1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thực trạng rối loạn trầm cảm và một số yếu tố liên quan của học sinh trường phổ thông trung học trần quang khải, huyện khoái châu, tỉnh hưng yên năm 2010

110 7 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực Trạng Rối Loạn Trầm Cảm Và Một Số Yếu Tố Liên Quan Của Học Sinh Trường Phổ Thông Trung Học Trần Quang Khải, Huyện Khoái Châu, Tỉnh Hưng Yên Năm 2010
Người hướng dẫn TS. Phạm Việt Cường, TS. Lương Ngọc Khuê
Trường học Trường Đại Học Y Tế Công Cộng
Thể loại luận văn
Năm xuất bản 2010
Thành phố Hưng Yên
Định dạng
Số trang 110
Dung lượng 550,58 KB

Cấu trúc

  • Chương 1: TỐNG QUAN TÀI LIỆU (14)
    • 1. Định nghĩa, phân loại RLTC (14)
      • 1.1. Định nghĩa (14)
        • 1.1.1. Phân loại theo các tiêu chuẩn lâm sàng (14)
        • 1.1.2. Phân loại trầm cảm theo các đặc trưng của bệnh (17)
        • 1.1.3. Phân loại theo mức độ nặng nhẹ của bệnh (0)
    • 2. Nguyên nhân của trầm cảm (20)
      • 2.1. Các yếu tổ sinh học trong trầm cảm (0)
        • 2.1.1. Yếu tố di truyền và trầm cảm (21)
        • 2.1.2. Nghiên cứu về sự thay đổi của các hormone nội tiết (22)
        • 2.1.3. Một sổ nghiên cứu ảnh hưởng của các chất dẫn truyền (0)
      • 2.2. Các yếu tổ môi trường tâm lý - xã hội liên quan đến trầm cảm (0)
        • 2.2.1. Môi trường tâm lý gia đình (24)
        • 2.2.2. Môi trường lao động/học tập (0)
    • 3. Chẩn đoán rối loạn trầm cảm (25)
      • 3.1. Các phương pháp tiếp cận để xác định RLTC (0)
      • 3.2. Các loại thang đo trầm cảm tự điền và thang đo CES — D để sàng lọc trầm cảm (26)
    • 4. Hậu quả của RLTC trên thế giói và tại Việt Nam (27)
    • 5. Điều trị (28)
    • 6. Các yếu tố liênquan và tỷ lệ RLTC ở lứa tuổi VTN (28)
      • 6.1. Yeu tố nguy cơ và bảo vệ liên quan đến trầm cảm (28)
      • 6.2. Tỷ lệ RLTC sử dụng thang đo CES - D trên thế giới (30)
      • 6.3. Tỷ lệ RLTC trong nước (31)
    • 7. Các yếu tố liên quan với RLTC (0)
      • 7.1. Các nghiên cứu nước ngoài (31)
      • 7.2. Các nghiên cứu trong nước (33)
    • 8. Hoạt động chăm sóc sức khỏe tâm thần tạiđịa bàn nghiên cứu (34)
      • 8.1. Cơ cấu tổ chức (34)
      • 8.2. Tình hình công tác chăm sóc sức khỏe tâm thần năm 2009 (34)
  • Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cửu (36)
    • 1. Đối tượng nghiên cứu (36)
    • 2. Thòi gian và địa điểm nghiên cứu (0)
    • 3. Phuong pháp nghiên cứu (0)
    • 4. Mẩu và phương pháp chọn mẫu (36)
    • 5. Phương pháp chọn mẫu (38)
    • 6. Phương pháp thu thập thông tin (38)
    • 7. Xử lý và phân tích số liệu (39)
    • 8. Các biến số nghiên cứu (40)
    • 9. Khía cạnh đạo đức nghiên cứu (44)
    • 10. Khó khăn, hạn chế của nghiêncứu, sai số và biện pháp khắc phục (45)
    • 11. Một số khái niệm và tiêu chuẩn đánh giá (45)
  • Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN cứu (48)
    • 1. Thông tin chung (48)
      • 1.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu (48)
      • 1.2. Đặc điểm của gia đình của ĐTNC (49)
      • 1.3. Các yếu tố nguy cơ, bảo vệ thuộc gia đình, nhà trường và bản thân (51)
    • 2. Các yếu tố liên quan vói NCRLTC (59)
      • 2.1. Mối liên quan giữa đặc điểm cá nhân với NCRLTC (59)
      • 2.2. Mối liên quan giữa các yểu tố gia đình với NCRLTC (0)
      • 2.3. Mối liên quan các yểu tổ cá nhân và NCRLTC (0)
      • 2.4. Mối liên quan giữa yếu tố nguy cơ và bảo vệ với NCRLTC (67)
    • 3. Mô hình hồi quy logistic dự đoán các yếu tố liên quan đến NCRLTC ở trẻ VTN (70)
  • Chương 4: BÀN LUẬN (83)
    • 1. Nguy cơ rối loạn trầm cảm của ĐTNC (73)
    • 2. Các yếu tố nguy cơ và bảo vệ thuộc gia đình, nhà trường và cá nhân (74)
    • 3. Mối liên quan NCRLTC và đặc điểm cá nhân và gia đình (76)
    • 4. Mối liên quan trầm cảm và môi trường gia đình (78)
    • 5. Mối liên quan các yếu tố nguy cơ thuộc gia đình, nhà trường, bản thân với NCRLTC (78)
    • 6. Mối liên quan các yểu tố bảo vệ thuộc gia đình, nhà trường, bản thân vói NCRLTC (0)
    • 7. Điểm mạnh và hạn chế của nghiên cứu (81)
  • Chương 5: KẾT LUẬN (87)
    • 1. Tỷ lệ học sinh có NCRLTC, các yếu tố nguy cơ và bảo vệ của ĐTNC (83)
    • 2. Học sinh có nguy cơ rối loạn trầm cảm và các yếu tố liên quan (85)
  • Chương 6: KHUYẾN NGHỊ (0)
    • 1. Loại bỏ các yếu tố nguy cơ và tăng cường các yếu tố bảo vệ (87)
    • 2. Phát hiện sớm và điều trị lập thòi (0)
    • 3. Các nghiên cứu tiếp theo về RLTC ở trẻ em và trẻ vị thành niên (89)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................... 74 (90)
  • PHỤ LỤC................................................................................................................ 78 (70)

Nội dung

TỐNG QUAN TÀI LIỆU

Định nghĩa, phân loại RLTC

Thuật ngữ “rối loạn trầm cảm ” là biểu hiện của nhiều triệu chứng, đây là một rối loạn tâm thần thường gặp, đặc trưng bởi nỗi buồn, mất quan tâm hay niềm vui, cảm giác tội lỗi hay tự ti, ngủ ít hay bị rối loạn giấc ngủ, thèm hoặc chán ăn, giảm năng lượng và giảm sự tập trung Những vấn đề này có thể trở thành mãn tính và hay tái phát, nó làm giảm khả năng của một cá nhân đối với công việc, học tập và sinh hoạt hàng ngày Hậu quả nghiêm trọng nhất là trầm cảm là một trong những nguyên nhân tự tử hàng đầu Hầu hết các trường họp trầm cảm có thể được điều trị bằng thuốc hoặc nghiệm pháp tâm lý tâm lý [17].

1 2 Phân loại rối loạn trầm cảm

1.1.1 Phân loại theo các tiêu chuẩn lâm sàng:

Trầm cảm có thể chỉ là một cơn trầm cảm gặp trong bệnh rối loạn cảm xúc lưỡng cực, nhưng có thể là một cơn trầm cảm gặp trong bệnh trầm cảm Rối loạn cảm xúc bao gồm rối loạn trầm cảm (trầm cảm đơn cực), rối loạn lưỡng cực, loạn khí sắc, khí sắc chu kỳ Ngoài ra còn có rối loạn cảm xúc do cơ thể bệnh và rối loạn cảm xủc do một chất.

- Rối loạn trầm cảm nặng nghĩa là hiện tại (hoặc trong tiền sử) chỉ có các giai đoạn tràm cảm Ví dụ bệnh nhân đã bị 3 cơn rối loạn cảm xúc, nhưng tất cả các cơn đều là trầm cảm Tiêu chuẩn chẩn đoán của trầm cảm nặng là phải kéo dài ít nhất là 2 tuần và trong đó có ít nhất 1 trong 2 triệu chứng quan trọng là: Khí sắc trầm cảm và mất hứng thú hoặc sở thích cho hầu hết các hoạt động Ngoài ra còn bệnh nhân còn có ít nhất 4 triệu chứng trong số 7 triệu chứng sau:

- Mất cảm giác ngon miệng

- Mất ngủ hoặc bệnh nhân ngủ quá nhiều

- Rối loạn hoạt động tâm thần vận động

- Khó suy nghĩ, tập trung hoặc ra quyết định

- Ý nghĩa muổn chết hoặc có hành vi tự sát

- Trầm cảm nhẹ và trung bình có đặc điểm lâm sàng giống trầm cảm nặng, tuy nhiên các triệu chứng ít nghiêm trọng hơn Tiêu chuẩn chẩn đoán là bệnh nhân không có quá 4 triệu chứng giống như trầm cảm nặng trong đó có ít nhất một trong hai triệu chứng: khí sắc trầm cảm diễn ra hàng ngày và mất hứng thú và sở thích diễn ra hầu như hàng ngày

- Rối loạn lưỡng cực nghĩa là hiện tại (hoặc trong tiền sử) có các gia đoạn hưng trầm cảm pha trộn (hưng cảm và trầm cảm xuất hiện cùng một lúc), thường hưng cảm nhẹ phối hợp với các giai đoạn trầm cảm nặng (hiện tại hoặc đã có trong tiền sử) Rối loạn lưỡng cực được chia thành rối loạn lưỡng cực I và rôi loạn lưỡng cực II.

- Rổi loạn lưỡng cực I đặc trưng bởi một hay nhiều giai đoạn hưng trầm cảm hoặc các giai đoạn pha trộn, có thể phối họp với các giai đoạn trầm cảm nặng

- Rối loạn lưỡng cực II đặc trưng bởi một hay nhiều giai đoạn trầm cảm nặng, phối họp ít nhất với một giai đoạn hưng cảm nhẹ

- Loạn khí sắc là một nhóm nhỏ của rối loạn cảm xúc, phát triển mãn tính, có ít nhất 2 năm mang một số triệu chứng trầm cảm nhưng ở cường độ thấp (lưu ý với trẻ VTN khí sắc có thể bị kích thích và thời gian cần ít nhất là 1 năm) nhưng không thỏa mãn các tiêu chuẩn của một giai đoạn trầm cảm nặng Đặc điểm nổi bật là khởi phát sớm (thường trước 21 tuổi) có các đặc điểm sau:

- Giảm cảm giác ngon miệng hoặc ăn nhiều

- Mất ngủ hoặc ngủ nhiều

- Giảm năng lượng hoặc mệt mỏi

- Giảm tập trung và khó quyết định

- Cảm giác mất hy vọng

Bệnh khởi phát sớm có nguy cơ cao phát triển thành trầm cảm nặng hoặc rối loạn cảm xúc lưỡng cực Khoảng 20% loạn khí sắc sẽ tiến triển thành trầm cảm nặng, 15% số bệnh nhân sẽ thành rối loạn lưỡng cực I và 5% sẽ thành rối loạn lưỡng cực II. Khoảng 25% số bệnh nhân loạn khí sắc không bao giờ đạt được sự hồi phục hoàn toàn Tiêu chuẩn chẩn đoán là khí sắc trầm cảm phần lớn trong ngày, duy trì ít nhất trong 2 năm (lưu ý với trẻ VTN khí sắc có thể bị kích thích và thời gian cần ít nhất là

1 năm) Biểu hiện trong giai đoạn trầm cảm có 2 hoặc hơn trong số 6 triệu chứng trên.

- Rối loạn khí sắc chu kỳ chỉ được đặt ra khi có ít nhất 2 năm của một sổ giai đoạn hưng trầm cảm nhẹ (không thỏa mãn các tiêu chuẩn cho giai đoạn hưng cảm) và một số giai đoạn của các triệu chứng trầm cảm (không thỏa mãn cho các tiêu chuẩn của trầm cảm nặng)

- Rối loạn lưỡng cực không biệt định khác như rối loạn có yếu tố lưỡng cực nhưng không thỏa mãn các tiêu chuẩn cho một triệu chứng nào của rối loạn lưỡng cực I, II.

