TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ
Các công trình nghiên cứu đã thực hiện
1.1.1 Một số công trình có liên quan đến đề tài
Luận văn thạc sĩ "Nâng cao năng lực quản lý nhà nước của cán bộ, công chức chính quyền cấp xã ở tỉnh Hà Tĩnh hiện nay" của tác giả Trần Ánh Dương được thực hiện vào năm 2006.
- Luật văn Thạc sĩ Luật Nguyễn Thị Hậu: Nâng cao chất lượng đội ngũ
CBCC chính quyền cấp xã ở tỉnh Phú Thọ hiện nay (năm 2004).
- Luận văn Thạc sĩ Mạc Minh Sản: Hoàn thiện pháp luật về cán bộ chính quyền cấp cơ sở theo yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện nay,
- Luận văn thạc sĩ triết học Nguyễn Thị Hải: "Về đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã ở Thái Bình trong điều kiện cải cách nền hành chính nhà nước", Hà Nội, năm 1994.
1.1.2 Các đề tài nghiên cứu các cấp có liên quan đến đề tài
"Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp, hóa hiện đại hóa đất nước" của PGS.TS Nguyễn Phú
Trọng và PGS.TS Trần Xuân Sầm, Nxb Chính trị quốc gia, 2003.
"Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng đòi hỏi của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân" của TS Thang Văn Phúc và TS. Nguyễn Minh Phương, năm 2004
"Hệ thống công vụ và xu hướng cải cách của một số nước trên thế giới" của các tác giả TS Thang Văn Phúc, TS Nguyễn Minh Phương, Nguyễn Thu Huyền, Nxb Chính trị quốc gia, năm 2004
1.1.3 Các công trình đã được công bố trên các tạp chí, hội thảo
Tiến sĩ Lê văn Hòe: "Về hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị ở các tỉnh miền núi
TS Nguyễn Hữu Đức: “Bàn về chế độ, chính sách đối với cán bộ cơ sở xã, phường, thị trấn”, Tạp chí Tổ chức Nhà nước số tháng 1+2/2008.
Nguyễn Văn Đức: “Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn đáp ứng yêu cầu của Luật cán bộ, công chức”, Tạp chí Tổ chức Nhà nước số tháng 3/2011.
Các vấn đề còn tồn tại và hướng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu này là công trình tiên phong đánh giá chất lượng cán bộ chính quyền cấp xã tại một địa phương cụ thể từ cả góc độ đánh giá của Nhà nước và người dân Trước đó, tại huyện Mai Sơn, chưa có bất kỳ nghiên cứu nào tập trung vào chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, thị trấn Công trình này hướng đến mục tiêu cụ thể là nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, thị trấn, hứa hẹn khả năng ứng dụng hiệu quả cho địa phương trong việc cải thiện chất lượng đội ngũ cán bộ cấp cơ sở.
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CHÍNH QUYỀN CẤP XÃ Ở NƯỚC TA
Chính quyền cấp xã
- Chính quyền cấp xã có vị trí, vai trò rất quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đặc biệt là trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước hiện nay Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: "Cấp xã là gần dân nhất, là nền tảng của hành chính Cấp xã làm được việc thì mọi việc đều xong xuôi" [48, tr.371-372]
- Đặc điểm của chính quyền cấp xã
Một là: Chính quyền cấp xã có HĐND là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương và UBND do HĐND bầu ra là cơ quan chấp hành của HĐND, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương
Hai là: Tổ chức bộ máy chính quyền cấp xã không có các cơ quan tư pháp:
Viện kiểm sát nhân dân và Tòa án nhân dân.
Chính quyền cấp xã đóng vai trò quan trọng trong việc tiếp xúc trực tiếp với người dân Cán bộ chính quyền cấp xã là những người trực tiếp giải quyết các vấn đề liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của dân thường.
Bốn là: Trong hoạt động của chính quyền cấp xã, giữa HĐND và UBND khó tách biệt nhau về các lĩnh vực thẩm quyền và UBND có ưu thế vượt trội.
Năm là: Chính quyền ở đây không chỉ là cơ quan cai trị - quản lý mà còn là cơ quan thể hiện lợi ích chung của dân cư.
Đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cấp xã
Cán bộ, công chức chính quyền cấp xã là những công dân Việt Nam được hưởng lương từ ngân sách nhà nước sau khi được bầu giữ chức vụ hoặc trúng tuyển giữ chức danh tại Hội đồng nhân dân hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã Họ làm việc trong biên chế theo quy định của pháp luật.
Cán bộ, công chức chính quyền cấp xã là người có vị trí, vai trò quan trọng trong việc ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội ở cơ sở, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, tạo điều kiện phát huy tính tự quản trong cộng đồng dân cư.
2.2.3 Đặc điểm của cán bộ, công chức chính quyền cấp xã
- Cán bộ, công chức chính quyền cấp xã là những người gần dân, sát dân, biết dân, trực tiếp triển khai đường lối của Đảng, chính sách pháp lụât của Nhà nước vào dân, gắn bó với nhân dân.
- Cán bộ, công chức chính quyền cấp xã có tính ổn định thấp so với cán bộ, công chức nhà nước cấp trên
- Cán bộ, công chức chính quyền cấp xã là người đại diện cho quần chúng nhân dân lao động ở cơ sở
- Cán bộ, công chức chính quyền cấp xã là người trực tiếp giải quyết tất cả các yêu cầu, quyền lợi chính đáng từ nhân dân, là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân
- Cán bộ, công chức chính quyền cấp xã do dân bầu ra
Số lượng cán bộ, công chức cấp xã trên toàn quốc hiện nay rất cao, gần bằng tổng số cán bộ, công chức hành chính ở cấp trung ương và 63 tỉnh thành cộng lại.
2.2.4 Tiêu chuẩn của cán bộ, công chức chính quyền cấp xã Để thực hiện được chức trách, nhiệm vụ được giao đòi hỏi cán bộ, công chức cấp xã phải đáp những tiêu chuẩn chung và tiêu chuẩn cụ thể theo Quyết định số
Chất lượng cán bộ, công chức chính quyền cấp xã
2.3.1 Khái niệm chất lượng cán bộ, công chức chính quyền cấp xã
Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cấp xã là chỉ tiêu tổng hợp đánh giá phẩm chất đạo đức, trình độ, năng lực và khả năng thích ứng, thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ được giao của họ.
Những tiêu chí đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cấp: Phẩm chất đạo đức; Trình độ đào tạo; Kỹ năng nghề nghiệp; Mức độ đảm nhận công việc của cán bộ, công chức cấp xã; Cơ cấu của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã
2.3.3 Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cấp xã
- Yếu tố đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức chính quyền cấp xã
- Cơ chế tuyển dụng, bổ nhiệm, sử dụng cán bộ, công chức chính quyền cấp xã
- Yếu tố pháp luật về chế độ, chính sách cán bộ, công chức chính quyền cấp
- Yếu tố quản lý, kiểm tra, giám sát cán bộ, công chức chính quyền cấp xã
2.4 Yêu cầu phải nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cấp xã
- Xuất phát từ yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền.
- Xuất phát từ vai trò của cán bộ, công chức cấp xã và chính quyền cấp xã
- Xuất phát từ bất cập về trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cấp xã hiện nay
- Xuất phát từ yêu cầu nâng cao phẩm chất đạo đức; khắc phục tình trạng thoái hóa, biến chất của đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cấp xã.
THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CHÍNH QUYỀN CẤP XÃ Ở HUYỆN MAI SƠN
Một số đặc điểm về tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cấp xã của huyện Mai Sơn
3.1.1 Đặc điểm về điều kiện tự nhiên
Mai Sơn là một huyện miền núi của tỉnh Sơn La Phía Đông giáp huyện BắcYên, Yên Châu Phía Tây giáp huyện Sông Mã Phía Nam giáp tỉnh Hủa Phăn của Lào với đường biên giới dài 8 km Cách thành phố Sơn La 30 km về phía Bắc Diện tích tự nhiên của huyện Mai Sơn là 142.821 ha chiếm 10,03% diện tích cả tỉnh.
