Mục tiêu cụ thể
2.1 Xác định tỷ lệ sâu răng, viêm lợi học sinh khối lớp 5 huyện Hoài Đức - Hà Tây. 2.2 Mô tả kiến thức, thực hành phòng chống sâu răng, viêm lợi ở học sinh khối lớp 5 huyện Hoài Đức - Hà Tây.
2.3 Xác định mối liên quan giữa bệnh sâu răng, viêm lợi và kiến thức, thực hành ở học sinh khối lớp 5 trên điạ bàn huyện Hoài Đức - Hà Tây.
1.1 Giải phẫu tổ chức học của răng và vùng quanh răng [4], [14]
Mỗi răng có phần thân răng và chân răng Giữa thân răng và chân răng là đường cổ răng (cổ răng giải phẫu), là một đường cong, còn gọi là đường nối men - xê măng Thân răng được bao bọc bởi men, chân răng được xêmăng bao bọc.
Vùng quanh răng gồm lợi, dây chằng quanh răng, xê măng và xương 0 răng.
Men răng phủ mặt ngoài ngà thân răng, có nguồn gốc từ ngoại bì, là mô cứng nhất trong cơ thể, có tỷ lệ chất vô cơ cao nhất (khoảng 96%) Men răng dày mỏng tùy vị trí khác nhau, dày nhất ở núm răng là l,5mm và mỏng nhất ở vùng cổ răng Hình dáng và bề dày của men được xác định từ trước khi răng mọc ra, trong đời sống, men răng không có sự bồi đắp thêm mà chỉ mòn dần theo tuổi, nhưng có sự trao đổi về vật lý và hóa học với môi trường trong miệng. về mặt hóa học, chất vô cơ chiếm 96%, chủ yếu là 3 [(PO4)2Ca3]Ca(OH)2 còn lại là các muối cacbonat của magiê, và một lượng nhỏ clorua, fluorua và muối sunfat của natri và kali Thành phần hữu cơ chiếm khoảng 1% trong đó chủ yếu là protit. về mặt lý học, men răng cứng, dòn, trong và cản tia X, với tỷ trọng từ 2,3- 3 so với ngà răng.
Cấu trúc học của men răng: quan sát qua kính hiển vi thấy hai loại đường vân:
- Đường Retzius: trên tiêu bản cắt ngang là các đường chạy song song nhau và song song với đường viền ngoài của lớp men cũng như với đường ranh giới men ngà ở phía trong Trên tiêu bản cắt dọc thân răng, đường Retzius hợp với đường ranh giới men ngà cũng như với mặt ngoài của men thành một góc nhọn.
- Đường trụ men: chạy suốt chiều dày men răng và hướng thẳng góc với đường ngoài trong của men răng, đôi khi có sự gấp khúc và thay đổi hướng đi của trụ men Trụ men có đường kính từ 3-6pm, khi cắt ngang qua trụ men ta thấy tiết diện có các loại hình thể: vẩy cá 57%, lăng trụ 30%, không rõ ràng 10%, hướng đi của trụ men tạo ra các dải sáng tối xen kẽ chính là dải Hunter-Schrenge.
Cấu trúc siêu vi của men: thành phần hữu cơ có cấu trúc sợi và sắp xếp dọc theo trụ men, có vùng họp với trụ men góc 40°, thành phần vô cơ là các khối tinh thể to nhỏ không đều dài 1 pm rộng 0,04 - 0,1 pm, các tinh thể trong trụ men sắp xếp theo hình xương cá đôi khi theo hình lốc cấu tạo của các tinh thể là hydroxy apatit, chất giữa trụ men là các giả tinh thể apatit (thay PO4 bằng Ca(CO3), Mg (CO3).
Có nguồn gốc từ trung bì, kém cứng hơn men, chứa tỷ lệ chất vô cơ thấp hơn men (75%), chủ yếu là 3 [((PO4)2Ca3)2H2O] Trong ngà răng có nhiều ống ngà, chứa đuôi bào tương của nguyên bào ngà Bề dày ngà răng thay đổi trong đời sống do hoạt động của nguyên bào ngà, ngà răng ngày càng dày theo hướng về phía hốc tủy răng, làm hẹp dần ổng tủy. về tổ chức học: ngà răng được chia làm hai loại:
- Ngà tiên phát chiếm khối lượng chủ yếu và được tạo nên trong quá trình hình thành răng, nó bao gồm: ống ngà, chất giữa ống ngà, dây Tôm.
- Ngà thứ phát được sinh ra khi răng đã hình thành rồi, nó gồm ngà thứ phát sinh lý, ngà phản ứng và ngà trong suốt. Ống ngà: có số lượng từ 15-50000/1 mm 2 , đường kính ống từ 3-5 pm, ống ngà chính chạy suốt chiều dày của ngà và tận cùng bằng đầu chốt ở ranh giới men ngà, ống ngà phụ là ống nhỏ hoặc nhánh bên, nhánh tận cùng của ống ngà chính.
Chất giữa ống ngà có cấu trúc sợi được ngấm vôi, sắp xếp thẳng góc với ống ngà. Dây Tôm: nằm trong ống ngà là đuôi nguyên sinh chất của tế bào tạo ngà.
Là mô liên kết mềm, nằm trong hốc tủy gồm tủy chân và tủy thân Tủy răng trong buồng tủy gọi là tủy thân, tủy buồng, tủy răng trong ống tủy gọi là tủy chân Các nguyên bào ngà nằm sát vách hốc tủy.
Tủy răng có nhiệm vụ duy trì sự sống của răng, cụ thể là sự sống của nguyên bào ngà và tạo ngà thứ cấp, nhận cảm giác của răng Trong tủy rãng có chứa nhiều mạch máu, mạch bạch huyết và đầu tận cùng của thần kinh. về tổ chức học, tủy răng gồm hai vùng: vùng cạnh tủy gồm các lớp tế bào tạo ngà(2-3 lớp) và lớp không có tế bào gồm những tổ chức sợi tạo keo Vùng giữa tủy là tổ chức liên kết có nhiều tế bào, ít tổ chức sợi.
Bao gồm xương ổ răng, xê măng, dây chằng nha chu và lợi răng.
Là mô xương xốp, bên ngoài được bao bọc bằng màng xương, nơi nướu răng bám vào Xương ổ răng tạo thành một huyệt, có hình dáng và kích thước phù họp với chân răng.
Bề mặt ổ răng, nơi đối diện với chân răng, là mô xương đặc biệt có nhiều lỗ thủng để cho mạch máu, thần kinh từ xương xuyên qua để nuôi dây chằng nha chu, gọi là xương ổ chính danh hay lá sàng.
Xương ổ răng và xê măng là thành phần tổ chức cứng của tổ chức quanh răng. Thành phần này không bị tổn thương trong bệnh viêm lợi, nó bị tổn thương trong bệnh viêm quanh răng.
Là mô đặc biệt, hình thành cùng với sự hình thành chân răng, phủ mặt ngoài ngà chân răng Xê mãng được bồi đắp thêm ở phía chóp chủ yếu đề bù trừ sự mòn mặt nhai, được coi là hiện tượng mọc răng suốt đời.
ĐOI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cửu
Đối tượng nghiên cứu
- Học sinh lớp 5 của huyện Hoài Đức, Hà Tây.
- Thầy cô giáo của trường tiểu học nghiên cứu.
- Cán bộ nha học đường của nhà trường
Phương pháp nghiên cứu
Mô tả cắt ngang có phân tích kết hợp nghiên cứu định lượng và định tính:
+ Dựa trên bộ câu hỏi phỏng vấn kiến thức thực hành, các yếu tố liên quan trên khối học sinh lớp 5 của huyện.
+ Số liệu khám lâm sàng của các bác sỹ chuyên khoa răng.
+ Phỏng vấn sâu: Hiệu trưởng 3 người, giáo viên chủ nhiệm 6 người, cán bộ nha học đường 3 người.
+ Thảo luận nhóm: Cha mẹ học sinh tham gia nghiên cứu 12 người trong đó 6 người có con mắc bệnh sâu răng, viêm lợi và 6 người có con không bị mắc bệnh sâu răng, viêm lợi.
Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu định lượng
Cỡ mẫu được tính theo công thức: p(l-p)
- n: cỡ mẫu; z = 1,96 (a = 0,05; độ tin cậy 95%).
- p =0,78 là tỷ lệ mắc sâu răng và viêm lợi năm 2006
Dự phòng 10 % bỏ cuộc ta lấy cỡ mẫu nghiên cứu là 300 đối tượng
Chọn mẫu theo phương pháp chọn mẫu phân tầng:
- Bướcl: Liệt kê danh sách 24 trường tiểu học trên địa bàn huyện, dựa trên những đặc điểm về mức sống, thu nhập phân ra các trường tiểu học thuộc khu vực xã có mức sống cao (thuộc khu vực thị trấn) có trường tiểu học Thị trấn Trạm trôi, và khu vực có mức sống thấp (nông thôn) có 23 trường tiểu học còn lại.
- Bước 2: Theo khảo sát ban đầu học sinh lớp 5 ở mỗi trường khoảng 100 học sinh, ở khu vực thi trấn chọn trường tiểu học thị trấn Trạm Trôi Khu vực nông thôn rút ngẫu nhiên
2 trường tiểu học ta rút được 2 trường tiểu học Vân Canh và trường tiểu học An Khánh.
- Bước 3: Lấy toàn bộ số lượng học sinh khối lớp 5 ở 3 Trường đã chọn.
2.4 Địa điểm và thòi gian nghiên cún
- Ba trường tiểu học huyện Hoài Đức, tỉnh Hà tây.
- Thời gian: Tháng 4/2007 đến tháng 8 /2007
2.5 Phương pháp thu thập số liệu
2.5.1 Công cụ thu thập thông tin
• Thu thập số liệu bằng bộ câu hỏi có sẵn để phỏng vấn trực tiếp 300 học sinh lớp 5 được lựa chọn vào mẫu.Các nội dung chính của bảng hỏi (xem phụ lục 1):
• Hiểu biết về bệnh răng miệng của học sinh.
• Thực hành chăm sóc răng miệng của học sinh.
• Quan tâm bậc phụ huynh tới việc chăm sóc răng miệng của học sinh.
• Thu thập số liệu qua việc khám lâm sàng do các bác sỹ chuyên khoa răng trực tiếp khám các thông tin lâm sàng đó là:
• Chỉ số DMFT (Chỉ số sâu mất trám răng vĩnh viễn).
• Chỉ số lợi- GI (Gingival Index của Loe và Silness).
• Tình trạng các bệnh khác.
• Phỏng vấn sâu theo nội dung định hướng đã được chuẩn bị Nội dung như sau: + Với cán bộ nha học đường:
• Các thông tin về tình hình dịch tễ bệnh sâu răng lứa tuổi học sinh nói chung và lứa tuổi học sinh lớp 5 trường: Thực trạng bệnh răng miệng hàng năm, thể loại hay mắc, nguyên nhân chính gây bệnh.
• Các thông tin về những công tác nha học đường được triển khai hàng năm với các đổi tượng học sinh nói chung và học sinh lớp 5 nói riêng, thông tin về xử trí các trường hợp bệnh răng miệng được phát hiện.
• Các thông tin về chỉ đạo công tác, thông tin về cơ sở vật chất, nhân lực cho công tác nha học đường, những thuận lợi và khó khăn.
• Những kiến nghị của cán bộ nha học đường.
• Các thông tin về các chương trình được tập huấn cho việc giảng dạy nha học đường.
• Thông tin về các buổi giảng dạy cho học sinh.
• Những khó khăn thuận lợi.
