchức phát triểnKT- XHcủa địaphương; năng lựctổchức hoạtđộngthực tiễngiúp đội ngũcánbộchủchốt cấphuyệncó khảnăngvận độngquần chúng, cánb ộ cấpcơsởtrong thamgia vàosựphát triểnKT-XHcủa địaphương trong những điều kiện, hoàn cảnhdùkhókhăn.
Tác giả Phạm Văn Thuần (2003) trong công trình“Nâng cao năng lựcđấu tranh tư tưởng - lý luận của giảng viên khoa học xã hội nhân văn ở các nhà trường Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay” [57 ], tác giả đã xem năng lực của con người tồn tại dưới hai dạngtiềm năngvàthực tại Theo tác giả năng lực đấu tranh TT-LL là tổng hoà những khả năng phát hiện, phê phán, ngăn chặn và khắc phục ảnh hưởng của những quan điểm, tư tưởng thù địch, phản động, sai trái nhằm bảo vệ, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng
Những công trình liên quan đến thực trạng nâng cao năng lực tổ chức thực tiễn của đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lýcấphuyện
Tác giả Nguyễn Như Vỹ (2002) trong bài viết“Thực trạng năng lực tổchức thực hiện nghị quyết của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện ở tỉnh Nghệ An”[69] đã đánh giá “nhìn chung đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện ở Nghệ An là đội ngũ có bản lĩnh, có kinh nghiệm lãnh đạo, tổ chức thực hiện nghị quyết. Đội ngũ này đã biết lồng ghép vận dụng nghị quyết của Đảng bộ tỉnh vào chương trình hành động của địa phương Đồng thời, bản thân đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện ở Nghệ An cũng đã nhận thức được rằng: nắm vững tinh thần nghị quyết, xây dựng chương trình hành động mới chỉ là kết quả bước đầu Vấn đề quyết định là việc phổ biến chương trình hành động để các ngành, các cấp và mọi người đồng tâm nhất trí và biến nó thành hiện thực trong tổ chức thực tiễn ở kinh tế- xã hội của địa phương Tuy nhiên, quá trình triển khai tổ chức thực hiện nghị quyết ở cấp huyện nổi lên một số hạn chế: việc triển khai nghị quyết ở vùng đồng bào dân tộc, miền núi, vùng giáo dân còn yếu, nhất là tính thu động, ỷ lại, trong chờ cấp trên; chưa thể chế hóa các chủ trương thành cơ chế, chưa phát hiện đề xuất với lãnh đạo những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn để có chủ trương, giải pháp đúng [69, tr.53-55] Thực trạng năng lực tổ chức thực hiện nghị quyết của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện ở tỉnh Nghệ An được tác giả khái quát sẽ là nguồn tham khảo quan trọng cho tác giả trong việc xây dựng, phác thảo và đo lường thực trạng này của đội ngũ cán bộ LĐ, QL cấp huyện ở tỉnh Bo Kẹo trong quá trình nghiên cứu đề tài luận án.
Tác giả Đệt Tạ Kon Phi La Phan Đệt (2004) trong công trình“Xâydựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt các ban, ngành ở thành phố Viêng Chăn trong giai đoạn cách mạng hiện nay”[82] đã phân tích thực trạng xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt ở các ban, ngành ở thành phố Viêng Chăn.Tác giả chỉ rõ, xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt ở các ban ngành cần thiết phải xây dựng NLTCTT cho đội ngũ cán bộ, bởi đây vẫn là khâu yếu, mặt yếu trong quá trình công tác của họ[82].
Tác giả Nguyễn Đức Tuấn (2005) trong bài viết“Nâng cao năng lực tổchức thực hiện nghị quyết của Đảng với cán bộ chủ chốt cấp huyện đồng bằng sông Cửu Long”[61] đã đánh giá thực trạng năng lực tổ chức thực hiện nghị quyết của Đảng của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện đồng bằng sông Cửu Long Tác giả khẳng định, đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện đã có nhiều cố gắng trong việc nghiên cứu, quán triệt các nghị quyết của Đảng vào thực tiễn công tác của địa phương; thường xuyên đề xuất, tham mưu, ban hành, cụ thể hóa các nghị quyết của đảng thành những cơ chế, chính sách phù hợp với điều kiện KT-XH - văn hóa của địa phương Song bên cạnh đó, năng lực tổ chức thực hiện nghị quyết của Đảng của đội ngũ cán bộ cấp huyện vẫn còn những hạn chế, bất cập cần khắc phục Trong đó, hạn chế lớn nhất vẫn là khả năng hiểu, quán triệt, vận dụng vào địa phương là yếu nhất [61,tr.13].
Tác giả Lê Hữu Xanh (2005) trong bài viết“Văn hoá truyền thống ảnhhưởng đến sự hình thành, phát triển năng lực tổ chức thực tiễn của cán bộ chủ chốt cấp xã đồng bằng sông Hồng hiện nay”[70] đã khẳng định dựa trên các số liệu điều tra cho thấy về mức độ ảnh hưởng những mặt yếu trong di sản văn hoá quá khứ tuy không lớn đến sự hình thành NLTCTT của cán bộ chủ chốt cấp xã đồng bằng sông Hồng hiện nay Nhưng những phẩm chất năng lực quan trọng hàng đầu đó không thể thiếu được ở cán bộ chủ chốt cấp xã vùng này còn rất mơ hồ [70, tr.23] Đồng thời nhiều tàn dư của tư tưởng phong kiến tồn tại hàng ngàn năm hiện có ảnh hưởng không nhỏ trong nông thôn đồng bằng sông Hồng Bệnh gia trưởng, gia đình chủ nghĩa, sống lâu lên lão làng, coi khinh lớp trẻ Cấp huyện là cấp tác chiến nên tình hình đó sẽ trở ngại bước tiến của thế hệ trẻ, gây khó cho việc phát huy NLTCTT của họ hiện nay” [70,tr.24].
TácgiảNguyễnThịTuyếtMai (2007), trong cuốn“Nâng caonăng lựctổchức thực tiễncủa cánbộchủchốtcấp xã(qua khảosátởđồng bằng sôngHồng”[34]từviệc đưarakhái niệmNLTCTT đãđánhgiáthực trạngcủanâng caoNLTCTTcủacánbộchủchốt cấpxã ởcáctỉnhĐồng bằng Sông Hồng dựa trên chức danh, cácyếutốcấu thànhchothấyvềcơ bảncánbộchủchốt cấpxã đều có nhận thức và kỹ năng tổ chức thực tiễn khá tốt, cụ thể về nhận thức có 51,1% cán bộ nhận thức từ khá tốt, về kỹ năng tổ chức thực tiễn có 58,7% cán bộ có kỹ năng từ khá tốt trở lên [34, tr.82].
Tác giả Vũ Văn Hiền (2007) trong cuốn“Xây dựng đội ngũ cán bộ LĐ,QL nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”[15] đã đưa ra yêu cầu cán bộ LĐ, QL phải “có cách nhìn thực tế, đút rút kinh nghiệm Có bản lĩnh, tự tin, làm chủ được mình Tiếp đó phải vận hành trong điều kiện thực tế, ứng phó và thực thi công việc qua thực tiễn đời sống xã hội Có nhãn quan thực tế để giải quyết vấn đề thực tiễn đặt ra là yêu cầu bức thiết đối với bất cứ cán bộ LĐ, QL nào Người LĐ, QL càng thạo việc đời, càng có kinh nghiệm thực tế càng hữu ích cho việc xử lý các công việc được giao” [15, tr.161-162] Từ đó, tác giả yêu cầu cần tạo lập môi trường và điều kiện thuận lợi để tài năng LĐ, QL nảy nở, phát triển trong thực tiễn yêu cầu trên là gợi ý quan trọng cho tác giả luận án trong việc đề xuất quan điểm, yêu cầu của nâng cao NLTCTT đội ngũ cán bộ LĐ, QL cấp huyện ở tỉnh Bo Kẹo trong thời gianthới.
Tác giả Trần Văn Phòng (2008) trong cuốn“Nâng cao năng lực tổngkết thực tiễn của đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng”[46] đã khẳng định đa số cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh vùng đồng bằng song Hồng có năng lực tổng kết thực tiễn ở trình độ nhất định, đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH trên địa bàn vùng Điều này thể hiện trên những nét cơ bản: phần lớn họ đã biết lựa chọn đúng vấn đề cần tổng kết thực tiễn trên địa bàn tỉnhmàhọ phụ trách Đa số họ đã biết thu thập, phân tích, xử lý thông tin liên quan tới vấn đề tổng kết thực tiễn Hầu hết cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng biết vận dụng những bài học kinh nghiệm thực tiễn được rút ra từ tổng kết thực tiễn để chỉ đạo thực tiễn tiếp theo Họ đã bước đầu biết vận dụng những bài học kinh nghiệm đó để bổ sung, điều chỉnh, phát triển chính sách KT-XH hội trên địa bàn tỉnhmàhọ phụ trách [46, tr.82] Đồng thời tác giả cũng đã chỉ rõ những hạn chế, bất cập củanănglựctổngkếtthựctiễncủađộingũcánbộlãnhđạochủchốtcấptỉnh vùng đồngbằngsôngHồng,cụthể:mộtsốcánbộlãnhđạo chủchốt cấptình vùng đồngbằngsôngHồng chưa nhận thức đượcđầy đủ, đúng đắnvềmụcđíchcủa tổng kếtthực tiễn; trongtổng kếtthực tiễncòn hạn chếvềkhảosátthựctế,tiếp nhận,xử lýthôngtinliên quanđến tổng kếtthực tiễn;cònchưa đánhgiá đúng vai trò của tổng kếtthực tiễn, thực hiệntổng kếtthực tiễncònchậmsovớiyêucầu;mộtsốkết luận rútra từtổng kết thực tiễn của cánbộlãnhđạo chủchốt cấptỉnh vùng đồngbằngsôngHồngcòn hạn chếvềtínhlýluận [46,tr.84-87].
Tác giả Cao Khoa Bảng (2008) trong cuốn“Xây dựng đội ngũ cán bộlãnh đạo chủ chốt của hệ thống chính trị cấp tỉnh, thành phố (kinh nghiệm của Hà Nội)”[3] đã có nhiều gợi ý tốt cho luận án, bởi để tăng cường đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt của hệ thống chính trị cấp tỉnh, thành phố, vấn đề đặt ra là phải thực hiện đồng thời với tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ này Việc nâng cao năng lực lãnh đạo, phẩm chất đạo đức để đáp ứng với yêu cầu LĐ, QL của đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị hiện nay đang là yêu cầu bức thiết Cuốn sách đã đề cập đến vai trò của công tác đào tạo cán bộ, xây dựng cho được đội ngũ cán bộ chủ chốt có đủ tài, đức để đảm đương nhiệm vụ Đây là tài liệu tham khảo quý cho luận án này trong việc đề xuất các giải pháp nâng cao NLTCTT cho đội ngũ cán bộ cấp huyện của tỉnh Bo Kẹo hiệnnay.
Tác giả Trương Thị Thông (2008) trong bài viết“Nhiệm vụ và giảiphápnângcaonănglựclãnhđạovàsứcchiếnđấucủatổchứccơsởđảng”
[56] đã nhận diện thực trạng hoạt động của tổ chức cơ sở đảng thời gian qua. Theo đó, nhiều tổ chức cơ sở đảng đã giữ vững và phát huy được vai trò hạt nhân chính trị ở cơ sở, đã xuất hiện nhiều điển hình tiên tiến về lãnh đạo phát triển KT-XH, bảo đảm an ninh, quốc phòng và xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở Việc xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở bước đầu có kết quả, công tác đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch đội ngũ cán bộ cơ sở được quan tâm hơn, nhiều cán bộ, đảng viên được tôi luyện trưởng thành trong thực tiễn,được nhân dân tín nhiệm Bên cạnh đó, vẫn còn không ít cơ sở đảng yếu kém,nănglựclãnhđạovàsứcchiếnđấuthấp;sinhhoạtđảngvàquảnlýđảngviên lỏng lẻo; nội dung sinh hoạt nghèo nàn tự phê bình và phê bình yếu; không làm tròn vai trò hạt nhân chính trị và nền tảng của Đảng, không đủ sức giải quyết những vấn đề phức tạp nảy sinh từ cơ sở” [56, tr.18].
Tác giả Đỗ Minh Cương (2009) trong cuốn“Quy hoạch cán bộ lãnhđạo quản lý”[4] đã đề cập đến những vấn đề như: Sự cần thiết của công tác quy hoạch cán bộ LĐ, QL trong công tác cán bộ nói chung, các yêu cầu và quan điểm đối với công tác quy hoạch Quy hoạch cán bộ có vai trò quan trọng trong công tác cán bộ, xây dựng Đảng vững mạnh; quy hoạch cán bộ là để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đáp ứng các yêu cầu của công tác tổ chức cán bộ nói chung Cuốn sách là tài liệu bổ ích cho luận án này nghiên cứu, bởi việc thực hiện đào tạo bồi dưỡng cán bộ cần phải gắn với công tác quy hoạch cánbộ.
Tác giả Trần Định Hoan (2009) trong cuốn“Đánh giá, quy hoạch, luânchuyển cán bộ LĐ, QL thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”[14] đã nhấn mạnh trong công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay, đội ngũ cán bộ, công chức đã vươn lên, năng động, sáng tạo, góp phần xứng đáng vào thành tựu to lớn của đất nước Song, trong hoàn cảnh mới, sự tác động của cơ chế thị trường đã làm bộc lộ nhiều yếu kém, khuyết điểm của đội ngũ cán bộ, công chức Trong đội ngũ cán bộ hiện đang có nhiều vấn đề đáng lo ngại cả về phẩm chất và năng lực Một bộ phận không nhỏ cán bộ bị thoái hóa về chính trị và phẩm chất, đạo đức, lợi dụng chức quyền để tham ô, lãng phí, quan liêu, bè phái, mất đoàn kết, cơ hội và thực dụng Tác giả đã làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác tổ chức - cán bộ nói chung, công tác đánh giá, quy hoạch, luân chuyển cán bộ nói riêng, đồng thời từ đó rút ra được những giải pháp hiệu quả cho công tác cán bộ trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay.
Tác giả Nguyễn Thị Thu Huyền (2017) trong bài viết “Một số nội dungđổi mới trong công tác tuyển chọn LĐ, QL cấp vụ, cấp sở, cấp phòng”[19] cho biết đội ngũ cán bộ LĐ, QL, trong đó có đội ngũ LĐ, QL cấp vụ, cấp sở, cấp phòng được tôi luyện, trưởng thành qua thử thách, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần độc lập tự chủ, trung thành với lý tưởng cách mạng, có ý chí, nghị lực để vượt qua khó khăn, gian khổ, đưa sự nghiệp đổi mới ngày càng thu nhiều thắng lợi Tuy nhiên, nhìn một cách tổng thể, trình độ, NLTCTT, khả năng LĐ, QL của một bộ phận cán bộ, công chức giữ chức vụ vẫn còn bất cập; độ tuổi trung bình của cán bộ, công chức lãnh đạo cấp sở ở địa phương và cấp vụ ở các ban, ngành Trung ương khá cao, khả năng thích ứng với cơ chế kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế còn hạn chế, trong khi đội ngũ nhân sự trẻ kế cận chưa được phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng kịp thời Việc thí điểm đổi mới tuyển chọn
LĐ, QL nhằm khắc phục những yếu kém trong từng khâu của công tác cán bộ và bảo đảm tính kế thừa trong quy trình bổ nhiệm các chức danh LĐ, QL hiệnnay.
Tác giả Nguyễn Thị Hường (2017) trong bài viết “Phẩm chất ngườiLĐ,
QL trong bối cảnh hội nhập”[21] đã đưa ra nhận định người lãnh đạo là người có khả năng vượt khó, có trí tuệ năng lực và trí tuệ cảm xúc Trong đó, trí tuệ cảm xúc được coi là chỉ số thể hiện năng lực quản lý tốt bản thân và các mối quan hệ, bao gồm khả năng tự biết mình, tự quản mình, biết xã hội và kỹ năng xã hội Những yếu tố như sự tự tin, tự nhận biết và điều tiết cảm xúc của mình, tự đánh giá được điểm mạnh và điểm yếu của bản thân và tổ chức, có ý thức trách nhiệm và khả năng thích nghi cao, thấu hiểu tổ chức, biết rõ sự vận hành của tổ chức; biết liên kết và chèo lái trong mọi hoàn cảnh khác nhau Với phong cách lãnh đạo dựa trên sự trao đổi, thảo luận, người LĐ, QL sẽ lắng nghe nhân viên đưa ra các ý kiến, đặt câu hỏi, cung cấp thông tin phản hồi, những giả định về thách thức Người LĐ, QL phải là người đảm bảo chắc chắn các ý kiến đều được thảo luận cặn kẽ và biến thành một cuộc tranh luận thực sự Họ đóng vai trò như là một nhân tố đảm bảo cho các cuộc thảo luận đi đúng hướng và tất cả mọi thành viên trong tổ chức đều có cơ hội góp ý kiến Ở phong cách lãnh đạo ủy thác, giao phó người LĐ, QL thường giải thích hoặc có những cam kết các công về các công việc cần được thực hiện và khi nào phải hoàn thành công việc đó Điều quan trong là mỗi phong cách lãnhđ ạ o c ầ n p h ù h ợ p v ớ i n h ữ n g đ ặ c t h ù c ủ a t ừ n g t ổ c h ứ c , t ừ n g l ĩ n h v ự c
Trước hết, người LĐ, QL phải có kỹ năng, bởi lẽ trong bối cảnh hội nhập, năng lực cạnh tranh đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn cao, đó là sự thông hiểu trên nhiều phương diện, khả năng nắm bắt xu thế và định hướng được sự phát triển hợp lý cho tổ chức, cho xã hội Thiếu kỹ năng trong LĐ, QL sẽ dẫn tới nguy cơ mắc phải ba hiểm họa: không có tầm nhìn, không tiên liệu trước được tương lai, không thích ứng mau lẹ và hiệu quả với hiện tại do thiếu óc thực tế và khả năng sáng tạo; không chịu rút ra bài học kinh nghiệm từ quá khứ và thất bại do thiếu khả năng suy ngẫm, học hỏi và như vậy sẽ phải đối mặt với sự tụt hậu, đi xuống của tổ chức Người LĐ, QL phải đóng vai trò của nhà thiết kế chiến lược, tức là người làm việc hiệu quả nhờ vào khả năng dự đoán tương lai, làm chủ các tình huống dựa vào việc nhận thức được các cơ hội và rủi ro Một người LĐ, QL thực sự có tầm chiến lược bao giờ cũng có mối quan tâm hàng đầu đến sự phát triển của toàn bộ hệ thống.
