1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng may mặc sang thị trường hoa kỳ của công ty cổ phần thêu may mỹ đức

74 5 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giải Pháp Thúc Đẩy Xuất Khẩu Mặt Hàng May Mặc Sang Thị Trường Hoa Kỳ Của Công Ty Cổ Phần Thêu May Mỹ Đức
Tác giả Trương Thị Hà My
Người hướng dẫn ThS. Nguyễn Thị Thanh
Trường học Trường Đại Học Thương Mại
Chuyên ngành Kinh Tế & Kinh Doanh Quốc Tế
Thể loại khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 74
Dung lượng 0,96 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU (8)
    • 1.1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu ............................................................8 1.2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu.........................................................................9 1.3. Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................11 1.4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu (8)
  • CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ XUẤT KHẨU VÀ THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU MẶT HÀNG MAY MẶC SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ (14)
    • 2.1. Cơ sở lý luận về xuất khẩu............................................................................14 1. Khái niệm về xuất khẩu ...........................................................................14 2. Đặc điểm của xuất khẩu ..........................................................................14 3. Vai trò của xuất khẩu...............................................................................15 4. Các hình thức xuất khẩu chủ yếu ...........................................................18 2.2. Cơ sở lý luận về thúc đẩy xuất khẩu ............................................................22 2. Khái niệm về thúc đẩy xuất khẩu............................................................22 2.2.2. Nội dung của thúc đẩy xuất khẩu ...........................................................22 2.2.3. Các tiêu chí đánh giá thúc đẩy xuất khẩu của doanh nghiệp................27 2.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến thúc đẩy xuất khẩu của doanh nghiệp ....30 2.3. Phân định nội dung nghiên cứu (0)
    • 3.1. Tổng quan về Công ty Cổ phần Thêu may Mỹ Đức (34)
      • 3.1.1. Giới thiệu chung của Công ty Cổ phần Thêu may Mỹ Đức (34)
      • 3.1.2. Khái quát quá trình hình thành và phát triển (34)
      • 3.1.3. Lĩnh vực sản xuất, kinh doanh (35)
      • 3.1.4. Cơ cấu tổ chức (35)
      • 3.1.5. Cơ cấu nguồn nhân lực (37)
      • 3.1.6. Cơ sở vật chất – kỹ thuật (0)
      • 3.1.7. Tình hình tài chính (38)
    • 3.2. Hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Thêu may Mỹ Đức (0)
      • 3.2.1. Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Thêu may Mỹ Đức giai đoạn 2020-2022 ......................................................................................43 3.2.2. Hoạt động thương mại quốc tế của Công ty Cổ phần Thêu may Mỹ Đức giai đoạn 2020- 2022 (40)
    • 3.3. Tổng quan về thị trường may mặc Hoa Kỳ (44)
      • 3.3.1. Giới thiệu chung về thị trường Hoa Kỳ (44)
      • 3.3.2. Đặc điểm thị trường Hoa Kỳ về mặt hàng may mặc (45)
      • 3.3.3. Đặc điểm thị hiếu và xu hướng tiêu dùng hàng may mặc tại thị trường (46)
      • 3.3.4. Quy định về hoạt động xuất khẩu hàng may mặc vào thị trường Hoa Kỳ (47)
      • 3.3.5. Thế mạnh của Việt Nam khi xuất khẩu mặt hàng may mặc sang thị trường (48)
  • CHƯƠNG IV: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU MẶT HÀNG MAY MẶC SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THÊU MAY MỸ ĐỨC (13)
    • 4.1. Định hướng thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng may mặc sang thị trường Hoa Kỳ của Công ty Cổ phần Thêu may Mỹ Đức ........................................................69 1. Mục tiêu phát triển của Công ty Cổ phần Thêu may Mỹ Đức trong giai đoạn tới...................................................................................................................69 2. Định hướng chiến lược kinh doanh mặt hàng may mặc của Công ty Cổ phần Thêu may Mỹ Đức tại thị trường Hoa Kỳ giai đoạn 2023-2025 ................70 4.2. Đề xuất các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng may mặc sang thị trường Hoa Kỳ..........................................................................................................72 4.2.1. Giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu về mặt lượng ................................72 4.2.2. Giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu về mặt chất...................................74 4.3. Một số kiến nghị.............................................................................................78 4.3.1. Đối với Chính phủ....................................................................................78 4.3.2. Đối với các Hiệp hội, ngành hàng...........................................................79 KẾT LUẬN ..................................................................................................................81 TÀI LIỆU (64)

Nội dung

TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu 8 1.2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu .9 1.3 Mục tiêu nghiên cứu 11 1.4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Trong cương lĩnh xây dựng đất nước, Đảng và Nhà nước đã khẳng định “cần đẩy mạnh công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu, mở rộng kinh tế đối ngoại”. Xuất khẩu đã được Nhà nước hoạch định như một chính sách quan trọng nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội, ổn định đời sống nhân dân Đặc biệt, trong những năm gần đây, Việt Nam vẫn luôn duy trì và đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu với mục tiêu phát triển xuất khẩu theo mô hình tăng trưởng bền vững, hợp lý giữa lượng và chất, đồng thời chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Ngành may mặc Việt Nam là ngành chủ lực trong lĩnh vực xuất khẩu, liên tục có tốc độ tăng trưởng cao Tuy nhiên, năm 2020 đánh dấu sự sụt giảm đáng kể, với kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc đạt 29,81 tỷ USD, giảm 9,2% so với cùng kỳ năm trước.

