1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hãy xác định nhận thức đúng đắn của mình về kết quả của đường lối giải phóng dân tộc năm 1945 là đúng đắn, không phải là một sự ăn may.

25 950 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 0,91 MB

Nội dung

Cách mạng tháng 8 là một trong những thắng lợi vẻ vang nhất trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Nó đã đưa nước ta từ một nước nửa thuộc địa, nửa phong kiến trở thành một nước tự do, độc lập. Đồng thời nó là kết quả của sự kết hợp giữa sự chuẩn bị chu đáo về lực lượng cách mạng và sự nắm bắt thời cơ chính xác, nhạy bén của Đảng ta. Thắng lợi này còn là minh chứng cho đường lối giải phóng dân tộc khoa học, đúng đắn của Đảng. Để biết được đường lối này khoa học và đúng đắn như thế nào, nhóm 3 chúng tôi xin đi sâu tìm hiểu đề tài: Hãy xác định nhận thức của mình về kết quả của đường lối giải phóng dân tộc năm 1945 là đúng đắn, không phải là một sự ăn may.

Trang 1

ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

Trang 2

-ĐỀ TÀI THẢO LUẬN

Hãy xác định nhận thức đúng đắn của

mình về kết quả của đường lối giải phóng dân tộc năm 1945 là đúng đắn, không phải

là một sự ăn may.

Trang 3

NỘI DUNG

Lời mở đầu

A Khái quát sự ra đời của ĐCSVN

B Đường lối giải phóng dân tộc

C Ý nghĩa thực tiễn

Kết luận

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Cách mạng tháng 8 là một trong những thắng lợi vẻ vang nhất trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta Nó đã đưa nước ta từ một nước nửa thuộc địa, nửa phong kiến trở thành một nước tự do, độc lập Đồng thời nó là kết quả của sự kết hợp giữa sự chuẩn bị chu đáo về lực lượng cách mạng và sự nắm bắt thời cơ chính xác, nhạy bén của Đảng ta Thắng lợi này còn là minh chứng cho đường lối giải phóng dân tộc khoa học, đúng đắn của Đảng

Để biết được đường lối này khoa học

và đúng đắn như thế nào, nhóm 3 chúng tôi xin đi sâu tìm hiểu đề tài: Hãy xác định nhận thức của mình về kết quả của đường lối giải phóng dân tộc năm 1945 là

Trang 5

A Sự ra đời của đảng Cộng Sản Việt nam và Cương

lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.

1.Sự ra đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam.

1.1 Hoàn cảnh lịch sử.

a Thế giới

Chủ nghĩa tư bản chuyển từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn độc quyền.Mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa với chủ nghĩa thực dân ngày càng gay gắt

Ngày 1/8/1914 chiến tranh thế giới thứ 1 bùng nổ, gây ra nhiều hậu quả đau thương

Xét về mặt lí luận thì xuất hiện Chủ Nghĩa Mác Lê Nin với tác phẩm “Tuyên ngôn của Đảng Cộng Sản năm 1848” ra đời

Năm 1917,Cách mạng tháng 10 Nga giành được thắng lợi,mở ra “Thời đại cách mạng chống đế quốc,thời đại giải phóng dân tộc

đã hoàn thành việc hợp nhất ba tổ chức cộng sản ở Việt nam

Giai cấp trong xã hội Việt Nam diễn ra quá trình phân hóa sâu sắc

Trước sự xâm lược của thực dân Pháp,phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc diễn

ra sôi nổi với các phong trào tiêu biểu như Phong trào Cần Vương(1885-1896), khởi nghĩa Yên Thế(Bắc Giang)… các phong trào này không thành công vì chưa có đường lối,phương pháp đúng đắn, từ bối cảnh đó xuất hiện phong trào yêu nước theo

khuynh hướng vô sản dẫn đến sự hình thành ba tổ chức cộng sản : Đông Dương

Cộng Sản Đảng(17/6/1929),An Nam Cộng Sản Đảng(Mùa thu 1929),An Nam Cộng Sản Liên Đoàn(9/1929)

Mặc dù đều giương cao ngọn cờ chống đế quốc,phong kiến nhưng ba tổ chức này hoạt động riêng rẽ,phân tán gây ảnh hưởng xấu đến phong trào cách mạng=>đòi hỏi phải thống nhất ba tổ chức chính trị và đến ngày 24/2/1930 Đảng Cộng Sản Việt nam đã hoàn thành việc hợp nhất ba tổ chức cộng sản ở Việt nam

