1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty cổ phần licogi 12

69 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Kinh Doanh Của Công Ty Cổ Phần Licogi 12
Tác giả Mai Thị Thu Huyền
Trường học Trường Đại Học
Chuyên ngành Quản Trị Kinh Doanh
Thể loại chuyên đề tốt nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 69
Dung lượng 156,62 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN (2)
    • 1.1. Tổng quan về vốn kinh doanh của doanh nghiệp (2)
      • 1.1.1. Khái niệm vốn kinh doanh (2)
      • 1.1.2. Phân loại vốn kinh doanh (3)
        • 1.1.2.1. Vốn cố định (3)
        • 1.1.2.2. Vốn lưu động (5)
    • 1.2. Nguồn hình thành vốn kinh doanh (8)
      • 1.2.1. Dựa vào quan hệ sở hữu vốn (8)
      • 1.2.2. Căn cứ vào thời gian huy động và sử dụng vốn (9)
      • 1.2.3. Căn cứ vào phạm vi huy động vốn (10)
    • 1.3. Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trong hoạt động SXKD (10)
      • 1.3.1. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh (11)
        • 1.3.1.1. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định (11)
        • 1.3.1.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động (12)
      • 1.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn tại doanh nghiệp (15)
        • 1.3.2.1. Những nhân tố khách quan (15)
        • 1.3.2.2. Những nhân tố chủ quan (16)
  • CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LICOGI 12 (20)
    • 2.1. TỔNG QUAN VỀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN LICOGI 12 (20)
      • 2.1.1. Một số nét khái quát về công ty cổ phần LICOGI 12 (20)
      • 2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần LICOGI 12 (20)
      • 2.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý và tổ chức sản xuất kinh doanh (22)
        • 2.1.3.1. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban, bộ phận (23)
        • 2.1.3.2. Đặc điểm bộ máy kế toán tại công ty cổ phần LICOGI 12 (25)
        • 2.1.3.5. Đặc điểm quy trình công nghệ (0)
      • 2.1.4. Ngành nghề kinh doanh (28)
    • 2.2. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VKD TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LICOGI 12 (29)
      • 2.2.1. Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh trong những năm gần đây (29)
      • 2.2.2. Phân tích tình hình và cơ cấu tài sản, nguồn vốn của Công ty trong giai đoạn 2008 – 2010 (32)
        • 2.2.2.1. Phân tích cơ cấu tài sản (32)
        • 2.2.2.2. Phân tích cơ cấu nguồn vốn (36)
      • 2.2.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng VKD tại công ty (39)
        • 2.2.3.1. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định (39)
        • 2.2.3.2. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động (41)
        • 2.2.3.3. Đánh giá tổng hợp hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty (45)
      • 2.2.4. Đánh giá về tình hình sử dụng vốn tại công ty (48)
        • 2.2.4.1. Những thành tích đạt được (48)
        • 2.2.4.2. Tồn tại và khó khăn cần khắc phục (50)
    • CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG (52)
      • 3.1. ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN TỚI (52)
        • 3.1.1. Mục tiêu chung (52)
        • 3.1.2. Mục tiêu cụ thể (53)
      • 3.2. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty Cổ phần LICOGI 12 (54)
        • 3.2.1. Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn kinh doanh (54)
          • 3.2.1.1. Chủ động xây dựng kế hoạch huy động vốn hợp lý (54)
          • 3.2.1.2. Thực hiện quản lý chặt chẽ các khoản phải thu, đẩy mạnh công tác thanh toán, bàn giao công trình (55)
          • 3.2.1.3. Hoàn thiện phương án sản xuất kinh doanh (56)
        • 3.2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh (56)
          • 3.2.2.1. Chủ động xây dựng kế hoạch sử dụng vốn (56)
          • 3.2.2.2. Thực hiện tốt công tác đấu thầu, nâng cao năng lực thẩm định dự án (57)
          • 3.2.2.3. Đầu tư đúng hướng TSCĐ, phát huy tối đa công suất máy móc, thiết bị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng VCĐ (57)
          • 3.2.2.4. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động (58)
          • 3.2.2.5. Tiết kiệm tối đa chi phí sản xuất kinh doanh (59)
          • 3.2.2.6. Tăng cường công tác quản trị tài chính doanh nghiệp (60)
      • 3.3. Một số kiến nghị, đề xuất (61)
        • 3.3.1. Kiến nghị đối với Nhà nước (61)
        • 3.3.2. Về phía Bộ xây dựng (63)
        • 3.3.3. Kiến nghị đối với Tổng công ty xây dựng và Phát triển hạ tầng (63)
  • KẾT LUẬN...................................................................................................................................64 (64)

Nội dung

CƠ SỞ LÝ LUẬN

Tổng quan về vốn kinh doanh của doanh nghiệp

1.1.1 Khái niệm vốn kinh doanh

Trong bất kỳ điều kiện kinh tế xã hội nào, đối với bất kỳ một doanh nghiệp hoạt động trên các lĩnh vực nào đi chăng nữa để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh luôn cần phải có các yếu tố cơ bản sau: Sức lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động Để có được các yếu tố này đòi hỏi các doanh nghiệp phải ứng ra một số vốn nhất định phù hợp với quy mô và điều kiện sản xuất kinh doanh của mình Quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra liên tục, không ngừng nghỉ do đó sự tuần hoàn của vốn kinh doanh cũng diễn ra liên tục, lặp đi lặp lại có tính chất chu kỳ tại thành sự chu chuyển của vốn kinh doanh.

Ta có thể rút ra khái niệm vốn kinh doanh như sau: Vốn kinh doanh của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ giá trị tài sản được huy động, sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục đích sinh lời. Đặc điểm của vốn kinh doanh

Trong nền kinh tế hàng hóa, vốn kinh doanh được biểu hiện dưới hai hình thức: hiện vật và giá trị.

 Vốn biểu hiện giá trị của toàn bộ tài sản của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định, là lượng giá trị thực của tài sản hữu hình và vô hình như nhà xưởng, máy móc, trang thiết bị, bản quyền, bằng sáng chế,

 Vốn có giá trị về mặt thời gian: Một đồng hôm nay có giá trị hơn giá trị đồng tiền ngày hôm sau Chính vì thế, khi đã đủ về lượng vốn kinh doanh cần phải được vận động nhằm mục đích sinh lợi.

 Mỗi đồng vốn phải gắn liền với một chủ sở hữu nhất định Nếu tồn tại những đồng vốn vô chủ tức là đã xảy ra sự chi tiêu lãng phí dẫn đến thất thoát vốn và sử dụng kém hiệu quả những đồng vốn đó.

 Tiền chỉ là dạng tiềm năng, là hình thái ban đầu của vốn Để trở thành vốn, thì tiền cần phải được đưa đi đầu tư, sản xuất kinh doanh và thu lợi. Đồng thời, vốn không ngừng được bảo toàn, bổ sung và phát triển để thực hiện việc tái sản xuất.

1.1.2 Phân loại vốn kinh doanh

Căn cứ vào đặc điểm chu chuyển vốn kinh doanh, có thể chia vốn kinh doanh thành hai loại: Vốn cố định và vốn lưu động.