2021, kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam đạt 32,76 tỷ USD, tăng 9,9% so với năm 2020 Năm 2021, ngành dệt may đã có sự tăng trưởng tích cực, kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc đạt 32,76 tỷ USD, tăng 9,9% so với năm 2020 Năm 2022, ngành dệt may chịu nhiều áp lực lớn Theo Hiệp hội dệt may Việt Nam (VITAS), xuất khẩu dệt may tăng trưởng tương đối tốt trong nửa đầu năm 2022, tuy nhiên, bước vào quý III/2022, thị trường bắt đầu có dấu hiệu sụt giảm đơn hàng rõ rệt Nguyên nhân là do các thị trường lớn là Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu (EU)… có lạm phát cao làm giảm chi tiêu của người dân, trong đó may mặc là mặt hàng được cắt giảm chi tiêu nhiều Ngoài ra, các thị trường là đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam như Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan… vẫn đang áp dụng các biện pháp nghiêm ngặt chống Covid-19, ảnh hưởng không nhỏ đến chuỗi cung ứng nguyên, phụ liệu và tiêu thụ sản phẩm dệt may của Việt Nam Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc Việt Nam năm 2022 vẫn giữ mức tăng trưởng tốt, đạt 37,57 tỷ USD, tăng 14,7% so với năm 2021 Điều này cho thấy rằng ngành dệt may Việt Nam hiện nay đã và đang vươn lên phát triển không ngừng

Bên cạnh đó, Việt Nam vẫn đang kiên trì thực hiện mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế, giúp tăng khả năng cạnh tranh của hàng may mặc Việt Nam Nhờ việc tham gia Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và ký kết một số văn bản, hiệp định thương mại song phương với Hoa Kỳ như Hiệp định thương mại song phương Việt Nam – Hoa Kỳ (ký

Ngày 13/07/2000, Hiệp định thương mại song phương giữa Việt Nam và Hoa Kỳ có hiệu lực, tạo nhiều thuận lợi cho doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu may mặc sang thị trường Hoa Kỳ Các rào cản thương mại như hạn ngạch được dỡ bỏ, thuế quan và rào cản phi thuế quan được cắt giảm đáng kể Ngoài ra, hiệp định còn mở ra cơ hội tiếp cận công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, bí quyết sản xuất hiện đại, góp phần nâng cao năng lực sản xuất hàng may mặc của Việt Nam.

Nắm bắt được thời cơ, Công ty Cổ phần Thêu may Mỹ Đức – được đầu tư xây dựng và đi vào hoạt động từ năm 2004, phát triển xuất khẩu sang các thị trường chủ lực như Đài Loan, Hàn Quốc, Hồng Kông… – đã và đang từng bước thâm nhập sâu rộng vào thị trường tiềm năng là Hoa Kỳ Tuy nhiên, thị trường này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro khi Công ty phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt của các đối thủ lớn như Trung Quốc, Ấn Độ, Bangladesh… Đồng thời, hoạt động thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ của Công ty cũng vẫn tồn tại nhiều hạn chế, cần có định hướng, giải pháp để cải thiện và phát triển

Chính vì vậy, sau khoảng thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Thêu may Mỹ Đức, tiếp xúc với tình hình thực tế tại đây, em đã lựa chọn đề tài “ Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng may mặc sang thị trường Hoa Kỳ của Công ty Cổ Phần Thêu may Mỹ Đức ” để thực hiện khóa luận tốt nghiệp của mình

1.2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu

Thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa sang các thị trường quốc tế luôn là mục tiêu hàng đầu của Đảng, Nhà nước cũng như các doanh nghiệp dệt may Việt Nam Vì vậy, cho đến nay, đã có rất nhiều luận văn, công trình nghiên cứu đề cập về những khó khăn, thách thức cũng như đưa ra các giải pháp vi mô, vĩ mô khi tiếp cận các thị trường này Trong đó, có một số công trình tiêu biểu có thể kể đến như:

(1) Luận án Tiến sĩ “Các giải pháp kinh tế nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế” (Nguyễn Minh Sơn, 2008) Tác giả đã phân tích và chỉ ra những mặt được, chưa được trong việc ban hành chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản trong giai đoạn từ 1995-2008, từ đó vận dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử để đề xuất những giải pháp điều chỉnh, phù hợp nhằm thúc đẩy mạnh hơn nữa xuất khẩu hàng nông sản trong điều kiện hội nhập.

