1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp thực trạng kiến thức về chế độ ăn dash của người bệnh tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa tỉnh

64 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 64
Dung lượng 121,04 KB

Cấu trúc

  • Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN (11)
    • 1.1. Cơ sở lý luận (11)
      • 1.1.1. Định nghĩa (11)
      • 1.1.2. Nguyên nhân (11)
      • 1.1.3. Chẩn đoán (12)
      • 1.1.4 Biến chứng của tăng huyết áp (16)
      • 1.1.5. Tiến triển (18)
      • 1.1.6. Phòng bệnh (18)
      • 1.1.7. Điều trị (18)
      • 1.1.8. Quy trình đo huyết áp đúng (20)
      • 1.1.9. Chế độ ăn DASH (22)
    • 1.2. Cơ sở thực tiễn (27)
      • 1.2.1. Nghiên cứu trên thế giới (27)
      • 1.2.2. Nghiên cứu trong nước (28)
  • Chương 2: LIÊN HỆ THỰC TIẾN (29)
    • 2.1. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu (29)
      • 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu (29)
      • 2.1.2 Tiêu chuẩn chọn mẫu (29)
      • 2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ (29)
      • 2.1.4. Thời gian và địa điểm nghiên cứu (29)
      • 2.1.5. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu (29)
      • 2.1.6. Công cụ đánh giá (29)
      • 2.1.7. Phương pháp thu thập số liệu (31)
      • 2.1.8. Các biến số nghiên cứu (31)
      • 2.1.9. Tiêu chuẩn đánh giá (31)
      • 2.1.10. Phương pháp phân tích số liệu (33)
    • 2.2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu (33)
      • 2.2.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu (33)
    • 2.2 Mối tương quan giữa kiến thức của người bệnh về chế độ ăn DASH với đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu và cách tiếp cận thông tin của đối tượng. 23 Chương 3: BÀN LUẬN (0)
    • 3.1. Thực trạng kiến thức về chế độ ăn DASH của người bệnh tăng huyết áp (45)
      • 3.1.1. Thông tin chung đối tượng nghiên cứu (45)
      • 3.1.2. Kiến thức của người bệnh về chế độ ăn DASH (46)
    • 3.2. Một số yếu tố liên quan (48)
      • 3.2.1. Mối liên quan giữa kiến thức của người bệnh về chế độ ăn DASH với đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu (48)
      • 3.2.2. Mối liên quan giữa kiến thức của người bệnh về chế độ ăn DASH với cách tiếp cận thông tin của đối tượng nghiên cứu (49)
    • 3.3. Ưu điểm và tồn tại đối với kiến thức về độ ăn DASH của người bệnh (50)
      • 3.3.1. Ưu điểm (50)
      • 3.3.2. Tồn tại (50)
    • 3.4. Khuyến nghị và giải pháp (50)
      • 3.4.1. Đối với người bệnh (50)
      • 3.4.2. Đối với nhân viên y tế (51)
  • KẾT LUẬN.................................................................................................................33 (52)

Nội dung

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

Cơ sở lý luận

Theo tổ chức Y tế thế giới và Hiệp hội Quốc tế về tăng huyết áp (WHO-ISH) người trưởng thành được coi là tăng huyết áp (THA) khi huyết áp tâm thu ≥ 140mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 90mmHg

1.1.2.1 Tăng huyết áp nguyên phát [1]

Khi không tìm thấy nguyên nhân, người ta gọi là tăng huyết áp nguyên phát hay tăng huyết áp vô căn Chiếm trên 90-95% các trường hợp THA, thường gặp ở người trung niên và người cao tuổi Tuy không tìm thấy nguyên nhân nhưng một số yếu tố đã được chứng minh là yếu tố nguy cơ gây tăng huyết áp bao gồm:

Các yếu tố nguy cơ chính: Hút thuốc lá, rối loạn chuyển hoá lipid, tiểu đường, tuổi cao (nam giới >55, nữ giới >65).

Các yếu tố nguy cơ khác: Béo phì, ít hoạt động thể lực, sang chấn tâm thần, nghiện rượu.

1.1.2.2 Tăng huyết áp thứ phát [1]

Còn gọi là tăng huyết áp triệu chứng hay tăng huyết áp có nguyên nhân, chiếm khoảng 5 - 10% các trường hợp THA, thường gặp ở người trẻ tuổi các nguyên nhân thường gặp có thể là:

Bệnh thận: Viêm cầu thận cấp, mạn; Viêm thận mạn (cầu thận, kẽ thận), bệnh thận bẩm sinh; Thận đa nang; Ứ nước bể thận; U tăng tiết renin; Hẹp động mạch thận; Suy thận.

