1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích những khó khăn và đề xuất giải pháp trong việc sử dụng ngôn ngữ viết trong tiếng trung của sinh viên k26 khoa tiếng trung đại học duy tân

64 161 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Những Khó Khăn Và Đề Xuất Giải Pháp Trong Việc Sử Dụng Ngôn Ngữ Viết Trong Tiếng Trung Của Sinh Viên K26
Tác giả Hoàng Thị Giáng Sinh, Trần Thị Quỳnh Trang, Võ Thị Tú Trinh
Người hướng dẫn Ths. Bùi Thị Thanh Lam
Trường học Đại học Duy Tân
Chuyên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc
Thể loại báo cáo tổng kết
Năm xuất bản 2023
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 64
Dung lượng 7,89 MB

Cấu trúc

  • A. MỞ ĐẦU (12)
    • 1. Lý do chọn đề tài (12)
    • 2. Tổng quan nghiên cứu (13)
    • 3. Mục tiêu nghiên cứu (14)
    • 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (15)
      • 4.1. Đối tượng nghiên cứu (15)
      • 4.2. Phạm vi nghiên cứu (15)
    • 5. Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu (15)
      • 5.1. Cách tiếp cận (15)
      • 5.2. Phương pháp nghiên cứu (15)
    • 6. Cấu trúc đề tài (16)
  • B. NỘI DUNG (18)
  • CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGÔN NGỮ VIẾT NÓI CHUNG VÀ (18)
    • 1. Khái quát về ngôn ngữ Viết (18)
      • 1.1. Ngôn ngữ Viết là gì? (18)
      • 1.2. Đặc điểm của ngôn ngữ Viết (19)
    • 2. So sánh ngôn ngữ Viết và ngôn ngữ Nói trong Tiếng Trung (20)
      • 2.1. So sánh về đặc điểm và cách dùng của hai ngôn ngữ (20)
        • 2.1.1. Điểm giống (20)
        • 2.1.2. Điểm khác (20)
      • 2.2. Đặc điểm của ngôn ngữ Nói (22)
    • 3. Tầm quan trọng của ngôn ngữ Viết trong Tiếng Trung (24)
  • CHƯƠNG 2. KHẢO SÁT THỰC TRẠNG SỬ DỤNG NGÔN NGỮ VIẾT TRONG TIẾNG TRUNG CỦA SINH VIÊN K26 KHOA TIẾNG TRUNG - ĐẠI HỌC DUY TÂN (27)
    • 1. Đối tượng và nội dung khảo sát (27)
    • 2. Phân tích kết quả khảo sát và nhận xét thực trạng sử dụng ngôn ngữ Viết trong Tiếng Trung của sinh viên K26 Khoa Tiếng Trung - Đại học Duy Tân (28)
      • 2.1. Khái quát tình hình sử dụng ngôn ngữ Viết trong Tiếng Trung của sinh viên (28)
      • 2.2. Khó khăn trong việc sử dụng ngôn ngữ Viết trong Tiếng Trung (30)
        • 2.2.1. Khó khăn xuất phát từ quá trình học tập và bản thân sinh viên (30)
        • 2.2.2. Khó khăn đến từ môi trường học tập và chương trình giảng dạy (32)
    • 3. Hệ quả của việc sử dụng ngôn ngữ Viết trong Tiếng Trung không đúng cách của (33)
      • 3.1. Xuất hiện lỗ hổng kiến thức trong việc áp dụng ngôn ngữ Viết (33)
      • 3.2. Nhầm lẫn trong việc sử dụng ngôn ngữ Viết và ngôn ngữ Nói (37)
  • CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC VÀ NÂNG CAO KHẢ NĂNG SỬ DỤNG NGÔN NGỮ VIẾT TRONG TIẾNG TRUNG (41)
    • 1. Đối với sinh viên (41)
    • 2. Đối với giảng viên (52)
    • C. KẾT LUẬN (58)
    • D. TÀI LIỆU THAM KHẢO (60)
    • E. PHỤ LỤC (0)

Nội dung

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGÔN NGỮ VIẾT NÓI CHUNG VÀ

Khái quát về ngôn ngữ Viết

1.1 Ngôn ngữ Viết là gì? Đầu tiên, nói đến nguồn gốc của ngôn ngữ viết, tác giả Hách Lâm (郝琳) trong

“Lý luận ngữ pháp hiện đại và giảng dạy ngữ pháp Tiếng Trung như ngôn ngữ thứ hai” (当代语法理论与汉语作为第二语言的语法教学) có nói về nguồn gốc của ngôn ngữ Viết như sau: “Chữ viết hiện đại của Trung Quốc có nguồn gốc từ tiếng bản địa vào thời trung cổ, sau đó phát triển thành tiếng bản ngữ, và sau đó được Phong trào Văn hóa Mới ngày 4 tháng 5 ủng hộ mạnh mẽ Và cuối cùng là xác lập địa vị chính thống của ngôn ngữ Viết”

Về định nghĩa của ngôn ngữ Viết, tác giả Phùng Thắng Lợi (冯胜利) trong quyển

“Nghiên cứu ngữ pháp vận luật Tiếng Trung” (汉语韵律语法研究) có nói như sau:

“Ngôn ngữ Viết Tiếng Trung hiện đại không chỉ là một loại ngôn ngữ mới được hình thành, mà nó còn có nguồn gốc riêng của nó Nó vừa không phải là văn tự cổ đại, mà cũng không phải là thuần ngôn ngữ Nói hiện đại Nó là một hệ thống độc lập có nguồn gốc từ ngôn ngữ Nói và cũng được lấy từ văn tự cổ đại”.

Nói tóm lại, ngôn ngữ Viết là một loại ngôn ngữ dùng các chữ viết để ghi chép lại để “đọc”, nó được hình thành trên cơ sở của ngôn ngữ Nói, biến hệ thống ký hiệu ngôn ngữ Nghe Viết trở thành hệ thống ký hiệu ngôn ngữ dùng để “đọc” Tóm lại, ngôn ngữ Viết được tạo ra trên cơ sở của ngôn ngữ Nói, là một dạng ngôn ngữ Nói hoàn chỉnh hơn.

Cũng như những ngôn ngữ khác, Tiếng Trung cũng chia ra thành hai loại ngôn ngữ như trên Hiện nay, ngôn ngữ Viết Tiếng Trung cũng đang tồn tại, phát triển song song và cũng đóng phần quan trọng nhất định trong kho tàng ngôn ngữ của TrungQuốc

1.2 Đặc điểm của ngôn ngữ Viết

Vì được sử dụng hầu hết trong văn bản như: sách báo, tạp chí, nên từ ngữ trong ngôn ngữ Viết sẽ được gọt giũa, chọn lọc hơn so với những từ ngữ được dùng trong ngôn ngữ Nói Cũng vì đặc điểm này, người dân ít khi sử dụng các từ ngữ của ngôn ngữ Viết để giao tiếp với nhau trong đời sống hằng ngày, mà chỉ sử dụng loại ngôn ngữ này trong các tình huống cần mang tính nghiêm túc

Về mặt giao tiếp: Khác với ngôn ngữ Nói, ngôn ngữ Viết không được tiếp xúc trực tiếp với người đọc; nhân vật giao tiếp trong phạm vi lớn, thời gian lâu dài và không đổi vai; người giao tiếp phải biết các ký hiệu chữ viết, quy tắc chính tả, quy cách tổ chức văn bản, chưa kể, người sử dụng ngôn ngữ Viết sẽ có điều kiện suy ngẫm, lựa chọn, gọt giũa các phương tiện ngôn ngữ.

Về mặt phương tiện ngôn ngữ: Ngôn ngữ Viết sẽ sử dụng chữ viết thay vì sử dụng âm thanh như ngôn ngữ Nói.

Về mặt hệ thống các yếu tố ngôn ngữ: Từ ngữ được sử dụng trong ngôn ngữ Viết sẽ được chọn lọc kỹ, sử dụng từ ngữ phổ thông; các câu sẽ được viết chặt chẽ và văn bản sẽ có kết cấu chặt chẽ, mạch lạc.

Ví dụ, với từ “cho nên”, người dân Trung Quốc sẽ sử dụng từ “所以” trong đời sống hằng ngày, nhưng trong sách báo hay trong các mẩu tin tức thời sự, chúng ta sẽ được thấy từ “因此” nhiều hơn nhằm làm bài viết trở nên nghiêm túc hơn Hoặc thay vì sử dụng từ “因为” (bởi vì), trong ngôn ngữ Viết, người dân Trung Quốc sẽ sử dụng từ

“由于” trong văn bản để bài viết có tính chuyên nghiệp hơn.

Trong thời cổ đại, khi chưa phát minh ra giấy, người xưa dùng thẻ tre, cốt động vật để viết, khắc lên tâm tư, suy nghĩ của mình Tuy nhiên, thẻ tre và cốt động vật đều là vật có hạn, không thể viết nhiều được, nên họ đã nghĩ ra một cách đó là rút gọn lại câu chữ sao cho vẫn đầy đủ ngữ pháp, ý nghĩa mà bản thân muốn truyền đạt Tương tự, ở mảng báo chí, để có thể truyền đạt câu chữ với ý nghĩa cô đọng nhất mà cũng vừa đủ chỗ cho một mẩu tin, người ta thường sẽ rút gọn câu

Ví dụ: Thông thường đối với câu “Bạn đang ở đâu?”, chúng ta sẽ thể dịch là “你在什么地方?”, nhưng lượng ký tự trong câu lại quá nhiều, nên người ta sẽ rút gọn lại như sau: “你在何处?” với 什么 thay bằng 何, 地方 đổi thành 处 Như vậy, từ sáu ký tự, chúng ta đã có thể rút gọn lại còn bốn ký tự như trên.

So sánh ngôn ngữ Viết và ngôn ngữ Nói trong Tiếng Trung

2.1 So sánh về đặc điểm và cách dùng của hai ngôn ngữ

Theo “Ngôn ngữ học đại cương” của nhà biên soạn Bùi Ánh Tuyết, ngôn ngữ Nói và ngôn ngữ Viết đều là những phương tiện giao tiếp của con người ở dạng tiềm tàng, được phản ánh trong ý thức của cộng đồng và trừu tượng khỏi tư tưởng, tình cảm cụ thể Đây đều là những hệ thống ngôn ngữ có tính chất xã hội, cộng đồng, là công cụ biểu đạt của tư duy giúp con người có thể giao lưu trao đổi với nhau, nắm vai trò quan trọng trong việc truyền đạt hóa ý thức Ngôn ngữ Nói và ngôn ngữ Viết trong Tiếng Trung không mang tính bẩm sinh hay đồng nhất mà luôn được phát triển, trau dồi qua các thế hệ xã hội, từ đó làm phong phú thêm văn hóa giao tiếp của nhân loại.

Nội dung so sánh Ngôn ngữ Nói Ngôn ngữ Viết

Tình huống giao tiếp Ngôn ngữ Nói trong Tiếng

Trung là ngôn ngữ được sử dụng thông qua việc phát ra âm thanh, tiếp xúc trực tiếp với người tiếp nhận, biểu đạt bằng lời nói trong giao tiếp hằng ngày

Ngôn ngữ Viết trong Tiếng Trung là ngôn ngữ được sử dụng bằng chữ viết, ngôn ngữ viết sẽ không tiếp xúc trực tiếp mà người tiếp nhận sẽ tiếp thu loại ngôn ngữ này thông qua thị giác, phân tích, nghiền ngẫm.

