ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Địa điểm nghiên cứu: Nghiên cứu này được tiến hành tại Trung tâm Gây mê Hồi sức và khoa ngoại Tổng hợp Bệnh viện Bạch Mai
- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 08/2022 đến tháng 02/2023
2.2 Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Người bệnh sau phẫu thuật tán sỏi thận qua da trong khoảng thời gian từ tháng tháng 08/2022 đến tháng 02/2023 tại Trung tâm Gây mê Hồi sức và khoa ngoại Tổng hợp Bệnh viện Bạch Mai
2.2.1 Tiêu chuẩn lựa chọn người bệnh
- Người bệnh ≥ 18 tuổi, phân biệt giới tính
- Người bệnh được chẩn đoán là sỏi thận
- Người bệnh sau phẫu thuật tán sỏi qua da
- Người bệnh có bệnh án điều trị và hồ sơ chăm sóc điều dưỡng được ghi chép đầy đủ, rõ ràng
- Người bệnh có khả năng: nghe, hiểu, viết, đọc và trả lời các câu hỏi bằng tiếng Việt
2.2.2 Tiêu chuẩn loại trừ người bệnh
- Người bệnh không đồng ý tham gia nghiên cứu
- Người bệnh không hợp tác, hoặc có rối loạn tâm thần
- Người bệnh phẫu thuật lấy sỏi bằng các phương pháp khác
- Người bệnh bị đái tháo đường chưa điều trị ổn định
- Người bệnh có rối loạn đông máu
- Người bệnh có dị tật hệ tiết niệu: thận lạc chỗ, thận móng ngựa
Người bệnh cần có hồ sơ bệnh án và hồ sơ chăm sóc điều dưỡng đầy đủ để đảm bảo quá trình điều trị hiệu quả Việc chuyển viện hoặc chuyển tuyến từ khoa Ngoại Tổng hợp mà không có hồ sơ đầy đủ có thể ảnh hưởng đến chất lượng chăm sóc sức khỏe của người bệnh.
2.2.3 Cách chọn mẫu, cỡ mẫu nghiên cứu [21],[22]
Tất cả bệnh nhân sau phẫu thuật tán sỏi thận qua da tại Bệnh viện Bạch Mai đều được chọn mẫu ngẫu nhiên và thuận tiện, đảm bảo đáp ứng đủ các tiêu chuẩn trong thời gian nghiên cứu.
2.2.3.2 Phương pháp tính cỡ mẫu [21]
Công thức tính cỡ mẫu ngẫu nhiên đơn cho một tỷ lệ n = Z 2 1-α/2 2
Trong đó: n: cỡ mẫu cần tính cho nghiên cứu
Hệ số tin cậy Z được xác định với mức ý nghĩa α = 0,05, cho giá trị z là 1,96 Tỷ lệ người bệnh được chăm sóc tốt được nghiên cứu trước đó cho thấy đạt 94,3%, vì vậy chúng tôi chọn p = 94% Khoảng chênh lệch tuyệt đối d được chọn là 0,03.
Cỡ mẫu tính toán n = 240 người bệnh
Theo công thức trên ta được đối tương nghiên cứu là 240 người bệnh
Để đảm bảo tính chính xác của nghiên cứu, chúng tôi đã dự phòng số người bệnh có thể bị loại bỏ do chuyển khoa, viện hoặc từ chối tham gia, vì vậy đã tăng thêm 10% mẫu ban đầu Kết quả, tổng số mẫu nghiên cứu là 260 người bệnh.
Thiết kế và phương pháp nghiên cứu
2.3.1 Thiết kế nghiên cứu: Phương pháp mô tả cắt ngang
2.3.2 Phương pháp tiến hành nghiên cứu
2.3.2.1 Trước và trong phẫu thuật: Người bệnh có chỉ định phẫu thuật và đáp ứng đủ các tiêu chí lựa chọn được thu thập thông tin vào bệnh án nghiên cứu tại
Thư viện ĐH Thăng Long
35 thời điểm NB được chuyển lên phòng mổ Trung tâm gây mê hồi sức bao gồm:
- Tuổi; giới tính, chiều cao, cân nặng, thể trạng ASA
- Tiền sử mổ mở lấy sỏi thận
- Bệnh lý nội khoa kèm theo; tiền sử phẫu thuật; phân độ ASA; ngày vào viện; ngày phẫu thuật
- Triệu chứng lâm sàng: Đau quặn thận; Đau thắt lưng; Đái máu; Đái Buốt; Sốt; Đái mủ; Ứ nước thận; Giãn đài bể thận; Mức độ suy thận
- Số lượng sỏi; kích thước sỏi, vị trí viên sỏi
- Thời gian phẫu thuật; Lượng máu mất trong phẫu thuật
- Theo dõi người bệnh tại các thời điểm sau mổ: 1 giờ, 6 giờ, 12 giờ, 48 giờ và 72 giờ sau mổ
Người bệnh sau phẫu thuật tán sỏi thận qua da được theo dõi và chăm sóc tại phòng hồi tỉnh của Trung tâm Gây mê hồi sức và Khoa Ngoại Tổng hợp - Bệnh viện Bạch Mai Dữ liệu nghiên cứu được thu thập thông qua phương pháp quan sát và phỏng vấn trực tiếp người bệnh.
- Các dấu hiệu sinh tồn: nhịp tim, huyết áp, nhịp thở, SpO2, nhiệt độ
- Biến chứng sau mổ: sốt, chảy máu, nhiễm trùng vết mổ, sốc nhiễm khuẩn
- Tình trạng vết mổ, dẫn lưu thận và sonde tiểu
- Đánh giá mức độ đau sau mổ tại các thời điểm: 1 giờ, 2 giờ, 3 giờ, 6 giờ,
24 giờ và 72 giờ sau mổ
- Thuốc giảm đau và thời gian dùng thuốc giảm đau
- Thời gian vận động, ăn uống trở lại trung bình
- Thời gian nằm viện sau phẫu thuật
- Sự hài lòng của người bệnh
2.3.2.3 Đánh giá công tác chăm sóc người bệnh:
Tiêu chí đánh giá được thiết lập dựa trên Thông tư số 31/2021/TT-BYT quy định về hoạt động điều dưỡng trong bệnh viện, đồng thời tham khảo từ Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng Bệnh viện do Bộ Y tế ban hành.
Mức độ hoàn thành được đánh giá thông qua việc quan sát, kiểm tra hồ sơ bệnh án và phỏng vấn trực tiếp người bệnh Quy trình đánh giá này được chia thành nhiều mức độ khác nhau.
