1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề tài phân tích thực trạng năng suất lao động tại một tập đoàn ô tô nổi tiếng toyota và biện pháp cải tiến năng suất lao động tại việt nam

24 722 5
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 5,74 MB

Nội dung

NSLĐ được đo bằng số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian, hoặc bằng lượng thời gian lao động hao phí đề sản xuất ra một đơn vị sản phẩm.. NSLĐ cá nhân là hiệu quả sản x

Trang 1

Tiêu luận

Quản trị sản xuất và dịch vụ

Trang 2

MỤC LỤC

IURN9(U00) 1ì 0T 3 Trang 2

1 Lý luận cơ bản về năng suất lao động 2-2 52 ©s2+22+ze2zx+zxecze2 Trang 3

1 Khái niệm về năng suất lao động 2 2 s+x+£x++z++E++rxerxzreee Trang 3

2 Phân loại năng suất lao động 2-2 + £+SE+EE+EEeEEtEEEEEEerkrrrerrree Trang 3

3 Tăng năng suất lao động -¿- 5c tt EEEE1211211 1111121111111 Trang 5

4 Các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lao động 5z 5+: Trang 5

5 Mối quan hệ giữa tăng Năng Suất Lao động với cường độ lao động, tiền lương, hiệu quả kinh tế và khả năng cạnh tranh 2-2 s2 s2 s++s++++£xezxzzeee

6 Chỉ tiêu và phương pháp phân tích năng suất lao động

II/ Thực trạng năng suất lao động

tại một tập đoàn ôtô nỗi tiếng — TOyOta - 2-2 + ©s£xz+E2Ee£xerxerrez Trang 9

1 Giới thiệu chung về tập đoàn ToyOfa 2- 2 2z+cxzcxczrxesrxrrrxeee Trang 9

2 Hệ thống sản xuất TOyOta - 2-22 2+SE‡SEEE2EE2E1EEEEEEEEE221Exrrcrex Trang 11

3 Dịch vụ chăm sóc khách hàng - + ++++++s++x£+x+ex+ex+eezexzess Trang 16

II Biện pháp cải tiến năng suất lao động tại Việt Nam Trang 21

Trang 2

Trang 3

LỜI GIỚI THIỆU

Ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, xu hướng quốc tế hoá, toàn cầu hoá cùng với tính chất khốc liệt của cạnh tranh thì vấn đề tăng năng suất lao động trở thành vẫn đề sống còn của một doanh nghiệp Các doanh nghiệp đã quan tâm tới việc khuyến khích tăng năng suất lao động, trong cả hiện tại và cho tương lai

Các doanh nghiệp Việt Nam cũng không nằm ngoài cuộc cách mạng về năng suất này

Đây là một thách thức không nhỏ nhưng lại mang đến một cơ hội vô cùng lớn về lợi

nhuận, nâng vị thế doanh nghiệp trên thương trường, chiếm lĩnh thị trường mục tiêu, mở

rộng thị phần

Một trong các tập đoàn hùng mạnh của Nhật Bản là Toyota, được xem như một ví dụ điển hình cho việc cải tiến năng suất và đạt được nhiều thành công Toyota gây được sự

chú ý lần đầu tiên của thế giới vào những năm 1980 khi mà khách hàng bắt đầu nhận ra

rằng xe Toyota có tuổi thọ đài hơn và ít sửa chữa hơn xe Mỹ Ngày nay họ là một trong những nhà sản xuất xe hơi có lãi nhất trên thế giới, sản xuất xe hơi chất lượng cao, theo thị hiếu của người dùng, sử dụng ít giờ lao động và hàng hóa tồn kho Đến ngày hôm nay, Toyota vẫn tiếp tục gia tăng sản xuất, phát triển sản phâm và hòan thiện quy trình

Kết cấu gồm 3 phần:

Phần I: Lý luận cơ bản về năng suất lao động

Phần II: Phân tích thực trạng năng suất lao động tại một tập đoàn ôtô nồi tiếng - Toyota Phần III: Biện pháp cải tiến năng suất lao động tại Việt Nam

