KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Đặc điểm chung
60 tuổi
Biểu đồ 3.1: Tỉ lệ phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi
Nhận xét: Độ tuổi trung bình của nhóm bệnh nhân nghiên cứu là 48,9 ± 13,3 tuổi, trong đó chủ yếu gặp ở bệnh nhân trong độ tuổi lao động từ 31-60 tuổi chiếm 66,7%(30 BN) Bệnh nhân nhỏ tuổi nhất: 24 tuổi, và bệnh nhân lớn tuổi nhất: 78 tuổi.
Biểu đồ 3.2: Tỉ lệ phân bố bệnh nhân theo giới tính
Nhận xét: Trong 45 bệnh nhân nghiên cứu, số bệnh nhân nam chiếm 66,7%
(30 BN), còn số nữ chiếm 33,3%(15BN) Tỉ lệ nam/ nữ = 2
6.7% chiếm 48,9% (22 BN), nông dân chiếm 22,2% (10 BN), công nhân chiếm 13,3% (6 BN), số bệnh nhân còn lại là lực lượng tri thức và hưu trí.
3.1.4 Tiền sử sỏi tiết niệu
Bảng 3.1: Tiền sử sỏi tiết niệu(nE)
Tiền sử Số BN(n) Tỉ lệ (%)
Sỏi điều trị nội khoa 5 11,1
Tán sỏi ngoài cơ thể 1 2,2
Nội soi HL lấy sỏi 3 6,7
Nhận xét: Trong 45 bệnh nhân nghiên cứu, có 11,1%(5 BN) số bệnh nhân được điều trị sỏi nội khoa trước đó Có 31,1%(14 BN) số bệnh nhân có sỏi tiết niệu đã can thiệp phẫu thuật, trong đó số bệnh nhân đã được phẫu thuật nội soi tán sỏi niệu quản trước đó chiếm 13,3%(6 BN).
Biểu đồ 3.4: Tỉ lệ phân bố bệnh nhân theo bệnh lý nền
Nhận xét: Trong tổng số 45 bệnh nhân, 84,4% (38 BN) có tiền sử khỏe mạnh,
11,1% (5 BN) mắc bệnh lý tăng huyết áp và 4,4%(2 BN) mắc bệnh lý đái tháo đường.
Chẩn đoán sỏi niệu quản
Bảng 3.2: Triệu chứng lâm sàng(nE)
Triệu chứng lâm sàng Số BN(n) Tỉ lệ (%) Đau âm ỉ hông lưng 28 62,2
Cơn đau quặn thận 10 22,2 Đái máu 0 0 Đái buốt, đái rắt 3 6,7
Nhận xét: Hầu hết bệnh nhân trong nghiên cứu đều có biểu hiện của tình trạng đau thắt lưng cấp hay mạn, chiếm tỉ lệ 84,4%(38 BN) Có 3 bệnh nhân có biểu hiện đái buốt, đái rát, chiếm 6,7% Có 4,4%(2 BN) có triệu chứng sốt và 4,4% (2 BN) không có triệu chứng, phát hiện sỏi tình cờ khi đi khám sức khỏe.
3.2.2.1 Xét nghiệm công thức máu
Biểu đồ 3.5: Xét nghiệm Hemoglobin
Nhận xét: Hầu hết bệnh nhân có hemoglobin máu bình thường chiếm
84.4%(38 BN) Có 15,6%(7 BN) có Hemoglobin máu 40 phút chiếm 6,7%(3BN).
3.3.7 Cách thức thực hiện phẫu thuật
Bảng3.16: Cách thức thực hiện phẫu thuật(nE)
Cách thức thực hiện phẫu thuật Số BN(n) Tỷ lệ (%)
Nội soi tán sỏi + đặt sonde JJ 40 88,9
Nội soi nong niệu quản + tán sỏi + đặt sonde JJ 3 6,7 Nội soi nong niệu quản hẹp + đặt sonde JJ 2 4,4
Nhận xét: Kết quả nghiên cứu cho thấy đa số bệnh nhân được thực hiện phẫu thuật nội soi tán sỏi + đặt sonde JJ, chiếm tỉ lệ 88,9%(40 BN) Có 6,7%(3BN) bệnh nhân được tán sỏi kết hợp nong niệu quản Có 4,4 % (2BN)bệnh nhân chỉ nong niệu quản hẹp+ đặt sonde JJ do không tiếp cận được sỏi để tán.