• Kiến nghị của giáo viên.
• Thảo luận nhóm dưới sự hướng dẫn của điều tra viên và nghiên cứu viên Nội dung bao gồm:
• Việc dạy trẻ chăm sóc và bảo vệ răng miệng của các bậc phụ huynh
• Việc khám điều trị bệnh sâu răng hàng năm của các bậc phụ huynh.
• Thông tin về cơ sở y tế nơi họ cho con em mình khám chữa bệnh sâu răng.
• Các nguồn nước mà họ đang sử dụng với bệnh răng miệng.
• Thông tin nguồn kiến thức mà họ có được.
• Thông tin về những kiến nghị của họ về công tác nha học đường nhà trường và các dịch vụ y tế nói chung.
2.5.2 Tập huấn điều tra viên và tiến hành điểu tra
2.5.2.1 Nhân lực cho việc tiến hành điều tra
- Giám sát viên : Lê Huy Nguyên.
- Điều tra viên: Gồm 6 điều tra viên phỏng vấn là sinh viên trường Đại học Y tế Công cộng, 6 bác sỹ chuyên khoa răng hàm mặt trường Đại học răng hàm mặt, nghiên cứu viên Lê Huy Nguyên
2.5.2.2 Tập huấn điều tra viên
Việc tập huấn điều tra viên sẽ được triển khai trong 1 ngày, bao gồm các nội dung tập huấn về:
- Các bác sỹ thống nhất việc khám và phân loại bệnh.
- Các điều tra viên tập huấn cách thức kỹ năng phỏng vấn và ghi bảng hỏi phỏng vấn.
- Dự tính thời gian thu thập số liệu là 03 ngày.
- Địa điểm thu thập lại Trường tiểu học
- Với đối tượng điều tra là học sinh:
- Trước khi khám cán bộ nghiên cứu giải thích rõ cho các em về nghiên cứu và phỏng vấn bộ câu hỏi với các em.
- Sau đó cho các em khám răng miệng với các bác sỹ chuyên khoa răng hàm mặt.
- Khám lâm sàng và hỏi tiền sử.
- Khám dưới ánh sáng tự nhiên nơi đủ ánh sáng.
- Sử dụng dụng cụ khám đúng phương pháp.
- Dụng cụ sử dụng trong khám
- Bộ khay khám răng: khay quả đậu, gương, khám châm, gắp.
- Cây thăm dò nha chu của WHO.
- Dụng cụ để khử khuẩn.
- Các dụng cụ khác như bông, cồn, găng tay, giấy lau tay.
- Phiếu thu thập thông tin về sâu răng và viêm lợi, phiếu thu thập thông tin về hiểu biết, thái độ và hành vi (theo phụ lục kèm theo).
- Đối với các thầy cô giáo: ĐTV sẽ tiến hành phỏng vấn cá nhân tại Văn phòng Ban Giám hiệu và Phòng Hội đồng.
- Đối với các bậc phụ huynh tham gia thảo luận nhóm tại trường tiểu học bằng giấy mời.
2.6 Phân tích và xử lý số liệu
- Nhập liệu bằng phần mềm Epidata 3.1, xử lý bằng phần mềm SPSS 13.0
- Sử dụng các bảng tần số tỷ lệ để mô tả, sử dụng các hàm toán thông kê OR để xác định mối tương quan.
Dựa trên những ý kiến, những suy nghĩ của giáo viên, cán bộ nha học đường, những ý kiến của phụ huynh học sinh để xác định yếu tố liên quan đến bệnh răng miệng.
2.7 Các biến số nghiên cứu
Biến số Định nghĩa Loại biến Công cụ thu thập
Nam hay nữ Nhị phân Bộ câu hỏi phỏng vấn.
Qua kết quả học tập của học sinh trên lớp
Thứ bậc Bộ câu hỏi phỏng vấn.
Bao gồm các buổi mà các em phải học trong ngày Bao gồm:
Phân loại Bộ câu hỏi phỏng vấn.
Nghề nghiệp cha mẹ bao gồm:
- Thợ thủ công (làm mộc, làm máy khâu )
- Công chức nhà nước (làm cơ quan nhà nước)
Phân loại Bộ câu hỏi phỏng vấn.
Nghề nghiệp cha mẹ bao gồm:
- Thợ thủ công (làm mộc, làm máy khâu )
- Công chức nhà nước (làm cơ quan nhà nước)
Phân loại Bộ câu hỏi phỏng vấn.
2.7.2 Kiến thức của học sinh về bệnh sâu răng
Biến số Định nghĩa Loại biến Công cụ thu thập
6 Những việc làm là nguyên nhân gây ra các bệnh răng miệng.
Bao gồm các việc làm:
-Không chải răng hàng ngày sau bữa ăn
-Ăn kẹo ngọt -Uống nước quá nóng hay quá lạnh.
-Cắn những thức ăn đồ vật cứng.
Phân loại Bộ câu hỏi phỏng vấn.
7 Tác hại bệnh răng miệng Đó là những tác hại bệnh răng miệng mà học sinh có thể hiếu biết được, bao gồm: -Gây chảy máu răng.
-Gây đau răng -Làm xấu răng.
-Gây sứt mẻ, gãy răng -Khác
Phân loại Bộ câu hỏi phỏng vấn.
8 Cách phòng bệnh sâu răng.
-Chải răng sau bữa ăn -Không ăn nhiều đồ ngọt -Không uống nước quá nóng, hay lạnh
-Không cắn thức ăn hay vật cứng -Khác
Phân loại Bộ câu hỏi phỏng vấn
2.7.3 Thực hành của phụ huynh tới răng miệng của trẻ
Biến số Định nghĩa Loại biến Công cụ thu thập
9 Sự dạy trẻ đánh răng Đó là việc dạy trẻ đánh răng của bố mẹ mà trẻ nhớ lại, bao gồm: có hoặc không.
Nhị phân Bộn câu hỏi phỏng vấn.
10 Sự nhắc nhở phụ huynh với việc đánh răng
Bao gồm nhắc nhở trẻ đánh răng, gồm: Nhắc nhở trẻ đánh răng hàng ngày, và việc không nhắc nhở trẻ đánh răng hàng ngày.
Nhị phân Bộ câu hỏi phỏng vấn
11 Nhắc nhở trẻ khi trẻ ăn đồ ngọt Bao gồm có hoặc không Nhị phân Bộ câu hỏi phỏng vấn
12 Nhắc nhở khi trẻ ăn đồ nóng hoặc lạnh Bao gồm có hoặc không Nhị phân Bộ câu hỏi phỏng vấn
13 Nhẳc nhở không cắn các vật cứng Bao gồm có hoặc không Nhị phân Bộ câu hỏi phỏng vấn
14 Phụ huynh thay bàn chải
15 Phụ huynh có cho trẻ đi khám bác sỹ khi sâu răng.
Bao gồm có , không hoặc không nhớ Phân loại Bộ câu hỏi phỏng vấn
16 Việc lây cao răng cho trẻ của các phụ huynh
Bao gồm có , không hoặc không nhớ Phân loại Bộ câu hỏi phỏng vấn
2.7.4 Thực hành của học sinh
Biến số Định nghĩa Loại biến
17 Có đánh răng không Bao gồm có hoặc không Phân loại
Bộ câu hỏi phỏng vấn
18 Số lần đánh răng trong ngày Là số lượng đánh răng trong một ngày Phân loại
Bộ câu hỏi phỏng vấn
-Ngủ dậy buổi sớm -Trưa
-Tối trước khi đi ngủ -Sau bữa ăn
Bộ câu hỏi phỏng vấn
20 Việc ăn kẹo của học sinh
Bao gồm: -Thường xuyên -Thỉnh thoảng -Hiếm khi -Không bao giờ
Bộ câu hỏi phỏng vấn
21 Việc uống nước ngọt, nước ngọt có ga
Bao gồm -Thường xuyên -Thỉnh thoảng -Hiếm khi -Không bao giờ
Bộ câu hỏi phỏng vấn
22 Có hay cắn, ăn vật cứng không Có hay không việc học sinh cắn các vật cứng của các em ( cúc áo, bút, tiền xu, )
Bộ câu hỏi phỏng vấn
23.Tăm răng sau bữa ăn Có hoặc không việc tăm răng sau bữa ăn của các em học sinh Bao gồm: Không tăm răng Tăm răng tre Tăm răng gỗ Dùng chỉ nha khoa.
24 Điểm đạt thực hành đúng về cách đánh răng. Đó là việc điều tra viên đưa học sinh bàn chải và mô hình răng, sau đó cho đánh răng trên mô hình Từ đó điều tra viên chấm điểm đạt hay không đạt.
Quan sát và bảng kiểm.
2.7.6 Các biến sổ lâm sàng
Biến số Định nghĩa Loại biến Công cụ thu thập
2.5 Tình trạng sâu răng. Được khám bởi các bác sỹ lâm sàng, việc sâu răng có hay không.
Nhị phân Khám lâm sàng
Mất- Trám răng vĩnh viễn
Có số răng bị sâu-mất trám răng (Phần 2.8.2)
Phân loại Khám lâm sàng
Phân loại Khám lâm sàng
Phân loại Khám lâm sàng
2.8 Một số định nghĩa trong nghiên cứu[10, 24,44]
Bệnh sâu răng thực chất là sự tiêu hủy cấu trúc vôi hóa vô cơ (tinh thể canxi) của men răng và ngà răng, tạo nên lỗ hổng trên bề mặt răng, do vi khuẩn gây ra[l]
2.8.2 Chỉ số DMFT ( Sâu Mất Trám Răng vĩnh viễn)
Chỉ số DMFT (Decay missing filling teeth) [12], [47]
Dùng để xác định tình trạng sâu răng trong quá khứ và trong hiện tại.
Dùng cho răng vĩnh viễn Dựa vào tổng số răng là 32 Răng chưa mọc, răng thừa, răng sữa không được tính vào chỉ số này.
Tiêu chuẩn đánh giá: gồm 3 thành phần
- DT (Decay teeth): gồm tất cả các răng bị sâu ở thân và chân răng
- MT (Missing teeth): răng mất không còn trên cung hàm do sâu.
- FT (Filling teeth): răng đã hàn không sâu hoặc có sâu tái phát.
- Chỉ số DMFT răng vĩnh viễn là tổng số răng: Sâu + Mất + Trám trên mỗi học sinh được khám.
Chỉ số DMFT của quần thể là tổng số răng: Sâu + Mất + Trám trên số người được khám.
- Chỉ sổ răng sâu được điều trị: MT + FT.
- (MT + FT)/DMFT là tỷ lệ răng sâu được điều trị trong cộng đồng.
- Chỉ số răng sâu không được điều trị: DT.
- DT/DMFT là tỷ lệ răng sâu không được điều trị.
Khám theo mẫu phiếu điều tra Tổ chức Y tế Thế giới, ghi đầy đủ các mục cần điều tra Mã số trong phiếu khám được quy ước theo WHO là:
Bảng 2.1 Quy ước của WHO về chỉ số DMFT
Tỡnh trạng răng vĩnh viễn Mã số
Sâu răng nguyên phát 1 Đó trỏm nhưng có sâu 2 Đó trỏm nhưng không sâu tái phát 3
Mất răng lý do khác 5
- Viêm lợi là tổn thương viêm cấp tính hay mãn tính xảy ra ở tổ chức phần mềm xung quanh răng Tổn thương có thể chỉ khu trú ở lợi, không ảnh hưởng tới xương 0 răng, dây chằng quanh răng và xương răng, hoặc có thể xâm nhập sâu xuống các phần khác ở vùng quanh răng, gây nên bệnh viêm quanh răng
Chỉ số CPITN (Community periodontal index of treatment needs) [10], [51]
- Chỉ số do Ainamo và cộng sự giới thiệu năm 1983, chỉ số này nhằm mục đích khám phát hiện và hướng dẫn cá thể hoặc nhóm các cá thể nhu cầu điều trị quanh răng.
- Lựa chọn răng khám (áp dụng cho trẻ em) chia hàm răng thành sáu vùng lục phân, đánh giá mỗi vùng một răng:
Bảng 2.3 Phân vùng lục phân
Khi răng được chỉ định không còn thì vùng đó không được tính.
Hĩnh 2.2 Cây thăm dò nha chu của WHO [52]
- Dụng cụ khám: Trâm thăm dò nha chu của WHO Đầu bi tròn đường kính 0,5 mm
Có các vạch đánh dấu các khoảng 3,5; 2,0.
- Cách khám: Xác định độ sâu của túi lợi, chảy máu và cao răng. Đưa nhẹ đầu thăm khám vào rãnh lợi giữ tiếp xúc với bề mặt răng để phát hiện cao răng Dùng lực 15-25gr tránh gây khó chịu cho bệnh nhân Đánh giá độ sâu của túi dựa vào cột màu:
+ Mã số 0: tổ chức quanh răng bình thường.
+ Mã số 1: chảy máu nhẹ sau thăm khám.
+ Mã số 2: có cao răng trên hay dưới lợi.
+ Mã số 3: túi lợi sâu 3,5 -5,5 mm
+ Mã số 4: túi lợi bệnh lý > 5,5 mm Ở trẻ em chỉ dùng mã số 0,1,2 Trẻ có mã số 0 tức là có tổ chức quanh răng lành mạnh.
Hĩnh 2.3 Tiêu chuẩn đánh giá CPITN [52]
Sử dụng đồ hình quanh răng cho mỗi người.
Gạch chéo vùng mất răng. Đánh dấu răng đại diện cho vùng có mã số cao nhất.
- Phân loại nhu cầu điều trị: Bệnh nhân được phân loại các mức độ: 0,1, II và III: 0: không cần điều trị (mã số 0).
I: hướng dẫn vệ sinh răng miệng (mã số 1).
II: hướng dẫn vệ sinh răng miệng, lấy cao răng và làm nhẵn mặt chân răng, loại trừ cặn bám răng, sữa lại các sai sót trong hàn răng, chụp răng (mã số 2 và 3).
III: = I + II: điêu trị phức hợp lây cao răng và làm nhăn mặt chân răng, nạo mổ có gây tê phẫu thuật.
Phương pháp thu thập số liệu
2.5.1 Công cụ thu thập thông tin
• Thu thập số liệu bằng bộ câu hỏi có sẵn để phỏng vấn trực tiếp 300 học sinh lớp 5 được lựa chọn vào mẫu.Các nội dung chính của bảng hỏi (xem phụ lục 1):
• Hiểu biết về bệnh răng miệng của học sinh.
• Thực hành chăm sóc răng miệng của học sinh.
• Quan tâm bậc phụ huynh tới việc chăm sóc răng miệng của học sinh.
• Thu thập số liệu qua việc khám lâm sàng do các bác sỹ chuyên khoa răng trực tiếp khám các thông tin lâm sàng đó là:
• Chỉ số DMFT (Chỉ số sâu mất trám răng vĩnh viễn).
• Chỉ số lợi- GI (Gingival Index của Loe và Silness).
• Tình trạng các bệnh khác.
• Phỏng vấn sâu theo nội dung định hướng đã được chuẩn bị Nội dung như sau: + Với cán bộ nha học đường:
• Các thông tin về tình hình dịch tễ bệnh sâu răng lứa tuổi học sinh nói chung và lứa tuổi học sinh lớp 5 trường: Thực trạng bệnh răng miệng hàng năm, thể loại hay mắc, nguyên nhân chính gây bệnh.
• Các thông tin về những công tác nha học đường được triển khai hàng năm với các đổi tượng học sinh nói chung và học sinh lớp 5 nói riêng, thông tin về xử trí các trường hợp bệnh răng miệng được phát hiện.
• Các thông tin về chỉ đạo công tác, thông tin về cơ sở vật chất, nhân lực cho công tác nha học đường, những thuận lợi và khó khăn.
• Những kiến nghị của cán bộ nha học đường.
• Các thông tin về các chương trình được tập huấn cho việc giảng dạy nha học đường.
• Thông tin về các buổi giảng dạy cho học sinh.
• Những khó khăn thuận lợi.
• Kiến nghị của giáo viên.
• Thảo luận nhóm dưới sự hướng dẫn của điều tra viên và nghiên cứu viên Nội dung bao gồm:
• Việc dạy trẻ chăm sóc và bảo vệ răng miệng của các bậc phụ huynh
• Việc khám điều trị bệnh sâu răng hàng năm của các bậc phụ huynh.
• Thông tin về cơ sở y tế nơi họ cho con em mình khám chữa bệnh sâu răng.
• Các nguồn nước mà họ đang sử dụng với bệnh răng miệng.
• Thông tin nguồn kiến thức mà họ có được.
• Thông tin về những kiến nghị của họ về công tác nha học đường nhà trường và các dịch vụ y tế nói chung.
2.5.2 Tập huấn điều tra viên và tiến hành điểu tra
2.5.2.1 Nhân lực cho việc tiến hành điều tra
- Giám sát viên : Lê Huy Nguyên.
- Điều tra viên: Gồm 6 điều tra viên phỏng vấn là sinh viên trường Đại học Y tế Công cộng, 6 bác sỹ chuyên khoa răng hàm mặt trường Đại học răng hàm mặt, nghiên cứu viên Lê Huy Nguyên
2.5.2.2 Tập huấn điều tra viên
Việc tập huấn điều tra viên sẽ được triển khai trong 1 ngày, bao gồm các nội dung tập huấn về:
- Các bác sỹ thống nhất việc khám và phân loại bệnh.
- Các điều tra viên tập huấn cách thức kỹ năng phỏng vấn và ghi bảng hỏi phỏng vấn.
- Dự tính thời gian thu thập số liệu là 03 ngày.
- Địa điểm thu thập lại Trường tiểu học
- Với đối tượng điều tra là học sinh:
- Trước khi khám cán bộ nghiên cứu giải thích rõ cho các em về nghiên cứu và phỏng vấn bộ câu hỏi với các em.
- Sau đó cho các em khám răng miệng với các bác sỹ chuyên khoa răng hàm mặt.
- Khám lâm sàng và hỏi tiền sử.
- Khám dưới ánh sáng tự nhiên nơi đủ ánh sáng.
- Sử dụng dụng cụ khám đúng phương pháp.
- Dụng cụ sử dụng trong khám
- Bộ khay khám răng: khay quả đậu, gương, khám châm, gắp.
- Cây thăm dò nha chu của WHO.
- Dụng cụ để khử khuẩn.
- Các dụng cụ khác như bông, cồn, găng tay, giấy lau tay.
- Phiếu thu thập thông tin về sâu răng và viêm lợi, phiếu thu thập thông tin về hiểu biết, thái độ và hành vi (theo phụ lục kèm theo).
- Đối với các thầy cô giáo: ĐTV sẽ tiến hành phỏng vấn cá nhân tại Văn phòng Ban Giám hiệu và Phòng Hội đồng.
- Đối với các bậc phụ huynh tham gia thảo luận nhóm tại trường tiểu học bằng giấy mời.
Phân tích và xử lý số liệu
- Nhập liệu bằng phần mềm Epidata 3.1, xử lý bằng phần mềm SPSS 13.0
- Sử dụng các bảng tần số tỷ lệ để mô tả, sử dụng các hàm toán thông kê OR để xác định mối tương quan.
Dựa trên những ý kiến, những suy nghĩ của giáo viên, cán bộ nha học đường,những ý kiến của phụ huynh học sinh để xác định yếu tố liên quan đến bệnh răng miệng.
Các biến số nghiên cứu
Biến số Định nghĩa Loại biến Công cụ thu thập
Nam hay nữ Nhị phân Bộ câu hỏi phỏng vấn.
Qua kết quả học tập của học sinh trên lớp
Thứ bậc Bộ câu hỏi phỏng vấn.
Bao gồm các buổi mà các em phải học trong ngày Bao gồm:
Phân loại Bộ câu hỏi phỏng vấn.
Nghề nghiệp cha mẹ bao gồm:
- Thợ thủ công (làm mộc, làm máy khâu )
- Công chức nhà nước (làm cơ quan nhà nước)
Phân loại Bộ câu hỏi phỏng vấn.
Nghề nghiệp cha mẹ bao gồm:
- Thợ thủ công (làm mộc, làm máy khâu )
- Công chức nhà nước (làm cơ quan nhà nước)
Phân loại Bộ câu hỏi phỏng vấn.
2.7.2 Kiến thức của học sinh về bệnh sâu răng
Biến số Định nghĩa Loại biến Công cụ thu thập
6 Những việc làm là nguyên nhân gây ra các bệnh răng miệng.
Bao gồm các việc làm:
-Không chải răng hàng ngày sau bữa ăn
-Ăn kẹo ngọt -Uống nước quá nóng hay quá lạnh.
-Cắn những thức ăn đồ vật cứng.
Phân loại Bộ câu hỏi phỏng vấn.
7 Tác hại bệnh răng miệng Đó là những tác hại bệnh răng miệng mà học sinh có thể hiếu biết được, bao gồm: -Gây chảy máu răng.
-Gây đau răng -Làm xấu răng.
-Gây sứt mẻ, gãy răng -Khác
Phân loại Bộ câu hỏi phỏng vấn.
8 Cách phòng bệnh sâu răng.
-Chải răng sau bữa ăn -Không ăn nhiều đồ ngọt -Không uống nước quá nóng, hay lạnh
-Không cắn thức ăn hay vật cứng -Khác
Phân loại Bộ câu hỏi phỏng vấn
2.7.3 Thực hành của phụ huynh tới răng miệng của trẻ
Biến số Định nghĩa Loại biến Công cụ thu thập
9 Sự dạy trẻ đánh răng Đó là việc dạy trẻ đánh răng của bố mẹ mà trẻ nhớ lại, bao gồm: có hoặc không.
Nhị phân Bộn câu hỏi phỏng vấn.
10 Sự nhắc nhở phụ huynh với việc đánh răng
Bao gồm nhắc nhở trẻ đánh răng, gồm: Nhắc nhở trẻ đánh răng hàng ngày, và việc không nhắc nhở trẻ đánh răng hàng ngày.
