THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH DOANH DU LỊCH LỮ HÀNH CỦA CHI NHÁNH

39 401 0
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH DOANH DU LỊCH LỮ HÀNH CỦA CHI NHÁNH

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH DOANH DU LỊCH LỮ HÀNH CỦA CHI NHÁNH 1. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển kinh doanh du lịch lữ hành của chi nhánh 1.1. Nhân tố bên trong 1.1.1. Cơ cấu bộ máy quản lý Các doanh nghiệp hoạt động trong cơ chế thị trường, bộ máy quản trị doanh nghiệp có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển cuả doanh nghiệp, đồng thời phải thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau: -Nhiệm vụ đầu tiên của bộ máy quản trị doanh nghiệp là xây dựng cho doanh nghiệp một chiến lược kinh doanhphát triển doanh nghiệp. Nếu xây dựng được một chiến lược kinh doanhphát triển doanh nghiệp phù hợp với môi trường kinh doanh và khả năng của doanh nghiệp sẽ là cơ sở là định hướng tốt để doanh nghiệp tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả. -Tổ chức và điều động nhân sự hợp lý. -Tổ chức và thực hiện các kế hoạch, các phương án, các hoạt động sản xuất kinh doanh đã đề ra. -Tổ chức kiểm tra đánh giá và điều chỉnh các quá trình trên. Vì vậy,nhìn vào sơ đồ về cơ cấu tổ chức của công ty ở trang 6 ta có thể nhận thấy bộ máy tổ chức của chi nhánh được tổ chức theo kiểu trực tuyến - chức năng khá tinh gọn. Các bộ phận đều chịu sự chỉ đạo trực tiếp từ ban giám đốc. Tình trạng chồng chéo công việc và xử lý trùng lặp công việc gần như không xảy ra. Mỗi bộ phận, phòng ban chịu trách nhiệm riêng về phần công việc của mình. Kiểu cơ cấu tổ chức này của chi nhánh giúp nhà quản trị dễ quản lý do trách nhiệm được phân công khá rõ rang, và các nhân viên cũng dễ dàng hơn trong việc thực hiện và báo cáo công việc dưới sự chỉ đạo của 1 thủ trưởng trực tiếp. Bộ máy quản trị không cồng kềnh giúp giảm thiểu được chí phí quản lý, rất phù hợp với một chi nhánh du lịch với số lượng công nhân viên không quá lớn, không nhiều ngành nghề kinh doanh. Với bộ máy quản trị này, giúp cho các quyết định của công ty được giải quyết và thực hiện nhanh hơn. Do đó mà công việc kinh doanh cũng được tiến hành thuận lợi hơn. Tránh tình trạng như một số doanh nghiệp, bộ máy quản trị cồng kềnh theo kiểu bao cấp, không thống nhất rõ ràng nhiệm vụ. quyền hạn và trách nhiệm của mỗi cá nhân, bộ phận, phòng ban gây ra tình trạng ứ đọng công việc, quản lý phức tạp, bộ phận này quy trách nhiệm sang bộ phận kia. Và trong rất nhiều trường hợp, các quyết định được thông qua chậm trễ, làm mất đi các cơ hội kinh doanh tốt, các hợp đồng quan trọng và các mối quan hệ có lợi cho doanh nghiệp. Hơn nữa, với mô hình tổ chức này của chi nhánh giúp cho việc đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên khá thuận lợi mà không để ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh đang diễn ra của công ty, cũng như việc bàn giao lại công việc khi có việc bận, đột xuất hay đi công tác. Hiện nay, chi nhánh chưa có bộ phận kinh doanh và bộ phận tư vấn khách hàng. Bộ phận tư vấn visa, hộ chiếu đang phải đảm nhiệm cả công việc tư vấn về du lịch, khách sạn, đặt phòng hội nghị và thuê xe. Đặc biệt là phòng kinh doanh, một phòng rất quan trọng trong việc khai thác các nguồn khách hàng thì lại chưa được thành lập độc lập vẫn hoạt động chung với bộ phận Marketing, do đó mà việc kinh