- Rối loạn cảm xúc do bệnh cơ thể đặc trưng bởi rối loạn bền vững và nổi bật của khí sắc do một bệnh cơ thể gây ra Tiêu chuẩn chẩn đoán nếu như loạn khí sắc được coi là kết quả sinh lý trực tiếp của bệnh cơ thể, thường là bệnh mạn tính Neu như coi các triệu chứng trầm cảm không phải là hậu quả của bệnh cơ thể thì khi đó chẩn đoán là loạn khí sắc tiên phát.

- Rối loạn cảm xúc do một chất đặc trưng bởi một rối loạn bền vững và nổi bật là khí sắc, do ma túy hoặc thuốc gây ra và được coi là bệnh sinh trong liên quan với loạn khí sắc Loạn khí sắc này hay gặp trong nghiện rượu, nghiện cocain, cần sa Khi sử dụng các chất gây nghiện lâu năm bệnh nhân sẽ có bệnh cảnh lâm sàng của loạn khí sắc [5].

1.1.2 Phân loại trầm cảm theo các đặc trưng của bệnh:

Yếu tố nhấn mạnh được xây dựng dựa trên khởi phát và lui bệnh của trầm cảm nặng trong một giai đoạn có đặc trưng của năm Nhiều chức năng cơ thể như sự điều chỉnh nhiệt độ và tiết nội tiết tố phụ thuộc vào chu kỳ sinh học nhất định được gọi là nhịp sinh học, phụ thuộc vào mùa và thời gian trong ngày Những nhịp điệu có thể có xu hướng thúc đẩy sự phát triển của bệnh trầm cảm.

Bên cạnh các triệu chứng điển hình của trầm cảm, bệnh nhân bị tràm cảm theo mùa đặc trưng bởi mất năng lượng, ngủ quá nhiều, thích ăn nhiều chất hydrat carbon và tăng cân Tỷ lệ của yếu tố theo mùa khác nhau theo vĩ độ, tuối và giới: tuổi trẻ có nguy cơ cao và nữ giới có nguy cơ cho các gia đoạn trầm cảm theo mùa.

Giai đoạn sau sinh thường tăng nguy cơ trầm cảm cho phụ nữ, biểu hiện các triệu chứng của một giai đoạn trầm cảm nặng, hưng cảm hoặc pha trộn và có the bao gồm các triệu chứng loạn thần Phụ nữ có tiền sử cá nhân hay gia đình trầm cảm hoặc rối loạn tâm trạng khác sẽ có nguy cơ cao hơn Khí sắc không ổn định và giao động thường gặp sau khi sinh, khi có các hoang tưởng thì thường tập trung vào đứa trẻ (thường là đứa trẻ có một số bộ phận đặc biệt) Bệnh nhân có thể có ý tưởng tự sát, ý định dùng bạo lực với đứa trẻ, thiếu tập trung và kích động tâm thần Người phụ nữ có các giai đoạn trầm cảm sau đẻ thường có rối loạn lo âu nghiêm trọng, các cơn tấn công hoảng sợ, hay làm ầm ĩ trong nhiều thời gian này (3-7 ngày sau đẻ), mất thích thú đứa con mới đẻ của mình, mất ngủ.

Trầm cảm ở trẻ em và trẻ vị thành niên

Nguyên nhân của trầm cảm

Các nghiên cứu chỉ ra rằng không có yếu tố duy nhất để giải thích nguyên nhân trầm cảm Trầm cảm là một rối loạn phức tạp, được biểu hiện ở các dạng khác nhau và do nhiều yếu tổ gây ra Nguyên nhân trầm cảm được chia làm 2 nhóm chính bao gồm: nguyên nhân sinh học liên quan đến di truyền và các chất trung gian hóa học, nguyên nhân do các yếu tố vã hội bao gồm các tác động từ gia đình, xã hội, việc làm, nhà trường bao gồm cả các ảnh hưởng của sự phát triển cũng như các sự kiện trong cuộc sống.

2.1 Các yếu tố sinh học trong trầm cảm

2.1.1 Yếu tố di truyền và trầm cảm.

Tầm quan trọng của yếu tố này được xác định qua nghiên cứu các cặp con nuôi của bệnh nhân bị rối loạn cảm xúc lưỡng cực với trầm cảm điển hình, các tác giả nhận thấy nguy cơ rối loạn cảm xúc cao hơn ở những người họ hàng cùng huyết thống và nguy cơ này giảm đi ở những người có quan hệ xa về huyết thống Nghiên cứu các cặp sinh đôi cùng trứng người ta cũng nhận thấy nguy cơ mắc bệnh trầm cảm là 50%, còn các cặp sinh đôi khác trứng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm là 1025%, qua đó ta thấy gen di truyền cũng có vai trò rất quan trong trong bệnh trầm cảm.

Khi nghiên cứu về những người con nuôi người ta cũng nhận thấy vai trò của di truyền trong bệnh trầm cảm là rất quan trọng, những người con nuôi chịu ảnh hưởng rõ rệt các người bố mẹ sinh học của họ, nếu bố mẹ sinh học bị trầm cảm, thì nguy cơ bị trầm cảm ở những người con này là 2-3 lần so với những người con nuôi có bố mẹ đẻ bình thường Gen di truyền có vai trò quan trọng trong sự phát triển của bệnh trầm cảm, nó tuân theo những quy chế phức tạp, nhiều tác giả cho rằng, vài trò của gen di truyền trong bệnh trầm cảm không rõ ràng bang trong rối loạn cảm xúc lưỡng cực, sự tìm kiếm một gen tác động đen biến đổi cảm xúc hiện nay vẫn còn đang được nghiên cứu một cách tích cực, một hoặc hai gen có thể là yếu tố quan trọng của rối loạn cảm xúc ở số ít gia đình, tuy nhiên, cơ chế nhiều gen sẽ phù họp hơn đối với đa số các gia đình.

Xung quanh vấn đề di truyền về các gen quy định những nhân tố bẩm sinh đặc điểm nhân cách và khí chất của người bệnh trầm cảm vẫn còn cần nhiều nghiên cứu,người ta vẫn đang cổ gắng xác định gen gây bệnh, nhưng cho đến nay vẫn chưa đủ bằng chứng để xác định.

2.1.2 Nghiên cứu về sự thay đổi của các hormone nội tiết

Nhiều nghiên cứu đã cho thấy có sự biến đổi hormon của trục dưới đồi - tuyến yên - thượng thận, các hormon tham gia chủ yếu vào quá trình chuyển hoá oxy và glucoza trong cơ thể Các cortisol là hormon vỏ thượng thận tham gia điều hòa glucoza máu, nó thúc đẩy quá trình chuyển hoá protid, lipid tổng họp glucoza; Sở dĩ có hiện tượng tăng cortizol huyết tương là do tăng tiet cortizol ở tuyến thượng thận và tăng chuyển hoá chất này giống như đáp ứng không bình thường khi dùng Dexamethazon, mối liên quan giữa tăng tiết cortizol và trầm cảm đã được biết từ lâu, khoảng 50% số người bệnh trầm cảm có sự tăng nồng độ cortizol trong máu. Điều hòa bài tiết cortizol theo cơ chế, vùng dưới đoi tiết ra CRH, chất này có tác dụng lên tuyến tiền yên gây giải phóng ACTH đến lượt mình ACTH lại kích tích tuyến thượng thận tiết ra cortizol và cortizol lại tác động lên vùng dưới đồi theo cơ chế phản ánh ngược, khi nồng độ cortizol tăng thì sẽ làm giảm tiết CRH và ACTH và ngược lại, vì the khi cơ chế này bị rối loạn, sẽ giảm tiết CRH và ACTH, từ đó gây ra trầm cảm Mạt khác TSH là hormon tuyến giáp tham gia điều hòa chuyển hoá lot, canxi, photpho,TSH giảm gây nhiều bệnh chuyển hoá khác nhau, đặc biệt chuyển hoá lot, ngoài chứng đần độn, trầm cảm cũng là bệnh thường gặp trong rối loạn điều tiết TSH.

Thay đổi prolactin và melatonin: đây là các hormon tuyến yên tham gia điều tiết progereron và ơstrogen, rối loạn chuyển hoá điều tiết các hormone này cũng gây nhiều rối loạn khác nhau trong đó có trầm cảm, đặc biệt ở nữ Hormon matostanin là một trong những hormone tại chỗ do nhiều vùng não và đường tiêu hoá bài tiết,somatostein tăng bài tiết khi gặp tình trạng stress và chấn thơng cũng là nguyên nhân phát sinh trầm cảm Hoạt động thần kinh nội tiết cũng có liên quan chặt chẽ với lưu huyết não với chuyển hoá oxy và glucoza, các nghiên trên người bệnh trầm cảm đã nhận thấy có sự giảm sút chuyển hoá glucoid trong một sổ vùng của não.

2.1.3 Một số nghiên cứu ảnh hưởng của các chất dẫn truyền thần kinh trung gian ở bệnh nhân trầm cảm [5].

Nghiên cứu quan sát tại recepter, người ta nhận thấy có hiện tượng giảm hoạt động của các monoamin ở bệnh nhân trầm cảm, trong khi các thuốc chống trầm cảm lại làm tăng mức hoạt động của chúng Các nghiên cứu về dopamin nhận thấy, vai trò của dopamin trong rối loạn trầm cảm, mối liên quan này thể hiện như khi mất chức năng của dopamin có thể là nguyên nhân gây mất chức năng của erotoninergic là nguyên nhân gây ra trầm cảm Các nghiên cứu về Norepinefrin người ta cũng nhận thấy, mối liên quan chức năng giữa thụ cảm thể Norepinefrin và erotoninergic, chất chuyển hoá của Norepinefin (3-Methoxy - 4-Hydroxyphenyl glycol) trong dịch não tuỷ giảm thì có hiện tượng hưng cảm xảy ra Nghiên cứu của các tác giả nhận xét, rối loạn trầm cảm là hậu quả của giảm nồng độ serotonin (5- Hydrotryptamin- 5HT) ở khe sinap, và nhấn mạnh một số điểm như sau:

Có hiện tượng giảm Trytophan (tiền chất của serotonin) trong huyết tương của người bệnh rối loạn trầm cảm.

Có hiện tượng giảm chuyển hoá serotonin trong dịch não tuỷ của người bệnh trầm cảm tự sát.

Tác dụng của các thuốc chống trầm cảm chủ yếu là ức chế biệt định các thụ the serotonin có tác hiệu quả đối với các triệu chứng trầm cảm rõ rệt.

Có hiện tượng giảm đáp ứng với prolactin trong điều trị bằng dẫn chất của Serotonin (Tryptophan và Dphenfluramin) Các tác giả cũng nhận thấy trong bệnh trầm cảm nồng độ serotonin tại khe synap thần kinh ở vỏ não giảm sút rõ rệt so với người bình thường (có trường họp chỉ còn bàng 30% ở người bình thường), bên cạnh đó nồng độ các sản phẩm chuyển hoá serotonin trong máu, trong dịch não tuỷ cũng giảm thấp rõ rệt.

Khi sử dụng các thuốc chống trầm cảm loại ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonin người ta cũng nhận thấy nồng độ serotonin ở khe synap tăng lên cùng với hiệu quả chống trầm cảm cũng xuất hiện rõ rệt Radfort Williams nhận xét, mức serotonin càng thấp càng làm cho trầm uất nặng lên, những rổi loạn hành vi như hay cáu bẳn, trầm uất, những hành vi nguy cơ nhu ăn quá nhiều, uống rượu quá nhiều và hút thuốc tập trung ở những người có mức serotonin thấp.

2.2 Các yếu tố môi trường tâm lý - xã hội liên quan đến trầm cảm

2.2.1 Môi trường tâm lý gia đình.

Môi trường tâm lý gia đình: Sự tồn tại của các gia đình ỉà quá trình trải qua hàng loạt sự kiện như kết hôn, lập kế hoạch cho tương lai, sinh con, nuôi dạy con mỗi giai đoạn đều không thiếu các sự kiện gây stress là nguyên nhân hoặc yếu tố thuận lợi phát sinh trầm cảm như hoàn cảmh kinh tế khó khăn, xung đột trong quan hệ vợ chồng, sung đột giữa bố mẹ với con cái Các yếu tổ gây stress trong gia đình không chỉ xuất phát từ trong gia đình, mà nó còn do bố mẹ đem về từ công sở, do con cái đem về từ nhà trường và do môi trường sống tự nhiên và xã hội đem đến.

