1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thực trạng sử dụng dịch vụ tư vấn xét nghiệm hiv trong thời kỳ mang thai của phụ nữ mới sinh con tại bệnh viện đa khoa tỉnh bình định năm 2013

127 5 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực Trạng Sử Dụng Dịch Vụ Tư Vấn Xét Nghiệm HIV Trong Thời Kỳ Mang Thai Của Phụ Nữ Mới Sinh Con Tại Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bình Định Năm 2013
Tác giả Nguyễn Thị Hải Nam
Người hướng dẫn TS. Phạm Đức Mạnh, TS. Đỗ Mai Hoa
Trường học Trường Đại Học Y Tế Công Cộng
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2013
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 127
Dung lượng 1,3 MB

Cấu trúc

  • Chương 1: TỒNG QUAN TÀI LIỆU (15)
    • 1.1.1. Đặc điểm sinh bệnh học của HIV/AIDS (15)
    • 1.1.2. Lây truyền HIV từ mẹ sang con (16)
    • 1.2. Tình hình nhiễm HIV ở phụ nữ và trẻ em (0)
      • 1.2.1. Thế giới (17)
      • 1.2.2. Việt Nam (18)
      • 1.2.3. Bình Định.......................... ^. r (19)
    • 1.3. Chương trình phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con (22)
      • 1.3.1. Thế giới (22)
      • 1.3.2. Việt Nam (23)
      • 1.3.3. Bình Định (29)
      • 1.3.4. Tác dụng phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con (30)
      • 1.3.5. Tư vấn xét nghiêm HIV trong phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con (0)
    • 1.4. Các nghiên cứu về sử dụng dịch vụ tư vấn xét nghiệm HIV (0)
      • 1.4.1. Thế giới (34)
      • 1.4.2. Việt Nam (35)
    • 1.5. Giới thiệu về địa bàn nghiên cứu (0)
  • Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu (46)
    • 2.1. Đối tượng nghiên cứu (46)
      • 2.1.1. Định lượng (46)
      • 2.1.2. Định tinh (46)
    • 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu (46)
    • 2.3. Thiết kế nghiên cứu (47)
    • 2.4. Cỡ mẫu (47)
      • 2.4.1. Nghiên cứu định lượng (47)
      • 2.4.2. Nghiên cứu định tỉnh (48)
    • 2.6. Phương pháp thu thập so liệu (49)
      • 2.6.1. Nghiên cứu định lượng (49)
      • 2.6.2. Nghiên cứu định tính (50)
    • 2.7. Các biến số nghiên cứu (0)
      • 2.7.1. Biến đầu ra (50)
      • 2.7.2. Biến độc lập (Chi tiết xem phụ lục 1) (0)
    • 2.8. Tiêu chuẩn đánh giá kiến thức về PLTMC (51)
    • 2.9. Phương pháp phân tích số liệu (52)
      • 2.9.1. Nghiên cứu định lượng39 2.9.2. Nghiên cứu định tỉnh (52)
    • 2.10. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu (0)
    • 2.11. Hạn chế của nghiên cứu, sai số và biện pháp khắc phục (54)
      • 2.11.1. Hạn chế của nghiên cứu 41 2.11.2. Sai số và biện pháp khắc phục sai số nghiên cứu (54)
  • Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN cứu (55)
    • 3.1. Thực hạng sử dụng dịch vụ TVXN HIV trong PLTMC của ĐTNC (0)
      • 3.1.1. Một số thông tin chung của đối tượng nghiên cứu (55)
      • 3.1.2. Thực trạng sử dụng dịch vụ TVXN HIV trong PLTMC của ĐTNC (57)
        • 3.1.2.1. Hành vi tìm kiếm dịch vụ khám thai của ĐTNC (0)
        • 3.1.2.2. Tỷ lệ sử dụng dịch vụ TVXNHIV cùa ĐTNC (0)
      • 3.1.3. Kiến thức về PLTMC của phụ nữ mới sinh con tại Bệnh viện đa khoa tinh Bình Định, năm 2013 (63)
    • 3.2. Một số yếu tố liên quan đến việc sử dụng dịch vụ TVXN HIV của ĐTNC (72)
      • 3.2.1. Một số yếu tố liên quan từ phía PNMT (72)
        • 3.2.1.1. Phân tích đơn biến về mối liên quan của một số yếu tổ với sử dụng dịch vụ TVXNHIV (0)
        • 3.2.1.3. Rào cản từ phía PNMT (83)
      • 3.2.2. Rào cản từ phía cung cấp dịch vụ TVXN HIV (85)
  • Chương 4: BÀN LUẬN (0)
    • 4.1. Thực trạng sử dụng dịch vụ TVXN H1V trong PLTMC của phụ nữ mới sinh con tại Bệnh viện đa khoa tình Bình Định năm 2013 (0)
      • 4.1.1. Một số thông tin chung của đối tượng nghiên cứu (0)
      • 4.1.2. Thực trạng sử dụng dịch vụ TVXNHIV trong PLTMC (88)
      • 4.1.3. Kiến thức về PLTMC (90)
    • 4.2. Một sổ yếu tố liên quan với tỳ lệ sử dụng dịch vụ TVXN HIV của ĐTNC (0)
    • 4.3. Bàn luận về Phương pháp nghiên cứu (97)
  • KẾT LUẬN (99)
    • 1. Mô tả thực trạng sử dụng dịch vụ TVXN HIV của ĐTNC (0)
    • 2. Một so yếu to liên quan đến sử dụng dịch vụ TVXNHIV của ĐTNC............... 86 1 (0)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (103)
  • PHỤ LỤC (108)
    • Biểu 3.6. Tỷ lệ có kiến thức đạt/không đạt về PLTMC của ĐTNC (0)

Nội dung

TỒNG QUAN TÀI LIỆU

Đặc điểm sinh bệnh học của HIV/AIDS

HIV là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh "Human Immunodeficiency Virus" là vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người[15].

AIDS là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh "Acquired Immune Deficiency Syndrome" là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải do HIV gây ra, thường được biểu hiện thông qua các nhiễm trùng cơ hội, các ung thư và dẫn đến tử vong[15].

Quá trình phát triển từ nhiễm HIV thành AIDS trong cơ thể người trải qua một số giai đoạn Các tài liệu khác nhau có thể phân chia ra các giai đoạn khác nhau, nhưng sẽ trải qua 4 giai đoạn như sau: giai đoạn 1 là giai đoạn không triệu chứng (hay còn gọi nhiễm HIV cap, thời kỳ cửa sổ, thời kỳ chuyển đổi huyết thanh) Người nhiễm HIV hầu như không có biểu hiện gì hoặc chỉ có ít triệu chứng thông thường giống như cảm cúm, nhưng sau đó các triệu chứng này qua đi một cách tự nhiên, nên ngay bản thân người nhiễm cũng không “để ý” tới; giai đoạn này thường kéo dài 2 tuần đến 3 tháng và đôi khi đến 6 tháng Giai đoạn 2: giai đoạn nhiễm HIV không triệu chứng, có thể kéo dài nhiều năm nhưng trung bình là từ 8-

10 năm và có thể lâu hơn Giai đoạn 3: giai đoạn cận AIDS, người nhiễm HIV ở giai đoạn này có một số các biểu hiện nhiễm trùng cơ hội Giai đoạn 4: giai đoạn AIDS, đây là giai đoạn cuối cùng của quá trình lây nhiễm HIV, giai đoạn này thường kéo dài từ 6 tháng đen 2 năm với các bệnh cảnh của nhiễm trùng cơ hội và ung thư dẫn đến tử vong[10].

Lây truyền HIV từ mẹ sang con

HIV có nhiều nhất ở trong máu, trong tinh dịch, dịch âm đạo và trong sữa của người nhiễm Từ đó HIV lây truyền từ người này sang người khác chủ yếu qua 3 đường lây chính.HIV lây truyền qua đường máu, đường tình dục, lây truyền từ mẹ nhiễm HIV sang con.Người phụ nữ mang thai nhiễm HIV có thể truyền HIV cho con[2]:

Tình hình nhiễm HIV ở phụ nữ và trẻ em

- Khi sinh: HIV từ nước ối, dịch tử cung, dịch âm đạo của mẹ xâm nhập vào trẻ khi sinh (qua niêm mạc mắt, mũi, hậu môn hoặc da sây sát của trẻ trong quá trình sinh) Trong khi sinh, HIV cũng có thể từ trong máu của mẹ thông qua các vết loét ở cơ quan sinh dục mẹ và xâm nhập vào cơ thể (niêm mạc) của trẻ sơ sinh (khả năng lây truyền từ 10-20%).

- Khi cho con bú: HIV có thể lây qua sữa hoặc qua các vết nứt ở núm vú người mẹ, nhất là khi trẻ đang có tổn thương ở niêm mạc miệng hoặc khi trẻ mọc răng cắn núm vú chảy máu thì HIV còn có thể theo máu vào miệng trẻ, xâm nhập qua niêm mạc trong khoang miệng và gây nhiễm cho trẻ (khả năng lây truyền 10%).