Vốn cố định là số vốn ứng trước về những tư liệu sản xuất chủ yếu mà đặc điểm của nó là luân chuyển dần dần từng bộ phận giá trị vào sản phẩm mới cho đến khi tư liệu lao động hết thời hạn sử dụng thì vốn cố định mới hoàn thành một vòng luân chuyển.

Quy mô của vốn cố định quyết định đến quy mô của tài sản cố định Các đặc điểm, tính chất hoạt động của các tài sản cố định này lại ảnh hưởng trực tiếp tới công tác quản lý và sử dụng vốn cố định.

 Khái niệm tài sản cố định: Tài sản cố định là những tài sản có giá trị lớn, có thời gian sử dụng lâu dài cho các hoạt động của doanh nghiệp và phải thỏa mãn đồng thời các tiêu chuẩn của tài sản cố định.

 Đặc điểm luân chuyển của vốn cố định

- Tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào nhiều chu trình sản xuất kinh doanh; điều này là do đặc điểm của TSCĐ được sử dụng trong nhiều chu kỳ SXKD, trong thời gian dài.

- Phương thức luân chuyển giá trị: chuyển dịch dần dần từng phần vào giá trị sản phẩm được sản xuất ra trong các chu kỳ kinh doanh, tương ứng với phần giá trị hao mòn của TSCĐ.

- Toàn bộ giá trị của TSCĐ được bù đắp sau nhiều chu kỳ kinh doanh và khi đó vốn cố định cũng hoàn thành một vòng luân chuyển.

 Phân loại tài sản cố định

 Phương pháp thứ nhất: Phân loại tài sản cố định theo hình thái biểu hiện và công dụng kinh tế.

Phương pháp phân loại này giúp cho người quản lý thấy được cơ cấu đầu tư vào tài sản cố định theo hình thái biểu hiện; là căn cứ để quyết định đầu tư dài hạn hoặc điều chỉnh cơ cấu đầu tư thích hợp Theo phương pháp này, toàn bộ tài sản cố định của doanh nghiệp được chia làm hai loại: tài sản cố định hữu hình và tài sản cố định vô hình. o Tài sản cố định hữu hình: Là những tài sản cố định có hình thái vật chất cụ thể do doanh nghiệp sử dụng cho hoạt động kinh doanh. Thuộc loại này, căn cứ vào công dụng kinh tế có thể chia thành các nhóm như: nhà cửa, vật kiến trúc; máy móc, thiết bị; phương tiện vận tải; dụng cụ quản lý;…. o Tài sản cố định vô hình: Là những tài sản không có hình thái vật chất nhưng xác định được giá trị do doanh nghiệp quản lý và sử dụng trong các hoạt động sản xuất kinh doanh, cung cấp dich vụ hoặc cho các đối tượng khác thuê phù hợp với tiêu chuẩn tài sản cố định vô hình.

Tài sản cố định vô hình chỉ được thừa nhận khi xác định được giá trị của nó, thể hiện một lượng giá trị lớn đã được đầu tư có liên quan trực tiếp đến nhiều chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp Thông thường, tài sản cố định vô hình bao gồm các loại sau: Quyền sử dụng đất có thời hạn, bản quyền, bằng sáng chế, ….

 Phương pháp phân loại thứ hai: Phân loại TSCĐ theo mục đích sử dụng. o Tài sản cố định dùng cho mục đích kinh doanh: Là những tài sản cố định đang dùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh cơ bản và hoạt động sản xuất kinh doanh phụ của doanh nghiệp. o Tài sản cố định dùng cho mục đích phúc lợi, sự nghiệp, an ninh, quốc phòng: Là những tài sản cố định không mang tính chất sản xuất do doanh nghiệp quản lý, sử dụng cho các hoạt động phúc lợi, sự nghiệp và các hoạt động đảm bảo an ninh, quốc phòng.

Cách phân loại này giúp cho người quản lý doanh nghiệp thấy được kết cấu tài sản cố định theo mục đích sử dụng Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý và tính khấu hao tài sản cố định, có biện pháp quản lý phù hợp với mỗi loại tài sản cố định.

Nguồn hình thành vốn kinh doanh

Trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp có thể sử dụng nhiều nguồn vốn khác nhau để đáp ứng nhu cầu về vốn cho hoạt động kinh doanh Để tổ chức và lựa chọn cơ cấu, hình thức huy động vốn một cách thích hợp và hiệu quả ta có thể phân loại nguồn vốn theo các tiêu chí sau:

1.2.1 Dựa vào quan hệ sở hữu vốn

Dựa theo tiêu chí này, nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp được chia thành hai loại là: Vốn chủ sở hữu và nợ phải trả.

Vốn chủ sở hữu: Là nguồn vốn thuộc sở hữu của chủ doanh nghiệp Khi doanh nghiệp mới được thành lập thì nguồn vốn chủ sở hữu hình thành vốn điều lệ do chủ doanh nghiệp, các nhà đầu tư góp vốn để đầu tư, mua sắm các loại tài sản của doanh nghiệp Trong quá trình hoạt động, nguồn vốn chủ sở hữu được bổ sung từ lợi nhuận sau thuế và từ các quỹ của doanh nghiệp.

Nguồn vốn chủ sở hữu có ý nghĩa đặc biệt quan trong đối với quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Nó tạo điều kiện thuận lợi cho chủ doanh nghiệp có cơ sở để đưa ra các chính sách, quyết định trong kinh doanh một cách chủ động mà không phải tìm kiếm và phụ thuộc vào nguồn tài trợ bên ngoài Tuy nhiên nguồn vốn này thường bị hạn chế về quy mô nên đôi khi không thể đáp ứng nhu cầu về vốn cho sản xuất kinh doanh Mặt khác việc sử dụng nguồn vốn này không phải chịu sức ép về chi phí sử dụng vốn và có thể thiếu sự kiểm tra, giám sát hoặc tư vấn của các chuyên gia, tổ chức tài chính như trong sử dụng vốn đi vay, do đó có thể hiệu quả sử dụng vốn không cao hoặc có thể có những quyết định đầu tư không đúng đắn, chính xác.

 Các khoản nợ phải trả

Các khoản nợ phải trả: Là các khoản nợ phát sinh mà doanh nghiệp phải trả, phải thanh toán cho các chủ nợ bao gồm: các khoản nợ tiền vay (vay ngắn hạn, vay dài hạn, vay trong nước, vay nước ngoài); các khoản nợ phải trả cho người bán, cho Nhà nước; các khoản phải trả cho công nhân viên (tiền lương, phụ cấp, ) và các khoản phải trả khác Theo tính chất và thời hạn thanh toán, các khoản nợ phải trả bao gồm:

+ Nợ ngắn hạn: Là các khoản nợ mà doanh nghiệp phải trả cho chủ nợ trong một thời gian ngắn dưới một năm bao gồm các khoản mục như: vay ngắn hạn; phải trả cho người bán; thuế và các khoản phải nộp cho Nhà nước; các khoản phải trả, phải nộp khác,….