Những công trình đề cập đến yêu cầu, giải pháp nâng cao năng lực tổ chức thực tiễn của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lýcấp huyện
Tác giả Dương Vũ (2004) trong bài viết“Nâng cao chất lượng cán bộlãnh đạo và quản lý”[68] đã đưa ra kiến nghị: “quan tâm đặc biệt đến công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nâng cao trình độ, tri thức, mở rộng tầm nhìn, rèn luyện bản lĩnh cán bộ, qua học tập thường xuyên, học tập suốt đời, qua hoạt động thực tiễn, qua môi trường công tác khác nhau; chủ trương thi tuyển chức danh, chủ trương luân chuyển cán bộ có tác dụng rất tích cực sàng lọc và hoàn thiện tài năng cán bộ lãnh đạo Bên cạnh việc giáo dục, tuyên truyền pháp luật trong dân, cần mở nhiều lớp học tập luật pháp cho cán bộ LĐ, QL” [68, tr.28] Đây là những gợi ý quan trọng để tác giả luận án xây dựng các giải pháp nâng cao NLTCTT cho đội ngũ cán bộ LĐ, QL cấp huyện ở tỉnh Bo Kẹo nước CHDCND Lào.
Tác giả Nhị Lê (2004) trong bài viết“Chung quanh vấn đề cán bộ LĐ,QL các cấp sau luân chuyển”[24] đã tiến hành phân tích thực tiễn công tác luân chuyển cán bộ LĐ, QL các cấp Qua đó chỉ ra những vấn đề đã và đang đặt ra có tính mới mẻ, phức tạp, đòi hỏi phải giải quyết cấp bách cả trực tiếp và gián tiếp đối với việc luân chuyển cán bộ Xét tổng thể trong công tác cán bộ, nhất là trong tiến trình chủ động nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, lãnh đạo quản lý các cấp ngang tầm nhiệm vụ cách mạng.
Các tác giả Nguyễn Thành Khải và Nguyễn Thị Châm (2005) trong bài viết“Nội dung đào tạo kỹ năng tổ chức thực tiễn của cán bộ chủ chốt cấp xãhiện nay”[22] đã đưa ra các nhóm kỹ năng thực tiễn cần hình thành cho cán bộ chủ chốt cấp xã Cụ thể: kỹ năng tổ chức nghiên cứu và nắm bắt dư luận xã hội ở cơ sở; kỹ năng bố trí, sử dụng cán bộ, công chức; kỹ năng xây dựng mối quan hệ công tác trong hệ thống chính trị cơ sở; kỹ năng về soạn thảo văn bản; kỹ năng tiếp dân; kỹ năng tổ chức thi hành và áp dụng pháp luật trong quản lý nhà nước; kỹ năng xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạchcấpxã;kỹnăngtổchứckỳhọpcủahộiđồngnhândân,ủybannhân dân cấp xã; kỹ năng tổ chức kiểm tra hành chính, xử phạt và cưỡng chế hành chính ở cấp xã; kỹ năng phối hợp và chỉ đạo trưởng thôn, bản trong việc thực hiện một số nhiệm vụ của chính quyền cấp xã; kỹ năng lập và quản lý thực hiện dự án; kỹ năng phát hiện, xử lý tình huống phát sinh trên địa bàn cấp xã; kỹ năng chỉ đạo thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai ở cơ sở; kỹ năng giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo; kỹ năng chỉ đạo phòng chống các tệ nạn xã hội ở xã phường, thị trấn [22, tr.247-263] Những kỹ năng trong bài viết là cơ sở giúp tác giả đề xuất các giải pháp phù hợp với cán bộ LĐ, QL cấp huyện khi tiếp xúc, làm việc với cán bộ cấp cơ sở và với tầng lớp nhân dân trong địaphương.
Tác giả Nguyễn Thị Tuyết Mai (2007) trong cuốn“Nâng cao năng lựctổ chức thực tiễn của cán bộ chủ chốt cấp xã (qua khảo sát ở đồng bằng sông Hồng”[34] đã đề xuất 7 nhóm giải pháp, cụ thể: i) giáo dục đạo đức, chống tha hóa, thoái hóa biến chất của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã đồng bằng sông Hồng; ii) quy hoạch, tạo nguồn cán bộ; iii) nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chủ chốt cấp xã đồng bằng sông Hồng; iv) đổi mới và thực hiện đồng bộ các quy định, quy chế về bố trí, sử dụng, luân chuyển cán bộ chủ chốt cấp xã; v) cải cách hành chính cấp xã; vi) học tập và làm theo gương điển hình, xây dựng phong trào phát triển KT-XH ở địa phương; vii) chính sách cán bộ và thực hiện đúng đắn chính sách cán bộ trong những điều kiện mới [34, tr.170-209].
Các tác giả Tạ Ngọc Tấn và Lê Văn Lợi (2012) trong cuốn“Đào tạo,bồi dưỡng cán bộ LĐ, QL đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế ở Việt Nam và Lào”[51] đã nhấn mạnh: “Yếu tố quyết định trực tiếp đến chất lượng cán bộ chính là công tác cán bộ mà chất lượng công tác cán bộ lại bị quyết định bởi bộ máy và cán bộ làm công tác cán bộ Trong đó, cán bộ
LĐ, QL là nòng cốt trong việc lãnh đạo phong trào của quần chúng để thực hiện đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước được thành công” [51, tr.279] Do đó: “Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ LĐ, QL tốt, có hiệu quả cao sẽ góp phần to lớn trong việc nâng cao số lượng cũng như chất lượng, bản lĩnh chính trị, đạo đức, lối sống, tinh thần trách nhiệm của độingũ này vớiĐảng,với đấtnướcvànhân dân” [51,tr.268-269].Đâylàkiến giảikhoa học giúp chonghiên cứusinh có cơsởtham chiếuđểđềxuất các giải pháp nâng cao côngtáccánbộnóichung, cũngnhưnâng cao nâng caoNLTCTTcho cánbộLĐ,QLcấphuyệnởtỉnh BoKẹo hiệnnay.
Tác giả Trần Văn Phòng (2012) trong bài viết“Bồi dưỡng tư duy chiếnlược cho cán bộ LĐ, QL ở nước ta hiện nay”[47] đã khẳng định tư duy chiến lược đóng vai trò quan trọng trong hoạt động LĐ, QL của cán bộ LĐ, QL các cấp Từ đó, tác giả đề xuất giải pháp bôi dưỡng tư duy chiến lược cho cán bộ lãnh đạo quản lý cần rèn luyện thông qua thực tiễn hoạt động LĐ, QL Hoạt động LĐ, QL bao gồm hàng loạt khâu: ra quyết định; tổ chức thực hiện quyết định; kiểm tra, giám sát việc thực hiện quyết định; tổng kết kinh nghiệm việc tổ chức thực hiện quyết định; vận dụng các bài học kinh nghiệm vào việc chuẩn bị ra quyết định mới Để ra được các quyết định đúng cũng như tổng kết việc thực hiện quyết định có hiệu quả người cán bộ phải thu thập, xử lý được các thông tin liên quan tới việc ra quyết định, tới việc tổng kết thực tiễn Thông qua quá trình này, đội ngũ cán bộ trực tiếp phải vận dụng năng lực trí tuệ, vận dụng sự hiểu biết, các phương pháp tư duy, cũng như các thao tác tư duy vào xử lý thông tin liên quan Đây là con đường rèn luyện, bồi dưỡng tư duy nói chung, tư duy chiến lược nói riêng hiệu quả nhất [47, tr.40] Giải pháp của tác giả trong bài viết này là gợi ý quan trọng để tác giả luận án đề xuất giải pháp nâng cao NLTCTT, trong đó có năng lực tổng kết thực tiễn, rút kinh nghiệm và đưa ra quyết định mới của đội ngũ cán bộ LĐ, QL cấp huyện ở tỉnh BoKẹo.
Tác giả Nguyễn Văn Huy (2013) trong công trình“Nâng cao năng lựcthực tiễn của người chính trị viên trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay”[18] đã xác định các yêu cầu: nâng cao năng lực thực tiễn của người chính trị viên trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay phải phù hợp với chức trách, nhiệm vụ của người chính trị viên trong tình hình mới; nâng cao năng lực thực tiễn của người chính trị viên trong Quân đội nhân dân Việt
Nam hiện nay phải xuất phát từ đặc điểm, yêu cầu, nhiệm vụ cụ thể của đơn vị; nâng cao năng lực thực tiễn của người chính trị viên trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay phải gắn với chỉ đạo hoạt động thực tiễn của các tổ chức, các lực lượng và tính năng động, sáng tạo của người chủ trì về chính trị Từ đó tác giả đề xuất một số giải pháp cơ bản để nâng cao năng lực thực tiễn của người chính trị viên trong Quân đội nhân dân Việt Nam, cụ thể: thứ nhất,nâng cao chất lượngđào tạovàbồidưỡng năng lực thực tiễncủangười chính trị viên trong QuânđộinhândânViệt Nam hiệnnay;thứhai, pháthuy vai trònhântốchủquancủangười chínhtrịviên trong nâng cao năng lực thực tiễncủahọhiệnnay;thứ ba, xâydựngmôitrường thuận lợi cho nâng cao năng lực thực tiễncủangười chínhtrịviên trong QuânđộinhândânViệt Nam hiệnnay.
Tác giả Vũ Thanh Xuân (2013) trong bài viết“Nâng cao năng lực thựctiễn
- Giải pháp tăng cường chất lượng giảng viên đào tạo, bồi dưỡng”[72] đã đưa ra một số giải pháp nâng cao năng lực thực tiễn cho đội ngũ giảng viên đào tạo, bồi dưỡng, cụ thể: Thống nhất nhận thức về tầm quan trọng và yêu cầu của việc nâng cao năng lực thực tiễn cho đội ngũ giảng viên đào tạo, bồi dưỡng; Cần có quy định về tiêu chuẩn kiến thức và kinh nghiệm thực tế đối với giảng viên đào tạo bồi dưỡng; Xây dựng chương trình, kế hoạch đào tạo bồi dưỡng thông qua hoạt động thực tiễn; Xây dựng đội ngũ giảng viên thỉnh giảng đủ mạnh để hỗ trợ và thúc đẩy việc nâng cao năng lực thực tiễn cho giảng viên Những giải pháp trên đây cũng là nguồn tham khảo quan trọng cho tác giả luận án trong việc đề xuất các giải pháp nâng cao NLTCTT cho đội ngũ cán bộ LĐ, QL cấp huyện ở tỉnh Bo Kẹo thời giantới.
Tác giả Đặng Xuân (2017) trong bài viết“Nét mới trong xây dựng độingũ cán bộ vùng Tây Bắc”[71] đã đề cập đến một số giải pháp qua thực tiễn kinh nghiệm của bản thân, trong đó có xây dựng đội ngũ cán bộ LĐ, QL người dân tộc thiểu số ở vùng Tây Bắc Cụ thể;một là,các cấp ủy đảng cần xác định trách nhiệm và bảo đảm nguyên tắc Đảng trong lãnh đạo công tác cán bộ;hai là,phương pháp đánh giá cán bộ phải toàn diện: Đức - Tài;ba là,quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phải xuất phát từ nhiệm vụ chính trịcủa tổ chức;bốn là,đổi mới trong bố trí, sử dụng cán bộ đúng người, đúng việc, đúng sở trường, đúng lúc nhằm phát huy tài năng, tinh thần, hăng hái, nhiệt tình ở họ.
Tác giả Lê Văn Thái (2018) trong bài viết“Giải pháp nâng cao uy tínngười LĐ, QL cấp huyện các tỉnh miền núi phía Bắc hiện nay”[53] đã khẳng định việc củng cố và nâng cao uy tín của đội ngũ cán bộ LĐ, QL cấp huyện các tỉnh miền núi phía Bắc cần được thực hiện gắn liền với tổ chức thực hiện các nghị quyết của Đảng Đồng thời đưa ra các giải pháp cơ bản: một là, giải pháp về đào tạo, bồi dưỡng; hai là giải pháp về bố trí sử dụng cán bộ; ba là, giải pháp đổi mới phong cách LĐ, QL; bốn là giải pháp về cơ chế, chính sách [53, tr.63- 65] Đây là những gợi ý quan trọng để tác giả luận án đề xuất các quan điểm, giải pháp nâng cao NLTCTT cho đội ngũ cán bộ LĐ, QL cấp huyện ở tỉnh Bo Kẹo thời gian tới.
Các tác giả Cao Văn Thống và Vũ Trọng Lâm (2020) trong cuốn“Đổimới và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ và công tác cán bộ trong giai đoạn mới”[58] đã trình bày quan điểm của Lênin về yêu cầu xây dựng, rèn luyện đội ngũ cán bộ LĐ, QL trong đó có yêu cầu “chú trọng thử thách cán bộ LĐ, QL trong thực tiễn cách mạng Tư tưởng cơ bản, xuyên suốt của V.I Lênin về công tác cán bộ là phải thử thách cán bộ trong thực tiễn phong phú, phức tạp, gian khổ, mới mẻ để xây dựng, rèn luyện đội ngũ cán bộ ãnh đạo, quản lý Đưa cán bộ vào thử thách trong thực tế cuộc sống và từ thực tế cuộc sống để khẳng định bản lĩnh, năng lực, phẩm chất cán bộ Đây là một trong những nguyên tắc chỉ đạo trong công tác cán bộ” [58, tr.29] Những nội dung này là cơ sở lý luận quan trọng giúp tác giả đề xuất một số giải pháp nâng cao NLTCTT của cán bộ LĐ,
QL cấp huyện ở tỉnh Bo Kẹo sát thực tiễn, có tính khả thi cao.
Tác giả Phạm Hồng Đức (2021) trong bài viết“Bồi dưỡng năng lực tổchức thực hiện nghị quyết của cán bộ chủ trì cơ quan, đơn vị ở các học viện, trường sĩ quan Quân đội”[10] đã đưa ra 5 giải pháp để nâng cao chất lượng bồi dưỡng chất lượng thực hiện nghị quyết, cụ thể: Một là,bồi dưỡng năng lực quán triệt nghị quyết cho cán bộ chủ trì cơ quan, đơn vị; Hai là, bồi dưỡng năng lực cụ thể hóa nghị quyết thành kế hoạch, chương trình hoạt động của đơn vị; Ba là, bồi dưỡng năng lực thực tiễn cho cán bộ chủ trì ở các cơ quan, đơn vị; Bốn là,bồi dưỡng năng lực chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện nghị quyết; Năm là, cán bộ chủ trì các cơ quan, đơn vị phải tích cực, tự giác học tập, rèn luyện để nâng cao năng lực toàn diện của bản thân Trong thực tế, năng lực tổ chức thực hiện nghị quyết cũng là một nội dung quan trọng của NLTCTT đội ngũ cán bộ, do đó 5 giải pháp trên đây cũng là nội dung quan trọng để tác giả luận án tham khảo trong việc đề xuất các giải pháp của đềtài.
Tác giả Nguyễn Đức Tuyên (2021) trong bài viết“Phát triển năng lựcthực tiễn của đội ngũ giảng viên trong quân đội”[65] đã đưa ra một số giải pháp để phát triển năng lực thực tiễn của đội ngũ giảng viên, cụ thể: thứ nhất, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các tổ chức, lực lượng đối với phát triển năng lực thực tiễn của giảng viên; thứ hai, đa dạng hoá các hình thức, phương pháp phát triển năng lực thực tiễn của giảng viên; thứ ba, xây dựng môi trường sư phạm chính quy, mẫumựcthúc đẩy phát triển năng lực thực tiễn của giảng viên; thứ tư, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của giảng viên Cũng theo tác giả, phát triển năng lực thực tiễn của đội ngũ giảng viên trong quân đội là một quá trình liên tục trong suốt quá trình học tập, rèn luyện và công tác của họ, quá trình đó luôn gắn liền với nhiệm vụ giáo dục và đào tạo ở các nhà trường quân đội Vì vậy, cần nhận thức và thực hiện đồng bộ các giải pháp, phát huy sức mạnh của các tổ chức, lực lượng và cả bản thân giảng viên vào thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng, tự bồi dưỡng năng lực thực tiễn của giảng viên hiệnnay.
Giá trị khoa học của những công trình được tổng quan và những vấn đề đặt ra luận án cầnnghiên cứu
1.4.1 Giá trị khoa học của các công trình được tổngquan
Thông qua tổng quan tình hình nghiên cứu các công trình khoa học có liên quan đến luận án, có thể khái quát một số giá trị khoa học sau:
Một là,các công trình đã làm rõ nội hàm khái niệm NLTCTT, nâng cao
NLTCTT; đánh giá vai trò quan trọng của NLTCTT đối với hoạt động lãnh đạo quản lý của đội ngũ cán bộ các cấp Đây là tiền đề về mặt lý luận quan trọng giúp nghiên cứu sinh xây dựng khung lý luận của đề tài.
Hai là,các công trình đã đề cập đến thực trạng đạo đức, bản lĩnh chính trị, phong cách lãnh đạo của cán bộ LĐ, QL các cấp; những yếu tố tác động, ảnh hưởng đến hoạt động tổ chức thực tiễn của đội ngũ cán bộ LĐ, QL các cấp… những nội dung này là cơ sở lý luận quan trọng để tác giả nhận diện thực trạng nâng cao NLTCTT của đội ngũ cán bộ LĐ, QL cấp huyện ở tỉnh Bo Kẹo Đồng thời cũng là nguồn tài liệu giúp tác giả có sự so sánh/đối chiếu với thực trạng nâng cao NLTCTT cho đội ngũ cán bộ LĐ, QL cấp huyện ở tỉnh BoKẹo.
Ba là,có nhiều công trình đề xuất các giải pháp có giá trị về nâng cao chất lượng hoạt động LĐ, QL của đội ngũ cán bộ như đổi mới phương thức giáo dục đào tạo, thường xuyên thực hiện có chất lượng hoạt động quy hoạch, luân chuyển đội ngũ cán bộ, bố trí sắp xếp đội ngũ cán bộ phù hợp với năng lực, xây dựng cơ chế đãi ngộ tương xứng,…đối với cán bộ đó là nguồn tài liệu quan trọng để luận án kế thừa trong việc đề xuất yêu cầu và giải pháp nâng cao NLTCTT của đội ngũ cán bộ LĐ, QL cấp huyện ở tỉnh Bo Kẹo nước CHDCNDLào.
1.4.2 Những vấn đề đặt ra luận án cần tiếp tục nghiêncứu
Trên cơ sở tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài, với những kết quả đã đạt được và những góc độ chưa được tiếp cận trong nghiên cứu về NLTCTT, nâng cao NLTCTT của đội ngũ cán bộ LĐ, QL cấp huyện ở tỉnh
Bo Kẹo, luận án xác định cần tập trung nghiên cứu làm rõ những vấn đề cơ bản sau:
Thứ nhất,luận án sẽ tiếp tục nghiên cứu và làm rõ hơn nội hàm khái niệm cán bộ LĐ, QL cấp huyện; NLTCTT, cấu trúc của NLTCTT của cán bộ LĐ, QL cấp huyện; nâng cao NLTCTT: thực chất và nội dung và những nhân tố ảnh hưởng đến việc nâng cao NLTCTT của đội ngũ cán bộ LĐ, QL cấp huyện hiện nay.
Thứ hai,phân tích và đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ LĐ, QL cấp huyện của tỉnh Bo Kẹo; thực trạng nâng cao NLTCTT của đội ngũ cán bộ LĐ,
QL cấp huyện ở tỉnh Bo Kẹo trong thời gian gần đây và những vấn đề đặt ra hiện nay.
Thứ ba,đềxuấtyêucầuvàgiải pháp nâng caoNLTCTTcho đội ngũcánbộLĐ,QLcấphuyệntỉnh BoKẹo nướcCHDCNDLào trongbốicảnhmới.
Kết luận chương 1 Đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp huyện giữ vị trí vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển KT-XH ở địa phương Trong bối cảnh mới, vấn đề nâng cao NLTCTT cho đội ngũ cán bộ LĐ, QL cấp huyện đặt ra một cách cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn.
Các công trình khoa học đã luận giải các quan điểm lý luận về NLTCTT của cán bộ LĐ, QL Trong đó các nhà nghiên cứu đã làm rõ khái niệm năng lực và NLTCTT của cán bộ LĐ, QL cấp cấp huyện Các công trình cũngđãphântích,xácđịnhvaitròrấtquantrọngcủaNLTCTTcủacánbộ
LĐ, QL trong hệ thống chính trị Ở Việt Nam từ trước đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề năng lực và nâng cao NLTCTT cho đội ngũ cán bộ LĐ, QL Những khái niệm cơ bản liên quan đến vấn đề nghiên cứu như: tổ chức thực tiễn, năng lực, NLTCTT, nâng cao NLTCTT cho đội ngũ cán bộ LĐ, QL cấp huyện là cơ sở quan trọng để phân tích thực trạng và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao NLTCTT cho đội ngũ cán bộ LĐ, QL cấphuyện.
Nâng cao NLTCTT cho đội ngũ cán bộ LĐ, QL cấp huyện ở Lào hiện nay là một đề tài rộng khó, được tiếp cận dưới các góc độ khác nhau, như triết học, xã hội học, tâm lý học và nhận được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu Các công trình nghiên cứu đã làm rõ nhiều vấn đề liên quan như: tiêu chí NLTCTT, thực hiện chức trách nhiệm vụ, khả năng vận dụng các chủ trương, nghị quyết của các cấp uỷ; biểu hiện cụ thể của quá trình tổ chức thực tiễn của cán bộ LĐ,
QL Các công trình cũng đã đề xuất một số giải pháp có giá trị nhằm nâng cao NLTCTT Tuy nhiên, liên quan đến nâng cao NLTCTT cho đội ngũ cán bộ LĐ,
QL cấp huyện còn nhiều vấn đề cần tiếp tục được nghiên cứu làm rõ ở tỉnh BoKẹo nước CHDCND Lào hiện nay.
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NÂNG CAO NĂNG LỰC TỔ CHỨC THỰC TIỄN CỦA ĐỘI NGŨ CÁN BỘ LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ CẤPHUYỆN
Quan niệm về cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp huyện và năng lực tổ chức thựctiễn
2.1.1 Quan niệm về cán bộ lãnh đạo, quản lý cấphuyện
2.1.1.1 Cán bộ và vai trò, tiêu chuẩn cánbộ
Theo từ điển tiếng Việt, “cán bộ” có hai nghĩa: “1, Người làm công tác có nghiệp vụ chuyên môn trong cơ quan nhà nước; 2, Người làm công tác có chức vụ trong một cơ quan, một tổ chức, phân biệt với người thường, người không có chức vụ” [66, tr.109] Với nghĩa thứ nhất, cán bộ có phạm vi khá rộng, bao gồm những người làm việc trong cơ quan nhà nước có nghiệp vụ chuyên môn được đào tạo, bồi dưỡng để phân biệt với nhân viên phục vụ, lao động hợp đồng không qua đào tạo Với nghĩa thứ hai, là đội ngũ cán bộ LĐ, QL, những người có chức vụ, phân biệt với người thường, không có chức vụ. Ở Việt Nam, theo Luật Cán bộ, công chức (2008) tại khoản 1, Điều 4 nêu: Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước Theo ghi nhận trên là để phân biệt cán bộ với công chức và với cán bộ xã, phường, thịtrấn.
Như vậy, khái niệm cán bộ được luận giải, sử dụng, nhìn nhận dưới nhiều góc độ, nhiều đối tượng Tại Hội nghị Trung ương 9 khóa X (2009), trong Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Chiến lược cán bộ theo Nghị quyết Trung ương 3 khóa VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam có ghi: “khái niệm
“cánbộ”đượchiểumộtcáchtổngthể,theonghĩarộnglàcánbộ,côngchức, viên chức; không phân biệt cán bộ và công chức theo Luật Cán bộ, công chức” [9,tr.197].
Khái niệm cán bộ được sử dụng trong văn bản của Đảng Cộng sản Việt Nam bao quát tất cả các cán bộ thuộc đối tượng điều chỉnh của nhiều văn bản pháp luật khác nhau Mặt khác, Đảng tôn trọng các quy định của Nhà nước về cán bộ phục vụ công tác quản lý nhà nước về nhân lực, song với trách nhiệm của đảng duy nhất cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và xã hội, thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ Đảng phải chăm lo xây dựng đội ngũ đông đảo những người làm việc trong các tổ chức thuộc hệ thống chính trị, các đơn vị sự nghiệp, các doanh nghiệp nhà nước, các lực lượng vũ trang; cả các cán bộ LĐ, QL và những người làm công tác chuyên môn nghiệp vụ Vì thế, xét theo góc độ xây dựng Đảng, có thểmởrộng khái niệm cán bộ để có chủ trương, giải pháp xây dựng, quản lý tổngthể.
Theo Điều2Luậtcánbộ-côngchứcsố74/QH-Quốchộinước CHDCNDLàongày18/12/2015“Cánbộ-côngchứclàcôngdânLàođượctuyểndụng vàolàmviệc,bầucử,bổnhiệmgiữcácchứcvụtrong cáctổchứcđảng,nhànước, Mặt trận Làoxâydựngđấtnướcvàcác cơquantrung ươngvàđịaphươnghoặc đại diện củacáccơquan,tổchứcnướcCHDCNDLàoởnướcngoàivà tổchứcquầnchúngđượchưởnglươngvàtrợcấptừngânsáchnhànước”[86,tr.1].
Cán bộ nêu trên luật còn ghi rõ:
1 Cánbộlàcánbộlãnh đạo cấp caovàcánbộLĐ, QLđãđược bầu hoặcbổnhiệmgiữcác chứcvụquảnlýtrongcáctổchức đảng,nhànước,Mặt trậnLàoxâydựngđấtnước,cáctổchứcquầnchúngcấptrungươngvàđịaphương;
2 Công chức là người có chức vụ hành chính, chuyên môn và giúp việc hành chính đã được bầu, bổ nhiệm giữ chức vụ hành chính, chức vụ chuyên môn hoặc được bố trí giữ một vị trí nào đó trong các tổ chức đảng, nhà nước, Mặt trận Lào xây dựng đất nước, các tổ chức quần chúng cấp Trung ương và địaphương;
3 Cán bộ lãnh đạo là cán bộ - công chức có chức vụ quản lý, có vai trò lãnh đạo nghiên cứu, hoạch định đường lối, chính sách, chiến lược, pháp luật và chỉ đạo xây dựng, tổ chức thực hiện có hiệuquả;
4 Cán bộ quản lý là những người có chức vụ thực hiện vai trò quản lý tổ chức, hoạt động của cán bộ, công chức trong đơn vịmình.
Từ những quan điểm trên, trong phạm vi cán bộ luận án có thể quan niệm:Cán bộ là những người được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ,cấp, bậc theo nhiệm kỳ trong các cơ quan của hệ thống chính trị các cấp (cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Lào xây dựng đất nước, các cơ quan tổ chức quần chúng và thuộc biên chế của một cơ quan, đơn vị và được hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
Như vậy, cánbộ ởđâyđược hiểulànhững ngườicóchứcvụ,cấp,bậctheo nhiệmkỳtrong các cơ quancủahệthống chínhtrịcác cấptừTrung ươngđến địaphương thôngquabầu cử,phêchuẩn hoặcbổnhiệm của cấptrên đốivới cấp dưới.Vềtiền lươngvàchếđộđãingộ, cánbộđược hưởngtừnguồn ngân sáchnhànước (baohàmcảngân sáchđịaphươngnhưmộtsốcánbộcôngtácởcấpbảnmàkhông giữ chứcvụLĐ,QLthìtiền lương,phụcấpcủahọ được tríchtừchínhnguồnngânsáchcủađịaphươngcụthểlàcủahuyệnvàcủabản).
* Quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, tưtưởng Cay Xỏn Phôm Vị Hản về vai trò, tiêu chuẩn người cán bộ cáchmạng
C Mác và Ph Ăngghen là những người đặt nền móng cho sự phát triển lý luận và thực tiễn về công tác cán bộ của Đảng cộng sản Từ kinh nghiệm lịch sử của xã hội loài người và từ chính quá trình truyền bá lý luận khoa học vào phong trào công nhân, C.Mác đã khẳng định: "Muốn thực hiện tư tưởng thì cần có những con người sử dụng lực lượng thực tiễn" [31, tr.181] Trong điều kiện lịch sử cụ thể của cách mạng ở thời kỳ Đảng chưa nắm chính quyền, C.Mác và Ph. Ăngghen chưa bàn nhiều về vấn đề cán bộ Nhưng hai ông rất quan tâm đến việc xây dựng một đội ngũ những nhà tuyên truyền, cổ động, truyền bá tư tưởng cộng sản; lãnh đạo, tổ chức các phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản, trên cơ sở đó, kết hợp với phong trào công nhân để lập ra chính đảng của giai cấp công nhân.
V.I Lênin, người kế thừa và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác, đã đặc biệt coi trọng việc tuyển chọn, xây dựng một đội ngũ những nhà cách mạng chuyên nghiệp cho phong trào vô sản Theo V.I Lênin, khi xem xét, đánh giá cán bộ cần làm rõ những vấn đề sau: “…a) Về mặt trung thực, b) Về lập trường chính trị, c) Về hiểu biết công việc, d) Về năng lực quản lý” [30, tr.127] Còn khi lựa chọn, bố trí cán bộ nhất thiết phải căn cứ “theo những tiêu chuẩn mới, đáp ứng với những nhiệm vụ mới” Tiêu chuẩn mới đó của người cán bộ lãnh đạo là phải có đủ phẩm chất chính trị, năng lực làm việc hay “uy tín chuyên môn” và phẩm cách đạo đức cách mạng Về phẩm chất chính trị của người cán bộ, ông yêu cầu“mộttinh thần giác ngộ cao, một tính kỷ luật cao, một lòng trung thành cao độ” [26, tr.474]; Về năng lực cần có “uy tín chuyên môn”, theo đó, V.I.Lênin nhắc nhở: “Làm sao có thể quản lý được nếu không có uy tín chuyên môn,… nếu không có kiến thức đầy đủ, nếu không tinh thông khoa học quản lý? Muốn quản lý được, thì cần am hiểu công việc và phải là một cán bộ quản lý giỏi” [25, tr.257] Nhân phát biểu tại Đại hội III toàn Nga của công nhân ngành vận tải đường thủy cùng ngày, V.I.Lênin cũng căn dặn: “…muốn quản lý thì phải là người thông thạo chuyên môn,… phải có một trình độ khoa học nhất định” [25, tr.248] Để hoàn thành nhiệm vụ được giao, ngoài việc thành thạo chuyên môn và một kiến thức khoa học đầy đủ, người cán bộ đảng và xô-viết còn phải có trình độ tổng kết kinh nghiệm thực tiễn “Nếu chúng ta cố hết sức và biết chú ý - một cách có suy nghĩ, một cáchthựcsựcầuthị-thulượm,kiểm tra,đúc kếtchính cáikinhnghiệmthựctiễn,chínhcáimàmỗimộtchúngtađãlàm,đãhoànthành,trôngthấy những ngườikhácởbêncạnhđãlàmvà đãhoànthành,-nếu làmđượcnhưvậy thì… mớigiảiquyếtđượcnhiệmvụthựctiễnlà:làmthếnàođểchiếnthắng…mộtcách thật nhanh,thậtchắc”[25,tr.165].Đểcókinhnghiệmtổng kếtthực tiễnđòi hỏingười cánbộnhất thiết phảibám sátthực tiễn;chútrọngvàkịpthời giảiquyếtnhữngvấnđềnảy sinhtừcuộc sốngthườngngày củaquần chúng.Chỉcó nhưvậyngười cánbộmớicóđược niềmtintừquần chúngnhân dân V.I.Lêninyêucầucánbộcác cấp,từtrung ươngđến địaphương, phảicó tháiđộâncầnvà tận tâm xem xét những đơn, thư của những người lao động gửiđến.
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặc biệt coi trọng cán bộ và công tác cán bộ, Người cho rằng "Cán bộ là cái gốc của mọi công việc" [37, tr.269], "Muôn việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hay kém" [37, tr.240] Nếu có cán bộ tốt, cán bộ ngang tầm thì việc xây dựng đường lối sẽ đúng đắn và là điều kiện tiên quyết để đưa sự nghiệp cách mạng đi đến thắng lợi Không có đội ngũ cán bộ tốt thì dù có đường lối chính sách đúng cũng khó có thể biến thành hiện thực được Muốn biến đường lối thành hiện thực, cần phải có con người sử dụng lực lượng thực tiễn - đó là đội ngũ cán bộ cách mạng và cùng với quần chúng cách mạng, bằng sự mẫn cảm của mình để đưa cách mạng đến thành công Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: "Cán bộ là những người đem chính sách của Đảng và Chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành Đồng thời đem tình hình của dân chúng báo cáo cho Đảng, cho Chính phủ hiểu rõ, để đặt chính sách cho đúng" [36, tr.269] Vị trí cán bộ, công chức là "cầu nối" giữa Đảng, Chính phủ với quần chúng, nhưng không phải là
"vật mang", là "dây dẫn", là chuyển tải cơ họcmàchính là con người có đủ tư chất, tài năng và đạo đức để làm việc đó Bởi lẽ để có thể đem chính sách của Đảng và Chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành, đòi hỏi người cán bộ, công chức phải có một trình độ, trí tuệ nhất định Nếu không, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, người cán bộ, công chức sẽ làm sai lệch tinh thần, nội dung của đường lối, chính sách và khi đó thì thật là nguy hiểm Ngoài tiêu chuẩn về trình độ hiểu biết nhất định, người cán bộ còn cần phải có tiêu chuẩn khác là phẩm chất và bản lĩnh chính trị Việc truyền đạt, giải thích và triển khai thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước là một việc khó khăn; nhưng khó khăn và phức tạp hơn nhiều là nắm chắc được tình hình, tâm tư, nguyện vọng chính đáng của nhân dân, cũng như phản ánh được đúng thực chất của tình hình để làm căn cứ cho việc tham mưu, hoạch định chính sách Công việc này đòi hỏi người cán bộ, công chức phải đạt tiêu chuẩn ở mức cao hơn để có thể tổng kết thực tiễn, khái quát, nâng lên thành lý luận Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt cán bộ ở vị trí có tính chất quyếtđịnh.Chínhsáchđúngđắncóthểkhôngthuđượckếtquảnếucánbộ làm sai, cán bộ yếu kém Về vấn đề này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra cội rễ của vấn đề một cách vừa cụ thể, vừa có tính chất tổng quát Người nói:" Khi đã có chính sách đúng, thì sự thành công hoặc thất bại của chính sách đó là nơi cách tổ chức công việc, nơi lựa chọn cán bộ và do nơi kiểm tra Nếu ba điểm ấy sơ sài, thì chính sách đúng mấy cũng vô ích" [36, tr.520] Muốn tổ chức công việc tốt, phải có người cán bộ, vừa có đức, vừa có tài Mặt khác cũng phải biết bố trí người nào làm việc gì là thích hợp, nếu không rất có thể hỏng việcmàkhông hoàn toàn do cán bộ yếukém.
Tiêu chuẩn cán bộ là một yếu tố cơ bản quyết định chất lượng đội ngũ cán bộ cách mạng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định tiêu chuẩn của cán bộ cần phải có hai mặt là đức và tài Trước hết, người cán bộ phải có đức, đó là đạo đức mới, đạo đức cách mạng Người nói: "sức có mạnh mới gánh và đi được xa Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang" Vì vậy người cách mạng phải có đạo đức cách mạng. Không có đạo đức thì tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân Chủ tịch
Hồ Chí Minh cũng yêu cầu người cán bộ phải có tài Người nói: "Ngày nay, Đảng yêu cầu cán bộ và đảng viên chẳng những thạo về chính trịmàcòn phải giỏi về chuyên môn; không thể lãnh đạo chung chung Lại phải biết đoàn kết với những người ngoài Đảng, phải biết dựa vào quần chúng, phát huy sức sáng tạo của quần chúng lao động, phải tạo mọi điều kiện cho nhân dân lao động để có thể nắm được những hiểu biết khoa học kỹ thuật; ra sức đào tạo thật nhiều cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý cần thiết cho sản xuất phát triển, chỉ có như thế chúng ta mới xây dựng thắng lợi chủ nghĩa xã hội" [41,tr.313].
Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Chủ tịch Cay Xỏn Phôm VịHản luôn quan tâm đến việc xây dựng đội ngũ cán bộ có đạo đức và năng lực phù hợp với từng giai đoạn Chủ tịch Cay Xỏn Phôm Vị Hản đã đề ra 3 tiêu chuẩn, cụ thể:(i)Trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng, nắm chắc đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, có tinh thần vượt qua khó khăn, gian khổ để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, phân biệt rõ bạn - thù, có ý thức tổ chức, kỷ luật và tinh thần trách nhiệm, có quan hệ mật thiết với quần chúng, lối sống trong sạch, vững mạnh.(ii)Có trình độ về lý luận, văn hóa, khoa học - kỹ thuật, chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với công việc được giao, có sức khỏe tốt.(iii)Phải được kiểm chứng qua thực tiễn, có khả năng tổ chức thực hiện và đề ra các biện pháp phù hợp, giám nghĩ, giám làm và thay đổi những cái lạc hậu, cũ kỹ bằng những phương pháp mới; biết quản lý công việc, biết tập trung, vận động cán bộ và quần chúng tiến bộ thực hiện nhiệm vụ đạt hiệu quả cao [80, tr.161] Căn cứ vào các tiêu chuẩn trên, đối với từng loại cán bộ của Nhà nước, Chủ tịch Cay Xỏn Phôm Vị Hản đã đề ra những yêu cầu riêngđối với cán bộ quản lý Nhà nước:cần phải có trình độ về quản lý Nhà nước, hiểu rõ pháp luật, có nhận thức chắc chắn liên quan đến quản lý kinh tế, có năng lực chỉ đạo nghiên cứu các chủ trương, chính sách của Đảng trở thành kế hoạch, quy định, chế độ cụ thể để phục vụ công tác quản lý đất nước nói chung và công tác quản lý cơ quan ban ngành, địa phưng nói riêng Đồng thời, cần phải có nhận thức đúng đắn về công tác Đảng, công tác quần chúng.Đối với cán bộ quản lý sản xuất, kinh doanh:Như Giám đốc, Tổng Giám đốc của các công ty, doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất, kinh doanh cần phải biết quản lý sản xuất, kinh doanh theo có chế mới; có nhận thức về pháp luật trong và ngoài nước (đặc biệt là cán bộ thương mại); có trình độ chuyên môn vững vàng, là người tích cực, giám giải quyết cấn đề; biết phát huy và tôn trọng quyền làm chủ của người lao động, biết tổ chức vận động người lao động tích cực sản xuất đảm bảo hiệu quả công việc; sát sao và chú trọng việc cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động [80, tr.165-166] Đối với cán bộ khoa học - kỹ thuật, chuyên môn:Phải trình độ kỹ thuật, chuyên môn phù hợp với nhiệm vụ được giao, phải có tinh thần tự giác tìm tòi,học hỏi những cáimới,tiếpthukỹthuật,chuyên môntiếnbộcủa thếgiớiđểnâng cao trìnhđộ,kỹthuậtcủa bảnthân, góp phần tích cựcvàocủng cốk ỹ thuật, chuyênmôn,nâng cao chấtlượng,hiệuquảcông tác.Đối vớicánbộlãnhđạo chủ chốt củacácBộ, ban ngànhvàđịaphươngcần phảilàngườicóconmắtchínhtrị,nhìnxatrongrộngđểnghiêncứu,chỉđạoxâydựngphươn g hướng chiếnlược,kếhoạch chungcủa cơquanvàcủa địaphươngmình;kiênđịnhvàgiám giải quyếtvấnđềthuộc trách nhiệmcủa bảnthân Phải gươngmẫuvềđạođức, nhấtlàphảicótinh thầntôntrọng tập thể, đoàn kết,tậptrungdân chủđểpháthuysức mạnhlãnhđạotậpthể,sứcmạnhcủacơquanvàđịaphương mình.Cónăng lực trongtổchức, quản lý bộmáygiúpviệc, nhấtlàtrong côngtácnghiên cứuđểtham mưuchocấp trên Gắnbómậtthiếtvới cơ sở,thân thiệnvớiquần chúng,cơquanvàđịaphương [80,tr.166-167].Đốivới cánbộlàmcôngtácquần chúngphảilàngườinổibật, được lựa chọntừcác phong tràocủaquần chúng, có tinh thần sôinổi, có khảnăng vận động tập trung và tổ chức quần chúng trong khả năng của bản thân [80,tr.168].
2.1.1.2 Cán bộ lãnh đạo, quảnlý
* Hoạt động lãnh đạo, quảnlý
Hoạt động lãnh đạo là hoạt động mang tính định hướng, gây ảnh hưởng, tạo dựng niềm tin, thuyết phục người khác để họ đồng lòng với người lãnh đạo thực hiện đường lối, chủ trương hoặc hệ thống mục tiêu nào đó Lãnh đạo tạo hiệu ứng điều khiển, dẫn dắt người khác dựa trên cơ chế nhận thức, niềm tin, tiêu chuẩn đạo đức, lý tưởng,…màkhông mang tính cưỡng bức đối với người khác Ví dụ, lãnh đạo đảng, lãnh đạo của các tổ chức chính trị xã hội Đảng lãnh đạo quần chúng không phải bằng sức mạnh của bộ máy bạo lựcmàbằng sự đúng đắn trong các đường lối, chủ trương thông qua hoạt động tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục, vận động [16,tr.7].
Nâng cao năng lực tổ chức thực tiễn của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp huyện - chủ thể, nội dung,phương thức
Theo Từ điển tiếng Việt: “nâng cao là làm cho cao hơn trước, đưa lên mức cao hơn”; “nâng cao là làm ở mức tốt hơn” [67, tr.854] Những hoạt độngtích cực,tựgiá,chủđộng, sángtạo của chủthể, nhằmtác động đếnkháchthểphát triển theomụcđích,yêucầucủacông việc trên thựctế làbiểu hiệncủa quátrình nâng cao,việcchuyểntrạng tháitừchất lượngnàysang trạng thái chất lượngkháccaohơn,đápứngmụctiêuyêucầupháttriểncủasựvật,hiệntượng cũnglàbiểu hiệncủasựnâng cao.Do đó, có thểhiểu nâng caolàquátrình tươngtác hợp quyluậtcủacácchủ thể làmbiếnđổi tổng thểnhữngyếutố, tạo ra một khả năng nữa giúp con người nhận thức và hoạt động tốthơn.
Từ những luận giải trên, trong phạm vi luận án có thể quan niệm:Nângcao NLTCTT của đội ngũ cán bộ LĐ, QL cấp huyện là quá trình tương tác hợp quy luật của đội ngũ cán bộ LĐ, QL cấp huyện làm biến đổi tổng thể các yếu tố hợp thành khả năng hoạt động thực tiễn của họ, giúp họ ngày càng thực hiện tốt hơn chức trách, nhiệm vụ củamình.
Mục đích nâng cao NLTCTT của đội ngũ cán bộ LĐ, QL cấp huyện nhằm hướng tới nâng cao chất lượng hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo phát triển toàn diện trên các mặt công tác gắn với việc thực hiện có hiệu quả chức trách, nhiệm vụ được giao của đội ngũ cán bộ này Qua đó vừa góp phần nâng cao chất lượng hoàn thành nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ LĐ, QL cấp huyện, vừa góp phần thúc đẩy sự phát triển KT - XH của từng huyện theo hướng hiệu quả, bềnvững.
2.2.1 Chủ thể nâng cao năng lực tổ chức thực tiễn của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp huyện
Sự tác động của các tổ chức, các lực lượng và các mối quan hệ giữa các tổ chức, các lực lượng có ý nghĩa quyết định đến nâng cao NLTCTT của đội ngũ cán bộ LĐ, QL cấp luyện Đây là quá trình học tập rèn luyện của chính cán bộ
LĐ, QL cấp huyện và sự tác động có chủ đích của các chủ thể, các lực lượng khác đến đội ngũ cán bộ LĐ, QL cấp huyện Chủ thể nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ LĐ, QL cấp huyện bao gồm:
Một là,cấp ủy, chính quyền các cấp Với tư cách là chủ thể tiến hành và tổ chức các hoạt động thực tiễn trong quản lý xã hội, trong điều hành phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội,…cấp uỷ, chính quyền các cấp là chủ thể quan trọng trongviệc nângcao NLTCTTcho độingũcánbộLĐ, QLcấphuyện. Theođó,Tỉnhuỷ,Uỷbannhândântỉnhvớitưcáchlàcơquancấp trêncótráchnhiệm nângcao NLTCTTcho độingũcánbộLĐ,
QLcấphuyệnthôngquaviệctriểnkhai,hướngdẫntổchứcthựchiệncácChỉthị,Nghị quyết lãnh đạo của Tỉnhuỷ,Chương trình pháttriểnKT - XHcủaUỷbannhândântỉnh.Việcnângcaođược thực hiệnthông qua phươngthức lãnh đạo củacấptrên vớicấpdưới,qua côngtác kiểm tra, giám sát củacấptrên vớicấpdưới, đó cònlàsựhướng dẫn, giúpđỡtrong khuôn khổchứcnăng,quyền hạn củachínhquyềncấptỉnh đốivớicấphuyện.Cấp uỷ,chínhquyền nơi độingũcánbộLĐ, QLcấphuyệncôngtáclàchủ thểquan trọng,cóvai trò trực tiếpnângcao NLTCTTcho độingũcánbộLĐ, QLtạicơquan,đơn vị Việc thực hiệnnângcao NLTCTTcủađội ngũcánbộLĐ, QLtại đây đượcthông quaviệc thực hiệncácnhiệmvụ theo chức trách,nhiệmvụ đượcphân công; thông quaviệc hỗ trợ,giúpđỡ lẫnnhau trongviệc thực hiệncácmụctiêupháttriểnKT - XHcủa địaphương; thông quaviệc đàotạo, bồidưỡng củađội ngũcánbộLĐ, QLđi trước,đương nhiệmvớilựclượngcánbộLĐ, QLkếcậncủamỗi cơquanđơn vị;thông quaviệc bố trí, sắpxếp,sửdụng đội ngũcánbộ củachínhcáccơquan,đơnvịtrongcấp uỷ,chínhquyềncấphuyện.
Hai là,các cơ sở đào tạo bồi dưỡng trong và ngoài tỉnh Đó có thể là các trường đại học, các học viện, các trung tâm giáo dục chính trị của địaphươngvàtrung ương Phương thức nâng caoNLTCTTcủacáccơsởđào tạođược thực hiện chủyếuthôngqua quátrình giáodục-đào tạo gắn vớiviệc trangbị hệthống kiến thức toàn diện cáclĩnhvực trongđời sốngxãhội cho đội ngũcánbộLĐ, QL.
Theođó,những kiến thức,trithức được trangbịtạicáccơsởđàotạo,bốidưỡngsẽđitừthấpđếncao,từđơngiảnđếnphứctạp.Quaquá trìnhhọc tập của đội ngũcánbộnóichung, cánbộLĐ,QLcấphuyệnnóiriêngsẽgiúphọcónhững hiểu biết nhấtđịnhvề lýthuyết,vận dụngtrongtổchức hoạtđộngthực tiễntại cơquan,đơnvịcông tác.Do đó, đâylàmộtchủ thểquan trọng,có vai trò lớntrong việc nâng cao năng lựctổnghợp, trongđócóNLTCTTcủađộingũcánbộLĐ,QLcấphuyện.
Ba là,Mặt trận Lào xây dựng đất nước, các tổ chức quần chúng và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn công tác của đội ngũ cán bộ LĐ, QL cấp huyện.Mặt trận Lào xây dựng đất nước, các tổ chức quần chúng trên địa bàncùngvớicáctầng lớpnhândân thực hiện vai tròkiếmtra, giám sátcáchoạtđộng lãnh đạo,chỉ đạo của huyệnuỷ, UBNDhuyện tại địaphương.Quátrìnhkiểm tra, giám sátMặttrậnLàoxây dựng đất nước,các tổchức quầnchúngtrên địa bànsẽcungcấp cácthôngtinphảnánhcácmặtlàm được, chưa làm được củađộingũcánbộLĐ, QLcấphuyện để họcócơ sởtrongviệc nângcao NLTCTTcủa mình.Cáctầnglớpnhândân trên địa bàncũnglàchủ thểnângcao NLTCTTchođội ngũcánbộLĐ, QLcấp huyện.Chínhcáctầng lớpnhândân lànhữngngười trực tiếp thực hiệncácchủtrương, chínhsách của Đảng, Nhà nướcởđịaphương.Trựctiếp laođộng,sảnxuấtmanglạiấmno, hạnh phúc;đảm bảoquốc phòng,anninh,trậttự Cáctầng lớpnhândân vừalàchủ thể thực hiện chủtrương, chínhsách của Đảng,Nhànước,đồng thờivừa làngườigiám sát, kiểm tra, thể hiệnsựđồng tìnhhaykhông đồng tình nhữngquyếtđịnh quảnlý,cóphù hợp với lợi ích củađa sốnhân dân haykhông.Dođó,cáctầng lớp nhân dâncũnglàmộtchủ thểrấtquan trọng trong nângcao NLTCTTcủacánbộLĐ, QLcấphuyện.
Bốn là,đội ngũ cán bộ LĐ, QL cấp huyện với tư cách là chủ thể trong quá trình nâng cao NLTCTT của chính họ Chính đội ngũ cán bộ thông qua quá trình tự đào tạo từ thực tiễn thực hiện các nhiệm vụ phát triển KT - XH trên địa bàn sẽ tự rút ra những bài học kinh nghiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo Cũng chính đội ngũ cán bộ LĐ, QL với việc rèn luyện các phẩm chất, đạo đức cách mạng của người cán bộ, tự rèn luyện về năng lực, phương pháp công tác với ý thức tự giác cao độ sẽ là yếu tố quan trọng nâng cao NLTCTT của chính họ trong quá trình công tác.
Như vậy, chủ thể chính nâng cao NLTCTT của đội ngũ cán bộ LĐ, QL cấp huyện bao gồm: cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Lào xây dựng đất nước, các tổ chức quần chúng; các tầng lớp nhân dân và chính bản thân đội ngũ cán bộ LĐ, QL cấp huyện.
2.2.2 Nội dung nâng cao năng lực tổ chức thực tiễn của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp huyện
2.2.2.1 Nâng cao năng lực vận dụng chủ trương, chính sách cấp trênvào việc ra các quyết định lãnh đạo, quản lý trên địa bànhuyện
Nhận thức, cụ thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng, nghị quyết của Đảng bộ tỉnh thành các quyết định phù hợp với thực tiễn của địa phương là một trong những nội dung cơ bản của tổ chức thực tiễn. Đây là nhiệm vụ quan trọng và hết sức cần thiết đối người cán bộ LĐ, QL cấp huyện, vì có nhận thức đúng thì hành động mới đúng và ra được các quyết định LĐ, QL đúng đắn, phù hợp Ngược lại, nhận thức sai thì ra quyết định không sát và tổ chức thực tiễn sẽ không có hiệu quả Vì vậy, quá trình nhận thức, cụ thể hóa chủ trương, đường lối, nắm tinh thần cốt lõi của chủ trương, đường lối là một công đoạnmởđầu cần thiết, có vị trí hết sức quan trọng làm tiền đề cho quá trình chuẩn bị ra quyết định và tổ chức thực tiễn để thực hiện các quyết định.
Do đó, ở giai đoạn này đòi hỏi người cán bộ LĐ, QL cấp huyện phải có thái độ làm việc cẩn trọng, nghiêm túc, khoa học thì mới mong đạt được mục tiêu, tiếp cận đúng với những vấn đề chủ trương, đường lối, nghị quyết của trên đề ra; mới có thể tránh được những hậu quả đáng tiếc không đáng có trong quá trình tổ chức thực tiễn thực hiện nhiệm vụ chính trị ở địa phương Trên cơ sở đómàtạo được những tiền đề, các điều kiện cần và đủ cho việc chuẩn bị và ra các quyết định sát, đúng trong quá trình tổ chức thực tiễn ở địaphương.
Nội dung này đòi hỏi cần xử lý các tình huống trong quá trình LĐ, QL và dự đoán được chiều hướng vận động của tình hình địa phương trên tất cả các mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng, đối ngoại Đối với cán bộ LĐ, QL nói chung, sản phẩm của quá trình lao động, sáng tạo của họ, trước hết là các quyết định Do vậy, người lãnh đạo phải luôn đưa ra quyết định và coi đó là một trong những chức năng LĐ, QL; bởi vì, trong quá trình diễn tiến của công việc, hiện thực, thực tiễn sẽ luôn xuất hiện những vấn đềm ớ i đ ò i h ỏ i n g ư ờ i L Đ , QL phải g i ả i q u y ế t k ị p t h ờ i , h ọ p h ả i l à người r a quyết định các vấn đế tình huống công việc một cách chính xác Quá trình tổ chức thực tiễn đạt được hiệu quả thiết thực hay không phụ thuộc vào khâu ra quyết định Người LĐ, QL tất yếu trong quá trình tổ chức thực tiễn thì khâu quan trọng là việc chuẩn bị ra quyết định Đây là hoạt động sáng tạo của họ vào những tình huốngmàthực tiễn đòi hỏi, từ các tình huống bình thường đến những tình huống có vấn đề, chuyển từ tình huống thực tại sang tình huống dự kiến thực hiện mục tiêu ý đồ LĐ, QL [67,tr.44-49].
Những yếutốảnhhưởngđếnviệcnângcaonănglựctổchứcthựctiễncủađộingũcánbộlãnhđạ o,quảnlýcấphuyện
2.3.1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ở nước Cộng hoà Dânchủ Nhân dân Lào
Lào gồm 17 tỉnh và Thủ đô Viêng Chăn, có tổng diện tích 236.800 km2,nằm ở khu vực có nhiều tiềm năng phát triển, có vị trí giao lưu thuận lợi với các nước trong khu vực và quốc tế, nằm trong hành lang xuyên Á,mởra các triển vọng to lớn để phát triển trong nhiều lĩnh vực Nằm sâu trong lục địa, phía TâyBắc giáp với Myanma và Trung Quốc, phía Đông giáp với Việt Nam, phía Nam giáp với Campuchia và phía Tây giáp với Thái Lan Là một quốc gia không có biển lại bị che chắn bởi dãy Trường Sơn tiếp giáp với Việt Nam, nên khí hậu củaLào được phân thành hai mùa rõ rệt Mùa mưa từt h á n g
4 đến tháng 10, mùa khô từ cuối tháng 10 năm trước kéo dài đến cuối tháng 3 năm sau; nhiệt độ trung bình là 25 - 30 0 C.
Dưới sự tác động của kiến tạo địa lý, địah ì n h p h â n b ố k h ô n g đ ề u Vùng Bắc Lào là vùng núi cao hiểm trở thành khí hậu nhiệt đới ẩm và khô;Vùng Nam Lào khí hậu nhiệt đới gió mùa ở phía Đông, nhiệt đới ẩm ở phíaTây Cũng do kiến tạo địa lý, tài nguyên thiên nhiên của Lào khá phong phú.Nằm trong vùng cao nguyên, Lào có hơn 4 triệu ha đất nông nghiệp, tập trungở 4 vùng đồng bằng lớn như: Viêng Chăn, Xa Vẳn Na Kệt, Khăm Muộn,Chăm Pa Sắc Cùng với vùng đồng bằng là các cao nguyên đất đỏ bazan màumỡnhư Bo La Vên, Na Kai, Cánh đồng Chum Xiêng Khoảng thuận lợi choviệc phát triển kinh tế nông nghiệp trồng các loại cây công nghiệp như: càphê, cao su, cây trầm hương, cây gỗ tếch và phát triển chăn nuôi đại gia súc. Ở Lào có nguồn tài nguyên khoáng sản với những chủng loại phong phú và đa dạng Theo khảo sát, toàn bộ đất nước có tới 150 điểm quặng, với 20 loại khoáng sản khác nhau Một số loại có giá trị lớn với công nghiệp luyện kim, hoá chất như: sắt, thiếc, vàng, bạc, đồng, bô xít, có trữ lượng khá lớn, tập trung, thuận lợi cho việc cơ giới hoá quá trình khai thác và phát triển côngnghiệp.
Hệ thống sông ngòi ở Lào cũng có thể coi đó là sự ưu đãi của thiên nhiênđối vớimộtquốcgiakhôngcóbiển.Cácdòng phụlưunhư:NặmTha,NặmNgừm, NặmU,NặmSăn, hợp vớidòng sôngMêKông bắtnguồntừ Trung Quốc xuyênqualục địađổrabiểnĐông, khôngchỉlàđiều kiệnđểpháttriển giaothông đường thuỷnối liền vớicácvùng trongnước, tạođiều kiệnchoquá trìnhlưuthông hàng hoámàcòn tạo nênnguồntài nguyên nướcphong phú, cungcấp lượngphùsalớn bồiđắp, hình thành vùng đồng bằngmàu mỡ - cơsởvững chắc chongành nông nghiệpvàchínhđâylànơicungcấp sảnphẩm thuỷsảnphụcvụ cho đờisốngcủanhândâncácdân tộc Lào Đồng thờicũnglànhững điều kiệnđểthuhútcácnhàđầutưđến đầutưvàolĩnhvựcnông nghiệp,tạo việc làm chongườilaođộng trongđócóchịemphụn ữ
Những tiềm năng về tài nguyên tự nhiên như khí hậu, đất đai, rừng, khoáng sản, sông ngòi đã tác động tích cực đến việc nâng cao năng lực tổ chức thực tiên của đội ngũ cán bộ LĐ, QL cấp huyện Những đặc điểm tự nhiên, địa lý trên góp phần tạo nên tính cách con người các bộ tộc Lào nói chung, người cán bộ tham gia LĐ, QL trong HTCT cấp huyện nói riêng coi trọng tính ổn định, hài hòa và đề cao tinh thần cộng đồng trong ứng xử các quan hệ xã hội Đồng thời, với vị trí là trung tâm trung chuyển của các nước trong khu vực, với quá trình đẩy mạnh hội nhập quốc tế, đã tạo cho cán bộ nói chung, cán bộ LĐ, QL cấp huyện nói riêng có cơ hội nhanh chóng nắm bắt, lĩnh hội và thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước Lào, nhất là chủ trương, chính sách về hội nhập kinhtế.
Tuy nhiên, ở CHDCND Lào, do chịu ảnh hưởng của phong tục sản xuất lúa nước, nền sản xuất nông nghiệp, hình thành tâm lý sản xuất tiểu nông, bảo thủ… ảnh hưởng khá rõ nét trong phong cách LĐ, QL của đội ngũ cán bộ nói chung, đội ngũ cán bộ LĐ, QL cấp huyện nói riêng Phần lớn cán bộ LĐ, QL cấp huyện thường bằng lòng với cuộc sống, ít quan tâm đến những công việc liên quan đến đời sống của các tầng lớp nhân dân Những đặc điểm tự nhiên, địa hình châu thổ đã tạo dựng nên cuộc sống ổn định lâu dài, không xáo trộn mang tính khép kín, trọng tĩnh, hình thành những tính cách cơ bản trong dân cư cũng như người cán bộ LĐ, QL cấp huyện Đó là dễ rơi vào “dĩ hòa vi quý”, ngại đấu tranh phê bình và tự phê bình, khi giải quyết công việc thường nặng tình hơn lý. Chủ nghĩa tình cảm dẫn đến hạn chế về tư duy lý tính; tinh thần tuân thủ pháp luật, tôn trọng quy luật khách quan.
Về kinh tế, trong giai đoạn 2016 - 2021, Lào đã xử lý được tình trạng suy thoái của nền kinh tế, duy trì được đà tăng trưởng trung bình hằng năm ở mức 5,8%, thu nhập bình quân đầu người đạt 2.664 USD/năm, tăng 694 USD so với năm 2015; duy trì hoạt động sản xuất và đời sống của người dân Trong đó,ngành nông nghiệp tăng trưởng bình quân 1,9%/năm, chiếm 15,9% giá trị Tổng sản phẩm quốc nội (GDP); ngành công nghiệp tăng trưởngbìnhquân8,7%/năm, chiếm31,7%GDP;ngànhdịchvụtăngtrưởng bình quân 4,2%/năm, chiếm 41,2% GDP Tỷ lệ lạm phát bình quân hàng năm là 2,7%/năm…Đặc biệt, sản xuất và dịch vụ hàng hóa đã chuyển biến tích cực cơ bản đáp ứng được nhu cầu của xã hội như giá trị sản xuất công nghiệp chế biến và tiểu thủ công nghiệp tăng trung bình 14,37%/năm; giá trị lưu chuyển hàng hóa tăng trung bình tăng 10,5%/năm Công tác phát triển tay nghề lao động đã được quan tâm đúng mức, thông qua việc thành lập các trung tâm phát triển nghề lao động và trung tâm đào tạo việc làm Bên cạnh đó, Lào đã triển khai nhiều dự án đầu tư lớn trên nhiều lĩnh vực như giao thông, năng lượng và khai thác khoáng sản, xây dựng các nhà máy chế biến nông sản, đầu tư phát triển đô thị, xây dựng các đặc khu kinh tế, đầu tư phát triển nhằm nâng cao năng lực quản lý và cung cấp dịch vụ quá cảnh và vận tải hàng hóa tại các cửa khẩu quốc tế; phát triển du lịch cũng trở thành một lĩnh vực quan trọng thu hút đầu tư của xã hội và tạo ra xu hướng mới trong việc phát triển kinh tế từ trung ương đến địa phương trong những năm qua Ngoài ra, Lào bước đầu cũng đã tạo ra sự chuyển biến tích cực trong công tác quản lý tài nguyên thiên nhiên, tạo nền tảng quan trọng cho việc đổi mới phát triển kinh tế từ dựa vào khai thác tài nguyên thiên nhiên phục vụ phát triển là chính, chuyển sang tập trung phát triển các khả năng, thế mạnh tiềm ẩn của đất nước Lào cũng nỗ lực ứng dụng thành tựu về mặt khoa học kỹ thuật để quản lý xã hội và đổi mới trong một số lĩnh vực sản xuất công nghiệp, dịch vụ ngân hàng-tài chính, dịch vụ quản lý của nhà nước… tạo nền tảng và cơ sở thực tiễn trong sự nghiệp CNH, HĐH[89].
Sự phát triển kinh tế khá cao của Lào đã tạo điều kiện, cơ hội thuận lợicho độingũ cánbộlãnh,đạoquảnlýcác cấp, trongđócóLĐ,QLcấp huyện.Vớitốcđộtăngtrưởngkinhtếcao,sựchuyểndịchđúnghướngvềcơcấukinhtế đãtạo ranhiềucơhộiđể độingũ bộ LĐ,QLcấphuyệncónhiều kinh nghiệmtừthựctiễnđểtổchứcLĐ,QLpháttriểnKT-XHtrêntừngđịabànhuyện.
Bên cạnh những thuận lợi đó, về mặt kinh tế ở CHDCND Lào vẫn còn gặp nhiều khó khăn Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhưng chưa bền vững, tínhchất tự cấp, tự túc vẫn khá rõ nét; công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phân tán, manh mún; kỹ thuật, công nghệ lạc hậu, hiệu quả thấp; kinh tế quốc doanh yếu kém, người lao động thiếu việc làm… Hoàn cảnh đói nghèo và thu nhập của nhiều hộ gia đình thấp đã ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của nhiều người dân trên địa bànhuyện.
Cùng với đó là đặc thù của các huyện ở CHDCND Lào chủ yếu lại nằm ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, địa lý rộng, địa hình có nhiều khó khăn, chia cắt Do đó, về cơ bản nhân dân có mức sống còn thấp, mức độ phổ cập giáo dục chưa cao, chất lượng giáo dục, chất lượng y tế còn thấp đã ảnh hưởng đến sự phát triển của người dân Thông tin liên lạc còn nhiều khó khăn chưa được khắc phục, mạng viễn thông, Internet chưa đến được với người dẫn đã dấn đến những khó khăn trong việc tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước Lào đến với họ Những khó khăn trên đã ảnh hưởng tiêu cực đến việc LĐ, QL phát triển KT - XH của đội ngũ cán bộ LĐ, QL cấp huyện Từ đó gây ra những khó khăn trong việc nâng cao NLTCTT cho đội ngũ cán bộ LĐ, QL cấp huyện hiện nay.
Mặc dù KT-XH của Lào đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, các chính sách phát triển kinh tế đã được cải thiện, khả năng tiếp cận của người nghèo đối với dịch vụ sản xuất, xã hội, năng lực, trách nhiệm về xoá đói, giảm nghèo được nâng cao, nhất là mục tiêu giảm nghèo đã đạt được trong mức độ trung bình khá các chỉ tiêu nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh qua các nhiệm kỳ, nhiềumôhình xoá đói giảm nghèo đã được nhân rộng, nhất là phong trào cán bộ, đảng viên, cơ quan, doanh nghiệp giúp hộ nghèo, hỗ trợ giống gia súc, trên thực tế đây vẫn là địa phương còn nhiều khó khăn, ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình đổi mới của tỉnh Bo Kẹo hiện nay, nhất là nguồn nhân lực hạn chế, trong đó có cán bộ LĐ,
Cùng với đó là xã hội Lào, đặc biệt là ở các huyện vẫn còn mang tính chất làng, bản ảnh hưởng nhiều bởi tư duy quan hệ phong kiến, sản xuất nhỏ, mang tính chất khép kín, cô lập, ít có sự giao lưu, học hỏi các địa phương khác, bó hẹp trên địa bàn miền núi, biên giới Từ đó, cản trở đến tiếp cận thông tin, tri thức mới, dẫn tới sự lạc hậu với bên ngoài Bản thân con người
Làoởnhữngvùng này cònthiếutính chủđộng,tạo nên tâmlýbảo thủ,ngạiđổimớido đómàcác phongtục tậpquánlạc hậu vẫn còn ăn sâu bám rễtrong tiềmthức, trongsinhhoạtvàlao động sảnxuất hiệnnayởnhữnghuyệnvùngsâu,vùng xa, khuvựccó đồng bào dân tộcthiểusốsinh sống thìcáchủtụctrong tangma,cướixin,trongsinhhoạtvẫn còn tồn tại khá phổbiến…Dođó vềcơ bản kinhtếcủangườidân vẫn cònnhiềukhókhăn, thiếu thốn,…là nhữngtrởngại rấtlớn đếnviệc nâng caoNLTCTTcủa đội ngũcánbộLĐ,QLcấphuyện.
Trong những năm qua, quán triệt quan điểm đường lối đối ngoại của Đảng NDCM Lào các huyện biên giới đã thường xuyên tăng cường các mối quan hệ, ngoại giao với Thái Lan và Myanma thông qua các hoạt động thương mại, giáo dục, du lịch, trao đổi kinh nghiệm, tạo điều kiện cho nhân dân hai bên biên giới giao lưu, buôn bán và lao động giữa tỉnh Bo Kẹo và tỉnh Chiêng Rai (Thái Lan), tỉnh Tha Khỉ Lệch (Myanma) có biên giới giáp danh từ đó thu dần khoảng cách với sự phát triển bên ngoài Thông qua quá trình trao đổi kinh tế - văn hóa - xã hội phát triển đội ngũ cán bộ LĐ, QL đã có nhiều điều kiện học tập, rèn luyện nâng cao trình độ mọi mặt, trong đó nâng cao NLTCTT.
2.3.1.2 Truyền thống văn hoá, phong tục, tập quán của các tầng lớpnhân dân ở nước Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào
Nói đến đất nước Lào là nói đến đất nước hoa Chăm Pa (hoa Đại), đất nước Lạn Xạng (triệu voi), đất nước của nền văn hóa nhà sàn, cơm nếp, về những con người dịu dàng, cần cù, thẳng thắn và hiếu khách Hàng ngàn năm qua nhân dân các bộ tộc Lào anh em sinh sống trên mảnh đất triệu voi, làm ăn nông nghiệp là chính, nông nghiệp là hoạt động chủ yếu của người Lào Nhân dân các bộ tộc Lào có truyền thống đoàn kết bảo vệ và xây dựng đất nước Trong thời kỳ đấu tranh chống chế độ phong kiến và giặc ngoại xâm, nhân dân các bộ tộc Lào đã đoàn kết, kiên quyết đấu tranh, hy sinh anh dũng để bảo vệ đất nước,bảo vệ nền văn hóa dân tộc Trong thời kỳ đấu tranh cách mạng chống chủ nghĩa thực dân cũ và thực dân mới, nghe theo tiếng gọi của Đảng NDCM Lào, nhân dân các bộ tộc Lào, nhất là các vùng nông thôn đã đoànk ế t cùng nhau chung sức, chung lòng đứng lên đấu tranh chống giặc ngoại xâm và tay sai, giải phóng đất nước, lập lại hòabình.
Tuy nhiên, thói quen là “bản năng” thứ hai của con người, bản năng thường có nhu cầu được thỏa mãn, nếu không người ta cảm thấy khó chịu, đau khổ, day dứt Thói quen luôn đi cùng với con người, những thói quen tốt giúp con người hòa nhập cộng đồng, gắn bó sâu sát với quần chúng, với cấp dưới được mọi người yêu mến, kính trọng góp phần tạo nên phong cách làm việc tỉ mỉ, sâu sát, chu đáo Chẳng hạn thói quen tôn trọng, lắng nghe ý kiến cấp dưới, thói quen làm việc có kế hoạch, lời nói đi đôi với việc làm sẽ là động lực góp phần thúc đẩy việc nâng cao NLTCTT của người cán bộ LĐ, QL nói chung, cấp huyện tỉnh Bo Kẹo nói riêng Ngược lại, những thói quen xấu như: rượu chè bê tha, sinh hoạt bừa bãi, làm việc thiếu nguyên tắc, dễ dãi với bản thân sẽ hạn chế NLTCTT của chính họ Thói quen làm ăn nhỏ dẫn đến thiếu nhìn xa trông rộng, chỉ thấy lợi ích trước mắt, không thấy lợi ích lớn, lâu dài, chỉ thấy câymàkhông thấy rừng, sẽ kìm hãm NLTCTT của người cán bộ LĐ,QL.
NÂNG CAO NĂNG LỰC TỔ CHỨC THỰC TIỄN CỦA ĐỘI NGŨ CÁN BỘ LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ CẤP HUYỆN Ở TỈNH BO KẸO NƯỚC CỘNG HOÀ DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO- THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊNNHÂN
Khái quát thực trạng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp huyện tỉnh
LÝ CẤP HUYỆN TỈNH BO KẸO, NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO HIỆNNAY
Trong hơn 30 năm kể từ khi thành lập Đảng bộ, tỉnh Bo Kẹo đã lãnh đạo cả hệ thống chính trị cùng toàn thể nhân dân trong tỉnh tích cực thực hiện đường lối đổi mới của Đảng NDCM Lào và đạt được những thành tựu rất quan trọng cùng với quá trình đổi mới đội ngũ cán bộ nói chung, cán bộ lãnh đạo, quản lý nói riêng của tỉnh Bo Kẹo đã dần khắc phục những hạn chế về mọi mặt, từng bước vượt qua nhiều khó khăn thử thách, góp phần quan trọng vào quá trình phát triển của tỉnh Kinh tế của tỉnh phát triển khá, tốc độ tăng trưởng duy trì ởmứckhá đời sống của các tầng lớp nhân dân ngày càng được cải thiện, công tác xóa đói giảm nghèo (giảm nghèo đa chiều), công tác giáo dục chăm sóc sức khỏe, y tế của các tầng lớp nhân dân ngày càng được quan tâm, bảo vệ môi trường chuyển biến mang tính bềnvững.
Tỉnh Bo Kẹo hiện có 5 huyện gồm: Hoài Xai, Tôn Phâng, Mâng, Pác Tha, Pha U Đôm Đa số cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp huyện của tỉnh được rèn luyện trong quá trình đấu tranh cách mạng lâu dài, gian khổ; có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định mục tiêu, lý tưởngmàĐảng NDCM Lào và nhân dân Lào đã lựa chọn; hăng hái thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước Lào Trước những khó khăn về kinh tế - xã hội, về những âm mưu
“diễn biến hòa bình” rất thâm độc của các thế lực thù địch, phần đông cán bộ vẫn vững vàng, năng động, sáng tạo, góp phần đưa các huyện vượt qua những khó khăn ấy và tiếp tục phát triển vềKT-XH.
Hiện nay, tổng số cán bộ toàn tỉnh Bo Kẹo có 5.277người,trong đó cán bộ nữ có 2.265 người chiếm 42,9% và cán bộ nam là 3.012 chiếm 57,1% (không tính lực lượng quân đội và công an); ở các sở, ban, ngành, cơ quan tương đương cấp sở có 1.386 người, trong đó cán bộ nữ có 548 người chiếm 39,5%, cán bộ nam có 838 người, chiếm 60,5% Cán bộ LĐ, QL cấp tỉnh có 451 người, cán bộ nữ có 130 người, chiếm 28,82%; cán bộ nam có 321 người, chiếm 71,18% Về cơ cấu theo độ tuổi của đội ngũ cán bộ: Cán bộ độ tuổi từ 30-40 có 138 người, trong đó 107 nam và 31 nữ; từ 40-50 tuổi có 182, người trong đó nữ có 68 người và nam có 122 người; từ 50 tuổi trở lên có 131 người, trong đó nữ có 31 người và nam có100 người Trong Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Bo Kẹo hiện có 31 đồng chí, trong đó có 4 nữ chiếm 12,9% (số lượng rất ít) và 27 nam chiếm 87,1% [76,tr.4].
Về đội ngũ cán bộ cấp huyện của tỉnh Bo Kẹo hiện có tổng số 3.891 người trong đó nữ là 1.717 người chiếm 44,12%, nam là 2.174 người chiếm 55,88%. Cán bộ LĐ, QL cấp huyện có 665 người, nữ có 155 người chiếm 23,30%, nam có 510 người chiếm 76,7% Về cơ cấu độ tuổi, đội ngũ cán bộ từ 30-40 tuổi có
259 người, chiếm 38,95% trong đó nữ có 76 người chiếm 29,34 %; độ tuổi từ 40-50 tuổi có 278 người, chiếm 41,8%, trong đó nữ có 63 người chiếm 22,66%; độ tuổi từ 50 trở lên có 128 người chiếm 19,25% trong đó cán bộ nữ là 16 người, chiếm 12,5% Về Ban chấp hành đảng bộ của các huyện, trong toàn tỉnh có 95 đồng chí, trong đó có 14 đồng chí nữ chiếm 14,73% Về các chức danh lãnh đạo chủ chốt, ban thường vụ của các huyện có 28 đồng chí trong đó có 4 đồng chí nữ chỉ chiếm 14,2%; các chức danh trưởng phòng, phó phòng, ban tương đương phòng có 573 đồng chí nhưng cán bộ nữ chỉ có 42 đồng chí, chiếm 7,32% [76,tr.4].
Qua số liệu trên cho thấy, về cơ bản đội ngũ cán bộ LQ, QL cấp huyện ở tỉnh Bo Kẹo đảm bảo về số lượng, cơ cấu cán bộ nam và cán bộ nữ tuy có chênh lệch nhưng không quá lớn Về cơ cấu độ tuổi của đội ngũ cán bộ LĐ, QL cấp huyện hiện nay khá phù hợp khi trải đều từ ở các nhóm từ 30 đến 40, 40 đến 50 và từ 50 đến 60 tuổi, theo đó nhóm cán bộ từ 30 dưới 40 tuổi chiếm38,95%làmộtsựđảmbảolớnchosựtínhliêntụccủacácthếhệcánbộLĐ,
QL, đảm bảo cho sự phát triển KT - XH ở các huyện của tỉnh Bo Kẹo được diễn ra thường xuyên Tuy vậy, trong đội ngũ cán bộ chủ chốt, ban thường vụ của các huyện số lượng cán bộ nữ chỉ chiếm 14,2% là quá ít so với chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước Lào cũng như sự kỳ vọng của xã hội đối với sự phát triển của đội ngũ cán bộ nữ trong bộ máy cấp huyện nói riêng trong hệ thống chính trị nóichung.
Trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng bộ, Chính quyền tỉnh, cùng với đó là sự nỗ lực, cố gắng học tập, rèn luyện nâng cao trình độ, năng lực, phương pháp công tác đã làm cho chất lượng của đội ngũ cán bộ LĐ, QL các huyện của tỉnh Bo Kẹo ngày càng được nâng cao, cụthể:
Thứ nhất, đại đa số cán bộ LĐ, QL cấp huyện là những người có trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, được rèn luyện thử thách, phấn đấu vượt qua khó khăn, gian khổ và trưởng thành qua thực tiễn công tác Được đảng uỷ các cấp rèn luyện, đào tạo, bồi dưỡng, đội ngũ cán bộ LĐ, QL cấp huyện đã phát huy đượcnhững phẩm chấttốt đẹp củatruyềnthốngyêu nước,cầncùsángtạotronglaođộng. Nhìn chung,họ lànhững ngườicókiến thức,cótrìnhđộ lýluận,có bản lĩnhchínhtrịvững vàng,cóýthức trách nhiệm cao, kiênđịnhmụctiêu,conđườngđilên chủnghĩaxãhộimàĐảngNDCMLàovànhândânLàođ ã lựa chọn;luônhăngháithực hiện đườnglối, chủtrương chính sáchđổimớicủaĐảngvàNhà nước Lào; trìnhđộchuyênmôn, nghiệp vụ ngày càng được nâng lên và đáp ứng đòi hỏi của tình hình cáchmạngmới.Về trìnhđộchuyên môn,sốlượng cánbộcótrìnhđộ từcao đẳng, đạihọccho đến sau đạihọc có xuhướnggiatăng,đócánbộcótrìnhđộ từtrung cấptrởxuốngcóxuhướng giảmhơnsovới năm2015.
Trongtổngsố665cánbộcấphuyệncủa năm2021, cánbộcótrìnhđộthạcsĩcó15người (chiếm 2,25%) tănghơnsovới năm 2015là 3người; cánbộcótrìnhđộđạihọc là151 người(chiếm 22,7%) tănghơnsovới năm 2015là109người; cánbộcótrìnhđộCaođẳng
37,5%)tănghơnsovớinăm2015là95người.Ngượclại,sốlượngcánbộcótrìnhđộ
Trungcấplà214 người(chiếm 32,1%)giảm101 ngườisovới năm2015;sốlượng cánbộcótrìnhđộSơ cấplà 29người(chiếm 4,3%)giảm150 người,sovới năm 2015vàcánbộkhôngcóchuyên môn,qua đào tạo6người(chiếm 0,9%) [76,tr.4].Vềtrìnhđộ lýluậnchínhtrị,sốlượng cánbộcótrìnhđộCửnhân chínhtrị có23người,tăng9ngườisovới năm2015;sốlượng cánbộcótrìnhđộCaocấpchínhtrịlà 12người, tăng7người,sovới năm2012;sốlượng cánbộcótrìnhđộTrungcấpchínhtrị 185người, tăng86người,sovới năm2015;sốlượng cánbộcótrìnhđộSơ cấpchínhtrị67người, tăng35người; trongsosánhvớinăm 2015sốlượng cánbộquacáclớpbồidưỡng 291 người,tăng101người,sovới năm 2015[76,tr.4].
Thứ hai,tuyệt đại đa số cán bộ LĐ, QL cấp huyện đều có phẩm chất đạo đức tốt, lối sống lành mạnh thể hiện rõ, tính tiền phong, gương mẫu của người cán bộ cách mạng; luôn thực hiện nghiêm lời căn dặn của Chủ tịch Cay Xỏn Phôm Vị Hản về trách nhiệm của người cán bộ, đảng viên của Đảng NDCM Lào; tích cực đấu tranh chống quan liêu, chống tham nhũng, tiêu cực thường xuyên đấu tranh với quan điểm sai trái thù địch lối sống thực dụng, lối sống trái với đạo đức truyền thống của dân tộc Lào, giữ gìn sự đoàn kết thống nhất trong Đảng, gắn bó mật thiết với nhân dân; phương pháp, phong cách công tác phù hợp, lời nói luôn đi đôi với việclàm.
Thứ ba,nhiều cán bộ LĐ, QL cấp huyện đã phát huy tốt tính tiền phong gương mẫu của người đảng viên; có tinh thần trách nhiệm cao trong công tác và quá trình thực hiện nhiệm vụ; tích cực, tự giác trong rèn luyện, học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực công tác; luôn nêu cao ý thức kỷ luật, tự giác chấp hành những quy định của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước Lào, của chính quyền tỉnh và những quy định của địa phương nơi sinh sống và làm việc.
Thứ tư,đại đa số cán bộ LĐ, QL cấp huyện biết tự kiềm chế mình, thường xuyên tuyên truyền, giáo dục, vận động những người thân trong gia đình, dòng họ gương mẫu chấp hành đường lối, chủ trương, của Đảng NDCM Lào và chính sách, pháp luật của Nhà nước Lào; sâu sát, gần gũi giúp đỡ cán bộ cấp cơ sở và quần chúng nhân dân nơi công tác, được cán bộ cấp cơ sở và quần chúng nhân dân tin yêu Mặc dù số lượng còn ít nhưng đội ngũ đội ngũ cán bộ nữ của các ban ngành ở các huyện của tỉnh Bo Kẹo ngày càng gia tăng và nhìn chung đã thực hiện tốt chức trách nhiệm vụ được giao.
Thứ năm,những năm qua NLTCTT của đội ngũ cán bộ LĐ, QL cấp huyện từng bước được củng cố và tăng cường Theo đó, các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Nhà nước Lào về phát triển KT - XH đã được đội ngũ cán bộ LĐ, QL cấp huyện vận dụng, cụ thể hoá sát với đặc điểm, điều kiện địa phương; khẳng năng tuyên truyền, vận động nhân dân đạt được nhiều thành tựu khimàsự tham gia của nhân dân cả về sức người, sức của trong xây dựng bản phát triển, xây dựng nông thôn mới Công tác kiểm tra, giám sát cấp dưới, cấp bản lãnh đạo, chỉ đạo phát triển KT - XH được thực hiện có nền nếp và chất lượng, qua kiểm tra, giám sát đã kịp thời xử lý những trường hợp cán bộ thiếu tinh thần trách nhiệm, thiếu gương mẫu, vi phạm đạo đức công vụ, vi phạm pháp luật…đồng thời qua đó đã kịp thời đưa ra những giải pháp khắc phục khâu yếu mặt yếu của từng huyện, từng bản để nâng cao chất lượng, hiệu quả phát triển KT - XH ở địaphương.
Thực trạng nâng cao năng lực tổ chức thực tiễn của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp huyện tỉnhBoKẹo
3.2.1 Thực trạng các chủ thể nâng cao năng lực tổ chức thực tiễn cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp huyện ở tỉnh BoKẹo
Thứ nhất, cấp ủy, chính quyền các cấp thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao NLTCTT cho đội ngũ cán bộ LĐ, QL cấp huyện Trong những năm qua Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh Bo Kẹo, Huyện uỷ, Uỷ ban nhân dân huyện của các huyện trong việc nâng cao năng lực TCTT của đội ngũc á n b ộ L Đ , Q L c ấ p h u y ệ n đ ã c ó n h i ề u c h ủ t r ư ơ n g , c ơ c h ế , c h í n h s á c h được ban hành và thực hiện Theo đó, Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh đã kịp thời ban hành các nghị quyết, kế hoạch về đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ mọi mặt cho đội ngũ cán bộ; thường xuyên cụ thể hoá các chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước Lào về công tác bố trí, sắp xếp, sử dụng, đãi ngộ đội ngũ cán bộ Thường xuyên coi trọng nâng cao chất lượng công tác toàn diện của đội ngũ cán bộ các cấp trong hệ thống chính trị của tỉnh Cụ thể, để nâng cao NLTCTT đội ngũ cán bộ các cấp, cán bộ LĐ, QL cấp huyện nói riêng, cấp uỷ chính quyền các cấp đã tập trung đổi mới nội dung và phương pháp công tác đánh cán bộ. Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bo Kẹo đã ban hành Quyết định số 634-QĐ/TU, ngày 1-10-2018, của, về“Quy định tiêu chuẩn,chức danh, khung tiêu chí đánh giá cán bộ, LĐ, QL thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý”;Quy định số
02-QĐ/TU, ngày 20-11-2018, về“Tiêu chíđánh giá, xếp loại cán bộ lãnh đạo quản lý”.Căn cứ vào quy định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, các cấp ủy, tổ chức đảng đã cụ thể hóa các quy định, phù hợp với địa phương, cơ quan, đơn vị; triển khai thực hiện nghiêm túc, thực chất, hiệu quả về công tác đánh giá cán bộ Việc đánh giá cán bộ được thực hiện qua 3 khâu: 1- Trên cơ sở tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá; 2- Đánh giá theo hướng đa chiều (tự đánh giá, căn cứ vào ý kiến đánh giá của các chủ thể có liên quan và tham khảo đánh giá của các khối thi đua trong tỉnh); 3- Đánh giá thông qua nhiệm vụ, bằng sản phẩm cụ thể, gắn trách nhiệm cá nhân với tập thể Coi trọngthực hiện tốt công tác quy hoạch cán bộ.Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bo Kẹo đã ban hành hướng dẫn cụ thể hóa tiêu chuẩn, tiêu chí cán bộ khi đưa vào quy hoạch Công tác quy hoạch cán bộ được thực hiện theo phương châm “động” và “mở”, khắc phục tình trạng quy hoạch cán bộ khép kín và thiếu hụt nguồn cán bộ trong các cơ quan, đơn vị; tỷ lệ cán bộ trẻ, cán bộ nữ đưa vào quy hoạch được nâng lên, tạo nguồn cán bộ dồi dào, có chất lượng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ Công tác quy hoạch được gắn chặt chẽ với đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển và bổ nhiệm cán bộ; qua đó, tỉnh BoKẹo đã xây dựng được nguồn cán bộ có chất lượng, phục vụ tốt công tác nhân sự đại hội đảng bộ các cấp, nhiệm kỳ 2020 - 2025 và bầu cử đại biểu Quốc hội,hộiđồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026.Thường xuyên tăng cường công tácđào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ.Tập trung đẩy mạnh đào tạo chuyên môn, với bồi dưỡng kỹ năng LĐ, QL, bồi dưỡng theo khung tiêu chuẩn chức danh quy hoạch; tổ chức tốt các lớp bồidưỡng kiến thức lãnhđạo chocánbộnguồnquyhoạch Ban Chấp hành Đảngbộtỉnh, BanThườngvụTỉnhủy,các chức danh lãnhđạodiện BanThườngvụTỉnhủyquảnlý,nhiệmkỳ2020-2025; chọnvàcửcánbộưu tú,tiêu biểuđiđào tạocao cấplýluận chính trị, thạcsĩ,tiếnsĩ; bồidưỡng nghiệpvụcôngtác xâydựng Đảng, đoàn thể, cập nhật kiến thứcmới.Đẩy mạnh côngtácluân chuyển cánbộ, gắnvớisắpxếp,bốtrí cánbộlãnh đạo quảnlýkhônglàngườiđịaphương.Thực hiệnchủtrương,địnhhướngcủaTrung ươngvềluânchuyểncánbộ,TỉnhủyBoKẹođãtích cựccụ thể hóađểlãnh đạo,chỉ đạocác cấpủytrong toàntỉnhđãthực hiệntốt chủtrương luânchuyểnđểđàotạo,bồidưỡng cánbộmộtcách toàn diện;đồngthời,sửdụng cóhiệuquả đội ngũcánbộ; tạođiều kiệnchocánbộtrẻ,cótriển vọng, cánbộtrongquyhoạch được rènluyệntrong thực tiễn, nhấtlàcánbộlãnhđạo chủchốtởcác ngành, các cấp,cơquan,đơnvị vànhữngđồng chíđượcquyhoạch cánbộcấp chiến lược. Đối với Huyện uỷ, Uỷ ban nhân dân huyện luôn coi trọng nâng cao NLTCTT của đội ngũ cán bộ LĐ, QL cấp huyện bởi đây chính là lực lượng nòng cốt, quan trọng đảm bảo sự thành công cho quá trình lãnh đạo, chỉ đạo phát triển
KT - XH trên địa bàn huyện Theo đó, hàng năm các chính quyền cấp huyện đã thường xuyên làm tốt công tác rà soát tiêu chí, tiêu chuẩn của đội ngũ cán bộ để có sự phân hướng về đối tượng cán bộ Qua rà soát đã tiến hành phân hướng cụ thể sự bổ sung, bồi đắp thêm các tiêu chuẩn, tiêu chí cho từng cán bộ, có đồng chí được cử đi đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ; có đồng chí được cử đi luân chuyển, biệt phái để nâng cao năng lực trải nghiệm thực tiễn;…qua đó đã góp phần nâng cao chất lượng, NLTCTT cho đội ngũ cán bộ LĐ, QL cấp huyện ở tỉnh Bo Kẹo thời gianqua.
Thứ hai,các cơ sở đào tạo như Trung tâm Bồi dưỡng chính trị các Huyện,
Trường Chính trị - Hành chính Tỉnh đã coi trọng việc đào tạo, bồi dưỡng kiến thức toàn diện nhằm nâng cao NLTCTT cho đội ngũ cán bộ các cấp Các trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện, Trường Chính trị Hành chính tỉnh, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Lào đã tạo điều kiện về thời gian, đã thực hiện tốt chính để công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chủ chốt nói chung và đội ngũ cán bộ LĐ, QL cấp huyện nói riêng“Cần phảikhẳng định NLTCTT của đội ngũ cán bộ nói chung, cán bộ LĐ, QL cấp huyện ở tỉnh Bo Kẹo hiện nay có sự đóng góp không nhỏ của các cơ sở đào tạo trong và ngoài tỉnh Hàng năm các cơ sở đào tạo đã thường xuyên mở các buổi/lớp tập huấn trên các mặt công tác cho đội ngũ cán bộ nâng cao trình độ chuyên môn Đội ngũ giáo viên/giảng viên có nhiều kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn sâu đã được Trường Chính trị - Hành chính Tỉnh bố trí lên lớp những chủ đề quan trọng, các môn học cốt lõi trong quá trình đào tạo”-
Phỏng vấn sâu Sôm Sai Đuông Chăn Thi Bí thư Cụm bản Si Mương Ngam huyện TônPhâng.
Theo đó, các cơ sở đào tạo đã thường xuyên đổi mới nội dung, chương trình đào tạo theo hướng gắn sát với thực tiễn phát triển của đất nước, của từng địa phương; gắn chặt với vị trí, lĩnh vực công tác của từng đối tượng đào tạo để xác định hình thức, phương pháp lên lớp phù hợp Thường xuyên tổ chức các buổi tham quan, trải nghiệm thực tế ở các địa phương để đội ngũ học viên được trải nghiệm, học hỏi từ nhữngmôhình thực tế Cùng với đó, việc đầu tư cơ sở vật chất cũng đã được các cơ sở đào tạo, đặc biệt là Trường Chính trị - Hành chính tỉnh quan tâm thực hiện, đặc biệt là hệ thống giáo trình, tài liệu tham khảo đã được cập nhật, bổ sung thường xuyên để người học có điều kiện tiếp cận và nâng cao trình độ trong quá trình tựhọc.
Thứ ba,sự tham gia tích cực của Mặt trận Lào xây dựng đất nước, các tổ chức quần chúng và của các tầng lớp nhân dân Mặt trận Lào xây dựng đấtnước, cáctổchức quần chúngvànhândâncáccụm bảnđãthườngxuyênđềđạtnhữngtâmtư,đóng gópnhữngýkiến trongquátrình công tác;kịpthờiđềxuất, kiếnnghịnhữngkhókhăn, vướngmắctrongquátrìnhtổchức thực hiện các nhiệmvụpháttriểnKT-XHtrênđịabànđểcùngthảoluận,traođổigiảiquyết.
Chính nhữngýkiến,đóng góp củacánbộcấpcơsở lànội dungđểđội ngũcánb ộ LĐ,QL cấphuyệnchỉnh sửa, hoàn thiện năng lực, phương pháp côngtác phù hợp vớiđiều kiện thực hiệnCụthể:“Quá trình xuốngcơsở, xuốngnhân dânthực hiện nhiệmvụ,trêntinh thầnthẳngthắn đội ngũ cánbộcấphuyệnđãthựcsựcầu thị, lắngngheýkiếncủa nhân dân và củachính chúngtôitrong việcnắm bắttình hình củađịaphương”-Phỏng vấn sâu đồng chíSômSai Chít Tạ Phone
- Phó Chủ tịch Cụm bản Năm Pục huyện Hoài Xai [Phụ lục 6].
Thứ tư,những cố gắng, nỗ lực của chính đội ngũ cán bộ LĐ, QL cấp huyện Về cơ bản, đội ngũ cán bộ LĐ, QL cấp huyện của tỉnh Bo Kẹo đã thường xuyên quán triệt yêu cầu nâng cao NLTCTT của cấp ủy cấp trên, của cácsở,ban, ngànhởtỉnh;củacáccơquan, đơnvị vàcủađịaphương Vềcơbảnđội ngũcánbộLĐ,QLcấphuyệnởtỉnh BoKẹolànhững ngườicó tâmhuyết,nhiềukinhnghiệmsốngvàcóuytín vớicánbộcấpcơsở vàvớiquần chúngnhân dân.Dovậy, NLTCTTcủahọkhông phảitựnhiênmàcó,đó làkết quả của quátrìnhhọctập, rènluyệnthườngxuyên,củanhững trải nghiệmlâu dài củachínhhọ.ĐộingũcánbộLĐ,QLtrong Ban Chấp hành, BanThườngvụ,lãnhđạocác phòng,bancấphuyệnthườngxuyênýthức phấnđấurènluyệnđểhoàn thành chức trách, nhiệmvụđược giao Cùngvớiđó là sự nỗlựcđểhoàn thiệnbảnthâncủamỗicánbộLĐ,QLcấphuyện,thểhiệnvai tròtolớn của chủ thểnhận thức tronghìnhthành, nâng caoNLTCTTđối của họ.Những kiến thức được trangbị vàkinhnghiệmsốngđãtíchlũy tạotiềnđề, độnglựcchocánbộLĐ,QLcấphuyệntỉnh BoKẹotựhọc,tựrènluyệnkỹnăng trong công tác Theokết quảkhảosát củanghiên cứu sinhđãcho thấyrõ sự nỗlực,cốgắng củađội ngũcánbộLĐ,QLcấphuyện,theođóvới nội dungcâuhỏi“Say mê,tậntâm,tậnlực,nóiđiđội vớilàm,có tinhthần trách nhiệm caocủa đội ngũcánbộLĐ,QLcấphuyện”có36%cánbộcấptỉnhđượchỏi chorằng“rấttốt”và39%cánbộcấptỉnhđượchỏichorằng“tốt”[Phụlục4].
Thứ nhất,cấp uỷ, chính quyền các cấp ở tỉnh Bo Kẹo có thời điểm chưa nhận thức đầy đủ, toàn diện về vị trí, ý nghĩa của việc nâng cao NLTCTTc h o đội ngũ cán bộ LĐ, QL cấp huyện Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh Bo Kẹo dù đã có các chỉ thị, nghị quyết về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, tuy nhiên việc tổ chức nắm, quán triệt và triển khai thực hiện chưa quyết liệt, các Sở, Ban ngành có liên quan như Tổ Chức, Nội vụ chưa thường xuyên, kịp thời cụ thể hoá các tiêu chí, tiêu chuẩn của các chỉ thị, nghị quyết vào trong thực tiễn… dẫn đến hiệu quả, chất lượng thấp Đồng thời còn có hiện tượng cán bộ cấp tỉnh coi việc nâng cao NLTCTT này là trách nhiệm chính của cấp huyện nơi cán bộ LĐ, QL cấp huyện công tác, do đó đã không chú trọng thực hiện, triển khai theo đúng chức trách, chức năng được giao Từ sự thờ ơ, thiếu trách nhiệm đã làm cho việc bàn bạc thống nhất, cụ thể hoá các nội dung ở các chỉ thị, nghị quyết về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; công tác bố trí, sắp xếp lại đội ngũ cán bộ có thời điểm còn chưa được coi trọng, xem nhẹ yếu tố con người trong tổ chức. Đối với chính quyền cấp huyện, việc nâng cao NLTCTT của đội ngũ cán bộ LĐ, QL mặc dù được coi trọng, nhưng cách thức tổ chức thực hiện chưa đáp ứng yêu cầu công tác rà soát, lập danh sách đội ngũ cán bộ cần được đào tạo,bồi dưỡng nâng cao trình độ chưa được tiến hành thường xuyên, do đó trong đội ngũ cán bộ LĐ, QL việc thiếu các tiêu chí như đào tạo lý luận chính trị, đào tạo trình độ quản lý nhà nước còn ít Công tác quy hoạch, tạo nguồn cán bộđể đưa đi luân chuyển, biệtphái giúpcánbộ trảinghiệm nhữngvị trícôngtácmớichỉmớithực hiện đượcởcáccơquanchủchốtcủa huyện,các cơquan thuộccácngành lĩnhvựcởmảngvăn hoá, xãhội,…chưađược chútrọngthựchiện.Việc triểnkhai,cụthểhoávềcácmặtcôngtác củacôngtáccán bộcủa Trungương,củatỉnh cũngchưa được quyết liệt thực hiệnởcáchuyện Tiêu chuẩncánbộnói chung,cánbộLĐ, QLcấphuyệnnói riêngchưa đượccụthểhóa,do đó việc tuyểnchọn,cânnhắc, bổnhiệm thiếu nhữngtiêu chícụthể dẫn đếntìnhtrạng còn tùy tiệntrongtuyểndụng hoặcbấtbìnhđẳngtrongbổ nhiệm, đề bạtcánbộ.Dođó,việc bố trí, sắp xếpcánbộkhó khăn,tạoratâmlýchưa đượcquy hoạchthìkhôngcầnđihọc,hoặcđãc ótrongcơcấurồithikhôngcầnđihọccũng được bố trí sắpxếp,mộtsố cánbộLĐ, QLcấphuyện chưa đủtrìnhđộ,nănglựcđảm đươngcông việcvẫn giữ vị tríquan trọng Côngtáckhen thưởngvàkỷ luậtcánbộ vẫn cònnhiềuhạn chế, chưa tạođộnglựcchocán bộphấnđấurènluyện, vươn lênvềmọimặt,chưathôi thúccán bộtậntâm,tậnlựcvớicôngviệc, với cươngvịchức trách đượcgiao.Qua kết quả khảo sát vớiđội ngũcánbộcấptỉnhBoKẹovới nộidungdo “vấn đềquyhoạch,bốtrí,sửdụngcánbộ cònnhiềuhạn chế, bấtcậpcủachínhquyềncấphuyện”có44,0%cánbộcấptỉnhđượchỏicho rằng“đúng”, 30,0%được hỏi cho rằng“rấtđúng”[Phụ lục3-C4].
Cũng xuất phát từ nhận thức chưa phù hợp nên trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo phát triển đội ngũ cán bộ LĐ, QL cấp huyện còn thiếu sự quy hoạch, sử dụng, đãi ngộ mang tính chiến lược và dài hạn Công tác đào tạo,chuẩnhóangaytừđầuchưa đượccoitrọngnênnhững kiến thứcmớivề lýluận, đườnglối, chủtrươngcủaĐảngvàNhà nước Lào chưa được cập nhậtbổsung kịpthời. Vấnđềquyhoạch,bốtrí,sửdụngcánbộcủaĐảngbộ,Chínhquyềntỉnhvàcáccấpchínhquy ềntỉnhBoKẹocònnhiềuhạnchế,bấtcập.
Thứ hai,các cơ sở giáo dục đào tạo chưa có nhiều đổi mới trong đào tạo, bồi dưỡng nâng cao NLTCTT cho đội ngũ cán bộ LĐ, QL cấp huyện Nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ chưa được cập nhật, chưa thường xuyên đổi mới trong bối cảnh các điều kiện KT-XH thường xuyên vận động, biến đổi liên tục Kết quả khảo sát đội ngũ cán bộ cấp tỉnh ở
Bo Kẹo cũng có sự tương đồng với những phân tích trên Cụ thể, khi được hỏi với nội dung việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ còn nhiều hạn chế, bất cập chưa theo kịp xu thế, có 41,0% cán bộ cho rằng đúng và 28,0% cho rằng
“rất đúng” [Phụ lục 3- C4].“Dễ nhận thấy là nội dung, chương trình đào tạocủa Trường Chính trị - Hành chính tỉnh đang tổ chức thực hiện đã được sử dụng từ lâu Nhiều nội dung trong thực tế không còn phù hợp, hoặc có nội dung đã trở nên sai lệch Nhận thấy điều đó, nhưng vì nguồn nhân lực có hạn,cơsởvậtchất chưachophépđểtiếnhành đổimớinộidung, chương trình”-
BoKẹo Đồng thời, việcđổimới,phương pháp giảngdạychưa đượcchútrọng,giảng viênsửdụngcác phương pháp giảngdạytruyềnthốnglàchủyếu.
Các cơ sở đào tạo rong thực tế mặc dù rất chú trọng việc đổi mới nội dung chương trình; tổ chức biên soạn các tài liệu đào tạo, bồi dưỡng theo ngạch cán sự, chuyên viên, chuyên viên chính, chuyên viên cao cấp, theo chức danh LĐ,
QL cấp phòng, cấp sở, chính quyền cấp tỉnh, huyện ; theo yêu cầu công việc và vị trí việc làm nhưng về cơ bản nội dung chương trình vẫn nặng về lý thuyết, nhẹ về kỹ năng, nhất là các kỹ năng mềm trong giải quyết tình huống lãnh đạo thực tế nảy sinh, chưa đáp ứng yêu cầu nâng cao NLTCTT của đội ngũ cán bộ
YÊU CẦU, GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC TỔ CHỨC THỰC TIỄN CỦA ĐỘI NGŨ CÁN BỘ LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ CẤP HUYỆN TỈNH BO KẸO NƯỚC CỘNG HOÀ DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO HIỆNNAY
Bối cảnh mới và yêu cầu nâng cao năng lực tổ chức thực tiễn của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp huyện ở tỉnh Bo Kẹo nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào
CHỦ NHÂN DÂN LÀO HIỆN NAY
4.1 BỐI CẢNH MỚI VÀ YÊU CẦU NÂNG CAO NĂNG LỰC TỔ CHỨC THỰC TIỄN CỦA ĐỘI NGŨ CÁN BỘ LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ CẤP HUYỆN Ở TỈNH BO KẸO NƯỚC CỘNG HOÀ DÂN CHỦ NHÂN DÂNLÀO
4.1.1 Bối cảnh mới tác động tới nâng cao năng lực tổ chức thực tiễn của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp huyện ở tỉnh Bo Kẹo nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dânLào
Kể từ đầu thế kỷ XXI cho đến nay, thế tình hình giới và khu vực đã và đang có những diễn biến nhanh chóng, mau lẹ và cũng hết sức phức tạp Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, nhất là công nghệ số phát triển mạnh mẽ, tạo đột phá trên nhiều lĩnh vực, tạo ra cả thời cơ và thách thức đối với mọi quốc gia, dân tộc Những vấn đề toàn cầu, như: bảo vệ hòa bình, an ninh con người, thiên tai, dịch bệnh, an ninh xã hội và an ninh phi truyền thống, nhất là an ninh mạng, biến đổi khí hậu, nước biển dâng, ô nhiễm môi trường, tiếp tục diễn biến phức tạp Đối với khu vực châu Á - Thái Bình Dương, trong đó Đông Nam Á có vị trí chiến lược ngày càng quan trọng, là khu vực cạnh tranh gay gắt giữa các cường quốc, tiềm ẩn nhiều bất ổn Tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, chủ quyền biển, đảo diễn ra căng thẳng, phức tạp, quyết liệt hơn Hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải, hàng không trên Biển Đông đứng trước thách thức lớn, tiềm ẩn nguy cơ xung đột ASEAN có vai trò quan trọng trong duy trì hòa bình, ổn định, thúc đẩy hợp tác khu vực nhưng cũng đứng trước nhiều khó khăn Cùng với đó là những tác động lớn, tiêu cực và lâu dài của đại dịch Covid-19 đối với quá trình tiến bộ của nhân loại; cùng với đó là của cuộc xung đạt giữa Nga và Ucraina đang kéo lùi sự phát triển trên nhiềul ĩ n h vực;xuhướngquốc tếhóanguồnnhânlực v à xuhướng“phẳng hơn” của các giá trị văn hoá vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với CHDCND Lào hiện nay.
Trong những năm qua, mối quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào có những bước phát triển vững chắc, chất lượng, hiệu quả Hợp tác của hai nước không ngừng được nâng cao về mọi mặt, trong đó hợp tác về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là lĩnh vực quan trọng, đã đạt nhiều kết quả tốt đẹp Hiện nay, hầu hết các cơ sở đào tạo có uy tín, có lịch sử lâu đời ở Việt Nam đều tham gia đào tạo sinh viên của nước bạn Lào “Cơ chế hợp tác đào tạo giữa hai bên ngày càng đa dạng, gồm cả đào tạo cấp Trung ương và cấp địa phương, phối hợp giữa các ngành, giữa các cơ sở đào tạo với các địa phương; đào tạo với tài trợ của nước thứ ba; đào tạo chính phủ và đào tạo của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức phi chính phủ…” [90] Việt Nam luôn dành sự ưu tiên đặc biệt giúp nước bạn Lào trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, bồi dưỡng cán bộ LĐ, QL ở các cấp, các bậc học, cán bộ địa phương các tỉnh của Lào có chung biên giới với Việt Nam, cán bộ đang làm việc tại các chương trình, dự án hợp tác giữa hai bên “Đội ngũ cán bộ quản lý và chuyên gia trong nhiều lĩnh vực khoa học - công nghệ của Lào được đào tạo tại Việt Nam đã và đang có những đóng góp to lớn vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước Lào Nhiều đồng chí sau khi học tập, bồi dưỡng tại Việt Nam, trở về nước công tác đã trở thành những cán bộ lãnh đạo chủ chốt trong nhiều ngành, nhiều lĩnh vực quan trọng từ Trung ương đến địa phương” [90] Đội ngũ này chính là nhân tố vô cùng quan trọng trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho Lào, đồng thời góp phần to lớn vun đắp và thắt chặt tình đoàn kết, tăng cường mối quan hệ hợp tác đặc biệt giữa hai nước Việt Nam - Lào. Ở trong nước, sau hơn 35 năm đổi mới, cho đến nay về cơ bản tình hình chính trị, nội bộ Lào tiếp tục ổn định, Đảng NDCM Lào ngày càng củng cố vững chắc vai trò lãnh đạo đất nước Trong những năm gần đây, nước CHDCND Lào đã có nhiều nỗ lực trong phát triển kinh tế xã hội, thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội giai đoạn 2010 - 2016 và 2016 - 2021 và đã đạt đượcnhữngthànhtựuquantrọng.KinhtếLàotiếptụcpháttriểnvớitốcđộ cao, liên tục, bình quân tăng trưởng GDP giai đoạn 2016 - 2020 đạt 5,8%, cơ cấu kinh tế có nhiều chuyển dịch, GDP bình quân đầu người đạt 2.660 USD Lào đã triển khai nhiều dự án đầu tư lớn trên nhiều lĩnh vực như giao thông, năng lượng và khai thác khoáng sản, xây dựng các nhà máy chế biến nông sản, đầu tư phát triển đô thị, xây dựng các đặc khu kinh tế, đầu tư phát triển nhằm nâng cao năng lực quản lý và cung cấp dịch vụ hàng hóa, giao thông vận tải; phát triển du lịch trở thành một lĩnh vực quan trọng thu hút đầu tư, tạo ra xu hướng mới trong phát triển kinh tế từ trung ương đến địa phương Ngoài ra, Lào cũng đã tạo ra sự chuyển biến tích cực trong công tác quản lý tài nguyên thiên nhiên, tạo nền tảng quan trọng cho việc đổi mới, phát triển kinh tế từ khai thác tài nguyên thiên nhiên, tập phát triển các khả năng, thế mạnh của đất nước; ứng dụng thành tựu về khoa học kỹ thuật để quản lý xã hội và đổi mới trong một số lĩnh vực sản xuất công nghiệp, dịch vụ ngân hàng tài chính, dịch vụ quản lý nhà nước, tạo nền tảng và cơ sở thực tiễn trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Thông qua các kỳ đại hội, Đảng NDCM Lào luôn khẳng định và giữ vững vai trò lãnh đạo tuyệt đối sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước; phát huy dân chủ, hoàn thiện hệ thống pháp luật theo hướng xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Đại hội XI với chủ đề “Nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, bảo đảm sự ổn định chính trị vững chắc, triển khai đường lối đổi mới đi vào chiều sâu, tạo chuyển biến mạnhmẽtrong phát triển kinh tế xã hội với chất lượng mới, nâng cao đời sống của nhân dân, tiếp tục đưa đất nước thoát khỏi tình trạng nước kém phát triển và tiến lên mục tiêu XHCN” đánh dấu một giai đoạn phát triển mới của cách mạng Lào Đường lối nêu trong Văn kiện XI là quá trình bổ sung và hoàn thiện đường lối của các đại hội trước đề ra; tiếp tục khẳng định lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Cay Xỏn Phôm Vị Hản làm nền tảng tư tưởng lý luận, kiên định mục tiêuXHCN.
Cũng tại Đại hội XI của Đảng NDCM Lào đã xác định kế hoạch phát triển
KT - XH 5 năm lần thứ 9 giai đoạn 2021 - 2026 với 6 mục tiêu lớn: (i)
Kinh tế quốc dân tăng trưởng liên tục, có chất lượng, ổn định và bền vững, GDP tăng trưởng 4% trở lên; (ii) Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu phát triển, có khả năng nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ để nâng cao hiệu quả và tạo giá trị tăng trưởng trong sản xuất dịch vụ; (iii) Từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân; (iv) Bảo vệ tài nguyên môi trường, có sự cân đối và giảm thiểu nguy cơ từ thiên nhiên; (v) xây dựng cơ sở hạ tần vững mạnh, sử dụng thế mạnh cơ hội từ vị trí địa lý của đất nước, chủ động tham gia hợp tác và hội nhập với khu vực thế giới; (vi) quản lý điều hành đất nước có hiệu quả, bình đẳng xã hội, công bằng và được bảo vệ nghiêm ngặt bằng pháp luật.
Trong những năm qua đội ngũ cán bộ các cấp, trong đó có đội ngũ cán bộ
LĐ, QL cấp huyện đã có những bước phát triển cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu Song xét một cách tổng thể chất lượng và cơ cấu của đội ngũ cán bộ LĐ,
QL cấp huyện còn những hạn chế, bất cập đặc biệt là năng lực tổ chức còn có những khâu yếu, mặt yếu kéo dài, chậm được khắc phục Đó cũng chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự phát triển KT - XH của tỉnh mặc dù cao trong nhiều năm nhưng tính bền vững chưa cao; sự phát triển đời sống vật chất, tinh thần của các tầng lớp nhân dân còn nhiều khó khăn, đặc biệt là người dân ở các huyện nông thôn, huyện miền núi, những bản ở sâu, ở xa trung tâm của huyện, của tỉnh Cùng với đó là những tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 đã làm giảm hiệu quả, chất lượng và tính bền vững phát triển kinh tế - xã hội, đặt ra những thách thức mới trong giải quyết các vấn đề về sản xuất, kinh doanh, văn hoá, xã hội, lối sống Thực tiễn đó đã tác động mạnh mẽ, toàn diện, sâu sắc đến đội ngũ cán bộ theo hướng phải buộc đội ngũ cán bộ các cấp phải nâng cao trình độ toàn diện để khắc phục những hạn chế, bất cập của phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương Đồng thời đặt ra yêu cầu phải tiếp tục đổi mới mạnhmẽvề công tác cán bộ và xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp của Đảng bộ, chính quyền tỉnh Bo Kẹo, nhất là đội ngũ cán bộ cấp huyện đủ về số lượng, chất lượng, cơ cấu trong đó cần thiết phải cóphẩmchất,nănglựcvàuytínngangtầm.Muốnvậy,cầnthiếtphảithực hiện có chất lượng việc nâng cao NLTCTT của đội ngũ cán bộ LĐ, QL cấp huyện ở tỉnh Bo Kẹo hiện nay.
4.1.2 Yêu cầu nâng cao năng lực tổ chức thực tiễn của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp huyện ở tỉnh Bo Kẹo nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
4.1.2.1 Nâng cao năng lực tổ chức thực tiễn cho cán bộ lãnh đạo,quản lý cấp huyện phải toàn diện, đồng bộ, phù hợp với thực tiễn tỉnh BoKẹo Cộng hòa Dân chủ Nhân dânLào
Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, là chìa khóa để giải quyết các vấn đề của tổ chức Trong đó NLTCTT của đội ngũ cán bộ LĐ,
QL cấp huyện ở tỉnh Bo Kẹo là một yếu tố rất quan trọng góp phần chỉ đạo, triển khai, tổ chức thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ phát triển KT-XH, bảo đảm quốc phòng - an ninh, xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, cải thiện mọi mặt đời sống cho các tầng lớp nhân dân Đồng thời NLTCTT bị ảnh hưởng, chi phối ngược trở lại bởi các yếu tố này Do đó, để nâng cao NLTCTT cho đội ngũ cán bộ LĐ, QL cấp huyện ở tỉnh Bo Kẹo phải đồng bộ, toàn diện phù hợp với thực tiễn của tỉnh.
Sự phát triển kinh tế, xã hội, văn hoá, quốc phòng, an ninh và nâng cao đời sống của các tầng lớp nhân dân ở địa phương sẽ tác động trực tiếp, tích cực tới việc nâng cao NLTCTT cho đội ngũ cán bộ LĐ, QL cấp huyện Theo đó sự phát triển đồng bộ các yếu tố này sẽ tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ nói chung,cán bộ LĐ, QL cấp huyện nói riêng có điều kiện vật chất và thời gian để học tập,trau dồi NLTCTT Đội ngũ cán bộ có đời sống được nâng cao sẽ có điều kiện học tập, phấn đấu nâng cao năng lực toàn diện Sự phát triển đồng bộ của các yếu tố trên cũng đòi hòi đội ngũ cán bộ LĐ, QL cấp huyện phải thường xuyên tổ chức tốt hoạt động thực tiễn để tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững của huyện.Muốn vậy, cần thiết phải nâng cao năng lực toàn diện, mọi mặt trong đó cóNLTCTT Càng tham gia nhiều vào các hoạt động TCTT cán bộ càng có cơ hội,điều kiện để trau dồi, rèn luyện, phát triển NLTCTT của bảnthân.
Các yếu tố kinh tế, xã hội, văn hoá, quốc phòng, an ninh, đời sống của các tầng lớp nhân dân ở địa phương phát triển mới tạo ra được những điều kiện vật chất để nâng cao dân trí cho cán bộ, đảng viên và nhân dân trong vùng.Quađó,cánbộ,đảng viên, nhândân có cơ hộiphát triểncảvềthểchất,tinhthầnvàtrítuệ.Sựphát triểnvềthểchấtcủa đội ngũcánbộ sẽtạođiều kiện thuậnlợi chosựphát triểnvềtinhthần,trítuệ, trongđócóNLTCTT.Sựphát triểnvềmặtthểchấtlàđiều kiện quan trọngchophát triển toàn diện các nănglực, trongđócóNLTCTTcho đội ngũcánbộLĐ, QL Nhưngsựphát triểnvềthểchấtchỉ có thể cóđược trêncósởphát triểnđồngbộcủa kinh tế,xãhội, vănhoá,quốcphòng,an ninhvàđờisống Hơn nữa,nếucánbộ,đảng viênvànhândânđược nâng caovềtrìnhđộmọi mặtthìcàngđòi hỏicánbộLĐ,QLcấphuyệnphải nâng cao năng lựcvềmọi mặtcủamình.Bởilẽ,sựphát triển caovềmọi mặtcủanhândânsẽđặt rayêucầu caovềtrìnhđộđối với đội ngũcánbộnóichung, cánbộLĐ,QLcấphuyệnnóiriêng Đâylànhững điều kiện,môitrường quan trọngthúc đẩy đội ngũcánbộLĐ,QLcấphuyệntỉnh BoKẹo phảicốgắngnỗlựcđểnâng cao năng lực toàn diện, trongđócóNLTCTT.
Kinh tế, xã hội, văn hoá, quốc phòng, an ninh, đời sống nhân dân phát triển, trình độ dân trí của nhân dân, trình độ chuyên môn, lý luận của cán bộ, đảng viên được nâng cao thì mới có cơ sở, điều kiện để thực hiện dân chủ hoá đời sống xã hội, dân chủ hoá trong TCTT; góp phần khắc phục những tư tưởng lạc hậu của xã hội cũ cũng như các bệnh kinh nghiệm, cá nhân, thành tích, hình thức,… Trên cơ sở đó, cán bộ và nhân dân mới nâng cao năng lực của mình. Đồng thời, sự phát triển đồng bộ của các yếu tố trên cũng tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ LĐ, QL cấp huyện nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ Trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, khả năng nghiệp vụ của cán bộ càng được nâng cao thì họ càng có điều kiện rèn luyện, phát triển NLTCTT của bản thân Bởi, NLTCTT có liên hệ chặt chẽ với trình độ học vấn, trình độ chuyên môn và khả năng nghiệp vụ Do đó, nâng cao NLTCTT cho đội ngũ cán bộ LĐ,
QL cấp huyện ở tỉnh Bo Kẹo cần phải toàn diện, đồng bộ, phù hợp với thực tiễn của tỉnh và của từng địaphương.
Một số giải pháp nâng cao năng lực tổ chức thực tiễn của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp huyện ở tỉnh Bo Kẹohiện nay
4.2.1 Nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên trong hệ thống chính trị về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc nâng cao năng lực tổ chức thực tiễn của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp huyện ở tỉnh BoKẹo Đây là giải pháp quan trọng, ảnh hưởng lớn đến hiệu quả các hoạt động nâng cao NLTCTT cho đội ngũ cán bộ LĐ, QL cấp huyện ở tỉnh Bo Kẹo hiện nay Bởi lẽ, bên cạnh sự nhận thức đúng đắn, đầy đủ về vị trí, vai trò của nâng cao NLTCTT cho đội ngũ cán bộ LĐ, QL cấp huyện ở tỉnh Bo Kẹo của đa số cán bộ, đảng viên trong tỉnh thì vẫn còn một bộ phận cán bộ các cấp của tỉnh Bo Kẹo có nhận thức chưa đúng đắn, đầy đủ nội dung này Chính bản thân đội ngũ cán bộ LĐ, QL cấp huyện cũng chưa thấy rõ, thấy hết được vai trò của nâng cao NLTCTT với việc thực hiện và hoàn thành nhiệm vụ của bản thân trong quá trình công tác Do vậy, chỉ có trên cơ sở nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên trong hệ thống chính trị về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc nâng cao NLTCTT cho đội ngũ cán bộ LĐ, QL cấp huyện ở tỉnh Bo Kẹo hiện nay thì hoạt động này mới có hiệu quả thực chất, bềnvững. Đểnâng cao nhận thứcchocánbộ,đảng viên tronghệthống chínhtrịởtỉnh BoKẹovềýnghĩa, tầm quan trọngcủaviệc nâng caoNLTCTTcho đội ngũcánbộLĐ,QLcấphuyệnởtỉnh BoKẹo, cần thực hiệnmộtsốnội dungsau:
Thứ nhất, tăng cường giáo dục nâng cao nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên trong hệ thống chính trị ở tỉnh Bo Kẹo về vị trí, vai trò của công tác đào tạo, bồi dưỡng với việc nâng cao NLTCTT của đội ngũ cán bộ LĐ, QL cấp huyện Như đã nêu trên, bên cạnh những kết quả đạt được, trong công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao NLTCTT đội ngũ cán bộ LĐ, QL cấp huyện ở tỉnh BoKẹo thời gian qua vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập cả về nội dung, chương trình,phương pháp giảng dạy,… Do đó, cần thay đổi nhận thức và làm cho các chủ thể trong hệ thống chính trị ở tỉnh Bo Kẹo nhận thấy mối quan hệ biện chứng giữa nâng cao NLTCTT với hoạt động đào tạo, bồidưỡng cán bộ của các nhà trường và cả trong thực tế tự đào tạo, tự bồi dưỡng của đội ngũ cán bộ LĐ, QL cấp huyện ở tỉnh Bo Kẹo hiện nay Chỉ có trên cơ sở nâng cao nhận thức của các chủ thể trong hệ thống chính trị ở tỉnh Bo Kẹo thì mới được phát huy được điểm mạnh, đồng thời khắc phục được những hạn chế, bất cập trong công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao NLTCTT cho đội ngũ cán bộ
LĐ, QL cấp huyện ở tỉnh Bo Kẹo trong thời giantới.
Thứ hai,xác định rõ vai trò trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng, các tổ chức trong hệ thống chính trị và cán bộ, đảng viên về công tác quyhoạch cánbộLĐ,QLcấphuyện.Đặc biệt các thành viên cấpủycàngười đứngđầucần nhận thứcđầyđủhơnvềnộidung,yêucầuvàquytrìnhquyhoạch cánbộ.Ban Chấp hành Đảngbộtỉnh chỉ đạocáccơquan, cácsở,ban, ngànhxâydựng chiến lượckếhoạchchocôngtác tạonguồn cánbộhuyện;cóhướngdẫn cụthểvàthườngxuyênđônđốc,kiểmtra,tổngkếtrútkinhnghiệm.
Quy hoạch cán bộ LĐ, QL cấp huyện không chỉ là trách nhiệm của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnhmàtheo phân cấp quản lý cán bộ còn là trách nhiệmtrựctiếpcủaBanThườngvụHuyện ủy,củacáccơquan thammưuvềcôngtáctổchức cánbộ.Cácđảngbộhuyện,cácchibộvàcánbộLĐ,QLcấphuyệnphải thấusuốt nộidung,yêucầucủacôngtác quyhoạch cánbộ, coiđó làtrách nhiệm trực tiếpcủamình.Đảngbộhuyệnphải đưa côngtác quyhoạch,tạonguồn cánb ộ vàotrong cácsinhhoạtchi bộ.Hơnaihết, cánbộ,đảng viên hiểurõnhau,biết những ngườicónăng lựccóphẩm chấttốt có thể đảmđương chứcvụ.Vìvậy,cácchi bộ,cánbộ,đảng viênđềuphảicótrách nhiệm phát hiện, giới thiệu nguồn cánbộchoĐảng Nếu đảng viên được biết, đượcbàn thìhọ sẽcótrách nhiệmhơntrong việc lựa chọn cánbộ, đồngthờihọ sẽđóng gópnhiềuýkiếntrongviệcđánhgiá,quảnlýcánbộtrongnguồnquyhoạch.
Thứ ba,nâng cao nhận thức của các chủ thể, đặc biệt là đội ngũ cán bộ ở cấp tỉnh về vai trò của mối các yếu tố chính sách cán bộ và thực hiện đúng chính sách cán bộ của việc đổi mới và thực hiện đồng bộ các quy định, quy chế về bố trí, sử dụng, luân chuyển cán bộ LĐ, QL cấp huyện của việc quy hoạch,tạonguồncánbộ,đốivớiviệcnângcaoNLTCTTcủacánbộLĐ,QL cấp huyện Chỉ có trên cơ sở nhận thức đúng đắn về các mối quan hệ này trong thực tiễn, đội ngũ cán bộ, đảng viên trong hệ thống chính trị tỉnh Bo Kẹo mới có thể thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng, triển khai các kế hoạch, các nội dung phát triển đội ngũ cán bộ LĐ, QL cấp huyện Cũng thông qua đó, những khó khăn, vướng mắc trong thực hiện chính sách cán bộ, công tác bố trí, sắp xếp, sử dụng và quy hoạch, tạo nguồn cán bộ mới kịp thời được tháo gỡ, giải quyết Qua đó, góp phần nâng cao NLTCTT cho đội ngũ cán bộ LĐ, QL cấp huyện ở tỉnh Bo Kẹo hiệnnay.
Thứ tư,nâng cao nhận thức của chính đội ngũ cán bộ LĐ, QL cấp huyện về vị trí, vai trò của việc nâng cao NLTCTT của họ với việc hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ đảm nhiệm Trong thực tế, về các năng lực cấu thành của NLTCTT của đội ngũ cán bộ LĐ, QL cấp huyệnmàtác giả khảo sát, đánh giá về cơ bản đều đảm bảo yêu cầu thực thi nhiệm vụ Tuy nhiên, cũng qua khảo sát cho thấy, một số cán bộ LĐ, QL cấp huyện ở tỉnh Bo Kẹo chưa nhận thức đầy đủ, đúng đắn về việc tự nâng cao NLTCTT, về chức trách, nhiệm vụ đảm nhiệm.
Do đó, việc nâng cao nhận thức của chính đội ngũ cán bộ LĐ, QL cấp huyện về vị trí, vai trò của việc nâng cao NLTCTT của bản thân là một biện pháp có tính cấpthiết.
4.2.2 Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp huyện ở tỉnh Bo Kẹo nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào theo hướng nâng cao năng lực tổ chức thựctiễn
4.2.2.1 Đổimớicông tác đào tạo, bồidưỡng Để nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trong giai đoạn mới, bảo đảm công tác đào tạo, bồi dưỡng sẽ góp phần nâng cao NLTCTT cho đội ngũ cán bộ LĐ, QL cấp huyện, cần quan tâm thực hiện tốt một số vấn đề sau đây:
Thứ nhất, đổi mới nội dung, chương trình, thực hiện đào tạo cơ bản và bồi dưỡng chức danh cho tất cả các chức danh cán bộ LĐ, QL cấp huyện Căn cứ vào đối tượng đào tạo, bồi dưỡng, và soát chỉnh sửa hệ thống chương trình đào tạo, bồi dưỡng ở trường chính trị tỉnh và các trung tâm chính trị huyện hiện nay để tránh chồng chéo, trùng lặp; cần nghiên cứu và tiến tới ban hành hệ thống chương trình thống nhất bao gồm “chương trình đào tạo cơ bản” và các
“chương trình bồi dưỡng chức danh”.
Thực tế cho thấy, hiện nay trong xây dựng chương trình, các trường đại học, trường chính trị các cấp chỉ mới tập trung vào nghiên cứu xây dựng
“chương trình đào tạo” và chưa quan tâm nghiên cứu xây dựng “chương trình bồi dưỡng chức danh” Hơn nữa, do những quy định chồng chéo về tiêu chuẩn đào tạo, nên hiện có tình trạng cán bộ LĐ, QL cấp huyện phải học nhiều lần với nhiều loại chương trình với kiến thức có sự trùng lặp Điều đáng lưu ý là, đội ngũ cán bộ LĐ, QL cấp huyện được hình thành qua bầu cử, thường xuyên có sự luân chuyển vị trí, chức danh công tác giữa công tác khối đảng, khối chính quyền, khối đoàn thể Do vậy, việc xây dựng “chương trình đào tạo cơ bản” cho tất cả các chức danh cán bộ LĐ, QL cấp huyện và chương trình bồi dưỡng cho mỗi chức danh - bí thư, chủ tịch, trưởng phó ban ngành ở huyện là hết sức cần thiết và sẽ tránh được sự trùng lặp, góp phần thiết thực nâng cao chất lượng trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ LĐ, QL cấp huyện ở tỉnh Bo Kẹo hiện nay Qua khảo sát, cho thấy, sự không đồng đều về mặt nhận thức và NLTCTT của cán bộ
LĐ, QL cấp huyện được bộc lộ rõ ở các chức danh khác nhau Chẳng hạn với chức danh Chủ tịch huyện thì những khó khăn họ gặp phải thường tập trung ở khả năng tập hợp cấp dưới, tập hợp cán bộ cơ sở và tập hợp quần chúng nhân dân, khó khăn ở công tác cảm hoá, thuyết phục, vận động mọi người Nhưng Bí thư Đảng bộ huyện thì những khó khăn trên lại là trở ngại không đáng kể trong quá trình công tác của họ Tuy nhiên, Bí thư Đảng bộ huyện lại gặp khó khăn ở khâu sử dụng nguồn lực tài chính vật tư… Từ những ví dụ này có thể nhận thấy việc bồi dưỡng theo chức danh sẽ có ý nghĩa giải quyết thực tế này. Để đáp ứng yêu cầu của công tác LĐ, QL ở một tỉnh còn nhiều khó khăn như Bo Kẹo, cũng như đáp ứng yêu cầu của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế, đội ngũ cán bộ LĐ, QL cấp huyện cầnđượcbổtúcthêmnhữngkiếnthứcvềquảnlýnhànước,quảnlýkinhtế, ngoại ngữ và những kiến thức về thương mại, thương mại quốc tế nói riêng, luật pháp, … Theo đó, những nội dung kiến thức côt yếu cần trang bị cho đội ngũ cán bộ LĐ, QL cấp huyện hiện nay gồm: 1) Chủ nghĩa Mác - Lênin đặc biệt là chú ý đào tạo phương pháp tư duy biện chứng làm cơ sở nền tảng nhận thức cho cán bộ LĐ, QL cấp huyện; 2) Tư tưởng Cay Xỏn Phôm Vị Hản, nhất là tư tưởng về dân - dân chủ - dân vận; về Đảng, Nhà nước Lào trong quan hệ với nhân dân; về quy chế thực hiện dân chủ ở cơ sở Giáo dục đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa kinh nghiệm, chủ nghĩa cá nhân; 3) Các tri thức, kiến thức về chính trị học và xử lý các tình huống chính trị - xã hội,…; 4) Kiến thức về quản lý nhà nước, quản lý phát triển xã hội; 5) Kiến thức sự nghiệm quốc tế, an ninh - quốc phòng, đối ngoại; 6) Ngoại ngữ, tin học, nhất là kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin, mạng xãhội.
Sau khi đã học xong chương trình đào tạo cơ bản, nếu cán bộ LĐ, QL cấp huyện có sự luân chuyển vị trí, chức danh công tác cần học bổ sung chương trình bồi dưỡng chức danh Như vậy sẽ thiết thực, hiệu quả, tránh trùng lặp, chồng chéo và lãng phí trong đàotạo.
Thứ hai, đổi mới phương pháp, đa dạng hoá hình thức đào tạo, bồi dưỡng.
Cùng với việc đổi mới nội dung chương trình, cần tiếp tục đổi mới phương pháp, hình thức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Thực hiện phương châm lý luận liên hệ với thực tiễn, học đi đôi với hành; gắn việc học tập lý luận ở trường với đời sống xã hội, thực tiễn công tác ở cơ sở; gắn học tập lý thuyết với thực hành công việc, liên hệ, vận dụng lý luận với thực tiễn đào tạo, quản lý ở địa phương; gắn học tập với rèn luyện phương pháp côngtác.
Tích cực đổi mới phương pháp dạy và học, lấy người học làm trung tâm,tăng cường nêu vấn đề, gợi mở, phát huy tính độc lập sáng tạo của người học.Tăng cường thảo luận, liên hệ, vận dụng những kiến thức đã học với việc giải quyết các tình huống trong LĐ, QL ở huyện, làm tốt các bài tập thực hành nghiệp vụ công tác đảng, công tác chính quyền, đoàn thể,… Việc đổi mới phương pháp dạy học là phải đổi mới cách dạy và cách học, đổi mới phươngpháptruyềnthụ,hướngvàorènluyệntưduyđộclậpsángtạo,phát huy trí tuệ và sự chủ động, năng động của người học Cần tăng thời gian thảo luận, dạy học theo cách nêu vấn đề, tăng đối thoại, giao tiếp giữa giảng viên và học viên, ra các bài tập xử lý tình huống và gợi ý các phương án xử lý Trong giảng dạy cần chú trọng gắn lý luận với việc lý giải, xử lý những vấn đề nổi cộm trong thực tế đời sống cơ cơ quan, địaphương.