PHẦN MỞ ĐẦU TR¦êNG §¹I HäC KINH TÕ QUèC D¢N Bouasone VILAYVONG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC HÀNH CHÍNH CẤP HUYỆN TẠI HUYỆN KAYXONPHOMVIHAN TỈNH SAVANNAKHET NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂ[.]
TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN 5 1.1 Đánh giá tổng quan các đề tài nghiên cứu có liên quan
Các công trình đã nghiên cứu có liên quan
1.1.1.1.Đề tài khoa học các cấp
- Đề tài khoa học cấp Nhà nước: “Luận chứng khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước” do PGS.TS Nguyễn Xuân Sầm làm chủ nhiệm
- Đề tài khoa học cấp Bộ: “Xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức” do Bộ Nội vụ thực hiện năm 2008
- Đề tài khoa học cấp Bộ: “Cơ sở khoa học của việc xây dựng đội ngũ CC Nhà nước đến năm 2015” do Bộ Nội Vụ thực hiện năm 2010
- Đề tài khoa học cấp Bộ “Nghiên cứu xây dựng chính sách đối với đội ngũ cán bộ chính quyền cơ sở đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính” do đồng chí Trần Hữu Thắng, Thứ trưởng Bộ Nội vụ làm chủ nhiệm đề tài
- Đề tài: “Năng lực, hiệu quả, hiệu lực quản lý hành chính Nhà nước; thực trạng, nguyên nhân và giải pháp” do Ban chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ thực hiện.
1.1.1.2 Các bài báo khoa học
- “Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cơ sở ở Vĩnh Phúc” của Tác giả Phạm Văn Vọng - Tạp chí cộng sản 18/9/2012
- “Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị Thành Phố Hồ Chí Minh” - Tác giả Nguyễn Văn Đua - Tạp chí cộng sản 8/10/2012.
1.1.1.3 Các luận văn thạc sỹ
- Luận văn thạc sỹ của học viên Trương Mạnh Thắng, chuyên ngành quản trị kinh doanh tổng hợp, trường Đại học Kinh tế quốc dân, đề tài ThS năm 2012 “Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp cơ sở ở huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La.
- Luận văn Thạc sỹ của học viên Giang Thị Phương Hạnh, chuyên ngành lý luận lịch sử nhà nước và pháp luật, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, mã số 603801 năm 2009 “Xây dựng đội ngũ CBCC hành chính nhà nước theo yêu cầu của cải cách hành chính của tỉnh Bình Phước hiện nay”.
- Luận văn Thạc sỹ của học viên Nguyễn Đức Bền, trường Đại học Kinh tế quốc dân, mã số THS 1921 năm 2006 “Hoàn thiện chính sách đào tạo phát triển nguồn nhân lực ở huyện Đông Anh giai đoạn 2006-2010“.
- Luận văn Thạc sỹ của học viên Phạm Thanh Hà, mã số THS 4817 năm 2010
“Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quản lý nhà nước về kinh tế ở thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình”.
- Luận văn Thạc sỹ của học viên Thái Hồng Thanh, trường Đại học Kinh tế quốc dân, mã số THS 5649 năm 2011 “Nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cấp cơ sở ở tỉnh Nghệ An trong điều kiện đẩy mạnh cải cách hành chính”.
- Luận văn Thạc sỹ của học viên Lê Đình Lý, trường Đại học Kinh tế quốc dân, mã số THS 1906 năm 2006 “Nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh Nghệ An“.
- Luận văn thạc sỹ: “Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ CC ở UBND huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh” của tác giả Trương Văn Thành
- Luận văn thạc sỹ: “Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tiêu chuẩn hóa và công tác đánh giá CBCC tại quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh” của tác giả Lê Đình Lý
- Luận văn thạc sỹ: “Giải pháp nâng cao chất lượng CBCC của tỉnh Điện Biên” của tác giải Bùi Văn Bắc
- Luận văn thạc sỹ: “Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC của tỉnhBắc Giang” của tác giả Vũ Xuân Thành.
Đánh giá các kết quả đã nghiên cứu
Huyện, Quận, Thị xã, Thành Phố thuộc tỉnh là đơn vị hành chính thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; là nơi cụ thể hóa và triển khai, thực hiện các chủ trương, chỉ thị, nghị quyết của Đảng, hiến pháp và pháp luật của nhà nước; là nơi tổ chức thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh; chỉ đạo hoặc trực tiếp giải quyết các chế độ, chính sách có liên quan đến quyền và lợi ích của các tổ chức, cá nhân, do vậy việc củng cố và không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ CCHC cấp huyện là nhiệm vụ chính trị mang tính chiến lược lâu dài của các cấp uỷ Đảng, chính quyền Đây là một giải pháp quan trọng, cơ bản để nhằm xây dựng đội ngũ CCHC cấp huyện bảo đảm số lượng, chất lượng, cơ cấu hợp lý phù hợp với điều kiện đặc điểm của từng địa phương.
Thực hiện các Nghị quyết của Đảng, chính sách của Nhà nước về công tác cán bộ và chiến lược cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước, trong những năm qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng, củng cố đội ngũ CBCC nói chung và đội ngũ CCHC cấp huyện nói riêng Đội ngũ CCHC cấp huyện ngày càng phát triển và hoạt động có hiệu quả hơn, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm Quốc phòng - An ninh ở các địa phương.Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, hiện nay đội ngũ CCHC cấp huyện ở một số địa phương nhìn chung còn có những tồn tại, hạn chế, bất cập về nhiều mặt như: Cơ cấu công chức theo ngành, lĩnh vực chưa đồng đều; trình độ chuyên môn, năng lực lãnh đạo, quản lý điều hành, thực thi công vụ còn hạn chế;năng lực quản lý điều hành chưa ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ, nhất là trong điều kiện hội nhập quốc tế; nhận thức không đồng đều, thiếu chủ động sáng tạo;việc vận dụng các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà Nước vào điều kiện cụ thể của từng địa phương chưa linh hoạt Một bộ phận CCHC cấp huyện sa sút về tư tưởng, phẩm chất, đạo đức lối sống; thiếu tinh thần trách nhiệm, ý thức kỷ luật kém;tinh thần, thái độ phục vụ dân chưa tốt, có biểu hiện quan liêu, hách dịch, xa dân,gây phiền hà cho nhân dân Tình trạng tham nhũng, lãng phí còn xảy ra ở một số địa phương Công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, quản lý, sử dụng đội ngũ CCHC cấp huyện chưa được các địa phương quan tâm Đề tài “Luận chứng khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước” có ý nghĩa rất quan trọng. Trên cơ sở các quan điểm lý luận, tổng kết thực tiễn và kế thừa nhiều công trình đi trước, các tác giả đã phân tích, lý giải, hệ thống hóa các căn cứ khoa học của việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, trong đó có đội ngũ CC hành chính Nhà nước đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế trong những thập niên đầu thế kỷ XXI.
Nhìn chung, các đề tài khoa học đều tập trung lý giải cơ sở của việc xây dựng đội ngũ CCHC có chất lượng mà điển hình như đề tài cấp Bộ “Nghiên cứu xây dựng chính sách đối với đội ngũ cán bộ chính quyền cơ sở đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính” do đồng chí Trần Hữu Thắng, Thứ trưởng Bộ Nội vụ làm chủ nhiệm đề tài; Các bài đã đăng trên tạp chí khoa học như “Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cơ sở ở Vĩnh Phúc” Tác giả Phạm Văn Vọng - Tạp chí cộng sản 18/9/2012 hay“Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị Thành Phố Hồ Chí Minh” - Tác giả Nguyễn Văn Đua - Tạp chí cộng sản 8/10/2012 cũng như các công trình nghiên cứu về nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cơ sở của ở các địa phương như: “Nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh Nghệ An” của học viên Lê Đình Lý năm 2006; “Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cơ sở ở huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình” của học viên Nguyễn Cao Sơn năm 2010; “ Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp cơ sở ở tỉnh Nghệ An trong điều kiện đẩy mạnh cải cách hành chính” của học viên Thái Hồng Thanh năm 2011;
“Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp cơ sở ở huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La” của học viên Trương Mạnh Thắng,
Từ nhận thức nguồn nhân lực có ý nghĩa quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội, trong mọi hoạt động, nguồn nhân lực có vai trò tích cực nhất,mang tính chất quyết định đến việc khai thác và sử dụng các nguồn lực khác Do đó cần phải xây dựng được một đội ngũ CBCC hành chính có đủ năng lực trình độ, phẩm chất đạo đức và các yếu tố hội đủ để đáp ứng yêu cầu phát triển
Tại Luận văn “Xây dựng đội ngũ CBCC hành chính nhà nước theo yêu cầu của cải cách hành chính của tỉnh Bình Phước hiện nay” tác giả đã xuất phát từ cơ sở lý luận về xây dựng đội ngũ CBCC hành chính nhà nước theo yêu cầu cải cách hành chính ở Việt Nam hiện nay bao gồm các nội dung: Khái niệm, đặc điểm CBCC hành chính nhà nước; vị trí, vai trò của đội ngũ CBCC hành chính nhà nước trong công cuộc cải cách hành chính hiện nay; tính tất yếu khách quan, yêu cầu và các điều kiện bảo đảm xây dựng đội ngũ cán CBCC hành chính nhà nước đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính ở Việt Nam hiện nay Qua đánh giá thực trạng vấn đề xây dựng đội ngũ CBCC hành chính nhà nước của tỉnh Bình Phước gồm các nội dung: Công tác xây dựng đội ngũ CBCC hành chính nhà nước tỉnh Bình Phước; thực trạng đội ngũ CBCC hành chính nhà nước tỉnh Bình Phước Luận văn đã đề xuất các quan điểm và giải pháp để xây dựng đội ngũ CBCC hành chính nhà nước của tỉnh Bình Phước gồm các nội dung: Quan điểm xây dựng đội ngũ CBCC hành chính nhà nước của tỉnh Bình Phước; những giải pháp xây dựng đội ngũ CBCC hành chính nhà nước theo yêu cầu cải cách hành chính của tỉnh Bình Phước.
Xuất phát từ yêu cầu của nhiệm vụ CNH - HĐH, đô thị hoá của huyện ngoại thành Hà Nội đề tài “Hoàn thiện chính sách đào tạo phát triển nguồn nhân lực ở huyện Đông Anh giai đoạn 2006-2010“ đã được thực hiện Trên cơ sở các vấn đề nguồn nhân lực và đào tạo phát triển nguồn nhân lực trong điều kiện CNH - ĐTH đó là: Nguồn nhân lực và các đặc điểm cơ bản nguồn nhân lực trong quá trình CNH,ĐTH nhanh; Những vấn đề cơ bản của chính sách đào tạo phát triển nguồn nhân lực; Kinh nghiệm đào tạo phát triển nguồn nhân lực ở các nước Châu Á và khu vực Đông Nam Á Cùng với việc đánh giá thực trạng chính sách đào tạo phát triển nguồn nhân lực ở huyện Đông Anh ngoại thành Hà Nội giai đoạn 2000-2005 gồm các nội dung: Tổng quan về sự phát triển kinh tế xã hội huyện Đông Anh giai đoạn2000-2005; Thực trạng chính sách đào tạo phát triển nguồn nhân lực của huyện Đông Anh thời kỳ 2000 - 2005; Những vấn đề đặt ra trong nghiên cứu thực trạng.
Tác giả Luận văn đã đề xuất các phương hướng, biện pháp hoàn thiện chính sách đào tạo phát triển nguồn nhân lực huyện Đông Anh giai đoạn 2006 - 2010, gồm các vấn đề:
Dự báo nhu cầu đào tạo thời kỳ 2006 - 2010 của huyện Đông Anh; Hoàn thiện hệ thống chính sách đào tạo phát triển nguồn nhân lực ở huyện Đông Anh giai đoạn 2006- 2010; một số kiến nghị về điều kiện bảo đảm việc thực thi các chính sách đào tạo phát triển nguồn nhân lực ở huyện Đông Anh giai đoạn 2006 - 2010.
Trên cơ sở yêu cầu, đòi hỏi của nguồn nhân lực về quản lý kinh tế trong sự nghiệp đổi mới CNH - HĐH của đất nước Luận văn “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quản lý nhà nước về kinh tế ở thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình“ đã tập trung tổng hợp lý luận và thực tiễn về chất lượng nguồn nhân lực quản lý nhà nước về kinh tế gồm các nội dung: Nguồn nhân lực và chất lượng nguồn nhân lực quản lý nhà nước về kinh tế; các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực quản lý nhà nước về kinh tế; kinh nghiệm và bài học rút ra của một số địa phương trong nước về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quản lý nhà nước về kinh tế Từ đánh giá và phân tích thực trạng chất lượng nguồn nhân lực quản lý nhà nước về kinh tế ở thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình gồm: Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội và ảnh hưởng của nó đến nguồn nhân lực quản lý nhà nước về kinh tế ở thành phố Ninh Bình; thực trạng chất lượng nguồn nhân lực quản lý nhà nước về kinh tế ở thành phố Ninh Bình; những hạn chế và nguyên nhân hạn chế chủ yếu đối với chất lượng nguồn nhân lực quản lý nhà nước về kinh tế ở thành phố Ninh Bình Luận văn đã trình bày các phương hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quản lý nhà nước về kinh tế ở thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình đó là: Bối cảnh phát triển và phương hướng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quản lý nhà nước về kinh tế ở thành phố Ninh Bình và giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quản lý nhà nước về kinh tế ở thành phố Ninh Bình trong thời gian tới.