Môi trường tự nhiên và xã hội: Đó là các yếu tổ phát sinh trong quan hệ công việc, trong cuộc sống sinh hoạt của mỗi người, những sự kiện làm thay đổi xã hội Tình trạng thất nghiệp, thu nhập thấp, thiếu thốn trong sinh hoạt là những yếu tố trực tiếp gây stress ảnh hưởng rất nhiều đến sức khoẻ tâm thần của mỗi cá nhân Đối với những biến đổi của xã hội, đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kéo theo những thay đổi nhanh chóng về khoa học công nghệ, công nghệ lao động thay đổi kéo theo hàng loạt những thay đổi như thay đổi nhận thức của con người, lao động và nghỉ ngơi, thay đổi nghề nghiệp, môi trường sống, hàng loạt những thay thay đổi về điều kiện xã hội đó làm cho khả năng thích nghi, thích ứng của con người với hoàn cảnh xã hội trở nên khó khăn hơn, làm cho các rối loạn stress và gây trầm cảm nhiều hơn.

Các thảm họa thiên nhiên như bão, lụt, động đất, và các tai hoạ công nghệ ví dụ: thảm họa bom nguyên tử ở Hiroshima và Nagazaki, sự cố nhà máy điện Chec- no- bưn , các tai hoạ tự nhiên thường gây ra hoảng loạn, cách ly, trầm cảm (bao gồm cả ý định tự sát), mất định hớng, vô cảm, bất động, mất cảm giác an toàn, rối loạn giấc ngủ,rối loạn hành vi ăn uống [9]

2.2.2 Môi trưòng lao động/học tập

Các điều kiện vật lý như: ô nhiễm không khí, tiếng ồn, bụi độc hại, môi trường không thích hợp, gây nên phản ứng stress của cơ thể hoặc gây các Bệnh cơ thể (Bệnh nghề nghiệp); Điều kiện làm việc không an toàn, gây căng thẳng tâm lý kéo dài cũng gây stress cho người lao động; các công việc đòi hỏi sự chính xác cao, công việc liên quan đến việc ra quyết định và trách nhiệm, công việc liên quan đến vấn đề tổ chức cơ quan xí nghiệp, cũng gây phản ứng stress cho cơ thể [9].

Chẩn đoán rối loạn trầm cảm

3.1 Các phưoug pháp tiếp cận để xác định RLTC

Thuật ngữ “trầm cảm” có thể là biểu hiện của nhiều triệu chứng Nó có thể được xem là bình thường khi xảy ra một số trường hợp, ví dụ, phản ứng của cơ thể khi xẩy ra một sự việc như mất mát về tinh thần và vật chất Nó được xem là bất thường khi nó xảy ra trong những hoàn cảnh không thích hợp, khi nó không phù hợp mức độ nghiêm trọng và vẫn tiếp tục trong một thời gian dài và cản trở hoạt động trong cuộc sống hàng ngày Một rối loạn mức độ nhẹ hoặc tâm trạng chán nản không có nghĩa là sự hiện diện của một rối loạn nghiêm trọng Đe xác định liệu một tâm trạng chán nản có ý nghĩa lâm sàng cần phải có đánh giá đầy đủ để xác định triệu chứng lâm sàng và hoàn cảnh xuất hiện bệnh. Để chẩn đoán trầm cảm nặng yêu cầu các tiêu chuẩn lâm sàng bằng cách khám và hỏi trực tiếp là phương pháp hiệu quả nhất cho phát hiện bệnh trầm cảm Khám lâm sàng giúp biết nguyên nhân bệnh, các yếu tố nguy cơ nhằm hoạch định chiến lược điều trị phù hợp Tuy nhiên phương pháp khó thực hiện được ở tuyến ban đầu, do đó các công cụ sàng lọc tại cộng đồng giúp cho chúng ta phát hiện những trường hợp có nguyRLTC Những trường hợp có điểm trên điểm cắt nghi ngờ sẽ được các Bác sĩ khám kỹ hơn để chẩn đoán và quyết định điều trị tại nhà hay tại bệnh viện Đối với các chăm sóc ban đầu, các công cụ sàng lọc được bằng cách tư điền sẽ giúp phát hiện những trường hợp có khả năng trầm cảm chuy yểu (cần được điều trị tại các cơ sở y tế chuyên khoa).Những bệnh nhân này sẽ tiếp tục được đánh giá lâm sàng để xác định xem các triệu chứng đáp ứng các tiêu chí trầm cảm Các công cụ này ngoài việc giúp các Bác sĩ phát hiện chúng còn để theo dõi qua trình điều trị.

Trầm cảm thực sự ở thanh thiếu niên thường khó chẩn đoán, bởi vì tâm trạng thanh thiếu niên bình thường có thể thay đổi, sự thay đổi này có thể diễn ra trong các gia đoạn khác nhau thậm chí nó có thể thay đổi theo từng ngay hoặc từng giờ Các test sàng lọc và chẩn đoán các rối loạn trầm cảm theo các tiêu chuân của WHO hoặc DMS

IV được sử dụng để chấn đoán những bệnh nhân tâm thần nặng tại các phòng khám hoặc bệnh viên để chẩn đoán xác định Thông tin từ các thành viên gia đình hoặc nhân viên nhà trường có thể giúp xác định bệnh trầm cảm ở thanh thiếu niên [16].

Do vậy người ta có thể đánh giá trầm cảm bằng 2 cách tiếp cận Cách thứ nhất sử dụng các test để sàng lọc những trẻ có nguy cơ cao bằng cách sử dụng các thang đo tự điền Cách thứ hai là bằng các tiêu chuẩn chẩn đoán phỏng vấn trực tiếp Tỷ lệ trầm cảm khi sử dụng thang đo tự điền cao hơn phương pháp phỏng vấn trực tiếp [28].

3.2 Các loại thang đo trầm cảm tự điền và thang đo CES - D để sàng lọc trầm cảm

Các thang đo trầm cảm không phải để chẩn đoán, tuy nhiên nó đánh giá và cung cấp mức độ nghiệm trọng của các triệu chứng trong một khoảng thời gian nhất định ( ví dụ trong vòng 14 ngày qua) Tất cả các loại thang đo sàng lọc trầm cảm đề có một hệ thống tính điểm, mà điểm cao nhất nghĩa là bị trầm cảm nặng, tuy nhiên tất cả thang đo đều được xác định bằng một điểm cắt, nếu tổng số điểm trên điểm cắt đó thi bệnh nhân có nguy cơ bị trầm cảm cao Một vài thang đo điểm số được chia ở các mức độ khác nhau tương ứng với các mức độ là mức độ nặng nhẹ của bệnh Tất cả những người có tổng số điểm trên điểm cắt cần phải đánh giá bằng phương pháp khám lâm sàng theo các tiêu chuẩn của WHO hoặc DMS IV.

Các thang đo tự điền cho trẻ em và trẻ VTN được thiết kế cho trẻ từ 7 tuổi và lớn hơn thường được sử dụng như bảng sau [26]:

Thang đo Tuổi Số câu hỏi Thòi gian tự điền (phút)

Children’s Depression Inventory (CDI) 7-17 27 10-15 Center for Epidemiological Studies-

Depression Scale for Children (CES-DC) 12-18 20 5- 10 Center for Epidemiological Studies-

Depression Scale (CES-D) Từ 14 tuổi 20 5 - 10

Beck Depression Inventory (BDI) Từ 14 tuổi 21 5 - 10

Thang đo CES - D được thiết kế nhằm xác định tất cả các phân loại của RLTC bao gồm trầm cảm nặng, loạn khí sắc, cảm giác tội lỗi, lo lắng, mất hy vọng cho tương lai, rối loạn giấc ngủ Thang đo bao gồm 20 câu hỏi về cảm xúc và hành vi liên quan đến trầm cảm [26].

Hậu quả của RLTC trên thế giói và tại Việt Nam

Theo báo cảo của WHO thì trầm cảm là nguyên nhân hàng đầu của người khuyết tật được đo bang YLDs (Years Lived with Disability) và là nguyên nhân hàng thứ 4 của gánh nặng bệnh tật toàn cầu (DALYs - Disability Adjusted Life Years) vào năm 2000 Đen năm 2020, trầm cảm dự kiến đứng hàng thứ 2 theo xếp hạng DALYs cho mọi lứa tuổi và giới Ngày nay trầm cảm đã là nguyên nhân thứ 2 theo thang đo DALYs đối với độ tuổi từ 15-44 đối với cả hai giới kết hợp Trong 2 triệu tội phạm ở Châu Âu thì có đến 400000 người có liên quan đến rối loạn sức khỏe tâm thần trong đó trầm cảm chiếm phần lớn Hậu quả đáng lo ngại nhất của bệnh trầm cảm là chết do tự sát Trầm cảm không chỉ khiến 15% của mình nạn nhân tự tử, mà tuổi tự tử còn rất trẻ. Tuy nhiên, sổ lượng các vụ tự tử có liên quan đến trầm cảm không thực sự đại diện cho gánh nặng của đau khổ gây ra cho cá nhân và xã hội [17].

Tại Việt Nam tuy chưa có nghiên cứu nào để dánh giá toàn diện về hậu quả củaRLTC đối với lứa tuổi VTN Tuy nhiên theo kết quả điều tra về vị thành niên và thiếu niên Việt Nam của Bộ Y tế và Tổng cục thống kê năm 2003 cho thấy có 3,4% có ý định tự tử, trong đó nhóm cao nhất là nữ tuổi từ 14 - 21 và 5,4 % trong nhóm có yếu tổ nguy cơ gia đình.

Tỷ lệ mang vũ khí/hung khí là 2,3% và trong đó nhóm cao nhất là nam thanh niên thành thị nhóm tuổi từ 18 - 21 Trong những nguyên nhân bỏ học thì có đến 13,5% không thi đỗ và 6 % cho ràng sức học yếu Trong nhóm có yếu tố nguy cơ đã lập gia đình thì có đến 22,5 % quan hệ tình dục trước hôn nhân, tỷ lệ uống bia rượu là 53, 3 %,hút thuốc cũng được quan sát với tỷ lệ 14,8% ở nhóm có yếu tố nguy cơ tăng so với10,9% ở nhóm có yếu tố bảo vệ tăng, về sức khỏe tâm thần cho thấy khoảng 1/3(32,4%) thanh thiếu niên đã từng có cảm giác buồn vì cuộc sống nói chung Mặc dù những cảm xúc buồn vào một thời điểm nhất định nào đó không phải nhất thiết là không thể vượt qua, tuy nhiên vẫn còn 25,3% thanh thiếu niên đã từng cảm thấy rất buồn hoặc thấy mình là người không có ích đên nỗi làm họ không muốn sinh hoạt như bình thường, hoặc cảm thấy rất khó khăn trong việc tiến hành các hoạt động [1].

Điều trị

Điều trị RLTC bao gồm chăm sóc hỗ trợ về tâm lý và thuốc chống trầm cảm Gia đình trị liệu có thể hữu ích nếu xung đột gia đình là góp phần vào sự trầm cảm Hỗ trợ từ gia đình, giáo viên cũng có thể càn thiết để giúp đỡ với vấn đề trường học.

- Cắt cơn trầm cảm bằng thuốc chống trầm cảm hoặc sốc điện

- Điều trị các triệu chứng loạn thần kết hợp nếu có

- Điều trị chống tái phát bằng thuốc chống trầm cảm

- Phục hồi chức năng cho bệnh nhân trầm cảm [5]

Các yếu tố liênquan và tỷ lệ RLTC ở lứa tuổi VTN

6.1 Yeu tố nguy cơ và bảo vệ liên quan đến trầm cảm:

Các yếu tố nguy cơ có liên quan đến LTTC ở trẻ VTN bao gồm yếu tổ cá nhân, gia đình và nhà trường Các yếu tố cá nhân bao gồm tuổi, giới tính, dân tộc, đặc điểm cá nhân, kỹ năng sống, các bệnh mãn tính hoặc bị các sự kiện cuộc sống như căng thẳng, đặc biệt là mồ côi cha mẹ hoặc cha mẹ ly dị hoặc ly hôn

Các hình thức ngược đãi cả về thể chất, tinh thần và tình dục tại gia đình, thiếu sự quan tâm của gia đình hoặc quan hệ với bố mẹ không tốt Hoặc gia đình quan tâm kỳ vọng quá mức đặc biệt là đặt chi tiêu học tập cho con cái Việc gia đình có người bị trầm cảm hay các rối loạn tâm thần khác cũng là yểu tố nguy cơ RLTC.

Ngoài các hình thức ngược đãi ở trường, quan hệ với bạn bè thầy cô không tốt, áp lực học tập và kết quả học tập đều có mối liên quan với RLTC.