Nhị phân Bộ câu hỏi phỏng vấn
11 Nhắc nhở trẻ khi trẻ ăn đồ ngọt Bao gồm có hoặc không Nhị phân Bộ câu hỏi phỏng vấn
12 Nhắc nhở khi trẻ ăn đồ nóng hoặc lạnh Bao gồm có hoặc không Nhị phân Bộ câu hỏi phỏng vấn
13 Nhẳc nhở không cắn các vật cứng Bao gồm có hoặc không Nhị phân Bộ câu hỏi phỏng vấn
14 Phụ huynh thay bàn chải
15 Phụ huynh có cho trẻ đi khám bác sỹ khi sâu răng.
Bao gồm có , không hoặc không nhớ Phân loại Bộ câu hỏi phỏng vấn
16 Việc lây cao răng cho trẻ của các phụ huynh
Bao gồm có , không hoặc không nhớ Phân loại Bộ câu hỏi phỏng vấn
2.7.4 Thực hành của học sinh
Biến số Định nghĩa Loại biến
17 Có đánh răng không Bao gồm có hoặc không Phân loại
Bộ câu hỏi phỏng vấn
18 Số lần đánh răng trong ngày Là số lượng đánh răng trong một ngày Phân loại
Bộ câu hỏi phỏng vấn
-Ngủ dậy buổi sớm -Trưa
-Tối trước khi đi ngủ -Sau bữa ăn
Bộ câu hỏi phỏng vấn
20 Việc ăn kẹo của học sinh
Bao gồm: -Thường xuyên -Thỉnh thoảng -Hiếm khi -Không bao giờ
Bộ câu hỏi phỏng vấn
21 Việc uống nước ngọt, nước ngọt có ga
Bao gồm -Thường xuyên -Thỉnh thoảng -Hiếm khi -Không bao giờ
Bộ câu hỏi phỏng vấn
22 Có hay cắn, ăn vật cứng không Có hay không việc học sinh cắn các vật cứng của các em ( cúc áo, bút, tiền xu, )
Bộ câu hỏi phỏng vấn
23.Tăm răng sau bữa ăn Có hoặc không việc tăm răng sau bữa ăn của các em học sinh Bao gồm: Không tăm răng Tăm răng tre Tăm răng gỗ Dùng chỉ nha khoa.
24 Điểm đạt thực hành đúng về cách đánh răng. Đó là việc điều tra viên đưa học sinh bàn chải và mô hình răng, sau đó cho đánh răng trên mô hình Từ đó điều tra viên chấm điểm đạt hay không đạt.
Quan sát và bảng kiểm.
2.7.6 Các biến sổ lâm sàng
Biến số Định nghĩa Loại biến Công cụ thu thập
2.5 Tình trạng sâu răng. Được khám bởi các bác sỹ lâm sàng, việc sâu răng có hay không.
Nhị phân Khám lâm sàng
Mất- Trám răng vĩnh viễn
Có số răng bị sâu-mất trám răng (Phần 2.8.2)
Phân loại Khám lâm sàng
Phân loại Khám lâm sàng
Phân loại Khám lâm sàng
Một số định nghĩa trong nghiên cứu
Bệnh sâu răng thực chất là sự tiêu hủy cấu trúc vôi hóa vô cơ (tinh thể canxi) của men răng và ngà răng, tạo nên lỗ hổng trên bề mặt răng, do vi khuẩn gây ra[l]
2.8.2 Chỉ số DMFT ( Sâu Mất Trám Răng vĩnh viễn)
Chỉ số DMFT (Decay missing filling teeth) [12], [47]
Dùng để xác định tình trạng sâu răng trong quá khứ và trong hiện tại.
Dùng cho răng vĩnh viễn Dựa vào tổng số răng là 32 Răng chưa mọc, răng thừa, răng sữa không được tính vào chỉ số này.
Tiêu chuẩn đánh giá: gồm 3 thành phần
- DT (Decay teeth): gồm tất cả các răng bị sâu ở thân và chân răng
- MT (Missing teeth): răng mất không còn trên cung hàm do sâu.
- FT (Filling teeth): răng đã hàn không sâu hoặc có sâu tái phát.
- Chỉ số DMFT răng vĩnh viễn là tổng số răng: Sâu + Mất + Trám trên mỗi học sinh được khám.
Chỉ số DMFT của quần thể là tổng số răng: Sâu + Mất + Trám trên số người được khám.
- Chỉ sổ răng sâu được điều trị: MT + FT.
- (MT + FT)/DMFT là tỷ lệ răng sâu được điều trị trong cộng đồng.
- Chỉ số răng sâu không được điều trị: DT.
- DT/DMFT là tỷ lệ răng sâu không được điều trị.
Khám theo mẫu phiếu điều tra Tổ chức Y tế Thế giới, ghi đầy đủ các mục cần điều tra Mã số trong phiếu khám được quy ước theo WHO là:
Bảng 2.1 Quy ước của WHO về chỉ số DMFT
Tỡnh trạng răng vĩnh viễn Mã số
Sâu răng nguyên phát 1 Đó trỏm nhưng có sâu 2 Đó trỏm nhưng không sâu tái phát 3
Mất răng lý do khác 5
- Viêm lợi là tổn thương viêm cấp tính hay mãn tính xảy ra ở tổ chức phần mềm xung quanh răng Tổn thương có thể chỉ khu trú ở lợi, không ảnh hưởng tới xương 0 răng, dây chằng quanh răng và xương răng, hoặc có thể xâm nhập sâu xuống các phần khác ở vùng quanh răng, gây nên bệnh viêm quanh răng
Chỉ số CPITN (Community periodontal index of treatment needs) [10], [51]
- Chỉ số do Ainamo và cộng sự giới thiệu năm 1983, chỉ số này nhằm mục đích khám phát hiện và hướng dẫn cá thể hoặc nhóm các cá thể nhu cầu điều trị quanh răng.
- Lựa chọn răng khám (áp dụng cho trẻ em) chia hàm răng thành sáu vùng lục phân, đánh giá mỗi vùng một răng:
Bảng 2.3 Phân vùng lục phân
Khi răng được chỉ định không còn thì vùng đó không được tính.
Hĩnh 2.2 Cây thăm dò nha chu của WHO [52]
- Dụng cụ khám: Trâm thăm dò nha chu của WHO Đầu bi tròn đường kính 0,5 mm
Có các vạch đánh dấu các khoảng 3,5; 2,0.
- Cách khám: Xác định độ sâu của túi lợi, chảy máu và cao răng. Đưa nhẹ đầu thăm khám vào rãnh lợi giữ tiếp xúc với bề mặt răng để phát hiện cao răng Dùng lực 15-25gr tránh gây khó chịu cho bệnh nhân Đánh giá độ sâu của túi dựa vào cột màu:
+ Mã số 0: tổ chức quanh răng bình thường.
+ Mã số 1: chảy máu nhẹ sau thăm khám.
+ Mã số 2: có cao răng trên hay dưới lợi.
+ Mã số 3: túi lợi sâu 3,5 -5,5 mm
+ Mã số 4: túi lợi bệnh lý > 5,5 mm Ở trẻ em chỉ dùng mã số 0,1,2 Trẻ có mã số 0 tức là có tổ chức quanh răng lành mạnh.
Hĩnh 2.3 Tiêu chuẩn đánh giá CPITN [52]
Sử dụng đồ hình quanh răng cho mỗi người.
Gạch chéo vùng mất răng. Đánh dấu răng đại diện cho vùng có mã số cao nhất.
- Phân loại nhu cầu điều trị: Bệnh nhân được phân loại các mức độ: 0,1, II và III: 0: không cần điều trị (mã số 0).
I: hướng dẫn vệ sinh răng miệng (mã số 1).
II: hướng dẫn vệ sinh răng miệng, lấy cao răng và làm nhẵn mặt chân răng, loại trừ cặn bám răng, sữa lại các sai sót trong hàn răng, chụp răng (mã số 2 và 3).
III: = I + II: điêu trị phức hợp lây cao răng và làm nhăn mặt chân răng, nạo mổ có gây tê phẫu thuật.
- Tính toán CPITN cho một người: Chỉ số CPITN của cá thể là mã số cao nhất của người đó thấy được qua thăm khám Qua đó thấy được mức độ cần phải được điều trị và thấy được nhu cầu điều trị cùng khối lượng công việc cần điều trị.
- Tính toán CPITN cho nhóm: mã số nhóm có thể theo những phương pháp tính:
Tỷ lệ bệnh toàn bộ người có mô nha chu lành mạnh và bị bệnh.
Số trung bình vùng lục phân lành mạnh và có bệnh nha chu/ mỗi người.
Nhu cầu điều trị của cả nhóm.
- Dùng Eosine 5% để nhuộm màu mảng bám: dùng bông thấm dung dịch Eosine 5% bôi đều các mặt răng Ghi nhận mảng bám răngtrên các răng đại diện.
• 0: Không có mảng bám răng
Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu
- Tuân theo các quy tắc đạo đức nghiên cứu của hội đồng đạo đức trường Đại học y tế công cộng.
- Nghiên cứu này trước tiên phải được sự đồng ý và nhiệt tình ủng hộ từ phía Phòng
Y tế huyện, Trung tâm Y tế Dự phòng huyện, Phòng Giáo dục và đào tạo
- huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây, ban giáo hiệu các trường có học sinh tham gia nghiên cứu.
- Tất cả số học sinh được chọn vào mẫu nghiên cứu được thông báo trước về cho bố mẹ học sinh xác nhận cho con em mình tham gia.
- Trong quá trình khám lâm sàng các học sinh sẽ được tư vấn về cách phòng chống sâu răng và viêm lợi.
Hạn chế của nghiên cứu, sai số và biện pháp khắc phục
2.10.1 Hạn chế của nghiên cứu
- Nghiên cứu chỉ tiến hành trên phạm vi một khối lớp 5 huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây nên chưa thể khái quát một cách chính xác cho toàn bộ cả tỉnh Hà Tây hay toàn quốc.
- Mầu nghiên cứu chỉ được chọn trên đối tượng học sinh khối lóp 5, là lứa tuổi chưa có sự hiểu biết nhiều sinh lý, sinh học nói chung cũng như bệnh răng nói riêng.
2.10.2 Sai số và biện pháp khắc phục
Nghiên cứu có thể gặp các sai số ở một số giai đoạn như: Sai số do chọn mẫu, sai số do thu thập thông tin, sai số do đối tượng nghiên cứu nhớ không chính xác hoặc không hiểu rõ ý của các câu hỏi.
Nhằm hạn chế sai số khi thu thập thông tin, chúng tôi tiến hành một số biện pháp khắc phục như sau:
- Chọn mẫu theo phương pháp chọn mẫu cụm, đảm bảo các em học sinh đều có xác xuất tham gia như nhau.
- Các bác sỹ khám răng cho các em là những người có trình độ chuyên môn về răng hàm mặt.
- Xây dựng bộ câu hỏi với những từ ngữ đơn giản, dễ hiểu, phù họp với ngôn ngữ địa phương phù hợp với kiến thức của các em.
- Thử nghiệm bộ câu hỏi trước khi tiến hành nghiên cứu để chuẩn hóa các nội dung.
- Bản thân nghiên cứu viên tham gia trực tiếp thu thập thông tin trên 20% đối tượng nghiên cứu.
- Nghiên cứu viên trực tiếp giám sát trong suốt thời gian thu thập số liệu tại các trường tiểu học nơi nghiên cứu.
- Tập huấn kỹ lưỡng cách phỏng vấn và thu thập thông tin cho các điều tra viên và giám sát viên trong cùng nhóm thực địa.
- Phố biến, giải thích rõ mục đích, tầm quan trọng của cuộc điều tra với các em học sinh.
- ĐTV khi thu phiếu phải kiểm tra ngay các phiếu để phát hiện các điểm mà đối tượng cần bổ sung như: Các câu chưa trả lời, các câu trả lời chưa rõ nghĩa, các điểm không logic giữa các câu trả lời hoặc không thể đọc được.
- Thực hiện công tác tiền trạm và chuẩn bị tốt tại địa bàn diễn ra điều tra.
- Làm sạch và mã hóa số liệu trước khi nhập vào máy tính.
KẾT QUẢ NGHIÊN cứu
Thông tin chung về học sinh
Bảng 3.1: Thông tin về chung về học sinh
Nghề nghiệp của bố Nông nghiệp 87 30,10
Nghề nghiệp của mẹ Nông nghiệp 93 32,18
Tỷ lệ các em nam trong nghiên cứu (43,25%) gần bằng tỷ lệ các em nữ tham gia nghiên cứu (56,75%) Các học sinh có học lực chủ yếu là học lực khá (53,63%), toàn học cả sáng lẫn chiều.