Phương thức biểu đạt a Trong ngôn ngữ Nói có sự phối hợp giữa âm thanh và cử chỉ, dáng điệu Ngôn ngữ nói trong Tiếng Trung đa dạng về từ địa phương (tiếng Ngô, tiếng Quan Thoại, tiếng Khách Gia, tiếng Quảng Đông ), tiếng lóng (黑粉,抠门 ), biệt ngữ (上班族,啃老上班族,啃老 族, ), trợ từ, thán từ (呢, 吗,呗,了 ) các từ ngữ đưa đẩy, chêm xen… a Trong ngôn ngữ Viết, chúng ta phải tùy thuộc vào phong cách ngôn ngữ mà sử dụng từ ngữ thích hợp Tính cảm thán của ngôn ngữ Viết trong Tiếng Trung thể hiện qua năng lực sử dụng ngôn ngữ của người trình bày và tính trừu tượng phong phú của người tiếp nhận ngôn ngữ. Đặc biệt, ngôn ngữ Viết trong Tiếng Trung rất khó biểu đạt các từ mang tính địa phương, thổ ngữ; các thán từ cũng rất hạn chế sử dụng trong ngôn ngữ Viết bởi chúng làm mất đi tính trang trọng của văn bản. b Ngôn ngữ Nói trong Tiếng Trung mang khuynh hướng nhanh, gọn, dễ hiểu, gần gũi với đời thường, không chú trọng cao về đặc điểm ngữ pháp mà tìm cách biểu đạt một cách tự nhiên nhất cho người nghe.

Ví dụ: b Ngôn ngữ Viết trong Tiếng Trung mang tính văn chương, yêu cầu cao và chuẩn xác về ngữ pháp, dấu câu và tổ chức bố cục.

中文俱乐部定于十二月十号举办。

春节快来了。

中文俱乐部会在十二月 十号举办。 c Ngôn ngữ Nói trong Tiếng Trung biểu đạt ý nghĩ một cách trực tiếp, từ ngữ quen thuộc, sử dụng Hán ngữ hiện đại, rất ít khi kết hợp sử dụng thành ngữ tục ngữ hoặc văn cổ.

我,你,头,的,也

现在,他弹钢琴弹得很 厉害。 c Ngôn ngữ Viết Tiếng Trung thường xuyên sử dụng thành ngữ để làm phong phú phong cách văn bản, từ Hán cổ cũng thường xuyên xuất hiện trong loại ngôn ngữ này.

吾,尔,首,之,亦

现在,他弹钢琴已经弹 得出神入化了。

Bảng 1 So sánh điểm khác nhau giữa ngôn ngữ Nói và ngôn ngữ Viết

2.2 Đặc điểm của ngôn ngữ Nói Đầu tiên, chúng ta cần làm rõ ngôn ngữ Nói là gì

Theo Brooks & Kempe viết trong “Sự phát triển của ngôn ngữ” (Language Development) (2012) rằng: Ngôn ngữ Nói là ngôn ngữ được sử dụng trong giao tiếp bằng lời nói, và nó cũng là hình thức ngôn ngữ sớm nhất thường được con người sử dụng Tất cả các loài người đều có ngôn ngữ nói Ngôn ngữ nói thường được truyền tải bằng âm thanh, nhưng đôi khi các tác phẩm văn học thường miêu tả ngôn ngữ nói bằng lời viết miêu tả.

Và theo “Từ điển Hán ngữ hiện đại, tái bản lần thứ bảy” (现代汉语词典第七版) ngôn ngữ thường sử dụng để nói chuyện, và nó trái ngược lại với ngôn ngữ Viết tức 书 面语.

Tóm lại, ngôn ngữ Nói là ngôn ngữ được dùng để giao tiếp với nhau trực tiếp mỗi ngày Mọi dân tộc trên thế giới đều có ngôn ngữ nói, và nó là một phần không thể thiếu đời sống, sự phát triển của loài người.

Về đặc điểm, ngôn ngữ nói rất linh hoạt và có thể thay đổi, và được sử dụng tự do tùy theo hoàn cảnh và người nói Bởi vì người nói và người nghe đang ở cùng một cảnh, đôi khi loại biểu diễn này không những không ảnh hưởng đến sự hiểu biết của người nghe mà còn có thể phản ánh tâm lý của người nói một cách sinh động hơn hoặc đơn giản hóa ngôn ngữ Vì thế mà khác với tính trịnh trọng trong ngôn ngữ Viết, các từ ngữ được sử dụng trong ngôn ngữ Nói có tính suồng sã hơn, thoải mái hơn, tạo cảm giác gần gũi hơn cho người nói lẫn người nghe

Ví dụ, với từ “什么” , người nói có thể rút gọn lại và chỉ dùng một từ duy nhất, đó là: “啥?”, cũng mang nghĩa là “cái gì”.

Ví dụ, cũng là với câu “你在什么地方?” (Bạn đang ở đâu?), tuy chỉ có 5 ký tự, nhưng nếu đặt chung vào một đoạn hội thoại chứa nội dung truyền đạt lớn thì sẽ khiến người nghe khó tiếp nhận thông tin chính xác, dẫn đến hiểu sai thông tin mà người nói muốn truyền đạt Và để giải quyết vấn đề trên, tương tự như với ngôn ngữ Viết, người nói sẽ rút gọn số ký tự lại nhưng vẫn có đầy đủ thông tin mà mình muốn Vì vậy, thay vì nói như ví dụ trên, người nói có thể nói thành “你在哪儿?” hoặc “你在哪里?”, như vậy sẽ khiến câu nói trở nên ngắn gọn, xúc tích hơn.

Tuy tính ứng dụng của ngôn ngữ Nói rất cao, hầu như ai cũng sử dụng các từ ngữ của ngôn ngữ Nói để giao tiếp hằng ngày, nhưng vẫn sẽ luôn có một số cách biểu đạt bằng ngôn ngữ Nói sẽ rất khó ứng dụng bằng văn bản, bởi vì ngôn ngữ Nói chỉ cần hai bên hiểu là được rồi, dẫn đến thiếu một tiêu chuẩn rõ ràng Hơn nữa, bởi vì kết cấu trong ngôn ngữ Nói có chút hỗn loạn, ví dụ nếu như thiếu đi hoàn cảnh ngôn ngữ,người nghe sẽ cảm thấy mơ hồ, khó hiểu Do đó, trong những dịp trang trọng, có tính nghiêm túc, người ta sẽ thích sử dụng ngôn ngữ Viết để giao tiếp, và ngôn ngữ Nói cũng thường bị xem như là không tinh tế.

Tầm quan trọng của ngôn ngữ Viết trong Tiếng Trung

Cùng với ngôn ngữ Nói, ngôn ngữ Viết trở thành một phần không thể thiếu trong ngôn ngữ nói chung cũng như Tiếng Trung nói riêng Ngôn ngữ Viết là ngôn ngữ được dùng ở trong các bài văn, bài viết, sách báo, tạp chí, các văn bản nghị định, pháp luật dưới dạng chữ viết hoặc được trình bày bằng lời nói miệng thông qua các bài thuyết trình, đọc văn bản, báo cáo… Trong Tiếng Trung, tần suất xuất hiện của ngôn ngữ Viết trong cuộc sống không thua kém gì ngôn ngữ Nói Chúng ta có thể nhìn thấy những từ ngữ, những câu viết mang phong cách ngôn ngữ Viết ở các biển quảng cáo, trên các bao bì sản phẩm, trong những cuốn sách hay trong một bài thuyết trình trong một hội nghị nào đó… Chính vì thế, ngôn ngữ Viết có vai trò cực kỳ quan trọng trong Tiếng Trung.

Cũng như những ngôn ngữ khác, đặc điểm của ngôn ngữ Viết trong Tiếng Trung là sử dụng những từ ngữ đã được gọt giũa và chọn lọc, chính vì vậy ngôn ngữ Viết có vai trò thể hiện tính chặt chẽ, mạch lạc, tính khoa học và chuyên nghiệp của văn bản và lời nói thông qua cách dùng từ, kết cấu và hình thức của văn bản Trong Tiếng Trung, ngôn ngữ Viết thường được sử dụng trong các trường hợp như trong sách báo, bài viết, tin tức, các thông báo, các văn bản nghị định hoặc trong các buổi thuyết trình, diễn giải…Với những trường hợp này, một trong những yếu tố góp phần tạo nên sự thành công đó là nội dung muốn truyền tải phải thể hiện được tính chặt chẽ, mạch lạc và tính chuyên nghiệp của văn bản

Theo định nghĩa, mạch lạc có nghĩa là trôi chảy thành dòng, thành mạch; Tuần tự đi qua khắp các phần, các đoạn trong văn bản và thông suốt, liên tục, không đứt đoạn. Tính chặt chẽ, mạch lạc trong ngôn ngữ là các ý, các câu, các phần, các đoạn đều phải có sự thống nhất về nội dung và phải theo một trình tự hợp lý Tính chặt chẽ, mạch lạc là yếu tố quyết định một sản phẩm ngôn ngữ trở thành một văn bản Nhờ có sự chặt chẽ, mạch lạc mà các câu trong văn bản được liên kết logic, hợp lý với nhau Tính chặt chẽ và mạch lạc giúp tạo nên các mối quan hệ về nghĩa, quan hệ logic và quan hệ chức năng trong văn bản Đồng thời tính khoa học và chuyên nghiệp cũng đóng góp một phần không nhỏ tạo nên sự thành công của một văn bản đơn giản và không có sự mạch lạc, logic Ngược lại, ngôn ngữ Viết là sản phẩm của quá trình tái xử lý não bộ nên phải được trau chuốt, mài giũa hơn ngôn ngữ Nói, chính vì vậy ngôn ngữ Viết trong Tiếng Trung giúp cho văn bản có tính chặt chẽ, mạch lạc cũng như thể hiện được tính khoa học và chuyên nghiệp về mặt nội dung, từ đó giúp cho tác phẩm tăng sức thuyết phục và được mọi người công nhận hơn

Ví dụ, với câu “Cho dù xảy ra bất cứ chuyện gì, tôi vẫn sẽ luôn tin tưởng cậu ấy.”, nếu như sử dụng ngôn ngữ Nói sẽ dùng “不管发生什么事情,我永远都相信 他。”, còn nếu sử dụng ngôn ngữ Viết thì câu sẽ được viết như sau: “无论发生任何 事情,我始终皆相信他。” Nếu như câu ví dụ ở trên được dùng trong giao tiếp hằng ngày và không chú trọng nhiều về mặt hình thức thì sử dụng ngôn ngữ Nói sẽ thích hợp hơn ngôn ngữ Viết, bởi vì câu chữ trong câu văn đơn giản và thường được sử dụng thường xuyên trong đời sống Nhưng nếu ví dụ này xuất hiện trong một bài văn hoặc một bài viết nào đó, sử dụng ngôn ngữ Viết trong trường hợp này là thích hợp nhất vì câu cú và từ ngữ đã được trau chuốt và thể hiện được tính chặt chẽ và mạch lạc của câu văn

