Tinh hình cạnh tranh giữa các doanh nghiệp du lịch lữ hành

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển kinh doanh du lịch lữ hành Việt Nam 4 (Trang 27 - 29)

Cạnh tranh quốc tế

Du lịch Việt Nam đang phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt ngay trong khu vực ASEAN và trên thế giới trong khi khả năng cạnh tranh của chính các doanh nghiệp du lịch lữ hành nớc ta còn nhiều hạn chế cả về vốn, kinh nghiệm và năng lực. Lợng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam tuy đã phục hồi lại sau cuộc khủng hoảng kinh tế 97-98 nhng đã có xu hớng chững lại trong những năm gần đây.

Nguyên nhân khách quan là từ bối cảnh kinh tế chính trị của thế giới hiện nay có nhiều xáo trộn. Cuộc khủng hoảng tài chính châu á vừa qua hay nguy cơ khủng hoảng năng lợng, công nghệ cao và suy thoái kinh tế toàn cầu đang đe doạ nhiều nền kinh tế, đặc biệt là những nền kinh tế đang phát triển nh Việt Nam. Các quốc gia ASEAN đang đầu t mạnh mẽ và phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn trong quá trình phục hồi đất nớc sau khủng hoảng. Họ liên tiếp mở nhiều chiến dịch quảng bá lớn cho du lịch nớc mình cũng nh tạo thuận lợi tối đa để các doanh nghiệp lữ hành có thể chào mời những tour du lịch giá hạ nhng rất hấp dẫn. Điều này tạo sức ép cạnh tranh rất lớn và đặt ngành du lịch lữ hành Việt Nam trớc nguy cơ để mất những nguồn khách quốc tế quan trọng từ châu Âu và Bắc Mỹ.

Tình hình chính trị thế giới bất ổn kể từ sau vụ khủng bố kinh hoàng ngày 11/9/2001 cùng với hàng loạt vụ nổ bom đẫm máu tại khu du lịch nổi tiếng Bali (Indonesia) và Manila (Philipines) trong tháng 10/2002 càng góp phần làm ảm đạm thêm bức tranh du lịch lữ hành. Nhiều đoàn khách du lịch nhất là từ các nớc phát triển đã huỷ các chuyến du lịch và hoãn những dự định du lịch đến Việt Nam vì lý do an ninh, khi mà hầu hết chuyến bay đến Việt Nam phải quá cảnh qua những nớc Hồi giáo. Những cuộc kiểm tra hành khách đi máy bay gắt gao, thủ tục cấp visa đợc thắt chặt cũng khiến việc đi du lịch khó khăn hơn.

Tuy vậy, một số tia hy vọng cho du lịch lữ hành Việt Nam lại loé lên khi cuối năm 2002, Việt Nam đợc bình chọn là điểm đến an toàn nhất của khu vực châu á - Thái Bình Dơng. Tổng cục du lịch đang dự kiến tung ra khẩu hiệu “Việt Nam - điểm đến an toàn và thân thiện” song song với “Việt Nam - điểm đến của hiên niên kỷ mới”. Cùng với các chiến dịch quảng cáo mới trên phơng tiện truyền thông nớc ngoài nh CNN (Mỹ) hay TV5 (Pháp), Việt Nam hoàn toàn có khả năng thu hút đợc nhiều khách du lịch hơn so với mặt bằng chung khu vực trong thời gian tới.

Cạnh tranh trong nớc

Trong bối cảnh cạnh tranh du lịch quốc tế đang rất quyết liệt thì ngay trên thị trờng nội địa, cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh lữ hành cũng diễn ra ngày càng gay gắt, nhất là sau khi Luật doanh nghiệp đợc ban hành và đi vào cuộc sống. Môi trờng kinh doanh lữ hành còn nhiều lộn xộn.

Tình trạng kinh doanh lữ hành trái phép, núp bóng, bán chức năng đang diễn ra tràn lan nhng ngày càng tinh vi và phức tạp. Một số doanh nghiệp cạnh tranh thiếu lành mạnh, trốn thuế, phá giá, gây náo loạn thị trờng làm ảnh hởng không nhỏ đến các doanh nghiệp làm ăn nghiêm túc khác. Không chỉ có vậy, hành vi hạ giá tour để lôi kéo khách hàng bằng cách giảm chất lợng dịch vụ du lịch còn gây cho khách quốc tế ấn tợng không tốt về du lịch Việt Nam.

Nhiều tổ chức, cá nhân không có giấy phép vẫn kinh doanh lữ hành quốc tế, mợn danh núp bóng các doanh nghiệp lữ hành quốc tế khác để kinh

doanh trái phép. Một số doanh nghiệp lữ hành quốc tế tự ý thành lập nhiều trung tâm du lịch mà không đợc phép của các cơ quan Nhà nớc có thẩm quyền, buông lỏng để các trung tâm này hoạt động phi pháp. Điều này đã tạo điều kiện cho các hãng lữ hành nớc ngoài lợi dụng ép giá cũng nh can thiệp sâu hơn vào hoạt động các doanh nghiệp Việt Nam, gây ra nhiều khó khăn trong kinh doanh lữ hành.

Dẫn tới tình trạng này có nhiều nguyên nhân, trong đó không thể bỏ qua vai trò quản lý của nhà nớc. Công tác quản lý, kiểm tra kiểm soát của các cơ quan quản lý nhà nớc về hoạt động lữ hành còn nhiều buông lỏng, cha đợc tiến hành thờng xuyên, triệt để. Việc xử lý không nghiêm các vi phạm cũng tạo điều kiện cho một số doanh nghiệp kinh doanh lữ hành trái phép, coi thờng kỷ cơng phép nớc. Các văn bản quy phạm pháp luật hớng dẫn thi hành triển khai Pháp lệnh du lịch chậm ra đời đã phần nào ảnh hởng đến công tác này.

Tuy nhiên, cũng cần khẳng định rằng tình trạng cạnh tranh khốc liệt và không bình đẳng trong lĩnh vực kinh doanh lữ hành bắt nguồn từ chính sự bị động và kém nhanh nhạy của các doanh nghiệp lữ hành. Cơ sở của cạnh tranh trong bất kỳ ngành nào cũng dựa trên giá cả và sản phẩm nhng hiện nay nhìn vào tình hình kinh doanh lữ hành thì dờng nh các doanh nghiệp mới chú trọng vào việc giảm giá mà cha tìm cách đa dạng hoá sản phẩm du lịch của mình. Các tour du lịch của các doanh nghiệp lữ hành thờng na ná nh nhau, không có tính đặc trng rõ rệt, không khai thác và phát huy đợc triệt để lợi thế của mỗi vùng du lịch. Vì vậy, nếu chỉ dựa vào những cố gắng giảm giá tour để tranh giành khách nhất định sẽ dẫn tới chất lợng các dịch vụ thành phần không thể đảm bảo đợc. Hậu quả là doanh nghiệp vừa chịu thiệt hại về mặt kinh tế do doanh thu thấp vừa mất uy tín với khách hàng. Nh vậy, muốn cải thiện môi tr- ờng kinh doanh du lịch lữ hành thì doanh nghiệp cũng phải thay đổi chiến lợc cạnh tranh của mình.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển kinh doanh du lịch lữ hành Việt Nam 4 (Trang 27 - 29)