Kết hợp phương pháp dạy- học lấy người học làm trung tâm docx

6 581 4
Kết hợp phương pháp dạy- học lấy người học làm trung tâm docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Kết hợp phương pháp dạy- học lấy người học làm trung tâm 1. Thực chất phương pháp dạy học tích cực là gì? Cho đến nay, ở nước ta, vẫn còn có những ý kiến khác nhau về phương pháp dạy – học và cũng không phải đã hết ý kiến về việc có nên áp dụng phương pháp dạy- học tích cực hay không? Khái quát lại có ba loại ý liến như sau: - Loại ý kiến thứ nhất cho rằng, trong điều kiện hiện nay, do hạn chế về thời gian, hạn chế về nhận thức(Thầy giỏi về chuyên môn sẽ dạy giỏi; cái mà thầy dạy chỉ là nội dung; mục tiêu học tập chủ yếu là kiến thức); hạn chế về điều kiện cơ sở vật chất- kỹ thuật và chưa có cơ chế chính sách tạo động lực nên thuyết giảng vẫn là phương pháp của các phương pháp. Thuyết giảng- phương pháp thày truyền thụ, giảng giải để trò nghe rõ, ghi đầy đủ, khi thi có tư liệu trả bài theo thày, vẫn là phương pháp cơ bản nhất. - Loại ý kiến thứ hai cho rằng, chỉ nên áp dụng phương pháp dạy học mới trong điều kiện cho phép, chưa phải lúc tiến hành cuộc Ỏcách mạngÕ về phương pháp. Do quá quen với phương pháp truyền thống, nên không dễ gì thay đổi được. Bởi vậy chỉ cần cải tiến chính phương pháp thuyết giảng là đủ. - Loại ý kiến thứ ba cho rằng, trong thời đại công nghệ thông tin, toàn cầu hoá, lương tri thức mà nhân loại sáng tạo ra mỗi ngày một tăng theo cấp số nhân và càng chuyên sâu, nếu không có phương pháp tư duy mới sẽ không có khả năng tiếp nhận chưa nói gì sáng tạo ra tri thức mới. Hơn nữa kỹ thuật trợ giảng ngày càng hiện đại, người thày, nói đúng hơn sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo không thể đứng ngaòi với xu thế chung. Để thích ứng với yêu cầu của thời đại (thực ra từ thời cổ đại đã có), dòi hỏi cần phải đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của cả thày và trò- phương pháp dạy học tích cực. Vậy, phương pháp dạy học tích cực là gì, thực chất của phương pháp này là thế nào? làm thế nào để áp dụng hiệu quả phương pháp dạy- học tích cực, nhất là áp dụng vào dạy- học các môn khoa học Mác- Lênin? Khi nói về phương pháp day- học, người ta thường sử dụng những thuật ngữ khác nhau: Phương pháp dạy- học mới; phương pháp dạy- học lấy người học làm trung tâm; phương pháp dạy học hiện đại; phương pháp day- học tích cực Mặc dù sắc thái của các thuật nữ có khác nhau, theo chúng tôi, tất cả đều có chung một bản chất. Khi nói phương pháp dạy học mới, người ta thường muốn nhấn mạnh tới phương pháp dạy học khác với phương pháp truyền thống; khi nói phương pháp dạy- học hiện đại, người ta vừa muốn nhấn mạnh phương pháp dạy- học mới vừa muốn nhán mạnh việc sử dụng các phương tiện hiện đại theo chúng tôi, nên sử dụng thuật ngữ dạy học tích cực là phù hợp hơn cả, vừa nêu được thực chất vấn đề, thể hiện cả vai trò của chủ thể, vai trò của phương tiện vừa Ỏdung dịÕ, trách khuếch trương, hiểu sai thực chất. Có thể quan niệm, phương pháp dạy- học tích cực là: - Là sự khơi dậy, phát huy tính chủ động, tích cực của cả thày nhằm trau dồi tư duy sáng tạo và rèn trí thông minh trong quá trình chinh phục chân lý. - Là sự dạy và học mà trong đó thày là người tổ chức, định hướng, tạo điều kiện ; trò là người thực hiện, Ỏthi côngÕ - Là sự dạy và học nhằm đạt được cả ba mục tiêu: Kiến thức, kỹ năng và thái độ, trên cơ sở đánh giá, kiểm tra cả quá trình học tập và của từng môn học. - Là sự dạy và học mà trong đó có sử dụng