1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

“Vận dụng kết hợp phương pháp dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ với quan sát trong môn Mĩ thuật ở Tiểu học”.

27 353 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 60,12 KB

Nội dung

Từ những năm 1980, chương trình cải cách giáo dục đã chính thức đưa Mĩ thuật vào giảng dạy cùng với những môn học khác ở bậc Tiểu Học nhưng vì nhiều lí do như thiếu đội ngũ giáo viên, chương trình chưa được biên soạn hoàn chỉnh, những khó khăn về cơ sở vật chất,… đã khiến cho việc giảng dạy Mĩ thuật chỉ dừng lại ở các vùng đô thị. Năm 1990 trở đi, môn Mĩ thuật dần được quan tâm hơn và vào năm 1996, môn học chính thức được phổ cập ở bậc Tiểu học trên phạm vi toàn quốc. Từ đó đến nay, chúng ta không ngừng đổi mới hoàn thiện chương trình giáo dục, đổi mới cả nội dung và phương pháp dạy học. Sự đổi mới về mục tiêu và nội dung dạy học, đòi hỏi phải có sự đổi mới về phương pháp dạy học. Đổi mới phương pháp dạy học là quá trình tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh. Dưới sự trực tiếp hướng dẫn chỉ đạo của giáo viên, học sinh tự giác chủ động tìm tòi, phát hiện, giải quyết nhiệm vụ nhận thức và có ý thức vận dụng linh hoạt, sáng tạo các kiến thức đã thu nhận được một cách có hiệu quả vào thực tế. Đổi mới phương pháp dạy học là yêu cầu cấp bách trong thời đại ngày nay và phương pháp làm việc theo nhóm là một trong những phương pháp dạy học đổi mới lấy học sinh làm trung tâm nhằm phát huy tính tích cực của học sinh. Cùng theo đó, ở Tiểu học các em học sinh rất hiếu động, tò mò, thích khám phá điều này cho thấy phương pháp quan sát trở thành một phương pháp chính.

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Từ những năm 1980, chương trình cải cách giáo dục đã chính thứcđưa Mĩ thuật vào giảng dạy cùng với những môn học khác ở bậc Tiểu Họcnhưng vì nhiều lí do như thiếu đội ngũ giáo viên, chương trình chưa đượcbiên soạn hoàn chỉnh, những khó khăn về cơ sở vật chất,… đã khiến choviệc giảng dạy Mĩ thuật chỉ dừng lại ở các vùng đô thị Năm 1990 trở đi,môn Mĩ thuật dần được quan tâm hơn và vào năm 1996, môn học chínhthức được phổ cập ở bậc Tiểu học trên phạm vi toàn quốc Từ đó đến nay,chúng ta không ngừng đổi mới hoàn thiện chương trình giáo dục, đổi mới

cả nội dung và phương pháp dạy học Sự đổi mới về mục tiêu và nội dungdạy học, đòi hỏi phải có sự đổi mới về phương pháp dạy học Đổi mớiphương pháp dạy học là quá trình tích cực hóa hoạt động học tập của họcsinh Dưới sự trực tiếp hướng dẫn chỉ đạo của giáo viên, học sinh tự giácchủ động tìm tòi, phát hiện, giải quyết nhiệm vụ nhận thức và có ý thứcvận dụng linh hoạt, sáng tạo các kiến thức đã thu nhận được một cách cóhiệu quả vào thực tế

Đổi mới phương pháp dạy học là yêu cầu cấp bách trong thời đạingày nay và phương pháp làm việc theo nhóm là một trong những phươngpháp dạy học đổi mới lấy học sinh làm trung tâm nhằm phát huy tính tíchcực của học sinh Cùng theo đó, ở Tiểu học các em học sinh rất hiếu động,

tò mò, thích khám phá điều này cho thấy phương pháp quan sát trở thànhmột phương pháp chính

Dạy học là một nghệ thuật, nhưng dạy nghệ thuật lại càng phải nghệthuật hơn Bản thân tôi nhận thấy phương pháp dạy học theo nhóm nhỏ làmột trong những phương pháp áp dụng rất hiệu quả vào việc dạy và học

Mĩ thuật, nó hình thành sự đoàn kết phấn đấu thi đua của từng cá nhân,từng nhóm học sinh trong tập thể lớp, kích thích học sinh tính tích cực suynghĩ, động não tiếp thu kiến thức một cách chủ động sáng tạo Mặt khác,

Trang 2

thời gian quy định 1 tiết học Mĩ thuật ở Tiểu học quy đinh từ 35 đến 40phút, nếu để một các nhân làm thì việc hoàn thành là rất khó, còn nếu cóhoàn thành cũng chỉ ở mức độ quá sơ sài.