+ Mức 1 (1 điểm): không thực hiện/không làm
+ Mức 2 (2 điểm): thực hiện một phần/làm một phần
+ Mức 3 (3 điểm): thực hiện không đầy đủ/làm chưa đầy đủ
+ Mức 4 (4 điểm): thực hiện đầy đủ/làm đầy đủ
+ Mức 5 (5 điểm): thực hiện đầy đủ/làm đầy đủ, thường xuyên
Có 03 nhiệm vụ: hoạt động dùng thuốc; hoạt động chăm sóc và hoạt động tư vấn giáo dục sức khỏe, với 18 tiểu mục Cách tính như sau:
+ Cách tính điểm từng tiểu mục: mức độ thực hiện của từng tiểu mục phân làm 02 nhóm: “có thực hiện = 1” khi điểm đạt ở mức 4 hoặc 5 điểm;
“không thực hiện = 0” khi điểm đạt ở mức 1 hoặc 2 hoặc 3 điểm
+ Đánh giá chung: trung bình tổng điểm của các tiểu mục dùng làm ngưỡng cắt để đánh giá mức độ hoàn thành
+ Kết quả đánh giá chung được phân thành 02 nhóm: “tốt” khi điểm trung bình ≥ 9 điểm; “chưa tốt” khi điểm trung bình < 9 điểm
Thư viện ĐH Thăng Long
NB sau phẫu thuật tán sỏi thận qua da, đáp ứng đầy đủ các tiêu chí lựa chọn, đồng ý tham gia được thu thập vào nghiên cứu
- Thu thập các thông tin nghiên cứu về nhân khẩu học, tiền sử, bệnh sử, các dấu hiệu lâm sàng, cận lâm sàng…
- Theo dõi tình trạng vết mổ, DHST, đánh giá hoạt động chăm sóc Điều dưỡng
- Đánh giá mức độ đau sau mổ theo thang điểm
- Đánh giá mức độ đau vào thời điểm 48 giờ và
- Theo dõi biến chứng sau phẫu thuật: Chảy máu sau mổ, nhiễm trùng vết mổ, sốt…
Thời điểm NB ra viện
- Phỏng vấn NB về sự hài lòng về chất lượng chăm sóc của điều dưỡng trong quá trình nằm viện (thang điểm likert: 5 mức độ)
- Kiểm tra hồ sơ chăm sóc điều dưỡng và phỏng vấn trực tiếp người bệnh về 03 nhiệm vụ chăm sóc với 18 tiêu chí
Tổng kết bệnh án nghiên cứu, làm sạch số liệu, phân tích số liệu
Kết luận theo mục tiêu nghiên cứu
Phương pháp thu thập số liệu
2.4.1 Công cụ thu thập số liệu
- Hồ sơ chăm sóc điều dưỡng
2.4.2 Kỹ thuật thu thập số liệu
Nghiên cứu viên sử dụng bệnh án của đối tượng nghiên cứu để ghi chép vào bệnh án nghiên cứu, từ đó thu thập dữ liệu phục vụ cho việc phân tích thống kê.
2.4.3 Các biến số nghiên cứu
2.4.3.1 Cho mục tiêu 1 : Đặc điểm của người bệnh (biến 1-14) và thực trạng chăm sóc sau phẫu thuật tán sỏi thận qua da (biến 15-32)
STT Tên biến Định nghĩa biến số Phân loại PP.thu thập
1 Tuổi Tuổi của người bệnh bằng năm hiện tại trừ năm sinh
2 Giới tính Giới tính của NB, bao gồm: nam và nữ
BMI bằng trọng lượng cơ thể chia cho bình phương chiều cao để đánh giá mức độ gầy hay béo
4 Bệnh lý nội khoa kèm theo
Các bệnh lý mà người bệnh gặp phải: Tăng
BĐD Bệnh án điều trị
Thư viện ĐH Thăng Long
STT Tên biến Định nghĩa biến số Phân loại PP.thu thập huyết áp, đái tháo đường,
5 Tiền sử phẫu thuật mổ mở lấy sỏi thận
Số lần NB đã trải qua phẫu thuật mổ mở lấy sỏi thận trước đó
BĐD Bệnh án điều trị
6 Phân độ thể trạng người bệnh (ASA)
Phân loại mức độ bệnh tật trước phẫu thuật (theo bảng phân độ của Hiệp hội Gây mê Hoa Kỳ)
BĐD Bệnh án điều trị
Phương pháp vô cảm khi NB được thực hiện phẫu thuật
BĐD Biên bản gây mê hồi sức
Các dấu hiệu, phản ứng của NB được biểu hiện trong lần khám thực thể gần nhất
9 Số lượng sỏi Số lượng sỏi bên thận phẫu thuật được chẩn đoán xác định
10 Kích thước sỏi Kích thước của sỏi thận được đo dựa vào kết quả cận lâm sàng
Thời gian phẫu thuật tính từ khi NB được rạch da đến khi chấm dứt
Biên bản Gây mê hồi sức
STT Tên biến Định nghĩa biến số Phân loại PP.thu thập phẫu thuật
12 Lượng máu mất trong phẫu thuật
Lượng máu mất trong quá trình tiến hành phẫu thuật
Biên bản Gây mê hồi sức
13 Mức độ giãn của đài bể thận
Phân độ giãn của đài bể thận theo kết luận của chuyên khoa thăm dò chức năng
14 Chức năng thận Đánh giá chức năng thận theo kết luận của xét nghiệm xạ hình thận
15 Thời gian lưu sonde tiểu
Tổng thời gian lưu sonde tiểu tính từ khi được đặt đến khi có chỉ định rút sonde
BĐL Bệnh án điều trị
Hồ sơ chăm sóc điều dưỡng
16 Thời gian lưu dẫn lưu thận
Tổng thời gian lưu dẫn lưu tiểu tính từ khi được đặt đến khi có chỉ định rút dẫn lưu
BĐL Bệnh án điều trị
Hồ sơ chăm sóc điều dưỡng
17 Thời điểm ăn lại bình thường
Thời điểm NB bắt đầu ăn uống trở lại sau mổ
BĐL Bệnh án điều trị
Hồ sơ chăm sóc điều
Thư viện ĐH Thăng Long
STT Tên biến Định nghĩa biến số Phân loại PP.thu thập dưỡng
18 Thời điểm vận động nhẹ nhàng tại giường
Thời điểm NB bắt đầu vận động nhẹ nhàng trở lại tại giường
BĐL Bệnh án điều trị
Hồ sơ chăm sóc điều dưỡng
19 Đánh giá mức độ đau sau phẫu thuật
Mức độ đau sau phẫu thuật được đánh giá bằng thang điểm đau VAS tại thời điểm 1 - 2 -3 - 6 - 24 và 72 giờ sau phẫu thuật
20 Thời gian dùng thuốc giảm đau
Số ngày điều trị mà người bệnh được kê đơn thuốc giảm đau
21 Tình trạng vết mổ Đánh giá thực tế tình trạng vết mổ
22 Đặc điểm toàn trạng ngày thứ nhất
Diễn biến của người bệnh trong ngày đầu tiên sau phẫu thuật
Nghiên cứu viên; Hồ sơ chăm sóc điều dưỡng
23 Màu sắc nước tiểu sau phẫu thuật ngày 1 Đánh giá trực quan bằng mắt của nghiên cứu viên về màu sắc nước tiểu sau mổ
Hồ sơ chăm sóc điều dưỡng
STT Tên biến Định nghĩa biến số Phân loại PP.thu thập
24 Huyết áp Huyết động của người bệnh được đánh giá theo kết quả hiển thị của monitor, hoặc NVYT trực tiếp đo huyết áp thủ công
BĐL Máy monitor, huyết áp đo tay
25 Nhịp tim Tần số tim của người bệnh được đánh giá theo kết quả hiển thị của monitor, hoặc NVYT trực tiếp đếm mạch trong 1 phút
BĐL Nghiên cứu viên, máy monitor
26 Nhiệt độ Nhiệt độ của người bệnh được đánh giá theo kết quả hiển thị của monitor, hoặc
NVYT trực tiếp cặp nhiệt độ cho NB
Những biến chứng người bệnh gặp phải trong thời gian nằm điều trị sau phẫu thuật
Hồ sơ chăm sóc điều dưỡng
Tổng thời gian nằm viện của NB sau phẫu thuật
BĐL Bệnh án điều trị
Thư viện ĐH Thăng Long
STT Tên biến Định nghĩa biến số Phân loại PP.thu thập
Kiểm tra ghi chép hồ sơ chăm sóc
30 Hoạt động tư vấn NB
Phỏng vấn NB về nội dung tư vấn
31 Kết quả chăm sóc sau mổ
Tổng kết quá trình chăm sóc
32 Mức độ hài lòng của người bệnh
NB tự đánh giá sự hài lòng về quá trình chăm sóc với thang điểm từ 1 đến 5
NB tự đánh giá vào bệnh án nghiên cứu
2.4.3.2 Cho mục tiêu 2: Các yếu tố liên quan đến kết quả chăm sóc người bệnh sau tán sỏi thận qua da
+ Tuổi, giới tính, thể trạng ASA, chỉ số cơ thể BMI
+ Nghề nghiệp, trình độ học vấn
+ Lượng máu mất trong mổ
+ Thời gian vận động và ăn uống trở lại
+ Mức độ hài lòng của người bệnh
2.4.4.1 Đánh giá Thang điểm đau - VAS (Visual Analog Scale) [51]: Phụ lục 1 2.4.4.2 Đánh giá dùng thuốc và theo dõi dùng thuốc [28]: Phụ lục 2
2.4.4.3 Đánh giá hoạt động chăm sóc người bệnh [28]: Phụ lục 2
- Tình trạng tốt: Thực hiện chăm sóc tận tình, chu đáo, toàn trạng tốt
Các chỉ số sinh tồn bình thường, vết mổ khô và không có nhiễm khuẩn sau mổ, tâm lý ổn định và tinh thần phấn khởi là những yếu tố quan trọng Bệnh nhân nên tập vận động và ăn uống sớm trong vòng 48 giờ Sonde dẫn lưu cần được rút đúng thời gian và cắt chỉ ra viện theo quy trình chuẩn.
Bệnh nhân có tình trạng trung bình, thực hiện đầy đủ các công việc chăm sóc theo quy định Mặc dù các chỉ số sinh tồn đã ổn định, bệnh nhân vẫn cảm thấy mệt mỏi Vết mổ còn ướt và sưng nề, tuy nhiên, bệnh nhân đã bắt đầu tập vận động và ăn uống sau 48 giờ Tâm lý bệnh nhân ổn định và không có biến chứng nào sau phẫu thuật cần can thiệp ngoại khoa.
Tình trạng xấu của bệnh nhân sau phẫu thuật bao gồm việc tập vận động và chế độ ăn uống không được thực hiện đúng sau 72 giờ, sonde dẫn lưu rút không đúng thời gian, và tâm lý không ổn định với cảm giác lo lắng, buồn phiền Ngoài ra, bệnh nhân có thể gặp phải các biến chứng nghiêm trọng như nhiễm trùng vết mổ và chảy máu sau mổ, dẫn đến việc cần can thiệp ngoại khoa.
2.4.4.4 Đánh giá hoạt động tư vấn, giáo dục sức khỏe [27]: Phụ lục 2
2.4.4.5 Đánh giá mức độ hài lòng của người bệnh [4]: Phụ lục 2
2.4.4.6 Phân loại suy thận [18]: Theo mức lọc cầu thận
Giai đoạn 1: MLCT bình thường hay cao, MLCT > 90 mL/phút
Giai đoạn 2: MLCT khoảng 60 – 89 mL/phút
Giai đoạn 3: Suy thận độ 3A (MLCT khoảng 45 – 59 mL/phút), suy thận độ 3B (MLCT khoảng 30 – 44 mL/phút)
Giai đoạn 4: MLCT khoảng 15 – 29 mL/phút
Giai đoạn 5 : MLCT < 15 mL/phút
2.4.4.7 Giãn bể thận được chia ra thành 3 cấp độ [39]: Theo chụp CLVT
Thư viện ĐH Thăng Long
Giãn đài bể thận độ 1 là cấp độ nhẹ nhất của bệnh, không yêu cầu phẫu thuật Người bệnh chỉ cần theo dõi định kỳ và thực hiện các xét nghiệm để đánh giá chức năng thận, từ đó xác định nguyên nhân và áp dụng phương pháp xử lý phù hợp cho từng trường hợp.
Giãn đài bể thận độ 2 là tình trạng khi bể thận bị giãn rõ rệt, gây chèn ép và làm hẹp thận, đồng thời tạo ra sự kết nối giữa các phần của thận và hội tụ về bể thận.
Giãn đài bể thận độ 3 là giai đoạn nặng của tình trạng ứ nước ở thận, khi bể thận và đài thận giãn ra thành một nang lớn, không còn phân biệt được cấu trúc riêng biệt Ở giai đoạn này, kích thước thận sẽ tăng lên đáng kể.
Phân tích và xử lý số liệu
Dữ liệu được phân tích và xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0 Các biến định lượng được thể hiện qua trung bình (Mean) và độ lệch chuẩn (SD), trong khi các biến định tính được mô tả bằng tỷ lệ phần trăm (%) Sự khác biệt giữa các nhóm được so sánh thông qua các bài kiểm tra thống kê.
2 (chisquare test) với các biến định tính; test t-student với các giá trị trung bình giữa hai nhóm; sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi p < 0,05 [21],[22].
Đạo đức trong nghiên cứu và các sai số
2.6.1 Đạo đức trong nghiên cứu
- Nghiên cứu được tiến hành dưới sự cho phép của Bệnh viện Bạch Mai
Nghiên cứu y học không vi phạm đạo đức là yếu tố quan trọng để nâng cao hiệu quả điều trị Trước khi tham gia, đối tượng nghiên cứu được giải thích rõ ràng về mục tiêu của nghiên cứu và phải đồng ý tham gia một cách tự nguyện.
Thông tin liên quan đến người bệnh chỉ được sử dụng cho mục đích nghiên cứu và hoàn toàn bảo mật, không phục vụ cho bất kỳ mục đích nào khác Quá trình nghiên cứu sẽ không ảnh hưởng đến việc điều trị và chăm sóc người bệnh.
- Người bệnh không phải chi trả bất kì một khoản nào liên quan đến nghiên cứu
Người bệnh và người nhà có quyền từ chối tham gia hoặc ngừng hợp tác trong nghiên cứu nếu có lý do cá nhân hoặc ảnh hưởng đến sức khỏe.
46 hưởng đến quyền lợi của người bệnh
2.6.2 Các sai số có thể có và cách khắc phục
+ Là nghiên cứu cắt ngang số liệu chỉ phản ánh kết quả tại thời điểm điều tra
+ Đánh giá chăm sóc của Điều dưỡng dựa trên phỏng vấn người bệnh
+ Sai số ngẫu nhiên: do điều tra viên có thể giải thích chưa rõ câu hỏi, hoặc do đối tượng tham gia nghiên cứu không hiểu câu hỏi
Sai số nhớ lại có thể xảy ra khi đối tượng nghiên cứu không nhớ chính xác số lần quên uống thuốc, tần suất hoặc số lượng hoạt động thể lực, cũng như số lần đo huyết áp Điều này có thể ảnh hưởng đến độ tin cậy của dữ liệu thu thập được trong nghiên cứu.
+ Sai số do trả lời sai: người bệnh mệt mỏi, hoặc trí nhớ có nhầm lẫn
- Biện pháp khắc phục sai số
+ Lựa chọn thời điểm phỏng vấn, tránh các thời điểm người bệnh mệt mỏi
Điều tra viên cần giải thích rõ ràng câu hỏi cho đối tượng nghiên cứu, sử dụng từ ngữ dễ hiểu để gợi ý và khuyến khích họ nhớ lại, nhằm đảm bảo trả lời chính xác về mức độ của vấn đề.
Thư viện ĐH Thăng Long
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Kết quả và thực trạng chăm sóc điều dưỡng sau phẫu thuật tán sỏi thận
3.2 Kết quả và thực trạng chăm sóc điều dƣỡng sau phẫu thuật tán sỏi thận qua da
3.2.1 Kết quả chung sau phẫu thuật
3.2.1.1 Phân bố về điểm đau trung bình sau mổ
Bảng 3.10 trình bày đặc điểm điểm đau trung bình sau mổ, cho thấy sự thay đổi theo thời gian Đánh giá đau sau mổ ở 1 giờ là 5,03 ± 0,8, với khoảng từ 2 đến 7 Sau 3 giờ, điểm đau giảm xuống còn 4,82 ± 0,9 (2 - 6) Đến 6 giờ, điểm đau tiếp tục giảm xuống còn 2,57 ± 0,8 (2 - 5) Sau 24 giờ, điểm đau đạt 2,30 ± 0,8, với khoảng từ 1,5 đến 4 Cuối cùng, sau 72 giờ, điểm đau là 2,18 ± 0,6, trong khoảng từ 1 đến 3.
Mức độ đau sau mổ tán sỏi thận qua da giảm dần theo thời gian Cụ thể, 1 giờ sau phẫu thuật, điểm đau đạt mức cao nhất là 5,03 ± 0,8 Sau 1 ngày, điểm đau giảm đáng kể còn 2,30 ± 0,8, và đến ngày thứ 3, người bệnh chỉ còn cảm thấy đau nhẹ với mức 2,18 ± 0,6.
3.2.1.2 Phân bố về thời gian nằm viện
Biểu đồ 3.5 Thời gian nằm viện của đối tượng nghiên cứu
Thư viện ĐH Thăng Long
Kết quả nghiên cứu cho thấy 69,6% người bệnh có thời gian nằm viện dưới 7 ngày Thời gian nằm viện trung bình sau mổ là 5,26 ± 2,72 ngày.
3.2.1.3 Phân bố về thời gian trung bình lưu sonde tiểu và dẫn lưu thận
Bảng 3.11 Thời gian trung bình lưu sonde tiểu và dẫn lưu thận
Số ngày lưu sonde tiểu trung bình của bệnh nhân là 2,47 ± 1,0 ngày, với trường hợp tối đa lưu sonde lên đến 7 ngày sau phẫu thuật Đồng thời, số ngày đặt dẫn lưu thận trung bình là 3,37 ± 1,8 ngày.
3.2.1.4 Phân bố về thời gian vận động và ăn, uống trở lại sau mổ
Bảng 3.12 Thời gian vận động và ăn, uống trở lại sau phẫu thuật tán sỏi thận qua da
Ngày đầu Ngày thứ 2 Sau 2 ngày n % n % n %
Vận động trở lại 153 58,8 99 38,1 8 3,1 Ăn, uống trở lại 164 63,1 91 35,0 5 1,9
Tỷ lệ bệnh nhân có khả năng vận động và ăn uống trở lại ngay trong ngày đầu phẫu thuật đạt 58,8% và 63,1% Tuy nhiên, sau 2 ngày mổ, chỉ còn một tỷ lệ rất nhỏ, chỉ 3,1%, bệnh nhân có thể phục hồi khả năng này.
3.2.2 Thực trạng chăm sóc của điều dưỡng sau phẫu thuật TSTQD
3.2.2.1 Phân bố về tuân thủ thực hiện y lệnh thuốc
Bảng 3.13 Kết quả tuân thủ thực hiện y lệnh thuốc
Hoạt động chăm sóc Số lượng
Khai thác tiền sử dùng thuốc Đạt 239 91,9
Kiểm tra y lệnh thuốc Đạt 242 93,1
Dùng thuốc đúng thời gian Đạt 214 82,3
Hướng dẫn cách dùng thuốc Đạt 241 92,7
Hỗ trợ dùng thuốc Đạt 235 90,4
Giám sát người bệnh dùng thuốc Đạt 237 91,2
Tỷ lệ điều dưỡng kiểm tra y lệnh thuốc và hướng dẫn cách dùng thuốc cho bệnh nhân đạt mức cao nhất, lần lượt là 93,1% và 92,7% Tuy nhiên, hoạt động "dùng thuốc đúng thời gian" lại có tỷ lệ đạt thấp nhất, chỉ đạt 82,3%.
Bảng 3.14 Kết quả thực hiện y lệnh thuốc chung
Biến số Số lượng (n) Tỷ lệ (%)
Thực hiện y lệnh thuốc chung Đạt 235 90,4
Nhận xét: Tỷ lệ điều dưỡng thực hiện y lệnh dùng thuốc chung đạt chiếm tỷ lệ khá cao so với không đạt (90,4% sv 9,6%)
Thư viện ĐH Thăng Long
3.2.2.2 Phân bố về thực hiện chăm sóc của điều dưỡng
Bảng 3.15 Thực hiện chăm sóc của điều dưỡng
Hoạt động chăm sóc Số lượng (n) Tỷ lệ (%)
Khai thác tiền sử bệnh Đạt 244 93,8
Theo dõi dấu hiệu sinh tồn Đạt 260 100
Chăm sóc ống dẫn lưu Đạt 245 94,2
Chăm sóc vết mổ Đạt 240 92,3
Chăm sóc tinh thần Đạt 228 87,7
Theo dõi biến chứng Đạt 236 90,8
Không đạt 24 9,2 Đảm bảo an toàn người bệnh Đạt 238 91,5
Trong các hoạt động chăm sóc người bệnh, điều dưỡng đạt tỷ lệ 100% trong việc theo dõi dấu hiệu sinh tồn Các hoạt động chăm sóc khác đều có tỷ lệ trên 90%, trong khi hoạt động chăm sóc tinh thần có tỷ lệ thấp nhất, chỉ đạt 87,7%.
Bảng 3.16 Kết quả thực hiện chăm sóc của điều dƣỡng chung
Biến số Số lượng (n) Tỷ lệ (%)
Thực hiện chăm sóc của điều dưỡng Đạt 236 90,7
Nhận xét: Tỷ lệ điều dưỡng thực hiện chăm sóc chung đạt chiếm tỷ lệ khá cao so với không đạt (90,7% sv 9,3%)
3.2.2.3 Phân bố về thực hiện tư vấn và giáo dục sức khỏe của điều dưỡng Bảng 3.17 Thực hiện tư vấn và giáo dục sức khỏe của điều dưỡng
Tư vấn chăm sóc Số lượng (n) Tỷ lệ (%)
Giải thích về yếu tố nguy cơ Đạt 244 93,8
Tư vấn về dinh dưỡng Đạt 227 87,3
Tư vấn về giảm đau Đạt 215 82,6
Giải thích phương pháp điều trị và chăm sóc Đạt 222 85,4
Tư vấn chế độ nghỉ ngơi Đạt 201 77,3
Hướng dẫn cách phòng bệnh Đạt 196 75,4
Tư vấn vệ sinh cá nhân Đạt 238 91,5%
Tư vấn nội quy khoa phòng Đạt 225 86,5
Giải đáp thắc mắc kịp thời Đạt 239 91,9
Tư vấn tái khám Đạt 209 80,4
Trong quá trình tư vấn và giáo dục sức khỏe, điều dưỡng đã thể hiện hiệu quả cao trong việc giải thích các yếu tố nguy cơ cho người bệnh với tỷ lệ 93,8% Tiếp theo, việc giải đáp thắc mắc kịp thời cũng đạt tỷ lệ 91,9% Tuy nhiên, tỷ lệ hướng dẫn cách phòng bệnh thấp hơn, chỉ đạt 75,4%.
Thư viện ĐH Thăng Long
3.2.2.4 Phân bố về mức độ hài lòng của người bệnh
Bảng 3.18 Mức độ hài lòng của người bệnh sau phẫu thuật
Mức độ hài lòng Số lượng (n) Tỷ lệ (%)
Tỷ lệ hài lòng của bệnh nhân sau khi được chăm sóc bởi điều dưỡng đạt 93,8%, cho thấy sự chăm sóc hiệu quả Ngược lại, chỉ có 6,2% bệnh nhân không hài lòng, trong đó 2,7% rất không hài lòng, chủ yếu là những bệnh nhân gặp biến chứng sau mổ tán sỏi.
3.2.2.5 Phân bố về kết quả chăm sóc chung
Kết quả chăm sóc sau phẫu thuật tán sỏi thận qua da cho thấy tỷ lệ bệnh nhân nhận được đánh giá chăm sóc tốt cao hơn đáng kể so với tỷ lệ bệnh nhân được đánh giá chăm sóc chưa tốt.
3.3 Một số yếu tố liên quan với kết quả chăm sóc người bệnh sau mổ
3.3.1 Phân bố về liên quan giữa giới tính và độ tuổi với kết quả chăm sóc sau phẫu thuật
Bảng 3.19 Mối liên quan giữa giới tính và độ tuổi với kết quả chăm sóc sau phẫu thuật
Kết quả chăm sóc OR
Nhận xét cho thấy nam giới có khả năng gặp kết quả chăm sóc kém hơn nữ giới, tuy nhiên sự khác biệt này không đạt ý nghĩa thống kê (p > 0,05) Bên cạnh đó, bệnh nhân trên 50 tuổi có khả năng gặp kết quả chăm sóc kém cao hơn so với bệnh nhân dưới 50 tuổi, với sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
Thư viện ĐH Thăng Long
3.3.2 Phân bố về liên quan giữa nghề nghiệp, trình độ học vấn với kết quả chăm sóc sau mổ
Bảng 3.20 Mối liên quan giữa nghề nghiệp, trình độ học vấn với kết quả chăm sóc sau mổ
Kết quả chăm sóc OR
CĐ/ĐH và sau đại học 6 (5,9%) 95 (94,1%)
Người bệnh làm nghề lao động chân tay có kết quả chăm sóc chưa tốt cao hơn so với người làm công việc trí óc và các nghề khác như bộ đội, công an, với sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) Bên cạnh đó, đối tượng có trình độ phổ thông cũng cho thấy kết quả chăm sóc chưa tốt hơn so với những người có trình độ cao đẳng, đại học và sau đại học, với sự khác biệt cũng có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
3.3.3 Phân bố về liên quan giữa chỉ số cơ thể (BMI) với kết quả chăm sóc Bảng 3.21 Mối liên quan giữa chỉ số cơ thể với kết quả chăm sóc
Biến số Kết quả chăm sóc OR
Người bệnh có chỉ số cơ thể thừa cân (BMI > 25) thường có kết quả chăm sóc sức khỏe kém hơn so với những người có chỉ số cơ thể bình thường hoặc gầy (BMI < 25) Điều này cho thấy sự ảnh hưởng của chỉ số BMI đến hiệu quả chăm sóc sức khỏe.
≤ 25), sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05
3.3.4 Phân bố về liên quan giữa vị trí và số lượng sỏi với kết quả chăm sóc sau phẫu thuật
Bảng 3.22 Mối liên quan giữa vị trí và số lượng sỏi với kết quả chăm sóc sau phẫu thuật
Biến số Kết quả chăm sóc OR
Nghiên cứu cho thấy rằng bệnh nhân có sỏi thận ở cả hai bên có kết quả chăm sóc kém hơn so với bệnh nhân chỉ có sỏi thận ở một bên, với sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p0,05).
Thư viện ĐH Thăng Long
3.3.5 Phân bố về liên quan giữa thời gian nằm viện với kết quả chăm sóc Bảng 3.23 Mối liên quan giữa thời gian nằm viện với kết quả chăm sóc
Biến số Kết quả chăm sóc OR
BÀN LUẬN
Bàn luận chung
4.1.1 Đặc điểm chung người bệnh nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu cho thấy tuổi trung bình của đối tượng là 54,7 ± 11,7, với độ tuổi cao nhất là 72 và thấp nhất là 24 Đặc biệt, tỷ lệ người bệnh trên 45 tuổi chiếm 78,8% (Bảng 3.2) Những phát hiện này hoàn toàn phù hợp với các nghiên cứu của nhiều tác giả khác tại Việt Nam, như Sỹ Thị Thanh Huyền [28].
Tại bệnh viện đa khoa Xanh Pôn, 245 bệnh nhân sỏi thận được điều trị với tuổi trung bình là 51,4 ± 11,2 tuổi Nghiên cứu của tác giả Hoàng Long cho thấy tuổi trung bình của 118 bệnh nhân tán sỏi thận trong năm 2020 là 53,6 ± 11,1 tuổi, trong khi Trương Văn Cẩn ghi nhận tuổi trung bình là 53,7 ± 11,0 tuổi Đáng chú ý, nghiên cứu của Lê Quang Trung chỉ ra tuổi trung bình thấp hơn, ở mức 48,17 ± 15,21 tuổi.
Nhìn chung, tỷ lệ mắc sỏi thận tăng theo tuổi, đạt đỉnh ở nhóm tuổi 40-
Độ tuổi trung niên thường dễ mắc sỏi thận do họ làm việc nhiều hơn, dẫn đến việc cung cấp nước cho cơ thể ít hơn và tỷ lệ mất nước cao hơn.
4.1.1.2 Về giới Ở đa số các quốc gia trên thế giới, nam giới dễ mắc bệnh lý sỏi thận hơn so với nữ giới, với tỷ lệ nam/nữ dao động từ 1,49 - 2,43 Điều này có thể là do sự khác biệt về lối sống, chế độ ăn, các yếu tố nguy cơ hình thành sỏi giữa 2 giới [73] Đàn ông thường sử dụng nhiều rượu, cà phê… và tiêu thụ nhiều thịt hơn phụ nữ Thêm nữa, testosterone có thể thúc đẩy sự hình thành sỏi, trong khi estrogen dường như ức chế sự hình thành sỏi bằng cách điều chỉnh sự tổng hợp 1,25-dihydroxy-vitamin D Ngoài ra, ở nam giới nguy cơ bị tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt, được cho là yếu tố góp phần nhiễm khuẩn niệu và hình thành sỏi đường tiết niệu
Thư viện ĐH Thăng Long
Trong nghiên cứu 260 bệnh nhân tán sỏi thận, chúng tôi nhận thấy tỷ lệ mắc bệnh ở nam giới cao hơn nữ giới, với 62,3% nam và 37,7% nữ, tỷ lệ nam/nữ là 1,65/1 Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Sỹ Thị Thanh Huyền, cho thấy tỷ lệ nam/nữ là 1,67/1 Trong khi đó, nghiên cứu của Lê Quang Trung ghi nhận tỷ lệ nam/nữ thấp hơn, chỉ là 1,3/1 Một số nghiên cứu khác như của Nguyễn Văn Truyện cho thấy tỷ lệ nam/nữ cao hơn, với 2/1, và Nguyễn Phúc Cẩm Hoàng ghi nhận tỷ lệ là 2,1/1, với 68,2% nam và 31,8% nữ.
4.1.1.3 Về chỉ số cân nặng cơ thể (BMI)
Người bệnh béo phì và béo phì bệnh lý gặp nhiều thách thức trong điều trị do khả năng mắc các bệnh lý phức tạp như tim mạch, hô hấp và chuyển hóa Chỉ số BMI cao có thể giảm tuổi thọ tới 20 năm và làm tăng nguy cơ sỏi niệu, cũng như nguy cơ biến chứng trong phẫu thuật Nghiên cứu cho thấy chỉ số BMI trung bình của đối tượng là 22,4 ± 2,1, với 90,4% người bệnh có BMI bình thường, trong khi tỷ lệ người thừa cân chỉ là 8,5% Kết quả này tương đồng với các nghiên cứu trước đây, cho thấy sự nhất quán trong đánh giá chỉ số BMI ở người bệnh.
4.1.1.4 Về phân loại sức khỏe (ASA) Đặc điểm tình trạng người bệnh trước phẫu thuật theo phân loại ASA của đối tượng nghiên cứu cho thấy chủ yếu đang ở tình trạng ASA loại 2 chiếm tỷ lệ cao nhất là 85,8 %, ASA loại 1 chiếm tỷ lệ thấp nhất 4,2%, ASA loại 3 chiếm tỷ lệ 10% (Bảng 3.4) Theo Nguyễn Phúc Cẩm Hoàng [20], phân độ ASA trước phẫu thuật chủ yếu là người bệnh có sức khỏe tốt ASA I: ASA I: 23 (52,3%); ASA II: 18 (40,9%); ASA III: 3(6,8%)
Nguy cơ mắc bệnh sỏi thận ở những người làm việc ngoài trời hoặc tiếp xúc với nhiệt độ cao, như công nhân ngành thép, nông dân, thợ mỏ và lái xe, cao gấp đôi so với những người làm việc ở nhiệt độ phòng Nghiên cứu cho thấy công nhân tay chân với trình độ học vấn thấp có nguy cơ mắc sỏi thận cao hơn do công việc nặng nhọc và làm việc trong môi trường nắng nóng, dẫn đến tăng tiết mồ hôi Việc không uống đủ nước để bù lại lượng nước mất đi làm giảm lưu lượng nước tiểu, khiến nước tiểu bị cô đặc, tăng tỷ trọng và nồng độ muối cũng như các chất hữu cơ trong nước tiểu.
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, trong số các đối tượng tham gia, tỷ lệ người bệnh lao động chân tay chiếm ưu thế với 61,2%, tiếp theo là lao động trí óc với 27,3%, trong khi đó, những nghề khác như công an và bộ đội chỉ chiếm 11,5% (Biểu đồ 3.1) Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu trước đây cả trong nước và quốc tế [12],[76] Cụ thể, nghiên cứu của Trương Văn Cẩn chỉ ra rằng, trong năm nhóm nghề nghiệp, tỷ lệ mắc bệnh ở nhóm nông dân cao nhất, đạt 61,8% [12].
Thư viện ĐH Thăng Long
4.1.2 Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của người bệnh
4.1.2.1 Đặc điểm về lâm sàng
Sỏi hệ tiết niệu thường không có triệu chứng rõ ràng, chỉ biểu hiện khi di chuyển, gây tắc nghẽn hoặc khi xuất hiện biến chứng.
Việc nhận biết các dấu hiệu gợi ý sỏi hệ tiết niệu là rất quan trọng Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy hầu hết bệnh nhân khi nhập viện đều có triệu chứng lâm sàng như đau thắt lưng (95,4%), đái buốt (36,2%), cơn đau quặn thận (15,8%), và sốt (13,8%), trong khi tỷ lệ bệnh nhân có triệu chứng đái mủ là thấp nhất (3,8%) Điều này cho thấy tỷ lệ bệnh nhân có biểu hiện đau thắt lưng âm ỉ cao, chứng tỏ tình trạng tắc nghẽn đã xuất hiện và kéo dài Đặc biệt, bệnh nhân đến từ nông thôn, chủ yếu là nông dân, có tỷ lệ mắc sỏi cao hơn do yếu tố nguy cơ và trình độ dân trí cũng như sự quan tâm đến sức khỏe còn hạn chế.
Theo nghiên cứu của Sỹ Thị Thanh Huyền, triệu chứng lâm sàng phổ biến nhất là đau thắt lưng (98,4%), tiếp theo là đái máu (10,2%) và đau quặn thận (5,3%) Nghiên cứu của Nguyễn Minh An cũng cho thấy 97,3% người bệnh gặp triệu chứng đau thắt lưng, trong khi đái máu chiếm 17,3% và cơn đau quặn thận là 6,7% Trương Văn Cẩn ghi nhận rằng 90,1% người bệnh có triệu chứng đau âm ỉ vùng hông lưng, trong khi đau quặn thận chỉ chiếm 1,5%.
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Hương cho thấy có 60,8% bệnh nhân gặp phải triệu chứng đái buốt và đái rắt, 67,9% bệnh nhân cảm thấy đau ở hố thắt lưng, 38,7% bệnh nhân có dấu hiệu bí đái, và 38,3% bệnh nhân xuất hiện hiện tượng đái máu.
4.1.2.2 Đặc điểm về cận lâm sàng
* Về kích thước viên sỏi
Kết quả nghiên cứu cho thấy, trên phim chụp cắt lớp vi tính, có đến 89,6% bệnh nhân có kích thước sỏi thận nhỏ hơn 10 mm, cho thấy tỷ lệ sỏi thận nhỏ chiếm ưu thế so với các kích thước lớn hơn.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, kích thước sỏi trung bình trên phim chụp cắt lớp vi tính là 24,2 ± 6,5 mm, với 10,4% sỏi lớn hơn 10 mm (Bảng 3.7) Kết quả này tương đồng với các nghiên cứu trong nước, như của Sỹ Thị Thanh Huyền với kích thước trung bình là 25,6 ± 7,2 mm và Hoàng Long với kích thước 25,7 ± 9,8 mm Tuy nhiên, kích thước sỏi trung bình của chúng tôi lớn hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Văn Ân, chỉ ra kích thước 22,5 ± 6,40 mm, và Nguyễn Văn Truyện với kích thước 23 ± 4,9 mm (15 – 30 mm).
Kết quả chăm sóc người bệnh sau tán sỏi thận qua da
Chăm sóc người bệnh là nhiệm vụ chính của điều dưỡng, đóng vai trò thiết yếu trong bệnh viện Điều dưỡng viên hỗ trợ và đáp ứng các nhu cầu cơ bản của bệnh nhân, bao gồm duy trì hô hấp, tuần hoàn, thân nhiệt, ăn uống, bài tiết, tư thế, vận động, vệ sinh cá nhân, ngủ nghỉ, chăm sóc tâm lý, hỗ trợ điều trị, và đảm bảo an toàn từ môi trường bệnh viện.
4.2.1 Mức độ đau và thời gian dùng thuốc giảm đau sau phẫu thuật
4.2.1.1 Mức độ đau sau mổ
Kết quả nghiên cứu cho thấy tất cả bệnh nhân đều trải qua cảm giác đau sau khi tán sỏi, với mức độ đau cao nhất ghi nhận là 5,03 ± 0,8 vào 1 giờ sau phẫu thuật Đến ngày thứ nhất, mức độ đau đã giảm đáng kể, và sau 3 ngày, bệnh nhân chỉ còn cảm thấy đau nhẹ với điểm đau là 2,18 ± 0,6 Những phát hiện này hoàn toàn nhất quán với nghiên cứu của Sỹ Thị Thanh Huyền về 245 bệnh nhân sỏi thận.
Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn ghi nhận rằng sau phẫu thuật, 78,8% bệnh nhân cảm thấy ít đau, trong khi 19,2% có mức độ đau vừa và 2 bệnh nhân gặp đau dữ dội Đến ngày thứ 3, 49,0% bệnh nhân không còn đau, 50,2% chỉ còn cảm giác đau nhẹ Khi ra viện, 94,3% bệnh nhân không còn cảm giác đau tại vết mổ Nghiên cứu của Bùi Văn Khanh trên 112 bệnh nhân phẫu thuật bướu giáp cho thấy điểm đau trung bình lần lượt là 4,19 ± 2,05; 3,23 ± 1,07; và 2,12 ± 1,05 trong các ngày đầu sau phẫu thuật, với điểm đau cao nhất vào ngày đầu tiên Đau sau phẫu thuật có thể gây rối loạn ở các cơ quan hô hấp, tuần hoàn, chuyển hóa và ức chế miễn dịch Theo nghiên cứu của Eyerusalem H (2015), tỷ lệ bệnh nhân đau sau phẫu thuật ngoại khoa lên tới 90,4%.
Theo thống kê của Nguyễn Hữu Tú và cộng sự, 59% bệnh nhân tại Việt Nam trải qua mức độ đau từ nhiều đến rất đau trong tuần đầu tiên sau phẫu thuật, 22% trong tuần thứ hai và 7% trong tuần thứ ba Đau là một cảm nhận chủ quan, khó định lượng và phụ thuộc vào kinh nghiệm của người điều dưỡng cũng như sự đánh giá của bệnh nhân Trong nghiên cứu của Trần Thị Hiền Phi, tác giả sử dụng bảng kiểm đau rút gọn (PBI) để đánh giá mức độ đau sau phẫu thuật bướu giáp, với bốn thời điểm đánh giá: "đau nhiều nhất", "đau ít nhất", "đau trung bình" và "đau hiện tại" Bảng kiểm này dễ sử dụng và giúp khách quan hóa cảm giác đau, phản ánh sự thay đổi mức độ đau một cách chính xác hơn Nghiên cứu này áp dụng thang điểm đau VAS để đánh giá.
Thư viện ĐH Thăng Long
4.2.1.2 Thời gian dùng thuốc giảm đau sau phẫu thuật
Kết quả nghiên cứu cho thấy thời gian sử dụng thuốc giảm đau trung bình của 260 bệnh nhân là 1,42 ± 0,3 ngày, với 100% bệnh nhân cần thuốc giảm đau sau khi tán sỏi Trong số đó, 82,6% bệnh nhân (215 người) chỉ sử dụng thuốc giảm đau trong 1 ngày sau phẫu thuật, 15,4% (40 người) sử dụng trong 2 ngày, và 2% còn lại sử dụng trong 3 ngày.
Nghiên cứu của chúng tôi nhất quán với nhiều tác giả khác về đánh giá đau sau tán sỏi qua da, cho thấy tán sỏi qua da đường hầm nhỏ không chỉ giảm thời gian và cường độ đau mà còn làm giảm thời gian sử dụng thuốc giảm đau của bệnh nhân Cụ thể, theo nghiên cứu của Sỹ Thị Thanh Huyền, thời gian trung bình sử dụng thuốc giảm đau của 245 bệnh nhân là 1,22 ± 0,2 ngày, với 100% bệnh nhân cần thuốc giảm đau sau phẫu thuật Trong số đó, 77,6% bệnh nhân chỉ cần thuốc giảm đau trong 1 ngày, 13,9% trong 2 ngày, 4,0% cần thuốc giảm đau hơn 3 ngày.
4.2.2 Đặc điểm sonde dẫn lưu và nước tiểu sau phẫu thuật
4.2.2.1 Thời gian rút sonde dẫn lưu bể thận sau phẫu thuật
Tính an toàn là yếu tố hàng đầu trong mọi loại phẫu thuật, nhưng biến chứng luôn có thể xảy ra Trong phẫu thuật TSTQD, chảy máu là biến chứng quan trọng cần được theo dõi, và ống dẫn lưu thận đóng vai trò thiết yếu trong việc phát hiện biến chứng này Tuy nhiên, việc sử dụng ống dẫn lưu có thể gây phiền toái, đau đớn và làm chậm quá trình hồi phục của bệnh nhân Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tất cả bệnh nhân sau phẫu thuật đều được dẫn lưu thận bằng sonde Foley 22 - 24 Fr, bơm bóng 4 - 7ml, với thời gian lưu trung bình.
Thời gian dẫn lưu thận trung bình là 3,37 ± 1,8 ngày, với thời gian ngắn nhất là 3 ngày và dài nhất là 10 ngày Trong phẫu thuật tán sỏi thận qua da, việc dẫn lưu thận, cùng với việc có hay không đặt ống thông JJ, đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu biến chứng sau mổ và rút ngắn thời gian hồi phục của bệnh nhân.
Nghiên cứu của Trương Văn Cẩn cho thấy thời gian rút ống thông dẫn lưu trung bình là 2,6 ± 1,5 ngày, với 61,8% trường hợp được rút sớm trong 1-2 ngày đầu Chỉ có 7 trường hợp phải rút dẫn lưu sau hơn 4 ngày, điều này góp phần cải thiện đáng kể thời gian hồi phục cho bệnh nhân.
Nghiên cứu của Sỹ Thị Thanh Huyền cho thấy thời gian lưu ống thông trung bình là 2,3 ± 1,4 ngày, với thời gian ngắn nhất là 2 ngày và dài nhất là 7 ngày, trong đó 24,4% bệnh nhân (57/245) có thời gian lưu từ 3 đến 5 ngày Tô Minh Hùng ghi nhận thời gian rút dẫn lưu thận trung bình là 2,67 ± 0,52 ngày, trong khi Nguyễn Văn Ân chỉ ra rằng thời gian rút dẫn lưu thận sau mổ trung bình là 3 ngày Nguyễn Minh An cũng báo cáo thời gian lưu ống thông bể thận trung bình là 2,3 ± 1,4 ngày.
4.2.2.2 Thời gian rút sonde dẫn lưu niệu đạo bàng quang
Thời gian lưu ống thông tiểu trung bình của bệnh nhân là 2,47 ± 1,0 ngày, với trường hợp tối đa lên đến 12 ngày sau phẫu thuật Nghiên cứu của Sỹ Thị Thanh Huyền cho thấy thời gian lưu sông niệu đạo – bàng quang trung bình là 2,1 ± 1,3 ngày Trong số đó, có 166 bệnh nhân lưu sông niệu đạo trong vòng 2 ngày, 67 bệnh nhân (27,3%) lưu từ 2 đến 4 ngày, và 12 bệnh nhân (4,9%) có thời gian lưu sông lớn hơn 4 ngày.
[28] Theo Nguyễn Minh An, thời gian lưu ống thông niệu đạo bàng quang trung bình: 2,1 ± 1,3 ngày [2]
Trong quy trình chăm sóc ống thông niệu đạo và bàng quang, việc theo dõi số lượng và màu sắc nước tiểu rất quan trọng đối với bệnh nhân sau phẫu thuật các bệnh lý tiết niệu, đặc biệt là sỏi thận Mục đích của việc này là để phát hiện và theo dõi tình trạng chảy nước tiểu qua ống dẫn lưu niệu đạo bàng quang và ống thông dẫn lưu thận.
Thư viện ĐH Thăng Long
Sau phẫu thuật, việc theo dõi lượng máu và nước tiểu là rất quan trọng Nước tiểu bình thường qua ống thông dẫn lưu thận và niệu đạo bàng quang có màu hồng nhạt hoặc vàng trong Tuy nhiên, chảy máu sau phẫu thuật có thể khiến nước tiểu trở nên đỏ sẫm và có máu cục Ngoài ra, tình trạng mất máu có thể biểu hiện qua da xanh, niêm mạc nhợt, mạch nhanh và huyết áp tụt.