Huyện Mai Sơn sở hữu nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng và phong phú Tuy nhiên, trữ lượng các mỏ khoáng sản tại đây khá nhỏ, phân tán và điều kiện khai thác còn khó khăn do nằm xa các tuyến đường giao thông.
Mai Sơn có khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa đông lạnh khô, mùa hè nóng ẩm mưa nhiều, mưa tập trung vào các tháng 7 và 8 (không có bão), thỉnh thoảng có giông và mưa đá, lượng mưa trung bình hàng năm là 1.276 mm Nhiệt độ cao nhất là 25,7 0 C, nhiệt độ thấp nhất là 17 0 C, nhiệt độ trung bình là 24,02 0 C.
3.1.2 Đặc điểm về dân cư
Theo thống kê năm 2010 dân số toàn huyện là 138.750 người, trong đó khu vực thành thị chiếm 12,71%, mật độ dân số bình quân 97 người/km 2 nhưng phân bố không đều mật độ dân số cao nhất là thị trấn Hát Lót 1.179 người/km 2 , thấp nhất toàn huyện là xã Phiêng Cằm có 31 người/km 2
3.1.3 Đặc điểm về an ninh - chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội
Trong những năm qua công tác quốc phòng an ninh thường xuyên được huyện quan tâm củng cố, luôn đảm bảo giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, an ninh biên giới được giữ vững, tăng cường khối đoàn kết các dân tộc
Các hoạt động văn hóa thể dục thể thao phát triển về cả số lượng, chất lượng, công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật, thực hiện các chủ trương đường lối, chính sách của Đảng và nhà nước đã bám sát nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng - an ninh của huyện
Kinh tế duy trì được tốc độ tăng trưởng khá; hoàn thành cơ bản các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội Tổng giá trị gia tăng toàn xã hội năm 2010 đạt: 1.756,0 tỷ đồng (giá hiện hành) tăng 1300,3 tỷ so với năm 2004; Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) đạt 16,5%, Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng GDP công nghiệp, xây dựng, giảm tỷ trọng GDP nông, lâm nghiệp Thu nhập bình quân đầu người đạt 13,3 triệu đồng/người/năm tăng 9,67 triệu đồng so với năm 2004
3.1.4 Đặc điểm tổ chức chính quyền cấp xã
Bộ máy chính quyền cấp xã huyện Mai Sơn được tổ chức theo Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003, bao gồm HĐND là cơ quan quyền lực nhà nước địa phương do dân cử và UBND là cơ quan hành chính nhà nước do HĐND bầu ra HĐND cấp xã gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch; UBND cấp xã gồm Thường trực UBND và 7 chức danh công chức Đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã luôn được quan tâm kiện toàn, đảm bảo đủ số lượng và chất lượng.
Thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cấp xã huyện
Việc tuyển dụng, bổ nhiệm đội ngũ cán bộ cấp xã tại huyện Mai Sơn hầu như chưa gắn với việc thi tuyển, lựa chọn về chuyên môn, nghiệp vụ
Việc sắp xếp, sử dụng công chức chưa có sự liên kết chặt chẽ với công tác tuyển dụng, dẫn đến tình trạng nhiều công chức chưa được bố trí đúng vị trí, công việc phù hợp với trình độ chuyên môn và nghiệp vụ đã được đào tạo Điều này khiến họ chưa thể phát huy hết năng lực của mình, cũng như thiếu động lực trong công việc, học tập và rèn luyện để nâng cao trình độ chuyên môn.
Công tác luân chuyển cán bộ, công chức về cơ sở còn ít, chỉ chú ý đến bồi dưỡng, rèn luyện cán bộ được luân chuyển, chứ chưa chú trọng đến nâng cao năng lực quản lý nhà nước cho chính quyền cơ sở.
