3.1. Những kết quả đã đạt được
- Kinh doanh du lich lữ hành của Công ty đã ngày càng phát triển và lớn mạnh. Tănng trưởng hàng năm giai đoạn từ 10-15%.
- Khâu tiếp thị được đổi mới, chào bán sản phẩm đến tận công trường, phân xưởng, bước đầu mở rộng khai thác thị trường ngoài ngành.
-Về thị trường:
+ Thị trường nội địa: Công ty đã có nhiều cố gắng nhưng mới chỉ đạt khoảng 50% thị trường du lịch nội địa trong ngành.
+ Thị trường quốc tế: khách nước ngoài vào Việt Nam chủ yếu mới làm khách inbound của khách Trung Quốc vào Việt Nam qua cửa khẩu Móng Cái và Lạng Sơn và một số chuyên gia nước ngoài, bạn hàng của Than Việt Nam sang tham quan, khảo sát tại Than Việt Nam. Khách đi nước ngoài được sự giúp đỡ, tạo điều kiện về cơ chế của Tập đoàn nên số lượng khách đi nước ngoài đạt 85- 90% thị phần trong ngành.
- Khắc phục khó khăn, bước đầu đã tuyển dụng và bồi dưỡng được một đội ngũ 40 người làm du lịch lữ hành, từ văn phòng Công ty đến các đơn vị có nghiệp vụ, ngoại ngữ và yêu nghề, yêu ngành đang trưởng thành và dần gây dựng lại uy tín trong ngành.
- Công ty đã xây dựng được hệ thống các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng sản phẩm du lịch lữ hành của Công ty, hoạt động kiểm tra đánh giá chất lượng các tour bước đầu đã có hiệu quả nâng cao chất lượng các chương trình du lịch của Công ty.
- Xây dựng được một hệ thống phân phối rộng khắp trải dài từ Bắc vào Nam.
- Chất lượng lao động được nâng lên nhiều. Tinh thần, thái độ phục vụ của các khách sạn ngày càng được chú trọng, đổi mới, mục tiêu làm hài lòng tối đa mọi nhu cầu của khách hàng.
3.2. Những hạn chế còn tồn tại
- Thị trường du lịch chậm phát triển: Bỏ ngỏ nhiều thị trường, chưa tập trung đi sâu nghiên cứu, khai thác các chương trình du lịch mới, vấn đề nhạy bén với thông tin chưa tốt, công tác xúc tiến du lịch còn thấp kém.
- Sản phẩm du lịch lữ hành còn “ nghèo nàn “, thiếu tính sáng tạo, thiếu các chương trình đến các điểm di tích lịch sử văn hoá của dân tộc, các chương trình du lịch sinh thái tại Tây Nguyên, Đồng bằng Sông Cửu Long.
- Quy mô hoạt động kinh doanh còn hạn hẹp, manh mún, chồng chéo (chương trình nội địa), chưa có sự liên kết giữa các bộ phận kinh doanh du lịch lữ hành, đặc biệt là trong mảng nghiên cứu thị trường.
- Website của Công ty chưa đẹp, chưa hấp dẫn được du khách. Hệ thống quản lý dữ liệu mà Công ty áp dụng đã quá cũ.
- Khách du lịch của Công ty chủ yếu là khách du lịch trong ngành (chiếm tới trên 70% tổng lượng khách của Công ty), chưa khai thác được khách ngoài ngành.
- Mặt khác, hoạt động giữa vị trí rất thuận lợi, tận dụng được các nguồn tài nguyên sẵn có của Tổng công ty, song Công ty vẫn chưa khai thác hết.
- Trang thiết bị phục vụ còn thiếu, đặc biệt là phương tiện vận chuyển đã quá cũ
- Trụ sở làm việc của Công ty chưa có, phải đi thuê do đó không mở rộng được, không phù hợp với mô hình phát triển của Công ty hiện tại và trong tương lai.
3.3. Nguyên nhân cơ bản của hạn chế
- Về phía Tổng công ty đoàn chưa có đầu tư thích đáng về vốn. - Về phía chi nhánh
+ Sự nhận thức chưa đầy đủ và thống nhất về vai trò của kinh tế du lịch trong Tổng công ty nói chung và trong cả Chi nhánh Công ty Cổ phần thương mại dịch vụ và du lịch nói riêng.
+ Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý còn chưa phù hợp hoạt động nhiều khi dẫn đến sự “chồng chéo” (trong các chương trình tour nội địa).
+ Trình độ tổ chức quản lý trong du lịch còn chưa cao, chưa thể hiện tác phong của quản lý chuyên nghiệp và năng động.
+ Công ty chưa tận dụng được các tiến bộ khoa học công nghệ thông tin.
- Về phía người lao động:
+ Nhận thức của một số CBCNV còn hạn chế, chậm chuyển biến, chưa theo kịp cơ chế thị trường.
+ Tuổi đời lao động không cao không đáp ứng được yêu cầu của công việc.
+ Trong khi đó, đội ngũ hướng dẫn viên du lịch chưa đồng đều về trình độ nghiệp vụ và ngoại ngữ (vì đi thuê ngoài nên không quản lý được sát sao)
+ Đội ngũ làm marketing còn mỏng trình độ chuyên môn về tin học chưa cao chưa khai thác được lượng khách hàng qua mạng internet.