Nhận thức rõ vai trò, vị trí quan trọng của đội ngũ CBCC cơ sở trong đội ngũCBCC Luận văn “Nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cấp cơ sở ở tỉnh Nghệ An trong điều kiện đẩy mạnh cải cách hành chính“ đã nghiên cứu, phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn về nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cấp cơ sở trong điều kiện đẩy mạnh cải cách hành chính gồm các nội dung: Một số vấn đề về CBCC cấp cơ sở; chất lượng đội ngũ CBCC cấp cơ sở trong điều kiện đẩy mạnh cải cách hành chính; Kinh nghiệm của một số địa phương về nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cấp cơ sở. Thực trạng về chất lượng đội ngũ CBCC cấp cơ sở ở tỉnh Nghệ An gồm các nội dung: điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội có ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ CBCC cấp cơ sở; thực trạng chất lượng đội ngũ CBCC cấp cơ sở; đánh giá chất lượng đội ngũ CBCC cấp cơ sở ở tỉnh Nghệ An hiện nay Các định hướng và giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cấp cơ sở ở tỉnh Nghệ An trong điều kiện đẩy mạnh cải cách hành chính gồm các nội dung: Định hướng nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cấp cơ sở trong điều kiện đẩy mạnh cải cách hành chính; các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cấp cơ sở ở tỉnh Nghệ An trong điều kiện đẩy mạnh cải cách hành chính.
Nhằm góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề mang tính lý luận và thực tiễn đặt ra đối với đội ngũ CBCC cấp xã để từ đó có các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC theo yêu cầu sự nghiệp CNH - HĐH Luận văn “Nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã đáp ứng yêu cầu sự nghiệp CNH - HĐH ở tỉnh Nghệ An“ đã tập trung phân tích cơ sở lý luận đội ngũ CBCC cấp xã và chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã gồm các nội dung: Khái quát chung về chính quyền cấp xã; đội ngũ CBCC cấp xã; chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã Thực trạng chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã tỉnh Nghệ An gồm: Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An; thực trạng chất lượng đội ngũ CBCC tỉnh Nghệ An; đánh giá chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã tỉnh Nghệ An Các quan điểm và giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã đáp ứng yêu cầu sự nghiệp CNH - HĐH ở tỉnh Nghệ
An gồm các nội dung: Các quan điểm nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã tỉnh Nghệ An và các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã tỉnh Nghệ
An trong thời gian tới
Như vậy, các công trình nghiên cứu trên đã đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau và có những đóng góp nhất định trong việc hoạch định chủ trương, chính sách, tìm ra giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CC cấp huyện ở nước ta Từ các nghiên cứu trên cho thấy:
- Các công trình nghiên cứu về đội ngũ CC cấp huyện và chất lượng đội ngũ
CC cấp huyện thường nghiêng về cách tiếp cận và dựa trên quan điểm của quản lý HCNN; ít công trình tiếp cận theo hướng khoa học quản trị nhân lực Do đó trong luận văn này, tác giả nghiên cứu, đánh giá chất lượng CC cấp huyện và đưa ra các giải pháp trên cơ sở của khoa học, triết học, quản trị nguồn nhân lực.
Tác giả Tô Tử Hạ cũng có nhiều công trình nghiên cứu về CC hành chính Nhà nước (HCNN) và đã được sử dụng để giảng dạy cho đội ngũ CC HCNN hiện nay Qua một số công trình nghiên cứu, tác giả đã tập trung phân tích, lý giải và làm rõ khái niệm cán bộ công chức (CBCC) Nhà nước; Vai trò của CBCC trong việc xây dựng nền hành chính quốc gia và định hướng trong xây dựng đội ngũ công chức HCNN như: Sổ tay nghiệp vụ cán bộ làm công tác tổ chức Nhà nước; CC và vấn đề xây dựng đội ngũ CBCC; Cẩm nang cán bộ làm công tác tổ chức Nhà nước…
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC HÀNH CHÍNH CẤP HUYỆN Ở CHDCND LÀO
Khái niệm, bản chất, đặc điểm, vai trò của đội ngũ CCHC cấp huyện
2.1.1.Khái niệm, bản chất của công chức hành chính
2.1.1.1.Khái niệm chung về công chức
Công chức là một khái niệm chung được sử dụng phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới để chỉ những công dân được tuyển dụng vào làm việc thường xuyên trong cơ quan nhà nước, do ngân sách nhà nước trả lương.
Khái niệm công chức mang tính lịch sử, nội dung của nó phụ thuộc vào tính chất đặc thù của mỗi quốc gia cũng như từng giai đoạn lịch sử cụ thể của từng nước.
Do đó, trong thực tế rất khó có một khái niệm chung về công chức cho tất cả các quốc gia, thậm chí, ngay trong một quốc gia, ở từng thời kỳ phát triển khác nhau, thuật ngữ này cũng mang những nội dung khác nhau Nhiều nước chỉ giới hạn công chức trong phạm vi những người tham gia trong các hoạt động quản lý nhà nước. Một số nước có quan niệm rộng hơn, cho rằng công chức không chỉ bao gồm những người trực tiếp thực hiện các hoạt động quản lý nhà nước mà còn bao gồm cả những người làm việc trong các cơ quan dịch vụ công.
Theo sắc lênh số 82/TTg, ngày 10/5/2003 của thủ tướng chính phủ, nước CHDCND Lào quy định: công dân Lào được sắp xếp và bổ nhiệm vào làm việc trong cơ quan Đảng, Nhà nước và các tổ chức đoàn thể từ Trung ương đến cơ sở, được hưởng từ ngân sách nhà nước đều là công chức (8, tr 4). Ở Việt Nam theo nghị định 117/2003/NĐ- CP quy định: Công chức là những người được Nhà nước tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc được giao nhiệm vụ thường xuyên làm việc trong các cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện, hoặc trong các cơ quan, đơn vị thuộc quân đội nhân dân hay công an nhân dân mà không phải là sĩ quan quân nhân chuyên nghiệp, được phân loại theo trình độ đào tạo, ngành chuyên môn, được xếp vào một ngạch hành chính, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước (13 tr18).
Như vậy, có thể nói công chức là một trong những bộ phận của nền hành chính nhà nước, là nhân tố đảm bảo cho quản lý đất nước theo pháp luật và bằng pháp luật, đảm bảo cho nền hành chính hoạt động thống nhất, liên tục và có hiệu quả.
2.1.1.2 Khái niệm, bản chất công chức hành chính nhà nước
Quản lý nhà nước (QLNN) còn được gọi là quản lý HCNN là hoạt động tổ chức và điều hành để thực hiện quyền lực nhà nước Đó chính là chức năng quan trọng nhất của bất kỳ nhà nước nào “Theo nghĩa rộng, QLNN là sự tổ chức và quản lý sự vụ hữu quan của mọi tổ chức và đoàn thể xã hội, theo nghĩa hẹp là hoạt động quản lý HCNN do Chính phủ đại diện Nhà nước thực thi và bảo đảm bằng sức cưỡng chế của nhà nước” Trên thực tế, QLNN luôn kết hợp giữa sự quản lý theo lãnh thổ, quản lý theo lĩnh vực và quản lý theo ngành (nguồn: Từ điển tiếng Việt).
Mỗi một quốc gia có những quan niệm và định nghĩa khác nhau về công chức, trong đó sự biểu hiện khác biệt lớn nhất là đối tượng, phạm vi công chức hay nói cách khác, sự khác nhau chính là ở chỗ xác định ai là công chức HCNN Mặc dù có sự khác nhau, song nhìn chung các quan niệm, định nghĩa đều cho rằng một công chức HCNN của một quốc gia nào đó nếu có đủ các đặc trưng sau đây:
- Là công dân của quốc gia đó
- Được tuyển dụng vào làm việc trong các cơ quan HCNN
- Được hưởng lương từ ngân sách nhà nước
- Được quản lý thống nhất và được điều chỉnh bằng Luật riêng
- Thừa hành các quyền lực nhà nước giao cho, chấp hành các công vụ của nhà nước và quản lý nhà nước.
Từ điều 4 Luật cán bộ, công chức, khái niệm về công chức cho đến nay ở Lào chưa có một bộ luật nào quy định riêng đối với công chức làm trong các cơ quan hành chính nhà nước (HCNN) Luật cán bộ, công chức năm 2008 là sự điều chỉnh chung đối với cả cán bộ, công chức làm trong các cơ quan Đảng, tổ chức chính trị - xã hội; công chức trong các cơ quan HCNN; công chức xã, phường; thị trấn; công chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước Sở dĩ như vậy là do hệ thống chính trị ở Lào dựa trên nguyên tắc cơ bản: “Tất cả quyền lực thuộc về nhân dân”; Hệ thống chính trị của nước ta là hệ thống các tổ chức mà qua đó nhân dân lao động thực hiện quyền lực chính trị của mình Hệ thống chính trị đó bao gồm: Đảng cộng sản Việt Nam; Nhà nước CHXHCN Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội.
Theo khái niệm về công chức được quy định tại điều 4 Luật cán bộ, công chức; do đặc điểm của hệ thống chính trị của Lào, có thể khái niệm CCHC như sau: Công chức hành chính nhà nước là những công chức được sắp xếp vào ngạch hành chính, làm việc tại các cơ quan hành chính nhà nước ở trung ương và địa phương, trong biên chế hành chính và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
Từ khái niệm, đặc điểm của công chức hành chính nhà nước, ta có thể xác định bản chất của công chức HCNN nhà nước là những người làm việc trong các cơ quan HCNN từ trung ương đến địa phương; là người thừa hành các quyền lực nhà nước giao; chấp hành các công vụ của nhà nước và thực hiện chức năng quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật.
Tóm lại : Chế độ công vụ, CCHC là nội dung quan trọng trong hoạt động của nền hành chính quốc gia Trong thời kỳ đổi mới, CCHC vừa là đối tượng của quá trình đổi mới, cải cách, vừa là thước đo của quá trình đổi mới, dân chủ hóa đời sống xã hội Sau nhiều năm đổi mới, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, hoạt động của đội ngũ CCHC đã góp phần làm thay đổi diện mạo nền hành chính nhà nước, tạo tiền đề cho Lào hội nhập sâu, rộng với các nước trong khu vực và trên thế giới. Đội ngũ CCHC thường xuyên được xây dựng, củng cố và nâng cao về chất lượng, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
2.1.2 Vị trí, vai trò của đội ngũ công chức hành chính cấp huyện
2.1.2.1 Tổ chức, bộ máy hành chính cấp huyện
Huyện, Quận, Thị xã, Thành Phố thuộc tỉnh (sau đây gọi tắt là cấp huyện) là đơn vị hành chính thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương của nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào; là nơi cụ thể hóa và triển khai, thực hiện các chủ trương, chỉ thị, nghị quyết của Đảng, hiến pháp và pháp luật của nhà nước; là nơi tổ chức thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh; chỉ đạo hoặc trực tiếp giải quyết các chế độ, chính sách có liên quan đến quyền và lợi ích của các tổ chức, cá nhân.
Uỷ ban nhân dân huyện do Hội đồng nhân dân huyện bầu là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân cùng cấp và cơ quan nhà nước cấp trên.
Uỷ ban nhân dân chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp nhằm bảo đảm thực hiện chủ trương, biện pháp phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh và thực hiện các chính sách khác trên địa bàn.
Uỷ ban nhân dân thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương, góp phần bảo đảm sự chỉ đạo, quản lý thống nhất trong bộ máy hành chính nhà nước từ trung ương tới cơ sở
Quan điểm về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức
Từ khi đảng nhân dân Cách mạng Lào ra đời (22/3/1955), trong mỗi giai đoạn cách mạng, Đảng đặc biệt quan tâm đến công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ,công chức Đảng đã khẳng định rõ: “Cán bộ là tiền vốn quý giá của Đảng, của nhân dân Là người quyết định sự thành công hay thất bại trongviệc tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà nước” (9, trang 167).
Trong thực tiễn cũng đã cho thấy, cán bộ vừa là người tuyên truyền – giáo dục, vừa là người tổ chức thực hiện Đồng thời là người nghiên cứu tổng hợp, báo cáo lên cấp trên và phát hiện vấn đề, tìm biện pháp giải quyết hoặc đề nghị lên cấp trên Mọi công việc nói chung, dù ở trong lĩnh vực nào, tốt hay chưa tốt, nhanh hay chậm, có kết quả cao hay thấp phụ thuộc vào sự quyết định của cán bộ.
Qua thực tế hơn 50 năm, trong việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức Đảng NDCM Lào luôn luôn khẳng định cán bộ có vai trò quyết đinh sự thành công hay thất bại của cách mạng Vì vây, Đảng NDCM Lào luôn quan tâm đến việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức Trong những năm tới cần chú trọng nâng cao chất lượng và năng lực của cán bộ, công chức đáp ứng kịp thời đòi hỏi của của nhiệm vụ chính trị trong giai đoạn mới Để làm được điều đó, trước hết phải sớm có kế hoạch về đào tạo cán bộ ngắn hạn, cử đi học trong nước và ngoài nước, đảm bảo tính giai cấp của Đảng, trẻ hoá, chuyên môn hoá, tri thức hoá đảm bảo tính kế thừa liên tục, tiến hành đào tạo các loại cán bộ, công chức một cách đồng bộ, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý kinh tế- xã hội, cán bộ ngoại giao, chuyên gia, doanh nhân, chuyên viên mọi lĩnh vực, cán bộ dân tộc, phụ nữ, đảm bảo cân đối giữa trung ương và địa phương gắn liền với yêu cầu của từng chức vụ. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức phải tuân theo yêu cầu công việc trước mắt và lâu dài của từng chuyên môn và lĩnh vực công tác, trong đó đặc biệt chú ý đào tạo cán bộ lãnh đạo chiến lược, đảng đã chú trọng việc đào tạo trong nước kết hợp với việc đào tạo và bồi dưỡng ở nước ngoài, chú ý đào tạo cán bộ dân tộc thiểu số cán bộ nữ và cán bộ cơ sở.