Nhận thấy việc sử dụng phương pháp hợp tác theo nhóm và phươngpháp quan sát còn hạn chế và chưa phát huy được hết ưu điểm của nó vàvới mong muốn góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Mĩ thuật Vì

vậy tôi chọn đề tài: “Vận dụng kết hợp phương pháp dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ với quan sát trong môn Mĩ thuật ở Tiểu học”.

2 Mục đích nghiên cứu

Đề xuất quy trình kết hợp phương pháp quan sát với dạy học hợp táctrong nhóm nhỏ theo hướng đổi mới để nâng cao chất lượng dạy học

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lí luận của PPDH tích cực, PPDH hợp tác và PPDHquan sát

- Đặc điểm tâm lí học sinh tiểu học

- Nội dung chương trình môn mĩ thuật ở Tiểu học

- Đề xuất quy trình dạy học kết hợp phương pháp dạy học hợp tác theonhóm nhỏ với phương pháp quan sát trong môn Mĩ thuật ở Tiểu học

4 Giả thuyết khoa học

Nếu áp dụng kết hợp phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ vớiphương pháp quan sát một cách hợp lí, đúng cách có phối hợp với cácphương pháp dạy học tích cực khác sẽ góp phần tích cực hóa hoạt độngcủa học sinh, giúp các em chủ động, sáng tạo trong việc chiếm lĩnh kiếnthức cũng như hình thành các kĩ năng Từ đó góp phần nâng cao chấtlượng dạy học đồng thời hình thành và phát triển năng lực hành động , hợptác làm việc cho học sinh

5 Đối tượng nghiên cứu

Quy trình dạy học môn Mĩ thuật theo hướng phát huy tính tích cựccủa học sinh

6 Phạm vi nghiên cứu

Trang 3

- Tài liệu về Mĩ thuật và phương pháp dạy học Mĩ thuật

- Sách giáo khoa môn Mĩ thuật lớp 1,2,3,4,5

7 Khách thể nghiên cứu

Việc sử dụng kết hợp phương pháp dạy học hợp tác với phương pháp quansát trong dạy học môn Mĩ thuật ở Tiểu học

8 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu

- Phương pháp điều tra

- Phương pháp quan sát

- Thu thập thông tin

9 Cấu trúc của tiểu luận

Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nộidung chính cảu bài tiểu luận được trình bày qua 2 chương:

Chương 1: Cơ sở lí luận

Chương 2: Quy trình vận dụng kết hợp phương pháp dạy học hợp táctheo nhóm nhỏ với phương pháp quan sát trong môn Mĩ thuật ở Tiểu học

Trang 4

PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN

1.1 Khái quát về môn Mĩ thuật ở Tiểu học

1.1.1 Vị trí, mục tiêu chương trình môn Mĩ thuật ở trường Tiểu học

Vị trí: Dạy học ở trường Tiểu học là dạy học sinh nhận biết cái đẹp, tập

tạo ra sản phẩm có tính chất thẩm mỹ và vận dụng những hiểu biết về cái đẹpvào trong học tập, sinh hoạt, cuộc sống hàng ngày, góp phần xây dựng xã hộiphát triển văn minh Môn Mĩ thuật tạo điều kiện để học sinh tiếp xúc với cáiđẹp về đường nét, hình khối, màu sắc,… của thiên nhiên và đời sống conngười Môn Mĩ thuật còn hình thành ở học sinh năng lực quan sát, phân tíchphát triển khả năng tư duy trừu tượng, suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo và hỗ trợ cácmôn học khác, góp phần xây dựng con người lao động mới phục vụ cho sựnghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Dạy học Mĩ thuật ở trườngTiểu học có hệ thống sẽ thuận lợi cho giáo dục thẩm mỹ, giáo dục nghệ thuậttruyền thống và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc

Mục tiêu: Thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh:

- Giáo dục thẩm mỹ cho học sinh là nhiệm vụ chính của môn Mỹthuật.Tạo điều kiện cho học sinh tiếp xúc làm quen, cảm nhận được vẻ đẹpcủa thiên nhiên, của cuộc sống và của các sản phẩm Mĩ thuật

- Cung cấp cho học sinh những hiểu biết ban đầu về môn Mĩ thuật , giúpcác em hiểu biết về cái đẹp, hình thành và củng cố các kĩ năng cần thiết đểhọc sinh hoàn thành các bài tập của chương trình Đồng thời tạo điều kiện chohọc sinh học tập tốt hơn các môn học khác, góp phần xây dựng môi trườngthẩm mỹ cho xã hội

- Rèn luyện cho học sinh cách quan sát, khả năng tìm tòi, sáng tạo để gópphần hình thành phẩm chất người lao động mới

- Phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu Mĩ thuật học học sinh

1.1.2 Nội dung chương trình môn Mỹ thuật ở Tiểu học

Trang 5

Chương trình Mĩ thuật có các phân môn:

có nhiệm vụ rèn luyện tri giác thị giác và khả năng thể hiện đối tượng vẽ chohọc sinh

+ Nội dung: Rèn luyện nề nếp học vẽ như cách ngồi vẽ, cách cầm bút,cách sử dụng màu, cách trình bày hình vẽ lên trên trang giấy,… luôn đượcquán triệt từ lớp 1 đến lớp 5

Giai đoạn 1: Các em học vẽ các đường nét cơ bản và các đồ vật đơngiản có chiều dày không đáng kể Mẫu vẽ được đặt ở tư thế trực diện ngangtầm mắt ( nhìn thấy chiều cao và chiều ngang của mình, chưa yêu cầu vẽ phốicảnh)

Giai đoạn 2: Chủ yếu các ddood vật đơn giản nhưng yêu cầu thể hiệncao hơn Đã có yêu cầu vẽ phối cảnh và thể hiện sáng tối ( đậm nhạt) Mẫu vẽđặt chếch, dưới tầm mắt nhìn thấy 3 chiều của đồ vật: chiều cao, chiều ngang,chiều sâu

- Vẽ trang trí:

+ Nhiệm vụ: Làm cho học sinh nắm được các yếu tố tạo nên vẻ đẹp củatrang trí ( họa tiết, hình mảng màu sắc, bố cục) Biết cảm thụ vẻ đẹp của nghệthuật trang trí qua nhịp điệu của đường nét và họa tiết, qua sự phong phú củahình mảng, sự cân đối của bố cục và sự hài hòa của màu sắc Dạy cho họcsinh cách sáng tạo trang trí ( đơn giản) để các em có thể tạo ra một số sảnphẩm trang trí phục vụ cho học tập vfa sinh hoạt ( Trang trí sách vở, góc họctập, nhãn vở) học trang trí, thị hiếu thẩm mỹ được giáo dục và phát triển

+ Nội dung:

Trang 6

Giai đoạn 1: Học sinh tập sử dụng thước kẻ, bút chì, để vẽ các đườngnét cơ bản, vẽ các hình, kẻ các đường chéo, vẽ hoa lá đơn giản Tập chép một

số mẫu đơn giản để làm quen đường nét, nhịp điệu, bố cục trang trí và bướcđầu tập trang trí đường diềm, hình vuông, hình tròn.Tập gọi đúng tên các màu

cơ bản và tập tô màu

Giai đoạn 2: Các em tập sáng tạo họa tiết, tập trnag trí một số mẫu đơngiản ( đường diềm, hình vuông, hình tròn) Tập gọi tên các màu có trong hộp,tập pha màu, tập kẻ chữ

- Vẽ tranh:

+ Nhiệm vụ: Dạy cho học sinh biết cách thể hiện sự suy nghĩ cảu mình

về một đề tài bằng ngôn ngữ hội họa ( hình vẽ, màu sắc, bố cục) Bồi dưỡngcho các em khả năng nhận thức tác phẩm nghệ thuật, nâng caco trình độ thẩmmỹ

+ Nội dung:

Giai đoạn 1: Học sinh vẽ những đề tài gần gũi, đơn giản đối với các em.Chưa yêu cầu các em sắp xếp hình vẽ theo những nguyên tắc bố cục, chỉ cầncác em “ liệt kê” một số hình vẽ phù hợp với đề tài, màu sắc vẽ thoe tình cảmcủa các em

Giai đoạn 2: Học sinh vẫn vẽ các đề tài đơn giản, gần gũi và có thêmmột vài bài minh họa một ý truyện mà các em thích Bước đầu dạy cho các emcách sắp xếp bố cục tranh: mảng trọng tâm ( mảng chính) và các mảng khác( mảng phụ) Về không gian: người, cảnh vật ở gần thì vẽ to hơn người, cảnhvật ở xa Về màu sắc dung màu làm nổi trọng tâm ( mảng chính) ở gần tô màusáng, đậm, ở xa tô màu nhạt dần, biết sử dụng màu tối để diễn tả không gian

- Tập nặn tạo dáng

+ Nhiệm vụ: Giúp học sinh hiểu được đặc điểm, cấu trúc của mẫu vàphát huy được trí tưởng tượng , sáng tạo của bản thân, đồng thời hình thànhcho các em rèn luyện đôi tay khéo léo, yêu thích cái đẹp, cơ bản học sinh rènluyện khả năng tạo hình theo ý thích qua hình khối đơn giản của trái cây, convật và người

Trang 7

+ Nội dung: Giờ thường thức Mỹ thuật được bố trí từ lớp 1 đến lớp 5,giáo viên cần nắm vững được yêu cầu của chương trình để sưu tầm nhữngtranh có nội dung phù hợp với đặc điểm tâm lý của học sinh và đảm bảo vềnội dung và hình thức nghệ thuật.

*Lưu ý:

+ Mĩ thuật là môn học có kết cấu đồng tâm: kiến thức cơ bản được lặp

đi lặp lại nhưng nâng cao dần qua các bài tập ở các cấp học, vì thế có tính kếthừa, vừa có tính nâng cao

+ Các phân nhóm được sắp xếp đan xen, theo trình tự từ dễ đến khó để

có thể bổ sung, hỗ trợ lẫn nhau

Chương trình Mĩ thuật được chia 2 giai đoạn:

- Giai đoạn 1 (Lớp 1,2,3): Giai đoạn này gọi là Nghệ thuật (gồm

mĩ thuật, âm nhạc và thủ công)

+ Thời lượng cho giờ Mĩ thuật: 35 tiết/ Năm (1 tuần học 1 tiết, mỗi tiết

từ 35 đến 40 phút)

+ Học sinh không có sách giáo khoa nhưng có vở thực hành

+ Giáo viên có sách hướng dẫn

- Giai đoạn 2: Mĩ thuật lớp 4,5

+ Là môn học độc lập

+ Thời lượng: 35 tiết/năm ( 1 tuần học 1 tiết, mỗi tiết từ 35 đến 40phút)

Trang 8

+ Học sinh có sách giáo khoa và vở thực hành

+ Giáo viên có sách hướng dẫn

1.2 Một số đặc điểm tâm lý ở học sinh Tiểu học

- Đặc điểm nhận thức của học sinh Tiểu học

Tri giác mang tính đại thể, toàn bộ, ít đi sau vào chi tiết ( Lớp 1 và 2), tuynhiên trẻ cũng bắt đầu có khả năng phân tích tách dấu hiệu, chi tiết nhỏ củamột đối tượng nào đó Ví dụ: Trẻ khó phân biệt cây mía và cây sậy Tri giácthường gắn với hành động,với hoạt động thực tiễn: Trẻ phải cầm nắm, sờ mó

sự vật thì tri giác sẽ tốt hơn

Tri giác và đánh giá không gian, thời gian còn hạn chế: tri giác chưachính xác độ lớn của những vật quá lớn hoặc quá nhỏ, thí dụ trái đất to bằngmấy tỉnh Tri giác thời gian còn hạn chế hơn

Tư duy của trẻ mới đến trường là tư duy cụ thể, mang tính hình thức, dựavào đặc điểm bên ngoài Nhờ hoạt động học tập, tư duy dần mang tính kháiquát Khi khái quát, học sinh Tiểu học thường dựa vào chức năng và côngdụng của sự vật hiện tượng, trên cơ sở này chúng tiến hành phân loại, phânhạng Hoạt động phân tích tổng hợp còn sơ đẳng Việc học Tiếng Việt vàToán sẽ giúp các em biết phân tích và tổng hợp Trẻ thường gặp khó khăntrong việc thiết lập mối quan hệ nhân quả

Tưởng tượng còn tản mạn, ít có tổ chức, hình ảnh tượng tượng thì đơngiản, hay thay đổi.Tưởng tượng tái tạo từng bước hoàn thiện Ngoài ra, “ nóidối” là hiện tượng gắn liền với sự phát triển tưởng tượng ở trẻ

Chú ý không chủ định vẫn phát triển, chú ý có chủ định còn yếu và thiếubền vững Sự phát triển chú ý gắn liền với sự phát triển của hoạt động học tập.Trí nhớ trực quan hình tượng phát triển hơn trí nhớ từ ngữ logic Nhiềuhọc sinhTiểu học còn chưa biết tổ chức việc ghi nhớ có ý nghĩa mà có khuynhhướng phát triển trí nhớ máy móc Ghi nhớ gắn với mục đích đã giúp trẻ nhớnhanh hơn, lâu hơn và chính xác hơn

- Đặc điểm nhân cách của học sinh Tiểu học

+ Tính cách của học sinh Tiểu học: Nét tính cách của học sinh Tiểu

Trang 9

học mới hình thành nên chưa ổn định Hành vi của trẻ mang tính xung đột cao( bột phát), và ý chí còn thấp Tính cách điển hình của trẻ là hồn nhiên và cảtin, trẻ thích bắt chước hành vi của người xung quanh hay trên phim ảnh, họcsinh Tiểu học ở Việt Nam sớm có thái độ và thói quen tốt đối với lao động.

+ Nhu cầu nhận thức: đã phát triển khá rõ nét:Từ nhu cầu tìm hiểu

những sự hiện tượng riêng lẻ ( lớp 1 và lớp 2) đến nhu cầu phát hiện nhữngnguyên nhân, quy luật và các mối liên hệ, quan hệ (Lớp 3,4,5) Nhu cầu đọcsách phát triển cùng với việc phát triển kĩ xảo Cần phải hình thành nhu cầunhận thức cho trẻ ngay từ sớm

+ Đặc điểm đời sống tình cảm: Đối tượng gây cảm xúc cho học sinh

Tiểu học thường là sự vật hiện tượng cụ thể nên xúc cảm, tinnhf cảm của các

em gắn liền với đặc điểm trực quan, hình ảnh cụ thể Học sinh Tiểu học rất dễxúc cảm, xúc động và khó kìm hãm xúc cảm của mình Tình cảm của học sinhTiểu học còn mỏng manh, chưa bền vững, chưa sâu sắc, sự chuyển hóa cảmxúc nhanh

Việc hiểu đặc điểm tâm lí học sinh giữ vai trò quan trọng trong quátrình dạy học Nếu chúng ta tác động vào đối tượng mà không hiểu tâm lí củachúng thì cũng như ta đạp búa trên một thanh sắt nguội Chính vì vậy, trongquá trình dạy học giáo viên cần phải dựa vào những đặc điểm tâm lí đối tượng

để lựa chọn và xây dựng những phương pháp, phương tiện và hình thức dạyhọc phù hợp, có như thế để đổi mới PPDH mới mang lại hiệu quả như mongmuốn

1.3 Phương pháp dạy học tích cực theo hợp tác trong nhóm nhỏ

1.3.1 Một số khái niệm

- Phương pháp dạy học tích cực là phương pháp hướng tới việc tích cựchóa hoạt động nhận thức của người học, nghĩa là tập trung vào các hoạt độngcủa người học chứ không phải của người dạy

- Nhóm là tập hợp những cá thể từ hai người trở lên theo những nguyêntắc nhất định, có tác động lẫn nhau để cùng thực hiện một nhiệm vụ trong mộtthời gian xác định

Trang 10

- Nhóm học tập được lập ra với mục đích đã được xác định rõ ràng,chung cho cả nhóm, đó là việc học tập đạt kết quả cao hơn và hứng thú hơnkhi học riêng lẻ Nó có những đặc trưng sau:

+ Là một đơn vị, một bộ phận tập thể lớp học

+ Hoạt động nhóm được thống nhất với nhau bởi các thành viên cùngthực hiện một nhiệm vụ học tập, đây vừa là nguyên nhân vừa là điều kiện củanhóm học tập

+Các thành viên trong nhóm không chỉ liên kết với nhau về mặt tráchnhiệm mà còn có mối quan hệ về tình cảm, đạo đức, lối sống

-Phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ: là một trong nhữngphương pháp dạy học tích cực mang lại hiệu quả cao và đã được sử dụng rấtnhiều trong dạy học ở các nước trên thế giới, đặc biệt là các nước Ở ViệtNam,hiện nay, định hướng đổi mới phương pháp dạy học, đây là một trong baphương pháp dạy học tích cực cần được phát triển ở Tiểu học

Trong phương pháp này lớp học được chia thành các nhóm nhỏ,tùy mụcđích yêu cầu của vấn đề học tập, các nhóm được phân chia ngẫu nhiên hoặc cóchủ định, cố định hay thay đổi trong từng phần của tiết học, được giao cùngmột nhiệm vụ hay những nhiệm vụ khác nhau

Quy trình học tập nhóm có thể tóm tắt như sau: Sau khi giáo viên phânnhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm, học sinh được tự do quan sát, thảoluận và ghi chép lại Trong khi các nhóm làm việc, giáo viên tùy theo sự pháttriển của học sinh có thể hướng dẫn hay chỉ ra một số lỗi lầm để các em tự sửachữa Sau khi thảo luận các nhóm sẽ trình bày kết quả thảo luận giáo viên ghinhận, sửa chữa và tổng kết,học sinh ghi kết quả cuối cùng – đó là kiến thứccần lĩnh hội Như vậy trong phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ,hoạtđộng chính là hoạt động của học sinh, học sinh chủ động chiếm lĩnh kiến thức,giáo viên chỉ là người hướng dẫn, theo dõi và định hướng Chính vì thế,phương pháp này được xem là một trong những phương pháp có vai trò chủyếu nhằm phát huy cao độ tính tích cực, chủ động và sáng tạo của người học

Trang 11

1.3.2 Cơ cấu tổ chức và hoạt động theo phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ

-Đặc điểm:số lượng học sinh trong mỗi nhóm ít, cụ thể hai hoặc ba người

( nhóm rì rầm) hoặc bốn đến sáu người một nhóm Thuộc nhóm khácviệc( mỗi nhóm thực hiện một nhiệm vụ khác nhau phục vụ cho bài học).+ Ưu điểm: Mỗi các nhân đều phải nỗ lực, đều được giao một nhiệm vụ

và toàn nhóm phải phối hợp với nhau để hoàn thành công việc chung Thôngqua sự hợp tác, tìm tòi, nghiên cứu, thảo luận trong nhóm, ý kiến của mỗi cánhân sẽ được khẳng định, điều chỉnh hay bác bỏ Qua đó sẽ tạo được hứng thú

và sự tự tin trong học tập, tạo điều kiện cho các em rèn luyện năng lực làmviệc hợp tác

+ Nhược điểm: Đôi khi gây mất trật tự và có thể vẫn có một số thànhviên ỷ lại

1.3.2.1 Cơ cấu tổ chức

Một nhóm thường gồm có:

