1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp phát triển kinh doanh du lịch lữ hành Việt Nam 4

28 565 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 221,5 KB

Nội dung

Giải pháp phát triển kinh doanh du lịch lữ hành Việt Nam

Trang 1

Chơng II Thực trạng hoạt động kinh doanh

du lịch lữ hành ở Việt Nam trong giai

đoạn 1997-2001.

Năm 1997 đánh dấu sự bùng nổ cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệchâu á kéo dài hai năm Sự kiện đó làm biến đổi sâu sắc bối cảnh kinh tếkhu vực Đông Nam á Ngành kinh tế du lịch, và cụ thể là các doanh nghiệp

du lịch lữ hành cũng không nằm ngoài phạm vi tác động của cơn khủnghoảng này

Cuộc khủng hoảng mà nội dung chủ yếu là vòng xoáy phá giá đồngbản tệ của các nớc ASEAN dẫn tới các chi phí kinh doanh du lịch và do đó,giá các tour du lịch đến các nớc này giảm mạnh Hơn thế nữa, do nền kinh tế

bị tàn phá nặng nề, đặc biệt là tình trạng thâm hụt cán cân thanh toán vàthiếu ngoại tệ nghiêm trọng buộc chính phủ các nớc này phải đầu t mạnh mẽvào cơ sở hạ tầng du lịch cũng nh tạo hành lang pháp lý thông thoáng chohoạt động du lịch Ngành du lịch của họ cũng nhanh chóng tung ra nhiều ch-

ơng trình quảng bá rầm rộ cho các tour và địa danh du lịch với những lờichào mời hết sức hấp dẫn Tất cả những điều này khiến cho ngành du lịchViệt Nam phải chịu một sức ép cạnh tranh vô cùng khốc liệt từ các nớc lánggiềng và thời kỳ phát triển du lịch thuận lợi bắt đầu từ khi thực thi chínhsách mở cửa đã chấm dứt

Sau đây chúng ta sẽ nhìn lại tình hình hoạt động du lịch lữ hành ViệtNam trong giai đoạn khó khăn vừa qua (1997 - 2001)

1 Thực trạng tổ chức hoạt động kinh doanh du lịch lữ hành Việt Nam 1.1 Về tổ chức doanh nghiệp du lịch lữ hành

Từ khi Luật doanh nghiệp đợc ban hành, ngày càng có nhiều doanhnghiệp đăng ký kinh doanh du lịch lữ hành, đặc biệt tại các thành phố vàtrung tâm đô thị lớn nh Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh,… Tính đến thời Tính đến thời

điểm năm 2001, cả nớc đã có 168 doanh nghiệp kinh doanh du lịch lữ hànhquốc tế và khoảng 1000 doanh nghiệp kinh doanh du lịch lữ hành nội địa

Nh vậy, số lợng doanh nghiệp lữ hành quốc tế chiếm tỷ lệ 14,38%, còn các

Trang 2

doanh nghiệp lữ hành nội địa chiếm 85,62% Nếu xét theo tiêu chí nội dunghoạt động kinh doanh, thì loại hình TOUR OPERATOR có 200 doanh nghiệp(chiếm 17,12%) còn lại là các doanh nghiệp lữ hành môi giới.

Loại hình doanh nghiệp Số lợng Tỷ trọng (%) Doanh nghiệp du lịch lữ hành quốc tế 168 14,38

Doanh nghiệp du lịch lữ hành nội địa 1000 85,62

Doanh nghiệp du lịch lữ hành môi giới 968 82,88

(Báo cáo hàng năm của Tổng cục du lịch)

Xét về thành phần kinh tế, trong số tổng cộng 1168 doanh nghiệp dulịch lữ hành trên cả nớc, có 260 doanh nghiệp Nhà nớc, 8 doanh nghiệp liêndoanh và 900 công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần Nh vậy,thành phần kinh tế t nhân và tập thể chiếm tới 77,05%, thành phần kinh tếNhà nớc chỉ chiếm 22,26% và số doanh nghiệp liên doanh chỉ đạt 0,68%.Tính riêng trong lĩnh vực kinh doanh du lịch lữ hành quốc tế, trong số 168doanh nghiệp, có 70 doanh nghiệp Nhà nớc chiếm tỷ lệ 41,67%; 90 công tytrách nhiệm hữu hạn và cổ phần chiếm 53,57%

