1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện quy trình sản xuất thuốc tiêm aslem điều hoà miễn dịch

116 1 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

BYT-BKHCN DHDHN

NHưHŒ

NOH5H-LAS BYT-BKHCN DHDHN

BO KHOA HOC VA CONG NGHE BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

13-15 LE THANH TONG, HA NOI

BAO CAO TONG KET KHOA HOC VA KY THUAT cua DU AN: HOAN THIEN QUI TRINH SAN XUAT THUOC

TIEM ASLEM DIEU HOA MIEN DICH

PGS.TS.ĐẢO KIM CHI

5889

21/6/2006

Bảo quyền thuộc Trường Đại học Dược Hà nội

Đơn xia sao chép toàn bộ hoặc từng phảo tài liệu này phải gửi tới Hiệu trưởng Trường Đại học Dược Hà nội trừ trường hợp sử dụng với mục đích nghiên cứu

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

13-15 LẺ THÁNH TÔNG, HÀ NOI

BÁO CÁO TỔNG KẾT KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT CỦA DỰ ÁN:

HOÀN THIỆN QUI TRÌNH SẢN XUẤT THUỐC

TIEM ASLEM DIEU HOA MIEN DICH

PGS.TS.DAO KIM CHI

_ HANOI, 12 - 2005

BAO CAO ĐƯỢC CHUAN BI TREN CO 86 KET QUA THUC HIỆN DU AN

Trang 3

161 chu ON

Chúng tôi xin trân trọng gửi lời cám ơn tới: - Bộ Khoa học và Công nghệ

- Ban lãnh đạo và Văn phòng Chương trình KƠ10 - Ban Giám hiệu trường Đại học Dược Hà nội

- Trung tâm Khoa học và Công nghệ Dược

- Phòng Quản lý Khoa học trường Đại học Dược Hà nội

đã quan tâm chỉ đạo, giúp đố chúng tôi trong suốt quá trình thực hiện du an

Chúng tôi cũng xín chân thành cảm dn:

- Bộ mơn Hố sinh, Bộ mơn Bào chế, Phòng TN GMP, Bộ môn Phân tích - Độc chất, Công ty Dược khoa, Phòng Tài chính Kế toán, Phòng Giáo tài của trường Đại bọc Dược Hà nội

- Viện Kiểm nghiệm Quốc gia

- Viện Hoá hoe, Trung tam KHON Quốc gia

- Công ty cổ phần Dược phẩm Vĩnh phúc (VINPHACO)

đã phối họp thực hiện và giúp đỡ hết sức nhiệt tình để chúng tôi có thé

hoàn thành được đự án

Hà nội ngày 3l tháng 12 năm 2005

Chủ nhiệm dự án

Trang 4

DANH SÁCH NHŨNG NGƯỜI THỰC HIỆN

Chủ nhiềm dự án: PGS.TS Đào Kim Chi

Các cán bộ tham gia:

TS Nguyễn Quốc Bình, ĐH Dược Hà Nội Ths DS Hồng Quảng, ĐH Dược Hà Nội Ths Dao Mai Anh, ĐH Dược Hà Nội

CN Nguyễn Thuý Minh, ĐH Dược Hà Nội DS Nguyễn Duy Thiệp, ĐH Dược Hà Nội PGS.TS Dé Hữu Nghị, ĐH Dược Hà Nội ThS Nguyễn Kiều Anh, ĐH Dược Hà Nội PGS.TS Nguyễn Văn Long, ĐH Dược Hà Nội

'Ths.Nguyễn Thanh Hương, Công ty Dược phẩm Đông Đô

PGS.TS Chu Đình Kính, Viện Hoá học Trung tâm KHCN Quốc gia

Ths Nguyễn Thị Kim Thanh, Viện Kiểm nghiệm Quốc gia DS Dé Van Doanh, Công ty cổ phần Dược phẩm Vĩnh phúc

Cơ quan tham gia:

1 Trường Đại học Dược Hà nội

2 Viện Kiểm nghiệm Quốc gia

3 Viện Hoá học, Trung tâm KHCN Quốc gia

4 Công ty cổ phần Dược phẩm Vĩnh phúc

Trang 5

M6 DAU

PHAN L TONG QUAN

1.1 Những biểu biết hiện nay về điều hoà miễn dich va KTMD 1.2 Tổng quan về các chất KTMD 1.2.1.Phân loại, nguồn gốc chat KTMD 1.2.2 Vị trí tác động và cơ chế tác dụng của chất KTMD 1.2.3 Phương thức sử dụng thuốc KTMD 1.2.4 Tác dụng phụ của thuốc KTMD

1.2.5 Ứng dụng của thuốc KTMD trên lâm sàng

1.3 Tình hình nghiên cứu và thuốc KTMD trên thị trường Việt Nam 1.4 Thuốc KTMD Aslem 1.4.1 Xuất xứ 1.4.2 Tác dụng dược lý và cơ chế tác dụng 1.4.3 Các nghiên cứu thử nghiệm 1.4.4 Chỉ định và chống chỉ định 1.4.5 Tác dụng phụ-Độc tính 1.4.6 Tương tác thuốc 1.4.7 Liêu lượng và cách dùng 1.4.8 Đồng gói, bảo quản và hạn dùng 1.4.9 Tiêu chuẩn

PHAN Il VẬT LIỆU, THIET BI VA PHUONG PHAP

2.1 Cho hoàn thiện qui trình tổng hợp GE

Trang 6

2.3 Cho hoàn thiện tiêu chuẩn nguyên liệu GE

2.3.1 Tỉnh chế GF

2.3.2 Xác định cấu trúc của ŒE

2.3.3 Định lượng GF bằng HPLC

2.3.4 Định lượng GE theo tiêu chuẩn cơ sở

2.3.5 Xác định tap chat trong GF

2.3.6 Phân tích số liệu thực nghiệm

PHẨN II KẾT QUÁ VÀ BÀN LUẬN

3.1 Kết quả hoàn thiện qui trình tổng hợp GE

3 2 Kết quả hoàn thiện qui trình bào chế thuốc tiêm Aslem 3.2.1 Kết quả vẻ sản lượng thuốc

3.2.2 Đánh giá 2 quy trình sản xuat Aslem

3.3 Kết quả hoàn thiện tiêu chuẩn nguyên Liệu GE 3.3.1 Chế tạo chất chuẩn GE

3.3.2 Ket qua phaa tich GF

3.3.3 Kết quả nghiên cứu định lượng GE bằng HPLC

Trang 7

ADCC CDC cosy CSE DEA DEAD DEPT DIPAD DIB ĐƯMD G-CSF GF GM-CSF GMP HMBC HMQC HSQC HTMD IBCF TEN IL KN KT KTCL KTMD LAF LAK LC-MS LIF LPS lym MA MAb M-CSF MD MDP NK NMM PDGF PhP (SP)

Antibody dependent cellular cytotoxicity Complement dependent cytotoxicity Correlated spectroscopy Colony Stimulating Factor Diethyl amin Diethyl azodicarboxylate Distortion Eahancement by Polarization Transfer Diisopropyl azodicarboxylate Đại thực bào

Dap tmg mién dich

Granulo Colony Stimulating Factor

Glycyl Funtumia

Graaulo-Mactophage Colony Stimulating Factor

Good Maaufactureing Practice

Heteronuclear Multiple Bond Correlation

Heteronuclear Multiple Quantum Cohereace Heteronuclear Single Quantum Coherence Hệ thống miễn dịch Isobutyl chloroformiat Tatetferon Taterleukin Kháng nguyên Kháng thể Kỹ thuật chất lượng Kích thích miễn dịch Laminer Air Flow

Lymphokine Activated Killer cell

Trang 8

SOP tBOC-Gly Te TCCS TGE Th VINPHACO

Standard operating practice

Trang 9

TT Tên bảng Trang 1 | Bang 2.1 Thiết bị sử dụng cho sản xuất Aslem ở quy mô bán công |_ 3L nghiệp 2 | Bang 2 2.Thiết bị sử dụng cho sản xuất Aslem ở quy mô công 35 nghiệp

3 | Bang 2.3 Nguyên vật liệu — Nguồn gốc — Tiêu chuẩn 42

4 | Bảng 3 I So sánh quy trình tổng hợp GE đã được hoàn thiện với 47

quy trình tổng hợp ở quy mô phòng thí nghiệm

5 | Bảng 3.2 Kết quả tổng hợp GF.HCI theo qui trình đã hoàn thiện 52

6 | Bang 3.3 Ket qua sin xuất thuốc Aslem trong 2 năm làm dự án 33

7 | Bang 3.4 So sánh tóm tắt qui trình sản xuất Aslem ở quy mô bán 36

công nghiệp với qui trình công nghiệp theo tiêu chuẩn GMP 8 | Bảng3.3 So sánh phổ giữa 2 phương pháp tình chế GE 76 9 | Bang 3.6 Kết quả khảo sát tính phù hợp của hệ thống HPLC 30 10 | Bảng 3.7 Kết quả xác định LOQ (n= 3) 82 11 | Bảng 3.8 Kết quả biểu thị sự phụ thuộc giữa diéntich pic vanéng | 82 độ GE 12 | Bảng 3.9 Kết quả xác định độ tìm lại 83

13 | Bảng 3.10 Kết quả xác định độ chính xác của phương pháp 34 14 | Bang 3.11 Két qua xéc dinh ham lugng GE theo hai phương pháp 85

phân tích

15 | Bảng 3.12 Kết quả xác định khả năng tách GE khỏi các tap 87

16 | Bảng 3.13 Kết quả so sánh hai phương pháp phân tích 9L

Trang 10

STT Tên hình Trang

1 | Hìnhl.L Công thức cấu tạo của Aslem 20

+ | Hình2.L Sơ đỏ qui trình tổng hợp Giycy| Funtumin HCL 29 (Nguyên liệu sản xuất thuốc tiêm Aslem)