Kết quả phẫu thuật
3.4.1 Đánh giá kết quả tán sỏi trong phẫu thuật
Bảng 3.17: Đánh giá kết quả tán sỏi trong phẫu thuật(nE)
Kết quả Số BN(n) Tỉ lệ (%)
Nhận xét: Trong số 45 bệnh nhân nghiên cứu, có 40 BN là tiếp cận được sỏi và tán sỏi + lấy hết sỏi ra ngoài, chiếm tỉ lệ 88,9% Có 3 BN(6,7%) tán vụn sỏi thận các mảnh nhỏ nhưng không lấy hết ra ngoài Có 2 BN(4,4%) không tán được sỏi do niệu quản hẹp, không tiếp cận được sỏi.
3.4.2 Biến chứng trong và sau phẫu thuật
Bảng 3.18 Tỉ lệ biến chứng trong phẫu thuật(nE)
Biến chứng Số BN(n) Tỉ lệ (%)
Tổn thương niêm mạc niệu quản 2 4,4
Thủng hoặc đứt niệu quản 0 0
Nhận xét: Trong số 45 bệnh nhân nghiên cứu, đa số thực hiện phẫu thuật mà không có biến chứng trong mổ, chiếm tỉ lệ 88,9%(40 BN) Tỉ lệ có biến chứng chỉ chiếm 11,1%(5 BN); chủ yếu là các biến chứng nhẹ, không có biến chứng nặng như đứt hoặc thủng niệu quản.
Bảng 3.19: Tỉ lệ biến chứng sau phẫu thuật(nE)
Biến chứng Số BN(n) Tỉ lệ (%)
Nhiễm khuẩn tiết niệu 2 4,4 Đau hông lưng 8 17,8 Đái máu 5 11,1
Nhận xét: Kết quả nghiên cứu cho thấy hầu hết bệnh nhân nội soi tán sỏi không có biến chứng sau mổ, chiếm tỉ lệ 66,7%(30 BN); có 8 BN(17.8 %) đau nhẹ hông lưng sau mổ; 5 BN(11,1%) có đái máu sau khi rút sonde tiểu; 2 BN( 4,4 %) có nhiễm khuẩn tiết niệu sau mổ.
3.4.3 Đánh giá kết quả tán sỏi sau phẫu thuật
Bảng 3.20: Đánh giá kết quả tán sỏi sau phẫu thuật(nE)
Kết quả Số BN(n) Tỉ lệ (%)
Nhận xét: Trong số 45 bệnh nhân nghiên cứu, tỉ lệ bệnh nhân được đánh giá sạch sỏi sau mổ là 95,6%(43 BN).
Bảng 3.21: Tình trạng sonde JJ sau mổ (nE)
Tình trạng sonde JJ Số BN(n) Tỉ lệ (%) Đúng vị trí 45 100
Nhận xét: Kết quả nghiên cứu cho thấy 100 % số bệnh nhân có sonde JJ đúng vị trí.
Bảng 3.22: Thời gian hậu phẫu(nE)
Thời gian hậu phẫu( ngày) Số BN(n) Tỉ lệ(%)
Nhận xét: Trong số 45 bệnh nhân nghiên cứu có số ngày hậu phẫu trung bình là 2,71 ± 1,25 ngày; thời gian hậu phẫu ngắn nhất là 1 ngày, nhiều ngày nhất 6 ngày Có 55,6% số bệnh nhân nằm hậu phẫu từ 1-2 ngày; số bệnh nhân nằm hậu phẫu 3-4 ngày chiếm 35.5% và chỉ có 8,8% bệnh nhân nằm điều trị từ 5 ngày hậu phẫu trở lên.
