ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu
Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu
+ Nghiên cứu định lượng: nghiên cứu sử dụng toàn bộ số liệu của dự án bao gồm 1000 học sinh tiểu học tại 10 trường thuộc 5 huyện của tỉnh Quảng Ninh theo dự án gốc Ngoài ra, để phù hợp với mục tiêu nghiên cứu, chúng tôi thực hiện quan sát, đánh giá nguồn nước sử dụng chính và nhà tiêu của 300 hộ gia đình của 300 học sinh thực hiện đánh giá KP.
- Phụ huynh học sinh có con bị/không nhiễm giun từ kết quả xét nghiệm phân của nghiên cứu gốc.
- Cán bộ TTYT, cán bộ Trạm Y tế phụ trách công tác tẩy giun
- Trẻ em trong độ tuổi từ 6-10 tuổi
- Hiện đang cư trú và học tập tại các trường tiểu học trên địa bàn 5 huyện tham gia nghiên cứu thuộc tỉnh Quảng Ninh;
- Tự nguyện tham gia nghiên cứu (có sự chấp thuận của nhà trường và hỗ trợ từ giáo viên chủ nhiệm).
- Những trẻ bị bệnh nặng, nghỉ học, rối loạn tâm thần hoặc tổn thương thần kinh không đủ khả năng để trả lời câu hỏi, không được sự đồng ý/chấp thuận từ phía nhà trường để tham gia nghiên cứu (tiêu chuẩn này dựa vào đánh giá của cán bộ tuyển chọn).
- Những người không có mặt tại thời điểm nghiên cứu (do nghỉ học thời gian dài, bỏ học, nghỉ học tại thời điểm thu thập số liệu, ) b) Thời gian và địa điểm nghiên cứu:
-Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 11/2018- tháng 5/2019.
-Địa điểm nghiên cứu: 5 huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh theo dự án gốc gồm: thành phố Uông Bí, thị xã Quảng Yên, huyện Tiên Yên, huyệnHải Hà, huyện Vân Đồn Các huyện, thị xã, thành phố được lựa chọn, đảm bảo tiêu chí đặc trưng của vùng nông thôn, miền núi, thành thị và hải đảo.
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu cắt ngang kết hợp định lượng và định tính.
Nghiên cứu này sử dụng một phần số liệu từ dự án nghiên cứu: “Phòng chống bệnh giun truyền qua đất ở học sinh tiểu học tại tỉnh Quảng Ninh, năm 2018 - 2019” bao gồm kết quả xét nghiệm phân cho học sinh các khối từ 1 đen 5 và số liệu phỏng vấn học sinh từ lớp 3 đến lớp 5 Nghiên cứu mô tả thực trạng nhiễm GTQG của học sinh với các tỷ lệ nhiễm giun chung, tỷ lệ đom nhiễm, tỷ lệ đa nhiễm và cường độ nhiễm.
Bổ sung thêm vào số liệu của dự án gốc nhằm đánh giá toàn diện hơn các yếu tố liên quan đến tình trạng nhiễm GTQĐ của trẻ, học viên tiến hành đánh giá tình trạng nước sinh hoạt của hộ gia đình, đánh giá tình trạng hợp vệ sinh của nhà tiêu hộ gia đình và xây dựng thêm bộ câu hỏi PVS CBYT, lãnh đạo nhà trường, phụ huynh học sinh có con bị nhiễm/không bị nhiễm giun Các cấu phần trên được thu thập độc lập sau khi số liệu định lượng của dự án gốc được phân tích và sử dụng cỡ mẫu, cách chọn mẫu theo nghiên cứu gốc.
Các kết quả định lượng được tập trung phục vụ mục đích mô tả thực trạng nhiễm giun của trẻ, kiến thức và thực hành phòng chống GTQĐ của các trẻ trong nghiên cứu, thực trạng vệ sinh cơ sở vật chất về nguồn nước, nhà tiêu của các hộ gia đình
Phần định tính nhằm mục đích khai thác thêm thông tin về các yếu tố liên quan đến thực trạng nhiễm GTQĐ của học sinh phục vụ cho mục tiêu tìm hiểu các mối liên quan tới thực trạng nhiễm giun của trẻ: yếu tố gia đình, công tác truyền thông và dịch vụ y tế về phòng chống nhiễm GTQĐ.
Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu
- Chọn toàn bộ học sinh được xét nghiệm phân và có kết quả xét nghiệm trong nghiên cứu gốc để xác định thực trạng nhiễm giun
- Chọn địa điểm: Chọn chủ đích tất cả các huyện và các trường tiểu học tham gia dự án gốc (bao gồm 10 trường tiểu học trong 5 huyện tham gia dự án).
- Tại mỗi trường trường tiểu học, lập danh sách tất cả học sinh của trường theo khối Tiến hành chọn mẫu từng khối theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống dựa vào khoảng các k=N/n (N là tổng số học sinh của cả khối, n là số mẫu cần thu thập (mỗi khối 20 mẫu) Chọn ngẫu nhiên mẫu đầu tiên bằng cách rút thăm, các mẫu tiếp theo bằng cách cộng k với đơn vị mẫu đầu tiên cho đến khi đủ số lượng 20 mẫu của mỗi khối.
- Chọn mẫu đánh giá kiến thức, thực hành phòng chống bệnh GTQĐ: Từ danh sách các học sinh khối 3,4,5 đã chọn khảo sát tỷ lệ nhiễm giun của mỗi trường, chọn ngẫu nhiên mỗi khối 10 học sinh đế phỏng vấn K.p.
- Toàn bộ 300 học sinh từ lớp 3-5 được phỏng van KP về phòng nhiễm giun từ
NC gốc và cha/mẹ của 300 học sinh này để thu thập thông tin, xác định các yếu tố liên quan đến tình trạng nhiễm giun Bên cạnh đó, tiến hành thu thập thông tin và tiến hành quan sát nguồn nước sử dụng chính và nhà tiêu của hộ gia đình 300 học sinh này Nghiên cứu của chúng tôi không thực hiện trên trẻ lớp 67 tuổi mà chỉ chọn chủ đích những trẻ 8-10 tuổi là do trẻ 6-7 tuổi duy trì hành vi, hiểu thông tin kém hom trẻ từ 8 tuổi trở lên [59], [14], [33].
Tiến hành 10 cuộc phỏng vấn sâu (PVS) tại 02 huyện, mỗi huyện có 5 cuộc PVS: dựa theo kết quả xét nghiệm phân để chọn trường tiểu học có tỷ lệ nhiễm giun cao nhất và trường tiểu học tỷ lệ nhiễm giun thấp nhất, gồm:
- 01 cuộc PVS trưởng khoa sốt rét - KST của TTYT huyện
- 01 cuộc PVS cán bộ phụ trách công tác tẩy giun TYT xã
- 01 cuộc PVS lãnh đạo nhà trường
- 01 cuộc PVS phụ huynh có con bị nhiễm giun
- 01 cuộc PVS phụ huynh có con không bị nhiễm giun
Bên cạnh đó, nghiên cứu thực hiện 01 cuộc thảo luận nhóm phụ huynh: dựa trên kết quả xét nghiệm phân đế chọn trường có tỷ lệ nhiễm giun cao nhất và chọn từ 10-15 phụ huynh tham gia thảo luận.
2.4 Các biến so nghiên cứu
:hần định lượng (chi tiết :hụ lục 9) :
- Thực trạng nhiễm giun truyền qua đất ở học sinh tiểu học tại tỉnh Quảng Ninh: Tỷ lệ nhiễm giun chung, tỷ lệ nhiễm giun theo khối từ lớp 1 đến lớp 5, tỷ lệ nhiễm từng loại giun, tỷ lệ nhiễm phối hợp, cường độ nhiễm.