doanh lữ hành vẫn chưa thực sự tốt, các nguồn khách hàng vẫn chủ yếu dựa vào các mối quan hệ cũ, chưa khai thác được nhiều khách hàng mới. Mặc việc ghép chung này cũng có thuận lợi là hai bộ phận có thể hỗ trợ cho nhau, kết hợp trong việc phát triển công ty, nhưng đôi khi xảy ra chồng chéo công việc gây nên sự chậm trễ và phức tạp. Song chi nhánh đang có quyết định sẽ triển khai thêm vào bộ máy quản trị hai bộ phận này để phát triển hơn nữa tình hình kinh doanh du lịch lữ hành. Thời kỳ đầu với bộ máy quản trị này, các phòng ban hoạt động độc lập theo kiểu “mệnh ai người đấy làm”, không phối hợp chặt chẽ, trợ giúp cho nhau. Đôi khi còn có tình trạng mâu thuẫn xảy ra về lợi ích giữa các phòng ban bộ phận. Nhưng từ khi công ty có chính sách “thưởng theo doanh số” thì các bộ phận đoàn kết hơn, hỗ trợ nhau trong việc thực hiện công việc chung, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho công việc kinh doanh của công ty. Tóm lại, mô hình quản trị hay cơ cấu tổ chức phải phù hợp với đặc điểm của công ty và phải có chính sách quản trị, khuyến khích và động viên hợp lý. Nếu làm được, đây sẽ là một nhân tố quan trọng giúp cho việc phát triển kinh doanh du lịch lữ hành của công ty nói riêng và toàn công ty nói chung. 1.1.2.Cơ sở vật chất kỹ thuật Cơ sở vật chất kỹ thuật có vai trò quan trọng thúc đẩy các hoạt động kinh doanh. Cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp càng được bố trí hợp lý bao nhiêu càng góp phần đem lại hiệu quả kinh doanh cao bấy nhiêu. Chi nhánh của công ty có trụ sở tại tầng 5 tòa nhà của Tổng công ty Cao su Hà Nội ở số 5 Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, Thành Phố Hà Nội. Tại văn phòng của Chi nhánh đều được trang bị đầy đủ ác trang thiết bị cần thiết để tiến hành các hoạt động kinh doanh và giao dịch trong công việc. Tất cả các nhân viên làm việc tại văn phòng đều được trang bị bàn làm việc và máy tính cá nhân, tất cả các máy tính đều được hòa mạng nội bộ và kết nối internet ADSL …Tại mỗi bàn làm việc đều được trang bị điện thoại được kết nối nội bộ để tiện cho việc giao dịch với bên ngoài, và các bộ phận với nhau. Đối với cán bộ cấp chuyên viên và những nhân viên phải đi ký hợp đồng ở bên ngoài thì được trang bị laptop cho những lần giao dịch đó. Tại mỗi bộ phận đều được trang bị máy in, máy fax và 2 máy photo dùng chung cho các bộ phận. Tuy nhiên, các bộ phận chưa được bố trí độc lập. Chỉ có phòng kế toán và phòng giám đốc là được bố trị tại 1 phòng riêng, còn các bộ phận khác đều chung một văn phòng. Điều này có ưu điểm là các bộ phận có thể quan sát nhau tránh tình trạng bỏ bê công việc hay làm việc riêng trong giờ làm việc và các bộ phận có thể làm việc trực tiếp với nhau rất thuận tiện và nhanh chóng. Song, hạn chế cơ bản của sự bố trí này là không đảm bảo sự bảo mật, có những công việc mang tính chất bí mật, chưa công bố ngay được thì rất khó giữ được. Điều này đôi khi cũng ảnh hưởng đến tâm lý làm việc của cán bộ công nhân viên trong công ty. Vì công ty kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ nên trang thiết bị như hiện nay là tương đối đầy đủ và hiện đại tạo điều kiện thuận lợi cho công việc của các nhân viên trong công ty. 1.1.3. Nguồn nhân lực Bảng 05: Cơ cấu lao động trong các bộ phận của chi nhánh hiện nay Đơn vị : người Bộ phận Số lượng Giám Đốc 1 Phó giám đốc 1 Bộ phận tư vấn visa, hộ chiếu 2 Bộ phận bán vé máy bay và cho thuê xe 4 Bộ phận Marketing(bao gồm cả kinh doanh) 8 Bộ phận kế toán 5 Bộ phận hành chính nhân sự 3 Bộ phận inbound, outbound 6 Tổng 30 (Nguồn: báo cáo tình hình cơ cấu tổ chức năm 2007) Vì chỉ là một chi nhánh của công ty nên đội ngũ cán bộ công nhân viên không quá nhiều. Thêm vào đó, các hướng dẫn viên, hay các nhân viên tổ chức hội thảo đều là do công ty hợp tác thuê ngoài để giảm chí phí thuê nhân viên và đào tạo trong những lúc nhàn rỗi. Song cũng chính vì thế, mà có một hạn chế xảy ra là những nhân viên này không thật sự gắn bó và hết mình vì công ty. Do đó mà việc quản lý khi đi thuê nhân viên ngoài cũng rất khó khăn với chi nhánh. Cùng với sự phát triển du lịch một cách nhanh chóng, nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của công ty hiện nay là một đòi hỏi cấp bách. Đối với cán bộ quản lý cần có kiến thức tổng hợp giỏi về tiếp thị, ứng dụng công nghệ tiên tiến nhất là công nghệ khách sạn, lữ hành. Công ty cũng đã giảm tải được việc đào tạo hướng dẫn viên du lịch, song các nhân viên trong chi nhánh đều phải được đào tạo kiến thức về du lịch một cách tốt nhất. Từ năm 2005 đến nay, chi nhánh đã tuyển thêm hơn 10 nhân viên tốt nghiệp đại học, cao đẳng du lịch trong cả nước, góp phần tăng cường đội ngũ lữ hành trong và ngoài nước nhằm thay thế số nhân viên nghỉ hưu và kém năng lực ở chi nhánh. Ngoài ra, chi nhánh còn rất quan tâm đến khuyến khích người lao động qua các hình thức bằng tiền, hiện vật hay thưởng đi du lịch, nghỉ mát… Bảng 06: Cơ cấu về trình độ của cán bộ công nhân viên trong chi nhánh Chỉ tiêu Số lượng % so với tổng số 1. Trình độ học vấn - Đại học – cao đẳng - Trung cấp 30 30 0 100% 0% 2. Trình độ ngoại ngữ - Anh văn - Nga văn - Trung văn 25 2 6 83,33% 6,67% 20% (Nguồn: báo cáo tình hình cơ cấu tổ chức năm 2007) Từ bảng số liệu trên cho thấy, về trình độ học vấn toàn bộ đều là cao đẳng và đại học (hầu hết là tốt nghiệp chuyên ngành khách sạn và du lịch) chiếm 100% trong toàn chi nhánh. Về trình độ ngoại ngữ, chi nhánh có 30 người thì có 25 người có trình độ Anh văn chiếm một tỷ lệ rất cao 83,33% trong toàn chi nhánh. Đây là lợi thế rất tốt đối với một công ty kinh doanh trong lĩnh vực du lịch. Nga văn và Trung văn chiếm một tỷ lệ thấp hơn. Nga văn chỉ chiếm có 6.67%, Trung văn chiếm 20%. Nhìn chung, đội ngũ làm du lịch trong chi nhánh là những người có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Là những nhân viên trẻ song đều có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực du lịch. Đây là một điểm rất thuận lợi giúp công ty vượt qua những khó khăn trong qua trình tồn tại và phát triển đi lên của mình. Tuy nhiên, chất lượng các sản phẩm du lịch của chi nhánh chưa được cao. Điều này cũng dễ dàng nhận thấy do kỹ năng nghề nghiệp của cán bộ công nhân viên chưa xứng tầm với ngành. Công việc kinh doanh vẫn chủ yếu dựa vào các mối quan hệ hợp tác kinh doanh từ trước, chưa có sự đổi mới, tìm tòi và phát triển. Yêu cầu đặt ra là phải đào tạo đội ngũ những người làm du lịch có kỹ năng nghề nghiệp cao hơn. Đây là nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới sự phát triển và hòa nhập của Chi nhánh công ty trong tương lai. 1.1.4. Hoạt động Marketing Chi nhánh đã có nhiều cố gắng nâng cao khả năng marketing trong du lịch của mình. Trong tiếp thị, Chi nhánh đã có website riêng để quảng bá cho hình ảnh của mình, nhân viên làm marketing của chi nhánh đã mang sản phẩm các Tour du lịch đến tận phân xưởng nơi những người công nhân làm việc. Đội ngũ làm chương trình du lịch đã xây dựng được một hệ thống (gần 60 tour tính cả inbound, outbound và nội địa) các tour với giá cả hợp lý phù hợp với nhu cầu của từng đối tượng khách hàng. Đồng thời chi nhánh cũng đã xây dựng được một hệ thống kênh phân phối rộng khắp với các chi nhánh, khách sạn và nhiều địa điểm khác là cơ quan và khách sạn của các bạn hàng. Song khả năng marketing của Chi nhánh về du lịch vẫn còn nhiều hạn chế. Các tour chưa có gì khác biệt so với các doanh nghiệp trong ngành, chất lượng phục vụ chưa cao, giá cả tương đối cao do cơ sở vật chất trang bị còn chưa được đầy đủ và đội ngũ hướng dẫn viên du lịch với trình độ chuyên môn không đồng đều, tuổi đời khá cao không còn đáp ứng được yêu cầu của công việc, bỏ ngỏ nhiều thị trường, chưa tập trung đi sâu nghiên cứu khai thác các chương trình du lịch mới. Những hạn chế trên dẫn đến sự tăng trưởng kinh doanh du lịch mấy năm nay chưa cao, chưa tương xứng với tiềm năng của Chi nhánh. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng trên là do có tới trên 75% thị trường của Chi nhánh là trong ngành, được sự giúp đỡ từ phía Tổng công ty (khách inbound của chi nhánh chủ yếu là các chuyên gia, nhân viên từ Trung Quốc sang làm việc với Tập đoàn) nên còn xuất hiện tình trạng “Trông chờ, ỷ lại”, chưa bước sang hẳn hình dáng của một công ty cổ phần hoạt động trong cơ chế kinh tế thị trường. Mặt khác, thiếu vốn cũng là một nguyên nhân gây hạn chế các hoạt động marketing (thiếu sự đầu tư trang thiết bị mới, nghiên cứu, tìm hiểu, tiếp cận với nhu cầu khách hàng) khó trong xây dựng các chương trình Tour mới của Chi nhánh. 1.1.5. Vốn kinh doanh Khả năng về tài chính là vấn đề quan trọng hàng đầu giúp cho công ty có thể tồn tại trong nền kinh tế. Khả năng tài chính của công ty ảnh hưởng trực tiếp tới uy tín của công ty, tới khả năng chủ động trong kinh doanh, khả năng cạnh tranh của công ty, ảnh hưởng tới mục tiêu tối thiểu hoá chi phí bằng cách chủ động khai thác sử dụng tối ưu các nguồn lực đầu vào. Do đó tình hình tài chính của công ty có tác động rất mạnh tới hiệu quả kinh doanh của công ty Nguồn vốn kinh doanh của công ty được thể hiện qua bảng số liệu sau: Bảng 07: Nguồn vốn kinh doanh của công ty từ năm 2004 – 2007 Đơn vị: triệu VND Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Cơ cấu tài sản (%) - Tài sản ngắn hạn/Tổng tài sản - Tài sản dài hạn/Tổng tài sản 50,32 49,68 67,64 32,36 63,23 36,77 90,57 9,43 Cơ cấu nguồn vốn - Nợ phải trả/Tổng nguồn vốn - Vốn chủ sở hữu/Tổng nguồn vốn 100 0 100 0 100 0 100 0 Tổng vốn 4.672,5 4.891,7 5.211,3 6.542,6 (Nguồn: Báo cáo tài chính của chi nhánh năm 2004 - 2007) Nhìn vào bảng số liệu trên cho thấy, nguồn vốn của chi nhánh phụ thuộc hoàn toàn vào Công ty cổ phần dịch vụ và du lịch cao su ( công ty mẹ có trụ sỏ ở Quảng Ninh) Do đó chi nhánh hoàn toàn gặp khó khăn trong việc đầu tư và sử dụng vốn. Tất cả đều phải được công ty mẹ thông qua, đôi khi gây chậm trễ trong đầu tư và sử dụng vốn. Việc này gây khó khăn không nhỏ cho hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Tình trạng không có vốn kịp thời thường xuyên xảy ra do phải chờ xét duyệt, phê chuẩn từ phía Tổng công ty. Tuy nhiên, vì kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ, mọi trang thiết bị tài sản đã được đầu tư khá chu đáo và các nguồn khách là do Tổng công ty và công ty mẹ đưa xuống do đó mà tình trạng phụ thuộc vốn đầu tư thế này phần nào cũng ít bị ảnh hưởng. Một khía cạnh khác của bảng cơ cấu vốn trên, ta có thể nhìn thấy nguồn vốn của chi nhánh tăng đều qua các năm. Điều này chứng tỏ chi nhánh cũng được sự “quan tâm” nhiều từ phía Công ty mẹ. Với sự hỗ trợ vốn tăng đều qua các năm này sẽ là một thuận lợi rất lớn cho sự phát triển kinh doanh của chi nhánh. Chi nhánh sẽ có vốn để cải tạo trang thiết bị, tuyển dụng nhân viên, và đặc biệt là chi phí Marketing và chi phí điều tra thị trường để tìm các nguồn khách hàng mới phát triển kinh doanh. 1.2. Nhân tố bên ngoài 1.2.1. Các chính sách của Nhà nước Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, sự nỗ lực chung của toàn Ngành du lịch, Luật du lịch đã được xây dựng chỉ trong một thời gian ngắn và được Quốc hội thông qua ngày 14/6/2005. Luật du lịch ra đời đã đáp ứng được nhu cầu về tình hình cũng như nhiệm vụ đặt ra đối với công tác hợp tác quốc tế, đánh dấu bước phát triển mới trong quá trình hội nhập của Du lịch Việt Nam. Với việc bãi bỏ một số thủ tục hành chính rườm rà cho du khác từ những nước như Trung Quốc, Nhật bản, Philippin … tạo điều kiện thuận lợi cho du lịch phát triển. Cục xúc tiến thương mại, Tổng cụ Du lịch Việt Nam đẩy mạnh hoạt động, mang lại nhiều cơ hội mới cho ngành Du lịch. Đặc biệt mở rộng thị trường khách du lịch quốc tế trên toàn cầu. Trong những năm vừa qua, mặc dù Đảng và Nhà nước đã có những bước tiến đáng kể về hành chính nhưng các thủ tục đã và đang cản trở không nhỏ cho sự phát triển kinh tế nói chung và kinh doanh du lịch nói riêng. Về phía Tổng cục du lịch được sự hỗi trợ của Ủy ban Châu Âu (EU) tiến hành triển khai thực hiện “Dự án phát triển nguồn nhân lực Việt Nam” với tổng số vốn 12 triệu Euro, trong khoảng thời gian từ năm 2004 – 2008. Nhiệm vụ chính của dự án là xây dựng và triển khai hệ thống tiêu chuẩn kỹ năng nghề du lịch tại Việt Nam (VTOS). Chi nhánh đã và đang tận dụng những điều kiện thuận lợi này để phát triển kinh doanh du lịch của mình, với các chính sách ưu tiên đó: lượng khách inbound chi nhánh đón ngày càng tăng, có số ngày lưu trú dài hơn. Mặt khác với sự ra đời của hệ thống tiêu chuẩn kỹ năng nghề du lịch Việt Nam sẽ giúp chi nhánh hoàn thiện chất lượng đội ngũ lao động trong du lịch, tạo ra những tiền đề vững chắc cho công ty phát triển trong tương lai. 1.2.2. Sự hỗ trợ từ phía Tổng công ty và Công ty mẹ Một vấn đề có thể nhìn rõ nhất là toàn bộ nguồn vốn của chi nhánh đều được lấy từ phía công ty mẹ. Đây là sự hỗ trợ rất lớn, giúp chi nhánh phần nào không phải “lo lắng” để tìm hay huy động nguồn vốn đầu tư. Điều này không phải bất cứ một công ty nào cũng được hưởng. Nhìn vào bảng “Nguồn vốn kinh doanh của công ty từ năm 2004 – 2007” có thể thấy liên tục qua các năm chi nhánh vẫn được sự đầu tư của Tổng công ty và nguồn vốn chủ sở hữu vẫn chiếm 0%. Có thể thấy rằng công ty mẹ đã rất ưu ái và đầu tư hoàn toàn cho chi nhánh. Chi nhánh “công ty cổ phần thương mại dịch vụ và du lịch Cao su” trước kia được thành lập chủ yếu là để phục vụ nhu cầu của các cán bộ công nhân viên trong Tổng công ty và trong ngành. Trải qua nhiều năm hoạt động công ty đã không chỉ phục vụ lượt khách trong Tổng công ty mà còn vươn ra bên ngoài. Nhưng các khách hàng chủ yếu vẫn là khách hàng do Tổng công ty đem lại, được thừa hưởng từ trước. Đời sống công nhân viên của Tập đoàn ngày càng được nâng cao, do đó mà nhu cầu về du lịch đối với chi nhánh ngày càng tăng. Đây là cơ hội thuận lượi để chi nhánh tăng lượng khách trong ngành, lượng khách du lịch quốc tế, tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo… Ngoài ra, Tổng công ty và công ty mẹ còn hỗ trợ nhiều cho chi nhánh về cơ sở vật chất, trụ sỏ kinh doanh.Quan trọng nhất là uy tín và thương hiệu của Tổng công ty và công ty mẹ. Các chương trình quảng bá, tài trợ hay từ thiện của Tổng công ty cũng làm tăng thêm hình ảnh và uy tín cũng như thương hiệu cho chi nhánh. Đây là một lợi thế không nhỏ nhằm giúp chi nhánh giảm được nhiều chi phí trong quảng bá nâng cao hình ảnh. Bên cạnh đó Tổng công ty cũng có nhiều chính sách hỗ trợ, định hưởng phát triển cho chi nhánh. 1.2.3. Các sự kiện văn hóa, lễ hội Trong 10 năm gần đây, Tổng cục du lịch và các Sở du lịch địa phương thường xuyên tổ chức các sự kiện văn hóa lớn tầm cỡ quốc gia như Festival Huế, lễ hội du lịch các tỉnh (năm du lịch Hạ Long, Năm du lịch Điện Biên …) và tổ chức các hội nghị tầm cỡ quốc tế như Hội nghị thượng đỉnh các nước thành viên Asean là Asem. Năm 2006, nước ta tổ chức hội nghị cao cấp của Diễn đàn Hợp tác kinh tế khu vực Châu á – Thái Bình Dương (APEC). Đây là một cơ hội chưa từng có để ngành du lịch đón khách, quảng bá hình ảnh đất nước, con người và du lịch Việt Nam tới bạn bè quốc tế. Đồng thời trong năm 2006, năm Du lịch Quảng Nam và Festival Huế hi vọng sẽ đánh dấu một bước phát triển mạnh mẽ của ngành, tạo ra khởi đầu thuận lợi để Việt Nam hoàn thành kế hoạch 5 năm lần thứ hai trọng thế kỷ XXI này. Lễ hội dân gian cổ truyền của dân tộc có sức hút ngày càng đông du khách trong nước và những năm gần đây cũng thu hút với số lượng khá nhiều Việt Kiều và du khách nước ngoài. Đây là những điều kiện rất thuận lợi mà công ty đã biết tận dụng để khai thác phát triển trong những năm vừa qua. Công ty đã xây dựng các Tour du lịch sinh thái đầy tiềm năng theo đó lượng du khách mà Công ty đón tăng hàng năm. Song, Chi nhánh vẫn chưa khai thác hết tiềm năng lớn của đất nước. Các chương trình du lịch đến các điểm di tích lịch sử, các lễ hội du lịch vẫn chưa được khai thác triệt để. Đây là một thiếu sót mà chi nhánh cần khắc phục. 1.2.4. Các nhân tố, điều kiện tự nhiên [...]... Hiệu quả kinh doanh trên mạng của trang web còn thấp và phải được nâng cao trong tương lai Đây cũng là một khó khăn lớn mà công ty cần phải khắc phục 2 Thực trạng phát triển kinh doanh du lịch lữ hành của chi nhánh 2.1 Tình hình kinh doanh du lịch lữ hành tại chi nhánh 2.1.1 Đặc điểm của sản phẩm dịch vụ du lịch Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình... kinh doanh du lịch ở Việt Nam Hoạt động trong môi trường kinh doanh này là thách thức rất lớn đối với Công ty Nội dung của các chương trình du lịch của chi nhánh lại giống với các chương trình du lịch của các công ty du lịch lữ hành khác Mặc kinh doanh trong môi trường bất bình đẳng này, song chi nhánh luôn lấy chất lượng các chương trình du lịch làm đầu, không phá giá Vì thế Chi nhánh. .. sách và hoạt động kinh doanhchi nhánh áp dụng ở trên cũng đã đem lại cho chi nhánh những kết quả tích cực: - Doanh thu kinh doanh hành liên tục tăng với tốc độ trung bình là 27,2%, du lịch hành của chi nhánh phục hồi lại sau nhưng giảm sut lớn của năm 2005 Những kết quả này rất đáng kích lệ, vì từ khi thành lập đến nay chưa bao giờ du lịch hành của chi nhánh lại phát triển nhanh đến vậy... doanh Du lịch trong quá trình phát triển kinh tế Và đối với chi nhánh thì du lịch là một lĩnh vực hoạt động chủ yếu bên cạnh các linh vực kinh doanh khác như bán vé; tư vấn visa, hộ chi u; cho thuê xe… đem lại nguồn thu chính cho chi nhánh Do đó, phát triển kinh doanh du lịch lữ hành là một nhiệm vụ chủ yếu và chi n lược của chi nhánh Trong đó, nền tảng trước hết là phải chi m toàn bộ thị trường ngành,... động phát triển kinh doanh du lịch lữ hành tai chi nhánh 2.2.1 Công tác nghiên cứu thị trường Để nhận xét về phần này của chi nhánh, trước hết chúng ta có thể nhìn lại một thực tế là nguồn khách của chi nhánh chủ yếu là khách trong ngành và là cán bộ công nhân viên của Tổng công ty Do đó, có thể thấy các nguồn khách của chi nhánh là do yếu tố khách quan đem đến, không hoàn toàn là sự chủ quan của chi nhánh. .. lược hay sản phẩm của chi nhánh chưa thực sự hấp dẫn du khách Chi n lược Marketing, quảng bá của chi nhánh chưa hợp lý nên có thể chưa kích thích được nhu cầu của du khách đến với chi nhánh hoạc có thể không đủ hấp dẫn để giữ chân du khách và thậm chí la du khách còn chưa biết đến chi nhánh Chi nhánh phải đặc biệt quan tâm xem xét lại vấn đề này Vì thị trường cạnh tranh trong ngành du lịch và dịch vụ... lần) Điều này khẳng định, hoạt động kinh doanh lữ hành của chi nhánh đã có những bước phát triển mạnh, các sản phẩm lữ hành của chi nhánh ngày càng thỏa mãn được tốt hơn nhu cầu của khách hàng 2.1.2.3 Lượng khách theo phạm vi ngành Chi nhánh công ty cổ phần thượng mại dịch vụ và du lịch Cao su được thành lập từ năm 1995 với mục đích chủ yếu ban đầu là phục vụ nhu cầu của cán bộ công nhân viên trong Tổng... lịch ban đầu của công ty rất ít chỉ có khoảng 5 tour du lịch chính với nội dung tham quan Hà Nội,Quảng Ninh(trụ sở của Tổng công ty cao su) Cùng với sự phát triển của ngành và của Tổng công ty, chi nhánh cũng đã có những bước chuyển biến không ngừng Số lượng các tour du lịch ngày càng nhiều với nội dung phong phú Hiện nay, chi nhánh có 3 chương trình du lịch chính gồm: - Chương trình du lịch sinh thái... hiện thời vụ kinh doanh Các nhà quản trị cần nắm bắt đặc điểm sản phẩm du lịch để có thể tổ chức tốt hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của du khách và đảm bảo nâng cao hiệu quả kinh doanh trên cơ sở kiểm soát chặt chẽ chi phí 2.1.2 Cơ cấu khách du lịch 2.1.2.1 Lượng khách du lịch cụ thể theo từng thị trường * Cơ cấu khách outbound Chương trình du lịch quốc tế của chi nhánh chủ... Campuchia Song, thị trường lớn nhất của chi nhánh là Trung Quốc Lượng khách tới Trung Quốc luôn chi m 50% lượng khác outbound của chi nhánh Thị trường thứ hai cũng hấp dẫn khách du lịch là Thái Lan, tiếp đến là Malaysia và Singapore Hai thị trường Hàm quốc và Campuchia chưa thực sự hấp dẫn khách du lịch do chí phí du lịch của tour sang Hàn khá đắt so với thu nhập trung bình của người Việt Nam và Campuchia . THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH DOANH DU LỊCH LỮ HÀNH CỦA CHI NHÁNH 1. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển kinh doanh du lịch lữ hành của chi nhánh. phục. 2. Thực trạng phát triển kinh doanh du lịch lữ hành của chi nhánh 2.1. Tình hình kinh doanh du lịch lữ hành tại chi nhánh 2.1.1. Đặc điểm của sản

Ngày đăng: 04/10/2013, 21:20

Hình ảnh liên quan

Bảng 05: Cơ cấu lao động trong các bộ phận của chi nhánh hiện nay - THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH DOANH DU LỊCH LỮ HÀNH CỦA CHI NHÁNH

Bảng 05.

Cơ cấu lao động trong các bộ phận của chi nhánh hiện nay Xem tại trang 4 của tài liệu.
Bảng 06: Cơ cấu về trình độ của cán bộ công nhân viên trong chi nhánh - THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH DOANH DU LỊCH LỮ HÀNH CỦA CHI NHÁNH

Bảng 06.

Cơ cấu về trình độ của cán bộ công nhân viên trong chi nhánh Xem tại trang 5 của tài liệu.
Nguồn vốn kinh doanh của công ty được thể hiện qua bảng số liệu sau: - THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH DOANH DU LỊCH LỮ HÀNH CỦA CHI NHÁNH

gu.

ồn vốn kinh doanh của công ty được thể hiện qua bảng số liệu sau: Xem tại trang 7 của tài liệu.
Tất cả được thể hiện qua bảng số liệu sau: - THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH DOANH DU LỊCH LỮ HÀNH CỦA CHI NHÁNH

t.

cả được thể hiện qua bảng số liệu sau: Xem tại trang 14 của tài liệu.
giải là chất lượng website của chi nhánh chưa cao cả về nội dung và hình thức, chưa có đội ngũ nhân viên Marketing trực tiếp trên internet - THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH DOANH DU LỊCH LỮ HÀNH CỦA CHI NHÁNH

gi.

ải là chất lượng website của chi nhánh chưa cao cả về nội dung và hình thức, chưa có đội ngũ nhân viên Marketing trực tiếp trên internet Xem tại trang 16 của tài liệu.
Bảng 10: Số lượng du khách trong giai đoạn năm 2004 – 2007 - THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH DOANH DU LỊCH LỮ HÀNH CỦA CHI NHÁNH

Bảng 10.

Số lượng du khách trong giai đoạn năm 2004 – 2007 Xem tại trang 17 của tài liệu.
Bảng 11: Số khách trung bình của mỗi đoàn giai đoạn 2003 – 2007 - THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH DOANH DU LỊCH LỮ HÀNH CỦA CHI NHÁNH

Bảng 11.

Số khách trung bình của mỗi đoàn giai đoạn 2003 – 2007 Xem tại trang 19 của tài liệu.
Số khách trung bình của mỗi đoàn tăng mạnh thể hiện qua bảng sau: - THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH DOANH DU LỊCH LỮ HÀNH CỦA CHI NHÁNH

kh.

ách trung bình của mỗi đoàn tăng mạnh thể hiện qua bảng sau: Xem tại trang 19 của tài liệu.
Bảng 13: Số lượt khách phân theo phạm vị ngành giai đoạn 2004 – 2007 - THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH DOANH DU LỊCH LỮ HÀNH CỦA CHI NHÁNH

Bảng 13.

Số lượt khách phân theo phạm vị ngành giai đoạn 2004 – 2007 Xem tại trang 20 của tài liệu.
Có thể nhận thấy điều này qua bảng số liệu sau: - THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH DOANH DU LỊCH LỮ HÀNH CỦA CHI NHÁNH

th.

ể nhận thấy điều này qua bảng số liệu sau: Xem tại trang 20 của tài liệu.
Bảng 14: Nội dung của các chương trình tour - THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH DOANH DU LỊCH LỮ HÀNH CỦA CHI NHÁNH

Bảng 14.

Nội dung của các chương trình tour Xem tại trang 23 của tài liệu.
Bảng 15: Ngân quỹ cho hoạt động Marketing năm 2005 -2007 - THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH DOANH DU LỊCH LỮ HÀNH CỦA CHI NHÁNH

Bảng 15.

Ngân quỹ cho hoạt động Marketing năm 2005 -2007 Xem tại trang 25 của tài liệu.
Điều này thể hiện rõ qua bảng số liệu sau: - THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH DOANH DU LỊCH LỮ HÀNH CỦA CHI NHÁNH

i.

ều này thể hiện rõ qua bảng số liệu sau: Xem tại trang 34 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan