1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo kết quả thực tập tại nhno ptnt huyện tân yên

69 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Báo cáo kết quả thực tập tại NHNo&PTNT huyện Tân Yên
Tác giả Nguyễn Thị Thuỳ Dung
Trường học Học viện Ngân hàng
Chuyên ngành Tài chính Ngân hàng
Thể loại báo cáo thực tập
Năm xuất bản 2010
Thành phố Tân Yên
Định dạng
Số trang 69
Dung lượng 313,5 KB

Cấu trúc

  • I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HUYỆN TÂN YÊN (4)
    • 1- Khái quát về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý huyện Tân Yên (4)
    • 2- Một vài nét về tình hình kinh tế, xã hội trên địa bàn huyện Tân Yên tỉnh Bắc Giang (4)
  • II. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NHNo&PTNT HUYỆN TÂN YÊN (5)
    • 1. Về đặc điểm (5)
    • 2. Chức năng hoạt động (5)
  • III. BỘ MÁY TỔ CHỨC CỦA NHNo&PTNT HUYỆN TÂN YÊN (6)
  • IV. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA NHNo&PTNT HUYỆN TÂN YÊN (9)
    • 1. Tình hình huy động vốn (9)
    • 2. Tình hình sử dụng vốn (10)
  • II. Nghiệp vụ tín dụng (13)
    • 1. Lập hồ sơ tín dụng (14)
    • 2. Kiểm tra và thẩm định hồ sơ tín dụng trước khi cho vay (16)
    • 3. Quyết định cho vay (17)
    • 4. Giải ngân (18)
    • 6. Thu nợ gốc và lãi, xử lý các vấn đề phát sinh (18)
    • 7. Thanh lý HĐTD (19)
  • A: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KẾ TOÁN NGÂN HÀNG (20)
    • 1. Vai trò của kế toán Ngân hàng (20)
    • 2. Nhiệm vụ của kế toán Ngân hàng (20)
  • B: THỰC TÂP CHUYÊN NGÀNH KẾ TOÁN NGÂN HÀNG (21)
    • I- NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG (21)
      • 1. Cách thức bố trí phòng làm việc (21)
      • 2. Công việc trong ngày (21)
      • 3. Hệ thống tài khoản của Ngân hàng (22)
      • 4. Hệ thống chứng từ Ngân hàng (24)
    • II- THỰC TẬP CÁC NGHIỆP VỤ KẾ TOÁN CHỦ YẾU (25)
      • 1.1. KẾ TOÁN TIỀN GỬI KHÔNG KỲ HẠN (25)
      • 1.2. KẾ TOÁN TIỀN GỬI TIẾT KIỆM (28)
      • 2.1 THANH TOÁN BẰNG SÉC LĨNH TIỀN MẶT (39)
      • 2.2. THANH TOÁN BẰNG UNC (40)
      • 2.3. THANH TOÁN BẰNG UNT (42)
      • 3. KẾ TOÁN THANH TOÁN VỐN CHUYỂN TIỀN ĐIỆN TỬ (42)
        • 3.1. Tại Ngân hàng chuyển tiền đi (NHA) (42)
        • 3.2 Tại Ngân hàng nhận lệnh chuyển tiền đến (NHB) (45)
        • 3.3. Xử lí sai lầm trong chuyển tiền điện tử (47)
        • 3.4. Thanh toán bù trừ (47)
        • 3.5. Mối quan hệ giữa kế toán và bộ phận quỹ (50)
      • 4. KẾ TOÁN CHO VAY (50)
        • 4.1. Quy trình kiểm tra kiểm soát hồ sơ trước khi giải ngân (52)
        • 4.2. Giải ngân (52)
        • 4.3. Quy trình kế toán thu nợ (gốc và lãi) tại Ngân hàng cơ sở (55)
  • PHẦN III: KẾT LUẬN CHUNG (60)

Nội dung

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HUYỆN TÂN YÊN

Khái quát về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý huyện Tân Yên

Tân Yên là một huyện miền núi, thuộc phía tây của tỉnh Bắc Giang có diện tích tự nhiên là 20.373 ha, trong đó đất nông nghiệp là 12.430 ha, đất lâm nghiệp là 771 ha Toàn huyện có 22 xã và 2 thị trấn, có 38.967 hộ với 170.043 nhân khẩu Phía tây giáp huyện Hiệp Hoà, Phía đông giáp huyện Lạng Giang,Phía nam giáp huyện Việt Yên, Phía bắc giáp huyện Yên Thế.

Một vài nét về tình hình kinh tế, xã hội trên địa bàn huyện Tân Yên tỉnh Bắc Giang

Với đặc thù là huyện sản xuất nông nghiệp là chủ yếu như trồng cây lương thực, chăn nuôi, cây ăn quả đặc biệt là cây vải thiều đem lại hiệu quả kinh tế cao

Trên con đường đổi mới của cả nước dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện Tân Yên với những lợi thế hiện nay huyện Tân Yên có 2 công ty lớn đó là công ty May, công ty Điện tử và có các xưởng, công ty nhỏ lẻ nằm rải rác trên địa bàn huyện đã giải quyết được phần lớn công ăn việc làm cho nhiều lao động thất nghiệp

Nền kinh tế của huyện Tân Yên đã và đang trên đà phát triển tốc độ phát triển bình quân 15 % trên năm Đây cũng là điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư và phát triển của NHNo & PTNT huyện Tân Yên Bên cạnh đó được Đảng chính quyền và đoàn thể các cấp ủng hộ nhiệt tình Chính vì vậy hoạt động của NHNo&PTNT huyện Tân Yên đã góp phần đáng kể vào sự nghiệp phát triển kinh tế của huyện và từ đó đem lại hiệu quả kinh doanh choNHNo&PTNT huyện Tân Yên

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NHNo&PTNT HUYỆN TÂN YÊN

Về đặc điểm

NHNo&PTNT Tân Yên là chi nhánh loại 3 trực thuộc NHNo& PTNT tỉnh Bắc Giang và được thành lập ngày 26/03/1988 Từ đó đến nay NHNo&PTNT huyên Tân Yên đã trả qua bao thăng trầm để cùng đi lên với sự phát triển của tỉnh nhà Là cơ quan đơn vị kinh doanh hoạt động chủ yếu trên thị trường tài chính tiền tệ, với chức năng chính là huy động vốn để kinh doanh tiền tệ tín dụng, phục vụ cho nhu cầu phát triển của huyện Tân Yên cũng như toàn tỉnh.

