I. Tổng quan....................................................................................... 2 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................................................2 2. Vấn đề nghiên cứu......................................................................................................................2 II. Kết quả nghiên cứu ....................................................................... 3 1. Quy mô, dung lượng tiềm năng thị trường ..............................................................................3 1.1. Quy mô thị trường..............................................................................................................3 1.2. Dự báo dung lượng thị trường tiềm năng ........................................................................3 2. Các nhóm nhu cầu sản phẩm của khách hàng, phân khúc thị trường..................................5 2.1. Các nhóm nhu cầu sản phẩm trang điểm và chăm sóc da..............................................5 2.2. Các nhóm sản phẩm...........................................................................................................6 2.3. Phân khúc thị trường.........................................................................................................7 3. Các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm tiêu biểu. So sánh định vị các doanh nghiệp...........7 3.1. Thương hiệu L’Oréal .........................................................................................................7 3.2. Thương hiệu Innisfree........................................................................................................8 3.3. Thương hiệu Neutrogena...................................................................................................9 3.4. Thương hiệu Shiseido.......................................................................................................10 4. Những yếu tố khách hàng xem xét khi lựa chọn sản phẩm và nhà cung cấp sản phẩm....11 4.1. Mỹ phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng........................................................................11 4.2. Thành phần của mỹ phẩm...............................................................................................11 4.3. Đánh giá của người dùng khác và chuyên gia ...............................................................12 4.4. Giá cả hợp lý .....................................................................................................................12 4.5. Dịch vụ tư vấn, chăm sóc khách hàng tốt.......................................................................12 5. Xu hướng sử dụng mỹ phẩm của người tiêu dùng Việt Nam và cơ hội phát triển cho các thương hiệu mỹ phẩm......................................................................................................................12 5.1. Làm đẹp từ bên trong ......................................................................................................12 5.2. Làm đẹp theo yêu cầu ......................................................................................................13 5.3. Vẻ đẹp tự