3 | Hình2.2 Sơ đỏ quy trình bào chế Aslem ở quy mô bán công 34

nghiệp

4 | Hình2.3 Sơ đỏ quy trình bào chế Aslem ở quy mô công nghiệp | 40

5 | Hinh3.1 Biểu đỏ sản xuất Aslem 61 6 | Hình3 2 Phổ IR của GF -KT 64 7 | Hình3 3 Phổ IR của GF CC 65 8 | Hinh3.4 Phd IR cia GF chuẩn -L999 66 9 | Hinb3.5 Phd MS cia GF -KT 67 10 | Hinh3.6 Phổ MS của GE -CC 68 11 | Hình3.7 Phổ °C của GE -KT 72 12 | Hình3.8 Phổ °C của GE -CC 73 13 | Hình3.9 Phổ 'H của GF -KT 74 14 | Hình3.10 Phổ 'H của GE -CC 75 15 | Hình 3.11 Sắc ký đẻ của GF (A) và phổ hấp thụ UV của pic GE 79 trên sắc đồ (B)

16 | Hình 3.12 Sắc ký để của dung dịch xác định độ phân giải 80 17 | Hình 3.13 Sắc ký để A) Glycia — Euntumin hydroclorid chuẩn; $L

B) Mẫu trắng

18 | Hình 3.14 - Đỏ thị biểu diễn sự phụ thuộc giữa diện tích pic va 83

Trang 12

3i ~#n xế

BAI TOM TAT

Sau 2 năm thực biện dự ấn (2004-2005), chúng tơi đã hồn thành đẩy đủ mọi khối lượng công việc theo đúng kế hoạch và chỉ tiêu các sản phẩm KHCN đã đăng ký trong "Thuyết rninh Dự án” và Hợp đồng số 13/2004/HĐ-DA.CTKCL0 ký với Bộ KH&CN và Ban Chủ nhiệm Chương trình KC-L0, với những nội dung sau:

1 Hoàn thiện hệ thống thiết bị và quy trình tổng hợp nguyên liệu GE: 1.1 Bỏ xung thiết bị cho tổng hợp GE (300g/năm)

gi

„ Mở rộng và hoàn thiện quy mô tổng hợp GF từ Prcgacnoloa: tối ưu hố những thơng số kỹ thuật trong từng giai đoạn phản ứng, lựa chọn phương pháp tinh chế thích hợp để nâng cao chất lượng nguyên liệu cũng như hiệu xuất tổng hợp Cụ thể là: Hiệu xuất TT Tên giai đoạn phần ứng và sản phẩm : es cũ đã Giai đoạn ` hoàn thiên

1 Giai đoạn hydrogen hoá (Pregnanolon) 68-82% | 80-90%

2 Giai đoạn găn nhóm phưlimid (Phalimido|_ 87% | 99% funtumin) 3 | Giat doaa thuy phin ahém phialoyl Œuntumin) | 68% | 13% 4 — [Giai đoạnngưngtụtBOCCGIyiuniumia(BOC-| 90% | 95% Gly-F)

3 | Giai doan Khir ahém bao ve (Glycyl-Funtumiay | 65% | 75% THiệu xuất tir Funtumin 58,50% | 71,25% Hiệu xuất loần bộ từ Pregnenolon 17119 | 36,84%

2.3 Ấp dụng quy trình đã hòan thiện, đã tổng hợp duge 311,78 GF dat TCCS,

đủ dùng để pha 800L thuốc tiêm (tương ứng với 800.000 ống Aslem) theo kế hoạch

Trang 13

2 Hoàn thiện công nghệ sản xuất thuốc tiêm Áslem:

2.1 Bổ xung thiết bị cho sản xuất (200.000-300.000 ống /lô mẽ)

2.2 Mở rộng và hồn thiện cơng nghệ sản xuất thuốc tiêm Aslem: sản xuất

đạt TCCS 547.704 ống Aslem (từ 62:5L dung dịch) trong đó có 44.300 ống (từ 50L)

được sản xuất thử nghiệm thành công tại xưởng thuốc tiêm GMP của VINPHACO

Số cồn lại (175L) với nguyên liệu có sẵn sẽ được tiếp tục sản xuất tuỳ theo nhu cầu tiêu thụ của thuốc Kết quả này là cơ sở đảm bảo cho khả năng sản xuất 400.000

ống Aslem /năm tại cơ sở đạt tiêu chuẩn GMP

3 Hoàn thiện tiêu chuẩn chất lượng cho nguyên liệu GE:

3.1 Đã chế tạo được 13g chất chuẩn GE trong đó có 6,34g GF-KT (tỉnh chế bằng phương pháp kết tình nhiều lần) và 6,68 g GF-CC (tinh chế bằng sắc ký cột)

3.2 Kết quả phân tích cấu trúc trên các phổ IR, MS, NMR cũng như các

tuong quan COSY, HSQC, HMBC và mô phỏng:

- Đã chứng minh cấu trúc phân từ đúng như mong muốn của GF-KT la C,,H,,N,O,

(phù hợp với pic M'„„,= 374 amu), còn GF-CC là C„,H„N,O, do có thêm nhóm -

CHCI; liên kết trong cấu trúc phân từ ở N thế cho H của -NH- tại vị trí C;) ;

- Đã khẳng định GF-KT là mẫu chuẩn có độ tỉnh sạch cao hơn so với miu GF-CC Dự đốn này hồn toàn phù hợp với kết quả định lượng GE bằng quang phỏ hấp thụ

UV (GE-KT có hàm lượng 99,86% trong khi hàm lượng của GE-CC chỉ đạt

95,64%)

3.3 Xây dựng được phương pháp phân tích GE bằng HPLC Kết quả kiểm aghiém GE-KT aim trong gi ¡ hạn cho phép của TCCS là cơ sở cho phép bổ xung phương pháp HPLC vào TCCS để định tính, định lượng GE và thử tạp chất có liên quan trong GF

3.4 Mẫu chuẩn GE-KT đạt tất cả các tiêu chí trong TCCS, được chọn làm

Trang 14

MỞ ĐẦU

Miễn dịch trị liệu là phương pháp nhằm khôi phục lại hệ thống MD đã bị suy giảm do hậu quả của nhiều yếu tố gây bệnh cũng như do các phương pháp điều trị

kinh điển (phẫu thuật, xạ trị, hoá trị liệu) gây ra Đây là một hướng điều trị bổ trợ quan trọng đem lại nhiều hiệu quả có triển vọng trong tương lai

Tại nhiều nước trên thế giới hiện nay, phương pháp kết hợp "Phẫu thuật - Hoá - Miễn dịch” (Immmuno - Chemo - Surgery) đang trở thành một xu thế được ấp dụng rộng rãi trong điều trị ung thư, nó không chỉ giúp cải thiện tiên lượng của bệnh, tăng thời gian sống thêm sau mổ mà còn cải thiện được chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân

Việc sừ dụng các chất điều biến miễn địch (Immuaomodulato) trong đó có các chất KTMD không đặc hiệu đã thực sự mở ra một hướng nghiên cứu mới trong vấn để phòng và chữa các bệnh có liên quan đến SŒMD đặc biệt là đối với ung thư và đang thu hút sự chú ý của nhiều nhà khoa học trên thế giới Danh sách các chất KTMD đã và mới được tìm thấy ngày một gia tăng từ các nguồn nguyên liệu khác

nhau như: các chế phẩm vỉ sinh (BCG, Corynebacterim parvum, MDP ), nấm (Lentinan ), sinh học (các vaccia, các lympho T nuôi cấy, các kháng thể đơn dòng,

cytokin), tổng hợp hoá học (Levamisol, Azymexon, Isoptinosine, LHI ), thảo mộc (Lectin, Taxol ) Những chất này đang được thử nghiệm và áp dụng trên lâm sàng chủ yếu cho các bệnh lý suy giảm miễn dịch thứ phát Ở Việt nam đã có một số công trình nghiên cứu tìm kiếm các chất KTMD có nguồn gốc từ thực vật như chế phẩm Phylamin từ bèo hoa dâu, dịch chiết toàn phản rễ cây Nhàu, dịch chiết toàn phần cây Lấu, dịch chiết từ vỏ đố xanh ), gần đây còn có chế phẩm Natuten chế từ

con tăm, Cadef nhưng vẫn chưa có chế phẩm nào được nghiên cứu hoàn chỉnh đưới dạng tỉnh khiết

Căn cứ vào kết quả của Đê tài cấp Bộ KH-YD-02-1LB (2002): "Nghiên cứu sản xuất thuốc điều hoà miễn dịch Aslem ứng dụng trong lâm sàng”, chế phẩm thuốc tiêm Aslem do Trung tâm khoa học công nghệ Dược và Công ty Dược khoa trường ĐH Dược Hà

Trang 15

hành trên thị trường ở VN nhằm đáp ứng như cầu sử dụng thuốc ngày càng gia tăng

trong điều trị bổ trợ ung thư Việc bổ xung trang thiết bị để mở rộng qui mô sản xuất, đạt tiêu chuẩn GIMP về thuốc tiêm, hoàn thiện qui trình tổng hợp và tiêu chuẩn nguyên liệu, đào tạo cán bộ kỹ thuật cho tổng hợp, sản xuất và tổ chức quản

lý sản xuất là hết sức cần thiết Do đó, dự án KCI0DAI3: ” Hoàn thiện qui trình sản xuất thuốc tiêm A.slem điều hoà miễn dịch” đã được xét duyệt

Dự án thuậc chương trình ° Khoa học và Công nghệ phục vụ bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ cộng đông”, được thực hiện trong 2 năm (từ 01/01/2004 đến 31/12/2005) với kinh phí 3.424.040.000 đẳng, trong đó có 1.000.000.000 đồng được hỗ trợ từ ngân sách Sự nghiệp khoa học Dự án phải hoàn trả cho NN 595.000.000 đồng

(60% từ NSSNKH) vao 2 dot: dot 1 (06/2006) va dot 2 (12/2006)

Muc tiéu cia Dun:

- Hoàn thiện qui trình tổng hợp Glycyl funtumin hydrochlorid (GE) với số

slượng 300g /năm

- Hoàn thiện qui trình bào chế thuốc tiêm Aslem 0,3 mgml ở qui mơ cơng

nghiệp

- Hồn thiện tiêu chuẩn nguyên liệu GE

Môi dung chính của ĐÀ:

1ý Hoàn thiện hệ thống thiết bị và qui trình tổng hợp nguyên liệu GF : ~ Lựa chọn và lắp đặt thiết bị cho tổng hợp khoảng 300g/năm

- Nghiên cứu biện pháp tối ưu hoá những thông số kỹ thuật của các giai đoạn phản ứng, lựa chọn phương pháp tỉnh chế thích hợp để nâng cao hiệu xuất

tổng hợp và đạt chất lượng tinh khiết hoá học theo TCCS

2/ Hoàn thiện công nghệ bào chế thuốc tiêm Aslem đạt tiêu chuẩn GMP: ~ Lựa chọn trang thiết bi may móc cho công nghệ sản xuất thuốc

- Nghiên cứu biện pháp tối ưu hoá qui trình sản xuất Aslem ở qui mô 400.000 ống/năm đạt TCCS đã được VKN Quốc gia thẩm định

3/ Hoàn thiện tiêu chuẩn chất lượng cho nguyên liệu pha tiêm: - Chế tạo chất chuẩn GE

Trang 16

(PHAN I

TONG QUAN

1.1 NHUNG HIEU BIET HIEN NAY VE DIEU HOA MD VA KTMD

Hệ thống MD ở người đảm nhiệm một chức phận sinh lý quan trọng có tính sống còn, đó là đáp ứng của cơ thể với mọi chất lạ (kháng nguyên) xâm nhập để bảo vệ tính đặc thù, toàn vẹn và hằng định của nó

Trong trường hợp bệnh lý, đáp ứng của hệ thống MD có thể tăng hay giảm dẫn đến những biểu hiện rối loạn gây nên tình trạng mất cân bằng tự nhiên trong cơ thể Mục đích của liệu pháp MD chính là điều hoà hệ thống MD để giúp cho cơ thể điều chỉnh các trạng thái rối loạn MD đó trở về trạng thái cân bằng bình thường

Có 2 xu hướng điều hoà chính:

- Xu hướng lầm tăng cường đáp ứng MD (immunostimulating) khi có hiện tượng suy giảm hay chưa đủ MD

- Xu hướng làm ức chế MD (immunosupressing) khi có đáp ứng quá mức gây tối loạn

Tuy nhiên, do cơ chế điều hoà và tương tác giữa các tế bào của hệ thống MD có rất nhiều giai đoạn khác nhau khiến cho tác dụng của thuốc khi sừ dụng khó có thể được xác định rõ đâu là ranh giới của chất KTMD (Immunostimulant) và chất ức chế MD (Immunosupressor) Vì thế nhiều chất được gọi là chất điều hoà MD (Immunoregulator) hay còn gọi chung là chất điều biến MD (Immunomodulator)

[40] [56] Trên thực tế, một chất khi đưa vào cơ thể có thể tác động vào một hay

nhiều khâu của hệ thống MD và có tác dụng làm thay đổi nhiều chỉ tiêu MD khác nhau, thậm chí còn chồng chéo và trái ngược nhau Mặc dù vậy, nó sẽ được xếp vào nhóm chất nào là tuỳ thuộc chù yếu vào tác dụng của nó trên đại đa số chỉ tiêu MD nghiên cứu mà vẫn cho tác dụng theo cùng một hướng (hoặc kích thích, hoặc ức chế MD) Cho đến nay phản lớn các chất điều biến MD có tác dụng tăng cường

Trang 17

1.2 TONG QUAN VE CAC CHAT KIMD [33] [35] [37] [38] [42 1 143] [45] [48] [62] (711

Đã từ lâu người ta coi việc tiêm phòng vaccin dé phòng chống các bệnh nhiễm khuẩn là một biện pháp KTMD vì trong thành phản của vaccin không chỉ có các KN vi khuẩn hay virus gây bệnh mà thường có kèm thêm các trợ chất (AdjuvanÐ có tác dụng kích thích cơ thể sản xuất ra KT mạnh hơn là nếu chỉ đưa vào cơ thể KN đơn độc Adjevant chính là những chất KTMD đầu tiên được phát hiện và từ đó nhiều công trình nghiên cứu được triển khai mạnh mẽ cùng với việc phát hiện ra các bệnh lý MD (quá mẫn, suy giảm MD, bệnh tự miễn ) vào cuối

thé ky XIX va đầu thế kỷ XX Từ chỗ chỉ có một số trung tâm nghiên cứu MD tại

các nước phát triển, tới nay đã có hầu hết các trung tâm nghiên cứu MD trên thế

giới công bố những kết quả nghiên cứu vẻ lĩnh vực này Các chất KTMD mới tìm ra ngày càng nhiều và việc tiếp tục tìm kiếm các chất KTMD mới vẫn đang là một hướng nghiên cứu thời sự do tính đa đạng vô cùng phức tạp của những tình trạng

bệnh lý MD nói trên, đồi hỏi thuốc mới phải có nhiều đặc tính khác nhau để

¡ loạn MD,

vừa có khả năng điều biến các ại vừa có thể áp dụng điều trị một cách hợp lý cho từng cá thể

Tính da dạng vẻ cấu trúc, bảo chất và tác dụng sinh học của chất KTMD phản nào được phản ánh ở nguồn gốc khác nhau của chúng: nguồn các chất sinh học, hoá học, vì sinh và thực vật Ngoài ra, những coa đường tổng hợp mới bay bán tổng hợp áp dụng công nghệ gen cũng đang được chú ý một cách thích đáng Trên thực tế một số thuốc thường dùng trong điều trị với mục đích khác cũng được phát hiện thấy có đặc tính KTMD, điều hình là Levamisol

1.2.1 Phân loại nguồn gốc chất KTMD

1.2.1.1 Các chế phẩm KTMD sinh học:

Đó là các chất KTMD tự nhiên được chế tiết từ các tế bào MD và viêm

Trang 18

phương pháp bán tổng hợp, tổng hợp dựa vào cấu trúc hoá học của các hợp chất tự

nhiên hoặc bằng công nghệ gen (tái tổ hợp):

- Các hormon tuyến úc: được chiết xuất từ tổ chức tuyến ức và một phần từ huyết thanh, bao gồm: các sản phẩm tinh khiết một phần (thymosine, thymostimulin);

các sản phẩm tỉnh khiết hơn (thymosin l, thymulin, thymopoietin) Nhiều nghiên cứu đánh giá tác dụng của hommon tuyến ức iavitro và iavivo trên súc vật thí nghiệm và đã được sử dụng trên lâm sàng trong các bệnh ung thư, tự miễn, viêm gan virus mạn tính tiến triển, ở người già

- Các Imterleukin (1F): là các sản phẩm chế tiết của các tế bào MD và viêm đã hoạt

hoá, có bản chất thường là những peptid có trọng lượng phân từ thấp:

+ IL-1 chit yéu do DTB tiét ra, được sản xuất từ môi trường nuôi cấy tế bào

monocyte ở người kích thích bởi BCG bò sống, đã được thử nghiệm trong điều trị suy tuỷ, ung thưÍympho bào T dưới da

Trang 19

tiêm thuốc vào cơ thé; được sử dụng trong điều trị một số bệnh nhiễm virus chưa có Yaccia và bệnh tự miễn như vảy nến, viêm khớp dạng thấp

- Các yếu tố kích thích tạo cụm (CSF): là những cytokin được xác định dựa vào đặc tính kích thích sự tạo thành các cụm tế bào khi đưa các yếu tố nầy vào môi trường gel thạch nuôi cấy tế bào tuỷ xương Một số CSF đã được xác định: multi-CSE (IL- 3) là yếu tố kích thích tạo cụm hỏng cầu và bạch cầu hạt; GM-CSF là yếu tố kích thích tạo cụm bạch cầu hạt và ĐTB; M-CSE là yếu tố kích thích phát triển đồng monocyte, ĐTB; G-CSF là yếu tố kích thích phát triển dòng bạch cầu hạt; LIF là yếu tố ức chế leulcemia, duy trì tế bào nguồn; SCF (stem cell factor) là yếu tố hợp đồng với các CSE khác để phát triển và biệt hoá các dòng tế bào máu Các CSE đã

được dùng trên lâm sàng trong điều trị suy tuỷ, suy thận mạn tính, ghép tuỷ xương,

bệnh bạch cầu và sau hoá trị li ệu ung thư

- Các cwokin tái tạo và sửa chữa vết thương: do những tế bào viêm (tiểu cầu,

mastocyte, lym T) tiét ra có tác dụng điều hoà phản ứng viêm Việc hàn gắn và sửa chữa vết thương trong viêm liên quan đến quá trình ĐƯMD và có sự tham gia của

một số cytokin quan trọng:

„ Yếu tố tăng cường gây chuyển dạng tế bào (TGF-B) là yếu tố đa chức năng

do các tiểu cầu được hoạt hoá tiết ra; có tác dụng thu hút, tập trung nhiều loại tế

bao viém (PTB, bach cầu hạt trung tính, lym T, tế bào xơ non, tế bào cơ trơn), cảm

ứng tổng hợp các chất trung gian Hiện nay các đồng phân TGF-P 1,2,3 da được sản xuất bằng phương pháp tái tổ hợp và được dùng trên súc vật thử nghiệm để kích

thích quá trình làm lành và sửa chữa vết thương

Yếu tố tăng trưởng từ tiểu cầu (PDGF), IL-4, IEN-y, IL-6 cũng là những

cytokin giúp hàn gắn và sửa chữa vết thương

- Yếu tế chuyển (TF): thu được từ dịch phá vỡ bạch cầu qua thẩm tích, có tác dụng tăng cường ĐƯMD không đặc hiệu Tiêm TH có khả năng chuyển thụ động trạng thái quá mẫn muộn sang cơ thể khác

Trang 20

những KN trên tế bào ung thư giúp cho cơ thể tăng cường cơ chế bảo vệ và tăng

độc tính để tiêu diệt tế bào u (qua hiệu ứng ADCC, và CDC) Hiện nay người ta đang nghiên cứu dạng thuốc tác dụng tại đích bằng cách gắn MAb với các hoá chất

chống ung thư hay chất phóng xạ như một viên đạn để diệt các tế bào ung thư một

cách chọn lọc Một số MAb đã được EDA chấp thuận sử dụng trên lâm sàng:

Bevacizumab (Avastin) là KT kháng VEGE (vasculat endothelial growth factor)

dùng kết hợp với hoá trị liệu có tác dụng kéo đài rõ rệt thời gian sống thêm ở bệnh

nhân ung thư đại trực tràng có di căn, ung thư vú và ung thir phdi Cetuximab

(Erbirus) là KT kháng EGE (epidermal growth facto) dùng đơn độc hoặc kết hợp với hoá trị liệu có tác dụng gây đáp ứng kháng u mạnh trên lâm sàng ở những bệnh

nhân ung thư đại trực tràng nặng phải dùng hoá chất Trastuzwnab (Herceptin) la

KT kháng HER2/aeu dùng trong phác đỏ chuẩn Hoá-MD trị liệu làm giảm tái phát, kéo dài thời gian sống thêm không bệnh (đisease free survival) và thời gian sống

thêm toàn bộ ở những bệnh nhân ung thư vú tiên lượng xấu

1.2.1.2 Các chế phẩm KTIMD có nguồn gốc hoá học:

Đa số các chất này được bán tổng hợp hay tổng hợp toàn phản dựa vào cấu

trúc hoá học của một số chất KTMD tự nhiên, do đó đã tạo ra một số chế phẩm tinh

khiết có thành phần, cơng thức hố học và cấu trúc phân từ xác định, không chỉ có tác dụng KTMD mà còn có ưu điểm là ít độc tính hơn

- §ÐZ MRL 953 là chất đồng phân mới của monosaccatid lipid A có tác dụng

KTMD tương tự như endotoxin nhưng ít độc hơn

- Bốn đồng phân mới của 7u#øir được tổng hợp cũng có tác dụng hoạt hoá các tế bào thực bào giống như Tuftsia tự nhiên

- MPT 16416, ADA 202-718, thiazolobenzimidazole là những dẫn xuất của 1evamisol được tổng hợp nhằm nâng cao hiệu quả tác dụng KTMD đông thời hạn chế tác dụng phụ của thuốc

Trang 21

Một trong những đặc tính chung nhất của các chất KTMD tự nhiên hay tổng

hợp là có tác dụng hoạt hoá các tế bào thực bào, một số chất còn có tác dụng kích thích các tế bào Tc và NK Vì vậy các chất KTMD có nguồn gốc hoá học được coi là những chất KTMD không đặc hiệu

1.2.1.3 Các chế phẩm KTIMD có nguồn gốc vỉ sinh:

Ngay từ đầu thế kỷ XVIH, người ta đã phát hiện thấy ung thư có thể tự động

thoái triển ở một số bệnh nhân sau một nhiễm trùng nặng William B Coley (1891) là một trong những người đầu tiên đã sừ dụng các chế phẩm từ một số vi khuẩn hoặc độc tố của chúng để điều trị cho các bệnh nhân ung thư tổ chức mềm Các chế phẩm nhóm này được điều chế từ vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng:

- Các chế phẩm KTMD có nguôn gốc vi khuẩn: được điều chế từ một hay một số loại vi khuẩn nguyên vẹn bị bất hoạt hay giảm độc lực, hoặc được chiết từ các

thành phần khác nhau của vi khuẩn (thành tế bào vi khuẩn, chất chuyển hoá tiết ra

ở môi trường nuôi cấy vi khuải

„ BCG là vi khuẩn lao bò giảm độc lực, là chất KTMD không đặc hiệu, đã được dùng trên lâm sàng trong các bệnh: phong, ung thư Các znycobactetia khác (Klebsiella, Brucella) cũng đang được thừ nghiệm trên lâm sàng

Proteia A là chế phẩm được tỉnh chế từ Š aieuøs Cowwan ï có tác dụng hoạt hod té bao NK; RU 41.740 [a glycoprotein chiét xuat tir Klebsiella pnetenoniae, có tác dụng điều biến MD trên nhiều loại tế bào MD (thực bào, NK, lym T, B) và đã được dùng trên những bệnh nhân nhiễm trùng mạn tính, ung thư, người già

Lipid A là lipopolysaccarid điều chế từ Z Coli; polysaccarid điều chế từ reptococcus, bruce la, E.Coli cũng đã được thử nghiệm trên lâm sàng

OK 432 chế tạo từ §ep/ococcwz được dùng cho bệnh nhân ung thư:

(melanoma) và phòng nhiễm virus

Broncho-vaxom có bản chất nucleoprotein được chế từ 8 loại vi khuẩn gây

Trang 22

MDP được chiết từ thành tế bao vi khuda (mycobacteria, corinebacteria,

nocardia, listeria) dưới tên các biệt được Murabutide, MTP-pe dùng để chống tái

phát trong ung thư, nhiểm trùng, tiêm cùng với vaccin để tăng hiệu lực của vaccin

- Các chế phẩm KTMD có nguẫn gốc vius, ký sinh trùng: Phức hợp KTMD

(ISCOM) được sản xuất từ các thành phản của ký sinh trùng (plasmodium falciparwn , vitus (HIV) duéi dạng kết hợp giữa KN đặc hiệu với chất KTMD và được coi là "vaccin kiểu mới” dùng để phòng chống các bệnh nhiễm trùng, đang

được thử nghiệm trên lâm sàng

- Các chế phẩm KTMD có nguồn gốc từ nấm: Leotinan, Krestia, Glucan, Đchizophyllan có thành phản chính là polyglycol, có tác dụng kích thích hệ thống, thực bào đơa nhân, biện đang được dùng trong điều trị một số loại ung thư 1.2.1.4 Các chế phẩm KTIMD có nguồn gốc thực vật: Các chế phẩm này được nghiên cứu tập trung ở một số nước như Nhật bản, Mexico, Ucraina, Úc

- Dịch chiết toàn phầu của cây Tẩm gửi (W/iscuem album) chứa chất có hoạt tính là

các lectia và peptid, có tác dụng gây độc đối với tế bào ung thư và tăng cường MD theo cơ chế hoạt hoá các tế bao NK

- Chế phẩm izorel (Australia) đang được thử nghiệm trên lâm sàng

- Các leca từ vỏ hạt đậu có tác dụng tương tự Concavalin A (kích thích phân bào và sản xuất IFN-y tir bach céu đơn nhân)

- Các saponia từ một số loài Mđimoza ở Mexico có tác dụng hoạt hoá các tế bào lympho va ĐTB, ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư

- Taxol được chiết từ cây thông đổ có tác dụng chống ung thư do hoạt hoá ĐTB,

Trang 23

- Bài thuốc sắc đwzøm-Taihoro của Nhật bản được chế từ 10 loại thảo mộc địa phương có tác dụng kích thích phân bào và tăng hoạt hoá bở thể

1.2.2 Vi tri fac đông và cơ chế tác dung của chất KTMD

Các chất KTMD khi được đưa vào co thé sé phat huy tác dụng trên toàn cơ

thể, đặc biệt là trên hé thong MD, làm cho hệ MD từ trạng thái bình thường hay bị

suy giảm trở nên hoạt động tốt hơn, đáp ứng với KN ở mức độ cao hơn để có thể loại trừ một cách hữu hiệu mọi tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể

1.2.2.1 Vị trí tác động của chất KTMD

- Tác động vào khâu ĐƯMD tự nhiên

Để làm nhiệm vụ tăng cường hệ thống IMD, các chất KTMD có thể tác động

vào một hay nhiều khâu trong "hàng rào MD không đặc hiệu” của cơ thể như

hàng rào vật lý (da, niêm mạc) : Acridia và dẫn xuất của nó có tác dụng kích thích sinh trưởng các tế bào biểu mô, tăng tiết chất nhầy, do đó làm tăng cơ chế bảo

vệ tự nhiê n

hàng rào hoá học bao gồm các thành phản bở thể, các yếu tố đông máu, các

protein pha cấp có vai tt} ngăn chặn KN xâm nhập theo cơ chế không đặc hiệu:

1L-6 làm tăng số lượng và hoạt hoá tiểu cảu, tăng hàm lượng protein pha cấp; IL-1, Jusan-Taihoto lam ting hàm lượng bở thể, ceruloplasmin, haptoglobin; Broncho- axom cảm ứng sinh tổng hợp IEN

hàng rào tế bào là các tế bào tham gia trực tiếp hay gián tiếp loại trừ vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, tế bào ung thư Đây cũng chính là bộ phận quan trọng

nhất trong cơ chế bảo vệ tự nhiên của cơ thể bao gồm các tế bào thực bào (bạch cầu

hạt trung tính và ĐTP), bạch cầu ái toan, ái kiêm, bạch cầu NK, tế bào mast, tế bào

nội mô Hommon tuyến ức, một số IL, IEN-+, hầu hết các chất KTMD tổng hợp,

một số chất KTMD có nguồn gốc vi sinh có tác dụng kích thích các tế bào thực

bào; Tuftsin, Linomide, hormon tuyến tre, IL-2, RU 41.740, Krestin, proteia A,

Isorel téc dong vao té bao NK; IL-1, IL-6 kích thích hoạt động của các tế bào viêm

Trang 24

- Tác động vào khâu ĐƯMD đặc hiệu

Phương thức đáp ứng này là do các tế bào lympho đảm nhiệm việc sản xuất ra các phân từ tiếp nhận đặc hiệu (các KT dich thể và tế bào) để liên kết với KN và tỏi thông qua đó loại trừ chúng một cách trực tiếp bay gián tiếp Tế bào lym B đảm nhiệm chức năng ĐƯMD dịch thể bằng cách sản xuất ra các KT địch thé (Ig) và tế bào lym T chịu trách nhiệm trên DUMD qua trung gian tế bào

Có tất nhiều chất KTMD tác động vào các tế bào lympho và DTB để tăng

cường ĐƯMD đặc hiệu:

Những chất làm tăng cường ĐƯMD dịch thể: levamizol, forphenicinol; RU

41740; IL-15, TNE, IFN; Isorel, Lectia cia mét s6 ho dau

Những chất làm tăng cường ĐƯMD tế bào: azimexon, linomide,

isoprinosine, levamisol, imuthiol; IL-2, hormon tuyén tie; proteia A, RU 41740;

lectin mét số họ đậu

Một số chất làm tăng cường cả ĐƯMD dịch thể và tế bao: bestatin, isorel,

forpheniciaol, RU 41740, IL-2, TNE

Như vậy, nhìa chung các chất KTMD có thể tác động đến bảu hết các khâu của quá trình ĐƯMD và trong từng khâu đó đều thấy có mặt của của các chất KTMD có nguồn gốc và bản chất khác nhau

1.2.2.2 Cơ chế tác dụng của chất KT MD:

Mỗi chất KTMD có cơ chế hoạt động riêng, tuy nhiên có thể liệt kê những đặc tính cơ bản sau:

- Chất KTMD có thể kích thích làm tăng sinh tế bào bằng cách đẩy nhanh quá trình phân bào ở tế bào gốc (stem cells), tác động vào quá trình biệt hoá và trưởng thành của các tế bào bạch cầu ở tuỷ xương hay tuyến ức, do đó tác động lên các tế bào có thẩm quiên MD làm cho chúng từ trạng thái "nghỉ” hoặc chưa hoàn chỉnh về chức

năng trở thành các tế bào có chức năng MD thực thụ Sự phát triển đầy đủ về số

Trang 25

lượng các tế bào có chức năng của mới dòng chính là cơ sở để tăng cường hệ thống MD sói chung

- Chất KTMD có khả năng làm (ống cường hoạt động chúc năng của các tế bào MD; Méi loại tế bào MD có chức năng tiêng, khi tế bào được hoạt hoá sẽ tham gia vào ĐƯMD không đặc hiệu hay đặc hiệu để chống lại mot hay nhiều tác nhân gây bệnh nào đó: Tế bào thực bào được hoạt hoá sẽ có khả năng ăn các vật lạ, tiêu hoá chúng và chế tiết ra những yếu tố hoà tan để tham gia vào ĐƯMD cũng như phản ứng viêm mạnh hơn nhiều so với khi chúng dang ở trạng thái nghỉ Tương tự như

vậy, các tế bào lympho B được hoạt hoá sẽ biệt hoá thành plasmocyte (tương bào) sản xuất ra những KT dich thể; tế bào Íympho T được hoạt hoá sẽ gây độc trực tiếp hay gián tiếp các tế bào nhiễm virus hoặc tế bào ung thư thông qua lymphokin Vai trò chủ yếu của chất KTMD là làm tăng quá trình hoạt hoá này và thường là nó có khả năng phục hỏi chức năng của các tế bào MD đã bị suy giảm do một nguyên nhân nào đó gây ra Tác dụng này tất có ý nghĩa vì phục hỏi chức năng của mối tế bào chính là cơ sở để phục hỏi chức năng của cả dòng tế bào đó và cho cả hệ thống

MD

- Chất KTMD giúp cho các tế bào MD có sự liên hệ, hợp tác với nhau tốt hơn trong

quá trình ĐƯMD Mọi tế bào khi hoạt động bình thường vẫn đảm bảo được chức năng của nó, nhưng nếu chúng không liên hệ, hợp tác được với nhau và với các dòng tế bào khác thì cĩíng sẽ dẫn đến rối loạn MD Còn trong các trường hợp suy giảm MD, việc dùng chất KTMD có thể được xem như là một sự bổ xung thêm vào tình trạng thiếu hụt các chất có chức năng điều hoà ĐƯMD trong điều kiện bệnh lý

1.2.3 Phương thức sử dụng thuốc KTMD

Hiệu lực tác dụng của thuốc KTMD liên quan đến nhiều yếu tố như: liêu lượng, thời điểm dùng, đường dùng, sự tương tác của các thuốc khác dùng đồng thời và trang thai của cơ thể khi sử dụng thuốc

Trang 26

- Eiểu lượng thuốc ảnh hưởng tố rệt đến hiệu quả tác dụng Mỗi chất KTMD thường có tác dụng tối ưu trong một khoảng liêu nhất định, nhỏ hơn liêu thích hợp sẽ không có tác dụng, nhưng nếu cao hơn liêu thích hợp thì nhiều khi lại gây ra tác dụng ngược lại, nghĩa là ức chế MD hoặc có thể gây ra nhiều tác dụng phụ: TEN là những chất có tác dụng điều hoà MD, với liêu nhỏ có tác dụng hoạt hoá ĐTB và

tăng cường ĐƯMD, nhưng với liều cao có thể gây tổn thương tổ chức, ức chế MD

đo tác dụng chống tăng sinh tế bào hay do hoạt hoá các tế bào Ts Bestatia là chất

KTMD và chống ung thư chỉ có tác dụng ức chế choriocarcinoma ở liều thích hợp Như vậy khi sử dụng thuốc KTMD trên lâm sàng, liêu dùng của mới chất KTMD phải được xác định chính xác

~ Thời điểm sử dụng thuốc cũng quiết định tác dụng của thuốc KTMD, nó có thể trở thành một chất ức chế MD nếu đưa vào cơ thể ở thời điểm không thích hợp Lentinan la một chất điều biến MD có thể có tác dụng kích thích hay ức chế sự phát triển của tế bào ung thư tuỳ theo thời điểm dùng Dùng TEN sau khi mẫn cảm KN cho cơ thể sẽ kích thích tăng cướng ĐƯMD với KN đó, nếu dùng trước hay đồng thời với thời điểm gây mẫn cảm KN sẽ ức chế sản xuất KT dịch thể vào tế bào đặc hiệu với KN IL-I2 làm giảm tỷ lệ chết của chuột bị gây nhiễm histoplasma khi dùng trước khi bị nhiễm trùng Hiệu quả đẻ kháng chống nhiễm

trùng thực nghiệm bởi listeria monocyfogenes trên chuột của thuốc KTMD Shosaikoto sẽ tốt nhất nếu được tiêm vào ở bụng chuột 4 ngày trước khi gây nhiễm

trùng Broncho-vaxom có tác dụng phòng tái phát cấp nhiễm trùng đường hô hấp mạn tính, nhưng hiệu quả này sẽ bị hạn chế nếu dùng thuốc vào thời điểm viêm

đường hô hấp cấp đã xảy ra

- Tác dụng của một thuốc KTMD còn liên quan đến điệu quả khi dùng phối hợp với các thuốc KTMD khác: Melatoia chỉ có tác dụng làm tăng số lượng tế bào lympho T, NK, tế bào có CD25*, bạch cầu ái toan ở những bệnh nhân ung thư tổ chức mềm đã di căn khi dùng cùng với IL-2 M-CSFE hay G-CSF chỉ có tác dụng kích thích tạo cụm đối với tế bào gốc khi phối hợp với GM-CSE IL-2 tự nó không có tác dụng kích thích tế bào gốc nếu không phối hợp với IL-3, GM-CSE, M-CSE Như vậy

Trang 27

trong những trường suy giảm MD thứ phát nặng, việc kết hợp sử dụng nhiều loại KTMD sẽ cho kết quả phục hỏi ĐƯMD tốt hơn là chỉ dùng một loại, có thể đó là do sự phụ thuộc lẫn nhau của các chất KTMD hoặc cũng có thể là do các thuốc đã tác động vào nhiều khâu của ĐƯMD cùng một lúc

- Tác dụng của thuốc KTMD phụ thuộc vào zrợng thái của cơ thể: Thuốc KTMD

không hoặc ít có tác dụng trên cơ thể bình thường, mà chỉ thể hiện tác dụng trên cơ

thể bệnh lý có rối loạn MD Vì thế, hầu hết các thử nghiệm nghiên cứu tác dụng của các chất KTMD được tiến hành trên các mô hình gây suy giảm MD thực nghiệm iavivo và iavitro Việc áp dụng các chất KTMD vào thực tiễn lâm sàng chủ yếu là được chỉ định dùng cho các bệnh lý suy giảm MD thứ phát

1.2.4 Tác dụng phụ của thuốc KTMD

Nhiều chế phẩm KTMD hiện nay khơng phải là hồn tồn vơ hại khi dùng cho súc vật và người Một số chất KTMD sinh học có hiệu lực tăng cường MD rõ rệt, nhưng nếu dùng liêu thấp thì không có tác dụng, nếu dùng liều đủ để gây tác dụng điều biến MD thì lại có nhiều tác dụng phụ có khi có hại nhiều hơn là có lợi Đó chính là một trong những lý do làm hạn chế việc sử dụng các chế phẩm KTMD trên lâm sàng IL-2 và TEN-B là những chế phẩm từ lâu đã được biết là có hiệu quả trong điều trị ung thư, song việc chỉ định sử dụng chưa thật rộng rãi cũng là vì lý do

trên BCG đã tỏ ra có hiệu quả cao trong điều trị một số bệnh ung thư trong đó có

ung thư biểu mô niêm mạc bàng quang nhưng đôi khi rất nguy hiểm do dễ gây ra nhiễm trùng huyết ở những bệnh nhân đã bị suy giảm MD Nội độc tố LPS có thể gây ra các bệnh lý quá mẫn khi dùng kéo dài Các thuốc KTMD hoá học cũng có một số tác dụng phụ đáng kể Các chế phẩm KTMD từ thực vật có vẻ ít độc hại và ít tác dụng phụ hơn, tuy nhiên dạng bào chế cò đơn giản, khó sử dụng và khó bảo quản Hiện nay có nhiều công trình nghiên cứu chiết tách, phân lập, bán tổng hợp nhằm làm tăng hiệu lực và hạn chế tác dụng phụ của các thuốc KTMD dang được chú ý ở một số chất và cũng đã thu được một số kết quả nhất định

Trang 28

1.2.5 Ứng dụng của thuốc KTMD trên lâm sàng

4.2.5.4 Trong cdc bénh ung thw [30] [31] [33] [34] [41] [47] [48] [49] [51] [57] [60] [61] [63] [64] [65] [66] [69] [71]

Tăng cường ĐƯMD chống lại các tế bào ung thư đã từng là mơ ước của các nhà miễn dịch học kể từ lần đầu tiên, cách đây một thế kỷ, P Erlich đưa ra giả thiết về "viên đạn thần kỳ”có thể dùng các tác nhân gây độc tế bào bắn vào đích tế bào u một cách chọn lọc thông qua các KT đặc hiệu kháng u Ước mơ đó tới nay đã trở thành hiện thực nhờ có kỹ thuật lai tạo của Kohler và Milstein sản xuất ra các KT đơn dòng MAb có khả năng kết hợp rất đặc hiệu với các KN tại khối u

Về sau chính lý thuyết về “cảnh giác miễn địch” do Macfarlane Burnet dé xuất năm 1957 đã tạo cơ sở cho sự ra đời của MD trị liệu trong ung thư Mục đích của MD trị liệu trong ung thư là để ức chế sự phát triển của khối u, ngăn chặn sự hình thành và loại bỏ những vi di căn, đồng thời giảm độc tính gây suy tuỷ của hoá

trị liệu hay xạ trị, tăng cường đáp ứng MD chống lại các nhiễm trùng cơ hội Với khả năng nhận biết và tấn công tế bào u một cách đặc hiệu, người ta hy vọng MD trị liệu sẽ bở khuyết được cho các liệu pháp kinh điển nói trên để góp phản giải

quiết triệt căn khối u

Trên lâm sàng có 2 phương pháp đã được sử dụng trong điều trị ung thư bằng MD trị liệu Phương pháp thứ nhất được gọi là phương pháp chủ động: dùng những tác nhân đặc hiệu hay không đặc hiệu nhằm tăng cường hoạt động của hệ MD thông qua việc kích thích hệ MD để tự sinh ra đáp ứng với khối u Phương pháp thứ bai được gọi là phương pháp thụ động: sử dụng những yếu tố MD có tính kháng u từ bên ngoài đưa vào cơ thể người bệnh, qua đó tạo đáp ứng với khối u một cách thụ động Có thể lấy ví dụ một số liệu pháp MD điều trị ung thư sau đây:

- Kích thích MD không đặc hiệu:

„ Sản phẩm từ vi khuẩn: BCG, P,Acnes, Gilucan nấm

Cytokines: TEN,„ IL-2, IL4

„ Tế bào được hoạt hoá bởi cytokine: các tế bao LAK, céc té bao TIL

Trang 29

~ Mẫn cảm thụ động: Kháng thể đơn dồng ~ Mẫn cảm chủ động: „ Vaccin chống virus gây ung thư Tế bào u đã xử lý

Thử nghiệm lâm sàng điều trị bằng gen (Gene therapy) đầu tiên vào năm 1990 nhằm điều trị các bệnh tối loan vé di truyền cũng đã mở ra một viễn cảnh mới cho việc áp dụng miễn dịch trị liệu trong ung thư Ngày nay, những cố gắng dang nhằm vào lĩnh vực hoá học gen trị liệu (chemo-gene therapy) và miễn dịch gen trị ligu (immuno-gene therapy) dé diéu tri ung thu Hod hoc gen tri liệu là đưa các gen đặc hiệu (được gọi là "các gen tự sát”-suicide gene) vào các tế bào u, có tác dụng chuyển hoá các tiền thuốc (prodrug) không độc thành các chất gây độc tế bào (bằng cơ chế enzym do gen mã hóa), do đó tránh được những tác dụng không mong muốn có hại cho cơ thể gây ra bởi hoá trị liệu; trong khi miễn địch gen trị liệu là nhằm điều hoà khả năng ĐƯMD của bệnh nhân như làm tăng số lượng lym bào thâm nhập vào khối u bằng cách đưa thêm vào các matkergene (phương pháp

chuyển nạp gen qua trung gian retrovirus) Việc chuyển nạp vào cơ thể các gen

cytokin cũng như các gen MHC-I và MHC-I cho thấy có sự tăng nhận dạng tế bào ung thư bởi các tế bào có thẩm quiéa MD

Từ lâu, nhiều chất KTMD đã được dùng cho nhiều loại ung thư khác nhau, chủ yếu là những trường hợp ung thư đã di căn, sau phẫu thuật cắt bỏ khối u và sau các liệu pháp hóa học và xạ trị Nhiều bệnh nhân đã bạo chế được hiện tượng di căn và tái phát sớm, giảm mức độ trầm trọng của bệnh, cải thiện đời sống, tăng thời gian sống thêm có ý nghĩa so với những bệnh nhân không dùng thuốc Từ những năm 80 đã hình thành một phác đỏ da trị liệu mới có tên là ”Phấu thuật-Hioá-Miễn địch” (°hmmuno-Chemo-Surgery") và biện dang trờ thành một xu thế được áp dụng trong điều trị ung thư Phác đỏ này có ưu điểm hon so với phác đỏ "Phẫu thuật-Hoá trị liệu” biểu biện ở 2 điểm: a) sự có mặt của MD trị liệu (sử dụng trong khoảng thời gian từ 4-6 ngày sau phẫu thuật) kết hợp với hoá trị liệu có tác dụng đồng thời

Trang 30

tấn công khối u bằng nhiều cơ chế; và b) ảnh hưởng của MD trị liệu đến vai trò và thời điểm bắt đầu sử dụng hoá trị liệu, nghĩa là nếu như trong các phác đỏ "Phẫu thuật-Hoá trị liệu” kinh điển, liệu pháp hoá học chỉ đóng vai trò bổ trợ cho phẫu thuật và thời điểm bắt đầu dùng boá chất là từ 3-6 tuần sau mổ thì ở phác đỏ "Phẫu thuật-Hoá-Miễn dịch”, hoá trị

gu có thể được sử dụng sớm hơn (trong khoảng thời gian từ 8-10 ngày sau mổ, Như vậy, ở đây vai trị của hố chất khơng chỉ là

pháp "bỏ trợ” cho phẫu thuật nữa mà còn được coi là liệu pháp "kết hợp”với pl

thuật, thậm chí có vai trò tương đương với phẫu thuật trong việc tiêu diệt khối u Cơ

sở lý thuyết của phác đỏ "Phẫu thuật-Hoá-Miễn dịch” là dựa vào :

Tinh trạng suy giảm MD gây ra sau phẫu thuật: Phẫu thuật bao giờ cũng đi

đôi với sự cắt bỏ một phản của cơ thể, kết quả là dẫn đến sự suy giảm các hoạt động chức năng trong đó quan trọng nhất là suy giảm hệ MD Sự suy giảm này bao gồm tình trạng thiếu hụt cả vẻ số lượng lẫn chức năng của các tế bào có thẩm quiền

'MD, thường kéo dài từ 3-4 tuần sau phẫu thuật

Hiện tượng suy giảm MD trong 3-4 tuần sau phẫu thuật (còn được gọi là

”khoảng trống miễn dịch”) là một điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các vi di căn, kết quả là dẫn tới tái phát bệnh

Trong thời gian ” khoảng trống miễn dịch” này, các vi di căn phân triển tất

nhanh, do đó dễ bị tiêu diệt bởi hoá chất vì đa số các hoá chất điều trị ung thư đều

hướng tác dụng tới những dòng tế bào có tốc độ phân trưởng cao

'Với những cơ sở lý thuyết đó, nếu chỉ định sớm liệu pháp hoá học và miễn địch trị liệu thì sẽ đạt được những mục đích như: rút ngắn thời gian và hạn chế suy

giảm MD trong "khoảng trống miễn dịch ”, tiêu diet

cách hiệu quả các vi đi căn sau phẫu thuật, giảm tỷ lệ tái phát và kéo dài thời gian sống sau mỏ Như vậy

có thể nói sự kết hợp của 3 liệu pháp này trong một phác đỏ da trị

cải thiện đáng kể bệnh ung thư ệu có khả năng

1.2.5.2 Ung dụng thuốc KTMD trong các bệnh khác [39] [42] [30]

- Trong các bệnh nhiễm khuẩn, nấm, virus:

Trang 31

Thuốc KTMD được sử dụng nhằm nâng cao sức đẻ kháng của cơ thể cho các bệnh:

„ Nhiễm trùng đường hô hấp: viêm phế quản cấp, mạn tính; viêm thanh quản,

khí quản; viêm amigdal, họng; viêm mũi, xoang có mũ; viêm tai

Viêm gan virus mạn tiến triển

Nhiễm trùng đường tiêu hoá tái phát dai dẳng

Phong ác tính, lao kháng thuốc, bệnh do brucella, nhiễm nấm C aibican, herpes, zona

Vi khudo kháng thuốc là nguy cơ làm tăng mức độ trầm trọng và tỷ lệ từ vong

của bệnh, do đó thực tế kháng Kháng sinh của các vi khuẩn gây bệnh càng đặt ra yêu cầu chỉ định rộng rãi hơn thuốc KTMD phối hợp với Kháng sinh trong các bệnh nhiễm trùng nhằm cải thiện bệnh cảnh lâm sàng và giảm được liêu của kháng

sinh [40]

~ Trong các bệnh tự miễn

Thuốc KTMD được sử dụng trong viêm khớp dạng thấp, chù yếu là nhằm phục hỏi tình trạng suy giảm miễn địch sau khi điều trị bằng các thuốc chống viêm

và thuốc ức chế MD (corticoid, thuốc chống viêm non-steroid)

-Trong AIDS:

Các thuốc KTMD như: hormon tuyến ức, IL-2 liều cao, TEN, imuthiol, inosia

pranobex giúp cải thiện được số lượng và chức năng của lym.T nhưng chưa có hiệu quả cải thiện đáng kể bệnh cảnh lâm sàng, nhưng nếu dùng thêm G-CSE hay phối

hợp với erythropoietia có tác dụng cải thiện tình trạng giảm bạch cầu hạt trung tính

do dùng Zidovudine, giảm tác dụng phụ do dùng Ganeiclovir để điều trị bội nhiễm cytomegalo virus; dùng GM-CSE có tác dụng tăng số lượng bạch cầu và giảm độc

tính do dùng Zidovudine

1.3 TINH HINH NGHIÊN CỨU VÀ THUỐC KTMD TRÊN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM

Từ những năm 70, ở Việt Nam đã bắt đầu có một số công trình đánh giá tác

Trang 32

Việc chỉ định cũng như đánh giá hiệu quả của các chất KTMD trên lâm sàng mới chỉ đừng lại ở phạm vi hẹp và chưa có những luận cứ khoa học: dùng IEN-+ và Thymogeo ở những bệnh nhân viêm gan virus B mạn tính tiến triển; dùng thành tế bào BCG, IPM, Coryaebacterium parvum, Levarnisol, LHI để điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp, tai mũi họng hoặc phối hợp với các biện pháp kinh điển để điều trị ung thư gan và phổi Vì vậy việc tiếp tục nghiên cứu xâu hơa các cơ chế tác dụng của thuốc KTMD ở cả mức độ tế bào và phân từ đang trở thành một nhiệm vụ bức xúc cho tất cả những ai quan tâm đến nó

Hiện nay, đối với việc chỉ định áp dụng các chất KTMD như IL, IEN, TF, CSF ở nước ta còn rất hạn chế Lý do chính là vì chúng là những thuốc quý hiểm

và có giá thành khá đắt trên thị trường Việt nam:

~ Taterferon (3.000.000 UI/lo) với dạng thông thường được dùng 3 lần/tuản, kéo dài từ 3-12 tháng có gía 200 USD đối với chế phẩm của Nga va 450 USD đối với chế phẩm của Mỹ Nếu dùng dạng thuốc kéo dài loại Peg-TEN sẽ là I.700.000đ/lọ

- Các yếu tố phát triển (Growth Factor) như Erythropoietia (EPO) có chứa 1.000 UT

hoặc 2.000 UIJlọ thường được dùng từ 10.000-12.000 UIđtuần có giá từ 125.000-

230.000đ/ống tuỳ theo các hãng sản xuất (châu Âu, Thuy sĩ, Trung quốc, Cuba);

yếu tố tạo cụm bạt (G-CSF) cé chia 300 ugýống được dùng từ I-10 ống, có giá

1.200.000đ/ống (Hàn Quốc) hoặc 1.700.000đ (Pháp)

- Kháng thể đơn dòng (MAb): chế phẩm Rituximab được dùng trong ung thư đại trực trằng từ2-6 tuần kéo dài 6 đợt với giá 30.000.000đ cho một liệu trình điều trị - Thymodulia (Hàn Quốc) được dùng liên tục từ 2-3 viên/ngày có giá từ 4.000-

3.000đ/viên

Ngoài các thuốc kể trên, một số thuốc KTMD khác ciĩng đang được giới thiệu sử dụng tại một số bệnh viện : Cyclosferon (chứa Acridone acetic acid và Methylglucamine) , Broncho-Vaxom (chiét tir mét so dong vi khudn: H influenza,

St.neumoniae, Kigneumoniae, Staph.aureus ), Ribomunyl (chiết từ tibosom ở tế

Trang 33

bao vi khuẩn: Klebsiella pnewnoniae, Diplococcus pneumoniae, Streptococcus pyogenes A, Haemoph ylus influenza), Tacdivin

Mot số chế phẩm KTMD được sản xuất ở trong nước: BCG (40mg/ml dưới đạng đông khô, dùng 2-3 lần#uân kéo đài 6 tháng mối đợt điều trị, giá 120.000-

160.000điống), Superferon (có bản chất là IENœ2b, chứa 3.105 U/mL dưới dạng

đông khô, chỉ định dùng trong u tuỷ, u bằng quang, u hắc tố, ung thư thận, buồng

trứng 3-10.105 U/ lần, 3 lầnđuần, dùng trong 4-6 tháng, giá 120.000đ/ống), Crila

- Trình nữ hoàng cung- dưới dạng viên nén bao film, 4viên/lần x 2/ngày x 8 tuần,

nghỉ 1-2 tuần lại dùng tiếp, giá 90-100.0004/ hộp 40 viên

Một số công trình nghiên cứu ở trong nước tìm kiếm các chất KTMD từ

nguồn gốc thiên nhiên đang có xu hướng phát triển như: chế phẩm chiết từ bèo hoa

dâu (Phylamin), từ vỏ đố xanh [ L5], dịch chiết toàn phần của cây Lấu [12], dịch

chiết toàn phần rễ cây Nhàu [26], Naturen từ con tằm

1-4 THUỐC KTMD ASLEM

Trang 34

1.4.1 Xuất xứ

GlycyL Euatumin (GE) là một aminoacyl steroid được tạo thành do ngưng tụ

Glycin với 3e-amino-5œ peegnan-20 on (còn được gọi là Euntumin) Lịch sử ra đời và áp dụng điều trị của GE gắn liên với tên tuổi của các nhà khoa học Việt nam

Năm 1958, Khương Hữu Quý và cs tại Paris đã chiết tách và phân lập được

Funtumin từ lá cây Euatumia latifolia stapÏ (Apocynaceae) có nguồn gốc từ Châu

Phi [46] Sau đó, Nguyễn Đăng Tâm (1963) tại Viện nghiên cứu hoá học các hợp

chất tự nhiên ở GiÍ-Sur-Yvette đã dùng Funtumin để bán tổng hợp một dãy

aminoacyl steroid bing phương pháp DCCT trong đó có GE dưới dạng hydtobromid

(LHỊ) và thử tác dụng Dược lý của các chất này [38] [54] [55]

Năm 1977, Đặng Hanh Phức và cs cũng đã bán tổng hợp được GF từ

Funtumin do Khương Hữu Quý cung cấp dưới dạng hy droclorid bằng phương pháp MA của Boissonas và đặt tên là Aslem [25] Để giải quiết chủ động nguồn nguyên liệu Funtumin, một số công trình đã tiến hành nghiên cứu tổng hợp đi từ nguồn

nguyên liệu trong nước như tomatin [I7], solasodia [9] [56] hay tổng hợp từ pregaenoloa qua trung gian azid [53]

Năm 1984, sau khi đã tổng hợp thành cơng Funtumin tại Khoa Hố trường

Đại học tổng hợp Leiden (Hà lan) từ Pregnenolon qua trung gian phtalimid [10], GE được tổng hợp toàn phản và cũng từ đó đã chủ động được hoàn toàn nguyên

liệu chính để sản xuất thuốc KTMD Aslem [5]

Những nghiên cứu về Dược lý được tiến hành cả ở trong và ngoài nước đã chứng minh GE có tác dụng KTMD dịch thể và qua trung gian tế bào

Năm 1973, cố Gs Tôn Thất Tùng lần đầu tiên đã sử dụng GE để phối hợp điều trị cho những bệnh nhân ung thư gan tại bệnh viện Việt Đức Từ đó GE được tiếp tục nghiên cứu vẻ độc tính Dược lý, cơ chế tác dụng, đánh giá lâm sàng, theo dõi tác dụng phụ, bất lợi và đến nay dang được áp dụng thường xuyên trong điều trị bỏ

trợ ung thư đường tiêu hoá, ung thư phổi và ung thư vú

Trang 35

Aslem đã được Cục QLDVN cấp phép đăng ký lưu hành NC (phụ lục 6) và được BYT đưa vào danh mục thuốc thiết yếu sử dụng tại các cơ sở khám chữa bệnh trong toàn quốc (phụ lục 8) Năm 2004, Bộ KH và CN đã cấp kinh phí hỗ trợ cho để tài Aslem phát triển thành dự ẩn cấp Nhà nước nhằm nâng cao chất lượng của thuốc, đồng thời đáp ứng được nhu cảu sử dụng thuốc của cả nước

1.4.2 Tác dụng Dược lý và cơ chế tác dụng

- GE có tác dụng kích thích ĐƯMD dịch thể thông qua phản ứng tạo quảng dung

huyết (Terae Cunningham) [11] [12] [55]

- GE có tác dụng kích thích ĐƯMD tế bào thông qua sự hoạt hoá chức năng thực bao cia DTB [16] [24], tang chuyén dang lympho bao va khả năng phục hỏi tạo Rosette E bị ức chế bởi Theophylin [22]

- GF 6n dinh mang hỏng cầu và lysozome [2]

- GE kích thích Iym T tăng tiết cytokia nhóm 1(IL-2, IFN) va ức chế tiết cytokin

nhóm 2 (IL-4, IL-10) [28]

- GF làm tăng cường sức đẻ kháng chống nhiễm khuẩn iavitro [23] và trên thực nghiệm gây viêm phúc mạc bởi trực khuẩn mù xanh kháng kháng sinh [6]

Cơ chế tác dụng điêu hoà MD của GP là do thuốc tác động hoạt hoá

receptor bể mặt của các tế bào Íympho giúp cho việc tóm bắt KN, đồng thời biệt

hoá tế bào T thành tế bào tiết: Thị kích thích tiết ra các cytokin nhóm L (IL-2,

TEN) tác động vào quản thể lym T để biệt hoá thành những dòng tế bào MD chuyên

biệt như tế bào gây độc (Tc), tế bào diệt (K), tế bào diệt tự nhiên (NK), ĐTB

(Mactophage), và tiếp theo là trách nhiệm của các tế bào chuyên biệt này đối với việc tiêu điệt các tế bào khối u Th2 ức chế tiết cytokin nhóm 2 (IL-4, IL-10) Bing cách này, GE giúp cho hệ MD của người bệnh phục hỏi được cân bằng giữa ThI và Th2, làm cho tế bào ung thư giảm thiểu sức đẻ kháng với các tế bào có khả năng

thực bào

1.4.3 Các nghiên cứu thứ nghiệm

Trang 36

1.4.3.1 Thủ nghiêm lâm sàng

- Nhóm tác giả Tôn Thất Tùng, Nguyễn Như Bằng, Nguyễn Văn Vân, Tên Thất

Bách [67] [68] đã nghiên cứu trên 134 bệnh nhân ung thư gan tại bệnh viện Việt Đức (Hà nội) Trong số đó có 28 bệnh nhân được thắt động mạch gan và tiêm bắp

LHI (0,3mg/ml/tuần), 10 bệnh nhân được phẫu thật cắt gan và tiêm LHI, 27 bệnh

nhân chỉ tiêm LHI mà không can thiệp một liệu pháp nào khác và 69 bệnh nhân chỉ điều trị bằng những thuốc thông thường , không đặc hiệu Kết quả cho thấy:

Nhóm thất động mạch gan và tiêm LHI có nửa thời gian sống thêm là 3,8 tháng so với 0,7 tháng ở nhóm chứng; tỷ lệ sống thêm được 6 tháng là 60%, I2 tháng là 15,3%, trong khi đó ở nhóm chứng không có bất cứ trường hợp nào sống được 6 tháng

Nhóm cắt bỏ gan và tiêm LHI: nửa thời gian sống thêm sau mổ là 4,6 tháng so với 0,7 tháng ở nhóm chứng

Nhóm chỉ tiêm LHI, không can thiệp phẫu thuật, có 18% đáp ứng với thuốc, tuy vậy cũng không có trường hợp nào sống thêm quá 6 thing

- Giai đoạn thử nghiệm từ năm 1991 đến năm 2000 tại Khoa Tiêu hoá Bệnh viện

Việt Đức (Đỗ Đức Vân và cs) [4]:

+ Thử nghiệm trên 35 bệnh nhân ung thư gan có HBsAg (+) cho thấy:

12 bệnh nhân được phẫu thuật không dùng Aslem có thời gian sống thêm

sau mổ trung bình là 9 tháng

23 bệnh nhân được phẫu thuật và dùng Aslem có thời gian sống thêm trung bình là 21 tháng

+ Theo dõi trên 97 bệnh nhân ung thư gan ở giai đoạn nặng đã có di căn (độ II và IV theo phân loại Duke) quan sát thấy:

24 bệnh nhân được phẫu thuật nhưng không dùng Aslem có thời gian sống

thêm trung bình sau mổ là L tháng

73 bệnh nhân được phẫu thuật và dùng Aslem có thời gian sống thêm trung bình sau mở là 20 tháng

Trang 37

- Tại Bệnh viện Việt Xô, Phạm Song a sir dung LHI trong ung thư phế quản kết

hợp với tia xạ, hoá chất và phẫu thuật [27]

- Theo dõi phác đỏ điều trị ung thư phế quản bằng phẫu thuật kết hợp với Aslem ở 88 bệnh nhân tại Viện Lao va Bénh phổi trưng ương, nhóm tác giả Hoàng Đình

Cầu, Nguyễn Đình Kim, Nguyễn Việt Cỏ [8] [20] [44] nhận thấy thời gian sống

thêm sau mổ 6 tháng, 12 tháng, 24 tháng ở nhóm có dùng Aslem cao hơn rõ rệt so

với nhóm không được dùng Aslem Theo dối tiếp tục sau 3 năm cho thấy tỷ lệ sống sót ở nhóm có dùng Aslem là 70% so với 33% ở nhóm không dùng Aslem

- Thừ nghiệm Aslem trên 26 bệnh nhân ung thư vùng tâm vị tại Bệnh viện 1⁄iệt Đức

từ tháng 3 năm 2000 đến tháng 10 năn 2001, nhóm tác giả Đó Đức Vân và cs cho

thấy tỷ lệ sống sót sau 12 tháng ở nhóm bệnh nhân được phẫu thuật và dùng Aslem

là 60,6%, trong khi ở nhóm chỉ phẫu thuật đơn thuần là 33,3% [3]

- Nhóm tác giả Tôn Đức Lang va cs (Khoa Gay mê hỏi sức, Bệnh viện Việt Đức) dùng Aslem kết hợp với kháng sinh để điều tị nhiễm trùng ngoại khoa cho thấy Aslem làm tăng số lượng bạch cầu từ 160 đến 200%, giảm thấp liêu lượng kháng sinh so với liêu thông thường và thời gian điều trị ngắn hơn khi không dùng Aslem

E11

Tính đến nay đã có hàng vạn bệnh nhân được chỉ định dùng thuốc, nhiều bệnh nhân ung thư có chất lượng sống tốt sau mổ, hàng nghìn bệnh nhân bị nhiễm trùng ngoại khoa hoặc suy nhược do tuổi tác có sức đề kháng kém cũng có tác

dụng tốt

1.4.3.2 Thitnghiém phi lam sang:

- Thừ nghiệm in vito trên phản ứng phục hỏi tạo Rosete E bị ức chế bởi Theophylia cho thay miu cé GF cho t¥ lệ tế bào tao boa hỏng là 47,7% trong khi tỷ lệ tạo hoa hỏng ở mẫu không có GF là 17,3% và ở mẫu chuẩn không bị ức chế là

48,5% [11] [22]

Trang 38

- Thử nghiệm GF trên tế bào ung thư audi cay (cultured hepatoma cell) [40] cho thấy ở liêu 6 \g/m| môi trường nuôi cấy, GF có khả năng tiêu diệt được 30% tế bào sau 3 ngày tiếp xúc, khi tăng liều lên 30 jig/ml thi 100% tế bào bị tiêu diệt sau 3 ngày tiếp xtic

- Thử nghiệm khả năng kích thích chuyển dạng lympho nuôi cấy từ người khỏe mạnh, Tạ Ngọc Diệp và Phạm Hoàng Phiệt cho thấy ở mức liêu 2 g/ml vi 20 Hgiml, GF làm thay đổi chuyển dạng không đáng kể Ở mức liêu cao hơn (90 jig/ml) thi GF cda cho tac dụng ngược lại: gây độc tế bào lym T13]

- Nhóm tác giả Nguyễn Tiến Thành, Bạch Khánh Hoà, Phan Thị Phi Phi, Đó Đức Van va cs [28] cũng đã nghiên cứu tác dụng của Aslem lên sự chuyển dạng và chế:

tiết cytokin của tế bào [ympho từ mầu ngoại vi bệnh nhân ung thư đại trực trầng và đi đến kết luận: Aslem kích thích sự chuyển dạng lympho hiệu quả nhất ở liều 0,15-0,5 ygiml Ở ligu 0,15 pgéml, Aslem làm tăng đáp ứng chuyển dạng [ympho từ21,6% đến 33,6%, gần tương đương với đáp ứng chuyển dạng lympho ở người khỏe mạnh khi có mặt A slem (36,3%) Đồng thời các tác giả cũng nhận thấy ở mức

liêu này, Aslcm kích thích tăng tiết IL-2, IFN va gidm tiết IL-4, IL-10

- Nhóm nghiên cứu Lê Quý Toản, Bạch Khánh Hoà, Nguyễn Phi Hùng, Đồ Đức 'Vâu sử dụng kỹ thuật mô học thường qui và kỹ thuật hố mmơ miễn dịch cho thấy phác đỏ điều trị bổ trợ bằng Aslem có xu hướng làm tăng sự thâm nhiễm lympho bào T CD3* vào mô ung thư đạ dày và đại trực trầng đặc biệt là trên những bệnh

nhân ở giai đoạn muộn (Ducke's C) [29]

- Nguyễn Quốc Bình, Nguyễn Đình Tuấn, Phạm Như Quỳnh [29b] đã bước đầu ứng dụng LC-MS để khảo sát Dược động học của GF trên chó thực nghiệm theo đường tiêm bắp, cho các thông số: Tyy,= 12,25h, Cue = 0,16 ðg#ml, Tụ;= 3,3b

1.4.4 Chỉ đỉnh và chống chỉ định

- Chỉ định: Aslem được chỉ: định kết hợp với phẫu thuật, hoá trị liệu và xạ trị để

điều trị bổ trợ ung thư đường tiêu hoá (gan, da day, đại trực tràng, tuy), ung thư

phổi và ung thư vú Aslem được chỉ định dùng kết hợp với kháng sinh như một hiệp

Trang 39

đồng synergetic với mục đích trị liệu và ngăn ngừa nhiễm trùng trước và sau phẫu

thuật

- Chống chỉ đi ñ: Trong trường hợp mẫn cảm với thuốc như mẩn ngứa, mẻ đay,

nôn, buôn nôn, táo bón

1.4.5 Tác dụng phụ - Độc tính:

- Cho tới hiện tại, ở liều điều trị chưa thấy có “ác đựng phự nguy hiểm nào được ghỉ nhận Một số biểu hiện mẫn cảm như nôn, buôn nôn, mẩn ngứa, táo bón có gặp nhưng rất hiếm

- Thử nghiệm độc tính cấp cho thấy thuốc rất an toàn, liêu LD50 của GF lớn gấp 12000 lần liều điều trị Nghiên cứu trên chức năng tạo máu, gan, thận, huyết áp, chức năng sinh sản ở chuột cho thấy GE không ảnh hưởng đến những chức năng

này [18] [L9] Thử nghiệm trên tế bào tuỷ xương và tế bào tinh hoàn chuột cho thấy

ở mức liêu gấp 1000 lần điều trị, GE không gây đột biến trên nhiễm sắc thể [7]

1.4.6 Tương (ác thuốc:

Chưa thấy có báo cáo ghỉ nhận về tương tác của Aslem với các thuốc khác Thử nghiệm trên chuột và thỏ cho thấy Aslem không gây cảm ứng hệ cazym cytochrome P450, không gây tương tác với cyclophosphamid [1]

1.4.7 Liêu lượng và cách dùng:

Liêu dùng trên lâm sàng là từ0,3 đến 1,0 mg/lần

- Điều trị bổ trợ ung thư:

Với các trường hợp có chỉ định phẫu thuật: Aslem được dùng liên tục 2 ống/ngày, 14 ngày trước và sau khi phẫu thuật, sau đồ dùng liều duy trì 1 ống/lần cách ngàyvà dùng liên tục từ 6 tháng đến 2 năm

Trong trường hợp chỉ dùng hoá trị liệu: Aslem được dùng liên tục L ống/lần cách ngày, trong suốt quá trình điều trị, sau đó duy trì liên tục từ 6 thắng

đến 2 năm

Trang 40

- Kết hợp với kháng sinh trong điều trị ohiém tring ngoai khoa:

Liêu dùng 1-3 ống/ngày kéo đài 2-10 ngày, có thể tiếp tục hay ngừng thuốc

tuỳ theo tình trạng vết mổ của bệnh nhân,

1.4.8 Đóng gói, bảo quần, hạn dùng:

- Hộp LŨ ống x 0,3 mg/ml

- Bảo quản nơi khô mát, tránh ánh sáng - Hạn dùng 36 tháng

1.4.9 Tiêu chuẩn: TCCS

TCCS đã được Bộ mơn Hố phân tích xây dựng từ năm 2000 và đã được Viện Kiểm nghiệm Quốc gia kiểm định vào năm 2001 với hạn dùng 24 tháng và vào năm 2003 với bạn dùng 36 tháng

Ngày đăng: 05/10/2023, 21:43

w