9 (2) Luận văn Thạc sĩ “Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ” (Trương Hoài Ngọc Châu, Đại học Kinh tế Hồ Chí Minh, 2013) Luận văn đã cung cấp cơ sở lý thuyết về thuyết trọng thương, lợi thế so sánh, thương mại hóa, những thông tin về thị trường dệt may Mỹ, thực trạng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ giai đoạn 2006-2011 cũng như đưa ra các giải pháp từ phía doanh nghiệp, nhà nước giúp đẩy mạnh xuất khẩu Tuy nhiên luận văn chưa cung cấp cơ sở lý thuyết cần thiết về hoạt động xuất khẩu cũng như chưa đưa ra được triển vọng và định hướng phát triển cho ngành dệt may Việt Nam

(3) Luận văn Thạc sĩ “Thực trạng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt

Nam sang thị trường Mỹ” (Hoàng Thị Mai Phương, Đại học Kinh tế, 2013) Luận văn cung cấp những thông tin tổng quan về ngành dệt may Việt Nam và thị trường Mỹ từ đó nêu rõ tầm quan trọng của xuất khẩu dệt may Việt Nam sang thị trường này Luận văn cũng phân tích, đánh giá thực trạng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ giai đoạn 2000-2012, từ đó đưa ra giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu có hiệu quả hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ Tuy nhiên luận văn chưa đưa ra được cơ sở lý thuyết liên quan về hoạt động xuất khẩu cũng như thúc đẩy xuất khẩu Luận văn cũng chưa khai thác rõ hoạt động thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may như tên đề tài đã nêu mà mới chỉ tập trung vào hoạt động xuất khẩu

(4) Luận văn Thạc sĩ “Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ sau khi có Hiệp định thương mại Việt - Mỹ” (Lê Kim Anh, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2006)

Luận văn chỉ ra những đặc điểm của thị trường dệt may Hoa Kỳ và các nhân tố tác động đến xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam Đồng thời phân tích thực trạng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang Hoa Kỳ trong bối cảnh thực hiện Hiệp định thương mại Việt - Mỹ Từ đó dự đoán triển vọng và đưa ra một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ Tuy nhiên, luận văn không cung cấp một số lý thuyết cơ bản về xuất khẩu cũng như Hiệp định thương mại Việt – Mỹ để làm cơ sở cho các phần sau

(5) Luận văn tốt nghiệp “Thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng may mặc sang thị trường Mỹ của Chi Nhánh Công ty Cổ Phần Đại Dương - Nhà Máy May Xuất Khẩu Đại Dương” (Vũ Thị Vân Anh, Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế, Trường Đại học Thương mại, 2022). Luận văn đưa ra được cơ sở lý thuyết liên quan về hoạt động xuất khẩu cũng như thúc đẩy xuất khẩu và chỉ ra những đặc điểm của thị trường Hoa Kỳ cùng các quy định,

10 chính sách xuất khẩu hàng may mặc vào thị trường Mỹ Đồng thời, trình bày rõ thực trạng thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng may mặc sang thị trường Mỹ của Chi Nhánh Công ty Cổ Phần Đại Dương - Nhà Máy May Xuất Khẩu Đại Dương Từ đó định hướng mục tiêu và chiến lược phát triển cùng một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng may mặc của Công ty sang thị trường Mỹ

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ XUẤT KHẨU VÀ THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU MẶT HÀNG MAY MẶC SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ

Tổng quan về Công ty Cổ phần Thêu may Mỹ Đức

3.1.1 Giới thiệu chung của Công ty Cổ phần Thêu may Mỹ Đức

Bảng 3.1: Thông tin Công ty Cổ phần Thêu may Mỹ Đức

Tên quốc tế MY DUC GARMENT&EMBROIDERY JOINT STOCK

Tên giao dịch MY DUC GARMENT&EMBROIDERY JOINT STOCK

Mã số thuế 0500463990 Địa chỉ ĐKKD Thôn Đoan Nữ, Xã An Mỹ, Huyện Mỹ Đức, Hà Nội Đại diện pháp luật Bùi Thị Hoàn Điện thoại 0433730354

Quản lý bởi Chi cục Thuế khu vực Ứng Hòa - Mỹ Đức

Loại hình DN Công ty Cổ phần

Trạng thái Đang hoạt động (đã được cấp GCN ĐKT)

Thời gian hoạt động tính đến hiện tại

Ngành nghề chính Sản xuất hàng dệt sẵn (trừ trang phục)

Nguồn: Hồ sơ Công ty Cổ phần Thêu may Mỹ Đức 3.1.2 Khái quát quá trình hình thành và phát triển

Năm 2004, với mục đích tạo công ăn việc làm ổn định cho nhân dân, Công ty Cổ phần Thêu may Mỹ Đức đã xây dựng xưởng chuyên thêu tay, đan móc xuất khẩu ở thôn

Mỹ Tiên, xã Bột Xuyên và bước đầu đi vào hoạt động, đứng đầu là bà Bùi Thị Hoàn Ban đầu, Công ty chỉ có 50 lao động với 60 máy may công nghiệp Sản phẩm làm ra chủ yếu là may mặc thêu đính cườm thủ công