NHNo&PTNT huyện Tân Yên có trụ sở chính tại TT Cao Thượng thuộc trung tâm văn hoá chính trị của huyện Tân Yên tỉnh Bắc Giang Ngoài những đặc điểm giống như Ngân hàng thương mại quốc doanh khác NHNo&PTNT huyện Tân Yên hoạt động chủ yếu trên thị trường nông nghiệp nông thôn Là một đơn vị thuộc hạch toán kinh tế nội bộ có con dấu và bảng cân đối kế toán riêng theo quy định của pháp luật hiện hành và chế độ chính sách nhà nước.Tổ chức kiểm soát hạch toán theo chế độ kinh tế tài chính hiện hành. Thực hiện thanh toán trong hệ thống, chấp hành mọi chế độ kho quỹ đảm bảo an toàn tài sản

Chức năng hoạt động

Là một Ngân hàng thương mại quốc doanh hoạt động với 100% vốn nhà nước Tổ chức hoạt động kinh doanh tiền tệ, tín dụng, thanh toán trên các lĩnh vực công nông thương nghiệp, ngư nghiệp, xây dựng giao thông vận tải và một số ngành nghề khác Trong hoạt động tín dụng thể hiện trong các nội dung sau

Kinh doanh tiền tệ và thanh toán ngoại hối Huy động tiền gửi tiết kiệm, tiền nhàn rỗi trong dân cư và các tổ chức kinh tế để cho vay

Cung cấp tín dụng ngắn, trung và dài hạn cho đại bộ phận thuộc mọi lĩnh vực công nông thương nghiệp

Là trung gian thanh toán giữa người thiếu vốn và người tạm thời thừa vốn Để thực hiện các nội dung trên Ngân hàng thực hiện bằng cách mở rộng, tuyên truyền về lãi suất tuyên truyền về lãi suất huy động tiền gửi tới mọi tầng lớp dân cư, làm việc trực tiếp với các đơn vị kinh tế xã hội, các chế độ ưu đãi đặc biệt để động viên kịp thời những cá nhân tổ chức gửi nhiều vốn vào ngân hàng Đối với nội bộ phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng và các tổ chức xã hội dưới sự lãnh đạo trực tiếp của các chi bộ Đảng tổ chức các đợt thi đua giao nhiệm vụ, chỉ tiêu đến từng lao động, có chính sách thưởng phạt kịp thời đối với cá nhân có thành tích hoặc chưa đạt được nhiệm vụ đặt ra trong công tác huy động vốn cũng như việc hạch toán, thu chi tiền mặt trong phòng kế toán ngân quỹ và các phòng ban khác.

BỘ MÁY TỔ CHỨC CỦA NHNo&PTNT HUYỆN TÂN YÊN

Dưới sự chỉ đạo của NHNo&PTNT tỉnh Bắc Giang NHNo&PTNT huyện Tân Yên từ khi thành lập đến nay với sự lãnh đạo năng động sáng tạo của BGĐ cùng với sự nỗ lực không ngừng của toàn thể cán bộ công nhân viên, Ngân hàng đã không ngừng mở rộng phạm vi hoạt động với mạng lưới gồm 3 phòng giao dịch trực thuộc, tập trung dân cư như Nhã Nam, Ngọc Thiện, Việt lập để thuận tiện cho khách hàng giao dịch trên địa bàn

- Trung tâm huyện Tân Yên phụ trách 7 xã, 01 thị trấn và khối cơ quan, Doanh Nghiệp.

- Phòng giao dịch Nhã Nam phụ trách 6 xã , 01 thị trấn.

- Phòng giao dịch Ngọc Thiện phụ trách 5 xã

- Phòng giao dịch Việt Lập phụ trách 4 xã.

Cơ cấu tổ chức: Để đảm bảo các mặt thực hiện đồng bộ và liên tục NHNo&

PTNT huyện Tân Yên đã bố trí một hệ thống tổ chức bộ máy tương đối hợp lý với trình độ quản lý và hoạt động của Ngân hàng.

+ 1 Giám đốc: Nguyễn Hoàng Giang

+ 3 Phó Giám đốc: - Dương Thị Yến

+ Phòng Kế hoạch - Kinh doanh

+ Phòng Kế toán - Ngân quỹ

+ Phòng Hành chính - Nhân sự

+ Các PGD trực thuộc: Việt Lập, Nhã Nam, Ngọc thiện

NHNo&PTNT huyện Tân Yên với tổng số cán bộ công nhân viên lên tới 55 người.Trong đó gồm:

+ 40 cán bộ biên chế chiếm 72%

+ 15 cán bộ hợp đồng chiếm 28%

+ 30 cán bộ là Đảng viên chiếm 52%

+ 37 cán bộ có trình độ ĐH chiếm 59%

Có thể mô phỏng cơ cấu bộ máy tổ chức hoạt động của Ngân hàng Nông

Nghiệp huyện Tân Yên theo sơ đồ sau:

* Giám đốc: Là người có quyền hành cao nhất trong cơ quan điều hành quản lý mọi hoạt động của Ngân hàng chịu trách nhiệm của Ngân hàng mình với Ngân hàng tỉnh

* Ba phó giám đốc: Là người hỗ trợ giám đốc lãnh đạo cơ quan Trong đó phó giám đốc Dương Thị Yến phụ trách về nghiệp vụ kế toán, PGĐ Nguyễn Văn Hạnh phụ trách về nghiệp vụ tín dụng, PGĐ Đỗ Thị Hạnh kiêm

GĐ phòng giao dịch Ngọc Thiện.

* Phòng Kế hoạch – Kinh doanh: Anh Ngô Mạnh Năng trưởng phòng

HC&NS CÁC PHÒNG GD TRỰC

GIÁM ĐỐC có chức năng tham mưu giúp ban GĐ xây dựng và thực hiện chính sách chủ trương của NHNo&PTNT Việt Nam về tiền tệ, tín dụng ngân hàng Thực hiện đối với thành phần kinh tế theo chủ trương đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước.