1.2 Tinh hình nhiễm HIV ở phụ nữ và trẻ em

Thế giới đã tiến vào thập kỷ thứ 3 của dịch HIV/AIDS và các tác động của dịch bệnh này là không thể phủ nhận Tính đến cuối năm 2011, UNAIDS và WHO công bố khoảng 34 triệu người nhiễm HIV/AIDS còn sống; 2.5 triệu mới nhiễm trong năm; 1.7 triệu người người tử vong do AIDS[37] Năm 2010, toàn thế giới có tới 16,8 triệu phụ nữ và trẻ em gái đang sống chung với HIV, con số này đã tăng đáng kể so với ước lượng năm 2001 với 14,1 triệu phụ nữ hẻ em gái nhiễm HIV Xét riêng trong nhóm người trưởng thành, ước tính tỷ lệ nhiễm HIV của phụ nữ vẫn giữ nguyên ở mức xấp xi 50% trong 10 năm qua Tại vùng Sub-Saharan, ước tính có tới 60% số người trưởng thành sống chung với HIV là phụ nữ Tại khu vực châu Á, châu Mỹ Latin con số này lần lượt là 40% và 30% [40], Đáng chú ý, H1V là nguyên nhân tử vong hàng đầu ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản trên toàn thế giới [21] HIV có thể trực tiếp hoặc gián tiếp gây tử vong thông qua việc tác động đến các nguyên nhân cơ bản gây tử vong trong quá trình mang thai Nghiên cứu tiến hành trong 5 năm từ 2003 đến 2007 tại bệnh viện lớn nhất Johannesburg, Nam Phi cho thấy tử vong mẹ trong nhóm phụ nữ sống chung với HIV cao gấp 6 lần nhóm phụ nữ không nhiễm HIV [14], Sự kết hợp các nguyên nhân gây bệnh tật và tử vong mẹ sẽ góp phần ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, sự chăm sóc và sống còn của trẻ nhỏ.

Năm 2008, ước tính có tới 1,4 triệu PNMT nhiễm HIV sống tại các nước thu nhập thấp và trung bình sinh con Trong đó, 91% PNMT nhiễm HIV sống tại vùng Sub-Sahara, châu Phi; Đông, nam và đông nam Á chiếm khoảng 6%; còn lại là các khu vực khác. Đối với trẻ dưới 15 tuổi, số lượng trẻ sống chung với HIV đã tăng từ 1,6 triệu [1,4 triệu - 2,1 triệu] năm 2001 lên 2,5 triệu [1,7 triệu - 3,4 triệu] năm 2009 Tuy nhiên, nhờ sự bao phủ của chương trình phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con, nên tỷ lệ nhiễm mới đã có xu hướng giảm kể từ năm 2003 Trong năm 2009, trẻ em chiếm khoảng 7,5% số người sống chung với HIV; 13,7% số trường hợp mới nhiễm; 14,4% số trường họp từ vong có liên quan đến HIV Điều đáng chú ý là có đến hơn 90% số trẻ nhiễm HIV bị lây truyền trong suốt quá trình mang thai, chuyển dạ, sinh đẻ và cho con bú của mẹ [27] Do vậy, điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con ở PNMT sống chung với Hrv là cần thiết trong việc giảm gánh nặng HIV lên thế hệ tương lai.

Kể từ khi phát hiện trường hợp nhiễm HIV đầu tiên ở Việt Nam từ năm 1990, Tính đến 30/11/2012, số trường hợp nhiễm HIV hiện còn sống là 208.866 trường hợp, số bệnh nhân AIDS hiện còn sống là 59.839 và 62.184 trường hợp từ vong do AIDS Riêng 11 tháng đầu năm 2012, cả nước phát hiện 11.102 trường hợp nhiễm HIV, 3.716 bệnh nhânAIDS và 961 người từ vong do AIDS So với cùng kỳ năm 2011, số trường hợp nhiễm HIV phát hiện và báo cáo giảm 26%, số người tử vong giảm 53%, tuy nhiên số liệu tử vong từ tuyến xã phường thống kê chậm nên con số tử vẫn còn chưa thống kê đầy đủ về địa bàn dịch HIV/AIDS ghi nhận tăng lên 79.1% số xã/phường/thị trấn báo cáo có người nhiễmHIV ở 98% quận/huyện trong cả nước, về hình thái dịch HIV tiếp tục ghi nhận có sự thay đổi, trong số người nhiễm HIV báo cáo năm 2012 có 31,5% người nhiễm là nữ giới cao hơn0,5% so với năm 2011, đường lây truyền HIV lần đầu tiên báo cáo ghi nhận số người nhiễm HIV bị lây nhiễm qua quan hệ tình dục cao hơn lây truyền qua tiêm chích ma túy (45,5% so với 42,1%), trong khi năm 2011 tương ứng là (41,8% so với 46,4%).

Tỷ lệ nhiễm trong nhóm PNMT (0,25%) ngày càng gia tăng, nên số trẻ em bị nhiễm HIV từ mẹ cũng ngày càng tăng Ước tính mỗi năm có từ 1,8-2 triệu phụ nữ sinh con, thì có khoảng 5.000 - 7.000 PNMT nhiễm HIV sinh con và ước tính mỗi năm có thêm khoảng 1.800 trẻ bị nhiễm HIV từ mẹ nếu không được điều trị dự phòng bằng thuốc kháng vi rút (ARV); nếu được điều trị dự phòng thì mỗi năm chỉ có khoảng 600 trẻ bị lây nhiễm HIV từ mẹ[3] Trong những năm gần đây, tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm PNMT có chiều hướng tăng (0,13% năm 2005 đến 0,9% năm 2008, 0,75% năm 2009 và 0,21% năm 2011) [9].

Mặt khác, dữ liệu quốc gia hàng năm cho thấy tỷ lệ nhiễm HIV trong PNMT tại Việt Nam có xu hướng tăng nhanh từ năm 1994 đến năm 2005 từ 0,02% lên 0,3 7% [9] Với tỷ lệ 0,37% đồng nghĩa năm 2005 Việt Nam có khoảng 5000 - 7000 phụ nữ nhiễm HIV sinh con Tỷ lệ nhiễm HIV lây truyền từ mẹ sang con được ước tính là 15-25% trong nhóm không bú sữa mẹ và từ 25-40% trong nhóm có bú sữa mẹ sau sinh[22], do vậy mỗi năm sẽ có khoảng 1200-3000 trẻ bị nhiễm nếu không có biện pháp can thiệp DPLTMC Nếu được điều trị, tỳ lệ này sẽ giảm xuống còn 10%, cỏ nghĩ là mỗi năm chỉ có khoảng 600 trẻ nhiễm HIV[2].

Tại tỉnh Bình Định, kể từ trường hợp nhiễm HIV được phát hiện đầu tiên vào tháng9/1993 cho đến ngày 31/12/2012 toàn tỉnh đã có 850 trường hợp nhiễm HIV được báo cáo,trong đó đã có 517 bệnh nhân AIDS và 312 ca tử vong do AIDS Tổng số bệnh nhân AIDS đang điều trị ARV là 65 người (trong đó 05 trẻ em) Dịch HIV/AIDS đã xuất hiện ở 10/11 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh và đã có 104 xã, phường, thị trấn có người nhiễm HIV.Tuy nhiên, tình hình lây nhiễm HIV/AIDS tại Bình Định không chỉ khu trú trong nhóm quần thể dân cư có hành vi nguy cơ cao như người sử dụng ma túy, người thực hiện hành vi mại dâm, mà đã xuất hiện tại nhiều quần thể dân cư như ngư dân, phụ nữ mang thai, [23]

Một trong những yếu tố tiềm tàng có nguy cơ làm việc lây truyền HIV/AIDS trong cộng đồng tăng nhanh là số lượng lớn dân di biến động tại Bình Định bao gồm cả người từ các tỉnh khác đến Bình Định làm ăn và số lượng ngư dân đánh bắt cá xa bờ của Bình Định đi làm ăn theo chu kỳ tại các địa phương khác.

Bảng 1.1: Tình hình nhiễm HIV/AIDS tỉnh Bình Định (giai đoạn 2008 - 2012)

Năm HIV AIDS Tử vong do AIDS

Mới Tích lũy Mới Tích lũy Mới Tích lũy

Trung bình hằng năm tinh phát hiện mới từ 40 - 45 trường hợp nhiễm HIV, tuy nhiên 12 tháng năm 2012, toàn tỉnh đã phát hiện tăng hơn 1,7 lần so với các năm trước. Điều này cũng chưa thể khẳng định dịch có xu hướng tăng.

Qua biểu đồ 1.1 phân tích các trường hợp nhiễm HIV theo đối tượng của tỉnh Bình Định cho thấy đối tượng tập trung vẫn là NCMT chiếm tỷ lệ 24%, đối tượng nghi AIDS chiếm tỷ lệ 23%, đặc biệt là PNMT chiếm tỷ lệ 5% và số trẻ em nhiễm HIV do mẹ truyền sang chiếm 3% Điều này cho thấy tình hình nhiễm HIV của tỉnh hiện nay đã có xu hướng dịch chuyển sang các nhóm đối tượng khác trong cộng đồng.

□ TD khác giới ■ Tù nhân 1%

Biểu đồ 1.1: Phân tích các trường họp nhiễm theo đối tượng (Nguồn: Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Bình Định (2012), Báo cáo giảm sát phát hiện qua các năm từ năm 1993 đến 31/12/2012.)

Chương trình phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con

1.3.1 Thế giới [3] Ở Châu Âu chương trình phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con đã làm giảm tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con: dưới 2% trẻ em sinh ra từ mẹ nhiễm HIV bị nhiễm HIV.