Năm 2005, được sự giúp đỡ của UBND huyện cũng như các phòng, ban chức năng của huyện Mỹ Đức và xã An Mỹ, Công ty đã hoàn thiện thủ tục pháp lý để thuê

36 5000m 2 đất tại xã An Mỹ và cho xây dựng văn phòng, nhà xưởng rộng 300m 2 Đồng thời, quy hoạch các hạng mục công trình phát triển trong thời gian lâu dài Năm 2017, Công ty

Cổ phần Thêu may Mỹ Đức thành lập địa điểm kinh doanh tại Số 100b Phố Lý Tự Trọng, Phường Quang Trung, Quận Hà Đông, Hà Nội nhằm làm văn phòng giao dịch đồng thời giới thiệu trưng bày và sản xuất mẫu hàng thêu may xuất khẩu

Trải qua gần 20 năm hoạt động, Công ty ngày một phát triển và không ngừng vươn lên, sản phẩm may mặc luôn đạt tiêu chuẩn chất lượng, số lượng, được thị trường các nước EU, Đông Âu, Châu Á tiêu thụ mạnh Điều này đã khẳng định chất lượng và uy tín của Công ty không chỉ tại thị trường Việt Nam mà còn trên thị trường quốc tế

3.1.3 Lĩnh vực sản xuất, kinh doanh

Công ty Cổ phần Thêu may Mỹ Đức hoạt động trong lĩnh vực sản xuất hàng may mặc gồm quần áo thể thao nam, nữ, áo khoác thu đông, quần áo trẻ em, trang phục bảo hộ kháng khuẩn… Các sản phẩm của Công ty đều đáp ứng được những tiêu chuẩn khắt khe của hàng xuất khẩu quốc tế, từ đường may, mũi chỉ đến form dáng và được khách hàng đánh giá cao Hơn nữa, ngay từ khi thành lập, Công ty đã định hướng và đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng này ra thị trường các nước, khẳng định thương hiệu sản phẩm Việt trên thị trường quốc tế cũng như tay nghề của người Việt Nam

Sơ đồ 3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Công ty Cổ phần Thêu may Mỹ Đức Đại hội đồng cổ đông

Phòng Kinh doanh Phòng Hành chính, nhân sự Phòng Kế toán, tài chính

Phòng Kỹ thuật, sản xuất

Nguồn: Hồ sơ Công ty Cổ phần Thêu may Mỹ Đức

- Đại hội cổ đông: Là cơ quan có quyết định cao nhất trong Công ty, thông qua định hướng phát triển của Công ty và thông qua báo cáo tài chính hằng năm Bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị

- Hội đồng quản trị: Giám sát, chỉ đạo Giám đốc và những người quản lý khác trong điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty Trình báo cáo tài chính hằng năm lên Đại hội đồng cổ đông

- Giám đốc – Bà Bùi Thị Hoàn : Là người đại diện pháp luật của Công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và pháp luật về mọi vấn đề của Công ty Lãnh đạo và điều hành toàn diện mọi hoạt động của doanh nghiệp, điều hành trực tiếp các đơn vị, các phòng ban chức năng và đơn vị trực thuộc

- Phó Giám đốc: Được Giám đốc ủy quyền phụ trách các mặt tài chính, nhân sự Đồng thời, thay mặt Giám đốc quyết định thực hiện và chỉ đạo một số các hoạt động kinh doanh của Công ty

- Phòng Kinh doanh: Chịu trách nhiệm lên kế hoạch tìm kiếm khách hàng là các doanh nghiệp có nhu cầu gia công hay mua buôn các sản phẩm mà công ty sản xuất Tư vấn, hỗ trợ và chăm sóc khách hàng có nhu cầu, thuyết phục khách hàng sử dụng các sản phẩm của Công ty Thực hiện chăm sóc và duy trì mối quan hệ với khách hàng sau bán, giải đáp thắc mắc và khiếu nại của khách hàng về sản phẩm

- Phòng Hành chính, nhân sự: Tham mưu cho Giám đốc về công tác tổ chức bộ máy, nhân sự, cân đối lao động theo kế hoạch kinh doanh, quản lý lao động chi tiết Quản lý hành chính, giải quyết các chế độ chính sách cho người lao động theo quy định chế độ hiện hành, thực hiện công tác thi đua khen thưởng kỷ luật Đồng thời thực hiện, xử lý các giấy tờ chứng từ liên quan đến xuất nhập khẩu

- Phòng Kế toán, tài chính: Thực hiện công tác lao động tiền lương, giám sát việc thực hiện quỹ tiền lương và hình thức trả lương cho người lao động, giám sát mọi hoạt động kinh doanh liên quan đến công tác tài chính Tham mưu cho Giám đốc trong công tác xây dựng chiến lược, kế hoạch tài chính, đảm bảo sử dụng vốn đúng mục đích, hiệu quả, đồng thời phục vụ cho việc kinh doanh và đầu tư phát triển Công ty

- Phòng Kỹ thuật, sản xuất: Xây dựng, quản lý và theo dõi quy trình, quy phạm kỹ thuật trong quá trình sản xuất đảm bảo chất lượng của sản phẩm Khi có đơn đặt hàng, tiến hành gia công, sản xuất các sản phẩm, xác định mức hao phí nguyên liệu, hoàn thiện và đóng gói.

Hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Thêu may Mỹ Đức

động kinh doanh của Công ty Cổ phần Thêu may Mỹ Đức

Hoạt động gia công may mặc (Cut-Make-Trim – CMT) là hoạt động truyền thống của Công ty Cổ phần Thêu may Mỹ Đức từ những ngày đầu thành lập và dần trở thành thế mạnh sản xuất của Công ty Các đơn hàng CMT được Công ty thực hiện với khối lượng lớn, thời gian sản xuất nhanh chóng

CMT là các đơn hàng gia công sản xuất Quy trình sản xuất được chia thành 3 công đoạn chính:

• Cut: Cắt vải từ cuộn vải theo rập thiết kế sẵn từ phía khách hàng • Make: May, khâu, vá lại vải với nhau thành sản phẩm hoàn chỉnh • Trim: Cắt chỉ và làm sạch chỉ khỏi quần áo sau khi khâu Dán nhãn và thực hiện kiểm tra, hoàn thiện sản phẩm, đóng gói thành phẩm theo yêu cầu Khi thực hiện đơn hàng này, khách hàng sẽ là bên cung cấp cho Công ty toàn bộ đầu vào để sản xuất sản phẩm, Công ty chỉ có trách nhiệm thực hiện việc cắt, may và hoàn thiện sản phẩm theo như yêu cầu thiết kế của bên khách hàng Công nghệ được sử dụng trong hoạt động này chủ yếu là các máy cắt, máy khâu và máy may công nghiệp Để đảm bảo chất lượng sản phẩm trong các đơn hàng này, Công ty đã sử dụng các máy móc công nghệ cao, hoạt động hiệu quả với năng lực sản xuất lớn Một số máy móc công nghệ được sử dụng có thể kể đến như máy cắt, máy trần đè điện tử, máy thùa bộ, máy một kim điện tử và máy may điện tử công nghiệp…

Hiện nay, Công ty Cổ phần Thêu may Mỹ Đức sản xuất đa dạng các sản phẩm may mặc, chủ yếu hướng tới đối tượng nam, nữ và thời trang trẻ em, với mẫu mã cơ bản và thiên về dùng cho mùa lạnh.

3.2.1 Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Thêu may Mỹ Đức giai đoạn 2020-2022

Mặc dù nền kinh tế Việt Nam và thế giới đều bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid 19 nhưng với định hướng chiến lược kinh doanh đúng đắn và sự điều hành linh hoạt, quyết đoán của Ban Lãnh đạo, cùng với sự nỗ lực cao độ của các cán bộ quản lý các cấp cũng như toàn bộ các thành viên, Công ty Cổ phần Thêu may Mỹ Đức đã vượt qua giai đoạn 2020-2022 khó khăn với những kết quả kinh doanh khá ấn tượng

Bảng 3.4: Kết quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Thêu may Mỹ Đức giai đoạn

Tổng nguồn vốn 29.199.911.507 32.767.812.069 44.221.632.240 Vốn chủ sở hữu 18.230.760.467 20.230.076.749 26.229.034.459 Doanh thu thuần 31.556.282.174 36.347.690.850 50.146.167.998 Giá vốn hàng bán 26.485.641.287 30.255.695.334 43.842.007.739

Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ

Doanh thu hoạt động tài chính 25.551.926 29.351.940 31.569.210 Chi phí tài chính 1.162.662.077 1.218.307.668 1.222.240.349 Chi phí quản lý kinh doanh 2.335.808.853 2.534.564.247 2.694.978.141

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh

Lợi nhuận khác 758.648.784 1.211.403.240 3,506,024,779 Tổng lợi nhuận trước thuế 2.356.370.667 3.579.878.781 5.924.535.758 Chi phí thuế TNDN 555.328.377 663.202.633 704.820.520 Tổng lợi nhuận sau thuế 1.801.042.290 2.916.676.148 5.219.715.238

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Phòng Kế toán, tài chính -

Công ty Cổ phần Thêu may Mỹ Đức

43 Nhận thấy được tác động nặng nề của đại dịch Covid-19 qua kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2019, ngay từ đầu năm 2020, Công ty Cổ phần Thêu may Mỹ Đức đã thực hiện nhiều giải pháp để duy trì ổn định sản xuất và nhanh chóng triển khai các biện pháp phòng, chống dịch Công ty đã chủ động thay thế chủng loại, sản phẩm, sản xuất thêm khẩu trang và trang phục bảo hộ kháng khuẩn song song với việc duy trì sản xuất sản phẩm may mặc, nhằm phục vụ công tác phòng, chống dịch trong nước cũng như xuất khẩu sang các nước lân cận, từ đó giúp Công ty duy trì hoạt động đồng thời vẫn đem lại việc làm, thu nhập ổn định cho người lao động