Bệnh nội tiết: Cường aldosteron tiên phát (hội chứng Conn); cường tuyến thượng thận (Hội chứng Cushing); Phì đại tuyến thượng thận bẩm sinh; U tuỷ thượng thận (phéchromocytom); Tăng calci máu; Cường tuyến giáp; Bệnh to các đầu chi.

Bệnh mạch máu: Hẹp eo động mạch chủ (tăng HA chi trên, giảm HA chi dưới);

Hở van động mạch chủ (tăng HA tâm thu, giảm HA tâm trương); Rò động tĩnh mạch.

Một số nguyên nhân khác: Nhiễm độc thai nghén; Bệnh đa hồng cầu; Nhiễm toan hô hấp (nguyên nhân thần kinh)

1.1.3.1 Chẩn đoán xác định THA [2]

Dựa vào trị số huyết áp đo được sau khi đo huyết áp đúng quy trình (xem Phụ lục 2 - Quy trình đo huyết áp) Ngưỡng chẩn đoán THA thay đổi tùy theo từng cách đo huyết áp (Bảng 1).

Bảng 1.1 Các ngưỡng chẩn đoán tăng huyết áp theo từng cách đo

Huyết áp tâm thu Huyết áp tâm trương

1 Cán bộ y tế đo theo đúng quy trình

2 Đo bằng máy đo HA tự động

3 Tự đo tại nhà (đo nhiều lần) ≥ 135 mmHg ≥ 85 mmHg

1.1.3.2 Phân độ THA [2]: Dựa vào trị số huyết áp do cán bộ y tế đo được (xem Bảng 2).

Bảng 1.2 Phân độ huyết áp

Phân độ huyết áp Huyết áp tâm thu (mmHg)

Huyết áp tâm trương (mmHg)

Huyết áp tối ưu < 120 Và < 80

Huyết áp bình thường 120 – 129 và/hoặc 80 – 84

Tiền tăng huyết áp 130 – 139 và/hoặc 85 – 89

Tăng huyết áp độ 1 140 – 150 và/hoặc 90 – 99

Tăng huyết áp độ 2 160 – 179 và/hoặc 110 – 109

Tăng huyết áp độ 3 ≥ 180 và/hoặc ≥ 110

Tăng huyết áp tâm thu đơn độc ≥ 140 Và < 90

Nếu huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương không cùng mức phân độ thì chọn mức cao hơn để xếp loại THA tâm thu đơn độc cũng được phân độ theo các mức biến động của huyết áp tâm thu.

1.1.3.3 Phân tầng nguy cơ tim mạch [2]:

Dựa vào phân độ huyết áp, số lượng các yếu tố nguy cơ tim mạch (YTNCTM) và biến cố tim mạch (xem Bảng 3 - Phân tầng nguy cơ tim mạch) để có chiến lược quản lý, theo dõi và điều trị lâu dài.

Bảng 1.3 Phân tầng nguy cơ tim mạch

Huyết áp tâm thu 120-129 mmHg và Huyết áp tâm trương 80-84 mmHg

Huyết áp tâm thu 130-139 mmHg và/ hoặc Huyết áp tâm trương 85-89 mmHg

Huyết áp tâm thu 140-159 mmHg và/ hoặc Huyết áp tâm trương 90-99 mmHg

Huyết áp tâm thu 160-179 mmHg và/ hoặc Huyết áp tâm trương 100-109 mmHg

180 mmHg và/hoặc Huyết áp tâm trương

Không có yếu tố nguy cơ tim mạch nào

Có từ 1-2 yếu tố nguy cơ tim mạch

YTNCTM hoặc hội chứng chuyển hóa hoặc tổn thương cơ quan đích hoặc đái tháo

Nguy cơ rất cao đường Đã có biến cố hoặc có bệnh tim mạch hoặc có bệnh thận mạn tính

1.1.3.4 Các yếu tố nguy cơ tim mạch [2]

- Có microalbumin niệu hoặc mức lọc cầu thận ước tính < 60 ml/ph.

- Tuổi (nam > 55 tuổi, nữ > 65 tuổi).

- Tiền sử gia đình mắc bệnh tim mạch sớm (nam trước 55, nữ trước 65 tuổi).

- Thừa cân/béo phì; béo bụng.

- Hút thuốc lá, thuốc lào.

- Ít hoạt động thể lực.

- Stress và căng thẳng tâm lý.

- Chế độ ăn quá nhiều muối (yếu tố nguy cơ đối với THA), ít rau quả …

1.1.4 Biến chứng của tăng huyết áp [1]

Tăng huyết áp có thể dẫn đến các biến chứng nặng nề, có thể gây tử vong hoặc tàn phế Các cơ quan đích mà THA gây tổn thương (gây biến chứng) bao gồm tim, não, mắt, thận, mạch máu.

Tại tim: suy tim trái, đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim

Tại não: xuất huyết não hoặc bệnh não do THA.

Tại mắt: xuất huyết, xuất tiết võng mạc, có thể phù gai thị

Tại thận: suy thận mạn.

Tại mạch máu: vữa xơ động mạch, phình tách động mạch, viêm tắc động mạch.

Trường hợp THA ác tính tiến triển nhanh, nặng nề và hay gây biến chứng ở não và tim.

1.1.4.1 Các xét nghiệm tìm tổn thương cơ quan đích [2]

- Xét nghiệm thường quy: o Sinh hóa máu: đường máu khi đói; thành phần lipid máu (Cholesterol toàn phần, HDL-C, LDL-C, Triglycerid); điện giải máu (đặc biệt là kali); axít uric máu; creatinine máu. o Huyết học: Hemoglobin and hematocrit. o Phân tích nước tiểu (albumine niệu và soi vi thể). o Điện tâm đồ.

- Xét nghiệm nên làm (nếu có điều kiện): o Siêu âm Doppler tim o Siêu âm Doppler mạch cảnh. o Định lượng protein niệu (nếu que thử protein dương tính). o Chỉ số huyết áp mắt cá chân/cánh tay (ABI: Ankle Brachial Index). o Soi đáy mắt. o Nghiệm pháp dung nạp glucose. o Theo dõi huyết áp tự động 24 giờ (Holter huyết áp). o Đo vận tốc lan truyền sóng mạch…

- Xét nghiệm khi đã có biến chứng hoặc để tìm nguyên nhân: o Định lượng renin, aldosterone, corticosteroids, catecholamines máu/niệu. o Chụp động mạch. o Siêu âm thận và thượng thận. o Chụp cắt lớp, cộng hưởng từ…

Tăng huyết áp không được điều trị và kiểm soát tốt sẽ dẫn đến tổn thương nặng các cơ quan đích và gây các biến chứng nguy hiểm như tai biến mạch não, nhồi máu cơ tim, phình tách thành động mạch chủ, suy tim, suy thận… thậm chí dẫn đến tử vong.

Các biện pháp tích cực thay đổi lối sống là những biện pháp để phòng ngừa tăng huyết áp ở người trưởng thành, phối hợp với việc giáo dục truyền thông nâng cao nhận thức và hiểu biết về bệnh tăng huyết áp cũng như các biến chứng của tăng huyết áp và các yếu tố nguy cơ tim mạch khác.

- Tăng huyết áp là bệnh mạn tính nên cần theo dõi đều, điều trị đúng và đủ hàng ngày, điều trị lâu dài.

- Mục tiêu điều trị là đạt “huyết áp mục tiêu” và giảm tối đa “nguy cơ tim mạch”.

- “Huyết áp mục tiêu” cần đạt là < 140/90 mmHg và thấp hơn nữa nếu người bệnh vẫn dung nạp được Nếu nguy cơ tim mạch từ cao đến rất cao thì huyết áp mục tiêu cần đạt là < 130/80 mmHg Khi điều trị đã đạt huyết áp mục tiêu, cần tiếp tục duy trì phác đồ điều trị lâu dài kèm theo việc theo dõi chặt chẽ, định kỳ để điều chỉnh kịp thời.

Cơ sở thực tiễn

1.2.1 Nghiên cứu trên thế giới

Một nghiên cứu bệnh học lâm sàng và thử nghiệm được thực hiện tại Bệnh viện Unicare, Rakat (2019) Để đánh giá kiến thức về chế độ ăn DASH ở bệnh nhân tăng huyết áp Nghiên cứu cho thấy mức độ kiến thức trước khi kiểm tra 30 mẫu bệnh nhân tăng huyết áp được chọn có 29 bệnh nhân (97%) có kiến thức không đầy đủ, 1 bệnh nhân (3%) có kiến thức trung bình và không có bệnh nhân nào có kiến thức đầy đủ [10].

Nghiên cứu đánh giá kiến thức của các bệnh nhân cao tuổi bị tăng huyết áp về chế độ ăn kiêng DASH được thực hiện tại Bệnh viện giảng dạy Lahore, Pakistan

(2021) cho thấy kiến thức về chế độ ăn DASH trong 109 bệnh nhân cao tuổi THA chỉ có 33% trả lời đúng là người có trình độ học vấn tốt và 66,1% trả lời sai là người mù chữ và có trình độ học vấn thấp [11].

Một nghiên cứu tại bệnh viện tại Ấn Độ cho thấy: về kiến thức, chưa đến 50% người bệnh hiểu đúng hàm lượng muối phù hợp với bệnh nhân tăng huyết áp Rất ít bệnh nhân coi bánh ngọt, samosas và sôcôla là những lựa chọn lành mạnh Tuy nhiên, 24,7% cho rằng thịt hun khói, đóng hộp (24,7%), khoai tây chiên (12,9%) là những lựa chọn lành mạnh Về thực hành ăn kiêng: 92% người bệnh tham gia là người da đen và 77% người da màu và da trắng cho biết họ ăn thức ăn của họ được ướp muối nhẹ Hơn 60% người được khảo sát cho biết rằng họ không thêm muối vào bữa ăn và dưới 10% cho biết họ đã thêm muối vào thức ăn mà không nếm thử trước Đa phần người bệnh cho biết rằng: trái cây và rau quả được cho là có tác động tích cực đến bệnh tăng huyết áp là 74,1% và việc sử dụng các loại thảo mộc được sử dụng để làm hương vị thực phẩm thay vì muối là 69,4% [12].

Nghiên cứu của Kenya James và cộng sự (2019) cho rằng: 63% người tham gia báo cáo rằng tăng huyết áp có liên quan đến việc ăn nhiều muối trong khi 32% người tham gia nói không, 85,1% người tham gia báo cáo rằng ăn nhiều trái cây và rau quả giúp cải thiện quản lý tăng huyết áp 14,9% ăn uống không thể giúp kiểm soát tăng huyết áp 60,9% người tham gia nói rằng, ăn ít chất béo động vật giúp quản lý tăng huyết áp trong khi 39,1% nói không, 71,3% cho biết tránh uống rượu và thuốc lá giúp kiểm soát tăng huyết áp, trong khi 28,7% nói không và 15% nói rằng hút thuốc có thể làm giảm lượng muối trong chế độ ăn kiêng trong khi 85% nói rằng nó không thể [13].

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Mai (2022) về kiến thức và thực hành chế độ ăn DASH trên 40 người bệnh tăng huyết đang điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Y học cổ truyền và phục hồi chức năng tỉnh Bắc Ninh cho thấy: 65% người bệnh tiếp cận thông tin kiến thức chế độ ăn từ nhân viên y tế, 35% người bệnh không được tiếp cận thông tin từ nhân viên y tế; 78% người bệnh tiếp nhận kiến thức từ các phương tiện truyền thông; 70% kiến thức từ bạn bè và 34% từ các hội nhóm Kiến thức của người bệnh về chế độ ăn DASH có tác dụng làm hạ huyết áp và ổn định huyết áp là đúng chiếm 72,5%; còn 27,5% cho rằng là sai Có 62,5% cho rằng chế độ ăn DASH có tác dụng hạn chế các biến chứng của THA và 37,5% cho rằng DASH không có tác dụng hạn chế biến chứng của THA Từ kết quả khảo sát cho thấy có 75% người bệnh cho rằng DASH là một chế độ ăn kiêng, 5% người bệnh không biết chế độ ăn này; 77,5% người bệnh biết rằng DASH là chế độ ăn cần giảm chất béo và chlolesterol; 12,5% chưa biết đến vấn đề này; 57,5% biết DASH cần tăng cường trái cây, rau xanh và các sản phẩm ít béo từ sữa, 30% cho rằng sai và 12,5 % người bệnh không biết; 62,5% người bệnh biết DASH là chế độ ăn giàu kali, canxi, magiê và chất xơ, 22,5% người bệnh không biết; 52,5% người bệnh biết chế độ ăn cần giảm thịt đỏ, 10% người bệnh không biết; 50% người bệnh biết DASH cần giảm ngọt, 32,5% không biết [3].

Nghiên cứu của Lê Thị Huyền Trang (2022) cho thấy 100% người bệnh có biết ăn mặn ảnh hưởng đến sức khoẻ và tình trạng bệnh nhưng chỉ có 42% người bệnh thực hiện được chế độ ăn nhạt < 1 café mỗi ngày, 31% người bệnh có ăn các loại thức ăn muối mặn như cà mặn,dưa mặn 47% người bệnh thực hiện chế độ ăn nhiều rau xanh,hoa quả tươi, 19% người bệnh có ăn các thức ăn có nhiều mỡ, nội tạng động vật như óc,thận, tim, gan, lòng 55% người bệnh có ăn đường, các loại bánh mứt kẹo ngọt [4].Nghiên cứu của Lê Thị Thuỷ (2018) cho thấy có 76% người bệnh biết nên ăn nhạt, 62% người bệnh biết nên ăn hạn chế mỡ động vật, 68% người bệnh biết được các loại gạo nếp, tẻ, khoai… là thành phần trong chế độ ăn; 60% người bệnh biết được các loại thịt nên ăn; 64% biết được nên ăn trứng gà thay vì trứng vịt; 74% người bệnh biết nên uống các loại sữa tách bơ, uống sữa đậu nành, các loại sữa chua; 52% nên ăn các loại tôm cá; 66% cho biết nên ăn nhiều rau củ quả [5].

LIÊN HỆ THỰC TIẾN

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

- Người bệnh tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định từ ngày 5/5/2023 đến ngày 5/6/2023.

- Người bệnh tăng huyết áp đến khám và điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định

- Người bệnh không đồng ý tham gia nghiên cứu

- Người bệnh dân tộc không đọc, hiểu tiếng Kinh

2.1.4 Thời gian và địa điểm nghiên cứu

- Thời gian nghiên cứu: từ ngày 5/5/2023 đến ngày 5/6/2023.

- Địa điểm nghiên cứu: Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định.

2.1.5 Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu

- Chọn mẫu thuận tiện được lựa chọn áp dụng trong quá trình chọn mẫu Trong mỗi ngày, những người bệnh đủ tiêu chuẩn tham gia nghiên cứu sẽ được mời tham gia nghiên cứu, việc thu thập thông tin sẽ được tiến hành.

- Nghiên cứu được tiến hành trên những người bệnh tăng huyết áp đến khám và điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định năm 2023.

- Căn cứ Quyết định số 3192/QĐ-BYT ngày 31 tháng 8 năm 2010 của Bộ trưởng

Bộ Y tế về việc “Ban hành hướng dẫn chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp”.

- Và chế độ ăn DASH theo NHLBI

- Đề tài nghiên cứu của em nghiên cứu về thực trạng kiến thức của người bệnh về chế độ ăn DASH. Được sự đồng ý của tác giả, nghiên cứu của em được xây dựng dựa trên bộ công cụ của Nguyễn Thị Mai trong Chuyên đề tốt nghiệp chuyên khoa 1 “Kiến thức và thực hành chế độ ăn DASH ở bệnh nhân tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Y học cổ truyền và Phục hồi chức năng tỉnh Bắc Ninh năm 2022”.

Bộ công cụ thu nhập số liệu được chia làm 2 phần.

+ Phần 1: Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu gồm câu hỏi từ câu 1 đến câu 8 + Phần 2: Kiến thức về chế độ ăn DASH gồm câu hỏi từ A1 đến A4.

2.1.7 Phương pháp thu thập số liệu:

+ Nghiên cứu tiến hành thu nhập thông tin chung của người bệnh thông qua hồ sơ bệnh án của người bệnh tại khoa khám bệnh (Phụ Lục 1).

+ Tiến hành phỏng vấn người bệnh khi người bệnh đến khám tại khoa theo bộ câu hỏi đã xây dựng (Phụ Lục 2).

2.1.8 Các biến số nghiên cứu

Bảng 2.1 Biến số thông tin về đối tượng nghiên cứu

STT Tên biến Định nghĩa biến Phân loại biến

1 Tuổi Là tuổi của đối tượng nghiên cứu Biến định tính

2 Giới Là đặc điểm sinh học nam hay nữ Biến nhị phân

3 Địa chỉ Là nơi ở của đối tượng nghiên cứu có

2 giá trị: thành phố và nông thôn

4 Trình độ văn hoá Là trình độ học vấn của đối tượng Biến thứ bậc

5 Nghề nghiệp Là nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu tại thời điểm nghiên cứu

6 Chế độ ăn DASH Là phương pháp ăn kiêng để ngăn chặn tăng huyết áp.

- Bộ câu hỏi phần kiến thức của người bệnh về chế độ ăn DASH gồm 15 câu hỏi được chia thành 2 mức là kiến thức tốt và kiến thức chưa tốt theo quy ước của chúng tôi sau khi đã tham khảo các các nghiên cứu liên quan và ý kiến của các chuyên gia có kinh nghiệm như sau:

- Mỗi bệnh nhân tham gia phỏng vấn với mỗi câu trả lời đúng sẽ được 1 điểm, trả lời sai hoặc không biết 0 điểm Bệnh nhân trả lời đúng ≥ 70%(trả lời đúng 11 câu trở lên) là những người có kiến thức tốt, còn lại là những người có kiến thức chưa tốt.

