I.Lời mở đầu Một trong những yêu cầu được cho là bắt buộc đối với nền hành chính trong công cuộc đổi mới hiện nay là phải nâng cao chất lượng công tác của đội ngũ cán bộ công chức (CBCC) nhằm đạt hiệu quả cao trong hoạt động thực thi công vụ, thực hiện mục tiêu của cải cách hành chính. Và tạo động lực làm việc cho CBCC được xem là một trong những hướng đi lớn để thực hiện được yêu cầu trên. Trên thế giới đã có rất nhiều nhà khoa học nghiên cứu về động lực và động lực làm việc và kết quả là sự xuất hiện của hàng loạt học thuyết, quan điểm khoa hoc về vấn đề động lực và tạo động lực như: Học thuyết nhu cầu của Maslow; Thuyết tăng cường tích cực của Skinner; Thuyết kỳ vọng của Vroom; Thuyết hai yếu tố của Hezberg; thuyết công bằng của Adam…. Và đào tạo, bồi dưỡng được xem như một trong những phương hướng nhằm tạo động lực làm việc trong khu vực công hiện nay .Ở Việt Nam, đào tạo bồi dưỡng được xác định là một trong những nội dung quan trọng nhằm nâng cao năng lực thực thi công vụ của CBCC nói chung và công chức trong các cơ quan quản lý hành chính nhà nước (sau đây gọi là công chức hành chính) nói riêng. Để thực hiện mục tiêu chung của hệ thống chính trị, Đảng và nhà nước đã triển khai thực hiện chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước liên tiếp từ năm 2000 cho đến nay qua giai đoạn I (từ 2001 2010) và giai đoạn II (từ 20112020) thông qua các đề án cụ thể cho mỗi giai đoạn. Cũng trong công cuộc cải cách nền hành chính đã và đang tiếp tục diễn ra hiện nay, CBCC là một trong những nội dung chính được quan tâm đổi mới, và đào tạo bồi dưỡng là một vấn đề không nhỏ nhằm tạo động lực, nâng cao chất lượng phục vụ cho đội ngũ công chức như đã nói ở trên. Nằm trong hệ thống cơ quan hành chính nhà nước, cấp huyện đóng vai trò là cấp chính trung gian ở địa phương, thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước tại địa phương, tuyên truyền, đưa chính sách của Đảng và nhà nước đi vào đời sống nhân dân. Chính vì vậy, có thể nói đây là cấp cần được đặc biệt quan tâm, nhất là với các đối tượng là cán bộ, công chức. Tuy nhiên, trên thực tế, CBCC hành chính cấp huyện chưa được quan tâm đúng mức, đời sống CBCC còn nhiều khó khăn, và điều đặc biệt là nhìn chung, chưa có tinh thần làm việc hăng say, thiếu nỗ lực, phấn đấu trong công việc. Chính vì vậy mà công tác tạo động lực thông qua đào tạo bồi dưỡng cho CBCC hành chính cấp huyện trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Huyện Nam Đàn là một trong 20 huyện, thành phố, thị xã cuả tỉnh Nghệ An, đang trong quá trình phát triển công nghiệp hóa hiện đại hóa đời sống sản xuất. Thực trạng về đào tạo bồi dưỡng trên địa bàn cho thấy công tác này đang gặp phải những vấn đề và hạn chế nhất định, đặc biệt là trong công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức hành chính cấp huyện. Đây chính là địa bàn lý tưởng để tác giả thực hiện đề tài: “ Tạo động lực thông qua đào tạo, bồi dưỡng cho công chức hành chính tại UBND huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An” với mong muốn tìm hiểu thực trạng cũng như đề xuất những kiến nghị giải pháp nhằm tạo động lực, nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC trong thực thi công vụ.