Tổng nguồn vốn Vốn chủ sở hữu Doanh thu Tổng lợi nhuận trước thuế

Tổng lợi nhuận sau thuế

Biểu đồ 3.1: Tốc độ tăng trưởng của Công ty Cổ phần Thêu may Mỹ Đức giai đoạn

Năm 2021, doanh thu thuần của Công ty Cổ phần Thêu may Mỹ Đức đạt 36,35 tỷ đồng, tăng 15,18% so với năm 2020 do giá vốn hàng hóa, chi phí quản lý kinh doanh và chi phí tài chính liên tục tăng cao Tuy nhiên, tổng lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế vẫn tăng trưởng khả quan, lần lượt đạt 3,58 tỷ đồng và 2,91 tỷ đồng, tăng 51,92% và 61,94% so với năm 2020, phản ánh nỗ lực tối ưu hóa hoạt động và hạn chế hậu quả tiêu cực của đại dịch Covid-19.

Trong năm 2022, hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Thêu may Mỹ Đức có bước tiến đáng kể Doanh thu đạt 50 tỷ đồng, tăng 38% so với năm 2021 Lợi nhuận thu được cũng tăng gần gấp đôi, đạt 5,2 tỷ đồng Tuy nhiên, giá vốn hàng hóa của công ty vẫn tăng cao.

Công ty, giá vốn hàng hóa là 43,84 tỷ đồng, tăng 45% so với năm 2021 Như vậy, trong giai đoạn 2020-2022, Công ty Cổ phần Thêu may Mỹ Đức đã vượt qua nhiều khó khăn để cán đích với kết quả ấn tượng, đặc biệt hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty luôn duy trì ở trạng thái có lãi, doanh thu trong 3 năm không ngừng tăng trưởng Sở dĩ Công ty vẫn duy trì được mức lợi nhuận này trong giai đoạn này là bởi hai nguyên nhân chính Một là trong thời kỳ dịch bệnh bùng phát, Công ty đã vạch ra chiến lược và kế hoạch đúng đắn để sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của thị trường trong bối cảnh dịch bệnh Hai là khi dịch bệnh được kiểm soát, nền kinh tế mở cửa trở lại, cuộc sống bước vào trạng thái bình thường mới và nhu cầu tiêu dùng của người dân cũng được phục hồi cùng với các chính sách khuyến khích, kích thích phát triển kinh tế, Công ty Cổ phần Thêu may Mỹ Đức cũng đã bắt nhịp và khôi phục lại sản xuất, thậm chí phát triển vượt trội hơn so với thời gian trước khi dịch bệnh bùng phát

3.2.2 Hoạt động thương mại quốc tế của Công ty Cổ phần Thêu may Mỹ Đức giai đoạn 2020-2022

Bảng 3.5: Kim ngạch xuất nhập khẩu của Công ty Cổ phần Thêu may Mỹ Đức giai đoạn 2020-2022

Nguồn: Báo cáo xuất nhập khẩu của Phòng Kế toán, tài chính -

Công ty Cổ phần Thêu may Mỹ Đức

Trong giai đoạn 2020-2022, dù chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh Covid-19 nhưng tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Công ty Cổ phần Thêu may Mỹ Đức vẫn

45 tăng đều Năm 2020, dịch bệnh vẫn tiếp tục bùng phát ở nhiều nơi trên toàn thế giới, Việt Nam cũng như các nước khác đều duy trì các biện pháp phòng, chống dịch bệnh hiệu quả. Nhờ vào việc thực hiện tốt mục tiêu kép “vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế” cũng như bảo toàn nguồn nhân lực của mình, Công ty Cổ phần Thêu may Mỹ Đức đã thuận lợi có được những đơn hàng quốc tế giá trị lớn, góp phần giúp Công ty hoàn thành kế hoạch năm 2020 với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu là 598,2 triệu đồng Trong đó kim ngạch nhập khẩu chiếm 64,7% và kim ngạch xuất khẩu chỉ chiếm 35,3%

Vượt qua khó khăn do đại dịch Covid-19 gây ra, công ty đã linh hoạt thích ứng, nghiên cứu sản xuất khẩu trang và trang phục bảo hộ kháng khuẩn, giúp ổn định việc làm cho công nhân và duy trì sản lượng xuất khẩu Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 853,1 triệu đồng, tăng trưởng so với năm trước Trong đó, kim ngạch xuất khẩu đạt 370,7 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 43,46%, là tín hiệu tích cực trong bối cảnh nhu cầu mua sắm quần áo sụt giảm khi người dân ưu tiên đồ dùng thiết yếu và phòng chống dịch.

Năm 2022, vượt qua được mọi khó khăn, hoạt động thương mại quốc tế của Công ty Cổ phần Thêu may Mỹ Đức đã phục hồi và tăng mạnh với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng gần gấp đôi so với năm 2020, đạt hơn 1 tỷ đồng, tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu chỉ tăng 1,27%, tương đương tăng 112,8 tỷ đồng so với năm 2021, kim ngạch nhập khẩu tuy có xu hướng tăng lên đến 597,4 triệu đồng nhưng chiếm 55,27% tổng kim ngạch, giảm nhẹ so với năm 2021 Điều này cho thấy rằng Công ty đã và đang dần chủ động nguồn nguyên vật liệu sản xuất đầu vào, giảm tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu nhằm giảm chi phí giá vốn

Trong hoạt động xuất nhập khẩu, Công ty Cổ phần Thêu may Mỹ Đức chủ yếu vận chuyển bằng đường biển và đường hàng không, chiếm 85%, đường bộ chiếm tỷ lệ thấp Khách hàng, đối tác là doanh nghiệp Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông và Đông Âu, chủ yếu là đối tác lâu năm Công ty đang mở rộng thị trường, tìm kiếm khách hàng trên toàn thế giới.

Với những kết quả trên, không thể phủ nhận rằng trong 3 năm gần đây, hoạt động thương mại quốc tế của Công ty Cổ phần Thêu may Mỹ Đức đã phát triển một cách

46 nhanh chóng, số lượng đơn hàng ngày càng tăng với giá trị lớn Điều này khẳng định uy tín của Công ty trên thị trường toàn cầu và đưa Công ty trở thành một trong những doanh nghiệp sản xuất lớn trên thế giới.

ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU MẶT HÀNG MAY MẶC SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THÊU MAY MỸ ĐỨC

Định hướng thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng may mặc sang thị trường Hoa Kỳ của Công ty Cổ phần Thêu may Mỹ Đức 69 1 Mục tiêu phát triển của Công ty Cổ phần Thêu may Mỹ Đức trong giai đoạn tới 69 2 Định hướng chiến lược kinh doanh mặt hàng may mặc của Công ty Cổ phần Thêu may Mỹ Đức tại thị trường Hoa Kỳ giai đoạn 2023-2025 70 4.2 Đề xuất các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng may mặc sang thị trường Hoa Kỳ 72 4.2.1 Giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu về mặt lượng 72 4.2.2 Giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu về mặt chất 74 4.3 Một số kiến nghị 78 4.3.1 Đối với Chính phủ 78 4.3.2 Đối với các Hiệp hội, ngành hàng 79 KẾT LUẬN 81 TÀI LIỆU

Công ty Cổ phần Thêu may Mỹ Đức

Với nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm may mặc cao, Hoa Kỳ là thị trường có sức hút mạnh mẽ đối với các doanh nghiệp xuất khẩu hàng may mặc trên thế giới trong đó có các doanh nghiệp Việt Nam, cụ thể là Công ty Cổ phần Thêu may Mỹ Đức

Dựa trên kết quả các chỉ tiêu kế hoạch của năm trước và những thuận lợi, khó khăn trong việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường Hoa Kỳ đã được Công ty Cổ phần Thêu may Mỹ Đức phân tích, Công ty đã đưa ra định hướng chiến lược kinh doanh và mục tiêu phát triển cụ thể để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường Hoa Kỳ.

4.1.1 Mục tiêu phát triển của Công ty Cổ phần Thêu may Mỹ Đức trong giai đoạn tới

• Tận dụng những lợi thế từ nền sản xuất kinh doanh hiện tại để đạt doanh thu 60- 80 tỷ đồng đến năm 2025, bình quân doanh thu và kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng trên 15% mỗi năm, sản lượng sản xuất của Công ty đến năm 2025 đạt 30 triệu sản phẩm, đảm bảo hoạt động sản xuất bền vững

• Tổ chức đào tạo, tập huấn định kỳ nhằm nâng cao chuyên môn và kỹ năng cho đội ngũ cán bộ nhân viên Xây dựng các kế hoạch đào tạo chuyên sâu cho các chuyên viên kinh doanh, đội ngũ bán hàng, phát triển thị trường

• Không ngừng cải tiến mẫu mã, đa dạng chủng loại mặt hàng, phát triển danh mục sản phẩm chủ lực, song song với nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm thiểu tối đa các chi phí không cần thiết…

• Nâng cấp hệ thống máy móc, thiết bị công nghệ, ứng dụng mô hình tự động hóa trong sản xuất

• Nguồn nguyên vật liệu đầu vào với mức đảm bảo trên 85%, thay thế dần các nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngoài bằng nguyên liệu sản xuất trong nước.

• Trở thành một trong những doanh nghiệp xuất khẩu hàng may mặc hàng đầu tại Việt Nam, xây dựng ngành dệt may Việt Nam thành một ngành kinh tế quan trọng, sản xuất ra nhiều sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, đóng góp ngày càng nhiều cho ngân sách Nhà nước

Công ty luôn duy trì kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ chiếm hơn 20% tổng giá trị xuất khẩu của công ty, với mức tăng trưởng đều đặn theo từng năm Trong những năm tiếp theo, công ty sẽ tiếp tục xây dựng thương hiệu và nâng cao nhận diện thương hiệu cho các sản phẩm của mình trên thị trường toàn cầu Đồng thời, công ty sẽ có những bước tiến vững chắc để chiếm lĩnh thị phần trong ngành may mặc, không chỉ trong phạm vi các tỉnh/thành phố trong nước mà còn là thị trường quốc tế.