Bảng 3.23: Tỉ lệ phân bố bệnh nhân theo số ngày điều trị ( nE)
Số ngày điều trị ( ngày) Số BN(n) Tỉ lệ(%)
Nhận xét: Trong số 45 bệnh nhân nghiện cứu có số ngày điều trị trung bình là: 4,56±1,57 ngày Bệnh nhân nằm viện ngắn nhất là 3 ngày, dài nhất là 10 ngày Đa số bệnh nhân có số ngày điều trị ≤ 5 ngày, chiếm 77,8%(35 BN).
Có 4,4 % số bệnh nhân có số ngày điều trị trên 7 ngày.
3.4.7 Kết quả khi xuất viện
Bảng3.24: Đánh giá kết quả điều trị khi xuất viện(nE)
Kết quả Số BN(n) Tỉ lệ (%)
Nhận xét: Kết quả nghiên cứu cho thấy đa số bệnh nhân cho kết quả điều trị tốt, chiếm 89,9 %; có 6,7 % bệnh nhân có kết quả điều trị trung bình Tỉ lệ điều trị thất bại là 4,4 % do thất bại trong quá trình tán sỏi.
Kết quả theo dõi sau 01 tháng
3.5.1 Tỉ lệ bệnh nhân tái khám
Bảng 3.25: Tỉ lệ bệnh nhân tái khám(nE)
Khám lại Số BN(n) Tỉ lệ (%)
Nhận xét : Trong 45 bệnh nhân trong nghiên cứu, tất cả các bệnh nhân đều đi khám theo hẹn.
3.5.2 Triệu chứng lâm sàng lúc tái khám
Bảng 3.26 Triệu chứng lâm sàng lúc tái khám(nE)
Triệu chứng Số BN(n) Tỉ lệ (%)
Bình thường 12 26,6 Đau thắt lưng 12 26,6 Đau thắt lưng + đái máu 15 33,3 Đái máu 3 6,7 Đái buốt, đái rát 2 4,4
Nhận xét: Trong số bệnh nhân đến khám lại, có 26,6% (12BN) không có biểu hiện bất thường cho tới khi đến khám lại Phần lớn bệnh nhân có triệu chứng đau thắt lưng, có/không kèm theo đái máu, chiếm 60,0 %(27 BN) Chỉ có 4,4
% (2 BN) xuất hiện triệu chứng đái buốt, đái rát.
Bảng 3.27: Tình trạng sỏi của bệnh nhân khi tái khám(nE)
Tình trạng Số BN(n) Tỉ lệ (%)
Nhận xét: Trong số 45 bệnh nhân, kết quả tái khám cho thấy có 95,6% bệnh nhân không thấy sỏi trên siêu âm, xquang Tỉ lệ bệnh nhân còn sỏi là 4,4 %
3.5.4 Mức độ giãn thận trên siêu âm
Bảng 3.28: Mức độ giãn thận trên siêu âm khi tái khám(nE)
Mức độ giãn thận Số BN(n) Tỉ lệ (%)
Nhận xét: Trong số 45 bệnh nhân nhân đến khám lại, có 84,4% số bệnh nhân không có hình ảnh giãn thận trên siêu âm Có 15,6% số bệnh nhân đài bể thận giãn nhẹ độ I.
3.5.5 Hướng điều trị sau tái khám
Bảng3.29: Hướng điều trị sau khi tái khám(nE)
Hương điều trị Số BN(n) Tỉ lệ (%)
Rút sonde JJ + tán sỏi 1 2,2% ngoài cơ thể
Tán sỏi nội soi lần hai 1 2,2%
Nhận xét: Trong số 45 bệnh nhân tái khám, có 95,6 % số bệnh nhân được rút
JJ niệu quản cho về sau khi tái khám Có 2,2% bệnh nhân được tán sỏi ngoài cơ thể kết hợp Còn lại 2,2% số bệnh nhân nhập viện nội soi tán sỏi lần hai.