Trang 6

2 Nội dung cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng tháng 2/1930.

Đường lối chiến lược:thực hiện cách mạng tư sản dân quyền và thổ địa cách mạng,thổ

địa cách mạng chống địa chủ phong kiến giành ruộng đất.Cách mạng tư sản dân quyền chống đế quốc giành độc lập

Lực lượng cách mạng:cần phải thu phục tất cả dân cày,người nghèo theo giai cấp vô

sản chống đế quốc và phong kiến.Cương lĩnh chỉ rõ,đối với giai cấp tiểu tư sản,phú nông,tiểu địa chủ…nếu chưa lộ rõ mặt phản cách mạng thì phải thu phục,lôi kéo họ về phía cách mạng,còn lộ rõ mặt phản cách mạng thì cương quyết tiêu diệt chúng

Lãnh đạo cách mạng:Xác định giai cấp vô sản là lực lượng lãnh đạo,Đảng Cộng Sản

Việt nam là đội tiên phong của giai cấp vô sản

Quan hệ quốc tế:Cương lĩnh xác định,Cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách

mạng thế giới,chống đói ngèo,chống chế độ phong kiến

Trang 7

B Đường lối giải phóng dân tộc của Đảng

Người Mỹ xếp thành hàng dài chờ nhận đồ cứu

tế ở thành phố New York năm 1932.

1.1 Hoàn cảnh lịch sử

Tình hình thế giới

 Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm

1929 – 1933 tàn phá kinh tế các nước tư bản chủ nghĩa.

 Giai cấp tư sản trút gánh nặng lên nhân dân trong nước và các nước thuộc địa gây ra mâu thuẫn gay gắt trong xã hội

 Liên Xô xây dựng CNXH nên đã phát triển toàn diện về mọi mặt Tính ưu việt của chế độ XHCN đã cổ vũ các dân tộc bị áp bức

và nhân dân lao động ở các nước tư bản vùng lên đấu tranh

 Tình hình trong nước:

 Công nhân thất nghiệp ngày càng đông, nông dân bị bần cùng, nạn đói xảy ra trầm trọng, viên chức bị sa thải hàng loạt,nhiều nhà tư sản dân tộc và tư sản nhỏ không tránh khỏi sa sút và phá sản

 Thực dân Pháp chống đỡ những tai họa của cuộc khủng hoảng bằng cách tăng cường bóc lột nhân dân gây ra mâu thuẫn gay gắt trong xã hội

1.Giai đoạn 1930-1935.

Trang 8

1.2 Chủ trương, đường lối của Đảng

1.2.1 Luận cương chính trị tháng 10 - 1930

Tháng 4/1930,Trần Phú được Quốc Tế Cộng Sản cử về nước hoạt động

Tháng 7/1930 Trần Phú được bổ sung vào ban chấp hành Trung ương Đảng

Tổng bí thư Trần Phú (1904 – 1931)

Từ ngày 14 đến 31-10-1930, Ban Chấp hành Trung ương họp Hội nghị lần thứ nhất tại Hương Cảng, Trung Quốc do Trần Phú chủ trì thông qua một số vấn đề quan trọng của Đảng

Trang 9

Nội dung cương lĩnh.

- Đã phân tích đặc điểm,tình hình xã hội thuộc địa nửa phong kiến và nêu lên

những vấn đề cơ bản của cách mạng tư sản dân quyền ở Đông Dương

- Chỉ rõ mâu thuẫn giai cấp diễn ra gay gắt giữa một bên là thợ thuyền,dân cày và

các phần tử lao khổ với một bên là địa chủ phong kiến và tư bản để quốc

- Phương hướng chiến lược của cách mạng: lúc đầu là CM tư sản dân quyền có

tính chất thổ địa và phản đế Sau khi CM dân quyền thắng lợi sẽ tiếp tục phát triển

bỏ qua thời kì tư bản mà tranh đấu thẳng lên con đường CNXH

- Nhiệm vụ của các mạng tư sản dân quyền là đánh đổ đế quốc,thực hiện cách

mạng ruộng đất triệt để và đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp Trong đó vấn đề thổ

địa là cái cốt của cách mạng tư sản dân quyền

- Lực lượng cách mạng: giai cấp vô sản, dân cày và các thành phần lao khổ ở đô thị

- Phương pháp cách mạng: ra sức chuẩn bị cho quần chúng về con đường võ trang bạo động để giành chính quyền

- Đoàn kết quốc tế: giai cấp vô sản Đông Dương phải đoàn kết gắn bó với giai cấp vô sản thế giới để mở rộng, tăng cường lực lượng cho đấu tranh CM ở Đông Dương

- Vai trò lãnh đạo của Đảng: sự lãnh đạo của Đảng là điều kiện cốt yếu cho thắng lợi

CM

Trang 10

 Ưu và nhược điểm của cương lĩnh

Ưu điểm: Luận cương chính trị khẳng định lại nhiều vấn đề căn bản thuộc về

chiến lược cách mạng mà chính cương vắn tắt và sách lược vắn tắt đã nêu ra

Nhược điểm: không nêu ra được mâu thuẫn chủ yếu là mâu thuẫn giữa dân tộc

Việt Nam và đế quốc Pháp,từ đó không đặt nhiệm vụ chống đế quốc lên hàng

đầu;đánh giá không đúng vai trò cách mạng của tầng lớp tiểu tư sản,phủ nhận

mặt tích cực của tư sản dân tộc và chưa thấy khả năng phân hóa lôi kéo một bộ

phận địa chủ vừa và nhỏ trong cách mạng giải phóng dân tộc

Trang 11

1.2.2 Chủ trương khôi phục tổ chức Đảng và phong trào cách mạng

Tranh vẽ tái hiện cao trào Xô Viết Nghệ

Tĩnh năm 1930 - 1931

Vừa mới ra đời, Đảng trở thành đội tiên phong lãnh đạo cách mạng, phát động được một phong trào cách mạng rộng lớn, mà đỉnh cao là Xôviết Nghệ Tĩnh Đế quốc Pháp và tay sai thẳng tay đàn áp, khủng bố khiến lực lượng của ta đã bị tổn thất lớn, phong trào lắng xuống

Thành quả lớn nhất của phong trào cách mạng 1930-1931 là: Khẳng định vai trò và khả năng lãnh đạo cách mạng của Đảng; hình thành khối liên minh công-nông trong đấu tranh cách

mạng; đem lại niềm tin vào Đảng, vào cách mạng cho nhân dân

Nhờ sự cố gắng phi thường của Đảng, được

sự giúp đỡ của Quốc tế Cộng sản, đến cuối

1934 đầu 1935 hệ thống tổ chức của Đảng

đã được khôi phục và phong trào quần chúng dần được nhen nhóm lại

Trang 12

1.3 Ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của phong trào cách mạng 1935.

 Bài học kinh nghiệm:Phong trào đã để lại cho Đảng ta nhiều bài học quý

báu về công tác tư tưởng,về xây dựng khổi liên minh công nông và mặt trận

dân tộc thống nhất,về tổ chức lãnh đạo quần chúng đấu tranh

Trang 13

2 Giai đoạn 1936 -1939

2.1 Hoàn cảnh lịch sử

Hitler-thủ tướng Đức Quốc Xã (phải)

và Mussolini-thủ tướng Phát xít Ý

Quang cảnh đại hội VII của Quốc tế Cộng sản

và G Đimitơrốp Tổng bí thư Ban chấp hành

Quốc tế Cộng sản

Trang 14

2.2 Chủ trương và nhận thức mới của Đảng 2.2.1 Chủ trương mới của Đảng

Tháng 7-1936, Ban Chấp hành Trung ương họp Hội nghị lần thứ hai tại Thượng Hải

(Trung Quốc) dưới sự chủ trì của Lê Hồng Phong và Hà Huy Tập Hội đã xác định 1

số vấn đề sau:

Chủ trương đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ: xét rằng cuộc vận động quần chúng

hiện thời chưa tới trình độ trực tiếp đánh đổ đế quốc Pháp trong khi đó yêu cầu cấp

thiết của nhân dân ta là tự do, dân chủ, cải thiện đời sống Đảng phải nắm lấy những

yêu cầu đó để phát động quần chúng đấu tranh, tạo tiền đề đưa cách mạng tiến lên

bước cao hơn sau này

Chỉ rõ kẻ thù trước mắt nguy hại nhất của nhân dân Đông Dương là bọn phản động

thuộc địa và bè lũ tay sai của chúng

Nhiệm vụ trước mắt là chống phát xít, chống chiến tranh đế quốc, chống bọn phản

động thuộc địa và tay sai, đòi tự do, dân chủ, cơm áo và hòa bình; lập Mặt trận nhân