2.1.10 Phương pháp phân tích số liệu:

- Số liệu được thu thập và làm sạch, nhập và phân tích trên phần mềm SPSS 20.0

Thực trạng của vấn đề nghiên cứu

2.2.1 Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu

Bảng 2.2 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

Thông tin chung Số người

Nhận xét: Kết quả nghiên cứu cho thấy tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là

75,5±7,235, trong đó nhóm người bệnh trên 60 tuổi chiếm tỉ lệ cao 95,8%, nhóm người bệnh dưới 60 tuổi chỉ chiếm 4,2% Trình độ văn hóa của người bệnh chủ yếu là trung học phổ thông chiếm 44,2%, trung học cơ sở chiếm 35,8%, các trình độ học vấn khác (Cao đẳng, Đại học, Thạc sĩ, Tiến sĩ) chiếm 14,2% Có 90% người bệnh cư trú ở thành phố và chỉ có 10% người bệnh cư trú ở vùng nông thôn Nghề nghiệp chiếm chủ yếu là hưu trí (92,5%)

Biểu đồ 2.1 Giới tính của đối tượng được khảo sát Nhận xét: Người bệnh là nam giới chiếm tỷ lệ 53,3% cao hơn so với người bệnh là nữ giới chiếm tỷ lệ 46,7%.

Biều đồ 2.2 Thời gian điều trị tăng huyết áp

Nhận xét: Nhóm người bệnh điều trị tăng huyết áp trên 5 năm chiếm tỉ lệ cao nhất 83,3%, nhóm người bệnh điều trị tăng huyết áp từ 1 đến 5 năm chiếm 15,8%,nhóm điều trị tăng huyết áp dưới 1 năm chiếm 0.8%.

Bảng 2.3 Tiếp cận thông tin kiến thức về chế độ ăn DASH

Tiếp cận thông tin Ý kiến

Nhân viên y tế hướng dẫn

Từ các phương tiện truyền thông ( báo, đài, ti vi….)

Từ bạn bè, người thân

Từ các đoàn thể, hội, nhóm

Nhận xét: Nghiên cứu chỉ ra rằng có 32,5% người bệnh tiếp cận thông tin kiến thức chế độ ăn từ nhân viên y tế, 67.5% người bệnh không được tiếp cận thông tin từ NVYT; 61,7% người bệnh tiếp nhận kiến thức từ các phương tiện truyền thông; 52,5% tiếp nhận kiến thức từ bạn bè, người thân và 25,8% tiếp nhận kiến thức từ các đoàn thể hội nhóm.

2.2.1 Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu

Bảng 2.4 Kiến thức của người bệnh hiệu quả của chế độ ăn DASH

Hiệu quả chế độ ăn DASH Ý kiến

Hạ huyết áp và ổn định HA Đúng 101 84,2

Hạn chế các biến chứng của THA Đúng 92 76,7

Nhận xét: Kết quả khảo sát cho thấy kiến thức của người bệnh về chế độ ăn DASH có tác dụng làm hạ huyết áp và ổn định huyết áp là đúng chiếm 84,2% và có15,8% cho rằng là sai Có 76,7% cho rằng chế độ ăn DASH có tác dụng hạn chế các biến chứng của THA và 23,3% cho rằng DASH không có tác dụng hạn chế biến chứng của THA.

Bảng 2.5 Kiến thức của người bệnh về chế độ ăn DASH

Chế độ ăn DASH Ý kiến

DASH là một chế độ ăn kiêng Đúng 82 68,3

Hạn chế chất béo, chlolesterol Đúng 110 91,7

Tăng cường trái cây, rau xanh và các sản phẩm từ sữa ít béo Đúng 117 97,5

Chế độ ăn giàu kali, canxi, magiê, protêin và chất xơ Đúng 54 45

Chế độ ăn giảm lượng thịt đỏ có chất béo cao Đúng 99 82,5

Chế độ ăn giảm ngọt Đúng 108 90

Nhận xét: Khảo sát cho thấy có 68,3% người bệnh cho rằng DASH là một chế độ ăn kiêng, 12,5% người bệnh cho rằng DASH không phải là một chế độ ăn kiêng, 19,2% người bệnh không biết chế độ ăn này; 91,7% người bệnh biết rằng cần giảm chất béo và chlolesterol, 5% người bệnh chưa biết đến vấn đề này; 97,5% biếtDASH cần tăng cường trái cây, rau xanh và các sản phẩm ít béo từ sữa chỉ có 1,7 % cho rằng sai và 0,8 % người bệnh không biết; 45% người bệnh biết DASH là chế độ ăn giàu kali, canxi, magiê và chất xơ, 49,2% người bệnh không biết; 82,5% người bệnh biết chế độ ăn cần giảm thịt đỏ, 6,7% NB không biết; 90% NB biết DASH cần giảm ngọt, 1,7% không biết.