hiệu quả những phương tiện kỹ thuật hiện đại. Một cách thất khái quát, có thể xem, phương pháp dạy học tích cực là phương pháp khơi dạy, phát huy tính chủ động, sáng tạo và tích cực của cả người dạy và người học, trong đó lấy người học làm trung tâm trên cơ sở phát huy vai trò định hướng, tổ chức của người thày, vai trò thực hiện, Ỏthi côngÕ của trò và sức mạnh của các phương tiện kỹ thuật hiện đại nhằm chinh phục chân lý trên cả ba phương diện: kiến thức, kỹ năng, thái độ. 2. Những trở ngại cần vượt qua để áp dụng phương pháp dạy- học tích cực Việc áp dụng phương pháp dạy- học tích cực là một Ỏcuộc cách mạngÕ trong nhận thức và hành động, bởi vậy, đây không phải là công việc dễ dàng. Để việc áp dụng phương pháp dạy học tích cực thành phổ biến và có hiệu quả cần vươt qua những rào cản sau: Thứ nhất, sự hạn chế về nhận thức trong quan niệm về dạy- học. Đã từ lâu với quan niệm cũ, người ta cho rằng, dạy học chủ yếu là nội dung; mục đích của dạy- học chủ yếu là rèn trí nhớ chứ không phải rèn trí thông minh. Với quan niệm như vậy, người ta đã quên điều Mác đã dạy: phương thức sản xuất này khác phương thức sản xuất kia không phải là ở chỗ sản xuất ra cái gì mà là sản xuất bằng cách nào. Thứ hai, sức ỳ truyền thống- sự ngại thay đổi thói quen, nhất là ở đội ngũ cán bộ cao tuổi. Đội ngũ cán bộ đã học tập, nhận thức và truyền đạt , bấy lâu nay, ổn định trong môi trường, phương pháp truyền thống, ngại thay đổi, ngại học tập, ứng dụng phương tiện kỹ thuật hiện đại. Thứ ba, có cơ, chế chính sách chưa khuyến khích, chưa tạo nên động lực cho việc áp dụng phương pháp dạy- học tích cực. Hiện tượng phổ biến hiện nay là phát động phong trào đổi mới phương pháp dạy học, song vẫnâch có cơ chế, chính sách đãi ngộ, khuyến khích người áp dụng phương pháp dạy- học tích cực Thứ tư, cơ sở vật chất, kỹ thuật hạn chế. Hầu hết các trường đại học và cao đẳng hiện nay còn thiếu nhiều các phòng thí nghiệm, các thiết bị phục vụ nghiên cứu, giảng dạy và học tập. Giảng đường hầu như chỉ có bảng đen, phấn trắng, các thiết bị như máy chiếu hắt- Overhaet, máy chiếu đa năng- Projector, bảng điện tử hầu như không có hoặc nhiều lắm cũng chỉ có một vài phòng; ngoài ra hệ thống bàn ghế cũng không được trang bị mới phục vụ việc dạy- học tích cực, bởi vậy, đã hạn chế không nhỏ đến việc áp dụng phương pháp dạy- học tích cực. Cơ sở vật chất thiếu cũng phải kể đến là hệ thống giáo trình, tư liệu không đáp ứng được nhu cầu đổi mới phương pháp dạy- học theo hướng tích cực hoá. Giáo trình thường được viết theo hướng Ỏchốt chặtÕ, đóng kín, khuyến khích người học thuộc bài chứ không khuyến khích tư duy sáng tạo. Theo GS Hồ Ngọc Đaị, Ỏhệ thống giáo trình hao hao như kinh thánh, thày dạy hao hao như linh mục còn trò học hao hao như tín đồÕ. Đổi mới phương pháp phải trên nền chương trình, giáo trình, phương pháp đánh giá kiểm tra đổi mới . dụng những thuật ngữ khác nhau: Phương pháp dạy- học mới; phương pháp dạy- học lấy người học làm trung tâm; phương pháp dạy học hiện đại; phương pháp day- học tích cực Mặc dù sắc thái của. Kết hợp phương pháp dạy- học lấy người học làm trung tâm 1. Thực chất phương pháp dạy học tích cực là gì? Cho đến nay, ở nước ta, vẫn còn có những ý kiến khác nhau về phương pháp. nói phương pháp dạy học mới, người ta thường muốn nhấn mạnh tới phương pháp dạy học khác với phương pháp truyền thống; khi nói phương pháp dạy- học hiện đại, người ta vừa muốn nhấn mạnh phương

Ngày đăng: 21/06/2014, 07:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan