1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tác động của quản trị lợi nhuận đến công bố thông tin báo cáo tài chính và giá cổ phiếu của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

218 9 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tác Động Của Quản Trị Lợi Nhuận Đến Công Bố Thông Tin Báo Cáo Tài Chính Và Giá Cổ Phiếu Của Các Doanh Nghiệp Niêm Yết Trên Thị Trường Chứng Khoán Việt Nam
Tác giả Trần Thị Thanh Quý
Người hướng dẫn PGS.TS. Hà Xuân Thạch, TS. Nguyễn Bích Liên
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Kế toán
Thể loại luận án tiến sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 218
Dung lượng 397,93 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU (22)
    • 1.1 Tổng quan các nghiên cứu (22)
      • 1.1.1 Tác động của quản trị lợi nhuận đến công bố thông tin báo cáo tài chính (22)
      • 1.1.2 Tác động của công bố thông tin báo cáo tài chính đến giá cổ phiếu (32)
      • 1.1.3 Tác động của quản trị lợi nhuận đến giá cổ phiếu (38)
    • 1.2 Nhận xét các nghiên cứu trước và xác định khe trống nghiên cứu (45)
      • 1.2.1 Nhận xét các nghiên cứu trước (45)
      • 1.2.2 Khoảng trống cần nghiên cứu (47)
  • CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT (50)
    • 2.1 Khái niệm và đo lường quản trị lợi nhuận dựa trên cơ sở dồn tích (50)
      • 2.1.1 Khái niệm quản trị lợi nhuận (50)
      • 2.1.2 Đo lường QTLN dựa trên cơ sở dồn tích (55)
    • 2.2 Khái niệm và đo lường công bố thông tin báo cáo tài chính (62)
      • 2.2.1 Khái niệm báo cáo tài chính (62)
      • 2.2.2 Đo lường CBTT BCTC (70)
    • 2.3 Khái niệm và đo lường giá cổ phiếu (73)
      • 2.3.1 Khái niệm về cổ phiếu và giá cổ phiếu (73)
      • 2.3.2 Đo lường giá cổ phiếu (75)
    • 2.4 Khái niệm, nội dung các biến kiểm soát trong mô hình nghiên cứu (79)
      • 2.4.1 Lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu – EPS (80)
      • 2.4.2 Giá trị sổ sách trên mỗi cổ phiếu - BPS (80)
      • 2.4.3 Cổ tức trên mỗi cổ phiếu - DPS (81)
      • 2.4.4 Chỉ số nợ trên tài sản (81)
      • 2.4.5 Số năm hoạt động của DN (81)
    • 2.5 Lý thuyết nền tảng có liên quan đến các nghiên cứu (81)
      • 2.5.1 Lý thuyết đại diện (Agency Theory) (81)
      • 2.5.2 Lý thuyết thị trường hiệu quả (Efficient market Theory) (84)
      • 2.5.3 Lý thuyết thông tin bất cân xứng (Asymmetric Information Theory) 76 2.5.4Lý thuyết tín hiệu (Signaling Theory) (87)
    • 2.6 Mối quan hệ giữa QTLN và CBTT BCTC và giá cổ phiếu (92)
    • 2.7 Xây dựng giả thuyết và mô hình nghiên cứu dự kiến (94)
      • 2.7.1 Tác động của QTLN đến CBTT BCTC (94)
      • 2.7.2 Tác động của CBTT BCTC đến giá cổ phiếu (97)
      • 2.7.3 Tác động của QTLN đến giá cổ phiếu (99)
      • 2.7.4 Tác động gián tiếp của QTLN đến giá cổ phiếu thông qua CBTT BCTC (101)
    • 2.8 Mô hình nghiên cứu đề xuất (105)
  • CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (109)
    • 3.1 Thiết kế nghiên cứu và quy trình nghiên cứu (109)
      • 3.1.1 Thiết kế nghiên cứu (109)
      • 3.1.2 Quy trình nghiên cứu (112)
      • 3.1.3 Phương pháp nghiên cứu (114)
    • 3.2 Mô hình hồi quy và đo lường các biến trong mô hình (128)
      • 3.2.1 Mã hóa các biến trong mô hình nghiên cứu và cách đo lường (128)
      • 3.2.2 Mô hình hồi quy tổng quát (129)
      • 3.2.3 Đo lường các biến trong mô hình (132)
  • CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN (137)
    • 4.1 Kết quả nghiên cứu định tính giai đoạn 1 (137)
      • 4.1.1 Kết quả thảo luận với chuyên gia (137)
      • 4.1.2 Mô hình nghiên cứu chính thức (140)
    • 4.2 Kết quả nghiên cứu định lượng (140)
      • 4.2.1 Thống kê mẫu nghiên cứu (140)
      • 4.2.2 Kiểm tra đa cộng tuyến (144)
      • 4.2.3 Phân tích tương quan (144)
      • 4.2.4 Kiểm định mô hình và giả thuyết nghiên cứu (147)
    • 4.3 Kết quả NC định tính giai đoạn 2 (152)
    • 4.4 Bàn luận kết quả nghiên cứu (155)
      • 4.4.1 Bàn luận về tác động của QTLN đến CBTT BCTC (155)
      • 4.4.2 Bàn luận về tác động của CBTT BCTC đến giá cổ phiếu (156)
      • 4.4.3 Bàn luận về tác động của QTLN đến giá cổ phiếu (157)
      • 4.4.4 Bàn luận về tác động của QTLN đến giá cổ phiếu thông qua CBTT BCTC…… 147 CHƯƠNG 5: KẾT L ẬN H M NGHIÊN CỨU (158)
    • 5.1 Kết luận (160)
    • 5.2 Một số hàm rút ra từ nghiên cứu (0)
      • 5.2.1 Đối với các DN niêm yết (161)
      • 5.2.2 Đối với các bên liên quan khác (164)
    • 5.3 Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo (168)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................2 (172)
  • PHỤ LỤC................................................................................................................16 (186)

Nội dung

Tác động của quản trị lợi nhuận đến công bố thông tin báo cáo tài chính và giá cổ phiếu của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.Tác động của quản trị lợi nhuận đến công bố thông tin báo cáo tài chính và giá cổ phiếu của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.Tác động của quản trị lợi nhuận đến công bố thông tin báo cáo tài chính và giá cổ phiếu của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.Tác động của quản trị lợi nhuận đến công bố thông tin báo cáo tài chính và giá cổ phiếu của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.Tác động của quản trị lợi nhuận đến công bố thông tin báo cáo tài chính và giá cổ phiếu của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.Tác động của quản trị lợi nhuận đến công bố thông tin báo cáo tài chính và giá cổ phiếu của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.Tác động của quản trị lợi nhuận đến công bố thông tin báo cáo tài chính và giá cổ phiếu của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.Tác động của quản trị lợi nhuận đến công bố thông tin báo cáo tài chính và giá cổ phiếu của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.Tác động của quản trị lợi nhuận đến công bố thông tin báo cáo tài chính và giá cổ phiếu của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.Tác động của quản trị lợi nhuận đến công bố thông tin báo cáo tài chính và giá cổ phiếu của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.Tác động của quản trị lợi nhuận đến công bố thông tin báo cáo tài chính và giá cổ phiếu của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.Tác động của quản trị lợi nhuận đến công bố thông tin báo cáo tài chính và giá cổ phiếu của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.Tác động của quản trị lợi nhuận đến công bố thông tin báo cáo tài chính và giá cổ phiếu của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.Tác động của quản trị lợi nhuận đến công bố thông tin báo cáo tài chính và giá cổ phiếu của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.Tác động của quản trị lợi nhuận đến công bố thông tin báo cáo tài chính và giá cổ phiếu của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.Tác động của quản trị lợi nhuận đến công bố thông tin báo cáo tài chính và giá cổ phiếu của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.Tác động của quản trị lợi nhuận đến công bố thông tin báo cáo tài chính và giá cổ phiếu của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.Tác động của quản trị lợi nhuận đến công bố thông tin báo cáo tài chính và giá cổ phiếu của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.Tác động của quản trị lợi nhuận đến công bố thông tin báo cáo tài chính và giá cổ phiếu của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.Tác động của quản trị lợi nhuận đến công bố thông tin báo cáo tài chính và giá cổ phiếu của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.Tác động của quản trị lợi nhuận đến công bố thông tin báo cáo tài chính và giá cổ phiếu của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.Tác động của quản trị lợi nhuận đến công bố thông tin báo cáo tài chính và giá cổ phiếu của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.Tác động của quản trị lợi nhuận đến công bố thông tin báo cáo tài chính và giá cổ phiếu của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.Tác động của quản trị lợi nhuận đến công bố thông tin báo cáo tài chính và giá cổ phiếu của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.Tác động của quản trị lợi nhuận đến công bố thông tin báo cáo tài chính và giá cổ phiếu của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.Tác động của quản trị lợi nhuận đến công bố thông tin báo cáo tài chính và giá cổ phiếu của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.Tác động của quản trị lợi nhuận đến công bố thông tin báo cáo tài chính và giá cổ phiếu của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.Tác động của quản trị lợi nhuận đến công bố thông tin báo cáo tài chính và giá cổ phiếu của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.Tác động của quản trị lợi nhuận đến công bố thông tin báo cáo tài chính và giá cổ phiếu của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.Tác động của quản trị lợi nhuận đến công bố thông tin báo cáo tài chính và giá cổ phiếu của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.Tác động của quản trị lợi nhuận đến công bố thông tin báo cáo tài chính và giá cổ phiếu của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.Tác động của quản trị lợi nhuận đến công bố thông tin báo cáo tài chính và giá cổ phiếu của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.Tác động của quản trị lợi nhuận đến công bố thông tin báo cáo tài chính và giá cổ phiếu của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.Tác động của quản trị lợi nhuận đến công bố thông tin báo cáo tài chính và giá cổ phiếu của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.Tác động của quản trị lợi nhuận đến công bố thông tin báo cáo tài chính và giá cổ phiếu của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.Tác động của quản trị lợi nhuận đến công bố thông tin báo cáo tài chính và giá cổ phiếu của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.Tác động của quản trị lợi nhuận đến công bố thông tin báo cáo tài chính và giá cổ phiếu của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

Tổng quan các nghiên cứu

Các NC trước đây đã công bố trên thế giới và tại N có liên quan đến đề tài NC, TG (TG) sắp xếp lại thành ba dòng NC chính:

 Tác động của QTLN đến CBTT BCTC.

 Tác động của CBTT BCTC đến giá CP.

 Tác động của QTLN đến giá CP.

1.1.1 Tác động của quản trị lợi nhuận đến công bố thông tin báo cáo tài chính

BCTC là hệ thống TTKT, tài chính quan trọng một DN Theo Jonas và Blanchet (2000), quy trình BCTC gồm: ghi nhận các giao dịch, sự kiện, giao dịch từ DN; lựa chọn và áp dụng chính sách kế toán; sử dụng các ước tính và xét đoán liên quan; công bố về các thông tin CL BCTC không chỉ là BCTC cuối cùng mà còn là CL từng phần trong quy trình BCTC Từ thế kỷ 20, các chủ đề liên quan đến hành vi QTLN và CBTT BCTC đã thu hút nhiều sự quan tâm từ các nhà NC trên thế giới, khi hành vi này liên quan trực tiếp đến những bê bối tài chính trong lịch sử được công bố bởi các cơ quan điều tra (như sự kiện Enron, WorldCom,

…) Khamainy và cộng sự (2022) cho rằng QTLN là bất kỳ hành động nào của ban quản trị DN có thể gây ảnh hưởng đến lợi nhuận trong BCTC công bố Trường hợp này xảy ra khi ban quản trị không đạt được mục tiêu kết quả công việc, họ sẽ tác động đến số liệu lợi nhuận được công bố thông qua việc tận dụng sự linh hoạt của các chuẩn mực kế toán khi lập BCTC.

1.1.1.1 Nghiên cứu trên thế giới

Quá trình lược khảo tài liệu cho thấy rằng QTLN và CBTT có mối liên hệ tác động qua lại lẫn nhau (Lobo và Zhou, 2001; Shaw, 2003) Trong đó, các NC khi tìm hiểu về ảnh hưởng của CBTT đến QTLN thường dựa trên các khía cạnh về nội dung, mức độ CBTT, CL CBTT (qua bảng điểm xếp hạng) (Alzoubi, 2016; Jo và Kim, 2007; Lobo và Zhou, 2001) Mối quan hệ về ảnh hưởng của QTLN đến CBTT cũng đo lường qua các khía cạnh trên, ngoài ra còn được đề cập trên khía cạnh về CL CBTT qua vi phạm CBTT BCTC, gian lận BCTC (Bangun, 2019; Kiswanto và Fitriani, 2019; Khamainy và cộng sự, 2022; Lobo và Zhou, 2001; Md Nasir và cộng sự, 2018; Mouselli và cộng sự, 2012; Wolo-Williams, 2011). Ở khía cạnh vi phạm CBTT, các NC trước cho rằng DN thực hiện QTLN nhằm thao túng số liệu BCTC công bố, dẫn đến các vi phạm về CBTT BCTC theo QĐ của pháp luật, và thường xảy ra ở các nước đang phát triển, nơi có TTCK non trẻ, các chính sách QĐ pháp luật còn lỏng lẻo, chưa có các chế tài chặt chẽ để bảo vệ quyền lợi các NĐT Trong khi đó, các nước phát triển có chính sách quản lý chặt chẽ hơn, hoàn thiện hơn, do vậy ít được đề cập đến Mục tiêu của luận án là nhằm tìm hiểu về tác động của QTLN đến CBTTBCTC và giá CP tại VN, cụ thể đo lường qua vi phạm về CBTT, do vậy TG sẽ không đề cập đến các NC về ảnh hưởng của CBTT đến QTLN Trong dòng NC này TG sẽ trình bày theo 2 dòng NC nhỏ, gồm: (1) ảnh hưởng của QTLN đến CBTT BCTC dựa trên khía cạnh về nội dung, mức độ CBTT, CL CBTT (qua bảng xếp hạng), và (2) ảnh hưởng của QTLN đến CBTT BCTC (qua CL CBTT, cụ thể dựa trên vi phạm CBTT hay gian lận CBTT – một khía cạnh của vi phạm CBTT) để làm rõ hơn về các mối quan hệ này.

(1) Ảnh hưởng của QTLN đến CBTT BCTC dựa trên khía cạnh về nội dung, mức độ CBTT, chất lượng CBTT (qua bảng xếp hạng).

Brennan (2021) cho rằng QTLN được đề cập trong các NC trước đây qua các khía cạnh khác nhau (dưới một số tên gọi như: ổn định lợi nhuận, kế toán sáng tạo, thao túng, điều chỉnh lợi nhuận, QTLN,….), không có một định nghĩa hay một nguyên nhân duy nhất Trong đó, có hai quan điểm khi nhắc đến QTLN là quan điểm thông tin và quan điểm cơ hội Trong khi quan điểm thông tin đề cập đến việc dự báo kỳ vọng về dòng tiền trong tương lai của DN đối với các NĐT thì quan điểm cơ hội cho rằng hành vi QTLN được thực hiện nhằm đánh lừa các NĐT Rất khó để phân biệt hành vi QTLN là tích cực (như ổn định lợi nhuận, kế toán sáng tạo) hay tiêu cực (thao túng, điều chỉnh lợi nhuận) tùy thuộc vào mức độ lạm dụng của từng DN Tuy nhiên, hành vi này dù tốt hay xấu đều sẽ gây ra những ảnh hưởng nhất định đến thông tin BCTC công bố và ảnh hưởng đến người dùng trên TTCK Người viết cho rằng các NC về QTLN thường dựa trên khía cạnh cơ sở dồn tích kế toán (AEM) hơn là dựa trên hoạt động thực tế (REM).

Katmon và Al-Farooque (2019) cho rằng CL CBTT sẽ giúp giảm thiểu bất cân xứng thông tin và chi phí đại diện Tuy nhiên, mối quan hệ giữa QTLN và CBTT BCTC diễn ra rất phức tạp Dưới khía cạnh mức độ CBTT, các DN thực hiện QTLN nhiều có thể sẽ CBTT nhiều hơn khi muốn công bố về hiệu quả hoạt động của DN, nhằm tăng lợi ích cá nhân cho nhà quản trị Cụ thể, việc CBTT có thể tạo tín hiệu cho thấy tình hình hoạt động tốt của DN, giúp các nhà quản trị được tăng lương, thưởng, đạt hiệu quả công việc Hay CBTT cũng có thể góp phần đáp ứng được các dự báo của các nhà phân tích, cho thấy tình hình hoạt động ngày càng phát triển của DN và thu hút thêm nguồn vốn đầu tư Ngoài ra, việc CBTT tiêu cực hay tích cực còn có thể nhằm phục vụ cho chiến lược mua, bán, phát hành hay chuyển nhượng CP, tăng tính thanh khoản của

CP, nhằm thao túng giá CP trên TTCK Do vậy, nhà quản trị có thể muốn CBTT nhiều thông tin tích cực hoặc tiêu cực hơn ra TTCK tùy vào mục tiêu của nhà quản trị.

Bazrafshan và cộng sự (2016) khi NC về ảnh hưởng của QTLN đối với mức độ CBTT và hiệu suất tài chính từ các DN NY ở Hồng Kông cho rằng các DN có nhiều Giám đốc độc lập, HĐQT làm việc hiệu quả sẽ làm hạn chế hành vi QTLN vì mục đích cá nhân và gia tăng mức độ CBTT Cụ thể, CBTT sẽ trở nên hiệu quả hơn sau khi HĐQT kiểm soát quyền lực của Giám đốc điều hành và hạn chế các hành vi QTLN. Giám đốc điều hành là nhân viên cấp cao của DN và có quyền quyết định HĐKD của DN bao gồm cả việc CBTT ra thị trường Việc gia tăng lượng thông tin công bố sẽ giúp gia tăng niềm tin từ các NĐT, chính điều này đã thúc đẩy các nhà quản trị muốn CBTT nhiều hơn và thực hiện QTLN Các DN không CBTT sẽ bị đánh giá thấp hơn, nhận được ít sự đầu tư hơn, điều này có thể khiến cho các Giám đốc không đạt được các chỉ tiêu đề ra và mất việc Do vậy, họ có động lực để thực hiện QTLN, chỉnh sửa BCTC, nỗ lực làm tăng giá CP để được đánh giá cao hơn, tăng lương hoặc làm giảm giá CP trong các cuộc đấu thầu chuyển nhượng, tranh chấp,…

Ngoài ra, một số NC khác đã NC về CBTT BCTC dưới góc độ CL CBTT Mouselli và cộng sự

(2012) cho rằng các DN ít thực hiện hành vi QTLN hơn khi có CL CBTT cao hơn Theo Jans và cộng sự

(2005), CBTT BCTC CL cao là yếu tố quan trọng để giao tiếp giữa NĐT và DN Kết quả NC từ 37 DN (1997-2002) tại Bỉ cho thấy rằng các DN có CL CBTT cao sử dụng các khoản dồn tích để làm tăng lợi nhuận nhiều hơn ở các DN có CL CBTT thấp Tuy nhiên, trong những năm có thông tin tốt, các DN thực hiện QTLN nhiều hơn có CL CBTT cao hơn Các DN có CL CBTT thấp cho thấy sự bất cân xứng trong việc ghi nhận thông tin kịp thời Điều này trái ngược với NC của Lobo và Zhou (2001) khi kết quả NC từ 1444 quan sát đối với các DN từ 1990-1995 lại cho thấy việc tăng cường chính sách CL CBTT sẽ góp phần hạn chế được hành vi QTLN và làm giảm sự không cân xứng thông tin giữa NĐT và DN.

(2) Ảnh hưởng của QTLN đến CBTT BCTC (qua chất lượng CBTT, cụ thể dựa trên vi phạmCBTT, gian lận CBTT).

NC của Khamainy và cộng sự (2022) cho rằng gian lận BCTC từ hành vi QTLN của DN thường bắt đầu từ những sai sót trong BCTC (không trọng yếu), sau đó phát triển thành gian lận quy mô lớn và dẫn đến sai lệch trọng yếu trên BCTC, vi phạm CBTT Kết quả NC từ dữ liệu của 60 DN sản xuất NY trên sàn chứng khoán Indonesia (2015-2019) đã cho thấy bằng chứng về tác động cùng chiều của QTLN đến CBTT BCTC (qua gian lận BCTC).

Shakhatreh và cộng sự (2020) cho rằng để BCTC đạt CL cao cần phải có nhiều yếu tố, một trong số đó là gia tăng các yêu cầu về CBTT và các QĐ chặt chẽ trên TTCK, nhằm hạn chế các vi phạm CBTT. Nhóm TG cho rằng mặc dù các đặc điểm BCTC thường được dùng nhiều trong các NC trước đây để đo lường về CL, dễ tính toán, tuy nhiên lại chứa nhiều sai sót và lỗi đo lường Đồng thời, việc thiếu định nghĩa đồng nhất về CL cũng dẫn đến các khó khăn trong việc đo lường CL Các định nghĩa về CL có thể tùy thuộc vào nhu cầu và mục đích của người dùng thông tin Do đó, NC này đo lường CL CBTT BCTC thông qua việc vi phạm hay không vi phạm CBTT BCTC thực tế mà không NC mức độ, đặc điểm của các thông tin CBTT, để tìm hiểu về những phẩm chất nào cuả kiểm toán viên có thể hạn chế được các hành vi vi phạm CBTT BCTC Nhóm TG cho rằng mục tiêu của các cơ quan quản l là ngăn chặn các hành vi vi phạm CBTT BCTC, đặc biệt tại các nước đang phát triển, nơi các QĐ trên TTCK còn lỏng lẻo, rủi ro cao cho các NĐT Do vậy, việc NC về các yếu tố có tác động đến vi phạm CBTT BCTC sẽ giúp các cơ quan quản lý thực hiện các chính sách giải quyết hiệu quả vấn đề qua các bằng chứng thực nghiệm Các NĐT sẽ tìm kiếm thông tin tài chính CL cao vì nó giúp làm giảm sự không cân xứng thông tin giữa DN và NĐT.

Bangun (2019) đã cho thấy bằng chứng về QTLN thông qua cơ sở dồn tích là một trong những yếu tố gây ảnh hưởng tiêu cực đến CBTT kịp thời (trong trường hợp vi phạm chậm nộp BCTC hoặc không vi phạm), từ 41 DN NY trên sàn chứng khoán Indonesia từ 2015-2017 CBTT kịp thời sẽ giúp giảm thiểu tình trạng bất cân xứng thông tin trên TTCK Các DN nộp BCTC đúng hạn và kịp thời, sẽ giúp cho các NĐT có cơ sở để đánh giá trước khi ra quyết định đầu tư Theo LT đại diện, người viết cho rằng ban quản trị là đại diện trực tiếp và có quyền tiếp cận nhiều thông tin mật của DN, tạo nên sự bất cân xứng thông tin với các bên liên quan Ban quản trị luôn kỳ vọng vào kết quả hoạt động của DN và sẽ thực hiện hành vi QTLN khi kết quả này không như mong muốn Thông qua việc lựa chọn các ước tính, phương pháp khấu hao, các DN tiến hành QTLN trên BCTC của họ có xu hướng chậm nộp BCTC hàng năm do cần thời gian để tác động đến lợi nhuận BC (dù tăng hay giảm) Điều này đã đến việc hoàn thành trễ BCTC, chậm quá trình thực hiện quy trình kiểm toán và chậm nộp BCTC năm.