Tại Thái Lan, năm 1990 bắt đầu triển khai hoạt động tư vấn và xét nghiệm HIV tại các bệnh viện lớn và đến năm 1997 triển khai thí điểm chương trình phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con Từ năm 1998, Thái Lan triển khai chương trình PLTMC trên toàn quốc.Tính đến tháng 7/2001 tại Thái Lan đã có 93% số phụ nữ mang thai đã được xét nghiệmHIV; 69% trong số 3958 sản phụ nhiễm HIV được dùng ARV; 86% trẻ sơ sinh có mẹ nhiễm HIV được dùng ARV, 80% được hỗ trợ thức ăn thay thế Chương trình phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con đã có tác động rõ rệt làm giảm đáng kể tỷ lệ bệnh nhi nhiễmHIV/AIDS tại Thái Lan, số bệnh nhi bi AIDS từ 0 đến 4 tuổi giảm từ 1250 ca vào năm 1997 xuống 680 ca vào năm 2001.

Tại Malaysia bắt đầu triển khai chương trình PLTMC trên toàn quốc từ năm 1998. Thông qua các hoạt động của chương trình như xét nghiệm phát hiện sớm HIV cho phụ nữ mang thai bằng test nhanh, tư vấn và xét nghiệm HIV tự nguyện, điều trị bằng thuốc ARV cho mẹ và con; chẩn đoán sớm nhiễm HIV cho trẻ em sinh ra từ mẹ nhiễm HIV; tư vấn cho chồng hoặc bạn tình của bà mẹ nhiễm HIV và sau khi sinh bà mẹ nhiễm HIV và con của họ được tiếp tục theo dõi, chăm sóc và điều trị theo các chương trình điều trị HIV/AIDS của quốc gia, tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con chỉ còn 4,06% vào năm 2003.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, chương trình phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con trên toàn cầu vẫn còn gặp nhiều khó khăn, thách thức:

- Việc chăm sóc thai sản còn hạn chế, phụ nữ mang thai thường chỉ được khám thai

1 lần trong suốt quá trình mang thai Ở những nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch HIV/AIDS, việc sử dụng các dịch vụ chăm sóc thai sản có chất lượng cao còn hạn chế;

- Hệ thống y tế chưa đáp ứng được nhu cầu về dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con cả về sự sẵn có cũng như chất lượng của dịch vụ;

- Kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV là rào cản chính khiến người phụ nữ không muốn làm xét nghiệm HIV hoặc khi làm xét nghiệm lại không quay trở lại lấy kết quả xét nghiệm, hạn chế phụ nữ tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc, điều trị;

- Thiếu sự chăm sóc và hỗ trợ cho bà mẹ và trẻ em nhiễm HIV;

- Thiếu nguồn lực cho chương trình PLTMC.

Các hoạt động PLTMC ở Việt Nam được bắt đầu từ năm 1996 nhưng với quy mô rất hạn che Bệnh viện Phụ sản Trung ương là đơn vị chịu trách nhiệm chính hướng dẫn triển khai can thiệp ở tất cả các tuyến bệnh viện trực thuộc trên cả nước Ngày 17/3/2004,Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định phê duyệt Chiến lược Quốc gia phòng chống HIV/AIDS ở Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn 2020 với mục tiêu 100% các bà mẹ mang thai nhiễm HIV/A1DS, 100% trẻ em bị nhiễm hoặc bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS được quản lý, điều trị, chăm sóc và tư vấn thích hợp[17] Đến ngày 25/5/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 608/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030, tiếp tục khẳng định mục tiêu giảm tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con xuống dưới 5% vào năm 2015 và dưới 2% vào năm 2020[ 18].

Ngày 07/7/2006, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 20/2006/QĐ-BYT về việc phê duyệt Chương trình hành động Quốc gia về phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con giai đoạn 2006-2010 Mục tiêu của chương trình dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con là khống chế tỷ lệ trẻ em bị nhiễm HIV do mẹ truyền sang xuống dưới 10% vào năm 2010 Các mục tiêu cụ thể: 1) Khống chế tỷ lệ phụ nữ mang thai nhiễm HIV ở dưới mức 0,5%; 2) 90% PNMT được tư vấn về HIV/AIDS và 60% số PNMT được tư vấn tự nguyện xét nghiệm HIV; 3) 100% PNMT bị nhiễm HIV và con của họ (so quản lý được) được điều trị dự phòng LTMC; 4) 90% bà mẹ nhiễm HIV và con của họ được tiếp tục theo dõi và chăm sóc sau sinh[3].

Ngày 05/8/2010, Bộ Y tế ban hành Quyết định 2816/QĐ- BYT về việc ban hành

“Hướng dẫn thực hiện dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con” nhằm định hướng cho chương trình PLTMC[6].

Từ năm 2009, ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng chống tệ nạn ma túy,mại dâm đã quyết định chọn tháng 6 hằng năm để phát động tháng cao điểm dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con Mạng lưới triển khai hoạt động chăm sóc và điều trị PLTMC được thiết lập và tăng cường ở các tuyến tại 63 tỉnh, thành phố trong cả nước Ngành y tế đã triển khai các nhóm hoạt động đạt mục tiêu: 1) Lồng ghép TVXN HIV, PLTMC vào hệ thống chăm sóc sức khỏe sinh sản, tăng cường và mở rộng mạng lưới PLTMC; 2) Đào tạo cán bộ y tế về PLTMC, TVXN HIV, CSSKSS, đào tạo công tác quản lý, nghiên cứu khoa học; 3) Tổ chức các hoạt động chăm sóc bà mẹ nhiễm HIV và con của họ tại cộng đồng.Huy động xã hội, các hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông; 4) Cung cấp trang thiết bị/thuốc, sinh phẩm, tài liệu phục vụ cho TVXN HIV và PLTMC[2].

Năm 2010, Bộ Y tế - Cục phòng, chống HIV/AIDS ban hành “Hướng dẫn thực hiện dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con” nhằm củng cố, tăng cường chiến lược PLTMC, Việt Nam cũng áp dụng 4 thành tố của Liên hiệp quốc.

Bảng 1.2: Các thành tổ của Chương trình PLTMC toàn diện

Các thành tố Đối tượng chính Mục tỉêu/Hoạt động

Dự phòng sớm lây nhiễm HIV cho phụ nữ

Phụ nữ và nam giới Pong độ tuổi sinh đẻ

Dự phòng lây nhiễm HIV cho phụ nữ và nam giới Pong độ tuổi sinh đẻ thông qua truyền thông thay đổi hành vi, thực hành tình dục an toàn;

Phòng tránh mang thai ngoài ý muốn cho phụ nữ nhiễm HIV

Giúp phụ nữ nhiễm HIV không mang thai ngoài ý muốn;

Cung cấp các biện pháp Pánh thai và kế hoạch hóa gia đình cho phụ nữ nhiễm HIV.

Can thiệp cho phụ nữ nhiễm HIV mang thai

Phụ nữ mang thai nhiễm HIV và sẽ sinh con

Giảm nguy cơ lây truyền HIV từ mẹ sang con Pong khi mang thai và khi sinh;

-Tư vấn và xét nghiệm HIV Pong suốt thời kỳ mang thai, chuyển dạ, Pong khi sinh và sau khi sinh;

- Cung cấp điều trị bằng thuốc ARV cho cà mẹ và con;

- Thực hành sản khoa an toàn để làm giảm nguy cơ phơi nhiễm với HIV;

- Thông tin, tư vấn và hỗ pợ nuôi pẻ.

Các dịch vụ chăm sóc, hỗ trợ và điều trị thích họp cho bà mẹ nhiễm

HIV và con của họ sau sinh

Bà mẹ nhiễm HIV, con của họ sau sinh

Giảm nguy cơ lây truyền HIV từ mẹ sang con sau khi sinh.

Chăm sóc, điều trị và hỗ trợ nhu cầu của bà mẹ nhiễm HIV và con của họ.

Công tác PLTMC là hoạt động thường xuyên Pong năm đã được quan tâm chỉ đạo thực hiện, hướng dẫn địa phương tổ chức tháng cao điểm dự phòng LTMC tháng 6 hằng năm Công tác PLTMC hiện đang được triển khai trên địa bàn toàn quốc với những định hướng mới đối với các can thiệp về PLTMC như sau: (1) Tư vấn xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai (PNMT) sớm, (2) Thuốc ARV cho PLTMC sớm từ tuần thai thứ 14 (thay cho từ tuần thai thứ 28 trước đây) Một số kết quả chính (Cập nhật kết quà đến 31/3/2012): Hiện nay toàn quốc có 226 điểm cung cấp dịch vụ dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con 02 điểm tuyến TW, 92 điểm tuyến tỉnh, còn lại là tuyến huyện 132 huyện chiếm khoảng 25% số huyện trong toàn quốc Tuy nhiên hiện chỉ có trên 133 cơ sở cung cấp dịch vụ PLTMC toàn diện, và cũng chủ yếu tập trung tại tuyến tỉnh, thành phố tại các tỉnh, thành phố có dự án tài trợ Điều này dẫn đến việc tiếp cận với dịch vụ PLTMC chưa đồng bộ và rất khó khăn ở nhiều vùng miền trong cả nước [8]. Đến hết quý 2/2012, có 548.238 PNMT được tư vấn và xét nghiệm HIV (chiếm 69

% trong số PNMT đến khám thai); trong đó, 330.259 xét nghiệm trong thời gian mang thai (chiếm 60,2 %), 221.543 xét nghiệm lúc chuyển dạ (chiếm 40,4%) Trong đó có 885 PNMT nhiễm HIV (0,16 %).