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN TRANG THU 1 I. Lời mở đầu Một trong những yêu cầu được cho là bắt buộc đối với nền hành chính trong công cuộc đổi mới hiện nay là phải nâng cao chất lượng công tác của đội ngũ cán bộ công chức (CBCC) nhằm đạt hiệu quả cao trong hoạt động thực thi công vụ, thực hiện mục tiêu của cải cách hành chính. Và tạo động lực làm việc cho CBCC được xem là một trong những hướng đi lớn để thực hiện được yêu cầu trên. Trên thế giới đã có rất nhiều nhà khoa học nghiên cứu về động lực và động lực làm việc và kết quả là sự xuất hiện của hàng loạt học thuyết, quan điểm khoa hoc về vấn đề động lực và tạo động lực như: Học thuyết nhu cầu của Maslow; Thuyết tăng cường tích cực của Skinner; Thuyết kỳ vọng của Vroom; Thuyết hai yếu tố của Hezberg; thuyết công bằng của Adam…. Và đào tạo, bồi dưỡng được xem như một trong những phương hướng nhằm tạo động lực làm việc trong khu vực công hiện nay 1 . Ở Việt Nam, đào tạo - bồi dưỡng được xác định là một trong những nội dung quan trọng nhằm nâng cao năng lực thực thi công vụ của CBCC nói chung và công chức trong các cơ quan quản lý hành chính nhà nước (sau đây gọi là công chức hành chính) nói riêng. Để thực hiện mục tiêu chung của hệ thống chính trị, Đảng và nhà nước đã triển khai thực hiện chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước liên tiếp từ năm 2000 cho đến nay qua giai đoạn I (từ 2001- 2010) và giai đoạn II (từ 2011-2020) thông qua các đề án cụ thể cho mỗi giai đoạn. Cũng trong công cuộc cải cách nền hành chính đã và đang tiếp tục diễn ra hiện nay, CBCC là một trong những nội dung chính được quan tâm đổi mới, và đào tạo bồi dưỡng là một vấn đề không nhỏ 1 Ths. Nguyễn Trang Thu, Học viện Hành chính Cs. Tp. Hồ Chí Minh, Bài giảng môn Động lực làm việc, ngày 19/10/2012. BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN TRANG THU 2 nhằm tạo động lực, nâng cao chất lượng phục vụ cho đội ngũ công chức như đã nói ở trên. Nằm trong hệ thống cơ quan hành chính nhà nước, cấp huyện đóng vai trò là cấp chính trung gian ở địa phương, thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước tại địa phương, tuyên truyền, đưa chính sách của Đảng và nhà nước đi vào đời sống nhân dân. Chính vì vậy, có thể nói đây là cấp cần được đặc biệt quan tâm, nhất là với các đối tượng là cán bộ, công chức. Tuy nhiên, trên thực tế, CBCC hành chính cấp huyện chưa được quan tâm đúng mức, đời sống CBCC còn nhiều khó khăn, và điều đặc biệt là nhìn chung, chưa có tinh thần làm việc hăng say, thiếu nỗ lực, phấn đấu trong công việc. Chính vì vậy mà công tác tạo động lực thông qua đào tạo bồi dưỡng cho CBCC hành chính cấp huyện trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Huyện Nam Đàn là một trong 20 huyện, thành phố, thị xã cuả tỉnh Nghệ An, đang trong quá trình phát triển công nghiệp hóa hiện đại hóa đời sống sản xuất. Thực trạng về đào tạo bồi dưỡng trên địa bàn cho thấy công tác này đang gặp phải những vấn đề và hạn chế nhất định, đặc biệt là trong công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức hành chính cấp huyện. Đây chính là địa bàn lý tưởng để tác giả thực hiện đề tài: “ Tạo động lực thông qua đào tạo, bồi dưỡng cho công chức hành chính tại UBND huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An” với mong muốn tìm hiểu thực trạng cũng như đề xuất những kiến nghị giải pháp nhằm tạo động lực, nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC trong thực thi công vụ. II. Kế hoạch thực tập 1. Thời gian thực tập Thời gian thực tập 02 tháng: từ 19/02/2013 đến 15/04/2013 2. Địa điểm thực tập Phòng Nội vụ huyện Nam Đàn, Tỉnh Nghệ An 3. Kế hoạch thực tập BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN TRANG THU 3 Thời gian Nội dung công việc Tuần 1 - Báo cáo phòng Nội vụ về kế hoạch thực tập - Học nội quy, quy chế cơ quan - Tìm hiểu về phòng Nội vụ huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An - Chọn đề tài thực tập Tuần 2 - Phân bố về các bộ phận của phòng Nội vụ theo sự phân công của trưởng phòng. - Sắp xếp một số hồ sơ, giấy tờ - Soạn thảo văn bản Tuần 3 - Hỗ trợ thống kê số liệu hoàn thiện báo cáo cải cách thủ tục hành chính - Tìm kiếm số liệu liên quan đến đề tài báo cáo - Viết đề cương báo cáo thực tập Tuần 4 - Chỉnh sửa đề cương - Tìm thêm số liệu, thông tin liên quan đến báo cáo Tuần 5 - Sắp xếp hồ sơ - Tìm hiểu công tác đào tạo bồi dưỡng, lương, thưởng… - Tiếp tục viết báo cáo Tuần 6 - Tiến hành điều tra, khảo sát các vấn đề BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN TRANG THU 4 liên quan đến đào tạo, bồi dưỡng - Thu thập thêm thông tin viết báo cáo Tuần 7 - Tiếp tục viết báo cáo - Soạn thảo một số văn bản Tuần 8 - Chỉnh sửa báo cáo - Hoàn thiện báo cáo III. Những công việc sinh viên đã làm trong thời gian thực tập 1. Lĩnh vực 1.1 Lĩnh vực hành chính văn phòng - Tìm hiểu và đọc một số văn bản, giấy tờ liên quan đến công việc - Soạn thảo một số văn bản được giao - Sắp xếp và phân loại các loại tài liệu - Thống kê, tổng hợp số liệu hỗ trợ cho việc xây dựng đề án cài cách hành chính tại huyện Nam Đàn 1.2 Lĩnh vực tổ chức, quản lý nhân sự - Thống kê, tổng hợp số liệu phục vụ công tác xây dựng kế hoạch nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC huyện Nam Đàn - Tìm hiểu công tác nâng lương, chyển ngạch, xây dựng tiêu chuẩn chức danh công chức, thẩm định, tuyển dụng viên chức… - Tìm hiểu công tác giải quyết chế độ chính sách cho CBCC xã, thị trấn - Góp ý, đề xuất một số kiến nghị trong công tác xây dựng đề án liên quan đến đội ngũ CBCC. 2. Thuận lợi, khó khăn 2.1 Thuận lợi BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN TRANG THU 5 - Được sự quan tâm giúp đỡ tận tình của các CBCC ở UBND nói chung và chuyên viên phòng Nội vụ nói riêng trong tạo điều kiện thực hành công việc, cung cấp số liệu cũng như hướng dẫn chuyên môn. - Cơ sở vật chất đáp ứng đầy đủ yêu cầu phục vụ cho quá trình thực tập: đầy đủ chỗ ngồi, bàn làm việc, sử dụng máy tính và mạng internet, máy in, photo copy… - Hướng đi của đề tài được Giảng viên phụ trách hướng dẫn cụ thể, giúp xác định đúng hướng, không tốn kém thời gian trong việc hoàn thành báo cáo. - Nắm được quy trình chung trong giải quyết công việc dựa trên lý thuyết được học. 2.2 Khó khăn - Còn chưa thành thạo khi vận dụng lý thuyết vào thực tế trong thực hiện một số công việc như: soạn thảo văn bản, thống kê… - Các số liệu về đào tạo, bồi dưỡng thu thập được chủ yếu dưới dạng tổng hợp, bao gồm tất cả đối tượng làm việc trong các cơ quan: Đảng, chính quyền, đoàn thể. Vì vậy, việc phân loại, xác định các số liệu nằm trong phạm vi đề tài hết sức khó khăn để có thể đảm bảo tính chính xác - Chưa có kinh nghiệm thực tế nên phạm vi công việc thuộc chuyên môn được tiếp xúc là hạn chế. IV. Kết quả thực tập 1. Khái quát về cơ quan thực tập 1.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức Sơ đồ cơ cấu tổ chức Phòng nội vụ BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN TRANG THU 6 1.2 Chế độ làm việc và mối quan hệ công tác trách nhiệm 1.2.1 Trưởng phòng “ Làm việc và điều hành theo chế độ thủ trưởng, chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt động của phòng trước cấp ủy, UBND huyện và thủ trưởng cơ quan chuyên môn cấp trên…” 1 1.2.2 Các phó trưởng phòng “ Giúp việc cho trưởng phòng đồng thời trực tiếp quản lý, chỉ đạo thực hiện nội dung công việc được phân công quản lý. Chịu trách nhiệm quản lý điều hành và kết quả công tác của cán bộ chuyên môn theo lĩnh vực mình phụ trách….” 2 1.2.3 Công chức chuyên môn Thực hiện tốt mối quan hệ phân công phối hợp trong thực hiên nhiệm vụ chuyên môn của phòng; thực hiện các nhiệm vụ được phân công theo quy đinh. 1.3 Thời gian làm việc “ Thực hiện tuần làm việc 40 giờ, không giải quyết công việc tại nhà riêng ” 1 1 Khoản 1, điều 4, Quy chế làm việc Phòng Nội vụ huyện Nam Đàn 2 Khoản 1, điều 4, Quy chế làm việc Phòng Nội vụ huyện Nam Đàn Trưởng phòng Phó trưởng phòng (phụ trách XDCQ) Còn trống Phó trưởng phòng (phụ trách tôn giáo) Chuyên viên 3 Chuyên viên 2 Chuyên viên 1 BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN TRANG THU 7 1.4 Chế độ hội họp báo cáo Hàng tuần, hội ý trưởng, phó trưởng phòng (hoặc cả phòng nếu thấy cần thiết) vào sáng thứ 2 để đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ trong tuần và bàn nhiệm vụ tuần tới (…) Tổ chức sinh hoạt toàn phòng mỗi tháng một lần vào ngày cuối tháng Định kỳ hàng tháng, hàng quý trưởng, phó trưởng phòng chịu trách nhiệm từng phần thành tổng hợp báo cáo gửi UBND huyện, Sở Nội vụ các ngành liên quan đảm bảo chất lượng và thời gian quy định 2 2. Báo cáo chuyên đề: Công tác tạo động lực thông qua đào tạo bồi dưỡng cho công chức hành chính cấp huyện tại huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An 2.1 Khái quát về công tác đào tạo bồi dưỡng tại UBND huyện Nam Đàn 2.1.1 Quan điểm chỉ đạo 3 Công tác đào tạo bồi dưỡng CBCC tại UBND huyện Nam Đàn được thực hiện căn cứ một số văn bản sau: - Luật CBCC năm 2008 - Nghị định 18/2010/NĐ-CP ngày 5/3/2010 của Chính phủ về Đào tạo, bồi dưỡng công chức - Thông tư 03/2011/TT-BNV ngày 25/1/2011 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng công chức - Quyết định số 486/QĐ-UBND ngày 04/02/2013 của UBND tỉnh Nghệ An về việc phê duyệt đề án phát triển đội ngũ công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2013 – 2015, có tính đến 2020 - Đề án số 02- ĐA/TU của Tỉnh ủy Nghệ An về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ dân tộc thiểu số, cán bộ nữ, cán bộ cơ sở, cán bộ trẻ có triển vọng. 1 Khoản 3, điều 4, Quy chế làm việc Phòng Nội vụ huyện Nam Đàn 2 Khoản 5, điều 4, Quy chế làm việc Phòng Nội vụ huyện Nam Đàn 3 Nghị quyết số 20 – NQ/HU ngày 21/11/2011 của BCH Đảng bộ huyện Nam Đàn về công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng cán bộ giai đoạn 2011 – 2015 và 2015 - 2020 BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN TRANG THU 8 - Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 28/6/2006 của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện khóa XXIV về công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng cán bộ giai đoạn 2006-2010 và những năm tiếp theo. - Nghị quyết số 20-NQ/HU của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện ngày 21/11/2011 về công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí sử dụng cán bộ giai đoạn 2011-2015 và 2015-2020 - Nghị quyết số 18/2010-NQ/HU ngày 1/11/2010 của Ban chấp hành Huyện ủy Nam Đàn về việc nâng cao chất lượng chính quyền cơ sở giai đoạn 2011-2015. - Thông báo số 159 – TB/HU ngày 09/03/2011 của Ban Thường vụ Huyện ủy về phân bổ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng năm 2011. - Thông báo số 603 – TB/HU ngày 16/02/2012 của Ban Thường vụ Huyện ủy về phân bổ kinh phí đào tạo bồi dưỡng cán bộ năm 2012. Trong phạm vi đề tài nghiên cứu, người viết chỉ phân tích quan điểm về đào tạo, bồi dưỡng công chức hành chính cấp huyện trên địa bàn huyện Nam Đàn dựa theo Nghị quyết số 20-NQ/HU của Ban Chấp hành đảng bộ huyện ngày 21/11/2011 về công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí sử dụng cán bộ giai đoạn 2011-2015 và 2015-2020. 2.1.1.1 Quan điểm chung: - Cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban ngành đoàn thể từ huyện đến cơ sở có trách nhiệm thực hiện đầy đủ chính sách của Đảng và nhà nước đối với CBCC được cử đi đào tạo, trên cơ sở tập thể và cá nhân đều chịu trách nhiệm về kinh phí đào tạo bồi dưỡng. Huyện và cơ sở hỗ trợ đối với các đối tượng đương chức hoặc đào tạo nguồn trong quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý được cơ sở đề nghị Ban Thường vụ huyện ủy cử đi học. Chế độ hỗ trợ thực hiện theo quy định về hỗ trợ người đi học của nhà nước. - Đưa công tác quy hoạch đào tạo bồi dưỡng, bố trí sử dung cán bộ đi vào nề nếp khoa học, tiếp tục xây dựng đội ngũ cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức, trình độ năng lực, đảm bảo về số lượng, tiêu chuẩn, cơ cấu hợp lý, có chiến lược đúng đắn, lâu dài và đồng bộ về công tác cán bộ từ quy hoạch đào tạo bồi dưỡng (…) đảm bảo phát huy được năng lực sở trường, tính kế BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN TRANG THU 9 thừa phát triển giữa các thế hệ, nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị, thực hiện thắng lợi nghị quyết đại hội Đảng các cấp. - Quy hoạch cán bộ phải đảm bảo khách quan, khoa học và thực tiễn, vừa tạo nguồn cho việc đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, vừa tạo động lực thúc đẩy phát huy nhân tố chủ quan, phấn đấu vươn lên của cán bộ, bảo đảm sự đoàn kết trong sự phát triển của đội ngũ cán bộ. - Trên cơ sở quy hoạch cán bộ các cấp ủy từ huyện đến cơ sở, xây dựng kế hoach đào tạo, bồi dưỡng để không ngừng nâng cao trình độ của đội ngũ CBCC đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của từng thời kỳ cách mạng. - 2.1.1.2 Quan điểm cụ thể về chính sách, giải pháp - Giải pháp định hướng: Nâng cao nhận thức về công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ của các cấp, ngành trên cơ sở quy định cụ thể. Tăng cường chất lượng và hiệu quả quản lý công tác đào tạo bồi dưỡng; Xây dựng tiêu chí đánh giá công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trên tất cả các nội dung: xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch; cơ cấu, số lượng chất lượng đào tạo theo yêu cầu; gắn đào tạo với sử dụng sau đào tạo, bồi dưỡng. - Căn cứ thực trạng số lượng, chất lượng đội ngũ CBCC, kết quả quy hoạch cán bộ giai đoạn 2010-2015 và 2020, căn cứ kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, dự báo nhu cầu để lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng CBCC, Ban Thường vụ huyện ủy chỉ đạo cấp cơ sở phân khai lộ trình đào tạo, bồi dưỡng hàng năm, giao chỉ tiêu cho các tổ chức cơ sở Đảng triển khai thực hiện. Hàng năm, bố trí đầu tư ngân sách hợp lý phục vụ công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC. Đối với những cán bộ đã đạt chuẩn về trình độ chuyên môn theo quy định, cần xây dựng kế hoạch đào tạo để nâng cao trình độ hoặc đào tạo văn bằng 2 phục vụ yêu cầu công tác. 2.1.1.3 Nhận xét Như vậy, có thể thấy công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC đã được quan tâm, đầu tư có định hướng cả về mục tiêu, giải pháp cũng như các chính sách hỗ trợ. BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN TRANG THU 10 Ngoài ra, vấn đề tạo động lực, khuyến khích CBCC phát huy năng lực, say mê làm việc cũng đã bắt đầu được nhắc tới, dù còn ở mức độ chung chung. Tuy nhiên, quan điểm xuyên suốt của Huyện ủy về đào tạo, bồi dưỡng cũng chỉ mới dừng lại ở mục đích là quy hoạch cán bộ; gắn đào tạo, bồi dưỡng để quy hoạch cán bộ nằm trong dự nguồn hoặc cán bộ đương chức để tương xứng với trình độ. Nhóm đối tượng là công chức và các mục đích khác của đào tạo, bồi dưỡng như: nâng cao trình độ, kỹ năng cho CBCC; cải thiện công việc; nâng cao hiệu quả giải quyết công việc… lại chưa được quan tâm đề cập. Như vây, đánh giá một cách chung nhất, Huyện ủy-UBND huyện Nam Đàn đã bước đầu có những nhận thức đúng đắn về vai trò, vị trí của đào tạo bồi dưỡng cũng như tạo động lực cho người lao động. Tuy nhiên, phạm vi đối tượng được quan tâm đào tạo còn hẹp, chủ yếu tập trung vào đội ngũ cán bộ, còn lực lượng đông đảo là đội ngũ công chức lại chưa được quan tâm định hướng. Mặt khác, lãnh đạo mới chỉ nhận thức được rằng quy hoạch cán bộ sẽ tạo được động lực cho người lao động nhưng chưa nhận thức được một lực lượng đông đảo là công chức hành chính cũng cần được tạo động lực và đào tạo, bồi dưỡng chính là một biện pháp để thực hiện điều đó. Đối với công tác lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, Huyện ủy-UBND huyện Nam Đàn chỉ rõ: lập kế hoạch đào tạo bồi dưỡng căn cứ vào thực trạng số lượng, chất lượng đội ngũ CBCC, kết quả quy hoạch cán bộ giai đoạn 2010-2015 và 2020, căn cứ kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và dự báo nhu cầu. Như vậy, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng được xây dựng trên những căn cứ cụ thể, phù hợp với điều kiện, tình hình kinh tế - xã hội tại địa phương. Tuy nhiên, một trong những căn cứ quan trọng để lập kế hoạch đào tạo bồi dưỡng là chi phí cho đào tạo, bồi dưỡng cũng như kiến thức kỹ năng cần được đào tạo, bồi dưỡng lại chưa được nhắc tới. Kết quả của hạn chế này sẽ được phân tích trong phần sau. 2.1.2 Thực hiện [...]... cầu của công việc, số công chức được đi đào tạo theo mong muốn của bản thân là rất hạn chế Điều này phù hợp với quan điểm chung của huyện ủy, đó chính là gắn đào tạo bồi dưỡng với công tác quy hoạch cán bộ, đào tạo bồi dưỡng nhằm phục vụ cho quy hoạch nguồn nhân lực kế cận Hoạt động đào tạo, bồi dưỡng chủ yếu thực hiện dựa trên cơ sở đánh giá nhu cầu của cơ quan: cần đào tạo hay bồi dưỡng thêm cho bao... sau đào tạo, bồi dưỡng được tổ chức, tiến hành Điều này dẫn tới tình trạng việc đánh giá sau đào tạo không được tiến hành, gây bất lợi cho công tác đánh giá cả quá trình đào tạo cũng như những lần đào tạo tiếp theo Và quan trọng nhất là thực trạng trên sẽ khiến cho công chức được đào tạo, bồi dưỡng không còn “mặn mà” với việc được đào tạo, bồi dưỡng khi mà họ luôn ở trong thế bị động trong khi họ chính. .. hiện đào tạo, bồi dưỡng CBCC năm 2012) Theo báo cáo về công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức của UBND huyện Nam Đàn, năm 2012 huyện ủy -UBND huyện đã tổ chức 02 lớp quán triệt nghị quyết của Tỉnh ủy và Nghị quyết của cấp ủy huyện và các lớp quán triệt nghị quyết hội nghị trung ương các cấp; các lớp sơ cấp chính trị… Như vậy, qua nghiên cứu kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cũng như báo cáo kết quả đào tạo, ... dành cho đào tạo bồi dưỡng công chức hành chính cấp huyện tại địa bàn là rất ít, trong mặt bằng chung về kinh phí dành cho đào tạo bồi dưỡng CBCC nói chung, cụ thể: Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng Nội dung Đvt: vnđ Đối Số tượng người Thời gian Kinh phí Chính trị Hệ đào Cao cấp Công tạo chính chức quy huyện Cao cấp Công 02 2012 20.000.000 03 2012-2013 30.000.000 14 BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP tại chức GVHD:... tạo động lực Tạo động lực là một khái niệm khá mới mẻ đối với đa phần CBCC, kể cả CBCC là lãnh đạo, quản lý ở nước ta Và tại địa bàn huyện Nam Đàn, bộ phận lãnh đạo cũng chỉ mới quan tâm đến công tác đào tạo bồi dưỡng nhưng chưa nhận thúc được rằng đây chính là một biện pháp tạo động lực 15 BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN TRANG THU Trong quan điểm chung về công tác đào tạo bồi dưỡng CBCC, huyện. .. cho đào tạo, bồi dưỡng theo quan điểm chung của BCH Đảng bộ huyện ủy là cơ quan và người đi học cùng đóng góp Có thể nói đây là một trong những động thái tích cực của huyện Nam Đàn nhằm gia tăng thêm nguồn kinh phí cho đào tạo, bồi dưỡng trong điều kiện ngân sách dành cho công tác đào tạo bồi dưỡng là có hạn Tuy nhiên vẫn là một vấn đề cần xem xét lại khi mà theo thống kê, nguồn kinh phí dành cho đào. .. cấp huyện năm 2012 của UBND huyện Nam Đàn chỉ có 132.500.000 đồng Trong khi đó, tổng số kinh phí phục vụ cho công tác đào tạo bồi dưỡng nói chung trên địa bàn huyện dành cho CBCC năm 2012 là 972.642.000 đồng Như vậy, tổng nguồn ngân sách dành cho đào tạo bồi dưỡng công chức hành chính cấp huyện chỉ chiếm 13,6% - có thể nói là một con số rất hạn chế 2.2 Sử dụng đào tạo bồi dưỡng như một phương thức tạo. .. dưỡng lý luận chính trị, còn ít tập trung vào bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ cho công chức Trong khi đó, số lượng công chức hành chính cấp huyện trên địa bàn phần lớn đều có nhu cầu tham gia các khóa bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn khi được khảo sát ý kiến Điều này có thể thấy được qua kết quả điều tra khảo sát đánh giá nhu cầu đào tạo bồi dưỡng của công chức hành chính cấp huyện tại UBND huyện Nam Đàn mà... chuyên môn lập danh sách Phòng nội vụ tổng hợp UBND ký, phê duyệt Đối với việc xác định nhu cầu đào tạo bồi dưỡng, cần phải đảm bảo: Nhu cầu đào tạo bồi dưỡng = Năng lực cần có của CBCC - Năng lực hiện có Theo đó, nếu CBCC có năng lực hiện tại tốt, cao hơn hoặc bằng mức độ năng lực cần có cho vị trí công việc của họ thì không cần phải đào tạo bồi dưỡng Đào tạo bồi dưỡng chỉ nên áp dụng cho những đối... người được cử đi đào tạo, bồi dưỡng Điều này dẫn đến tâm lý “bị bỏ rơi” của công chức sau khi tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng, làm giảm đi đáng kể sự mặn mà của công chức hành chính đối với việc được đào tạo, bồi dưỡng Chế độ khuyến khích, đãi ngộ mà người viết đề cập tới xin được tập trung về khuyến khích liên quan tới kinh tế, vật chất Hơn bao giờ hết, vấn đề này cần được quan tâm kịp thời bởi . 20 -NQ/HU của Ban Chấp hành đảng bộ huyện ngày 21 /11 /20 11 về công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí sử dụng cán bộ giai đoạn 20 11 -20 15 và 20 15 -20 20. 2. 1.1.1 Quan điểm chung: - Cấp ủy Đảng,. hiện Nghị quyết số 20 -NQ/HU của Ban Chấp hành đảng bộ huyện ngày 21 /11 /20 11 về công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí sử dụng cán bộ giai đoạn 20 11 -20 15 và 20 15 -20 20, UBND huyện Nam. 1 Nghị quyết số 20 – NQ/HU ngày 21 /11 /20 11 của BCH Đảng bộ huyện Nam Đàn về công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng cán bộ giai đoạn 20 11 – 20 15 và 20 15 - 20 20 BÁO CÁO THỰC