Nghề nghiệp của bố các em học sinh chủ yếu buôn bán (30,10%) và công chức nhà nước (24,91%) Nghề nghiệp mẹ của các em học sinh nhiều nhất là nông nghiệp (32,18%) và buôn bán (34,60%) Nghề nghiệp của bố, mẹ ảnh hưởng tới việc dành thời gian quan tâm và chăm sóc con của họ.
Thông tin về tình trạng SRVL của học sinh
Bảng 3.2: Tỷ lệ mắc sãu răng của học sinh
Như vậy tỷ lệ của nam(54,40%) thấp hơn của nữ (61,59%), tỷ lệ sâu răng chung 2 giới là 58,48% Tỷ lệ này cao hơn nghiên cứu của Trần văn Trường và Trịnh Đình Hải công bố năm 2001 là 56,60%
Bảng 3.3: Chỉ số sâu mất trám ở học sinh
Chỉ số sâu mất trám bằng 0 chiếm tỷ lệ lớn nhất (42,21%), tỷ lệ sâu mất trám bằng 7 chiếm tỷ lệ nhỏ nhất (0,35%) Trung bình chỉ số sâu mất trám là 1,3, và trung vị là 1.
Bảng3.4: Tỷ lệ viêm lợi của học sinh Chỉ số viêm lợi
Qua biểu đồ cho ta thấy tỷ lệ viêm lợi (Mã CPITN1+CPITN2) ở nam giới 92,80%, ở nữ giới là 92,07%, tỷ lệ viêm lợi chung là 92,39%.
Bảng 3.5: Tỷ lệ mảng bám răng ở học sinh
Tình trạng mảng bám răng
Như vậy hầu hết các em đều có cặn bám răng, tỷ lệ các em nam có cặn bám răng là94,4%, tỷ lệ cặn bám răng ở các em nữ là 92,07%, tỷ lệ cặn bám răng chung 2 giới là 93,08%.
Tác hại của SR VL n %
Có thể làm sứt mẻ, gãy răng 110 38,06
Tổng số học sình tham gia nghiên cứu N(9
Như vậy, tỷ lệ các em biết được SRVL sẽ gây đau răng chiếm nhiều nhất trên 60%, nhận biết tác hại SRVL gây chảy máu chiếm 55%, gây xấu răng chiếm gần 50%, gây sứt mẻ răng chiếm gần 40%.
Bảng 3.7: Nhận biết của học sình về nguyên nhãn gây SR VL
Nguyên nhân gây sâu răng n %
Không chải răng sau ăn 254 87,89 Ăn nhiều bánh kẹo 20 69,90
Uống nước ngọt có ga 110 38,06
Cắn thức ăn vật cứng 70 24,22
Tổng số học sinh tham gia nghiên cứu N(9
Ta thấy rằng, hầu hết các em nhận biết được nguyên nhân gây sâu răng là không chải răng sau khi ăn (gần 90%) và ăn nhiều kẹo ngọt (gần 70%).
Không ăn bánh kẹo ngọt 186 64.24
Không uống nước ngọt có ga 108 37.37
Không cắn thức ăn cứng, vật cứng 59 20.49
Tổng số học sinh tham gia nghiên cứu N(9
Có trên 80 % các em học sinh hiểu được rằng chải răng sau ăn sẽ phòng được SRVL, và gần 65% các em hiểu được rằng không ăn kẹo sẽ phòng được
Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ đạt kiến thức về chăm sóc răng miệng của học sinh
Như vậy tỷ lệ học sinh đạt kiến thức về chăm sóc răng miệng chiếm gần 40%, tỷ lệ kiến thức không đạt trên 60% Như vậy tỷ lệ không đạt kiến thức ở các em còn cao.
Việc chải của học sinh Có 282 99,31
Số lần chải răng trong ngày 1 lẩn 17 5,88
Hầu hết các em đều chải răng (99,31 %), chỉ có 2 em khi được phỏng vấn trả lời ỉà không chải răng (0,69%) Các học sinh chủ yếu chải răng 2 lần/ ngày Việc chải răng là cần thiết cho việc phòng ngừa SRVL.
Biểu đồ 3.10: Thời điểm chải răng trong ngày của học sinh
Tối trước khi đi ngủ 262 90.63
Tống sổ học sinh tham gia N(9
Nhận xét: Đa số các em học sinh chải răng vào buổi sáng khi ngủ dậy (96,88%) và buổi tối trước khi đi ngủ (90,63%), chải răng vào buổi trưa (14,93%) và sau bữa ăn (6,25%) chiếm tỷ lệ thấp.
Tỷ lệ uống nước ngọt có ga
Hầu hết các em đều ăn kẹo và uống nước ngọt có ga, chỉ có 3,11% là không ăn kẹo và 9,34% là không uống nước ngọt có ga Chủ yếu các em ăn kẹo, uống nước ngọt ở mức thỉnh thoảng.
Ket quả này cũng phù hợp với kết quả thảo luận nhóm trên 12 đối tượng là các bậc phụ huynh học sinh, thì tất cả 12 đối tượng đều nói con mình có ăn kẹo ngọt, có 5 phụ huynh nói rằng con mình ăn kẹo ngọt một cách thường xuyên (mức độ ngày nào cũng ăn), có 4 đổi tượng nói rằng con mình thỉnh thoảng ăn kẹo (mức độ hai, ba ngày ăn lần), còn lại 2 đối tượng thì nói con mình chỉ thỉnh thoảng mới ăn kẹo.
Có người nói: “ Thực ra các cháu ăn kẹo cũng như ăn những đồ ăn khác, đấy là sở thích của trẻ con, tuy là bị sâu răng nếu ăn nhiều, song không thể cấm con mĩnh ăn kẹo được
Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ học sinh cắn vào thức ăn cứng, vật cứng
Nhân xét: dùng, dụng cụ, hay thức ăn cứng cũng có thể là nguyên nhân gây ra sứt hay gãy răng, và điều đó là nguy cơ của sâu răng.
Kết quả thảo luận nhóm 12 phụ huynh học sinh cho thấy, tất cả con họ ít nhiều đều dùng răng cắn các vật cứng, có người nói: “Trẻ con tình hiếu động, nên việc cẳn các đồ vật là việc chúng thường xuyên cắn, có lẽ đứa nào cũng cắn vào các đồ vật cứng s Có Không
Bảng 3.12: Tỷ lệ tăm răng sau ăn của học sinh
Tăm răng sau ăn của học sinh n %
Tông sô học sinh tham gia N(9
Sau khi ăn các thức ăn bám vào kẽ răng, sử dụng tăm răng để loại bỏ thức ăn bám kẽ răng, song nếu dùng tăm có thể gây ra chảy máu lợi, hỏng men răng, làm rộng kẽ răng Tỷ lệ dùng tăm tre trên 80%, đây là nguy cơ lớn của SRVL. sau bữa ăn, có người nói “ Từ trước tới nay gia đĩnh tôi vân dùng tăm tre sau bữa ăn, vĩ tăm tre rẻ, dễ kiếm, mà lại vệ sinh sau ăn, tôi nghĩ nếu không tăm có lẽ sẽ bị sâu răng vì thức ăn bám vào kẽ răng gây ra sâu răng ” Khi được hỏi về chỉ nha khoa thì có người nói “7oz mới chỉ nghe thấy, chứ chang biết mua nó ở đâu”.
Biểu đồ 3.3: Tỷ lệ đạt thực hành chải răng của học sinh
Nhận xét: Đây là kểt quả của việc điều tra viên chấm điểm thực hành của học sinh dựa trên quan sát cách đánh răng trên mô hình của học sinh Chỉ có trên 20% học sinh đánh răng đúng cách Còn lại gần 80% không đúng cách, đánh răng không đúng cách là nguyên nhân của hỏng răng và chảy máu lợi.
4.4.6 Điểm đạt về thực hành chung trong việc CSRM của học sinh
Biểu đồ 3.4: Tỷ lệ đạt thực hành CSRM
Công tác NHĐ
Thông tin về công tác NHĐ được chúng tôi thu thập thông tin qua phỏng vấn sâu hiệu trưởng các trường tiểu học, giáo viên chủ nhiệm lóp 5, và các cán bộ y tế chủ nhiệm công tác NHĐ ở 3 trường tiểu học tham gia nghiên cứu
3.5.1 Thực trạng giảng dạy cho học sinh về CSRM trong nhà trường
Giảng dạy về CSRM cho học sinh trong các trường tiểu học chưa được quan tâm, chú trọng Qua phỏng vấn sâu cho thấy, chương trình giảng dạy về cách CSRM còn sơ sài, chưa được cụ cho học sinh dễ hiểu, chưa có mô hình giảng dạy cho học sinh Khi được phỏng vấn một hiệu trưởng nói: “ Chương trình giáo dục cộng đồng ở bộ môn Tự nhiên và Xã hội, các học sinh được giới thiệu cách thức bảo vệ sức khoẻ trong đó có bảo vệ răng miệng”, vấn đề giảng dạy CSRM cho học sinh trong nhà trường còn quá ít, một giáo viên nói: “Do phân bổ chương trình dạy của các em có hạn, nên việc dạy các em CSRM chỉ diễn ra được một vài tiết học, học xong các em cũng quên nhiều” Khi được hỏi vê mô hình giảng dạy về CSRM trong nhà trường thì cả 3 hiệu trưởng đều trả lời là không có mô hình giảng dạy, có người nói: “Do trường còn nghèo nàn, công tác y tế học dường còn chưa được quan tâm, nên nha học đường cũng chưa được quan tâm ”.
Khi được hỏi về các chương trình đào tạo, tập huấn kiến thức giảng dạy về CSRM cho học sinh thì tất cả các thầy, cô khi được phỏng vẩn đều nói là không có chương trình giảng dạy hay tập huấn nào trong nghành về cách giảng dạy CSRM cho học sinh, có cô giáo nói: “Chúng tôi cũng được tập huấn qua về cách giảng dạy một số môn trong đó có phần chăm sóc sức khỏe cho học sinh, còn phần CSRM cho học sinh thì chúng tôi chỉ được biết sơ qua” Có một hiệu trưởng nói: “Giáo viên chỉ được tập huấn, đào tạo giảng dạy về cách bảo vệ sức khỏe theo chương trình sách giáo khoa cho học sinh, còn về tập huấn hay đào tạo về giảng dạy NHĐ là không có ”.
3.5.2 Thực trạng công tác khám chữa bệnh về răng miệng cho học sinh
Khi được hỏi 3 cán bộ y tế học đường ở 3 trường tiểu học và phỏng vấn 3 hiệu trưởng về việc khám các bệnh liên quan đến răng miệng cho học sinh, thì cả 3 hiệu trưởng và y tế học đường đều nói hàng năm có kết hợp với y tế huyện khám sức khỏe cho học sinh trong đó có việc khám răng miệng Có hiệu trưởng nói: “ Hàng năm chúng tôi có kết hợp với bên y tế khám sức khỏe cho học sinh toàn trường trong đó có việc khảm cho các em về răng miệng” Tuy nhiên, có một người phụ trách y tế học đường lại nói: “ Khám sức khỏe cho học sinh hàng năm thực ra là khám chung chung về tất cả các bệnh, nói là khám nhưng chỉ làm cho qua quýt thôi” Có hiệu trưởng trường tiểu học khác nói: ‘‘Thực ra công tác khám về răng được triển khai hàng năm, năm vừa rồi Trung tâm Y tế Dự phòng về kiếm tra cho học sinh có 143 trong tổng sổ 543 học sinh được khảm, có 2 em học sinh mắc bệnh sâu răng, có 25 em mắc bệnh về răng miệng”.