Bên cạnh việc thể hiện tính chặt chẽ, mạch lạc và tính chuyên nghiệp của văn bản và lời nói, ngôn ngữ Viết trong Tiếng Trung còn có vai trò giúp cho văn bản và lời nói có tính trang trọng và lịch sự hơn, đây cũng là một trong những đặc điểm để phân biệt với ngôn ngữ Nói Ngôn ngữ Nói là ngôn ngữ được sử dụng trong giao tiếp và thường được sử dụng hàng ngày, chính vì vậy những từ ngữ của ngôn ngữ Nói sẽ đơn giản, không được trau chuốt và người nói thường nghĩ gì trong đầu thì sẽ nói ra suy nghĩ của mình ngay lúc đó Trong khi đó ngôn ngữ Viết là ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản, từ ngữ được sử dụng trong ngôn ngữ Viết thường là những từ phức tạp, có tính chặt chẽ và logic cao, vì vậy tính trang trọng và lịch sự của ngôn ngữ Viết luôn luôn cao hơn ngôn ngữ Nói Tính trang trọng và lịch sự trong ngôn ngữ được thể hiện thông qua việc sử dụng văn phong nghiêm túc và phù hợp với yêu cầu của văn bản, biểu hiện của tính trang trọng đó là rõ ràng, súc tích và khách quan Tính trang trọng và lịch sự là một yếu tố cần thiết trong các văn bản và trong cả lời nói bởi vì đây là yếu tố tạo nên tính xác thực của câu văn và lòng tin của người đọc, người nghe vào tác phẩm.Những trường hợp sử dụng ngôn ngữ Viết thường là những thường hợp nghiêm túc,trang trọng và yêu cầu tính xác thực cao, vì vậy việc câu văn và lời nói quá tầm đọc và người nghe tin tưởng, bởi lẽ ngay từ việc sử dụng từ ngữ và hình thức, chúng đã không thể đáp ứng được yêu cầu mà một văn bản cần có

Thứ hai, tính trang trọng và lịch sự còn giúp người viết và người nói truyền tải thông tin một cách chính xác, rõ ràng và dễ hiểu hơn Tính trang trọng, lịch sự trong văn bản và lời nói thể hiện trình độ văn hóa của tác giả thông qua tác phẩm của mình. Nếu như sử dụng ngôn ngữ Nói trong các văn bản, thông báo, bài văn hoặc các bài thuyết trình; trong các trường hợp quan trọng và lịch sự hoặc ở các cơ quan chính phủ, cơ quan hành chính thì không được lịch sự và không được nghiêm trang Chính vì vậy, sử dụng ngôn ngữ Viết trong những trường hợp này khiến cho lời nói và văn bản trở nên trang trọng và trang nhã hơn, và chính vì từ ngữ và nội dung diễn đạt của ngôn ngữ Viết trang nhã, trang trọng hơn ngôn ngữ Nói, nên việc sử dụng ngôn ngữ Viết trong văn bản sẽ khiến cho người nghe và người đọc cảm thấy hay và có tính thuyết phục hơn

Ví dụ với từ “gần, sắp”, trong ngôn ngữ Nói thường dùng từ “马上” để diễn tả một sự việc sắp sửa diễn ra, tuy nhiên trong các trường hợp trang trọng như các buổi tọa đàm hay trong môi trường làm việc sẽ sử dụng ngôn ngữ Viết là “即将” để thể hiện tính trang trọng và lịch sự Với một ví dụ khác là cụm từ “Kể từ hôm nay”, nếu như sử dụng trong cuộc sống hàng ngày thì trong Tiếng Trung sẽ sử dụng cụm từ “从 今天开始” Tuy nhiên, nếu như sử dụng trong bài văn hay trong buổi thuyết trình, để câu văn trở nên trang trọng hơn ta sẽ sử dụng câu “从今日起” hoặc là “从此以后”.

Trong Tiếng Trung, việc sử dụng ngôn ngữ Viết còn giúp cho câu văn và lời nói hàm súc, chữ ít nghĩa nhiều và sâu lắng hơn Ở trong các cuốn sách, các tác phẩm, các bài diễn thuyết hay khi viết văn, phần lớn chúng ta sẽ sử dụng ngôn ngữ Viết thay cho ngôn ngữ Nói thường ngày, bởi lẽ trong Tiếng Trung, ngôn ngữ Viết là ngôn ngữ sử dụng những từ ngữ được chọn lọc và trau chuốt kỹ lưỡng, thường có cấu trúc ngữ pháp phức tạp và xuất hiện những thành ngữ cổ xưa Vì vậy, việc sử dụng ngôn ngữ Viết trong những trường hợp trên sẽ góp phần làm cho câu văn trở nên hay hơn, có cảm xúc hơn và sẽ đi sâu vào lòng người đọc hơn

Ví dụ với câu “听你讲了以后,我就懂得一切,没有还不明白的问题了!” người Nhưng khi chúng ta viết văn sẽ sử dụng ngôn ngữ Viết với từ ngữ phức tạp hơn và hay hơn, vì vậy câu ví dụ trên khi sử dụng ngôn ngữ Viết sẽ được viết thành “ 问你 之后,我恍然大悟!”.

Tổng kết lại, Trong Tiếng Trung, ngôn ngữ Viết là ngôn ngữ sử dụng những từ ngữ có tính thuyết phục, tính trang trọng và có hàm súc sâu xa Vì vậy, việc sử dụng ngôn ngữ Viết sẽ làm cho câu văn trở nên trang trọng, tao nhã hơn, ít dùng từ vô nghĩa hơn và ngôn ngữ trở nên đẹp hơn Ngoài ra, việc sử dụng ngôn ngữ Viết trong Tiếng Trung còn giúp chúng ta tăng khả năng tư duy, trau dồi trí tưởng tượng và rèn luyện tính kiên trì, điềm tĩnh Hiểu sâu sắc tầm quan trọng của ngôn ngữ Viết trong các ngôn ngữ nói chung và trong Tiếng Trung nói riêng, chúng tôi hy vọng thông qua nghiên cứu khoa học này góp phần nào nâng cao khả năng sử dụng ngôn ngữ Viết trong TiếngTrung cho người học.

KHẢO SÁT THỰC TRẠNG SỬ DỤNG NGÔN NGỮ VIẾT TRONG TIẾNG TRUNG CỦA SINH VIÊN K26 KHOA TIẾNG TRUNG - ĐẠI HỌC DUY TÂN

Đối tượng và nội dung khảo sát

Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu đặt ra, ngoài việc tích cực chủ động quan sát năng lực tự chủ trong các bạn sinh viên K26, chúng tôi còn kết hợp sử dụng phương pháp điều tra thu thập dữ liệu qua bảng câu hỏi, được gửi qua Google form và các số liệu được xử lý tự động.

Bài khảo sát với chủ đề “KHẢO SÁT TÌNH HÌNH HIỂU BIẾT NGÔN NGỮ

VIẾT TRONG Tiếng Trung CỦA SINH VIÊN K26 - KHOA Tiếng Trung - ĐẠI HỌC DUY TÂN” đã thu về 150 bài phản hồi từ các bạn sinh viên K26 thuộc Khoa Tiếng Trung của Đại học Duy Tân Thời gian học Tiếng Trung của các sinh viên phân bố không đồng đều; với 28% thuộc trình độ HSK3 (sơ cấp), 41,3% thuộc trình độHSK4 (trung cấp), 23,3% thuộc trình độ HSK5 (cao cấp) và 4% sinh viên có trình độ thuộc HSK6 (cao cấp) (Hình 1)

Hình 1 Khảo sát trình độ HSK hiện tại (tự nhận định)

Nội dung khảo sát chủ yếu xoay quanh các vấn đề: Mức độ sử dụng ngôn ngữViết, lý do ít sử dụng ngôn ngữ Viết, nêu ra giải pháp và các bài tập nhằm đánh giá khả năng sử dụng ngôn ngữ Viết của các sinh viên.

Phân tích kết quả khảo sát và nhận xét thực trạng sử dụng ngôn ngữ Viết trong Tiếng Trung của sinh viên K26 Khoa Tiếng Trung - Đại học Duy Tân

2.1 Khái quát tình hình sử dụng ngôn ngữ Viết trong Tiếng Trung của sinh viên K26 khoa Tiếng Trung - Đại học Duy Tân

2.1.1 Tình hình sử dụng ngôn ngữ Viết trong học tập

Trên phương diện học tập, theo kết quả của cuộc khảo sát đã triển khai dành cho sinh viên K26 Khoa Tiếng Trung- Đại Học Duy Tân, chúng tôi nhận thấy rằng mặc dù những người tham gia khảo sát đều là sinh viên năm 3 nhưng số thời gian học Tiếng Trung của mỗi người là không giống nhau Một bộ phận nhỏ những người học Tiếng Trung từ 4 năm trở lên (có trình độ HSK4 – HSK 6) đã quen thuộc với khái niệm về

“ngôn ngữ viết” và sử dụng phương thức ngôn ngữ này trong văn bản ở mức độ “bình thường” Đáng chú ý, phần lớn số người tham gia khảo sát khác cho thấy, mặc dù sinh viên đã biết đến thuật ngữ “ngôn ngữ viết” trong Tiếng Trung, nhưng mức độ sử dụng còn rất ít và “không thường xuyên” Một vấn đề khác hiển thị vô cùng rõ ràng thông qua cuộc khảo sát rằng sinh viên hiện nay còn đang gặp nhiều vấn đề trong việc phân biệt giữa “ngôn ngữ nói” và “ngôn ngữ viết” Điều này cũng cho thấy trong quá trình học tập như luyện tập viết các văn bản bằng Tiếng Trung , sinh viên K26 Khoa Tiếng của loại hình ngôn ngữ này Trả lời trong câu hỏi “Bạn có cảm thấy ngôn ngữ viết trong Tiếng Trung khó không?” thì có đến 91,3% số người tham gia khảo sát trả lời là

“Khó” Đây là thực trạng và suy nghĩ chung mà chúng tôi cho rằng không chỉ xảy ra với sinh viên K26 Khoa Tiếng Trung - Đại học Duy Tân nói riêng mà với cả những người theo đuổi Tiếng Trung nói chung (Hình 2)

Hình 2 Tìm hiểu về việc sinh viên cảm thấy ngôn ngữ Viết khó hay không

2.1.2 Tình hình sử dụng ngôn ngữ Viết trong thực tế

Trong thực tế, bản chất ngôn ngữ Viết vốn được sử dụng nhiều trong giáo dục học tập và được thể hiện chủ yếu qua văn chương Điều này cũng là nguyên nhân dẫn đến kết quả khảo sát mà chúng tôi ghi nhận được là hầu như sinh viên tham gia khảo sát đều không có cơ hội sử dụng ngôn ngữ Viết một cách thường xuyên trong đời sống Hầu hết người học nhìn nhận ngoại ngữ là một môn học thuộc lòng câu chứ không cần đến quá trình tập luyện để đạt đến trình độ sử dụng ngôn ngữ trong những ngữ cảnh phù hợp Việc dạy và học ngoại ngữ vẫn chỉ tập trung cho việc thi đỗ môn học, khiến sinh viên không chịu thực hành và sử dụng nhuần nhuyễn Ngoài giờ học ở trường, có 40% số sinh viên tự học thêm ở nhà, 47% số sinh viên lựa chọn không học thêm – tức là không có thói quen tự ôn tập và vận dụng ngôn ngữ sau giờ học Điều này đồng nghĩa với việc sinh viên hoàn toàn không có thói quen chủ động trau dồi ngôn ngữ viết Tiếng Trung vào thực tiễn, đây sẽ là một nguyên căn khá hệ trọng dẫn đến nhiều lỗ hổng kiến thức ngôn ngữ sau này (Hình 3)

Hình 3 Câu hỏi “Trừ việc học tập chuyên ngành Tiếng Trung tại Trường Đại học Duy

Tân ra, bạn còn học thêm ở đâu?”