+ Nợ dài hạn: Là các khoản vốn mà doanh nghiệp nợ các chủ thể khác trên một năm mới phải hoàn trả bao gồm: các khoản vay dài hạn cho đầu tư phát triển; nợ thuê mua tài sản cố định; phát hành trái phiếu,….

+ Nợ khác: Là các khoản phải trả như nhận ký quỹ, ký cược dài hạn, các khoản chi phí phải trả khác.

Việc huy động vốn này rất quan trọng đối với doanh nghiệp để đảm bảo cung ứng đầy đủ, kịp thời cho sản xuất kinh doanh Sức ép về chi phí sử dụng vốn vay, thời hạn hoàn trả vốn sẽ thúc đẩy doanh nghiệp sử dụng vốn tiết kiệm và hiệu quả Tuy nhiên, việc sử dụng nguồn vốn này cũng có những mặt trái của nó Doanh nghiệp phụ thuộc vào nguồn vốn vay, tốn kém về chi phí, thời gian Mặt khác, nếu không tính toán chính xác và thận trọng thì hiệu quả kinh doanh và lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng bởi lãi suất tiền vay.

1.2.2 Căn cứ vào thời gian huy động và sử dụng vốn

Theo tiêu thức này, vốn kinh doanh được chia thành hai loại là: Nguồn vốn tạm thời (nguồn vốn ngắn hạn) và nguồn vốn thường xuyên (nguồn vốn dài hạn).

 Nguồn vốn tạm thời: Là nguồn vốn có tính chất ngắn hạn của doanh nghiệp, có thể sử dụng để đáp ứng nhu cầu thanh toán có tính chất tạm thời phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như vay ngắn hạn ngân hàng và các tổ chức tín dụng, các khoản nợ ngắn hạn khác.

 Nguồn vốn thường xuyên: Là nguồn vốn có tính chất ổn định mà doanh nghiệp có thể sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời gian dài Nguồn vốn này thường được sử dụng để đáp ứng nhu cầu đầu tư tài sản cố định và một phần tài sản lưu động tối thiểu thường xuyên và cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

1.2.3 Căn cứ vào phạm vi huy động vốn

 Nguồn vốn bên trong: Là nguồn vốn có thể huy động được từ chính các hoạt động bên trong của bản thân doanh nghiệp Vốn này có thể có được từ các nguồn như: lợi nhuận để lại của doanh nghiệp, các quỹ dự phòng, các khoản tiền thu được do nhượng bán, thanh lý tài sản cố định,… Đây là nguồn vốn quan trọng của doanh nghiệp, nó thể hiện khả năng tự tài trợ của doanh nghiệp trong hoạt động SXKD.

 Nguồn vốn bên ngoài: Là số vốn có thể huy động được từ bên ngoài doanh nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu hoạt động SXKD tăng thêm như vay ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng khác; thuê tài sản; phát hành trái phiếu,….

Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trong hoạt động SXKD

Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ khai thác, sử dụng và quản lý nguồn vốn làm cho đồng vốn sinh lời tối đa nhằm mục tiêu cuối cùng là tối đa hoá giá trị tài sản của chủ sở hữu.Hiệu quả sử dụng vốn được lượng hoá thông qua các chỉ tiêu về hiệu suất, hiệu quả sử dụng vốn cố định, vốn lưu động, mức sinh lời và tốc độ chu chuyển của vốn lưu động, Nó phản ánh mối quan hệ giữa đầu ra và đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh thông qua thước đo tiền tệ Do đó, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh là cơ sở quan trọng cho các chính sách sử dụng vốn của doanh nghiệp, góp phần giúp các doanh nghiệp phát triển bền vững.

1.3.1 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh

1.3.1.1 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định

Vốn cố định là vốn đầu tư ứng trước về tài sản cố định và sau một thời gian dài mới thu hồi được Do vậy, việc sử dụng tốt vốn cố định hiện có là vấn đề có ý nghĩa kinh tế rất lớn, ảnh hưởng trực tiếp tới sự tăng trưởng của doanh nghiệp Để đánh giá hiệu quả sử dụng VCĐ ta thường sử dụng một số chỉ tiêu chủ yếu sau:

 Hiệu suất sử dụng vốn cố định

DTT về bán hàng và cung cấp dịch vụ

Hiệu suất sử dụng VCĐ =

Số dư bình quân về VCĐ

Chỉ tiêu này phản ánh cứ 100 đồng vốn cố định có thể tham gia tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần bán hàng trong kỳ.

* Hiệu suất sử dụng tài sản cố định

DTT về bán hàng và cung cấp dịch vụ

Hiệu suất sử dụng TSCĐ =

Nguyên giá TSCĐ bình quân trong kỳ

Chỉ tiêu trên phản ánh một đồng tài sản cố định trong kỳ tham gia tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần.

 Hệ số huy động vốn cố định

Hệ số huy động vốn cố định phản ánh mức độ huy động vốn cố định hiện có vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp Công thức xác định như sau:

Số VCĐ đang dùng trong hoạt động kinh doanh

Hệ số huy động VCĐ =

Số VCĐ hiện có của doanh nghiệp

 Hệ số hàm lượng vốn cố định

Số VCĐ bình quân sử dụng trong kỳ

Hàm lượng vốn cố định phản ánh một đồng vốn cố định đầu tư mua sắm tài sản cố định và sử dụng chúng thì tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần.

 Tỷ suất lợi nhuận vốn cố định

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn cố định trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước (sau) thuế Hiệu quả sử dụng vốn cố định được xác định như sau:

Lợi nhuận sau thuế (trước thuế)

Tỷ suất lợi nhuận VCĐ = x 100%

VCD bình quân trong kỳ

 Hệ số hao mòn TSCĐ

Số khấu hao lũy kế tới thời điểm đánh giá

Hệ số hao mòn TSCĐ =

Tổng nguyên giá TSCĐ ở thời điểm đánh giá

Chỉ tiêu này một mặt phản ánh mức độ hao mòn của tài sản cố định trong doanh nghiệp Mặt khác, nó phản ánh tổng quát tình trạng năng lực còn lại của tài sản cố định cũng như vốn cố định tại thời điểm đánh giá.

1.3.1.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động

 Vòng quay vốn lưu động

Chỉ tiêu này phản ánh số vòng quay vốn lưu động thực hiện được trong một kỳ kinh doanh Số vòng quay càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn càng cao và ngược lại số vòng quay VLĐ càng thấp thì hiệu quả sử dụngVLĐ càng thấp.

Doanh thu thuần trong kỳ Vòng quay VLĐ =

VLĐ bình quân trong kỳ

 Số ngày một vòng quay vốn lưu động

Chỉ tiêu này cho biết tốc độ luân chuyển vốn lưu động là nhanh hay chậm.

Kỳ luân chuyển VLĐ = Vòng quay VLĐ

 Hàm lượng vốn lưu động (mức đảm nhận vốn lưu động)

Phản ánh số vốn lưu động cần thiết để tạo ra được một đồng doanh thu.