Từ những số liệu trên có thể thấy rằng, thành phần kinh tế t nhân đóngvai trò chính trong mọi hoạt động kinh doanh du lịch lữ hành, đặc biệt là lữhành nội địa Điều này thể hiện đợc sự năng động và nhậy bén của thànhphần này đồng thời qua đó cũng phản ánh đợc những chính sách của Nhà n-

ớc khuyến khích mọi cá nhân, tổ chức trong xã hội tham gia sản xuất kinhdoanh đã có hiệu quả tích cực Các doanh nghiệp Nhà nớc vẫn giữ đợc vị trí

đáng kể, chủ yếu trong du lịch lữ hành quốc tế Số doanh nghiệp liên doanhcòn quá khiêm tốn phản ánh mức độ hấp dẫn của môi trờng kinh doanh dulịch ở nớc ta đối với các nhà đầu t nớc ngoài cha cao

(Báo cáo hàng năm của Tổng cục du lịch)

Trong thời gian qua, hoạt động của các doanh nghiệp du lịch lữ hànhngày càng sôi động và phát triển cả về số lợng lẫn chất lợng Để đánh giáhiệu quả hoạt động cũng nh khuyến khích các doanh nghiệp mạnh dạn hơn

Bảng 2: Các thành phần kinh doanh du lịch lữ hành Bảng 1: Các loại hình doanh nghiệp du lịch lữ hành

Trang 3

nữa trong đầu t mở rộng quy mô kinh doanh, Tổng cục du lịch Việt Nam đã

tổ chức bình bầu 10 doanh nghiệp du lịch lữ hành hàng đầu (Top ten lữhành) bắt đầu từ năm 1999 và tiếp tục trở thành hoạt động thờng niên

Năm 2000, 10 doanh nghiệp lữ hành đạt danh hiệu Top ten là: Công tydịch vụ lữ hành Sài Gòn (Saigon Tourist); Công ty du lịch Việt Nam(Vietnam Tourism) tại Hà Nội; Công ty du lịch dịch vụ Bến thành; Công tyliên doanh OSC – SMI; Công ty du lịch Hoà Bình; Công ty du lịch thanhniên xung phong; Công ty liên doanh Exotissimo Cecais; Công ty du lịch HàNội (Hanoi Torseco); Công ty liên doanh APEX; Công ty du lịch Việt Nam(Vietnam Tourism) tại thành phố Hồ Chí Minh

Kết quả bình chọn Top ten lữ hành năm 2001, 9/10 doanh nghiệp tiếptục giữ vững danh hiệu này Công ty FIDI Tourist vơn lên trở thành doanhnghiệp du lịch lữ hành Top ten thứ 10, thay thế vị trí của Công ty du lịchHoà Bình Hoạt động bình bầu này đã thể hiện đợc không khí thi đua kinhdoanh trong lĩnh vực du lịch lữ hành cũng nh sự quan tâm, biểu dơng kịpthời và đúng mức của Tổng cục du lịch với những doanh nghiệp có cố gắngkhắc phục đợc khó khăn thời kỳ sau cuộc khủng hoảng 1997–1998

Cùng với sự gia tăng không ngừng về số lợng các doanh nghiệp du lịchlữ hành, nguồn nhân lực của các doanh nghiệp này mà cụ thể là đội ngũ h-ớng dẫn viên du lịch (những ngời trực tiếp tham gia và đóng vai trò quantrọng trong hoạt động lữ hành) đã có sự biến đổi rõ rệt Cho đến năm 2001,Tổng cục du lịch đã tiến hành kiểm tra, sát hạch và cấp thẻ cho 3607 hớngdẫn viên du lịch Trong đó, có 1551 ngời đợc cấp thẻ từ năm 1994-1997 và

(Báo cáo hàng năm của Tổng cục du lịch)

Xét về cơ cấu, trong số 2056 hớng dẫn viên mới đợc cấp thẻ (từ 2001), có 685 hớng dẫn viên tiếng Anh, 486 hớng dẫn viên tiếng Trung, 420hớng dẫn viên tiếng Pháp, 184 hớng dẫn viên tiếng Nhật, 126 hớng dẫn viêntiếng Nga, còn lại là hớng dẫn viên các thứ tiếng khác Tỷ lệ hớng dẫn viên