Trang 4

2

LY LUAN CO BAN VE NANG SUAT LAO DONG

Khái niệm về năng suất lao đông:

Năng suất phản ảnh sự gia tăng (sản phẩm hoặc giá trị) của quá trình sản xuất

Năng suất được tính toán bằng cách so sánh giữa kết quả đạt được với nguồn lực

đã bỏ ra

Theo Karl Marx thì NSLĐ là “sức sản xuất của lao động cụ thể có ích” NSLĐ thể

hiện kết quả hoạt động sản xuất có ích của con người trong một đơn vị thời gian nhất định Theo quan niệm truyền thống: NSLĐ là tỷ số giữa đầu ra và đầu vào, là lượng lao động để tạo ra đầu ra đó NSLĐ được đo bằng số lượng sản phẩm sản

xuất ra trong một đơn vị thời gian, hoặc bằng lượng thời gian lao động hao phí đề sản xuất ra một đơn vị sản phẩm

Nếu đầu ra lớn hơn đạt được từ một đầu vào thì có thể nói NSLĐ cao hơn Quan

niệm truyền thống đề cập về mặt tĩnh và chủ yếu nhắn mạnh về mặt số lượng Còn

theo quan niệm mới thì NSLĐ được hiểu rộng hơn, đó là tăng số lượng sản xuất

đồng thời với tăng chất lượng đầu ra Điều này có nghĩa là sử dụng một lượng lao động để sản xuất một khối lượng lớn các đầu ra có cùng chất lượng hoặc chất lượng cao hơn Với quan niệm như vậy, năng suất co thé hiểu là trả ít hơn và nhận nhiều hơn mà không tổn hại đến chất lượng NSLĐ không chỉ phụ thuộc vào số lượng mà còn phụ thuộc rất lớn vào chất lượng, đặc điểm của đầu ra và tính hiệu quả trong sản xuất

Từ những quan niệm trên, ta có thể chỉ ra rằng: NSLĐ là hiệu quả sản xuất của lao

động có ích trong một đơn vị thời gian Tăng NSLĐ không chỉ đơn thuần là chỉ tiêu phản ánh lượng sản phẩm sản xuất ra mà nó phải chỉ ra được mối quan

hệ giữa năng suất- chất lượng- cuộc sống- việc làm và sự phát triển bền vững Phân loại năng suất lao đông:

2.1.Phân loại:

2.1.1 Năng suất lao động cá nhân:

Trang 5

NSLĐ cá nhân là hiệu quả sản xuất của cá nhân người lao động trong một đơn vị thời gian NSLĐ cá nhân có vai trò rất lớn trong quá trình sản xuất Nó thường được biểu hiện bằng đầu ra trên một giờ lao động Việc tăng hay giảm NSLĐ cá

nhân phần lớn quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Tăng

NSLĐ cá nhân có nghĩa là giảm chỉ phí lao động sống dẫn đến làm giảm giá trị

cho một đơn vị sản phẩm, giá thành sản xuất giảm, tăng lợi nhuận của công ty NSLĐ cá nhân chủ yếu phụ thuộc vào bản thân người lao động như trình độ, tay nghề, sức khoẻ, sự thành thạo trong công việc, tuổi tác và công cụ lao động mà

người lao động đó sử dụng là công cụ thủ công hay cơ khí, là thô sơ hay hiện đại 2.1.2 Năng suất lao động xã hội:

NSLĐ xã hội là mức năng suất chung của một nhóm người hoặc của tất cả cá

nhân trong xã hội Vì vậy có thé khang định NSLĐ xã hội là chỉ tiêu hoàn hảo

nhất giúp ta đánh giá chính xác thực trạng công việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như phạm vi toàn xã hội Trong điều kiện hiện nay, NSLĐ xã hội ở phạm vi vĩ mô được hiểu như NSLĐ của quốc gia, phản ánh tổng giá trị sản

xuất trên một người lao động cụ thể Nó là chỉ tiêu cơ bản để đánh giá sức mạnh

kinh tế của một nước và so sánh giữa các nước NSLĐ xã hội tăng lên khi và chỉ

khi cả chỉ phí lao động và lao động quá khứ cùng giảm, tức là đã có sự tăng lên của NSLĐ cá nhân và tiết kiệm vật tư, nguyên liệu trong sản xuất NSLĐ xã hội không chỉ phụ thuộc vào công cụ lao động, trình độ của người lao động mà còn phụ thuộc rất nhiều vào ý thức lao động sản xuất của người lao động, điều kiện tự nhiên, điều kiện lao động, bầu không khí văn hoá

2.2.Mối quan hệ giữa năng suất lao động cá nhân và năng suất lao động xã hội:

NSLĐ cá nhân và NSLĐ xã hội có mối quan hệ mật thiết với nhau Tăng năng

suất cá nhân dẫn đến tăng năng suất xã hội và tăng năng suất xã hội là Bảng hiện của tăng năng suất cá nhân Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng có thể nói tăng NSLĐ cá nhân dẫn đến tăng NSLĐ xã hội vì việc hạ thấp chi phi lao động sống nêu rõ đặc điểm tăng NSLĐ cá nhân Hạ thấp chỉ phí cả lao động sống và lao động

quá khứ, nêu rõ đặc điểm tăng NSLĐ xã hội, trong điều kiện làm việc với các

Trang 6

công cụ hiện đại, không thé tách rời lao động của hàng loạt ngành đã tham gia vào

sáng tạo ra công cụ hiện đại đó Mặt khác, trong quản lý kinh tế, nếu chỉ chú trọng

đơn thuần tính theo chỉ tiêu NSLĐ cá nhân (tiết kiệm lao động sống) sẽ diễn ra

hiện tượng coi nhẹ tiết kiệm vật tư, coi nhẹ chất lượng sản phẩm Thực tế cho biết

có nhiều trường hợp, NSLĐ của một số cá nhân nào đó tăng nhưng NSLĐ của toàn phân xưởng, toàn doanh nghiệp không tăng, thậm chí giảm Như vậy, đã có

sự thay đổi giữa lao động sống và lao động quá khứ: lao động sống càng có năng

suất cao hơn thì đòi hỏi sự kết hợp với nhiều lao động vật hoá hơn

Tóm lại, để NSLĐ xã hội tăng lên thì NSLĐ cá nhân phải tăng lên và tiết kiệm lao động

sống giảm nhanh hơn sự tăng lên của lao động quá khứ

3 Tăng năng suất lao động:

3.1.Khái niệm tăng năng suất lao động:

- _ Tăng NSLĐ là “sự tăng lên của sức sản xuất hay NSLĐ, nói chung chúng ta hiểu

là sự thay đổi trong cách thức lao động, một sự thay đổi làm rút ngắn thời gian lao

động xã hội cần thiết để sản xuất ra một hàng hoá, sao cho số lượng lao động ít hơn mà lại có được sức sản xuất ra nhiều giá trị sử dụng hơn.”

3.2 Bản chất của tăng năng suất lao động:

- Trong quá trình sản xuất, lao động sống và lao động quá khứ bị hao phí

theo những lượng nhất định Lao động sống là sức lực con người bỏ ra trong

quá trình sản xuất Lao động quá khứ, sản phẩm của lao động sống đã được vật hoá trong các giai đoạn sản xuất trước kia biểu hiện ở giá trị máy móc, nguyên vật liệu) Hạ thấp chỉ phí lao động sống nêu rõ đặc điểm tăng NSLĐ cá nhân Hạ

thấp chỉ phí cả lao động sống và lao động quá khứ nêu rõ đặc điểm tăng NSLĐ xã

hội Như vậy, bản chất của việc tăng NSLĐ là hạ thấp lượng lao động hao phí để

sản xuất ra một đơn vị sản phẩm (cả lao động sống và lao động quá khứ)

3.3.Sự vận động của quy luật tăng năng suất lao động:

- ĐỂ tăng năng suất xã hội, có thể áp dụng hai biện pháp: tăng thêm quỹ thời gianlao động hoặc tiết kiệm chỉ phí lao động đối với mỗi đơn vị sản phẩm Tăng

Trang 7

n

5

thời gian lao động có thể thực hiện thông qua việc tăng thêm số người làm việc, kéo dài thời gian làm việc trong ngày hoặc tăng số ngày làm việc trong năm Còn tiết kiệm hao phí lao động để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm được thực

hiện qua áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, cải tiến tổ chức sản xuất, cải tiến điều

kiện lao động

Tăng NSLĐ bằng việc tăng thời gian lao động bị hạn chế rất nhiều vì số lượng lao

động, thời gian lao động bị giới hạn về mặt tự nhiên do con người có nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí Biện pháp này chỉ được áp dụng trong giai đoạn đầu của sự phát

triển khi công cụ lao động còn thô sơ

Các nhân tố ánh hướng đến năng suất lao động:

Các yếu tố gan liền với sự phát triển của khoa học, kỹ thuật

Các yếu tố gắn liền với con người và quản lý con người

Các yếu tố gắn liền với điều kiện tự nhiên

Các yếu tố cơ sở vật chất- kỹ thuật của xã hội

Mối quan hệ giữa tăng Năng Suất Lao động với cường độ lao động, tiền

lương, hiệu quả kinh tế và khá năng cạnh tranh:

.1.Tăng năng suất lao động với tăng cường độ lao động:

Tăng NSLĐ có nghĩa là, giảm chỉ phí lao động cho một đơn vị sản phẩm Trong một thời gian như nhau, NSLĐ càng cao thì số lượng giá trị sử dụng sản xuất ra càng nhiều nhưng giá trị sáng tạo ra không vì thế mà tăng lên.Vì đi đôi với NSLĐ tăng, thời gian lao động cần thiết đề tạo ra một sản phẩm giảm Karl Marx viết:

“Nói chung, sức sản xuất của lao động càng lớn thì thời gian lao động tất yếu để sản xuất ra một vật phẩm càng ngắn và khối lượng lao động kết tinh

trong vật phẩm đó càng nhỏ, thì giá trị của vật phẩm đó càng ít Ngược lại, sức sản xuất của lao động càng ít thì thời gian lao động tất yếu để sản xuất ra một sản phẩm sẽ càng đài và giá trị của nó cũng càng lớn Như vậy là, số lượng của giá trị

đơn vị hàng hoá thay đối tỷ lệ thuận với số lượng của lao động thể hiện trong

hàng hoá đó và thay đổi tỷ lệ nghịch với sức sản xuất của lao động đó”

.2.Tăng năng suất lao động và hiệu qua kinh tế:

Trang 8

Theo cách hiểu chung nhất ở Việt Nam hiện nay, hiệu quả là mối quan hệ giữa

nhân tố đầu vào và nhân tố đầu ra Tuy nhiên, nhắc đến hiệu quả kinh doanh

xã hội trong đó các hoạt động kinh tế của doanh nghiệp không chỉ phản ánh kết quả của mình thông qua các chỉ tiêu tài chính mà còn thông qua những kết quả xã

hội mà hoạt động đó đưa lại Đề đánh giá hiệu quả, chúng ta thường đưa ra một khái niệm NSLĐ xã hội và nó được đùng làm tiêu chuẩn đánh giá mức độ hiệu quả Việc nâng cao NSLĐ góp phần nâng cao hiệu quá kinh tế

5.3.Mối quan hệ giữa năng suất lao động và khả năng cạnh tranh:

Giữa NSLĐ và tính cạnh tranh có mối quan hệ rất chặt chẽ Khi tài sản và quá trình được quản lý một cách có hiệu quả thì sẽ đạt được năng suất cao Chi phi

cho đơn vị sản phẩm thấp nhưng lại đáp ứng được và vượt mức đòi hỏi của khách

hàng Cạnh tranh ở đây là khả năng của một nước hoặc một doanh nghiệp Cạnh tranh được thể hiện trước hết ở mặt giá cả thấp, chất lượng sản phẩm cao Một

trong những chỉ tiêu quan trọng nhất phản ảnh khá năng cạnh tranh là chi phi lao động trong một đơn vị GDP hoặc trong giá trị gia tăng Trong mối quan hệ giữa NSLĐ và cạnh tranh thì NSLĐ là cơ sở cho cạnh tranh lâu đài và bền vững, biểu

hiện: Tài sản cạnh tranh kết hợp với quá trình cạnh tranh tạo ra khả năng cạnh

tranh trên thế giới Ở đây, tài sản cạnh tranh bao gồm: cơ sở hạ tầng, tài chính, công nghệ, con người

5.4 Mối quan hệ giữa tăng năng suất lao động với tăng trưởng kinh tế và việc làm:

Nói chung, nguồn gốc của tăng trưởng kinh tế là tăng NSLĐ và tăng việc

làm Kinh nghiệm của các nước phát triển cho thấy rằng, nếu có khả năng tổ chức

phát triển tốt, tăng NSLĐ không dẫn đến giảm việc làm mà ngược lại, hầu hết các

nứơc có trình độ NSLĐ cao lại là những nước giải quyết tốt vấn đề việc làm

5.5.Mối quan hệ giữa tăng năng suất lao động và tăng tiền lương:

Mối quan hệ giữa NSLĐ và tiền lương là một chỉ số rất cơ ban, là thước đo hiệu

quả sử dụng lao động của doanh nghiệp Về nguyên tắc, tốc độ tăng NSLĐ của

doanh nghiệp phải lớn hơn tốc độ tăng tiền lương bình quân Bởi vì:

Do yêu cầu của tăng khả năng cạnh tranh

Trang 9

e _ Năng suất lao động chỉ là một bộ phận của tổng năng suất chung

© Do yêu cầu của tích luỹ

6 Chí tiêu và phương pháp phân tích năng suất lao động

6.1.Chỉ tiêu tính năng suất lao động

6.1.1 Chỉ tiêu năng suất lao động tính bằng hiện vật: đơn vi tinh kg, m2, m3

Ưu điểm:

Đánh giá trực tiếp được hiệu quả lao động

Biểu hiện mức NSLĐ một cách cụ thể, chính xác, không chịu ảnh hưởng của biến động giá cả

Thích hợp với các nhóm, tổ, đội chỉ sản xuất 1 loại sản phẩm

Có thể so sánh được trực tiếp NSLĐ tại xí nghiệp, các đơn vị có cùng 1 loại sản

phẩm, hoặc có thể so sánh giữa các doanh nghiệp với nhau khi có cùng loại sản

phẩm

Nhược điểm:

Chỉ dùng để tính cho 1 loại sản phâm nhất định nào đó, không thể dung làm chỉ tiêu tổng hợp cho nhiều loại sản phẩm Trong thực tiễn ít có doanh nghiệp nào chỉ sản xuất 1 sản phâm có cùng quy cách, phẩm chất

Không thể so sánh mức NSLĐ giữa các ngành có các loại sản phâm khác nhau, cũng như việc đo lường NSLĐ của các doanh nghiệp, các ngành có chủng loại mặt hàng đa dạng

Chi tiêu này chỉ dùng để tính cho thành phâm Sản phẩm đở dang không tính

được nên không phản ánh đầy đủ sản lượng của công nhân Đặc biệt với những

doanh nghiệp có tỷ trọng tái chế phẩm lớn như doanh nghiệp đóng tàu, xây dựng

cơ bản thì chỉ tiêu này bộc lộ rõ nhược điểm trên Vì thế, việc dùng chỉ tiêu này bị

hạn chế Để khắc phục nhược điểm này, người ta phải dùng chỉ tiêu hiện vật quy

đổi Muốn vậy phải tính đổi nhiều loại sản phẩm sang một loại nào đó

được chọn là đơn vị đo lường chung Khi quy định cần chú ý đến những đặc

điểm về trọng lượng, khối lượng, công suất

Trang 10

6.1.2 Chỉ tiêu năng suất lao động tính bằng giá trị: (tiền)

Chỉ tiêu này dùng sản lượng tính bằng tiền (theo giá trị có định) của tất cả các loại sản

phẩm của doanh nghiệp (hoặc ngành) sản xuất ra dé biểu hiện mức NSLĐ của một

công nhân (hay một công nhân viên)

Ưu điểm: Đây là chỉ tiêu thông dụng nhất, có khả năng tính cho nhiều loại sản phẩm khác nhau, khắc phục được nhược điểm chỉ tiêu tính bằng hiện vật Phạm vi sử dụng của nó rộng hơn từ doanh nghiệp đến ngành rồi giữa các ngành và nền kinh tế quốc

dân Có thể dùng để so sánh mức NSLĐ giữa các doanh nghiệp, giữa các ngành

với nhau

Nhược điểm:

e _ Không khuyến khích tiết kiệm vật tư và dùng vật tư rẻ

e Chịu ảnh hưởng của cách tính tổng sản lượng theo phương pháp công xưởng Nếu sản phẩm hiệp tác với ngoài nhiều cơ cấu sản phẩm thay đối sẽ làm

sai lệch mức NSLĐ của bản thân doanh nghiệp

¢ Chỉ dùng trong trường hợp cấu thành sản phẩm sản xuất không thay đổi (hoặc ít thay đổi) vì cấu thành sản xuất sản phẩm thay đổi sẽ làm sai lệch mức và tốc độ tăng NSLĐ

6.1.3 Chỉ tiêu tính năng suất lao động bằng thời gian lao động:

Chỉ tiêu này dùng lượng thời gian cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm (hoặc hoàn thành một công việc) dé biểu hiện NSLĐ

Ưu điểm: Phản ánh được cụ thể mức tiết kiệm thời gian lao động để sản xuất ra sản

phẩm

Nhược điểm: Tính toán khá phức tạp, không dùng đề tính tổng hợp được NSLĐ bình

quân của một ngành hay một doanh nghiệp có nhiều loại sản phẩm khác nhau Ngoài

ra, trong quản lý người ta phân biệt các loại NSLĐ tính theo năm, tháng, ngày, giờ

6.2.Phương pháp phân tích năng suất lao động trong doanh nghiệp:

Trang 11

Người lao động luôn muốn hiệu quả lao động của mình ngày một tăng, nghĩa là NSLĐ không ngừng tăng lên Do đó phân tích NSLĐ nhằm mục tiêu nâng cao NSLĐ Tất ca sự biến động đều có thể biểu diễn tổng quát đưới hai dạng: sự biến động tuyệt

đối và sự biến động tương đối Việc phân tích nhằm mục đích tìm ra nguyên nhân gây

nên sự biến động và vai trò tác động của từng nguyên nhân

Il THUC TRANG NANG SUAT LAO DONG TAI MOT TAP DOAN OTO NOI TIENG - TOYOTA

1 Giới thiệu chung về tập đoàn Toyota

Toyota là một tập tập đoàn sản xuất ôtô xuyên quốc gia có trụ sở chính đặt tại

Nhật Bản, được thành lập vào ngày 28/08/1937 Chủ tịch tập đoàn Toyota hiện

nay la Toyoda Akio

Sau một thời gian dài phat triển, đến nay Toyota đã vươn lên trở thành tập đoàn sản xuất xe lớn nhất thế giới xét về đoanh số bán hàng

Hoạt động chủ yếu của công ty là thiết kế, lắp ráp và bán các loại xe hơi, xe đua,

xe tải, xe chuyên chở và các loại phụ tùng liên quan Toyota được biết đến với những nhãn hiệu xe nồi tiếng như Pirus (dòng xe nhiên liệu sạch hybrid), Lexus va Scion (dòng xe sang trọng), Tundra (dòng xe tải) Toyota sở hữu một lượng cổ phần lớn trong các hãng xe hơi Daihatsu và Hino, Fuji Heavy Industries, Isuzu

Motors, Yamaha Motors, và tập đoàn Mitsubishi Aircraft Ngoài sản xuất xe ôtô, Toyota còn cung cấp các dịch vụ tài chính (Royota Finacial Services), tham gia

chế tạo robot, công nghệ sinh học

Thị phần của Toyota rộng toàn thế giới trong đó 26% tại Nhật Bán, 29% tại Bắc

Mỹ, 14% tại Châu Âu Toyota xây dựng những nhà máy tại mọi nơi trên thế giới,

sản xuất hoặc lắp ráp xe phục vụ nhu cầu tại chính thị trường đó Những nhà máy này có mặt tại Japan, Úc, Án độ, Sri Lanka, Canada, Indonesia, Ba Lan, Nam

Phia, thổ Nhĩ Kì, Colombia, Anh, Mỹ, UAE, Pháp, Brazil, Bồ Đào Nha,

Argentina, Cộng hòa Séc, Trung QUéc, Viét Nam, Venezuela, Philippine va Nga

Trang 12

Toyota bị ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc khủng hoảng tài chính 2007-2010 Với

Toyota năm 2009 là năm thua lỗ đầu tiên trong vòng 70 năm trở lại đây Toyota

ngập trong nợ và phải vay 270 tỷ từ ngân hàng tài trợ bởi Chính Phủ Nhật Bản

Trong năm 2010, hình ảnh Toyota bị giảm sút nặng nề khi công ty buộc phải thực hiện những vụ thu hồi xe lớn trên toàn Châu Âu do các lỗi ở chân ga và phanh xe Vẫn chưa đừng lại ở đó, Toyota lại tiếp tục thất bại sau những thảm họa do tốn

thất Sóng thần và Động đất vào ngày 11/03/2011 tại Nhật Bản

Tuy nhiên, Toyota đã bức phá phục hồi khá ấn tượng trong sáu tháng đầu năm

2012 với doanh số bán hàng đạt hơn 4,9 triệu xe Đây là lần thứ hai Toyota có

doanh số 6 tháng vượt qua đối thủ General Mofors

Mới đây, Hãng tư vấn Interbrands (Mỹ) đã công bố bảng xếp hạng Các thương

hiệu Nhật Bản tốt nhất toàn cầu năm 2012, theo đó, hãng chế tạo ôtô Toyota tiếp

tục giữ vững ngôi vị số một trong năm thứ 4 liên tiếp Đứng thứ hai là Honda Motor, trong khi thương hiệu Canon xếp ở vị trí thứ 3

Hệ thống Sản xuất Toyota

Hệ thống Toyota được định nghĩa là phương pháp sản xuất tiết kiệm bởi nó sử

dụng ít hơn tất cả các nguồn lực so với phương thức sản xuất hàng loạt hiện thời, như là chỉ sử dụng một nửa số lượng nhân lực, một nửa không gian sản xuất, một nửa vốn đầu tư vào các công cụ, một nửa thời gian kỹ thuật để phát triển một sản phẩm mới và việc sản xuất chỉ tốn một nửa thời gian so với phương pháp sản xuất

hàng loạt

Để tối ưu hoá hệ thống sản xuất, Tập đoàn ô tô Toyota đã kết nói các lợi ích của

hình thức sản xuất thủ công và sản xuất hàng loạt Phương thức này giúp tổ chức

vừa tránh được chỉ phí cao của phương thức sản xuất trước đây, vừa khắc phục được sự cứng nhắc của phương thức sản xuất hiện thời Bên cạnh đó, họ tuyến dụng một đội ngũ nhân viên đa kỹ năng tại mọi cấp độ của tổ chức và sử dụng những máy móc có độ linh hoạt cao và tự động để sản xuất ra một lượng lớn các

sản phẩm đa chủng loại

Ngày đăng: 21/06/2014, 19:18

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w