Hoa Kỳ mà còn cả các thị trường mới tiềm năng khác như ASEAN, EU, Canada…

• Phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ, chủ động tự cung tự cấp nguyên phụ liệu cho ngành công nghiệp may

4.1.2 Định hướng chiến lược kinh doanh mặt hàng may mặc của Công ty Cổ phần Thêu may Mỹ Đức tại thị trường Hoa Kỳ giai đoạn 2023-2025 Tập trung vào các mục tiêu trên, trong giai đoạn 2023-2025, Công ty Cổ phần Thêu may Mỹ Đức định hướng chiến lược thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng may mặc sang thị trường Hoa Kỳ theo những phương hướng cụ thể sau:

• Tăng cường công tác quản lý doanh nghiệp với bộ máy tổ chức đầy đủ các phòng ban chức năng Tiếp tục công tác và đưa ra các chính sách tuyển dụng để duy trì và phát triển nguồn nhân lực Đồng thời không ngừng đào tạo về kỹ năng, chuyên môn, nâng cao tay nghề cho cán bộ công nhân viên trong công ty, thu hút nguồn nhân lực giỏi nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên viên chất lượng cao, chuyên sâu về ngành, đáp ứng được yêu cầu của công việc Ngoài ra Công ty cũng sẽ ban hành các chính sách ưu đãi tốt nhất bảo vệ quyền lợi của người lao động

Có thể nói, nâng cao năng lực quản lý toàn diện, đầu tư các nguồn lực trọng tâm, tập trung hơn nữa vào việc phát triển yếu tố con người - đây là một trong những yếu tố then chốt để thực hiện thành công các nhiệm vụ trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế Từ đó xây dựng và phát triển thương hiệu Công ty, mở rộng hơn nữa thị trường ra nhiều khu vực trên thế giới.

• Sử dụng linh hoạt và có hiệu quả các nguồn vốn hiện có, bao gồm cả các nguồn vốn vay và doanh thu từ hoạt động tài chính, đảm bảo duy trì ổn định nguồn vốn cho các hoạt động sản xuất của Công ty Đây sẽ là tiền đề để Công ty vươn tầm thế mạnh, phát triển bền vững và đạt kế hoạch kinh doanh giai đoạn 2023-2025 của Công ty

• Tiếp tục đầu tư nâng cấp máy móc thiết bị, hiện đại hóa, tự động hóa nhằm đáp ứng nhu cầu hoạt động của các nhà máy, nâng cao hiệu quả sản xuất cũng như chất lượng sản phẩm phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng Đồng thời áp dụng quy trình quản lý sản xuất tinh gọn để đạt được tăng trưởng đột phá về sản lượng sản xuất

• Đa dạng hóa mặt hàng là một trong những chiến lược thúc đẩy mặt hàng may mặc sang thị trường Hoa Kỳ của Công ty Cổ phần Thêu may Mỹ Đức Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường Hoa Kỳ và thị hiếu người tiêu dùng tại thị trường này qua các giai đoạn để lựa chọn đầu tư phát triển sản phẩm mới, đổi mới mặt hàng, đa dạng hóa mẫu mã, kiểu dáng, chất liệu để làm phong phú cơ cấu mặt hàng may mặc xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ của Công ty nhằm tăng khả năng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng

• Về chất lượng sản phẩm, Công ty vẫn tiếp tục nâng cao chất lượng sản phẩm may mặc của mình và giám sát chặt chẽ khâu kiểm tra chất lượng để đảm bảo đáp ứng các yêu cầu về chất lượng đối với sản phẩm may mặc xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ Đồng thời phối hợp giữa chiến lược cạnh tranh về giá với chiến lược cạnh tranh bằng chất lượng sản phẩm nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh

• Xúc tiến các hoạt động xây dựng thương hiệu, đẩy mạnh các hoạt động tiếp thị, quảng bá sản phẩm nhằm gia tăng khả năng nhận diện thương hiệu Bên cạnh đó, tăng cường các chính sách thúc đẩy tiêu thụ các sản phẩm nhằm đạt được doanh số ổn định, kết hợp việc hỗ trợ các sản phẩm mới thâm nhập thị trường nhanh chóng thông qua các hình thức phù hợp và từng bước thay thế các sản phẩm không hiệu quả

Ngày đăng: 23/11/2023, 14:25

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Máy lập trình  3  Bảng số hóa  2 - Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng may mặc sang thị trường hoa kỳ của công ty cổ phần thêu may mỹ đức
y lập trình 3 Bảng số hóa 2 (Trang 51)
Hình 3.1: Logo Công ty Cổ phần Thêu may Mỹ Đức - Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng may mặc sang thị trường hoa kỳ của công ty cổ phần thêu may mỹ đức
Hình 3.1 Logo Công ty Cổ phần Thêu may Mỹ Đức (Trang 59)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w