1997-Bảng 3: Tỷ trọng hớng dẫn viên du lịch các thứ tiếng

Trang 4

tiếng Anh cao nhất (chiếm 33,31%) phần lớn do đó là thứ tiếng thông dụngnhất đợc nhiều quốc gia sử dụng Tiếp đến, lợng hớng dẫn viên tiếng Trungchiếm khoảng 23,63% nhờ nớc ta có chung đờng biên giới với Trung Quốc,gần Đài Loan, Hồng Kông còn số hớng dẫn viên tiếng Pháp chiếm 20,42%vì Việt Nam nằm trong khối Pháp ngữ (Francophone) Từ đó có thể thấyrằng các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam hiện nay đang tập trung nhân lựckhai thác khối du khách sử dụng tiếng Anh, Pháp, Trung là chính và nhữngtập khách có nhiều triển vọng đến từ Nhật, Nga.

Đội ngũ hớng dẫn viên du lịch hiện nay không chỉ tăng về lợng mà cònnâng cao về chất Thông qua những khoá huấn luyện, đào tạo và bồi dỡngnghiệp vụ hớng dẫn đợc tổ chức ở các trung tâm du lịch lớn: Hà Nội, ĐàNẵng, Huế, thành phố Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Vũng Tàu, nhiều hớngdẫn viên du lịch thờng xuyên tự nâng cao kiến thức, trình độ chuyên môn vàngoại ngữ Nhiều địa phơng đã tổ chức các phong trào thi đua nh Hội thi h-ớng dẫn viên giỏi Hà Nội 1998, Hội thi hớng dẫn viên du lịch thành phố HồChí Minh làm tiền đề để Tổng cục du lịch tổ chức Hội thi hớng dẫn viên dulịch toàn quốc lần thứ I, lần thứ 2 năm 2000, 2001 Đây là hoạt động rất cóích không chỉ đối với bản thân những ngời làm công việc hớng dẫn mà cácdoanh nghiệp lữ hành cũng có điều kiện nâng cao chất lợng phục vụ dukhách, tạo dựng đợc uy tín ở trong và ngoài nớc

1.2 Cơ chế quản lý của Nhà nớc đối với các doanh nghiệp du lịch lữ hành

Hiện nay hoạt động du lịch nói chung và du lịch lữ hành nói riêng đợcNhà nớc quản lý theo hai cấp: Tổng cục du lịch và các Sở Du lịch, Thơngmại – Du lịch

Tổng cục du lịch là cơ quan trực thuộc chính phủ quản lý mọi hoạt

động du lịch trên cả nớc Chức năng quản lý nhà nớc của Tổng cục thể hiện

rõ qua những hoạt động nh sau: Ban hành các nghị định, thông t chỉ đạo vàhớng dẫn thi hành các pháp lệnh, nghị định, chỉ thị của Chính phủ về hoạt

động du lịch; Làm công tác tham mu cho Chính phủ, soạn thảo các nghị

định, quy chế về hoạt động du lịch, các quy hoạch du lịch, chiến lợc pháttriển du lịch quốc gia; Quản lý, giám sát hoạt động của các Sở Du lịch và SởThơng mại - Du lịch; Tổ chức các hoạt động hợp tác du lịch quốc tế, thamgia ký kết các hiệp định hợp tác du lịch; Theo dõi, lập chế độ báo cáo thống

kê đánh giá tình hình hoạt động du lịch trong cả nớc; Phối hợp với các Bộ

Trang 5

ngành liên quan tổ chức và điều phối thực hiện các chơng trình, sự kiện dulịch có quy mô toàn quốc; Chỉ đạo các Sở Du lịch, Sở Thơng mại – Du lịch

địa phơng, các cơ quan cấp dới bám sát hoạt động các doanh nghiệp du lịch

và nhanh chóng đề ra phơng hớng tháo gỡ những khó khăn vớng mắc Hoạt

động của Tổng cục du lịch về cơ bản mang tính chất vĩ mô, định hớng và tạo

điều kiện về mặt pháp lý cho các hoạt động kinh doanh du lịch

Các Sở Du lịch, Sở Thơng mại - Du lịch quản lý các hoạt động du lịchtrên địa bàn tỉnh, thành phố thuộc phạm vi trách nhiệm Chức năng quản lýnhà nớc của Sở Du lịch, Sở Thơng mại - Du lịch đợc thể hiện qua những hoạt

động sau: Xây dựng mạng lới quản lý, giám sát hoạt động các đơn vị kinhdoanh du lịch và khách du lịch trên địa bàn; Xây dựng chế độ báo cáo địnhkỳ; Phối hợp hoạt động với các ban, ngành địa phơng và các tỉnh bạn triểnkhai công tác quy hoạch du lịch; Tổ chức các lớp, khoá đào tạo và bồi dỡngcác cán bộ du lịch; Quảng bá, tuyên truyền cho các sự kiện văn hoá, hội chợ,liên hoan du lịch; Thể chế hoá các văn bản pháp quy của Nhà nớc về du lịch

để hạn chế những tiêu cực ảnh hởng tới kết quả hoạt động kinh doanh củadoanh nghiệp du lịch; Xử lý các sai phạm trong hoạt động kinh doanh dulịch; Tổ chức thờng kỳ các hội nghị, hội thảo hỗ trợ các doanh nghiệp dulịch để kịp thời tháo gỡ khó khăn trớc mắt và định hớng các giải pháp dàihạn Hoạt động của Sở Du lịch, Sở Thơng mại - Du lịch thiên về quản lý vimô, bám sát hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp du lịch trên địabàn

1.3 Môi trờng pháp lý liên quan đến hoạt động du lịch lữ hành

Trong những năm gần đây của thời kỳ đổi mới, Đảng và Nhà nớc đãbày tỏ sự quan tâm đặc biệt đến sự phát triển du lịch Các văn kiện Đại hội

Đảng lần thứ VI, VII, VIII, IX đã đề cập nhiều tới du lịch nh một trongnhững định hớng phát triển kinh tế – xã hội Nghị quyết Đại hội Đảng IXchỉ rõ: “Phát triển du lịch thật sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn,nâng cao chất lợng và hiệu quả trên cơ sở khai thác lợi thế và điều kiện tựnhiên, sinh thái, truyền thống văn hoá, lịch sử, đáp ứng nhu cầu du lịch trongnớc và phát triển nhanh du lịch quốc tế, sớm đạt trình độ phát triển du lịchcủa khu vực Xây dựng và nâng cấp cơ sở vật chất, đẩy mạnh liên minh hợptác với các nớc.”

Trang 6

Để cụ thể hoá quyết tâm đó, cơ sở pháp lý của công tác định hớng,phối hợp liên kết ngành lãnh thổ, kiểm tra giám sát, hỗ trợ các doanh nghiệp

du lịch đang đợc từng bớc hoàn thiện Bắt kịp với tình hình trong nớc, khuvực và trên thế giới, đứng trớc những khó khăn thách thức do cuộc khủnghoảng tài chính châu á 1997-1998 đặt ra, Chính phủ và Tổng cục du lịch đãkịp thời ban hành, điều chỉnh, sửa đổi phù hợp với điều kiện thực tế, nângcao hiệu quả thực hiện

Năm 1998, Quy chế 229 về hoạt động du lịch 1998 do Tổng cục dulịch ban hành đã góp phần quan trọng trong việc chặn đứng xu thế để tuộtnguồn khách du lịch vào tay các nớc trong khu vực nh Thái Lan, Malaysia… Tính đến thời

và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp du lịch lữ hành Việt Namphục hồi dần lợng du khách quốc tế trong thời gian vừa qua Pháp lệnh dulịch đợc ban hành ngày 20/2/1999, là cơ sở pháp lý quan trọng tạo điều kiệncho công tác quản lý Nhà nớc về du lịch nói chung và hoạt động kinh doanhlữ hành nói riêng đi vào nề nếp

Trong năm 2000 và 2001, một loạt Nghị định và Thông t hớng dẫn thihành về kinh doanh lữ hành, hớng dẫn du lịch (NĐ 27/2001 và TT 04/2001),

về cơ sở lu trú du lịch (NĐ 39/2001), về văn phòng đại diện du lịch nớcngoài tại Việt Nam, về chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Thanh tra dulịch (NĐ 47/2001), về chế độ xử phạt hành chính các sai phạm trong hoạt

động kinh doanh du lịch (NĐ 50/2001) đã đợc ban hành Tổng cục du lịch

đã hoàn thiện dự thảo “Chiến lợc phát triển du lịch Việt Nam trong giai đoạn2001-2010” để đệ trình Chính phủ xem xét, đồng thời, đang tập trung soạnthảo Nghị định quản lý các khu tuyến điểm du lịch và Quy chế về Quỹ pháttriển du lịch

Những cố gắng này của Chính phủ và Tổng cục du lịch đã góp phầnhoàn thiện hành lang pháp lý, tăng cờng vai trò quản lý của Nhà nớc đối vớihoạt động kinh doanh du lịch Công tác cải cách hành chính cũng đang đợcxúc tiến nhằm giảm bớt các thủ tục hành chính phiền nhiễu đối với doanhnghiệp du lịch lữ hành cũng nh các thủ tục quản lý và lệ phí xuất nhập cảnhtạo điều kiện dễ dàng cho khách du lịch

2 Thực trạng hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp du lịch lữ hành Việt Nam

a Kết quả kinh doanh

Về doanh thu

Trang 7

Trớc tiên, chúng ta hãy có một cái nhìn chung về tổng doanh thu củacác công ty du lịch lữ hành Việt Nam trong thời kỳ 1997-2001 Năm 1997

và 1998, các doanh nghiệp lữ hành hoạt động kém hiệu quả chỉ đạt đợc đợcdoanh số tơng ứng là 700 và 640 tỷ đồng Bớc sang năm 1999, tình hình kinhdoanh du lịch lữ hành đã có cải thiện đáng kể đạt doanh thu 1560 tỷ đồng.Những năm tiếp theo, 2000 và 2001, doanh thu các doanh nghiệp lữ hànhvẫn tiếp tục tăng trởng lên mức 1740 và 2050 tỷ đồng

Tăng giảm (%) hàng năm 13,82% -8,57% 143,75% 11,54% 17,82%

(Báo cáo hàng năm của Tổng cục du lịch)

Nhìn vào biểu đồ dới đây, ta thấy doanh thu du lịch lữ hành năm 1998

có giảm nhẹ 8,57% so với năm 1997 (còn năm 1997 vẫn đạt mức tăng trởnghàng năm 13,28%)

0 500 1000 1500 2000 2500

Doanh thu

1997 1998 1999 2000 2001

B1 Tình hình doanh thu khu vực du lịch lữ hành

Nguyên nhân của hiện tợng này là do cuộc khủng hoảng tài chínhchâu á bùng nổ cuối năm 1997 và bắt đầu có những tác động đến du lịchViệt Nam vào đầu năm 1998 Tuy vậy, các hoạt động kinh doanh lữ hànhViệt Nam không chịu ảnh hởng quá nặng nề từ cuộc khủng hoảng này nhngành du lịch các nớc khác trong khu vực Một phần do tình hình chính trị,xã hội nớc ta tơng đối ổn định, mặt khác, đồng Việt Nam cha phải là đồngtiền hoàn toàn tự do chuyển đổi nên không bị lôi vào vòng xoáy phá giá nhcác đồng tiền khu vực khác Vì vậy, tác động của cuộc khủng hoảng 97-98tới du lịch lữ hành Việt Nam chủ yếu là gián tiếp do gặp phải sự cạnh tranhkhốc liệt từ những nớc có thế mạnh về du lịch nh Thái Lan, Malaysia… Tính đến thời khi

Bảng 4: doanh thu du lịch lữ hành 1997-2001

Trang 8

các quốc gia này ra sức đầu t và quảng bá mạnh mẽ cho du lịch nhằm cảithiện cán cân thanh toán vốn đã thâm hụt nặng nề, tạo đà khôi phục lòng tincác nhà đầu t nớc ngoài và tăng trởng kinh tế Mặt khác, một lợng khôngnhỏ du khách quốc tế đến Việt Nam từ chính các nớc ít nhiều chịu tác độngkhủng hoảng nh Nhật, Đài Loan, Trung Quốc… Tính đến thời cũng cắt giảm hoạt động dulịch bởi khó khăn kinh tế.

Năm 1999, nhờ Chính phủ đã kịp thời đa ra những chính sách đúng

đắn, cải thiện từng bớc môi trờng pháp lý cho kinh doanh du lịch cũng nh cảicách thủ tục hành chính, hỗ trợ tích cực và tháo gỡ khó khăn cho ngành dulịch, các doanh nghiệp du lịch lữ hành đã có điều kiện giảm chi phí, thu hútkhách du lịch dần trở lại với Việt Nam Kết quả là doanh thu du lịch lữ hành

đã tăng vọt tới 143,75% so với năm 1998 Hai năm tiếp theo, các doanhnghiệp lữ hành đã duy trì mức tăng trởng đều đặn với tốc độ 11,54% và17,82%

Về lợng khách

Nếu chỉ tính khách sử dụng dịch vụ du lịch ở Việt Nam, không phânbiệt nớc ngoài hay trong nớc, thì năm 1997, ngành du lịch Việt Nam đóntiếp 10,12 triệu lợt ngời; năm 1998, 11,12 triệu ngời; năm 1999, 12,481triệu; năm 2000 là 13,34 triệu; năm 2001, 13,98 triệu Mức tăng trởng về l-ợng khách hàng năm của các công ty du lịch lữ hành trong 5 năm 1997-2001

là 26%; 8,86%; 12,24%; 6,88%; 4,8% Nh vậy, trong giai đoạn này, số lợngkhách du lịch tại Việt Nam liên tục tăng Bất chấp những tác động của cuộckhủng hoảng kinh tế châu á 97-98, tốc độ tăng lợng khách du lịch năm 1998chỉ giảm chút ít xuống 8,86% so với 26% năm 1997 Tuy nhiên, nếu nh cuộckhủng hoảng kinh tế tồi tệ 97-98 dờng nh không ảnh hởng nhiều đến lợngkhách thì một xu hớng bất lợi khác đã hình thành Chúng ta có thể thấy liêntục trong 3 năm 1999-2001, tốc độ tăng trởng về khách đã giảm dần Điềunày biểu hiện sức hấp dẫn đối với khách du lịch của Việt Nam còn cha cao.Các chơng trình, địa điểm du lịch cha có nhiều đổi mới về hình thức cũng

nh nội dung đang dần trở nên đơn điệu, nhàm chán trong con mắt du kháchquốc tế Nếu không có các biện pháp kịp thời, trong vài năm tới, sự pháttriển của ngành du lịch sẽ phải chững lại

Về cơ cấu khách, ta sẽ xét đến lợng khách quốc tế và nội địa Có thểthấy rằng, năm 1998, lợng khách quốc tế đến Việt Nam giảm mạnh (-11,37%) trong tình hình chung ảm đạm của ngành du lịch khu vực Đông

Trang 9

Nam á nhng trong 2 năm sau đó đã hồi phục lại với mức tăng khá cao(17,17% và 20,16%) Tuy nhiên, đến năm 2001, tốc độ tăng lợng kháchquốc tế chỉ còn 8,88% một phần do sự kiện 11/9 tại Mỹ ảnh hởng đến toàn

0 2000 4000 6000 8000 10000

B2 Lợng khách du lịch năm 1997-2001

So với khách quốc tế, lợng khách nội địa chiếm tỷ trọng lớn hơn (năm

2001, gấp 5 lần) Vì vậy, sự tăng trởng liên tục về khách nội địa là nguyênnhân chính khiến tổng số khách du lịch tại Việt Nam duy trì đợc xu hớng đilên bất chấp những biến động về lợng khách quốc tế Năm 1997, số kháchnội địa tăng nhanh đột biến (30,77%) nhng trong 4 năm tiếp theo, tốc độtăng trởng lại giảm dần từ 12,94% xuống còn 4,02% Điều này cho thấy dulịch lữ hành trong nớc đang cần đợc quan tâm đầu t hơn nữa để khuyếnkhích nhu cầu đi du lịch của gần 80 triệu ngời trong thị trờng du lịch nội địa

b Tình hình khai thác khách hàng

Về cơ cấu khách du lịch quốc tế

Bảng 5: Lợng khách du lịch ở Việt Nam 1997-2001

Trang 10

Cơ cấu khách hàng có thể đợc đánh giá theo tiêu chí họ sử dụng

ph-ơng tiện vận chuyển nào vào Việt Nam ở đây, ta xét 3 hình thức vận tải: ờng không, đờng bộ và đờng biển

B3 Tỷ trọng khách du lịch theo phơng tiện giao thông

Nhìn vào bảng biểu và sơ đồ trên, ta thấy phơng tiện vận chuyển đờnghàng không là con đờng chủ yếu dẫn du khách quốc tế vào nớc ta, chiếm tỷtrọng 56% Khách đến Việt Nam bằng đờng này phần lớn là du khách các n-

ớc Tây Âu, Nhật Bản và Bắc Mỹ Tiếp đến là đờng bộ, chiếm 32% Đây làphơng thức du lịch phổ biến của du khách các nớc láng giềng nh TrungQuốc, Lào, Campuchia thông qua các tỉnh biên giới của nớc ta Cuối cùng là

đờng biển, chiếm 12%, thờng là khách du lịch từ các nớc trong khối ASEAN

nh Philipines, Indonesia, Singapore… Tính đến thời

Nếu đánh giá lợng du khách đến Việt Nam qua tiêu chí mục đích dulịch, ta có những mục đích chính sau: nghỉ ngơi và du lịch thuần tuý, đi dulịch kết hợp với công việc, đi thăm thân nhân

Bảng 6: Lợng khách du lịch theo phơng tiện giao thông

Bảng 7: Lợng khách theo mục đích du lịch

Trang 11

19 97 19 98 19 99 20 00 20 01

Các mục đích khác

Nếu đánh giá lợng khách vào Việt Nam theo mùa vụ mà cụ thể là 12tháng trong năm, dựa vào sơ đồ dới đây, ta thấy rằng tính chất mùa vụ trong

du lịch ở Việt Nam không rõ ràng lắm và thay đổi theo từng năm

Trang 12

0 50000 100000

(Báo cáo hàng năm của Tổng cục du lịch, đơn vị: ngời)

Du khách thờng chọn thời điểm đến nớc ta du lịch vào mùa nóng (từtháng 4 - tháng 7) và mùa lạnh (từ tháng 11 – tháng 1) Các địa điểm dulịch đợc du khách quốc tế a chuộng vào mùa nóng phần lớn ở vùng biển nhHạ Long, Nha Trang, Vũng Tầu với khí hậu nhiệt đới còn về mùa lạnh thờngnằm ở vùng đồi núi nh Sapa, Đà Lạt với khi hậu ôn đới mát mẻ Tuy nhiên,khi các doanh nghiệp du lịch lữ hành đa dạng hóa, tiếp cận và khai thác cácloại hình du lịch mới nh du lịch thể thao, mạo hiểm, văn hoá… Tính đến thời thì có thểsớm khắc phục đợc tình trạng lợng khách biến đổi theo mùa vụ

Bảng 8: Lợng khách theo tháng

Trang 13

Về khai thác khách theo tour

Theo đánh giá chung, khi tham gia một tour bình thờng, trung bìnhmột khách du lịch quốc tế phải trả một khoản chi phí là: 60 -88USD/ ngày(không tính vé máy bay) Trong khi đó, mức chi của một khách nội địa vàokhoảng 200 000 đồng/ngày Tính ra, khoản doanh thu (đã trừ khoản chi trảcho dịch vụ sử dụng của các doanh nghiệp khác) các hãng lữ hành có đợc từmỗi khách du lịch là: 5 –10 USD/ngày Điều này cho thấy hoạt động củacác doanh nghiệp du lịch lữ hành vẫn mang nặng tính môi giới thuần tuý, ch-

a có sự đầu t đáng kể vào cơ sở vật chất nh phơng tiện vận tải, nhà hàng,khách sạn… Tính đến thời để kinh doanh

Một khách du lịch nớc ngoài đến Việt Nam thờng đi theo những tour

du lịch xuyên Việt qua những điểm du lịch lớn của nớc ta nh Hà Nội, Huế,Thành phố Hồ Chí Minh… Tính đến thời và thời gian lu trú trung bình từ 6,8 đến 7,1 ngày(xem bảng biểu dới đây) Có thể dễ dàng nhận thấy rằng với một hành trình

nh thế mà thời gian lu trú chỉ có vậy là quá ngắn, cha đủ để du khách có thểtham quan cảm nhận đợc hết những vẻ đẹp thiên nhiên và con ngời tại những

địa phơng đã đi qua Mặt khác, khách cũng ít có điều kiện tham gia các hoạt

động vui chơi giải trí Điều này có thể giải thích một phần vì cơ sở hạ tầng

du lịch nớc ta còn yếu, các điểm vui chơi giải trí cha nhiều Do đó, sức hấpdẫn của khu du lịch còn hạn chế và khó có thể giữ du khách ở lại lâu hơn

tế Nh vậy, hoạt động thông tin, tuyên truyền quảng cáo của bản thân cácdoanh nghiệp du lịch lữ hành Việt Nam cũng nh của cả ngành du lịch còncha mang lại hiệu quả, cha tạo đợc hình ảnh sâu rộng về Việt Nam trong conmắt bạn bè nớc ngoài Ngoài ra, ngay cả trong lĩnh vực kinh doanh lữ hànhnội địa, có tới 70% khách du lịch tự quyết định lấy hành trình của mình

Bảng 9: Thời gian lu trú trung bình của khách du lịch

Trang 14

trong khi chỉ 30% đợc các doanh nghiệp du lịch lữ hành t vấn lựa chọn cáctour du lịch.

c Thị trờng

Về các thị trờng chính

Từ 1997 đến 2001, các thị trờng du lịch lớn của nớc ta nhìn chung vẫntăng trởng khá đều đặn và không có những biến động đáng kể Trong số đó,Trung Quốc đứng ở vị trí trí hàng đầu, chiếm 28,88% tổng lợng khách dulịch quốc tế Điều này cũng dễ hiểu vì Trung Quốc là nớc đông dân, lại có 3tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây và Vân Nam chung đờng biên giới với nớc ta,tạo điều kiện thuận lợi cho du lịch đờng bộ và du lịch biên giới phát triển

(Báo cáo hàng năm của Tổng cục du lịch, đơn vị: ngời)

Những thị trờng lớn chỉ xếp sau Trung Quốc là Mỹ, chiếm 9,9%; ĐàiLoan, chiếm 9,59%; Nhật, chiếm 6,56%; Pháp, chiếm 4,28%; Anh, chiếm2,28% Điều đáng chú ý là thị trờng khách du lịch từ những nớc láng giềngcủa chúng ta, các quốc gia ASEAN, lớn nhất là Thái Lan, chỉ chiếm có1,36% Nguyên nhân một phần vì các nớc ASEAN đều có thế mạnh về dulịch và sự cạnh tranh trong lĩnh vực này rất quyết liệt Nhng tình hình nàycũng phản ánh chúng ta cha khai thác đợc u thế về vị trí địa lý của Việt Nam

có khoảng cách khá gần với các nớc ASEAN, đồng thời lại ở địa thế cửa ngõgiao thông hàng hải của khu vực châu á - Thái Bình Dơng, thuận lợi chophát triển du lịch xuyên biên giới và đờng biển

Bảng 10: Lợng khách từ các thị trờn du lịch lớn

Ngày đăng: 30/01/2013, 15:47

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Các loại hình doanh nghiệp du lịch lữ hành - Giải pháp phát triển kinh doanh du lịch lữ hành Việt Nam 4
Bảng 1 Các loại hình doanh nghiệp du lịch lữ hành (Trang 2)
Bảng 3: Tỷ trọng hớng dẫn viên du lịch các thứ tiếng - Giải pháp phát triển kinh doanh du lịch lữ hành Việt Nam 4
Bảng 3 Tỷ trọng hớng dẫn viên du lịch các thứ tiếng (Trang 4)
Bảng 6: Lợng khách du lịch theo phơng tiện giao thông - Giải pháp phát triển kinh doanh du lịch lữ hành Việt Nam 4
Bảng 6 Lợng khách du lịch theo phơng tiện giao thông (Trang 11)
Bảng 7: Lợng khách theo mục đích du lịch - Giải pháp phát triển kinh doanh du lịch lữ hành Việt Nam 4
Bảng 7 Lợng khách theo mục đích du lịch (Trang 12)
Bảng 8: Lợng khách theo tháng - Giải pháp phát triển kinh doanh du lịch lữ hành Việt Nam 4
Bảng 8 Lợng khách theo tháng (Trang 14)
Bảng 10: Lợng khách từ các thị trờn du lịch lớn - Giải pháp phát triển kinh doanh du lịch lữ hành Việt Nam 4
Bảng 10 Lợng khách từ các thị trờn du lịch lớn (Trang 16)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w