- Kiến thức, thực hành phòng chống nhiễm giun ở học sinh tiểu học: thông qua phỏng van KP bằng bộ câu hỏi thiết kế sẵn, chấm điểm cho mỗi câu trả lời và phân mức độ đánh giá theo: kiến thức tốt/kiến thức chưa tốt; thực hành tốt/thực hành chưa tốt
- Nhà tiêu hợp vệ sinh: là các loại hố xí hai ngăn ủ phân tại chỗ, hố xí chìm có ống thông hơi được làm cách xa nơi ở và sinh hoạt, hố xí thấm dội nước, tự hoại được sử dụng và bảo quản theo tiêu chuẩn vệ sinh các loại nhà tiêu Bộ Y tế ban hành (Thông tư 15/2006/TT-BYT ngày 30/11/2006 [2]).
- Nguồn nước sinh hoạt hộ gia đình hợp vệ sinh: Nước sinh hoạt là nước sử dụng cho các mục đích sinh hoạt thông thường, không sử dụng để ăn uống trực tiếp hoặc dùng cho chế biến thực phẩm do các cơ sở cung cấp nước cung cấp, bảo đảm chất lượng theo các quy chuẩn kỹ thuật do Bộ Y te ban hành Nước hộ gia đình là nước do hộ gia đình tự khai thác và lưu trữ để sử dụng làm nước sinh hoạt (Thông tư 50/2015/TT-BYT ngày 11/12/2015 [3]).
Một số yếu tố liên quan đến thực trạng nhiễm GTQĐ ở học sinh Các yếu tố liên quan được chia thành 2 nhóm chính:
+ Nhóm can thiệp phòng chống nhiễm GTQĐ (khó khăn trong công tác phòng chống, tiếp cận đối tượng): thông tin tuyên truyền của trường học, chương trình tẩy giun của địa phương.
+ Nhóm yếu tố gia đình: nguồn nước, nhà tiêu gia đình, sử dụng phân tươi trong nông nghiệp, thói quen/hành vi vệ sinh của của phụ huynh và học sinh về phòng chống nhiễm giun.
2.5 Phương pháp thu thập số liệu
+ Kỹ thuật xét nghiệm phân: Xét nghiệm phân bằng kỹ thuật Kato-Katz
Cách lấy mẫu: Học sinh được phát trước lọ đựng mẫu có dán nhãn để ghi tên, tuổi, mã số (giáo viên phải ghi đày đủ các thông tin trước khi phát cho học sinh vào ngày hôm trước) Giáo viên hướng dẫn tỉ mỉ cho học sinh cách lấy phân (không được dính đất cát, lấy ở nhiều vị trí trên rìa khuôn phân, khối lượng phân cần lấy khoảng 10g (khoảng bằng quả cau) và thanh tre lấy phân kèm theo Hẹn nộp lại mẫu bệnh phẩm phân vào ngay sáng hôm sau, giáo viên kiểm tra số lượng phân của mỗi lọ bệnh phẩm, mã số của tùng người, thu lại và bàn giao cho nhóm kỹ thuật viên để làm xét nghiệm ngay trong ngày (trong vòng 24 giờ) Tiến hành xét nghiệm:
+ Dùng que lấy khoảng lOOmg phân (bằng hạt ngô) đặt lên giấy báo hoặc giấy thấm.
+ Đặt lưới lọc lên trên phân.
+ Dùng que ấn nhẹ cho phân lọt qua lưới lọc rồi gạt lấy phân phía trên.
+ Đặt phiến đong phân lên lam kính rồi lấy phân từ que gạt phân cho đầy vào lỗ đong (sử dụng phiến đong phân kích thước 30 mm X 40 mm X 1,5 mm, có lỗ ở giữa, đường kính 6 mm, lượng phân đong được 41,7 mg).
+ Sau khi cho phân lấp đầy hoàn toàn hố đong, dùng que gạt nhẹ trên miệng hố để loại phần phân thừa, cẩn thận nhấc phiến đong ra, để lại phân đã đong trên lam kính.
+ Đặt mảnh cellophane lên trên phân.
+ Dùng nút cao su hoặc lam kính khác ấn nhẹ cho phân dàn đều ra đến rìa của mảnh cellophane.
+ Đe tiêu bản từ 15 phút - 60 phút đến khi trong và khô.