-Nhóm trưởng: Thường là người có kiến thức vững vàng, có năng lựclãnh đạo, làm nhiệm vụ phân công công việc, điều khiển hoạt động của nhóm,chỉ đạo việc thảo luận, rút ra kết luận cuối cùng và có thể sẽ báo cáo kết quảhoạt động của nhóm

-Thư kí: Tổng hợp và ghi chép kết quả báo cáo của các thành viên, ghicác hoạt động và kết quả hoạt động của nhóm, có thể nạp cho giáo viên nếugiáo viên yêu cầu

- Các thành viên: Tùy vào mục đích, nội dung và yêu cầu của nhiệm vụhọc tập được giao, các nhóm có thể có các cách phân công khác nhau: cácthành viên có thể thực hiện cùng một nhiệm vụ hoặc các nhiệm vụ khác nhau

1.3.2.2 Cách tổ chức hoạt động nhóm

Có thể thành lập nhóm theo nhiều tiêu chí khác nhau trong năm học đểtăng tính hứng thú trong quá trình học tập

Trang 12

Tiêu chí Cách thực hiện - Ưu , nhược điểm

Các nhóm gồm

những người tự

nguyện, chung

mối quan tâm

Ưu điểm: Đối với học sinh thì đây là cách dễ chịu nhất đểthành lập nhóm, đảm bảo công việc thành công nhanh nhất.Nhược điểm: Dễ tạo sự tách biệt giữa các nhóm trong lớp,

vì vậy cách tạo nhóm như thế này không nên là khả năngduy nhất

Nhược điểm: Nguy cơ có trục trặc tăng cao, học sinh phảisớm làm quen với việc đó để thấy rằng cách lập nhóm nhưvậy là bình thường

Nhóm ghép

hình

Xé nhỏ một bức tranh hoặc các tờ tài liệu cần xử lí, các họcsinh được phát mẫu xé nhỏ, những học sinh ghép thành bứctranh hoặc tờ tài liệu đó sẽ tạo thành nhóm

Ưu điểm: Cách tạo nhóm kiểu vui chơi, không gay ra sự đóiđịch, đối kháng

Nhược điểm: Cần một tí chi phí để chuẩn bị và cần nhiềuthời gian để tạo lập nhóm

định trong một

Các nhóm được duy trì trong một số tuần hoặc một sốtháng, các nhóm này thậm chí có thể được đặt tên riêng

Trang 13

thời gian dài Ưu điểm: Cách làm này đã được chứng tỏ tốt trong những

nhóm học tập có nhiều vấn đềNhược điểm: Sau khi đã quen nhau một thời gian dài thìviệc lập các nhóm mới sẽ khó khăn

Ưu điểm: Tất cả đều được lợi, những học sinh khá giỏi đảmnhận trách nhiệm, những học sinh yếu kém được giúp đỡ.Nhược điểm: Ngoài việc mất thời gian thì chỉ có ít nhượcđiểm, trừ phi những học sinh khá giỏi hướng dẫn sai

Phân chia theo

năng lực học

tập khác nhau

Những học sinh yếu hơn sẽ xử lí các bài tập cơ bản, nhữnghọc sinh đặc biệt giỏi sẽ nhận được thêm những bài tập bổsung

Ưu điểm: Học sinh có thể xác định mục đích của mình Vídụ: Ai bị điểm kém trong môn toán thì có thể tập trung vàomột số ít bài tập

Nhược điểm: Cách làm này dẫn đến kết quả là nhóm họctập cảm thấy bị chia thành những học sinh thông minh vànhững học sinh kém

Phân chia theo

các dạng học

tập

Được áp dụng thường xuyên khi học tập theo tình huống,những học sinh thích học tập với hình ảnh, âm thanh hoặcbiểu tượng sẽ nhận được những bài tập tương ứng

Ưu điểm: Học sinh sẽ biết các em thuộc dạng học tập nhưthế nào?

Nhược điểm: Học sinh chỉ học những gì mình thích và bỏqua những nội dụng khác

Ưu điểm: Tạo điều kiện học tập theo kinh nghiệm đối với

Ngày đăng: 02/10/2018, 21:23

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w