- Hỗ trợ các mạng xã hội (bạn bè và gia đình)

- Có mối quan hệ tốt với bổ mẹ

- Kỹ năng sổng như giải quyết xung đột, quản lý tức giận và giải quyết vấn đề

- Phụ huynh có kỹ năng giải quyết vấn đề

- Gia đình gắn kết và hòa hợp

- Kỹ năng xã hội tổt

- Kỹ năng đối phó tốt

- Biết kiểm soát hành vi

- Gia đình có thu nhập tốt

6.2 Tỷ lệ RLTC sử dụng thang đo CES - D trên thế giói

Tỷ lệ rối loạn trầm cảm ở trẻ em và trẻ VTN trong các nghiên cứu đánh có sự khác nhau đánh kể Các sự khác biệt không đáng ngạc nhiên do sử dụng các công cụ khác nhau cũng như thời gian điều tra, thiết kế điều tra Thiết kế điều tra, nhóm tuổi, văn hóa được coi là có một quan trọng tác động đến tỷ lệ trầm cảm ở trẻ VTN [26],

Nghiên cứu của Ronald c K năm 2001 về dịch tễ học rối loạn trầm cảm cho thấy rối loạn trầm cảm nặng ít gặp ở trẻ em nhưng khá phổ biến ở trẻ VTN với tỷ lệ lên đến 25% Mặc dù rối loạn loạn khí sắc là khá phổ biến nhưng vẫn còn nhiễu tranh cãi về việc đây có phải là dấu hiệu có ý nghĩa trong chẩn đoán tại các phòng khám lâm sàng hay không Ket quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng có ít nhất 50% trầm cảm nặng ở người lớn có tiền sử từ trước và 90% có hội chứng hưng cảm ở trẻ VTN sẽ tiếp tục ở người trưởng thành [29].

Một nghiên cứu gần nhất trong năm 2008 tiến hành điều tra về RLTC trong 2 tuần với 802 sinh viên tại Hồng Kông và 988 sinh viên của đại học Bắc Kinh Trung Quốc Ket quả cho thấy có 24,8% sinh viên tại Trung Quốc và 43,9% sinh viên tại Hồng Công có điểm trên 16 Khoảng 8,9% của Bắc Kinh đã có điểm trên 25 hoặc cao hơn, trong khi đó, 17,6% của sinh viên tại Hồng Kông có điểm số tử trên 25 điểm [31].

Một nghiên cứu tại Thái Lan năm 2003 trên 871 trẻ VTN có độ tuổi từ 12-22 cho thấy tỷ lệ có RLTC là 34,9% Có mối liên quan với độ tuổi (nhóm 18 - 22 có tỷ lệ cao nhất) và nữ có tỷ lệ trầm cảm nhiều hơm nam [33],

Các yếu tố liên quan với RLTC

Theo điều tra dịch tễ lâm sàng một số bệnh tâm thần thường gặp ở các vùng kinh tế- xã hội khác nhau của nước ta hiện nay, năm 2002 của Trần Viết Nghị, Trần Văn Cường sử dụng tiêu chuẩn chấn đoán theo ICD - 10 thì tỷ lệ trầm cảm nặng ở 8 điểm điều tra là 2,8% dân số [7] Sử dụng thang đo BDI để sàng lọc rổi loạn trầm của 566 học sinh THPT tại Hà Nội năm cho thấy tỷ lệ học sinh có nguy cơ rối loạn trầm cảm là 16,9% (Thang đo có chỉnh sửa cho phù họp với Việt Nam với hệ số Cronbach’s Coeficient alpha là 0,86) [4] Kết quả khảo sát của bệnh viện tâm thần Ban Mai cho biết 19,46% học sinh trong độ tuổi từ 10- 16 tuổi gặp trục trặc về sức khỏe tâm thần (sử dụng thang đo sàng lọc sức khỏe tâm thần SDQ) [3].

Nghiên cửu tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2008 trên 404 sinh viên năm thứ nhất, sử dụng thang đo CES - D với điểm cắt là 22, tỷ lệ có rối loạn trầm cảm là 39,6 % (Mean 19,6; SD = 8,5)[27] Tác giả Nguyễn Thanh Hương sử dụng thang đo CES - D tại Nội và Hải Dương, kết quả điểm trung bình là 14,84; SD = 8,72 [19].

Một nghiên cứu khác tiến hành năm 2009 cho kết quả điểm trung bình là 17,6 cho nhóm sinh viên y tế công cộng và 16,5 cho nhóm điều dưỡng (sử dụng thang đo CES - D) [8] Tỷ lệ trầm cảm của học sinh dân tộc thiểu số tuổi 14 - 19 là 23,3 % (sử dung thang đo BID) [2],

Phân loại trong số bị bệnh, tỷ lệ trầm cảm mức độ trung bình và nhẹ theo phân loại ICD 10 (F32.0, F33.0, F32.1, F33.1) tại các vùng sinh thái khác nhau đều có tỷ lệ trên 30% đối tượng điều tra [7].

7 Các yếu tố liên quan vói RLTC:

7.1 Các nghiên cứu nước ngoài:

Nghiên cứu của Hall-Lande và cộng sự năm 2007 tại Mỹ về các yếu tố cô lập xã hội, sức khỏe tinh thần và yếu tố bảo vệ Cảm xúc bị cô lập trong xã hội có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần trong thanh thiếu niên, những yểu tố bảo vệ như sự gắn kết với gia đình, gắn kết với trường, và thành tích học tập cũng có thể đóng một vai trò quan trọng Những phát hiện cho thấy sự cô lập xã hội gắn liền với một nguy cơ gia tăng các triệu chứng trầm cảm, tìm cách tự vẫn, và lòng tự trọng thấp.

Các hiệp hội bảo vệ các yểu tố ảnh hưởng giữa cô lập xã hội và sức khỏe tâm lý có ý nghĩa đối với công tác phòng chống cũng như xây dựng các mối quan hệ đồng đẳng lành mạnh, thúc đẩy, gắn kết với gia đình, trường học [22].

Nghiên cứu của Jie Wu Weiss và cs để tìm hiêu moi liên quan giữa hút thuốc với RLTC và sự thù địch của trẻ tại Mỹ năm 2004 Ket quả chứng minh rằng nhưng trẻ hút thuốc lá có nguy cơ trầm cảm cao hơn 1,7 lần những trẻ không hút thuốc lá [23],

Nghiên cứu của Jonathan Olso trên 39740 trẻ VTN về các yểu tố nguy cơ và bảo vệ nhằm tiếp cận và tìm hiểu những trẻ trầm cảm cho thấy giới tính và tuổi liên quan đến trầm cảm ở trẻ VTN Trẻ em gái và tuổi lớn hơn có điểm trầm cảm cao hơn trẻ trai và lứa tuổi nhỏ hơn Bốn trong 6 nhóm yếu tố bảo vệ là sự khích lệ cùa cộng đồng, gia đình, nhà trường cho các hành vi tốt, mổi quan tâm và tạo cơ hội của gia đình có liên quan ngược với RLTC Tất cả các yếu tố nguy cơ như nổi loạn, có vấn đề hành vi xuất hiện sớm, sử dụng hoặc có xu hướng lạm dụng thuốc, hành vi chống đối xã hội, sự giám sát của gia đình không sát sao, gia đình có xung đột, bố mẹ có các hành vi xẩu, kết quả học tập kém, thiếu sự hỗ trợ của nhà trường và cộng đồng đều làm gia tăng nguy cơ trầm cảm ở trẻ [24].

Sherry Glied và Daniel s Pine điều tra 4648 trẻ từ 10 - 18 tuổi về hậu quả và mối liên quan của trầm cảm Kết quả cho thấy sau khi đã kiểm soát các yếu tố kinh tế xã hội, biến cố cuộc sống, lạm dụng tình dục, ngược đãi thể chất, mối quan hệ bạn bè. Những trẻ có nguy cơ mắc RLTC có mối liên quan với bỏ học một ngày trong quá trình điều tra và có nguy cơ hút thuốc lá cao hơn những trẻ bình thường là 1,84 lần và có dự định tự tử cao hơn 16,59 lần [30].

Trong nghiên cứu kết quả học tập và tự tử được tiến hành tại 27 trường THCS của nam Australia, kết quả cho thấy thành tích học tập kém (yếu, dưới trung bình và trung bình) so với trên trung bình có mối quan hệ với điểm trung bình của trầm cảm.Anova test cho thấy sự khác biệt giữa điểm trung bình của học sinh có điểm trên trung bình và các học sinh có điểm dưới trung bình Những trẻ có điểm trên trung bình có điểm trầm cảm là 10,24 (SD = 8,7) trong khi đó điểm trầm cảm cao nhất ở những trẻ không vượt qua kỳ thi là 27,9 (SD 14,8) [14]. Điều tra quốc gia tại Oman trên 5409 học sinh, trầm cảm được đo băng BID, các yếu tố về xã hội, gia đình, nhà trường, bản thân (luyện tập thẻ lực, thói quen đi ngủ, ăn uống, hút thuốc lá) Kết quả cho thấy giới tính, học vấn của bố cao, quan hệ xã hội ít có mối quan hệ với trầm cảm Sáu yếu tố trong mô hình hồi quy bao gồm tuổi và giới, học vẩn bổ mẹ, mối quan hệ, thực hành tốt về sức khỏe, các bệnh tật bao gồm cả các bệnh về tâm thần, các hình thức ngược đãi đều có mối liên quan đến trầm cảm [13].

Một nghiên cứu dọc có kết quả điều tra ban đầu về các yếu tổ nguy cơ và trầm cảm tại Mỹ trên 64 trẻ ở nông thôn Ket quả có mối liên giữa không tập thể dục, lạm dụng thể chất hoặc tình dục, bao hành, lạm dụng thuốc, có vấn đề tại trường học, hút thuốc lá, bất hòa với gia đình có mối liên quan với trầm cảm [21].

Liên quan đến hoạt động thể lực, tác giả Catherine Rothon và cs đã chứng minh rằng sau khi đã điều chỉnh kết quả cho thấy có bằng chứng về moi quan hệ giữa hoạt động thể lực và RLTC ở cả nam và nữ Những trẻ tập thể dục thêm 1 giờ có nguy cơ mắc trầm cảm giảm 8 % cho cả nam và nữ Neu tập thể dục trên 7 giờ mỗi tuần thì giảm nguy cơ trầm cảm so với nhóm không tập thể dục là 52% Những trẻ có sức khỏe kém có nguy cơ mắc trầm cảm gấp 5,23 lần so với những trẻ tự đánh giá là có sức khỏe rất tốt Những trẻ hút trên 1 bao thuốc trong 1 tuần có nguy cơ cao gấp 1,84 so với trẻ không hút uống rượu trên 6 đơn vị trong 1 tuần có nguy cơ mắc trầm cảm cao hơn 3,18 lần so với những trẻ không uống rượu [15].

7.2 Các nghiên cứu trong nước

Theo điều tra quốc gia về vị thành niên và thanh thiếu niên Việt Nam (SAVY) yếu tố nguy cơ và bảo vệ đối với trẻ vị thành niên và thiếu niên là môi trường gia đình, nhà trường, cộng đồng, nhóm bạn bè và cá nhân Điều tra chỉ ra rằng sự gắn kết gia đình là yếu tố bảo vệ, trong đó có 31% trẻ có yếu tố bảo vệ và 40% trẻ có yếu tố nguy cơ từ gia đình (yếu tố bảo vệ thấp) Một giả thuyết cho kết quả tương đổi khả quan từ SAVY đó là sự gắn bó chặt chẽ trong các gia đình Việt Nam như một nét lịch sử văn hóa đã có tác dụng như một yểu tố bảo vệ chống lại một số hành vi nguy cơ ở thanh thiếu niên.

Các yếu tố nguy cơ và bảo vệ thuộc nhà trường được đánh giá bao gồm thái độ đổi với học tập, đến trường, sự khích lệ và tác phong sư phạm của giáo viên, việc đóng góp ý kiến về các vấn đề liên quan đến học tập Ket quả có 30% trẻ có yếu tố bảo vệ và 33% trẻ có yếu tố bảo vệ thấp nhất.

Việc suy nghĩ tích cực và lạc quan là một yếu tố bảo vệ, có 20% đã từng cảm thấy không còn chút lạc quan nào, khả năng ứng phó giảm sút và tự đánh giá thấp về bản thân và số có suy nghĩ lạc quan khoảng 30% Trong đó với nhận định “£>ớz khi tôi thấy mình chẳng ra gì”, có 31% cho là đúng với mình [1].

Hoạt động chăm sóc sức khỏe tâm thần tạiđịa bàn nghiên cứu

Trung tâm y tế huyện: Hoạt động theo mô hình lồng ghép điều trị và dự phòng.