VLĐ bình quân trong kỳ Hàm lượng VLĐ =

Doanh thu thuần trong kỳ

 Tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động

Tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động phản ánh, cứ một đồng vốn lưu động tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước (sau) thuế Công thức xác định như sau:

Doanh thu thuần trong kỳ Vòng quay VLĐ =

VLĐ bình quân trong kỳ

 Mức tiết kiệm VLĐ do tăng tốc độ luân chuyển vốn

Chỉ tiêu này phản ánh số VLĐ có thể tiết kiệm được do tăng tốc độ luân chuyển VLĐ so với kỳ gốc.

Vtk: Số VLĐ có thể tiết kiệm hay phải tăng thêm do ảnh hưởng của tốc độ luân chuyển VLĐ kỳ so sánh so với kỳ gốc.

K1, K0: Là kỳ luân chuyển VLĐ kỳ so sánh, kỳ gốc.

M1 : Tổng mức luân chuyển VLĐ kỳ so sánh.

1.3.1.3 Các chỉ tiêu tổng hợp đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh

 Vòng quay toàn bộ vốn kinh doanh

Chỉ tiêu này phản ánh, một đồng vốn kinh doanh bỏ vào hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu sau một kỳ kinh doanh.

Vòng quay toàn bộ vốn = x 100%

Vốn kinh doanh bình quân

 Tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh

Chỉ tiêu này cho phép đánh giá khả năng sinh lời của một đồng vốn kinh doanh Một đồng vốn kinh doanh bình quân sử dụng trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.

Công thức xác định như sau:

Lợi nhuận sau thuế (trước thuế)

Tỷ suất lợi nhuận VKD = x 100%

VKD bình quân trong kỳ

 Khả năng sinh lời tổng tài sản

Hệ số khả năng sinh lời tổng tài sản phản ánh, cứ 100 đồng tài sản hiện có trong doanh nghiệp đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận.

Lợi nhuận trước thuế và lãi vay

Tỷ suất lợi nhuận tổng tài sản =

Tổng tài sản bình quân trong kỳ

 Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn chủ sở hữu bình quân sử dụng trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế cho chủ sở hữu.

Tỷ suất lợi nhuận VCSH = Vốn chủ sở hữu bình quân

1.3.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn tại doanh nghiệp

Khi đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp ta cần xem xét tới các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp Ta có thể xem xét những nhân tố đó theo hai khía cạnh: khách quan và chủ quan.

1.3.2.1 Những nhân tố khách quan

 Đặc thù ngành kinh doanh

Mỗi ngành sản xuất kinh doanh có những đặc điểm khác nhau như: tính chất ngành nghề, tính thời vụ, chu kỳ kinh doanh,… Quy mô, cơ cấu vốn khác nhau sẽ ảnh hưởng tới tốc độ luân chuyển vốn, phương pháp đầu tư, thể thức thanh toán chi trả, do đó ảnh hưởng tới doanh thu và lợi nhuận cũng như hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp.

 Thị trường và sự cạnh tranh

Nền kinh tế ổn định hay biến động sẽ có những ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đến hiệu quả sử dụng vốn Cùng với đó, đối thủ cạnh tranh cũng là vấn đề quan trọng cần được xem xét khi nghiên cứu thị trường.

 Cơ chế quản lý và các chính sách kinh tế của Nhà nước

Trong nền kinh tế thị trường tất cả các doanh nghiệp đều được tự do lựa chọn ngành nghề kinh doanh theo quy định của pháp luật và khả năng của mình Nhà nước tạo hành lang pháp lý và môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh theo ngành nghề mà mình đã đăng kí kinh doanh và hướng các hoạt động đó theo chính sách quản lý kinh tế vĩ mô.

 Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LICOGI 12

TỔNG QUAN VỀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN LICOGI 12

2.1.1 Một số nét khái quát về công ty cổ phần LICOGI 12

Công ty cổ phần LICOGI 12, tiền thân là Xí nghiệp cơ giới và xây lắp số

12, trực thuộc Liên hiệp các Xí nghiệp thi công cơ giới – Bộ xây dựng được thành lập theo Quyết định 053A/BXD - TCLĐ ngày 20 tháng 2 năm 1993 của

 Tên thường gọi của Công ty: Công ty Cổ phần LICOGI 12.

 Tên giao dịch bằng tiếng anh: LICOGI 12 Joint Stock Company.

 Tên viết tắt: LICOGI 12., JSC.

 Đơn vị quản lý: Tổng công ty xây dựng và Phát triển hạ tầng.

 Trụ sở chính: C1-3 đường Giải Phóng, Phương Liệt, quận Thanh Xuân, Hà Nội.

 Website: www.licogi12.com Công ty hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số

0103006456 ngày 07/01/2005 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp.

Công ty Cổ phần LICOGI 12 là Công ty cổ phần hoá từ doanh nghiệp Nhà nước là Công ty cơ giới và xây lắp số 12 trực thuộc Tổng công ty xây dựng và Phát triển hạ tầng LICOGI - Bộ xây dựng theo quyết định số 1523/QĐ-BXD ngày 29/09/2004 của Bộ xây dựng.

2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần LICOGI 12

 Thành lập ngày 24/2/1981 là doanh nghiệp nhà nước với tên gọi Xí nghiệp thi công cơ giới số 12 tại Hoà Bình Nhiệm vụ chính là tham gia thi công các hạng mục chính của nhà máy thuỷ điện Hoà Bình Với đội ngũ trên

1500 CBCNV trong đó có hàng trăm kỹ sư, hàng ngàn công nhân kỹ thuật lành nghề được trang bị ô tô, máy đào, máy ủi hạng nặng của Liên Xô và các nước Đông Âu Trong 10 năm (1981 -1991) Xí nghiệp đã khoan nổ, phá đá, đào, vận chuyển hàng chục triệu mét khối đất đá, đắp đập lõi đất - tuyến năng lượng nhà máy thủy điện Hoà Bình.

Năm 1990: công ty đổi tên thành Xí nghiệp Cơ giới và xây lắp số 12.

 Theo QĐ số 01 BXD – TCLĐ ngày 2/1/1995: Đổi tên thành Công ty Cơ giới và Xây lắp số 12 và chuyển trụ sở về Hà Nội. Đây là giai đoạn chuyển mình của nền kinh tế nước nhà từ kinh tế kế hoạch hoá sang nền kinh tế thị trường Công ty cơ giới và xây lắp số 12 đã nhanh chóng chuyển hướng kinh doanh, đa dạng hóa ngành nghề, tổ chức lại đội ngũ nhân sự, đầu tư nâng cấp máy móc, thiết bị, từng bước chiếm lĩnh thị trường, tham gia thi công nhiều công trình lớn nhỏ thuộc nhiều ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước như thuỷ điện, nhiệt điện, các công trình giao thông, thuỷ lợi, các nhà máy, khu công nghiệp, các khu đô thị, công sở và các công trình dân dụng, ….

 Tháng 9/2004: Cổ phần hoá, chuyển thành Công ty Cổ phần Cơ giới và Xây lắp số 12 trực thuộc Tổng Công ty Xây dựng và Phát triển hạ tầng - LICOGI.

 Tháng 8/2006: Đổi tên thành Công ty Cổ phần LICOGI 12.

 Tháng 1/2010: Tập đoàn công nghiệp xây dựng Việt Nam (VNIC) được thành lập, LICOGI 12 trở thành công ty liên kết.

Từ những buổi đầu thành lập với rất nhiều khó khăn, vất vả, đội ngũ nhân lực còn yếu, lao động có trình độ cao còn thiếu, năng lực cạnh tranh trên thị trường có những hạn chế nhất định Nhưng cho tới nay, trải qua hơn 1/4 thế kỷ xây dựng và phát triển; Công ty Cổ phần LICOGI 12 đã khẳng định được vị thế của mình trong Tổng công ty nói riêng và trong ngành xây dựng nước nhà nói chung LICOGI 12 đã đảm nhận và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao Các công trình có thể kể tới như:

 Công trình thủy điện: Nhà máy thủy điện Đồng Nai 5, nhà máy thủy điện Sơn La, nhà máy thủy điện Đakmi 4,…

 Công trình giao thông: Đường Hồ Chí Minh đoạn Pắc Bó – Cao Bằng; hạ tầng kỹ thuật và đường nội bộ khu CN Bắc Thăng Long Hà Nội; khu CN Vĩnh Tuy – Thanh Trì – Hà Nội,…

 Công trình thủy lợi: Cảng Cái Lân mở rộng – Quảng Ninh; đê chắn song Nhà máy lọc dầu Dung Quất – Quảng Ngãi,…

 Công trình dân dụng và công nghiệp: Tòa nhà LICOGI 12 (LICOGI

12 làm chủ đầu tư); khu đô thị thương mại và dịch vụ Văn Giang – Ecopark,

 Xử lý nền móng: khoan cọc nhồi nhà máy xi măng Hoàng Mai (cọc F800, F1200, sâu TB 45m), Khoan cọc nhồi cầu vượt nút giao thông Pháp Vân – Hà Nội (cọc F1000, F1500, sâu 40m), ….

Bên cạnh đó, công ty đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng nhiều danh hiệu cao quý như:

- Huân chương lao động hạng hai năm 1995.

- Huân chương lao động hạng nhất năm 1998.

- Cờ thi đua xuất sắc toàn quốc năm 2003, 2006.

- Cờ thi đua xuất sắc ngành xây dựng năm 2001,2002,2004,2005,2007.

- Nhiều bằng khen của Thủ tướng chính phủ, Bộ trưởng Bộ xây dựng, Tổng liên đoàn lao động và công đoàn xây dựng Việt Nam.

- Nhiều công trình do công ty thi công đạt huy chương vàng chất lượng.

2.1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý và tổ chức sản xuất kinh doanh

Trải qua 30 năm xây dựng, phát triển và trưởng thành, ngày nay Công ty

Cổ phần LICOGI 12 đã có đội ngũ hùng hậu với 776 CBCNV Trong đó có

83 kỹ sư, cử nhân, cán bộ kỹ thuật và gần 693 công nhân, thợ lái máy lành nghề Bên cạnh đó có 40,2% kỹ sư, cử nhân có kinh nghiệm làm việc từ 5 –

10 năm; kinh nghiệm trên 10 năm là 32,5% và công nhân tay nghề có kinh nghiệm từ 5 – 10năm chiếm tỷ lệ 64,9%. ĐẠI HỘI ĐỒNG

BAN KIỂM SOÁT HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

TỔNG GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH

Các đội xây dựng số 1-10

2.1.3.1 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban, bộ phận

Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty cổ phần LICOGI 12

(Nguồn: Phòng Tài chính, kế toán Công ty cổ phần LICOGI 12)

* Hội đồng quản trị: Là tổ chức quản lý của công ty, có quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty.

* Ban kiểm soát: Gồm 3 thành viên có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong quản lý điều hành hoạt động kinh doanh, ghi chép sổ sách kế toán, BCTC, hội đồng quản trị và các quy định, điều lệ của công ty Kiến nghị biện pháp bổ sung, sửa đổi, cải tiến cơ cấu tổ chức quản lý điều hành hoạt động kinh doanh.

* Tổng giám đốc điều hành: Là người có quyền điều hành mọi hoạt động hàng ngày của công ty; trực tiếp chỉ đạo các phòng ban, công tác tổ chức cán bộ và chịu trách nhiệm trước HĐQT về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.

* Phó tổng giám đốc phụ trách tài chính kế toán: Là người giúp việc cho

Tổng giám đốc, chỉ đạo toàn bộ công tác tài chính kế toán của công ty Chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về việc tổ chức thực hiện các quy chế, quy định tài chính của Nhà nước và Tổng công ty trong lĩnh vực tài chính.

* Phó tổng giám đốc phụ trách cơ giới vật tư: Là người chỉ đạo toàn bộ công tác cơ giới, vật tư xưởng sửa chữa và quản lý cơ giới ngành dọc từ công ty trở xuống xí nghiệp, đội, công trường để thực hiện công tác quản lý.

* Phó tổng giám đốc phụ trách kỹ thuật thi công và chất lượng: Là người điều hành các công việc về thi công, quản lý chất lượng các công trình đảm bảo an toàn lao động vệ sinh môi trường và thực hiện một số công việc đột xuất mà Tổng giám đốc uỷ quyền giải quyết.

* Phòng tổ chức hành chính: Là phòng nghiệp vụ dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng giám đốc công ty, có chức năng tham mưu cho Tổng giám đốc và tổ chức thực hiện công tác tổ chức quản trị nhân sự.

TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VKD TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LICOGI 12

2.2.1 Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh trong những năm gần đây

Bảng 2.1: Bảng báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty LICOGI 12 Đơn vị: triệu đồng)

2010 So với năm 2008 So với năm 2009

(Tr.đ) ( %) (Tr.đ) (%) DTBH&CCDV 265.558 286.799 316.195 21.241 7,998 29.396 10,25 Các khoản giảm trừ 0 164 0 164 -164

DTT BH&CCDV 265.558 286.635 316.195 21.241 7,998 29.560 10,31 Giá vốn hàng bán 245.256 260.041 286.870 14.785 6,03 26.829 10,32

LN gộp BH&CCDV 20.302 26.594 29.325 6.292 30,99 2.731 10,27 Doanh thu HĐTC 1.422 183 5.304 -1.239 - 87,13 5.121 2798,4 Chi phí tài chính 20.034 10.351 10.792 -9.683 - 48,33 441 4,26

Chi phí bán hàng 0 0 0 0 0 0 0 Chi phí QLDN 7.071 9.023 12.761 1.952 27,61 3.738 41,43

LN thuần từ BH (5.381) 7.403 11.076 12.784 237,58 3.673 49,62 Thu nhập khác 893 3.129 1.056 2.236 250,39 - 2.073 - 66,25 Chi phí khác 164 2.200 201 2.036 1241,5 - 1.999 - 90,86

(Nguồn: BCKQKD năm 2008 và BCKQKD hợp nhất năm 2009, 2010)

Qua các con số trên bảng BCKQKD năm 2008 và BCKQKD hợp nhất năm 2009, 2010 nhìn chung doanh thu từ hoạt động SXKD của công ty có xu hướng tăng dần qua các năm Cụ thể, doanh thu thuần về bán hàng và cung ứng dịch vụ năm 2009 đạt 286.635 triệu đồng tăng so với năm 2008 là 21.241 triệu đồng tương ứng với 7,998% Con số này trong năm 2010 là 316.195 triệu đồng tăng so với năm 2009 là 10,31% (tương ứng 29.560 triệu đồng).

Từ BCKQKD năm 2008 và BCKQKD hợp nhất năm 2009, 2010 ta có bảng 2.2 sau đây thể hiện sự thay đổi và cơ cấu các khoản thu nhập của Công ty Cổ phần LICOGI 12 trong ba năm 2008 – 2010.

Bảng 2.2: Bảng so sánh về các khoản thu nhập của LICOGI 12

2010 DTT từ BH 268.635 316.195 47.560 17,70 98,78 98,03 Doanh thu HĐTC 183 5.304 5.121 2.798,361 0,067 1,64 Thu nhập khác 3.129 1.056 -2.073 -66,25 1,15 0,33 Tổng doanh thu 271.947 322.555 50.608 18,61 100% 100%

(Nguồn: BCKQKD hợp nhất năm 2009, 2010_P Tài chính – Kế toán)

Bảng phân tích 2.2 cho thấy, trong hai năm 2009, 2010 tuyệt đại bộ phận thu nhập của công ty đều có nguồn gốc từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ (chiếm khoảng 98%) tổng doanh thu và thu nhập khác Tiếp theo, hoạt động tài chính năm 2010 mang lại doanh thu chiếm gần 2% tổng doanh thu và thu nhập khác Điều này cho thấy, vai trò của hoạt động tài chính đã có sự gia tăng nhưng bên cạnh đó chi phí cho hoạt động này lại quá lớn Đây là một yếu tố bất lợi mà công ty cần quan tâm, xem xét vì nó ảnh hưởng rất nhiều tới lợi nhuận của công ty Nhìn chung, với cơ cấu doanh thu như trên vẫn đảm bảo được thu nhập của công ty xuất phát từ các hoạt động cơ bản và thể hiện tiềm lực nội tại của công ty khá tốt.

Tiếp theo, ta xem xét các khoản chi phí của công ty Thứ nhất, giá vốn hàng bán: GVHB năm 2008 là 245.256 triệu đồng Năm 2009 GVHB tăng 6,03% tương ứng 14.785 triệu đồng so với năm 2008 và năm 2010 tăng so với năm 2009 là 10,32% Ta cũng nhận thấy, tốc độ tăng GVHB nhỏ hơn so với tốc độ tăng doanh thu thuần thể hiện tỷ trọng GVHB trên doanh thu thuần có xu hướng giảm; đây là dấu hiệu tốt Qua thuyết minh BCTC năm 2010 GVHB đơn vị giảm nhưng sản phẩm xây dựng tiêu thụ được tăng chứng tỏ doanh nghiệp kiểm soát, quản lý chi phí sản xuất tốt giúp đẩy nhanh tiến độ thi công và hoàn thiện các công trình nên các công trình được nghiệm thu nhanh chóng, đảm bảo chất lượng tốt.

Thứ hai, chi phí tài chính của công ty năm 2009 giảm 9.683 triệu đồng tương ứng 48,33% so với năm 2008 Việc chi phí tài chính giảm là do công ty đã thu hồi được vốn từ các công trình hoàn thành và được nghiệm thu trong năm Còn trong năm 2010, chi phí tài chính tăng 4,26% so với năm 2009 xuất phát từ việc công ty huy động vốn khởi công một số công trình lớn như xây dựng tòa nhà hỗn hợp văn phòng, nhà ở LICOGI 12; … nên việc chi phí tài chính tăng là không quá lo ngại.

Bên cạnh chi phí tài chính, chi phí quản lý doanh nghiệp lại có xu hướng tăng dần qua các năm Cụ thể, năm 2009 chi phí quản lý doanh nghiệp là 9.023 triệu đồng tăng 27,61% so với năm 2008, năm 2010 tăng so với năm

2009 là 41,43% Chi phí quản lý doanh nghiệp là khoản chi phí bất biến vì vậy càng giảm thiểu được khoản chi phí này càng tốt Nhưng giai đoạn qua, khoản chi phí này không những không giảm mà còn tăng dường như là dấu hiệu không tốt đối với công tác quản lý của công ty Thực tế cho thấy năm

2008 công ty đã thành lập và cho ra đời hai công ty con là LICOGI 12.6 vàLICOGI 12.9 nên việc chi phí quản lý doanh nghiệp tăng lên có thể xem là hợp lý.

Bảng 2.3: Lợi nhuận của Công ty (Đơn vị: Triệu đồng)

So với năm 2008 So với năm 2009

(Nguồn: BCKQKD năm 2008 & BCKQKD hợp nhất 2009,2010 )

Qua bảng tổng hợp trên ta có thể dễ dàng nhận thấy, năm 2008 là năm đầy biến động và khó khăn với toàn nền kinh tế chứ không chỉ riêng mình công ty Lợi nhuận từ HĐTC âm, khiến cho lợi nhuận từ bán hàng và lợi nhuận khác không thể bù đắp nổi khoản lỗ lớn này; kết quả công ty bị lỗ 4.652 triệu đồng Hai năm còn lại, nền kinh tế có sự phục hồi, nguyên vật liệu đầu vào không còn biến động mạnh và bất thường như năm trước, công ty qua đó cũng cải thiện được tình hình SXKD và làm ăn có lãi Lợi nhuận chủ yếu xuất phát từ hoạt động cơ bản của công ty; đây là yếu tố quyết định cho thấy hoạt động SXKD của công ty dần trở lại quỹ đạo, công ty làm ăn có hiệu quả.

2.2.2 Phân tích tình hình và cơ cấu tài sản, nguồn vốn của Công ty trong giai đoạn 2008 – 2010

2.2.2.1 Phân tích cơ cấu tài sản

Biểu đồ 2.1: Quy mô tài sản giai đoạn 2008 – 2010

Qua biểu đồ đã cho thấy, TSNH của công ty chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng tài sản, trên 60% và tăng dần qua các năm Năm 2008, TSNH chiếm tỷ trọng là 69,67% thì năm 2009 tỷ trọng TSNH trên tổng tài sản là 77,07% và con số của năm 2010 là 82,75%.

