1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng hiệu quả quản lý nhà nước của chính quyền cấp phường trong giai đoạn hiện nay

89 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực Trạng Hiệu Quả Quản Lý Nhà Nước Của Chính Quyền Cấp Phường Trong Giai Đoạn Hiện Nay
Định dạng
Số trang 89
Dung lượng 83,02 KB

Cấu trúc

  • 2. Khái niệm hiệu quả quản lý nhà nớc (0)
  • 3. Khái niệm phờng và chính quyền cấp phờng (11)
  • 4. Khái niệm cán bộ, công chức (14)
  • II. Các hớng tiếp cận lý thuyết 1. Lý thuyết hệ thống (15)
    • 2. Lý thuyết cơ cấu chức năng (0)
    • 3. Lý thuyết tơng tác xã hội (18)
  • II. Thực trạng chất lợng đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cÊp phêng (21)
  • III. Thực trạng hoạt động quản lý của chính quyền cấp phờng (32)
  • IV. Đánh giá của quần chúng nhân dân về hoạt động của chính quyền cÊp phêng (51)
  • V. Nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động của chính quyền cấp phờng hiện nay (0)
    • 2. Khuyến nghị (78)
  • Tài liệu tham khảo...........................................................................99 (79)

Nội dung

Khái niệm phờng và chính quyền cấp phờng

Thuật ngữ " phờng " đã xuất hiện từ năm 1010 khi Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa L ra Đại La lấy tên là Thăng Long, cả kinh thành đựơc xem nh một phủ gồm 61 phờng Thể chế phờng này đợc giữ nguyên qua các đời Trần , Lê Dới thời nhà Nguyễn, năm 1831 vua Minh Mạng tiến hành cải cách hành chính và đã chia nhỏ các phờng của kinh thành Thăng Long Từ khi chính phủ lâm thời nớc Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời cho đến tận năm 1981, trong cơ chế hành chính của nớc ta không có khái niệm phờng mà chỉ tồn tại khu phố, khối và tiểu khu Từ năm 1981 tiểu khu đợc đổi thành phờng và duy trì cho đến

Theo Từ điển tiếng Việt của viện Ngôn ngữ học - Uỷ ban khoa học xã hội Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, năm 1998, phờng đợc định nghĩa nh sau

 Là khối dân c gồm những ngời cùng một nghề và là đơn vị hành chính thống nhất ở kinh đô Thăng Long và một số thị trấn thời phong kiến ( Ba mơi sáu phờng của Thăng Long )

 Là tổ chức gồm những ngời ( thờng là thợ thủ công ) cùng một nghề thời phong kiến ( Phờng vải, phờng săn, phờng chèo )

 Là đơn vị hành chính cơ sở ở nội thành, nội thị, tổ chức theo khu vực dân c ở đờng phố, dới quận ( UBND phờng ) Định nghĩa nêu trên đã chỉ ra một số đặc điểm cơ bản của phờng Đó là tổ chức của một cộng đồng ngời đợc giới hạn bởi những công việc nhất định, cùng sinh sống và và tồn tại trong địa giới tự nhiên hoặc do nhà nớc quy định, ở đó có những quy ớc, quy định và thiết chế riêng đợc mọi ngời trong phờng thống nhất và cùng nhau thực hiện.

Hiến pháp 1980 quy định việc phân chia các đơn vị hành chính của nớc cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam nh sau :

 Nớc chia thành tỉnh, thành phố trực thuộc trung ơng và các đơn vị hành chính tơng đơng.

 Tỉnh chia thành huyện, thành phố thuộc tỉnh và thị xã

 Thành phố trực thuộc trung ơng chia thành quận, huyện.

 Huyện chia thành xã và thị trấn.

 Thành phố thuộc tỉnh, thị xã chia thành phờng và xã

Nh vậy, phờng là đơn vị hành chính cơ sở ở nội thành, nội thị đợc công nhận từ năm 1980, đợc quy định chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn theo quyết định số 94/ HĐBT năm 1981 của Hội Đồng Bộ Trởng và luật tổ chức HĐND và UBND đợc Quốc hội thông qua ngày 30/6/1983.

3.2 Khái niệm chính quyền cấp phờng

Theo tinh thần Hiến pháp 1992, các cơ quan hành chính nhà nớc hợp thành một chỉnh thể thống nhất, toàn vẹn, có quan hệ chặt chẽ với nhau, và quyết định tính thống nhất về nhiệm vụ, chức năng hoạt động quản lý nhà nớc, chức năng chấp hành và điều chỉnh Các cơ quan hành chính nhà nớc bao gồm :

 Cơ quan hành chính nhà nớc cao nhất là chính phủ.

 Cơ quan hành chính nhà nớc trực thuộc chính phủ ( các bộ, uỷ ban nhà n- ớc, các cơ quan thuộc chính phủ )

 Cơ quan hành chính nhà nớc ở địa phơng.

Cũng theo Hiến pháp 1992, uỷ ban nhân dân đợc quy định là cơ quan hành chính nhà nớc ở địa phơng, không chỉ chịu trách nhiệm chấp hành những nghị quyết của Hội đồng nhân dân mà cả những nghị quyết của cơ quan chính quyền cấp trên, thi hành pháp luật thống nhất của nhà nớc UBND là cơ quan trong hệ thống thực hiện quyền hành pháp, hệ thống hành chính nhà nớc thống nhất, là cơ quan hoạt động thờng xuyên, thực hiện quản lý nhà nớc, chỉ đạo, điều hành công việc hàng ngày của nhà nớc ở địa phơng.

Quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền cấp phờng - Ban hành theo quyết định số 3940/ QĐ - UB ngày 25/8/1990 của UBND thành phố Hà Nội đã chỉ rõ : " Phờng là đơn vị hành chính cơ sở ở nội thành, nội thị ; là nơi trực tiếp thực hiện mọi chủ trơng, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nớc, thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân Chính quyền cấp phờng có chức năng chủ yếu là quản lý hành chính nhà nớc, quản lý xã hội và chăm lo phục vụ đời sống dân c "

3.3 Chính quyền cơ sở một số nớc trên thế giới

Quan niệm về chính quyền cơ sở của các quốc gia trên thế giới đều nhất quán, coi đây là cấp hành chính cuối cùng, giữ vai trò đặc biệt và là cầu nối giữa Nhà nước và nhân dân Chính quyền cơ sở đóng vai trò quan trọng trong việc giúp chính phủ nắm bắt thực tế, nguyện vọng của người dân, từ đó nâng cao uy tín và củng cố mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân.

Về tổ chức chính quyền cơ sở thì tuỳ hoàn cảnh, điều kiện mà có sự giống và khác nhau giữa các nớc.

- ở Pháp : Trong cơ cấu tổ chức chính quyền địa phơng, cấp xã là cấp cơ sở, cấp thấp nhất trong hệ thống hành chính bốn cấp nhng lại có vai trò cực kì quan trọng Mỗi xã đều có ngời đứng đầu gọi là

- ở Cộng hoà liên bang Đức : cấp xã đợc ghi nhận trong Hiến pháp của liên bang Cấp xã tồn tại với t cách là đơn vị hành chính cơ sở thực hiện chế độ tự quản Cấp xã chịu sự kiểm soát của cấp bang.

Ở Thái Lan, đơn vị hành chính cơ sở của đất nước được gọi là làng (moo baan) Đây là cấp hành chính cuối cùng trong cấu trúc năm cấp của Thái Lan Người đứng đầu cấp hành chính này được gọi là trưởng làng (puu yai baan), do người dân trong làng bầu ra Trưởng làng có trách nhiệm quản lý toàn bộ đời sống xã hội của dân làng Ngoài ra, còn có hội đồng làng (saphaa yai baan) hỗ trợ trưởng làng trong việc tư vấn, quản lý và điều hành các công việc chung của làng.