2.2 Khó khăn trong việc sử dụng ngôn ngữ Viết trong Tiếng Trung

2.2.1 Khó khăn xuất phát từ quá trình học tập và bản thân sinh viên

Dựa vào kết quả khảo sát mà nhóm chúng tôi đã khảo sát các bạn sinh viên K26 của Khoa Tiếng Trung, Đại học Duy Tân, chúng tôi nhận ra rằng hầu hết các bạn sinh viên gặp khó khăn trong việc sử dụng ngôn ngữ Viết trong Tiếng Trung xuất phát từ việc các bạn không có nhiều kiến thức về ngôn ngữ Viết trong Tiếng Trung cũng như là do lạm dụng quá nhiều ngôn ngữ Nói trong việc học tập thường ngày.

Theo như kết quả khảo sát, khi được hỏi “Trừ việc học tập chuyên ngành TiếngTrung tại Trường Đại học Duy Tân ra, bạn còn học thêm ở đâu?”, thì có đến 40,7% câu trả lời là “Không học thêm” và 40% câu trả lời là “Tự học thêm” Ngoại ngữ là một chuyên ngành mà hầu hết mọi người đều cho rằng chỉ học ở trên trường là không đủ.Ngoài học ở trên trường, hầu hết những sinh viên am hiểu và giỏi ngoại ngữ đều tự học thêm ở nhà hoặc học thêm ở ngoài để nâng cao trình độ ngoại ngữ của mình TiếngTrung cũng vậy, để có thể sử dụng nhuần nhuyễn ngôn ngữ Viết trong Tiếng Trung thì ngoài việc học tập những kiến thức mà giảng viên truyền đạt ở trên trường, sinh viên còn phải tự tìm hiểu và học thêm những kiến thức, những từ vựng về ngôn ngữ Viết thông qua các giáo trình Tiếng Trung, qua sách báo, phim ảnh… Tuy nhiên, việc sinh viên tự học thêm ở nhà mà không có sự hướng dẫn của giảng viên đôi khi sẽ gặp một sinh viên không học thêm hoặc tự học thêm ở nhà đã dẫn đến việc sinh viên có ít kiến thức hoặc có sự nhầm lẫn về ngôn ngữ Viết trong Tiếng Trung, từ đó dẫn đến việc sinh viên gặp nhiều khó khăn trong việc vận dụng ngôn ngữ Viết vào các bài văn và bài luận (Hình 4)

Hình 4 Câu hỏi “Trừ việc học tập chuyên ngành Tiếng Trung tại Trường Đại học Duy

Tân ra, bạn còn học thêm ở đâu?” Ở một kết quả khảo sát khác, khi được hỏi “Lý do vì sao bạn ít sử dụng ngôn ngữViết hơn ngôn ngữ Nói?”, có đến 58,7% sinh viên trả lời rằng “Cảm thấy từ vựng ngôn ngữ Nói phổ biến hơn” và có 27,3% trả lời rằng vì “Không có kiến thức nhiều về loại ngôn ngữ này” Điều này cho thấy trong quá trình học tập Tiếng Trung, sinh viên tiếp xúc với ngôn ngữ Nói nhiều hơn, đồng thời không phân biệt được đâu là ngôn ngữ Nói,đâu là ngôn ngữ Viết, từ đó dẫn đến việc lạm dụng ngôn ngữ Nói quá nhiều và sử dụng nhầm lẫn giữa ngôn ngữ Nói và ngôn ngữ Viết (Hình 5)

Hình 5 Câu hỏi “Lý do vì sao bạn ít sử dụng ngôn ngữ Viết hơn ngôn ngữ Nói?”

Nhìn chung, nguyên nhân phần lớn sinh viên gặp khó khăn trong việc sử dụng ngôn ngữ Viết trong Tiếng Trung là do xuất phát từ quá trình học tập và do chính bản thân sinh viên, do sinh viên ít học thêm các kiến thức ở ngoài mà chỉ học kiến thức ở trên trường, cũng như do chính bản sinh viên thiếu kiến thức về ngôn ngữ Viết, từ đó không phân biệt được đâu là ngôn ngữ Viết sử dụng trong văn bản và đâu là ngôn ngữ Nói được sử dụng trong giao tiếp hàng ngày.

2.2.2 Khó khăn đến từ môi trường học tập và chương trình giảng dạy

Một trong những nguyên nhân dẫn đến việc sinh viên khóa K26 Khoa Tiếng Trung của Đại học Duy Tân gặp nhiều khó khăn trong việc sử dụng ngôn ngữ Viết trong Tiếng Trung là do gặp phải khó khăn từ môi trường học tập và do chương trình giảng dạy.

Môi trường học tập là một trong những nhân tố dẫn đến việc sinh viên gặp phải trở ngại trong việc sử dụng ngôn ngữ Viết trong Tiếng Trung Tại thời điểm tham gia khảo sát, sinh viên K26 tiếp xúc với ngôn ngữ Viết chủ yếu thông qua môn Viết TiếngTrung, vì vậy trong quá trình học tập tại trường, cơ hội để sinh viên tiếp xúc với ngôn ngữ Viết trong Tiếng Trung vẫn còn nhiều hạn chế Hơn nữa, cơ hội để sinh viên giao tiếp với người Trung Quốc vẫn còn ít, hầu hết cơ hội để sinh viên giao tiếp với ngườiTrung Quốc chủ yếu thông qua việc giao tiếp với giảng viên người Trung Quốc hoặc nói chuyện với người Trung Quốc thông qua các trang mạng xã hội Việc giao tiếp với rệt trình độ khẩu ngữ, tuy nhiên hạn chế là sử dụng nhiều ngôn ngữ Nói và ít có sự vận dụng ngôn ngữ Viết trong Tiếng Trung hơn.

Ngoài ra, kết quả khảo sát với câu hỏi “Lý do tại sao bạn lại ít sử dụng ngôn ngữ Viết hơn ngôn ngữ Nói” cho thấy có 11,3% sinh viên lựa chọn lý do là do “Giảng viên ít sử dụng trong giảng dạy” Điều này cho thấy chương trình giảng dạy các môn Tiếng Trung vẫn chưa áp dụng nhiều ngôn ngữ Viết vào việc giảng dạy Hầu hết, các chương trình giảng dạy Tiếng Trung hiện tại chỉ chủ yếu tập trung vào việc giảng dạy các kiến thức ở trong giáo trình mà chưa có sự chú trọng vào việc lồng ghép các kiến thức ngôn ngữ Viết vào bài giảng, điều này góp phần dẫn đến việc sinh viên thiếu hụt nhiều kiến thức về ngôn ngữ Viết và gặp khó khăn trong việc vận dụng ngôn ngữ Viết vào việc học tập ở trên trường (Hình 6)

Hình 6 Câu hỏi “Lý do vì sao bạn ít sử dụng ngôn ngữ Viết hơn ngôn ngữ Nói?”

Hệ quả của việc sử dụng ngôn ngữ Viết trong Tiếng Trung không đúng cách của

3.1 Xuất hiện lỗ hổng kiến thức trong việc áp dụng ngôn ngữ Viết Đầu tiên, chúng tôi đã hỏi các bạn sinh viên rằng “Bạn có cảm thấy ngôn ngữViết khó hay không?”, và kết quả không khiến chúng tôi cảm thấy bất ngờ, rằng có đến91.3% sinh viên thấy ngôn ngữ Viết khó, trong khi chỉ có 8.7% sinh viên không cảm thấy ngôn ngữ Viết khó (Hình 7)

Hình 7 Tìm hiểu về việc sinh viên cảm thấy ngôn ngữ Viết khó hay không

Thông thường, khi viết một văn bản bất kỳ, người viết thường sẽ phải sử dụng các từ vựng của ngôn ngữ Viết để viết bài, việc làm như thế này nhằm làm cho bài viết trở nên trang trọng, lịch sự, tạo thiện cảm cho người được nhận thư hơn Vì vậy chúng tôi đã tiến hành đặt câu hỏi để đánh giá mức độ sử dụng ngôn ngữ Viết trong văn bản của các bạn sinh viên là như thế nào

Các bạn sinh viên đã tự đánh giá thông qua câu hỏi “Bạn có thường xuyên sử dụng ngôn ngữ Viết Tiếng Trung trong văn bản hay không?” trong bài khảo sát với 5 cấp độ: (1) Không hề, (2) Không thường xuyên, (3) Bình thường, (4) Thường xuyên và

(5) Rất thường xuyên Theo kết quả khảo sát, tuy chỉ có 4 người (tương ứng với 2,6%) sử dụng loại ngôn ngữ Viết này rất thường xuyên, 23 người (tương ứng với 15.3%) sử dụng thường xuyên ngôn ngữ này, ngược lại lại có đến 51 người (tương ứng với 34%) lại không thường xuyên sử dụng ngôn ngữ Viết trong văn bản Điều này nói lên các sinh viên K26 không thường xuyên sử dụng ngôn ngữ Viết này trong văn bản.

Dựa theo mục I và mục II trong bài khảo sát, chúng tôi nhận thấy rằng các bạn vẫn có sự hiểu biết nhất định về ngôn ngữ Viết, theo một lần trao đổi với các bạn sinh viên tại lớp học, chúng tôi đã hỏi các bạn: “Làm thế nào để nhận biết được ngôn ngữ Viết?”, và có hơn 90% câu trả lời mà chúng tôi nhận được là: “Từ nào nhìn khó khó, lạ lạ thì đó sẽ là ngôn ngữ Viết” Thực vậy, các từ vựng của ngôn ngữ Viết thường ngắn gọn, xúc tích và đa phần đều chỉ được sử dụng trong văn bản, rất ít được sử dụng rộng Để nhằm bổ sung luận điểm mà chúng tôi đưa ra dẫn chứng như sau: Các bạn đa số đều trả lời đúng tất cả các câu trắc nghiệm mang tính nhận thức, phân biệt giữa hai loại ngôn ngữ Viết và ngôn ngữ Nói Dựa theo một bài tập nhỏ trong mục I (phần trắc nghiệm nhận biết đâu là ngôn ngữ Viết) đó là các bạn sinh viên hãy nhận biết hai từ sau đây và đâu là thuộc ngôn ngữ Viết: 是不是 và 是否 Tuy đều mang nghĩa là “có phải không” nhưng 是否 chủ yếu dùng trong các văn bản, sách báo nhiều hơn từ còn lại. Kết quả cho ra được rằng có đến 84.7% sinh viên chọn 是否 là ngôn ngữ Viết (đáp án chính xác), còn lại chỉ có 15.3% sinh viên chọn 是不是 (đáp án không chính xác). (Hình 8).

