1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xây dựng chương trình tập luyện môn Thể dục Aerobic ngoại khóa cho sinh viên nữ Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

213 5 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Xây Dựng Chương Trình Tập Luyện Môn Thể Dục Aerobic Ngoại Khóa Cho Sinh Viên Nữ Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội 2
Tác giả Đỗ Đức Hùng
Người hướng dẫn TS. Lê Anh Thơ, PGS.TS. Đinh Khánh Thu
Trường học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Chuyên ngành Giáo dục học
Thể loại luận án tiến sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Bắc Ninh
Định dạng
Số trang 213
Dung lượng 777,59 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU (19)
    • 1.1 Chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước về công tác Giáo dục Thể chất và thể thao trường học (19)
    • 1.2. Chương trình môn học Giáo dục Thể chất và hoạt động thể thao sinh viên (26)
    • 1.3. Hoạt động Giáo dục Thể chất nội khóa và thể thao ngoại khóa đối sinh viên (0)
      • 1.3.1. Hoạt động giáo dục thể chất nội khóa… (31)
      • 1.3.2. Hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa… (32)
      • 1.3.3. Khái quát về Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 và Khoa Giáo dục Thể chất Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 (36)
    • 1.4. Nguyên tắc xây dựng chương trình tập luyện các môn thể thao ngoại khóa cho (41)
    • 1.5. Đặc điểm tâm - sinh lý lứa tuổi 18 – 22 (44)
      • 1.5.1. Những đặc điểm tâm lý của lứa tuổi 18 – 22 (44)
      • 1.5.2. Đặc điểm sinh lý lứa tuổi 18 – 22 (45)
    • 1.6. Môn Thể dục Aerobic đối với sinh viên các trường đại học (46)
      • 1.6.1. Khái quát về sự ra đời của Thể dục Aerobic (46)
      • 1.6.2. Đặc điểm của Thể dục Aerobic (49)
      • 1.6.3. Cấu trúc của giờ học Thể dục Aerobic (52)
      • 1.6.4. Phương pháp biên soạn bài tập Thể dục Aerobic (56)
    • 1.7. Các công trình nghiên cứu có liên quan (61)
      • 1.7.1. Các công trình nghiên cứu nước ngoài (61)
      • 1.7.2. Các công trình nghiên cứu trong nước (64)
    • 1.8. Kết luận chương (66)
  • CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU (69)
    • 2.1. Phương pháp nghiên cứu (69)
      • 2.1.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu (69)
      • 2.1.2. Phương pháp phỏng vấn, tọa đàm (70)
      • 2.1.3. Phương pháp quan sát sư phạm (71)
      • 2.1.4. Phương pháp kiểm tra y học (71)
      • 2.1.5. Phương pháp kiểm tra sư phạm (73)
      • 2.1.6. Phương pháp trắc nghiệm tâm lý (77)
      • 2.1.7. Phương pháp thực nghiệm sư phạm (77)
      • 2.1.8. Phương pháp toán học thống kê (78)
    • 2.2. Tổ chức nghiên cứu (80)
      • 2.2.1. Địa điểm nghiên cứu (80)
      • 2.2.2. Kế hoạch tổ chức nghiên cứu (80)
  • CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN (82)
    • 3.1. Thực trạng công tác Giáo dục Thể chất tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 69 1. Thực trạng cơ sở vật chất và đội ngũ giảng viên môn Giáo dục Thể chất của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 (82)
      • 3.1.2. Thực trạng chương trình môn học Giáo dục Thể chất nội khóa của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 (88)
      • 3.1.3. Mức độ quan tâm của Nhà trường đối với công tác Giáo dục Thể chất và thể (95)
      • 3.1.4. Thực trạng tổ chức hoạt động Thể dục Thể thao ngoại khóa cho sinh viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 (97)
      • 3.1.5. Thực trạng nhận thức, nhu cầu, động cơ và hứng thú hoạt động Thể dục Thể (104)
      • 3.1.7. Thực trạng hoạt động của Câu lạc bộ Thể dục sinh viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 (114)
      • 3.1.8. Thực trạng thể lực của nữ sinh viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 (0)
      • 3.1.10. Bàn luận (123)
    • 3.2. Xây dựng và đánh giá hiệu quả chương trình tập luyện môn Thể dục Aerobic ngoại khóa cho sinh viên nữ Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 (127)
      • 3.2.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng chương trình môn Thể dục Aerobic cho (0)
      • 3.2.2. Xây dựng chương trình tập luyện môn Thể dục Aerobic ngoại khóa cho sinh viên nữ Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 (135)
      • 3.2.3. Tổ chức kiểm nghiệm chương trình tập luyện Thể dục Aerobic ngoại khóa cho (0)
      • 3.2.4. Đánh giá hiệu quả chương trình tập luyện môn Thể dục Aerobic ngoại khóa (150)
      • 3.2.5. Bàn luận (169)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (177)
  • PHỤ LỤC (146)

Nội dung

Xây dựng chương trình tập luyện môn Thể dục Aerobic ngoại khóa cho sinh viên nữ Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2.Xây dựng chương trình tập luyện môn Thể dục Aerobic ngoại khóa cho sinh viên nữ Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2.Xây dựng chương trình tập luyện môn Thể dục Aerobic ngoại khóa cho sinh viên nữ Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2.Xây dựng chương trình tập luyện môn Thể dục Aerobic ngoại khóa cho sinh viên nữ Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2.Xây dựng chương trình tập luyện môn Thể dục Aerobic ngoại khóa cho sinh viên nữ Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2.Xây dựng chương trình tập luyện môn Thể dục Aerobic ngoại khóa cho sinh viên nữ Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2.Xây dựng chương trình tập luyện môn Thể dục Aerobic ngoại khóa cho sinh viên nữ Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2.Xây dựng chương trình tập luyện môn Thể dục Aerobic ngoại khóa cho sinh viên nữ Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2.Xây dựng chương trình tập luyện môn Thể dục Aerobic ngoại khóa cho sinh viên nữ Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2.Xây dựng chương trình tập luyện môn Thể dục Aerobic ngoại khóa cho sinh viên nữ Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2.Xây dựng chương trình tập luyện môn Thể dục Aerobic ngoại khóa cho sinh viên nữ Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2.Xây dựng chương trình tập luyện môn Thể dục Aerobic ngoại khóa cho sinh viên nữ Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2.Xây dựng chương trình tập luyện môn Thể dục Aerobic ngoại khóa cho sinh viên nữ Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2.Xây dựng chương trình tập luyện môn Thể dục Aerobic ngoại khóa cho sinh viên nữ Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2.Xây dựng chương trình tập luyện môn Thể dục Aerobic ngoại khóa cho sinh viên nữ Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2.Xây dựng chương trình tập luyện môn Thể dục Aerobic ngoại khóa cho sinh viên nữ Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2.Xây dựng chương trình tập luyện môn Thể dục Aerobic ngoại khóa cho sinh viên nữ Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2.Xây dựng chương trình tập luyện môn Thể dục Aerobic ngoại khóa cho sinh viên nữ Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2.Xây dựng chương trình tập luyện môn Thể dục Aerobic ngoại khóa cho sinh viên nữ Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2.Xây dựng chương trình tập luyện môn Thể dục Aerobic ngoại khóa cho sinh viên nữ Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2.Xây dựng chương trình tập luyện môn Thể dục Aerobic ngoại khóa cho sinh viên nữ Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2.Xây dựng chương trình tập luyện môn Thể dục Aerobic ngoại khóa cho sinh viên nữ Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2.Xây dựng chương trình tập luyện môn Thể dục Aerobic ngoại khóa cho sinh viên nữ Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2.Xây dựng chương trình tập luyện môn Thể dục Aerobic ngoại khóa cho sinh viên nữ Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2.

TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước về công tác Giáo dục Thể chất và thể thao trường học

Giáo dục thể chất là một loại hình giáo dục mà nội dung chuyên biệt của nó là dạy học vận động (động tác) và phát triển có chủ đích các tố chất vận động của con người, nhằm tăng cường sức khoẻ phục vụ sản xuất và bảo vệ Tổ quốc [61].

Xét về mặt bản chất, giáo dục thể chất chính là quá trình sư phạm nhằm giáo dục và hoàn thiện về thể chất và nhân cách, nâng cao khả năng làm việc và kéo dài tuổi thọ của người tập Giáo dục thể chất nhằm hình thành và phát triển các tố chất thể lực như sức nhanh, sức mạnh, sức bền v.v… Trang bị cho người tập những kỹ năng, kỹ xảo và hệ thống tri thức chuyên môn Ngoài ra nó có vai trò quan trọng trong việc hoàn thiện năng lực vận động của con người.

Thông thường, người ta coi giáo dục thể chất là một bộ phận của thể dục thể thao Nhưng chính xác hơn, đó còn là một trong những hình thức hoạt động cơ bản mang tính định hướng rõ của thể dục thể thao trong xã hội, một quá trình có tổ chức để truyền thụ và tiếp thu những giá trị của thể dục thể thao trong hệ thống giáo dục, giáo dưỡng chung mà chủ yếu là trong các nhà trường [61].

Nhận thức một cách đầy đủ về ý nghĩa, vị trí, vai trò của giáo dục thể chất đối với mục tiêu chung của giáo dục và đào tạo, Đảng ta đã lãnh đạo, chỉ đạo một cách sáng tạo công tác thể dục thể thao nói chung, giáo dục thể chất nói riêng phù hợp với từng thời kỳ của cách mạng Việt Nam Cùng với sự phát triển của đất nước, GDTC ngày một phát triển phục vụ tốt cho mục tiêu chung của giáo dục và đào tạo.

Ngay từ khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa non trẻ mới ra đời, công tácTDTT, nâng cao sức khỏe cho nhân dân đã được Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm Ngày 27/3/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 38 thành lập Nha Thanh niên và Thể dục thuộc Bộ Quốc gia Giáo dục, đánh dấu sự ra đời của nền TDTT cách mạng Việt Nam Từ đó đến nay, mặc dù gặp nhiều khó khăn, song TDTT nước ta vẫn liên tục có những bước phát triển đáng ghi nhận, góp phần vào thắng lợi của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, cũng như công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc [21]. Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến công tác GDTC cho thế hệ trẻ, coi đó là động lực quan trọng để nâng cao thể chất và sức khỏe cho học sinh, sinh viên. Thực tế cho thấy, đẩy mạnh công tác GDTC và thể thao trường học sẽ góp phần đào tạo và bồi dưỡng thế hệ tương lai cho đất nước, cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng cao nhằm đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước Bên cạnh đó, công tác GDTC và thể thao trường học còn có ý nghĩa to lớn tới việc phát hiện, bồi dưỡng nhân tài và nâng cao thành tích thể thao GDTC và thể thao trường học luôn được coi là nền tảng vững chắc cho thể thao thành tích cao.

Hiến pháp Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam năm 1992 đã quy định tại Điều 41: “Nhà nước thống nhất quản lý phát triển sự nghiệp TDTT, quy định chế độ GDTC bắt buộc trong trường học, khuyến khích và giúp đỡ phát triển tổ chức tập luyện TDTT tự nguyện của nhân dân, tạo điều kiện cần thiết để không ngừng mở rộng các hoạt động thể thao quần chúng, chú trọng hoạt động chuyên nghiệp bồi dưỡng tài năng thể thao” [54]; Hiến pháp sửa đổi của Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam năm 2013 đã quy định tại Điều 37: "Thanh niên được Nhà nước, gia đình và xã hội tạo điều kiện học tập, lao động, giải trí, phát triển thể lực, trí tuệ, bồi dưỡng đạo đức, truyền thống dân tộc, ý thức công dân; đi đầu trong công cuộc lao động sáng tạo và bảo vệ Tổ quốc" [55] Đồng thời, Luật thể dục, thể thao 2006 cũng đã quy định rõ công tác GDTC và thể thao trường học từ Điều 20 đến Điều 26 [53].

Trước xu thế phát triển của thể thao thế giới và điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể của đất nước, ngày 03/12/2010, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 2198/ QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển thể dục, thể thao Việt Nam đến năm 2020, trong đó đặt ra mục tiêu xây dựng và phát triển nền thể dục, thể thao nước nhà, chú trọng đến TDTT quần chúng, GDTC và thể thao trường học, TDTT trong lực lượng vũ trang, thể thao thành tích cao và chuyên nghiệp, góp phần nâng cao sức khỏe nhân dân, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tăng tuổi thọ của người Việt Nam theo tinh thần vì dân cường, nước thịnh, hội nhập và phát triển [70].

Trong nhiều văn kiện và nghi ̣quyết Đại hội Đảng toàn quốc đã nêu rõ quan điểm chỉ đạo công tác TDTT trong cả nhiệm kỳ, ban hành Chỉ thị, Nghi ̣quyết, chuyên đề về công tác TDTT.

Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 01/12/2011 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về TDTT đến năm 2020 đã đưa ra mục tiêu [6]:

"Tiếp tục hoàn thiện bộ máy tổ chức, đổi mới quản lý, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ TDTT; tăng cường cơ sở vật chất, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, công nghệ làm nền tảng phát triển mạnh mẽ và vững chắc sự nghiệp TDTT; đến năm 2020, phấn đấu 90% học sinh, sinh viên đạt tiêu chuẩn rèn luyện thân thể; các trường học, xã, phường, thị trấn, khu công nghiệp có đủ cơ sở vật chất TDTT phục vụ việc tập luyện của nhân dân ".

Nghị Quyết cũng chỉ rõ nhiệm vụ: "Nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trong trường học" Đồng thời, xác định TDTT trường học là bộ phận quan trọng của phong trào TDTT, một mặt của giáo dục toàn diện nhân cách học sinh, sinh viên, cần được quan tâm đầu tư đúng mức.

Xây dựng và thực hiện “Đề án tổng thể phát triển GDTC và thể thao trường học” Thực hiện tốt GDTC theo chương trình nội khóa; phát triển mạnh các hoạt động thể thao của học sinh, sinh viên, bảo đảm mục tiêu phát triển thể lực toàn diện và kỹ năng vận động cơ bản của học sinh, sinh viên Góp phần đào tạo năng khiếu và tài năng thể thao cho đất nước. Đổi mới chương trình và phương pháp GDTC, gắn GDTC với giáo dục ý chí, đạo đức, giáo dục quốc phòng, giáo dục sức khỏe và kỹ năng sống của học sinh, sinh viên Đãi ngộ hợp lý và phát huy năng lực đội ngũ giáo viên GDTC hiện có, mở rộng và nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, hướng dẫn viên thể dục cho trường học; củng cố các cơ sở nghiên cứu khoa học về tâm sinh lý lứa tuổi vàTDTT trường học.

Các chủ trương trên của Đảng và Chính phủ là điều kiện thuận lợi và thời cơ tốt để công tác GDTC cho học sinh, sinh viên đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả nhằm đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho công cuộc đổi mới của đất nước.

Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI (đã ban hành nghị quyết 29/NQ/TW ngày 4/11/2013 về "đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế" đã nêu rõ nội dung đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa – hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế [7]. Đảng và Nhà nước xác định mục tiêu của đổi mới lần này là: Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả.

Xây dựng nền giáo dục mở: thực học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt, quản lý tốt; có cơ cấu và phương thức giáo dục hợp lý, gắn với xây dựng xã hội học tập; bảo đảm các điều kiện nâng cao chất lượng; chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế hệ thống giáo dục và đào tạo; giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa và bản sắc dân tộc Phấn đấu đến năm 2030, nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực Trên cơ sở đó, Bộ giáo dục và đào tạo triển khai Nghị quyết 29 với quan điểm chỉ đạo [7]:

Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực hiện; đổi mới từ sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đến hoạt động quản trị của các cơ sở giáo dục - đào tạo và việc tham gia của gia đình, cộng đồng, xã hội và bản thân người học; đổi mới ở tất cả các bậc học, ngành học Trong quá trình đổi mới, cần kế thừa, phát huy những thành tựu, phát triển những nhân tố mới, tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm của thế giới; kiên quyết chấn chỉnh những nhận thức, việc làm lệch lạc Đổi mới phải bảo đảm tính hệ thống, tầm nhìn dài hạn, phù hợp với từng loại đối tượng và cấp học; các giải pháp phải đồng bộ, khả thi, có trọng tâm, trọng điểm, lộ trình, bước đi phù hợp.

Chương trình môn học Giáo dục Thể chất và hoạt động thể thao sinh viên

Tại Thông tư số 17/2021/TT-BGDĐT này 22/6/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, quy định về chuẩn chương trình đào tạo; xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học đã đưa ra định nghĩa về chương trình đào tạo [17] Theo đó, chương trình đào tạo được xác định là một hệ thống các hoạt động giáo dục, đào tạo được thiết kế và tổ chức thực hiện nhằm đạt được các mục tiêu đào tạo, hướng tới cấp một văn bằng giáo dục đại học cho người học Chương trình đào tạo bao gồm mục tiêu, khối lượng kiến thức, cấu trúc, nội dung, phương pháp và hình thức đánh giá đối với môn học, ngành học, trình độ đào tạo, chuẩn đầu ra phù hợp với khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Ngoài ra, Thông tư cũng nêu rõ, môn học, học phần là một tập hợp hoạt động giảng dạy và học tập được thiết kế nhằm thực hiện một số mục tiêu học tập cụ thể, trang bị cho người học những kiến thức, kỹ năng thuộc một phạm vi chuyên môn hẹp trong chương trình đào tạo Một học phần thông thường được tổ chức giảng dạy, học tập trong một học kỳ [17].

Chương trình đào tạo được xây dựng theo đơn vị tín chỉ, cấu trúc từ các môn học hoặc học phần, trong đó phải có đủ các học phần bắt buộc và đáp ứng chuẩn chương trình đào tạo theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo Trong trường hợp đào tạo song ngành hoặc ngành chính - ngành phụ, chương trình đào tạo phải thể hiện rõ khối lượng học tập chung và riêng theo từng ngành Điều này được quy định tại Thông tư số 08/2021/TT-BGDĐT ngày 18/3/2021 về Quy chế đào tạo trình độ đại học của

Bộ giáo dục và Đào tạo [18].

Như vậy, xét về bản chất chương trình môn học là một bản kế hoạch cho nhà trường, trong đó thể hiện rõ mục tiêu, thời gian, nội dung, cách thức thực hiện, cách kiểm tra đánh giá kết quả học tập trong một môn học cụ thể, được dựa trên chương trình quốc gia, chương trình nhà trường và kế hoạch đào tạo của nhà trường.

Ngày 31/01/2015, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 11/2015/NĐ-CP, quy định về giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trong nhà trường Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2015 [22] Theo đó, những nội dung về GDTC và và hoạt động thể thao trong nhà trường đối với giáo dục đại học đã được quy định.

Chương trình môn học GDTC thuộc chương trình giáo dục nghề nghiệp quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung GDTC, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động GDTC, cách thức đánh giá kết quả thực hiện môn học GDTC.

Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm hướng dẫn nội dung hoạt động thể thao trong các cơ sở giáo dục đại học, cũng như các đại hội thể thao và các giải thể thao sinh viên trong nước và quốc tế.

Ngày 14/10/2015 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư số 25/2015/TT-BGDĐT quy định về chương trình môn học GDTC thuộc các chương trình đào tạo trình độ đại học; kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm quy định về chương trình môn học GDTC trong các cơ sở giáo dục đại học chương trình môn học GDTC thuộc các chương trình đào tạo trình độ đại học [14] Theo đó, chương trình môn học GDTC nhằm cung cấp kiến thức, kỹ năng vận động cơ bản, hình thành thói quen luyện tập TDTT nhằm nâng cao sức khỏe, phát triển thể lực, tầm vóc, hoàn thiện nhân cách, nâng cao khả năng học tập, kỹ năng hoạt động xã hội với tinh thần, thái độ tích cực, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện Tuy nhiên, Thông tư này chỉ áp dụng đối với đại học quốc gia, đại học vùng, học viện, trường đại học (bao gồm cả các trường đại học thành viên của đại học quốc gia, đại học vùng) trong hệ thống giáo dục quốc dân thực hiện chương trình đào tạo trình độ đại học hệ chính quy và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan Còn các cơ sở giáo dục đại học đào tạo chuyên về TDTT và các ngành đào tạo chuyên TDTT trong các cơ sở giáo dục đại học không thuộc đối tượng áp dụng của Thông tư này.

Thông tư nêu rõ, các cơ sở giáo dục đại học thành lập tổ soạn thảo chương trình môn học GDTC để xây dựng mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể từng học phần; xác định cấu trúc, xây dựng các học phần thuộc chương trình môn học GDTC; phương thức đánh giá; Thiết kế đề cương chi tiết các học phần; xác định yêu cầu về lý thuyết và thực hành của từng học phần; xác định điều kiện đảm bảo chất lượng, an toàn cho người học, người dạy khi thực hiện các học phần; Ra quyết định thành lập Hội đồng thẩm định chương trình môn học GDTC và các điều kiện đảm bảo triển khai dạy học… Bố trí giảng viên, đảm bảo cơ sở vật chất đáp ứng các yêu cầu của chương trình môn học Giáo dục dục thể chất và việc luyện tập thể dục, thể thao để nâng cao sức khỏe, phát triển thể lực cho người học, bảo đảm thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện và các nội dung khác theo quy định Đồng thời, cho phép người học là người khuyết tật hoặc không đủ sức khỏe học một số nội dung trong chương trình môn học GDTC được xem xét miễn, giảm những nội dung không phù hợp hoặc được học các nội dung thay thế phù hợp…

1.3 Hoạt động giáo dục thể chất nội khóa và thể dục thể thao ngoại khóa đối với sinh viên

Giáo dục thể chất trong trường học là nội dung quan trọng, góp phần rèn luyện thể lực cho sinh viên, từ đó nâng cao tính tự giác, chủ động rèn luyện, giúp các em đảm bảo sức khỏe cho hoạt động học tập và phát triển thể lực, góp phần đào tạo con người toàn diện đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển đất nước.

Công tác giáo dục thể chất trong nhà trường bao gồm hoạt động nội khóa theo chương trình giáo dục thể chất và hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa Tập luyện thể thao ngoại khóa là hình thức tập luyện tự nguyện nằm ngoài chương trình học chính khóa, nhằm củng cố và tăng cường sức khỏe, duy trì và nâng cao khả năng hoạt động thể lực, rèn luyện cơ thể và phòng chống bệnh tật, giáo dục các tố chất thể lực và ý chí Hình thức buổi tập này đòi hỏi phát huy được tính tự giác tích cực của cá nhân người tập Nội dung tập luyện không quy định chặt chẽ mà phù hợp với sở thích, nhu cầu và hứng thú của mỗi người.

Hoạt động thể thao ngoại khóa đóng một vai trò quan trọng trong công việc hoàn thiện kiến thức học trong giờ chính khóa, bổ sung các kỹ năng và kinh nghiệm sống, giúp sinh viên phát triển toàn diện và có lối sống tích cực, ý nghĩa Cấu trúc nội dung hoạt động thể thao ngoại khóa rất đa dạng, phong phú, tùy thuộc vào năng khiếu, sở thích của mỗi sinh viên, điều kiện thực tế của từng trường mà có thể lựa chọn các hoạt động.

Ngày 05/11/2008 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quyết định số 60/2008/QĐ-BGDĐT Quy định tổ chức các hoạt động thể thao ngoại khoá cho học sinh, sinh viên [13] Tuy nhiên, đến nay văn bản này đã được thay thế bằng Thông tư số 48/2020/TT-BGDĐT ngày 31/12/2020 Quy định về hoạt động thể thao trong nhà trường [16] Thông tư quy định về hoạt động thể thao trong nhà trường, bao gồm: nội dung tổ chức hoạt động thể thao; nhiệm vụ và quyền của giáo viên, giảng viên dạy môn Giáo dục thể chất và người học; tài chính và cơ sở vật chất Tuy nhiên, Thông tư này không áp dụng đối với trường, lớp dành cho người khuyết tật; trường giáo dưỡng; trường năng khiếu thể dục, thể thao; trường đào tạo chuyên ngành TDTT.

Theo đó, Thông tư quy định như sau:

Câu lạc bộ thể thao: Thành lập, quản lý, phát triển câu lạc bộ các môn thể thao tuỳ thuộc điều kiện thực tế của nhà trường và nhu cầu, sở thích tập luyện, sức khỏe của học sinh, sinh viên Mỗi nhà trường có từ một câu lạc bộ thể thao trở lên hoạt động thường xuyên, nề nếp; Bố trí thời gian hợp lý, lồng ghép hoạt động câu lạc bộ thể thao với môn học Giáo dục thể chất trong chương trình giáo dục các cấp học, trình độ đào tạo bảo đảm tính liên thông, góp phần phát triển toàn diện thể chất và thể thao trường học; Tổ chức phát triển môn bơi, võ cổ truyền và các môn thể thao dân tộc phù hợp với truyền thống và điều kiện thực tế của địa phương.

Tập luyện và thi đấu thể thao: Thành lập, duy trì tập luyện thường xuyên đội tuyển năng khiếu từng môn thể thao làm nòng cốt cho hoạt động thể thao của nhà trường; Tổ chức, duy trì thường xuyên tập thể dục buổi sáng, thể dục giữa giờ; vận dụng hiệu quả cơ sở vật chất của nhà trường và lồng ghép, kết hợp tập luyện trên nền nhạc tạo không khí vui tươi, hứng thú, thu hút học sinh tích cực tham gia; Tổ chức ít nhất một năm một hoạt động thi đấu thể thao cho học sinh, sinh viên, nội dung và hình thức thi đấu phải phù hợp với đặc điểm tâm lý, sinh lý lứa tuổi của người học và điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường; cử học sinh, sinh viên tham dự các hoạt động thi đấu thể thao trong nước và quốc tế.

Hoạt động Giáo dục Thể chất nội khóa và thể thao ngoại khóa đối sinh viên

Sinh viên đoạt huy chương vàng, bạc, đồng trong các cuộc thi đấu thể thao trong nước cấp toàn quốc do cơ quan quản lý giáo dục tổ chức và sinh viên là thành viên đội tuyển quốc gia Việt Nam tham dự các giải, đại hội thể thao khu vực, châu lục và thể giới được miễn môn học GDTC tại năm học.

1.3.1 Hoạt động Giáo dục thể chất nội khóa

Là những giờ học Thể dục Thể thao nội khóa, mỗi tuần 2 tiết, mỗi tiết 50 phút theo sự sắp xếp thời khóa biểu của các cơ sở đào tạo giáo dục Công tác giáo dục thể chất được tiến hành giảng dạy, tổ chức thi, đánh giá cho điểm đúng quy trình mà Bộ GD&ĐT quy định tại quyết định số 25/2006/QĐ-BGDĐT.

Buổi tập TDTT nội khóa có những đặc điểm cơ bản sau:

Buổi tập tổ chức theo hình thức lớp – bài, trong đó có sự hoạt động tích cực, chủ động, sáng tạo của người dạy và người học Ưu thế của buổi tập này bao giờ cũng bao gồm 1 số lượng học sinh cụ thể, đồng nhất về trình độ, lứa tuổi nên rất thuận lợi về mặt giáo dục, giáo dưỡng. Được thực hiện theo quy luật chung của quá trình GDTC đồng thời phải đảm bảo các yêu cầu sau:

Giờ học phải tác động toàn thể đến cơ thể về các mặt giáo dục, giáo dưỡng và sức khỏe.

Các nhiệm vụ phải được cụ thể theo từng phần của buổi tập, tránh tình trạng chỉ coi trọng phần cơ bản. Đa dạng hóa phương pháp luyện tập, giảng dạy tránh tình trạng khuôn mẫu, cứng nhắc.

Phù hợp với mặt bằng chung của cả lớp, có tính đến đặc điểm cá nhân và thực hiện giờ học đảm bảo bình đẳng trong hoạt động học tập cho tất cả học sinh.

Các nhiệm vụ đặt ra trong buổi học phải hết sức cụ thể sao cho giải quyết ngay trong giờ học đó [27]; [29]; [60]; [61]; [66].

Giờ học thể dục thể thao trong các trường phổ thông hoặc các buổi huấn luyện trong các trường năng khiếu thể thao là hiện thân của hình thức buổi tập chính khóa Mục đích giáo dục – giáo dưỡng chung của các giờ học này đã được xác định trong chương trình môn học thể dục thể thao hoặc chương trình huấn luyện của trường năng khiếu Mục đích chung đó được cụ thể hóa thành các nhiệm vụ của giờ học:

Nhiệm vụ trung tâm của giờ học thể dục thể thao là trang bị tri thức chuyên môn, hình thành kỹ năng, kỹ xảo vận động cần thiết cho cuộc sống và cho thể thao. Để xác định nhiệm vụ cụ thể cho mỗi giờ học phải nắm vững quy luật của quá trình dạy học động tác Các nhiệm vụ giáo dục tố chất thể lực và phẩm chất ý chí, củng cố sức khỏe … cũng phải nêu lên cụ thể.

Số lượng nhiệm vụ trong giờ học phụ thuộc vào mục đích cuối cùng của quá trình giáo dục – giáo dưỡng, khả năng tiếp thu của học sinh và quỹ thời gian của giờ học [27]; [29]; [60]; [61]; [66].

1.3.2 Hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa

Theo các nhà Giáo dục học và lý luận học TDTT như: Từ Gia Kiệt, Dương Vọng Hiếu (Trung Quốc), Kellu (Mỹ) cho rằng tất cả các hoạt động TDTT của học sinh, sinh viên có tổ chức hoặc không có tổ chức được tiến hành ngoài giờ lên lớp chính khóa đều được coi là hoạt động ngoại khóa giáo dục thể chất Nó sử dụng các bài tập mà giáo viên cho trước được gọi là bài tập thể dục ngoại khóa Khi tiến hành các hoạt động ngoại khóa GDTC phải đảm bảo các yêu cầu sau:

Làm cho sinh viên có thể tiến hành tập luyện một cách có hiệu quả các giờ ngoại khóa, do đó cần hướng dẫn cho họ phương pháp tập luyện chính xác cũng như phương pháp bảo hiểm, tự bảo hiểm để tránh xảy ra chấn thương.

Lượng vận động trong các bài tập thể dục ngoại khóa được bố trí không quá cao hoặc quá thấp mà phải phù hợp với lượng vận động cụ thể của sinh viên.

Cố gắng hết sức tăng cường sự chỉ đạo của người hướng dẫn để kịp thời phát hiện những vẫn đề và giải quyết vấn đề ngoại khóa để tránh rơi vào chủ nghĩa hình thức.

Hoạt động TDTT ngoại khóa: Đây là hoạt động được triển khai ngoài giờ lên lớp chính khóa của

Nhà trường, là một biện pháp có hiệu quả để củng cố và nâng cao tri thức, hình thành kỹ năng và hoàn thiện kỹ xảo cho học sinh, sinh viên; đồng thời tạo thói quen tập luyện TDTT thường xuyên làm phong phú đời sống văn hóa tinh thần cho người học [27]; [29]; [30]; [37]; [60];[61]; [66].

Tóm lại: Hoạt động TDTT ngoại khóa là hoạt động được tiến hành ngoài giờ lên lớp chính khóa với nội dung; hình thức phong phú và đa dạng, mang tính chất tự nguyện nhằm củng cố sức khỏe, duy trì và nâng cao khả năng hoạt động thể lực, giúp phòng, chữa bệnh tật và giáo dục các phẩm chất ý chí dựa trên các nguyên tắc tập luyện TDTT.

Vai trò của hoạt động TDTT ngoại khóa

Hoạt động thể thao ngoại khóa góp phần giáo dục con người phát triển toàn diện Tất cả các hoạt động được tiến hành trong các trường Đại học đều hướng tới mục tiêu đào tạo con người phát triển toàn diện Thông qua các hoạt động ngoại khóa giúp người học có điều kiện học hỏi không chỉ về các tri thức mới mà còn là cơ hội để trau dồi các phẩm chất đạo đức, ý chí, nhân cách, nâng cao khả năng cảm thụ cuộc sống, phát triển năng lực thẩm mỹ và có tình yêu với công việc.

Nguyên tắc xây dựng chương trình tập luyện các môn thể thao ngoại khóa cho

Chương trình tập luyện các môn thể thao ngoại khóa cho sinh viên được xác lập trên cơ sở các giờ học TDTT ngoại khóa Theo các tác giả: Nguyễn Kỳ Anh và Vũ Đức Thu, Matveep L.P., Vũ Đức Thu và Trương Anh Tuấn, Đồng Văn Triệu và Trương Anh Tuấn [1]; [44]; [66]; [77] đây là các giờ học ngoài giờ TDTT nội khóa nhằm củng cố và hoàn thiện các bài học nội khóa được tiến hành vào giờ tự học của sinh viên dưới sự hướng dẫn của giáo viên.

Theo Nguyễn Toán và Phạm Danh Tốn [61], các giờ học TDTT ngoại khóa thường có cấu trúc đơn giản và nội dung hẹp hơn so với buổi tập nội khóa Hình thức tập luyện này đòi hỏi ý thức kỷ luật, tinh thần độc lập và sáng tạo cao Nhiệm vụ cụ thể và nội dung buổi tập ngoại khóa chủ yếu phụ thuộc vào sở thích và hứng thú cá nhân Đồng thời, khi tổ chức các giờ TDTT ngoại khóa cần lưu ý đến các mặt: Tính chất hoạt động mềm hóa giữa bắt buộc và tự nguyện; Nội dung phong phú, linh hoạt không bị hạn chế;Không giới hạn địa điểm tiến hành (trong trường hoặc ngoài trường); Hình thức đa dạng, có thể tiến hành theo cá nhân, tổ, nhóm, khoa, trường…; Thời gian hoạt động linh hoạt, có thể tiến hành bất kỳ lúc nào trong ngày tùy theo điều kiện thời gian của sinh viên; Giáo viên đóng vai trò hướng dẫn, tư vấn, định hướng; Sinh viên phát huy vai trò chủ thể, tích cực chủ động, phát huy năng khiếu, khả năng sáng tạo của bản thân; Quy mô hoạt động TDTT ngoại khóa thể hiện qua số lượng sinh viên tham gia, số lượng CLB thể thao, số lượng hội viên CLB thể thao, số môn thể thao tổ chức cho sinh viên tập luyện, số lượng giải đấu các cấp trong năm dành cho sinh viên.

Nguyên tắc xây dựng chương trình tập luyện các môn thể thao ngoại khóa cho sinh viên đã được một số tác giả đề cập đến như: Tatyana Evgenievna (2012), Titova, Anna Vladimirovna (2008), Yuspa, T.V (2008), [98]; [99]; [101]…Về cơ bản các tác giả đều thống nhất một số nguyên tắc khi xây dựng chương trình như sau:

(1) Nguyên tắc khoa học: Chương trình phải được xây dựng sao cho phù hợp với những thành tựu của khoa học giáo dục, phải bao gồm các nhân tố đủ độ tin cậy, nội dung của chương trình phải thỏa mãn sự phát triển toàn diện của đối tượng giảng dạy.

(2) Nguyên tắc lịch sử: Khi xây dựng chương trình phải tính tới nguyên tắc lịch sử, nghĩa là tính đến có sự kế thừa, cũng như mối quan hệ với các chương trình khác Nguyên tắc này được thể hiện ở nhiều phần của chương trình Trên cơ sở của nguyên tắc này cần thực hiện việc sắp xếp các chủ đề theo trình tự thời gian Trước hết là các chủ đề về lịch sử phát triển môn thể thao, tiến trình phát triển các kỹ - chiến thuật, luật thi đấu của môn thể thao, mối liên hệ giữa môn thể thao trong chương trình với các môn thể thao khác Ở hàng loạt các phần của chương trình cần phải dựa vào những quy tắc chung của lý luận và phương pháp thể dục thể thao.

(3) Nguyên tắc giáo dục: Bản chất của nguyên tắc này là thực hiện việc giáo dục thông qua nội dung, phương pháp và tổ chức giảng dạy, cũng như thông qua ảnh hưởng cá nhân của giáo viên, huấn luyện viên, của tập thể lên đối tượng giảng dạy theo chương trình môn thể thao ngoại khóa Trong quá trình giáo dục, người ta thường được sử dụng các phương pháp như: Phương pháp dùng lời nói hay phương pháp mô tả bằng lời; Phương pháp trực quan; Phương pháp tham quan; Phương pháp thi đấu…

(4) Nguyên tắc tự giác – tích cực: Ý nghĩa của nguyên tắc này là ở chỗ phải có sự phối hợp điều khiển của giáo viên hoặc huấn luyện viên với sự tự giác tích cực của người học.

Nguyên tắc này đòi hỏi phải hình thành ý thức tự giác và hiểu rõ mục đích của việc tập luyện làm cho người tập tham gia một cách tự giác tích cực vào quá trình học tập và biết tự kiểm tra đánh giá những hoạt động và kết quả tập luyện. Để đảm bảo tính tự giác tích cực trong tập luyện phải thực hiện các yêu cầu sau:

Giải thích mục đích ý nghĩa của mỗi bài tập và phương thức thực hiện bài tập đó;

Tự tìm ra những yếu tố ảnh hưởng đến hoàn thiện và sai lầm trong thực hiện động tác Nhận xét và đánh giá khách quan các thành tích đạt được;

Giao các bài tập để tự tập luyện phát triển tính sáng kiến, thái độ sáng tạo đối với nhiệm vụ.

(5) Nguyên tắc trực quan: Để thỏa mãn những yêu cầu của nguyên tắc này cần đạt được sự thống nhất giữa nội dung giảng dạy theo cảm tính (trước hết là cơ quan thị giác và thính giác) với sự thấu hiểu của nó (với sự trợ giúp của các phương pháp phân tích – tổng hợp, quy nạp – suy diễn v.v…) Trực quan sẽ làm phong phú thêm phạm vi hiểu biết của người học, góp phần phát triển ngôn ngữ, tư duy và óc quan sát Như vậy, tạo cho nội dung chương trình có tính hiệu quả cao, tính cảm xúc lớn, đảm bảo cho việc ghi nhớ chúng, phát triển óc tưởng tượng, sáng tạo và óc thẩm mỹ của người học Thông thường, phương pháp trực quan thường được kết hợp với phương pháp giải thích bằng lời Trước hết là giải thích bằng lời, sau đó là củng cố bằng các ví dụ minh họa trực quan sinh động.

(6) Nguyên tắc hệ thống và tăng tiến: Nguyên tắc này có liên hệ chặt chẽ với nguyên tắc tự giác - tích cực tạo cơ sở hình thành hệ thống kiến thức Việc giải quyết các nhiệm vụ sư phạm khi tuân thủ nguyên tắc này chính là việc liên kết các kiến thức riêng lẻ, các khái niệm, hiểu biết rời rạc thành hệ thống thống nhất.

(7) Nguyên tắc vừa sức: Nguyên tắc này chỉ ra rằng, việc đưa vào chương trình những kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo cần thiết phải phù hợp với đối tượng học tập, nghĩa là tài liệu học tập phải phù hợp với lứa tuổi, đặc điểm cá nhân, trình độ chuẩn bị, thời gian học tập Song phải hiểu rằng, vừa sức không có nghĩa là làm cho dễ dàng Tính giáo dưỡng trong giảng dạy đòi hỏi phải có sự căng thẳng tương đối từ phía người học cả về trí lực và thể lực Vì vậy nguyên tắc vừa sức phải xác định rõ mức độ khó của tài liệu giảng dạy và việc tuân thủ nghiêm ngặt chế độ cá biệt hóa. Để phù hợp với nguyên tắc vừa sức, trong quá trình nghiên cứu tài liệu giảng dạy cần tuân thủ quy tắc: từ cái đã biết đến cái chưa biết, từ gần đến xa, từ đơn giản đến phức tạp, từ chính đến phụ, từ chung đến riêng Những quy tắc này phải được phản ánh trong chương trình cần xây dựng.

Ngoài những nguyên tắc trên, còn nhiều yêu cầu cần thiết phải thỏa mãn ngay cả với cấu trúc chương trình: Bảng chú giải (giải thích), trình bày các chủ đề của môn học, liệt kê các hình thức giờ học, các chỉ dẫn về phương pháp cho giáo viên, định lượng giờ học cho mỗi phần lý thuyết và thực hành. Đồng thời, còn phải lưu ý đến một phương pháp mà bản thân nó là một quy định – phương pháp thực hiện các tiêu chuẩn kiểm tra định kỳ.