dân phản đế cùng nhau tranh đấu để đòi những điều dân chủ đơn sơ

 Về đoàn kết quốc tế, phải đoàn kết chặt chẽ với giai cấp công nhân và Đảng Cộng

sản Pháp để chống lại bọn phát xít ở Pháp và bọn phản động thuộc địa

 Hình thức đấu tranh: công khai,nửa công khai, hợp pháp, nửa hợp pháp

Trong văn kiện Chung quanh vấn đề chiến sách mới công bố tháng 10-1936, Đảng nêu một quan điểm mới: "Cuộc dân tộc giải phóng không nhất thiết phải kết chặt với cuộc

cách mạng điền địa" Nhận thức này phù hợp với tinh thần trong Cương lĩnh cách mạng

đầu tiên của Đảng, bước đầu khắc phục hạn chế của Luận cương chính trị tháng 10-1930

Sự phát triển mạnh mẽ của phong trào quần chúng từ giữa năm 1936 trở đi khẳng định

sự chuyển hướng chỉ đạo cách mạng đúng đắn

Các Hội nghị lần thứ ba (tháng 3-1937) và lần thứ tư (tháng 9-1937) quyết định phải chuyển mạnh hơn nữa về phương pháp tổ chức và hoạt động của Đảng

Tháng 3-1938, Hội nghị Trung ương Đảng nhấn mạnh vấn đề lập mặt trận thống nhất dân chủ là nhiệm vụ trung tâm của Đảng trong giai đoạn hiện tại

Cuối năm 1938, Nguyễn ái Quốc trở lại Trung Quốc Bác đã nhắc nhở: "Chỉ trong đấu tranh và công tác hằng ngày, khi quần chúng rộng rãi thừa nhận chính sách đúng đắn và năng lực lãnh đạo của Đảng, thì Đảng mới giành được địa vị lãnh đạo"

Tháng 3-1939, Đảng ra bản Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản Đông Dương đối với thời

cuộc kêu gọi các tầng lớp nhân dân phải thống nhất hành động hơn nữa trong việc đòi các

quyền tự do dân chủ, chống nguy cơ chiến tranh đế quốc

2.2.2 Nhận thức mới của Đảng về mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ dân tộc và dân chủ.

Trang 15

2.3 Ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của phong trào cách mạng

1936-1939

 Ý nghĩa: Phong trào dân chủ 1936-1939 nói lên sức sống mãnh liệt của

Đảng và nhân dân ta, sau thời kỳ thoái trào, sau đợt khủng bố tào bạo của kẻ

thù đã nhanh chóng khôi phục được lực lượng và phát triển phong trào lên một

quy mô mới, rộng lớn hơn, với những hình thức tổ chức và đấu tranh phong

phú; buộc chính quyền thực dân phải nhượng bộ một số yêu sách về dân sinh,

dân chủ

 Bài học kinh nghiệm: Nó giúp cho quần chúng được tổ chức giác ngộ và rèn

luyện qua thực tiễn đấu tranh, trở thành lực lượng chính trị hùng hậu của cách

mạng; đội ngũ cán bộ, đảng viên có sự phát triển về số lượng và chất lượng;

Đảng ta thêm trưởng thành về chỉ đạo chiến lược và tích lũy thêm nhiều kinh

nghiệm quý báu về xây dựng Mặt trận dân tộc thống nhất; về kết hợp mục tiêu

chiến lược với mục tiêu trước mắt, về sử dụng các hình thức đấu tranh…

 Từ đây ta thấy được sự khác biệt,mâu thuẫn giữa luận cương và cương lĩnh

chính trị đã được giải quyết để từ đó đi đến thống nhất kẻ thù trước mắt cần

tiêu diệt là chống đế quốc trước Đồng thời phong trào dân chủ 1936- 1939

được coi là một bước diễn tập chuẩn bị lực lượng cho cuộc Tổng khởi nghĩa

tháng Tám sau này

Trang 16

3 Giai đoạn 1939 - 1945

3.1 Hoàn cảnh lịch sử

Quân Đức tràn khắp Ba Lan ngày

Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ và ngày càng lan rộng

Ở Đông Dương, thế lực phản động thuộc địa ngóc đầu dậy, thủ tiêu các quyền tự do, dân chủ; thi hành chính sách “Kinh tế chỉ huy” Khi Nhật vào Đông Dương, Pháp đầu hàng Nhật và cấu kết với Nhật để thống trị và bóc lột nhân dân Đông Dương, làm cho nhân dân Đông Dương phải chịu hai tầng áp bức

Mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với đế quốc xâm lược và tay sai phát triển vô cùng gay gắt Nhiệm vụ giải phóng dân tộc được đặt ra cấp thiết

Trang 17

3.2 Chủ trương của Đảng

3.2.1 Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương lần 6 tháng 11/1939

*Nội dung:

- Hội nghị nhận định tình hình Đông Dương và thế giới trên cơ sở đó xác định dự

báo Nhật vào Đông Dương và Pháp sẽ đầu hàng Nhật

- Đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu; tạm gác khẩu hiệu cách mạng

ruộng đất, chỉ tịch thu ruộng đất của đế quốc và địa chủ phản bội quyền lợi dân tộc,

chống tô cao, lãi nặng; thay khẩu hiệu lập chính quyền Xô viết công – nông – binh

bằng khẩu hiệu lập chính quyền dân chủ cộng hòa

- Phương pháp đấu tranh: chuyển từ đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ sang đấu

tranh trực tiếp đánh đổ chính quyền đế quốc và tay sai; từ hoạt động hợp pháp, nửa

hợp pháp sang hoạt động bí mật, bất hợp pháp

- Thành lập Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương thay cho Mặt trận

Dân chủ Đông Dương, nhằm tập hợp mọi lực lượng dân tộc chống đế quốc

Ý nghĩa: Đánh dấu sự chuyển hướng quan trọng, dương cao ngọn cờ giải phóng

dân tộc, đưa nhân dân bước vào giai đoạn trực tiếp vận động cứu nước

*Phương hướng

- Chuẩn bị lực lượng cho khởi nghĩa vu trang giành chính quyền

- Chuyển sinh hoạt của Đảng về nông thôn,củng cố xây dựng tổ chức Đảng

3.2.2 Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương lần 7 tháng 11/1940:

* Nội dung:

- Khẳng định chủ trương của hội nghị trung ương 6 là hoàn toàn đứng đắn

- Nhấn mạnh khởi nghĩa vũ trang

- Hội nghị các định kẻ thù của nhân dân Đông Dương là phát xít Nhật Pháp

*Phương pháp:

- Duy trì củng cố lực lượng du kích Bắc Sơn

- Ngày 13/1/1941 cuộc binh biến Đô Lương do đội Cung dẫn đầu nổ ra

3.2.3 Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (tháng 5/1941) do Nguyễn Ái Quốc chủ trì:

* Nội dung:

- Giải quyết mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ độc lập dân tộc và cách mạng ruộng đất, đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu và nhấn mạnh là nhiệm vụ “bức thiết

nhất”; tiếp tục tạm gác khẩu hiệu “cách mạng ruộng đất”, chỉ thực hiện khẩu hiệu

giảm tô, giảm tức, chia lại ruộng công

- Quyết định thành lập ở mỗi nước Đông Dương một mặt trận riêng Việt Nam độc

lập đồng minh (Việt Minh) là mặt trận đoàn kết dân tộc Việt Nam, không phân biệt

giai cấp, tầng lớp, dân tộc, tôn giáo tín ngưỡng

- Đề ra chủ trương khởi nghĩa vũ trang, coi chuẩn bị khởi nghĩa là nhiệm vụ trung

tâm của toàn Đảng toàn dân; chỉ rõ một cuộc tổng khởi nghĩa bùng nổ và thắng lợi

phải có đủ điều kiện chủ quan, khách quan và phải nổ ra đũng thời cơ; đi từ khởi

nghĩa từng phần lên tổng khởi nghĩa

* Phương pháp

- Hình thức khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa giành chính quyền

- Chủ trương xây dựng Đảng gấp rút đào tạo cán bộ chuyên môn

Trang 18

3.3 Ý nghĩa

 Hoàn chỉnh chủ trương chiến lược giải phóng dân tộc được đề ra tại Hội

nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 11/1939

 Khẳng định lại đường lối cách mạng giải phóng dân tộc đứng đắn trong

Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, đồng thời khắc phục triệt để những

hạn chế của Luận cương Chính trị tháng 10 – 1930

 Là sự chuẩn bị về đường lối và phương pháp cách mạng cho thắng lợi của

Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945

Ngày đăng: 21/06/2014, 10:56

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w