Trong quý 1, có 410 PNMT nhiễm HIV tiếp cận với điều trị bằng ARV, trong đó: 80 người điều trị Nevirapine, 129 người điều trị phác đồ AZT, 74 người điều trị dự phòng bằng phác đồ 3 thuốc ARV, 161 người đang điều trị ARV. Đến hết quý 2 năm 2012, Có 872 trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV, trong đó có 613 trẻ được điều trị dự phòng bằng Cotrimoxazole trong vòng 2 tháng sau sinh (70,3%).

Trong tháng 6, toàn quốc triển khai Tháng cao điểm PLTMC với chủ đề “Hướng tới loại trừ HIV từ mẹ sang con vào năm 2015” Tăng cường các hoạt động truyền thông và cung cấp dịch vụ PLTMC trên phạm vi toàn quốc [8].

Sơ đồ 1: Quy trình cung cấp dịch vụ chăm sóc và điều trị PLTMC cho phụ nữ trong quá trình mang thai [5]

So' đồ 2: Quy trình cung cấp dịch vụ chăm sóc và điều trị PLTMC cho phụ nữ không biết tình trạng HIV khi chuyển dạ [5] Âm tính

Tư vấn sau xét nghiệm với kết quả âm tính

Dương tính với kêt quả dương tính Điều trị thuốc kháng HIV cho mẹ để phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con

Chương trình PLTMC được triển khai trên địa bàn tỉnh Bình Định từ năm 2007, với các hoạt động dựa trên tình hình thực tế của địa phương Các hoạt động của chương trình chính thức được triển khai toàn diện từ năm 2009, đó là truyền thông thay đổi hành vi cho phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, phụ nữ có thai; lồng ghép TVXN HIV, PLTMC vào hệ thống chăm sóc sức khỏe sinh sản; Đào tạo cán bộ y tế về PLTMC, TVXN HIV, CSSKSS; Chuyển tiếp PNMT phát hiện nhiễm HIV và con của họ tiếp tục theo dõi và điều trị thích hợp tại Phòng khám ngoại trú; Tổ chức các hoạt động chăm sóc bà mẹ nhiễm HIV và con của họ tại cộng đồng; Cung cấp trang thiết bị/thuốc, sinh phẩm phục vụ cho TVXN HIV và PLTMC tại các tuyến từ tỉnh đến huyện, cung cấp sữa ăn thay thế cho trẻ sinh ra từ người mẹ bị nhiễm HIV đến đủ 6 tháng tuổi; Cung cấp tài liệu truyền thông cho tuyến cơ sở. Sau 4 năm thực hiện chương trình, đến cuối tháng 9/2012 số phụ nữ mang thai được phát hiện nhiễm HIV tại Bình Định là 18 trường hợp, đến nay đã điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con 10 trường hợp Một số trường hợp sau khi phát hiện thì bị mất dấu, không đến cơ sở y tế sinh mà sinh ở nhà hộ sinh tư Riêng 9 tháng năm 2012, Bình Định có 06 trường hợp PNMT phát hiện nhiễm HIV, so với 9 tháng năm 2011 tăng 2 trường hợp Hiện tại 3 trường hợp đang được điều trị dự phòng, 01 trường hợp sẩy thai và 02 trường hợp chưa quay lại để tiếp cận điều trị[21], [23].

Sổ PNMTphát hiện nhiễm HIV từ năm 2009 đến tháng 12/2012

Các nghiên cứu về sử dụng dịch vụ tư vấn xét nghiệm HIV

vấn sau xét nghiệm giúp cho khách hàng hiểu và đương đầu với kết quả xét nghiệm HIV[1].

Tư van, xét nghiệm HIV là hình thức kết hợp giữa tư vấn và xét nghiệm HIV, trong đó đối tượng tư vấn hoàn toàn tự quyết định lựa chọn dịch vụ xét nghiệm HIV miễn phí (nếu có) hoặc có thu phí[ 1 ].

Xét nghiệm HIV là việc thực hiện các kỹ thuật chuyên môn nhằm xác định tình trạng nhiễm HIV trong mẫu máu, mẫu dịch sinh học của cơ thể người Thời điểm xét nghiệm HIV ở PNMT để có can thiệp điều trị dự phòng thích hợp là khi mang thai dưới

Dịch vụ tư vấn, xét nghiệm HIV bao gồm tư vấn trước xét nghiệm, xét nghiệm HIV và tư vấn sau xét nghiệm[l].

1.4 Các nghiên cứu về sử dụng dịch vụ tư vẩn xét nghiệm HIV

Một nghiên cứu đánh giá về các rào cản ảnh hưởng đến việc chấp nhận làm XN HIV trong thời gian mang thai ở Mpumalanga, Nam Phi, năm 2010 của tác giả K Peltzer,

G Mlambo và K Phawen, với trên 930 PNMT tham gia nghiên cứu cho thấy thiếu bí mật thông tin và sợ biết tình trạng HIV của bản thân là những lý do chính tại sao phụ nữ từ chối XN[32].

Tại Campuchia, phỏng vấn 600 phụ nữ sau khi sinh con tại Trung tâm sức khỏe bà mẹ và trẻ em quốc gia ở Phnon Penh năm 2007 cho thấy: có 76% khách hàng làm xét nghiệm HIV và cán bộ tư vấn là nữ hộ sinh tại các cơ sở y tế nông thôn có thể giúp PNMT có khả năng chấp nhận dịch vụ TVXN lớn hơn những đối tượng khác Rào cản chính để xét nghiệm HIV ở PNMT trong nghiên cứu này là thiếu kiến thức về phòng chống và điều trị HIV (OR=0,38; CI:0,22-0,66), và việc thiếu tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc thai (OR=0,35; CI: 0,21 -0,58)[39].

Một nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 200 PNMT đến khám thai tại cơ sở y tế cấp

2 của tác giả Omuemu và cộng sự năm 2008 về thái độ và thực hành XN HIV sàng lọcHIV trước sinh ở TP Benin cho thấy tất cả những người tham gia nghiên cứu biết về XN HIV trong thời gian mang thai Khoảng 25% số PNMT có XN HIV thì chỉ có 27,5% trong số họ đã được TV 59,1% phụ nữ không XN thì họ cho là sẽ sẵn sàng XN [29],

Từ nghiên cứu của M.Chopra và cộng sự năm 2005, qua việc đánh giá chất lượng công tác tư vấn cho bà mẹ mang thai trong chương trình PLTMC tại Nam Phi dùng phương pháp quan sát 20 cuộc tư vấn nhận thấy: Nội dung tư vấn không đầy đủ dẫn đến sự thiếu hiểu biết và thực hành sai của các bà mẹ sau khi tư vấn Các tư vấn viên đã cho rất ít thông tin về việc nuôi con bằng sữa thay thế, bà mẹ nhiễm HIV tự quyết định cách cho trẻ ăn, rất hiếm các bà mẹ được hướng dẫn cách chuẩn bị sữa ăn ngoài cho trẻ và hoàn toàn không có bàn luận nào để bà mẹ biết cách giải thích cho người khác về việc không cho con bú sữa mẹ Nghiên cứu nhận xét thêm rằng người tư vấn càng được tập huấn kỹ nâng thì chất lượng tư vấn càng được tốt hơn[30].

Tóm lại, các nghiên cứu trên đã cho thấy kiến thức về HIV/AIDS đã được phổ biến nhưng sự hiểu biết kiến thức về PLTMC của PNMT thì còn hạn chế nên có thể là những càn trở họ tiếp cận và sử dụng dịch vụ TVXN HIV Ngoài ra, một số yếu tố như là: thời gian chờ đợi, kỹ năng tư vấn của CBYT, chi phí, nơi sinh sống cũng làm ảnh hưởng đến việc tiếp cận và sử dụng dịch vụ này của PNMT.

Một nghiên cứu kiến thức, thái độ hành vi về HIV/AIDS và PLTMC ở PNMT và phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ tại thành phố Hồ Chí Minh, năm 2009 của Trương Trọng Hoàng và cộng sự cho thấy tỉ lệ PNMT biết các biện pháp dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con khá cao lên đến hơn 90% Có 70% phụ nữ tham gia nghiên cứu biết nơi có

XN HIV Tỉ lệ khám thai chiếm đa số với 97.5% và tỉ lệ thai phụ làm xét nghiệm HIV là 78% Trong số thai phụ không làm xét nghiệm HIV trong quá trình mang thai, có đến 40% là do nhận thấy bản thân “không cỏ nguy cơ nhiễm HIV" [24].

Nghiên cứu mô tả cắt ngang đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến việc xét nghiệmHIV tự nguyện của bà mẹ mang thai tại thị xã Đông Hà và thị xã Quảng Trị năm 2009, của nhóm nghiên cứu Trung tâm PC HIV/AIDS tỉnh Quảng Trị được tiến hành trên 220 bà mẹ mang thai đến cơ sở y tế thực hiện khám thai tại trạm y tế và các bệnh viện ở tinh, huyện và khu vực cho thấy tỷ lệ PNMT có kiến thức đối với việc XN HIV trong thời kỳ mang thai là có lợi chiếm 70,2% nhưng tỷ lệ PNMT đã XN HIV chỉ là 10,1%, trong đó PNMT làm XN HIV khi mang thai từ 1- 3 tháng chỉ có 4,4% Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ XN HIV của PNMT đó là trình độ văn hóa và nghề nghiệp[16].

Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thu Anh và cộng sự về sự tiếp cận và sự sẵn có đối với TVXN HIV của PNMT Hà Nội năm 2005-2006, được tiến hành với 670 phụ nữ đã sinh trong 12 tháng qua tại 02 quận Đống Đa và Từ Liêm, cho thấy gần 85% bà mẹ đã làm XN HIV trong thời gian mang thai, trong đó XN trước tuần thứ 28 thấp chỉ chiếm 12,3%, đa số họ được XN HIV khi mang thai từ tuần thứ 28 - 36 tuần tuổi chiếm 60,7% và gần 27% PNMT XN HIV sau 36 tuần tuổi Tỷ lệ PNMT nhận được TV trước XN thấp chỉ 13,4%, nhận TV sau XN là 18,8% và nhận cả TV trước và sau XN là 8% Đa số họ đã từng nghe nói về HIV/AIDS, nhưng chỉ có 60% bà mẹ biết rằng HIV có thể lây truyền từ mẹ sang con và 43% ĐTNC biết được có thể ngăn chặn được việc lây truyền HIV từ mẹ sang con, tuy nhiên chỉ có % trong số họ biết cả 03 phương pháp PLTMC chính (Điều trị ARV cho mẹ, điều trị ARV cho trẻ và không cho con bú mẹ) Lý do phổ biến nhất mà cán bộ y tế không TV là do quá nhiều việc và họ ưu tiên cho công việc chuyên môn hơn là tư vấn[36].

Nghiên cứu kiến thức, thái độ của phụ nữ mang thai về dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con qua tư vấn xét nghiệm tự nguyện HIV tại tỉnh An Giang, năm 2008 của Trần Quang Hiền và Trần Thị Phương Mai được tiến hành trên 237 sản phụ đến khám thai tại Bệnh viện đa khoa tỉnh An Giang sử dụng bảng hỏi Kết quả nghiên cứu cho thấy PNMT biết đúng về đường lây truyền HIV khá cao (88,6%), tuy nhiên chỉ có 46% thai phụ biết có thuốc dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con và rất ít bà mẹ biết đến việc dùng sữa thay thế để tránh lây truyền HIV cho con trong quá trình cho con bú Tỷ lệ PNMT tham gia trong nghiên cứu đồng ý làm xét nghiệm HIV khá cao (81,9%) Đặc biệt ở những phụ nữ biết về DPLTMC thì khả năng chấp nhận XN HIV của họ cao hơn khoảng 25 lần (OR%,5; CI: 6-109) so với nhóm không biết[ 19].

Nghiên cứu về tiếp cận dịch vụ chăm sóc, điều trị và hỗ trợ cho phụ nữ, trẻ em nhiễm HIV trong cộng đồng người dân tộc thiểu số tại Điện Biên, Kon Turn và An Giang năm 2010 của PGS.TS Trịnh Hữu Vách và ThS.BS Nguyễn Đình Cường được tiến hành tại 03 tỉnh nêu trên sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính Qua nghiên cứu cho thấy các rào cản ảnh hưởng đến tiếp cận và sử dụng các dịch vụ chăm sóc, điều trị và hỗ trợ liên quan đến HIV/AIDS cho phụ nữ và trẻ em nhiễm HIV/AIDS đó là do trình độ hạn chế, những người phụ nữ này khó có thể tiếp thu và ghi nhớ được các thông điệp truyền thông thay đổi hành vi và kiến thức về lây truyền cũng như các cách phòng tránh lây nhiễm HIV/AIDS Điều kiện kinh tế của người dân tộc thiểu số cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc tiếp cận dịch vụ bởi họ phải bỏ chi phí đi lại quá lớn để có thể sử dụng dịch vụ. Điều kiện địa lý vẫn là một trong những nguyên nhân hàng đầu ảnh hưởng tới khả năng tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ở các khu vực miền núi [14].

Nghiên cứu của Trần Thị Phương Lan về đánh giá tình hình cung cấp và sử dụng dịch vụ tư vấn xét nghiệm HIV tự nguyện cho phụ nữ mang thai tại thành phố Bắc Giang năm 2010 với 200 PNMT tham gia phỏng vấn, kết quả nghiên cứu cho thấy có 67% PNMT biết đến dịch vụ TVXN HIV qua ti vi, 66% PNMT biết đến dịch vụ TVXN HIV tại Bệnh viện phụ sản (BVPS) tinh, 64% PNMT được làm xét nghiệm khi đi đẻ Đã có 65,5% làm xét nghiệm HIV trong thời kỳ mang thai và chuyển dạ, trong đó có 58,8% được tư vấn trước xét nghiệm, 49,6% được tư vấn sau xét nghiệm và 84,7% đã làm xét nghiệm tại bệnh viện phụ sàn Tỷ lệ PNMT được tư vấn, xét nghiệm HIV tự nguyện và được tư vấn xét nghiệm tự nguyện đầy đủ các nội dung tương ứng là 31% và 3,5% [20],

Giới thiệu về địa bàn nghiên cứu

+ Các phụ nữ mới sinh con tại Bệnh viện đa khoa tinh Bình Định.

+ Sản phụ mới sinh con tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định sau 48 giờ hoặc trước khi ra viện.

+ Tự nguyện đồng ý tham gia nghiên cứu.

+ Sản phụ từ chối tham gia nghiên cứu.

+ Sản phụ quá yếu không đủ sức khỏe tham gia vào nghiên cứu.

- Phụ nữ mới sinh con tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định trong quá trình mang thai được/chưa được TVXN HIV.

- Qua phỏng vấn định lượng mời tham gia phỏng vấn sâu, lựa chọn các đối tượng tham gia nghiên cứu đại diện tương đối về tuổi, nghề nghiệp, trình độ học vấn và trong thời gian mang thai họ có được TVXN HIV hoặc chưa được TVXN HIV.

- Phụ nữ nhiễm HIV đã sinh con tại Bệnh viện đa khoa tinh.

- Cán bộ lãnh đạo và cán bộ tham gia cung cấp dịch vụ sàn khoa tại Trung tâm CSSKSS tỉnh Bình Định và Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định: là những cán bộ có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực sản khoa từ 2 năm trở lên.

2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu:

Thời gian: Từ tháng 02 - 05/2013. Địa điểm: Khoa sản - Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu

Đối tượng nghiên cứu

+ Các phụ nữ mới sinh con tại Bệnh viện đa khoa tinh Bình Định.

+ Sản phụ mới sinh con tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định sau 48 giờ hoặc trước khi ra viện.

+ Tự nguyện đồng ý tham gia nghiên cứu.

+ Sản phụ từ chối tham gia nghiên cứu.

+ Sản phụ quá yếu không đủ sức khỏe tham gia vào nghiên cứu.

- Phụ nữ mới sinh con tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định trong quá trình mang thai được/chưa được TVXN HIV.

- Qua phỏng vấn định lượng mời tham gia phỏng vấn sâu, lựa chọn các đối tượng tham gia nghiên cứu đại diện tương đối về tuổi, nghề nghiệp, trình độ học vấn và trong thời gian mang thai họ có được TVXN HIV hoặc chưa được TVXN HIV.

- Phụ nữ nhiễm HIV đã sinh con tại Bệnh viện đa khoa tinh.

- Cán bộ lãnh đạo và cán bộ tham gia cung cấp dịch vụ sàn khoa tại Trung tâmCSSKSS tỉnh Bình Định và Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định: là những cán bộ có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực sản khoa từ 2 năm trở lên.

Thời gian và địa điểm nghiên cứu

Thời gian: Từ tháng 02 - 05/2013. Địa điểm: Khoa sản - Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định.

Thiết kế nghiên cứu

Phương pháp mô tả cắt ngang có phân tích, kết hợp nghiên cứu định lượng và định tính.

Nghiên cứu định lượng nham trả lời câu hỏi nghiên cứu về thực trạng sử dụng dịch vụ TVXN HIV của ĐTNC (mục tiêu 1) Bên cạnh đó, nghiên cứu định lượng cũng sẽ mô tả tỷ lệ đối tượng nghiên cứu có kiến thức đạt hoặc không đạt về HIV/AIDS và dịch vụ TVXN HIV trong PLTMC, xác định một số yếu tố liên quan đến tỷ lệ sử dụng dịch vụ TVXN HIV (một phần mục tiêu 2).

Nghiên cứu định tính nhằm giải thích, bổ sung trả lời các câu hỏi tại sao từ kết quả nghiên cứu định lượng đã đưa ra và sẽ phân tích sâu hơn các các rào cản của phụ nữ mang thai sử dụng dịch vụ TVXN HIV (lý giải sâu hơn cho cả hai mục tiêu).

Cỡ mẫu

Dựa trên cách tính cỡ mẫu ngẫu nhiên hệ thống Áp dụng công thức ước lượng cho một tỷ lệ:

„ = 7 2 px(l-p) l-a/2 d h: là số đối tượng nghiên cứu (Phụ nữ mới sinh con)

Z].a/2: Hệ số tin cậy Với độ tin cậy 95% thì giá trị của z = 1,96 i: là mức ý nghĩa thống kê, lay a = 0,05 p: do nghiên cứu chưa được thực hiện trước đây nên lấy tỷ lệ p= 0,5 q: Sai số mong muốn = 0,06 Thay so vào công thức trên ta có n = 267 Ước tính thêm 10% số trường hợp từ chối tham gia, nên cỡ mẫu ít nhất là 293 phụ nữ Cỡ mẫu của nghiên cứu được làm tròn là n = 300.

(Tỷ lệ p trên dựa vào nghiên cứu “Thực trạng sử dụng dịch vụ tư vấn xét nghiệmHIV tự nguyện trong phòng lây truyền mẹ con ở phụ nữ mang thai tại Thành phố Vị Thanh,Tỉnh Hậu Giang, năm 2011.Tác giả Võ Thị Hoàng Loan)

- Tổng số 11 đối tượng được chọn tham gia nghiên cứu bao gồm: 01 cán bộ phụ trách Chương trình PLTMC của Trung tâm PC HIV/AIDS tinh; 01 Lãnh đạo Trung tâm Chăm sóc SKSS; 01 cán bộ phụ trách Khoa sản, Bệnh viện đa khoa tỉnh; 01 bác sĩ trực tiếp khám thai cho PNMT tại phòng khám thai; 01 nữ hộ sinh tham gia tư vấn về PLTMC tại phòng khám thai; 02 phụ nữ có HIV đã sinh con tại Bệnh viện đa khoa tỉnh; 02 phụ nữ sau sinh và trong quá trình mang thai được TVXN HIV 02 phụ nữ sau sinh và trong quá trình mang thai không được TVXN HIV.

Phương pháp chọn mẫu theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện.

Cách chọn mẫu: các sản phụ sau khi sinh 48 giờ hoặc trước khi ra viện sẽ được mời tham gia nghiên cứu, nếu họ đồng ý chúng tôi sẽ tiến hành phỏng vấn theo bảng câu hỏi đã được soạn sẵn với các nội dung có liên quan đến mục tiêu nghiên cứu Lẩy từ người bắt đầu nghiên cứu cho đến khi đủ 300 đối tượng nghiên cứu.

Việc lựa chọn đối tượng là phụ nữ mới sinh con tham gia trong nghiên cứu này nhằm đảm bảo đối tượng tham gia nghiên cứu đã trải qua đủ thời gian mang thai, với cơ sở khoa học có 15-30% trẻ sinh từ mẹ nhiễm HIV sẽ bị nhiễm bệnh trong thời kỳ mang thai và sinh con nếu không có các can thiệp dự phòng Chính vì vậy cần phát hiện sớm và điều trị đúng phác đồ, kết hợp với việc chăm sóc, can thiệp thích họp trước, trong và sau sinh thì xác suất lây truyền HIV từ mẹ sang con sẽ giảm xuống đến mức thấp nhất (dưới 5%).

Nghiên cứu sẽ sừ dụng kỹ thuật thu thập thông tin qua phỏng vấn sâu về sử dụng và cung cấp dịch vụ TVXN HIV trong thời kỳ mang thai của phụ nữ mới sinh con tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Việc lựa chọn đối tượng tham gia phỏng vấn sâu được thực hiện sau khi có kết quả sơ bộ từ nghiên cứu định lượng và được lựa chọn có chủ đích.

- Mục đích phỏng vấn sâu đối với cán bộ Y tế:

- Tìm hiểu thực trạng cung cấp dịch vụ tư vấn xét nghiệm trong PLTMC cho phụ nữ mang thai (Cở sở vật chất, trang thiết bị, vật tư, đội ngũ CBYT )

- Tìm hiểu những rào cản của phụ nữ mang thai sử dụng dịch vụ tư vấn xét nghiệm HIV (Chi phí dịch vụ, thái độ phục vụ CBYT, thời gian chờ đợi )

- Mục đích phỏng vấn sâu đối với phụ nữ sau sinh:

- Tìm hiểu những nhận xét của các nhóm phụ nữ sau sinh về dịch vụ TVXN HIV trong phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con cho PNMT tại tỉnh Bình Định.

- Tìm hiểu trải nghiệm sử dụng dịch vụ tư vấn xét nghiệm HIV.

- Tìm hiểu một số rào cản của PNMT trong sử dụng dịch vụ TVXN HIV trongPLTMC.

Phương pháp thu thập so liệu

- Công cụ thu thập: Sử dụng bộ câu hỏi phỏng vấn trực tiếp thiết kế sẵn (xem phụ lục 2).

- Đối tượng tham gia thu thập số liệu: Điều tra viên và Giám sát viên

- Điều tra viên: 1 nhân viên của Trung tâm PC HIV/AIDS và 2 nhân viên khoa Sản Bệnh viện đa khoa tỉnh và nghiên cứu viên Các điều tra viên được tập huấn về nội dung và yêu cầu của cuộc điều tra trước khi điều tra nhằm đảm bảo thu thập thông tin chính xác.

- Giám sát viên: là 02 đại diện các đơn vị: Trung tâm PC HIV/AIDS và khoa Sản Bệnh viện đa khoa tỉnh Nghiên cứu viên giám sát hoạt động ĐTV và cùng tham gia vào quá trình điều tra, giải quyết các vướng mắc trong quá trình thu thập so liệu.

- Kỹ thuật thu thập số liệu: Sau khi lựa chọn ĐTNC đảm bảo tiêu chuẩn và trình tự thì các ĐTV sẽ tiến hành phỏng vấn trực tiếp các sản phụ sau khi sinh con 48 giờ hoặc trước khi ra viện, đảm bảo không có sự can thiệp của cán bộ y tế Trước

Các biến số nghiên cứu

Phỏng vấn sâu các đối tượng nghiên cứu (theo từng nhóm đối tượng, cụ thể: Nhóm

1 gồm: cán bộ phụ trách Chương trình PLTMC của Trung tâm PC HIV/AIDS tỉnh, Lãnh đạo Trung tâm Chăm sóc SKSS, cán bộ phụ trách Khoa sản, Bệnh viện đa khoa tỉnh; nhóm

2 gồm: bác sĩ trực tiếp khám thai cho PNMT tại phòng khám thai, nữ hộ sinh tham gia tư vấn về PLTMC tại phòng khám thai; nhóm 3 gồm: phụ nữ có HIV đã sinh con tại Bệnh viện đa khoa tỉnh, phụ nữ sau sinh và trong quá trình mang thai được TVXN HIV và phụ nữ sau sinh và trong quá trình mang thai không được TVXN HI V) dựa theo nội dung hướng dẫn đã được chuẩn bị sẵn (xem chi tiết theo thứ tự tương ứng tại phụ lục 4, 5, 6) và cho phép nghiên cứu linh hoạt để khai thác sâu thêm các thông tin cần thiết dựa trên phần trả lời của ĐTNC.

Các cuộc phỏng vấn sẽ được tiến hành tại địa điểm yên tĩnh để các đối tượng không bị phân tâm và cảm thấy thoải mái, tự do chia sẻ các thông tin liên quan đến chủ đề nghiên cứu Tất cả các cuộc phỏng van đều được ghi âm và gỡ băng, phân tích sau khi kết thúc phỏng vấn.

2.7 Các biến sổ nghiên cứu

STT Biến số Định nghĩa

Phân loại biến pp thu thập số liệu

1 Tư vấn trước xét nghiệm Là ĐTNC có hay không được

CBYT cung cấp thông tin về lợi ích của việc XN HIV cho PNMT và hỏi ý kiến có đồng ý trước khi làm XN HIV trong thời kỳ mang thai.

2 Xét nghiệm HIV Là ĐTNC có hay không xét nghiệm HIV trong thòi kỳ mang thai.

Là ĐTNC có hay không được CBYT thông báo kết quà và giải thích ý nghĩa kết quả XN HIV khi ĐTNC quay lại nhận kết quả

XN HIV trong thời kỳ mang thai.

HIV Là ĐTNC sử dụng đủ 3 dịch vụ: tư vấn trước XN, làm XN và được tư vấn sau XN trong thời kỳ mang thai.

Nhị phân Tổng hợp từ 3 biến ữên

1.1.2 Biến độc lập (Chi tiết xem phụ lục 1)

- Nhóm biến về thông tin chung.

- Nhóm biến về sử dụng dịch vụ TVXN HIV.

- Nhóm biến về kiến thức PLTMC

Tiêu chuẩn đánh giá kiến thức về PLTMC

Tiêu chuẩn đánh giá kiến thức về PLTMC bao gồm những nội dung: nghe nói về mẹ nhiễm HIV lây truyền cho con khi mang thai, nguồn cung cấp thông tin về kiến thức PLTMC, sự cần thiết làm xét nghiệm HIV đối với PNMT, lợi ích của làm xét nghiệm HIV cho PNMT, thời điểm thích hợp để PNMT nhận dịch TVXN HIV, khi nào mẹ nhiễm HIV lây truyền sang cho con, Tỷ lệ nguy cơ mẹ nhiễm HIV truyền sang cho con khi không có bất cứ can thiệp nào, các biện pháp giảm nguy cơ LTMC, nơi có TVXN HIV cho PNMT tại tỉnh, nguồn cung cấp thông tin về dịch vụ TVXN HIV, những nội dung TVXN HIV cho PNMT (chi tiết xem trong Bảng hỏi tại phụ lục 2 từ câu 9 đến câu 18). Đánh giá kiến thức về PLTMC của ĐTNC được tiến hành theo phương pháp cho điểm Mỗi câu trả lời đúng được tính là một điểm Đối tượng nghiên cứu được đánh giá là có kiến thức đạt khi trả lời đúng 50% số điểm trở lên của các câu hỏi.

- Đối với câu trả lời 01 cách chọn thì chọn đáp án đúng được 1 điểm Trả lời sai không cho điểm.

- Đối với câu trả lời nhiều lựa chọn thì mỗi câu trả lời đúng sẽ được 1 điểm cho mỗi đáp án.

Cách tính điểm kiến thức về PLTMC như sau:

STT Câu hỏi Trả lời đúng Điểm đạt

Tiêu chuẩn đánh giá: Tổng số điểm phần kiến thức về PLTMC là 36 điểm.

- Neu đạt từ 18 điểm trở lên là kiến thức đạt.

- Nếu chỉ đạt dưới 18 điểm là kiến thức không đạt.

Các tiêu chí đánh giá kiến thức và cách tính điểm kiến thức về PLTMC được dựa theo bộ công cụ của Võ Thị Hoàng Loan trong nghiên cứu về Thực trạng sử dụng dịch vụ tư vấn xét nghiệm HIV tự nguyện trong phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con ở phụ nữ mang thai tại thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang năm 2011 [27], nhằm giúp cho tác giả có thể so sánh và bàn luận về kết quả nghiên cứu.

Phương pháp phân tích số liệu

- Sau khi thu thập, các phiếu điều ưa được kiểm ưa lại xem thông tin đã đầy đủ chưa.

- Nhập số liệu bằng phần mềm EpiData 3.1

- Xử lý và phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS 16.0

- Tỷ lệ phần ưăm và phân bố tần suất được dùng để mô tả các biến số Trung bình,trung vị & phương sai được dùng để ước tính cho các biến định lượng.

- Sử dụng các thuật toán thống kê: test %2 với mức ý nghĩa p< 0, 05 để phân tích mối liên quan đơn biến giữa việc sử dụng dịch vụ TVXN H1V với một số yếu tố liên quan (như được mô tả trong khung lý thuyết), tính tỷ số chênh (OR) để xác định mức độ của mối liên quan.

- Với những yếu to có giá trị p trong phân tích mối liên quan đơn biến với sử dụng dịch vụ TVXN HIV nhỏ hơn 0,1 được lựa chọn để đưa vào mô hình hồi quy Logistic đa biến để phân tích mối liên quan giữa sử dụng dịch vụ TVXN HIV với nhiều yếu tố trong cùng mô hình và khống chế nhiễu trong nghiên cứu.

Các cuộc phỏng vấn đều được giải băng ghi âm Các bản giải băng được mã hóa, phân tích và tổng hợp theo chỉ đề Sau đó, thông tin trong từng chủ đề sẽ được so sánh và đói chiếu giữa các nguồn đối tượng cung cấp thông tin và phương pháp thu thập thông tin.

Tác giả lựa chọn các câu trích dẫn phù hợp với các chủ đề, nhằm tìm ra được các thông tin trả lời cho các câu hỏi chính của nghiên cứu và từ đó làm sáng tỏ mục tiêu nghiên cứu Bên cạnh đó, thông tin từ nghiên cứu định tính giúp lý giải thêm các thông tin thu được từ nghiên cứu định lượng.

2.10 Vẩn đề đạo đức trong nghiên cứu

- Nghiên cứu được thông qua bởi Hội đồng đạo đức của trường Đại học y tế công cộng.

- Được sự chấp thuận của TTPC HIV/AIDS và BVĐK tỉnh Bình Định.

- ĐTNC được thông báo rõ ràng mục đích của nghiên cứu và đồng ý tham gia nghiên cứu.

- Cán bộ nghiên cứu tôn trọng sự lựa chọn của ĐTNC và quan điểm của họ.

- Đối tượng tham gia nghiên cứu có quyền từ chối trả lời những câu hỏi mà họ không muốn.

- Các thông tin thu thập được ghi nhận chính xác, trung thực từ ĐTNC và được đảm bảo hoàn toàn giữ bí mật.

- Nghiên cứu không có tác động trực tiếp lên ĐTNC và không làm ảnh hưởng đến phong tục tập quán, tín ngưỡng của người dân địa phương.

- Kết quả nghiên cứu đã và sẽ được phản hồi tới các cơ quan chức năng tại địa phương để có thêm thông tin có thể cải thiện phần nào công tác TVXN HIV trong PLTMC.

2.11 Hạn chế của nghiên cứu, sai số và biện pháp khắc phục

2.11.1 Hạn chế của nghiên cứu

Do nguồn lực và thời gian có hạn nên nghiên cứu chưa đánh giá được chất lượng của dịch vụ TVXN HIV (nhân lực, đào tạo, kỳ năng tư vấn theo quy định ) chưa đánh giá được tác động của chính sách hỗ trợ cho PNMT hay phụ nữ sau sinh bị nhiễm HIV (sữa thay thể cho trẻ, hỗ trợ đi lại )

Nghiên cứu chỉ tiến hành ở một bệnh viện nên thông tin không thể khái quát cho các khu vực khác.

2.11.2 Sai số và biện pháp khắc phục sai số nghiên cứu

- Sai số do thu thập thông tin, sai số nhớ lại: Do sức khỏe vừa mới sinh con còn đang yếu và mệt mà các sản phụ có thể trả lời qua loa, không chính xác.

- Khắc phục: Trước khi phỏng vấn, ĐTV giới thiệu mục đích của nghiên cứu cho ĐTNC Động viên sản phụ trả lời câu hỏi, chọn thời điểm phỏng vấn phù hợp.

- Chọn thêm 10% mẫu dự phòng đối tượng từ chối nghiên cứu hoặc không trả lời các câu hỏi.

- Thiết kế các câu hỏi phỏng vấn ngắn gọn, dễ hiểu, không có tính chất gợi ý.

- Tiến hành phỏng vấn thử để kiểm ưa chất lượng bộ câu hỏi và chất lượng thông tin, từ đó điều chỉnh cho phù hợp.

- Tập huấn điều ưa viên, cung cấp tài liệu hướng dẫn.

- Giám sát viên giám sát, hỗ ượ và củng cố kịp thời ĐTV nhằm hạn chế sai số.

- Nên có hai người nhập liệu cùng làm để kiểm tra chéo lẫn nhau.

Hạn chế của nghiên cứu, sai số và biện pháp khắc phục

2.11.1 Hạn chế của nghiên cứu

Do nguồn lực và thời gian có hạn nên nghiên cứu chưa đánh giá được chất lượng của dịch vụ TVXN HIV (nhân lực, đào tạo, kỳ năng tư vấn theo quy định ) chưa đánh giá được tác động của chính sách hỗ trợ cho PNMT hay phụ nữ sau sinh bị nhiễm HIV (sữa thay thể cho trẻ, hỗ trợ đi lại )

Nghiên cứu chỉ tiến hành ở một bệnh viện nên thông tin không thể khái quát cho các khu vực khác.

2.11.2 Sai số và biện pháp khắc phục sai số nghiên cứu

- Sai số do thu thập thông tin, sai số nhớ lại: Do sức khỏe vừa mới sinh con còn đang yếu và mệt mà các sản phụ có thể trả lời qua loa, không chính xác.

- Khắc phục: Trước khi phỏng vấn, ĐTV giới thiệu mục đích của nghiên cứu cho ĐTNC Động viên sản phụ trả lời câu hỏi, chọn thời điểm phỏng vấn phù hợp.

- Chọn thêm 10% mẫu dự phòng đối tượng từ chối nghiên cứu hoặc không trả lời các câu hỏi.

- Thiết kế các câu hỏi phỏng vấn ngắn gọn, dễ hiểu, không có tính chất gợi ý.

- Tiến hành phỏng vấn thử để kiểm ưa chất lượng bộ câu hỏi và chất lượng thông tin, từ đó điều chỉnh cho phù hợp.

- Tập huấn điều ưa viên, cung cấp tài liệu hướng dẫn.

- Giám sát viên giám sát, hỗ ượ và củng cố kịp thời ĐTV nhằm hạn chế sai số.

- Nên có hai người nhập liệu cùng làm để kiểm tra chéo lẫn nhau.

KẾT QUẢ NGHIÊN cứu

Một số yếu tố liên quan đến việc sử dụng dịch vụ TVXN HIV của ĐTNC

3.2.1 Một số yếu tố liên quan từ phía PNMT

3.2.1.1 Phân tích đơn biến về mối liên quan của một sổ yếu tổ với sử dụng dịch vụ TVXNHIV

Bảng 3.8 Mối liên quan giữa một số yếu tố với tỷ lệ tư vấn trước XNHIV

Các yếu tố TV trước XN HIV

Có Không Đặc điểm của ĐTNC

Trình độ văn hóa THPT trở lên

Có nghề nghiệp Nội trợ

Thu nhập Có thu nhập

Số con hiện có 01 con

Hành vi tìm kiếm dịch vụ khám thai

CSYT công TYT, tư nhân

Ket quả phân tích đơn biến về mối liên quan của một số yếu tố với sử dụng dịch vụ tư vấn trước XN HIV tại bảng 3.8 cho thấy, các yếu tố sau đây liên quan có ý nghĩa thống kê:

Những người có trình độ văn hóa từ THPT trở lên đi tư vấn trước XN HIV cao gấp 3,9 lần so với những ĐTNC có trình độ văn hóa dưới THPT (CI: 2,09- 7,35);

Những người thu nhập cá nhân hàng tháng đi tư vấn trước XN HIV cao gấp 4,7 lần so với những ĐTNC không có thu nhập (CI: 2,43-9,05);

Những ĐTNC có con lần đầu đi tư vấn trước XN HIV cao hơn gấp 1,8 lần so với những người có từ 02 con trở lên (CI: 1,05-3,17);

Những ĐTNC đăng ký quản lý thai tại các CSYT công lập từ tuyến huyện, tỉnh đi tư vấn trước XN HIV trong quá trình mang thai cao hơn gấp 2,2 lần so với những người đăng ký quản lý thai tại Trạm Y tế/ phòng khám tư nhân (CI: 1,30- 4,02);

Những phụ nữ tham gia nghiên cứu đi khám thai trên 3 lần trở lên đi tư vấn trước

XH HIV cao hơn gấp 5 lần so với những ĐTNC đi khám thai từ 3 lần trở xuống (CI: 1,77- 14,6); Đối với những người có kiến thức về PLTMC đạt đi tư vấn XN HIV cao hơn gấp5,6 lần so với những ĐTNCcó kiến thức chưa đạt (CI: 3,15-10,06).

Bảng 3.9 Mối liên quan giữa một số yếu tố với tỷ lệ xét nghiệm HIV

Các yếu tố Xét nghiệm HIV

Có Không Đặc điểm của ĐTNC

Trình độ THPT trở lên 79(48,5%) 84(51,5%) 2,363

Ngày đăng: 01/12/2023, 14:23

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1: Tình hình nhiễm HIV/AIDS tỉnh Bình Định (giai đoạn 2008 - 2012) - Luận văn thực trạng sử dụng dịch vụ tư vấn xét nghiệm hiv trong thời kỳ mang thai của phụ nữ mới sinh con tại bệnh viện đa khoa tỉnh bình định năm 2013
Bảng 1.1 Tình hình nhiễm HIV/AIDS tỉnh Bình Định (giai đoạn 2008 - 2012) (Trang 20)
Sơ đồ 1: Quy trình cung cấp dịch vụ chăm sóc và điều trị PLTMC cho phụ nữ trong quá trình mang thai [5] - Luận văn thực trạng sử dụng dịch vụ tư vấn xét nghiệm hiv trong thời kỳ mang thai của phụ nữ mới sinh con tại bệnh viện đa khoa tỉnh bình định năm 2013
Sơ đồ 1 Quy trình cung cấp dịch vụ chăm sóc và điều trị PLTMC cho phụ nữ trong quá trình mang thai [5] (Trang 27)
Sơ đồ 3: Quy trình tiếp cận và cung cấp dịch vụ TVXN HIV cho PNMT tại Bình Định - Luận văn thực trạng sử dụng dịch vụ tư vấn xét nghiệm hiv trong thời kỳ mang thai của phụ nữ mới sinh con tại bệnh viện đa khoa tỉnh bình định năm 2013
Sơ đồ 3 Quy trình tiếp cận và cung cấp dịch vụ TVXN HIV cho PNMT tại Bình Định (Trang 42)
Bảng 1.3: Kết quả hoạt động TVXN HIV cho PNMT tại tình Bình Định (từ năm 2011 đến năm 2012) - Luận văn thực trạng sử dụng dịch vụ tư vấn xét nghiệm hiv trong thời kỳ mang thai của phụ nữ mới sinh con tại bệnh viện đa khoa tỉnh bình định năm 2013
Bảng 1.3 Kết quả hoạt động TVXN HIV cho PNMT tại tình Bình Định (từ năm 2011 đến năm 2012) (Trang 42)
Bảng 3.1: Một sổ đặc tính dân số xã hội của phụ nữ sau sinh (PNSS)(N = 300) - Luận văn thực trạng sử dụng dịch vụ tư vấn xét nghiệm hiv trong thời kỳ mang thai của phụ nữ mới sinh con tại bệnh viện đa khoa tỉnh bình định năm 2013
Bảng 3.1 Một sổ đặc tính dân số xã hội của phụ nữ sau sinh (PNSS)(N = 300) (Trang 55)
Bảng 3.3: Hành vi tìm kiếm dịch vụ khám thai của ĐTNC (N = 300) - Luận văn thực trạng sử dụng dịch vụ tư vấn xét nghiệm hiv trong thời kỳ mang thai của phụ nữ mới sinh con tại bệnh viện đa khoa tỉnh bình định năm 2013
Bảng 3.3 Hành vi tìm kiếm dịch vụ khám thai của ĐTNC (N = 300) (Trang 57)
Bảng 3.4 cho thấy, có đến 74% PNSS không được tư vấn về làm xét nghiệm HIV trong thời kỳ mang thai - Luận văn thực trạng sử dụng dịch vụ tư vấn xét nghiệm hiv trong thời kỳ mang thai của phụ nữ mới sinh con tại bệnh viện đa khoa tỉnh bình định năm 2013
Bảng 3.4 cho thấy, có đến 74% PNSS không được tư vấn về làm xét nghiệm HIV trong thời kỳ mang thai (Trang 59)
Bảng 3.5. Sử dụng dịch vụ TVXN HIV - Luận văn thực trạng sử dụng dịch vụ tư vấn xét nghiệm hiv trong thời kỳ mang thai của phụ nữ mới sinh con tại bệnh viện đa khoa tỉnh bình định năm 2013
Bảng 3.5. Sử dụng dịch vụ TVXN HIV (Trang 60)
Bảng 3.6: Kiến thức về PLTMC của ĐTNC - Luận văn thực trạng sử dụng dịch vụ tư vấn xét nghiệm hiv trong thời kỳ mang thai của phụ nữ mới sinh con tại bệnh viện đa khoa tỉnh bình định năm 2013
Bảng 3.6 Kiến thức về PLTMC của ĐTNC (Trang 63)
Bảng 3.8. Mối liên quan giữa một số yếu tố với tỷ lệ tư vấn trước XNHIV - Luận văn thực trạng sử dụng dịch vụ tư vấn xét nghiệm hiv trong thời kỳ mang thai của phụ nữ mới sinh con tại bệnh viện đa khoa tỉnh bình định năm 2013
Bảng 3.8. Mối liên quan giữa một số yếu tố với tỷ lệ tư vấn trước XNHIV (Trang 72)
Bảng 3.9. Mối liên quan giữa một số yếu tố với tỷ lệ xét nghiệm HIV - Luận văn thực trạng sử dụng dịch vụ tư vấn xét nghiệm hiv trong thời kỳ mang thai của phụ nữ mới sinh con tại bệnh viện đa khoa tỉnh bình định năm 2013
Bảng 3.9. Mối liên quan giữa một số yếu tố với tỷ lệ xét nghiệm HIV (Trang 74)
Bảng 3.10. Mối liên quan giữa một số yếu tổ với tỷ lệ tư vẩn sau XN HIV - Luận văn thực trạng sử dụng dịch vụ tư vấn xét nghiệm hiv trong thời kỳ mang thai của phụ nữ mới sinh con tại bệnh viện đa khoa tỉnh bình định năm 2013
Bảng 3.10. Mối liên quan giữa một số yếu tổ với tỷ lệ tư vẩn sau XN HIV (Trang 75)
Bảng 3.11. Mối liên quan giữa một số yếu tổ với tỷ lệ sử dụng dịch vụ TVXN HIV - Luận văn thực trạng sử dụng dịch vụ tư vấn xét nghiệm hiv trong thời kỳ mang thai của phụ nữ mới sinh con tại bệnh viện đa khoa tỉnh bình định năm 2013
Bảng 3.11. Mối liên quan giữa một số yếu tổ với tỷ lệ sử dụng dịch vụ TVXN HIV (Trang 77)
Bảng 3.12. Mô hình hồi quy đa biến xác định một số yếu tố liên quan với TV trước XN HIV - Luận văn thực trạng sử dụng dịch vụ tư vấn xét nghiệm hiv trong thời kỳ mang thai của phụ nữ mới sinh con tại bệnh viện đa khoa tỉnh bình định năm 2013
Bảng 3.12. Mô hình hồi quy đa biến xác định một số yếu tố liên quan với TV trước XN HIV (Trang 79)
Bảng 3.13. Mô hình hồi quy đa biến xác định một số yếu tố liên quan với làm xét nghiệm HIV - Luận văn thực trạng sử dụng dịch vụ tư vấn xét nghiệm hiv trong thời kỳ mang thai của phụ nữ mới sinh con tại bệnh viện đa khoa tỉnh bình định năm 2013
Bảng 3.13. Mô hình hồi quy đa biến xác định một số yếu tố liên quan với làm xét nghiệm HIV (Trang 80)
Bảng 3.16. Bảng tổng hợp các yếu tố liên quan đến sử dụng dịch vụ TVXN HIV của ĐTNC - Luận văn thực trạng sử dụng dịch vụ tư vấn xét nghiệm hiv trong thời kỳ mang thai của phụ nữ mới sinh con tại bệnh viện đa khoa tỉnh bình định năm 2013
Bảng 3.16. Bảng tổng hợp các yếu tố liên quan đến sử dụng dịch vụ TVXN HIV của ĐTNC (Trang 83)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w