3.5.3 Việc phổi hợp gia đình, nhà trường và y tế cơ sở trong công tác NHĐ
Qua phỏng vấn các cán bộ y tế học đường, các giáo viên và thảo luận nhóm các bậc phụ huynh học sinh cho thấy công tác NHĐ mới chỉ có sự phối hợp giữa cơ sở y tể và nhà trường trong việc khám sức khoẻ hàng năm cho học sinh, mà chưa có sự phối hợp giữa nhà trường, cơ sở y tế và gia đình học sinh Thảo luận nhóm các phụ huynh đều nói ràng các thầy, các cô giáo trong nhà trường chưa có sự phối hợp với họ trong việc dạy các học sinh biết cách bảo vệ răng miệng, có phụ huynh học sinh nói: ‘‘Tôi thỉnh thoảng vẫn đi họp phụ huynh học sinh cho cháu, nhưng đi họp phụ huynh chỉ để nói về học tập của cháu, và các khoản đóng góp, còn vấn đề chăm sóc sức khoẻ là chưa thấy cỏ ” Các giáo viên khi được phỏng vấn cũng nói là công tác NHĐ chưa có sự phối họp với các phụ huynh học sinh, có cô giáo nói: ‘‘Thực ra các bậc phụ huynh cũng bận, nên khi tổ chức được các buổi họp phụ huynh mời họ đến họp cũng phải cần bố trí thời gian cho hợp lý, nên khi họp nói về việc học tập cho các em thời gian cũng không đủ, nên việc hướng dẫn các bậc phụ huynh trong việc CSRM cho các em là khó ” Khi được hỏi về việc phối họp giữa gia đình và nhà trường trong việc CSRM bằng các hình thức khác, như sổ phối họp gia đình và nhà trường, hay bằng giấy giửi giữa nhà trường và gia đình trong việc chăm sóc sức khoẻ cho học sinh trong đó có việcCSRM, thì tất cả các giáo viên và các bậc phụ huynh đều nói sự phối họp theo hình thức đó chưa hề triển khai.
Các giải pháp về phòng chống SRVL cho học sinh
Việc tìm kiếm giải pháp phòng chống SRVL cho học sinh, chúng tôi đã phỏng vấn sâu các giáo viên, các cán bộ phụ trách NHĐ và thảo luận nhóm giữa các bậc phụ huynh học sinh Chúng tôi đã thu thập được một số giải pháp:
Cần cung cấp thông tin về cách chăm sóc răng miệng cho các bậc phụ huynh, qua thảo luận nhóm chúng tôi thấy rằng các bậc phụ huynh đều nhất trí rằng họ rất cần có sự hiểu biết về cách thức chăm sóc răng miệng cho con họ, điều đó giúp họ CSRM cho con họ được tốt hơn Có phụ huynh học sinh nói: “Ngay cả chúng tôi CSRMnhư thế nào còn chưa rõ, làm sao có thể bảo các cháu được”.
Cần tăng cường kiến thức cho học sinh thông qua việc dạy dỗ các em ở trên lớp, có bậc phụ huynh học sinh nói: “Các thầy , cô trong trường vừa truyền đạt kiến thức, vừa truyền đạt các phòng bệnh sẽ tốt hơn, như chúng tôi kiến thức hiểu biết không có, nên khó có thế bảo con mình được”.
Truyền thông về cách CSRM cho học sinh cần được đưa vào nhà trường thành các phong trào thi đua bảo vệ răng miệng, đó là ý kiến của một hiệu trưởng: “Thực ra, việc dạy các em CSRM thông qua một số môn học, các em sẽ rất nhanh quên, muổn các em có kiến thức thực sự về CSRM, theo tôi nên đưa vào các phong trào thi đua, cho các em thực hành, như vậy các em sẽ hiểu biết đúng và nhớ được lâu Một hiệu trưởng khác đưa ra ý kiến: “Cần lồng ghép chương trĩnh giảng dạy, ngoại khoá cho học sinh vào các buổi sinh hoạt lớp”.
Phân bổ giảng dạy về CSRM cho học sinh, theo ý kiến của một hiệu trưởng thì:
“Giảng dạy CSRMcho học sinh, theo tôi thì giảng dạy cho lớp 3 là chính, với lớp 1, lớp 2 ỷ thức các em còn chưa rõ, còn lớp 4, lớp 5 là hơi muộn ”.
Ngoài truyền thông về cách thức CSRM qua nhà trường, thì một số ý kiến các bậc phụ huynh cho rằng cần thiết truyền thông qua truyền hình, qua những chương trình mà học sinh hay xem, có người nói: “ Các cháu hay xem truyền hình, nhất là những phim hoạt hĩnh, do vậy cần lồng ghép chương trình chăm sóc răng miệng vào các phim hoạt hình”.
Cần thiết cung cấp kiến thức về giảng dạy CSRM cho học sinh cho các thầy cô giáo,một hiệu trưởng nói: “Cần tập huấn về răng miệng và cách phòng chống sâu răng học sinh cho các giáo viên trên Sở Giảo dục và Đào tạo
Cần có sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và y tế cơ sở trong việc chăm sóc răng miệng cho các em học sinh, đó là kết quả của thảo luận nhóm các bậc phụ huynh học sinh, phỏng vấn sâu cán bộ phụ trách NHĐ và giáo viên Trong thảo luận nhóm các bậc phụ huynh đều nhất trí rằng cần thiết phải có sự phối hợp với nhà trường, với y tế cơ sở, có thể thông qua họp phụ huynh và thông qua giấy gửi về nhà Nhà trường cũng nên cung cấp cho các bậc phụ huynh học sinh về kiến thức CSRM cùng dạy các em cách CSRM, có người nói:
“ Tôi muon nhà trường cùng gia đĩnh dạy dỗ các em, nhà trường có thể cung cấp kiến thức cho các em và chúng tôi trong việc CSRM cho các em” Bên y tế cơ sở cần khám sức khoẻ cho học sinh hàng năm và phối hợp với gia đình trong việc phòng chống sâu răng viêm lợi, có phụ huynh nói: “Tôi cũng rất muốn biết kết quả khám sức khoẻ hàng năm cho học sinh mà nhà trường tổ chức, qua đó chủng tôi có thể chăm sóc sức khoẻ cho các cháu tốt hơn
4.7 Một số yếu tố liên quan
Bảng 3.17: Mối liên quan giữa kiến thức đạt CSRM của học sìnhvà một số yếu tố
Không đạt kiến thức Đạt kiến thức n % n %
PHHS dạy con đánh răng
CSRM cho con mình của PHHS
Như vậy kiến thức CSRM đạt của học sinh nữ (34,76%) chỉ bằng 0,75 lần của nam giới (41,60%) Tuy nhiên sự khác biệt là không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
Kiến thức về CSRM của những học sinh khá giỏi(36,97%) chỉ bàng 0,84 lần của học sinh trung bình và kém (41,18%) Tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê(p>0,05)
Kiến thức CSRM của những học sinh có phụ huynh dạy chải răng (40,39%) cao hon 1,94 lần những học sinh không được phụ huynh dạy chải răng(26,33%) Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (P0,05).
Bảng 3.18: Mối liên quan giữa thực hành đạt CSRM của học sinh và một số yếu tố
Không đạt thực hành Đạt thực hành n % n %
PHHS dạy con chải răng
HSHS nhắc con chải răng hàng ngày
PHHS nhắc con khi con ăn kẹo ngọt
PHHS nhắc con khi con cắn các vật cứng
OR=1,74 (CI: 1,01 - 2,99); P=0,046 Điểm đạt CSRM cho con mình của PHHS
Kiến thức đạt của học sinh
Khả năng thực hành đạt của học sinh nữ (24,39%) cao gấp 1,02 lần của học sinh nam (24,00%) Tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
Thực hành đạt giữa những học sinh được phụ huynh dạy chải răng tương đương với những học sinh không được phụ huynh dạy chải răng.
Học sinh được phụ huynh nhắc nhở chải răng có điểm thực hành đạt (24,41%) tương đương với học sinh không được phụ huynh nhắc nhở chải răng (23,68).
Học sinh khi được phụ huynh nhắc không ăn kẹo có điểm thực hành đạt (22,9%) chỉ bằng 0,80 lần học sinh không được phụ huynh nhắc nhở (26,52) Tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P>0,05)
Học sinh được phụ huynh nhắc nhở không cắn vào các vật cứng có điểm thực hành đạt (30,43%) cao gấp 1,74 lần những học sinh không được phu huynh nhăc nhở (20,11%) Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P0,05).
Học sinh ăn kẹo mắc sâu răng (58,93%) cao gấp 1,8 lần học sinh không ăn kẹo (44,44%) Tuy nhiên, sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (P>0,05).
Học sinh uống nước ngọt có ga mắc sâu răng (59,16%) cao gấp 1,34 lần những học sinh không uống nước ngọt có ga Sự khác biệt là không có ý nghĩa thống kê (P>0,05).
Học sinh có hành vi cắn vào vật cứng mắc sâu răng (61,97%) cao gấp 1,33 lần những học sinh không cắn vào các vật cứng (55,10%) Tuy nhiên sự khác biệt là không có ý nghĩa thống kê (P>0,05).
BÀN LUẬN
Bệnh sâu răng và viêm lợi
Bệnh răng miệng phổ biến nhất và được quan tâm hàng đầu từ trước tới nay ở tất cả các nước trên thế giới là sâu răng Ở lứa tuổi các em đanh học lóp 5 (lứa tuổi 11, 12) gần như tất cả các răng vĩnh viễn đều mọc trên cung hàm (trừ răng khôn) Đặc điểm là bệnh xảy ra rất sớm, có thể ngay khi răng đang mọc từ các yếu tố: răng - vi khuẩn - bột, đường -> tạo acid kết hợp với thời gian Lứa tuổi 12 được chọn như là lứa tuổi theo dõi đối với bệnh sâu răng toàn cầu, dùng để so sánh quốc tế và giám sát xu hướng của bệnh[30TĐT].
Tổ chức Y tế Thể giới đã phản ánh mức độ lam rộng và mức độ trầm trọng của bệnh qua tỷ lệ toàn bộ bệnh và chỉ số DMFT của lứa tuổi 12:[47TĐT]
Bảng 4.1: Mức độ trầm trọng của bệnh sâu răng
Tỷ lệ toàn bộ DMFT
Tỷ lệ sâu răng ở học sinh nam là 54,40%, thấp hon tỷ lệ sâu răng ở học sinh nữ 61,59% và tỷ lệ sâu răng chung của hai giới là 58,48% (biểu đồ 4.1) Chỉ số DMFT trung bình là 1,3 (biểu đồ 4.2)
Như vậy chỉ số DMFT của nghiên cứu thuộc phân mức thấp theo phân mức của Tổ chức Y tế Thế giới Xin lưu ý rằng chương trình chăm sóc ban đầu của Tổ chức Y tế Thế giới đề ra cho ngành RHM các nước thế giới thứ ba phấn đấu đến năm 200 là đạt chỉ số DMFT là
3 ở lứa tuổi 12, DMFT bằng 3 ở lứa tuổi 12 là mức độ trung bình của bệnh sâu răng Ngân hàng dữ liệu sức khoẻ răng miệng của Tổ chức Y tế Thế giới cho thấy sâu răng có khuynh hướng tăng theo sự phát triển về kinh tế Ở các nước đang phát triển, sâu răng tăng từ thấp lên trung bình hoặc cao Ngược lại ở những nước đã phát triển sâu răng giảm từ rất cao hoặc cao xuống trung bình hoặc thấp[31][48T]
Khi so sánh với các kết quả của các nghiên cứu khác chúng tôi thấy ràng:
Bảng 4.2: Kết quả sãu răng của một số nghiên cứu khác
Tác giả Khu vực Năm Tuổi Tỷ lệ sâu DMFT
Trịnh Đình Hải [28H] Hải Dương 1990 12 24,21% 1,02
Toàn quốc 54,60% 1,19 Điều tra toàn quoc[29] Đồng bằng sông
2001 9-11 43,50% 0,8 Đào Thị Ngọc LanỊl 6Ị Yên Bái 2003 12 51,82% 1,7
Như vậy, khi so sánh kết quả nghiên cứu khác trên cùng lứa tuổi, thì nghiên cứu của chúng tôi có tỷ lệ sâu răng xấp xỉ với tỷ lệ sâu răng của các nghiên cứu khác trong nước Tuy nhiên, tỷ lệ sâu răng ở Hoài Đức, tỉnh Hà Tây trong nghiên cứu lại cao hơn tỷ lệ sâu răng của Đồng bằng sông Hồng năm 2001, và cao hơn tỷ lệ sâu răng ở Hải Dương năm 1999 trên cùng lứa tuổi Trong khi Hoài Đức, Hà Tây là một huyện thuộc Đồng bằng sông Hồng, điều này có thể giải thích là do tỷ lệ sâu răng tăng theo sự phát triển về kinh tế, Hoài Đức là huyện cách trung tâm Thủ đô Hà Nội 15 km, đây là huyện có kinh tể phát triển hơn so với sự phát triển chung của Đồng bằng sông Hồng.
Tình trạng viêm lợi ở học sinh nam 92,80%, ở học sinh nữ là 92,07%, tỷ lệ viêm lợi chung cho 2 giới là 92,39% (biểu đồ 4.3)
Như vậy hầu như tất cả các em đều bị viêm lợi Nguyên nhân của viêm lợi chính là việc VSRM của học sinh kém, sự không chăm lo đến sức khoẻ răng miệng cho học của các bậc phụ huynh, đó chính là việc các bậc phụ huynh không đi lấy cao răng định kỳ cho các em học sinh.
Khi so sánh kết quả với các tác giả khác chúng tôi thấy:
Bảng 4.3: Kết quả nghiên cứu về viêm lợi của một số nghiên cứu khác
Lứa tuổi Tác giả Địa phương Năm Tỷ lệ Địa phương chưa triển khai công tác NHĐ
Trịnh Đình Hảì[8] Hải Dương 1989 94,47% Đồng Văn Biểu[2Ị Hải Hưng 1989 94,28%
Trần Văn Trường[34] Hà Nội 1990 84,00% Địa phương đã triển khai công tác NHĐ
Trịnh Đình Hải[8! Hải Dương 2000 46,84% Đồng Văn Biểu[2] Hải Hưng 1994 65,17%
11 Nguyễn Tiến Vinh[3 6] Thái Bình 2000 60,88%
Hà Tây là địa phương đã triển khai công tác NHĐ, tuy nhiên theo nghiên cứu của chúng tôi thì tỷ lệ viêm lợi là cao so với những địa phương đã triển khai công tác NHĐ, và tỷ lệ xấp xỉ với tỷ lệ viêm lợi của những địa phương chưa triển khai công tác NHĐ.
Tỷ lệ viêm lợi cao học sinh lóp 5 ở Hà Tây có thể là do nguyên nhân công tác NHĐ chưa được triển khai tốt, bố mẹ học sinh chưa quan tâm đến sức khoẻ răng miệng cho các em học sinh.
Tỷ lệ trẻ em viêm lợi có chỉ so CPITN1 chung cho cả 2 giới chiếm 52,25% (biểu đồ 4.4), việc can thiệp và điều trị cho nhóm này đơn giản hơn và hiệu quả thu được cũng nhanh và dễ dàng hơn vì nhóm này viêm lợi không có cao răng nên chỉ cần VSRM đúng cách thì lợi sẽ lành mạnh trở lại, như vậy nếu làm tốt công tác VSRM có thể điều trị cho 52,25% học sinh khỏi viêm lợi và có thể nâng học sinh lợi lành mạnh lên khoảng 60%.
Tỷ lệ viêm lợi có chỉ số CPITN2 chung cho cả 2 giới chiếm 40,14% (biểu đồ 4.4), để can thiệp nhóm này thì ngoài vấn đề VSRM ra còn phải có can thiệp lấy cao răng cho học sinh Việc lấy cao răng cho học sinh cần thiết phải có sự quan tâm trước hết của các bậc phụ huynh học sinh, các bậc phụ huynh cần thiết phải đưa con mình đi lấy cao răng định kỳ cho con em mình, điều đó sẽ tránh được viêm lợi.
4.2.2.1 Tình hình vệ sinh răng miệng của học sình Để đánh giá tình hình vệ sinh răng miệng của học sinh chúng tôi đánh giá việc có hay không mảng bám răng, qua nghiên cứu chúng tôi thấy rằng hầu hết các em đều có mảng bám răng, tỷ lệ các em nam có mảng bám răng là 94,4%, tỷ lệ mảng bám răng ở các em nữ là 92,07%, tỷ lệ cặn bám răng chung 2 giới là 93,08% (biểu đồ 4.4).
Như vậy cho thấy việc cần thiết phải giáo dục vệ sinh răng miệng cho các em học sinh, giúp các em có được bộ răng chắc khoẻ là điều cần thiết Tỷ lệ mảng bám cũng cho thấy sự phù hợp của tỷ lệ SRVL cao Mảng bám tạo điều kiện cho vi khuẩn hoạt động tốt trên bề mặt răng, và mảng bám cũng là nguyên nhân gây ra sự hình thành môi trường acid trên bề mặt răng gây tổn hại đến răng là nguyên nhân gây sâu răng Mảng bám cũng là nguyên nhân góp phần hình thành cao răng Như vậy, mảng bám chính là một trong những nguyên nhân gây ra SRVL.
Sự tồn đọng của mảng bám phụ thuộc vào sự chải răng hàng ngày là chính, ngoài ra nó còn phụ thuộc đáng kể vào tình trạng khớp cắn, sức nhai của 2 hàm răng, thói quen ăn uống như ăn vặt, đặc biệt là việc mất hay thiếu vắng một số răng làm ảnh hưởng tới cơ chế tự làm sạch khi nhai.
Việc giáo dục các em hiểu biết về bệnh răng miệng và việc VSRM là điều cần thiết để phòng ngừa các bệnh về răng miệng, đi đôi với giáo dục cũng cần phải thường xuyên khám và điều trị các bệnh răng miệng cho các em học sinh.
Kiến thức, thực hành chăm sóc răng miệng của học sinh
4.3.1 Kiến thức CSRM của học sinh
Kiến thức có vai trò vô cùng quan trọng đối với việc hình thành cho học sinh sự tự giác trong việc bảo vệ răng miệng chắc khoẻ, khi mà các em biết được tác hại của SRVL, biết được những việc làm sẽ gây ra SVVL, các em biết cách phòng chống thì các em sẽ hình thành cho mình thói quen tốt trong việc CSRM Trong nghiên cứu của chúng tôi, bằng việc phỏng vấn dựa trên bộ câu hỏi đã thiết kế sẵn, chúng tôi đã có được kết qủa của nghiên cứu như sau: Đôi khi SRVL gây ra những ổ viêm và làm đau nhức và chảy máu, do vậy tỷ lệ các em biết được SRVL sẽ gây đau răng chiếm nhiều nhất trên 60%, nhận biết tác hại SRVL gây chảy máu chiếm 55%, gây xấu răng chiếm gần 50%, gây sứt mẻ răng chiếm gần 40% (biểu đồ 4.5).
Khi hỏi các em về những việc làm có thể gây ra SRVL, thì hầu hết các em nhận biết được nguyên nhân gây sâu răng là không chải răng sau khi ăn (gần 90%) và ăn nhiều kẹo ngọt ( gần 70%) (biểu đồ 4.6) Đây cũng chính là cơ sở để các em học sinh biết được cách phòng chống SRVL.
Có trên 80 % các em học sinh hiểu được rằng chải răng sau ăn sẽ phòng được SRVL, và gần 65% các em hiểu được rằng không ăn kẹo sẽ phòng được SRVL (biểu đồ 4.7). Việc các em biết được cách phòng chống SRVL có vai trò vô cùng quan trọng, vì các em có thể thực hành tốt việc CSRM.
Bằng cách thang điểm về kiến thức theo bảng thang điểm (phụ lục 7) Chúng tôi có được tỷ lệ học sinh đạt kiến thức về CSRM Qua nghiên cứu chúng tôi có 37,72% học sinh đạt kiến thức về chăm sóc răng miệng (biểu đồ 4.8) Đây là một tỷ lệ thấp, kiến thức của các em không đạt là do các em tiếp cận với nguồn thông tin về CSRM là chưa tốt, chưa đầy đủ. Điều này cũng cho thấy các bậc phụ huynh chưa quan quan tâm đúng mức đến việc giáo dục CSRM cho các em, qua đây cũng cho thấy việc giảng dạy về CSRM trong nhà trường còn yếu kém 4.3.2 Thực hành CSRM của học sinh
Thực hành CSRM của học sinh có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của hàm răng. Các em học sinh thực hành tốt như the sẽ không có mảng bám, vi khuẩn không có điều kiện phát triển, môi trường quanh răng tránh được môi trường acid Và như vậy sẽ phòng ngừa hiệu quả được SRVL.
Khi được hỏi về việc đánh răng của các học sinh thì hầu hết các em đều chải răng(99,31%), chỉ có 2 em khi được phỏng vấn trả lời là không chải răng (0,69%) Các học sinh chủ yếu chải răng 2 lần một ngày (bảng 4.2) Hầu hết các em học sinh chải răng vào buổi sáng khi ngủ dậy (96,88%) và buổi tối trước khi đi ngủ
(90,63%), chải răng vào buổi trưa (14,93%) và sau bữa ăn (6,25%) chiếm tỷ lệ thấp (biểu đồ 4.9). Đánh răng giúp loại bỏ được thức ăn khi nhai còn sót lại trong các kẽ răng, làm cho răng sạch sẽ, là biện pháp phòng ngừa về bệnh răng miệng một cách hiệu quả.
Tuy nhiên, nếu đánh răng không đúng cách sẽ lại làm hỏng răng nhanh hơn việc không đánh răng Đánh răng không đúng cách sẽ gây ra việc hỏng lóp men răng, tạo điều kiện cho acid và vi khuẩn xâm lấn vào tổ chức răng là nguyên nhân gây ra sâu răng Việc đánh răng không đúng cách, thông qua tỳ bàn chải mạnh còn làm rách lợi gây chải máu, đây là sự tác động trực tiếp gây ra viêm lợi.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, bằng cách đánh giá chải răng bằng bàn chải trên mô hình hàm răng giả, chúng tôi đã đánh giá dựa trên một số tiêu chí về cách chải răng và cho điểm đạt hay không đạt Chúng tôi đã thu được kết quả đó là có 20,80% học sinh đạt thực hành chải răng (biểu đồ 13).
Như vậy chỉ có hơn một phần tư thực hành chải răng đạt, còn lại gần ba phần tư học sinh thực hành là không đạt Điều đó cho thấy nguy cơ hỏng hàm răng là rất lớn Các em khi được thực hành đánh răng trên mô hình, hầu hết các em đều đưa ngang bàn chải, khi hỏi các em thì đa phần các em đều nói cần tỳ mạnh bàn chải vào hàm răng, như vậy sẽ làm sạch hàm răng hơn. Điều đó cho thấy bố mẹ của các em chỉ quan tâm đến việc đánh răng của học sinh có hay không mà chưa hề quan tâm đến cách chải răng như thế nào. Ăn kẹo của học sinh đó là một trong những thói quen làm hỏng răng, qua nghiên cứu chúng tôi thấy ràng hầu het các em đều ăn kẹo và uống nước ngọt có ga, chỉ có 3,11% là không ăn kẹo và 9,34% là không uống nước ngọt có ga Chủ yếu các em ăn kẹo, uống nước ngọt ở mức thỉnh thoảng Ket quả thảo luận nhóm trên 12 đối tượng là các bậc phụ huynh học sinh, thì tất cả 12 đối tượng đều nói con mình có ăn kẹo ngọt, có 5 phụ huynh nói rằng con mình ăn kẹo ngọt một cách thường xuyên (mức độ ngày nào cũng ăn), có 4 đối tượng nói rằng con mình thỉnh thoảng ăn kẹo (mức độ hai, ba ngày ăn lần), còn lại 2 đối tượng thì nói con mình chỉ thỉnh thoảng mới ăn kẹo.
Trong thảo luận nhóm có người nói rằng ăn kẹo đó là sở thích của trẻ không thể cấm được Việc phòng chống SRVL bằng cách cấm học sinh ăn kẹo có lẽ là việc làm khó thực hiện được Bởi lẽ, hiện nay trên thị trường rất nhiều kẹo ngọt, đó là thức ăn phổ biến, học sinh có thể dễ dàng tiếp cận, kẹo lại có sự hấp dẫn về vị ngọt, màu sắc và mùi vị, do vậy đây là thứ mà học sinh rất thích Có lẽ sự phát triển kinh tế dẫn tới ra tăng tỷ lệ sâu răng là do ngành công nghiệp thực phẩm phát triển trong đó có ngành sản xuất bánh kẹo Mọi người đều có thể dễ dàng tiếp xúc với bánh kẹo ngọt Với học sinh, theo chúng tôi giải pháp tối ưu để chúng bảo vệ được hàm răng của mình là cần giáo dục cho học sinh không nên ăn kẹo ngọt ngậm, vì nó sẽ gây ảnh hưởng đến răng nhiều horn, cần thiết giáo dục cho học sinh khi ăn kẹo xong phải biết xúc miệng, đánh răng.
Học sinh là lứa tuổi có tính hiếu động cao, cùng với sự lô đùa của chúng, thì khi chúng cắn vào các đồ dùng, vật cứng là điều thường thấy, đây cũng chính là nguyên nhân gây ra hiên tượng gãy răng, sứt mẻ răng Sứt mẻ răng chính là điều kiện cho sự viêm tuỷ răng mà ta thường thấy.
Khi được hỏi về việc cắn vào các vật cứng như: bút, cúc áo, thước kẻ Thì có tới gần một nửa các em học sinh trả lời là có cắn vào các vật cứng (48,96%) (biểu đồ 4.11) Việc cắn vào các đồ dùng, dụng cụ, hay thức ăn cứng cũng có thể là nguyên nhân gây ra sứt hay gãy răng, và điều đó là nguy cơ của sâu răng Kết quả thảo luận nhóm 12 phụ huynh học sinh cho thấy, tất cả con họ ít nhiều đều dùng răng cắn các vật cứng.
Dự phòng SRVL cho học sinh qua kênh giáo dục cho các em không cắn vào các vật cứng là việc làm cần thiết của gia đình và nhà trường Các em cần được biết không chỉ hành động nào mới gây ra nguy cơ SRVL, mà cũng cần cho các em biết cơ chế sinh bệnh trong khuân khổ sự nhận thức của các em.
Thói quen tăm răng sau ăn bàng tăm tre là thói quen truyền thống của người dân ta từ trước tới nay Khi ăn xong, nhu cầu lấy bỏ các thức ăn mắc vào kẽ răng là cần thiết, nó tránh cho sự khó chịu hay viêm nhức răng là điều cần thiết, loại bỏ các thức ăn quanh răng còn giúp phòng ngừa SRVL một cách hiệu quả nhất Có lẽ, với người dân việc sử dụng các đồ làm bằng tre là phổ biển vì cây tre dễ tìm, do vậy mà người dân ta có truyền thống sử dụng tăm tre Tuy nhiên, việc tăm bằng tăm tre có thể lại là nguyên nhân gây ra sâu răng và viêm lợi Bởi lễ, khi sử dụng tăm tre để tăm răng thì có thể làm cho xước men răng gây hỏng răng, tăm tre còn có thể làm tổn thương tổ chức lợi, gây hình thành các kẽ răng làm cho thức ăn sau ăn có chỗ bám vào hàm răng.
Công tác NHĐ
Chương trình NHĐ là các hoạt động CSSK và phòng bệnh răng miệng cho học sinh, đặc biệt là học sinh khối tiểu học nhằm từng bước hạ thấp tỷ lệ bệnh răng miệng và tăng cường sức khoẻ cho học sinh nói riêng và cộng đồng nói chung Các hoạt động của NHĐ đó là phổ biến kiến thức cho các em về bệnh và cách phòng bệnh, khám định kỳ phát hiện và điều trị bệnh răng miệng và phối họp giữa gia đình và nhà trường trong việc CSRM cho học sinh.
Giảng dạy về CSRM cho học sinh trong các trường tiểu học chưa được quan tâm, chú trọng Qua phỏng vấn sâu cho thấy, chương trình giảng dạy về cách CSRM còn sơ sài, chưa được cụ cho học sinh dễ hiểu, chưa có mô hình giảng dạy cho học sinh Khi được hỏi vê mô hình giảng dạy về CSRM trong nhà trường thì cả 3 hiệu trưởng đều trả lời là không có mô hình giảng dạy.
Khi được hỏi về các chương trình đào tạo, tập huấn kiến thức giảng dạy về CSRM cho học sinh thì tất cả các thầy, cô khi được phỏng vấn đều nói là không có chương trình giảng dạy hay tập huấn nào trong nghành về cách giảng dạy CSRM cho học sinh.
Khi được hỏi 3 cán bộ y tế học đường ở 3 trường tiểu học và phỏng vấn 3 hiệu trưởng về việc khám các bệnh liên quan đến răng miệng cho học sinh, thì cả 3 hiệu trưởng và y tế học đường đều nói hàng năm có kết họp với y tế huyện khám sức khỏe cho học sinh trong đó có việc khám răng miệng
Qua phỏng vấn các cán bộ y tế học đường, các giáo viên và thảo luận nhóm các bậc phụ huynh học sinh cho thấy công tác NHĐ mới chỉ có sự phối họp giữa cơ sở y tế và nhà trường trong việc khám sức khoẻ hàng năm cho học sinh, mà chưa có sự phối họp giữa nhà trường, cơ sở y tế và gia đình học sinh Thảo luận nhóm các phụ huynh đều nói rằng các thầy, các cô giáo trong nhà trường chưa có sự phối họp với họ trong việc dạy các học sinh biết cách bảo vệ răng miệng, Khi được hỏi về sự phối họp giữa gia đình và nhà trường trong việc CSRM bằng các hình thức khác, như sổ phối hợp gia đình và nhà trường, hay bằng giấy giử giữa nhà trường và gia đình trong việc chăm sóc sức khoẻ cho học sinh trong đó có việc CSRM, thì tất cả các giáo viên và các bậc phụ huynh đều nói sự phối hợp theo hình thức đó chưa hề triển khai.
Qua đó cho thấy công tác NHĐ cần được quan tâm nhiều hơn nữa, ngành giáo dục cần thiết tập huấn, đào tạo kỹ năng giảng dạy cho các giáo viên các trường tiểu học, ngành giáo dục cũng cần đầu tư dụng cụ học tập cho các em học sinh, đó là các mô hình học tập.cần có sự phối hợp hơn nữa trong các ban ngành đoàn thể , giữa gia đình và nhà trường trong công tác NHĐ.
Một số yếu tố liên quan
Bảng 3.17: Mối liên quan giữa kiến thức đạt CSRM của học sìnhvà một số yếu tố
Không đạt kiến thức Đạt kiến thức n % n %
PHHS dạy con đánh răng
CSRM cho con mình của PHHS
Như vậy kiến thức CSRM đạt của học sinh nữ (34,76%) chỉ bằng 0,75 lần của nam giới (41,60%) Tuy nhiên sự khác biệt là không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
Kiến thức về CSRM của những học sinh khá giỏi(36,97%) chỉ bàng 0,84 lần của học sinh trung bình và kém (41,18%) Tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê(p>0,05)
Kiến thức CSRM của những học sinh có phụ huynh dạy chải răng (40,39%) cao hon 1,94 lần những học sinh không được phụ huynh dạy chải răng(26,33%) Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (P0,05).
Bảng 3.18: Mối liên quan giữa thực hành đạt CSRM của học sinh và một số yếu tố
Không đạt thực hành Đạt thực hành n % n %
PHHS dạy con chải răng
HSHS nhắc con chải răng hàng ngày
PHHS nhắc con khi con ăn kẹo ngọt
PHHS nhắc con khi con cắn các vật cứng
OR=1,74 (CI: 1,01 - 2,99); P=0,046 Điểm đạt CSRM cho con mình của PHHS
Kiến thức đạt của học sinh
Khả năng thực hành đạt của học sinh nữ (24,39%) cao gấp 1,02 lần của học sinh nam (24,00%) Tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
Thực hành đạt giữa những học sinh được phụ huynh dạy chải răng tương đương với những học sinh không được phụ huynh dạy chải răng.
Học sinh được phụ huynh nhắc nhở chải răng có điểm thực hành đạt (24,41%) tương đương với học sinh không được phụ huynh nhắc nhở chải răng (23,68).
Học sinh khi được phụ huynh nhắc không ăn kẹo có điểm thực hành đạt (22,9%) chỉ bằng 0,80 lần học sinh không được phụ huynh nhắc nhở (26,52) Tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P>0,05)
Học sinh được phụ huynh nhắc nhở không cắn vào các vật cứng có điểm thực hành đạt (30,43%) cao gấp 1,74 lần những học sinh không được phu huynh nhăc nhở (20,11%) Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P0,05).
Học sinh ăn kẹo mắc sâu răng (58,93%) cao gấp 1,8 lần học sinh không ăn kẹo (44,44%) Tuy nhiên, sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (P>0,05).
Học sinh uống nước ngọt có ga mắc sâu răng (59,16%) cao gấp 1,34 lần những học sinh không uống nước ngọt có ga Sự khác biệt là không có ý nghĩa thống kê (P>0,05).
Học sinh có hành vi cắn vào vật cứng mắc sâu răng (61,97%) cao gấp 1,33 lần những học sinh không cắn vào các vật cứng (55,10%) Tuy nhiên sự khác biệt là không có ý nghĩa thống kê (P>0,05).
Những học sinh tăm bằng tăm tre mắc sâu răng (58,55%) cao gấp 1,02 lần những học sinh không tăm bàng tăm tre Tuy vậy, sự khác biệt là không có ý nghĩa thống kê (P>0,05).
Những học sinh thực hành chải răng không đạt mắc sâu răng (62,39%) cao gấp 2,07 lần những học sinh thực hành chải răng đạt Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (P tạo acid kết hợp với thời gian Lứa tuổi 12 được chọn như là lứa tuổi theo dõi đối với bệnh sâu răng toàn cầu, dùng để so sánh quốc tế và giám sát xu hướng của bệnh[30TĐT].