Md Nasir và cộng sự (2018) đã cho thấy bằng chứng về việc các DN có xu hướng thực hiện QTLN trong năm trước khi vi phạm về CBTT (như chậm trễ trong việc CBTT, không CBTT và gian lận BCTC) Kết quả NC từ 65 DN NY trên TTCK Malaysia từ 2001 đến 2008, cho thấy hành vi QTLN xảy ra ở các DN có gian lận và vi phạm CBTT BCTC nhiều hơn so với các DN không có gian lận và vi phạm CBTT BCTC trong bốn năm trước khi xảy ra gian lận Theo người viết, gian lận BCTC do hành vi QTLN của DN đã làm giảm độ tin cậy BCTC và niềm tin của NĐT vào TTCK, ảnh hưởng đến việc ra quyết định của người dùng BCTC Người viết cho rằng hậu quả của việc gian lận BCTC không chỉ ảnh hưởng đến nhân viên, chủ nợ, NĐT mà còn làm suy yếu độ tin cậy của BCTC, niềm tin vào TTCK của những người sử thông tin để ra quyết định, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của gian lận BCTC và TTKT bị thao túng Điều này đã được tìm thấy tại nhiều quốc gia trên thế giới với số lượt vi phạm CBTT ngày càng tăng tại Malaysia, Trung Quốc,

Mỹ bởi hành vi QTLN của DN với nhiều mục đích khác nhau như huy động vốn, duy trì định giá vốn chủ sở hữu cao, khả năng thanh toán nợ, … QTLN có thể thực hiện qua các HĐKD thực tế (chiết khấu bán hàng quá mức, đưa ra các điều khoản tín dụng dễ dãi, tăng sản lượng) của DN hay qua cơ sở dồn tích (việc lựa chọn các ước tính, phương pháp trong kế toán) Trong đó, QTLN qua các hoạt động thực thông qua thay đổi thời gian và quy mô thực sự từ HĐKD của DN, sẽ xảy ra trước

QTLN trên cơ sở dồn tích Do vậy, sẽ khó để bên ngoài có thể nhận diện ra các hành vi QTLN từ các hoạt động thực tế so với hành vi QTLN từ cơ sở dồn tích.

Luận án Tiến sĩ của Wolo-Williams (2011) tại Mỹ NC về mối quan hệ giữa QTLN và tội phạm cổ cồn trắng (White-Collar), là các tội phạm kinh tế có vị trí cấp cao, đại diện cho DN (như giám đốc điều hành, giám đốc tài chính, …) Mối quan hệ này bắt nguồn từ việc DN sử dụng hành vi QTLN để gian lận thông tin BCTC công bố, dẫn đến các vi phạm về QĐ CBTT của UBCK, và bị kết tội Theo người viết, nguyên nhân bắt nguồn từ việc giá trị thị trường vốn chủ sở hữu của DN (vốn hóa thị trường) bị ảnh hưởng bởi thông tin doanh thu của họ, điều này đã dẫn đến xu hướng thực hiện QTLN gia tăng (để đáp ứng mong đợi các NĐT và tăng giá CP) Đặc biệt xu hướng này tăng cao vào những năm 1990 khi TTCK chưa có các cơ chế quản lý chặt chẽ, buộc các DN phải tuân thủ các tiêu chuẩn cao của BCTC Hành vi QTLN ban đầu được đánh giá như kế toán sáng tạo và sau đó được nhìn nhận tiêu cực hơn đối với các DN có liên quan đến gian lận, khi hàng loạt các bê bối tài chính xảy ra như sự kiện của Enron, Worldcom, các DN khác (2002), đã gây thiệt hại năng nề cho các DN và NĐT Sau đó, Đạo luật Sarbanes-Oxley (SOX) được ban hành, buộc các DN, ban quản trị và kiểm toán viên phải chịu trách nhiệm về CBTT BCTC, nhằm hạn chế QTLN Tuy nhiên, qua nhiều năm, sự lớn mạnh của các tập đoàn cùng với thái độ “ không quan tâm”, giảm sự nghi ngờ các gian lận BCTC trên TTCK của các NĐT đã làm các bê bối tài chính tiếp tục gia tăng (2008) và dần làm giảm niềm tin của các NĐT về CBTT BCTC trên thị trường Bê bối tài chính từ Enron, Worldcom đã cho thấy các bằng chứng gian lận bắt nguồn từ hành vi QTLN của DN, dẫn đến các vi phạm CBTT và bị kết tội Các cuộc điều tra bởi SEC (UBCK và giao dịch Mỹ) cũng chỉ ra rằng QTLN và tội phạm cổ cồn trắng là những chỉ báo hàng đầu về gian lận BCTC Trong một mẫu các tội phạm bị điều tra từ 200 DN (1987-1999), có đến 83% là tội gian lận.

Nhận xét các nghiên cứu trước và xác định khe trống nghiên cứu

1.2.1 Nhận xét các nghiên cứu trước

Các bằng chứng khoa học và thực tiễn cho thấy CBTT BCTC đang trở thành chủ đề nhận được sự quan tâm từ các học giả, các nhà quản trị, các NĐT và các cơ quan hoạch định chính sách khi CBTT là phương tiện truyền thông quan trọng giúp DN có thể phát đi tín hiệu về hiệu quả HĐKD của DN, giao tiếp với khách hàng, đối tác, NĐT, phục vụ công việc kinh doanh và các bên liên quan khác trên thị trường Cho tới nay đã có nhiều bằng chứng nhấn mạnh rằng CBTT BCTC trung thực, đáng tin cậy có thể làm giảm sự bất cân xứng thông tin trên TTCK và chi phí đại diện cho DN Bắt nguồn từ việc CBTT BCTC có thể bị ảnh hưởng bởi các hoạt động QTLN của DN nhằm đạt được các mục tiêu nhất định khi DN có quyền tiếp cận và điều chỉnh thông tin trên BCTC công bố Điều này có thể dẫn đến các hiểu nhầm về tình hình HĐKD thực tế của DN, tạo bất cân xứng thông tin và gây tổn hại kinh tế cho người dùng thông tin Việc gia tăng các chính sách liên quan đến kiểm soát và quản lý CBTT BCTC góp phần ổn định thị trường, bảo vệ quyền lợi các bên tham gia, khuyến khích các hoạt động đầu tư tài chính, góp phần ổn định TTCK.

Một số NC trước đây đã cho thấy ảnh hưởng của QTLN đến CBTT BCTC dưới một số khía cạnh của CBTT BCTC như: CL CBTT, bảng xếp hạng CBTT BCTC, vi phạm CBTT, gian lận BCTC công bố, tính kịp thời của CBTT BCTC,… (Bangun, 2019; Gupta và Kumar, 2020; Naser và Nuseibeh, 2003; Wolo- Williams, 2011), ảnh hưởng của CBTT BCTC đến giá CP dưới những cách đo lường khác nhau như: giá CP đóng cửa tại ngày cuối năm kết thúc tài chính, ngày 31 tháng 3 sau năm kết thúc tài chính, tháng 4 sau năm kết thúc tài chính, lợi suất chứng khoán,… (Ahmad và cộng sự, 2021; Badu và Appiah, 2018; Bushee và cộng sự, 2019; Goldstein và Yang, 2017; Kiattikulwattana và Pattanapanyasat, 2023; Kiswanto và Fitriani, 2019; Song và Han, 2017; Sunaryo và Saripujiana, 2018) ảnh hưởng trực tiếp của QTLN đến giá CP (Al-Shattarat, 2021; Aljawaheri và cộng sự, 2021; Baber và cộng sự, 2006; Cohen và cộng sự, 2005; Cyril và cộng sự, 2019; Healy và Wahlen, 1999; Mohamamdi, 2020; Sunaryo và Saripujiana, 2018), ảnh hưởng gián tiếp của QTLN đến giá CP (Ahmed, 2021; Saleh và cộng sự, 2022; Sochib và Setyobakti, 2019) Tuy nhiên, các quan điểm về QTLN, CBTT BCTC, giá CP vẫn chưa đồng nhất, các công trình khoa học tại VN còn hạn chế về các bằng chứng thực nghiệm liên quan đến mối quan hệ giữa QTLN và CBTT BCTC Do đó, cần có các NC sâu hơn để khám phá mối quan hệ này.

Tiếp theo đó, các kết quả NC cho thấy chiều ảnh hưởng về tác động của QTLN đến CBTT BCTC,CBTT BCTC đến giá CP và tác động của QTLN đến giá CP chưa đồng nhất, có thể do dữ liệu thu thập là nhỏ hay lớn, thời điểm NC, không gian NC khác biệt, các kỹ thuật thống kê áp dụng khác nhau (dữ liệu sơ cấp hay thứ cấp; OLS, FEM, REM hay SEM, GSEM; …) ì vậy, luận án cần kiểm chứng lại mối quan hệ trên.

Quan trọng hơn hết, các NC trước chưa phân tích vai trò trung gian của CBTT BCTC trong mối quan hệ về tác động của QTLN đến giá CP Trong khi đó, CBTT BCTC đang nhận được sự quan tâm từ

TTCK, các nhà quản trị, NĐT và cơ quan hoạch định chính sách CBTT BCTC trung thực và có độ tin cậy góp phần giảm thiểu bất cân xứng thông tin, nâng cao niềm tin của các NĐT, tăng tính hiệu quả và tính thanh khoản của thị trường, ổn định TTCK, hướng tới mục tiêu phát triển thị trường bền vững của chính phủ VN. Chính vì vậy, việc kiểm chứng mối quan hệ trên là cần thiết.

1.2.2 Khoảng trống cần nghiên cứu

Luận án tiến hành lược khảo tài liệu trước đây theo từng mối quan hệ giữa QTLN, CBTT BCTC và giá CP Qua đó, cho thấy sự quan tâm của các học giả, NĐT, cơ quan hoạch định chính sách đối với CBTT BCTC trên TTCK khi:

- Các quốc gia trên thế giới không ngừng cập nhật, thay đổi các chính sách, QĐ pháp luật, cơ chế quản lý, giám sát nhằm hạn chế hành vi QTLN, nâng cao CL CBTT BCTC, hạn chế các vi phạm, gian lận với mong muốn nâng cao hiệu quả của thông tin BCTC, thích ứng với những thay đổi của CNTT, sự phát triển của nền kinh tế.

- Nhu cầu hội nhập toàn cầu, áp lực từ mục tiêu phát triển, nâng hạng TTCK của chính phủ đã đặt ra các yêu cầu hoàn thiện các chính sách, QĐ liên quan đến CBTT BCTC nhằm bảo vệ quyền lợi, thu hút các bên tham gia, đặc biệt các nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài, giảm áp lực ngân sách chính phủ.

- CL CBTT BCTC có nhiều cách đo lường khác nhau trong đó có đo lường qua hành vi vi phạmCBTT BCTC, là một trong những dấu hiệu nhận biết có hành vi QTLN nhằm ảnh hưởng đến các đối tượng mà nhóm có lợi ích mong muốn, trong đó có đối tượng giá CP.

Việc hạn chế các vi phạm CBTT BCTC sẽ góp phần giảm thiểu bất cân xứng thông tin trên thị trường, chi phí đại diện cho DN và phát đi tín hiệu cho thấy bức tranh về tình hình HĐKD của DN.

Có nhiều NC đo lường CBTT thông qua nội dung, mức độ CBTT hoặc các đặc điểm CBTT BCTC theo IFRS hoặc luật và chuẩn mực kế toán N như NC của Katmon và Al- Farooque (2019); Bazrafshan và cộng sự (2016); Lobo và Zhou (2001) Một số NC khác được đo lường qua vi phạm CBTT như của Khamainy và cộng sự (2022); Md Nasir và cộng sự (2018); Wolo- Williams (2011), Nguyễn Thị Hải Hà (2014) Kết quả các NC trước cho thấy hành vi vi phạm CBTT là dấu hiệu nhận diện của CL CBTT trên khía cạnh về tính kịp thời của CBTT, khả năng tuân thủ các QĐ của UBCK, chính phủ… để đo lường tính minh bạch thông tin Tuy nhiên, chưa có NC nào tìm hiểu về việc lợi dụng hành vi vi phạm CBTT để gây lũng đoạn giá CP trên TTCK. Vấn đề dấu hiệu của hành vi vi phạm CBTT có xuất phát từ QTLN nhằm mục đích thao túng giá

CP hay không tại TTCK VN, nhất là trong giai đoạn có khoảng thời gian bị ảnh hưởng bới dịch Covid cần phải được NC một cách khoa học và đầy đủ.

Chính vì vậy, luận án tập trung kiểm chứng vai trò trung gian của CBTT BCTC trong mối quan hệ về tác động của QTLN đến giá CP của các DN NY trên TTCK N, và đo lường tác động gián tiếp QTLN đến giá CP DN thông qua vi phạm CBTT BCTC Đây là khoảng trống chưa được khai thác Qua kết quả

NC, luận án cung cấp các hàm ý khoa học và thực tiễn phù hợp với DN VN.

Bên cạnh đó, luận án tiến hành kiểm định tác động trực tiếp QTLN đến CBTT BCTC và giá CP của các DN NY trên TTCK khi mối quan hệ về tác động của QTLN đến CBTT BCTC và giá CP trên TTCK có nhiều tranh luận về động cơ thực hiện với các kết quả NC không đồng nhất Đặc biệt trong dữ liệu

NC của luận án có khoảng thời gian bị ảnh hưởng dịch Covid-19 và suy thoái kinh tế (2019- 2021), do vậy hành vi QTLN cũng có thể có những thay đổi khác biệt với hành vi

CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Khái niệm và đo lường quản trị lợi nhuận dựa trên cơ sở dồn tích

2.1.1 Khái niệm quản trị lợi nhuận

Từ những năm 90 của thế kỷ trước, QTLN được đề cập là hành vi mà các nhà quản trị tác động đến số liệu lợi nhuận hằng năm nhằm tạo ấn tượng tốt về DN QTLN sau đó được nhắc đến dưới nhiều cách khác nhau tùy thuộc vào quan điểm, mục tiêu cụ thể (Ahmed, 2021) Có hai quan điểm khi nhắc đến QTLN là quan điểm thông tin đề cập đến dự báo kỳ vọng về dòng tiền trong tương lai của DN đối với các NĐT và quan điểm cơ hội cho rằng hành vi QTLN được thực hiện nhằm đánh lừa các NĐT.

Theo Brennan (2021), ở một góc nhìn tích cực, QTLN được xem là hành động của ban quản trị cố gắng để tạo ra hiệu quả tài chính ổn định thông qua các quyết định kinh doanh và có thể ở mức chấp nhận được Cụ thể, một số NC cho rằng QTLN là tốt khi có những l do chính đáng, có thể truyền đạt thông tin nội bộ và khả năng hoạt động bền vững của DN, ổn định tình hình kinh doanh, làm hài lòng khách hàng Các DN có quyền giải quyết các vấn đề về chi phí và doanh thu khi việc đó là hợp pháp và có l do Điều này cho thấy các nhà quản trị QTLN với mong muốn làm điều tốt cho HĐKD của DN Bên cạnh đó, thị trường vốn thường đánh giá các DN có lợi nhuận tốt, ổn định sẽ hoạt động tốt và có tiềm năng Khi một

DN có lợi nhuận không đáp ứng được mong đợi, sẽ cho thấy các dấu hiệu về các vấn đề tiềm ẩn Do vậy, các nhà quản trị sử dụng linh hoạt hợp pháp nhằm đáp ứng nhu cầu của TTCK và phục vụ DN QTLN đưa ra những quyết định ảnh hưởng đến lợi nhuận có thể được tiếp cận dựa trên nhiều khía cạnh khác nhau như: lựa chọn kế toán (Fields và cộng sự, 2001), QTLN (Davidson III và cộng sự, 2004; Healy và Wahlen, 1999; Schipper, 1989; Walker, 2013), ổn định lợi nhuận (earning smoothing) (Fudenberg và Tirole, 1995; Ronen và Sadan, 1975, 1981), thao túng số liệu lợi nhuận (earning manipulation) (Beneish, 1999), kế toán sáng tạo (creative accounting), công bố lại BCTC (Financial Restatement), điều chỉnh lợi nhuận… Có thể phân biệt mức độ mà các nhà quản trị thực hiện các hành vi gian lận thông qua một số thuật ngữ như: kế toán thận trọng, ổn định lợi nhuận, kế toán sáng tạo hay gian lận kế toán, thao túng lợi nhuận,…và tùy theo quan điểm thông tin hay quan điểm cơ hội Tuy nhiên, việc phân biệt hành vi này cụ thể là khó xác định khi bị các nhà quản trị lạm dụng, thực hiện nhiều và có thể trở thành quản trị hay thao túng lợi nhuận. Ở khía cạnh tiêu cực, QTLN được xem là không phù hợp khi cố gắng che giấu hiệu quả hoạt động thực sự của DN thông qua các giao dịch, ước tính quá mức hợp lý, không tạo ra giá trị thực cho DN và có thể cấu thành hành vi gian lận Theo quan điểm cơ hội, Davidson III và cộng sự (2004) cho rằng QTLN là việc các nhà quản trị sử dụng linh hoạt các nguyên tắc kế toán để ảnh hưởng đến lợi nhuận trình bày trên BCTC, làm cho lợi nhuận được BC lớn hơn hoặc nhỏ hơn so với thực tế Theo kết luận của các cơ quan điều tra, hành vi QTLN là một trong các nguyên nhân chính làm sai lệch thông tin tài chính công bố, tạo nên sự không cân xứng thông tin giữa các bên liên quan bên trong và bên ngoài DN NC của Xie và cộng sự (2003) cho rằng động cơ thúc đẩy QTLN dựa trên 3 nguyên nhân chính: kỳ vọng của thị trường vốn và định giá, hợp đồng liên quan đến số liệu kế toán và tránh các QĐ của chính phủ Bên cạnh đó, QTLN có thể bắt đầu từ lợi ích trực tiếp của các nhà quản trị, BGĐ có lương, thưởng hay CP liên quan trực tiếp đến lợi nhuận của DN Khi lợi nhuận càng cao thì mức thưởng của nhà quản trị càng tăng hoặc các

DN có BCTC tốt cũng sẽ phản ánh qua giá chứng khoán vào thời điểm trước và sau khi công bố BCTC Các nhà quản trị có vốn cổ phần ưu đãi cao có nhiều khả năng bán cổ phần trong năm khi công bố BCTC Tuy nhiên, khi mức thưởng ở càng gần mức tối đa, lợi nhuận tăng thêm sẽ được thưởng càng ít, các nhà quản trị có thể hạn chế lợi nhuận trong hiện tại và chuyển lợi nhuận sang kỳ tiếp theo.

Healy và Wahlen (1999) cho rằng QTLN xảy ra khi các nhà quản trị thay đổi BCTC bằng cách sử dụng xét đoán trong BCTC và các giao dịch nhằm đánh lừa một số bên liên quan về hiệu quả kinh tế của DN để tác động tới kết quả hợp đồng và số liệu kế toán BC Theo Degeorge và cộng sự (1999), QTLN có thể được xác định theo 3 ngưỡng bao gồm: BC lợi nhuận dương, duy trì lợi nhuận và đáp ứng các nhà phân tích.Các ngưỡng này xuất phát từ quyết định của NĐT, cổ đông, người dùng thông tin… bị ảnh hưởng tâm lý bởi kết quả HĐKD của DN BC lợi nhuận dương đồng nghĩa với kết quả HĐKD của DN có lãi và không bị lỗ.Ngưỡng thứ hai và thứ ba dựa trên thành quả so với các giá trị cụ thể của DN Nếu DN làm tốt hoặc tốt hơn tiêu chuẩn, thì DN đó đạt yêu cầu; ngược lại thì không đạt yêu cầu Hai ngưỡng này là kết quả so với khoảng thời gian trước đó và so với dự đoán lợi nhuận của các nhà phân tích Tương tự, Schipper (1989) đã nhắc đếnQTLN là sự can thiệp có mục đích vào BCTC công bố nhằm đạt một số lợi ích cá nhân.

Bảng 2.1 Một số khía cạnh về QTLN trong các nghiên cứu trước

Khái niệm Định nghĩa Tác giả

• "… bất cứ quyết định nào có mục đích chính nhằm ảnh hưởng (về hình thức hoặc nội dung) đầu ra của hệ thống kế toán theo một cách cụ thể, không chỉ bao gồm các báo cáo tài chính được công bố, mà còn tờ khai thuế và hồ sơ quy định.”

Fields, Lys, & Vincent (2001) Ổn định lợi nhuận

• “Bằng cách làm ổn định, giảm bớt những thay đổi trong thu nhập theo thời gian.” Ronen & Sadan

• “… ban quản l cố báo hiệu thông tin cho người sử dụng thông tin tài chính”

• “ổn định lợi nhuận là quá trình thao túng biểu đồ thời gian của thu nhập hoặc báo cáo thu nhập để làm cho dòng thu nhập được báo cáo ít thay đổi hơn, không làm tăng thu nhập được báo cáo trong thời gian dài.”

• can thiệp có mục đích vào quy trình báo cáo tài chính bên ngoài, nhằm đạt được một số lợi ích cá nhân Schipper (1989)

• “xảy ra khi các nhà quản l sử dụng xét đoán trong báo cáo tài chính và các giao dịch để thay đổi báo cáo tài chính nhằm đánh lừa một số bên liên quan về hiệu quả kinh tế cơ bản của công ty hoặc để tác động đến kết quả hợp đồng phụ thuộc vào số liệu kế toán được báo cáo”

• Là việc sử dụng các nguyên tắc kế toán linh hoạt cho phép các nhà quản l tác động đến thu nhập được báo cáo, do đó làm cho thu nhập được báo cáo lớn hơn hoặc nhỏ hơn.

• Là việc sử dụng quyết định của người quản l đối với các lựa chọn kế toán, các lựa chọn báo cáo thu nhập và thực các quyết định kinh tế nhằm ảnh hưởng đến cách các sự kiện kinh tế cơ bản được phản ánh trong một hoặc nhiều thước đo thu nhập.

• Là một trường hợp các nhà quản l của công ty thực hiện hành vi vi phạm nguyên tắc kế toán để trình bày kết quả tài chính của công ty Beneish (1999)

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Các NC trước đây cho thấy bằng chứng về sự tham gia của các nhà quản trị vào hoạt động QTLN (Brennan, 2021; Francis và cộng sự, 2005; Healy và Wahlen, 1999; Kasznik, 1999; Kothari, 2000; Kothari, 2001; McNichols, 2000; McNichols và Stubben, 2008; Pincus, 1993; Roychowdhury, 2006; Saleh và cộng sự, 2022; Sochib và Setyobakti, 2019; Teoh và cộng sự, 1998; Tibbs, 2003; Verbruggen và cộng sự, 2008; Xie và cộng sự, 2003; Xie, 2001) Trong đó, QTLN được đo lường theo 2 cách được tổng hợp trong Bảng 2.2 dưới đây:

Bảng 2.2 So sánh cách đo lường QTLN dựa trên cơ sở dồn tích và dựa trên hoạt động thực

QTLN dựa trên cơ sở dồn tích (AEM) QTLN dựa trên các hoạt động thực

Khái niệm là phương pháp các nhà quản trị dùng để

QTLN mà không cần tác động trực tiếp đến dòng tiền.

Là những hoạt động có ảnh hưởng trực tiếp đến dòng tiền.

Tác động đến số liệu BCTC qua việc thay đổi các ước tính tính, sử dụng các khoản trích lập dự phòng cho các chi phí nợ phải thu khó đòi, thay đổi các phương pháp khấu hao hay ghi nhận trong kế toán, kéo thời gian xóa sổ tài sản… để đạt các mục tiêu về lợi nhuận. Đẩy nhanh thời gian bán hàng thông qua chiết khấu giá tăng hoặc các điều khoản tín dụng khoan dung hơn BC giảm giá vốn hàng bán do tăng sản xuất Giảm các chi phí tùy ý bao gồm chi phí NC, chi phí quảng cáo và phát triển và chi phí bán hàng & quản lý.

Gây ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh trong dài hạn.

Khó thực hiện, tốn kém chi phí, thời gian.

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Các khoản dồn tích ở đây là tổng các điều chỉnh, tác động đến dòng tiền của DN dựa theo các chuẩn mực Trong đó, những khoản dồn tích không điều chỉnh phản ánh tình hình HĐKD của DN, còn các khoản dồn tích điều chỉnh phản ánh những sai lệch do QTLN hoặc thay đổi sử dụng những chuẩn mực kế toán khác. Mức độ dồn tích cao hay thấp tùy thuộc vào sự can thiệp của ban quản trị (DeAngelo, 1990; Dechow và Dichev, 2002; Dechow và cộng sự, 1998; Dechow và cộng sự, 1995).

Theo Đặng Ngọc Hùng (2019), trong khuôn khổ của chuẩn mực kế toán VN, các DN có thể dùng những chính sách kế toán khác nhau để thực hiện QTLN Ví dụ:

Khái niệm và đo lường công bố thông tin báo cáo tài chính

2.2.1 Khái niệm báo cáo tài chính

 Khái niệm về BCTC theo chuẩn mực quốc tế

Theo IASB (2018), mục tiêu BCTC là cung cấp những thông tin như tài sản, nợ, vốn, doanh thu, chi phí của đơn vị, hữu ích cho việc ra quyết định của những người dùng thông tin để đánh giá tiềm năng dòng tiền trong tương lai và khả năng quản trị cuả BGĐ với nguồn lực hiện tại Theo đó, BCTC được lập trong một khoảng thời gian nhất định, cung cấp các thông tin liên quan đến các giao dịch, các sự kiện từ góc độ tổng thể và trên giả định hoạt động liên tục Các đối tượng sử dụng chính BCTC là NĐT, người cho vay, chủ nợ và những người dùng thông tin để ra quyết định liên quan đến việc mua, bán, nắm giữ cổ phần, các công cụ nợ, thực hiện các quyền biểu quyết, thanh toán các khoản vay, tín dụng, hoặc ra các quyết định liên quan đến HĐKD Theo đó, những đối tượng này có nhu cầu tìm hiểu về các thông tin của đơn vị để làm cơ sở đánh giá tiềm năng DN và kết quả quản trị của BGĐ Mục đích của BCTC là cung cấp các thông tin về nguồn lực kinh tế DN và những thay đổi liên quan đến nguồn lực đó Qua đó, có thể đánh giá được tình hình hoạt động và quản trị của DN.

 Khái niệm về BCTC theo chuẩn mực VN

Theo Điều 3, Luật Kế toán 88 VN (2015): “ BCTC là hệ thống thông tin kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán được trình bày theo biểu mẫu QĐ tại chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán” Theo đó, các số liệu kế toán, tài liệu được dùng làm cơ sở xây dựng dự toán, kế hoạch, quyết toán, xử phạt hành vi vi phạm pháp luật, do vậy trách nhiệm của DN là cung cấp thông tin, dữ liệu kế toán đầy đủ, kịp thời, trung thực, minh bạch Ngoài ra, BCTC được dùng để thuyết minh, tổng hợp tình hình về tài chính, kinh tế và hoạt động của

DN gồm: BCTC, BC kết quả hoạt động, BC lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh BCTC (Quốc Hội, 2015).

2.2.1.1 Công bố thông tin báo cáo tài chính

Theo Jans và cộng sự (2005), công bố là quá trình cung cấp thông tin trên BCTC, BC thường niên,

BC phân tích, quản trị,…ra bên ngoài Các DN có thể truyền đạt thông tin của mình qua việc công nhận và CBTT trên các kênh truyền thông Theo Hoàng và cộng sự (2020), CBTT là một quá trình tiết lộ thông tin ra ngoài mà các DN dùng để giao tiếp với các NĐT trên thị trường và có vai trò quan trọng trong nền kinh tế thị trường MeilaniPurwanti (2013) cho rằng CBTT BCTC là một phương tiện truyền thông của DN ra thị trường.

Theo Md Nasir và cộng sự (2018) vi phạm CBTT là các vi phạm về CBTT theo các QĐ pháp luật như là: chậm nộp CBTT, không CBTT, ngụy tạo thông tin BCTC Các DN sẽ bị xếp vào loại chậm nộp CBTT khi CBTT chậm về các hoạt động mua bán, giao dịch quan trọng, BCTC,… theo thời gian QĐ Một số hoạt động không CBTT như là che giấu việc mua lại cổ phần, hoạt động mua bán thực,…

Theo MeilaniPurwanti (2013), CL truyền thông (CBTT) phụ thuộc vào CL BCTC và phụ thuộc vào các QĐ, chính sách của chính phủ Theo Jonas và Blanchet (2000), CL của BCTC tùy thuộc vào CL từng bước trong quy trình lập và công bố BCTC Có nhiều phương pháp khác nhau được dùng để đánh giá

CL BCTC, trong đó một số liên quan đến CL của nguyên tắc kế toán và BCTC như: khung khái niệm FASB,tính độc lập của kiểm toán viên, CL chuẩn mực kế toán, … CL BCTC được đánh giá theo hai hướng: (1) đáp ứng người dùng về tính hữu ích của thông tin trong việc phân bổ/ định giá vốn (dựa trên các đặc điểm của thông tin), (2) bảo vệ cổ đông, NĐT; chủ yếu liên quan đến việc CBTT đầy đủ, công bằng cho cổ đông, NĐT; nhằm cung cấp nhiều thông tin (đầy đủ thông tin), một cách minh bạch nhất có thể (năng lực thông tin); dựa một số tiêu chí dùng để xác định CL BCTC gồm: các QĐ liên quan đến CBTT trên quốc tế và tại N Hai hướng này không loại trừ mà sẽ bổ sung cho nhau Trong đó, CL CBTT có thể được đo lường trên khía cạnh mức độ CBTT, nội dung CBTT (bao gồm các đặc điểm nội dung thông tin hoặc khả năng tuân thủ các QĐ pháp luật) Dựa trên khía cạnh này, Shakhatreh và cộng sự (2020) đã đo lường CL CBTT qua vi phạm về CBTT theo QĐ của UBCK Jordan.

Qua quá trình lược khảo tài liệu, TG nhận thấy rằng CBTT được nhắc đến trong các NC trước đây không có một khung khái niệm đồng nhất, nhưng đều mang nghĩa tương tự nhau Nhìn chung, CBTT được cho là việc mà DN công khai các thông tin tài chính hoặc phi tài chính, liên quan đến tình hình hoạt động của DN trên các bản BC (BCTC đã kiểm toán, BC thường niên,

BC quản trị,…) qua các phương tiện truyền thông như: báo chí, website, cổng thông tin diện tử quốc gia, sự kiện … CBTT được xem như một cầu nối, kênh truyền thông giúp DN truyền đạt tình hình hoạt động của họ đến khách hàng, đối tác, chủ nợ, các NĐT, cơ quan nhà nước… những người quan tâm đến HĐKD của DN.

Wang và cộng sự (2022) cho rằng CBTT rất quan trọng trên TTCK và trong quản trị DN CBTT có thể bị thao túng qua việc chọn lựa thông tin công bố bởi DN Abeysekera và cộng sự (2021) cho rằng một trong những cách để xây dựng niềm tin của NĐT là CBTT đầy đủ, truyền đạt thông tin tài chính và thông tin phi tài chính cho các cổ đông và các bên liên quan Hoàng và cộng sự (2020) cho rằng việc thiếu CBTT đầy đủ có thể tạo ra sự bất cân xứng thông tin, dẫn đến sự hiểu tầm về tình hình thực tế về DN và phân bổ sai nguồn lực khi các NĐT sẽ có thể sử dụng thông tin để quyết định đầu tư.

 Phân loại công bố thông tin

Goldstein và Yang (2017) cho rằng các QĐ về CBTT có nhiều hình thức khác nhau và ảnh hưởng các hoạt động khác nhau Có nhiều cách phân loại về CBTT được nhắc đến trong các NC trước đây: CBTT bên trong và bên ngoài DN, CBTT bắt buộc và tự nguyện, CBTT đầy đủ và CBTT từng phần.

Theo Al‐Razeen và Karbhari (2004), CBTT BCTC bên ngoài được định nghĩa là việc công bố bất kỳ thông tin tài chính nào liên quan đến DN qua kênh truyền thông chính thức hoặc không chính thức Bắt nguồn từ xung đột các lợi ích cá nhân, các nhà quản trị có thể CBTT không đầy đủ (CBTT bắt buộc) ra ngoài ngay cả khi việc CBTT là bắt buộc, điều này là do QĐ BC thông tin tối thiểu của DN Do vậy, mối quan hệ tích cực giữa CBTT bắt buộc và tự nguyện (thông tin bổ sung) được mong đợi đối với các DN tuân thủ theo yêu cầu về CBTT à đề xuất 3 loại CBTT BCTC:

- CBTT bắt buộc ở mức tối thiểu: là CBTT nằm trong yêu cầu của pháp luật, đo lường mức độ tuân thủ của DN với các yêu cầu về CBTT hiện hành Ví dụ: tài sản hiện tại, tiền mặt, hàng tồn kho, nợ phải trả ngắn hạn, dài hạn, chi phí bán hàng, trợ cấp, …

- CBTT tự nguyện liên quan tới CBTT bắt buộc : là CBTT nằm trong yêu cầu của pháp luật nhưng cao hơn mức tối thiểu, chi tiết hơn và có liên quan đến thông tin bắt buộc công bố Ví dụ: phí quảng cáo của năm hiện tại, mức thù lao hàng năm của giám đốc, tổng số tiền lương trả cho nhân viên, doanh thu tạo ra từ thị trường nước ngoài, số phần nắm giữ.

- CBTT tự nguyện không liên quan tới CBTT bắt buộc : CBTT thông thường (không có trong yêu cầu của pháp luật) Ví dụ: quyên góp và hỗ cho từ thiện, chính sách cổ tức, mô tả các mặt hàng chính, thảo luận về các yếu tố có thể ảnh hưởng đến kinh doanh của DN, danh sách tên giám đốc,

Hendriksen và Van Breda (2002) đã đề cập đến ba khái niệm về CBTT, bao gồm:

- CBTT đầy đủ (Adequate disclosure): là khái niệm nhằm chỉ sự công bố đầy đủ thông tin tài chính theo mức tối thiểu QĐ bởi pháp luật CBTT đầy đủ bao gồm việc diễn giải chính xác các số liệu tài chính.

Khái niệm và đo lường giá cổ phiếu

2.3.1 Khái niệm về cổ phiếu và giá cổ phiếu

Theo Luật chứng khoán VN 2020, CP được định nghĩa là loại chứng khoán phát hành từ tổ chức CP thể hiện quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với phần vốn cổ phần của DN Điều 50

QĐ, các giao dịch về chứng khoán NY sẽ được thực hiện khớp lệnh tập trung, giao dịch thỏa thuận và các phương thức khác theo QĐ từ SGDCK VN Tại VN, theo QĐ Luật chứng khoán vào năm 2020, mệnh giá

CP chào bán công chúng trị giá 10000 đồng.

Giá trị sổ sách (Thư giá): là giá CP ghi trên sổ sách của kế toán cho thấy tình trạng vốn cổ phần DN trong một thời điểm Nếu DN chỉ phát hành CP thường thì giá trị sổ sách CP thường được tính bằng vốn chủ sở hữu hoặc tổng giá trị tài sản thuần (tổng tài sản trừ đi tổng nợ) của DN chia cho số CP đang lưu hành.

Giá trị thị trường (thị giá): là giá CP trên thị trường trong một thời điểm nhất định, tùy thuộc vào quan hệ cung cầu trên TTCK.

Giá trị nội tại (giá trị thực): là giá trị thực của DN tại thời điểm, dựa trên cổ tức, triển vọng của DN và lãi suất thị trường.

Giá mở cửa: là giá CP tại thời điểm đầu giờ giao dịch đầu tiên trong ngày.

Giá đóng cửa: là giá CP tại thời điểm đóng cửa một phiên giao dịch trên TTCK Giá CP đóng cửa của ngày hôm trước là giá tham chiếu CP cho ngày hôm sau.

 Đặc điểm giá cổ phiếu

Tính biến động: giá CP sẽ thay đổi và biến động liên tục theo thời gian phụ thuộc vào QĐ cung cầu trên thị trường và tình hình kinh doanh của DN, kỳ vọng NĐT và các yếu tố khác.

Tính rủi ro: sự biến động của giá CP có thể tạo ra rủi ro cho các NĐT khi giá CP có thể bị tác động bởi các yếu tố từ bên trong hay bên ngoài DN.

Phản ánh tình trạng DN: khi DN hoạt động thua lỗ liên tục trong thời gian có thể ảnh hưởng đến niềm tin của các NĐT về tiềm năng DN trong dài hạn và phản ánh qua việc mua bán CP trên thị trường, tác động đến giá CP.

Theo Salawu (2022), giá CP thị trường thể hiện mức giá một NĐT hay người mua sẵn sàng mua hoặc bán cổ phần của mình trong giao dịch Giá CP thị trường và giá trị sổ sách là những công cụ quan trọng giúp đo lường danh mục đầu tư, đồng thời là các chỉ số về mức độ hoạt động của DN Giá CP thị trường không chỉ thể hiện giá trị thị trường hiện tại của DN, mà còn cung cấp bức tranh về sức mạnh tài chính và triển vọng trong tương lai của họ Giá trị thị trường của một DN là một trong những chỉ số rõ ràng về hiệu quả tài chính của tổ chức và cho thấy khả năng ban lãnh đạo sử dụng tối ưu tài sản sản xuất của họ.

Cyril và cộng sự (2019) cho rằng giá CP là chi phí dùng để mua chứng khoán trong một giao dịch trên thị trường và có thể chịu ảnh hưởng từ các biến động thị trường, kinh tế hay giá trị của DN Giá CP không chỉ phản ánh các nguyên tắc kế toán mà còn là sự kết hợp giữa tỷ lệ khấu hao phù hợp và dòng tiền, qua đó ảnh hưởng đến giá CP Giá CP cao có thể cho thấy tín hiệu từ DN có giá trị cao hoặc dùng để đánh giá HĐKD có hòa vốn không Các mức giá là thước đo về lợi nhuận, hiệu suất hay giá trị của DN và rất quan trọng đối với các NĐT.

Nguyễn ĩnh Khương và Phùng Anh Thư (2017) cho rằng giá CP của DN sẽ là bức tranh phản ánh các vấn đề cơ bản của nền kinh tế vĩ mô, tình hình hiện tại của DN và sẽ có các phản ứng với các tin tức, sự kiện bất ngờ Theo Zhu và Niu (2016), giá CP được xác định bằng giá trị nội tại “hợp l ”, rủi ro gây nhiễu từ ban quản trị, tâm l các NĐT Theo Idawati và Wahyudi

(2014), có nhiều nguyên nhân khiến cho các NĐT tham gia vào đầu tư CP trên TTCK CP ngày càng hấp dẫn NĐT từ các ngành nghề khác nhau khi có tỷ suất sinh lợi cao, dễ tiếp cận, mức độ bảo mật cao và ngày càng hoàn thiện về các QĐ, chính sách hỗ trợ NĐT CP thường được định giá dựa trên giá trị cơ bản của DN, truyền thông, tính hữu ích, tiềm năng tương lai của DN…

Tóm lại, các tài liệu đề cập đến giá CP như một chi phí được trao đổi để mua CP của một DN khi thực hiện giao dịch trên TTCK Giá CP không chỉ cho thấy được giá trị, kinh tế DN mà còn cho thấy mong đợi, nhu cầu từ các NĐT trên TTCK và có thể chịu tác động từ các hành vi thao túng từ DN, HĐKD thể hiện qua BCTC, biến động thị trường và tình hình hoạt động kinh tế.

2.3.2 Đo lường giá cổ phiếu

Một số cách đo lường về giá CP được đề cập trong các NC trước như là: giá thị trường CP lấy tại thời điểm ngày 31 tháng 3 sau năm kết thúc tài chính dựa trên mô hình định giá Ohlson 1995, đặc điểm của giá

CP (biến động giá CP, tính dao động của giá CP, sự sụt giảm của giá CP, lợi suất kỳ vọng, chi phí vốn cổ phần,

 Mô hình định giá Ohlson (1995)

Theo Ball và Brown (1968) TTKT là một trong những yếu tố quan trọng được dùng để định giá

CP Các NC trước đây thường sử dụng mô hình định giá CP Ohlson (1995) khi NC về các đề tài liên quan đến tác động của TTKT/ tài chính đến giá CP Mô hình Ohlson (1995) đề cập đến kỳ vọng khả năng sinh lời của

DN phụ thuộc vào một phần thông tin BCTC và khả năng dự báo của thông tin.

Pi = β0 + β1*EPSEPSit + β2*EPSBPS it + εit

Pi: giá thị trường CP; β0: Hệ số chặn; β1, β2: các hệ số;

EPSit: lợi nhuận trên mỗi CP của DN i tính đến năm t; BPSit: giá trị sổ sách CP của DN i tính đến năm t; εit là phần dư.

Theo mô hình của Ohlson (1995), giá CP được đo lường là giá thị trường CP của DN tại một thời điểm nhất định Các NC trước đây đã vận dụng cách đo lường giá CP này tại các thời điểm khác nhau theo từng mục đích và bối cảnh NC cụ thể, một số thời điểm được đề cập như là: giá đóng cửa của CP tại ngày 31 tháng 12 (Kargin, 2013), vào cuối tháng 3 năm sau (Đặng Ngọc Hùng và cộng sự, 2017; Al-Shattarat, 2021; Badu và Appiah, 2018), vào cuối tháng 4 năm sau (Zhu và Niu, 2016).

 Phương pháp nghiên cứu sự kiện (Event study)

Khái niệm, nội dung các biến kiểm soát trong mô hình nghiên cứu

Một số NC trước đã cho thấy bằng chứng về mối quan hệ giữa một số chỉ số tài chính (lợi nhuận trên mỗi CP, giá trị sổ sách của CP, cổ tức trên mỗi CP, chỉ số nợ trên tài sản) có ảnh hưởng đến giá CP, dựa trên mô hình của Ohlson (1995) các chỉ số này được dùng cùng với chỉ số lợi nhuận và các chỉ số khác, làm cơ sở để định giá CP và tình hình hoạt động, tiềm năng của DN trên TTCK (Badu và Appiah, 2018; Collins và Hribar, 2000; Karğın, 2013; Ohlson, 1995) Jaffar và cộng sự (2023) đã cho thấy ảnh hưởng cùng chiều của lợi nhuận mỗi CP (EPS), giá trị sổ sách trên mỗi CP (BPS) đến giá CP và ảnh hưởng ngược chiều của chỉ số nợ đến giá

CP của các DN NY trên TTCK Malaysia, giai đoạn 2016-2019 bằng phương pháp GSEM Salawu (2022) cũng cho thấy bằng chứng về tác động tích cực của QTLN đến giá CP dưới sự kiểm soát của quy mô DN, đòn bẩy tài chính và sự độc lập của HĐQT Karğın (2013) cho thấy bằng chứng về giá trị thị trường có liên quan đến EPS và BPS qua mô hình Ohlson (1995), của các DN NY ở Thổ Nhĩ Kỳ từ năm 1998 đến năm

2011 Collins và Hribar (2000) cho thấy tính hữu ích của lợi nhuận và giá trị sổ sách của các DN ở Hoa Kỳ, từ

2.4.1 Lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu – EPS Đây là chỉ số dựa trên lợi nhuận mà DN thu được và phân phối lợi nhuận tạo ra cho các cổ đông. EPS mô tả số lượng lợi nhuận trên CP ảnh hưởng đến nhận thức của NĐT vì thu nhập trên mỗi CP quan trọng hơn đối với chủ sở hữu so với số tiền mà chủ sở hữu kiếm được Đầu tư vào DN sẽ mang lại nhiều lợi nhuận và hấp dẫn hơn (Jaffar và cộng sự, 2023; Ohlson, 1995).

EPS = Lợi nhuận sau thuế / Số lượng CP thường đang lưu hành.

2.4.2 Giá trị sổ sách trên mỗi cổ phiếu - BPS

Chỉ số này liên quan đến vốn chủ sở hữu phổ thông của các cổ đông với số lượng CP đang lưu hành để xác định xem CP của DN bị định giá thấp hay được định giá quá cao Chỉ số cao cho thấy rằng CP của DN đang bị định giá thấp và hậu quả là giá của những CP đó sẽ tăng lên để phản ánh giá thực của chúng.

Do đó, mối quan hệ giữa giá CP và giá trị sổ sách của nó có thể được coi là tích cực (Jaffar và cộng sự, 2023; Ohlson, 1995).

BPS = Tổng tài sản chủ sở hữu / Số lượng CP thường đang lưu hành.

2.4.3 Cổ tức trên mỗi cổ phiếu - DPS Đây là khoản tiền mà các DN sẽ trả cho những cổ đông giữ CP của DN và là một trong những chỉ số quan trọng cho thấy mức độ sinh lời trên một CP của DN cũng như khả năng của DN trong việc chi trả cổ tức trong tương lai (Sharif và cộng sự, 2015) Theo Abdullah và cộng sự (2014), nhu cầu đối với CP của DN phụ thuộc phần lớn vào chính sách cổ tức của DN.

DPS = Tổng tiền cổ tức / Số lượng CP thường đang lưu hành.

2.4.4 Chỉ số nợ trên tài sản

Chỉ số nợ trên tài sản là chỉ số đo lường mức độ nợ trên tổng tài sản của DN, thường được dùng để đánh giá xem tỷ lệ nợ hiện tại so với tài sản, khả năng bảo toàn vốn của DN (Jaffar và cộng sự, 2023).

Chỉ số nợ trên tài sản = Tổng nợ phải trả/ Tổng tài sản

2.4.5 Số năm hoạt động của DN

Một số NC trước đây thường nhắc đến số năm hoạt động của DN là số năm mà DN hoạt động kể từ khi bắt đầu đến hiện tại (Buallay và cộng sự, 2017; Pillai và Al-Malkawi, 2018) Trong khi đó, một số NC khác làm rõ hơn khi lấy thời gian hoạt động của DN là thời gian hoạt động trên TTCK, được tính từ thời điểm

DN bắt đầu NY trên TTCK đến hiện tại (Ullah và cộng sự, 2021).

Lý thuyết nền tảng có liên quan đến các nghiên cứu

2.5.1 Lý thuyết đại diện (Agency Theory)

LT đại diện của Jensen và Meckling (1976) là một trong những LT nền được đề cập rộng rãi trong các NC trước đây (Đặng Ngọc Hùng, 2022a; Khương và cộng sự, 2022; Kanakriyah và cộng sự, 2017; Salehi và Bashiri Manesh, 2011; Shakhatreh và cộng sự, 2020) LT đại diện đề cập đến mối quan hệ giữa người ủy thác, người đại diện và các vấn đề phát sinh liên quan, dựa trên quan điểm về việc nên tách biệt giữa quyền sở hữu và quyền kiểm soát trong DN Những người đại diện có thể có những hành động vì lợi ích cá nhân khi họ có quyền kiểm soát và truy cập thông tin bảo mật, giới hạn tiếp cận bên ngoài của DN LT đại diện lần đầu tiên được nhắc tới bởi Mitnick (1973), là mối quan hệ giữa các đại diện và các vấn đề liên quan Trên thực tế, LT đại diện có thể mang lại một số lợi ích như: giảm các vấn đề về đại diện, nâng cao hiệu suất Tuy nhiên, cũng có thể mang lại một số bất lợi khi làm tăng các chi phí thực hiện và tăng các rủi ro.

Jensen và Meckling (1976) cho rằng chi phí đại diện (như chi phí liên kết, chi phí giám sát, tổn thất) có thể làm giảm xung đột đại diện Trong đó, chi phí giám sát liên quan đến việc bổ nhiệm các đại diện thích hợp như thành phần và vai trò của HĐQT, BGĐ… Chi phí liên kết liên quan đến việc ký hợp đồng để đảm bảo các đại diện hướng tới việc tăng trưởng lợi nhuận cho người giao đại diện, bao gồm chi phí bồi thường của đại diện Tổn thất liên quan đến sự mất cân đối giữa chi phí giám sát và chi phí liên kết, giảm phúc lợi của bên ủy thác do phát sinh từ xung đột về lợi ích giữa đại diện và bên ủy quyền.

2.5.1.2 Vận dụng lý thuyết vào các nghiên cứu liên quan trước đó

Một số tài liệu trước đây đã tìm hiểu mối quan hệ về tác động của QTLN đến CBTT BCTC, CBTT BCTC đến giá CP và QTLN đến giá CP theo LT đại diện của Jensen và Meckling (1976), xung đột giữa đối tượng giao đại diện và đối tượng đại diện Theo Ahmed (2021), các NC vận dụng LT đại diện thường cho rằng xung đột đại diện dễ xảy ra khi ban quản trị thực hiện hành vi QTLN cho các mục đích tư lợi cá nhân hay một mục đích nào đó, điều này đã dẫn đến xung đột lợi ích với chủ sở hữu (những người ủy thác đại diện). Theo người viết, tại một số DN, lương và thưởng của BGĐ gắn liền với kết quả HĐKD, do vậy BGĐ thực hiện hành vi QTLN để đạt được các mục đích tư lợi cá nhân Katmon và Al-Farooque (2019) cho rằng CL CBTT sẽ giúp giảm thiểu bất cân xứng thông tin và chi phí đại diện.

Bangun (2019) cũng cho thấy bằng chứng về QTLN thông qua cơ sở dồn tích là một trong những yếu tố gây ảnh hưởng tiêu cực đến CBTT kịp thời (thông qua chậm nộp BC kiểm toán theo QĐ), từ LT đại diện của Jensen và Meckling (1976) Người viết cho rằng ban quản trị là đại diện trực tiếp và có quyền tiếp cận nhiều thông tin mật của DN, tạo nên sự bất cân xứng thông tin với các bên liên quan Ban quản trị luôn kỳ vọng vào kết quả hoạt động của DN và sẽ thực hiện hành vi QTLN khi kết quả này không như mong muốn Thông qua việc lựa chọn các ước tính, phương pháp khấu hao, các DN tiến hành QTLN trên BCTC của họ có xu hướng chậm nộp BCTC hàng năm do cần thời gian để tác động đến lợi nhuận BC (dù tăng hay giảm) Điều này đã đến việc hoàn thành trễ BCTC, chậm quá trình thực hiện quy trình kiểm toán và chậm nộp BCTC năm Md Nasir và cộng sự (2018) cho rằng hành vi QTLN của DN còn có thể nhằm các mục đích khác như huy động vốn, duy trì định giá vốn chủ sở hữu cao, khả năng thanh toán nợ, … và cho thấy bằng chứng về việc các DN có xu hướng thực hiện hành vi QTLN qua cơ sở dồn tích nhiều hơn hoạt động thực trong năm trước khi vi phạm về CBTT (như chậm trễ trong việc CBTT, không CBTT và gian lận BCTC).

Bushee và cộng sự (2019) cho rằng CL BCTC công bố kém có thể làm giảm khả năng tiếp tục chiến lược đầu tư CP, tác động đến giá CP khi các NĐT sử dụng thông tin lợi nhuận công bố để đánh giá giá trị cơ bản của DN và định giá CP trên thị trường.

Trên thực tế, các NĐT sử dụng thông tin tài chính công bố để đặt giá CP và thực hiện các quyết định liên quan, do vậy thị trường chỉ hiệu quả khi CBTT BCTC minh bạch và chính xác Tuy nhiên, hành vi QTLN có thể làm sai lệch thông tin tài chính công bố đến các NĐT và gây ảnh hưởng đến quyết định đầu tư, giá chứng khoán và lợi nhuận của NĐT Điều này dẫn đến xung đột đại diện và chi phí đại diện NC của Kiswanto và Fitriani (2019) cho rằng ban quản trị thường nắm bắt được về tình trạng của DN hơn so với cổ đông và các hành động của ban quản trị cũng ít được các cổ đông biết đến.Điều này đã tạo điều kiện cho các nhà quản trị thực hiện hành vi QTLN để đạt kỳ vọng của cổ đông iệc thao túng lợi nhuận có thể nhằm đạt được mục tiêu lợi nhuận của DN, hoặc có nguồn tài trợ bên ngoài.

2.5.1.3 Áp dụng lý thuyết vào nghiên cứu này Ở khía cạnh DN, theo LT đại diện của Jensen và Meckling (1976), do sự tách biệt quyền lợi, quyền kiểm soát giữa người điều hành và chủ sở hữu (các cổ đông) iệc quản lý DN với tư cách là một đại diện trực tiếp ở trong DN, ban quản trị của DN biết nhiều hơn về các hoạt động bên trong và bên ngoài của DN so với các cổ đông, dẫn đến tình trạng mất cân bằng thông tin (thông tin bất đối xứng). Điều này tạo ra cơ hội các nhà quản trị có thể chọn không công bố hoặc trì hoãn việc CBTT tiêu cực, dẫn đến việc tích lũy thông tin tiêu cực trên TTCK và gây ảnh hưởng đến người dùng thông tin để ra quyết định Trong khi các NĐT muốn nhận được nguồn thông tin tài chính công bố minh bạch, kịp thời và chính xác để làm cơ sở cho việc đưa ra những nhận định, đánh giá và ra quyết định đầu tư CP thích hợp, thì các nhà quản trị muốn che dấu một phần thông tin thật hoặc trình bày số liệu theo mức mong muốn thông qua các hành vi QTLN để đạt được lợi ích cá nhân (từ lương, thưởng hiệu quả kinh doanh, lợi suất chứng khoán, ký kết các hợp đồng kinh doanh) hay đạt sự kỳ vọng của NĐT về tình hình HĐKD của DN LT đại diện cho thấy vai trò và trách nhiệm của ban lãnh đạo DN (người đại diện) đối với NĐT, cổ đông (người giao đại diện) trong việc hạn chế các hoạt động QTLN để giảm thiểu các sai lệch, vi phạm về CBTT BCTC trên thị trường Từ đó có thể giảm rủi ro sử dụng thông tin cho NĐT khi ra các quyết định liên quan mua bán hay nắm giữ CP.

2.5.2 Lý thuyết thị trường hiệu quả (Efficient market Theory)

LT thị trường hiệu quả đề cập đến tính hiệu quả của thị trường và khả năng các NĐT kiếm được lợi nhuận trên mức trung bình qua việc khai thác thị trường (Fama, 1970), dựa trên l tưởng giá CP trên TTCK sẽ phản ánh những thông tin công bố hiện có trên thị trường (bao gồm thông tin tài chính) Tuy nhiên, mối quan tâm lớn nhất của các NĐT, nhà quản trị, những người tham gia thị trường…là tính hiệu quả thông tin trên thị trường Điều này đã thu hút sự quan tâm của các kế toán viên và những người thiết lập tiêu chuẩn Theo Ball

(1972), trong thị trường hiệu quả, giá tài sản nhanh chóng trở lại trạng thái cân bằng, vì vậy thị trường bị ảnh hưởng bởi các dữ liệu trong quá khứ chỉ trong ngắn hạn Do vậy, hiệu quả của thị trường được định nghĩa như là khả năng trở lại trạng thái cân bằng sau khi một số dữ liệu được công bố Trong thị trường hiệu quả, không phản ứng nào của thị trường đến sự thay đổi kế toán có thể quan sát được trừ khi những thay đổi này truyền tải những thông tin mới liên quan đến thực tế.

2.5.2.2 Vận dụng lý thuyết vào các nghiên cứu liên quan trước đó

Qua lược khảo một số tài liệu trước đây, LT thị trường hiệu quả của Fama (1970) được xem là một trong những LT nền tảng thường được đùng để giải thích về mối liên hệ giữa giá CP và các yếu tố trên thị trường, trong đó bao gồm QTLN và CBTT BCTC Qua LT thị trường hiệu quả, Ahmed (2021) cho thấy tác động đáng kể từ QTLN đến giá trị thích hợp của thông tin và sự phản ánh của mối quan hệ này vào giá CP tại Iraqi Theo Ahmed, QTLN có ảnh hưởng tiêu cực đến mức độ phù hợp của thông tin do các DN cung cấp, sự hiệu quả từ thị trường và thủ tục giao dịch Giá CP phản ánh giá trị cơ bản của tài sản, phụ thuộc vào việc xử lý thông tin hiệu quả của thị trường, và phản ánh quá trình ảnh hưởng tiêu cực của QTLN đến biến trung gian giá trị thích hợp của TTTC.

Elhaj và Mansor (2019) cho rằng các nhà quản trị thực hiện QTLN để công bố nhiều thông tin hơn. Goldstein và Yang (2017) cho rằng CBTT có thể tác động TTCK và giá CP dưới nhiều cách khác nhau như:

CL và hiệu quả thị trường Giá CP sẽ phản tất cả thông tin công bố trên thị trường, vì vậy khi thông tin công bố càng nhiều, giá CP sẽ càng trở về gần với giá trị thực của DN Tương tự, Song và Han (2017) đã cho thấy phản ứng của TTCK dựa trên lợi nhuận tích lũy bất thường với CBTT về tội phạm tài chính tại Hàn Quốc Pevzner và cộng sự (2015) cho thấy phản ứng TTCK tạo ra bởi công bố lợi nhuận hàng năm của các DN trên TTCK tại 25 quốc gia Phạm và cộng sự (2018) đã cho thấy khả năng ảnh hưởng của thông tin công bố đến giá CP tại những khoảng thời gian khác nhau, lợi nhuận có diễn biến bất thường xung quanh các ngày công bố QĐ tài chính trên TTCK, từ LT thị trường hiệu quả Phạm Tiến Mạnh và cộng sự (2018) cho rằng nghĩa vụ CBTT (đặc biệt các thông tin về lợi nhuận, cổ tức) có nghĩa quan trọng trong việc giúp cho TTCK minh bạch, phát triển bền vững, từ LT thị trường hiệu quả, biến động giá CP đã phản ứng với thông tin công bố về lợi nhuận của các DN NY trên SGDCK TP HCM, trong giai đoạn 2015-2017.

Theo Kothari (2001) tính hiệu quả của thị trường là một vấn đề quan trọng cần được NC, phù hợp với nhu cầu tìm hiểu của các bên liên quan Một số NC về tính hiệu quả của thị trường liên quan đến sự thay đổi phương pháp kế toán, QTLN và phân tích dự báo … (Dechow và Dichev, 2002; Teoh và cộng sự, 1998). Ball và Brown (1968) tìm thấy các bằng chứng cho thấy rằng CBTT BCTC cung cấp các thông tin có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận CP qua việc kiểm tra tính hiệu quả của thị trường bằng cách xem xét những thay đổi của thị trường đối với thông tin về BC lợi nhuận của DN và so sánh tính thông tin.

2.5.2.3 Vận dụng lý thuyết vào nghiên cứu này

LT thị trường hiệu quả của Fama (1970) dựa trên l tưởng giá CP trên TTCK sẽ phản ánh những thông tin công bố hiện có trên thị trường (bao gồm các thông tin BCTC của DN) Bắt nguồn từ xung đột lợi ích giữa bên đại diện – nhà quản trị và bên giao đại diện – cổ đông, NĐT cùng với việc giới hạn quyền tiếp cận thông tin DN Các nhà quản trị thực hiện hành vi QTLN khi các chỉ tiêu lợi nhuận không đạt theo kế hoạch và có thể gây ảnh hưởng đến các lợi ích của các nhà quản trị Do vậy, họ có thể chọn công bố hoặc không công bố một số thông tin tiêu cực, thao túng số liệu BCTC Lúc này lượng tin xấu bị tích lũy trong thời gian dài và không thể đảm bảo CL CBTT Khi sự tích lũy tin xấu vượt quá giới hạn, nó sẽ ngay lập tức được công bố ra thị trường, khiến giá CP giảm mạnh theo LT thị trường hiệu quả và gây ảnh hưởng đến niềm tin của các NĐT trên TTCK.

Do vậy, nếu DN thực hiện QTLN, tác động đến CBTT BCTC thì thị trường sẽ không có thông tin chính xác để định giá CP Chính điều này đã làm sai lệch thông tin được công bố, tạo ra sự bất cân xứng thông tin, làm cho thị trường kém hiệu quả về mặt thông tin Khi các hành vi QTLN bị phát hiện và công bố ra thị trường sẽ gây ảnh hưởng đến tâm l các NĐT và phản ánh qua giá CP trên thị trường Giá CP sẽ phản ánh không đúng tình hình hoạt động

Mối quan hệ giữa QTLN và CBTT BCTC và giá cổ phiếu

QTLN được nhắc đến trong các tài liệu trước đây là bất kỳ hành động nào của ban quản trị tác động đến các số liệu trình bày trên BCTC công bố ra ngoài Hành vi này xảy ra trong trường hợp kết quả HĐKD của DN không đạt theo kỳ vọng, mục tiêu của ban quản trị DN, làm ảnh hưởng đến lương thưởng của ban quản trị, hợp đồng ký kết, lợi suất chứng khoán hoặc không đáp ứng được mong đợi các NĐT, đối tác kinh doanh,…(Khamainy và cộng sự, 2022) Brennan (2021) cho rằng QTLN có thể là hành vi tiêu cực (như: thao túng lợi nhuận, điều chỉnh lợi nhuận, QTLN) hoặc là hành vi tích cực (ổn định lợi nhuận, kế toán sáng tạo) khi không vi phạm pháp luật, tùy vào mức độ tác động đến thông tin tài chính và khả năng gây ảnh hưởng đến người dùng thông tin để ra quyết định.

Theo quan điểm cơ hội, QTLN được thực hiện nhằm đánh lừa các bên khác về tình hình kinh tế của DN, nhằm phục vụ cho các mục đích tư lợi của ban quản trị hoặc thao túng giá CP trên TTCK Việc thực hiện hành vi QTLN quá mức có thể làm giảm CL thông tin tài chính công bố và dẫn đến một số vi phạm vềCBTT BCTC theo kết luận của các cơ quan nhà nước và công bố qua cổng thông tin điện tử (Naser vàNuseibeh, 2003; Shakhatreh và cộng sự, 2020; Wolo-Williams, 2011) Katmon và Al-Farooque (2019) cho rằng mối quan hệ giữa QTLN và CBTT BCTC diễn ra rất phức tạp, CL CBTT sẽ giúp giảm thiểu bất cân xứng thông tin và chi phí đại diện CBTT có thể tạo tín hiệu cho thấy tình hình hoạt động tốt của DN, giúp các nhà quản trị được tăng lương, thưởng, đạt hiệu quả công việc; đáp ứng được các dự báo của các nhà phân tích,cho thấy tình hình hoạt động ngày càng phát triển của DN và thu hút thêm nguồn vốn đầu tư; phục vụ cho chiến lược mua, bán, phát hành hay chuyển nhượng CP, tăng tính thanh khoản của CP, nhằm thao túng giá CP trên TTCK Một số NC đã cho thấy bằng chứng thực nghiệm về ảnh hưởng của QTLN thông qua cơ sở dồn tích tiêu cực đến CBTT kịp thời tại Indonesia (Bangun, 2019), QTLN qua cơ sở dồn tích nhiều hơn hoạt động thực trong năm trước khi vi phạm về CBTT tại Malaysia (Md Nasir và cộng sự, 2018), tồn tại mối quan hệ giữa QTLN và tội phạm cổ cồn trắng (thông qua các vi phạm về QĐ được công bố) tại Mỹ (Wolo-Williams, 2011).

Bên cạnh đó, Kiswanto và Fitriani (2019) cho rằng những CBTT bắt buộc và tự nguyện có thể giúp các NĐT hiểu được những rủi ro khi họ đầu tư tiền vào DN Một số NC cho thấy bằng chứng về tác động của vi phạm CBTT đến giá CP như NC của Ahmad và cộng sự (2021) cho thấy tác động của gian lận kế toán đến giá CP tại Ấn Độ, NC của Bushee và cộng sự (2019) cho rằng CL BCTC công bố ảnh hưởng đến nhận thức và chi phí đầu tư CP của NĐT Goldstein và Yang (2017) cho rằng mối quan hệ giữa CBTT và giá CP là khá phức tạp và CBTT có thể tác động đến TTCK, giá CP dưới nhiều cách đo lường khác nhau.

Ngoài ra, hành vi QTLN của DN còn có thể gây ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến giá CP. Salawu (2022) đã cho thấy tác động tích cực của ổn định lợi nhuận đến giá thị trường CP Aljawaheri và cộng sự (2021) cho rằng các nhà quản trị thường thực hiện hành vi QTLN nhằm thao túng các thông tin trên BCTC và công bố bức tranh không thực tế về tình hình HĐKD của DN, bằng chứng từ các DN NY tại Iraq Ahmed

(2021) cho thấy tác động đáng kể từ QTLN đến giá trị thích hợp của thông tin và giá CP, tại Iraqi.Mohamamdi (2020) cho thấy ảnh hưởng của QTLN dựa trên cơ sở dồn tích đến rủi ro giảm giá CP tại Tehran(Iran) Sochib và Setyobakti (2019) đã cho thấy ảnh hưởng gián tiếp của QTLN đến giá CP thông qua ban kiểm toán tại Indonesia Qua lược khảo các tài liệu trước đây có thể thấy rằng có tồn tại mối quan hệ về tác động của QTLN đến CBTT BCTC, CBTT BCTC đến giá CP, QTLN trực tiếp và gián tiếp đến giá CP.

Xây dựng giả thuyết và mô hình nghiên cứu dự kiến

2.7.1 Tác động của QTLN đến CBTT BCTC

Theo LT đại diện của Jensen và Meckling (1976), chính sự phân tách giữa quyền sở hữu và quyền kiểm soát giữa các cổ đông, NĐT và nhà quản trị đã dẫn đến một số hạn chế cho các NĐT khi tiếp cận các nguồn thông tin từ DN Điều này đã tạo ra cơ hội cho các nhà quản trị thực hiện hành vi QTLN nhằm thao túng số liệu lợi nhuận trong BCTC công bố, phục vụ cho các mục tiêu tư lợi cá nhân hoặc chiến lược hoạt động của DN, tạo nên sự bất cân xứng thông tin trên TTCK và có thể thiệt hại cho người dùng thông tin. Bazrafshan và cộng sự (2016) cho rằng BGĐ, với tư cách là những nhân viên cấp cao nhất của DN, là người có quyền xem xét và ra quyết định đối với vấn đề của DN và tác động đến CBTT BCTC ra ngoài của DN.

Do vậy CBTT BCTC sẽ phản ánh các quyết định của BGĐ về HĐKD cũng như tiềm năng của DN và năng lực của BGĐ.

Có hai hướng NC về mối quan hệ QTLN và CBTT BCTC Hướng thứ nhất là ảnh hưởng của CBTT đến QTLN, việc tăng cường CBTT minh bạch, trung thực sẽ góp phần giảm thiểu bất cân xứng thông tin, chi phí đại diện và hạn chế các hành vi QTLN của DN, từ đó cần điều chỉnh các chính sách liên quan đến CBTT (Alzoubi, 2016; Jo và Kim, 2007; Lobo và Zhou, 2001) Hướng thứ hai là tác động của QTLN đến CBTT BCTC trên một số khía cạnh của CBTT như: mức độ CBTT, nội dung CBTT, CL CBTT (Bangun, 2019; Kiswanto và Fitriani, 2019; Khamainy và cộng sự, 2022; Lobo và Zhou, 2001; Md Nasir và cộng sự, 2018; Mouselli và cộng sự, 2012; Wolo-Williams, 2011) Trong đó, NC về ảnh hưởng của QTLN đến CL CBTT (qua hành vi vi phạm CBTT hay gian lận BCTC) nhằm tìm hiểu về hành vi QTLN làm sai lệch số liệu BCTC công bố và bị vi phạm về CBTT, thường xảy ra ở các nước đang phát triển, nơi có TTCK non trẻ, QĐ lỏng lẻo.

Kết quả các NC không chỉ cho thấy khả năng ảnh hưởng của QTLN đến vi phạm CBTT mà còn cho thấy việc ban quản trị thực hiện hành vi QTLN, nhằm tác động đến đối tượng mục tiêu (như thao túng giáCP) qua việc sử dụng các công cụ

(như CBTT) để đạt được lợi ích mong muốn Hướng này muốn nói rằng để đạt được mục tiêu về QTLN thì cần tác động đến CBTT BCTC.

Một số NC trong và ngoài nước tìm hiểu về tác động của QTLN đến CBTT BCTC như sau: NC của Hoàng Hà Anh và cộng sự (2023) đã cho thấy tác động của QTLN ngược chiều đến gian lận BCTC của

128 DN NY trên sàn chứng khoán VN giai đoạn 2016-2019 Từ dữ liệu của 60 DN sản xuất NY trên sàn chứng khoán Indonesia từ 2015-2019, Khamainy và cộng sự (2022) cho thấy tác động cùng chiều của QTLN đến vi phạm CBTT (qua trường hợp gian lận BCTC hoặc không gian lận BCTC), và cho rằng QTLN là bất kỳ hành động nào của ban quản trị DN có thể gây ảnh hưởng đến lợi nhuận trong BCTC công bố Lê Thị Thanh Hải và Nguyễn Hồng Nga (2021) khẳng định về tác động của QTLN (kế toán sáng tạo) đến số liệu kế toán và làm ảnh hưởng đến CLCBTT Nguyễn và cộng sự (2020) cho kết quả bằng chứng về ảnh hưởng của quản trị dòng tiền đến CBTT BCTC (trong trường hợp có hoặc không có gian lận) của 80 DN FDI trong thời gian 2012 – 2018.

Theo Bangun (2019), thông tin không cân xứng xảy ra trong trường hợp ban quản trị DN là những người điều hành trực tiếp DN và có khả năng tiếp cận nguồn thông tin chi tiết hơn so với cổ đông và các NĐT.Quá trình cung cấp thông tin sẽ góp phần làm giảm sự không cân xứng thông tin giữa các bên thông qua việcCBTT BCTC Các DN có điều kiện tài chính tốt sẽ không che giấu và trì hoãn việc nộp BCTC hàng năm.Trong khi đó, các DN thực hiện hành vi QTLN sẽ cần nhiều thời gian hơn để hoàn thành BCTC và dẫn đến việc chậm nộp BCTC Elhaj và Mansor (2019) cho rằng mức độ QTLN ở các nước lớn, có nền kinh tế phát triển cao hơn so với các nước kém phát triển Ở các nền kinh tế mới nổi, các QĐ và điều lệ chưa hoàn thiện rõ ràng, các thông tin lợi nhuận kém CL có thể ảnh hưởng xấu đến TTCK Md Nasir và cộng sự (2018) cho thấy hành vi QTLN xảy ra ở các DN có gian lận BCTC nhiều hơn so với các DN không có gian lận BCTC trong thời gian bốn năm trước khi xảy ra gian lận, từ TTCK Malaysia trong thời gian từ 2001 đến 2008 DN lành mạnh ít có định thao túng thu nhập hơn so với các DN không lành mạnh ì người ta lập luận rằng các DN sẽ gian lận BCTC để đạt được thu nhập mục tiêu, nên các DN gian lận BCTC có khả năng BC tổng chi phí sản xuất cao hơn Wolo-Williams (2011) đã cho thấy sự tồn tại mối quan hệ giữa QTLN và tội phạm cổ cồn trắng (thông qua các vi phạm về QĐ được công bố qua cơ sở dữ liệu từ UBCK và giao dịch Mỹ) Các nhà quản trị thực hiện hành vi QTLN (qua thay đổi các phương pháp kế toán, thay đổi chi phí, thời gian ghi nhận doanh thu, chi phí) khi chịu áp lực bởi kỳ vọng của các NĐT, tiền thưởng, lợi ích liên quan,… để thay đổi lợi nhuận BC (che giấu biến động về lợi nhuận thực tế) Học giả đã đề cập đến một số NC trước đây khi phân tích gian lận từ hoạt động QTLN, bắt nguồn từ phóng đại doanh thu, khai khống nợ phải trả, chi phí và qua một vài sai sót trong BCTC giữa niên độ và BCTC hàng năm.

Tại N, TTCK đã và đang trở thành một trong những kênh đầu tư tiềm năng thu hút các NĐT trên thị trường Đã có một số NC tại VN tìm hiểu về tác động của QTLN đến CBTT BCTC, tuy nhiên dựa trên các khía cạnh khác nhau của CBTT BCTC, chưa có NC nào tìm hiểu về CBTT BCTC qua các vi phạm qua cổng thông tin điện tử của chính phủ Do vậy, các NC về tác động của QTLN đến CBTT BCTC (qua vi phạm CBTT) sẽ giúp các NĐT hiểu rõ hơn về vai trò của thông tin công bố trên các cổng thông tin điện tử của chính phủ và khả năng tác động đến số liệu trên BCTC công bố từ hành vi QTLN của DN Qua đó, có thể nhận diện được một số rủi ro tiềm tàng và giảm thiểu được rủi ro đầu tư khi tham gia thị trường.

Qua lược khảo các NC trước đây, có thể thấy rằng QTLN có khả năng gây ảnh hưởng đến CBTT BCTC (qua các vi phạm CBTT, gian lận BCTC, CL CBTT (CL CBTT),…).

Từ những phân tích trên, TG đề ra giả thuyết:

Giả thuyết 1 (H1): QTLN có tác động đến CBTT BCTC.

2.7.2 Tác động của CBTT BCTC đến giá cổ phiếu

Nhiều bằng chứng từ các NC trước đây đã cho thấy tác động của CBTT BCTC đến giá CP. Kiattikulwattana và Pattanapanyasat (2023) đã cho thấy các phản ứng khác nhau của TTCK đối với các CBTT theo QĐ, trong đó TTCK phản ứng mạnh mẽ nhất với CBTT BCTC nộp sớm và ngắn gọn nhất tại Thái Lan Bùi Phương Chi và cộng sự (2021) cho thấy rằng chỉ số đòn bẩy tài chính cao, các DN hoạt động lâu năm trên TTCK thì càng có nguy cơ gian lận cao, gây ảnh hưởng đến quyết định người dùng thông tin và giá CP, từ dữ liệu tại N, giai đoạn 2007-2018 Ahmad và cộng sự (2021) cho thấy số liệu lợi nhuận gian lận khi bị phát hiện sẽ có tác động ngược đến giá CP trên thị trường của 180 DN NY tại Ấn Độ trong giai đoạn 2007-2019 NC của Bushee và cộng sự (2019) cho thấy CL BCTC công bố có thể ảnh hưởng đến nhận thức của các NĐT về chi phí đầu tư trong những chiến lược khác nhau, từ đầu tư dài hạn sang ngắn hạn khi CL BCTC công bố kém

Hoàng và cộng sự (2020) cho rằng khi thị trường dự đoán trước một phần QĐ CBTT, hầu hết giá

CP các ngành có phản ứng tiêu cực trong hai và năm ngày trước và sau khi CBTT NC của Đặng Thị Thúy Hằng và cộng sự (2019) đã cho thấy tác động của CBTT kế toán (qua việc chậm nộp, không kịp thời, không đầy đủ, chính xác) đến việc ra quyết định của NĐT trên TTCK N qua dữ liệu khảo sát từ thị trường Từ LT tín hiệu, Goldstein và Yang (2017) cho rằng CBTT BCTC truyền tải thông tin, tín hiệu về tình hình hoạt động, hiệu quả kinh doanh của DN và lợi ích của NĐT trên TTCK, do vậy CBTT là một trong những thành phần thiết yếu của TTCK và có ảnh hưởng đến CL thị trường Song và Han (2017) cũng cho thấy phản ứng tiêu cực của giá CP mạnh nhất với các vi phạm CBTT liên quan đến tội phạm cổ cồn trắng và tội phạm tài chính trên thị trường.

Bazrafshan và cộng sự (2016) cho rằng môi trường có nguồn thông tin minh bạch sẽ góp phần gia tăng sự hấp dẫn và giá trị của một DN đối với các NĐT trên thị trường, cải thiện các mối quan hệ giữa NĐT và

DN, đồng thời gia tăng các quyết định đầu tư khi tạo nên môi trường tin tưởng, Nếu BGĐ không CBTT hoặcCBTT không đầy đủ, điều này sẽ làm các NĐT đánh giá thấp giá trị của DN và giảm khả năng đầu tư Pevzner và cộng sự (2015) cũng cho rằng các phản ứng mà lợi nhuận tạo ra trên TTCK có thể xuất phát từ nhu cầu thông tin của các NĐT Mà điều này bắt nguồn từ sự xung đột đại diện và bất cân xứng thông tin giữa cổ đông và nhà quản trị đã được đề cập trong các LT về đại diện và LT bất cân xứng thông tin BCTC không chỉ cung cấp những thông tin phục vụ cho việc ra quyết định mà còn là một trong những công cụ giúp các NĐT giám sát, đánh giá được các HĐKD của nhà quản trị Do vậy, các NĐT có thể sẽ theo dõi chặt chẽ việc CBTT BCTC và phản ứng mạnh mẽ với các thông tin này Nhà NC cho rằng các cơ chế liên quan đến CBTT tài chính hiệu quả góp phần truyền thông giá trị DN cho các NĐT bên ngoài và người tham gia trên thị trường Độ tin cậy BCTC công bố là yếu tố chính quyết định phản ứng của TTCK với việc CBTT tài chính của một DN, NĐT theo dõi các thông tin tài chính công bố của DN và có phản ứng với thông tin khi họ gặp tình trạng bất cân xứng thông tin lớn.

Theo Easley và O'hara (2004), lợi nhuận của NĐT bị ảnh hưởng bởi tính chính xác và kịp thời của thông tin được công bố và không công bố hoặc công bố trễ Những thông tin sai lệch được công bố có thể sẽ làm cho các NĐT định giá CP sai và tình hình kinh tế hoạt động của DN Khi các thông tin sai lệch này bị phát hiện, theo LT thị trường hiệu quả, giá CP sẽ quay về điểm cân bằng khi đã phản ánh thông tin vào giá, các DN có thể sẽ bị thua lỗ khi đầu tư vào các CP bị định giá cao Beaver (1968) đã cho thấy khối lượng và giá CP có phản ứng với thông tin lợi nhuận được công bố.

Tại VN, các NC về CBTT BCTC qua vi phạm công bố từ cổng thông tin điện tử quốc gia còn hạn chế, đồng thời các kết quả NC về tác động của CBTT BCTC đến giá CP diễn biến theo nhiều chiều hướng khác nhau Hơn nữa, TTCK đang trong giai đoạn phát triển, chịu nhiều tác động từ các yếu tố khác bên cạnh các thông tin từ DN Do vậy, việc NC về CBTT BCTC dựa trên một khía cạnh khác sẽ góp phần làm rõ hơn về ảnh hưởng của CBTT BCTC đến giá CP.

Do vậy, từ cơ sở trên, TG đề ra giả thuyết:

Giả thuyết 2 (H2): CBTT BCTC có tác động đến giá cổ phiếu.

2.7.3 Tác động của QTLN đến giá cổ phiếu

Theo LT bất cân xứng thông tin của Akerlof (1984), khi các nhà quản trị thực hiện hành vi QTLN, họ có thể tạo nên sự bất cân xứng thông tin và sự tích lũy thông tin tiêu cực trên thị trường từ việc CBTT không đầy đủ hoặc không trung thực Lượng thông tin tiêu cực khi bị phát hiện sẽ phát ra tín hiệu cho thấy các vấn đề về tình hình HĐKD và tình hình quản trị của DN, gây ảnh hưởng đến niềm tin các NĐT Điều này có thể dẫn đến sự sụt giảm giá CP khi thị trường hấp thụ lượng lớn thông tin tiêu cực và phản ứng với lượng thông tin này theo LT thị trường hiệu quả, gây tổn thất nặng nề cho các NĐT – những người bị giới hạn quyền truy cập vào nguồn thông tin từ DN Một số NC trước đây đã cho thấy bằng chứng về tác động của QTLN đến giá CP tại các bối cảnh NC khác nhau Salawu (2022) đã cho thấy tác động tích cực của ổn định lợi nhuận đến giá thị trường CP, giai đoạn 2009- 2020 Salawu cho rằng QTLN thường được dùng để ổn định lợi nhuận, đáp ứng mong đợi của NĐT về tương lai, dự báo HĐKD của DN TTCK và nhà phân tích thường đánh giá tiềm năng của DN dựa trên sự ổn định của lợi nhuận qua các năm Từ dữ liệu tại Iraq, giai đoạn Covid 2018-2020, Aljawaheri và cộng sự (2021) cho thấy mối liên hệ về tác động của thao túng lợi nhuận đến giá CP Các nhà quản trị thường thực hiện hành vi QTLN để tác động các thông tin trên BCTC và công bố không đúng về tình hình kinh doanh của DN, nhằm đáp ứng mong đợi NĐT ương (2021) cũng cho rằng giá CP trên TTCK đã phản ánh tất cả thông tin trên TTCK bao gồm những thông tin công bố bởi DN và thông tin khác được thừa nhận bởi các NĐT Giá CP sẽ thay đổi khi có các thông tin mới được công bố. Đặng Ngọc Hùng và ũ Thị Thùy Vân (2020) đã cho thấy bằng chứng từ dữ liệu trong thời gian 2010-2018 tại VN về ảnh hưởng tiêu cực của CL lợi nhuận thông qua cơ sở dồn tích kế toán đến lợi suất CP. Phạm Nguyễn Đình Tuấn và Trần Thị Bích Duyên (2020) cho thấy QTLN trong thời gian phát hành CP của

Mô hình nghiên cứu đề xuất

Trên cơ sở các NC trước đây và LT nền liên quan, TG tổng hợp các giả thuyết xây dựng trước đó để xây dựng mô hình NC dự kiến của luận án Từ giả thuyết H1, H2, H3, H4 là những giả thuyết TG kế thừa và phát triển từ các tài liệu lược khảo trong và ngoài nước Bên cạnh đó, TG biện luận theo LT nền và bối cảnh

NC để xây dựng các mối quan hệ trong mô hình NC Giả thuyết H4 là giả thuyết kiểm chứng vai trò trung gian của CBTT BCTC trong mối quan hệ về tác động của QTLN đến giá CP, được đề xuất dựa trên kết quả của NC trước về tác động của QTLN đến giá CP (giả thuyết H3), tác động của CBTT BCTC đến giá CP (giả thuyết H2), tác động của QTLN đến CBTT BCTC (giả thuyết H1) và các LT nền (gồm LT đại diện, LT thị trường hiệu quả, LT bất cân xứng thông tin, LT tín hiệu) và phân tích sự cần thiết tại VN Dựa trên các giả thuyết NC, TG đề xuất mô hình NC như sau:

- Chỉ số nợ trên tài sản

Nguồn: Tác giả đề xuất

Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu đề xuất

Trong mô hình NC, TG còn xem xét các biến kiểm soát ảnh hưởng đến giá CP, gồm tuổi DN (thời gian hoạt động của DN trên TTCK), EPS, BPVS, DPS, chỉ số nợ trên tài sản đến giá CP của các DN NY trên TTCK khi NC các mối quan hệ về QTLN, BCTC, giá CP (Đặng Ngọc Hùng, 2022a; Nguyễn Thị Hoa Hồng và cộng sự, 2020; Ta và cộng sự, 2020; Li và cộng sự, 2008; Ohlson, 1995; Wali và cộng sự, 2019). Jaffar và cộng sự (2023) cho kết quả về ảnh hưởng của các biến kiểm soát như: EPS, B S, chỉ số nợ trên tài sản đến giá CP tại thời điểm sau bốn tháng cuối năm tài chính, tại Malaysia.

Gupta và cộng sự (2016) cho thấy bằng chứng về tác động tiêu cực của đòn bẩy hoạt động (chi phí nợ của DN) và tài chính đối với giá CP DN ở Ấn Độ, giai đoạn 2001-2011 Abdullah và cộng sự (2014) cho rằng nhu cầu đối với CP của một DN phần lớn phụ thuộc vào chính sách cổ tức của DN Idawati và Wahyudi

(2014) cho rằng thông tin về lợi nhuận sẽ thu hút các NĐT và các nhà phân tích thị trường để tìm hiểu thêm về các thông tin tài chính khác liên quan như: lợi nhuận đầu tư tạo ra và mức độ hiệu quả để tạo ra lợi nhuận khi mua CP thông qua việc đánh giá thêm các chỉ số như: lợi nhuận trên mỗi CP (EPS) dùng để tính lợi nhuận ròng sau thuế theo số lượng CP đã phát hành (phần trăm tăng EPS càng cao thì càng tốt), các chỉ số tài chính khác cũng được quan tâm như: ROA, DPS, chỉ số nợ, chỉ số thanh khoản ngắn hạn, dài hạn, khi định giá CP Karğın (2013) khẳng định giá trị thị trường có liên quan đến BPS và EPS khi áp dụng mô hình Ohlson (1995) của các DN NY ở Thổ Nhĩ Kỳ, từ năm 1998 đến 2011 Theo Nguyễn Đình Thọ (2012), nếu biến kiểm soát không có nghĩa thống kê thì có nghĩa rằng biến độc lập trong mô hình quan trọng hơn, nhưng nếu biến kiểm soát có nghĩa thống kê thì nó sẽ góp phần giải thích thêm về các biến phụ thuộc.

Kurfi và bako (2005) cho rằng chính sách cổ tức là rất quan trọng trong các quyết định tài chính, ban quản trị cố gắng đạt được chính sách cổ tức tối ưu nhằm mục đích tối đa hóa giá trị thị trường của CP DN. Collins và Hribar (2000) kiểm tra tính hữu ích của lợi nhuận, BPS và quy mô DN tại Hoa Kỳ, giai đoạn 1953 đến 1993 Theo Ball và Brown (1968), TTKT công bố là một trong những yếu tố quan trọng được dùng để định giá CP Ngoài ra, một số NC đề cập đến ảnh hưởng của một số biến kiểm soát đến giá CP như là: chỉ số thanh toán hiện hành, chỉ số nợ trên tài sản, chỉ số thị trường, chỉ số tăng trưởng… (Đặng Ngọc Hùng và cộng sự, 2017; Đỗ Thị Mỹ và Nguyễn Thị Thu Hiền, 2021; Ta và cộng sự, 2020).

Do vậy, từ cơ sở các NC trước đây và nhằm làm tăng mức độ giải thích cho biến phụ thuộc trong mô hình NC, TG tiến hành đo lường mô hình về ảnh hưởng của QTLN đến CBTT BCTC và giá CP của các

DN NY trên TTCK tại VN với các biến kiểm soát bao gồm: thời gian hoạt động trên thị trường, ESP, DPS vàBPS và chỉ số nợ trên tài sản.

Trong Chương 2, TG trình bày về các khái niệm cơ bản trong mô hình NC bao gồm: QTLN, CBTT BCTC và giá CP; LT nền liên quan đến các chủ đề QTLN, CBTT BCTC và giá CP Qua đó, tổng hợp, đánh giá về mối quan hệ giữa QTLN và CBTT BCTC; mối quan hệ giữa CBTT BCTC và giá CP; mối quan hệ trực tiếp và gián tiếp giữa QTLN và giá CP Từ đó, đề xuất được các giả thuyết và mô hình NC phù hợp.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Thiết kế nghiên cứu và quy trình nghiên cứu

3.1.1.1 Nhận diện phương pháp nghiên cứu

Từ mục tiêu NC cụ thể của luận án, đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu (PPNC) định tính trong giai đoạn 1 nhằm nhận diện vai trò trung gian của CBTT BCTC trong mối quan hệ về tác động của QTLN đến giá CP, xác nhận sự phù hợp của cách đo lường giá CP qua giá CP đóng cửa tại ngày 31 tháng 3 sau năm kết thúc tài chính trong mô hình NC Tiếp theo, sử dụng PPNC định lượng để kiểm định và đo lường các mối quan hệ trong mô hình NC Sau đó, PPNC định tính tiếp tục được sử dụng giai đoạn 2 nhằm thảo luận với các

CG để làm rõ hơn về kết quả NC từ thực tiễn trên TTCK VN.

3.1.1.2 Biện luận việc sử dụng phương pháp nghiên cứu

Nguyễn Đình Thọ (2012) cho rằng các công trình khoa học phải được dựa trên PPNC cụ thể, logic,tạo ra tri thức mới và có thể áp dụng vào thực tiễn Cho đến nay, PPNC định tính và PPNC định lượng đã được các NC trước sử dụng linh hoạt, phù hợp với từng mục tiêu NC (Creswell và Poth, 2016) Trong khi PPNC định có thể hỗ trợ phát hiện các mối quan hệ, LT mới thì PPNC định lượng có thể hỗ trợ lượng hóa các mối quan hệ này Xuất phát từ mục tiêu NC của luận án, TG lựa chọn phương pháp NC hỗn hợp, cụ thể như sau:

 Phương pháp nghiên cứu định tính

Mục tiêu NC tổng quát của luận án nhằm tìm hiểu về tác động của QTLN đến CBTT BCTC và giá CP của các DN NY trên TTCK N Trong đó, NC kế thừa cách đo lường các biến QTLN, CBTT BCTC và giá CP đã được áp dụng rộng rãi trong các NC trên thế giới và tại VN Bên cạnh đó, các tài liệu trước đây cũng cho thấy nhiều bằng chứng về mối quan hệ về tác động của QTLN đến CBTT BCTC, CBTT BCTC đến giá CP, QTLN đến giá CP trên thế giới và trong bối cảnh NC tại VN Các khái niệm NC và các mối quan hệ trong mô hình được kế thừa bao gồm: khái niệm và cách đo lường về QTLN dựa trên mô hình Jones điều chỉnh của Dechow và cộng sự (1995), khái niệm và cách đo lường về CBTT báo tài chính của Shakhatreh và cộng sự (2020) và Wolo-Williams (2011), cách đo lường giá CP dựa trên mô hình của Ohlson (1995), mối quan hệ về tác động của QTLN đến CBTT BCTC (Hoàng Hà Anh và cộng sự, 2023; Nguyễn và cộng sự, 2020; Bazrafshan và cộng sự, 2016; Wolo-Williams, 2011), mối quan hệ về tác động của CBTT tài chính đến giá CP (Bùi Phương Chi và cộng sự, 2021; Hoàng và cộng sự, 2020; Goldstein và Yang, 2017; Song và Han,

2017), mối quan hệ về tác động của QTLN đến giá CP (Đặng Ngọc Hùng và ũ Thị Thùy Vân, 2020; Phạm Nguyễn Đình Tuấn và Trần Thị Bích Duyên, 2020; Cyril và cộng sự, 2019; Salawu, 2022).

Vì vậy, việc áp dụng PPNC định tính trong giai đoạn 1 bằng cách phỏng vấn các CG không hướng tới mục đích nhận diện các mối quan hệ này hay mức độ phù hợp của cách đo lường các biến trong mô hình

NC trong bối cảnh NC tại VN, mà nhằm các mục đích chính sau đây:

Thứ nhất, nhận diện vai trò trung gian của CBTT BCTC trong mối quan hệ về tác động của

QTLN đến giá CP khi quá trình lược khảo NC chưa cho thấy sự tồn tại về bằng chứng thực nghiệm của mối quan hệ này Khẳng định từ các CG sẽ giúp cho TG nhận diện chắc chắn hơn về các mối quan hệ theo mục tiêu NC đã đề ra.

Thứ hai, qua quá trình lược khảo tài liệu, TG nhận thấy rằng giá CP có thể đo lường từ nhiều phương pháp khác nhau như giá CP lấy tại một thời điểm theo mô hình Ohlson 1995 hay một số NC gần đây thường đo lường khả năng ảnh hưởng đến giá CP qua hiệu quả của thị trường: lợi suất CP bất thường, chi phí vốn cổ phần Tuy nhiên, mục tiêu NC của TG hướng tới việc tìm hiểu về tác động của QTLN đến CBTT BCTC và giá CP của các DN NY tại VN Theo thống kê từ Cổng thông tin điện tử của BCK nhà nước, hơn 85% DN NY trên thị trường nộp BCTC đã kiểm toán vào ngày 30 và 31 tháng 3 sau năm kết thúc tài chính (là thời hạn cuối để nộp BCTC đã kiểm toán theo QĐ) Do vậy, TG muốn làm rõ hơn về sự thay đổi của giá CP trên TTCK đối với CBTT BCTC và QTLN vào thời điểm này Để chắc chắn hơn về nhận diện này, TG sử dụng PPNC định tính - tiến hành thảo luận với các CG để xin ý kiến các CG về sự phù hợp của việc lấy giá CP tại ngày 31 tháng 3 sau năm kết thúc tài chính trong mô hình NC.

Giai đoạn 2 (sau kết quả NC định lượng): TG phỏng vấn CG nhằm giải thích các bất thường từ thực tiễn trên TTCK VN, nhất là trong thời gian NC có giai đoạn bị ảnh hưởng từ dịch Covid-19 và suy thoái kinh tế (2019-2021) tại VN, nên hành vi QTLN trên TTCK có dấu hiệu khác thường hơn so với hành vi QTLN trong môi trường kinh tế bình thường.

 Phương pháp nghiên cứu định lượng

Dữ liệu về các biến trong mô hình NC là các con số được thu thập và tính toán qua phần mềm thống kê, đo lường các mối quan hệ trong mô hình NC và cung cấp bằng chứng có thuyết phục cao khi bàn luận về các mối quan hệ và đưa ra kiến nghị.

Quy trình nghiên cứu cụ thể qua các bước sau:

Bước 1 : Xác định vấn đề nghiên cứu

Tổng hợp các NC trước đây liên quan đến mối quan hệ giữa QTLN và CBTT BCTC, mối quan hệ giữa CBTT BCTC và giá CP, mối quan hệ giữa QTLN và giá CP (trực tiếp và gián tiếp) Hệ thống hóa các khái niệm, LT nền tảng liên quan Từ đó, đúc kết, tìm lỗ hổng NC và xác định vấn đề NC và đề xuất mô hình NC.

Bước 2 : Xây dựng kế hoạch nghiên cứu

Từ vấn đề NC và tổng quan NC, TG xác định được khe hổng NC và phát triển mục tiêu NC, đề xuất mô hình NC Sau đó, TG dựa trên mô hình NC đề xuất, TG sử dụng PPNC định tính giai đoạn 1, tiến hành thảo luận với CG để:

- Nhận diện được vai trò trung gian của CBTT BCTC trong mối quan hệ về tác động của QTLN đến giá CP của các DN NY trên TTCK tại VN?

- Sự phù hợp của cách đo lường giá CP qua giá CP đóng cửa trên thị trường tại thời điểm 31 tháng 3 sau năm kết thúc tài chính? Đồng thời, dựa trên mục tiêu NC, quá trình lược khảo tài liệu và ý kiến kết luận của các CG để xây dựng mô hình NC chính thức.

Bước 3 : Thu thập thông tin cần thiết

TG tiến hành xác định cỡ mẫu, thu thập mẫu Sau đó tiến hành xử l mẫu, loại bỏ các mẫu thiếu thông tin, không hợp lệ Dữ liệu được thu thập trong NC này dữ liệu thứ cấp Đây là dữ liệu có sẵn trên thị trường, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí.

Bước 4 : Phân tích thông tin thu thập được Để phân tích các dữ liệu thu thập được từ bước 3, bài NC tiến hành thống kê mô tả dữ liệu thu được, sử dụng phương pháp phân tích mô hình phương trình cấu trúc (GSEM - Generalized Structural Equation Modeling) qua phần mềm Stata

17 Các bước xử l số liệu qua phần mềm Stata 17 thực hiện như sau:

- Loại bỏ các dữ liệu gây nhiễu (Outliers);

- Kiểm định các khuyết tật trong mô hình;

- Kiểm định mối quan hệ giữa các mối quan hệ trong mô hình;

- Đo lường mối quan hệ trung gian trong mô hình NC.

Bước 5 : Bàn luận kết quả thu thập được

Mô hình hồi quy và đo lường các biến trong mô hình

3.2.1 Mã hóa các biến trong mô hình nghiên cứu và cách đo lường

Do có sự khác biệt lớn giữa các giá trị trong mô hình, do vậy TG sẽ lấy logarithms của một số biến thay vì lấy giá trị của biến đó trong mô hình (Bland và Altman, 1996) Thông tin chi tiết được trình bày tóm tắt qua Bảng 3.2 dưới đây:

Bảng 3.2 Bảng tổng hợp các biến trong mô hình nghiên cứu và cách đo lường

Tên biến Loại biến Mã hóa Cách thuthập Đo lường Kế thừa

QTLN Độc lập DACC Tính toán Các khoản dồn tích điều chỉnh

Ma và Yoo (2022); Khương và cộng sự (2022); Nguyễn và cộng sự (2020); Saleh và cộng sự (2020); Yadollah và cộng sự (2012); Johl và cộng sự (2007); Jones

Không i phạm CBTT, biến giả (1 là các trường hợp có vi phạm, 0 là các trường hợp không có vi phạm)

Shakhatreh và cộng sự (2020); Song và Han (2017); Wolo- Williams

Mã hóa Cách thuthập Đo lường Kế thừa

Giá CP Phụ thuộc lead_P

313 Tổng hợp ln (Giá CP đóng cửa tại ngày 31 tháng 3 năm kế tiếp sau năm tài chính)

Jaffar và cộng sự (2023); Salawu (2022); Al- Shattarat (2021); Badu và Appiah (2018); Ohlson (1995)

Kiểm soát Yearhd Đếm ln (Năm đo lường – năm NY) llah và cộng sự (2021); Aca và cộng sự (2020)

Kiểm soát EPS Tính toán ln (Lợi nhuận trên CP) Jaffar và cộng sự (2023); Ohlson

Giá trị số sách trên

CP Kiểm soát BPS Tính toán ln (Giá trị số sách trên CP)

Jaffar và cộng sự (2023); Ohlson (1995)

Kiểm soát DPS Tính toán Cổ tức trên mỗi CP Jaffar và cộng sự (2023); Sharif và cộng sự (2015)

Tính toán Tồng nợ/ Tổng tài sản Jaffar và cộng sự (2023); Salawu

Nguồn: Tác giả tổng hợp

3.2.2 Mô hình hồi quy tổng quát

NC sửa dụng GSEM để kiểm tra giả thuyết H1, H2 và lệnh nlcom trong stata để kiểm tra về tác động trung gian của CBTT BCTC trong mối quan hệ về tác động của QTLN đến giá CP (giả thuyết H3, H4) theo hướng tiếp cận của Baron và Kenny (1986), Zhao và cộng sự (2010) và MacKinnon và cộng sự (2020). Theo Baron và Kenny (1986) các điều kiện để thỏa mãn vai trò trung gian của CBTT BCTC:

- Có tồn tại tác động của QTLN đến CBTT BCTC (giả thuyết H1).

- Có tồn tại tác động của CBTT BCTC đến giá CP (giả thuyết H2).

- Có tồn tại tác động của QTLN đến giá CP (giả thuyết H3).

- Có tồn tại tác động gián tiếp của QTLN đến giá CP thông qua CBTT BCTC (giả thuyết H4).

Trường hợp khi các điều kiện biến trung gian theo Baron và Kenny (1986) không thỏa mãn, Jaffar và cộng sự (2023) và Hair Jr và cộng sự (2021) cho rằng cũng không nên bác bỏ giả thuyết trung gian, mà có thể tiến hành phân tích tác động trung gian theo hướng tiếp cận mới của Zhao và cộng sự (2010) Theo đó, khi mối quan hệ giữa biến độc lập và biến phụ thuộc không có nghĩa thống kê thì vẫn có thể tồn tại tác động gián tiếp từ biến độc lập (QTLN) đến biến phụ thuộc (giá CP) thông qua trung gian (CBTT BCTC) Ba loại trung gian được TG đề xuất bao gồm: thứ nhất, trung gian bổ sung (hay còn gọi là “ trung gian một phần” theo tiếp cận của Baron và Kenny; xảy ra khi tác động trực tiếp và gián tiếp của QTLN đến giá CP đều đáng kể và cùng hướng); thứ hai, trung gian cạnh tranh (tác động trực tiếp và gián tiếp của QTLN lên giá CP là đáng kể nhưng ngược hướng, đây là trường hợp không được xem xét trong phương pháp của Baron và Kenny, bởi vì, nếu tác động trực tiếp và gián tiếp đều có nghĩa thống kê nhưng ngược chiều thì tổng tác động có thể gần bằng 0, khiến cho điều kiện về mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và biến độc lập không thỏa mãn); thứ ba, trung gian gián tiếp (tương tự như “trung gian toàn phần” theo Baron và Kenny).

Do vậy, để kiểm tra các mối quan hệ trong mô hình NC, TG tiến hành xây dựng các mô hình hồi quy Đầu tiên, để kiểm tra tác động của QTLN đến CBTT BCTC (giả thuyết H1), dựa trên các NC trước, TG đề xuất mô hình sau:

CLBCTCit: CBTT BCTC được đo lường theo các vi phạm về CBTT;

DACCit: QTLN của DN i tính tại năm t; β0: hệ số chặn; β1 : các hệ số; εi: sai số ngẫu nhiên. Để kiểm tra tác động của CBTT BCTC đến giá CP (giả thuyết H2), tác động của QTLN đến giá

CP (giả thuyết H3), vai trò trung gian của CBTT BCTC trong mối quan hệ về tác động của QTLN đến giá

CP (giả thuyết H4) dựa trên các NC trước, TG đề xuất mô hình sau:

P i = β 0 + β 1 *DACCDACC it + β 2 *DACCCLBCTC it + β 3 *DACCEPS it + β 4 *DACCBPS it + β 5 *DACCDPS it + β 6 *DACCDebtTotalAsset it + β 7 *DACCYearhd it + ε i (2)

Pi: giá CP đóng cửa tại ngày 31 tháng 3 năm kế tiếp năm tài chính của DN i (mã hóa trong dữ liệu kiểm định là lead_P313); β0: hệ số chặn; β1, β2, β3, β4, β5, β6, β7: các hệ số;

DACCit: QTLN được đo lường theo mô hình Jones điều chỉnh của DN i tính đến năm t;

CLBCTCit: là CBTT BCTC qua vi phạm công bố, biến giả (là 0 trong trường hợp không vi phạm, là 1 trong trường hợp có vi phạm) của DN i tính đến năm t;

EPSit: lợi nhuận trên mỗi CP của DN i tính đến năm t; BPSit: giá trị sổ sách CP của DN i tính đến năm t; DPSit: cổ tức trên mỗi CP của DN i tính đến năm t;

DebtTotalAssetit: chỉ số đòn bẩy của DN i tính đến năm t;

Yearhdit: thời gian hoạt động của DN i tính đến năm t; εi: sai số ngẫu nhiên.

3.2.3 Đo lường các biến trong mô hình

Mô hình NC của luận án được xây dựng từ sự kế thừa các kết quả NC trước, do vậy cách đo lường các biến trong mô hình NC đều được giữ nguyên, chỉ có biến giá CP được đưa vào phỏng vấn với CG trong giai đoạn NC định tính giai đoạn 1 để lựa chọn được cách đo lường phù hợp trong mô hình NC.

Biến độc lập trong mô hình NC là biến QTLN Qua quá trình lược khảo tài liệu, TG nhận thấy biến QTLN có thể được đo lường qua cơ sở dồn tích (AEM) hoặc hoạt động thực (REM) Tuy nhiên, đa phần các

NC đều cho rằng việc đo lường QTLN qua REM khó để lấy dữ liệu và khó để phân biệt với các chính sách kinh doanh thực tế từ DN Đồng thời, QTLN qua AEM được xem là cách tiếp tốt nhất Lobo và Zhou (2001) cũng đồng mô hình Jones điều chỉnh là mạnh nhất trong số các mô hình cạnh tranh để phát hiện QTLN Để đo lường các khoản dồn tích có thể điều chỉnh, trước tiên cần phải đo lường tổng các khoản dồn tích.

Từ công thức tính QTLN được trình bày trong Chương 2, các khoản dồn điều chỉnh - DA (Discretionary accruals) thường được tính thông qua tổng các khoản dồn tích – TA (Total accruals) và các khoản dồn tích không điều chỉnh - NDA (Nondiscretionary accruals) bằng công thức:

DA it = TA it – NDA it

Từ đây suy ra, DA it /A t-1 = TA it /A t-1 – NDA it /A t-1 (1)

Bước 1: Tính NIit và CFOit, sau đó tính TA it theo công thức sau :

NIit : Lợi nhuận sau thuế của DN i năm t; CFOit : Dòng tiền từ HĐKD của DN i năm t.

Bước 2: Tính ∆RE t, ∆RECt, PPEt, At-1, chạy hồi quy phương trình (3) để tính hệ số a1, a2, a3

TA it /A t-1 = a1(1/At-1) + a2[(∆RE t) /At-1] + a3(PPEt/At-1) + εit (3) Sau đó tính NDA it /A t-1 theo công thức sau:

NDA it /A t-1 = α1(1/At-1) + α2[(∆RE t - ∆RECt) /At-1] + α3(PPEt/At-1) (4)

Trong đó, ΔRE RE t là doanh thu trong năm t trừ đi doanh thu năm t-1; ΔRE RECt là các khoản phải thu ròng trong năm t trừ các khoản phải thu ròng năm t-1; PPEt là tài sản cố định vào cuối năm t;

At-1 là tổng tài sản cuối năm t-1; và α1, α2, α3 là các thông số của DN được tính ở trên (chính là a1, a2, a3).

Bước 3: Từ công thức (1) và (3), tính được DA it /A t-1 (chính là phần dư εit).

Theo Nguyễn Thị Phương Hồng (2016) và Lai (2011) thì |DA it /A t-1 | chính là QTLN thông qua các khoảng dồn tích điều chỉnh (có thể mang giá trị âm hoặc dương) Theo Habib và cộng sự (2013), hoạt động QTLN qua các khoản dồn tích điều chỉnh dù âm hay dương đều cho thấy khả năng thao túng thông tin lợi nhuận công bố và giá CP trong các bối cảnh NC khác, đặc biệt trong giai đoạn suy thoái kinh tế, các mối quan hệ liên quan đến QTLN và giá CP có nhiều chuyển biến phức tạp, khác biệt so với giai đoạn bình thường Do vậy, TG đề xuất sử dụng giá trị |DA it /A t-1 | để làm cơ sở đo lường về hành vi QTLN trong đề tài NC với các mối quan hệ liên quan.

3.2.3.2 Biến trung gian (CBTT BCTC)

CBTT BCTC cũng là một khái niệm đa chiều và được đo lường qua nhiều phương diện khác nhau Pevzner và cộng sự (2015) cho rằng một trong những yếu tố có ảnh hưởng then chốt đến phản ứng củaTTCK là độ tin cậy và CL của thông tin công bố Do vậy, luận án này sẽ đo lường CBTT BCTC qua vi phạmCBTT được thu thập qua công bố trên mục Thanh tra – giám sát tại website của BCK nhà nước theo từng năm theo cách tiếp của Shakhatreh và cộng sự (2020) và Wolo-

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

Kết quả nghiên cứu định tính giai đoạn 1

4.1.1 Kết quả thảo luận với chuyên gia

4.1.1.1 Kết quả thảo luận với chuyên gia về vai trò trung gian của công bố thông tin Báo cáo tài chính trong mô hình nghiên cứu Để nhận diện vai trò trung gian của CBTT BCTC trong tác động của QTLN đến giá CP, đầu tiên

TG tiến hành phỏng vấn về các mối quan hệ trong mô hình NC Theo Baron và Kenny (1986), điều kiện để tồn tại biến trung gian là: có tác động trực tiếp của biến độc lập đến biến trung gian, biến phụ thuộc và có tác động trực tiếp của biến trung gian đến biến phụ thuộc Sau đó, TG tiếp tục phỏng vấn về sự tồn tại của vai trò trung gian trong mô hình NC Kết quả phỏng vấn được trình bày chi tiết trong Phụ lục 4 Dưới đây là tổng hợp kiến các CG khi thảo luận về các mối quan hệ.

 Tác động của QTLN đến CBTT BCTC

5/5 CG đều đồng ý rằng hành vi QTLN của DN sẽ dẫn đến các vi phạm về CBTT BCTC CG1 đồng ý và bổ sung rằng QTLN có tác động đến CBTT BCTC, nhưng không phải hành vi QTLN nào của ban quản trị cũng bị phát hiện và vi phạm về CBTT BCTC Ví dụ như một số hành vi QTLN về ước tính và lựa chọn phương pháp khấu hao có thể không vi phạm các QĐ pháp luật CG2 cũng đồng ý và bổ sung rằng các hành vi QTLN gây ra sai sót trọng yếu trên BCTC sẽ dẫn đến vi phạm về CBTT BCTC Nhận định này phù hợp với NC của Wolo-Williams (2011).

 Tác động của CBTT BCTC đến giá cổ phiếu

5/5 CG đều đồng ý rằng vi phạm CBTT BCTC sẽ có tác động đến giá CP trên thị trường CG3,4 đồng ý và bổ sung rằng chiều hướng tác động sẽ phụ thuộc vào bối cảnh cụ thể và chiến lược của các tổ chức, NĐT lớn trên TTCK Nhận định này phù hợp với NC của Badu và Appiah (2018).

 Tác động của QTLN đến giá cổ phiếu

Các CG đều đồng ý rằng QTLN có tác động đến giá CP trên TTCK CG2,3 đồng ý và bổ sung rằng hành vi QTLN của DN gây tác động điều chỉnh số liệu lợi nhuận trên BCTC Trong khi chỉ số này được dùng để làm cơ sở định giá CP và ra quyết định đầu tư của NĐT Từ đó, gây ảnh hưởng đến quyết định giao dịch CP và làm ảnh hưởng giá CP Chiều hướng tác động sẽ tùy thuộc vào hành vi QTLN này có bị các NĐT phát hiện hay không Nhận định này phù hợp với NC của Baber và cộng sự (2006).

 Vai trò trung gian của CBTT BCTC trong mô hình nghiên cứu

Cả 5/5 CG đều đồng ý QTLN có thể tác động đến giá CP thông qua việc tác động đến vi phạm CBTT BCTC trong mô hình NC tác động của QTLN đến CBTT BCTC và giá CP của DN NY trên TTCK

N Các CG đều cho rằng thông tin BCTC cung cấp thông tin liên quan đến tình hình hoạt động của DN, và thường được dùng để định giá CP Vì vậy khi DN bị BCK nhà nước công bố vi phạm về thông tin BCTC thì hiển nhiên sẽ có tác động đến giá CP Việc vi phạm CBTT BCTC có nhiều lý do: trễ thời hạn công bố, không đủ thông tin, sai lệch thông tin, CBTT nội bộ, không tuân thủ QĐ kiểm toán… Điều này có thể xảy ra do hành vi QTLN của DN nhằm làm kết quả lợi nhuận trên BCTC tốt hơn, đáp ứng mong đợi từ đối tác và các NĐT.CG2 đồng ý và bổ sung rằng QTLN cũng có thể ảnh hưởng đến giá CP khi cố tình tác động đến BCTC nhằm thao túng giá CP trên thị trường và bị vi phạm QĐ về BCTC khi công bố.

CG3 bổ sung rằng DN thực hiện hành vi QTLN nhằm làm giảm giá CP, khi muốn làm giảm lợi nhuận để trốn thuế hay nhận các chính sách ưu đãi, hỗ trợ từ chính phủ và dẫn đến các vi phạm về CBTT Khi các vi phạm này bị công bố có thể gây mất niềm tin các NĐT và làm giảm giá CP mạnh hơn.

Tóm lại, kết quả định tính giai đoạn 1 bước đầu cho thấy nhận định của các CG về việc có tồn tại vai trò trung gian của CBTT BCTC trong tác động của QTLN đến giá CP và các mối quan hệ trong mô hình

NC Điều này phù hợp với cách tiếp cận của Baron và Kenny (1986) về các điều kiện vai trò trung gian Kết quả này sẽ góp phần làm cơ sở cho TG thực hiện các bước tiếp theo trong quy trình NC.

4.1.1.2 Kết quả thảo luận với chuyên gia về cách lấy giá cổ phiếu trong mô hình nghiên cứu

Kết quả phỏng vấn chi tiết được trình bày trong Phụ lục 4.

Các CG đều đồng ý rằng các khái niệm trong mô hình NC rõ nghĩa, phù hợp Đồng thời, cách lấy giá CP tại thời điểm 31 tháng 3 sau năm kết thúc tài chính trong mô hình NC là phù hợp Cụ thể:

5/5 CG đồng cách lấy giá CP tại thời điểm 31 tháng 3 năm kế tiếp sau năm kết thúc tài chính của

DN để đưa vào đo lường mô hình NC CG1 cho rằng giá CP vào thời điểm cuối năm tài chính cũng có thể bắt đầu bị ảnh hưởng Tuy nhiên, việc lấy giá tại ngày 31 tháng 3 hạn cuối CBTT BCTC là phù hợp với mô hình

NC do đa số các DN đều công bố BCTC đã kiểm toán vào ngày 30 và 31 tháng 3 sau năm kết thúc tài chính.

CG dẫn chứng về một số NC trước đây cũng đã áp dụng mô hình Ohlson khi NC các chủ đề về giá CP như

NC của Phạm Tiến Mạnh và cộng sự (2018) Các CG2, 3, 4, 5 đồng ý với giá CP lấy tại thời điểm 31 tháng 3 năm tiếp theo sau năm kết thúc tài chính, vì đây là thời điểm đa số các DN công bố BCTC và không bổ sung gì thêm.

- Chỉ số nợ trên tài sản,

Quản trị lợi nhuận Giá cổ phiếu

Như vậy, các CG đều đồng ý rằng cách lấy giá CP tại ngày 31 tháng 3 sau năm kết thúc tài chính là phù hợp trong mô hình NC.

4.1.2 Mô hình nghiên cứu chính thức

Mô hình NC chính thức được trình bày trong Hình 4.1

Hình 4.1 Mô hình nghiên cứu chính thức

Mô hình NC chính thức và giả thuyết NC chính thức so với mô hình NC ban đầu và giả thuyết NC ban đầu là không thay đổi.

Kết quả nghiên cứu định lượng

4.2.1 Thống kê mẫu nghiên cứu

Dữ liệu từ 243 DN, trong đó có 642 quan sát từ DN NY trên sàn HSX và 816 quan sát từ DN NY trên sàn HNX trong giai đoạn từ 2016-2021, tổng cộng 1458 quan sát, thống kê từ dữ liệu của Finpro.

Kết quả được trình bày chi tiết trong Bảng 4.1 dưới đây:

Bảng 4.1 Tổng quan mẫu nghiên cứu

Nguồn: Kết quả thống kê từ dữ liệu 243 DN NY trên sàn HSX và HNX, 2016-2021

4.2.1.1 Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu theo ngành nghề

Dữ liệu NC được thu thập từ 107 DN NY trên sàn HSX và 136 DN NY trên sàn HNX Hình 4.2 thể hiện biểu đồ thống kê số lượng DN NY trên hai sàn trong các ngành khác nhau, giai đoạn 2016-2021.

Cụ thể, số lượng DN NY trong ngành công nghiệp chiếm tỷ lệ cao nhất, với 79 DN trên HNX và

54 DN trên HSX Số lượng DN NY ngành dược phẩm và y tế có tỷ lệ ít nhất, gồm 5 DN NY trên HNX và 5

Kết quả được trình bày chi tiết trong Hình 4.2 dưới đây:

Dược phẩm và Y tế HSX

HNX Dịch vụ Tiêu dùng

Công nghiệp Dịch vụ Tiêu dùng Dược phẩm và Y tế Hàng Tiêu dùng Nguyên vật liệu

Nguồn: Kết quả thống kê từ dữ liệu 243 DN NY trên sàn HSX và HNX, 2016-2021

Hình 4.2 Biểu đồ thể hiện nhóm ngành theo sàn trong cỡ mẫu nghiên cứu

Hình 4.3 thể hiện biểu đồ thống kê tỷ lệ % các ngành trong cỡ mẫu NC Trong đó, ngành công nghiệp chiếm tỷ lệ cao nhất, với 55% số lượng DN NY trên cả hai sàn Ngành hàng tiêu dùng chiếm 14%, ngành nguyên vật liệu chiếm 21%, và ngành dược phẩm và y tế chiếm 4%.

Kết quả được trình bày chi tiết trong Hình 4.3 dưới đây:

Nguồn: Kết quả thống kê từ dữ liệu 243 DN NY trên sàn HSX và HNX, 2016-2021

Hình 4.3 Biểu đồ các ngành trong mẫu nghiên cứu

4.2.1.2 Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu theo giá trị

Kết quả thống kê mô tả mẫu NC theo giá trị của 243 DN NY trên sàn HSX và HNX trong giai đoạn từ 2016 đến 2021, với 1458 quan sát, trình bày các biến gồm lead_P313, DACC, CL BCTC, EPS, BPS, DPS, DebtTotalAsset và Yearhd Trong thời gian từ 2016 đến 2021, giá trị của biến

“lead_P313” dao động từ 1.310 (là mã chứng khoán TNT năm 2019) đến 263.300 (là mã chứng khoán CS năm 2019) Trong khi đó, giá trị tuyệt đối của biến “DACC” dao động từ 0,00 đến 0,32 trong cùng khoảng thời gian.

Từ kết quả này, ta nhận thấy rằng giá trị trung bình của những biến khác nhau có sự khác biệt lớn về mức độ dao động Để giảm thiểu sự khác biệt này và thuận tiện cho việc phân tích dữ liệu, các giá trị gốc của các biến lead_P313, EPS, BPS, DPS được chuyển sang dạng logarithm Việc này giúp cho các giá trị được xử lý tốt hơn và phân tích dữ liệu dễ dàng hơn Qua đây, TG đã có một số nhận định, đánh giá tổng quan về thực trạng QTLN, CBTT BCTC và giá CP trong giai đoạn NC Kết quả cuối cùng sau khi đồng nhất dữ liệu trình bày chi tiết trong Bảng 4.2.

Bảng 4.2 Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu theo giá trị

Variable Obs Mean Std dev Min Max lead_P313 1458 9,61 0,79 7,18 12,48

Nguồn: Kết quả chạy Stata từ 243 DN NY trên sàn HSX và HNX, 2016-2021

Ghi chú: lead_P313: giá CP; DACC: QTLN; CL BCTC: CBTT BCTC; EPS: lợi nhuận trên mỗi CP; BPS: giá trị sổ sách CP; DPS: cổ tức trên mỗi trên mỗi CP; DebtTotalAsset: chỉ số đòn bẩy;Yearhd: thời gian hoạt động của DN

Từ dữ liệu thu thập được, Bảng 4.2 cho thấy kết quả về thống kê, mô tả cho biến độc lập, biến trung gian, biến phụ thuộc và biến kiểm soát qua phần mềm Stata

17 Trong đó, cung cấp số liệu thống kê và mô tả cho từng gồm giá trị trung bình, giá trị tối thiểu, tối đa và độ lệch chuẩn Chi tiết được trình bày trong Bảng 4.2.

4.2.2 Kiểm tra đa cộng tuyến Đa cộng tuyến là hiện tượng các biến độc lập trong mô hình tương quan tuyến tính với nhau Để đảm bảo kết quả hồi quy không bị sai lệch, các biến độc lập phải không có tương quan với nhau, cụ thể hệ IF được dùng để kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình NC (Gujarati và cộng sự, 2009).

Kết quả được trình bày trong Bảng 4.3 cho thấy VIF của tất cả các biến độc lập đều nhỏ hơn 5, do vậy mô hình không bị đa cộng tuyến (Hair Jr và cộng sự, 2021) Sau đó, để tìm hiểu rõ hơn về các mối quan hệ giữa các biến trong mô hình NC TG tiến hành các bước kiểm định tiếp theo.

Phân tích này được thực hiện nhằm kiểm tra về mối quan hệ giữa các biến độc lập, biến trung gian (CBTT BCTC), biến phụ thuộc và biến kiểm soát trong mô hình NC thực hiện phân tích tương quan bằng cách lập ma trận hệ số tương quan của các biến, được trình bày trong Bảng 4.4 cho thấy hệ số tương quan Pearson giữa các cặp biến dao động từ -0,1647 đến 0,5460.

Trong đó, mức cao nhất là 0,5460 thể hiện mối tương quan giữa biến EPS và DPS, giá trị thấp nhất thể hiện mối tương quan giữa lead_P313 và DebTotalAsset Bên cạnh đó, kết quả phân tích tương quan cho thấy một số điểm chính như sau: Đầu tiên, biến phụ thuộc giá CP “lead_P313” có tương quan ngược chiều với biến độc lập QTLN

“DACC”, biến kiểm soát đòn bẩy tài chính “DebtTotalAsset” và có tương quan thuận chiều với biến trung gian CBTT BCTC “CLBCTC” và các biến kiểm còn lại như: lợi nhuận trên mỗi CP “EPS”, giá trị sổ sách trên mỗi CP “BPS”, lợi nhuận trên mỗi CP “DPS”, số năm hoạt động trên sàn chứng khoán N “Yearhd”.

Thứ hai, biến độc lập QTLN có tương quan thuận chiều với biến CBTT BCTC, biến số năm hoạt động và ngược chiều với các biến còn lại trong mô hình NC.

Thứ ba, biến trung gian CBTT BCTC có tương quan thuận với biến QTLN, lợi nhuận trên mỗi

CP, giá trị sổ sách trên mỗi CP và tương quan ngược chiều với các biến còn lại trong mô hình NC.

Kết quả NC định tính giai đoạn 2

Kết quả thảo luận với CG về kết quả NC không như dấu kỳ vọng.

Kết quả phỏng vấn chi tiết được trình bày trong Phụ lục 6. a) QTLN theo kỳ vọng sẽ làm tăng giá cổ phiếu nhưng kết quả thực tế làm giảm giá cổ phiếu

Theo kỳ vọng, QTLN sẽ có tác động làm tăng giá CP, tuy nhiên kết quả kiểm định thực tế lại cho thấy ảnh hưởng ngược chiều từ QTLN đến giá CP.

CG3 cho rằng đôi lúc các nhà quản trị thực hiện hành vi QTLN làm tăng hoặc giảm giá CP tùy thuộc vào mục đích nhằm đáp ứng yêu cầu từ đối tác, NĐT hay đáp ứng các mục đích khác như: giảm thuế thu nhập DN, nhận các ưu đãi, chính sách hỗ trợ từ chính phủ, ngân hàng, quỹ tài chính, … Hoặc cũng thực hiện QTLN nhằm làm ổn định lợi nhuận, đáp ứng ứng chiến lược kinh doanh, cho thấy sự phát triển của DN qua các năm Điều này có thể gây ra tác động tăng hay giảm giá CP trên thị trường khi hành vi này gây tác động lên các số liệu BC Ngoài ra, giá CP còn bị tác động bởi các chiến lược đầu tư trên thị trường, do đó cũng có thể dẫn đến các phản ứng bất thường.

CG4 và CG5 đồng với CG3 và bổ sung một số nguyên nhân sau:

Thứ nhất, có thể thị trường đã nhận thức được hành vi QTLN của các nhà quản trị qua một số dấu hiệu, hay sự kiện từ quá khứ của DN Bên cạnh đó, mặc dù DN thực hiện hành vi QTLN nhằm làm ổn lợi nhuận, tuy nhiên HĐKD và tiềm năng của DN vẫn không được đánh giá cao trên thị trường trong trung và dài hạn so với các ngành nghề khác, hay không nằm trong danh mục đầu tư của các quỹ lớn trên thị trường, do vậy có thể sẽ dẫn đến tình trạng giảm giá CP Ngoài ra, giá CP còn có thể bị ảnh hưởng các yếu tố khác trên thị trường như điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội và chiến lược đầu tư Đôi lúc thị trường sẽ có những đợt điều chỉnh do chiến lược của các NĐT tổ chức lớn hay các quỹ đầu tư, điều này cũng có thể gây ra ảnh hưởng đến phản ứng thông thường của giá CP, TTCK N thường có xu hướng ngược Điều này là do một số tổ chức, NĐT hay quỹ đầu tư lớn đã nắm bắt trước được các thông tin Điều này phù hợp với nhận định của của Baber và cộng sự (2006) khi tìm thấy bằng chứng về phản ứng tiêu cực của giá CP, đối với hành vi QTLN và cho rằng NĐT có thể phân biệt được hành vi QTLN khi thông tin BCTC được công bố Do vậy, khi DN thực hiện hành vi QTLN nhằm làm tác động đến lợi nhuận được công bố, nhưng thông tin lợi nhuận này lại được các tổ chức biết trước khi công bố ra thị trường Điều này sẽ gây ra phản ứng ngược khi các NĐT nhỏ lẻ mua vào, các NĐT và tổ chức lớn sẽ bán CP nhằm thu lợi nhuận. b) Vi phạm CBTT BCTC theo kỳ vọng sẽ làm giảm giá cổ phiếu nhưng kết quả thực tế làm tăng giá cổ phiếu

CG3,4,5 đều cho rằng TTCK N đang trong giai đoạn phát triển và ngày càng lớn mạnh theo thời gian Bằng chứng là số lượng tài khoản các NĐT mở mới không ngừng tăng qua các năm CG4 đưa ra dẫn chứng là riêng năm 2021, số lượng tài khoản chứng khoán mở mới là 1,5 triệu tài khoản, trong khi số lượng các tài khoản được mở mới từ năm 2017 đến năm 2020 chỉ đạt 1,04 triệu tài khoản, tổng vốn hóa thị trường là 7,7 triệu tỷ đồng vào năm 2021, trong khi vốn hóa thị trường vào năm 2016 chỉ là 1,6 triệu tỷ đồng Do vậy, giá

CP trên thị trường nhìn chung sẽ tăng dù cho có các vi phạm về CBTT (đặc biệt sẽ tăng mạnh trong giai đoạn Covid, khi lượng lớn dòng tiền nhàn rỗi trên thị trường do kinh tế bị đình trệ từ các chính sách hạn chế). Goldstein và Yang (2017) cho rằng CBTT có thể tác động tích cực hoặc tiêu cực đến giá CP dưới bối cảnh khác nhau.

Bên cạnh đó, CG 4 và 5 cho rằng tại TTCK N, các thông tin công bố trên thị trường thường đã được các NĐT, tổ chức lớn nắm bắt trước từ lâu và có hành động tác động vào giá CP từ trước đó Nên khi tại thời điểm CBTT ra thị trường, họ thường sẽ có hành vi ngược lại nhằm thao túng giá CP, đem lại lợi nhuận cá nhân.

Do vậy, tại thời điểm công bố vi phạm khi các NĐT nhỏ nghĩ rằng sẽ có tác động đến thị trường, tìm cách bán tháo CP làm giảm giá CP thì các tổ chức, NĐT lớn đã bán từ trước đó sẽ tranh thủ mua gom CP với giá thấp. Các tổ chức, NĐT lớn sẽ tranh thủ mua gom CP giá rẻ vào ngày công bố vi phạm, các ngày gần đó do các NĐT nhỏ lẻ lo sợ bán tháo CP, sau đó khi các NĐT nhỏ đã ổn định tâm l quay lại thị trường thì sẽ bán xả CP. Điều này phù hợp với quan điểm của Bushee và cộng sự (2019) khi cho rằng các NĐT có thể chuyển từ chiến lược đầu tư dài hạn sang ngắn hạn khi nắm bắt được các thông tin về BCTC có kết quả xấu. c) QTLN tác động gián tiếp đến giá CP thông qua vi phạm CBTT BCTC với kỳ vọng âm nhưng thực tế dương

Các CG giải thích tương tự như tác động của vi phạm CBTT đến giá CP.

Ngoài ra, CG5 cho rằng đôi lúc các DN sẽ chấp nhận việc bị phạt vi phạm CBTT BCTC để thao túng giá CP trên thị trường, khi cố tình không công bố đầy đủ các thông tin, nộp trễ BCTC và có thể tạo các tin đồn nhằm mục đích thu gom CP giá rẻ bán tháo từ các NĐT nhỏ lẻ, sau đó sẽ ra tin tốt để ổn định tâm l các NĐT nhỏ và bán xả CP.

Chi tiết trình bày trong Bảng 4.8:

Bảng 4.8 Tóm tắt kết quả nghiên cứu

Giả thuyết Tên giả thuyết Hệ số ảnh hưởng

H1 QTLN có tác động đến

H2 CBTT BCTC có tác động đến giá CP 0,20 + Chấp nhận

H3 QTLN có tác động đến giá

H4 QTLN có tác động gián tiếp đến giá

Nguồn: Kết quả chạy Stata từ dữ liệu 243 DN NY trên sàn HSX và HNX, 2016-2021

Ghi chú: QTLN: QTLN; CBTT BCTC: CBTT BCTC; H1, H2, H3, H4 là các giả thuyết trong mô hình NC; dấu “+” là mối quan hệ cùng chiều, dấu “–“ là mối quan hệ ngược chiều,” Chấp nhận” là chấp nhận giả thuyết nghiên cứu.

Bàn luận kết quả nghiên cứu

Thông qua phân tích dữ liệu từ 243 DN NY trên sàn chứng khoán VN từ năm 2016-2021, kết quả đo lường cho thấy 4 giả thuyết TG đề xuất đều có nghĩa thống kê tại các mức 1%, 5% hoặc 10% Các kết quả cho thấy sự tương đồng và khác biệt với một số NC trước đây.

4.4.1 Bàn luận về tác động của QTLN đến CBTT BCTC

Kết quả kiểm định cho thấy ảnh hưởng tích cực của QTLN đến vi phạm về CBTT BCTC, có hệ số β là 3,49 tại mức nghĩa thống kê là 0,01 Điều này cho thấy rằng các DN có thực hiện hành vi QTLN sẽ có khả năng vi phạm các yêu cầu về CBTT theo yêu cầu của BCK nhà nước và bị phát hiện thông qua kiểm tra, đánh giá của các DN kiểm toán hay các cơ quan nhà nước, gây ảnh hưởng đến CBTT BCTC Điều này đã được đề cập trong một số NC trước đây trên thế giới về tác động của QTLN đến CBTT BCTC Một số NC cho rằng QTLN có ảnh hưởng tiêu cực đến CBTT BCTC (Jans và cộng sự, 2005; Salawu, 2022; Tibbs, 2003).

Một số NC khác cho thấy QTLN có ảnh hưởng tích cực đến CBTT BCTC (Kanagaretnam và cộng sự, 2007; Shaw, 2003; Wolo-Williams, 2011) khi cho rằng các vi phạm về CBTT chính là một trong những dấu hiệu cho thấy hành vi QTLN của DN Kết quả này phù hợp với quan điểm dựa trên rõ LT đại diện của Jensen và Meckling (1976), khi cho rằng ban quản trị thực hiện hành vi QTLN để tác động đến số liệuBCTC, nhằm đạt được một số lợi ích cá nhân và dẫn đến các vi phạm về CBTT BCTC Kết quả NC trong luận án đóng góp thêm bằng chứng thực nghiệm từ cách đo lường CBTT BCTC, thông qua các vi phạm công bố qua cổng thông tin điện tử của BCK nhà nước, và tác động cùng chiều của QTLN đến vi phạmCBTT BCTC của 243 DN NY trên sàn chứng khoán N, giai đoạn 2016-2021.

Kết quả cho thấy bằng chứng về dấu hiệu có QTLN qua các vi phạm CBTT BCTC trên TTCK

VN, phù hợp với quan điểm về LT tín hiệu của Spence (1978) khi cho rằng các vi phạm về CBTT BCTC cho thấy các tín hiệu về tình hình HĐKD bất ổn của DN.

4.4.2 Bàn luận về tác động của CBTT BCTC đến giá cổ phiếu

Kết quả kiểm định cho thấy CBTT BCTC có tác động cùng chiều đến giá CP, có hệ số β là 0,20 tại mức nghĩa thống kê là 0,00 Điều này cho thấy kết quả trái ngược với một số NC đây, khi các kết quả trước đây cho thấy tác động tiêu cực của vi phạm CBTT BCTC đến giá CP, như là NC của Ahmad và cộng sự

(2021), Kiswanto và Fitriani (2019) Goldstein và Yang (2017), cho rằng CBTT có thể tác động tích cực hoặc tiêu cực đến giá CP dưới bối cảnh khác nhau Điều này phù hợp với quan điểm của Habib và cộng sự (2013) khi cho rằng TTCK diễn biến rất phức tạp và có thể chịu ảnh hưởng từ nhiều yếu tố khác nhau Do vậy, tùy thuộc vào từng bối cảnh NC, giá CP sẽ có những thay đổi khác biệt.

Theo ý kiến thảo luận từ các CG, TTCK N đang trong giai đoạn phát triển, vốn hóa thị trường năm 2021 đạt hơn 7,7 triệu tỷ đồng, cao hơn gấp 6 lần so với năm 2016 cùng với số lượng tài khoản mở mới đạt mức kỷ lục so với trước đây Do vậy, giá CP nhìn chung sẽ gia tăng qua các năm Bên cạnh đó, TTCK N thường có phản ứng ngược khi một số tổ chức, các NĐT lớn trên thị trường có thể đã nắm bắt được trước thông tin và bán hoặc mua trước khi thông tin được công bố, và có các hành động ngược lại vào ngày CBTT nhằm đánh lừa các NĐT nhỏ lẻ và thu lợi nhuận Điều này thích hợp với nhận định của Bushee và cộng sự

(2019), khi cho rằng các NĐT có thể chuyển từ chiến lược đầu tư dài hạn sang ngắn hạn khi nắm bắt được trước các thông tin về BCTC có kết quả xấu Đồng thời, phù hợp với nội dung từ LT thị trường hiệu quả củaFama (1970), khi cho rằng giá CP sẽ phản ánh tất cả các thông tin công bố trên thị trường, mà nguồn thông tin này có thể đến từ bên trong hoặc bên ngoài DN.

4.4.3 Bàn luận về tác động của QTLN đến giá cổ phiếu.

Kết quả NC cho thấy QTLN có tác động trực tiếp ngược chiều đến giá CP với hệ số quy β gần bằng -2,79 tại mức nghĩa thống kê là 0,04 Điều này cho thấy tác động mạnh mẽ của QTLN đến giá CP Kết quả này trái ngược với một số NC khác trước đây, khi các NC này cho thấy ảnh hưởng trực tiếp tích cực của QTLN đến giá CP (Cyril và cộng sự, 2019; Ma và Yoo, 2022) hay NC không cho thấy ảnh hưởng có nghĩa thống kê trong mối quan hệ giữa QTLN và giá CP (Sochib và Setyobakti, 2019) Nhưng kết quả này thích hợp với NC của Baber và cộng sự (2006) khi cho thấy phản ứng tiêu cực của giá CP đối với hành vi QTLN. Người viết cho rằng có thể các NĐT đã cảm nhận được hành vi QTLN khi thông tin BCTC được công bố.

Sự khác biệt về kết quả NC này bắt nguồn việc dữ liệu NC được lấy trong các giai đoạn, bối cảnh khác nhau, cách đo lường các biến trong mô hình và cách đặt giả thuyết khác nhau Điều này tương tự với kết quả thảo luận chuyên sâu với các CG, tác động ngược chiều của QTLN đến giá CP do thị trường có thể đã nhận thấy được các dấu hiệu về QTLN của DN Bên cạnh đó, các DN sử dụng QTLN làm giảm lợi nhuận trên BCTC, nhằm nhận được các gói hỗ trợ từ chính phủ hoặc đạt được các mục tiêu chiến lược kinh doanh, giảm thuế thu nhập DN, giống với nhận định của Liên và Ngân (2017).

Ngoài ra, mặc dù DN thực hiện hành vi QTLN nhằm làm ổn lợi nhuận, tuy nhiên CG cho rằngHĐKD và tiềm năng của DN vẫn không được đánh giá cao trên thị trường trong trung và dài hạn so với các ngành nghề khác, hay không nằm trong danh mục đầu tư của các quỹ lớn trên thị trường, do vậy có thể sẽ dẫn đến tình trạng giảm giá CP Bên cạnh đó, giá CP còn có thể bị ảnh hưởng các yếu tố khác trên thị trường như điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội và chiến lược đầu tư, giống với quan điểm của He và cộng sự (2020) và LT thị trường hiệu quả của Fama (1970) về việc giá CP trên thị trường sẽ phản ánh tất cả thông tin bên ngoài và bên trong DN Ngoài ra, theo CG, đôi lúc thị trường sẽ có những đợt điều chỉnh chiến lược của các NĐT tổ chức lớn hay các quỹ đầu tư, điều này cũng có thể gây ra ảnh hưởng đến phản ứng thông thường của giá CP, TTCK VN thường có xu hướng ngược NC của Habib và cộng sự

(2013) cho rằng QTLN có thể tác động bất thường đến giá CP tùy thuộc vào từng bối cảnh NC Ví dụ như khi suy thoái kinh tế, người viết cho rằng QTLN lại được xem là cơ hội của các NĐT trong giai đoạn này.

Các hành vi QTLN của DN trong giai đoạn này hướng tới mục đích nhằm giảm chỉ tiêu lợi nhuận của DN nhiều hơn, thể hiện tiềm năng của DN với những số liệu cải thiện trong giai đoạn sau đó, điều này bắt nguồn từ việc các NĐT dễ chấp nhận các BCTC bị lỗ nhiều hơn so với thực tế trong giai đoạn suy thoái kinh tế, sau đó gia tăng lợi nhuận ở giai đoạn phục hồi kinh tế, điều này sẽ tăng sự tin cậy của NĐT và giá CP tăng nhanh hơn.

4.4.4 Bàn luận về tác động của QTLN đến giá cổ phiếu thông qua CBTT BCTC

Kết quả kiểm định cho thấy QTLN có tác động gián tiếp cùng chiều đến giá CP qua CBTT BCTC, có hệ số β là 0,71; tại mức nghĩa thống kê là 0,04 Đầu tiên, kết quả cho thấy có tồn tại tác động tích cực của QTLN đến giá CP thông qua CBTT BCTC trên thị trường VN trong giai đoạn 2016-2021 Điều này đã cho thấy được vai trò trung gian cạnh tranh của CBTT BCTC trong mối quan hệ giữa QTLN và giá CP theo Zhao và cộng sự (2010), hay nói cách khác là khả năng ảnh hưởng của QTLN đến giá CP thông qua việc làm ảnh hưởng đến các số liệu kế toán trên BCTC, dẫn đến các vi phạm CBTT BCTC và tác động đến giá CP Điều này phù hợp với quan điểm của Wolo-Williams (2011), khi cho rằng QTLN quan trọng trong việc dẫn đến vi phạm CBTT BCTC do các DN cố gắng can thiệp vào giá CP và lừa dối các NĐT Kết quả này cũng tương tự với nội dung LT đại diện của Jensen và Meckling (1976) và LT thị trường hiệu quả của Fama (1970), khi cho rằng mối quan hệ này bắt nguồn từ sự xung đột quyền lợi giữa các đại diện và giá CP trên thị trường sẽ phản ánh tất cả thông tin hiện có Một số NC trước đây cũng đã đề cập về tác động gián tiếp của QTLN đến giá CP trong những bối cảnh khác nhau và biến trung gian khác (Ahmed, 2021; Saleh và cộng sự, 2022;Sochib và

Setyobakti, 2019) Kết quả NC cho thấy tác động làm tăng giá CP khi DN bị công bố vi phạm ra thị trường, ngược lại với bình thường làm giảm giá CP Theo ý kiến của các CG, cho thấy rằng sự thay đổi bất thường của giá CP xuất phát từ đặc điểm của TTCK N, khi TTCK đang trong giai đoạn phát triển.

Kết luận

Mục tiêu NC của luận án tập trung phát triển và kiểm định vai trò trung gian của CBTT BCTC trong mối quan hệ về tác động của QTLN đến giá CP khi mối quan hệ này chưa được khám phá và đo lường trong quá trình lược khảo tài liệu NC Từ quá trình tổng hợp tài liệu, xác định khoảng trống NC, mục tiêu NC và vận dụng các phương pháp NC để đo lường các mối quan hệ trong mô hình NC, luận án đã giải quyết được các mục tiêu, câu hỏi NC đề ra và đạt được một số kết quả dưới đây:

- QTLN tác động cùng chiều đến CBTT BCTC với hệ số ảnh hưởng là 3,49 và mức nghĩa thống kê

- CBTT BCTC tác động cùng chiều đến giá CP có hệ số ảnh hưởng là 0,20 và mức nghĩa thống kê

- QTLN tác động ngược chiều đến giá CP có hệ số ảnh hưởng là -2,79 và mức nghĩa thống kê 5%.

- QTLN có tác động gián tiếp đến giá CP thông qua CBTT BCTC, có hệ số ảnh hưởng là 0,71 và mức nghĩa thống kê 5%.

Ngoài ra, kết quả NC cho thấy ảnh hưởng của các biến kiểm soát gồm EPS, chỉ số đòn bẩy tài chính, thời gian hoạt động trên TTCK đến giá CP Trong đó EPS là yếu tố có ảnh hưởng mạnh nhất.

Một số hàm rút ra từ nghiên cứu

5.2 Một số hàm r t ra từ nghiên cứu

Kết quả thực nghiệm của NC về tác động của QTLN đến CBTT BCTC và giá CP góp phần giúp các nhà quản trị, các NĐT, các cơ quan hoạch định chính sách và các bên liên quan khác có thể hiểu rõ hơn về vai trò và mức độ tác động của QTLN đến CBTT BCTC và giá CP của các DN NY trên TTCK VN trong giai đoạn 2016-2021, trong đó có khoảng thời gian bị ảnh hưởng từ dịch Covid-19 và suy thoái kinh tế (2019-

2021), có các hành vi QTLN bất thường so với kết quả NC trong giai đoạn kinh tế bình thường Bằng chứng thực nghiệm về hành vi QTLN và vi phạm CBTT BCTC thực tế không chỉ cho thấy các vấn đề liên quan đến

CL thông tin công bố, hệ thống kiểm soát nội bộ, hệ thống thông tin của DN mà còn cho thấy các vấn đề tồn đọng hiện nay liên quan đến khung pháp l chưa hoàn thiện như là: chưa có các QĐ cụ thể bảo vệ quyền lợi các NĐT tham gia thị trường, cơ chế quản l giám sát chưa chặt chẽ, các QĐ về chế tài xử phạt chưa đủ sức răn đe, thủ tục phức tạp, hành vi QTLN ngày càng tinh vi, khó phát hiện hay các vấn đề liên quan đến nhận thức, hiểu biết của NĐT liên quan đến hoạt động TTCK.

Từ kết quả NC, luận án có hàm ý với từng đối tượng cụ thể như sau:

5.2.1 Đối với các DN niêm yết

Theo LT đại diện, việc tách biệt quyền sở hữu và quản l đã dẫn đến hành vi QTLN của DN và vi phạm CBTT BCTC khi ban quản trị (bên đại diện) muốn thu lợi riêng hoặc bị áp lực bởi các mong đợi, yêu cầu từ HĐQT (bên giao đại diện) Kết quả NC đã cho thấy ảnh hưởng của QTLN đến vi phạm CBTT BCTC và giá CP, việc vi phạm có thể về nội dung hoặc mức độ CBTT BCTC tác động đến giá CP, phục vụ cho một nhóm người có lợi ích kinh tế Các bằng chứng thực nghiệm trong giai đoạn 2016-2021 cho thấy các vấn đề tồn đọng không chỉ về CL thông tin công bố, năng lực ban quản trị, đội ngũ nhân viên kế toán mà còn về khả năng quản l , kiểm soát của HĐQT, Ban kiểm soát cũng như hệ thống kiểm soát nội bộ yếu kém, hạ tầng CNTT lỗi thời Để kiểm soát hành vi cố tình QTLN tác động đến CBTT BCTC thì các DN cần xây dựng các quy chế nội bộ rõ ràng, có ban kiểm toán trực thuộc HĐQT hoạt động hữu hiệu và tích cực nhằm hạn chế tình trạng QTLN Cụ thể một số chính sách đề xuất như:

Một là, làm theo hướng dẫn CBTT BCTC theo Thông tư số 96/2020/TT- BTC về Hướng dẫn

CBTT trên TTCK và Quyết định 450/ QĐ- BCK về Quy chế sử dụng Hệ thống CBTT, tăng cường thông tin công bố đầy đủ, kịp thời về tình hình hoạt động tài chính, HĐKD và các thông tin liên quan khác Thường xuyên theo dõi, cập nhật các QĐ mới, có thể tham khảo tại website của BCK https://www.ssc.gov.vn/ về các

QĐ liên quan đến TTCK, website http://www.vacpa.org.vn/ về các QĐ, chuẩn mực kế toán, kiểm toán, để giảm thiểu vi phạm CBTT.

Hai là, rà soát và cập nhật kịp thời các QĐ, quy chế liên quan đến hoạt động của DN như: quy chế hoạt động các phòng ban; quy chế tài chính; quy chế quản l tài sản, công nợ; quy chế xử phạt khen thưởng nội bộ; quy chế QĐ về quyền hạn của ban quản trị; đặc biệt các quy chế liên quan kiểm soát nội bộ; … để góp phần tăng tính hữu hiệu và hiệu quả trong hoạt động kiểm soát nội bộ của DN, từ đó hạn chế được các hành vi QTLN mới, tinh vi và vi phạm CBTT BCTC.

Ba là, cải thiện cơ sở hạ tầng CNTT tại DN Ngày nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của CNTT và trí tuệ nhân tạo, việc ghi nhận, quản l , giám sát HĐKD của DN qua phần mềm sẽ giúp tăng cường tính minh bạch, giảm thiểu gian lận, sai sót của nhân viên và ban quản trị so với cách quản l như truyền thống: ghi chép cá nhân, excel, giám sát, …, nhằm làm giảm các hành vi QTLN.

Bốn là, tăng cường một số khóa học cập nhật QĐ mới, để nắm bắt kịp thời các thay đổi, tuân thủ theo thông tư, nghị định của chính phủ, để tránh các vi phạm CBTT như chậm nộp, không đúng, không đủ thông tin BCTC Đồng thời, rèn luyện kỹ năng, chuyên môn cho ban lãnh đạo, đội ngũ nhân viên nhằm nâng cao năng lực, giảm thiểu sai sót Đặc biệt, cần có các khóa học liên quan đến CNTT khi ngày nay hầu hết các DN đều dần số hóa, quản l giám sát các hoạt động qua phần mềm.

Năm là, xây dựng môi trường thức trách nhiệm trong công việc, nâng cao chuẩn mực đạo đức Tạo môi trường làm việc lành mạnh, năng động, gắn kết, tăng kết nối giữa các nhân viên, giữa nhân viên với DN.

Từ đó, tạo động lực làm việc, gắn bó với DN và hạn chế gian lận, QTLN.

Sáu là, tăng cường soát xét, kiểm toán từ các DN kiểm toán độc lập có CL trên thị trường như:

Deloitte, PWC, KPMG, EY, A&C, AASC,… để hạn chế các hành vi QTLN từ ban quản trị, khi kết quả NC thực nghiệm cho thấy ảnh hưởng tích cực của QTLN đến vi phạm CBTT BCTC.

Bảy là, tăng cường tần suất họp mặt giữa các phòng ban, HĐQT, Ban kiểm soát để đảm bảo nắm bắt đầy đủ, kịp thời các vấn đề của DN, hạn chế các hành vi QTLN.

Tám là, tăng cường tỷ lệ thành viên độc lập trong cơ cấu HĐQT, Ban kiểm soát, kiểm toán nội bộ, nhằm tăng tính khách quan và hiệu quả trong hoạt động quản l giám sát, hạn chế việc dùng QTLN, vi phạm CBTT BCTC như một công cụ nhằm thao túng giá trên thị trường, phục vụ lợi ích riêng. Điều này tương tự như quan điểm của LT đại diện của Jensen và Meckling (1976), tỷ lệ các giám đốc độc lập bên ngoài càng nhiều trong ban quản trị DN, được kỳ vọng sẽ đóng vai trò giám sát, giúp giảm thiểu các hoạt động QTLN tác động đến số liệu BCTC của DN, tăng cường hiệu quả của CBTT BCTC (Bazrafshan và cộng sự, 2016) Kanagaretnam và cộng sự (2007) cũng cho rằng việc quản trị tốt sẽ tác động đến sự bất cân xứng thông tin và lợi nhuận công bố Quản trị tốt được nhắc đến bao gồm cơ cấu quản trị, các biện pháp kiểm soát và thủ tục kiểm soát HĐQT hoạt động hiệu quả sẽ làm giảm mức độ QTLN, tăng CL và số lượng CBTT từ DN và làm giảm sự bất cân xứng thông tin trên thị trường Do vậy, các DN có thể nâng cao hệ thống kiểm soát nội bộ tại DN với tỷ lệ thành viên độc lập từ bên ngoài cao để tăng cường tính khách quan.

Từ đó, hạn chế được các hành vi QTLN của BGĐ và giảm thiểu vi phạm về CBTT BCTC và rủi ro cho NĐT.

5.2.2 Đối với các bên liên quan khác

5.2.2.1 Đối với cơ quan nhà nước

TTCK N là thị trường đang phát triển, do vậy để phát triển thị trường lành mạnh, nâng cao niềm tin cho các NĐT, các cơ quan nhà nước cần tăng cường kiểm soát, thiết lập các cơ chế giám sát hiệu quả, hoàn thiện thêm về khung xử phạt đối với các DN NY vi phạm về CBTT BCTC, tăng cường bảo mật CBTT BCTC, tạo công bằng tiếp cận thông tin trên thị trường là cần thiết, khi kết quả NC thực nghiệm cho thấy sự tồn tại và chuyển biến khác biệt của hành vi QTLN, vi phạm CBTT BCTC, phản ứng ngược của giá CP trên TTCK N trong giai đoạn 2016- 2021, trong đó có khoảng thời gian bị ảnh hưởng dịch Covid-19 và suy thoái kinh tế (2019-2021) như: tác động tích cực của QTLN đến vi phạm CBTT BCTC, tác động trực tiếp ngược chiều của QTLN đến giá CP và gián tiếp qua vi phạm CBTT BCTC Cụ thể một số đề xuất như sau:

Một là, hiện nay đã có các QĐ xử phạt vi phạm CBTT BCTC theo Luật chứng khoán (số

54/2019/QH14), Nghị định 156/2020/NĐ-CP Tuy nhiên, kết quả thực nghiệm vẫn cho thấy ảnh hưởng củaQTLN đến vi phạm CBTT BCT và những phản ứng bất thường của giá CP trên TTCK Điều này cho thấy rằng các mức xử phạt hiện nay chưa đủ sức răn đe và ngăn chặn các hành vi thao túng giá CP Vì vậy, TG kiến nghị các cơ quan quản l cần hoàn thiện hơn khung xử phạt với các mức phạt cụ thể, chi tiết theo từng nội dung, mức độ và hậu quả của vi phạm CBTT BCTC lên TTCK Đặc biệt xử phạt mạnh các hành vi cố vi phạm CBTT lặp đi lặp lại ở một DN (là dấu hiệu của hành vi QTLN) ì các vi phạm xảy ra vì l do khách quan sẽ ít lặp lại nhưng nếu có QTLN thì hành vi vi phạm này sẽ có thể lặp lại nhiều lần Do đó, chi tiết phạt nặng các tình tiết và mức độ vi phạm CBTT là cần thiết nhằm răn đe hành vi QTLN, hạn chế việc sử dụng công cụ hành vi vi phạm

CBTT để thao túng giá theo nhóm lợi ích khi kết quả thực nghiệm cho thấy các phản ứng bất thường của giá

Hai là, các ban hành thêm các QĐ bảo vệ quyền lợi các NĐT trên TTCK như là: thêm các khung mức bồi thường của các DN vi phạm CBTT, gây thiệt hại tài chính cho NĐT trên TTCK Cần có các QĐ cụ thể liên quan đến quyền và nghĩa vụ của từng đối tượng (NĐT, DN, quỹ, DN chứng khoán,…) tham gia TTCK và cam kết tuân thủ trước khi tham gia thị trường.

Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo

Hạn chế nghiên cứu: việc thực hiện NC hiện tại chỉ tập trung vào một mẫu cụ thể, gồm 243 DN hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp, dược phẩm và y tế, dịch vụ hàng tiêu dùng, hàng tiêu dùng và nguyên vật liệu NY trên TTCK VN trong giai đoạn 2016-2021, chưa bao quát hết các DN NY trên TTCK N Mặt khác, việc lựa chọn giá CP khác nhau trong NC như giá CP tại ngày 31 tháng 12, hay 31 tháng 3 sau năm kết thúc tài chinh hay cách tính khác về giá CP có thể có kết quả NC khác nhau.

Hướng nghiên cứu tiếp theo: NC tiến hành đo lường tác động của QTLN qua cơ sở dồn tích kế toán đến giá CP trực tiếp và gián tiếp thông qua CBTT BCTC nhằm hiểu rõ hơn về tầm quan trọng và tác động của QTLN đối với HĐKD, CBTT BCTC và giá trị CP của một DN Tuy nhiên, QTLN và CBTT BCTC là những khái niệm đa chiều, chưa có một định nghĩa và khung thống nhất Do đó, cần có nhiều NC khác để tìm hiểu và đo lường mối quan hệ này từ nhiều góc độ và phương pháp khác, góp phần hoàn thiện khung LT về tác động của QTLN đến CBTT BCTC và giá CP Cụ thể như vi phạm CBTT BCTC của các

Tóm lại, việc NC mối quan hệ giữa QTLN, CBTT BCTC và giá CP rất phức tạp và cần sự tham gia của nhiều nhà NC với nhiều phương pháp và bối cảnh NC khác nhau nhằm hoàn thiện hơn về khung NC và mối quan hệ.

Chương 5 của luận án tập trung vào việc tổng kết các kết quả NC và đưa ra kết luận, đề xuất và hàm cho các nhóm liên quan Nhóm đối tượng bao gồm NĐT, cơ quan hoạch định chính sách, nhà quản trị và những người quan tâm đến chủ đề NC Phần tóm tắt kết quả NC tập trung trình bày các kết quả chính mà NC đã đạt được Ngoài ra, TG đề xuất những hàm ý dựa trên kết quả NC Bên cạnh những kết quả tích cực, TG cũng nhấn mạnh các hạn chế của NC Từ đó, TG đề xuất các hướng NC cho những người quan tâm đến chủ đềQTLN, CBTT BCTC và giá CP.

Nghiên cứu này tập trung vào việc khám phá tác động của QTLN đến CBTT BCTC và giá cổ phiếu của 243 doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn 2016-2021 Phân tích dựa trên mô hình hồi quy cấu trúc tuyến tính tổng quát GSEM Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng có tồn tại tác động cùng chiều của QTLN đến vi phạm CBTT BCTC, và tác động cùng chiều từ vi phạm CBTT đến giá cổ phiếu Đồng thời, kết quả cho thấy tác động ngược chiều trực tiếp từ QTLN đến giá cổ phiếu và tác động gián tiếp cùng chiều từ QTLN đến giá cổ phiếu thông qua CBTT BCTC Ngoài ra, trong số các biến kiểm soát có ảnh hưởng đến giá cổ phiếu gồm EPS, thời gian hoạt động và chỉ số nợ trên tài sản thì EPS là yếu tố có ảnh hưởng tích cực nhất Cuối cùng, dựa trên kết quả nghiên cứu định tính và định lượng, tác giả đóng góp mới về vai trò trung gian của CBTT BCTC và đo lường tác động gián tiếp từ QTLN đến giá cổ phiếu của các DN phi tài chính trên thị trường chứng khoán iệt Nam Tác giả đề xuất các hàm ý chính sách cho các cơ quan quản l , hàm quản trị cho các DN có cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán, hàm cân nhắc quyết định đầu tư cho nhà đầu tư khi có thông tin vi phạm CBTT BCTC Nghiên cứu này góp phần ổn định và phát triển thị trường chứng khoán lành mạnh, cùng với mục tiêu thăng hạng thị trường chứng khoán và phát triển nền kinh tế iệt Nam trong tương lai.

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ

I Tạp chí và hội thảo

Tran T T Q., Tran Q T., & Le H S (2020) An empirical study on continuance using intention of OTT apps with young generation, In Advanced Multimedia and Ubiquitous Engineering: MUE/ Future Tech 2019 13 (pp, 219-229) Springer Singapore.

Tran T T Q., Ha X T., Nguyen B L (2022) Effect of EPS, BP S and firm’s size on share price of listed consumer goods company on Vietnam market International Conference on Business and Finance ICBF

Tran T T Q., Ha X T., Nguyen B L (2022) Impact of financial ratios on stock price of listed company on vietnam market International Conference on Business and Finance ICBF 2022.

Thach H X., Quy T T T., Hieu H T M (2023) Effect of earning management on stock price of enterprises listed in ho chi minh city in the period of covid 2019- 2021 International Conference Accounting, Economics,

Qu , T T T., Cường, P V., & Nguyên, N T T (2023) Phân tích mối quan hệ giữa thông tin kế toán trên báo cáo tài chính và giá cổ phiếu của các doanh nghiệp ngành hàng tiêu dùng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam TNU Journal of Science and Technology, 228(11), 302-309.

II Đề tài cấp trường

Thông tin kế toán và giá cổ phiếu của các doanh nghiệp ngành hàng tiêu dùng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường Đại học Đà Lạt năm 2023 Chủ nhiệm đề tài: TrầnThị Thanh Quý.

Ngày đăng: 02/12/2023, 06:53

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1. Một số khía cạnh về QTLN trong các nghiên cứu trước - Tác động của quản trị lợi nhuận đến công bố thông tin báo cáo tài chính và giá cổ phiếu của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Bảng 2.1. Một số khía cạnh về QTLN trong các nghiên cứu trước (Trang 53)
Bảng 2.2 So sánh cách đo lường QTLN dựa trên cơ sở dồn tích và dựa trên hoạt động thực QTLN dựa trên cơ sở dồn tích (AEM) QTLN dựa trên các hoạt động thực - Tác động của quản trị lợi nhuận đến công bố thông tin báo cáo tài chính và giá cổ phiếu của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Bảng 2.2 So sánh cách đo lường QTLN dựa trên cơ sở dồn tích và dựa trên hoạt động thực QTLN dựa trên cơ sở dồn tích (AEM) QTLN dựa trên các hoạt động thực (Trang 54)
Bảng 2.3 Tổng hợp các cách đo lường các khoản dồn tích không thể điều chỉnh - Tác động của quản trị lợi nhuận đến công bố thông tin báo cáo tài chính và giá cổ phiếu của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Bảng 2.3 Tổng hợp các cách đo lường các khoản dồn tích không thể điều chỉnh (Trang 59)
Hình chéo của Jones và Jones điều chỉnh. - Tác động của quản trị lợi nhuận đến công bố thông tin báo cáo tài chính và giá cổ phiếu của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Hình ch éo của Jones và Jones điều chỉnh (Trang 60)
Bảng 2.4. Danh sách một số mẫu BC theo QĐ về CBTT - Tác động của quản trị lợi nhuận đến công bố thông tin báo cáo tài chính và giá cổ phiếu của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Bảng 2.4. Danh sách một số mẫu BC theo QĐ về CBTT (Trang 68)
Bảng 2.3 trình bày tóm tắt về các bước tính lợi nhuận tích lũy bất thường được nhắc đến trong các NC trước đây. - Tác động của quản trị lợi nhuận đến công bố thông tin báo cáo tài chính và giá cổ phiếu của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Bảng 2.3 trình bày tóm tắt về các bước tính lợi nhuận tích lũy bất thường được nhắc đến trong các NC trước đây (Trang 76)
Bảng 2.6 Tóm tắt các bước tính chi phí sử dụng vốn cổ phần - Tác động của quản trị lợi nhuận đến công bố thông tin báo cáo tài chính và giá cổ phiếu của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Bảng 2.6 Tóm tắt các bước tính chi phí sử dụng vốn cổ phần (Trang 78)
Bảng 2.7: Tổng hợp các giả thuyết đề xuất Giả - Tác động của quản trị lợi nhuận đến công bố thông tin báo cáo tài chính và giá cổ phiếu của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Bảng 2.7 Tổng hợp các giả thuyết đề xuất Giả (Trang 104)
Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu đề xuất - Tác động của quản trị lợi nhuận đến công bố thông tin báo cáo tài chính và giá cổ phiếu của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Hình 2.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất (Trang 106)
Bảng 3.1. Chọn mẫu theo phương pháp thuận tiện - Tác động của quản trị lợi nhuận đến công bố thông tin báo cáo tài chính và giá cổ phiếu của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Bảng 3.1. Chọn mẫu theo phương pháp thuận tiện (Trang 120)
Hình 4.1. Mô hình nghiên cứu chính thức - Tác động của quản trị lợi nhuận đến công bố thông tin báo cáo tài chính và giá cổ phiếu của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Hình 4.1. Mô hình nghiên cứu chính thức (Trang 140)
Hình 4.2. Biểu đồ thể hiện nhóm ngành theo sàn trong cỡ mẫu nghiên cứu - Tác động của quản trị lợi nhuận đến công bố thông tin báo cáo tài chính và giá cổ phiếu của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Hình 4.2. Biểu đồ thể hiện nhóm ngành theo sàn trong cỡ mẫu nghiên cứu (Trang 142)
Hình 4.3 thể hiện biểu đồ thống kê tỷ lệ % các ngành trong cỡ mẫu NC. Trong đó, ngành công nghiệp chiếm tỷ lệ cao nhất, với 55% số lượng DN NY trên cả hai sàn - Tác động của quản trị lợi nhuận đến công bố thông tin báo cáo tài chính và giá cổ phiếu của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Hình 4.3 thể hiện biểu đồ thống kê tỷ lệ % các ngành trong cỡ mẫu NC. Trong đó, ngành công nghiệp chiếm tỷ lệ cao nhất, với 55% số lượng DN NY trên cả hai sàn (Trang 142)
Bảng 4.3 Kết quả VIF - Tác động của quản trị lợi nhuận đến công bố thông tin báo cáo tài chính và giá cổ phiếu của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Bảng 4.3 Kết quả VIF (Trang 146)
Bảng 4.5 Kiểm định mức độ phù hợp mô hình nghiên cứu - Tác động của quản trị lợi nhuận đến công bố thông tin báo cáo tài chính và giá cổ phiếu của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Bảng 4.5 Kiểm định mức độ phù hợp mô hình nghiên cứu (Trang 148)
Bảng 4.6. Kiểm định mô hình cấu trúc tổng quát GSEM Coefficient - Tác động của quản trị lợi nhuận đến công bố thông tin báo cáo tài chính và giá cổ phiếu của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Bảng 4.6. Kiểm định mô hình cấu trúc tổng quát GSEM Coefficient (Trang 149)
Bảng 4.7. Kiểm định tác động trực tiếp của QTLN đến giá CP và gián tiếp thông qua CBTT BCTC - Tác động của quản trị lợi nhuận đến công bố thông tin báo cáo tài chính và giá cổ phiếu của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Bảng 4.7. Kiểm định tác động trực tiếp của QTLN đến giá CP và gián tiếp thông qua CBTT BCTC (Trang 151)
Bảng 4.8 Tóm tắt kết quả nghiên cứu Giả - Tác động của quản trị lợi nhuận đến công bố thông tin báo cáo tài chính và giá cổ phiếu của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Bảng 4.8 Tóm tắt kết quả nghiên cứu Giả (Trang 154)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w