Chủ tịch Cay Sỏn Phôm Vi Hản cho rằng: “Công tác xây dựng cán bộ là một việc rất quan trọng, rất cần thiết và cấp bách, là nguyên nhân dẫn đến thành công hay thất bại trọng tổ chức thực chiện chủ trương đường lối của Đảng” Công tác cán bộ là một công việc rất phức tạp vì nó là một khoa học về con người Vì vậy, Chủ tịch dã nói: “Phải biết cán bộ, hiểu cán bộ, thương yêu cán bộ và biết sử dụng cán bộ” Chủ tịch Cay Sỏn Phôm Vi Hản khi nghiên cứu về tình hình của cán bộ. Người nói rằng: “Chúng ta phải biết sự thật trong đội ngũ cán bộ của mình còn mắc một bệnh nguy hiểm đó là bệnh lười đọc, lười nghiên cứu học tập, ngại suy nghĩ không tìm kiếm kiến thức và bài học mới, thích ở không theo thói cũ Như vậy, công tác cán bộ phải là một việc làm thường xuyên, liên tục, có kế hoạch, có trọng tâm trọng điểm rõ ràng, toàn diện, bắt đầu từ sự lựa chọn để bồi dưỡng, đào tạo, bố trí, sắp xếp, quản lý - bảo vệ, đánh giá và thực hiện chính sách khen thưởng đối với cán bộ một cách phù hợp, đáp ứng được yêu cầu, từng giai đoạn nhiệm vụ chính trị của Đảng Không nên đào tạo, bồi dưỡng cán bộ một cách tuỳ tiện, không có kế hoạch đào tạo sẽ rơi vào tình trạng thừa - thiếu như hiện nay” (9 tr167-168). Để hiện thực hoá quan điểm của Đảng cũng như quan điểm của chủ tịch Cay Sỏn Phôm Vi Hản nêu trên, Nghị quyết của đại hội Đảng từng khóa đã xác định mục tiêu phấn đấu đào tạo cán bộ để đáp ứng được yêu cầu của việc thực hiện nhiệm vụ chiến lược của Đảng Đối với cán bộ phải vững vàng về chính trị, có đạo đức cách mạng, có kiến thức, năng lực về chuyên môn cần thiết để đảm bảo hiệu quả của công việc Để đạt được mục tiêu đó, các cấp uỷ đảng, ban chỉ đạo các cấp và cán bộ tổ chức trong các lĩnh vực, các ngành phải có trách nhiệm cao đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức thuộc lĩnh vực của mình, trong đó quan trọng nhất là phải học tập, nghiên cứu, xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức vì đây là công việc đặc biệt quan trọng không thể thiếu của các cấp uỷ và ban tổ chức các cấp. Để đảm bảo nhiệm vụ chính trị trong giai đoạn mới của Đảng, yêu cầu cán bộ, đảng viên phải vững vàng về chính trị, đạo đức cách mạng, đủ cả kiến thức, năng lực và phẩm chất Muốn làm được điều đó phải quan tâm bồi dưỡng, đào tạo cán bộ chủ chốt Việc bồi dưỡng, đào tạo cán bộ lãnh đạo, quản lý phải có trọng tâm, trọng điểm, có kế hoạch, chương trình rõ ràng, bảo đảm có cán bộ nguồn theo hệ thống một cách thường xuyên làm cho cán bộ, công chức có bản lĩnh chính trị vững vàng, luôn luôn trung thành với mục đích lý tưởng của đảng.
Tóm lại, đảng NDCM Lào và chủ tịch Cay Sỏn Phôm Vi Hản luôn luôn quan tâm và chú ý tới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức; tạo điều kiện để nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Lào.
Các tiêu chí đánh giá chất lượng đội ngũ CCHC cấp huyện
2.3.1 Khái niệm về chất lượng đội ngũ CCHC cấp huyện
Chất lượng đội ngũ CCHC cấp huyện được tổng hợp từ nhiều yếu tố, nói cách khác là chất lượng của tập hợp CCHC làm việc tại cơ quan hành chính nhà nước cấp huyện
Chất lượng đội ngũ CCHC cấp huyện biểu hiện ở năng lực hoạt động, công tác của đội ngũ CCHC trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước trên các lĩnh vực Do đó, chất lượng của đội ngũ CCHC cấp huyện quyết định đến chất lượng hoạt động của các cơ quan trong bộ máy chính quyền nhà nước cấp huyện.
Chất lượng của đội ngũ CCHC cấp huyện phụ thuộc vào chất lượng của từng thành viên, cá nhân trong đội ngũ; được thể hiện ở trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, sức khỏe, thể chất và tinh thần, sự hiểu biết về chính trị - xã hội, phẩm chất đạo đức, khả năng thích nghi với môi trường, hoàn cảnh kinh tế - xã hội, mối quan hệ phối hợp trong công tác Chất lượng của đội ngũ này còn phụ thuộc vào cơ cấu, số lượng các điều kiện phục vụ công tác
Tiêu chuẩn chung của CCHC theo quy định tại điều 36 Luật cán bộ, công chức năm 2008 là: “Người có đủ các điều kiện sau đây không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo; Có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam; Đủ 18 tuổi trở lên; có lý lịch rõ ràng; Có văn bằng, chứng chỉ phù hợp; Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; Đủ sức khoẻ để thực hiện nhiệm vụ”.
Tiêu chí để đánh giá chất lượng công chức cấp huyện được quy định tạiQuyết định số 414/TCCP-TC ngày 29/5/1993 của Ban tổ chức cán bộ Chính Phủ,nay là Bộ Nội Vụ, bao gồm: Chuyên viên chính (Mã số ngạch 01.002), chuyên viên(mã số ngạch 01.003), cán sự (mã số ngạch 01.004), kỹ thuật viên đánh máy chữ(mã ngạch 01.005), nhân viên văn thư (mã ngạch 01.008), Trong đó có quy định về chức trách, nhiệm vụ, hiểu biết và trình độ cụ thể của từng ngạch công chức (xem chi tiết tại phụ lục số 01)
Tóm lại: Đội ngũ CCHC cấp huyện phải trung thành với Đảng nhân dân cách mạng Lào, Nhà nước Cộng hòa DCND Lào, chấp hành Hiến pháp, pháp luật, biết bảo vệ danh dự và lợi ích quốc gia, lợi ích của nhân dân, có lối sống trong sạch, không tham nhũng và tích cực đấu tranh chống tham nhũng, tôn trọng, tận tụy hết lòng hết sức phục vụ nhân dân Bên cạnh đó đội ngũ CCHC cần phải có trình độ chính trị, pháp luật, chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức, kỹ năng, đảm bảo tiêu chuẩn chức danh ngạch, bậc tương ứng với nhiệm vụ, yêu cầu công việc; đủ năng lực tổ chức điều hành và thực thi công vụ theo chức trách, nhiệm vụ một cách khoa học và hiệu quả; có đạo đức, văn hóa công vụ, phong cách làm việc văn minh, lịch sự.
2.3.2 Tiêu chí đánh giá chất lượng công chức hành chính cấp huyện
2.3.2.1 Tiêu chí đánh giá chất lượng từng công chức a Tiêu chí đánh giá năng lực từng công chức
Thứ nhất, tiêu chí về phẩm chất chính trị đạo đức
Phẩm chất đạo đức của người CCHC là một tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng đội ngũ CCHC Ở Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời rất chú trọng và đề cao vấn đề đạo đức của người cách mạng, xem đó là cơ sở vững chắc để tiến hành cách mạng và đảm bảo cách mạng đi đến thắng lợi, người nói: “Người có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó, người có tài mà không có đức thì là người vô dụng”. Đội ngũ CCHC nước ta, được hình thành và phát triển cùng với sự phát triển của đất nước Trong mọi giai đoạn cách mạng, phẩm chất đạo đức, bản lĩnh chính trị là yêu cầu quan trọng, cơ bản nhất đối với đội ngũ CBCC nói chung và đội ngũCCHC nói riêng Nhất là trong bối cảnh nước ta đang mở rộng hội nhập quốc tế,phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, chúng ta đang phải đấu tranh chống lại các hành vi tiêu cực do tác động mặt trái của nền kinh tế thị trường như:Tham nhũng, lãng phí, quan liêu, bè phái trong các cơ quan quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương Bên cạnh đó các quan hệ xã hội mới phức tạp, mặt trái của cơ chế thị trường và các tác động tiêu cực nảy sinh Do vậy, cần thiết phải có các tiêu chuẩn đạo đức của người CCHC nói chung và CCHC cấp huyện nói riêng để xây dựng được một đội ngũ CCHC tuyệt đối trung thành với Đảng, Nhà nước,
Tổ quốc và nhân dân; có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định với mục tiêu và con đường XHCN mà Đảng, Nhà nước và nhân dân đã lựa chọn, có phẩm chất đạo đức tốt, giỏi chuyên môn, nghiệp vụ, tận tụy với công việc, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, tất cả vì mục tiêu “Dân giầu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
Phẩm chất chính trị là lòng nhiệt tình cách mạng, trung thành tuyệt đối với Đảng nhân dân cách mạng Lào, với chủ nghĩa Mác - Lênin; tinh thần tận tụy với công việc, hết lòng hết sức vì sự nghiệp của nhân dân; bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định với mục tiêu và con đường đi lên CNXH. Đạo đức của người CCHC gồm: đạo đức cách mạng, đạo đức cá nhân và đạo đức nghề nghiệp; trong đó đạo đức cách mạng là nền tảng, là gốc tạo nên sức mạnh của người CCHC Đạo đức cách mạng thể hiện ở: Tinh thần yêu nước nồng nàn, tận tụy phục vụ nhân dân, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội Cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư Không tham nhũng và kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng Có ý thức tổ chức kỷ luật, trung thực, không cơ hội, gắn bó mật thiết với nhân dân, được nhân dân tín nhiệm. Đạo đức cá nhân của người CCHC trước hết thể hiện ở ý thức, niềm tin vào định hướng XHCN, quyết tâm thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh Phẩm chất đạo đức của người CCHC còn thể hiện ở tinh thần và ý thức biết tôn trọng, giữ gìn kỷ luật, kỷ cương, sống và làm việc theo Hiến pháp, pháp luật, có lối sống lành mạnh, không tham nhũng, lãng phí, có trách nhiệm cao trong thi hành công vụ, có lòng nhân ái vị tha, ứng xử đúng đắn trong quan hệ xã hội, có tinh thần hướng thiện, ham học hỏi, giải quyết công vụ khách quan, công bằng, chính trực, công tâm, theo pháp luật Dù ở bất cứ vị trí nào trong bộ máy nhà nước, người CCHC phải luôn đề cao đạo đức cá nhân và đạo đức nghề nghiệp.
Ngày nay, xã hội càng dân chủ càng đòi hỏi đạo đức cá nhân của người CCHC phải được hoàn thiện, chuẩn mực vì chính đội ngũ CCHC là những người cầm cân nảy mực, giữ gìn kỷ cương phép nước, giải quyết mọi quyền lợi, nghĩa vụ, mọi công việc của công dân
Quy định cụ thể về các chuẩn mực đạo đức công vụ như đạo đức công chức, văn hóa giao tiếp trong công sở, văn hóa giao tiếp với nhân dân, bao gồm: CCHC phải thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư trong hoạt động công vụ; Văn hóa giao tiếp ứng xử khi giải quyết công việc nhân dân Đạo đức nghề nghiệp của người CCHC còn được thể hiện trước hết ở lòng say mê, cần mẫn, tinh thần trách nhiệm và đề cao kỷ luật trong thi hành công vụ Đó là ý thức luôn cố gắng phấn đấu chủ động khắc phục khó khăn hoàn thành nhiệm vụ, công vụ được giao Đạo đức nghề nghiệp đòi hỏi người CCHC phải biết tiết kiệm, chống lãng phí không chỉ cho bản thân mình, mà quan trọng hơn là tiết kiệm thời gian, tiền của của nhân dân, tiết kiệm tiền, tài sản và tài nguyên của đất nước.
Thứ hai, tiêu chí về trình độ đào tạo
Tiêu chí về trình độ đào tạo của đội ngũ CCHC cấp huyện là tiêu chí rất quan trọng, không thể thiếu để đánh giá chất lượng CCHC, bao gồm các tiêu chí: trình độ văn hoá phổ thông, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ LLCT, trình độ QLNN, trình độ ngoại ngữ, trình độ tin học
- Tiêu chí về trình độ văn hoá phổ thông
Trình độ văn hoá phổ thông phản ánh mức độ kiến thức mà CCHC đạt được thông qua hệ thống giáo dục phổ thông Đây là những kiến thức cơ bản, là nền tảng cho CCHC tiếp thu những kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị, quản lý nhà nước, tin học là điều kiện để CCHC tiếp tục vào học các hệ trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học
Theo quy định hiện hành của nhà nước thì CCHC phải có trình độ văn hóa tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc bổ túc trung học phổ thông, trừ nhân viên phục vụ và nhân viên bảo vệ phải có trình độ văn hóa tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên.
- Tiêu chí về trình độ chuyên môn
Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của CCHC cấp huyện phản ánh mức độ tri thức về chuyên môn, nghiệp vụ mà CCHC tiếp nhận được thông qua hệ thống giáo dục chuyên nghiệp, trường trung cấp, cao đẳng, đại học, sau đại học theo từng lĩnh vực chuyên môn phù hợp yêu cầu của công việc được phân chia thành các bậc: sơ cấp, trung cấp, cao đẳng, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ Khi đánh giá chất lượng đội ngũ CCHC cấp huyện cần phải quan tâm, chú ý về sự phù hợp giữa chuyên môn đào tạo với vị trí việc làm và yêu cầu thực tế của công việc.
Các nhân tố ảnh hưởng chất lượng đội ngũ CCHC cấp huyện
Có nhiều nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng đội ngũ CCHC nói chung và CCHC cấp huyện nói riêng, bao gồm các nhân tố như tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của đất nước và từng địa phương; trình độ văn hóa, chất lượng của nền giáo dục đào tạo, sự phát triển của nền giáo dục quốc dân; sự phát triển của thị trường lao động, sự mở cửa giao lưu hội nhập quốc tế Chất lượng đội ngũ CCHC nói chung và CCHC cấp huyện nói riêng chịu ảnh hưởng bởi rất nhiều nhân tố, gồm có cả những nhân tố khách quan và những nhân tố chủ quan.