Bên cạnh đó, TSDH lại có chiều hướng giảm dần qua các năm và chiếm một tỷ trọng chưa tới 30% trong tổng tài sản của Công ty Cụ thể là năm 2008 tỷ trọng của TSDH là 30,33% thì bước sang năm 2009 con số này là 22,93%;còn tỷ trọng TSDH của năm 2010 là 17,25% Để đi sâu hơn ta cùng phân tích bảng 2.4 sau đây:

Bảng 2.4: Cơ cấu tài sản của Công ty qua các năm gần đây

Các khoản phải thu ngắn hạn

2 29,63 109.496 31,55 131.995 33,86 +Phải thu của khách hàng 97.554 28,43 105.328 30,35 129.584 33,24 +Khoản phải thu khác 2.697 0,78 2.389 0,69 899 0,23 Hàng tồn kho

6 37,75 132.190 38,09 160.896 41,27 Tài sản ngắn hạn khác 3.264 0,95 3.644 1,05 6.720 1,72

Tài sản cố định 94.080 27,42 78.570 22,64 66.576 17,08 +TSCĐ hữu hình 53.691 15,65 56.623 16,32 53.380 13,69 +TSCĐ thuê tài chính 33.198 9,67 13.926 4,01 12.497 3,21

Chi phí xây dựng CBDD 6.890 2,01 7.789 2,24 539 0,14

Tài sản dài hạn khác 1.621 0,47 996 0,29 573 0,15

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán của Công ty)

Bảng 2.4 cho thấy, tổng tài sản của công ty tăng dần theo các năm từ343.129 triệu đồng năm 2008 lên 347.045 triệu đồng năm 2009 (tương ứng1,14%) và năm 2010 là 389.826 triệu đồng tăng 42.781 triệu đồng (tương ứng12,33%) so với năm 2009 Tổng tài sản tăng chủ yếu là do tài sản ngắn hạn tăng.Nhìn vào khoản mục TSNH ta nhận thấy, yếu tố khiến cho TSNH tăng dần qua các năm chủ yếu xuất phát từ việc hàng tồn kho tăng và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong TSNH Năm 2008, hàng tồn kho chiếm tỷ trọng 37,75% trong tổng tài sản (tương ứng 129.516 triệu đồng); năm 2009 con số này là

38,09% Sang năm 2010 hàng tồn kho trong tổng tài sản chiếm một tỷ trọng là 41,27% tương ứng 160.896 triệu đồng Với việc hàng tồn kho tăng và chiếm tỷ trọng lớn như vậy cho thấy dấu hiệu vốn bị ứ đọng nhiều hơn tại các khâu.

Xem xét thuyết minh BCTC của công ty ta nhận thấy thành phẩm; chi phí sản xuất kinh doanh dở dang tăng; nhưng xét về mặt tỷ trọng thì thành phẩm tồn kho vẫn chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong khoản mục hàng tồn kho. Điều này có thể do các công trình đã hoàn thành và đang trong giai đoạn chờ nghiệm thu, bàn giao cho đối tác Trong khi đó nguyên vật liệu dự trữ vẫn chiếm tỷ trọng rất lớn trong khoản mục hàng tồn kho Cho thấy, chính sách tích trữ nguyên liệu đầu vào do lo ngại tình hình giá cả leo thang, gây nhiều biến động bất lợi cho doanh nghiệp Đây được coi là một quyết định sáng suốt trong điều kiện nền kinh tế hiện nay, đảm bảo cho công ty tránh được tổn hại lớn do biến động giá cả mang lại.

Bên cạnh đó, các khoản phải thu ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn thứ hai trong tổng TSNH và cũng có xu hướng tăng qua các năm Các khoản phải thu ngắn hạn tăng chủ yếu do các khoản phải thu của khách hàng tăng cho thấy dấu hiệu công ty đang bị chiếm dụng vốn từ các bạn hàng Cụ thể, năm 2008 khoản phải thu của khách hàng chiếm tỷ trọng 28,43% trong tổng tài sản thì năm 2009 và 2010 con số này lần lượt là 30,35% và 33,24% Điều này có thể giải thích là do các công trình thi công hoàn thành nhưng chưa được nghiệm thu và công ty chưa thu hồi được vốn bỏ ra từ phía đối tác, bạn hàng. Đối với TSDH, nguyên nhân chủ yếu khiến cho TSDH giảm xuất phát từ việc TSCĐ giảm Cụ thể, năm 2008 TSCĐ chiếm tỷ trọng 27,42% trong tổng tài sản nhưng sang năm 2009 con số này chỉ là 22,64% và năm 2010 là 17,08% Tuy nhiên nhìn vào cơ cấu TSCĐ năm 2009, 2010 cũng cho ta thấy toàn bộ TSCĐ của công ty đều được huy động sử dụng trong hoạt động sản xuất kinh Đây là một biểu hiện tốt, công ty đã không để xảy ra tình trạng vốn cố định ứ đọng ở các TSCĐ không cần dùng, chưa cần dùng Nhưng trong điều kiện không có TSCĐ để dự trữ thì công ty phải làm tốt công tác duy tu, bảo dưỡng TSCĐ để tránh tình trạng TSCĐ hỏng hóc, đặc biệt là máy móc thiết bị, gây gián đoạn SXKD.

GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG

VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LICOGI 12 3.1 ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN TỚI

+ Xây dựng và phát triển Công ty Cổ phần Licogi 12 trở thành công ty mạnh hàng đầu trong Tổng công ty xây dựng và Phát triển hạ tầng trong lĩnh vực san nền, xử lý nền móng, xây dựng, sản xuất và lắp đặt kết cấu thép.

+ Thực hiện các biện pháp tăng lợi thế cạnh tranh trong công tác đấu thầu, phấn đấu nhận thầu các công trình, đẩy nhanh tiến độ xây dựng và hoàn thành công trình Thực hiện công tác quản lý, thi công có hiệu quả, đảm bảo chất lượng cao.

+ Hoàn thiện công tác tổ chức và quản lý trong công ty, nâng cao trình độ chuyên môn cho các cán bộ, công nhân viên xí nghiệp, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

+ Chăm lo, cải thiện đời sống lao động của cán bộ công nhân viên trong toàn công ty Phấn đấu đạt mức thu nhập bình quân hàng tháng của nhân viên công ty đạt mức 3.0 – 3.5 triệu đồng/1 người/1 tháng.

+ Tăng cường nguồn vốn, mở rộng quy mô hoạt động, phát triển hoạt động kinh doanh của công ty theo chiều rộng và chiều sâu; đầu tư mới, mua sắm thêm tài sản cố định như xe tải, máy móc thiết bị phục vụ công trình, ….

+ Nâng cao tốc độ tăng doanh thu và lợi nhuận của công ty, đảm bảo năm sau luôn cao hơn năm trước; đảm bảo quyền lợi và lội ích của cổ đông thiểu số và cổ đông công ty mẹ.

+ Phối hợp toàn diện và bình đẳng với các đơn vị khác trong công ty và Tập đoàn nhằm thực hiện tốt nhất các nhiệm vụ chiến lược của tập đoàn nói chung và của công ty nói riêng.

Tăng dần giá trị đầu tư, kinh doanh dịch vụ trong cơ cấu sản xuất kinh doanh của công ty, giá trị sản lượng tăng cao hơn năm 2010 là 6,64% Tăng vòng quay vốn lưu động, đẩy nhanh thời gian một vòng quay qua đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động và hiệu quả sử dụng tổng nguồn vốn.

 Danh mục các dự án đầu tư năm 2011

Bảng 3.1: Danh mục các dự án đầu tư (Đơn vị: Triệu đồng)

STT Tên dự án Tổng mức đầu tư Thực hiện năm

Xe ô tô chở bê tông và xe chuyên chở 15.000 15.000 4.500 10.500

(Nguồn: Bản kế hoạch kinh doanh năm 2011)

Tăng cường đầu tư máy móc, trang thiết bị góp phần nâng cao chất lượng thi công, xây dựng, tiết kiệm chi phí và thời gian xây dựng từ đó nângc ao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty trong thời gian tới.

 Kế hoạch sản lượng và nghiệm thu, thanh toán năm 2011

Bảng 3.2: Kế hoạch sản lượng và nghiệm thu, thanh toán năm 2011

Sản lượng Nghiệm thu, thanh toán

1 Thi công cơ giới, thủy điện, hạ tầng 294 333

2 Xử lý nền móng các công trình 44 48

3 Các công trrình xây dựng 136 136

B Giá trị SXCN và VLXD 34 31

(Nguồn: bản kế hoạch kinh doanh năm 2011)

Phấn đấu thực hiện và hoàn thành các công trình theo đúng tiến độ thi công như Nhà máy thủy điện Sơn La – bê tông đập tràn; Nhà máy thủy điện Đồng Nai 5; sản xuất bê tông thương phẩm;… Từ đó, mở rộng SXKD, quy mô hoạt động góp phần nâng cao vị thế công ty trong Tổng công ty và trong ngành xây dựng.

3.2 Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty Cổ phần LICOGI 12

Trên cơ sở nghiên cứu, tìm hiểu thực tế và phân tích thực trạng sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cũng như những đặc thu kinh doanh trong ngành xây dựng; một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty được đề xuất như sau:

3.2.1 Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn kinh doanh

3.2.1.1 Chủ động xây dựng kế hoạch huy động vốn hợp lý

Cũng như các kế hoạch khác của doanh nghiệp, kế hoạch huy động và sử dụng vốn cũng phải được xây dựng dựa trên kế hoạch SXKD dự kiến hàng năm và một số kế hoạch khác liên quan tới lĩnh vực thị trường, đấu thầu, tài chính, lao động, tiền lương, … Từ đó, xác định nhu cầu vốn cho từng hoạt động SXKD rồi cân đối nhu cầu vốn với khả năng tự tài trợ của công ty để xác định số vốn cần thiết được huy động và xác định những kênh huy động vốn hợp lý. Để xây dựng được một kế hoạch huy động vốn linh hoạt và tối ưu cho đơn vị, công ty nên có kế hoạch nghiên cứu thị trường tài chính để tìm kiếm những nguồn tài trợ có thể đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh trong ngắn hạn và dài hạn của mình Bên cạnh đó tận dụng các mối quan hệ với cán bộ công nhân viên; với khách hàng; với nhà cung cấp; với đối tác liên doanh, liên kết cũng như đối với Nhà nước để có thể khai thác tối đa nguồn vốn từ các mối quan hệ này Việc sử dụng những nguồn vốn này thường có chi phí sử dụng thấp, thậm chí không phải trả lãi, do đó tiết kiệm được chi phí vốn, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty.

3.2.1.2 Thực hiện quản lý chặt chẽ các khoản phải thu, đẩy mạnh công tác thanh toán, bàn giao công trình

Xây dựng kế hoạch sản xuất, kế hoạch tài chính, kế hoạch thu hồi vốn đảm bảo sát với thực tế, tiến độ thi công công trình Hàng tháng, hàng quý phải tiến hành kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch, phát hiện thiếu sót, sai phạm và tìm ra nguyên nhân để có biện pháp khắc phục kịp thời Đồng thời triển khai hạch toán kinh doanh ở tất cả các khâu trong quá trình sản xuất. Tập trung chỉ đạo, tổ chức các cán bộ của công ty tới đơn vị, công trường để giải quyết kịp thời các vướng mắc về kinh tế, nhằm đẩy nhanh công tác thanh toán, thu hồi vốn của công trình.

Các khoản phải thu tuy có tác dụng làm doanh thu bán hàng tăng lên nhưng nó cũng làm tăng chi phí đòi nợ, chi phí phải trả cho nguồn tài trợ để bù đắp sự thiếu hụt ngân quỹ tạm thời này Thực tế công ty có các khoản phải thu ở mức cao, VLĐ của công ty bị bên thứ ba chiếm dụng khá lớn trong khi đó công ty lại đang bị thiếu vốn để đầu tư Chính vì vậy, quản lý chặt chẽ khoản phải thu vừa góp phần gia tăng được doanh thu, tận dụng tối đa nguồn vốn hiện có vừa bảo đảm tính hiệu quả trong hoạt động của công ty, hạn chế mức thấp nhất nợ khó đòi và nợ xấu.

3.2.1.3 Hoàn thiện phương án sản xuất kinh doanh

Cùng với nhu cầu mở rộng hoạt động SXKD theo hướng đa dạng hóa lĩnh vực xây dựng thì tất yếu nhu cầu về vốn cũng phải tăng lên Để tiếp cận được những nhà tài trợ truyền thống, “khó tính” hiện nay như ngân hàng thì việc xây dựng một phương án sản xuất kinh doanh khả thi, có căn cứ và đủ sức thuyết phục là điều kiện cần Trong đó phải đảm bảo xuất phát từ nhu cầu thị trường, có kết quả kinh doanh dự kiến và khả năng hoàn trả vốn dựa vào thực lực của doanh nghiệp Ngoài ra, công ty cần phân tích kỹ lưỡng thị trường để nhận biết và dự báo những tác động tiêu cực có thể xảy ra khi thị trường không ổn định Qua đó, tăng độ tin cậy của những phương án SXKD và khả năng tiếp cận nguồn vốn vay sẽ dễ dàng hơn Việc đảm bảo tiến độ thi công công trình, nâng cao chất lượng sản phẩm cũng rất quan trọng nhằm nâng cao uy tín và quảng bá thương hiệu cho công ty, giúp công ty dễ dàng tiếp cận với các nguồn vốn hơn.

3.2.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh

Ngày đăng: 15/11/2023, 17:57

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Giáo trình quản trị tài chính doanh nghiệp – TS. Nguyễn Đăng Nam, khoa Tài chính – Học viện tài chính, Nhà xuất bản tài chính (năm 2001) Khác
2. Giáo trình tài chính doanh nghiệp – PGS. TS Nguyễn Đình Kiệm, TS. Bạc Đức Hiền – Học viện tài chính, Nhà xuất bản Tài chính (năm 2008) Khác
3. Giáo trình quản trị tài chính doanh nghiệp – Nguyễn Hải Sản, Nhà xuất bản tài chính (năm 2007) Khác
4. Phân tích tài chính doanh nghiệp – TS.Lê Thị Xuân, Ths. Nguyễn Xuân Quang, Nhà xuất bản Đại học kinh tế quốc dân (năm 2010) Khác
5. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Bảng cân đối kế toán và các tài liệu liên quan của công ty Cổ phần LICOGI 12 trong các năm 2008, 2009, 2010 Khác
6. Một số trang website: mof.gov.vn; licogi12.vn;laodong.com; … Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w