Các nguyên tắc chung và phương pháp chuyên môn là những chuẩn mực bắt buộc cho mỗi chương trình được xây dựng và chúng được thể hiện ở các phần trong cấu trúc của chương trình.

Đặc điểm tâm - sinh lý lứa tuổi 18 – 22

1.5.1 Những đặc điểm tâm lý của lứa tuổi 18 – 22

Những đặc điểm tâm lý của sinh viên bị chi phối bởi các đặc điểm phát triển thể chất, môi trường và xã hội Sinh viên là một lớp người đặc biệt đang chuẩn bị trực tiếp cho việc tham gia vào cuộc sống tinh thần và vật chất của xã hội với tư cách là tầng lớp tri thức Những đặc điểm phát triển tâm lý ở những sinh viên rất phong phú đa dạng.

Hoạt động học tập, hoạt động vui chơi giải trí, hoạt động lao động sản xuất, hoạt động xã hội và môi trường sống của sinh viên có những nét đặc trưng và đòi hỏi khác nhau về chất so với những lứa tuổi trước đó Để hoạt động học tập có kết quả, trong thời gian đầu ở trường đại học sinh viên phải thích nghi với hoạt động học tập, hoạt động xã hội cũng như các hoạt động sinh hoạt trong đời sống tập thể sinh viên(như ở trường, lớp hay ở ký túc xá ) quá trình thích nghi này tập trung chủ yếu ở nội dung và cách thức giao tiếp như: giữa cá nhân này với cá nhân khác, giữa bạn bè, giảng viên, giữa cá nhân với tập thể và các tổ chức xã hội khác Sự thích nghi với những nội dung học tập mang tính chuyên ngành hoặc không chuyên ngành, cũng như phương pháp học tập, nghiên cứu ở bậc đại học.

Chính vì vậy, trong quá trình học tập, lĩnh vực động cơ của sinh viên tiếp tục bị chi phối khá mạnh bởi chính vai trò của giảng viên trong việc tổ chức hoạt động dạy học Đồng thời, việc phát triển những động cơ tích cực của hoạt động học tập ở sinh viên phụ thuộc vào một số điều kiện sư phạm nhất định như: Những bài giảng được trình bày theo hướng nêu vấn đề, những “tình huống có vấn đề” được giải quyết một cách khoa học Những giờ thảo luận, báo cáo, đàm thoại, tọa đàm, hội nghị, hội thảo sẽ giúp được phát huy độc lập, độc đáo, sáng tạo của sinh viên [78], [81].

Ngoài ra, việc hướng dẫn hoạt động nghiên cứu khoa học ở phòng thí nghiệm hoặc nghiên cứu thực tế, thực tiễn để giải quyết các vấn đề có ý nghĩa quan trọng để phát triển động cơ nhận thức của sinh viên theo hướng tích cực trong học tập và rèn luyện.

1.5.2 Đặc điểm sinh lý lứa tuổi 18 – 22

Trong hoạt động vận động, chức năng của tim, huyết quản và phổi là nhân tố sinh lý quan trọng. Trong đó mạch đập, huyết áp và dung tích sống là các chỉ tiêu sinh lý bình thường dùng để xác định công năng phổi Tần số tim và mạch đập thống nhất ở trạng thái bình thường [34]; [35].

Lứa tuổi 18 đến 22, mạch đập trung bình ở nam giới là 77,5 ± 4,4 lần/phút; mạch đập trung bình ở nữ giới là 77,5 ± 8,93 lần/phút Huyết áp tâm thu trung bình của nữ là 110,2mmHg; huyết áp tâm thu trung bình của nam là 117,5mmHg Giá trị trung bình dung tích sống của nam khoảng 4124ml và của nữ là khoảng 2871ml.

Hệ tim mạch: cùng với sự phát triển chung của khối lượng tim và hoạt động của tim, ở tuổi thanh niên thỉnh thoảng có hiện tượng to tâm thất trái, điều này trong y học gọi là “sự nở to tim ở lứa tuổi thanh niên” Sự thích ứng của tim trở lên hoàn thiện hơn Tần số co bóp của tim giảm xuống tới 70 - 75 lần/phút, huyết áp khoảng 115mmHg Có thể dùng phương pháp bắt mạch đây là phương pháp đơn giản để có thể kiểm tra mạch đập.

Hệ hô hấp: sự phát triển của cơ quan hô hấp được hoàn thành, dung tích sống của phổi đạt tới 3l - 3,5l Điều hòa hô hấp thần kinh trở lên hoàn chỉnh hơn Quá trình trao đổi chất diễn ra mạnh hơn, nhưng càng lớn thì sự trao đổi chất càng giảm Dung tích sống trung bình của lứa tuổi 18 - 22 là 3500ml đối với nam và 2600ml đối với nữ Để xác định dung tích sống người ta dùng phế dung kế Như vậy, để có lượng khí lưu thông tăng cao, sự tham gia của các cơ của hệ hô hấp là yếu tố vô cùng quan trọng.

Hệ thần kinh: sự phát triển của trí tuệ được tiếp tục, chức năng phân tích của hệ thần kinh đạt tới sự phát triển hoàn toàn Khát vọng đạt kết quả cao trong các hoạt động, đặc biệt trong hoạt động Thể dục Thể thao.

Huyết áp: là áp lực của máu đè lên thành mạch được tạo nên do áp lực của tim Bình thường huyết áp tối đa sẽ từ 100 - 130mmHg Huyết áp mà dưới 100mmHg là huyết áp thấp và ngược lại nếu cao trên 130mmHg là bị huyết áp cao Huyết áp tối thiểu từ 65 - 85mmHg là trung bình Chỉ số huyết áp thường sẽ phụ thuộc vào lứa tuổi và giới tính Chỉ số huyết áp là chỉ số tương đối ổn định, trong tập luyện Thể dục Thể thao chỉ số này ít bị biến đổi [34]; [35].

Hiện nay đa số sinh viên nước ta đều nằm ở độ tuổi 18 đến 22, một số ngành thuộc nhóm sức khỏe, lứa tuổi sinh viên có thể kéo dài đến 24 tuổi Tuy nhiên, sự biến đổi các chỉ tiêu sinh lý là không đáng kể Để có thể tổ chức tốt các hoạt động giáo dục thể ch và thể thao cho sinh viên, trong quá trình xây dựng chương trình môn học, giảng viên cần thiết phải căn cứ vào đặc điểm tâm

– sinh lý lứa tuổi của sinh viên.

Môn Thể dục Aerobic đối với sinh viên các trường đại học

1.6.1 Khái quát về sự ra đời của Thể dục Aerobic

Thể dục Aerobic là một môn thể dục nhịp điệu được một bác sĩ phát minh ra cách đây 40 năm.

Nó được nhiều người phát triển thêm và đến nay, thể dục

Aerobic không chỉ là các động tác thể dục mà là sự gắn kết giữa âm nhạc và khiêu vũ [65]; [87]; [95]

Thể dục Aerobic (hay còn gọi là hoạt động sức bền, tiếng Anh: Aerobic exercise hay cardio) là một loại hình thể dục có cường độ từ thấp đến cao, chủ yếu phụ thuộc vào quá trình sản sinh năng lượng (ATP) aerobic Định nghĩa của từ "aerobic" là "liên quan hoặc cần giải phóng oxy", tức là liên hệ tới việc sử dụng oxy để đáp ứng đủ nhu cầu năng lượng trong lúc tập thể dục thông qua quá trình hô hấp Thể dục aerobic là những bài tập lặp đi lặp lại các chuỗi hoạt động từ cường độ thấp đến trung bình trong một khoảng thời gian dài Thể dục aerobic còn có thể gọi là "aerobic duy nhất", vì nó được thiết kế ở cường độ đủ thấp để tất cả các chất cacbohydrat bị chuyển hóa thành năng lượng bằng con đường sản sinh ATP của ty thể Ty thể là những bào quan dựa vào oxy để chuyển hóa các chất cacbohydrat, protein và chất béo Những ví dụ về bài tập thể dục aerobic có thể kể đến chạy hoặc chạy bộ, bơi lội, đạp xe, leo cầu thang hoặc đi bộ theo quãng đường từ trung bình đến dài [65]; [89]; [95]

Ngày nay Thể dục Aerobic đã trở thành môn thể thao được ưa chuộng trên toàn thế giới Các giải thi đấu Thể dục Aerobic thường xuyên tổ chức tại các đơn vị cơ sở, trường học và tại thế vận hội Thể dục Aerobic được khởi đầu từ Gym – jazz hay jazz-dance Năm 1968, bác sĩ K.H.Cooper thuộc quân đội Mỹ đã phát triển nó thành các hoạt động tập luyện để giữ thân hình săn chắc Ông viết cuốn sách mang tựa đề Aerobic để điều chỉnh việc tập luyện với cường độ thấp nhằm mang lại lợi ích cho tim mạch, đồng thời phát minh ra trắc nghiệm thể lực gọi là Test Cooper (chạy 12 phút) [65]. Đến thập niên 1970, một phụ nữ Mỹ tên Jackie Sorensen đã áp dụng các phát minh của K.cooper vào khiêu vũ và sáng lập ra “Aerobic Dance” Sau đó đã mở một chương trình truyền hình để đưa ra khái niệm aerobic- dance đến với mọi người và biến việc tập luyện thể thao trở thành vũ điệu Các năm của thập kỷ 1970 cũng xuất hiện một khuynh hướng âm nhạc mới phát triển mạnh tại Mỹ, đó là Hip hop.Năm 2004, Thể dục aerobic được đưa vào chương trình thi đấu Olympic.

Các bài tập Thể dục Aerobic giúp cải thiện tim mạch, hô hấp, phát triển cơ bắp, tăng cường nhận thức, tự tin, khả năng sáng tạo Chúng tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan sự mềm dẻo, các yếu tố nhận thức và thực hiện, các yếu tố tâm lý, tính nghệ thuật và các mối liên hệ khác Một nghiên cứu của Đại học Alabama (Mỹ) đã cho thấy, sau 12 giờ luyện tập, Aerobic cải thiện được sức khỏe người nhiễm HIV các nhà khoa học Phần Lan thử nghiệm 5 năm trên người mắc bệnh tim mạch bẩm sinh và nhận thấy nhóm có tập luyện Aerobic giảm 16% nguy cơ đột quỵ so với nhóm đối chiếu không hề luyện tập Ở những người có tiền sử bệnh tim, nguy cơ này giảm tới 49 % Aerobic được phụ nữ ưa chuộng vì giúp cho thân hình thon thả, loại bỏ những phần mở dư thừa của cơ thể, nâng cao tự tin trong giao tiếp và phục vụ gia đình Hiện có các bài tập thích hợp cho nhiều đối tượng tập luyện kể cả phụ nữ mang thai [2]; [65].

Với đặc thù trẻ trung, năng động, gợi cảm trong từng động tác, Thể dục Aerobic được các sinh viên nữ tại các Trường Đại học ưa thích Nhiều trường đại học ở nước ta đã mạnh dạn đưa môn Thể dục Aerobic vào các giờ học ngoại khóa thậm chí cả chính khóa Giáo dục Thể chất.

“Giải Thể dục Aerobic sinh viên Nhân văn mở rộng 2009” lần đầu tiên được tổ chức trong các trường đại học tại Hà Nội đã cho thấy sự cố gắng của Ban tổ chức cũng như sự hưởng ứng của các đội thi trong việc chung tay hướng tới mục đích mở rộng và nâng cao chất lượng phong trào môn thể thao này rộng rãi trong sinh viên [2].

Việc tổ chức tập luyện Thể dục Aerobic cho sinh viên đặc biệt phù hợp với những cơ sở giáo dục đại học có số sinh viên nữ chiếm đa số như khối các trường sư phạm, nghệ thuật… Thể dục Aerobic thường được sinh viên tự tập luyện hàng ngày dưới hình thức tự tập luyện (ngoại khoá), tập luyện theo nhóm (có hoặc không giáo viên hướng dẫn), tập luyện theo câu lạc bộ hoặc môn học tự chọn trong chương trình môn học giáo dục thể chất nội khóa Thậm chí nhiều đội tuyển Thể dục Aerobic ở các trường đai học đã được hình thành, điều này góp phần thúc đẩy phong trào tập luyện Thể dục Aerobic trong sinh viên [25].

1.6.2 Đặc điểm của Thể dục Aerobic

Xét về bản chất, Thể dục Aerobic là môn thể dục vận động các động tác theo nhạc một cách nhịp nhàng và uyển chuyển Tác dụng củaThể dục Aerobic là giúp cơ thể phát triển khỏe mạnh, trí lực tinh thông, làm việc hiệu quả Khả năng làm việc dẻo dai và bền sức chung cũng được khơi thông khi tập thể dục Aerobic thường xuyên [86]; [89].

Với hình thức vận động theo quy định một cách hợp lý, Thể dục Aerobic đã tăng cường hoạt động của các cơ quan trong cơ thể, ảnh hưởng tốt đến quá trình hoạt động của các tuyến nội tiết, các hệ thống chuyển hóa của hệ thần kinh, hô hấp, bài tiết Hệ thần kinh điều khiển cơ thể ở dạng vận động cũng như nghỉ ngơi đạt được trạng thái cân bằng, thoải mái, dễ chịu và linh hoạt Sức bền trong hoạt động cũng tăng lên nhờ các bài tập liên hoàn hàng chục phút kết hợp với nhiều cử động (60 - 130 cử động) ở các bộ phận với nhịp co duỗi hợp lý Âm nhạc đã kích thích hưng phấn trong vận động kéo dài, giảm bớt mệt mỏi tâm lý và điều chỉnh hợp lý cường độ vận động, cũng như các phản xạ phối hợp làm cho người tập cảm thấy sảng khoái, khỏe mạnh [87].

Thể dục Aerobic là những bài tập được lựa chọn trong hệ thống bài tập của thể dục, bao gồm các động tác nhằm rèn luyện thân thể, phát triển các tố chất và năng lực vận động cơ bản Mục đích trên đây nhờ bài tập có cấu trúc vận động hợp lý (co và duỗi) cơ gây nên hoạt động ở các khớp trong việc điều khiển của bộ phận cơ thể với sự huy động sức lực để tạo ra các biên độ và tốc độ vận động cho phép (thay đổi) theo ý muốn Các động tác của bài tập được thực hiện gần như liên tục với sự thay đổi tần số và cường độ theo nhịp nhạc và âm lượng Tính chất nhịp điệu của bài tập cần người tập có điều kiện sức khỏe tối thiểu Vì vậy, phải xác định lượng vận động hợp lý cho các đối tượng có sức khỏe khác nhau [89].

Thời gian một bài tập Thể dục Aerobic dao động từ 4 -10 phút đến 50 - 60 phút Vì vậy, đòi hỏi phải có một nhịp điệu vận động được điều chỉnh ở hệ liên hoàn (không có quãng đứng và lặp lại nguyên vẹn) Ở đây, âm nhạc góp phần tạo điều kiện cho người tập phát triển tính nhịp điệu và khả năng phối hợp vận động, gây hào hứng trong tập luyện và giảm bớt sự căng thẳng, mệt mỏi của vận động gây nên.

Sự khác biệt cơ bản của bài tập Thể dục Aerobic so với các động tác trong điền kinh giúp người tập phát triển tính nhịp điệu và khả năng phối hợp vận động, không đòi hỏi huy động tối đa những cử động sẽ được lặp lại và liên kết như một mẫu chuẩn Sự thể hiện trong biên độ động tác, tốc độ cử động và nhịp điệu thao tác đòi hỏi sự chuẩn xác cao [95].

Bài tập của Thể dục Aerobic có thể đưa ra trình diễn hoặc tổ chức thi đấu phổ biến động viên mọi người cùng tập, song không được sử dụng chuyên dùng cho biểu diễn, thi đấu Qua đó cho thấy, Thể dục Aerobic đã và đang có vị trí trong hệ thống bài tập thể dục cũng như trong GDTC.

Thể dục Aerobic là những bài tập được lựa chọn trong hệ thống bài tập của thể dục, bao gồm các động tác nhằm rèn luyện thân thể, phát triển các tố chất và năng lực vận động cơ bản Mục đích trên đây được thực hiện nhờ bài tập có cấu trúc vận động hợp lý (co và duỗi) cơ gây nên hoạt động ở các khớp trong việc điều khiển các bộ phận cơ thể với sự huy động sức lực để tạo ra các biên độ và tốc độ vận động cho phép (có thay đổi) theo ý muốn Các động tác của bài tập được thực hiện gần như liên tục với sự thay đổi tần số và cường độ theo nhịp nhạc và âm lượng Tính chất nhịp điệu của bài tập cần người tập có điều kiện sức khoẻ tối thiểu Vì vậy, phải xác định liều lượng tập hợp lý cho các đối tượng có sức khoẻ khác nhau [87].

Khái niệm cơ bản trên đây cho thấy tính chất loại bài tập này là bài tập phát triển chung, có nhiều nét cơ bản của thể dục tự do, được tiến hành liên hợp vận động một hay nhiều bộ phận cơ thể với nhau, động tác với âm nhạc phối hợp hỗ trợ với nhau.

Có thể nhận định rằng, sự vận dụng rất đa dạng các động tác của thể dục cơ bản bao gồm cả chạy, nhảy, múa và âm nhạc, dẫn dắt làm cho Thể dục Aerobic hấp dẫn người tập ở các đối tượng khác nhau về độ tuổi, giới tính và trình độ sức khoẻ cũng như vốn kỹ năng, kỹ thuật vận động.

Các công trình nghiên cứu có liên quan

1.7.1 Các công trình nghiên cứu nước ngoài Đến nay đã có nhiều công công trình ở nước ngoài nghiên cứu về chương trình Thể dục Aerobic cho các đối tượng khác nhau Đặc biệt, có một số công trình đề cập đến việc sử dụng Thể dục Aerobic như một phương tiện để nâng cao thể lực và hoàn thiện thể chất cho học sinh, sinh viên thông qua hoạt động chính khóa và ngoại khóa.

Tác giả Titova Anna Vladimirovna (2008), với công trình nghiên cứu “Công tác GDTC ngoại khóa cho nữ học sinh lứa tuổi 11 – 12 trên cơ sở môn Aerobic” đã khẳng định, việc xây dựng và thực hiện các chương trình GDTC nâng cao sức khỏe dựa trên việc sử dụng các phương tiện và phương pháp của loại hình thể dục Aerobic là một hướng đi hiện đại và có triển vọng trong giáo dục thể chất Chương trình phát triển môn Thể dục Aerobic trên nền tảng thể dục nhịp điệu cổ điển là mô hình hoạt động ngoại khóa hiệu quả về giáo dục thể chất nữ học sinh lứa tuổi 11-12 trong các cơ sở giáo dục Những điều kiện về phương pháp tổ chức cần và đủ để thực hiện chương trình Thể dục Aerobic là nhân tố quan trọng để đảm bảo hiệu quả của quá trình giáo dục thể chất cho trẻ em gái vị thành niên [99].

Tatiana Evgenievna (2012) công bố kết quả công trình nghiên cứu “Nội dung và xu hướngAerobic thể thao trong GDTC cho sinh viên các trường đại học”, với những kết quả chủ đạo như: 1) Ưu tiên của sinh viên trong việc lựa chọn hướng hoạt động của bộ môn “Văn hóa thể chất” trong các trường đại học là cơ sở để áp dụng môn Aerobic vào quá trình giáo dục; 2) Lập kế hoạch quá trình giảng dạy – huấn luyện Aerobic cho sinh viên - vận động viên kết hợp với các học phần đặc trưng trong hoạt động học tập của sinh viên Đảm bảo chuẩn bị có hiệu quả tất cả các học phần của bộ môn “Văn hóa thể chất” và không gây ảnh hưởng tiêu cực đến các chương trình giảng dạy tại trường đại học; 3) Chương trình Aerobic thực nghiệm là một phần của bộ môn "Văn hóa thể chất", dựa trên tính linh hoạt của các phương tiện Aerobic thể thao, góp phần hoàn thiện thể chất và nâng cao thành tích thể thao [98].

Dubogryzova, Irina Alexandrovna (2005), với công trình “Phương pháp học thể dục nhịp điệu liên quan đến sức khỏe khác biệt với nữ sinh viên trường đại học kỹ thuật” đã chứng minh được các luận điểm: 1) Định hướng cần đổi mới của học sinh nữ hiện nay được xác định bởi khả năng tự do thực hiện quyền lựa chọn mục tiêu của hoạt động thể chất như Aerobic liên quan đến sức khỏe để đưa vào lối sống lành mạnh và hình thành văn hóa thể chất cá nhân Cách tiếp cận sư phạm đối với sự phát triển của vấn đề hình thành văn hóa thể chất cá nhân bằng phương tiện Aerobic theo định hướng sức khỏe thể chất là phù hợp để tăng hiệu quả giáo dục thể chất cho nữ sinh viên, có tính đến điều kiện vùng và khả năng của mỗi trường đại học kỹ thuật; 2) Thang đo tổng hợp của các chỉ số về phát triển thể chất, mức độ sẵn sàng về thể chất và trình độ chuẩn bị chức năng của nữ sinh viên xác định sự phân bố hợp lý giữa các nhóm văn hóa thể chất, nâng cao sức khỏe và việc đảm bảo nội dung các phương tiện huấn luyện;

3) Phương pháp luận của các lớp thể dục nhịp điệu liên quan đến sức khỏe khác biệt cho phép nâng cao đáng kể mức độ sẵn sàng về thể chất và trình độ chuẩn bị chức năng của nữ sinh viên, mở rộng kiến thức văn hóa thể chất trong việc tiếp thu các kỹ năng Aerobic, đảm bảo nữ sinh viên sẵn sàng tự tổ chức một lối sống lành mạnh [91].

Derevleva, Elena Borisovna (2009) đã tiến hành công trình nghiên cứu “Chuẩn bị cho sinh viên đại học sư phạm dạy Aerobic trong trường phổ thông”, tác giả đã đưa ra bảo vệ thành công các luận điểm:1) Việc thực hiện các bước Aerobic cơ bản của học sinh được đặc trưng bởi độ lớn của tần số tim nhất định, điều này cho phép tạo ra nhiều phương án khác nhau khi liên kết bài tập Aerobic và sử dụng chúng trong các phần khác nhau của bài học; 2) Công nghệ thiết kế chương trình Aerobic cho sinh viên, được thiết kế theo hướng tiếp cận khác biệt khi thực hiện các bài tập Aerobic cơ bản, cho phép sử dụng Aerobic như một phương tiện thể dục nâng cao sức khỏe và làm cơ sở cho việc xây dựng chương trình thể dục Aerobic; 3) Chương trình mô đun “Thể dục Aerobic” là cơ sở để phát triển kiến thức lý thuyết, kỹ năng thực hành dạy các bước thể dục Aerobic cơ bản và kỹ năng thiết kế nội dung bài học Aerobic ở trường phổ thông [90].

Zhernosek, Anna Mikhailovna (2007) đã đưa ra một số kết luận trên cơ sở nghiên cứu “Công nghệ ứng dụng các giờ giảng dạy Aerobic trong huấn luyện nâng cao sức khỏe”: 1) Công nghệ ứng dụng bài thể dục Aerobic trong rèn luyện nâng cao sức khỏe gồm: Các chương trình huấn luyện có tính đến các chi tiết cụ thể của chuyển động trong Aerobic nhằm nâng cao sức khỏe (các phần chuẩn bị, cơ bản và kết thúc); Khuyến nghị để thực hiện các biện pháp chuẩn bị cho các lớp Aerobic cần từng bước cải thiện sức khỏe (thăm khám, chẩn đoán, huấn luyện); Khi xác lập phương pháp để điều chỉnh lượng vận động thể lực, cũng như phương pháp cá biệt hóa lượng vận động thể lực hoạt động thể chất trong nhóm, cần phải tính đến mức độ chuẩn bị của học viên; 2) Chương trình của các lớp học Aerobic nâng cao sức khỏe là kết quả của việc phân tích các bài học, các lớp học tổng thể, tài liệu video, cũng như hệ thống hóa và khái quát hóa các quan sát, thời gian và ghi chép tại các buổi thảo luận; 3) Động thái của tần số tim và lưu lượng máu ở các cơ của chân khi di chuyển Aerobic có xu hướng một chiều và thể hiện sự gia tăng [92].

Ngoài ra còn nhiều tác giả khác nghiên cứu về quá trình tuyển chọn và đào tạo vận động viên Aerobic trẻ, cũng như sử dụng các bài tập Aerobic như một phương tiện chuyên môn phù hợp để hoàn thiện thể chất cho nữ giới như: Ivanenko và Oksana Anatolyevna (2002), Parmuzina và Yulia Vladimirovna (2006), Rudenko và Larisa Kondratyevna (2009), Khairullina và Alsu Alievna (2011), [93];[96];[97];[100]

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu nêu trên đều có giá trị tham khảo không những về cách thức ứng dụng Aerobic cho các đối tượng khác nhau để nâng cao sức khỏe, hoàn thiện thể chất, hình thành lối sống lành mạnh nâng cao thành tích thể thao, mà còn cung cấp những cơ sở khoa học quan trọng để xây dựng các chương trình Aerobic cho học sinh và sinh viên.

1.7.2 Các công trình nghiên cứu trong nước

Hoạt động giáo dục thể chất và thể thao trường học nói chung và hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa nói riêng trong các trường đại học luôn dành được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học trong nước. Những công trình khoa học này cung cấp những cơ sở khoa học quan trọng trong việc lựa chọn phương tiện, phương pháp và tổ chức các hoạt động TDTT ngoại khóa cho sinh viên Đồng thời, cung cấp những kinh nghiệm trong thiết kế, xây dựng và triển khai các chương trình thể thao ngoại khóa trong các cơ sở giáo dục đại học.

Các công trình nghiên cứu về thể dục thể thao ngoại khóa trong trường đại học:

Một số công trình nghiên cứu điển hình về các biện pháp và giải pháp phát triển phong trào tập luyện thể dục thể thao ngoại khóa cho sinh viên phải kể đến như: Lê Hồng Cương (2006), Nguyễn ThịHạnh (2009), Nguyễn Văn Hùng (2011), Phạm Thanh Lương (2020), Nguyễn Duy Quyết (2006),Nguyễn Văn Quý (2014), [24]; [29]; [38]; [41]; [47]; [49]… Thông qua các phương pháp khoa học, các nghiên cứu này đã đánh giá được thực trạng công tác giáo dục thể chất, cũng như phong trào hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa của từng trường, trên cơ sở đó đề ra các biện pháp, giải pháp để thúc đẩy phong trào thể dục thể thao ngoại khóa cho sinh viên Các biện pháp, giải pháp chủ yếu tập trung vào việc:1) Tăng cường sự quan tâm của lãnh đạo các cấp đối với công tác GDTC nói chung và hoạt động TDTT ngoại khóa nói riêng; 2) Nâng cao nhận thức về vai trò, tác dụng của TDTT và hoạt động TDTT ngoại khóa của sinh viên; 3) Kích thích tính tự giác tích cực tham gia hoạt động TDTT ngoại khóa thông qua các hình thức khích lệ, động viên, khen thưởng, phát động các phong trào thi đua tập luyện TDTT; 4) Tăng cường cơ sở vật chất cho hoạt động TDTT ngoại khóa; 5) Đổi mới nội dung và đa dạng hóa hình thức hoạt động TDTT ngoại khóa; 6) Thành lập các CLB thể thao để thu hút sinh viên tham gia tập luyện…

Kế đến là những công trình nghiên cứu về nội dung và hình thức hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa của các tác giả như: Nguyễn Trường Giang (2019), Nguyễn Ngọc Khôi (2018), Nguyễn Đức Thành (2010), Nguyễn Đức Thành (2012), Trần Thị Tú (2019), Trần Thị Xoan (2006), [27]; [39]; [63]; [64];

[75]; [82]… Dựa trên những phân tích, đánh giá về hình thức và nội dung hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa nói chung và ở một số môn thể thao nói riêng, các tác giả đã lập luận, kiến giải một cách khoa học về việc lựa chọn hình thức hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa sao phù hợp với sở thích, nguyện vọng của sinh viên Đồng thời xây dựng động cơ đúng đắn và hứng thú bền vững cho sinh viên khi tham gia hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa Các nghiên cứu đã xác định được những nội dung hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất của từng trường, đặc biệt là việc hướng hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa vào các môn thể thao sinh viên ham thích như: võ thuật, bóng đá, bóng chuyền, cầu lông, bơi, Thể dục Aerobic, các môn thể thao dân tộc…

Tiếp theo là những công trình nghiên cứu về xây dựng chương trình thể thao ngoại khóa cho sinh viên (không chuyên TDTT) của các tác giả như: Ngô Thị Hảo (2013), Nguyễn Thanh Hùng (2017), Nguyễn Thị Như Quỳnh (2017), [30]; [37]; [50]… Các công trình này đã khái quát được những cơ sở lý luận và thực tiễn trong việc xây chương trình tập luyện các môn thể thao ngoại khóa Đặt biệt là đã đưa ra một số luận điểm về nguyên tắc xây dựng chương trình, cấu trúc, nội dung chương trình ở môn thể thao lựa chọn, dẫn chứng ở một số môn như: Võ thuật, Cầu lông, Bóng chuyền Các chương trình thể thao ngoại khóa đã xây dựng đều dược đưa vào kiểm nghiệm trong thực tiễn theo các tiêu chí đánh giá được quy định rõ trong chương trình từng môn thể thao Ngoài ra, các nghiên cứu còn đánh giá hiệu quả tác động của chương trình đến tâm lý, thể lực, cũng như kết quả học tập môn giáo dục thể chất của sinh viên.

Cuối cùng là một số công trình nghiên cứu về giảng dạy và tập luyện môn Thể dục Aerobic trong trong trường học các cấp của các tác giả như: Nguyễn Thị Đào và Lý Ánh Tuyết (2011), Mai Thị Thu Hà(2014), Đinh Khánh Thu (2014), Đinh Văn Vinh (2016), Xayyasack Phanthavong (2018), [25]; [28]; [67]; [80]; [83] Kết quả của các công trình nghiên cứu này đã cung cấp những thông tin khoa học quan trọng về nội dung, phương pháp cũng như các thức biên soạn các bài tập Thể dục Aerobic trong giảng dạy và hoạt động ngoại khóa trong nhà trường các cấp Đồng thời thông qua nghiên cứu thực nghiệm, các công trình này đã khẳng định, với các bài tập Thể dục Aerobic có lượng vận động hợp lý sẽ tác động tích cực đến việc hình thành các kỹ năng – kỹ xảo vận động, cũng như nâng cao thể lực cho sinh viên Nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh Thể dục Aerobic là môn học có sức cuốn hút đặc biệt với các đối tượng là nữ học sinh, sinh viên.Đây là những cơ sở khoa học quan trọng để phát triển môn Thể dục Aerobic trong nhà trường các cấp.

Kết luận chương

Trên cơ sở tổng quan những vấn đề nghiên cứu của luận án luận án, cho phép đi đến một số nhận xét sau:

(1) Xuất phát từ vị trí và vai trò công tác giáo dục thể chất đối với mục tiêu chung của giáo dục và đào tạo, trong các giai đoạn lịch sử Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi để phát triển giáo dục thể chất, coi giáo dục thể chất là mục tiêu để phát triển con người toàn diện, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.

(2) Chương trình môn học giáo dục thể chất và hoạt động thể thao sinh viên là yêu cầu bắt buộc trong các cơ sở giáo dục đại học Chương trình môn học giáo dục thể chất thuộc chương trình giáo dục nghề nghiệp, chương trình quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục thể chất, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục thể chất, cách thức đánh giá kết quả thực hiện môn học giáo dục thể chất ở mỗi cấp học hoặc trình độ đào tạo Nội dung hoạt động thể thao trong các trường đại học được xây dựng trên cơ sở hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo Điều này tạo điều kiện cho sinh viên đủ khả năng tham gia các đại hội thể thao sinh viên, cũng như các giải thi đấu thể thao sinh viên trong nước và quốc tế.

(3) Hoạt động nội khóa theo chương trình giáo dục thể chất và hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa là những nội dung không thể tách rời đối với công tác giáo dục thể chất trong nhà trường Tập luyện thể thao ngoại khóa là hình thức tập luyện tự nguyện nằm ngoài chương trình học chính khóa, nhằm củng cố và tăng cường sức khỏe, duy trì và nâng cao khả năng hoạt động thể lực, rèn luyện cơ thể và phòng chống bệnh tật, giáo dục các tố chất thể lực và ý chí Hình thức buổi tập này đòi hỏi phát huy được tính tự giác tích cực của cá nhân người tập Nội dung tập luyện không quy định chặt chẽ, phù hợp với sở thích, nhu cầu và nguyện vọng của sinh viên.

(4) Thể dục Aerobic là môn thể dục vận động các động tác theo nhạc một cách nhịp nhàng và uyển chuyển Tập luyện Thể dục Aerobic giúp hình thành các kỹ năng, kỹ xảo vận động, phát triển các tố chất vận động, tăng cường năng lực làm việc… Việc tổ chức tập luyện Thể dục Aerobic trong các cơ sở giáo dục đại học đặc biệt phù hợp với sinh viên nữ Thể dục Aerobic thường được sinh viên tập luyện dưới hình thức ngoại khoá, tập luyện theo nhóm, câu lạc bộ hoặc môn học tự chọn trong chương trình môn học giáo dục thể chất nội khóa.

(5) Chương trình tập luyện các môn thể thao ngoại khóa cho sinh viên được xác lập trên cơ sở các giờ học Thể dục thể thao ngoại khóa Đây là các giờ học ngoài giờ Thể dục thể thao nội khóa nhằm củng cố và hoàn thiện các bài học nội khóa được tiến hành vào giờ tự học của sinh viên dưới sự hướng dẫn của giáo viên Để xây dựng chương trình tập luyện các môn thể thao ngoại khóa cho sinh viên cần tuân thủ những nguyên tắc: nguyên tắc khoa học, nguyên tắc lịch sử, nguyên tắc giáo dục, nguyên tắc tự giác – tích cực, nguyên tắc trực quan, nguyên tắc vừa sức, nguyên tắc hệ thống và tăng tiến.

(6) Qua tổng hợp các công trình nghiên cứu có liên quan cho thấy, hoạt động Thể dục thể thao ngoại khóa cho sinh viên đã được các cơ sở giáo dục đại học đặc biệt chú trọng Việc nâng cao chất lượng giáo dục thể chất đã được đẩy mạnh thông qua hoạt động Thể dục thể thao ngoại khóa, trên cơ sở đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng của cá nhân, đã kích thích được tính tự giác, tích cực trong học tập và rèn luyện của sinh viên Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của các tác giả chưa bao hàm toàn bộ các môn thể thao ngoại khóa các đối tượng khác nhau, đặc biệt là ở môn Thể dục Aerobic cho sinh viên không chuyên giáo dục thể chất Đồng thời, chưa có tác giả nào nghiên cứu về xây dựng chương trình tập luyện môn Thể dục Aerobic ngoại khóa trên đối tượng nữ sinh viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2.

PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU

Phương pháp nghiên cứu

2.1.1 Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu

Trong quá trình tiến hành nghiên cứu, việc đọc và tìm hiểu các tài liệu liên quan là điều rất quan trọng và không thể thiếu Ngay từ khâu chọn tên luận án, xây dựng đề cương, cho đến tiến hành nghiên cứu, hoàn thiện luận án và đến khi chuẩn bị dự thảo, báo cáo kết quả nghiên cứu.

Việc thu thập và nghiên cứu các tài liệu có liên quan, bao gồm: Các văn kiện của Đảng và Nhà nước, các văn bản pháp quy của các ngành về công tác giáo dục và giáo dục thể chất trong trường học, sách, báo, tạp chí chuyên môn, tài liệu khoa học, luận văn khoa học, các kết quả nghiên cứu của các tác giả v.v… trong và ngoài nước Nhằm tìm hiểu thực trạng vấn đề nghiên cứu và các vấn đề có liên quan để xác định mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án, đồng thời xây dựng tổng quan, xử lý và phân tích kết quả nghiên cứu của luận án Thông qua tìm hiểu các nguồn tài liệu đưa ra các luận cứ khoa học phù hợp với thực tiễn ứng dụng nội dung Thể dục Aerobic ngoại khóa trong các Trường Đại học, Cao đẳng hiện nay.

Phân tích cơ sở lý luận về hình thức tổ chức hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa.

Phân tích cơ sở lý luận xây dựng các mẫu phiếu phỏng vấn, điều tra các vấn đề liên quan đến hoạt động nghiên cứu.

Phân tích cơ sở lý luận đưa ra các tiêu chuẩn và tiêu chí làm căn cứ xây dựng chương trình tập luyện môn Thể dục Aerobic ngoại khóa cho sinh viên nữ Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2.

Phân tích kết quả học tập môn giáo dục thể chất, thực trạng thể lực của sinh viên nữ trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2.

Tổng hợp, phân tích cấu trúc nội dung chương trình giáo dục thể chất cho sinh viên khối không chuyên giáo dục thể chất của khoa Giáo dục Thể chất trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2.

Ngoài ra cũng đưa ra các luận cứ để xác định các phương pháp xây dựng chương trình, nội dung giờ học ngoại khóa môn Thể dục Aerobic cho đối tượng nghiên cứu phù hợp với điều kiện thực tiễn trong Nhà trường và yêu cầu chung của công tác giáo dục thể chất cho đối tượng sinh viên trong các trường Đại học.

2.1.2 Phương pháp phỏng vấn, tọa đàm

Phương pháp phỏng vấn là phương pháp nghiên cứu khoa học thu nhận thông tin qua hỏi – trả lời giữa nhà nghiên cứu với các cá nhân khác nhau về vấn đề cần quan tâm thông qua hình thức phỏng vấn trực tiếp hoặc gián tiếp.

Luận án sử dụng phương pháp này trên cơ sở các đối tượng lựa chọn gồm: chuyên gia, cán bộ quản lý, giảng viên môn giáo dục thể chất, sinh viên nữ đang học tập Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2. Các phiếu phỏng vấn và nội dung tọa đàm được xây dựng trên cơ sở thu thập các thông tin về đối tượng nghiên cứu.

Nội dung phỏng vấn, tọa đàm bao gồm: Mức độ quan tâm của nhà trường đến hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa, chương trình nội dung giảng dạy ngoại khóa, sự hiểu biết của sinh viên về tầm quan trọng và hứng thú tập luyện của sinh viên đối với môn giáo dục thể chất; Hoạt động ngoài giờ chính khóa của sinh viên, mức độ tham gia ngoại khóa; Phỏng vấn về nhu cầu lựa chọn môn thể thao tập luyện ngoại khóa, thực trạng công tác kiểm tra đánh giá tiêu chuẩn rèn luyện thể thân cho sinh viên; Kết quả học tập môn giáo dục thể chất của sinh viên nữ; Phỏng vấn lựa chọn các tiêu chuẩn và tiêu chí xây dựng chương trình tập luyện môn Thể dục Aerobic ngoại khóa cho nữ sinh viên…

Ngoài ra luận án còn sử dụng phiếu khảo sát với các nội dung khảo sát, gồm các câu hỏi về hành vi, thái độ, ý kiến trưng cầu tư vấn chuyên gia và sinh viên, với thang đo Likert 5 mức độ: Rất đồng ý/rất hài lòng 5 điểm; Đồng ý/hài lòng 4 điểm; Không ý kiến/Trung lập 3 điểm; Không đồng ý/không hài lòng

2 điểm; Rất không đồng ý/rất không hài lòng 1 điểm.

Kết quả phản hồi của chuyên gia và sinh viên sẽ mang lại giá trị hợp lệ khi trưng cầu ý kiến Khi phân tích giá trị trung bình kết quả khảo sát thu được qua thang đo Likert:

Giá trị khoảng cách = (Maximum – Minimum)/n=(5-1)/5=0,8.

Dựa trên giá trị khoảng cách là 0,8 giá trị trung bình được đánh giá theo mức như sau:

2.1.3 Phương pháp quan sát sư phạm

Quan sát sư phạm là phương pháp nhận thức đối tượng nghiên cứu trong quá trình giáo dục – giáo dưỡng mà không làm ảnh hưởng đến quá trình đó.

Phương pháp này được sử dụng trong quá trình nghiên cứu nhằm thu thập thông tin về các mặt: về thực trạng tổ chức các hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa; về mức độ tham gia tập luyện thể thao ngoại khóa của sinh viên nữ; về thực trạng cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên, nội dung chương trình nội khóa và hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa; quan sát thống kê số lượng sinh viên tham gia hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa trong các câu lạc bộ thể thao; quan sát quá trình thực nghiệm chương trình tập luyện môn Thể dục Aerobic ngoại khóa.

2.1.4 Phương pháp kiểm tra Y học

Phương pháp kiểm tra y học nhằm đánh giá tình trạng sức khỏe, năng lực vận động và khả năng thích ứng của cơ thể người tập thể dục thể thao Qua đó, đánh giá được tác dụng của các giờ học giáo dục thể chất và tập luyện Thể dục thể thao lên đối tượng nghiên cứu.

Trong phương pháp này luận án sử dụng kiểm tra một số chỉ tiêu như:

(1) Cân nặng (kg): Thể hiện sự thích nghi của cơ thể với môi trường sống, khả năng hấp thụ và tiêu hao năng lượng của cơ thể trong chế độ sinh hoạt và tập luyện Phản ảnh chủ yếu các kích thước độ rộng, độ dày và chu vi các vòng cơ thể.

(2) Chiều cao đứng (cm): là chỉ số cơ bản phản ánh mức độ phát triển thể chất của cơ thể, chiều cao cơ thể tạo ưu thế trong tất cả các hoạt động vận động.

Cách thức kiểm tra: Chiều cao đứng là chiều cao đo từ mặt phẳng đối tượng kiểm tra đứng đến đỉnh đầu bằng thước đo nhân trắc, thước được gắn vào tường bởi băng dính Đối tượng kiểm tra ở tư thế đứng nghiêm (chân đất), quay lưng vào tường để đảm bảo các điểm chạm tường (gót chân, mông và sau đầu).

Tổ chức nghiên cứu

Luận án luận án được nghiên cứu tại Trường Đại học TDTT Bắc Ninh và Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2.

2.2.2 Kế hoạch tổ chức nghiên cứu

Luận án được nghiên cứu từ tháng 12/2014 đến tháng 12/2018 và được chia làm các giai đoạn nghiên cứu sau:

Giai đoạn 1 Từ tháng 12/2014 đến tháng 3/2015: Xác định vấn đề nghiên cứu; Thu thập các tài liệu có liên quan đến luận án; Lập đề cương và bảo vệ đề cương nghiên cứu.

Giai đoạn 2 Từ tháng 4/2015 đến tháng 8/2017: Đánh giá thực trạng công tác GDTC tại

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2; Xây dựng chương trình tập luyện môn Thể dục Aerobic ngoại khóa cho sinh viên nữ Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2; Tổ chức thực nghiệm và đánh giá hiệu quả chương trình tập luyện môn Thể dục Aerobic ngoại khóa cho sinh viên nữ Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2.

Giai đoạn 3 Từ tháng 9/2017 đến tháng 12/2018: Viết và hoàn thiện luận án, xin ý kiến đóng góp của các nhà khoa học; Hoàn tất các thủ tục bảo vệ luận án; Bảo vệ luận án ở Hội đồng cấp Cơ sở vàHội đồng cấp Trường.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

Thực trạng công tác Giáo dục Thể chất tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 69 1 Thực trạng cơ sở vật chất và đội ngũ giảng viên môn Giáo dục Thể chất của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Để đánh giá thực trạng công tác giáo dục thể chất tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, luận án tiến hành các nội dung nghiên cứu sau:

Thực trạng cơ sở vật chất và đội ngũ giảng viên môn giáo dục thể chất của Trường Đại học

Thực trạng chương trình môn học giáo dục thể chất chất nội khóa của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2;

Mức độ quan tâm của Nhà trường đối với công tác giáo dục thể chất và thể thao sinh viên;

Thực trạng tổ chức hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa cho sinh viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2;

Thực trạng nhận thức, nhu cầu, động cơ và hứng thú hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa của sinh viên nữ Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2;

Những nguyên nhân dẫn đến việc chưa tham gia hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa ở sinh viên nữ Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2;

Thực trạng hoạt động của CLB Thể dục Aerobic sinh viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Thực trạng thể lực của sinh viên nữ Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2; Thực trạng kết quả môn học giáo dục thể chất của sinh viên nữ Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2;

Kết luận về thực trạng công tác giáo dục thể chất tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2.

3.1.1 Thực trạng cơ sở vật chất và đội ngũ giảng viên môn Giáo dục Thể chất của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

3.1.1.1 Thực trạng cơ sở vật chất

Trong những năm gần đây, Trường Đại học Sư phạm 2 đã tăng cường đầu tư về cơ sở vật chất, kinh phí, đáp ứng cho hoạt động giảng dạy, học tập môn

GDTC cho sinh viên trong trường như: Cải tạo nâng cấp sân bãi để có thể tận dụng tối đa điều kiện của nhà trường phục vụ giảng dạy và tập luyện; Đảm bảo mua sắm trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy và tập luyện đủ số lượng và đảm bảo về chất lượng.

Qua quan sát và thống kê, thực trạng cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy giáo dục thể chất tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 được trình bày ở bảng 3.1

Bảng 3.1 Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy môn giáo dục thể chất và hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

TT Nhà tập, sân tập Số lượng Chất lượng

02 sân bóng chuyền, 01 sân bóng ném, 01 sân bóng rổ, 03 sân cầu lông, 01 phòng tập bóng bàn Đảm bảo chất lượng

- 01 sân bóng đá cỏ nhân tạo Đảm bảo chất lượng

Qua bảng 3.1 cho thấy, cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy giáo dục thể chất tại Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2 gồm có các nhà tập và sân tập ngoài trời, cụ thể là:

Nhà tập đa năng gồm có: 02 sân bóng chuyền, 01 sân bóng ném, 01 sân bóng rổ, 03 sân cầu lông và 01 phòng tập bóng bàn;

Sân tập ngoài trời gồm có: 01 sân bóng rổ, 01 sân bóng chuyền, 03 sân cầu lông, 01 sân đá cầu và

01 sân bóng đá cỏ nhân tạo.

Ngoài cơ sở vật chất là nhà tập và sân tập, Nhà trường còn cung cấp đủ dụng cụ tập luyện các môn thể thao nhằm đáp ứng nhu cầu trong giảng dạy và tập luyện thể dục thể thao của sinh viên. Để làm rõ mức độ đáp ứng nhu cầu cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy môn giáo dục thể chất và hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa cho sinh viên, luận án phỏng vấn 36 giảng viên và 160 sinh viên thường xuyên tham gia hoạt động thể thao ngoại khoá (115 nữ và 45 nam) Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Kết quả được trình bày ở bảng 3.2

Bảng 3.2 Mức độ đáp ứng cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy môn giáo dục thể chất và hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa của sinh viên Đối tượng

Mức độ đáp ứng Đảm bảo chất lượng Đủ Một phần Không đáp ứng

Qua bảng 3.2 cho thấy, mức độ đáp ứng cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy môn giáo dục thể chất và hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa của sinh viên theo nhận định của giảng viên và sinh viên có sự tương đồng: Mức độ đảm bảo chất lượng theo nhận định của giảng viên là 91.67%, của sinh viên là 92.5%; Mức đáp ứng đủ theo nhận định của giảng viên là 5.56% và của sinh viên là 4.37%; Mức đáp ứng một phần theo nhận định của giảng viên là 2.77% và của sinh viên là 3.13% Đặc biệt là không có nhận định nào của giảng viên và sinh viên là cơ sở vật chất không đáp ứng được cho giảng dạy môn giáo dục thể chất và hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa của sinh viên.

Như vậy, có thể khẳng định rằng cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy môn giáo dục thể chất và hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 là hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu thực tiễn.

3.1.1.2 Thực trạng đội ngũ giảng viên môn Giáo dục thể chất

Trong những năm gần đây, đội ngũ giảng viên môn giáo dục thể chất Trường Đại học Sư phạm

Hà Nội 2 luôn được tăng cường về số lượng và nâng cao về chất lượng nhằm đảm bảo cho công tác giảng dạy và hỗ trợ hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa của sinh viên Để làm rõ điều này, luận án khảo sát thực trạng đội ngũ giảng viên môn giáo dục thể chất giai đoạn 2013 – 2016 và kết quả như trình bày ở bảng 3.3 và biểu đồ 3.1

Kết quả khảo sát ở bảng 3.3 và biểu đồ 3.1 cho thấy:

Năm học 2013 – 2014, trong tổng số 22 giảng viên có 7 giảng viên trình độ đại học, chiếm tỷ lệ 31.8%; 14 giảng viên có trình độ thạc sĩ, chiếm tỷ lệ 63.6% và 1 giảng viên có trình độ tiến sĩ – chiếm 4,5%.

Bảng 3.3 Thực trạng đội ngũ giảng viên môn giáo dục thể chất Trường Đại học Sư phạm Hà

SV Tỷ lệ GV/ Đại học Thạc sĩ Tiến sĩ SV mi % Mi % mi %

Dưới 5 năm Từ 5 đến 10 năm Trên 10 năm

Biểu đồ 3.1 Thực trạng đội ngũ giảng viên môn giáo dục thể chất Trường Đại học

Sư phạm Hà Nội 2 giai đoạn 2013 – 2016 (%)

Tuy nhiên, trong năm học này có 4 giảng viên đang tham dự các khóa học nâng cao trình độ (1 học viên cao học và 2 nghiên cứu sinh) Tỷ lệ giảng viên/sinh viên là 1/179.

Năm học 2014 – 2015, có 23 giảng viên tham gia giảng dạy giáo dục thể chất, trong đó có 8 giảng viên trình độ đại học, chiếm tỷ lệ 34.8%; 14 giảng viên có trình độ thạc sĩ, chiếm tỷ lệ 60.9% và 1 giảng viên có trình độ tiến sĩ chiếm 4.3% Đồng thời, trong năm học này có 11 giảng viên đang tham dự các khóa học nâng cao trình độ (5 học viên cao học và 6 nghiên cứu sinh) Tỷ lệ giảng viên/sinh viên là 1/176.

Xây dựng và đánh giá hiệu quả chương trình tập luyện môn Thể dục Aerobic ngoại khóa cho sinh viên nữ Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Với mục đích xây dựng và đánh giá hiệu quả chương trình tập luyện môn Thể dục Aerobic ngoại khóa cho sinh viên nữ Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, luận án tiến hành các nội dung sau:

Xác định những căn cứ và điều kiện đảm bảo khi xây dựng chương trình môn Thể dục Aerobic cho sinh viên nữ Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2;

Xây dựng chương trình tập luyện môn Thể dục Aerobic ngoại khóa cho sinh viên nữ Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2;

Tổ chức kiểm nghiệm chương trình tập luyện môn Thể dục Aerobic ngoại khóa cho sinh viên nữTrường Đại học Sư phạm Hà Nội 2; Đánh giá hiệu quả chương trình môn Thể dục Aerobic ngoại khóa cho sinh viên nữ Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2;

Kết luận về việc xây dựng và đánh giá hiệu quả chương trình tập luyện môn Thể dục Aerobic ngoại khóa cho sinh viên nữ Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2.

3.2.1 Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng chương trình tập luyện môn Thể dục Aerobic ngoại khóa cho sinh viên nữ Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Luận án luận án xác định việc tổ chức hoạt động tập luyện môn Thể dục Aerobic ngoại khóa cho sinh viên nữ Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 được tiến hành nhằm các mục đích sau:

(1) Hỗ trợ cho học tập môn Thể dục Aerobic trong chương trình chính khóa;

(2) Góp phần phát triển phong trào thể dục thể thao trong nhà trường, nâng cao sức khỏe và hoàn thiện thể chất cho sinh viên, đáp ứng yêu cầu phát triển toàn diện trong giáo dục;

(3) Đẩy mạnh hoạt động của CLB Thể dục thông qua đổi mới nội dung hoạt động trên cơ sở chương trình tập luyện ngoại khóa nhằm phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của sinh viên;

(4) Trang bị cho sinh viên thêm kỹ năng mềm trong tổ chức hoạt động ngoài giờ, nâng cao khả năng biên soạn và biểu diễn Thể dục Aerobic cho sinh viên trong quá trình thực tập và công tác sau khi ra trường. Để xây dựng chương được trình môn Thể dục Aerobic ngoại khoá cho sinh viên nữ Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, luận án dựa vào những cơ sở lý luận và thực tiễn sau:

(1) Căn cứ vào quan điểm, đường lối lãnh đạo của Đảng và Nhà nước về nâng cao chất lượng đào tạo nói chung về công tác giáo dục thể chất và thể thao trường học;

(2) Căn cứ vào vai trò, mục đích và nhiệm vụ giáo dục và giáo dưỡng cho sinh viên trong chương trình giáo dục thể chất thông qua môn Thể dục Aerobic;

(3) Căn cứ vào đặc điểm tâm sinh lý của sinh viên lứa tuổi 18 – 22;

(4) Căn cứ vào đặc điểm, tính chất, tác dụng và phương pháp tập luyện của môn Thể dục Aerobic;

(5) Căn cứ vào cơ sở lý luận và thực tiễn về chương trình giảng dạy – huấn luyện trong giáo dục thể chất và huấn luyện thể thao;

(6) Căn cứ vào kết quả của những công trình nghiên cứu có liên quan đến luận án luận án;

(1) Căn cứ vào điều kiện thực tế về cơ sở vật chất và đội ngũ giảng viên giáo dục thể chất của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2;

(2) Căn cứ vào thực trạng hoạt động của CLB Thể dục của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2;

(3) Căn cứ vào nhu cầu tập luyện thể dục thể thao ngoại khóa của sinh viên nữ Trường Đại học

(4) Căn cứ vào kinh nghiệm giảng dạy và tổ chức hoạt động thể dục Aerobic ngoại khóa cho sinh viên.

(5) Căn cứ vào hạn chế của chương trình thể dục Aerobic nội khoá giảng dạy cho sinh viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2.

Những cơ sở lý luận và thực tiễn nêu trên, luận án tiếp tục tiến hành phỏng vấn lựa chọn tiêu chuẩn và tiêu chí xây dựng chương trình môn Thể dục Aerobic ngoại khóa cho sinh viên nữ Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội 2.

Trên cơ sở nghiên cứu các nguồn tư liệu trong và ngoài nước khác nhau, cùng với ý kiến của các chuyên gia và kinh nghiệm xây dựng chương trình, luận án đã xác định được 7 tiêu chuẩn với 43 tiêu chí cần tuân thủ khi xây dựng chương trình môn thể dục Aerobic ngoại khóa cho sinh viên nữ Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, đó là:1) Tiêu chuẩn về tính phù hợp (7 tiêu chí); 2) Tiêu chuẩn về tính trình tự (7 tiêu chí); 3) Tiêu chuẩn về tính tích hợp (3 tiêu chí); 4)

Tiêu chuẩn về tính cân bằng, cân đối (8 tiêu chí); 5) Tiêu chuẩn về tính gắn kết (5 tiêu chí); 6) Tiêu chuẩn về tính cập nhật (6 tiêu chí); 7) Tiêu chuẩn về tính hiệu quả (7 tiêu chí).

Trên cơ sở xác định được 7 tiêu chuẩn với 43 tiêu chí cần tuân thủ khi xây dựng chương trình môn Thể dục Aerobic ngoại khóa, luận án đã tiến hành phỏng vấn 45 cán bộ quản lý giáo dục thể chất, giảng viên, chuyên gia Thể dục Aerobic theo 3 mức: Ưu tiên 1 - 3 điểm; Ưu tiên 2 - 2 điểm; Ưu tiến 3 - 1 điểm.

Ngày đăng: 07/12/2023, 20:14

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 3.1. Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy môn giáo dục thể chất và hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa - Xây dựng chương trình tập luyện môn Thể dục Aerobic ngoại khóa cho sinh viên nữ Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Bảng 3.1. Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy môn giáo dục thể chất và hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa (Trang 83)
Bảng 3.2. Mức độ đáp ứng cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy môn giáo dục thể chất và hoạt  động thể dục thể thao ngoại khóa của sinh viên - Xây dựng chương trình tập luyện môn Thể dục Aerobic ngoại khóa cho sinh viên nữ Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Bảng 3.2. Mức độ đáp ứng cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy môn giáo dục thể chất và hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa của sinh viên (Trang 84)
Bảng 3.3. Thực trạng đội ngũ giảng viên môn giáo dục thể chất Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 giai đoạn 2013 - 2016 - Xây dựng chương trình tập luyện môn Thể dục Aerobic ngoại khóa cho sinh viên nữ Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Bảng 3.3. Thực trạng đội ngũ giảng viên môn giáo dục thể chất Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 giai đoạn 2013 - 2016 (Trang 85)
Bảng 3.5. Phân phối chương trình môn học giáo dục thể chất cho sinh viên không chuyên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 (bắt buộc) - Xây dựng chương trình tập luyện môn Thể dục Aerobic ngoại khóa cho sinh viên nữ Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Bảng 3.5. Phân phối chương trình môn học giáo dục thể chất cho sinh viên không chuyên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 (bắt buộc) (Trang 90)
Bảng 3.6. Phân phối chương trình môn học giáo dục thể chất cho sinh viên không chuyên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 (tự chọn) - Xây dựng chương trình tập luyện môn Thể dục Aerobic ngoại khóa cho sinh viên nữ Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Bảng 3.6. Phân phối chương trình môn học giáo dục thể chất cho sinh viên không chuyên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 (tự chọn) (Trang 93)
Bảng 3.9. Mức độ quan tâm đến các hình thức tổ chức hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa cho sinh viên theo nhận định của sinh viên (n=160) - Xây dựng chương trình tập luyện môn Thể dục Aerobic ngoại khóa cho sinh viên nữ Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Bảng 3.9. Mức độ quan tâm đến các hình thức tổ chức hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa cho sinh viên theo nhận định của sinh viên (n=160) (Trang 99)
Bảng 3.10. Hoạt động của các Câu lạc bộ thể thao sinh viên ở Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 năm 2015 - Xây dựng chương trình tập luyện môn Thể dục Aerobic ngoại khóa cho sinh viên nữ Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Bảng 3.10. Hoạt động của các Câu lạc bộ thể thao sinh viên ở Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 năm 2015 (Trang 100)
Bảng 3.15. Những nguyên nhân dẫn đến việc chưa tham gia hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa ở sinh viên nữ Trường Đại học - Xây dựng chương trình tập luyện môn Thể dục Aerobic ngoại khóa cho sinh viên nữ Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Bảng 3.15. Những nguyên nhân dẫn đến việc chưa tham gia hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa ở sinh viên nữ Trường Đại học (Trang 112)
Bảng 3.16. Thực trạng hoạt động của Câu lạc bộ thể dục Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 năm học 2015-2016 - Xây dựng chương trình tập luyện môn Thể dục Aerobic ngoại khóa cho sinh viên nữ Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Bảng 3.16. Thực trạng hoạt động của Câu lạc bộ thể dục Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 năm học 2015-2016 (Trang 114)
Bảng 3.19. Thực trạng thể lực chung của sinh viên nữ Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 qua các năm học (Năm thứ nhất: n = 404; - Xây dựng chương trình tập luyện môn Thể dục Aerobic ngoại khóa cho sinh viên nữ Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Bảng 3.19. Thực trạng thể lực chung của sinh viên nữ Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 qua các năm học (Năm thứ nhất: n = 404; (Trang 118)
Bảng 3.20. Kết quả xếp loại thể lực của sinh viên nữ Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 - Xây dựng chương trình tập luyện môn Thể dục Aerobic ngoại khóa cho sinh viên nữ Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Bảng 3.20. Kết quả xếp loại thể lực của sinh viên nữ Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 (Trang 119)
Bảng 3.21. Kết quả học tập của sinh viên khóa 39 không chuyên sau khi kết thúc chương trình giáo dục thể chất - Xây dựng chương trình tập luyện môn Thể dục Aerobic ngoại khóa cho sinh viên nữ Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Bảng 3.21. Kết quả học tập của sinh viên khóa 39 không chuyên sau khi kết thúc chương trình giáo dục thể chất (Trang 121)
Bảng 3.22. Kết quả học tập môn giáo dục thể chất của sinh viên khóa 39 không chuyên tham gia ngoại khóa và không tham gia - Xây dựng chương trình tập luyện môn Thể dục Aerobic ngoại khóa cho sinh viên nữ Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Bảng 3.22. Kết quả học tập môn giáo dục thể chất của sinh viên khóa 39 không chuyên tham gia ngoại khóa và không tham gia (Trang 122)
Bảng 3.23. Kết quả phỏng vấn lựa chọn tiêu chuẩn và tiêu chí xây dựng chương trình môn Thể dục Aerobic ngoại khóa cho sinh viên nữ Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 (n=45) - Xây dựng chương trình tập luyện môn Thể dục Aerobic ngoại khóa cho sinh viên nữ Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Bảng 3.23. Kết quả phỏng vấn lựa chọn tiêu chuẩn và tiêu chí xây dựng chương trình môn Thể dục Aerobic ngoại khóa cho sinh viên nữ Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 (n=45) (Trang 131)
[6.1] Hình thức: Lý thuyết - Xây dựng chương trình tập luyện môn Thể dục Aerobic ngoại khóa cho sinh viên nữ Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
6.1 ] Hình thức: Lý thuyết (Trang 139)
Hình trong Thể dục Aerobic 4.4. Biên soạn đội hình trong Thể dục - Xây dựng chương trình tập luyện môn Thể dục Aerobic ngoại khóa cho sinh viên nữ Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Hình trong Thể dục Aerobic 4.4. Biên soạn đội hình trong Thể dục (Trang 143)
Bảng 3.24. Kết quả đánh giá kiểm chứng lý thuyết chương trình tập luyện môn Thể dục Aerobic ngoại khóa cho sinh viên nữ trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 theo các tiêu chuẩn và tiêu chí - Xây dựng chương trình tập luyện môn Thể dục Aerobic ngoại khóa cho sinh viên nữ Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Bảng 3.24. Kết quả đánh giá kiểm chứng lý thuyết chương trình tập luyện môn Thể dục Aerobic ngoại khóa cho sinh viên nữ trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 theo các tiêu chuẩn và tiêu chí (Trang 148)
Hình thức tổ chức triển khai thực hiện chương trình (hình thức tổ chức giảng dạy  và tập luyện ngoại khóa ở CLB). - Xây dựng chương trình tập luyện môn Thể dục Aerobic ngoại khóa cho sinh viên nữ Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Hình th ức tổ chức triển khai thực hiện chương trình (hình thức tổ chức giảng dạy và tập luyện ngoại khóa ở CLB) (Trang 149)
Bảng 3.25. Kết quả kiểm tra y học của nhóm đối chứng và thực nghiệm trước thực nghiệm - Xây dựng chương trình tập luyện môn Thể dục Aerobic ngoại khóa cho sinh viên nữ Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Bảng 3.25. Kết quả kiểm tra y học của nhóm đối chứng và thực nghiệm trước thực nghiệm (Trang 155)
Bảng 3.27. Kết quả trắc nghiệm tâm lý XAN Test của nhóm đối chứng và thực nghiệm  trước thực nghiệm - Xây dựng chương trình tập luyện môn Thể dục Aerobic ngoại khóa cho sinh viên nữ Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Bảng 3.27. Kết quả trắc nghiệm tâm lý XAN Test của nhóm đối chứng và thực nghiệm trước thực nghiệm (Trang 157)
Bảng 3.28. Kết quả kiểm tra y học của nhóm đối chứng và thực nghiệm sau thực nghiệm - Xây dựng chương trình tập luyện môn Thể dục Aerobic ngoại khóa cho sinh viên nữ Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Bảng 3.28. Kết quả kiểm tra y học của nhóm đối chứng và thực nghiệm sau thực nghiệm (Trang 157)
Bảng 3.29. Kết quả kiểm tra thể lực của nhóm đối chứng và thực nghiệm sau thực nghiệm - Xây dựng chương trình tập luyện môn Thể dục Aerobic ngoại khóa cho sinh viên nữ Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Bảng 3.29. Kết quả kiểm tra thể lực của nhóm đối chứng và thực nghiệm sau thực nghiệm (Trang 159)
Bảng 3.30. Kết quả trắc nghiệm tâm lý XAN Test của nhóm đối chứng và thực nghiệm sau thực nghiệm - Xây dựng chương trình tập luyện môn Thể dục Aerobic ngoại khóa cho sinh viên nữ Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Bảng 3.30. Kết quả trắc nghiệm tâm lý XAN Test của nhóm đối chứng và thực nghiệm sau thực nghiệm (Trang 160)
Bảng 3.31. Kết quả kiểm tra y học của nhóm đối chứng trước và sau  thực nghiệm - Xây dựng chương trình tập luyện môn Thể dục Aerobic ngoại khóa cho sinh viên nữ Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Bảng 3.31. Kết quả kiểm tra y học của nhóm đối chứng trước và sau thực nghiệm (Trang 161)
Bảng 3.32. Kết quả kiểm tra y học của nhóm thực nghiệm trước và sau thực nghiệm - Xây dựng chương trình tập luyện môn Thể dục Aerobic ngoại khóa cho sinh viên nữ Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Bảng 3.32. Kết quả kiểm tra y học của nhóm thực nghiệm trước và sau thực nghiệm (Trang 161)
Bảng 3.33. Kết quả kiểm tra thể lực của nhóm đối chứng trước và sau  thực nghiệm - Xây dựng chương trình tập luyện môn Thể dục Aerobic ngoại khóa cho sinh viên nữ Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Bảng 3.33. Kết quả kiểm tra thể lực của nhóm đối chứng trước và sau thực nghiệm (Trang 162)
Bảng 3.35. Kết quả trắc nghiệm tâm lý XAN Test của nhóm đối chứng trước và sau thực  nghiệm - Xây dựng chương trình tập luyện môn Thể dục Aerobic ngoại khóa cho sinh viên nữ Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Bảng 3.35. Kết quả trắc nghiệm tâm lý XAN Test của nhóm đối chứng trước và sau thực nghiệm (Trang 163)
Bảng 3.36. Kết quả trắc nghiệm tâm lý XAN Test của nhóm thực nghiệm trước và sau thực nghiệm - Xây dựng chương trình tập luyện môn Thể dục Aerobic ngoại khóa cho sinh viên nữ Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Bảng 3.36. Kết quả trắc nghiệm tâm lý XAN Test của nhóm thực nghiệm trước và sau thực nghiệm (Trang 163)
Bảng 3.37. Nhịp tăng trưởng các chỉ số y sinh, thể lực và tâm lý của nhóm đối chứng và thực nghiệm trước và sau thực nghiệm - Xây dựng chương trình tập luyện môn Thể dục Aerobic ngoại khóa cho sinh viên nữ Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Bảng 3.37. Nhịp tăng trưởng các chỉ số y sinh, thể lực và tâm lý của nhóm đối chứng và thực nghiệm trước và sau thực nghiệm (Trang 164)
Bảng 3.39. Kết quả học tập môn giáo dục thể chất của nhóm đối chứng và thực nghiệm sau thực nghiệm - Xây dựng chương trình tập luyện môn Thể dục Aerobic ngoại khóa cho sinh viên nữ Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Bảng 3.39. Kết quả học tập môn giáo dục thể chất của nhóm đối chứng và thực nghiệm sau thực nghiệm (Trang 166)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w