Phương pháp thu thập số liệu
+ Kỹ thuật xét nghiệm phân: Xét nghiệm phân bằng kỹ thuật Kato-Katz
Cách lấy mẫu: Học sinh được phát trước lọ đựng mẫu có dán nhãn để ghi tên, tuổi, mã số (giáo viên phải ghi đày đủ các thông tin trước khi phát cho học sinh vào ngày hôm trước) Giáo viên hướng dẫn tỉ mỉ cho học sinh cách lấy phân (không được dính đất cát, lấy ở nhiều vị trí trên rìa khuôn phân, khối lượng phân cần lấy khoảng 10g (khoảng bằng quả cau) và thanh tre lấy phân kèm theo Hẹn nộp lại mẫu bệnh phẩm phân vào ngay sáng hôm sau, giáo viên kiểm tra số lượng phân của mỗi lọ bệnh phẩm, mã số của tùng người, thu lại và bàn giao cho nhóm kỹ thuật viên để làm xét nghiệm ngay trong ngày (trong vòng 24 giờ) Tiến hành xét nghiệm:
+ Dùng que lấy khoảng lOOmg phân (bằng hạt ngô) đặt lên giấy báo hoặc giấy thấm.
+ Đặt lưới lọc lên trên phân.
+ Dùng que ấn nhẹ cho phân lọt qua lưới lọc rồi gạt lấy phân phía trên.
+ Đặt phiến đong phân lên lam kính rồi lấy phân từ que gạt phân cho đầy vào lỗ đong (sử dụng phiến đong phân kích thước 30 mm X 40 mm X 1,5 mm, có lỗ ở giữa, đường kính 6 mm, lượng phân đong được 41,7 mg).
+ Sau khi cho phân lấp đầy hoàn toàn hố đong, dùng que gạt nhẹ trên miệng hố để loại phần phân thừa, cẩn thận nhấc phiến đong ra, để lại phân đã đong trên lam kính.
+ Đặt mảnh cellophane lên trên phân.
+ Dùng nút cao su hoặc lam kính khác ấn nhẹ cho phân dàn đều ra đến rìa của mảnh cellophane.
+ Đe tiêu bản từ 15 phút - 60 phút đến khi trong và khô.
+ Soi phát hiện trứng giun sán bằng kính hiến vi với vật kính 10 X, thị kính lOx Sau đó chuyển sang vật kính 40 X để xác định loài và đếm trứng trong toàn bộ tiêu bản số trứng/g phân được tính bằng toàn bộ số trứng đếm được trên tiêu bản nhân với hệ số 24.
+ Kỹ thuật phỏng vấn K.A.P: Thu thập số liệu về kiến thức, thực hành về phòng chống bệnh giun bằng bộ câu hỏi thiết kế sẵn gồm những câu hỏi dạng đóng, đơn giản, dễ hiếu Đảm nhiệm phỏng vấn do cán bộ Khoa Ký sinh trùng Viện Sot rét -
Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương kết hợp với cán bộ Trung tâm Kiếm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh, cán bộ Trung tâm y tế các huyện, cán bộ trạm y tế xã, giáo viên tại các điểm nghiên cứu Tiến hành điều tra sau khi đã được tập huấn và thử nghiệm bộ câu hỏi (phụ lục 1 và phụ lục 7).
+ Để đánh giá tình trạng vệ sinh nguồn nước và nhà tiêu tại hộ gia đình của trẻ tham gia nghiên cứu, nhóm nghiên cứu lấy địa chỉ, liên hệ và được sự cho phép của gia đình và UBND xã đồng ý thực hiện quan sát Các quan sát được thực hiện bởi nhóm điều tra gồm Nghiên cứu viên chính, một ĐTV và trưởng xóm đến từng hộ gia đình để đánh giá dựa trên bảng kiểm đã được xây dựng sẵn bằng cách quan sát trực tiếp bằng mắt thường.
+ Đánh giá tình trạng nước sinh hoạt tại hộ gia đình: sử dụng bảng kiểm để đánh giá nguồn nước sinh hoạt của hộ gia đình 300 học sinh đã tham gia phỏng vấn.
Sử dụng bảng kiểm theo hướng dẫn tại Thông tư 50/2015/TT-BYT ngày 11/12/2015 của Bộ Y tế [3] (phụ lục 2).
+ Đánh giá tình trạng hợp vệ sinh của nhà tiêu hộ gia đình: sử dụng bảng kiểm để đánh giá tình trạng của 300 nhà tiêu của 300 hộ gia đình có trẻ (lớp 3-5) đã tham gia phỏng vấn Sử dụng bảng kiểm theo hướng dẫn tại Thông tư 15/2006/TT-BYT ngày 30/11/2006 của Bộ Y tế [2] (phụ lục 3).
+ Sau khi đánh giá, các thông tin trên bảng kiểm được kiểm tra lại ngay tại chỗ đe đảm bảo sự chính xác.
Nghiên cứu định tính sử dụng các cuộc phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm để thu thập dữ liệu theo các chủ đề nghiên cứu, được thực hiện bởi bản thân nghiên cứu viên chính, và có ghi âm dưới sự cho phép của người tham gia.
Có 7 cuộc PVS đã được thực hiện với sự tham gia của Trưởng khoa sốt rét - KST của TTYT huyện; cán bộ phụ trách công tác tẩy giun của TYT xã (phụ lục 4); Lãnh đạo trường tiểu học (phụ lục 5); và 04 phụ huynh học sinh (phụ lục 6) có con bị/ không bị nhiễm giun từ kết quả xét nghiệm phân.
Có 2 cuộc thảo luận nhóm phụ huynh học sinh (phụ lục 8) đã được thực hiện vơi sự tham gia của 10 phụ huynh học sinh.
Các cuộc PVS và thảo luận nhóm được thực hiện sau khi Nghiên cứu viên chính đã xin phép và có sự chấp thuận tham gia của các đối tượng này Các cuộc PVS và thảo luận nhóm được thực hiện tại các địa điểm có sự riêng tư và thoải mái nhất cho các đối tượng: phòng họp của TTYT, phòng họp của trường tiểu học, và nhà riêng của đối tượng Trước, trong và sau khi phỏng vấn, các đối tượng được giải thích bất cứ thắc mắc gì họ đưa ra liên quan tới nghiên cứu đang được thực hiện.
2.6 Phuong pháp quản ỉý và phân tích sổ liệu
- Nhập số liệu bằng phần mem Epi Data, làm sạch số liệu và phân tích bằng phần mềm SPSS 16.0 Khoảng tin cậy được lựa chọn là 95%.
- Thong kê mô tả được sử dụng để tính toán các tần suất, tỷ lệ số liệu được trình bày dưới dạng bảng hay biểu đồ.
- Việc phân tích số liệu để xác định các yếu tố liên quan đuợc thực hiện qua 2 bước:
- Phân tích đơn biến: Kiểm định Khi bình phương được dùng để xem xét mối liên quan giữa các nhóm yếu tố về thông tin cá nhân, kiến thức, thực hành của học sinh, phụ huynh, với tình trạng nhiễm GTQĐ, thực trạng vệ sinh nguồn nước, nhà tiêu.
- Phân tích đa biến: Xây dựng mô hình hồi quy đa bien Logistic để phân tích mối liên quan giữa tình trạng nhiễm giun của trẻ với các yếu tố liên quan trên Giá trị p trong kiểm định Hosmer Lemeshow test > 0.05 phản ánh mô hình dự đoán phù hợp với quan sát Biến phụ thuộc đưa vào mô hình là tình trạng có/không nhiễm giun của trẻ Biến độc lập được chọn để đưa vào mô hình dựa trên việc tham khảo kết quả của một số nghiên cứu khác và kết quả của việc xác định mối liên quan giữa tình trạng nhiễm giun và các yếu tố được tìm thấy khi phân tích đơn biến Các yếu tố có liên quan trong phân tích đơn biến và các yếu tố không có mối liên quan đơn biến trong nghiên cứu này nhưng đã được chỉ ra trong một số nghiên cứu khác được chọn đe đưa vào phân tích đa biến Sử dụng giá trị p