- ở In - đô - nê -xi -a : Trong hệ thống chính quyền địa phơng, cấp làng hoặc thôn là cấp thứ t Mỗi làng hoặc thôn có một ngời đứng đầu gọi là trởng làng hoặc trởng thôn, là công chức nhà nớc do huyện trởng bổ nhiệm.

Nh vậy, có thể nói tổ chức chính quyền địa phờng ở các nớc khác nhau tuy khác nhau song cũng có vài điểm tơng đồng Ta cũng có thể thấy rằng chính quyền cấp cơ sở ở Việt Nam ( mà ở đây là chính quyền cấp phờng ) cũng có những điểm tơng đồng cũng nh khác biệt nhất định so với chính quyền cơ sở ở các nớc nêu trên.

Khái niệm cán bộ, công chức

Điều 1, chơng 1 Pháp lệnh cán bộ, công chức do Uỷ ban thờng vụ Quốc Hội nớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 26 / 2 / 1998 quy định :

Cán bộ, công chức là công dân Việt Nam, làm việc trong biên chế và hởng lơng từ ngân sách nhà nớc, bao gồm :

- Những ngời do bầu cử để đảm nhiệm chức vụ theo nhiệm kì trong các cơ quan nhà nớc, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội.

- Những ngời đợc tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc đợc giao nhiệm vụ th- ờng xuyên làm việc trong tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã héi.

- Những ngời đợc tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc giao giữ một công vụ thờng xuyên, đợc phân loại theo trình độ đào tạo ngành, chuyên môn, đợc xếp vào ngạch hành chính sự nghiệp trong các cơ quan nhà nớc, mỗi ngạch thể hiện chức và cấp về chuyên môn nghiệp vụ, có chức danh tiêu chuẩn riêng.

- Thẩm phán Toà án nhân dân, kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân.

- Những ngời đợc tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc đợc giao nhiệm vụ th- ờng xuyên làm việc trong các cơ quan đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công dân quốc phòng; làm việc trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp.

Nh vậy, cán bộ, công chức chính quyền phờng là những cán bộ, công chức nhà nớc làm việc theo chế độ biên chế trong cơ cấu tổ chức của chính quyền cấp phờng, là những ngời đợc tuyển dụng, bổ nhiệm giữ một vị trí nhất định trong bộ máy chính quyền phờng và hởng lơng từ ngân sách nhà níc.

Các hớng tiếp cận lý thuyết 1 Lý thuyết hệ thống

Lý thuyết tơng tác xã hội

Các nhà xã hội học George Simmel, V Đobrianop, K Marx đều cho rằng :

Theo nguyên tắc hợp thức của hệ thống, mọi thứ trên thế giới đều liên kết với nhau theo một cách thức nhất định Giữa mỗi yếu tố và mỗi lực tác động đều có mối quan hệ qua lại, từ đó hình thành nên xã hội như là kết quả của tương tác giữa các cá nhân, nhóm và thành phần xã hội khác nhau.

Xuất phát từ quan điểm duy vật biện chứng của K Marx, theo Đobrianop thì loài ngời có 5 loại hoạt động xã hội là : hoạt động sản xuất vật chất, hoạt động văn hoá, hoạt động tái sản sinh xã hội, hoạt động quản lý xã hội và hoạt động giao tiếp xã hội, đó là quan hệ giữa các chủ thể xã hội diễn ra trong quá trình sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng các giá trị vật chất và tinh thần, năng lợng và thông tin Và ông cho rằng mỗi hoạt động có mục đích của con ngời chỉ có thể trở thành hoạt động xã hội khi nó nằm trong và thông qua một số mối quan hệ giữa các chủ thể hoạt động và mỗi quan hệ xã hội đều gắn liền với một hoạt động nhất định

Và nh vậy, muốn giải thích các mối quan hệ xã hội, các hoạt động, các quá trình và hiện tợng xã hội, phải đặt nó trong mối quan hệ tơng tác lẫn nhau giữa các quan hệ, quá trình và hiện tợng đó.

Trong tiến trình phân tích hiệu quả hoạt động quản lý của chính quyền cấp phường hiện nay, cần đánh giá sự tác động qua lại với nhiều yếu tố khách quan và chủ quan Nét chủ đạo là chủ trương, đường lối chung của Đảng, Nhà nước và định hướng riêng về phát triển chính quyền cơ sở; điều kiện kinh tế - xã hội của phường, địa phương và toàn quốc, chất lượng cán bộ, công chức phường Cũng chú ý đến tác động ngược của hoạt động chính quyền phường lên dân cư và hiệu quả quản lý của chính quyền các cấp khác trong hệ thống hành chính nhà nước.

I tổng quan về địa bàn nghiên cứu

1 Những đặc điểm cơ bản về ph ờng ở n ớc ta hiện nay

Cho đến nay, ở nớc ta tổng số các đơn vị chính quyền cấp phờng là 1002, chiếm 9,56% về cơ cấu đơn vị chính quyền cơ sở Thành phố Hà Nội với diện tích 927,4 km2, tổng dân số là 2,697 triệu ngời đợc chia thành 228 xã, phờng, thị trấn trong đó phờng là 102 ( chiếm 45 % ) và dân số của phờng là 1,43 triệu ngời ( chiếm 53 % ), diện tích địa giới hành chính phờng là 82,87 km2 ( chiếm 8,94 % tổng diện tích )

Về lãnh thổ, phờng hiện nay ở nớc ta chủ yếu đợc cấu thành từ các vùng phố Phờng có vị trí địa lý đợc giới hạn trong địa giới hành chính của các quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, là địa bàn đô thị thu nhỏ, có mật độ dân c cao Các công trình kinh tế, văn hoá, phúc lợi xã hội chỉ có thể xây dựng theo quy hoạch chung của cả đô thị.

Về dân c, cộng đồng dân c ở phờng có sự gắn bó trực tiếp và chặt chẽ với nhau về các nhu cầu và lợi ích vật chất cũng nh tinh thần Dân c của phờng về cơ bản đợc tập hợp từ nhiều vùng, miền khác nhau, đa dạng, phức tạp và tập trung với mật độ cao, chủ yếu có lối sống phi nông nghiệp có trình độ học vấn và nhận thức xã hội cao.

Về tổ chức, chính quyền cấp phờng là chính quyền địa phơng ở một đơn vị hành chính xác định Tổ chức bộ máy hành chính cấp phờng bao gồm toàn bộ các cơ quan, tổ chức hành chính đợc tổ chức và hoạt động theo quy định của pháp luật nhằm thực hiện chức năng và nhiệm vụ quản lý hành chính nhà nớc tại địa phơng.

Về kinh tế, chính quyền phờng là một đơn vị ngân sách ở địa phơng, hoạt động kinh tế chủ yếu là sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp, thơng mại và dịch vụ.

Với những đặc điểm trên, hoạt động của chính quyền cấp phờng có những điểm phức tạp riêng, đòi hỏi phải có những giải pháp hữu hiệu để tăng cờng vị trí và vai trò của chính quyền cấp phờng trong hệ thống chính trị nớc ta giai đoạn hiện nay.

2 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Quận Ba Đình nằm ở trung tâm thành phố, có diện tích 9,3 km2 với dân số là 202.700 ngời ( tính đến ngày 31/12/1999 ), mật độ dân số trung bình là 21.797 ngêi/km2.

