CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỊNH VỊ VÀ TÁI ĐỊNH VỊ THƯƠNG HIỆU
Tổng quan về thương hiệu
Theo tác giả, có thể hiểu thương hiệu một cách tương đối như sau: Thương hiệu, trước hết là một thuật ngữ dùng nhiều trong marketing; là hình tượng về một cơ sở sản xuất, kinh doanh (gọi tắt là doanh nghiệp) hoặc hình tượng về một loại hoặc một nhóm hàng hóa, dịch vụ; là tập hợp các dấu hiệu để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp này với hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp khác
1.1.2 Tầm quan trọng của thương hiệu:
Với người tiêu dùng, thương hiệu xác định nguồn gốc của sản phẩm hoặc nhà sản xuất của một sản phẩm và giúp khách hàng xác định nhà sản xuất cụ thể hoặc nhà phân phối nào phải chịu trách nhiệm Thương hiệu có thể cam kết một tiêu chuẩn hay đẳng cấp chất lượng của một sản phẩm và đáp ứng mong muốn của khách hàng, giúp họ tìm kiếm, lựa chọn sản phẩm một cách dễ dàng, thuận tiện Đối với các doanh nghiệp, thương hiệu đóng những vai trò quan trọng Về cơ bản thương hiệu đáp ứng mục đích nhận diện để đơn giản hóa việc xử lý sản phẩm hoặc truy tìm nguồn gốc sản phẩm cho công ty; cho phép công ty bảo vệ hợp pháp những đặc điểm, hình thức đặc trưng, riêng có của sản phẩm
1.1.3 Hệ thống nhận diện thương hiệu và quy trình xây dựng:
“Hệ thống nhận diện thương hiệu là hệ thống chuẩn mực bằng hình ảnh, màu sắc, kích thước, nguyên tắc sử dụng Logo, Slogan, các hạng mục văn phòng, quan hệ công chúng, thương mại điện tử, đồ họa ngoài trời,.v.v trên tất cả các công cụ liên quan bên trong và ngoài doanh nghiệp
Quy trình xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu: Nghiên cứu và phân tích;Chiến lược; Thiết kế; Bảo hộ và Ứng dụng
Định vị thương hiệu
1.2.1 Khái niệm định vị thương hiệu
Theo Alice M Tybout và Brian Sternthal: “Định vị thương hiệu là muốn nói tới ý nghĩa đặc trưng dành cho một thương hiệu trong tâm trí của khách hàng Nói chính xác hơn, định vụ thương hiệu nêu rõ mục tiêu mà người tiêu dùng sẽ đạt được bằng việc sử dụng thương hiệu và giải thích vì sao việc sử dụng cách này để đạt mục tiêu thì ưu việt hơn cách khác ”
1.2.2 Quy trình xây dựng chiến lược định vị thương hiệu
Quy trình bao gồm các giai đoạn: Phân tích môi trường cạnh tranh; Xác định khách hàng mục tiêu; Thấu hiểu khách hàng; Làm rõ lợi ích sản phẩm và thương hiệu; Xây dựng giá trị và tính cách thương hiệu; Xác định lý do để tin tưởng; Tạo ra sự khác biệt:
Tái định vị thương hiệu
Hiểu theo cách đơn giản, tái định vị (repositioning) là thay đổi định vị thương hiệu trong bối cảnh mới Nói cách khác, tái định vị thương hiệu là công việc làm mới hình ảnh của thương hiệu, tạo một sức sống mới cho thương hiệu nhằm đáp ứng được sự thay đổi của thị trường cũng như của người tiêu dùng hay một mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp Tái định vị là một chiến lược thay đổi vị trí cảm nhận về thương hiệu trong tâm trí khách hàng mục tiêu.
1.3.2 Quy trình xây dựng chiến lược tái định vị thương hiệu
Bao gồm các giai đoạn: Phân tích và đánh giá thực trạng chiến lược định vị của doanh nghiệp thời gian qua; Xác định những nguyên nhân cơ bản của tái định vị thương hiệu; Xác lập chiến lược tái định vị; Thay đổi hệ thống nhận diện thương hiệu;Xây dựng chiến lược truyền thông thương hiệu.
THỰC TRẠNG CHIẾN LƯỢC ĐỊNH VỊ THƯƠNG HIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO NGỌC
Giới thiệu về Công ty Cổ phần Bảo Ngọc
Công ty được thành lập năm 1989 Hoạt động theo mô hình cơ sở, sản xuất và bán hàng tại 96 Hai Bà Trưng, Hà Nội Tháng 8 năm 2012 chuyển đổi thành mô hình công ty cổ phần và có thêm cổ đông mới đến từ Nhật Bản
Ngành kinh doanh chính: Sản xuất bánh, kẹo trong nước và xuất khẩu; Kinh doanh chuỗi Bảo Ngọc Bakery; Kinh doanh đồ uống.
Đặc điểm thị trường ngành bánh Việt Nam
2.2.1 Khát quát về sản phẩm và thị trường
Những năm gần đây, bánh kẹo là ngành có tốc độ tăng trưởng cao và ổn định tại Việt Nam Theo báo cáo của BMI về ngành thực phẩm và đồ uống, tốc độ tăng trưởng doanh số của ngành bánh kẹo (gồm cả socola) trong giai đoạn 2010-2014 của Việt Nam ước đạt 8-10% [14] Lý do chủ yếu là:
- Nhu cầu thiết yếu & cần thiết.
- Mức độ thu nhập của người dân được cải thiện.
- Tốc độ phát triển ngành hàng tăng cao bình quân 10% - 30%/năm.
- Xu hướng tiêu dùng thay đổi sản phẩm đáp ứng nhanh, gọn đủ chất dinh dưởng và an toàn thực phẩm
2.2.2 Đặc điểm cơ bản của ngành và doanh nghiệp sản xuất
Thứ nhất, Việt Nam là thị trường tiềm năng với tốc độ tăng trưởng cao (10 -
12%/năm) so với mức trung bình trong khu vực (3%/năm) và của thế giới (1 - 1,5%/năm) Thứ hai, đặc điểm tiêu dùng bánh kẹo Việt Nam có tính chất mùa vụ khá rõ nét Thứ ba, mức độ cạnh tranh trên thị trường khá gay gắt Thứ tư, nguyên vật liệu đầu vào chính của ngành đến từ hai nguồn: nhập khẩu (các nguyên liệu chính như bột mì, đường, hương liệu và các chất phụ gia) và nguyên liệu trong nước (đường, trứng,sữa ) Thứ năm, mặt bằng công nghệ và trang thiết bị sản xuất bánh kẹo của các doanh nghiệp trong nước hiện nay khá hiện đại và đồng đều Đồng thời, các nhà sản xuất có uy tín trong nước đều áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế như HACCP, ISO vào quá trình sản xuất, thông tin sản phẩm minh bạch đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của khách hàng
Phân đoạn thị trường và thị trường mục tiêu của công ty
Số liệu thống kê của công ty cho thấy, Khách hàng của BẢO NGỌC là người tiêu dùng đã được phân đoạn dựa trên hai tiêu thức chính là thu nhập và hành vi tiêu dùng, cụ thể là lý do mua hàng
Chiến lược lựa chọn thị trường mục tiêu của công ty là bao phủ thị trường, điều đó được chứng tỏ bằng việc danh mục sản phẩm của công ty có đầy đủ các sản phẩm hướng tới các phân đoạn kể trên.
Các hoạt động định vị cho thương hiệu “Bảo Ngọc” và sản phẩm của công ty
2.4.1 Hoạt động định vị thương hiệu Bảo Ngọc
Thương hiệu BẢO NGỌC đã có mặt trên thị trường từ những năm 90 của thế kỉ trước Nhìn lại hoạt động tạo dựng hình ảnh và tính cách thương hiệu BẢO NGỌC trong tâm trí khách hàng mục tiêu, có thể nhận thấy rằng, chủ trương xây dựng tính cách thương hiệu của công ty là khá hợp lý, đặc biệt ở tính truyền thống và văn hóa dân tộc Nét tính cách còn lại mà công ty có chủ trương tạo dựng là sự trung thực, thân thiện Với điều kiện công ty phải đầu tư cho việc xây dựng hình ảnh, đặc biệt khi tên gọi “BẢO NGỌC”- phần nào đã nói lên tính cách này, tính cách này phải được thổi vào bầu không khí sản xuất trong nội bộ công ty, trong hoạt động tiêu thụ của công ty khi tiếp xúc với khách hàng… Để đánh giá mức độ thành công của hoạt động xây dựng hình ảnh thương hiệu tại công ty cổ phần BẢO NGỌC, tác giả đã tiến hành nghiên cứu khảo sát bằng bảng hỏi Kết quả cho thấy: việc tạo dựng hình ảnh và tính cách thương hiệu đã khiến thương hiệu có tính “nhận dạng”, đã có cầu nối giữa niềm tin thầm kín của khách hàng với tính cách thương hiệu, tuy nhiên hiệu quả còn chưa cao.
Qua nghiên cứu đánh giá của người tiêu dùng về BẢO NGỌC, chúng ta có thể thấy rằng, ở hầu hết các tiêu chí đưa ra, Kinh Đô là nhãn hiệu dẫn đầu với sự vượt trội rõ rệt, đúng với sự lựa chọn vị thế của thương hiệu này BẢO NGỌC và các công ty này chưa dẫn đầu ở một tiêu chí nào trong nhận thức của khách hàng, việc thuyết phục khách hàng về một thuộc tính khác biệt rõ ràng là trở nên khó khăn hơn
BẢO NGỌC chưa thể tập trung khuếch trương một cách nhất quán vào một đặc điểm, một tiêu chí cụ thể Hiện tại, những hoạt động khuếch trương thương hiệu BẢO NGỌC chỉ tập trung vào thông báo tên và hình ảnh thương hiệu, chưa truyền tải được tính cách thương hiệu.
2.4.2 Hoạt động định vị các sản phẩm của công ty a/ Các sản phẩm bánh ga tô và bánh cracker: được định vị là sản phẩm bình dân, giá trung bình b/ Các sản phẩm bánh mì, bánh bông lan: được tạo dựng hình ảnh của những sản phẩm bình dân với cách đóng gói thông thường, giá bán trung bình, hướng tới các đoạn thị trường (2), (3), (5) c/ Bánh trứng nướng: hiện nay công ty chỉ có một sản phẩm là bánh trứng nướng kito, được định vị là sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, phù hợp cho cuộc sống hiện đại, hướng đến khách hàng có thu nhập trên dưới 5 triệu đồng/tháng d/ Bánh mì, bánh bông lan, bánh ga tô: được định vị là các sản phẩm tiện lợi và giàu dinh dưỡng, phù hợp cho cuộc sống hiện đại bận rộn, hướng tới các khách hàng sống ở thành thị thuộc các đoạn thị trường (1), (2) là chủ yếu.e/ Bánh trung thu, mứt tết: gồm có các sản phẩm được định vị là sản phẩm cao cấp và mang đậm hương vị, văn hóa truyền thống
Hình ảnh cụ thể của về sản phẩm của công ty có thể được hình thành dựa trên: sự thiết kế và truyền bá hình ảnh mà doanh nghiệp lựa chọn; kinh nghiệm của khách hàng qua tiêu dùng sản phẩm Hoạt động thiết kế và truyền bá hình ảnh được công ty chú trọng nhiều hơn vào thương hiệu mẹ BẢO NGỌC và sản phẩm thời vụ, ít tập trung vào những sản phẩm tiêu dùng hàng ngày Do đó, những hình ảnh và liên tưởng khách hàng có được về sản phẩm của công ty chủ yếu là do kinh nghiệm của họ trong tiêu dùng sản phẩm.
2.4.3 Những tồn tại và nguyên nhân
Chiến lược định vị chưa rõ ràng; Hình ảnh thương hiệu trong tâm trí khách hàng bị phai mờ đối với khách hàng cũ, lớn tuổi và không phù hợp đối với khách hàng mới, trẻ tuổi Những tuyên bố mang tính văn bản, đang được thể hiện trên các ấn phẩm nội bộ và trang web, nhưng mức độ phổ biến ra cộng đồng chưa đáp ứng yêu cầu
Nguyên nhân chủ quan: Chiến lược phát triển của công ty thay đổi; Hoạt động truyền thông chưa được đầu tư thỏa đáng; Thông điệp truyền thông chưa ấn tượng, khó ghi nhớ; Chưa có bộ phận hay cá nhân chuyên trách về thương hiệu./.
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CHIẾN LƯỢC
Mục tiêu phát triển và tầm nhìn thương hiệu của Công ty
3.1.1 Xu hướng phát triển của thị trường
Theo các chuyên gia kinh tế nhận định, xu hướng phát triển của ngành thực phẩm nói chung và bánh kẹo nói riêng tại Việt Nam là tất yếu Thị trường bánh kẹo Việt Nam được đánh giá là có tiềm năng rất lớn song các DN nội chiếm thị phần lớn nhưng sản phẩm lại chưa đa dạng nên còn gặp khó khăn khi cạnh tranh với bánh kẹo ngoại Người tiêu dùng đã hướng đến dùng các loại bánh kẹo, đồ uống có thương hiệu của Việt Nam hơn là các sản phẩm cùng loại của nước ngoài không rõ nguồn gốc, xuất xứ… Giá bánh kẹo tại Việt Nam ít biến động thường xuyên như các sản phẩm khác mà thường được giữ cố định trong một thời gian từ 3-6 tháng, và có xu hướng tăng lên chứ rất hiếm khi giảm xuống
3.1.2 Mục tiêu phát triển của Công ty
Từ 2012 đến 2015, tập trung khai thác mạnh vào 15 tỉnh trong điểm của Miền Bắc đồng thời khai thác và mở rộng khắp các tỉnh còn lại đến 2017 Khai thác những dòng sản phẩm có lợi nhuận cao tối thiểu GP/dòng SP là 30% Khai thác tập trung chuyên sâu cho 03 dòng sản phẩm : Phục vụ tại chỗ - phục vụ theo khẩu phần và phục vụ theo hệ thống kênh GT có chọn lọc Khai thác tối đa các dòng sản phẩm theo mùa vụ, đồng thời tạo lập và xây dựng mối quan hệ tốt với khối CQXN
Từ năm 2015 -2017 cổ phần hóa toàn bộ Công ty hoặc từng ngành hàng và niêm yết trên thị trường chứng khoán.
Hoạt động định vị của một công ty gắn liền với chiến lược cạnh tranh của công ty đó Hiện nay, bằng việc phát triển những sản phẩm có khác biệt so với các sản phẩm hiện có, công ty cổ phần BẢO NGỌC đang dần chứng tỏ chiến lược cạnh tranh khác biệt hóa là có hiệu quả
- Phát triển “BẢO NGỌC” trở thành tập đoàn trong ngành thực phẩm.
-Top 3 thương hiệu mạnh trong ngành thực phẩm tại Miền Bắc
Phân đoạn thị trường và lựa chọn thị trường mục tiêu của công ty
Tác giả đề xuất 2 tiêu chí phân đoạn thị trường khác, đó là lợi ích tìm kiếm và mục đích mua hàng Theo phương án phân đoạn mới này, chiến lược tái định vị đối với sản phẩm mà người thực hiện đề nghị là chiến lược định vị theo thuộc tính sản phẩm.
Các yếu tố định vị thương hiệu Bảo ngọc
Để lựa chọn các biến số phân biệt làm cơ sở cho chiến lược tái định vị, cần phải tính đến 3 nhân tố cơ bản là: những mong đợi của khách hàng, định vị của các đối thủ cạnh tranh và những yếu tố quyết định thành công của sản phẩm.
Lựa chọn chiến lược tái định vị cho Công ty
Công ty nên tập trung thực hiện các hoạt động tái định vị vào các sản phẩm thế mạnh của công ty, mang lại phần lớn doanh thu cho công ty, và từng bước tạo dựng các hình ảnh của thương hiệu trong tâm trí khách hàng mục tiêu
Về việc gắn nhãn hiệu lên sản phẩm, cách làm của công ty hiện nay là hợp lý,khi sử dụng tên riêng cho từng sản phẩm, kết hợp với sự xuất hiện của logo BẢONGỌC trên bao bì
Có hai nét tính cách mà công ty nên lựa chọn để tạo dựng Thứ nhất, đó là nét tính cách thương hiệu dựa trên tên gọi BẢO NGỌC Theo nghĩa tiếng Việt, BẢO NGỌC là từ dùng để chỉ tình bạn thân thiết, gắn bó Trong đó bao hàm sự trung thực, thân thiện Thứ hai, đó là tính truyền thống và tự tôn.
3.5 Giải pháp truyền thông marketing
T ác giả xin đề xuất một thông điệp truyền thông cho thương hiệu BẢO NGỌC:
BẢO NGỌC là người bạn thân thiện của người tiêu dùng, luôn lắng nghe, sẻ chia và trung thực
Công ty nên xem xét việc ngừng treo các băng rôn mang thương hiệu BẢO NGỌC tại các cửa hàng bán lẻ nhỏ, vì đó là các băng rôn mang hình ảnh sản phẩm được định vị là bình dân, giá rẻ Công ty nên thực hiện hoạt động khuếch trương đối với một số sản phẩm mũi nhọn hiện nay như bánh mì sandwich, bánh trứng nướng kito và bánh Trung thu.
Qua báo cáo chuyên đề này, người thực hiện đã có một số đề xuất nhằm hoàn thiện hoạt động tái định vị thương hiệu BẢO NGỌC cho Công ty Cổ phần BẢO NGỌC Theo đó, công ty nên giữ gìn và tạo dựng một hình ảnh xuyên suốt cho cả thương hiệu BẢO NGỌC là sự trung thực, thân thiện đúng với ý nghĩa cái tên BẢO NGỌC Và truyền bá tính cách đó qua hệ thống nhận diện thương hiệu và sự khác biệt về hình ảnh con người BẢO NGỌC so với đối thủ.
TáI ĐịNH Vị THƯƠNG HIệU BảO NGọC
CÔNG TY Cổ PHầN BảO NGọC
Ngời hớng dẫn khoa học: pGs.ts vò trÝ dòng
1 Tính cấp thiết của đề tài.
Trong sự cạnh tranh khốc liệt của cơ chế thị trường hiện nay, mỗi doanh nghiệp cần phải tạo cho mình một chỗ đứng trên thị trường và chiếm được vị trí nhất định trong tâm trí người tiêu dùng Chỉ có vậy, doanh nghiệp mới có thể tồn tại và phát triển được Định vị sản phẩm và thương hiệu là yếu tố quan trọng của chiến lược Marketing giúp doanh nghiệp có thể đạt được điều đó với một kết quả tốt nhất Thông qua chiến lược định vị, những kết quả đạt được từ những hoạt động của Marketing-mix sẽ giúp khách hàng nhận thức được những giá trị nổi trội mà họ nhận được khi mua sản phẩm của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh, uy tín và thương hiệu của doanh nghiệp ngày càng được phát triển Sản phẩm của doanh nghiệp giành được sự lựa chọn của người tiêu dùng, do đó mà doanh số bán và thị phần sẽ tăng lên
Thị trường bánh kẹo đang ở tình trạng cạnh tranh gay gắt, nên để Công ty Bảo Ngọc có thể đứng vững trên thị trường, được người tiêu dùng tin cậy và lựa chọn thì vấn đề định vị thương hiệu sản phẩm là nhiệm vụ cấp thiết còn của Công ty Thực vậy, đã trải qua hai thập kỷ, thương hiệu Bánh Bảo Ngọc đã rất quen thuộc, gần gũi với người dân Hà Thành Không đơn giản bởi vì xuất hiện đầu tiên trên thị trường bánh ngọt từ những thập niên 90 mà Bảo Ngọc còn gắn bó với thực khách qua hương vị đặc trưng mà thương hiệu này mang lại Với một đội ngũ nghệ nhân lành nghề giàu kinh nghiệm đã làm nên một thương hiệu bánh ngọt hàng đầu Miền Bắc Việt Nam.
Bằng tất cả niềm đam mê và mong muốn mang lại sự thỏa mãn và hài lòng cho khách hàng; Bảo Ngọc Akito đã tiến hành xây dựng một mô hình hoàn toàn mới Bảo Ngọc Akito mang phong cách hiện đại và chuyên nghiệp hơn Với bề dày kinh nghiệm trong sản xuất và chế biến các loại bánh ngọt phù hợp với văn hóa ẩm thực của người Việt Nam Điểm mạnh là thấu hiểu về nhu cầu tiêu dùng về bánh ngọt, để từ đó mạnh dạn đầu tư cho 1 hướng đi mới, tiên tiến phù hợp với xu thế phát triển của thị trường. Ý thức được điều này tại Công ty Cổ phần Bảo Ngọc đã có những đầu tư không nhỏ cho Maketing và dây chuyền công nghệ mới để tái định vị thương hiệu Bảo Ngọc đã dần nhạt đi trong lòng người tiêu dùng, do đó đề tài “Tái định vị thương hiệu Bảo Ngọc – Công ty Cổ phần Bảo Ngọc ”có ý nghĩa thực tiễn rất lớn, sẽ giúp công ty lấy lại được thương hiệu của mình trong thời gian gần nhất
2 Mục đích nghiên cứu của luận văn.
Hệ thống hóa cơ sở lý luận về thương hiệu, định vị và tái định vị thương hiệu trên thị trường.
Phân tích thực trạng chiến lược định vị thương hiệu của Công ty cổ phần Bảo Ngọc.
Đưa ra một số kiến nghị, giải pháp nhằm mục đích tái định vị thương hiệu bánh
Bảo Ngọc cho Công ty Cổ phần Bảo Ngọc.
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn.
Đối tượng: Nghiên cứu về thương hiệu Bảo Ngọc – Công ty cổ phần Bảo Ngọc trên cơ sở hiểu biết hành vi mua của người tiêu dùng và các hoạt động Marketing-mix.
Phạm vi: Nghiên cứu định vị và tái định thương hiệu bánh Bảo Ngọc của Công ty Cổ phần Bảo Ngọc, giai đoạn 2013-2015, tập trung trên một số địa bàn các tỉnh phía Bắc
4 Tiếp cận và phương pháp nghiên cứu của luận văn.
Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở áp dụng những lý luận và phương pháp luận về định vị và tái định thương hiệu trên thị trường của Công ty
Trong đề tài sử dụng các phương pháp hệ thống, thống kê, so sánh, phân tích và tổng hợp; Phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng
Các phỏng vấn cá nhân sẽ được thực hiện đối với các khách hàng sử dụng bánh Bảo Ngọc tại khu vực Hà Nội và các tỉnh, Thành phố khác phía Bắc
Trong các phỏng vấn cá nhân, đối tượng được mời tham gia sẽ không bị hạn chế về tuổi bởi vì cách thức phỏng vấn linh hoạt và thích ứng với mỗi người tham gia. Mục đích là nhận biết thái độ và sự đánh giá của người tiêu dùng đối với chất lượng sản phẩm bánh Bảo Ngọc của công ty, những kỳ vọng của người tiêu dùng về một hình ảnh thương hiệu mới.
Các phiếu điều tra dưới dạng được phát phiếu cho các khách hàng khi đến các đại lý mua bánh Bảo Ngọc tại Hà Nội trả lời thông qua phiếu điều tra được phát Để đảm bảo kết quả thu được mang tính khách quan, phổ biến và tổng hợp, mẫu điều tra sẽ được phân bổ ở cả khu vực Hà Nội và các tỉnh, thành phố khác.
+ Đối tượng nghiên cứu điều tra
Quy mô mẫu và cơ cấu mẫu điều tra Cuộc điều tra được thực hiện với
200 người, cơ cấu như sau:
Cơ cấu mẫu điều tra
Thu nhập/ tháng Hà Nội Tỉnh thành khác
Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu ngẫu nhiên có chủ đích
Phương thức thu thập thông tin: Phỏng vấn cá nhân trực tiếp tại điểm bán
5 Ý nghĩa khoa học của luận văn. Ý nghĩa khoa học: Hệ thống các lý thuyết về xây dựng chiến lược tái định thương hiệu Đề xuất phương pháp xây dựng chiến lược tái định vị thương hiệu của doanh nghiệp Kết quả nghiên cứu có những đóng góp nhất định vào việc nghiên cứu hoàn thiện phương pháp luận xây dựng chiến lược tái định vị thương hiệu của doanh nghiệp Ý nghĩa thực tiễn: Công ty Cổ phần Bảo Ngọc là nơi người viết luận văn đang công tác, do vậy, ngoài ý nghĩa luận văn tốt nghiệp thạc sỹ, hy vọng kết quả nghiên cứu của luận văn là tài liệu để Công ty tham khảo áp dụng, các cá nhân và doanh nghiệp khác tham khảo trong nghiên cứu xây dựng chiến lược tái định vị thương hiệu của doanh nghiệp ḿình