4.2.2.3 Màu sắc nước tiểu sau phẫu thuật
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, vào ngày thứ nhất sau phẫu thuật, có 30/260 bệnh nhân (11,5%) có nước tiểu trong, 208/260 bệnh nhân (80%) có nước tiểu màu hồng, và 22/260 bệnh nhân (8,5%) có nước tiểu màu đỏ Đến ngày thứ ba, tỷ lệ bệnh nhân có nước tiểu trở về bình thường là 198/260 (76,2%), trong khi 62/260 (23,8%) bệnh nhân vẫn có nước tiểu màu hồng nhạt Tại thời điểm ra viện, 94,6% bệnh nhân có nước tiểu màu sắc bình thường Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của Sỹ Thị Thanh Huyền, cho thấy ngày thứ nhất sau phẫu thuật có 20 bệnh nhân nước tiểu trong (8,2%), 180/245 bệnh nhân nước tiểu hồng (73,4%), và 45/245 bệnh nhân nước tiểu màu đỏ (18,4%) Đến ngày thứ ba, tỷ lệ nước tiểu trở về bình thường là 70,2%, còn 28,6% bệnh nhân có nước tiểu màu hồng nhạt, và tại thời điểm ra viện, 96,7% nước tiểu có màu sắc bình thường.
4.2.3 Biến chứng trong và sau mổ của tán sỏi thận qua da
Phẫu thuật TSTQD, mặc dù là phương pháp điều trị sỏi thận xâm lấn tối thiểu, vẫn là một kỹ thuật phức tạp với tỷ lệ biến chứng lên tới 25% Tỷ lệ này giảm xuống còn 3,7% ở các phẫu thuật viên có kinh nghiệm Biến chứng chảy máu là nghiêm trọng nhất và có thể xảy ra trong quá trình phẫu thuật, ngay sau hoặc muộn hơn Tỷ lệ truyền máu trong các ca phẫu thuật này dao động từ 0 đến 20% Một số yếu tố có thể giúp cải thiện tiên lượng cho bệnh nhân.
Thực trạng chăm sóc sau phẫu thuật qua đánh giá của người bệnh 82 1 Đánh giá hoạt động theo dõi dấu hiệu sinh tồn
4.3.1 Đánh giá hoạt động theo dõi dấu hiệu sinh tồn
Trong nghiên cứu của chúng tôi, 100% (260/260) hoạt động theo dõi dấu hiệu sinh tồn trên bệnh nhân được đánh giá đạt yêu cầu (Bảng 3.15), vượt trội so với nghiên cứu của Sỹ Thị Thanh Huyền, trong đó chỉ có 95,1% (235/245) hoạt động đạt yêu cầu Đối với hoạt động định danh bệnh nhân, kết quả cho thấy 98,0% (230/247) được đánh giá đạt sau phẫu thuật.
Trần Thị Hiền Phi đã tiến hành nghiên cứu thực trạng và các yếu tố liên quan đến việc chăm sóc bệnh nhân phẫu thuật tuyến giáp tại Bệnh viện Nội Tiết Trung ương, với mẫu khảo sát gồm 417 bệnh nhân Nghiên cứu này nhằm đánh giá chất lượng dịch vụ chăm sóc và đề xuất giải pháp cải thiện.
Tác giả đưa ra kết luận: công tác theo dõi đánh giá người bệnh của điều dưỡng được đánh giá cao nhất là 96,4% [37]
Nguyễn Thị Thanh Hà đã tiến hành nghiên cứu trên 100 sản phụ được điều dưỡng viên chăm sóc tại Trung tâm gây mê hồi sức trong 6 giờ đầu sau phẫu thuật lấy thai tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội Kết quả cho thấy các hoạt động chăm sóc sản phụ trong khoảng thời gian này đạt tỷ lệ thành công từ 90% đến 97% Tuy nhiên, vẫn còn một số hoạt động chăm sóc chưa được thực hiện đầy đủ, cho thấy cần cải thiện hơn nữa chất lượng chăm sóc sau phẫu thuật.
4.3.2 Đánh giá hoạt động chăm sóc vết mổ và sonde dẫn lưu
Chăm sóc vết phẫu thuật là nhiệm vụ quan trọng trong điều dưỡng ngoại khoa, giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng và rút ngắn thời gian điều trị cũng như thời gian nằm viện cho bệnh nhân Việc thực hiện quy trình chăm sóc đúng cách sẽ mang lại hiệu quả cao trong việc phục hồi sức khỏe cho người bệnh.
Thư viện ĐH Thăng Long
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ đánh giá đạt trong công tác chăm sóc vết mổ là 240/260 (92,3%) Kết quả này tương đương với nghiên cứu của tác giả Sỹ Thanh Huyền, trong đó tỷ lệ đánh giá đạt trong chăm sóc vết phẫu thuật ở 245 bệnh nhân sỏi thận tại bệnh viện đa khoa Xanh Pôn là 235/245, chiếm 95,1%.
Chăm sóc vết phẫu thuật và ống dẫn lưu là rất quan trọng trong quá trình hồi phục của người bệnh sau phẫu thuật, đặc biệt là ở lĩnh vực tiết niệu Việc sử dụng ống dẫn lưu giúp phát hiện và kiểm soát các biến chứng như rò rỉ, áp xe và chảy máu, vì vậy điều dưỡng cần chú trọng chăm sóc ống dẫn lưu Hướng dẫn phòng ngừa nhiễm khuẩn tiết niệu, lựa chọn và đặt ống thông tiểu đúng cách, cùng với việc đánh giá hàng ngày về tình trạng ống thông, có thể giảm tỷ lệ nhiễm khuẩn tiết niệu Nghiên cứu cho thấy tỷ lệ chăm sóc ống dẫn lưu đạt yêu cầu là 94,2%, tương đương với kết quả 94,3% từ nghiên cứu tại bệnh viện Xanh Pôn.
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu (NKĐTN) là một trong những nhiễm khuẩn phổ biến ở bệnh nhân nằm viện, chiếm hơn 30% tổng số nhiễm khuẩn bệnh viện theo CDC Đặc biệt, 80% trường hợp NKĐTN liên quan đến việc đặt ống thông tiểu Mặc dù tỷ lệ tử vong do NKĐTN thấp hơn so với các nhiễm khuẩn khác, nhưng nó vẫn là yếu tố nguy cơ cao dẫn đến nhiễm khuẩn huyết, làm tăng nguy cơ tử vong và tình trạng nặng của bệnh nhân, cũng như tăng chi phí điều trị và thời gian nằm viện Nghiên cứu của tác giả Đặng Xuân Hùng cho thấy kiến thức của điều dưỡng viên về chăm sóc ống thông tiểu tại Bệnh viện Bỏng quốc gia cần được cải thiện.
84 dưỡng trực tiếp làm công tác chăm sóc người bệnh có thời gian làm việc trên
Trong một năm tại Bệnh viện Bỏng Quốc gia, nghiên cứu cho thấy kiến thức chung của điều dưỡng viên về chăm sóc ống thông tiểu có sự phân bố rõ rệt: 13,7% đạt loại khá, 52,1% đạt loại trung bình và 34,2% đạt loại kém, không có điều dưỡng viên nào đạt loại tốt Có sự khác biệt rõ ràng về kiến thức giữa các nhóm thâm niên công tác và trình độ chuyên môn (p