Hình 8 Biểu đồ lựa chọn đáp án của sinh viên

Hoặc với mục tiếp theo là chọn câu sử dụng ngôn ngữ Viết Ở mục này, chúng ta dễ dàng thấy được sự phân vân của các sinh viên khi chọn ra đáp án chính xác nhất Ở một câu hỏi yêu cầu sinh viên chọn ra đáp án đúng giữa hai câu “最近几年,物价涨得 很厉害。” và “近年来,物价不断上涨。” Ở câu hỏi này, tuy rằng đa số 60.7% các sinh viên vẫn chọn đúng đáp án “近年来,物价不断上涨。”, nhưng so với mục I (mục nhận biết từ nào là ngôn ngữ Viết) thì số phần trăm sinh viên chọn đúng giảm hơn 20%, số phần trăm sinh viên chọn sai tăng lên gần 10%

Sau đó, dựa theo mục III (phần dịch thuật từ Việt sang Trung và ngược lại),chúng tôi phát hiện rằng các bạn sinh viên K26 có xu hướng bỏ trống hoặc sử dụng các thiết bị hỗ trợ dịch thuật để trả lời các câu hỏi có những từ ngữ thuộc ngôn ngữ Viết phức tạp Ví dụ ở câu hỏi yêu cầu dịch sang tiếng Việt với câu “夫妻如果想要白头偕老,就必须互相体谅,彼此信任。” Theo kết quả điều tra, có đến 80% các bạn đã sử dụng phần mềm dịch thuật để trả lời câu hỏi này Một vấn đề phải làm rõ ở đây, rằng đây là một câu hỏi liên quan đến dịch thuật, và mỗi người sẽ có cách dịch giống nhau, không ai giống ai Tuy nhiên, khi thống kê bài làm, chúng ta nhận thấy có đến 95% câu trả lời đều giống hệt nhau với câu “Vợ chồng muốn cùng nhau già đi thì phải quan tâm và tin tưởng nhau.”; ngoài ra, có 4% sinh viên điền “không biết” hoặc “không đủ vốn từ vựng để dịch”, còn lại chỉ có 1% sinh viên dịch “lưu loát” với câu văn bản ở trên. (Hình 9)

Hình 9 Câu trả lời của sinh viên với câu hỏi dịch thuật Ở mục B phần 3 (yêu cầu dịch từ Tiếng Trung sang tiếng Việt), từ mục này chúng tôi phát hiện rằng có một lỗ hổng kiến thức rất lớn từ các bạn sinh viên K26 Tuy đã học một lượng “kha khá” từ vựng về loại ngôn ngữ này, nhưng khi kết hợp các từ vựng lại với nhau, chúng tôi thấy các bạn vẫn chưa thể thực sự nắm bắt được để biến nó thành một câu hoàn chỉnh Lấy ví dụ với câu: “Đừng nóng vội khi xử lý một việc, nếu không sẽ dục tốc bất đạt đấy.”, chúng tôi nhận thấy có đến 90% các bạn đều sử dụng công cụ dịch để trả lời câu hỏi này, nhưng điều quan trọng rằng, câu trả lời do công cụ đó dịch ra là sai hoàn toàn so với đáp án Ngoài ra, gần 10% còn lại các bạn chọn “bỏ cuộc” và không làm nữa, chỉ có số ít các bạn có trình độ HSK cao hơn trả lời được câu

Hình 10 Câu trả lời của sinh viên về câu hỏi dịch thuật

Từ những ví dụ trên, chúng tôi đã rút ra nhận xét như sau: Các bạn sinh viên K26 Khoa Tiếng Trung - Đại học Duy Tân vẫn có sự hiểu biết nhất định về loại ngôn ngữ Viết này, nhưng chỉ nằm ở mức sơ khai, cơ bản, các bạn vẫn chưa tìm hiểu sâu hơn về từ vựng, kiến thức của loại ngôn ngữ này, chưa kể, lỗ hổng kiến thức ở các bạn đang ngày càng nghiêm trọng hơn Vậy nếu như không kịp thời “vá lại” lỗ hổng này thì khi lên năm thứ tư với những kiến thức chuyên sâu hơn, vận dụng nhiều từ ngữ của ngôn ngữ Viết hơn, với tình hình đó, các bạn sinh viên có thể tiếp thu được hết những kiến thức mà giảng viên truyền đạt cho các bạn hay không? Tóm lại, đây là một vấn đề mà chúng ta cũng cần phải cân nhắc suy nghĩ và tìm ra giải pháp.

3.2 Nhầm lẫn trong việc sử dụng ngôn ngữ Viết và ngôn ngữ Nói

Ngoài việc có một lỗ hổng lớn về kiến thức ngôn ngữ Viết, chúng tôi cũng nhận thấy rằng đa số các sinh viên K26 cũng thường nhầm lẫn hai ngôn ngữ Nói-Viết với nhau Theo câu hỏi “Bạn thích sử dụng ngôn ngữ nào khi viết văn bản?” trong bài khảo sát, chúng tôi thấy rằng có đến 76.7% sinh viên thích sử dụng ngôn ngữ Nói hơn, còn lại chỉ có 23.3% sinh viên thích sử dụng ngôn ngữ Viết hơn (Hình 11)

Hình 11 Biểu đồ khảo sát mức độ yêu thích của sinh viên với hai ngôn ngữ

Kế đó, khi hỏi vì sao lại sử dụng ngôn ngữ Nói nhiều hơn, thì có đến 58.7% sinh viên nhận thấy từ vựng của ngôn ngữ Nói phổ biến hơn, 27.3% sinh viên chọn sử dụng ngôn ngữ Nói nhiều hơn vì các bạn không có kiến thức nhiều về loại ngôn ngữ này, ngoài ra có số ít các bạn cho rằng mỗi lần bắt tay vào làm thì sẽ cứ quen sử dụng ngôn ngữ Nói nhiều hơn, v.v (Hình 12).

Hình 12 Biểu đồ lý do ít sử dụng ngôn ngữ Viết hơn ngôn ngữ Nói của sinh viên

Từ đó, với hai câu hỏi trên, chúng ta có thể thấy được việc ngôn ngữ Nói được sử dụng phổ biến như thế nào, và cũng từ đó, chúng ta cũng dễ dàng phát hiện ra, các sinh viên sẽ ưu tiên học và thực hành từ ngữ của ngôn ngữ Nói nhiều hơn, khiến các bạn ít tìm hiểu thông tin về ngôn ngữ Viết hơn, dẫn đến một kết quả khác là các sinh viên có Để bổ sung cho luận ý phía trên, ở câu hỏi “Bạn có thường xuyên bị nhầm lẫn giữa hai ngôn ngữ Viết và ngôn ngữ Nói Tiếng Trung hay không?”, đa số chúng tôi thấy rằng các bạn đều thường xuyên nhầm lẫn hai ngôn ngữ này (chiếm 64 người tương ứng 42,6%), tiếp đó có 10.6% sinh viên rất thường xuyên nhầm lẫn hai ngôn ngữ này, ngoài ra cũng có 30% sinh viên cảm thấy bình thường, 12.6% sinh viên thấy không thường xuyên nhầm lẫn, và chỉ có 4% sinh viên không hề nhầm lẫn hai loại ngôn ngữ này Từ đó ta thấy một thực tế rằng vì các bạn thấy từ ngữ ngôn ngữ Nói phổ biến hơn và thường xuyên gặp khó khăn khi sử dụng từ ngữ của ngôn ngữ Viết, dẫn đến các bạn không những sử dụng từ ngữ ngôn ngữ Nói nhiều hơn, mà còn bị nhầm lẫn giữa từ vựng của hai loại ngôn ngữ này.

Chúng tôi cũng nhận thức được vấn đề này thông qua mục B (Dịch câu từ tiếng Việt sang Tiếng Trung), và yêu cầu dịch câu “Những năm gần đây, kinh tế Việt Nam càng ngày càng đi lên” sang Tiếng Trung Tuy là một khá đơn giản với các sinh viên năm 3, nhưng khi yêu cầu các bạn sử dụng từ ngữ của ngôn ngữ Viết để dịch, chúng tôi thấy được sự nhầm lẫn nghiêm trọng giữa hai ngôn ngữ này của các bạn Theo kết quả khảo sát, đa số 80% các bạn đều sử dụng cụm “越来越” để dịch cụm “càng ngày càng” trong tiếng Việt, tuy đây là một cụm có ý nghĩa giống với câu gốc, nhưng với yêu cầu sử dụng ngôn ngữ Viết thì nó lại không hề phù hợp với yêu cầu của đề bài Thay vì sử dụng “越来越” thì chúng ta sẽ ưu tiên sử dụng cụm “日益” cũng mang nghĩa là “càng ngày càng”, nhưng nó là từ ngữ của ngôn ngữ Viết và phù hợp với yêu cầu của đề hơn.(Hình 13)

Hình 13 Kết quả khảo sát câu hỏi của sinh viên về câu dịch thuật

Cũng yêu cầu các bạn dịch thuật từ Việt sang Trung nhưng với một câu hỏi khác:

“Bạn có suy nghĩ gì đối với sự việc này?”, theo kết quả khảo sát, câu hỏi lần này có vẻ tương đối quen thuộc hơn so với các bạn sinh viên hơn, nên phần trăm câu trả lời đúng cũng tăng lên rất nhiều so với câu trước, tuy nhiên vẫn còn một số ít các bạn thay vì sử dụng từ ngữ ngôn ngữ Viết mà vẫn tiếp tục sử dụng ngôn ngữ Nói để làm bài, đa số các bạn đều trả lời “你对这件事有什么想法?” hoặc “对这件事来说,你有什么思维

吗?”, cũng với lý do tương tự, những câu này không phù hợp với yêu cầu mà đề bài đã cho, thậm chí các bạn còn đặt câu “thuần ngôn ngữ Viết”, như vậy sẽ ảnh hưởng rất nhiều trong quá trình học hỏi cũng như giao tiếp thông qua văn bản sau này của các bạn (Hình 14)

Hình 14 Câu trả lời của sinh viên trong câu hỏi dịch thuật

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC VÀ NÂNG CAO KHẢ NĂNG SỬ DỤNG NGÔN NGỮ VIẾT TRONG TIẾNG TRUNG

Đối với sinh viên

a Sinh viên cần trang bị cho mình kiến thức cơ bản vững chắc về thuật ngữ “ngôn ngữ viết” trong Tiếng Trung.

Sinh viên có thể thông qua các phương tiện mạng truyền thông xã hội, sách báo hay thậm chí là tư liệu qua bài nghiên cứu của chúng tôi đây để nắm rõ được khái niệm, đặc điểm và tình huống sử dụng của ngôn ngữ viết Tiếng Trung Nắm được lý thuyết cơ bản là nền tảng để sinh viên phân biệt được trong hoàn cảnh nào chúng ta nên sử dụng ngôn ngữ nói hoặc viết, từ đó có phương hướng sử dụng ngôn ngữ biểu đạt thích hợp (Hình 15)

Hình 15 “Lý luận ngữ pháp hiện đại và giảng dạy ngữ pháp Tiếng Trung như ngôn ngữ thứ hai” của Hách Lâm b Thường xuyên vận dụng kiến thức đó vào học tập và thực tiễn để duy trì được năng lực sử dụng ngôn ngữ của bản thân.

Nhiều sinh viên có sự nhầm lẫn khi sử dụng từ vựng mà không biết đó là ngôn ngữ viết hay ngôn ngữ nói bắt nguồn từ việc chúng ta chưa thực sự nắm chắc nghĩa và cách hành văn của loại từ vựng đó Sinh viên sau khi học mỗi từ vựng mới cần chú ý cả thể loại từ, nghĩa và hoàn cảnh sử dụng của mỗi từ đó, thông qua từ điển hoặc mạng internet tìm xem cách vận dụng đặt câu của người bản xứ và tự rút ra đặc điểm phân biệt hay mẹo ghi nhớ cho bản thân c Thường xuyên đọc sách báo, tài liệu Tiếng Trung cũng là một phương pháp vô cùng

Hầu hết các thể loại báo chí, văn chương của người Trung Quốc đều sử dụng phương thức biểu đạt bằng ngôn ngữ viết, vận dụng nhiều từ ngữ có tính mĩ miều, các thành ngữ; các chương trình truyền hình liên quan đến học thuật cũng không còn xa lạ đối với dân học ngoại ngữ Sinh viên có thể thông qua đây tiến hành ghi chép và học hỏi là cách thể hiện và nâng cao trình độ sử dụng Tiếng Trung (Hình 16)

Hình 16 Chương trình “Trung Quốc trong điển tịch”

Một chương trình truyền hình vô cùng ý nghĩa đến từ Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc CCTV mà chúng tôi muốn đề xuất đến các bạn đó là “Trung Quốc trong điển tịch” (典籍里的中国) Đây là một chương trình nghệ thuật phân tích và tái hiện lại những cột mốc văn hóa lịch sử tốt đẹp của Trung Quốc, trong đó, sử dụng lối giới thiệu hành văn đặc biệt của ngôn ngữ Viết Tiếng Trung kèm theo phụ đề chữ Hán bên dưới, giúp người xem không chỉ học tập thêm được nhiều kiến thức ngôn ngữ thú vị mà còn nâng cao hiểu biết của bản thân với văn hóa, lịch sử Trung Hoa cổ đại. d Trường học là môi trường tốt nhất để học tập và tiếp thu, sinh viên cần gạt bỏ sự ngại ngùng, chú ý nghe giáo viên giảng bài và đồng thời học hỏi thêm từ bạn bè.

Rất nhiều sinh viên lựa chọn theo đuổi ngành ngôn ngữ học nhưng tính cách bản thân vẫn còn mang khuynh hướng hướng nội và ngại giao tiếp Ngành ngôn ngữ đòi hỏi người học cần không ngừng vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn để thực hành hóa những tri thức mình đã đạt được Trường học chính là một trong những môi trường tuyệt vời để người học áp dụng và phát triển tư duy ngôn ngữ Sinh viên nên mạnh dạn phát biểu trong các tiết học nhiều hơn để giảng viên phát hiện được ưu nhược điểm của học sinh, từ đó giúp mỗi cá nhân tìm thấy phương pháp học đúng đắn Bên cạnh đó,

“học thầy không tày học bạn” - tận dụng mọi cơ hội học tập từ mọi người xung quanh, học hỏi những điều hay từ bạn bè chưa bao giờ là vô ích nếu chúng ta chịu chủ động hơn e Mỗi ngày đều dành ra ít nhất một tiếng rưỡi cho việc luyện tập sử dụng ngôn ngữ viết để tiến hành viết các đoạn văn, bài văn bằng Tiếng Trung, thông qua những người có chuyên môn như giảng viên hỗ trợ sửa chữa lỗi sai

Thông qua quá trình nghiên cứu, chúng tôi rút ra được giải pháp hữu hiệu giúp sinh viên khắc phục kỹ năng sử dụng ngôn ngữ viết Tiếng Trung như sau:

Bước 1: Bản thân sinh viên hãy dành ra 45 phút mỗi ngày để tích cực trau dồi lưu lượng từ vựng theo một chủ đề cụ thể (Hình 17)

Hình 17 Từ vựng tham khảo trong bộ đề ôn luyện thi HSK 5

Bước 2: Trên cơ sở chuẩn xác về mặt ngữ pháp, sử dụng từ vựng đó tạo ra câu văn

Bước 3: Từ những câu văn đã tạo thành, tiến hành xâu chuỗi chúng và viết thành đoạn hoặc bài văn

● Trong quá trình viết văn, cần lưu ý sự thống nhất liên kết của chủ đề,chọn lọc ngôn ngữ viết sao cho phù hợp

● Sử dụng thành ngữ vào bài văn nếu có thể

Bước 4: Sau khi hoàn thành đoạn văn, có thể nhờ đến sự giúp đỡ của giảng viên để kiểm tra hoặc sử dụng công cụ web mà chúng tôi gợi ý theo các bước sau đây:

1 Trên trình duyệt Google, tìm kiếm “秘塔写作猫” (Hình 18)

Hình 18 Giao diện Google khi tìm kiếm “秘塔写作猫”

2 Sau khi truy cập vào tìm kiếm này, bấm chọn trang web đầu tiên (Hình 19)

Hình 19 Giao diện Google khi truy cập “秘塔写作猫”

3 Tại trang chủ của công chọn, nhấn vào “上传Word” để tiến hành tải file bài viết của bản thân lên (Hình 20)

Hình 20 Giao diện “秘塔写作猫” sau khi truy cập

4 Sau khi hoàn tất tải lên, các bạn cần đợi vài giây, hệ thống công cụ sẽ tự tính toán các lỗi sai về từ vựng và ngữ pháp, đồng thời đưa ra gợi ý thay đổi thích hợp. (Hình 21)

Hình 21 Giao diện “秘塔写作猫” khi hoàn thành tính toán sửa lỗi

Lưu ý: Với bất kỳ loại công cụ phần mềm hỗ trợ nào đều sẽ chỉ mang tính chất đối chiếu tham khảo, không chính xác hoàn toàn Chúng ta sử dụng công cụ hỗ trợ nhằm cải thiện và rút kinh nghiệm, tuyệt đối không được lạm dụng hoặc phụ thuộc vào nó f Sinh viên thông qua mạng xã hội có thể tìm kiếm thông tin về các khóa học

Hiện nay, Trung Quốc đã và đang tổ chức rất nhiều khóa học online tạo điều kiện du học từ xa cho toàn thể người học Tiếng Trung trên thế giới Với sự phát triển của mạng Internet thì việc tìm kiếm thông tin đã trở nên vô cùng dễ dàng và nhanh chóng. Thông qua các hội nhóm chia sẻ thông tin về Du học Trung Quốc, sinh viên có thể sắp xếp dành thêm thời gian đăng ký các khóa học miễn phí vào những thời gian rảnh để bổ sung thêm kiến thức ngoài trường học (Hình 22)

Hình 22 Trang chủ diễn đàn Nhịp cầu Hán ngữ g Tự tổng hợp bảng đối chiếu từ ngữ dùng trong ngôn ngữ Nói - Viết thông qua quá trình học tập (Bảng 2)

Xuyên suốt quá trình học tập, chúng tôi tin rằng không ít lần các bạn đã gặp phải những từ ngữ ngôn ngữ Viết, đặc biệt là trong những môn chuyên ngành như Từ vựng học, các môn liên quan đến Biên Phiên Dịch, Đọc, Viết các cấp độ, cũng như trong đời sống thông qua các bản tin thời sự, báo chí, phim ảnh, các chương trình truyền hình v.v nhưng rất nhiều người học chưa thực sự tận dụng hoặc tích lũy những từ ngữ của ngôn ngữ Viết này mà vẫn có thói quen sử dụng ngôn ngữ Nói tương ứng thay thế trong các văn bản chính thống hoặc dịch thuật trang trọng Vậy nên chúng tôi kiến nghị người học trong quá trình học tập hoặc sinh hoạt, khi bắt gặp phải những từ ngữ ngôn ngữ Viết như vậy có thể ghi chép, tích lũy lại thành một bảng đối chiếu Như vậy, bất kể là sử dụng ngôn ngữ nào đi chăng nữa, chúng ta có thể nhanh chóng vận dụng từ ngữ cho phù hợp với ngữ cảnh và phong cách sử dụng Đồng thời quá trình ghi chép đối chiếu như vậy cũng khiến cho người học có thể khắc ghi sâu hơn những từ vựng này, từ đấy nâng cao khả năng sử dụng ngôn ngữ Tiếng Trung.

Dưới đây là một Bảng đối chiếu từ ngữ dùng trong ngôn ngữ Nói - Viết thường gặp mà chúng tôi đã tích lũy thông qua quá trình học tập, hi vọng sẽ cung cấp thêm cho mọi người một phần kiến thức và làm vững hơn khả năng sử dụng ngôn ngữ Viết cho người đọc Tuy nhiên Bảng dưới đây chỉ là một phần nhỏ và việc học ngôn ngữ cần được tích lũy không ngừng theo thời gian, vậy nên người học cần tự chủ động tổng hợp những Bảng đối chiếu ngôn ngữ Nói - Viết tương tự như vậy.

越南语意义

1 怀念 想念 hoài niệm, nhớ nhung

2 吝啬 小气 keo kiệt

3 慷慨 大方 phóng khoáng

5 询问 打听 hỏi thăm, nghe ngóng

6 嘲讽 嘲笑 cười nhạo

7 父亲 爸爸,爸 bố

8 母亲 妈妈、妈 mẹ

9 老婆 妻子 vợ

10 祖母 奶奶 bà nội

11 祖父 爷爷 ông nội

12 儿童 小孩 trẻ con

13 老者 老头儿 người già

越南语意义

16 磋商 合计 thương lượng

17 终于 总算 cuối cùng

18 头颅 脑袋 đầu

19 洗涤 洗 tắm rửa

20 获悉 得知 biết tin

21 似乎 好像 dường như

22 凡是 只要是 bất kỳ việc gì

23 瞬间 时刻 khoảnh khắc

24 寝室 宿舍 ký túc xá

26 头部 脑袋 đầu

27 呼喊 喊叫 kêu gọi

28 避暑 纳凉 nghỉ mát

29 饮水 喝水 uống nước

30 思考 考虑 suy xét

31 就诊 看病 khám bệnh

32 措施 方法 giải pháp

33 实惠 好处 lợi ích

34 惊诧 吃惊 ngạc nhiên

35 身躯 身子 thân thể

37 许多 很多 rất nhiều

38 巨大 很大 to lớn

越南语意义

39 保障 保护 bảo vệ

40 机遇 机会 cơ hội

41 迅速 快速 nhanh chóng

42 否则 不然 nếu không thì

44 以及 和 và, cùng với

46 即 就是 chính là, tức là

48 投放 扔 vứt, quăng

49 是否 是不是 có phải

50 归来 回来 trở về

51 还没 尚未 vẫn chưa

53 无法 不能 không thể

54 此外 另外 ngoài ra

55 立即 马上 lập tức

56 日益 越来越 càng ngày càng

57 仍然 还是 vẫn cứ

59 不足 不够 không đủ

60 处所 地方 nơi, địa điểm

越南语意义

62 不必 不用 không cần

63 极其 非常 cực kì, vô cùng

64 难以 很难 rất khó

65 目前 眼下 trước mắt

66 或许 也许 có lẽ

68 如何 怎么 như thế nào

69 的确 真的 quả thực

70 仅 只有 chỉ có

71 恐吓 吓唬 hù dọa

72 更换 换掉 thay đổi

73 散步 溜达 dạo bộ

74 宜 最好 tốt nhất

75 堵塞 堵住 tắt nghẽn

76 然而 但是 tuy nhiên

77 年龄 岁数 tuổi tác

78 用餐 吃饭 dùng bữa

79 假若 如果 nếu như, giả sử

80 今日 今天 hôm nay

81 虽小 很小 rất nhỏ

83 日益 越来越 càng ngày càng

84 顿时 立刻 ngay lập tức

越南语意义

85 悔恨 后悔 hối hận

86 辛勤 勤快 siêng năng

87 问世 出生 chào đời, ra đời

88 著作 作品 tác phẩm

89 诞辰 生日 sinh nhật

90 至 到 đến, cho đến

91 物品 东西 vật phẩm, đồ vật

93 日 号 ngày (chỉ thời gian)

95 永久 永远 mãi mãi, vĩnh viễn

96 舒适 舒服 thoải mái

98 暂且 暂时 tạm thời

99 由于 因为 bởi vì

100 黄昏 傍晚 hoàng hôn, xế chiều

Bảng 2 Bảng đối chiếu từ ngữ dùng trong ngôn ngữ Nói - Viết thông qua quá trình học tập

Đối với giảng viên

Giảng viên là một trong những nhân tố quan trọng giúp ích cho việc cải thiện và nâng cao việc sử dụng ngôn ngữ Viết trong Tiếng Trung của sinh viên Ngoài việc dạy học những kiến thức có ở trong giáo trình, giảng viên cũng nên có một số phương pháp giúp cho sinh viên nâng cao kỹ năng sử dụng ngôn ngữ Viết để vận dụng vào bài học a Cải thiện và nâng cao kiến thức về ngôn ngữ Viết trong Tiếng Trung của bản thân Giảng viên.

Nhận thức của giảng viên về ngôn ngữ Viết trong Tiếng Trung có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả giảng dạy về ngôn ngữ Viết ở trên lớp Là một giảng viên, để có thể truyền tải kiến thức về ngôn ngữ Viết cho sinh viên một cách hoàn hảo nhất thì việc có một bộ não chứa đựng những kiến thức phong phú và dồi dào là điều không thể thiếu. Để nâng cao sự nhận thức về ngôn ngữ Viết trong Tiếng Trung, giảng viên có thể tìm đọc những tài liệu tham khảo đến các phong cách ngôn ngữ trong Tiếng Trung, tích lũy các kinh nghiệm giảng trong giảng dạy thực tế trên lớp để đạt được hiệu quả tốt nhất, trao đổi và học hỏi với các giảng viên khác về phương diện ngôn ngữ Viết để đem đến cho sinh viên những kiến thức phong phú và bổ ích nhất. b Đối với các môn học liên quan đến ngôn ngữ Viết, giảng viên cần có sự giảng giải cặn kẽ về cách sử dụng của loại ngôn ngữ này cho sinh viên.

Một số môn học được đưa vào chương trình giảng dạy như Viết Trung, Đọc Tiếng Trung, Phiên Dịch, Biên Dịch, Dịch Thuật Tiếng Trung về các lĩnh vực trong xã hội…Những môn này có thiên hướng sử dụng phong cách ngôn ngữ Viết là phần lớn, nên đưa những kiến thức cơ bản liên quan đến ngôn ngữ Viết vào trong giáo trình hoặc trước khi chính thức giảng giải kiến thức về các môn học, giảng viên nên phổ cập cho sinh viên những kiến thức căn bản về ngôn ngữ Viết trong Tiếng Trung Cụ thể là cần làm rõ sự khác biệt giữa ngôn ngữ Nói và ngôn ngữ Viết để sinh viên hiểu rõ khái niệm, cách sử dụng của hai loại phong cách ngôn ngữ này, từ đó nâng cao trình độ học tập của sinh viên cũng như nâng cao sự nhận thức của sinh viên đối với hai loại phong cách ngôn ngữ này Việc giải thích cho sinh viên hiểu rõ sự khác nhau giữa ngôn ngữ Nói và ngôn ngữ Viết không chỉ tạo điều kiện cho việc giảng dạy diễn ra một cách thuận lợi của giảng viên, mà còn cung cấp những kiến thức và tài liệu cho sinh viên, giúp ích cho sinh viên trong việc tiếp thu những kiến thức mới trong Tiếng Trung. c Kết hợp những phương pháp học tập hữu ích nhằm tạo hứng thú học tập cho sinh viên

Ngoài việc giảng dạy những kiến thức ở trong giáo trình, giảng viên cũng nên kết hợp những phương pháp học kết hợp với chơi để giúp sinh viên tiếp thu bài một cách

Tiếng Trung, giảng viên có thể cho sinh viên xem những chương trình liên quan đến học tập hoặc đời sống để nâng cao kĩ năng nghe và học thêm một số cách sử dụng từ ngữ trong văn Viết; cho sinh viên nghe radio bằng Tiếng Trung, lựa chọn những đề tài gần gũi với đời sống như học tập, tình cảm, áp lực trong cuộc sống, sự nỗ lực… những radio về thể loại này vừa sử dụng văn Nói, vừa sử dụng văn Viết, vì vậy có thể giúp cho sinh viên nghe hiểu được nội dung và học thêm được một vài cấu trúc câu hoặc thành ngữ để vận dụng vào các bài học và bài văn của mình Dưới đây là một số chương trình và radio mà chúng tôi đề xuất:

Hình 23 Chương trình “Nhịp cầu Hán Ngữ”

Chương trình “Nhịp cầu Hán Ngữ” là một trong những chương trình dành cho những người đã và đang học Tiếng Trung trên toàn thế giới Những thí sinh đến từ các nước khác nhau sẽ sử dụng Tiếng Trung để thể hiện năng lực Tiếng Trung của bản thân, từ việc thể hiện tài năng Tiếng Trung cho đến thể hiện những kĩ năng mềm đều được các thí sinh thể hiện ở trên chương trình này “Nhịp cầu Hán Ngữ” không chỉ có mặt ở Trung Quốc mà còn xuất hiện rộng rãi ở các nước đang đưa Tiếng Trung vào giảng dạy Đây là một sân chơi vô cùng bổ ích cho những đối tượng đang có niềm yêu thích với Tiếng Trung Nội dung của chương trình dễ hiểu, thú vị sẽ giúp cho sinh viên có cái nhìn hứng thú hơn với Tiếng Trung, đồng thời đem đến cho sinh viên những kiến thức, sinh viên cũng sẽ học được những từ ngữ được sử dụng trong văn Viết, trong những trường hợp trang trọng, nghiêm túc (Hình 23)

Hình 24 Các video đọc diễn cảm

Nghe và xem các video đọc diễn cảm là một trong những phương pháp bổ ích giúp cho sinh viên nâng cao trình độ Tiếng Trung của mình Sinh viên không chỉ học được cách sử dụng ngôn ngữ Viết, mà còn học được cách nói Tiếng Trung sao cho hay và truyền cảm (Hình 24)

Hình 25 Nghe Radio của Nhược Hy

Hình 26 Nghe Radio trong Super E.L.F Station

Hình 27 Học Tiếng Trung thông qua 小红书

Nghe Radio có lẽ là phương pháp học Tiếng Trung không còn lạ lẫm nữa Việc giúp cho sinh viên tiếp thu thêm được những phong cách viết văn hay (Hình 25) (Hình 26) (Hình 27)

Ngoài việc cho sinh viên nghe các chương trình đầu giờ, giảng viên cũng có thể kết hợp các trò chơi về sự khác nhau giữa ngôn ngữ Nói và ngôn ngữ Viết để nâng cao sự hiểu biết của sinh viên về ngôn ngữ Viết như nối từ, cho từ có phong cách ngôn ngữ Nói và tìm từ có phong cách ngôn ngữ Viết có ý nghĩa tương tự… Kết hợp phương pháp giảng dạy truyền thống và phương pháp dạy qua video để tạo điều kiện cho sinh viên tiếp thu kiến thức một cách hiệu quả nhất. d Rèn luyện cho sinh viên cách sử dụng ngôn ngữ Viết trong Tiếng Trung

Lý thuyết bao giờ cũng đi đôi với thực hành Giảng viên ngoài việc giảng giải cho sinh viên những kiến thức liên quan đến ngôn ngữ Viết ra, cũng nên giao bài tập liên quan đến ngôn ngữ Viết cho sinh viên như cho một đoạn văn được viết theo phong cách ngôn ngữ Nói và yêu cầu sinh viên dùng phong cách ngôn ngữ Viết để viết lại đoạn văn Đối với những môn học có bài khóa, giảng viên nên giải thích cho sinh viên xem đâu là bài khóa sử dụng ngôn ngữ Nói, đâu là bài khóa sử dụng ngôn ngữ Viết, từ đó giúp sinh viên có cái nhìn rõ hơn về hai loại phong cách ngôn ngữ này. e Nâng cao tần suất giảng dạy của các giảng viên Trung Quốc

Không chỉ đối với sinh viên năm 3, mà đối với tất cả các sinh viên đang họcTiếng Trung nên có cơ hội được học và giao tiếp với giảng viên người Trung Quốc.Trong quá trình giảng dạy Tiếng Trung, tần suất giáo viên Trung Quốc sử dụng ngôn ngữ Viết để tiến hành giảng bài phần lớn sẽ nhiều hơn so với những giảng viên ngườiViệt Vì vậy, việc giảng viên Trung Quốc đứng lớp không chỉ giúp cho sinh viên có nhiều cơ hội giao tiếp với người Trung Quốc, nâng cao khả năng giao tiếp và nghe hiểu, mà còn giúp cho sinh viên làm quen và tiếp thu với phong cách ngôn ngữ Viết sớm hơn, từ đó nâng cao kỹ năng vận dụng ngôn ngữ Viết vào các trường hợp yêu cầu tính trang trọng và nghiêm túc Đó cũng là tiền đề để sinh viên nâng cao trình độ TiếngTrung của mình.

KẾT LUẬN

Từ những kết quả nghiên cứu trên, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

Nhìn chung, đa số các sinh viên đều nhận thức được tác dụng của ngôn ngữ Viết Tiếng Trung trong quá trình học tập và làm việc trong cuộc sống Tuy nhiên, phần lớn sinh viên vẫn chưa thực sự chủ động trong việc chủ động sử dụng từ vựng của ngôn ngữ này Nguyên nhân có thể vì bản thân sinh viên cảm thấy ngôn ngữ Nói phổ biến hơn, dễ sử dụng hơn, hoặc cảm thấy khó khăn khi sử dụng từ vựng của ngôn ngữ Viết hơn là ngôn ngữ Nói…

Thông qua các bài tập khảo sát, chúng tôi nhận thấy phần lớn sinh viên vẫn có kiến thức nhất định về từ vựng của ngôn ngữ Viết, nhưng đa số đều nằm ở mức độ sơ cấp, với những từ vựng trung-cao cấp hơn thì sinh viên đa phần đều cảm thấy lúng túng, dẫn đến tạo ra một lỗ hổng kiến thức khá lớn trong sinh viên Chỉ có số ít sinh viên có thể hoàn thành tốt/xuất sắc các bài tập khảo sát mà chúng tôi đưa ra

Qua bài nghiên cứu trên, chúng tôi hy vọng sinh viên đang học Tiếng Trung nói chung, sinh viên K26 Khoa Tiếng Trung - ĐH Duy Tân sẽ có thể từng bước cải thiện được kiến thức về loại ngôn ngữ này, cũng như phát triển vốn từ vựng hơn để phục vụ cho quá trình học các kiến thức chuyên ngành khi lên năm 4 của bậc Đại học, chuẩn bị cho việc học bậc sau Đại học (nếu có) Bên cạnh đó, chúng tôi cũng mong rằng các giảng viên cũng sẽ tăng cường bổ sung, cung cấp, lồng ghép các từ vựng của ngôn ngữ Viết vào trong các giờ học để giúp sinh viên hiểu rõ hơn ngôn ngữ này.

Xin chân thành cảm ơn!

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Phan Thị Ai (2010) Mạch lạc trong văn bản, từ https://journal.hcmue.edu.vn/index.php/hcmuejos/article/viewFile/1001/992, Truy cập 13/12/2022.

2 Vũ Thị Thái Lan (2011) Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết, từ https://vndoc.com/dac-diem-cua-ngon-ngu-noi-va-ngon-ngu-viet-

184793#mcetoc_1dm6gjlve4, truy cập 15/12/2022.

3 Bùi Thị Ánh Tuyết Đề cương bài giảng “Ngôn ngữ học đại cương”, từ https://daihoctantrao.edu.vn/media/files/nndc.pdf, truy cập 12/12/2022

4 Patricia J Brooks và Vera Kempe (2012) Language development John Wiley &

5 Cai Yongqiang (2012) 发展汉语(上班族,啃老第二版)中级写作(上班族,啃老I), 北京语言大学出

6 Chen Xin (2021) 汉语国际教育中留学生书面语体意识培养研究, 硕士学位论 文,沈阳师范大学.

7 Cheng Lu (2012) 试论对外汉语教学中的书面语教学, 吉林大学文学院.

8 Feng Shengli (2005) 汉语韵律语法研究, 北京大学出版社, 北京.

9 Hao Lin (2019) 当代语法理论与汉语作为第二语言的语法教学, 社会科学文献 出版社, 北京.

10 Li Xiaoxuan (2020) 留学生汉语书面语口语化现象及教学对策研究, 沈阳师范 大学文学院.

11 Jiang Liping (2015) HSK 标准教程 璐5上, 北京语言大学出版社, 北京.

12 中国社会科学院语言研究所词典编辑室(2016) Ứng dụng từ điển 现代汉语词典(上班族,啃老第七版), 商务印书馆, 北京 Truy cập tháng 12/2022.

PHẦN 1 THÔNG TIN CÁ NHÂN

3 Thời gian học tiếng Hán: 2 năm - 3 năm - 4 năm - trên 4 năm

4 Trình độ HSK hiện tại (tự nhận định): HSK3/HSK4/HSK5/HSK6/khác

5 Trừ việc học tập chuyên ngành Tiếng Trung tại trường Đại Học Duy Tân ra, bạn còn học thêm ở đâu:

Không học thêm - Học thêm ở trung tâm - Mời gia sư - Tự học thêm

PHẦN 2 MỨC ĐỘ HIỂU BIẾT CỦA NGƯỜI KHẢO SÁT VỚI NGÔN NGỮ VIẾT

Vui lòng chọn mức độ phù hợp với suy nghĩ của bạn (KHÔNG HỀ - KHÔNG THƯỜNG XUYÊN - BÌNH THƯỜNG - THƯỜNG XUYÊN)

1 Bạn có thường xuyên sử dụng từ vựng của ngôn ngữ Viết Tiếng Trung trong văn bản hay không?

2 Bạn có thường xuyên bị nhầm lẫn những từ vựng giữa ngôn ngữ Viết và ngôn ngữ Nói Tiếng Trung hay không?

3 Bạn có thường xuyên sử dụng từ vựng của ngôn ngữ Nói Tiếng Trung thay cho từ vựng ngôn ngữ Viết khi viết văn bản hay không?

4 Bạn có thường xuyên cảm thấy khó khăn khi phải dùng từ vựng của ngôn ngữ Viết hay không?

Hãy chọn câu trả lời mà bạn thấy phù hợp với suy nghĩ của mình về ngôn ngữ Viết

1 Bạn có cảm thấy ngôn ngữ Viết khó hay không?

2 Bạn thích sử dụng loại ngôn ngữ khi viết văn bản?

A Ngôn ngữ Nói B Ngôn ngữ Viết

3 Lý do vì sao bạn lại ít sử dụng ngôn ngữ Viết hơn ngôn ngữ Nói:

A Không có kiến thức nhiều về loại ngôn ngữ này

C Cảm thấy từ vựng ngôn ngữ Nói phổ biến hơn

4 Bạn có muốn cải thiện vốn từ vựng ngôn ngữ Viết của mình không?

5 Bạn có giải pháp gì để giải quyết vấn đề này?

PHẦN 3: KHẢO SÁT VỀ SỰ HIỂU BIẾT VỀ NGÔN NGỮ VIẾT

A Trong các đáp án dưới đây, đâu là từ sử dụng ngôn ngữ Viết ?

1 A 是不是 B 是否

4 A 如果 B 要是 C 若是

7 A 没能 B 无法 C 不能 D 没法

8 A 另外 B 还有 C 此外 D 而且

10 A 马上 B 快要 C 即将 D 很快

B Trong các đáp án dưới đây, câu nào là câu sử dụng ngôn ngữ Viết?

1 A 你应该少吃东西,多运动点儿。

B 你该节食减肥,勤于运动。

2 A 最近几年,物价涨得很厉害。

B 近年来,物价不断上涨。

B 在农村生活有好处也有坏处,但综合来看,好处永远比坏事多。

4 A 今年的游客增长得很快。比如,今年北京的游客比去年增长了10%。

B 今年的游客迅速增长。以北京为例,今年比去年增长了10%。

II Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống:

1 中国最早的点心已不可考,但(上班族,啃老1)在 2500 年前的《楚辞》里已有记载。

《楚辞ã招魂》中记录了从主食到菜肴, 以及精美点心、酒水饮料等 20 多个品种 的楚地名食。从一些诗歌或历代生活纪录中得知,今日的点心,大部分是(上班族,啃老2)古 时的小吃渐渐(上班族,啃老3),不断改进而来的,不过当时所用的名称并不是现代人所熟悉 的一套。

1 A.最晚 B.至迟 C.来到

3 A.变成 B.变化 C 演变

2 在汉语中,“ ”宇”代表上下四方 代表上下四方, (上班族,啃老4)所有的空间, “ ”宙”代表古往今来 代表古往今来, 即所有 的时间, 所以“宇”代表上下四方宙”代表古往今来”这个词有 所有的时间和空间“ ”的意思。关于宇”代表上下四方宙”代表古往今来, 现在还存 在(上班族,啃老5)疑问。但随着科学的发展进步, 人类对宇”代表上下四方宙”代表古往今来的认识也(上班族,啃老6)加深。

5.A.许多 B.很多 C.太多

6.A.逐步 B.一步一步 C 逐渐

3 一个青年大学毕业后,曾为自己树立了许多目标,可是几年下来,(上班族,啃老7)一事无成 , 他决定去找一位智者。他找到智者时,智者正在屋里读书。他(上班族,啃老8)智者倾诉,智 者听后微笑着对他说: “来,你先帮我烧壶开水。” 青年看见墙角放着一把很大的 水壶,旁边是一个小火灶,可是没发现柴火, (9) 便出去找。他在外面拾了一些枯 枝回来,装满一壶水,放在灶台上,在灶内放了一些柴便烧了起来,可是(10)壶太大, 那些柴烧尽了,水也没开。于是他跑出去继续找柴,回来的时候那壶水已经凉得差 不多了。

7 A 依然 B.还是 C.原来

Ngày đăng: 06/12/2023, 22:15

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1. So sánh điểm khác nhau giữa ngôn ngữ Nói và ngôn ngữ Viết - Phân tích những khó khăn và đề xuất giải pháp trong việc sử dụng ngôn ngữ viết trong tiếng trung của sinh viên k26   khoa tiếng trung   đại học duy tân
Bảng 1. So sánh điểm khác nhau giữa ngôn ngữ Nói và ngôn ngữ Viết (Trang 22)
Hình 1. Khảo sát trình độ HSK hiện tại (tự nhận định) - Phân tích những khó khăn và đề xuất giải pháp trong việc sử dụng ngôn ngữ viết trong tiếng trung của sinh viên k26   khoa tiếng trung   đại học duy tân
Hình 1. Khảo sát trình độ HSK hiện tại (tự nhận định) (Trang 28)
Hình 2. Tìm hiểu về việc sinh viên cảm thấy ngôn ngữ Viết khó hay không - Phân tích những khó khăn và đề xuất giải pháp trong việc sử dụng ngôn ngữ viết trong tiếng trung của sinh viên k26   khoa tiếng trung   đại học duy tân
Hình 2. Tìm hiểu về việc sinh viên cảm thấy ngôn ngữ Viết khó hay không (Trang 29)
Hình 3. Câu hỏi “Trừ việc học tập chuyên ngành Tiếng Trung tại Trường Đại học Duy Tân ra, bạn còn học thêm ở đâu?” - Phân tích những khó khăn và đề xuất giải pháp trong việc sử dụng ngôn ngữ viết trong tiếng trung của sinh viên k26   khoa tiếng trung   đại học duy tân
Hình 3. Câu hỏi “Trừ việc học tập chuyên ngành Tiếng Trung tại Trường Đại học Duy Tân ra, bạn còn học thêm ở đâu?” (Trang 30)
Hình 5. Câu hỏi “Lý do vì sao bạn ít sử dụng ngôn ngữ Viết hơn ngôn ngữ Nói?” - Phân tích những khó khăn và đề xuất giải pháp trong việc sử dụng ngôn ngữ viết trong tiếng trung của sinh viên k26   khoa tiếng trung   đại học duy tân
Hình 5. Câu hỏi “Lý do vì sao bạn ít sử dụng ngôn ngữ Viết hơn ngôn ngữ Nói?” (Trang 32)
Hình 7. Tìm hiểu về việc sinh viên cảm thấy ngôn ngữ Viết khó hay không - Phân tích những khó khăn và đề xuất giải pháp trong việc sử dụng ngôn ngữ viết trong tiếng trung của sinh viên k26   khoa tiếng trung   đại học duy tân
Hình 7. Tìm hiểu về việc sinh viên cảm thấy ngôn ngữ Viết khó hay không (Trang 34)
Hình 8. Biểu đồ lựa chọn đáp án của sinh viên - Phân tích những khó khăn và đề xuất giải pháp trong việc sử dụng ngôn ngữ viết trong tiếng trung của sinh viên k26   khoa tiếng trung   đại học duy tân
Hình 8. Biểu đồ lựa chọn đáp án của sinh viên (Trang 35)
Hình 10. Câu trả lời của sinh viên về câu hỏi dịch thuật - Phân tích những khó khăn và đề xuất giải pháp trong việc sử dụng ngôn ngữ viết trong tiếng trung của sinh viên k26   khoa tiếng trung   đại học duy tân
Hình 10. Câu trả lời của sinh viên về câu hỏi dịch thuật (Trang 37)
Hình 13. Kết quả khảo sát câu hỏi của sinh viên về câu dịch thuật - Phân tích những khó khăn và đề xuất giải pháp trong việc sử dụng ngôn ngữ viết trong tiếng trung của sinh viên k26   khoa tiếng trung   đại học duy tân
Hình 13. Kết quả khảo sát câu hỏi của sinh viên về câu dịch thuật (Trang 40)
Hình 14. Câu trả lời của sinh viên trong câu hỏi dịch thuật - Phân tích những khó khăn và đề xuất giải pháp trong việc sử dụng ngôn ngữ viết trong tiếng trung của sinh viên k26   khoa tiếng trung   đại học duy tân
Hình 14. Câu trả lời của sinh viên trong câu hỏi dịch thuật (Trang 41)
Hình 15. “Lý luận ngữ pháp hiện đại và giảng dạy ngữ pháp Tiếng Trung như ngôn ngữ thứ hai” của Hách Lâm - Phân tích những khó khăn và đề xuất giải pháp trong việc sử dụng ngôn ngữ viết trong tiếng trung của sinh viên k26   khoa tiếng trung   đại học duy tân
Hình 15. “Lý luận ngữ pháp hiện đại và giảng dạy ngữ pháp Tiếng Trung như ngôn ngữ thứ hai” của Hách Lâm (Trang 42)
Hình 16. Chương trình “Trung Quốc trong điển tịch” - Phân tích những khó khăn và đề xuất giải pháp trong việc sử dụng ngôn ngữ viết trong tiếng trung của sinh viên k26   khoa tiếng trung   đại học duy tân
Hình 16. Chương trình “Trung Quốc trong điển tịch” (Trang 43)
Hình 18. Giao diện Google khi tìm kiếm “秘塔写作猫” - Phân tích những khó khăn và đề xuất giải pháp trong việc sử dụng ngôn ngữ viết trong tiếng trung của sinh viên k26   khoa tiếng trung   đại học duy tân
Hình 18. Giao diện Google khi tìm kiếm “秘塔写作猫” (Trang 45)
Hình 20. Giao diện “秘塔写作猫” sau khi truy cập - Phân tích những khó khăn và đề xuất giải pháp trong việc sử dụng ngôn ngữ viết trong tiếng trung của sinh viên k26   khoa tiếng trung   đại học duy tân
Hình 20. Giao diện “秘塔写作猫” sau khi truy cập (Trang 46)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w