Bảng 2.6 Kiến thức của người bệnh về các loại thực phẩm nên sử dụng trong chế độ ăn DASH

Các loại thực phẩm Ý kiến

Gạo nếp, gạo tẻ, các loại khoai, đậu, đỗ, lạc, vừng…. Đúng 116 96,7

Thịt ít mỡ như: thịt bò, thịt gà ta, thịt lợn nạc Đúng 99 82,5

Trứng: nên ăn trứng gà vì trứng gà ít lipid hơn trứng vịt Đúng 89 74,2

Sữa nên ăn các loại sữa tách bơ, sữa đậu nành, sữa chua. Đúng 86 71,7

Cá, tôm, cua các loại Đúng 81 67,5

Các loại rau, củ quả nên ăn nhiều Đúng 118 98,3

Sai 2 1,7 Ăn hạn chế muối Đúng 119 99,2

Nhận xét: Qua kết quả khảo sát có 96,7% biết được các loại gạo nếp, tẻ, khoai… là thành phần trong chế độ ăn DASH; 82,5% NB biết được các loại thịt nên ăn; 74,2% biết được nên ăn trứng gà thay vì trứng vịt; 71,7% NB biết nên uống các loại sữa tách bơ, uống sữa đậu nành, các loại sữa chua; 67,5% nên ăn các loại tôm cá; 98,3% cho biết nên ăn nhiều rau củ quả và 99,2% biết nên ăn hạn chế muối trong bữa ăn.

Bảng 2.7 bảng đánh giá kiến thức của NB về chế độ ăn DASH Đánh giá kiến thức của NB về chế độ ăn

Nhận xét: Bảng 2.6 cho biết có 82,5% người bệnh có kiến thức tốt về chế độ ăn

DASH, 17,5% người bệnh có kiến thức chưa tốt về chế độ ăn DASH.

2.3 Mối tương quan giữa kiến thức của người bệnh về chế độ ăn DASH với đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu và cách tiếp cận thông tin của đối tượng.

Bảng 2.8 Tương quan giữa kiến thức của NB về chế độ ăn DASH và tuổi của đối tượng nghiên cứu Đặc điểm Số lượng Điểm trung bình ± Độ lệch chuẩn

Nhận xét: : Kết quả khảo sát cho thấy không có mối tương quan nào giữa kiến thức của NB về chế độ ăn DASH và tuổi của đối tượng nghiên cứu Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với P > 0,05.

Bảng 2.9 Tương quan giữa kiến thức của NB về chế độ ăn DASH và giới tính của đối tượng nghiên cứu Đặc điểm Số lượng Điểm trung bình ± Độ lệch chuẩn

Nhận xét: Bảng 2.9 chỉ ra rằng không có mối tương quan nào giữa kiến thức của

NB về chế độ ăn DASH và giới tính của đối tượng nghiên cứu Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với P > 0,05.

Bảng 2.10 Tương quan giữa kiến thức của NB về chế độ ăn DASH và nơi cư trú của đối tượng nghiên cứu Đặc điểm Số lượng Điểm trung bình ± Độ lệch chuẩn

Nhận xét: Sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với P > 0,05 nên không có mối tương quan nào giữa kiến thức của NB về chế độ ăn DASH và địa chỉ của đối tượng nghiên cứu.

Bảng 2.11 Tương quan giữa kiến thức của NB về chế độ ăn DASH và trình độ văn hoá của đối tượng nghiên cứu Đặc điểm Số Lượng Điểm trung bình ± Độ lệch chuẩn

Nhận xét : Nghiên cứu chỉ ra rằng có mối tương quan giữa kiến thức của NB về chế độ ăn DASH và trình độ văn hoá của đối tượng, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p