nhiên.................................................................................................................13 5.4. Cá nhân hóa mỹ phẩm.....................................................................................................13 5.5. Mỹ phẩm cho nam giới ....................................................................................................13 6. Những nguồn thông tin sử dụng để tiếp cận với sản phẩm và doanh nghiệp cung cấp sử dụng dịch vụ......................................................................................................................................14 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................ 16
Trang 12
Mục lục:
I Giới thiệu cuộc nghiên cứu 3
1.1 Lý do chọn đề tài 3
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 3
II Phương pháp nghiên cứu 3
III Kết quả nghiên cứu 3
3.1 Tổng quan chung về thị trường mỹ phẩm Việt Nam 3
3.1.1 Quy mô, dung lượng thị trường 3
3.1.2Tiềm năng thị trường 4
3.2 Phân khúc thị trường, các nhóm nhu cầu sản phẩm 5
3.2.1Các nhóm nhu cầu sản phẩm 5
3.2.2 Phân khúc thị trường 5
3.3Doanh nghiệp, nhà cung cấp dịch vụ tiêu biểu và định vị của họ trên thị trường 6
3.4Khách hàng 6
3.4.1Kỳ vọng, đánh giá, phản ứng của khách hàng về chất lượng sản phẩm 6
3.4.2Yếu tố khách hàng xem xét khi lựa chọn sản phẩm 6
3.4.3 Nguồn thông tin khách hàng tiếp cận với sản phẩm và doanh nghiệp 7
Tài liệu tham khảo 9
Trang 23
I Giới thiệu cuộc nghiên cứu
1.1 Lý do chọn đề tài
Ngành công nghiệp mỹ phẩm là một trong những ngành kinh doanh lớn nhất trên thế giới Châu Á – Thái Bình Dương là khu vực chiếm thị phần lớn nhất về thì trường
mỹ phẩm trên toàn cầu với quy mô lên đến 127 tỷ USD vào năm 2020 Trong đó, Việt Nam cũng dần trở thành một thị trường tiêu thụ đầy tiềm năng cho các nhãn hàng mỹ phẩm lớn trên thế giới Kim ngạch nhập khẩu mỹ phẩm của Việt Nam đã tăng hơn gấp đôi, từ khoảng 355 triệu USD năm 2010 lên hơn 790 triệu USD trong năm 2018 Giá trị nhập khẩu cũng đã cao hơn đáng kể so với giá trị xuất khẩu những năm trước
Trong những năm gần đây, Việt Nam đã có nhiều thay đổi trong hành vi mua sắm, đặc biệt là ở những người trẻ thuộc Thế hệ Z và những người thuộc thế hệ cuối Millennials Vì những thế hệ này đã được tiếp xúc với nhiều đặc quyền phát triển cũng như Internet và ảnh hưởng của toàn cầu hóa ở những lứa tuổi sớm hơn, nên suy nghĩ của
họ đã có rất nhiều thay đổi
Trước bối cảnh như thế, em dã tiến hành một cuộc nghiên cứu để có cái nhìn tổng quan về thị trường mỹ phẩm ở Việt Nam
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của cuộc nghiên cứu nhằm vẽ lên bức tranh tổng thể về thị trường mỹ phẩm tại Việt Nam bao gồm các khía cạnh như: quy mô, dung lượng, tiềm năng thị trường, các nhà cung cấp, kỳ vọng của khách hàng…
II Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng thông tin nghiên cứu thứ cấp kết hợp với quan sát trên mạng xã hội để phân tích đữ liệu và thông tin người dùng để lại
III Kết quả nghiên cứu
3.1 Tổng quan chung về thị trường mỹ phẩm Việt Nam
3.1.1 Quy mô, dung lượng thị trường
Ngành công nghiệp mỹ phẩm là một trong những ngành kinh doanh lớn nhất trên thế giới Khi ngành công nghiệp tiếp tục mở rộng, nó đã dẫn đến khả năng cạnh tranh gay gắt và tăng kỳ vọng của người tiêu dùng Thị trường Mỹ phẩm Việt Nam cũng không nằm ngoài thực tế này Các thương hiệu mỹ phẩm tại Việt Nam cũng đang phát triển mạnh mẽ