+ Các nhân tố mang tính chất khách quan ảnh hưởng tới chất lượng đội ngũ CCHC cấp huyện như: Tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của đất nước và từng địa phương; trình độ văn hóa, chất lượng của nền giáo dục đào tạo, sự phát triển của nền giáo dục quốc dân; sự phát triển của thị trường lao động; sự mở cửa, giao lưu, hội nhập quốc tế
+ Các nhân tố chủ quan ảnh hưởng tới chất lượng đội ngũ CCHC cấp huyện gồm: Công tác tuyển dụng, bố trí, sử dụng CCHC; công tác quy hoạch CCHC; đào tạo, bồi dưỡng CCHC; nhận xét, đánh giá, phân loại, khen thưởng kỷ luật CCHC; chế đô tiền lương, phụ cấp và điều kiện làm việc và thể chế quản lý CCHC
2.4.1 Công tác quy hoạch CCHC
Quy hoạch CBCC nói chung và quy hoạch CCHC nói riêng là quá trình thực hiện đồng bộ các chủ trương, biện pháp để tạo nguồn và xây dựng đội ngũ công chức trên cơ sở dự báo nhu cầu công chức, nhằm đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị, công việc được giao của một tổ chức
Quy hoạch CCHC là việc lựa chọn những người có đủ các tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn, năng lực công tác, đạo đức, sức khỏe, kinh nghiệm công tác, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ của từng địa phương, từng ngành, từng cơ quan trong trước mắt và lâu dài, để đưa vào nguồn kế cận, nhằm tạo nguồn bổ sung CCHC
Phạm vi quy CCHC thường được xây dựng cho 5 năm và 10 năm tới Hàng năm có rà soát, điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ Đối tượng quy hoạch là CCHC ở từng cấp, từng ngành, từng địa phương Có quy hoạch công chức lãnh đạo quản lý, nhưng cũng có quy hoạch công chức chuyên môn Ngoài ra còn có quy hoạch để tạo nguồn để xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhân tài, bồi dưỡng những công chức trẻ, là nữ, là người dân tộc thiểu số
Vì vậy, quy hoạch là một trong những nội dung trọng yếu của công tác cán bộ; đảm bảo cho công tác cán bộ đi vào khuôn khổ, chủ động, có tầm nhìn xa, đáp ứng yêu cầu trước mắt và lâu dài; là tiền đề cho việc đào tạo, bồi dưỡng và bố trí, sử dụng CCHC trong tương lai.
2.4.2 Công tác tuyển dụng, bố trí, sử dụng CCHC
Tuyển dụng, bố trí, sử dụng CCHC là khâu quan trọng hàng đầu, quyết định tới chất lượng của đội ngũ CCHC nói chung và CCHC cấp huyện nói riêng
Tuyển dụng là việc lựa chọn những người thực sự có đủ tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn, năng lực, phẩm chất đạo đức tốt để bổ sung cho đội ngũ CCHC cấp huyện Việc tuyển dụng có thể thực hiện qua thi tuyển hoặc xét tuyển Theo quy định hiện hành của nhà nước thì tuyển chọn CCHC cấp huyện đều phải thông qua thi tuyển Về công tác tuyển dụng vẫn còn nhiều bất cấp cần phải khắc phục ngay, vẫn còn hình thức và tốn kém Thực tài nhiều khi thi tuyển thì không được chọn, còn con em trong ngành không có kiến thức thì lại được ưu tiên lựa chọn Nếu công tác tuyển dụng như thế này thì chắc chắn một đội ngũ công chức hành chính về sau sẽ không hiệu quả Cần có sự trọng dụng người tài, tiến hành thi tuyển theo đúng quy định của nhà nước thì bộ máy hành chính huyện mới luôn giữ vai trò là đơn vị đi đầu trong toàn tỉnh được.
Bố trí CCHC là việc sắp xếp công chức vào đảm nhận một vị trí việc làm trong các cơ quan quản lý nhà nước Việc bố trí CCHC phải đúng vị trí việc làm,đúng trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đúng ngạch bậc công chức và đúng biên chế công chức được giao thì mới phát huy hiệu quả công tác, tránh lãng phí nhân lực,tiền của cho tổ chức.
Sử dụng CCHC là việc người lãnh đạo, quản lý căn cứ vào yêu cầu của công việc, lựa chọn, bố trí CCHC có đủ trình độ, năng lực, đạo đức, sức khỏe, kinh nghiệm vào đảm nhận một vị trí việc làm hoặc thực thi một công vụ
Trong thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước và mở rộng hội nhập quốc tế của nước ta hiện nay, các cấp, các ngành cần đặc biệt quan tâm tới công tác tuyển dụng, bố trí và sử dụng CCHC.
2.4.3 Đào tạo, bồi dưỡng CCHC Đào tạo, bồi dưỡng CCHC là một nhân tố quan trọng nhằm nâng cao, bổ sung kiến thức toàn diện, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng nghề nghiệp để CCHC hoàn thành tốt nhiệm vụ, công vụ được giao Đào tạo, bồi dưỡng CCHC quyết định trực tiếp tới việc nâng cao chất lượng đội ngũ CCHC; là điều kiện để phục vụ cho công tác quy hoạch, bố trí, sử dụng CCHC Việc đào tạo bồi dưỡng cán bộ cũng đã được huyện hết sức quan tâm tuy nhiên trình độ còn hạn chế, không có kiến thức chuyên sâu về công tác hành chính mà chủ yếu học mót kinh nghiệm cho nên nhiều khi làm việc chưa hiệu quả Tình trạng này cần phải khắc phục ngay lập tực nếu không có đội ngũ cán bộ được đào tạo chuyên sâu thì sẽ không có một bộ máy chuyên nghiệp để phục vụ người dân.
Trong thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước và hội nhập quốc tế hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đang đẩy mạnh thực hiện cải cách hành chính nhà nước, trong đó vấn đề xây dựng đội ngũ CBCC đặc biệt là đội ngũ CCHC các cấp nhằm đáp ứng được yêu cầu của nhiệm vụ trong tình hình mới thì công tác đào tạo và bồi dưỡng CCHC phải được các cấp, các ngành đặc biệt quan tâm, ưu tiên hàng đầu.
2.4.4 Đánh giá, phân loại, khen thưởng, kỷ luật CCHC Đây là nhân tố đóng vai trò quan trọng trong quá trình quản lý, sử dụngCCHC cấp huyện Trên cơ sở đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Pháp luật của Nhà nước; quy trình, nội quy, quy chế làm việc của cơ quan; căn cứ vào nhiệm vụ, công vụ được giao; quá trình tổ chức thực hiện và kết quả công tác, hàng năm theo quy định hiện hành các cơ quan chuyện môn thuộc UBND huyện phải tổ chức nhận xét đánh giá để xếp loại CCHC Việc đánh giá phải đảm bảo khách quan, toàn diện, trung thực, thẳng thắn, dân chủ, chính xác và trên tinh thần xây dựng. Việc khen thưởng kỉ luật nhiều khi chưa đáp ứng được yêu cầu bởi chưa diễn ra một cách công khai, nhiều người mắc lỗi nhưng do quen biết lãnh đạo sẽ dễ dàng bị xí xóa và không bị phạt, điều này làm rất nhiều người bức xúc bởi lẽ họ làm sai thì bị phạt trong khi đó người khác lại không Rõ ràng công tác khen thưởng kỉ luật cần có sự minh bách để có nhiều người sẵn sàng cống hiến và phấn đấu hơn.
Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng đội ngũ CCHC cấp huyện ở Lào
Như đã nêu ở phần đầu, huyện là đơn vị hành chính thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; là nơi cụ thể hóa và triển khai, thực hiện các chủ trương, chỉ thị, nghị quyết của Đảng, hiến pháp và pháp luật của nhà nước; là nơi tổ chức thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh; chỉ đạo hoặc trực tiếp giải quyết các chế độ, chính sách có liên quan đến quyền và lợi ích của các tổ chức, cá nhân Do vậy, để xây dựng huyện mạnh về kinh tế, xã hội ổn định và phát triển, quốc phòng an ninh vững mạnh thì điều quan trọng nhất là phải có đội ngũ CBCC giỏi, tâm huyết, trách nhiệm, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, năng động, sáng tạo và đoàn kết Để có được đội ngũ đó cần phải nâng cao chất lượng cho CBCC nói chung và CCHC nói riêng.
Chất lượng đội ngũ CCHC cấp huyện là một trong những tiêu chí quan trọng phản ánh trình độ phát triển về kinh tế xã hội của địa phương Hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước và của toàn bộ hệ thống chính trị, xét đến cùng được quyết định bởi nhiều yếu tố, tuy nhiên có một yếu tố quyết định đó là chất lượng đội ngũ CCHC Hiện nay, đất nước ta đang đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước và mở rộng hội nhập với thế giới, đòi hỏi chúng ta phải đẩy mạnh cải cách hành chính Để có một nền hành chính công đạt yêu cầu của một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh; một nền hành chính thực sự phục vụ nhân dân; thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, chính trị, ngoại giao không thể không coi trọng, nâng cao chất lượng mọi mặt của đội ngũ CBCC, đặc biệt là đội ngũ CCHC cấp huyện
Chúng ta đang trong thời kỳ của công nghệ thông tin và kinh tế tri thức phát triển; đang đẩy mạnh sự nghiệp CNH - HĐH đất nước, hội nhập toàn cầu Trong những năm qua, Đảng và nhà nước ta đã chủ trương cải cách hành chính và đã đạt được những kết quả quan trọng, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng - an ninh Cải cách hành chính đã được triển khai thực hiện trên cả 4 nội dung: thể chế, tổ chức bộ máy, xây dựng và phát triển đội ngũ CBCC và cải cách tài chính công, từng bước đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của bộ máy hành chính, góp phần quan trọng vào sự nghiệp đổi mới của đất nước Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, so với yêu cầu của công cuộc đổi mới, phát triển Kinh tế - Xã hội và mở rộng hội nhập quốc tế thì công tác xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC nhất là đội ngũ CCHC cấp huyện còn nhiều hạn chế.
Nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC nhằm tạo ra đội ngũ CCHC có khả năng quản lý, điều hành, thực hiện tốt nhiệm vụ được giao đáp ứng được yêu cầu của nhiệm vụ trong tình hình mới.
Nâng cao chất lượng đội ngũ CCHC nhằm xây dựng một đội ngũ CCHC cấp huyện từng bước trẻ hóa, chuẩn hóa, đủ số lượng, có chất lượng và cơ cấu hợp lý, đủ khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ công vụ được giao, góp phần tổ chức thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ chính trị ở địa phương.
Nâng cao chất lượng đội ngũ CCHC là một biện pháp quan trọng, cơ bản để xây dựng đội ngũ CCHC cấp huyện bảo đảm số lượng, chất lượng, cơ cấu hợp lý phù hợp với điều kiện, đặc điểm của huyện; khắc phục được tình trạng bị động, chắp vá, hẫng hụt trong công tác cán bộ của huyện
Tóm lại: Nâng cao chất lượng đội ngũ CCHC cấp huyện có ý nghĩa hết sức quan trọng nhằm xây dựng một đội ngũ CCHC cấp huyện từng bước trẻ hóa, chuẩn hóa, đủ số lượng, có chất lượng cao, cơ cấu hợp lý và đủ khả năng hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ được giao và tổ chức thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ chính trị ở địa phương, tạo tiền đề vững chắc giữ vững QPAN, sự ổn định chính trị và phát triển kinh tế -xã hội của huyện.
THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC HÀNH CHÍNH CẤP HUYỆN Ở HUYỆN KAYXONPHOMVIHAN, TỈNH
Khái quát các đặc điểm ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ công chức hành chính cấp huyện ở huyện Kayxonphomvihan
3.1.1 Đặc điểm về tự nhiên - kinh tế - xã hội
Kayxonphomvihan là một huyện thuộc tỉnh Savannakhet nước CHDCND Lào, có vị trí quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội, nhất là về trao đổi hàng hóa dịch vụ du lịch, quốc phòng an ninh, khu kinh tế đặc biệt Sa Văn-Sê Nô, có tình bạn cầu (friendship bridge) giữa huyện và tỉnh Mukdahan (Thailand).
Về mặt địa lý, Kayxonphomvihan là một huyện nằm ở vùng đồng bằng dọc sông Mekong, diện tích của huyện 779,03 km², chiếm 3,57% của diện tích tỉnh, giáp với huyện Xaybuly về phía Bắc, phía Nam giáp với huyện Xayphuthong, phía Đông giáp với huyện Champhone và phía Tây giáp với tỉnh Mukdahan (Thailand) dài khoảng 42 km, ranh giới tự nhiên là sông MeKong Dân số là 123.190 người, nữ 62.310 người, có 19.624 gia đình (family), 20.663 hộ gia đình (household), dân tộc Lào 98%, 2% dân tộc khác (Việt kiều 1.001 người, nữ 275 người, có người Trung hoa 135 người, nữ 45 người) Mật độ dân số 6 người/ km².
Huyện có 67 làng (bản), trong đó có 13 nhóm (cùm bản), tên của 67 làng (bản) và 13 nhóm (cùm bản) như sau:
Nhóm (cùm bản) thứ 1 có 6 làng (bản): Say Ya Phom, Lat SaVong Xay, Say
Ya Mung Khun,Tha He, Lat Ta Na Lang Sy Nua, Lat Ta Na Lang Sy Tay.
Nhóm (cùm bản) thứ 2 có 5 làng (bản): Su Nan Tha, Tha Mưng, Na Lao, SaNam Say, Sa Nam Say, Non Sa Vat.
Nhóm (cùm bản) thứ 3 có 6 làng (bản): Jom Keo, Vieng Sa Van, Pho Xay, Hua Mung Tay, Hua Mung Nua, Na ke.
Nhóm (cùm bản) thứ 4 có 5 làng (bản): Phon Sa Vang Tay, Phon Sa Vang Nua, U Đom Vi Lay, Nong Don, Nong Phu.