Ngày đăng: 13/11/2023, 09:37

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1. Các ngưỡng chẩn đoán tăng huyết áp theo từng cách  đo - Khóa luận tốt nghiệp thực trạng kiến thức về chế độ ăn dash của người bệnh tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa tỉnh
Bảng 1.1. Các ngưỡng chẩn đoán tăng huyết áp theo từng cách đo (Trang 12)
Bảng 1.2. Phân độ huyết áp - Khóa luận tốt nghiệp thực trạng kiến thức về chế độ ăn dash của người bệnh tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa tỉnh
Bảng 1.2. Phân độ huyết áp (Trang 12)
Bảng 1.3. Phân tầng nguy cơ tim mạch - Khóa luận tốt nghiệp thực trạng kiến thức về chế độ ăn dash của người bệnh tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa tỉnh
Bảng 1.3. Phân tầng nguy cơ tim mạch (Trang 14)
Bảng 1.4. Ý nghĩa của các nhóm thực phẩm, món ăn theo  DASH. - Khóa luận tốt nghiệp thực trạng kiến thức về chế độ ăn dash của người bệnh tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa tỉnh
Bảng 1.4. Ý nghĩa của các nhóm thực phẩm, món ăn theo DASH (Trang 26)
Bảng 2.1. Biến số thông tin về đối tượng nghiên cứu. - Khóa luận tốt nghiệp thực trạng kiến thức về chế độ ăn dash của người bệnh tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa tỉnh
Bảng 2.1. Biến số thông tin về đối tượng nghiên cứu (Trang 31)
Bảng 2.2. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu - Khóa luận tốt nghiệp thực trạng kiến thức về chế độ ăn dash của người bệnh tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa tỉnh
Bảng 2.2. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu (Trang 33)
Bảng 2.3. Tiếp cận thông tin kiến thức về chế độ ăn DASH - Khóa luận tốt nghiệp thực trạng kiến thức về chế độ ăn dash của người bệnh tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa tỉnh
Bảng 2.3. Tiếp cận thông tin kiến thức về chế độ ăn DASH (Trang 36)
Bảng 2.5. Kiến thức của người bệnh về chế độ ăn DASH - Khóa luận tốt nghiệp thực trạng kiến thức về chế độ ăn dash của người bệnh tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa tỉnh
Bảng 2.5. Kiến thức của người bệnh về chế độ ăn DASH (Trang 38)
Bảng 2.6. Kiến thức của người bệnh về các loại thực phẩm nên sử dụng  trong chế độ ăn DASH - Khóa luận tốt nghiệp thực trạng kiến thức về chế độ ăn dash của người bệnh tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa tỉnh
Bảng 2.6. Kiến thức của người bệnh về các loại thực phẩm nên sử dụng trong chế độ ăn DASH (Trang 40)
Bảng 2.7. bảng đánh giá kiến thức của NB về chế độ ăn  DASH - Khóa luận tốt nghiệp thực trạng kiến thức về chế độ ăn dash của người bệnh tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa tỉnh
Bảng 2.7. bảng đánh giá kiến thức của NB về chế độ ăn DASH (Trang 41)
Bảng 2.8. Tương quan giữa kiến thức của NB về chế độ ăn DASH và tuổi của đối tượng nghiên cứu - Khóa luận tốt nghiệp thực trạng kiến thức về chế độ ăn dash của người bệnh tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa tỉnh
Bảng 2.8. Tương quan giữa kiến thức của NB về chế độ ăn DASH và tuổi của đối tượng nghiên cứu (Trang 41)
Bảng 2.9. Tương quan giữa kiến thức của NB về chế độ ăn DASH và giới tính của đối tượng nghiên cứu - Khóa luận tốt nghiệp thực trạng kiến thức về chế độ ăn dash của người bệnh tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa tỉnh
Bảng 2.9. Tương quan giữa kiến thức của NB về chế độ ăn DASH và giới tính của đối tượng nghiên cứu (Trang 41)
Bảng 2.12. Tương quan giữa kiến thức của NB về chế độ ăn DASH và nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu - Khóa luận tốt nghiệp thực trạng kiến thức về chế độ ăn dash của người bệnh tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa tỉnh
Bảng 2.12. Tương quan giữa kiến thức của NB về chế độ ăn DASH và nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu (Trang 43)
Bảng 2.10. Tương quan giữa kiến thức của NB về chế độ ăn DASH và nơi cư trú của đối tượng nghiên cứu - Khóa luận tốt nghiệp thực trạng kiến thức về chế độ ăn dash của người bệnh tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa tỉnh
Bảng 2.10. Tương quan giữa kiến thức của NB về chế độ ăn DASH và nơi cư trú của đối tượng nghiên cứu (Trang 43)
Bảng 2.13. Tương quan giữa kiến thức của NB về chế độ ăn DASH và tiền sử bệnh  của đối tượng nghiên cứu - Khóa luận tốt nghiệp thực trạng kiến thức về chế độ ăn dash của người bệnh tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa tỉnh
Bảng 2.13. Tương quan giữa kiến thức của NB về chế độ ăn DASH và tiền sử bệnh của đối tượng nghiên cứu (Trang 44)
Bảng 2.14. Tương quan giữa kiến thức của NB về chế độ ăn DASH và cách tiếp cận  thông tin của đối tượng. - Khóa luận tốt nghiệp thực trạng kiến thức về chế độ ăn dash của người bệnh tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa tỉnh
Bảng 2.14. Tương quan giữa kiến thức của NB về chế độ ăn DASH và cách tiếp cận thông tin của đối tượng (Trang 44)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w