Quận Ba Đình đợc chia thành 12 phờng : Cống Vị, Đội Cấn, Điện Biên, Giảng Võ, Ngọc Khánh, Ngọc Hà, Kim Mã, Nguyễn Trung Trực, Phúc Xá, Quán Thánh, Thành Công, Trúc Bạch Từ năm 1996 đến nay các đơn vị hành chính của quận Ba Đình đợc tổ chức tơng đối ổn định ( năm 1995, 3 phờng B- ởi, Trúc Bạch, Thuỵ Khuê của quận Ba Đình đợc tách ra để cùng một số xã của huyện Từ Liêm thành lập quận mới Tây Hồ ).

Ba Đình là quận có nhiều cơ quan trung ơng, tổ chức quốc tế, cơ quan đại diện ngoại giao của nhiều nớc chọn đặt trụ sở Điều này tạo nhiều nét đặc thù riêng cho hoạt động quản lý của UBND Nhìn chung, dân c trên địa bàn quận có lối sống phi nông nghiệp, trình độ dân trí cao Tuy nhiên, ở một số khu vực trên địa bàn các phờng Phúc Xã, Ngọc Hà, Cống Vị còn có một số hộ dân sống bằng nghề canh tác rau, hoa Do vậy, việc quản lý của chính quyền cũng còn mang nhiều điểm riêng biệt, nhất là về lĩnh vực quản lý đất đai, quản lý dân c và quản lý đô thị.

Thực trạng chất lợng đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cÊp phêng

Nền hành chính nhà nớc bao gồm ba bộ phận cấu thành là cơ cấu tổ chức bộ máy hành chính, cơ cấu tổ chức nhân sự và cơ chế vận hành nền hành chính ( luật pháp ) Ba bộ phận đó liên hệ chặt chẽ với nhau, quy định lẫn nhau, trong đó cơ cấu tổ chức nhân sự có vị trí quan trọng đặc biệt, nhất là đội ngũ công chức nhà nớc hoạt động trong bộ máy hành chính nhà nớc từ trung ơng đến địa phơng Đội ngũ công chức đợc xem là trung tâm của hệ thống chính trị, của bộ máy nhà nớc, của nền hành chính, có vị trí hết sức quan trọng trong việc quản lý và thúc đẩy sự phát triển xã hội, bảo đảm cho nền hành chính nhà nớc hoạt động liên tục Toàn bộ đội ngũ công chức trong bộ máy hành chính nhà nớc tạo thành một nguồn nhân lực to lớn phục vụ cho quá trình tổ chức và hoạt động của nhà nớc Hiệu lực, hiệu quả quản lý của nền hành chính nhà nớc nói chung và của chính quyền cấp phờng nói riêng phụ thuộc vào đội ngũ công chức nhà nớc và hoạt động của đội ngũ đó.

Chất lợng của đội ngũ cán bộ, công chức đợc thể hiện qua nhiều tiêu chí,tiêu biểu nhất là các tiêu chí về độ tuổi, trình độ học vấn, trình độ quản lý nhà nớc và lý luận chính trị Thống kê về các tiêu chí trên đối với cán bộ, công chức chính quyền phờng thuộc quận Ba Đình cho ta những kết quả sau đây :

Bảng 1 : Thống kê độ tuổi cán bộ, công chức chính quyền cấp phờng thuéc quËn Ba §×nh

STT Độ tuổi Số lợng Phần trăm

( Nguồn : Báo cáo công tác xây dựng chính quyền cấp phờng của Phòng Tổ chức chính quyền quận Ba Đình 7/2001 )

Bảng 1 cho ta thấy đa phần cán bộ công chức phờng thuộc độ tuổi lao động sung sức từ 30 đến 50 tuổi ( 53,4 % ) Số cán bộ công chức trẻ ( dới 30 tuổi ) và cán bộ công chức sắp đến tuổi về hu ( trên 50 tuổi ) chiếm một tỉ lệ nh nhau là 23,4 % Nh vậy, có thể nói độ tuổi trung bình của cán bộ công chức chính quyền phờng của quận Ba Đình thuộc mức trung bình Điểm mạnh đối với cán bộ công chức phờng tuổi cao là họ đã thực sự trởng thành trong phong trào của địa phơng, giàu kinh nghiệm trong cuộc sống, trong quản lý, trong quan hệ giao tiếp, dễ tạo đợc uy tín và sự tin tởng từ cấp dới Tuy nhiên, điểm yếu của họ lại là dễ nặng về chủ nghĩa kinh nghiệm, giáo điều, chậm thích nghi với cơ chế thị trờng, ngại học tập để tiếp thu những kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ nh một cán bộ quản lý đã cho biết " Cán bộ cũ thì lạc hậu, chẳng chịu đi học mà học cũng chẳng đợc nữa, tuổi cao học khó vào lắm " ( nữ, 47 tuổi, tốt nghiệp đại học, cán bộ Văn phòng thành uỷ ) Trong khi đó, lớp cán bộ công chức trẻ tuy còn ít kinh nghiệm, có thể còn thiếu chín chắn trong một số quyết định nhng lại là những ngời hết sức năng nổ, ham học hỏi, dám nghĩ, dám làm và đầy nhiệt huyết của tuổi trẻ Là một cấp chính quyền, hoạt động của cấp phờng là hoạt động hành chính, nhng trong thực tế thì hoạt động của chính quyền cấp phờng có thể đợc coi là hoạt động" hành chính vận động " : trực tiếp ban hành và vận động nhân dân thực hiện các quyết định hành chính Vì vậy, đòi hỏi ngời cán bộ công chức hoạt động trong bộ máy chính quyền cấp phờng phải có độ bền bỉ nhất định về sức khoẻ và có sự năng động, nhiệt tình để thực hiện tốt những nhiệm vụ phức tạp diễn ra trên địa bàn quản lý, nh một trờng hợp phỏng vấn sâu đã nhận định " Công việc ở phờng đòi hỏi sự năng động sáng tạo, dám nghĩ dám làm, cũng cần có sức khoẻ " ( nam, 42 tuổi, tốt nghiệp đại học, cán bộ UBND phờng )

Tóm lại, cơ cấu độ tuổi của cán bộ công chức chính quyền phờng thuộc quận Ba Đình ở cấp độ trung bình, độ tuổi trung bình không quá cao cũng không quá thấp Điều này cha tạo đợc động lực mạnh mẽ cho sự phát triển hiệu quả hoạt động của chính quyền phờng bởi cấp chính quyền này cần đợc trẻ hoá hơn nữa để đội ngũ cán bộ, công chức có thể thích nghi và thích hợp hơn với nhiệm vụ công tác.

Bảng 2 : Thống kê trình độ học vấn của cán bộ, công chức chính quyền phêng thuéc quËn Ba §×nh

STT Trình độ học vấn Số lợng Phần trăm

4 Đại học và trên đại học 126 58,6 %

( Nguồn : Báo cáo công tác xây dựng chính quyền cấp phờng của Phòng Tổ chức chính quyền quận Ba Đình 7/2001 )

Theo bảng 2, 100 % cán bộ, công chức chính quyền cấp phờng thuộc quận

Ba Đình đều đã tổt nghiệp cấp II Đây không phải một con số đáng mừng hay một chỉ tiêu cần phấn đấu, tuy nhiên nếu xét trong tơng quan với đội ngũ cán bộ, công chức của chính quyền cấp xã ở Hà Nội nói riêng và cả nớc nói chung thì đó đã là một sự tiến bộ hơn hẳn bởi chính quyền cấp xã ở nhiều nơi còn rất nhiều cán bộ, công chức có trình độ học vấn cha hết cấp II hoặc cấp I, thậm chí không loại trừ cả những chức vụ cao nh chủ tịch UBND hay HĐND Ngay tại một quận mới thành lập của thủ đô là quận Cầu Giấy cũng còn tồn tại 4 % cán bộ, công chức phờng cha tốt nghiệp phổ thông cơ sở Do vậy, con số 0 % nêu trên cũng là một kết quả đáng mừng của quận Ba Đình nói riêng và của thành phố nói chung.

Bên cạnh đó, còn một con số đáng mừng khác là tỉ lệ cán bộ, công chức đã tốt nghiệp đại học và trên đại học ( 58,6 % ) Đây quả thực là một tỉ lệ tơng đối cao xét trong tơng quan với các quận, huyện khác trong thành phố hoặc cả nớc ( ví dụ : tỉ lệ này ở các quận Hai Bà Trng, Cầu Giấy Thành phố Hà Nội và quận 3 Thành phố Hồ Chí Minh lần lợt là 30,6 % ; 34 % ; 10,91 % )

Tuy nhiên, bảng số liệu trên cũng cho thấy còn tồn tại nhiều vấn đề bất cập trong chất lợng cán bộ, công chức chính quyền cấp phờng hiện nay xét về phơng diện trình độ học vấn, bởi ngay trong một quận thuộc trung tâm thủ đô, là trung tâm văn hoá, hành chính của cả nớc mà vẫn tồn tại một số lợng không nhỏ cán bộ công chức phờng chỉ có trình độ phổ thông trung học ( 39,5 % ) hoặc thậm chí là cha hoàn thành chơng trình phổ thông trung học ( 5,1 % ).

Trình độ học vấn là cơ sở để cán bộ, công chức có điều kiện tiếp xúc với những nội dung quản lý mới và có điều kiện tốt hơn để thực thi công việc quản lý của chính quyền ở cơ sở Nhìn chung, công việc hàng ngày ở phờng là giải quyết các sự vụ đơn thuần, không đòi hỏi sâu về chuyên môn Do đó,không nhất thiết đòi hỏi ngời cán bộ, công chức phải có một trình độ chuyên môn, nghiệp vụ thật thông thạo hay quá chuyên sâu Tuy nhiên, xét về tổng quan, toàn bộ các hoạt động văn hoá, kinh tế, chính trị, an ninh, trật tự an toàn xã hội lại chủ yếu diễn ra trên địa bàn phờng Do vậy, nếu ngời cán bộ, công chức của phờng chỉ dừng lại ở mức trình độ học vấn là trung học cơ sở hoặc trung học phổ thông sẽ gây ra những khó khăn cho chính quyền cơ sở khi có những diễn biến phức tạp trên địa bàn mà phờng phải quản lý Hơn nữa, hiện nay trong bối cảnh thế giới và quốc gia đang biến chuyển và phát triển từng ngày về mọi mặt, địa bàn phờng ở các thành phố lớn có trình độ dân trí cao, các vấn đề lớn nh quản lý nhà đất, quản lý kinh tế, bảo đảm an ninh trật tự có rất nhiều yêu cầu mới đa dạng và phức tạp đòi hỏi ngời cán bộ, công chức phải có trình độ học vấn ở một mức độ cao nhất định để đáp ứng đợc với những nhu cầu ngày càng phát triển của đời sống xã hội không chỉ còn bó hẹp ở một địa phơng hay trên một địa bàn.

Trình độ học vấn không phải là yếu tố quyết định chất lợng của đội ngũ cán bộ, nhng là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá trình độ và năng lực của cán bộ Hạn chế về trình độ học vấn làm hạn chế khả năng tiếp thu, lĩnh hội chủ trơng, đờng lối của Đảng, các chính sách, luật pháp và các quy định của Nhà nớc cũng nh các nghị quyết, chỉ thị của cấp uỷ và chính quyền cấp trên.

Do trình độ học vấn của cán bộ, công chức phường còn thấp và không đồng đều nên hạn chế khả năng phổ biến đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước đến nhân dân Điều này cũng ảnh hưởng đến năng lực tổ chức thực hiện, kiểm tra, đôn đốc, vận động quần chúng thực hiện chủ trương, chính sách, cũng như năng lực quản lý, điều hành, thực thi nhiệm vụ.

Bảng 3 : Thống kê trình độ quản lý nhà nớc và lý luận chính trị của cán bộ, công chức chính quyền phờng thuộc quận Ba Đình

STT Trình độ đào tạo Số lợng Phần trăm

1.Quản lý nhà nớc 2.Lý luận chính trị

( Nguồn : Báo cáo công tác xây dựng chính quyền cấp phờng của Phòng Tổ chức chính quyền quận Ba Đình 7/2001 )

Nếu trình độ học vấn của cán bộ, công chức phờng có thể không quá đòi hỏi sâu về chuyên môn nghiệp vụ thì trình độ lý luận chính trị và kiến thức quản lý nhà nớc lại là một yêu cầu khá cấp thiết đối với họ, bởi những kiến thức này có thể đợc xem nh những kiến thức chuyên môn mà họ phải dùng đến hàng ngày khi giải quyết các vụ việc thuộc phạm vi xử lý của phờng, đó là những công việc liên quan đến chức năng, thẩm quyền của nhà nớc, liên quan đến việc áp dụng pháp luật cũng nh các chủ trơng, đờng lối, chính sách Nói cách khác, đó là sự cụ thể hoá các quy phạm pháp luật, các đờng lối, chính sách trong quản lý xã hội và công dân Do đó, cán bộ, công chức chính quyền phờng không thể không có những kiến thức cơ bản nêu trên Quyết định 874 / TTG của Thủ tớng Chính phủ về công tác đào tạo và bồi dỡng cán bộ và công chức nhà nớc ngay tại điểm 4 điều 1 đã ghi rõ " đối tợng đào tạo, bồi dỡng là đội ngũ cán bộ, công chức nhà nớc, trớc mắt tập trung vào các đối tợng chủ yếu là cán bộ, công chức hành chính nhà nớc và cán bộ chính quyền ở cơ sở cấp xã, phờng " Và điểm 7 điều 2 của quyết định này đã cho biết "Đối với cán bộ chính quyền cơ sở cấp xã, phờng, nội dung đào tạo, bồi dỡng chủ yếu là : đào tạo, bồi dỡng về lý luận chính trị, cập nhật đờng lối, chủ trơng, chính sách của Đảng và Nhà nớc ; những kiến thức cơ bản về công vụ, pháp luật và hành chính " Tuy nhiên, số liệu của bảng trên đã cho thấy một dấu hiệu không mấy khả quan về thực trạng trình độ đào tạo của đội ngũ cán bộ, công chức phờng trong hai lĩnh vực này.

Tỷ lệ cán bộ, công chức phờng cha qua đào tạo về quản lý nhà nớc là 25,8

% và về lý luận chính trị là 28,1 % Điều đó có nghĩa là có tới gần 30 % cán bộ, công chức các phờng thuộc quận Ba Đình không có kiến thức tối thiểu, cần thiết hay đợc đào tạo một cách chính quy, có bài bản về quản lý nhà nớc và lý luận chính trị - hai lĩnh vực hết sức quan trọng đối với nghiệp vụ công tác của các cán bộ phờng Số cán bộ, công chức đợc đào tạo ở trình độ cử nhân đối với hai lĩnh vực này là rất ít ( chỉ hơn 5 % đối với cả hai lĩnh vực ).

Số còn lại đợc đào tạo sơ cấp hoặc trung cấp chiếm khoảng gần 70 %.

Cán bộ, công chức chính quyền cấp phờng hầu hết là các cán bộ của địa phơng, trởng thành từ phong trào của địa phơng, từ bộ đội xuất ngũ, cán bộ hu trí có kinh nghiệm quản lý đa ngành, đa lĩnh vực, khi về làm công tác quản lý ở cơ sở ít nhiều họ cũng đã sử dụng những kiến thức kinh nghiệm thu đợc để giải quyết các công việc của phờng, bớc đầu hoàn thành đợc nhiệm vụ Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay, kinh tế xã hội phát triển, công tác quản lý nhà nớc đòi hỏi phải đợc chính quy hoá, pháp luật hoá thì việc đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức một cách chính quy, nghiêm túc là một đòi hỏi tất yếu Do vậy, tỷ lệ cán bộ, công chức có trình độ quản lý nhà nớc từ trung cấp trở lên quá hiện nay Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ, công chức nhà nớc nói chung và cán bộ, công chức chính quyền phờng nói riêng có một bộ phận rất lớn đợc đào tạo trong thời kì bao cấp, cha đợc đào tạo, bồi dỡng, cập nhật những kiến thức về hành chính, quản lý hành chính, quản lý nhà nớc trong cơ chế mới Hoạt động quản lý của đội ngũ này còn nhiều yếu kém, đặc biệt về tri thức khoa học và thực tiễn về tổ chức bộ máy, quản lý, điều hành công việc nhà nớc, cha nắm đợc những quy tắc hành chính, tâm lý học quản lý, phong cách làm việc khoa học, còn thiếu chiều sâu trong lĩnh vực quản lý hành chính

Xét về trình độ lý luận chính trị, đây là cơ sở quan trọng để đảm bảo tính chính trị và chiều sâu trong các hoạt động của chính quyền phờng Không những thế, trình độ lý luận chính trị còn là điều kiện góp phần đảm bảo bản lĩnh chính trị và phẩm chất đạo đức trong sạch của đội ngũ cán bộ, công chức. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, từ việc học tập đến vận dụng kiến thức lý luận vào thực tiễn còn tồn tại một khoảng cách lớn đòi hỏi mỗi cán bộ, công chức phải có cách vận dụng tinh tế và hiệu quả để phát động quần chúng nhân dân thực hiện tốt nhiệm vụ của địa phơng và đảm bảo tính chính trị và sự trong sạch trong hoạt động của đội ngũ mình Số liệu khảo sát cho thấy số lợng cán bộ, công chức phờng có trình độ lý luận chính trị cao còn cha nhiều, tỷ lệ cán bộ, công chức cha qua đào tạo lại lớn Đây cũng là điều gây cản trở cho hoạt động của chính quyền phờng, hạn chế hiệu lực, hiệu quả quản lý, nhất là trong công tác vận động, thuyết phục nhân dân thực hiện các nhiệm vụ chính trị. Đất nớc ta hiện nay đang trên đà phát triển mạnh mẽ về mọi mặt Các cuộc cải cách trên các lĩnh vực kinh tế, hành chính, t pháp để đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đã tạo ra tình hình mới và các nhiệm vụ mới, đòi hỏi đội ngũ cán bộ, công chức nhà nớc phải thờng xuyên đáp ứng và thích ứng những yêu cầu do tình hình mới, nhiệm vụ mới đó đặt ra Thực tế cho thấy rằng trình độ năng lực nói chung của cán bộ chính quyền cơ sở ( mà cụ thể ở đây là cán bộ, công chức chính quyền phờng thuộc quận Ba Đình ) hiện nay còn nhiều hạn chế Cán bộ chính quyền cơ sở hiện nay nói chung cha quen với cách quản lý và điều hành công việc theo pháp luật, phong cách làm việc còn mang nặng thói quen của thời kì bao cấp và tập tục truyền thống có tính chất làng xã gia trởng Do cha đợc trang bị đầy đủ những kiến thức cơ bản về pháp luật, kiến thức quản lý hành chính nhà nớc, cha đợc hoặc ít đợc huấn luyện về kĩ năng thực hành công vụ, ít đợc tiếp cận với thị trờng, thiếu kiến thức để quản lý một nền kinh tế mở, đặc biệt là trong điều kiện quan hệ quốc tế ngày càng phát triển và tình hình quốc tế có nhiều biến động phức tạp, nên trong nhiều trờng hợp, cán bộ, công chức phờng có thể giải quyết công việc, xử lý vụ việc dựa vào kinh nghiệm, chủ quan, thiên lệch, không rõ chức trách, nhiệm vụ cụ thể của mình, không nắm chắc quy trình và nguyên tắc giải quyết từng công việc cụ thể.

Phân tích thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền phờng hiện nay, chóng ta cã thÓ rót ra mét sè kÕt luËn sau ®©y :

- Nhìn chung, các phờng đã chú trọng công tác đào tạo và đào tạo lại cán bộ, kinh phí cho hoạt động đào tạo đợc đầu t thờng xuyên Đa số cán bộ, công chức trởng thành từ các hoạt động phong trào của địa ph- ơng, nhiệt tình với công việc, có kinh nghiệm trong cuộc sống, biết vận dụng các kinh nghiệm để giải quyết, xử lý công việc Một số cán bộ, công chức có ý thức học tập nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức quản lý nhà nớc và lý luận chính trị.

Bên cạnh những mặt mạnh, đội ngũ cán bộ, công chức phờng còn bộc lộ nhiều điểm hạn chế:

Thực trạng hoạt động quản lý của chính quyền cấp phờng

Hệ thống chính quyền ở nớc ta đợc tổ chức theo 4 cấp : cấp trung ơng, cấp tỉnh ( thành phố trực thuộc trung ơng ), cấp huyện ( quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh ) và cấp cơ sở ( xã, phờng, thị trấn ) Đặc điểm cơ bản của chính quyền cấp cơ sở là cấp gần dân nhất, trực tiếp quan hệ với nhân dân, phạm vi công tác quản lý rộng, bao quát nhiều lĩnh vực hoạt động : chính trị, hành chính, kinh tế, an ninh, văn hoá, xã hội trên địa bàn.

Bất cứ một cơ quan, một cấp quản lý nào thuộc hệ thống hành chính nhà n- ớc cũng phải lấy hiệu lực, hiệu quả quản lý làm mục tiêu hoạt động, làm tiêu chí đánh giá năng lực về mặt tổ chức, thể chế, cán bộ công chức, kiểm soát điều hành trong nội bộ từng cơ quan, cấp quản lý của mình và trong cả hệ thèng.

Hoạt động quản lý của chính quyền cấp phờng là hoạt động tổng hợp các yếu tố của công tác lãnh đạo và điều hành Việc thực hiện các chức năng,nhiệm vụ và quyền hạn của cấp phờng là quá trình hoạt động đan xen của nhiều cơ quan, tổ chức, đoàn thể và cá nhân trong việc cụ thể hoá các chủ tr- ơng, biện pháp, vạch ra các kế hoạch và huy động lực lợng để thực thi Là cấp quản lý ở cơ sở, chính quyền cấp phờng quản lý hầu hết các lĩnh vực kinh tế chính trị xã hội trên quy mô nhỏ Tính công vụ hàng ngày mà cấp phờng thực hiện là rất lớn về số lợng và rất phong phú, phức tạp về nội dung, loại hình. Chính quyền phờng phải thờng xuyên nắm bắt xử lý các thông tin phản hồi từ phía nhân dân, thực thi có hiệu quả những hoạt động quản lý Nhiệm vụ quản lý nhà nớc mà chính quyền cấp phờng phải đảm nhận bao gồm tất cả các lĩnh vực hoạt động của các tổ chức và công dân c trú trên địa bàn phờng, chủ yếu tập trung vào một số lĩnh vực sau :

Quản lý kinh tế của chính quyền phường liên quan đến việc sử dụng quyền lực nhà nước để hỗ trợ và khuyến khích các đơn vị sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong mọi thành phần Trong quá trình này, chính quyền phường không can thiệp vào hoạt động kinh doanh của các đơn vị, tôn trọng quyền tự chủ của họ miễn là họ tuân thủ luật pháp.

Theo quy định của Chính phủ, chức năng của chính quyền cấp phờng trong quản lý kinh tế là thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế ở địa phơng, thu chi ngân sách, quản lý đất đai của địa phơng, quản lý xây dựng các công trình công cộng Tuy nhiên, trên thực tế nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền ph- ờng trong lĩnh vực quản lý kinh tế là hết sức hạn chế Đối với những công ty, doanh nghiệp hoặc các chợ đóng trên địa bàn phờng, phờng hầu nh không đóng vai trò gì trong việc quản lý bởi đã có cấp cao hơn là quận và chi cục thuế cùng phối hợp kiểm tra, giám sát, cấp phép hoạt động Chính quyền ph- ờng chỉ tiến hành hoạt động quản lý đối với các chợ cóc và các hộ kinh doanh nhỏ trên địa bàn phờng mà chủ yếu là công tác kiểm tra, xử phạt hành chính khi có những sai phạm trong kinh doanh Do vậy, công tác quản lý kinh tế của chính quyền cấp phờng hầu nh không có gì nổi bật Mặc dù vậy, ta vẫn không

Trong lĩnh vực tài chính ngân sách, UBND phường đảm nhiệm vị trí đơn vị ngân sách cuối cùng theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước Do đó, quá trình xây dựng kế hoạch ngân sách tài chính của phường tương đối đơn giản với nguồn ngân sách cấp phát không nhiều Nguồn thu của UBND phường bao gồm các khoản thu địa phương, phí, lệ phí, tiền sử dụng đất và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.

- Ngân sách do quận cấp để trả lơng, phụ cấp, trợ cấp cho cán bộ công nhân viên cũng nh các khoản kinh phí theo chơng trình, mục tiêu công tác giao cho địa bàn phờng.

- Phờng thu các khoản phí, lệ phí, lao động công ích, xử phạt vi phạm hành chính theo phân cấp; thu huy động đóng góp của nhân dân và các cơ quan, đơn vị để xây dựng cơ sở hạ tầng.

Các khoản chi của UBND phờng :

- Các chơng trình, mục tiêu công tác giao cho phờng.

- Các hoạt động bảo vệ an ninh, phong trào của đoàn thể và các tổ chức chính trị xã hội hay hoạt động công tác xã hội

Nh vậy, phần lớn nội dung công tác quản lý ngân sách đã có địa chỉ rõ ràng theo quy định và hớng dẫn của cấp trên, về cơ bản phờng chỉ là cấp chấp hành nên có ít sai sót.

Bảng 4 : Tình hình thu, chi ngân sách phờng thuộc quận Ba Đình từ năm

( Đơn vị tính : nghìn đồng )

3 D 995.824 2.243.939 3.286.889 3.917.897 1.135.479 ( Nguồn : Tổng hợp từ Báo cáo thu chi ngân sách các phờng thuộc quận Ba Đình giai đoạn 1996 – 2000 )

Bảng 4 phản ánh tình hình thu chi ngân sách tương đối cân đối của các phường trên địa bàn quận Ba Đình Từ năm 1996 đến năm 2000, không có năm nào chi vượt thu Tuy nhiên, ngân sách các phường vẫn không có sự thay đổi đáng kể trong 5 năm Thậm chí, một số năm còn thâm hụt so với năm trước, như năm 1998 và 2000 Ngân sách chính là tiêu chí cơ bản biểu hiện tốc độ phát triển của địa phương Trong bối cảnh thành phố và cả nước đang phát triển từng ngày, sự gia tăng không đáng kể của ngân sách các phường quận Ba Đình - một quận trung tâm của thủ đô - trong suốt 5 năm là dấu hiệu không lạc quan cho tình hình phát triển của quận.

Trên địa bàn quận Ba Đình hiện có 5338 đơn vị kinh tế đang hoạt động, trong đó số hợp tác xã là 30, số doanh nghiệp nhà nớc là 148, doanh nghiệp t nhân là 214, doanh nghiệp có vốn đầu t nớc ngoài là 14 và kinh tế gia đình là

4932 hộ Tuy nhiên, nh đã trình bày, vai trò của chính quyền phờng trong việc quản lý đối với các đơn vị kinh tế này chỉ tồn tại trong một phạm vi rất hạn hẹp Cụ thể, chính quyền phờng chỉ xác định địa điểm kinh doanh để chính quyền quận cấp phép; nếu phát hiện những sai phạm trong hoạt động kinh doanh của các cá nhân và tổ chức nh không có giấy phép kinh doanh, kinh doanh hàng giả, tự ý dời địa điểm kinh doanh thì lập biên bản, tạm đình chỉ kinh doanh, báo cáo UBND quận để quận xử lý; phối hợp cùng chi cục thuế để tiến hành thu thuế các tổ chức kinh tế đóng trên địa bàn Nh vậy, chính quyền phờng hầu nh không có vai trò độc lập nào trong quản lý kinh tế mà chỉ là cấp phối hợp và thừa hành Do đó ta cũng không có những tiêu chí cần thiết cho việc đánh giá hiệu quả của chính quyền cấp phờng trong hoạt động quản lý kinh tÕ.

2 Quản lý các vấn đề xã hội Đối với việc quản lý các vấn đề xã hội nhiệm vụ của chính quyền cấp phờng đợc thể hiện trên hai mảng là hoạt động phòng chống tệ nạn xã hội trên địa bàn và hoạt động chính sách, công tác xã hội Đối với mảng thứ nhất, vai trò chức tuyên truyền vận động ở mảng thứ hai, công việc cụ thể mà chính quyền phờng đang thực hiện là :

- Xây dựng kế hoạch phối hợp với các ngành dọc, tổ chức điều tra và nắm chắc lực lợng lao động trong phờng, thực hiện các dự án nhỏ giải quyết việc làm cho ngời lao động trên địa bàn thông qua vay vèn Quü quèc gia.

- Quản lý và tổ chức thực hiện lao động công ích.

- Nắm chắc các gia đình trong diện chính sách, gia đình khó khăn để giúp quận và các ngành chức năng có biện pháp hỗ trợ kịp thời.

Bảng 5 : Tình hình lao động và giải quyết việc làm trên địa bàn các ph- êng thuéc quËn Ba §×nh tõ 1996 - 2000

1 Số lao động không có việc làm 5112 4969 4832 4785 5060

2 Số lao động đợc giải quyết việc làm

( Nguồn : Tổng hợp từ Báo cáo tình hình lao động và giải quyết việc làm các phờng thuộc quận Ba Đình giai đoạn 1996 – 2000 )

Trong giai đoạn 1996-2000, số lao động không có việc làm ở các phường quận Ba Đình có sự biến động đáng kể Bốn năm đầu, số lượng giảm dần, nhưng đến năm 2000 lại tăng mạnh, gần bằng năm 1996, phản ánh sự yếu kém trong quản lý của chính quyền cấp phường Tương tự, số lao động được giải quyết việc làm cũng có xu hướng tăng trong năm 1998, 1999 nhưng giảm năm 1997 và 2000, tiếp tục thể hiện sự thụt lùi trong hiệu quả quản lý lao động và việc làm của chính quyền cấp phường.

Đánh giá của quần chúng nhân dân về hoạt động của chính quyền cÊp phêng

của chính quyền cấp ph ờng.

Thấu hiểu quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin "Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng", ngay từ buổi đầu thành lập và trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định giai cấp công nhân là lực lượng tiên phong của cách mạng, liên minh chặt chẽ với giai cấp nông dân và đoàn kết rộng rãi các tầng lớp nhân dân, từng bước xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc để cùng đấu tranh giành độc lập, tự do, xây dựng đất nước.

Tổng kết kinh nghiệm những năm qua, Đảng chỉ rõ : những thành công cũng nh những sai lầm, khuyết điểm đều có liên quan chặt chẽ với việc có tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của quần chúng nhân dân hay không Để thực sự phát huy quyền làm chủ của nhân dân, phải bảo đảm cho quần chúng có quyền hạn và nghĩa vụ " Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra " Quy chế thực hiện dân chủ ở cơ sở là một chủ trơng tiếp tục cụ thể hoá phơng châm trên Một trong những biểu hiện rõ nét nhất của việc thực hiện quy chế này là sự thay đổi phơng thức và lề lối làm việc của chính quyền cơ sở theo hớng dân chủ hoá, công khai hoá Thông qua đó quần chúng nhân dân có thể nắm đợc các hoạt động, công việc liên quan đến lợi ích của mình, giám sát, kiểm tra hoạt động của chính quyền nhằm đảm bảo cho chính quyền hoạt động có hiệu quả hơn.

Nh đã trình bày trong phần khái niệm quản lý, mô hình hoạt động quản lý bao gồm chủ thể và đối tợng quản lý thông qua mối liên hệ trực tiếp là những hoạt động, những lệnh quản lý từ phía chủ thể Tuy nhiên, bên cạnh đó còn có mối liên hệ ngợc hay còn gọi là thông tin phản hồi Đây là những phản ứng, những tác động trở lại của đối tợng quản lý đối với chủ thể quản lý Thông qua những thông tin phản hồi này, chủ thể quản lý có thể thấy đợc hiệu quả của những tác động của mình đến đối tợng quản lý, trên cơ sở đó điều chỉnh hoạt động quản lý sao cho phù hợp và đạt hiệu quả cao hơn

Có nhiều tiêu chí để nhìn nhận hiệu quả quản lý trong đó đánh giá của bản thân đối tợng quản lý về hoạt động của chủ thể quản lý là một tiêu chí quan trọng, tơng đối khách quan và chính xác Mối quan hệ giữa quần chúng nhân dân và đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền phờng cũng là mối quan hệ giữa chủ thể và đối tợng quản lý, do đó những đánh giá của quần chúng nhân dân về chất lợng của đội ngũ này cũng hết sức quan trọng, thông qua đó chúng ta sẽ có một cái nhìn khách quan về hiệu quả hoạt động của đội ngũ cán bộ, công chức phờng Bên cạnh đó, những tiêu chí đánh giá về độ tuổi, trình độ học vấn cũng nh các trình độ đợc đào tạo khác cha thể phản ánh đầy đủ và khách quan chất lợng của đội ngũ cán bộ, công chức Trình độ và năng lực là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau, trình độ có thể cao nhng không có nghĩa là năng lực đã tốt Vì thế, muốn đánh giá chính xác và khách quan chất lợng của đội ngũ cán bộ, công chức phờng, không thể chỉ căn cứ vào tiêu chí trình độ đào tạo mà còn phải dựa trên cơ sở năng lực thực tế thể hiện qua đánh giá của quần chúng nhân dân. Để yêu cầu quần chúng nhân dân đánh giá chung về hoạt động của chính quyền phờng hiện nay, đề tài đã đa ra yêu cầu " Xin ông / bà cho biết mức độ hài lòng của ông / bà đối với hoạt động của chính quyền phờng ở địa phơng ông / bà hiện nay ", kết quả thu đợc nh sau :

Bảng 13 : Mức độ hài lòng của quần chúng nhân dân đối với hoạt động của chính quyền cấp phờng

STT Mức độ hài lòng Số lợng %

5 Hoàn toàn không hài lòng 13 4.3

Thông qua yêu cầu cho biết mức độ hài lòng về hoạt động của chính quyền phờng ở địa phơng, quần chúng nhân dân đã thể hiện những đánh giá tổng quát của mình về hiệu quả hoạt động của chính quyền phờng. những ngời đợc thăm dò đã hài lòng hoặc rất hài lòng đối với hoạt động của chính quyền phờng, nghĩa là họ đã đánh giá cao hiệu quả quản lý của chính quyền cấp này.

Số ngời lựa chọn phơng án trung tính chiếm gần một nửa số ngời đợc hỏi ( 47.3 % ) Điều này có nghĩa là một số lợng tơng đối lớn quần chúng nhân dân không thực sự hài lòng đối với hoạt động của chính quyền phờng ở địa ph- ơng họ nhng cũng không có sự chê trách hay thắc mắc gì lớn.

Tỷ lệ không nhỏ, hơn 1/5 trong quần chúng đánh giá không tốt về hiệu quả hoạt động của chính quyền phường Điều này cho thấy hoạt động của chính quyền phường còn nhiều mặt đáng quan tâm, cần chấn chỉnh để nâng cao hơn nữa hiệu quả quản lý.

Mức độ hài lòng của quần chúng đối với hoạt động của chính quyền phờng chỉ nói lên những đánh giá chung nhất của họ về cấp chính quyền này Để hiểu rõ hơn nhận thức của quần chúng về những mặt hoạt động cụ thể của chính quyền phờng, đề tài đa ra câu hỏi " Theo ông /bà, hiện nay hoạt động của chính quyền phờng ở địa phơng ông /bà có những vớng mắc nào sau đây

", kết quả thu đợc sẽ cho ta thấy cụ thể là quần chúng nhân dân cha hài lòng về mặt hoạt động nào của chính quyền phờng.

Bảng 14 : Đánh giá của quần chúng nhân dân về những hạn chế trong hoạt động của chính quyền cấp phờng

STT Vấn đề Số lợng %

1 Trình độ, năng lực của cán bộ phờng còn hạn chÕ

2 Điều kiện làm việc của chính quyền phờng còn thiÕu thèn

3 Cách thức tổ chức và điều hành của chính quyền phờng còn thiếu thống nhất, cha hợp lý

4 Một số cán bộ hoạt động cha tích cực, cha sâu sát quần chúng

5 Có nhiều vụ việc cha đợc xử lý 123 41

6 Có một số vụ việc xử lý sai hoặc cha thoả đáng 87 29

Trong 6 phơng án nêu trên ( không kể phơng án " ý kiến khác " ) chỉ có ph- ơng án 2 là vớng mắc thuộc về lý do khách quan, còn lại là lý do chủ quan Tỷ lệ lựa chọn các phơng án đều cao hoặc khá cao ( từ 29 đến gần 90 % ) chứng tỏ ngời dân đánh giá rằng hoạt động của chính quyền cấp phờng hiện nay còn nhiều vấn đề bất cập dù là bắt nguồn từ khó khăn chủ quan hay khách quan Vớng mắc đáng kể nhất đợc thừa nhận là vớng mắc về vấn đề cán bộ.

Có tới gần 90 % số ngời đợc hỏi đã lựa chọn phơng án " Trình độ, năng lực của cán bộ phờng còn hạn chế " Hơn nữa, khó khăn trong hoạt động của chính quyền cơ sở không chỉ ở sự hạn chế trong năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ, công chức mà còn ở vấn đề có liên quan đến phẩm chất, phong cách của cán bộ, điều này đã đợc chứng minh qua con số hơn 65 % lựa chọn phơng án 4 " Một số cán bộ hoạt động cha tích cực, cha sâu sát quần chúng " Nh vậy, có thể thấy rằng vấn đề về chất lợng của đội ngũ cán bộ, công chức phờng hiện nay là một trở ngại cơ bản cho hoạt động của chính quyền phờng, trở ngại lớn hơn bất cứ một trở ngại nào khác.

Sau vớng mắc về đội ngũ cán bộ, vớng mắc về phơng tiện, điều kiện làm việc cũng đợc thừa nhận với tỷ lệ tơng đối cao ( 72,3 % ) Vấn đề thiếu thốn về phơng tiện, điều kiện làm việc vừa là yếu tố chủ quan lại vừa là yếu tố khách quan Khách quan ở chỗ, đối với mỗi cán bộ, công chức họ không thể tự tạo, tự lo cho mình những điều kiện, phơng tiện làm việc cần thiết Nhng lại là chủ quan bởi điều này hoàn toàn có thể khắc phục đợc nếu có sự quan tâm và đầu t đúng mức hơn từ phía nhà nớc và các cấp chính quyền.

Ba phơng án 3, 5, 6 đều hớng vào hoạt động công tác cụ thể của chính quyền và đều nói lên hiệu quả yếu kém trong hoạt động của chính quyền ph- ờng Cụ thể là có 67 % cho rằng hoạt động của chính quyền phờng còn nhiều chỗ thiếu thống nhất, cha hợp lý; 41 % cho rằng còn nhiều vụ việc bị lãng quên, cha đợc xử lý; và 29 % cho rằng còn một số vụ việc xử lý sai hoặc ch a thoả dáng Tỷ lệ từ một phần ba trở lên thừa nhận những vớng mắc hết sức cơ bản trong hoạt động của chính quyền phờng là một điều không mấy khả quan đối với thực trạng hoạt động của chính quyền phờng hiện nay

Không chỉ nêu lên những vớng mắc trong hoạt động của chính quyền phờng, quần chúng nhân dân còn có thể đa ra những nguyên nhân cơ bản đã dẫn tới những khó khăn, vớng mắc đó.

Bảng 15 : Nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động của chính quyÒn cÊp phêng

STT Nguyên nhân Số lợng %

1 Những quy định, điều lệ cha rõ ràng, nhiều điểm còn thiếu hoặc khó thực hiện

2 Quan hệ phối hợp giữa chính quyền và đoàn thể cha chặt chẽ

3 Đội ngũ cán bộ phờng cha đợc đào tạo phù hợp với yêu cầu

4 Thiếu thông tin, phơng tiện và điều kiện làm việc

5 Thiếu sự quan tâm, hỗ trợ của cấp trên 153 51

6 Thiếu sự đồng tình ủng hộ của nhân dân 121 40.3

Nguyên nhân chủ yếu khiến chính quyền cấp phường gặp khó khăn nằm ở đội ngũ cán bộ không được đào tạo phù hợp (78%) Trình độ cán bộ không đáp ứng được yêu cầu công việc mới, khiến các khó khăn khác trở nên trầm trọng Sự thiếu hụt đào tạo và bồi dưỡng cán bộ là nguyên nhân gốc rễ, gây ra tình trạng khó khăn chồng chất.

Xếp hàng thứ hai là nguyên nhân về phơng tiện, điều kiện làm việc Điều này là một hiện thực hiển nhiên nhng dờng nh cha đợc thừa nhận và quan tâm đúng mức từ các cấp chính quyền, đặc biệt là vấn đề thông tin Thông tin trong quản lý là một vấn đề hết sức quan trọng, đó là điều kiện tiên quyết để hoạt động có hiệu quả, do đó thiếu thông tin sẽ là một trong những nguyên nhân gây nên những hạn chế trong hoạt động của chính quyền cơ sở.

Nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động của chính quyền cấp phờng hiện nay

Khuyến nghị

Vấn đề nâng cao hiệu quả quản lý nhà nớc của chính quyền cấp cơ sở nói chung và chính quyền cấp phờng nói riêng là một vấn đề lớn có liên quan chặt chẽ tới tất cả các mặt : thể chế, tổ chức, đào tạo bồi dõng cán bộ, công chức, ngân sách, điều kiện cơ sở vật chất Do đó, khi đa ra những giải pháp cho việc nâng cao hiệu quả quản lý của chính quyền cấp phờng, ta cần có những giải pháp toàn diện cho tất cả các mặt nêu trên.

Từ những nhận định trên và trên cơ sở những kết luận rút ra từ những đánh giấ và đóng góp của quần chúng nhân dân, đề tài đa ra những giải pháp cơ bản sau nhằm góp phần cải thiện hoạt động, nâng cao hiệu quả quản lý của chính quyền cấp phờng trong giai đoạn hiện nay :

- Tiến hành cải cách, hoàn thiện mô hình tổ chức của bộ máy chính quyền phờng, đảm bảo tổ chức bộ máy gọn nhẹ, hợp lý, vững mạnh , đủ năng lực để thực thi nhiệm vụ quản lý nhà nớc có hiệu quả Phân định chức năng nhiệm vụ cụ thể cho các phòng ban nhằm tăng cờng sức mạnh trong hoạt động quản lý, tránh lãmh phí sức lực cho những nhiệm vụ ngoài chức năng.

- Xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật riêng về tổ chức và hoạt động của chính quyền phờng Cụ thể hoá rõ ràng các chức năng, quyền hạn, trách nhiệm của chính quyền phờng, thực hiện phân cấp quản lý cho cấp phờng nhiều quyền hạn hơn và rõ ràng hơn để tăng cờng quyền lực quản lý cho phêng.

- Xây dựng, củng cố và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền phờng Có chơng trình, kế hoạc cụ thể, hợp lý về công tác đào tạo, bồi dỡng đội ngũ cán bộ, công chức, đặc biệt là bồi dỡng những kiến thức cơ bản về quản lý nhà nớc, chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức về pháp luật, kĩ năng xử lí công việc để nâng cao chất lợng toàn diện cho bộ máy nhân sự, đảm bảo cho đội ngũ cán bộ, công chức có đủ khả năng giải quyết tốt những nhiệm vụ công tác hàng ngày của họ.

- Cải tiến chế độ, chính sách đãi ngộ đối với cán bộ, công chức phờng, tạo điều kiện thuận lợi để họ yên tâm công tác và hoàn thành tốt nhiệm vụ đợc giao.

- Mở rộng dân chủ cơ sở, tạo điều kiện thuận lợi để quần chúng nhân dân thạm gia xây dựng chính quyền địa phơng và góp sức mình cùng chính quyền thực hiện tốt những nhiệm vụ đợc giao.

Ngày đăng: 26/10/2023, 11:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1 : Thống kê độ tuổi cán bộ, công chức chính quyền cấp phờng thuộc quận Ba Đình - Thực trạng hiệu quả quản lý nhà nước của chính quyền cấp phường trong giai đoạn hiện nay
Bảng 1 Thống kê độ tuổi cán bộ, công chức chính quyền cấp phờng thuộc quận Ba Đình (Trang 22)
Bảng 2 : Thống kê trình độ học vấn của cán bộ, công chức chính quyền phờng thuộc quận Ba Đình - Thực trạng hiệu quả quản lý nhà nước của chính quyền cấp phường trong giai đoạn hiện nay
Bảng 2 Thống kê trình độ học vấn của cán bộ, công chức chính quyền phờng thuộc quận Ba Đình (Trang 23)
Bảng 3 : Thống kê trình độ quản lý nhà nớc và lý luận chính trị của cán bộ, công chức chính quyền phờng thuộc quận Ba Đình - Thực trạng hiệu quả quản lý nhà nước của chính quyền cấp phường trong giai đoạn hiện nay
Bảng 3 Thống kê trình độ quản lý nhà nớc và lý luận chính trị của cán bộ, công chức chính quyền phờng thuộc quận Ba Đình (Trang 26)
Bảng 5 : Tình hình lao động và giải quyết việc làm trên địa bàn các ph- ph-ờng thuộc quận Ba Đình từ 1996 - 2000 - Thực trạng hiệu quả quản lý nhà nước của chính quyền cấp phường trong giai đoạn hiện nay
Bảng 5 Tình hình lao động và giải quyết việc làm trên địa bàn các ph- ph-ờng thuộc quận Ba Đình từ 1996 - 2000 (Trang 36)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w