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 4.1 Đặc điểm chung của bệnh nhân nghiên cứu
Trong nghiên cứu của chúng tôi, độ tuổi trung bình mắc sỏi là 48,9 ± 13,3; lứa tuổi hay gặp nhất từ 31-60 tuổi, chiếm 66,7% (30/45 bệnh nhân), bệnh nhân trẻ nhất 24 tuổi, bệnh nhân lớn tuổi nhất 78 tuổi Có 30 bệnh nhân nam, chiếm 66,7%, còn số bệnh nhân nữ là 15 bệnh nhân, chiếm 33,3% Tỉ lệ nam/nữ= 2 Kết quả trong nghiên cứu của chúng tôi cũng tương tự như các nghiên cứu khác ở Việt Nam như của tác giả Ngô Gia Hy (1980), Nguyễn Bửu Triều (2007) cho rằng sỏi tiết niệu có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng chủ yếu trong khoảng từ 30 – 60 tuổi; 52,53,3 tác giả Nguyễn Kim Cương (2012), tỉ lệ gặp nhiều nhất của sỏi niệu quản 1/3 trên từ 30-60 tuổi chiếm 73,4%, độ tuổi trung bình 50,93 ± 12,13 tuổi, tỉ lệ nam/nữ là 0,94; 42 tác giả Trần Xuân Quang (2017), số bệnh nhân sỏi niệu quản 1/3 trên từ 30-60 chiếm 67,6%, độ tuổi trung bình 50,74±13,45 tuổi, tỉ lệ nam/nữ là 1,84; 43 và tác giả Trịnh Hoàng Giang (2020) nghiên cứu trên 287 bệnh nhân thấy nhóm 31 – 60 tuổi chiếm đa số với 71,96%; độ tuổi trung bình là 48,32 ± 13,29, tỉ lệ nam/nữ là 1,34 44
Các nghiên cứu của các tác giả nước ngoài cũng cho thấy có sự có sự tương đồng về độ tuổi mắc sỏi như nghiên cứu của tác giả Torricelli.F tại Brazil (2016), độ tuổi trung bình của bệnh nhân tán sỏi niệu quản 1/3 trên là 40,9±5,1 tuổi, tỉ lệ nam/nữ=1,6; 54 Ahmed.A (2017) tuổi trung bình mắc sỏi là
36,7± 11,1 tuổi, tỉ lệ nam/nữ=1,3; 55 Còn với nghiên cứu tại châu Á, tác giả YuLiu (Asian Journal of Urology-2018) độ tuổi hay mắc trung bình từ 30-60 tuổi, sau đó tỉ lệ mắc giảm, tỉ lệ nam/nữ từ 1,3-5; 1 và theo nghiên cứu dịch tễ tại Hàn Quốc (2014), tỉ lệ mắc sỏi nhiều nhất gặp ở độ tuổi 30-59 56
Mặc dù các nghiên cứu có thể khác nhau về địa điểm, thời gian thực hiện, nhưng độ tuổi từ 31-60 vẫn là độ tuổi có tỉ lệ mắc sỏi cao nhất, độ tuổi này là độ tuổi lao động, đóng góp chính cho gia đình và xã hội Do vậy, sỏi tiết niệu nói chung và sỏi niệu quản nói riêng là gánh nặng lớn cho xã hội, bởi nó có thể ảnh hưởng rất nhiều đến công việc, đặc biệt đến nhu cầu y tế của người bệnh Sỏi niệu quản có thể gây suy giảm chức năng thận rõ rệt trên những bệnh nhân có tình trạng suy thận, bệnh nhân thận suy nhất Còn về tỉ lệ mắc sỏi của nam thường cao hơn nữ, như trong nghiên cứu của chúng tôi, nam mắc nhiều hơn nữ gấp 2 lần Qua nghiên cứu cho thấy, nam mắc sỏi nhiều hơn nữ giới, một phần do nam giới đào thải calci qua đường niệu nhiều hơn nữ, 57 một phần có thể do nam giới thường lao động nặng hơn so với nữ giới, cũng như do thói quen ăn uống của nam giới thường nhiều chất đạm, rượu, chè nhiều hơn nữ giới Ngoài ra, giải phẫu hệ tiết niệu của nam và nữ cũng góp phần làm cho nam giới có nguy cơ mắc sỏi cao hơn nữ giới Thêm vào đó, nữ giới có nồng độ citrate nước tiểu cao hơn bởi sự kích thích của estrogen cũng giúp làm giảm sự lắng đọng sỏi trên đường bài xuất 58
Sự phân bố mắc sỏi niệu quản có sự liên quan đến nghề nghiệp và vai trò xã hội Đối tượng lao động nặng thường có nguy cơ mắc cao hơn so với các nhóm đối tượng khác Với nguy cơ biến chứng nặng của sỏi niệu quản hay gặp trên nhóm đối tượng phải làm việc nhịn tiểu lâu, tần suất lao động lớn, ít có điều kiện quan tâm và khám sức khỏe định kì như bộ đội, phi công,làm hầm mỏ … Có nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng: những người công nhân làm việc ở nhiệt độ cao có tỉ lệ mắc bệnh sỏi niệu quản cao hơn so với những người công nhân làm việc ở nhiệt độ bình thường Nguyên nhân chủ yếu do chuyển hóa bài tiết thấp lượng citrate trong nước tiểu và nước tiểu bị cô đặc, ít nước tiểu 59 Trong nghiên cứu của chúng tôi, số bệnh nhân lao động tự do
Triệu chứng lâm sàng và chẩn đoán lâm sàng sỏi niệu quản
4.1.3 Tiền sử nội, ngoại khoa của bệnh nhân
Trong tổng số 45 bệnh nhân, có 84,4% số bệnh nhân khỏe mạnh, chưa phát hiện bệnh lý gì trước đây; 15,6% số bệnh nhân mắc bệnh lý mạn tính gồm 5 bệnh nhân THA, 2 bệnh nhân ĐTĐ.
Tiền sử can thiệp tiết niệu
Tiền sử đối với bệnh nhân sỏi niệu quản chiếm một phần quan trọng dự đoán thành công tán sỏi cũng như tiên lượng khả năng tái phát sỏi sau này của bệnh nhân, từ đó có thể truy vết tìm nguyên nhân, yếu tố nguy cơ mắc sỏi của bệnh nhân để tư vấn bệnh nhân dự phòng mắc sỏi tiết niệu sau này Trong số bệnh nhân nghiên cứu, có 26 bệnh nhân chưa có tiền sử bệnh lí gì, chiếm 57,8% Trong 19 bệnh nhân còn lại, có 5 bệnh nhân (11,1%) được điều trị sỏi nội khoa trước đó Tỉ lệ bệnh nhân có sỏi tiết niệu đã can thiệp ngoại khoa là 31,1%; trong đó số bệnh nhân có tiền sử tán sỏi nội soi là 6 bệnh nhân, chiếm 13,3%; có 1 bệnh nhân trước đó đã được tán sỏi ngoài cơ thể cùng bên, 3 bệnh nhân được mổ nội soi hông lưng lấy sỏi và 4 bệnh nhân có tiền sử mổ sỏi tiết niệu khác.
4.2 Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng sỏi niệu quản
Triệu chứng của sỏi niệu quản nói chung là đau thắt lưng, nó là biểu hiện cuối cùng của quá trình tắc nghẽn tại niệu quản gây giãn niệu quản đài bể thận Sỏi tắc nghẽn tại niệu quản gây ứ nước tiểu phía trên sẽ kích thích các thụ thể đau tại lớp niêm mạc của đài bể thận, niệu quản 1/3 trên tiết ra prostaglandin E2 gây co thắt cơ trơn niệu quản, biểu hiện là các cơn đau theo các đợt nhu động niệu quản, với trường hợp nước tiểu còn thoát xuống dưới chỗ tắc thì sẽ có cơn đau quặn thận điển hình, còn khi nước tiểu không xuống được phía dưới chỗ tắc sẽ gây ra giãn niệu quản đài bể thận tăng dần, dẫn đến đau liên tục, tạo điều kiện cho nhiễm khuẩn tiết niệu và nguy cơ suy giảm chức năng thận tăng nhanh 60,61,62 Kiểm soát cơn đau các tác giả khuyến cáo lựa chọn ban đầu bằng các thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) 63
Trong nghiên cứu của chúng tôi, số bệnh nhân có biểu hiện của cơn đau thắt lưng âm ỉ là 28 bệnh nhân (chiếm 62,2%) Có 10 bệnh nhân đến viện vì cơn đau quặn thận điển hình khi đến khám (chiếm 22,2%), có 5 bệnh nhân đến viện khám vì lí do khác như tiểu buốt, tiểu rắt, sốt (chiếm 11,1%) Số bệnh nhân tình cờ phát hiện khi đi khám sức khỏe định kỳ chiếm 4,4% (2BN). Kết quả này cũng tương tự với các nghiên cứu khác rằng đau thắt lưng là biểu hiện chính khiến bệnh nhân đến khám: như nghiên cứu của Lasoye T.A và các cộng sự cũng cho thấy dấu hiệu đau thắt lưng chiếm 98%; 63 và nghiên cứu của Thomas J El Ton 1993, cơn đau quặn thận chiếm 89-92% 64 Tại Việt Nam, nghiên cứu của Nguyễn Kim Cương (2012) 98,5% bệnh nhân có triệu chứng đau thắt lưng, trong đó bệnh nhân đến khám vì đau thắt lưng chiếm
67,2%; còn đau quặn thận chiếm 31,3%; 65 tác giả Trần Xuân Quang (2017)100% có triệu chứng đau thắt lưng, trong đó có 23,8% đau âm ỉ thắt lưng, có76,2% cơn đau quặn thận điển hình 43
4.2.2.1 Xét nghiệm máu và nước tiểu
Hemoglobin trung bình của nhóm bệnh nhân nghiên cứu: 127,1 ± 15,3 g/L, trong đó bệnh nhân có Hemoglobin nhỏ nhất 85g/L, lớn nhất 160 g/L. Hầu hết bệnh nhân có hemoglobin máu bình thường chiếm 84,4%; có 7 bệnh nhân có Hemoglobin máu 10G/l 66
Hồng cầu, bạch cầu niệu
Hồng cầu và bạch cầu có trong nước tiểu thể hiện có sự tổn thương của niệu quản vị trí sỏi, có kèm theo tình trạng viêm nhiễm tại chỗ Tuy xét nghiệm này làm thường quy nhưng nó cũng có giá trị trong những trường hợp nhiễm khuẩn tiết niệu có triệu chứng cũng như trong trường hợp bệnh nhân có nitrit trong nước tiểu cũng cần quan tâm vì những trường hợp đó nếu điều trị nhiễm khuẩn chưa kiểm soát tốt, trong quá trình tán sỏi vi khuẩn có thể phát tán rộng hơn gây tình trạng nhiễm trùng nặng hơn Trong nghiên cứu của chúng tôi, có 29 bệnh nhân kết quả tổng phân tích nước tiểu có bạch cầu niệu (chiếm 64,4%); trong đó đa số là bạch cầu dạng vết( Trace) chiếm 42,2% Chỉ có 2 bệnh nhân có bạch cầu niệu dạng Large (chiếm 4,4 %) Tất cả bệnh nhân đều được cấy nước tiểu, có 2 bệnh nhân cấy nước tiểu dương tính với vi khuẩn, 2 bệnh nhân này đều ở nhóm có bạch cầu niệu Hồng cầu niệu xuất hiện ở 20 bệnh nhân (chiếm 44,4%) Kết quả này tương tự kết quả của Nguyễn Kim Cương(2012) có 46,9% bệnh nhân có bạch cầu niệu và 53,1% số bệnh nhân có hồng cầu niệu 65 Trong nghiên cứu của Thomas J El Ton 1993, tỉ lệ bệnh nhân có hồng cầu niệu chiếm 64-73% 64
Mức độ suy thận trên xét nghiệm
Xét nghiệm sinh hóa máu đối với bệnh nhân sỏi niệu quản cần quan tâm đến 2 chỉ số creatinin và ure máu, nó phản ánh được chức năng thận của bệnh nhân thông qua tính mức lọc cầu thận Về mức lọc cầu thận, ở nghiên cứu của chúng tôi có 88,9% số bệnh nhân có mức lọc cầu thận bình thường
>90ml/phút; có 11,1% bệnh nhân có mức lọc cầu thận giảm nhẹ (60-90 ml/phút), không có bệnh nhân nào suy thận mức độ nặng.
Bệnh nhân đến với triệu chứng của cơn đau quặn thận, thì ngoài các dấu hiệu lâm sàng, thì chụp Xquang hệ tiết niệu không chuẩn bị và siêu âm hệ tiết niệu là những công cụ đầu tiên dùng để đánh giá tổng quát hệ tiết niệu 67
Với giải phẫu bình thường của hệ tiết niệu, thì gần như cấu trúc và liên quan của thận niệu quản 2 bên là tương tự nhau, do vậy không có sự khác biệt về tần suất sỏi bên phải so với bên trái Có số ít trường hợp có sỏi niệu quản 2 bên, chính sự xuất hiện và cản trở này của sỏi mà bệnh nhân có thể có biểu hiện của suy thận cấp, cần phải can thiệp sớm tránh gây ra tình trạng suy thận không cải thiện hoặc rối loạn ảnh hưởng đến tính mạng bệnh nhân.
Trong nghiên cứu này, có 25 bệnh nhân có sỏi niệu quản (P) chiếm 55,6%; 18 bệnh nhân có sỏi niệu quản (T) chiếm 40,0% và có 2 bệnh nhân sỏi niệu quản 1/3 trên 2 bên chiếm 4,4% Còn theo nghiên cứu của Trần Xuân Quang (2017): bên phải 48,6%, trái 41,9%, sỏi 2 bên 9,5%; và kết quả của Nguyễn Kim Cương (2012) với bên (P) 34,4%, trái 53,1%, sỏi niệu quản 2 bên chiếm 12,5% Theo tác giả Volkan Sen (2019), thì sỏi niệu quản (P) chiếm 49,2% và bên phải chiếm 50,2% 41 Theo tác giả Cahit Sahin (2015), sỏi niệu quản (P) chiếm 46,5%, sỏi niệu quản trái chiếm 53,5% 70
Mức độ ứ nước thận trên siêu âm
Siêu âm hệ tiết niệu là một phương tiện chẩn đoán sỏi tiết niệu hiệu quả, an toàn và rẻ tiền Nó không chỉ dễ dàng sử dụng, di động, không liên quan đến việc tia xạ, hay cần sử dụng chất cản quang, do vậy, nó là phương tiện rất có ích với những trường hợp sỏi không cản quang, suy thận, có chống chỉ định với thuốc cản quang, đặc biệt rất an toàn với phụ nữ có thai 71, 72 Siêu âm có thể đánh giá được sỏi cả niệu quản, đài bể thận, gián tiếp đánh giá qua sự giãn của niệu quản, bể thận, mức độ giãn đài bể thận, cũng như nhu mô, cấu trúc thận Theo tác giả Mos (2010), độ nhạy của siêu âm trong chẩn đoán sỏi niệu quản đạt 73,23% 71 Với những sỏi lớn hơn 5mm, siêu âm có độ nhạy 96% và độ đặc hiệu 100% 73 Sử dụng kết hợp giữa Xquang niệu đồ tĩnh mạch và siêu âm làm tăng tỉ lệ chẩn đoán sỏi niệu quản tới 85% 67
Theo nghiên cứu của chúng tôi, đa số bệnh nhân sỏi niệu quản 1/3 trên có hình ảnh siêu âm ứ nước độ I chiếm 73,3%, có 5 bệnh nhân có thận ứ nước độ II chiếm 11,1%; không có bệnh nhân thận ứ nước độ III Theo nghiên cứu của tác giả Trần Xuân Quang (2017) giãn độ I chiếm 56,2%, giãn độ II chiếm 40%, giãn độ III chiếm 3,8%; và của tác giả Nguyễn Kim Cương, có 6,2% bệnh nhân thận không giãn, 48,4% giãn độ I; 26,6% giãn độ II; 18,8% giãn độ III Trong nghiên cứu của Trịnh Hoàng Giang (2020), tỉ lệ phát hiện sỏi trên siêu âm là 100%, đa số bệnh nhân có hệ thống đài bể thận giãn độ I và độ II (33,8% và 22,3%), có 6,2% số trường hợp có mức độ giãn đài bể thận độ III 44