* Phòng Kế toán – Ngân quỹ: Anh Nguyễn Trường Sơn trưởng phòng là một phòng trong bộ máy hoạt động của Ngân hàng đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc xử lý và hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, quản lý tài chính và tài sản của cơ quan đồng thời chịu trách nhiệm thu, chi tiền mặt VNĐ, ngoại tệ, đổi tiền khi khách hàng đến giao dịch, tổng hợp thu chi tiền mặt để báo cáo lên ban lãnh đạo.

* Phòng Hành chính – Nhân sự: Quản lý về mặt nhân sự, quản lý thanh toán tiền lương, giải quyết các chế độ quyền lợi hoặc xử lý kỷ luật theo đúng quy định của Giám đốc, quản lý chăm lo mọi hoạt động của cán bộ công nhân viên.

* Các phòng giao dịch (Việt Lập, Nhã Nam, Ngọc Thiện): Thực hiện nghiệp vụ kinh doanh tại địa bàn được phân công, quản lý toàn bộ số vốn và tài sản được cấp, thực hiện chỉ tiêu lãnh đạo giao.

TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA NHNo&PTNT HUYỆN TÂN YÊN

Tình hình huy động vốn

Huy động vốn là nghiệp vụ quan trọng đối với NHNo&PTNT là yếu tố quyết định quy mô hoạt động của Ngân hàng, ý thức được vị trí và vai trò của công tác huy động vốn kinh doanh những năm qua NHNo&PTNT Tân Yên đã đặc biệt quan tâm đến công tác này

Ngay từ đầu năm 2010 NHNo&PTNT Tân Yên tập trung cao tăng cường mở rộng các hình thức huy động vốn, tập trung khai thác các nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư trên địa bàn với nhiều hình thức huy động đa dạng Vì vậy sau 3 tháng đầu năm 2010 kết quả huy động vốn như sau:

Tính đến 31/03/2010 tổng nguồn vốn huy động tại địa phương đạt 257.385 triệu đồng tăng 16.327 triệu đồng so với 31/12/2009 tốc độ tăng trưởng là 6,8% kết quả được biểu hiện trong bảng dưới đây:

KẾT QUẢ HUY ĐỘNG VỐN ĐẾN NGÀY 31/03/2010 Đơn vị: Triệu đồng

Tỷ giá EUR/VND: 24875Qua bảng kết quả huy động vốn của trung tâm và chi nhánh cho thấy công tác huy động vốn có xu hướng tăng, góp phần vào việc chủ động vốn để cho vay nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Qua đó cũng thể hiện uy tín của Ngân hàng với khách hàng và các cơ quan có them quyền trong vùng.

Tình hình sử dụng vốn

Trong 3 tháng đầu năm 2010 BGĐ chi nhánh NHNo&PTNT Tân Yên đã chỉ đạo: mở rộng tín dụng phải kiểm soát được đi đôi với nâng cao chất lượng và hiệu quả Chuyển mạnh sang đầu tư theo dự án, cấp tín dụng theo hạn mức tín dụng đã được ký kết trong hợp đồng tín dụng với khách hàng, tăng suất đầu tư vào từng hộ gia đình, nhằm đảm bảo kế hoạch kinh doanh của Ngân hàng.

Tổng dư nợ tính đến 31/03/2010 đạt 389.787 triệu đồng tăng 2.025 triệu đồng so với 31/12/2009 Trong đó cụ thể như sau:

DƯ NỢ ĐẾN 31/03/2010 Đơn vị: Triệu đồngn v : Tri u ị: Triệu đồng ệu đồng đồngng

Thực hiện đến 31/03/2010 Tăng giảm

Qua bảng tổng kết dư nợ tại trung tâm và các chi nhánh cho thấy công tác cho vay có xu hướng tăng đảm bảo kế hoạch kinh doanh của Ngân hàng và thực hiện đúng theo quyết định 72 “quy định về cho vay vốn” Đảm bảo doanh số cho vay đều là những khoản vay lành mạnh từ đó nâng cao chất lượng trong hoạt động kinh doanh của NH.

THỰC TẬP TỔNG HỢP VỀ NGHIỆP VỤ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG

Nhằm đảm bảo tốt công tác huy động các nguồn vốn nhàn rỗi trên địa bàn để đáp ứng nhu cầu vay vốn ngày càng nhiều của nhân dân, trong những năm qua Ngân hàng đã không ngừng đưa ra những hình thức huy động vốn đa dạng, phong phú với những điều kiện hấp dẫn:

- Tiết kiệm có kỳ hạn, tiết kiệm bậc thang, dự thưởng,

- Tiền gửi không kỳ hạn…

Nhờ các hình thức huy động vốn đa dạng, phong phú và hấp dẫn mà nguồn vốn huy động của Ngân hàng ngày càng tăng cao.

Kết quả huy động vốn bao gồm cả tiền gửi VNĐ và tiền gửi ngoại tệ quy đổi tính đến thời điểm ngày 31/03/2010 của NHNo&PTNT huyện Tân Yên đạt 257.385 triệu đồng, tăng 16.327 triệu đồng so với ngày 31/12/2009, tỷ lệ tăng trưởng đạt 6,8%

NHNo&PTNT Tân Yên hàng ngày, hàng giờ đang diễn ra các hoạt động kinh doanh đa dạng và phong phú Căn cứ vào kết quả thu được ta thấy được huy động vốn là hoạt động độc lập, riêng rẽ có huy động được vốn thì mới có vốn cho vay hay nói cách khác “đi vay để cho vay ” Do vậy mà Ngân hàng ngày càng chú trọng theo hướng nâng cao cả về chất lượng và số lượng.

Từ đó cũng xác định cho mình một chiến lược huy động vốn nhanh, nhiều, ổn định, tập trung khai thác mọi nguồi vốn nhàn rỗi của các tổ chức kinh tế, cá nhân trên địa bàn theo khung lãi suất nhà nước quy định để có nguồn vốn lớn đáp ứng đủ nhu cầu vốn cho khách hàng có quan hệ thường xuyên tạiNHNo&PTNT Tân Yên

Nghiệp vụ tín dụng

Lập hồ sơ tín dụng

Khi khách hàng đến xin vay vốn CBTD hướng dẫn khách hàng làm hồ sơ vay vốn phù hợp theo quy định( hồ sơ pháp lý, hồ sơ vay vốn).

Là loại hồ sơ do khách hàng lập gồm:

+ Sổ hộ khẩu, chứng minh thư Kiểm tra bản chính còn bản sao để lưu hồ sơ.

+ Giấy phép đăng ký kinh doanh( nếu là Doanh nghiệp)

+ Quyết định thành lập Doanh nghiệp(đối với DN, các công ty)+ Giấy phép hành nghề( nếu có)

+ Biên bản thành lập tổ vay vốn

+ Giấy chấp nhận( xác nhận) giao thuế đất

+ Các giấy tờ khác cần thiết mà pháp luật quy định

+ Giấy uỷ quyền cho người đại diện(nếu có)

Do khách hàng lập nó phản ánh được phương án vay vốn, mục đích vay vốn của khách hàng Bao gồm:

+ Các giấy tờ chứng minh về mục đích sử dụng vốn kèm theo kế hoạch trả nợ( vay tiêu dùng).

+Giấy chứng minh về các khoản thu nhập( vay tiêu dùng).

+ Hồ sơ dự án đầu tư và các tài liệu liên quan đến dự án đầu tư(đối với chủ đầu tư).

+ Phương án, dự án SXKD( đối với DN vay vốn kinh doanh)

+ Giấy xác nhận là công nhân viên chức của đơn vị( đối với vay tiêu dùng)

+ Báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh, năng lực tài chính, tình hình nợ của các khoản tín dụng khác và nguồn thu nhập để trả nợ.

+ Các giấy tờ và hồ sơ khác liên quan đến việc vay vốn

Hồ sơ do Ngân hàng lập:

+ Báo cáo thẩm định, tái thẩm định + Biên bản họp hội đồng tín dụng(nếu phải thông qua HĐTD) + Lập các giấy tờ thông báo cho vay, từ chối cho vay, nợ quá hạn + Sổ theo dõi cho vay thu nợ(dùng cho CBTD)

Hồ sơ do khách hàng và Ngân hàng cùng lập:

+ Biên bản thành lập tổ (nếu vay thông qua tổ) + Giấy nhận nợ

+ Sổ vay vốn + Biên bản xác định rủi ro bất khả kháng(trường hợp nợ bị rủi ro) + Hợp đồng bảo đảm tiền vay

+ Biên bản kiểm tra sau khi cho vay.

Kiểm tra và thẩm định hồ sơ tín dụng trước khi cho vay

Khi nhận được hồ sơ do khách hàng vay vốn gửi đến CBTD tiến hành kiểm tra: a Kiểm tra hồ sơ vay vốn và mục đích vay vốn đã đúng quy định chưa? b Kiểm tra hồ sơ pháp lý xem đã phù hợp chưa? c Điều tra, thu thập, tổng hợp thông tin về khách hàng và phương án vay vốn như tình hình hoạt động kinh doanh, tình trạng thiết bị máy móc kĩ thuật, mô hình tổ chức bố trí lao động. d Phân tích ngành (đối với người vay là Doanh nghiệp) e Phân tích, thẩm định khách hàng vay vốn.

+ Tìm hiểu và phân tích về tư cách, về năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự của khách hàng.

+ Phân tích, đánh giá khả năng tài chính của khách hàng.

+ Đánh giá, phân tích tình hình quan hệ với Ngân hàng.

- Xem xét xem khách hàng có còn khoản vay nào hay không?

- Có tài khoản tiền gửi tài khoản tại Ngân hàng không? f Đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng. g Thẩm định các biện pháp đảm bảo tiền vay:

+ Kiểm tra tình trạng thực tế của tài sản đảm bảo tiền vay.

+ Phân tích, thẩm định đảm bảo tiền vay.

+ Xác định giá trị tài sản đảm bảo h Phân tích những rủi ro có thể xảy ra.

Sau khi thẩm định xong CBTD tổng hợp nội dung thẩm định và lập báo cáo thẩm định cho vay, CBTD nêu rõ kết quả thẩm định, đánh giá phương án đầu tư xin vay vốn của khách hàng, đánh giá hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ của khách hàng để trình GĐ ký duyệt cho vay.

Quyết định cho vay

Căn cứ vào báo cáo thẩm định đề nghị phương thức cho vay và nhu cầu vay, thời hạn cho vay(theo quyết định) Sau đó chuyển hồ sơ cho trưởng phòng tín dụng.

Trưởng phòng có nhiệm vụ kiểm tra, xem xét, khảo sát lại hồ sơ, báo cáo thẩm định do CBTD lập về tính pháp lý và đầy đủ theo đúng quy định sau đó ghi rõ quan điểm cho vay và đề nghị mức cho vay, thời hạn cho vay, HĐTD(hoặc hồ sơ vay vốn) Rồi trình lên cho GĐ xét duyệt.

Căn cứ vào báo cáo thẩm định và tái thẩm định(nếu có) do trưởng phòng tín dụng trình Giám đốc xem xét và là người đưa ra quyết định cuối cùng cho vay hoặc từ chối cho vay.

+ Nếu cho vay thì khách hàng và Ngân hàng cùng lập hồ sơ tín dụng, ký kết HĐTD, hợp đồng bảo đảm tiền vay, giao nhận giấy tờ và tài sản đảm bảo(nếu có bảo đảm bằng tài sản)

- CBTD căn cứ vào quyết định cho vay chọn mẫu hợp đồng soạn thảo và trình trưởng phòng

- Trưởng phòng xem xét và trình lên giám đốc

- Giám đốc cùng khách hàng ký kết HĐTD+ Trường hợp không cho vay thì Ngân hàng sẽ gửi thông báo đến khách hàng.

Hồ sơ khoản vay được GĐ ký duyệt cho vay chuyển cho GDV kế toán cho vay phụ trách thực hiện nghiệp vụ hạch toán kế toán, thanh toán và giải ngân cho khách hàng.

Giải ngân

Căn cứ vào HĐTD GDV kế toán cho vay kiểm tra lại HĐTD và các giấy tờ pháp lý, các giấy tờ bảo đảm tiền vay trước khi vào sổ sách và lập phiếu chi tiền mặt hoặc phiếu chuyển khoản(theo yêu cầu của khách hàng) và thực hiện giải ngân cho khách hàng.

5 - Kiểm tra sau khi cho vay.

Là quá trình thực hiện các bước công việc sau khi cho vay, nhằm hướng dẫn đôn đốc khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích và có hiệu quả, hoàn trả nợ gốc và lãi đúng hạn, đồng thời thực hiện các biện pháp thích hợp nếu người vay không thực hiện đầy đủ đúng hạn các cam kết. a Kiểm tra việc sử dụng vốn vay. b Tiến độ thực hiện phương án. c Thực trạng và hiệu quả kinh tế, kiểm tra thực tế tại hộ gia đình. d Việc quản lý và sử dụng tài sản đảm bảo. e Việc chấp hành các cam kết trong HĐTD và hợp đồng bảo đảm tiền vay.

Sau khi kiểm tra CBTD lập biên bản kiểm tra nếu khách hàng sử dụng sai mục đích CBTD báo cáo trưởng phòng tín dụng để trình lãnh đạo xem xét quyết định.

Thu nợ gốc và lãi, xử lý các vấn đề phát sinh

a Kiểm soát các nguồn thu của khách hàng. b Đôn đốc thông báo nợ đến hạn. c Theo dõi trả lãi, xuống các địa phương thu lãi. d Xử lý các phát sinh:

+ Xử lý thu hồi nợ quá hạn…. e Thu hồi toàn bộ gốc và lãi khi đến hạn.

Thanh lý HĐTD

Khách hàng trả hết nợ gốc và lãi CBTD phối hợp với bộ phận kế toán đối chiếu về số tiền cho vay với số tiền trả nợ gốc và lãi của khách hàng để tất toán khoản vay Giải toả hợp đồng bảo đảm tiền vay thanh lý HĐTD và lưu toàn bộ hồ sơ.

THỰC TẬP CHUYÊN NGÀNH KẾ TOÁN NGÂN HÀNG TẠI

NHNo&PTNT HUYỆN TÂN YÊN

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KẾ TOÁN NGÂN HÀNG

Vai trò của kế toán Ngân hàng

Hạch toán kế toán là khoa học về quản lý kinh tế và là một bộ phận cấu thành của hệ thống lý luận về quản lý kinh tế tài chính Với chức năng thông tin và kiểm soát kế toán đã phát huy vai trò lớn trong nền kinh tế thị trường.

Là bộ phận của kế toán trong nền kinh tế quốc dân, kế toán Ngân hàng cũng đã phát huy đầy đủ vai trò của kế toán nói chung đồng thời phát huy vai trò trong việc phục vụ lãnh đạo chỉ đạo, điều hành Ngân hàng nói riêng góp phần phát trển nền kinh tế ổn định và an toàn cho hệ thống Ngân hàng.

Nhiệm vụ của kế toán Ngân hàng

Ghi chép và phản ánh một cách kịp thời, đầy đủ, chính xác các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng theo đúng chuẩn mực kế toán Nhà nước quy định và các chế độ thể lệ kế toán Ngân hàng.

Ngân hàng là trung gian tài chính là nơi chứa đựng thông tin tổng hợp nhất của nền kinh tế Vì vậy Ngân hàng có nhiệm vụ cung cấp đầy đủ thông tin để phục vụ cho công tác quản trị Ngân hàng và quản lý nền kinh tế Tổng hợp số liệu kế toán theo những chỉ tiêu nhất định nhằm cung cấp thông tin phục vụ chỉ đạo hoạt động thực hiện chính sách tiền tệ, tín dụng, tài chính Ngân hàng và phục vụ các cấp quản lý Ngân hàng và các chính sách kinh tế vĩ mô khác.

Kế toán Ngân hàng làm nhiệm vụ giám sát tình hình chi tiêu của Ngân hàng và khách hàng.

THỰC TÂP CHUYÊN NGÀNH KẾ TOÁN NGÂN HÀNG

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

1 Cách thức bố trí phòng làm việc:

Hiện nay NH thực hiện giao dịch mở cửa nên các GDV kế toán được bố trí ngồi sau quầy giao dịch để làm việc và giao dịch với khách hàng.

2 * Đầu ngày: Các kế toán viên nhận các hòm giao dịch của mình từ kho tiền do bộ phận quỹ quản lý và tạm ứng tiền mặt để giao dịch với khách hàng nếu vượt hạn mức thì out/in về quỹ chính Quỹ trưởg nhập xuất quỹ với các giao dịch viên.

* Cuối ngày: + Kiểm quỹ đối chiếu thực thu với sổ sách.

+ Kế toán viên nộp toàn bộ tiền mặt về quỹ chính.

+ Quỹ trưởng nhận toàn bộ tiền mặt do kế toán viên nộp về

Kiểm tra số dư trên sổ phụ tài khoản chi tiết Sau đó mới cập nhật số dư đưa vào lưu trữ.

* Cuối tháng: Ngoài các bước kiểm tra số liệu hàng ngày Trưởng phòng kế toán, hoặc người được uỷ quyền phải in cân đối tài khoản chi tiết tháng chuyển cho từng thanh toán viên chấm và đối chiếu với sổ phụ giao dịch ngày cuối tháng khớp đúng trước khi cập nhật số dư đưa vào lưu trữ.

Lập báo cáo cuối tháng: Bảng cân đối Tài chính, bảng tổng kết tài sản, thu nhập, chi phí …

3 Hệ thống tài khoản của Ngân hàng : Hệ thống tài khoản kế toán

NHNo&PTNT Việt Nam gồm các TK trong bảng cân đối kế toán và ngoài bảng cân đối kế toán, được bố trí thành 9 loại:

* Các TK nội bảng CĐKT gồm 8 loại: Từ TK loại 1 ->TK loại 8.

* Các TK ngoại bảng CĐKT có 1 loại: Loại 9.

+ Các tài khoản nội và ngoại bảng được bố trí theo hệ thống số thập phân nhiều cấp từ TK cấp III đến TK cấp V.

+ Các tài khoản cấp I, II, III là những tài khoản tổng hợp cơ bản do Thống đốc NHNN quy định dùng để làm cơ sở hạch toán báo cáo kế toán gửi NHNN.

+ Tài khoản tổng hợp cấp V được mở trên cơ sở tài khoản cấp II, III của Ngân hàng Nhà nước phù hợp vớ yêu cầu hạch toán của NHNo&PTNT Viêt Nam, việc mở tài khoản cấp V do tổng Giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam quy định.

- Đối với những tài khoản Thống đốc quy định đến cấp II ( 3 số) thì được ghi thêm vào bên phải tài khoản cấp II ba chữ số, bắt đầu từ 001 ( chữ số cuối cùng phải khác 0).

- Đối với những tài khoản Thống Đốc quy định đến cấp III (4 số) thì được ghi thêm vào bên phải tài khoản cấp III hai chữ số, bắt đầu từ 01(chữ số cuối cùng phải khác 0).

- TK cấp V được ký hiệu bằng 6 chữ số, 3 số đầu là số hiệu TK cấp II số thứ 4 là số hiệu TK cấp III trong TK cấp II ký hiệu từ 1 đến 9 (những TK NHNN chỉ mở đến cấp II thì số thứ 4 là số 0), hai số thứ 5 và thứ 6 bắt đầu từ

01 đến 99 (chữ số cuối cùng khác 00 là số thứ tự của tài khoản cấp V( NHNo không mở tài khoản cấp IV)

* Ký hiệu tiền tệ: Hiện nay theo trương trình IPCAS ký hiệu tiền tệ được quy định bằng 3 chữ cái ( VNĐ,USD,…) và ghi vào bên phải tiếp theo số hiệu TK tổng hợp.

* Định khoản ký hiệu và tài khoản chi tiết gồm 2 phần:

- Phần thứ nhất số hiệu TK tổng hợp và ký hiệu tiền tệ: Theo dự án IPCAS việc mở TK tổng hợp thực hiện theo nguyên tắc:

+ Đa tệ: TK tổng hợp chỉ sử dụng TK nội tệ cấp V quy định trong hệ thống TK NHNo&PTNT không phân biệt nội tệ và ngoại tệ.

+ TK cho vay chỉ mở TK Nợ cho vay và nợ khó đòi không phân chia TK tổng hợp theo thời gian nợ quá hạn TK cho vay không mở theo thành phần kinh tế, tính chất nguồn vốn mà chỉ mở theo thời hạn vay vốn: Ngắn hạn, trung hạn, dài hạn.

- Phần thứ hai số thứ tự tiểu khoản trong TK tổng hợp: Đối với hệ thống hạch toán theo dự án IPCAS việc phản ánh chi tiết đối tượng hạch toán của TK tổng hợp không mở số thứ tự tiểu khoản mà theo dõi bằng mã nghiệp vụ của đối tượng hạch toán.

* Phương pháp hạch toán trên các TK:

+ Việc hạch toán trên các tài khoản trong bảng được tiến hành theo phương pháp ghi sổ kép (Nợ – Có)

Khi lập bảng cân đối TK ngày, tháng, năm phải phản ánh đầy đủ và đúng tính chất số dư của các TK nói trên và không được bù trừ giữa hai số dư

Nợ – Có (đối với tài sản thuộc Nợ – Có).

+ Việc hạch toán trên các TK ngoại bảng theo dự án IPCAS tiến hành theo phương pháp ghi sổ kép (Nợ – Có) loại TK ngoại bảng luôn dư có, loại

TK đối ứng dư nợ khi lên cân đối TK đối ứng không thể hiện.

+ Việc hạch toán trên các TK ngoại tệ quy định trong hệ thống TK kế toán phải thực hiện theo nguyên tắc:

- Thực hiện hạch toán đối ứng và cân đối giữa các TK ngoại tệ, từng loại ngoại tệ.

- Đối với các nghiệp vụ mua bán ngoại tệ hạch toán đồng thời các bút toán đối ứng bằng ngoại tệ và bút toán đối ứng đồng VN Hệ thống IPCAS có thể thực hiện việc đánh giá trực tiếp lãi lỗ đối với từng giao dịch mua bán ngoại tệ phát sinh trên cơ sở tỷ giá thực mua, thực bán và tỷ giá bình quân trong ngày của NHNo.

+ Đối với hệ thống IPCAS hạch toán Vàng như một ngoại tệ ( hạch toán bằng hiện vật vàng tiêu chuẩn 99,99%) và giá trị Khi hạch toán tổng hợp phải quy đổi ra VNĐ theo giá Vàng thực tế mua vào tại thời điểm lập báo cáo.

4 Hệ thống chứng từ Ngân hàng.

THỰC TẬP CÁC NGHIỆP VỤ KẾ TOÁN CHỦ YẾU

1 - NGHIỆP VỤ KẾ TOÁN HUY ĐỘNG VỐN

1.1 KẾ TOÁN TIỀN GỬI KHÔNG KỲ HẠN a Chứng từ và TK sử dụng: a.1- Chứng từ sử dụng :

Kế toán sử dụng các loại chứng từ:

+ Các loại bảng kê tiền

+ Giấy đăng ký mở TK a.2- Tài khoản sử dụng:

- TK 421101:Tiền gửi không kỳ hạn b Thủ tục mở tài khoản nội tệ b.1- Đối với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế

Các Doanh nghiệp hay tổ chức kinh tế muốn mở tài khoản sử dụng phải gửi cho Ngân hàng các giấy tờ sau:

- Quyết định thành lập Doanh nghiệp (bản sao có công chứng)

- Quyết định bổ nhiệm Giám đốc, tổng Giám đốc (bản sao có công chứng)

- Giấy đăng ký mở tài khoản theo mẫu của Ngân hàng

- Bản đăng ký mẫu chữ ký của chủ tài khoản và người được uỷ quyền, mẫu chữ ký của Kế toán trưởng và người được uỷ quyền.

- Mẫu dấu đã được đăng ký. b.2- Đối với cá nhân

Khi cá nhân mở tài khoản cần phải gửi tới Ngân hàng một số giấy tờ sau:

- Giấy đăng ký mở tài khoản(đối với khách hàng là cá nhân)

- Mẫu chữ ký của chủ tài khoản Khi nhận được yêu cầu của khách hàng muốn mở tài khoản tại Ngân hàng, Kế toán viên đưa cho khách hàng hai tờ mẫu giấy đăng ký mở tài khoản, yêu cầu khách hàng điền đầy đủ các thông tin vào và ký chữ ký mẫu vào các ô trên giấy đăng ký mở TK Xong Kế toán viên kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của các giấy tờ trên cùng với những chứng từ có liên quan.

Tuỳ theo yêu cầu của khách hàng xin mở tài khoản loại nào mà Kế toán ghi số hiệu tài khoản, tên tài khoản cho khách hàng Sau đó chuyển sang cho

Kế toán trưởng kiểm soát lại Nếu đúng Kừ toán trưởng trình lên Giám đốc ký duyệt và chuyển lại cho Kế toán viên để vào máy đăng ký hồ sơ cho khách hàng

Kế toán trưởng lưu bản sao quyết định thành lập đơn vị, quyết định bổ nhiệm thủ trưởng, giấy xin mở tài khoản, bảng mẫu chữ ký của chủ tài khoản, của Kế toán trưởng, mẫu dấu chuyển cho Kế toán viên giao dịch giữ tài khoản của khách hàng đến lĩnh tiền, còn lại một liên giấy đăng ký mở tài khoản trả lại cho khách hàng.

Ngày 20/01/2010 anh Nguyễn Văn Hợp ( Cầu Tẩy, Cao Xá, Tân Yên, BG) SCMT 121011234 cấp 14/06/2008 tại CA Bắc Giang, đến NH xin mở TKTG không kì hạn để gửi tiền và rút tiền, số dư tối thiểu là 100.000đ

GDV Kế toán yêu cầu anh Hợp điền đầy đủ các thông tin vào giấy đăng ký mở TK theo mẫu đã có sẵn của NHNo và kê tiền, viết giấy nộp tiền nộp vào TK sau đó yêu cầu anh xuất trình CMT để kiểm tra và làm thủ tục mở TKTG Sau khi đã làm đầy đủ các thủ tục theo quy định thì GDV sẽ kiểm tra đầy đủ các yếu tố, chứng từ hợp lệ và sẽ trình lên Giám đốc hoặc Phó Giám đốc kí và đóng dấu.

Sau khi đã ký duyệt, Kế toán trưởng sẽ chuyển toàn bộ chứng từ sang cho GDV Kế toán và thông báo cho anh Hợp biết số hiệu TK của mình là:

2506205067328 và ngày bắt đầu hoạt động của TK là ngày 20/01/2010 Sau đó đưa trả cho anh Hợp 1 liên “đăng kí TK và chữ kí”.

Quy trình xử lý trên máy: Kế toán vào chương trình IPCAS Đối với khách hàng mới:

*Vào Menu chọn mục CIF -> Đăng ký khách hàng

Trên máy kế toán nhập các thông tin để đăng ký khách hàng:

Chọn New -> Cá nhân -> ok

- Tên & ID: Nguyễn Văn Hợp

- Loại ID: Nhập SCMT 121011234 cấp ngày 14/06/2008 tại CA Bắc Giang

- Địa chỉ: Cầu Tẩy, Cao Xá, Tân Yên, Bắc Giang

Khi đăng ký KH xong kế toán làm thủ tục mở TK cho KH:

*Vào Menu chọn DP(tiền gửi) -> Giao dịch TG -> Mở TK

Trên máy nhập các thông tin mở TK:

- Nhập mã số(số CMT): 121011234 -> Tìm kiếm được mã KH

- Loại TG: 205( TG thanh toán)

- Phương thức giao dịch( tiền mặt): 101

Nhấn OK máy tự động hiện STK: 2506205067328 -> In

Sau khi vào máy đăng ký TK xong hạch toán:

Sau khi vào máy xong anh Long in chứng từ và ký lên chứng từ kết thúc giao dịch

Quy trình xử lí chứng từ:

- 1 liên giấy “Đăng kí mở TKTG” lưu tại hồ sơ của Kế toán trưởng.

- 1 liên trả cho anh Hợp

- Giấy nộp tiền trả lại cho anh 1 liên, 1 liên còn lại để đóng nhật ký chứng từ kế toán

Các khách hàng mở TKTG đều được hưởng lãi suất 0.25%/tháng và hàng tháng sẽ tính lãi theo tích số. b Thủ tục mở TKTG ngoại tệ :

Khi khách hàng muốn mở TK ngoại tệ Kế toán cũng yêu cầu khách hàng điền đầy đủ các thông tin vào giấy đăng ký mở TK và chọn mục ngoại tệ USD, ký tên đầy đủ Xuất trình các giấy tờ cần thiết.

Sau đó Kế toán xử lý như mở TK nội tệ Khi mở TK ngoại tệ số dư tối thiểu là 20USD.

1.2 KẾ TOÁN TIỀN GỬI TIẾT KIỆM a Chứng từ và tài khoản sử dụng a.1- Chứng từ sử dụng

Kế toán chủ yếu sử dụng cấc loại chứng từ sau:

+ Giấy nộp tiền, giấy rút tiền

+ Sổ tiết kiệm: - Sổ tiết kiệm có kỳ hạn

- Sổ tiết kiệm bậc thang + Các loại bảng kê tiền a.2- Tài khoản sử dụng

Có 2 loại TK TGTK chính là: Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn(TGTKCKH) và tiền gửi tiết kiệm bậc thang(TGTKBT)

+ TK 423202: TGTKCKH từ 12tháng đến dưới 24 tháng

+ TK 423203: TGTKCKH từ 24 tháng trở lên

+ TK 423801: TGTKBT theo thời gian từ 12 tháng đến dưới 24tháng + TK 423802: TGTKBT theo thời gian từ 24 tháng trở lên

+ TK423821: TK VNĐ bảo đảm bằng Vàng dưới 12tháng

+ TK 423822: TK VNĐ bảo đảm bằng Vàng từ 12 tháng đến dưới 24 tháng

Tài khoản trả lãi gồm: - TK 801006: Trả lãi TGTKCKH dưới 12 tháng

- TK 801007: Trả lãi TGTK từ 12 tháng trở lên

Lưu ý: + Các TK khi hạch toán không phải ghi tiểu khoản để theo dõi mà theo dõi theo mã khách hàng.

+ TK tiền gửi TKCKH, tiền gửi TKBT dùng chung cho cả nội tệ và ngoại tệ

+ TK trả lãi dùng chung cho tất cả các loại TGTK b Kế toán tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn: ( trong thời gian thực tập em không thấy có nghiệp vụ phát sinh) c Kế toán tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn bằng VNĐ và Ngoại tệ. c.1- Quy trình hạch toán gửi tiền tiết kiêm có kỳ hạn

Khi đến gửi tiền GDV kế toán yêu cầu khách hàng:

Viết giấy gửi tiền tiết kiệm và ký tên hoặc điểm chỉ ( theo mẫu của Ngân hàng ) kèm theo CMTND (nếu có ).

- Ký chữ ký mẫu của mình vào nơi quy định trên thẻ lưu.

- Nộp tiền mặt vào quỹ của Ngân hàng.

Căn cứ vào bảng kê tiền khi khách hàng đã nộp đủ tiền và giấy gửi tiền của khách hàng, GDV kế toán lấy sổ tiết kiệm ra

- GDV Kế toán vào máy, in sổ tiết kiệm, ký tên lên chứng từ và sổ tiết kiệm, giao sổ tiết kiệm cho khách hàng trong sổ tiết kiệm phải có chữ ký của Giám đốc ( hoặc người được uỷ quyền ) chữ ký của kế toán và đóng dấu của Ngân hàng , căn cứ vào giấy gửi tiền tiết kiệm chứng từ đảm bảo hợp lệ , hợp pháp , tất cả các bút toán đều do máy tự động hạch toán :

Toàn bộ chứng từ đưa vào tập nhật ký chứng từ kế toán lưu trữ , thẻ lưu tiết kiệm lưu vào hộp lưu để theo dõi thanh toán cho khách hàng và là cơ sở để chấm sao kê hàng tháng.

Một số ví dụ thực tế:

Ví dụ1: Ngày 13/02/2010 ông Đồng Văn Huy (Thôn 10, Việt Lập,Tân Yên,Bắc Giang ) số CMT: 121397827 cấp ngày 12/05/1999 tại CA Tỉnh Bắc Giang ông đến Ngân hàng xin gửi TKCKH 9 tháng với lãi suất 7.3%/năm số tiền là:10.000.000đ.

GDV Kế toán hướng dẫn khách hàng kê tiền vào bảng kê và nộp tiền mặt vào Sau đó yêu cầu khách hàng viết giấy gửi tiền ghi kỳ hạn gửi 9 th ký ghirõ họ tên đầy đủ và ký chữ ký mẫu lên phiếu lưu.

Sau khi khách hàng đã hoàn thành thủ tục kế toán vào máy và máy sẽ tự động hạch toán:

Quy trình xử lý trên máy : Kế toán vào chương trình IPICAS Đối với KH mới Kế toán phải đăng ký khách hàng: Kế toán vào và nhập số CMT: 121379827 -> Ok máy sẽ tự động cập nhật thông tin về KH và mã KH.

 Vào Menu chọn DP(tiền gửi) -> Giao dịch về tài khoản -> Mở TK Trên màn hình nhập các thông tin để mở TK:

Chọn loại tiền gửi: CKH < 12 tháng, máy sẽ tự động cập nhật thông tin về TK và mã KH: - Số tài khoản: 25066A1057590

- Loại tiền giao dịch: VNĐ

Nhấn Ok -> Chọn phát hành sổ TK -> Nhập số sổ -> Ok -> Chọn in sổ TK -> Searh -> Yes -> Ok.

Sau đó chị Hương đưa giấy nộp tiền và sổ TK vào máy in, kết thúc giao dịch

+ Giấy gửi tiền và bảng kê để đóng chứng từ Nợ – Có cuối ngày lưu trong nhật ký chứng từ kế toán.

+ Phiếu lưu dược để vào tập phiếu lưu TGTKCKH 9 tháng để dễ dàng cho việc tìm khi khách hàng đến rút tiền sau này.

+ Sổ TK trả cho ông Huy.

Ví dụ2: Ngày 14/003/2010 bà Tạ Thị Nùng (Hồng Phúc, Song Vân,

Tân Yên, Bắc Giang) SCMT 120438081 cấp ngày 14/01/1979 tại CA tỉnh Hà Bắc bà đến Ngân hàng xin gửi TKCKH 12 tháng bằng USD số tiền 7.000USD lãi suất 1,5%/năm

Kế toán hướng dẫn khách hàng làm các thủ tục gửi tiền và nộp tiền mặt vào, ký chữ ký mẫu.

Sau đó GDV kế toán vào máy và hạch toán:

Có TK 359009(các khoản khác phải thu) : 7.000USD

Quy trình xử lý trên máy :

+ Đăng ký khách hàng: Kế toán nhập SCMT: 120438081 -> Ok máy tự động cập nhật các thông tin về KH và mã KH.

 Vào Menu chọn DP(tiền gửi) -> Giao dịch về tài khoản -> Mở TK Trên màn hình nhập các thông tin để mở TK:

Chọn loại tiền gửi: CKH >= 12 tháng, máy sẽ cập nhật về:

- Mã khách hàng: 2506-212554021 Sau đó chọn:

- Loại tiền giao dịch: USD

- Số sổ: IC2684287 Nhấn Ok -> Chọn phát hành sổ TK -> Nhập số sổ -> Ok -> chọn in sổ TK -> Searh -> Yes -> Ok

Sau đó chị Hương đưa sổ TK và giấy nộp tiền vào máy in kết thúc giao dịch.

Xử lý chứng từ : + Giấy gửi tiền để đóng chứng từ Nợ – Có cuối ngày lưu vào nhật ký chứng từ kế toán.

+ Phiếu lưu để vào tập TGTKCKH bằng USD 12 tháng + Sổ TK trả cho bà Nùng c.2- Quy trình hạch toán rút tiền gửi TKCKH:

Khi đến rút tiền kế toán yêu cầu khách hàng:

Viết giấy rút tiền tiết kiệm và ký tên hoặc điểm chỉ ( theo mẫu của Ngân hàng ) kèm theo CMTND (nếu có ) và sổ tiết kiệm.

GDV Kế toán tiếp nhận sổ tiết kiệm và giấy rút tiền khách hàng viết có ký ghi rõ họ tên đầy đủ, sau đó kế toán tìm thẻ lưu phù hợp để so chữ ký mẫu của khách hàng ký trên giấy rút tiền với chữ ký trên thẻ lưu Nếu đúng GDV

Kế toán vào máy và máy tự động hạch toán:

Sau khi vào máy xong kế toán tiến hành chi tiền cho khách hàng, toàn bộ chứng từ đưa vào tập nhật ký chứng từ kế toán lưu trữ.

Ngày đăng: 15/09/2023, 16:00

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w