Nhóm (cùm bản) thứ 5 có 4 làng (bản): Dong Dam Duon, Sa Phan Nua, Phon Sai, Na Seng.
Nhóm (cùm bản) thứ 6 có 5 làng (bản): Phon Sa Van, Sa Phan Tay, Son Say, Phon Sa At, Don Seng.
Nhóm (cùm bản) thứ 7 có 6 làng (bản): Som Poi, Na Pho, Phac Kha, Huoi Phay, Non Ou Dom.
Nhóm (cùm bản) thứ 8 có 5 làng (bản): Sox, Nhang Sung, Phon Sung, Dong Mak Yang, Bung Va.
Nhóm (gùm bản) thứ 9 có 6 làng (bản): Huoi, Keng Hin Sung, Dong Kham Luong, Sox Vang, Som Sa At, Na Koi.
Nhóm (cùm bản) thứ 10 có 4 làng (bản): Phon Sim, Tat, Dong Na Kham, Song.
Nhóm (cùm bản) thứ 11 có 7 làng (bản): Khua Khao Kat, Nong Kom, Na Ja Lit, Dong Bang, Na Toi, Nhang Pho Sy, Mo Muong.
Nhóm (cùm bản) thứ 12 có 4 làng (bản): Ton Phung, Khon Ken, Dong Dam Duon, Lao Ngam.
Nhóm (cùm bản) thứ 13 có 5 làng (bản): Pak Bo, Tha Sa No, Bung Tha Le, Tha Hua Sang, Nam Bo.
- Về phát triển kinh tế:
Trung tâm thúc đẩy khai thác mọi sức mạnh và khả năng kinh tế trong thị xã, đẩy mạnh mọi thành phần sản xuất để giải quyết sự đói nghèo của dân chúng như sau: đã tổ chức thành phần nông dân sản xuất lúa gạo, tổ mua gạo, tổ nhà máy xay xát, tổ trồng rau sạch và tổ dệt thủ công nghiệp để phát triển các mặt hàng của nhân dân ngày tiến triển và rộng lớn.
- Về kế hoạch và đầu tư:
Trong thời gian 5 năm vừa qua kinh tế của thị xã phát triển liên tục, trung bình 10,89% tổng sản phẩm nội địa được 1.624,23 tỷ kịp, trung bình đầu người dân được 13,02 triệu kịp/người/năm bằng 1,627 USD/người/năm so với năm 2009 tăng 72,17% trong đó nông-lâm sản được 278,45 tỷ chiếm 17,14%, ngành công nghiệp và thủ công nghiệp 840,49 tỷ chiếm 51,75%, dịch vụ được 505,28 tỷ kịp bằng 31,11%.
Tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng bằng ngân sách nhà nước, ngân quĩ dân chúng và ngân qũi viện trợ nước ngoài giúp cho hạ tầng công nghiệp nông nghiệp và văn hóa-xã hội được tăng lên rõ ràng: đường xá, phố xá, văn phòng, thủy lợi và quy trình nông nghiệp trồng rau sạch gồm có 93 quy trình bằng 84,54% của kế họach 5 năm.
Trong kế hoạch và đầu tư của tỉnh Savannakhet còn chú ý đầu tư phát triển về đội ngũ cán bộ công chức trong những năm tới, đặc biệt là chất lượng đội ngũ cán bộ công chức luôn được xem là nhiệm vụ hàng đầu của tỉnh Savannakhet và huyện Kaixonphomvihan.
- Về tài chính Đã tập trung hướng dẫn chỉ đạo và thúc đẩy tạo ngân sách, song song tổ chức tập huấn các tài liệu liên quan đến việc thu ngân sách cho các thành phần liên quan nắm vững và thấu hiểu; qua quá trình tổ chức thực hiện kết quả đạt được 63,96 tỷ kịp tăng lên 45,49%, thực thi chi được 30,813 tỷ kịp, so với chi tiêu thị xã nhiều số tiền thu được hơn 35,26 tỷ kịp và trội hơn nữa là năm 2011-2012 đạt được hơn 100% kế hoạch
- Về tín dụng và xây dựng qũi tín dụng
Tập trung hướng dẫn chỉ đạo động viên quỹ phát triển làng (bản) được 28 làng có thành viên 7.662 người và có tổng quỹ 18,996 tỷ kịp, trong đó nổi bật là quỹ hợp tác tín dụng làng Đông Đăm Đuôn tổng quỹ có 3,418 tỷ kịp; ngoài ra còn thúc đẩy bà con tự làm sự sản xuất nông phẩm thành sản phẩm vào thẳng quỹ của làng có chính sách đối với làng (bản), có thí điểm xây dựng làng (bản) phát triển có 131 gia đình, 24 tổ sản xuất trị giá 2,42 tỷ kịp so sánh kế hoạch được 100%.
- Về nông - lâm nghiệp Đã quyết tâm thúc đẩy mạnh mẽ đoàn thể sản xuất nông sản với sự mở rộng diện tích ruộng lúc nước, lúa chiêm và diện tích trồng hoa mầu tăng phần trồng trọt và chất lượng Vì đã đưa khoa học kỹ thuật mới: dùng phân bón, phân chuồng, giống lúa mới, đồ dùng sản xuất tiên tiến, máy móc xe cộ sản xuất nông phẩm như: xe cày kiểu mới, xe cày đi theo, xe gặt lúc, máy xay xat, chuyển thửa ruộng nhỏ thành thửa ruộng to, tạo điều kiện tăng cao năng suất mở rộng diện tích được 15.150 ha so với năm 2009 tăng 6,1%, năng suất 4 T/ ha tăng 5,3%, diện tích lúa chiêm 500 ha so năm 2009 tăng lên 56,25, năng suất 4,5T/ha; sản xuất lúa chiêm đạt được 62.850T/ha, bình quân đầu người 504 kg/người/năm, ngoài lúa nước lúa chiêm ra nông dân còn quan tâm trồng hoa mầu và gỗ công nghiệp cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy công nghiệp trong nước và trở thành mặt hàng xuất khẩu có chiều hướng tăng thêm Cây công nghiệp có 1.056,5 ha, có cây thuốc lá 1,5 ha, cây mía
750 ha, cây chuối 52 ha, cây cao su 250 ha, cây bạch đàn 3 ha Đặt trọng tâm sản xuất nông nghiệp trồng lúa, huyện tập trung xây dựng nguồn thủy lợi và nguồn nước, hệ thống kênh mương các nơi: Thà Sa Nô, Bương Va, Nong Tau, Phắc Ka và xây dựng làm mới kênh Huôi Suôn Chiêng, khảo sát thiết kế hồ chứa nước Sôm pòi. Toàn thị xã có 12 thủy lợi, đã quyết tâm bảo vệ theo dõi giữ gìn tài nguyên thiên nhiên và môi trường có sự ươm cây và bán ra khoảng100 ngàn cây/ năm.
Huyện đã phát huy, bảo tồn các di sản văn hóa truyền thống của nhân dân các bộ tộc, như tổ chức các hoạt động văn hóa các nghệ thuật trong những ngày lễ lớn, những nét đặc trưng văn hóa truyền thống của địa phương đã được phát huy ngày càng tiến bộ như: Lăm Khon Xa Văn, Lăm Phu Thay, Lăm Bạn Xọc và Lăm Tặng Vái Kay Son Phom Vi Han là một trong những địa phương có truyền thống yêu nước và truyền thống cách mạng Đây là nơi cư trú của cư dân nông nghiệp với nghề lúa nước Đồng thời đây là quê hương của nhà lãnh tụ, cách mạng: Chủ tịch Cay Xỏn Phôm Vi Hản.
- Về giáo dục-thể thao: có sự tiến bộ của số lượng và chất lượng, ý thực thi chính sách MDG mọi mặt cách quyết tâm, toàn thị xã có nhà giữ trẻ và trường mẫu giáo 57 trường, tăng lên 42,5%, có trẻ em và học sinh mẫu giáo 3.849/1.859 người, tăng lên 18,14%, quy định lớp mẫu giáo thực thi được 73,50%, tăng 46% (hơn MDG 34,45) Trường tiểu học 71 trường, trong đó trường tiểu học toàn diện 76 trường so năm 2009 tăng 17,5%, có tổng số học sinh 11.320/5.399 người, quy định vào học tiểu học được 99,9% (hơn MDG 1,9%), số lượng ỏ lại lớp tiểu học 0,7%, số lượng bỏ học 3,1%, số lượng còn lại 85,8% (dưới MDG 9,2).
Trường trung học toàn thị xã 25 trường trong đó có trường trung toàn diện có
10 trường, tăng 19,04%, tổng học sinh 13.102/6.593 người, trong đó trung học 8.215/4.126 người, quy định vào học 92,87% so năm 2009 hơn MDG 2,87%, số lượng học sinh trung học phổ thông 4.887/2.467 người so năm 2009 tăng 33,47%, quy dịnh vào học có 63,87%
Tập trung tăng chất lượng và phát triển học sinh giỏi-học sinh năng kiếu của từng năm học, tổ chức thi tuyển chọn học sinh giỏi cấp huyện có lớp tiểu học, trung học, trung học cơ sở, trung học phổ thong để có học sinh trình độ thi vào cấp quốc gia đạt 5/2 người Toàn thị xã đã xóa bỏ học nâng cấp tiểu học tuổi từ 15-40 được 100% và đã chứng nhận đạt tiêu chuẩn trung học cơ sở được 55 làng(bản) gồm 82,1% số lượng làng (bản) Toàn thị xã đã xây dựng được và sửa chữa được 34 trường trong đó xây dựng mới 21 trường sửa chữa 13 trường trị giá 2,88 tỷ kịp nhà nước cùng nhân dân (nhân dân đóng góp trị giá 344,1 triệu).
Về thể thao: quyết tâm đẩy mạnh phát triển thể thao mọi lĩnh vực góp phần thi đấu cấp tỉnh, huyện liên tục đã đưa thể thao của thị xã đi thi đấu thể thao cộng đồng lần thứ VII của tỉnh được tổ chức tại huyện Sê Pôn và thể thao trung học tại huyện Sóng Khon và đạt được huy chương tất cả 54 huy chương được trong đó 23 huy chương vàng, 19 huy chương bạc, 12 huy chương đồng, được hạng nhất trong 2 lĩnh vực.
Thực trạng chất lượng đội ngũ CCHC cấp huyện ở huyện Kayxonphomvihan, tỉnh Savannakhet
Theo khái niệm về công chức được quy định tại điều 4 Luật cán bộ, công chức; do đặc điểm của hệ thống chính trị của Lào, có thể khái niệm CCHC như sau: Công chức hành chính nhà nước là những công chức được sắp xếp vào ngạch hành chính, làm việc tại các cơ quan hành chính nhà nước ở trung ương và địa phương, trong biên chế hành chính và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
Từ khái niệm, đặc điểm của công chức hành chính nhà nước, ta có thể xác định bản chất của công chức HCNN nhà nước là những người làm việc trong các cơ quan HCNN từ trung ương đến địa phương; là người thừa hành các quyền lực nhà nước giao; chấp hành các công vụ của nhà nước và thực hiện chức năng quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật.
Huyện Kayxonphomvihan có đội ngũ CCHC hiện đang làm việc trong các cơ quan hành chính cấp huyện là 1.366 người/666 phụ nữ Trên cơ sở nguồn số liệu thống kê số liệu về CCHC của phòng Nội vụ huyện , phỏng vấn các thành phần có liên quan và khảo sát thực tiễn, tác giả luận văn đã tiến hành tổng hợp, phân tích, đánh giá thực trạng đội ngũ CCHC cấp huyện ở huyện Kaixonphomvihan, tỉnh Savannakhet, kết quả như sau:
Từ bảng 3.1 cho thấy, số lượng đội ngũ công chức hành chính huyệnKaixonphomvihan tăng qua các năm, cụ thể năm 2008 là 1200 người, đến năm 2012 tăng lên là 1279 người và đến năm 2014 cán bộ công chức hành chính huyện là
1366 người Như vậy chỉ sau 6 năm cán bộ công chức hành chính huyện tăng 166 người (chiếm 12,2%) Tuy nhiên số lượng cán bộ công chức huyện phân bố không đồng đều, nhiều nhất là phòng giáo dục – thể thao huyện là 961 người (chiếm 70%) số lượng công chức hành chính huyện, trong khi đó có những phòng lại rất ít như phòng Bưu chính viễn thông (2 người), phòng Quản mỏ-Điện lực (3 người), phòng Khoa học công nghệ (4 người) Sở dĩ có sự chênh lệch lớn giữa các phòng về số lượng cán bộ công chức hành chính huyện là do đặc thù công việc của từng phòng, ngoài ra cũng phải kể tới ở Lào vẫn đang diễn ra hình thức “cha truyền con nối”, cho nên nhiều vị trí cần tuyển dụng thì lại không tuyển mà để dành những chỗ đó cho con em cán bộ trong ngành Có thể nói đây là một hiện tượng phổ biến ở Lào và trong thời gian tới cần phải có sự điều chỉnh, chấn chỉnh cho hợp lý.
3.2.1 Chất lượng đội ngũ công chức theo các tiêu chuẩn xác định
Theo số liệu của Phòng Nội vụ huyện Kaixonphomvihan tại thời điểm tháng 6/2014, đội ngũ CCHC cấp huyện có 1.366 người/666 phụ nữ, làm việc tại 28 phòng, 10 phòng ban ngành, 18 phòng thuộc quận, trong đó công chức lãnh đạo quản lý có 199 người, công chức chuyên môn 1.163 người, chi tiết có số liệu cụ thể tại bảng 3.1.
3.2.1.1 Về trình độ văn hoá
Do đặc điểm tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội của huyện là huyện vùng đồng bằng, diện tích tự nhiên rộng, nhiều đơn vị hành chính trực thuộc, dân số đông, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm trên 90%, trong những năm qua mặc dù cấp uỷ, chính quyền huyện đã rất quan tâm tới việc nâng cao dân trí, phát triển giáo dục đào tạo, ở các cấp học, bậc học tại các xã, thị trấn trong huyện tuy nhiên kết quả chưa được cao
Bảng 3.2: Trình độ văn hóa của đội ngũ CCHC cấp huyện theo chức danh, vị trí công tác năm 2014
STT Chức danh, vị trí công tác
Trình độ văn hóa phổ thông
1 Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý
2 Công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý
(Nguồn phòng Nội vụ huyện Kayxonphomvihan - tháng 6/2014).
Qua số liệu tổng hợp tại bảng số 3.2 cho thấy trình độ của đội ngũ CCHC cấp huyện cơ bản đạt chuẩn, cụ thể: Trình độ THPT chiếm 99,04%, THCS chiếm 0,95% Tuy nhiên số CCHC tốt nghiệp THPT hệ bổ túc văn hóa vẫn còn lớn, chủ yếu là những người trên 50 tuổi; vẫn còn 3 công chức chưa tốt nghiệp THPT Cụ thể như sau: Cán bộ, trình độ THPT đạt 100%, trong đó có 1 người tốt nghiệp THPT hệ bổ túc Công chức giữ chức vụ lãnh đạo quản lý, trình độ THPT đạt 100%, trong đó có 3 người tốt nghiệp THPT hệ bổ túc Công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có 3 người tốt nghiệp THCS chiếm 4,62%, có 62 người tốt nghiệp THPT chiếm 95,38% Trong đó, chức danh Chủ tịch HĐND huyện là chức danh kiêm nhiệm do Đồng chí Phó Bí thư thường trực Huyện Ủy kiêm nhiệm (không thuộc biên chế công chức hành chính của huyện).
Bảng 3.3.Thống kê trình độ Văn hóa của đội ngũ CCHC cấp huyện theo bậc học
STT Trình độ văn hóa phổ thông Năm
1 Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý
2 Công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý
(Nguồn phòng Nội vụ huyện Kayxonphomvihan- tháng 6/2014)
Kết quả thống kê tại bảng số 3.3 cho thấy trình độ văn hoá của CCHC cấp huyện đã từng bước được chú trọng trong công tác tuyển dụng qua các năm cụ thể là cán bộ có trình độ THPT là 4 đạt 100%, về công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý tính đến năm 2013 là 199 người chiếm 100%, công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý tính đến năm 2013 trình độ THPT chiếm 98,8%, trình độ THCS chiếm 1,2%, tuy nhiên vẫn còn 3 công chức trình độ văn hoá chưa đạt chuẩn Như vậy có thể trình độ văn hóa của đội ngũ CCHC cấp huyện theo bậc học còn rất thấp.
Xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ, công vụ được giao theo từng chức danh và vị trí việc làm trong bộ máy hành chính cấp huyện, để chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ, CCHC phải đảm bảo yêu cầu về trình độ chuyên môn được đào tạo, bồi dưỡng thông qua hệ thống giáo dục chuyên nghiệp và dạy nghề theo quy định, phù hợp với từng vị trí công tác
Bảng 3.4 Trình độ chuyên môn của đội ngũ CCHC cấp huyện theo chức danh, vị trí công tác năm 2014
STT Chức danh, vị trí công tác
Trình độ chuyên môn Trung cấp Cao đẳng Đại học Trên đại học
1 Công chức lãnh đạo, quản lý
2 Công chức không lãnh đạo, quản lý
(Nguồn phòng Nội vụ huyện Kayxonphomvihan - tháng 6/2014)
Qua số liệu tổng hợp tại bảng số 3.4 cho thấy nhìn chung trình độ chuyên môn của đội ngũ CCHC cấp huyện của huyện Kaixonphomvihan còn thấp Trình độ chuyên môn của đội ngũ CCHC cấp huyện: Trung cấp 33,3%, cao đẳng 35,6%, đại học 30,7% và trên đại học là 0,21% Số người có trình độ trung cấp và cao đẳng vẫn còn nhiều, số người có trình độ đại học và trên đại học lại rất ít Chính điều này đã nói lên thực trạng công chức hành chính ở các huyện ở Lào hiện nay, cơ chế con em trong ngành được ưu tiên thay chân bố mẹ khi về hưu cho nên không chịu học hành tử tế, chỉ học trung cấp hoặc cao đẳng sau đó thay chân bố mẹ Một câu hỏi lớn đặt ra nếu tình trạng này cứ tiếp diễn không biết đội ngũ công chức hành chính huyện bao giờ mới thực sự có chất lượng?
Nhiệm vụ đặt ra trong những năm tới đó là cần phải quan tâm hơn nữa tới công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ thì mới đảm bảo được tiêu chuẩn và đáp ứng được yêu cầu
Bảng 3.5 Thống kê trình độ chuyên môn của đội ngũ CCHC cấp huyện theo trình độ đào tạo
Số lượng Tỷ lệ Số lượng
1 Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý
2 Công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý
(Nguồn phòng Nội vụ huyện Kayxonphomvihan- tháng 6/2014)
Qua số liệu tại bảng số 3.5 cho thấy trình độ chuyên môn của CCHC cấp huyện giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý được nâng lên qua các năm Năm 2008 CCHC có trình độ trung cấp là 32 người chiếm 26,2%, đến năm 2014 còn 56 người, chiếm 29,6% Năm 2008 CCHC có trình độ đại học là 29 người chiếm 4%, đến năm 2014 là 53 người chiếm 28% Năm 2008 CCHC cấp huyện chưa có người nào có trình độ trên đại học, đến năm 2013 có 3 người, chiếm 0,21% Trình độ chuyên môn của CCHC cấp huyện được nâng lên đồng đều cả cán bộ lãnh đạo và công chức chuyên môn Điều này khẳng định trong những năm qua huyện Kayxonphomvihan đã quan tâm trong công tác tuyển dụng công chức, đã tuyển dụng công chức có trình độ chuyên môn và phù hợp với vị trí việc làm cần tuyển dụng, đã bố trí, sử dụng công chức theo trình độ chuyên môn được đào tạo.
Bảng 3.6 So sánh trình độ chuyên môn của đội ngũ CCHC cấp huyện với tiêu chuẩn chức danh và vị trí công tác năm 2014
STT Chức danh, vị trí công tác
So với tiêu chuẩn So với vị trí công tác Đạt Chưa đạt Phù hợp Chưa phù hợp
1 Công chức lãnh đạo, quản lý
2 Công chức không lãnh đạo, quản lý
(Nguồn phòng Nội vụ huyện Kayxonphomvihan - tháng 6/2014)
Tuy nhiên, số CCHC chưa phù hợp với vị trí việc làm là 331 người chiếm24,23% Trong đó, công chức giữ chức vụ lãnh đạo quản lý là 84 người, công chức chuyên môn là 247 người Công chức giữ chức vụ lãnh đạo có trình độ chuyên môn chưa phù hợp với chức danh đảm nhận như: Lãnh đạo phòng Tài nguyên - Môi trường không có trình độ chuyên môn về Tài nguyên, môi trường; lãnh đạo phòng Lao động- TBXH không có trình độ chuyên môn về công tác xã hội; lãnh đạo Thanh tra huyện không có trình độ chuyên môn về luật; lãnh đạo phòng Nội vụ không có trình độ chuyên môn về tổ chức và xây dựng chính quyền; lãnh đạo phòng dân tộc không có trình độ chuyên môn về công tác dân tộc, tôn giáo Công chức chuyên môn của các phòng chưa có chuyên môn theo vị trí việc làm được đảm nhận như: Công chức phòng Nội vụ huyện chủ yếu có chuyên môn sư phạm; Công chức phòng Lao động - TBXH chủ yếu có chuyên môn tài chính, kế toán; công chức phòng dân tộc chủ yếu có chuyên môn về lâm sinh Đây là vấn đề mà cấp ủy, chính quyền huyện cần phải quan tâm giải quyết.
3.2.1.3 Trình độ lý luận chính trị
Trình độ lý luận chính trị là một trong những tiêu chuẩn quan trọng của CCHC, nhất là công chức giữ chức vụ lãnh đạo quản lý, chuyên viên, chuyên viên chính và công chức trong diện quy hoạch chức vụ lãnh đạo, quản lý Theo quy định của Đảng và nhà nước Lào, CBCC phải có trình độ lý luận chính trị theo tiêu chuẩn chức danh Trước yêu cầu đó, trong những năm qua, huyện Kaixonphomvihan đã quan tâm công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho đội ngũ CBCC nói chung và đội ngũ CCHC nói riêng, huyện đã xây dựng kế hoạch và tiến hành mở các lớp bồi dưỡng, đào tạo LLCT và cử CBCC đi học tại trường chính trị tỉnh và Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh với mục tiêu xây dựng đội ngũ CCHC có bản lĩnh chính trị vững vàng, có lập trường tư tưởng kiên định để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, kết quả như sau:
Bảng 3.7 Thống kê trình độ Lý luận Chính trị của đội ngũ CCHC cấp huyện theo bậc học
1 Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý
2 C.chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý
(Nguồn phòng Nội vụ huyện Kayxonphomvihan - tháng 6/2013)
Đánh giá các giải pháp đảm bảo chất lượng đội ngũ CCHC
3.3.1 Ở khâu tuyển dụng đội ngũ công chức
Tuyển dụng CCHC là khâu quan trọng hàng đầu, quyết định tới chất lượng của đội ngũ CCHC nói chung và CCHC cấp huyện nói riêng Tuyển dụng là việc lựa chọn những người thực sự có đủ tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn, năng lực, phẩm chất đạo đức tốt để bổ sung cho đội ngũ CCHC cấp huyện Việc tuyển dụng có thể thực hiện qua thi tuyển hoặc xét tuyển Theo quy định hiện hành của nhà nước thì tuyển chọn CCHC cấp huyện đều phải thông qua thi tuyển.
Theo quy định về phân cấp quản lý cán bộ, công chức của tỉnh Savannakhet thì việc tổ chức tuyển dụng công chức cấp huyện do Sở Nội vụ tỉnh tổ chức thực hiện Từ năm 2009 đến nay, hàng năm trên cơ sở biên chế công chức hành chính do HĐND tỉnh quyết định và số công chức biến động tăng, giảm UBND huyện rà soát, lập danh sách số công chức cần tuyển dụng theo từng chức danh và vị trí việc làm của từng cơ quan,trình UBND tỉnh và Sở Nội vụ tỉnh để tổ chức tuyển dụng theo quy định.
Từ năm 2009 đến nay, đã tuyển dụng được 25 công chức cho các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, trong đó: Văn phòng UBND huyện 5 công chức; Phòng Nội vụ 1 công chức; phòng Y Tế 1 công chức; phòng Lao động- TBXH 2 công chức; phòng Tài chính-Kế hoạch 5 công chức; phòng Tài nguyên - Môi trường 2 công chức; phòng Kinh tế hại tầng 2 công chức; phòng Giáo dục- Đào tạo 4 công chức; phòng Nông nghiệp & PTNT 2 công chức; Thanh tra huyện 1 công chức.
Các công chức được tuyển dụng cơ bản có đủ tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn, năng lực, phẩm chất đạo đức, đáp ứng được yêu cầu của nhiệm vụ Qua công tác tuyển dụng đã dần khắc phục được tình trạng thiếu công chức có chuyên môn về lĩnh vực Tài nguyên - môi trường, xây dựng, giao thông
Tuy nhiên chất lượng công chức ở khâu tuyển dụng ở mức trung bình chủ yếu tuyển dụng được công chức tốt nghiệp trường Đại học Viêng Chăn và các trường Đại học Savannakhet, bởi lẽ sinh viên tốt nghiệp ra chủ yếu là kiến thức về mặt lý luận chưa có kiến thức trong thực tiễn, nếu về dài thì sẽ gặp khó khăn rất lớn.
Vì vậy huyện đã có nhiều chính sách như cử cán bộ đi học ở những trường ngoài nước như: trường Kinh tế Quốc dân Hà Nội, trường Đại học Giao thông vận tải Hà Nội ở Việt Nam nhằm nâng cao chất lượng công chức cho huyện và tỉnh Savannakhet.
3.3.2 Ở khâu quản lý, sử dụng đội ngũ công chức
Bố trí CCHC là việc sắp xếp công chức vào đảm nhận một vị trí việc làm trong các cơ quan quản lý nhà nước ở Lào Trong những năm qua, UBND huyện đã bố trí CCHC các cơ quan chuyên môn theo vị trí việc làm, đúng trình độ chuyên môn được đào tạo, đúng ngạch bậc công chức và biên chế công chức được giao Qua bố trí CCHC đã giúp cho đa số CCHC phát huy được khả năng, năng lực công tác, góp phần quan trọng vào việc hoàn thành nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị.
Tuy nhiên, một số vị trí việc làm vẫn bố trí theo cảm tính, theo ngành nghề được đào tạo, chưa bố trí theo yêu cầu của công việc, cho nên số CCHC này không hoàn thành tốt nhiệm vụ, làm ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả công việc của một số cơ quan
Trong những năm qua, đặc biệt là từ năm 2009 đến nay, UBND huyện chỉ đạo lãnh đạo các cơ quan chuyên môn của huyện căn cứ vào yêu cầu của công việc, lựa chọn, bố trí CCHC có đủ trình độ, năng lực, đạo đức, sức khỏe, kinh nghiệm đảm nhận một vị trí việc làm trong cơ quan theo quan điểm “vì công việc mà lựa chọn, bố trí người đảm nhận” Đa số thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện đã chấp hành chỉ đạo của UBND huyện, sử dụng CCHC một cách tiết kiệm, hiệu quả, phát huy được năng lực, sở trường công tác, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Tuy nhiên vẫn còn một số phòng như: Phòng Kinh tế Hạ tầng, phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, phòng Lao động- Thương binh và xã hội huyện sử dụng CCHC chưa hợp lý, chưa theo năng lực của CCHC mà bố trí công việc Do vậy một số CCHC chưa sử dụng hết thời gian làm việc, chất lượng, hiệu quả công tác thấp.
Quy hoạch CCHC là việc lựa chọn những người có đủ các tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn, năng lực công tác, đạo đức, sức khỏe, kinh nghiệm công tác, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ của từng địa phương, từng ngành, từng cơ quan trong trước mắt và lâu dài, để đưa vào nguồn kế cận, nhằm tạo nguồn bổ sung CCHC
Từ năm 2009 đến nay, công tác quy hoạch cán bộ, công chức được Huyện Ủy, UBND huyện quan tâm triển khai thực hiện, đảm bảo công khai, minh bạch,dân chủ, từng bước tạo được tính chủ động trong công tác cán bộ; ban hành kế hoạch, lãnh đạo chỉ đạo triển khai thực hiện tốt công tác rà soát, bổ sung quy hoạch cán bộ.Tổ chức triển khai thực hiện theo đúng quy hoạch được duyệt, đáp ứng được yêu cầu, phù hợp với thực tế của huyện.
Tuy nhiên, qua thực tế cho thấy chất lượng quy hoạch CCHC còn chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ Số CCHC giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý được bổ nhiệm chưa có trình độ chuyên ngành vẫn còn; tỉ lệ công chức lãnh đạo quản lý là nữ, là người dân tộc thiểu số còn thấp.
3.3.2.4 Đào tạo, bồi dưỡng CCHC Đào tạo, bồi dưỡng CCHC là một nhân tố quan trọng nhằm nâng cao, bổ sung kiến thức toàn diện, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng nghề nghiệp để CCHC hoàn thành tốt nhiệm vụ, công vụ được giao Đào tạo, bồi dưỡng CCHC quyết định trực tiếp tới việc nâng cao chất lượng đội ngũ CCHC; là điều kiện để phục vụ cho công tác quy hoạch, bố trí, sử dụng CCHC
Công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị được huyện Ủy, UBND huyện quan tâm; chất lượng đào tạo có nhiều chuyển biến tích cực Từ đầu năm 2010 đến nay đã cử đi đào tạo đại học 8 công chức, cao học 5 công chức; đào tạo trình độ lý luận chính trị Trung cấp 9 công chức, cao cấp 5 công chức; bồi dưỡng kiến thức QPAN cho 24 công chức Ngoài ra còn rất nhiều lượt công chức đi tập huấn, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ; hàng trăm lượt công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện được học tập quán triệt các chủ trương, nghị quyết của Đảng cách mạng dân chủ nhân dân Lào, pháp luật của nhà nước Lào
QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG
Các quan điểm, chủ trương, định hướng nâng cao chất lượng đội ngũ
4.1.1 Định hướng, mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của huyện Kayxonphomvihan đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020
Kayxonphomvihan là một huyện thuộc tỉnh Savannakhet nước CHDCND Lào, có vị trí quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội, nhất là về trao đổi hàng hóa dịch vụ du lịch, quốc phòng an ninh, đặc khu kinh tế Sa Văn-Sê Nô, có cầu Hữu nghị (friendship bridge) nối giữa huyện và tỉnh Mukdahan (Thailand). Định hướng phát triển của huyện đến năm 2015 là phấn đấu thoát ra khỏi tình trạng chậm phát triển Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện Kaixonphomvihan giai đoạn 2010 - 2015 là: Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của toàn Đảng bộ, tăng cường sức mạnh đoàn kết các dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; phát huy dân chủ, nêu cao ý chí tự lực, tự cường, năng động sáng tạo, huy động, sử dụng tốt các nguồn lực, tranh thủ thời cơ thúc đẩy phát triển kinh tế; tạo bước chuyển biến cơ bản về cơ cấu kinh tế; nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo; đẩy mạnh ứng dụng khoa học - công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực; xoá đói giảm nghèo, giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội; làm tốt công tác y tế và chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân; tăng cường củng cố quốc phòng - an ninh và đối ngoại, giữ vững ổn định chính trị; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân; phấn đấu thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015, sớm đưa huyện Kayxonphomhan ra khỏi tình trạng chậm phát triển
Hội nghị Ban chấp hành Đảng bộ huyện kiểm điểm nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị Quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ VI đã xác định một số chỉ tiêu chủ yếu của huyện đến năm 2015 như sau: Tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân cả giai đoạn 2011-2015 đạt trên 10% Tổng thu ngân sách nhà nước cả giai đoạn đạt 4.000 tỷ kịp, trong đó thu trên địa bàn 125 tỷ kịp, tổng chi ngân sách nhà nước 4.000 tỷ kịp. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 1.624,23 tỷ kịp, trung bình đầu người dân được 13,02 triệu kịp/người/năm bằng 1,627 USD/người Phấn đấu 45/67 làng bản có đường nhựa đến trung tâm xã Phấn đấu trong giai đoạn 2011-2015 trồng cây công nghiệp có 1.056,5 ha, cây thuốc lá 1,5 ha, cây mía 750 ha, cây chuối 52 ha, cây cao su 250 ha, cây bạch đàn 3 ha Đặt trọng tâm sản xuất nông nghiệp trồng lúa, huyện tập trung xây dựng nguồn thủy lợi và nguồn nước 600 ha cỏ chăn nuôi, 3.000 ha Tỷ lệ che phủ rừng năm 2015 đạt 60% Phấn đấu giai đoạn 2011-2015 tổ chức đào tạo cho 4.000 lao động, tạo việc làm mới cho khoảng 10.000 người, trong đó xuất khẩu lao động cho 100 người Tỷ lệ hộ nghèo còn 25% Đến năm 2015, có 95% số hộ gia đình được dùng điện sinh hoạt, 98% số hộ gia đình được xem truyền hình, 100% số hộ gia đình ở khu vực đô thị và 94% hộ ở khu vực nông thôn được dùng nước sinh hoạt hợp vệ sinh.
Số làng (bản) đạt chuẩn quốc gia về y tế đến năm 2015 là 50 làng (bản) Số trường đạt chuẩn quốc gia đến năm 2015 là 15 trường 100% cơ quan, đơn vị, bản, tiểu khu đạt và cơ bản đạt tiêu chuẩn 4 không về ma túy Số làng (bản) đạt phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi đạt 67/67 làng (bản) Phấn đấu đến năm 2015, có 01 làng đạt
10 tiêu chí trở lên, 11 làng (bản)đạt 6 tiêu chí trở lên, 45 làng đạt 3 tiêu chí trở lên. Để thực hiện mục tiêu đó, phương hướng nhiệm vụ chung của huyện đến năm 2015 là:
Thứ nhất : Tiếp tục triển khai có hiệu quả các chương trình kinh tế trọng tâm mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ VI đã đề ra Phấn đấu thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội 5 năm giai đoạn 2011-2015, sớm đưa huyện Kaixonphomvihan ra khỏi tình trạng chậm phát triển và vươn lên thành huyện khá của tỉnh
Thứ hai : Tập trung, huy động mọi nguồn lực cho đầu tư xây dựng nông thôn mới tại 67 làng (bản) triển khai giai đoạn 2011-2015, đảm bảo các tiêu chí nông thôn mới.
Thứ ba : Đẩy nhanh tiến độ thi công, hoàn thành các dự án thành phần, công tác thu hồi đất, giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đất lâm nghiệp, công tác quyết toán các dự án hoàn thành tại các khu, điểm tái định cư Xây dựng và thực hiện Đề án ổn định dân cư, phát triển kinh tế xã hội vùng tái định cư.
Thứ tư : Tiếp tục duy trì tốc độ phát triển kinh tế nhanh, bền vững, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hoá, phát huy lợi thế tập trung phát triển nông nghiệp và nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với đẩy mạnh phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ, xây dựng tạo bước chuyển biến rõ rệt về chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của sản phẩm; đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nhất là trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp.
Thứ năm : Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để phát triển kinh tế xã hội, tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ đời sống và sản xuất cho nhân dân các làng (bản), bản đặc biệt khó khăn; thực hiện có hiệu quả chính sách thu hút đầu tư của huyện, đẩy mạnh huy động vốn, tín dụng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội
Thứ sáu : Nâng cao chất lượng giáo dục ở các cấp học, bậc học; tăng cường đào tạo nguồn nhân lực cho hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, chú trọng nhân lực có trình độ cao, cán bộ quản lý giỏi và công nhân kỹ thuật lành nghề, đào tạo nghề cho lao động nông thôn Tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất cho hệ thống các trường học, từng bước xã hội hóa trong giáo dục đào tạo.
Thứ bảy: Đẩy mạnh thực hiện công tác xoá đói, giảm nghèo và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn; đảm bảo an sinh xã hội, tập trung thực hiện các chính sách giảm nghèo nhanh và bền vững, giảm hộ nghèo theo chuẩn quốc gia mới.
Thứ tám: Phát triển sự nghiệp y tế, văn hoá thông tin, thể dục thể thao, truyền thanh truyền hình, cải thiện công tác chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân; tiếp tục phát triển nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng đời sống văn hóa, gia đình, bản, tiểu khu văn hóa; giải quyết cơ bản và có hiệu quả những vấn đề xã hội bức xúc; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
Thứ chín: Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của chính quyền các cấp, tạo bước chuyển biến toàn diện và sâu sắc; tăng cường đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí và các tiêu cực xã hội, củng cố niềm tin của nhân dân; phát huy tính dân chủ, tăng cường kỷ luật, kỷ cương, củng cố khối đại đoàn kết các dân tộc Tăng cường công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân.
Thứ mười: Củng cố an ninh quốc phòng, giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm trật tự an toàn xã hội; mở rộng quan hệ đối ngoại, tăng cường các biện pháp tấn công, truy quét tội phạm, nhất là tội phạm hình sự, ma tuý, triển khai có hiệu quả các chương trình quốc gia về phòng chống tội phạm, nắm và giải quyết có hiệu quả vấn đề xã hội bức xúc
Thứ mười một: Xây dưng hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh, đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ trong thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH và hội nhập quốc tế.
4.1.2 Các mục tiêu, phương hướng, quan điểm nâng cao chất lượng đội ngũ CCHC cấp huyện ở huyện Kaixonphomvihan đến năm 2020
Các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CCHC cấp huyện ở huyện Kayxonphomvihan đến năm 2020
Hội nghị lần thứ chín, Ban chấp hành trung ương Đảng khóa X đã ban hành kết luận số: 64-KL/TW ngày 28/5/2013 về một số vấn đề tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị từ trung ương đến địa phương đã xác định giải pháp về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức: “ Đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có đủ phẩm chất chính trị, đạo đức, trình độ, năng lực, kỹ năng công tác; kết hợp việc đào tạo, bồi dưỡng với thực hiện luân chuyển để rèn luyện trong thực tiễn Xây dựng đội ngũ chuyên gia giỏi, nhất là đội ngũ cán bộ, công chức tham mưu cấp chiến lược ở các cơ quan của Đảng, Nhà nước Gắn chính sách tinh giản biên chế với việc thực hiện cải cách chính sách tiền lương, nâng cao thu nhập cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức Có chính sách phù hợp với đội ngũ chuyên gia, chính sách thu hút người tài vào làm việc trong cơ quan của hệ thống chính trị; thu hút cán bộ trẻ, có trình độ đại học về công tác ở cơ sở; chú trọng đào tạo, bồi dưỡng quân nhân hoàn thành nghĩa vụ quân sự, thanh niên ưu tú ở địa phương bổ sung cho đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã Thực hiện thi tuyển các chức danh quản lý ở Trung ương (đến cấp vụ trưởng) và ở địa phương (đến cấp giám đốc sở) và tương đương Tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng thi tuyển công chức, chú trọng đào tạo, bồi dưỡng theo chức danh; quan tâm đào tạo cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc Sửa đổi các quy định về tiêu chuẩn bằng cấp đối với cán bộ, công chức theo hướng thiết thực, tránh hình thức và phù hợp với thực tế.”
Từ quan điểm của Đảng, chính sách của nhà nước CHDCND Lào và điều kiện thực tế của huyện, tác giả luận văn đưa ra một số giải pháp nhằm năng cao chất lượng công chức hành chính cấp huyện ở huyện Kayxonphomvihan như sau:
4.2.1 Nhóm giải pháp về tuyển dụng CCHC cấp huyện Đại hội đại biệu toàn quốc lần thứ IX của Đảng Nhân dân Cách Mạng Lào đã khẳng định: Xây dựng Đảng vững mạnh về tổ chức luôn gắn bó mật thiết với việc không ngừng nâng cao tính tiên phong của cán bộ, công chức hành chính, đảng viên; trong giai đoạn hiên nay tính tiên phong của cán bộ, công chức hành chính, đảng viên là phải thể hiện rõ nét của tinh thần trách nhiệm cao, phấn đấu hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao phó, cống hiến hết mình vì lợi ích của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân, gương mẫu, có nếp sống lành mạnh, cần cù, tiết kiệm và trung thực, không lạm dụng chức quyền và pháp luật, mưu lợi cho cá nhân Mỗi cán bộ, đảng viên phải thường xuyên phấn đấu, rèn luyện về đạo đức, phẩm chất cách mạng, kiên nhẫn, cần cù trong học tập, nghiên cứu để không ngừng nâng cao chình độ, năng lực của mình đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị và nhiệm vụ chuyên môn được giao phó, thể hiện tính chủ động bảo vệ uy tín của Đảng
Nghị quyết Đại hội IX của Đảng còn nhấn mạnh đến việc nâng cao chất lượng đội ngũ công chức hành chính: phải dựa vào nhu cầu thực tế của công việc trước mắt và lâu dài của mọi ngành nghề và lĩnh vực công tác, đặc biệt chủ động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo có lập trường cách mạng, cán bộ trẻ, khoẻ, năng động, có trình độ, năng động, năng lực, nhiệm vụ chuyên môn, được quần chúng tin cậy Quan tâm hơn nữa đến việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, cán bộ dân tộc Làm tốt công tác tuyển dụng, bố trí, sử dụng cán bộ góp phần khắc phục những hạn chế, tiêu cực trong công tác cán bộ, tạo nên động lực và nguồn sáng tạo mới trong công tác cán bộ và đội ngũ công chức hành chính.
Trên cơ sở nghị quyết Đại hội IX và các nghị quyết khác của Trung ương về tổ chức và cán bộ, để công tác tuyển dụng, bố trí, sử dụng cán bộ và Nghị quyết Đại hội tỉnh Savannakhet lần thứ VII và Đại hội huyện Kaysonphomvihan lần thứ
VI đã xác định công tác luyển dụng nó riêng và công tác xây dựng Đảng nói chung trong giai đoạn 2011 – 2015 đạt hiệu quả các cấp, tập trung vào những phương hướng, nhiệm vụ sau:
Một là, công tác tuyển dụng, bố trí, sử dụng cán bộ là một nhiệm vụ quan trọng của Đảng, là mấu chốt để tạo ra sự thống nhất trong tuyển dụng, bố trí, sử dụng cán bộ và hành động, hạn chế được những mặt tiêu cực Vì vậy, mỗi cán bộ, công chức hành chính, đảng viên, mỗi tổ chức cơ sở Đảng phải đặt nhiệm vụ tuyển dụng là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu và thường xuyên làm tốt công tác tuyển dụng, bố trí, sử dụng cán bộ ở đơn vị mình.
Hai là, thực hiện tuyển dụng phải đảm bảo nguyên tắc: Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ theo nguyên tắc tập trung dân chủ, chuẩn bị kỹ lưỡng, bàn bạc dân chủ, công khai và thực hiện nghiêm túc; cán bộ được tuyển dụng phải tuyệt đối phục tùng quyết định tuyển dụng, bố trí, sử dụng cán bộ của cấp trên Các cơ quan có liên quan phải tạo điều kiện để cán bộ được tuyển dụng hoàn thành nhiệm vụ.
Ba là, tuyển dụng cán bộ trước hết phải đảm bảo được sự ổn định, tránh tình trạng theo sự chỉ đạo của cấp trên mà chạy theo số lượng; phải gắn chặt công tác tuyển dụng, bố trí, sử dụng cán bộ với công tác đánh giá, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý từ tỉnh đến cơ sở đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đảm bảo, sự chuyển tiếp liên lục, tăng cường được cán bộ cho những lĩnh vực và địa bàn có nhu cầu cấp bách và có khó khăn.
Bốn là, việc tuyển dụng, bố trí sử dụng cán bộ phải được chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, vững chắc, dần trở thành việc làm thường xuyên, đi vào nền nếp, đạt hiệu quả thiết thực, tránh làm theo kiểu phong trào, chỉ khi có sự quán triệt, đôn đốc của cấp trên mới làm, đảm bảo có đủ nguồn cán bộ để chuẩn bị nhân sự cho mỗi nhiệm kỳ; vừa coi trọng đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ công tác, vừa coi trọng mục đích bồi dưỡng, rèn luyện cán bộ, chuẩn bị cán bộ kế cận; không tuyển dụng những cán bộ bị kỷ luật, năng lực yếu, uy tín giảm sút, không có triển vọng phát triển.
Năm là, tuyển dụng, bố trí sử dụng cán bộ liên quan trực tiếp đến việc sắp xếp, vị trí và chức danh cũng như quyền lợi của người cán bộ Do đó, luôn có tính nhạy cảm, tác động sâu sắc đến tâm tư, tình cảm của bản thân cán bộ được tuyển dụng cũng như cả tập thể lãnh đạo, đội ngũ cán bộ công chức và quần chúng ở nơi cán bộ đi và đến Chính vì thế, phải hết sức coi trọng công tác tư tưởng, làm cho các cấp uỷ đảng, chính quyền đoàn thể và cán bộ đảng viên thông suốt về tư tưởng, vừa làm tốt việc động viên, khuyến khích tính tự giác của cán bộ.
Sáu là, Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng về mọi mặt, phát huy dân chủ ở cơ sở thực hiện tốt phương châm lấy dân làm gốc “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.
- Đối với công chức Hành chính
Hiện nay Chính phủ Lào đã có những quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức UBND tỉnh Savannakhet đã ban hành quy định về quản lý, sử dụng công chức và quy chế tuyển dụng, chế độ tập sự đối với công chức các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh Savannakhet, tại quyết định có quy định việc tuyển dụng công chức hành chính trên địa bàn tỉnh Savannakhet do Sở Nội vụ thực hiện, việc tuyển dụng công chức được thực hiện thông qua thi tuyển Để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyển dụng CCHC cấp huyện, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ CCHC cấp huyện cần phải thực hiện tốt một số giải pháp sau:
Một là, Việc tuyển dụng công chức phải căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế Trong tuyển dụng bảo đảm các nguyên tắc: công khai, minh bạch, khách quan và đúng pháp luật; Bảo đảm tính cạnh tranh; Tuyển chọn đúng người đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và vị trí việc làm; Ưu tiên tuyển chọn người có tài năng, người có công với nước, người dân tộc thiểu số
Hai là, Xây dựng quy chế, quy trình thi tuyển chặt chẽ, đúng quy định và phù hợp với tình hình, đặc điểm của tỉnh Thành lập Hội đồng tuyển dụng công chức hành chính theo đúng quy định Hội đồng tuyển dụng làm việc theo nguyên tắc tập thể, biểu quyết theo đa số, thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định của pháp luật, tổ chức tuyển dụng công chức hành chính theo đúng quy định, đảm bảo nguyên tắc cạnh tranh.
Một số kiến nghị
4.3.1 Kiến nghị với Chính Phủ và Bộ Nội vụ Để nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC nói chung và CCHC cấp huyện nói riêng, tác giả luận văn xin kiến nghị với Chính Phủ và Bộ Nội vụ một số nội dung sau:
Thứ nhất, Tiếp tục hoàn thiện và nâng cao chất lượng thể chế quản lý đối với đội ngũ công chức hành chính nhà nước phù hợp với yêu cầu xây dựng nhà nướcCHDCND Lào trong giai đoạn hội nhập quốc tế và tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Xây dựng, sửa đổi, bổ sung hệ thống tiêu chuẩn các ngạch công chức, chức danh tiêu chuẩn công chức lãnh đạo Đổi mới cơ chế, phương pháp, nội dung và hình thức tuyển dụng, lựa chọn công chức phù hợp với việc kết hợp hệ thống chức nghiệp - việc làm gắn với năng lực làm việc Đổi mới phương pháp, nội dung và hình thức đánh giá công chức Sửa đổi, bổ sung Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm cán bộ, công chức lãnh đạo
Thứ hai, Tiếp tục hoàn thiện các quy định về vị trí việc làm, về tuyển dụng, thi nâng ngạch và tiêu chuẩn công chức như: Sửa đổi, bổ sung Thông tư hướng dẫn việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức Ban hành Nghị định của Chính phủ quy định về vị trí việc làm và cơ cấu công chức Hoàn thiện các quy định về tổ chức thi nâng ngạch công chức theo nguyên tắc cạnh tranh, quy chế tổ chức kỳ thi nâng ngạch theo nguyên tắc cạnh tranh và nội quy thi nâng ngạch theo nguyên tắc cạnh tranh Ban hành các quy định về tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo, quản lý và tiêu chuẩn ngạch công chức Ban hành các quy định về chế độ đánh giá công chức gắn với vị trí việc làm, tiêu chuẩn chức danh công chức và kết quả thực hiện nhiệm vụ; thực hiện cơ chế loại bỏ, bãi miễn những người không hoàn thành nhiệm vụ, vi phạm kỷ luật, mất uy tín với nhân dân; quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của CBCC tương ứng với trách nhiệm và có chế tài nghiêm đối với hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm kỷ luật, vi phạm đạo đức công vụ của CBCC
Thứ ba, Triển khai xác định vị trí việc làm, cơ cấu công chức theo ngạch trong các cơ quan, tổ chức từ Trung ương đến địa phương, cụ thể như: Tổ chức tuyên truyền, thống nhất về nhận thức và hành động để triển khai thực hiện nhiệm vụ xác định vị trí việc làm và cơ cấu công chức theo ngạch trong các cơ quan, tổ chức Tổ chức tập huấn nghiệp vụ xác định vị trí việc làm, cơ cấu công chức theo ngạch trong các cơ quan, tổ chức Triển khai thực hiện việc xác định vị trí việc làm, cơ cấu công chức theo ngạch trong các cơ quan, tổ chức của các Bộ, ngành và địa phương.
Thứ tư, Đổi mới và nâng cao chất lượng thi tuyển, thi nâng ngạch công chức như: Xây dựng bộ các câu hỏi và đáp án thi tuyển công chức đối với từng môn thi theo hướng gắn với yêu cầu về trình độ và năng lực của cơ quan, tổ chức, đơn vị cần tuyển dụng Ứng dụng công nghệ thông tin, đổi mới phương thức thi tuyển và thi nâng ngạch công chức để đảm bảo nguyên tắc khách quan, công bằng, chất lượng, thực tài.
Thứ năm, Đổi mới phương thức tuyển chọn lãnh đạo cấp vụ, cấp sở, cấp phòng Quy định chế độ thực tập, tập sự lãnh đạo, quản lý: Đổi mới tuyển chọn lãnh đạo cấp vụ, cấp sở, cấp phòng theo hướng chú trọng nguyên tắc thực tài, đề cao trách nhiệm của người đứng đầu, đổi mới phương thức và nội dung lấy phiếu tín nhiệm Hoàn thiện các quy định về điều kiện, tiêu chuẩn bổ nhiệm, bổ nhiệm lại lãnh đạo cấp vụ, cấp phòng ở Trung ương và cấp phòng, cấp sở ở địa phương Thí điểm thực hiện chế độ tập sự, thực tập lãnh đạo, quản lý.
Thứ sáu, Quy định chế độ tiến cử và chính sách thu hút, phát hiện, trọng dụng và đãi ngộ người có tài năng trong hoạt động công vụ: Quy định chế độ tiến cử, giới thiệu những người có tài năng để tuyển dụng, bổ nhiệm vào các vị trí trong hoạt động công vụ Ban hành các chính sách thu hút, phát hiện, bồi dưỡng, trọng dụng và đãi ngộ người có tài năng trong hoạt động công vụ.
Thứ bảy, Chú trọng và nâng cao chế độ kỷ luật trong hoạt động công vụ để duy trì trật tự kỷ cương và phát huy tinh thần trách nhiệm trong hoạt động công vụ: Xây dựng chế độ sát hạch bắt buộc đối với công chức lãnh đạo, quản lý và công chức chuyên môn, nghiệp vụ Quy định chế độ trách nhiệm gắn với chế độ khen thưởng, kỷ luật đối với CBCC trong hoạt động công vụ Ban hành chế độ miễn nhiệm, từ chức đối với công chức lãnh đạo, quản lý Xây dựng đội ngũ công chức thanh tra công vụ đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính.
Thứ tám, Đổi mới nội dung và chương trình đào tạo, bồi dưỡng CBCC; thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng theo các hình thức: Hướng dẫn tập sự trong thời gian tập sự; bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức, viên chức; đào tạo, bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý; bồi dưỡng bắt buộc kiến thức, kỹ năng tối thiểu trước khi bổ nhiệm và bồi dưỡng hàng năm.
Thứ chín, Tập trung nguồn lực ưu tiên cho cải cách chính sách tiền lương, chế độ bảo hiểm xã hội; đến năm 2020, tiền lương của CBCC được cải cách cơ bản,bảo đảm được cuộc sống CBCC khá trong xã hội Sửa đổi, bổ sung các quy định về chế độ phụ cấp ngoài lương theo ngạch, bậc, theo cấp bậc chuyên môn, nghiệp vụ và điều kiện làm việc khó khăn, nguy hiểm, độc hại Đổi mới quy định của pháp luật về khen thưởng đối với CBCC trong thực thi công vụ và có chế độ tiền thưởng hợp lý đối với CBCC hoàn thành xuất sắc công vụ.
Thứ mười, Tiếp tục thực hiện chính sách tinh giản biên chế để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức Ban hành chính sách cho CCHC không đủ tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực công tác hạn chế, hiệu quả công tác thấp được nghỉ hưu, hưởng bảo hiểm xã hội trước tuổi.
4.3.2 Kiến nghị với Tỉnh Ủy, HĐND, UBND tỉnh Savannakhet Để nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC nói chung và CCHC cấp huyện nói riêng, tác giả luận văn xin kiến nghị với Tỉnh Ủy, HĐND, UBND tỉnh Savannakhet một số nội dung sau:
Một là, Tập chung lãnh đạo, chỉ đạo, xây dựng cơ chế, chính sách để xây dựng đội ngũ CBCC nói chung và đội ngũ CCHC của tỉnh, huyện nói riêng đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH và hội nhập quốc tế.
Hai là, Tiếp tục thực hiện tốt công tác quy hoạch cán bộ theo tinh thần Nghị quyết 42-NQ/TW ngày 30/11/2004 của Bộ Chính trị về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước nhằm chuẩn bị đội ngũ cán bộ rồi dào cho các cơ quan của tỉnh, huyện Đẩy mạnh công tác quy hoạch đội ngũ CBCC nói chung và CCHC nói riêng Quy hoạch CCHC phải đảm bảo yêu cầu nhiệm vụ chính trị của từng cơ quan, đơn vị và yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, CNH-HĐH đất nước và hội nhập quốc tế Quy hoạch đội ngũ CCHC phải bám sát thực tiễn, có tính khả thi, trên cơ sở làm tốt việc rà soát, nắm chắc được số lượng, chất lượng CCHC hiện có và số CCHC dự nguồn Dự tính được nhu cầu cán bộ trước mắt và lâu dài, đáp ứng nhiệm vụ chính trị của huyện.
Ba là, Tổ chức tuyển dụng công chức hành chính theo đúng quy định của Luật cán bộ, công chức năm 2008 và Nghị định 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 củaChính phủ quy định về tuyển dụng, quản lý và sử dung công chức Việc tuyển dụng công chức phải căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế.