Về tổ chức và quản lý mạng lới kinh doanh du lịch lữ hành Việt Nam.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển kinh doanh du lịch lữ hành Việt Nam 4 (Trang 25 - 27)

a. Về tổ chức và quản lý mạng lới kinh doanh du lịch lữ hành Việt Nam. Nam.

Cơ chế chính sách nhà nớc với hoạt động du lịch lữ hành

Một số thủ tục hành chính về nhập cảnh xuất cảnh còn nhiều phiền hà dù đã đợc cải tiến nhiều. Giá một số dịch vụ bổ trợ cho du lịch nh lệ phí visa, liên lạc viễn thông còn cao hơn khá nhiều so với mức trung bình trong khu vực. Tình trạng độc quyền ở một số ngành gây cản trở cho hoạt động kinh doanh lữ hành. Hàng không Việt Nam do đợc độc quyền, nên giá vé máy bay nội địa cao hơn nhiều so với các nớc trong khu vực, thờng xuyên chậm chuyến, huỷ các chuyến bay, ảnh hởng xấu đến hình ảnh Việt Nam, đối xử bất bình đẳng với các hãng lữ hành trong việc đặt chỗ, gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh lữ hành. Một ví dụ điển hình là nếu các hãng lữ hành đã xác nhận chỗ mà thông báo huỷ thì bị phạt nhng khi Hàng không tự ý huỷ chuyến bay đã thoả thuận thì lại không hề đền bù gì cho các hãng lữ hành.

Việc áp dụng luật thuế VAT còn nhiều bất cập, một số thuế suất dịch vụ du lịch cha phù hợp, gây trở ngại cho hoạt động của các doanh nghiệp lữ hành. Chính sách thuế, chính sách u đãi của nhà nớc về vốn và đầu t đối với ngành Du lịch còn ít đợc quan tâm. Các doanh nghiệp luôn trong tình trạng thiếu vốn cho việc mở rộng hoạt động kinh doanh. Chính sách tiền lơng còn nhiều bất cập, cha khuyến khích đợc các doanh nghiệp tích luỹ vốn, đổi mới phơng tiện và công nghệ, nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên.

Một số chủ trơng chính sách của Nhà nớc cha đợc thực hiện thống nhất, đồng bộ giữa các ngành và địa phơng. Trong đó, chính sách thống nhất giá cả đang đợc các doanh nghiệp lữ hành rất quan tâm, bởi cơ chế hai giá hiện nay đối với nhiều dịch vụ du lịch tại các điểm tham quan du lịch, phân biệt đối xử bất bình đẳng giữa khách du lịch quốc tế và nội địa, đã tạo nên hình ảnh không đẹp về du lịch Việt Nam. Dù vậy, việc thực hiện chính sách một giá này còn chậm trễ ở nhiều địa phơng, cản trở hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp lữ hành.

Các thủ tục xuất nhập cảnh phải đơn giản hoá hơn nữa, đặc biệt là đối với các chơng trình xuyên Đông Dơng, Thái – Lào – Việt và các chơng trình du lịch hợp tác với một số các nớc khác trong khu vực. Du khách tham gia các tuyến du lịch này, dù theo đờng biên giới hay đờng biển hiện vẫn gặp một số khó khăn trong việc xin visa nhập cảnh hoặc quá cảnh. Thực tế này đang cản trở những nỗ lực liên kết ngành du lịch các nớc ASEAN lại với nhau tạo nên những tour du lịch phong phú hơn, hấp dẫn hơn.

Cơ chế quản lý nhà nớc đối với các doanh nghiệp du lịch lữ hành

Công tác quản lý vĩ mô của nhà nớc đối với hoat động kinh doanh du lịch lữ hành còn nhiều bất cập. Sự phối hợp giữa các cơ quan chịu trách nhiệm quản lý ngành du lịch nh Tổng cục du lịch và các Sở Du lịch, Sở Thơng mại – Du lịch địa phơng còn yếu kém, chồng chéo về nhiệm vụ, chức năng và quyền hạn. Trong nhiều trờng hợp, Tổng cục du lịch can thiệp quá sâu vào ngành du lịch địa phơng dẫn đến sự bị động, thiếu tự chủ của các Sở Du lịch, Thơng mại – Du lịch đồng thời còn xảy ra tình trạng “tiền hậu bất nhất” trong các chính sách về du lịch ở địa phơng. Ngợc lại, do thiếu những hớng dẫn cụ thể từ phía Tổng cục du lịch nên mặc dù “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2010” đã đợc Chính phủ phê duyệt nhng việc thực hiện ở các địa phơng còn lộn xộn, thậm chí sai lệch so với Quy hoạch

theo kiểu “mạnh ai nấy làm”. Điều này cản trở nghiêm trọng sự phát triển lâu dài và bền vững của du lịch nớc ta.

Bên cạnh đó, sự buông lỏng quản lý của các cơ quan chức năng về du lịch đã để hoạt động của các doanh nghiệp lữ hành rơi vào tình trạng bát nháo trong một thời gian dài. Nhiều doanh nghiệp không đăng ký kinh doanh du lịch lữ hành quốc tế nhng vẫn hoạt động sai chức năng. Nhiều doanh nghiệp không đủ điều kiện nhng vẫn tiến hành kinh doanh du lịch lữ hành hoặc lén lút hoặc công khai. Công tác kiểm tra, giám sát và xử lý các vi phạm trong lĩnh vực du lịch lữ hành không đợc các Sở Du lịch, Thơng mại – Du lịch tiến hành thờng xuyên, có hiệu quả.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển kinh doanh du lịch lữ hành Việt Nam 4 (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(28 trang)
w