Trung tâm có 120 giường bệnh, 152 cán bộ; có 7 khoa lâm sàng, 3 phòng chức năng, 01 hậu cần (khoa Dược) và 2 đội (Đội y tế dự phòng và đội chăm sóc sức khỏe sinh sản).

Phòng Y tế huyện: Có chức năng quản lý nhà nước về Y tế của huyện và tham mưu cho UBND huyện về quản lý công tác y tế trên địa bàn huyện Biên chế có 6 cán bộ.

Mạng lưới Y tế xã, thị trấn: Gồm 25 trạm y tế với tổng số 138 cán bộ 100% số xã xó bác sĩ (kể cả bác sĩ tăng cường) 20/25 xã, thị trấn (đạt 85%) đạt chuẩn quốc gia về y tế, nhìn chung hoạt động của các trạm Y tế đạt kết quả khả tốt, đảm bảo hoàn thành các chương trình y tế được triển khai tại xã.

8.2 Tình hình công tác chăm sóc sức khỏe tâm thần nãm 2009

Hiện tại chỉ có 6/ 27 trường có nhân viên chuyên trách về y tế và chỉ triển khai được hoạt động nha học đường còn vấn đề sức khoẻ học đường chưa được quan tâm Trên toàn huyện quản lý 585 bệnh nhân tâm thần phân liệt, trong đó có 480 bệnh nhân đang điều trị, duy trì hoạt động sức khỏe tâm thần cộng đồng tại 18/25 xã thông qua tổ chức sinh hoạt bệnh nhân giúp cho họ tránh được mặc cảm về bệnh tật sớm hòa nhập cộng đồng [10].

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cửu

Đối tượng nghiên cứu

Học sinh từ lớp 10 đến lớp 12 trường THPT Trần Quang Khải, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên

2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu:

- Thời gian: từ tháng 5 năm 2010 đến tháng 10 năm 2010.

- Địa điểm: Trường Trung học phổ thông Trần Quang Khải huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên

Mô tả cắt ngang có phân tích.

4 Mẩu và phương pháp chọn mẫu:

Phương pháp chọn mẫu cụm.

- Áp dụng công thức ước lượng cho 1 tỷ lệ:

- Z: Hệ số tin cậy, với độ tin cậy 95%, z = 1,96

- p = 0,169 tỷ lệ học sinh có nguy cơ rối loạn trầm cảm (tỷ lệ được lấy từ nghiên cứu về chẩn đoán rối nhiễu trầm cảm ở học sinh THPT Hà Nội năm

- d = 0,05, mức độ chính xác kỳ vọng

- DE (hiệu lực thiết kế) = 2

Do nghiên cứu triển khai trong trường học, để đảm bảo thuận tiện cho nghiên cứu phương pháp chọn mẫu thực địa là chọn mẫu cụm, trong đó mỗi cụm là 01 lớp Đe đảm bảo tính đại diện của mẫu nghiên cứu theo phương pháp mẫu cụm này, cỡ mẫu được nhân với chỉ số hiệu lực thiết kế (DE) = 2. Áp dụng công thức ta tính được n = 432 Để tránh một số đối tượng từ chối không tham gia nghiên cứu hoặc nghỉ học tại ngày điều tra hoặc phiếu điền không hợp lệ, cỡ mẫu được tăng lên 15 % và làm tròn số n = 500 Cỡ mẫu cuối cùng là n = 500.

■ Chọn cụm: Mỗi lớp được coi là 1 cụm nghiên cứu, số lượng học sinh mỗi lớp là gần tương đương nhau Với tổng số học sinh cần thiết là 500 có 12 cụm tương đương với 12 lóp được chọn vào nghiên cứu.

■ Chọn lởp nghiên cứu: sổ lượng học sinh trong từng khối là tương đương, mỗi lóp trung bình có khoảng 40 - 45 học sinh Do vậy, trong mỗi khối tiến hành bốc thăm ngẫu nhiên lấy 4 lóp để tham gia nghiên cứu.

■ Chọn đối tượng học sinh vào nghiên cứu: Trong mỗi lóp được chọn lẩy toàn bộ số học sinh trong lóp để tiến hành nghiên cứu.

6 Phương pháp thu thập thông tin:

- Kỹ thuật thu thập so liệu: Phát vấn cho học sinh bằng bộ câu hỏi thiết kể sẵn.

- Công cụ thu thập số liệu: Phiếu phát vấn bao gồm các thông tin (Phụ lục 1) + Xác định tỷ lệ HS có NCRLTC bằng thang đo sàng lọc rối loạn trầm cảm CES-D cho lứa tuổi VTN đã được chuẩn hóa tại Việt Nam

+ Ket quả học tập, hạnh kiểm năm học 2009-2010 của học sinh theo quy định của

+ Thang đo về các yếu tố nguy cơ và yếu tố bảo vệ: dựa vào thang đo của WHO về điều tra tình hình sức khỏe của học sinh trên toàn cầu

+ Sử dụng thang đo (RSES) về sự tự tin và tự trong của cá nhân đã được chuẩn hóa tại Việt Nam

Người giám sát và thu thập số liệu: Học viên thực hiện đề tài và điều tra viên thuộc lớp cao học 12 YTCC.

7 Xử lý và phân tích số liệu:

Số liệu được nhập bằng phần mềm EpiData 3.0, xử lý bằng phần mềm SPSS11.5

Xử lý thông tin trên bộ câu hỏi, lập các bảng tần số và tỷ lệ để mô tả và so sánh Sử dụng test %2 để so sánh sự khác biệt giữa các tỷ lệ và sử dụng OR và khoảng tin cậy để đo lường độ mạnh của sự kết hợp Sử dụng kiểm định ANOVA để phân tích so sánh các giá trị trung bình Phân tích đa biến bằng mô hình hồi qui logistic (Logistic regression) để kiểm soát các yếu tố nhiễu.

8 Các biến số nghiên cứu:

TT Tên biển Định nghĩa/chỉ số Phân loại pp thu thập

1 Biến số về đối tượng nghiên cứu

Tuổi Tính theo năm dưong lịch Liên tục Phát vấn

Giới tính Nam/Nữ Nhị phân Phát vấn

Dân tộc Kinh, khác Nhị phân Phát vẩn

Là lớp mà học sinh đang Khối học học gồm: lóp 10, lớp 11 Thứ bậc Phát vấn lóp 12

Hạnh kiểm học kỳ vừa Hạnh kiểm qua : tốt, khá, trung bình, Danh mục Phát vấn yếu

Ket quả học tập học kỳ vừa qua : Giỏi, khá, trung bình, yếu

Kỷ luật Bị bất kỳ hình thức kỷ luật nào không ? Nhị phân Phát vấn

2 Biến số về gia đình

Tình trạng hôn nhân của Bố/Mẹ

Cùng sống với nhau, ly dị, ly thân Danh mục Phát vấn

Hiện tại sống cùng ai

Sổng cùng Bố/Mẹ, Ông/Bà, anh/chị Danh mục Phát vấn

Anh chị em ruột Con một hoặc hon 1 anh, Danh mục Phát vấn chị, em ruột Bạn là con thứ mấy Con đầu, con thứ, con út Danh mục Phát vẩn

Trình độ học vấn của Bố

Là cấp học cao nhất của bố : Đại học, cao đẳng, tiểu học, không đi học

Nghề chính hoặc nghề có thu nhập cao nhất: Cán bộ, công nhân, nông dân

Trình độ học vấn của Mẹ

Là cấp học cao nhất của bố : Đại học, cao đẳng, tiểu học, không đi học

Nghề chính hoặc nghề có Nghề nghiệp của

Mẹ thu nhập cao nhất: Cán bộ, công nhân, nông dân, thất nghiệp

Kinh tế gia đình phương tiên đi lại mà gia đình có: ô tô, xe máy, xe đạp

3 Biến số về môi trường gia đình

Bố/mẹ nghiện rượu/bia

Tình trạng Bố/mẹ thường xuyên uống rượu hoặc bia Nhị phân Phát vấn Bô/mẹ có sử dụng thuốc phiện, các chất gây nghiện khác

Tình trạng Bố/mẹ thường xuyênBố/mẹ có sử dụng các loại thuốc phiên, các loại thuốc kích thích khác nhị phân Phát vẩn

Chứng kiến Bố ĐTNC đã từng chứng kiến

Thứ bậc Phát vấn mẹ cãi nhau bố/mẹ cãi nhau

Chứng kiến bố mẹ đánh nhau ĐTNC đã từng chứng kiến bố mẹ đánh nhau Thứ bậc Phát vấn

Có mâu thuẫn với anh, chị ruột ĐTNC có cãi nhau/đánh nhau với anh, chị ruột Thứ bậc Phát vấn Đã từng bị bố mẹ đánh ĐTNC đã bị bố, mẹ đánh do trẻ mắc lỗi hoặc nghĩ là trẻ mắc lỗi

Cư xử của bố, mẹ ĐTNC bị bố mẹ mắng hoặc làm ảnh hưởng đến tinh thần, tâm dè bửu làm cho thiếu tự tin, cảm thấy tội lỗi, xấu hổ và Thứ bậc Phát vấn trạng trẻ tự tự với mọi người

Thiếu quan tâm của gia đình ĐTNC không được chu cấp đầy đủ quần áo, các dụng cụ học tập hoặc bị bỏ đói

Thứ bậc Phát vấn Áp lực học tập Mức kỳ vọng quá cao về của gia đình học tập đổi với ĐTNC

Mức độ quan tâm, Bố mẹ dành thời gian để chia sẻ, cho lời nói chuyện, đưa ra các lời khuyêntrong cuộc khuyên, quan tâm đến học Thứ bậc Phát vấn sổng, sinh hoạt và tập và cuộc sống của học tập ĐTNC

Mức độ hạnh phúc của gia đình

Nhận xét của ĐTNC về gia đình rất hành phúc, hạnh phúc, không hạnh phúc

Người hỗ trợ tinh ĐTNC tìm lời khuyên, chia thần trong gia sẽ khi có vấn đề trong cuộc Danh mục Phát vấn đình sống, học tập

4 Biến số về môi trường học tập

Quan điểm về Là ngôi trường tốt, thân Nhị phân Phát vấn ngôi trường thiện

Quan điểm về giáo viên

Thầy cô tốt, công bằng, sẵn sàng chia sẽ khó khăn Nhị phân Phát vấn Quan điểm về bạn bè

Bạn bè sẵn sang giúp đỡ, chia sẽ, bảo vệ bạn Nhị phân Phát vấn

Sự hứng thú trong học tập ĐTNC thích đến trường, ngôi trường là mái ấm thứ 2, là động cơ học tập

Nhị phân Phát vấn Đã từng bị các bạn chế diễu, bắt nạt ĐTNC bị các bạn khác chế diễu về bản thân, gia đình hay kết quả học tập, quan hệ bạn bè

Thứ bậc Đã từng bị các bạn đánh ĐTNC bị bạn cùng lớp hay bạn cùng trường đánh Thứ bậc Chứng kiến các Giáo viên đánh, mắng, phạt hình thức kỷ luật của GV đối với các bạn dưới các hình thức: đuổi ra khỏi lớp, dọn nhà Nhị phân Phát vấn các bạn vệ sinh

Giáo viên đánh, mắng, phạt Đã từng bị kỷ luật trong nhà trường các bạn dưới các hình thức: đuổi ra khỏi lóp, dọn nhà vệ sinh

Thứ bậc Phát vấn ĐTNC phải có thành tích Áp lực học tập do nhà trường học tập tốt theo chỉ tiêu của lóp mà vượt qua khả năng của mình

Thứ bậc Phát vấn Đối tượng chia sẽ khi có vấn đề

Là đối tượng mà khi gặp vấn đề khó khăn ở trường ĐTNC thường tìm đến để

Danh mục Phát vấn được bảo vệ, khuyên, chia sẻ

5 Sức khỏe tinh thần và thi ? chất

Yeu tố nguy cơ ĐTNC cỏ hút thuốc, uống ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất rượi bia, bỏ học, chơi game, điện tử hay sử dụng Thứ bậc và tinh thần internet để nói chuyện

Mẩu và phương pháp chọn mẫu

Phương pháp chọn mẫu cụm.

- Áp dụng công thức ước lượng cho 1 tỷ lệ:

- Z: Hệ số tin cậy, với độ tin cậy 95%, z = 1,96

- p = 0,169 tỷ lệ học sinh có nguy cơ rối loạn trầm cảm (tỷ lệ được lấy từ nghiên cứu về chẩn đoán rối nhiễu trầm cảm ở học sinh THPT Hà Nội năm

- d = 0,05, mức độ chính xác kỳ vọng

- DE (hiệu lực thiết kế) = 2

Do nghiên cứu triển khai trong trường học, để đảm bảo thuận tiện cho nghiên cứu phương pháp chọn mẫu thực địa là chọn mẫu cụm, trong đó mỗi cụm là 01 lớp Đe đảm bảo tính đại diện của mẫu nghiên cứu theo phương pháp mẫu cụm này, cỡ mẫu được nhân với chỉ số hiệu lực thiết kế (DE) = 2. Áp dụng công thức ta tính được n = 432 Để tránh một số đối tượng từ chối không tham gia nghiên cứu hoặc nghỉ học tại ngày điều tra hoặc phiếu điền không hợp lệ, cỡ mẫu được tăng lên 15 % và làm tròn số n = 500 Cỡ mẫu cuối cùng là n = 500.

Phương pháp chọn mẫu

■ Chọn cụm: Mỗi lớp được coi là 1 cụm nghiên cứu, số lượng học sinh mỗi lớp là gần tương đương nhau Với tổng số học sinh cần thiết là 500 có 12 cụm tương đương với 12 lóp được chọn vào nghiên cứu.

■ Chọn lởp nghiên cứu: sổ lượng học sinh trong từng khối là tương đương, mỗi lóp trung bình có khoảng 40 - 45 học sinh Do vậy, trong mỗi khối tiến hành bốc thăm ngẫu nhiên lấy 4 lóp để tham gia nghiên cứu.

■ Chọn đối tượng học sinh vào nghiên cứu: Trong mỗi lóp được chọn lẩy toàn bộ số học sinh trong lóp để tiến hành nghiên cứu.

Phương pháp thu thập thông tin

- Kỹ thuật thu thập so liệu: Phát vấn cho học sinh bằng bộ câu hỏi thiết kể sẵn.

- Công cụ thu thập số liệu: Phiếu phát vấn bao gồm các thông tin (Phụ lục 1) + Xác định tỷ lệ HS có NCRLTC bằng thang đo sàng lọc rối loạn trầm cảm CES-D cho lứa tuổi VTN đã được chuẩn hóa tại Việt Nam

+ Ket quả học tập, hạnh kiểm năm học 2009-2010 của học sinh theo quy định của

+ Thang đo về các yếu tố nguy cơ và yếu tố bảo vệ: dựa vào thang đo của WHO về điều tra tình hình sức khỏe của học sinh trên toàn cầu

+ Sử dụng thang đo (RSES) về sự tự tin và tự trong của cá nhân đã được chuẩn hóa tại Việt Nam

Người giám sát và thu thập số liệu: Học viên thực hiện đề tài và điều tra viên thuộc lớp cao học 12 YTCC.

Xử lý và phân tích số liệu

Số liệu được nhập bằng phần mềm EpiData 3.0, xử lý bằng phần mềm SPSS11.5

Xử lý thông tin trên bộ câu hỏi, lập các bảng tần số và tỷ lệ để mô tả và so sánh Sử dụng test %2 để so sánh sự khác biệt giữa các tỷ lệ và sử dụng OR và khoảng tin cậy để đo lường độ mạnh của sự kết hợp Sử dụng kiểm định ANOVA để phân tích so sánh các giá trị trung bình Phân tích đa biến bằng mô hình hồi qui logistic (Logistic regression) để kiểm soát các yếu tố nhiễu.

Các biến số nghiên cứu

TT Tên biển Định nghĩa/chỉ số Phân loại pp thu thập

1 Biến số về đối tượng nghiên cứu

Tuổi Tính theo năm dưong lịch Liên tục Phát vấn

Giới tính Nam/Nữ Nhị phân Phát vấn

Dân tộc Kinh, khác Nhị phân Phát vẩn

Là lớp mà học sinh đang Khối học học gồm: lóp 10, lớp 11 Thứ bậc Phát vấn lóp 12

Hạnh kiểm học kỳ vừa Hạnh kiểm qua : tốt, khá, trung bình, Danh mục Phát vấn yếu

Ket quả học tập học kỳ vừa qua : Giỏi, khá, trung bình, yếu

Kỷ luật Bị bất kỳ hình thức kỷ luật nào không ? Nhị phân Phát vấn

2 Biến số về gia đình

Tình trạng hôn nhân của Bố/Mẹ

Cùng sống với nhau, ly dị, ly thân Danh mục Phát vấn

Hiện tại sống cùng ai

Sổng cùng Bố/Mẹ, Ông/Bà, anh/chị Danh mục Phát vấn

Anh chị em ruột Con một hoặc hon 1 anh, Danh mục Phát vấn chị, em ruột Bạn là con thứ mấy Con đầu, con thứ, con út Danh mục Phát vẩn

Trình độ học vấn của Bố

Là cấp học cao nhất của bố : Đại học, cao đẳng, tiểu học, không đi học

Nghề chính hoặc nghề có thu nhập cao nhất: Cán bộ, công nhân, nông dân

Trình độ học vấn của Mẹ

Là cấp học cao nhất của bố : Đại học, cao đẳng, tiểu học, không đi học

Nghề chính hoặc nghề có Nghề nghiệp của

Mẹ thu nhập cao nhất: Cán bộ, công nhân, nông dân, thất nghiệp

Kinh tế gia đình phương tiên đi lại mà gia đình có: ô tô, xe máy, xe đạp

3 Biến số về môi trường gia đình

Bố/mẹ nghiện rượu/bia

Tình trạng Bố/mẹ thường xuyên uống rượu hoặc bia Nhị phân Phát vấn Bô/mẹ có sử dụng thuốc phiện, các chất gây nghiện khác

Tình trạng Bố/mẹ thường xuyênBố/mẹ có sử dụng các loại thuốc phiên, các loại thuốc kích thích khác nhị phân Phát vẩn

Chứng kiến Bố ĐTNC đã từng chứng kiến

Thứ bậc Phát vấn mẹ cãi nhau bố/mẹ cãi nhau

Chứng kiến bố mẹ đánh nhau ĐTNC đã từng chứng kiến bố mẹ đánh nhau Thứ bậc Phát vấn

Có mâu thuẫn với anh, chị ruột ĐTNC có cãi nhau/đánh nhau với anh, chị ruột Thứ bậc Phát vấn Đã từng bị bố mẹ đánh ĐTNC đã bị bố, mẹ đánh do trẻ mắc lỗi hoặc nghĩ là trẻ mắc lỗi

Cư xử của bố, mẹ ĐTNC bị bố mẹ mắng hoặc làm ảnh hưởng đến tinh thần, tâm dè bửu làm cho thiếu tự tin, cảm thấy tội lỗi, xấu hổ và Thứ bậc Phát vấn trạng trẻ tự tự với mọi người

Thiếu quan tâm của gia đình ĐTNC không được chu cấp đầy đủ quần áo, các dụng cụ học tập hoặc bị bỏ đói

Thứ bậc Phát vấn Áp lực học tập Mức kỳ vọng quá cao về của gia đình học tập đổi với ĐTNC

Mức độ quan tâm, Bố mẹ dành thời gian để chia sẻ, cho lời nói chuyện, đưa ra các lời khuyêntrong cuộc khuyên, quan tâm đến học Thứ bậc Phát vấn sổng, sinh hoạt và tập và cuộc sống của học tập ĐTNC

Mức độ hạnh phúc của gia đình

Nhận xét của ĐTNC về gia đình rất hành phúc, hạnh phúc, không hạnh phúc

Người hỗ trợ tinh ĐTNC tìm lời khuyên, chia thần trong gia sẽ khi có vấn đề trong cuộc Danh mục Phát vấn đình sống, học tập

4 Biến số về môi trường học tập

Quan điểm về Là ngôi trường tốt, thân Nhị phân Phát vấn ngôi trường thiện

Quan điểm về giáo viên

Thầy cô tốt, công bằng, sẵn sàng chia sẽ khó khăn Nhị phân Phát vấn Quan điểm về bạn bè

Bạn bè sẵn sang giúp đỡ, chia sẽ, bảo vệ bạn Nhị phân Phát vấn

Sự hứng thú trong học tập ĐTNC thích đến trường, ngôi trường là mái ấm thứ 2, là động cơ học tập

Nhị phân Phát vấn Đã từng bị các bạn chế diễu, bắt nạt ĐTNC bị các bạn khác chế diễu về bản thân, gia đình hay kết quả học tập, quan hệ bạn bè

Thứ bậc Đã từng bị các bạn đánh ĐTNC bị bạn cùng lớp hay bạn cùng trường đánh Thứ bậc Chứng kiến các Giáo viên đánh, mắng, phạt hình thức kỷ luật của GV đối với các bạn dưới các hình thức: đuổi ra khỏi lớp, dọn nhà Nhị phân Phát vấn các bạn vệ sinh

Giáo viên đánh, mắng, phạt Đã từng bị kỷ luật trong nhà trường các bạn dưới các hình thức: đuổi ra khỏi lóp, dọn nhà vệ sinh

Thứ bậc Phát vấn ĐTNC phải có thành tích Áp lực học tập do nhà trường học tập tốt theo chỉ tiêu của lóp mà vượt qua khả năng của mình

Thứ bậc Phát vấn Đối tượng chia sẽ khi có vấn đề

Là đối tượng mà khi gặp vấn đề khó khăn ở trường ĐTNC thường tìm đến để

Danh mục Phát vấn được bảo vệ, khuyên, chia sẻ

5 Sức khỏe tinh thần và thi ? chất

Yeu tố nguy cơ ĐTNC cỏ hút thuốc, uống ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất rượi bia, bỏ học, chơi game, điện tử hay sử dụng Thứ bậc và tinh thần internet để nói chuyện

Yeu tố bảo vệ sức Hoạt động thể dục, thể khỏe thể chất và thao, vui chơi với bạn bè Thứ bậc tinh thân như sinh nhật, văn nghệ Đánh giá về sức khỏe bản thân ĐTNC tự đánh giá về hiện trạng bản thân Danh mục Phát vấn Đánh giá về vẻ bề ĐTNC tự đánh giá về vẻ bề ngoài ngoài bản thân

Lòng tự trọng, sự tự tin, lạc quan trong cuộc sống

Tự đánh giá về bản thân về các đức tính như tự trọng, tự tin, tự đánh giá được khả năng của mình

Học sinh có nguy Các cảm nhận bản thân vê Phát vấn cơ rối loạn trầm hành vi, sở thích, động lực Thứ bậc cảm không

Khía cạnh đạo đức nghiên cứu

Nghiên cứu được tiến hành sau khi Hội đồng đạo đức trường Đại học Y tế công cộng đồng ý bằng văn bản.

Bộ câu hỏi không có một số vấn đề riêng tư nên trong quá trình thiết kế bảng hỏi tránh cố gắng sử dụng những câu thân thiện với trẻ.

Trước khi trả lời, ĐTPV được giải thích rõ về mục đích nghiên cứu và có sự chấp thuận tham gia, trường hợp nếu thấy không thích họp, ĐTPV có thể từ chối không tham gia.

Khó khăn, hạn chế của nghiêncứu, sai số và biện pháp khắc phục

Nghiên cứu thực hiện ở một trường của huyện Khoái Châu nên không thể suy rộng được cho phạm vi toàn tỉnh.

Thời gian và nguồn lực có hạn nên những tìm hiểu sâu về vấn đề này còn hạn chế.

Một sổ câu hỏi có thể ảnh hưởng đến trẻ

Sai số và biện pháp khắc phục:

Có thể có sai số do chọn mẫu, sai số tự điền, khống chế sai số bằng cách:

Bộ câu hỏi phát vấn được điều tra thử tại trường học, chỉnh sửa bộ câu hỏi sau khi thử nghiệm Đặc biệt dung câu hỏi rõ ràng, tránh những dung những từ chuyên môn như “ Sức khỏe tâm thần” , “trầm cảm” và cố gắng tạo cho bộ câu hỏi thân thiện với trẻ.

Giải thích rõ cho học sinh trong quá trình thu thập thông tin. sẵn sàng tư vấn cho trẻ, phụ huynh và thày cô về những thông tin nhằm hạn chế các tổn thương tinh thần với ĐTNC.

Một số khái niệm và tiêu chuẩn đánh giá

■ Nguy cơ rối loạn trầm cảm: Sử dụng thang đo CES - D của trung tâm phòng chống bệnh tật Hoa Kỳ (Radloff, 1997) để sàng lọc nguy cơ rối loạn trầm cảm ở trẻVTN với 20 câu hỏi, mỗi câu trả lời có 4 mức từ hầu hết cả tuần cho đến hầu như không , điểm số cho 1 ĐTNC chạy từ 0 đến 60, điểm càng cao thì trầm cảm càng nặng.Thang đo này đã được Việt hóa và sử dụng trong nghiên cứu của tác giả NguyễnThanh Hương năm 2006 cho lứa tuổi VTN tại Việt Nam với hệ số Cronbach’sCoeficient alpha là 0,85, tuy nhiên chưa có điểm cắt để xác định NCRLTC [19].Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng điểm cắt là 22, điểm cắt này đã được sử dụng trong nghiên cứu của tác giả Đỗ Đình Quyên đã được sử dụng để xác định rối loạn trầm cảm cho sinh viên năm thứ nhất tại thành phố Hồ Chi Minh với hệ số Cronbach’sCoeficient alpha là 0,775 [27], Nếu tổng số điểm của ĐTNC lớn hơn hoặc bằng 22 là có NCRLTC, nếu dưới 22 điểm thì trẻ nằm trong giới hạn bình thường.

■ Tự trọng, tự tin (Self-esteem): Sử dụng thang đo Self - esteem scale (RSES) của tác giả Rosenber, 1965 đã được thử nghiệm và sử dụng cho lứa tuổi VTN tại Việt Nam với 10 câu hỏi mỗi câu hỏi có 4 mức trả lời từ 4 mức đo từ rất đồng ý đến rất không đồng ý, điểm cho 1 đối tượng nghiên cứu chạy từ 0 - 30, nếu điểm dưới 15 là trẻ có lòng tự trọng thấp theo tiêu chuẩn của tác giả.

■ Ket quả học tập: chia làm các mức từ giỏi, khá, trung bình, yểu theo quy định của Bộ GDĐT

■ Hạnh kiểm được chia theo 4 mức là tốt, khá, trung bình và yếu theo quy định của Bộ GDĐT

■ Kỷ luật là tình bị kỷ luật bất cứ hình thức nào từ nặng đến nhẹ mà học sinh mắc phải trong nhà trường.

■ Môi trường gia đình là các biến đơn bao gồm các yếu tổ về đặc điểm gia đình như tình trạng hôn nhân của bố mẹ, ĐTNC đang sống cùng với ai? Anh chị em ruột, học vấn và nghề nghiệp của bố mẹ, tình trạng bố mẹ sử dụng rượu bai, chất gây nghiên và mức độ hạnh phúc của gia đình do ĐTNC tự nhận xét được chia làm 4 mức độ là rất hạnh phúc, hạnh phúc, không hạnh phúc và không biết.

■ Hành vi nguy cơ và yếu tố bảo vệ thuộc gia đình, nhà trường và bản thân được xây dựng dựa trên thang đo của WHO về sức điều tra sức khỏe và hành vi nguy cơ của học sinh trong trường học trên toàn cầu [18].

+ Yeu tố nguy cơ thuộc gia đình là các hành động tác trong gia đình trực tiếp ảnh hưởng đến tinh thần, thể chất của trẻ Các câu từ C3 - Cl 1 là biển tổ họp tổng,được chia làm 5 mức độ từ ‘‘không ” cho đến mức "thường xuyên ” tương ứng với mức điểm từ 1 đến 5 Điểm số chạy từ 0 - 45, nếu tổng số điểm của từng cá nhân trên điểm trung bình của quần thể thì được tính là có yếu tố nguy cơ.+ Yếu tố bảo vệ thuộc gia đình là các biến tổ hợp từ biến C12 - C21 là biến tổ họpCác câu từ C3 - Cl 1 là biến tổ họp tổng, được chia làm 5 mức độ từ

“không” cho đến mức “thườngxuyên” tương ứng với mức điểm từ 1 đến 5. Điểm số chạy từ 0 - 45, nếu tổng sô điểm của từng cá nhân trên điểm trung bình của quần thể thì được tính là có yếu bảo vệ.

+ Yếu tổ nguy cơ thuộc nhà trường là các câu từ D5 - D9 là biến tổ hợp, được chia làm 3 mức độ là “không”, “một vài lần” và “thường xuyên” tương ứng với điểm được tính là 1 cho đến 3 Điểm số chạy từ 0 - 15, nếu tổng số điểm trên điểm trung bình quần thể được tính là có nguy cơ.

+ Yeu tố bảo thuộc nhà trường: Từ câu Dl - D4 sử dụng các biến đơn, nếu trả lời có thì được tính là 1 điểm và không thì tính là 0 điểm, nếu tổng điểm lơn hơn điểm trung bình lớn hơn điểm quần thể thì được tính là có yếu tố bảo vệ.

+ Yếu tố nguy cơ bản thân là các biến từ câu E1 đến E5 là biến tổ họp, được chia làm 3 mức độ là “không”, “một vài lần” và “thường xuyên” tương ứng với điểm được tính là 1 cho đến 3 Điểm số chạy từ 0 - 15, nếu tổng số điểm trên điểm trung bình quần thể được tính là có nguy cơ.

+ Yeu tố bảo vệ bao gồm câu E6 và E7 là biến tổ hợp, được chia làm 3 mức độ là

“không”, “một vài lần” và “thường xuyên” tương ứng với điểm được tính là 1 cho đến 3 Điểm số chạy từ 0 - 6, nếu tổng số điểm trên điểm trung bình quần thể được tính là có nguy cơ.

+ Tự đánh giá về sức khỏe và ngoại hình bản thân: là đối tượng tự nhận xét về sức khỏe và ngoại hình được chia làm 3 mức độ Đối với sức khỏe là rất khỏe/ khỏe/ yếu,đối với ngoại hình là rất hài lòng/hài lòng/không hài lòng.

KẾT QUẢ NGHIÊN cứu

Thông tin chung

Tổng số có 500 phiếu điều tra được phát ra, sau khi thu lại và kiểm tra, chúng tôi đã loại đi 55 phiếu do không điền đầy đủ, điền sai, điền vào nhiều ô, Tổng cộng có 445 phiếu đạt tiêu chuẩn và đầy đủ thông tin được đưa vào phân tích

1.1 Đặc điểm đối tượng nghiên cứu

Bảng 1: Đặc điểm đối tượng nghiên cứu Đặc điểm

Bảng 1 cho thấy, trong 445 đối tượng tham gia nghiên cứu nữ nhiều hơn nam chiếm 58,4% Tuổi trung bình là 17,2 tuổi, trong đó nhỏ nhất là 15 tuổi và cao nhất là

20 tuổi, nhiều nhất là nhóm 17 tuổi chiếm 38,4% và số lượng ít là nhóm 15 và 16 tuổi chiếm 24,7% số lượng học sinh của 3 khối là 10, 11 và 12 gần tương đương nhau và dân tộc kinh chiếm đa số 99,1%.

Bảng 2: Ket quả học tập, hạnh kiểm, tình trạng kỷ luật và lưu ban Đặc điểm

Số lượng (NE5) Tỷ lệ (%)

Ket quả học Khá 235 52,8 tập Trung bình 184 41,3

Hạnh kiểm học kỳ 1 trong quần thể nghiên cứu đạt cao nhất là loại tốt chiếm 48,8%, kết quả học tập chủ yếu là khá và trung bình lần lượt là 52,8% và 41,3% Chỉ có 8,5% đối tượng nghiên cứu bị kỷ luật và 4,5% đã từng bị lưu ban.

1.2 Đặc điểm của gia đình của ĐTNC

Bảng 3: Đặc điểm về gia đình của đối tượng nghiên cứu Đặc điểm

445) Tỷ lệ (%) Đang sông cùng nhau 384 86,3

Tình trạng hôn nhân Không sống cùng nhau 31 7,0 của bố mẹ Ly dị/ly thân 7 1,6 Đã mất (1 hoặc 2) 23 5,2 ĐTNC sống cùng vói Cả bố và mẹ 363 81,6

Không có anh/chị/em 18 4,0

Anh chị em ruột Có một 246 55,3

Vị trí trong gia đình Con thứ 86 19,3

Cao đẳng, ĐH hoặc hơn 26 5,8

Trình độ học vấn của - , .

Cao đẳng, ĐH hoặc hơn 21 4,7

Trình độ học vấn của

Nghề nghiệp mẹ Nghề tự do 97 21,8

Không phương tiện gì 4 0,9 Đặc điêm của gia đình đôi tượng nghiên cứu được trình bày trong bảng 3.

Hầu hết câu trả lời của đối tượng nghiên cứu là có bố mẹ đang sống cùng nhau (86,3%)- Chỉ có 1,6 % là bổ mẹ ly dị hoặc ly thân và có 23 trường họp mồ côi một hoặc cả bổ và mẹ chiếm 5,2% Đối tượng nghiên cứu hầu hết đang sống với cả hai bố mẹ (81,6%), số còn lại hoặc sống cùng ông bà, họ hàng hoặc chỉ sống với bố hoặc với mẹ.Trên 40% gia đình có từ 3 con trở lên (40,7%), trong đó chiếm tỷ lệ cao nhất là con đầu (49,9%).

Trình độ học vấn của bố mẹ được chia thành 6 mức độ, trong đó nhiều nhất là bố có trình độ phổ thông cơ sở (40,4%) và trình độ đại học cao đẳng và trung học dạy nghề dưới 10% Tương tự trình độ học vấn mẹ cao nhất là phổ thông cơ sở chiếm 48,8% Nghề nghiệp của bố và mẹ đa phần là nông dân lần lượt là 65,4% và 69,9% Lần lượt 7,6% và 4% đối tượng nghiên cứu có bố mẹ làm cán bộ nhà nước và có 84,7% gia đình có xe máy, trên 10% có xe đạp hoặc không có phương tiện gì và 4% có ô tô.

1.3 Các yếu tố nguy cơ, bảo vệ thuộc gia đình, nhà trường và bản thân

Bảng 4: Môi trường trường gia đình

Bố/mẹ thường xuyên sử Có 213 47,9 dụng rượu, bia Không 232 52,1

Bố/mẹ có sử dụng ma túy Có 5 1,1 hoặc chất gây nghiện Không 440 98,9

Mức độ hạnh phúc của gia Hạnh phúc 351 78,9 đình Không hạnh phúc 94 21,1

Người hỗ trợ của gia đình Anh/chỊ ruột 75 16,9 khi gặp khó khăn Họ hàng 18 4,0

Có 47,9% đối tượng nghiên cứu trả lời là bố mẹ thường xuyên sử dụng rượu bia và 1,1% có bố mẹ sử dụng ma túy hoặc chất gây nghiện.

Có 78,9% thấy gia đình mình hạnh phúc, số còn lại cho rằng mình sống trong gia đình không hạnh phúc hoặc không tự đánh giá được gia đình mình có hạnh phúc hay không?

Khi gặp các vấn đề khó khăn trong cuộc sống và học tập có đến 23,8% không tìm sự sự hỗ trợ từ gia đình Cao nhất là đối tượng tìm đến mẹ để chia sẽ khó khăn chiếm 25,4%.

Bảng 5: Các yếu tố nguy cơ thuộc gia đình

Các yếu tố nguy cơ thuộc gia đình

Chứng kiến bố/mẹ cãi nhau 71,0 13,7 12,6 1,6 1,1

Chứng kiến bố/mẹ đánh nhau 96,6 2,0 0,9 0,2 0,2

Có mâu thuẫn với anh, chi, em 61,6 12,6 20,2 3,1 2,5

Bị bố mẹ có nói xấu/chê bai 70,1 15,1 10,8 2,0 2,0

BỊ bố mẹ làm cho cảm thấy có lỗi 50,8 18,0 26,7 2,2 2,2

Bị bố mẹ đối xử không công bằng 73,0 10,1 10,1 3,4 3,4

Bị bô mẹ đặt ra chỉ tiêu học tập 61,1 11,2 13,7 7,0 7,0Nguy cơ thuộc gia đình bao gôm chứng kiên bô mẹ cãi nhau hoặc đánh nhau,mâu thuẫn với anh chi em ruột, các sự việc ảnh hưởng đến tinh thần như mắng, làm cho trẻ cảm thấy có lỗi, đổi xử không công bằng và áp lực học tập Trong đó có chỉ có 56,2% đổi tượng không bị bố mẹ mắng và chỉ có 50,8% là không bị bố mẹ làm cho cảm thấy có lỗi Cao nhất là áp lực học tập, có 7% thường xuyên bị bố mẹ đặt chì tiêu và chỉ có 61,1 % đối tượng nghiên cứu không bị áp lực học tập từ gia đình

Bảng 6: Các yếu tố bảo vệ thuộc gia đình

Các yếu tố bảo vệ thuộc gia đình Không

Thỉnh Khá thoảng (%) thường xuyên (%)

Cảm thấy thoải mái khi ở nhà 10,6 3,6 15,7 18,4 51,7 Được bố mẹ quan tâm 7,0 2,7 13,3 20,4 56,6 Được bố/mẹ cung cấp đủ những vật dụng, phương tiện cần thiết 2,5 2,5 7,4 13,0 74,6 Được bố/mẹ tôn trọng sự riêng tư

7,6 5,4 13,7 21,1 52,1 Được bô/mẹ dành thời gian nói chuyện 15,3 13,5 40,7 13,3 17,3 Được bố/mẹ khen ngợi, động viên

15,7 15,3 35,7 16,6 16,6 Được bổ/mẹ đưa ra các lời khuyên

10,3 10,3 33,5 20,9 24,9 Được bố/mẹ hỗ trợ việc học tập 43,6 16,0 26,3 11,0 3,1 Được bố/mẹ quan tâm bạn bè 31,2 22,5 34,4 6,1 5,8

Các yêu tổ bảo vệ thuộc gia đình bao gồm quan hệ giữa các thành viên trong gia đình đầm ấm, hỗ trợ về về tinh thần, vật chất của bố mẹ Quan tâm, tôn trong sự riêng, quan hệ bạn bè.Động viên, khen ngợi, chia sẽ với con trong cuộc sống và học tập.

Hỗ trợ trong học tập, vui chơi, giải trí nhằm nâng cao sức khỏe và tinh thần Cao nhất là được bố mẹ thường xuyên cung cấp đầy đủ các phương tiện và vật dụng cần thiết(thường xuyên 74,6%) và thấp nhất có 43,6% bố mẹ chưa bao giờ quan tâm giúp đỡ con trong học tập.

Biểu đồ 1: Các yếu tố nguy cơ thuộc trường học

Các yếu tố nguy cơ thuộc nhà trường bao gồm bị các bạn bắt nạt, chế diễu hoặc bị đánh hoặc chứng kiến hoặc bị thầy cô mắng bao gồm cả áp lực học tập Nguy cơ mà các bạn gặp nhiều nhất là thường xuyên chứng kiến thầy cô mắng các bạn chiếm 16,2

% Có 11,7 % đối tượng cho rằng thường xuyên chịu áp lực học tập của nhà trường. Trên 76% học sinh chưa bao giờ bị các bạn đánh và 40,2 % cảm thấy không bị ảnh hưởng bởi áp lực học tập từ nhà trường.

Biểu đồ 2: Các yếu tố bảo vệ thuộc nhà trường Áp lực học tập

Thầy cô mắng các bạn Các bạn đánh Bạn bắt nạt, chế diễu

□ Chưa bao giờ ■ Một vài lần □ Thường xuyên

Chiếm tỷ lệ cao nhất là 76,6% đối tượng cho rằng ngôi trường mình học là thân thiện, có 73% thích đi học tại ngôi trường hiện tại và 65,4% cho rằng thầy cô đổi xử công bằng.

Bảng 7: Người hỗ trợ trong nhà trường Người hỗ trợ trong nhà trường nr Ậ _ _ Á

Ban giám hiệu và thầy cô khác 19 4,3

Các yếu tố liên quan vói NCRLTC

2.1 Mối liên quan giữa đặc điểm cá nhân với NCRLTC

Bảng 12: Mối liên quan NCRLTC và đặc điểm cá nhân

Không có sự khác biệt giữa nhóm tuổi, khối học, giới tính và dân tộc với NCRLTC.

Bảng 13: Mối liên quan điếm trầm cảm và đặc điếm cá nhân

Biến số Điểm trầm cảm trung bình p

Do điểm trầm cảm của đối tượng nghiên cứu có phân bố chuẩn, nên để so sánh điểm trung bình của nhóm tuổi và khối học với điểm trầm cảm ta sử dụng test Anova và kiểm định Levene test để đánh giá tính đồng nhất của phương sai Điểm trung bình của điểm trầm cảm của các nhóm tuổi và khối học không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p >0,05.

Xem xét điểm trầm cảm với giới tính tuy điểm trung bình của nữ là 18,5 cao hơn của nam là 17,5 Tuy nhiên sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.

Bảng 14: Mối liên quan NCRLTC vói kết quả học tập, hạnh kiểm, kỷ luật, lưu ban

, NCRLTC Tỷ SỐ chênh P- Học tập và hạnh kiêm — _ _

Ket quả bảng 14 cho thấy có mối liên quan ngược khi lấy nhóm có thành tích học tập yếu và hạnh kiểm yểu/trung bình (nhóm có nguy cơ) làm nhóm so sánh với các nhóm khác Nhóm học tập giỏi có NCRLTC chỉ bằng 10 % và nhóm học tập khá có NCRLTC chỉ bằng 17% so với nhóm có học lực yếu, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 và OR(CI) lần lượt là 0,1 (0,1- 0,7); 0,17 (0,3-0,9) Chưa thấy sự khác biệt giữa nhóm có học lực trung bình và học lực yểu Những học sinh có hạnh kiểm tốt và khá có NCRLTC lần lượt chỉ bàng 36 % và 43 % so sới nhóm hạnh kiểm trung bình/ yếu Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với OR (CI) lần lượt là 0,36(0,1-0,6); 0,43 (0,2-0,8) với mức ý nghĩa p < 0,05.

Những học sinh bị kỷ luật có nguy cơ lớn hơn 2,9 lần những học sinh ngoan, khác biệt này có ý nghĩa thống kê vơi p < 0,05 và OR(CI) là 2,9 (1,4-5,7) Chưa thấy sự khác biệt giữa NCRLTC và tình trạng lưu ban của ĐTNC.

2.2 Mối liên quan giữa các yếu tố gia đình vói NCRLTC

Bảng 15: Mối liên quan NCRLTC và đặc điểm gia đình

Hiện trạng bố Sống cùng nhau 12

Cả bố mẹ 11 ĐTNC sống cùng vói

1 I 11111 uụ 11 ự V vấn bố Dưới PTTH 170 93

Trình độ học Từ trên PTTH 114 48

Nghề nghiệp Khác 14 6 0,91 (0,3-2,6) >0,05 mẹ Nông dân 10

Kỉnh tế gia 12 đình Trung bình 257

Do nhóm ĐTNC có bố mẹ ly di, ly thân hoặc đã mất (một hoặc cả hai) và tình trạng trẻ không ở cùng cả bố và mẹ quá ít nên mỗi biến được gộp thành 2 nhóm Bảng

15 cho chúng ta thấy chỉ có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê trong nhóm trình độ học vấn của bố, không có sự khác biệt giữa tình trạng hôn nhân của bố mẹ, ĐTNC đang sống cùng với ai? nghề nghiệp của bố mẹ, tình trạng kinh tế gia đình.

Bảng 16: Mối liên quan NCRLTC và môi trường gia đình

Bố mẹ uống rượu bia

Bố mẹ sử dụng ma tủy

Những người tự đánh giá gia đình không hạnh phúc có NCRLTC cao hơn 2,1 lần những đối tượng nhận xét là gia đình mình hạnh phúc Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với OR (CI) là 2,1(1,3-3,4) mức ý nghĩa p < 0,05 Chưa tìm thấy sự khác biệt giữa NCRLTC và số lượng anh chi em ruột, bố mẹ sử dụng rượu bia và ma túy.

2.3 Mối liên quan các yếu tố cá nhân và NCRLTC

Bảng 17: Liên quan điểm trầm cảm và các yếu tố bản thân

(95%CI) p- value Hút thuốc lá KhôngCó 2995 1338 - 7 (1,10-1 1,Z)f 1 1 1 1

Ngày đăng: 01/12/2023, 14:23

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình thức kỷ luật  của GV đối với - Luận văn thực trạng rối loạn trầm cảm và một số yếu tố liên quan của học sinh trường phổ thông trung học trần quang khải, huyện khoái châu, tỉnh hưng yên năm 2010
Hình th ức kỷ luật của GV đối với (Trang 43)
Bảng 1: Đặc điểm đối tượng nghiên cứu Đặc điểm - Luận văn thực trạng rối loạn trầm cảm và một số yếu tố liên quan của học sinh trường phổ thông trung học trần quang khải, huyện khoái châu, tỉnh hưng yên năm 2010
Bảng 1 Đặc điểm đối tượng nghiên cứu Đặc điểm (Trang 48)
Bảng 3: Đặc điểm về gia đình của đối tượng nghiên cứu Đặc điểm - Luận văn thực trạng rối loạn trầm cảm và một số yếu tố liên quan của học sinh trường phổ thông trung học trần quang khải, huyện khoái châu, tỉnh hưng yên năm 2010
Bảng 3 Đặc điểm về gia đình của đối tượng nghiên cứu Đặc điểm (Trang 49)
Bảng 2: Ket quả học tập, hạnh kiểm, tình trạng kỷ luật và lưu ban Đặc điểm - Luận văn thực trạng rối loạn trầm cảm và một số yếu tố liên quan của học sinh trường phổ thông trung học trần quang khải, huyện khoái châu, tỉnh hưng yên năm 2010
Bảng 2 Ket quả học tập, hạnh kiểm, tình trạng kỷ luật và lưu ban Đặc điểm (Trang 49)
Bảng 5: Các yếu tố nguy cơ thuộc gia đình Các yếu tố nguy cơ thuộc gia - Luận văn thực trạng rối loạn trầm cảm và một số yếu tố liên quan của học sinh trường phổ thông trung học trần quang khải, huyện khoái châu, tỉnh hưng yên năm 2010
Bảng 5 Các yếu tố nguy cơ thuộc gia đình Các yếu tố nguy cơ thuộc gia (Trang 52)
Bảng 6: Các yếu tố bảo vệ thuộc gia đình - Luận văn thực trạng rối loạn trầm cảm và một số yếu tố liên quan của học sinh trường phổ thông trung học trần quang khải, huyện khoái châu, tỉnh hưng yên năm 2010
Bảng 6 Các yếu tố bảo vệ thuộc gia đình (Trang 53)
Bảng 7: Người hỗ trợ trong nhà trường Người hỗ trợ trong nhà trường - Luận văn thực trạng rối loạn trầm cảm và một số yếu tố liên quan của học sinh trường phổ thông trung học trần quang khải, huyện khoái châu, tỉnh hưng yên năm 2010
Bảng 7 Người hỗ trợ trong nhà trường Người hỗ trợ trong nhà trường (Trang 55)
Bảng 8: Tự đánh giá về sức khỏe và vẻ bề ngoài của ĐTNC Tự đánh giá về tình trạng sức khỏe và ngoại hình - Luận văn thực trạng rối loạn trầm cảm và một số yếu tố liên quan của học sinh trường phổ thông trung học trần quang khải, huyện khoái châu, tỉnh hưng yên năm 2010
Bảng 8 Tự đánh giá về sức khỏe và vẻ bề ngoài của ĐTNC Tự đánh giá về tình trạng sức khỏe và ngoại hình (Trang 56)
Bảng 11: Tỷ lệ ĐTNC có NCRLTC và sự tự tin - Luận văn thực trạng rối loạn trầm cảm và một số yếu tố liên quan của học sinh trường phổ thông trung học trần quang khải, huyện khoái châu, tỉnh hưng yên năm 2010
Bảng 11 Tỷ lệ ĐTNC có NCRLTC và sự tự tin (Trang 58)
Bảng 16: Mối liên quan NCRLTC và môi trường gia đình - Luận văn thực trạng rối loạn trầm cảm và một số yếu tố liên quan của học sinh trường phổ thông trung học trần quang khải, huyện khoái châu, tỉnh hưng yên năm 2010
Bảng 16 Mối liên quan NCRLTC và môi trường gia đình (Trang 63)
Bảng 18: Mối liên quan vói sức khỏe và ngoại hình - Luận văn thực trạng rối loạn trầm cảm và một số yếu tố liên quan của học sinh trường phổ thông trung học trần quang khải, huyện khoái châu, tỉnh hưng yên năm 2010
Bảng 18 Mối liên quan vói sức khỏe và ngoại hình (Trang 64)
Bảng 23: Mô hình hồi quy Logistic dự đoán yếu tố nguy cơ, bảo vệ của NCRLTC - Luận văn thực trạng rối loạn trầm cảm và một số yếu tố liên quan của học sinh trường phổ thông trung học trần quang khải, huyện khoái châu, tỉnh hưng yên năm 2010
Bảng 23 Mô hình hồi quy Logistic dự đoán yếu tố nguy cơ, bảo vệ của NCRLTC (Trang 71)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w