Tại Việt Nam, quy mô thị trường sản phẩm chăm sóc da năm 2019 đạt 854,3 triệu USD và dự kiến đạt 1.922,4 triệu USD vào năm 2027
Theo Mintel, công ty nghiên cứu thị trường có trụ sở tại London, thị trường mỹ
phẩm Việt Nam trị giá 2,3 tỷ USD vào cuối năm 2018 Với mức doanh thu thị trường
mỹ phẩm không ngừng tăng lên trong 2 thập niên qua, Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn của nhiều thương hiệu mỹ phẩm ngoại
Trang 34 Theo Statista.com, doanh thu chăm sóc cá nhân và sắc đẹp dự kiến đạt 2,3 tỷ USD vào năm 2021 và tăng trưởng với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm 5,9% đến năm
2025
Có thể thấy được quy mô của thị trường mỹ phẩm tại Việt Nam là lớn trong những năm gần đây mặc dù ảnh hưởng của Covid-19
3.1.2 Tiềm năng thị trường
Thị trường mỹ phẩm Việt Nam có tiềm năng phát triển lớn trong những năm tiếp theo không chỉ là mỹ phẩm trong nước, mà còn là sự phát triển mạnh mẽ của mỹ phẩm
nước ngoài Các thương hiệu làm đẹp quốc tế như L’Oréal, Pond’s của Unilever, Nivea của Đức, Shiseido Nhật, LaRoche-Posay của Pháp, Clinique của Mỹ,
The Face Shop và Laneige của Hàn Quốc… cũng đã có mặt ở Việt Nam Các thương hiệu nước ngoài chiếm tới 90% thị trường mỹ phẩm tại Việt Nam Các thương hiệu Hàn Quốc có thị phần cao nhất với 30%, tiếp theo là các thương hiệu đến từ Châu Âu (23%), Nhật Bản (17%), Thái Lan (13%) và Mỹ (10%) Các thương hiệu nội địa của Việt Nam thường tập trung vào dòng mỹ phẩm bình dân, giá rẻ
Thị trường mỹ phẩm trực tuyến là thị trường tiềm năng trong ba năm trở lại đây Đại dịch vào cuối năm 2019, đầu năm 2020 đã thúc đẩy mạnh mẽ việc sử dụng Thương mại điện tử trên các trang web bao gồm Shopee, Lazada và Tiki Xu hướng này dự kiến
sẽ tiếp tục do sự thuận tiện của việc mua hàng và giao hàng Doanh số bán mỹ phẩm dự kiến sẽ tăng trở lại vào nửa cuối năm 2021 và đầu năm 2022
Hình 1: Biểu đồ tỉ lệ mua sắm online năm 2019-2020 qua các sàn TMĐT
trên thị trường mỹ phẩm tại Việt Nam
(Nguồn ảnh: qandme.net)
Trang 45
3.2 Phân khúc thị trường, các nhóm nhu cầu sản phẩm
3.2.1 Các nhóm nhu cầu sản phẩm
Thị trường mỹ phẩm Việt Nam có 2 nhóm nhu cầu sản phẩm chính là sản phẩm chăm sóc sắc đẹp và sản phẩm trang điểm Các sản phẩm chăm sóc sắc đẹp là những sản phẩm mang dưỡng chất, có tác dụng tái tạo và phục hồi da, sản phẩm trang điểm là những sản phẩm người tiêu dùng sử dụng để trang điểm và làm đẹp tức thì vẻ bề ngoài
Cả hai nhóm sản phẩm này đều có nhu cầu sử dụng rất cao trong thời buổi hiện nay Ở phụ nữ đã độc lập tìa chính hơn, giới trẻ quan tâm nhiều hơn đến các sản phẩm tự nhiên
& hữu cơ và nam giới quan tâm nhiều hơn đến việc chải chuốt
Theo số liệu từ trang web chính thức của Cục Quản lý Thương mại Quốc tế, Việt Nam trong những năm gần đây (2019-2020) đã nhập khẩu một lượng lớn sản phẩm mỹ phẩm từ các nước trên thế giới Cụ thể năm 2019 là 954 triệu đô Nhu cầu sẽ tiếp tục tăng trong những năm tiếp theo
3.2.2 Phân khúc thị trường
Thị trường mỹ phẩm Việt Nam tập trung vào 3 phân khúc thị trường, với mỗi phân khúc sản phẩm sẽ có những tính năng đặc tính phù hơp Theo nhân khẩu học thì phân khúc thị trường được chia theo độ tuổi và giới tính: 16-22 tuổi, 23-29 tuổi và từ 30 tuổi trở lên Với mỗi phân khúc, nhu cầu, yêu cầu và mục đích sử dụng mỹ phẩm là khác nhau Theo qandme.net khảo sát năm 2020 phần lớn mỹ phẩm được tiêu dùng với phân khúc từ 22 tuổi trở lên
Trang 56
Hình 2: Biểu đồ tiêu dùng mỹ phẩm theo độ tuổi tại Việt Nam
(Nguồn ảnh: qandme.net)
Theo báo cáo Insight handbook năm 2019 của Kantar Worldpanel, phân khúc lớn nhất của thị trường mỹ phẩm Việt Nam là skincare
3.3 Doanh nghiệp, nhà cung cấp dịch vụ tiêu biểu và định vị của họ trên thị trường
Hiện nay trên thị trường Việt Nam, mỹ phẩm nhập khẩu đang chiếm tới 90%, Thị trường mỹ phẩm Việt Nam được phân thành các tiệm / thẩm mỹ viện làm đẹp, cửa hàng bán lẻ đa nhãn hiệu, kênh trực tuyến, siêu thị / đại siêu thị, cửa hàng bán lẻ độc quyền
và các loại khác Các công ty như O-Hui, Pond's, Nivea, Shiseido Company, Limited, The Face Shop, Maybelline, Rohto, Innisfree, 3CE, MAC Cosmetics, Chanel SA là những công ty chủ chốt trên thị trường mỹ phẩm Việt Nam Những doanh nghiệp trên đều định vị được trong lòng người tiêu dùng trên thị trường là những nhà phân phối, nhà bán lẻ những sản phẩm uy tín Sản phẩm và công dụng đã được kiểm chứng toàn cầu với giá cả ở tầm trung và cao so với thu nhập ở Việt Nam
Đối với mỹ phẩm trong nước, các doanh nghiệp chỉ chiếm 10% thị trường Các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay định vị ở trên thị trường là doanh nghiệp cung cấp các sản phẩm ở phân khúc giá rẻ
3.4 Khách hàng
3.4.1 Kỳ vọng, đánh giá, phản ứng của khách hàng về chất lượng
sản phẩm
Trong những năm gần đây, Việt Nam đã có nhiều thay đổi trong hành vi mua sắm, đặc biệt là ở những người trẻ thuộc thế hệ Z và cuối thế hệ Millennials Vì những thế hệ này đã được tiếp xúc với nhiều đặc quyền phát triển cũng như internet và ảnh hưởng của toàn cầu hóa ở những lứa tuổi sớm hơn, nên suy nghĩ của họ đã có rất nhiều thay đổi Việc nâng cao mức sống cùng với tác động của toàn cầu hóa đã làm cho nhận thức của người tiêu dùng về chất lượng ngày càng được nâng cao rõ rệt Điều này khiến
họ có nhu cầu kỳ vọng về các sản phẩm nguyên bản hơn (Oxford Business Groups 2019)
Người tiêu dùng Châu Á nói chung và người tiêu dùng Việt Nam nói riêng khi chọn mỹ phẩm rất quan tâm tới thành phần, họ am hiểu và giàu kiến thức về các thành phần khác nhau nên họ biết rõ cái gì là tốt cho họ An toàn là một vấn đề quan trọng, người tiêu dùng có xu hướng lựa chọn các sản phẩm có thành phần organic hoặc chiết xuất từ thiên nhiên Khách hàng sẽ rất c
3.4.2 Yếu tố khách hàng xem xét khi lựa chọn sản phẩm
Dựa trên hành vi mua, những dữ liệu mà khách hàng để lại sau khi tiêu thụ sản phẩm có thể thấy các yếu tổ mà khách hàng xem xét khi lựa chọn một sản phẩm là nguồn gốc xuất sứ, bảng thành phần, sự phù hợp với làn da…
Trang 67 Trong báo cáo về nghiên cứu thị trường mỹ phẩm Việt Nam năm 2020 của Qandme có đưa ra một số kết quả Yếu tố được khách hàng quan tâm nhất khi xem xét lựa chọn một sản phẩm là nguồn gốc xuất sứ của nó, chiếm 49% Tiếp sau đó là bảng thành phần và tác dụng của sản phẩm lên làn da Xu hướng làm đẹp của Việt Nam bị ảnh hưởng khá lớn từ nước ngoài, đặc biệt là Hàn Quốc, Nhật Bản… vì thế khi xem xét mua một sản phẩm, trong đầu người tiêu dùng sẽ xuất hiện trước tiên những quốc gia này
Hình 3: Các yếu tố khách hàng xem xét khi lựa chọn sản phẩm
(Nguồn ảnh: qandme.net)
Mỹ phẩm Việt Nam lại không được ưa chuộng tại thị trường Việt Nam ảnh hưởng bởi tâm lý chuộng hàng ngoại của người Việt
3.4.3 Nguồn thông tin khách hàng tiếp cận với sản phẩm và
doanh nghiệp
Internet ngày càng phát triển và hướng đến mục tiêu IOT Nhu cầu nhận biết về thông tin tiếp cận sản phẩm của khách hàng ngày càng được các doanh nghiệp chú trọng Phần lớn những nguồn thonog tin mà khách hàng tiếp cận được đến với sản phẩm là qua internet, mạng xã hội như Youtube, Website… và các web 2.0 khác
Theo một cuộc khảo sát của Kengo (2018), 91% những người tham gia cuộc khảo sát của anh ấy thường sử dụng các sản phẩm trang điểm đã xem YouTube về đánh giá
mỹ phẩm và hướng dẫn trang điểm Các hội nhóm, các cộng đồng về mỹ phẩm trên mạng xã hội thu hút được một lượng rất lớn người tiêu dùng tham gia để chia sẻ thông tin, tìm kiếm thông tin về sản phẩm và doanh nghiệp cung cấp mỹ phẩm Tiêu biểu các cộng đồng người như: “SKINCSRE-REVIEW MỸ PHẨM CÓ TÂM (Authenic VN)” với 924,5 nghìn thành viên (https://www.facebook.com/groups/beautytips.reviews),
Trang 78
“Skincare tất tần tật” với một triệu thành viên (https://www.facebook.com/groups/skincaretattantat)…
Hình 4: Các nguồn thông tin mà khách hàng tiếp cận với sản phẩm
(Nguồn ảnh: qand me.net)
Theo nghiên cứu của Qandme thì nguồn thông tin lớn nhất khi tìm hiểu về sản phẩm của người tiêu dùng lớn nhất là đến từ facebook Hiện nay, mạng xã hội Tiktok đang dần chiếm được thị phần lớn trên nền tảng mạng xã hội với sự phát triển vượt bậc
2 năm trở lại đây của nó Tiktok sẽ là nguồn thông tin đa dạng và truyền tải nội dung sản phẩm đến người tiêu dùng thành công.Thống kê TikTok cuối tháng 3 năm 2020 có
13 triệu người Việt sử dụng Độ tuổi chủ yếu là học sinh, sinh viên từ 12-24 tuổi Trung bình mỗi người dành 28 phút/ngày trên ứng dụng TikTok
Trang 89
Danh mục tài liệu tham khảo
1 Công ty nghiên cứu thị trường Q&Me (2019) Research on Viet Nam cosmetic market
https://qandme.net/en/report/research-vietnam-cosmetic-market-2019.html
2 Công ty nghiên cứu thị trường Q&Me (2020) Research on Viet Nam cosmetic market
https://qandme.net/en/report/research-vietnam-cosmetic-market-2020.html
3 Nielsen (2019) The future of beauty report
https://www.nielsen.com/wp-content/uploads/sites/3/2019/04/the-future-of-beauty-report.pdf
4 Kantar Worldpaneel (2019) Insight handbook
https://www.slideshare.net/Arovgi/kantar-insight-handbook-2019
5 Vietnam Cosmetics Market (2019) SHINGETSU
https://www.shingetsuresearch.com/vietnam-cosmetics-market/
6 VIETNAM’S BEAUTY AND PERSONAL CARE MARKET (2021) International
Trade Administrasion https://www.trade.gov/market-intelligence/vietnams-beauty-and-personal-care-market
7 Phác họa thị trường mỹ phẩm Việt Nam (2019) TOMORROW
MARKETERS https://blog.tomorrowmarketers.org/phac-hoa-thi-truong-my-pham-viet-nam/
8 L (2019, April 16) Vietnamese Cosmetics Market: Consumers’ Expectation from Brands | LAMKPUB
http://www.lamkpub.fi/2019/04/16/vietnamese-cosmetics-market-consumers-expectation-from-brands/
Trang 9
10