3.2 Thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cấp xã huyện Mai Sơn (2007-2011)
3.2.1 Đặc điểm của đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cấp xã huyện Mai Sơn
- Đa số cán bộ, công chức cấp xã ở huyện Mai Sơn là dân tộc thiểu số
- Trình độ cán bộ, công chức cấp xã ở huyện Mai Sơn thấp hơn nhiều so với tiêu chuẩn, yêu cầu và mặt bằng chung của cả nước
- Cán bộ, công chức cấp xã phải đương đầu thường xuyên với những vấn đề an ninh chính trị, trật tự xã hôi.
3.2.2 Thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cấp xã huyện Mai Sơn
3.2.2.1 Về phẩm chất đạo đức, lối sống
Kết quả điều tra xã hội học phản ánh như sau (câu 1, phiếu khảo sát): xếp loại tốt 75%; loại trung bình 20%; yếu kém 3% và khó trả lời 2%
3.2.2.2 Về trình độ của đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cấp xã
Trình độ văn hóa TH có xu hướng thay đổi không ổn định Năm 2007 là 1,36% và giảm xuống 0,32% vào năm 2010 Nhưng đến năm 2011 có xu hướng tăng lên 1,47%, Về trình độ THCS có xu hướng giảm, cụ thể: năm 2007 là 56,46% đến năm
2010 là 51,27% và giảm xuống còn 18,58% vào năm 2011 Về trình độ THPT có xu hướng tăng: năm 2007 là 42,18% đến năm 2011 là 79,94%
Ttrình độ chuyên môn của cán bộ, công chức chính quyền cấp xã huyện Mai Sơn có xu hướng tăng dần số lượng những người có trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng và đại học, trên đại học: năm 2007 là 48,63% và tăng lên 77,58% vào năm
2011 Giảm dần số lượng những người chưa qua đào tạo: từ 51,37% năm 2007 xuống còn 22,42% năm 2011 Đây là xu hướng tích cực thúc đẩy sự phát triển của đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cấp xã, làm tiền đề cho việc phát triển kinh tế xã hội của xã từ đó phát triển kinh tế xã hội chung trong toàn huyện.
* Trình độ lý luận chính trị
Những người chưa được đào tạo về lý luận chính trị giảm từ 59,52% năm
2007 xuống còn 52,51% năm 2011 Trong khi đó những người được đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị giai đoạn 2007 - 2011 tăng từ 40,47% lên 47,78%, tăng 7,31% so với năm 2011, cụ thể: trình độ Sơ cấp tăng từ 8,5% lên 8,85%; trung cấp từ 31,97% tăng lên 38,93%; cao cấp - cử nhân từ 0% lên 0,59%.
* Về trình độ quản lý nhà nước
Trình độ quản lý nhà nước của đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cấp xã có tỷ lệ rất thấp, tỷ lệ tăng không đáng kể năm 2007 là 2,04% đến năm 2011 là 18,10% Trong khi đó những người chưa qua đào tao, bồi dưỡng về quản lý nhà nước có xu hướng giảm dần nhưng vẫn còn ở mức cao: năm 2007 là 97,96% đến năm 2011 là 81,90%.
3.2.2.3 Kỹ năng nghề nghiệp a Đối với các kỹ năng chung:
Mức độ thành thạo các kỹ năng ở mức thấp, cần có định hướng và giải pháp hữu hiệu để nâng cao tỷ lệ thành thạo, đáp ứng yêu cầu công việc Đối với các kỹ năng cụ thể
Mức độ thành thạo về nghiệp vụ của công chức ở các chức danh văn hóa – xã hội, tư pháp – hộ tịch, địa chính - xây dựng, văn phòng – thống kê cao hơn các lĩnh vực khác Mức độ chưa thành thạo còn khá cao, đặc biệt là công chức ở lĩnh vực Công an còn chiếm 35%, lĩnh vực quân sự là 33% và lĩnh vực tài chính – kế toán chiếm 38%. c Kỹ năng quản lý
Mức độ chưa thành thạo về các kỹ năng quản lý, điều hành của đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã còn khá cao
3.2.2.4 Đánh giá mức độ đảm nhận công việc của cán bộ, công chức chính quyền cấp xã
Kết quả điều tra cho thấy cán bộ, công chức chính quyền cấp xã chưa thật sự đáp ứng yêu cầu công việc và hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ được giao, trong đó có vai trò giám sát và chất lượng quyết định của HĐND cấp xã chưa thực sự hiệu quả.
Kết quả điều tra (câu 3,4 phiếu khảo sát) cho thấy: có 28% số người được hỏi đánh giá hoạt động của HĐND có thực chất; 51% đánh giá là hình thức; 12% cho rằng khó trả lời. b Về vai trò, hiệu lực, hiệu quả của UBND cấp xã trong việc chấp hành và điều hành các hoạt động kinh tế - xã hội ở địa phương.
Kết quả điều tra xã hội cho thấy (câu 5,6 phiếu khảo sát): Chỉ có 9,21% ý kiến đánh giá tốt, 38,67% ý kiến đánh giá khá, 40,05% đánh giá trung bình và 12,07% đánh giá yếu. c Chất lượng cung ứng các dịch vụ công của UBND các xã, thị trấn
Kết quản điều tra mức độ hài lòng chung: Rất hài lòng 180/291 phiếu (61,86%); hài lòng 110/291 phiếu (38,14%)
3.2.2.5 Về cơ cấu của đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cấp xã
Cơ cấu độ tuổi của của đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cấp xã huyện
Mai Sơn ta thấy trong năm 2007 thì đội ngũ cán bộ trẻ dưới 35 tuổi chỉ chiếm một phần nhỏ là 18,71%, nhưng đến năm 2010 và năm 2011 thì số lượng cán bộ, công chức trẻ đã tăng lên đáng kể đến 26,58% và 31,86% giúp trẻ hóa đội ngũ.
Cơ cấu về giới tính của đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cấp xã huyện Mai Sơn chiếm phần lớn là nam giới và độ chênh lệch giữa số lượng nam giới và nữ giới trong đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cấp xã huyện Mai Sơn của tỉnh vẫn còn rất lớn, không có sự thay đổi nhiều trong những năm qua, như tỷ lệ nữ giới tham gia vào công tác xã hội năm 2007 là 9,52%, năm 2008 là 10,36%; năm 2009 là 10,49%; năm 2010 là 11,39% và năm 2011 là 10,03% Sự chênh lệch này thể hiện sự không đồng đều giữa cán bộ, công chức nam và nữ, chưa thực sự đạt được sự bình đẳng giới.
Các giải pháp đã được áp dụng để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở huyện Mai Sơn
bộ, công chức cấp xã ở huyện Mai Sơn
- Thực hiện tốt công tác bầu cử cán bộ, tuyển dụng công chức
- Đổi mới công tác đánh giá cán bộ, công chức cấp xã
- Thực hiệt tốt công tác quy hoạch cán bộ, công chức cấp xã
- Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức
- Thực hiện công tác luân chuyển cán bộ tăng cường về cấp xã
Nhận xét về chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cấp xã huyện
- Đa số cán bộ, công chức chính quyền cấp xã có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt.
- Trình độ của đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cấp xã huyện Mai Sơn được nâng lên một bước.
- Cơ cấu đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền các xã của huyện ngày một hoàn chỉnh hơn, đáp ứng được yêu cầu của xã hội hiện nay
- Một số cán bộ, công chức chính quyền cấp xã có biểu hiện dao động, cơ hội,hách dịch, sách nhiễu nhân dân, tham ô, tham nhũng, có những lúc, những nơi còn có biểu hiện mất đoàn kết nội bộ, bè phái, cục bộ dẫn đến mất lòng tin ở nhân dân, làm giảm hiệu quả quản lý ở cơ sở
- Trình độ học vấn, trình độ lý luận, trình độ quản lý nhà nước, trình độ chuyên môn nghiệp vụ tuy được nâng lên một bước song vẫn còn thấp Hiện nay còn 51,62% cán bộ công chức chính quyền cấp xã chưa qua đào tạo, bồi dưỡng về lý luận chính trị; cán bộ, công chức chưa được đào tạo về chuyên môn còn tương đối nhiều 22,4% Đặc biệt trình độ quản lý nhà nước hầu như chưa được đào tạo 79,65%, đối tượng đã qua đào tạo chủ yếu là cán bộ chính quyền cấp xã nhưng phần lớn là các chương trình bồi dưỡng với thời gian ngắn dưới 1 tháng
- Kỹ năng nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cấp xã còn yếu
- Một số xã, thị trấn công tác lãnh đạo của Đảng ủy còn nhiều hạn chế, hoạt động của HĐND còn hình thức, hiệu quả của hoạt động giám sát và chất lượng các Nghị quyết của HĐND chưa cao Sự quản lý điều hành của UBND chưa phát huy được nội lực phát triển kinh tế - xã hội của địa phương
- Đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cấp xã ngày càng tăng về số lượng nhưng vẫn còn tình trạng vừa thừa vừa thiếu
3.4.3 Nguyên nhân của hạn chế
- Trình độ sản xuất hàng hoá, cơ sở vật chất kỹ thuật của huyện Mai Sơn nói riêng và tỉnh Sơn La nói chung còn kém phát triển, môi trường để cán bộ, công chức rèn luyện, trưởng thành còn hạn chế, những ảnh hưởng tiêu cực của cơ chế thị trường đã tác động không nhỏ đến năng lực quản lý nhà nước của cán bộ, công chức chính quyền cấp xã.
- Một số cấp uỷ và tập thể lãnh đạo chưa quán triệt đầy đủ sâu sắc các nguyên tắc, nghị quyết, quy định, hướng dẫn của cấp trên về công tác cán bộ nên chưa tạo được quyết tâm và sự thống nhất cao trong tổ chức thực hiện.
- Trong một thời gian dài các cấp, các ngành chưa xây dựng được quy hoạch có tính chất chiến lược về cán bộ, nhất là tạo nguồn cho cán bộ cơ sở, tiêu chuẩn cho từng cán bộ, công chức chính quyền cấp xã.
- Một số cấp ủy Đảng, thủ trưởng cơ quan chưa thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ và quy trình trong công tác cán bộ, chưa chú ý quản lý và rèn luyện cán bộ đảng viên về mặt phẩm chất chính trị và đạo đức cách mạng
- Chưa có chế độ đãi ngộ thích đáng và tạo điều kiện, phương tiện cần thiết cho cán bộ làm công tác ở cơ sở.
- Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức chính quyền cấp xã còn chắp vá Nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng chưa thiết thực, còn thiên về lý luận, chưa chú trọng kỹ năng thực hành, phương pháp giảng dạy chậm được đổi mới.
- Bản thân người cán bộ, công chức chính quyền cấp xã chưa thực sự tự giác tu dưỡng, rèn luyện và nổ lực phấn đấu vươn về mọi mặt nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp cách mạng trong giai đoạn mới.
- Bản thân gia đình nhiều cán bộ, công chức còn thuộc diện nghèo, khó khăn vì vậy điều kiện để tham gia học tập, giành thời gian tận tâm cho công việc còn hạn chế.
Chương 4 GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN
BỘ, CÔNG CHỨC CHÍNH QUYỀN CẤP XÃ Ở HUYỆN
Các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cấp xã ở huyện Mai Sơn
- Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cấp xã phải nhận thức đúng vị trí, vai trò cấp xã
- Nhận thức đúng đắn vai trò của đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cấp xã
- Đảm bảo tính đồng bộ của cán bộ, công chức chính quyền cấp xã
- Đảm bảo từ yêu cầu thực tiễn trong công tác cán bộ của chính quyền cấp xã
4.2 Các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cấp xã ở huyện Mai Sơn
4.2.1 Thực hiện chuẩn hóa chức danh đối với cán bộ, công chức chính quyền cấp xã
* Đối với tỉnh Sơn La
UBND tỉnh ban hành Quyết định về việc quy định mức trợ cấp thôi việc đối với cán bộ, công chức cấp xã không đạt chuẩn trên địa bàn tỉnh Sơn La.
* Đối với huyện Mai Sơn
UBND huyện (trực tiếp là phòng Nội vụ) tiến hành khảo sát thống kê và phân loại cán bộ, công chức chính quyền cấp xã theo 2 nhóm: nhóm đủ tiêu chuẩn và nhóm không đủ tiêu chuẩn.
- Đối với số cán bộ, công chức chính quyền cấp xã đủ tiêu chuẩn thì tạo điều kiện cho họ tiếp tục hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ và học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị đáp ứng yều cầu của công việc trong giai đoạn hiện nay.
- Đối với số cán bộ, công chức chưa đủ tiêu chuẩn thì cần phải xem xét, nghiên cứu để có cơ chế giải quyết cho phù hợp
4.2.2 Các giải pháp về lựa chọn, tuyển dụng và bố trí, sử dụng, luân chuyển cán bộ công chức cấp xã
4.2.2.1 Đổi mới công tác lựa chọn, tuyển dụng cán bộ, công chức cấp xã
* Đối với cán bộ chuyên trách
Việc bầu cử các chức danh cán bộ chuyên trách chính quyền cấp xã cần được đổi mới theo các hướng sau đây.
Thứ nhất, nâng cao chất lượng và xã hội hóa quy trình lựa chọn, giới thiệu nhân sự. Thứ hai, tiếp tục đổi mới hình thức tổ chức bầu cử Các chức vụ chủ chốt ở cấp xã nên áp dụng hình thức bầu cử trực tiếp, toàn thể nhân dân hoặc cử tri trong xã trực tiếp bầu cử.
Thứ ba, nên áp dụng mô hình Bí thư cấp ủy kiêm Chủ tịch UBND xã.
Thứ tư, đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng
Trong nỗ lực cải thiện chất lượng đội ngũ công chức cấp xã, UBND tỉnh sẽ xem xét ban hành Quyết định thay thế hoặc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 13/2010/UBND ngày 10/12/2010 nhằm nâng cao năng lực chuyên môn của đội ngũ này.
Thứ nhất, việc tuyển dụng công chức phải căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế.
Thứ hai, việc tuyển dụng công chức cấp xã cần phải thực hiện thông qua cả hai hình thức thi tuyển và xét tuyển.
Thứ ba, ưu tiên cộng điểm vào kết quả tuyển dụng Đối với hình thức thi tuyển thì cộng điểm vào kết quả tuyển dụng đối với những đối tượng tốt nghiệp Đại học chính quy loại giỏi, Thạc sỹ phụ hợp với chuyên ngành cần tuyển dụng để thu hút đội ngũ chất xám cho cơ sở Đối với hình thức xét tuyển thì cộng điểm vào kết quả tuyển dụng đối với những đối tượng là người dân tộc thiểu số - người địa phương có chuyên ngành tuyển dụng phụ hợp.
Thứ tư, nâng cao chất lượng của Hội đồng tuyển dụng đảm bảo thực hiện quy trình thi tuyển (xét tuyển) một cách nghiêm túc Ban hành quy chế thi tuyển (xét tuyển) một cách chặt chẽ, dân chủ, công khai, cạnh tranh và phổ biến quy chế một cách rộng rãi, công khai đến mọi người dân.
Thứ năm, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra để kịp thời phát hiện những sai phạm trong quá trình tuyển dụng Qua đó khắc phục, chấn chỉnh và xử lý những sai phạm kịp thời, đảm bảo tính công bằng, cạnh tranh trong tuyển dụng.
4.2.2.2 Bố trí, sử dụng, luân chuyển cán bộ, công chức phụ hợp
* Về bố trí, sử dụng cán bộ, công chức
Việc đổi mới và hoàn thiện phải đáp ứng một số yêu cầu cơ bản sau:
- Kiên quyết không bố trí mới những người không đủ tiêu chuẩn bằng cấp chuyên môn, nghiệp vụ vào các chức danh cán bộ, công chức theo quy định Kiên quyết loại bỏ những cán bộ, công chức có bản lĩnh chính trị không vững vàng, dao động cơ hội, những cán bộ kém về phẩm chất đạo đức, tư cách lối sống; những cán bộ yếu về năng lực (không có khả năng hoàn thành nhiệm vụ trong hai năm liên tục) ra khỏi bộ máy nhằm làm trong sạch bộ máy.
- Việc bố trí sử dụng cán bộ, công chức phải phát huy được năng lực, sở trường, chuyên môn, nghiệp vụ, ngành nghề đào tạo của từng cá nhân, đem lại cảm giác hài lòng, nâng cao tinh thần trách nhiệm, kích thích sự hăng say, nỗ lực của mỗi người trong thực hiện công việc được giao
- Chính sách bố trí sử dụng cán bộ, công chức phải tạo sự ổn định công việc một cách tương đối theo hướng chuyên môn hoá nhằm phát huy năng lực, sở trường của từng cán bộ, công chức
- Khi giao nhiệm vụ, công việc cho cán bộ, công chức phải gắn trách nhiệm với quyền hạn, thẩm quyền nhất định đảm bảo thực hiện tốt công việc được giao.
- Trong bố trí sử dụng cần tạo điều kiện và cơ hội phát triển bình đẳng cho mọi cán bộ, công chức
* Về luân chuyển cán bộ: Để nâng cao hiệu quả công tác luân chuyển cán bộ về cơ sở huyện cần thực hiện tốt các nội dung chủ yếu sau:
- Chỉ nên luân chuyển đối với cán bộ lãnh đạo ở cơ sở, không nên luân chuyển công chức cơ sở vì đây là các chức danh chuyên môn cần sự chuyên sâu và ổn định Chỉ nên luân chuyển cán bộ theo chiều dọc: giữa tỉnh, huyện - xã không nên luân chuyển cán bộ theo chiều ngang giữa xã với xã.
Cần luân chuyển cán bộ có năng lực, phẩm chất đạo đức tốt về cơ sở, tránh tình trạng đẩy xuống và coi đó là điểm dừng cuối cùng trong sự nghiệp Trẻ hóa đội ngũ cán bộ bằng cách ưu tiên luân chuyển cán bộ trẻ tài năng về cơ sở sẽ mang đến làn gió mới, tạo nên những đột phá trong tác phong và phương thức làm việc của chính quyền cấp cơ sở.
Kiến nghị
4.3.1 Kiến nghị đối với tỉnh
- Nghiên cứu ban hành các chế độ, chính sách (ngoài các chính sách của Chính phủ) đối với đội ngũ cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh
Tăng cường chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức cấp xã nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ Bên cạnh đó, xây dựng và ban hành các quy định, tiêu chuẩn để đánh giá, xếp loại tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân cấp xã, giúp đảm bảo tính hiệu quả, minh bạch và nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân.
- Tăng cường giáo dục nâng cao tinh thần trách nhiệm, đạo đức công vụ; xây dựng tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp cán bộ, công chức Tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong hoạt động công vụ, đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng trong bộ máy chính quyền cấp xã.
- Hỗ trợ kinh phí cho các huyện, thành phố trong việc xây dựng, tu sửa, sửa chữa trụ sở làm việc của UBND các xã, thị trấn; đầu tư máy móc, thiết bị, lắp đặt internet phục vụ cho hoạt động của bộ máy chính quyền cấp xã.
4.3.2 Kiến nghị đối với Trung ương
- Chính phủ cần có chính sách hỗ trợ để cùng với ngân sách địa phương bảo đảm các điều kiện cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cơ sở, kể cả đào tạo nguồn, đào tạo chuẩn hóa và đào tạo nâng cao trình độ
- Cùng với việc thực hiện chính sách hỗ trợ trong công tác đào tạo, bồi dưỡng, Chính phủ cần có chính sách "đầu ra" để giải quyết số cán bộ, công chức hiện nay không đủ điều kiện để đào tạo chuẩn hóa, do trình độ năng lực hạn chế,tuổi cao, sức khỏe yếu
- Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các văn bản có liên quan đến tổ chức bộ máy chính quyền chính quyền cơ sở; chế độ, chính sách đối với đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã,