1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện kế toán thu, chi các chế độ bhxh tại huyện thanh oai

93 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 93
Dung lượng 1,25 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1......................................................................................................4 (8)
    • 1.1. Khái quát chung về Bảo hiểm xã hội (8)
      • 1.1.1. Một vài nét về BHXH Việt Nam (8)
      • 1.1.2. Sự cần thiết khách quan và vai trò của BHXH………………………….. 4 1.1.3.Những nội dung cơ bản của thu, chi BHXH (8)
        • 1.1.3.1. Thu Bảo hiểm xã hội:………………………………………………... 6 1.1.3.2. Chi Bảo hiểm xã hội (10)
        • 1.1.3.4. Tổ chức quản lý thu, chi BHXH:……………………………………. 14 1.2. Khái quát chung về kế toán BHXH (18)
      • 1.2.1. Bản chất của hoạt động kế toán BHXH (24)
      • 1.2.2. Chứng từ kế toán (26)
      • 1.2.3. Tài khoản kế toán (30)
        • 1.2.3.1. Tài khoản thu BHXH (30)
        • 1.2.3.2. Tài khoản chi BHXH (32)
      • 1.2.4. Sổ kế toán và hình thức sổ kế toán (33)
      • 1.2.5. Phương pháp kế toán (35)
        • 1.2.5.3. Nguồn kinh phí cấp và sử dụng chi BHXH (41)
      • 1.2.6. Chế độ báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách (44)
  • CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN THU, CHI BHXH TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI HUYỆN THANH OAI (48)
    • 2.1. Khái quát về BHXH huyện Thanh Oai (48)
      • 2.1.1. Giới thiệu chung về huyện Thanh Oai (48)
      • 2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển BHXH huyện Thanh Oai (49)
      • 2.1.3. Cơ cấu tổ chức của BHXH huyện Thanh Oai (49)
      • 2.1.4. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ của BHXH huyện Thanh Oai (53)
      • 2.1.5. Kết quả hoạt động của BHXH huyện Thanh Oai 5 năm gần đây (55)
      • 2.1.6. Một số khó khăn còn tồn tại (60)
    • 2.2. Thực trạng công tác kế toán thu- chi BHXH tại BHXH huyện Thanh Oai .57 1. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán tại BHXH huyện Thanh Oai (62)
      • 2.2.2 Chế độ kế toán và tài khoản áp dụng (62)
      • 2.2.3. Phương pháp kế toán thu – chi các chế độ BHXH tại huyện Thanh Oai.58 1. Kế toán công tác thu (62)
        • 2.2.3.2. Kế toán công tác chi BHXH (66)
        • 1.2.5.3. Nguồn kinh phí chi BHXH (70)
      • 2.2.4. Báo cáo tài chính và các báo cáo liên quan đến thu- chi BHXH (71)
      • 2.2.5. Những thành tựu và hạn chế trong công tác kế toán các chế độ BHXH tại (73)
        • 2.2.5.1. Những thành tựu đã đạt được (75)
        • 2.2.5.2. Một số hạn chế (76)
        • 2.2.5.3. Nguyên nhân của hạn chế (77)
  • CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN THU, CHI BHXH TẠI BHXH HUYỆN THANH OAI (79)
    • 3.1. Bối cảnh (79)
    • 3.2. Phương hướng hoàn thiện kế toán thu, chi BHXH tại BHXH huyện Thanh Oai 77 3.3. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán thu, chi BHXH tại BHXH huyện Thanh Oai 78 3.3.1. Nhóm giải pháp về hoàn thiện cơ chế, chính sách BHXH (81)
      • 3.3.1.1. Đối với Nhà nước (82)
      • 3.3.1.2. Đối với ngành BHXH………………………………………………. 80 3.3.1.3. Đối với các đơn vị tham gia BHXH, BHYT, BHTN và đơn vị chi trả. 81 3.3.2. Nhóm giải pháp về hoàn thiện công tác kế toán thu, chi BHXH ở BHXH huyện Thanh Oai (84)
      • 3.3.2.1. Hoàn thiện bộ máy kế toán BHXH………………………………….. 81 3.3.2.2. Hoàn thiện phần mềm hỗ trợ kế toán về thu, chi BHXH (85)
      • 3.3.2.3 Hoàn thiện công tác kế toán thu, chi BHXH (87)
      • 3.3.2.3. Hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa cơ sở, đại lý và BHXH (88)

Nội dung

Khái quát chung về Bảo hiểm xã hội

1.1.1 Một vài nét về BHXH Việt Nam

Bảo hiểm xã hội Việt Nam là cơ quan thuộc Chính phủ, có chức năng tổ chức thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế; tổ chức thu, chi chế độ bảo hiểm thất nghiệp; quản lý và sử dụng các quỹ: Bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp (sau đây gọi chung là bảo hiểm xã hội), bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật.

Bảo hiểm xã hội Việt Nam chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về bảo hiểm xã hội, của Bộ Y tế về bảo hiểm y tế, của

Bộ Tài chính về chế độ tài chính đối với các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

Bảo hiểm xã hội Việt Nam được tổ chức và quản lý theo hệ thống dọc, tập trung, thống nhất từ Trung ương đến địa phương, gồm có: Ở Trung ương là Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh là Bảo hiểm xã hội huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trực thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh.

1.1.2 Sự cần thiết khách quan và vai trò của BHXH

Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.

Là đơn vị sự nghiệp có thu, thực hiện chính sách của Đảng và nhà nước

BHXH không nhằm mục đích kinh doanh, lợi nhuận, nhưng lại là công cụ thực hiện phân phối lại thu nhập BHXH dựa trên nguyên tắc NLĐ bình đẳng trong nghĩa vụ đóng góp và quyền lợi được hưởng trong BHXH thông qua hoạt động của mình BHXH tham gia vào việc phân phối và phân phối lại thu nhập xã hội giữa những NLĐ thế hệ trước với thế hệ sau, giữa những ngành nghề sản xuất, giữa những người thu nhập cao và người có thu nhập thấp, giữa những người may mắn và không may mắn Vì vậy, BHXH góp phần thực hiện công bằng xã hội Chính sách BHXH công bằng, hợp lý, tiến bộ sẽ tạo ra động lực để thực hiện tốt chính sách kinh tế, giải quyết tốt những vấn đề xã hội.

Dù trong điều kiện nào, với hình thức nào, BHXH cũng lấy mục tiêu an sinh xã hội làm căn bản Hệ thống BHXH được mở rộng góp phần giảm bớt những đối tượng cần trợ giúp xã hội Và như vậy gánh nặng của Ngân sách, của các quỹ công cộng và của cộng đồng sẽ nhẹ bớt Điều này cũng có nghĩa là hệ thống an sinh xã hội quốc gia càng đảm bảo và phát triển

Trong kinh tế thị trường, BHXH được thực hiện theo cơ chế ba bên: NLĐ, NSDLĐ và Nhà nước Những đóng góp của các bên tham gia BHXH nêu trên là những nguồn cơ bản hình thành quỹ BHXH Ngoài nguồn tài chính rất lớn từ sự đóng góp của NLĐ và NSDLĐ được tồn tích lại, quỹ BHXH còn có những nguồn thu khác, như thu từ các hoạt động đầu tư, thu từ các khoản nộp phạt do chậm nộp BHXH của các cơ quan, doanh nghiệp, thu từ các hỗ trợ của các tổ chức quốc tế (nếu có) và các khoản thu khác

Chức năng của BHXH là để chi trả các trợ cấp BHXH và chi phí cho các hoạt động của hệ thống BHXH Quỹ BHXH là một quỹ tiêu dùng, đồng thời cũng là một quỹ dự phòng Nó vừa mang tính kinh tế, vừa mang tính xã hội rất cao và là phương tiện quan trọng nhất đảm bảo cho toàn bộ hệ thốngBHXH tồn tại và phát triển Tuy nhiên, quỹ BHXH lại độc lập với Ngân sáchNhà nước Do đó, việc quản lý quỹ BHXH, thực hiện đầu tư, bảo tồn và tăng trưởng quỹ rất cần thiết, với đặc thù thời điểm thu và chi không trùng nhau,quỹ BHXH luôn tập trung nguồn tài chính “nhàn rỗi” tương đối lớn đầu tư lại cho nền kinh tế như cho Chính phủ vay hoặc trực tiếp được đầu tư vào các dự án phát triển hoặc những công trình phúc lợi (xây nhà ở cho NLĐ, xây đường xá, cơ sở hạ tầng ) tạo ra nhiều công ăn việc làm cho NLĐ, góp phần thực hiện những mục tiêu tăng trưởng, bảo toàn, phát triển quỹ BHXH và phát triển kinh tế đất nước

Hoạt động BHXH là hoạt động dịch vụ công mang tính xã hội cao, là quá trình tổ chức triển khai thực hiện các nghiệp vụ thu BHXH đối với NLĐ và NSDLĐ; giải quyết các chế độ, chính sách BHXH và chi BHXH cho người được hưởng; nhằm đảm bảo cho mọi NLĐ, mọi tổ chức, đơn vị hoạt động sản xuất kinh doanh được bình đẳng, công bằng

Dưới giác độ kinh tế, các hoạt động BHXH đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, góp phần làm tăng thu nhập quốc dân và ngược lại kinh tế tăng trưởng đã có tác động tích cực, ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới các hoạt động BHXH Đảng và Nhà nước đã khẳng định phát triển kinh tế xã hội dựa trên nội lực là chính thì nguồn đầu tư từ quỹ BHXH là một kênh quan trọng Có thể nói BHXH là một trong những chính sách xã hội quan trọng không thể thiếu của mỗi quốc gia nhằm bình ổn đời sống kinh tế - xã hội và góp phần làm vững chắc thể chế chính trị Đồng thời, chính sách BHXH là vấn đề xã hội, vấn đề con người, NLĐ là chủ thể quyết định với nền kinh tế - xã hội.

1.1.3.Những nội dung cơ bản của thu, chi BHXH

1.1.3.1 Thu Bảo hiểm xã hội:

Thu BHXH là việc Nhà Nước dùng quyền lực của mình bắt buộc các đối tượng phải đóng BHXH theo mức phí quy định hoặc cho phép một số đối tượng được tự nguyện tham gia, lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình Trên cơ sở thành lập quỹ tiền tệ tập trung nhằm đảm bảo cho hoạt động của BHXH.

Quản lý hoạt động thu nộp BHXH, xác định việc thực hiện nghĩa vụ chính sách, chế độ BHXH, đảm bảo quyền lợi đối với đối tượng tham gia BHXH đúng, đủ, kịp thời đáp ứng mọi yêu cầu, quy định của pháp luật.

Quỹ BHXH là một trong những nội dung cơ bản của hệ thống BHXH. Quỹ BHXH được hình thành bằng nhiều nguồn khác nhau, hình thành một quỹ tiền tệ tập trung là quỹ dự trữ tài chính để đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho NLĐ và gia đình họ khi họ bị giảm hoặc mất khả năng lao động hoặc bị mất việc làm vì những “rủi ro xã hội” như ốm đau, thai sản, TNLĐ – BNN, tử tuất

Theo Luật BHXH, Quỹ BHXH gồm các Quỹ thành phần sau:

* Quỹ BHXH bắt buộc, gồm:

- Quỹ ốm đau và thai sản

- Quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

- Quỹ hưu trí và tử tuất

* Quỹ bảo hiểm thất nghiệp

Theo Luật BHYT, Quỹ BHYT gồm các quỹ thành phần sau:

* Quỹ BHYT tự nguyện a Nguồn hình thành quỹ BHXH

- Đối tượng tham gia BHXH bắt buộc: đóng góp của Nhà nước, NLĐ, NSDLĐ, trong đó:

+ NLĐ đóng góp vào quỹ BHXH mức 6% tính trên tiền lương (trong đó 5% BHXH và 1% BHYT), từ 2010 trở đi, cứ 2 năm 1 lần đóng thêm 1% cho đến khi đạt 8% BHXH.

+ NSDLĐ đóng mức 17% tổng quỹ tiền lương, (15% BHXH và 2%BHYT), trong đó: 3% vào quỹ ốm đau thai sản; 1% vào quỹ TNLĐ-BNN;

11% vào quỹ hưu trí, tử tuất, từ 2010 trở đi, cứ 2 năm 1 lần đóng thêm 1% cho đến khi đạt 14% quỹ hưu trí tử tuất

+ Nhà nước đóng và hỗ trợ để đảm bảo thực hiện các chế độ BHXH đối với NLĐ hưởng lương từ NSNN.

- Đối tượng tham gia tự nguyện: mọi cá nhân trong độ tuổi lao động từ

15 đến 60 tuổi không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc; và người đã có đủ 15 năm đóng BHXH bắt buộc không phân biệt tuổi đời Đóng góp tỷ lệ 16% trên mức thu nhập tự lựa chọn, thấp nhất bằng mức lương tối thiểu chung, cao nhất bằng 20 lần lương tối thiểu chung Từ 2010 trở đi, cứ 2 năm 1 lần đóng thêm 2% cho đến khi mức đóng là 22%.

- Đối tượng tham gia BH thất nghiệp: đóng góp của Nhà nước, NSDLĐ, NLĐ là đối tượng tham gia BHXH bắt buộc có hợp đồng không kỳ hạn hoặc hợp đồng từ 12 tháng trở lên, trong đó:

+ Người lao động đóng góp bằng 1% tiền lương, tiền công tháng.

+ NSDLĐ đóng bằng 1% quỹ tiền lương, tiền công tháng của những người tham gia BH thất nghiệp.

+ Nhà nước hỗ trợ từ ngân sách bằng 1% quỹ tiền lương, tiền công tháng đóng BH thất nghiệp.

- Tiền sinh lời từ việc thực hiện các hoạt động đầu tư bảo tồn và tăng trưởng quỹ BHXH.

- Hỗ trợ của Nhà nước

- Các khoản thu hợp pháp khác. b Sử dụng quỹ BHXH

THỰC TRẠNG KẾ TOÁN THU, CHI BHXH TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI HUYỆN THANH OAI

Khái quát về BHXH huyện Thanh Oai

Tên đơn vị: Bảo hiểm xã hội huyện Thanh Oai Địa chỉ: Số 103 Thị trấn Kim Bài, huyện Thanh Oai, Thành phố Hà Nội Điện Thoại: 0433 242 041

2.1.1 Giới thiệu chung về huyện Thanh Oai

Thanh Oai là huyện đồng bằng thuần nông, nằm ở cửa ngõ phía Tây Nam thành phố Hà Nội, có diện tích gần 142km2, với khoảng 188 ngàn người vào năm 2014.

Vị trí địa lý: Huyện Thanh Oai, phía Bắc và phía Tây Bắc giáp quận Hà Đông; phía Tây giáp huyện Chương Mỹ; phía Tây Nam giáp huyện Ứng Hòa; phía Đông Nam giáp huyện Phú Xuyên; phía Đông giáp huyện Thường Tín và phía Đông Bắc giáp huyện Thanh Trì.

Hành chính: Huyện Thanh Oai có 01 thị trấn và 20 xã.

Kinh tế: Thanh Oai là một vùng quê với rất nhiều làng nghề như nón lá làng Chuông, quạt nan, mây tre, giang đan làng Vác, xã Cao Viên, làng Bình Đà xã Bình Minh ngày xưa rất nổi tiếng với nghề làm pháo.Gần chục năm trở lại, các khu công nghiệp mở rất nhiều, thu hút rất nhiều lao động nhàn rỗi của địa phương.

Văn hóa: Thanh Oai có nét đặc trưng của nền văn hóa đồng bằng Bắc

Bộ với rất nhiều đình chùa cổ kính và những làng nghề lâu đời Làng Chuông đã được công nhận là làng nghề điển hình của văn hóa đồng bằng bắc bộ. Những đình chùa nổi tiếng là chùa Bối Khê, đình Bình Đà v.v Tôn giáo chủ yếu là đạo Phật và Thiên chúa giáo

Giao thông: Quốc lộ 21B là huyết mạch giao thông của huyện, từ Hà

2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển BHXH huyện Thanh Oai

Ngày 1/7/1995, Tổng giám đốc BHXH Việt Nam đã ra quyết định số 14 về việc thành lập BHXH Thanh Oai BHXH huyện bắt đầu đi vào hoạt động kể từ ngày 1/7/1995 cùng sự ra đời của BHXH tỉnh Hà Tây.

BHXH Thanh Oai được thành lập trên cơ sở được tách từ ngành Lao động Thương binh và Xã hội và Liên đoàn lao động tỉnh Ngay từ khi thành lập, tổ chức bộ máy và cơ sở vật chất ngành rất khó khăn, thiếu thốn Trình độ chính trị, trình độ chuyên môn nghiệp vụ về chính sách BHXH không đồng đều, nơi làm việc chật chội, trang bị thiếu thốn, công việc mới nên áp lực trong công tác rất lớn Được sự quan tâm và lãnh đạo trực tiếp của BHXH Hà Tây, HĐND, UBND huyện, BHXH Thanh Oai đã nhanh chóng ổn định tổ chức đi vào hoạt động hiệu quả trong công tác.

Thực hiện Nghị quyết số 15/2008/QH12 ngày 29/5/2008 của Quốc hội khóa XII về việc điều chỉnh địa giới hành chính TP Hà Nội và một số tỉnh có liên quan Ngày 25/07/2008, Tổng giám đốc BHXH Việt Nam đã ban hành Quyết định số 3902/QĐ-BHXH về việc tổ chức lại BHXH TP Hà Nội trên cơ sở sáp nhập, hợp nhất BHXH tỉnh Hà Tây và BHXH TP Hà Nội Từ ngày 1/8/2008 BHXH Thanh Oai là 01 trong 29 (đến nay là 30) BHXH quận, huyện, thị xã của BHXH TP Hà Nội.

2.1.3 Cơ cấu tổ chức của BHXH huyện Thanh Oai a Cơ cấu tổ chức bộ máy:

Sơ đồ 2.6 Tổ chức bộ máy BHXH huyện Thanh Oai

Thu- Cấp sổ, thẻ và Kiểm tra

Thực hiện chính sách BHXH và Tiếp nhận

Kế toán- Chi trả và Giám định BHYT

Phó giám đốc Phó giám đốc b Chế độ quản lý:

Bảo hiểm xã hội huyện do Giám đốc quản lý và điều hành; giúp Giám đốc có các Phó Giám đốc Giám đốc, Phó Giám đốc Bảo hiểm xã hội huyện do Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, điều động, thuyên chuyển, khen thưởng và kỷ luật theo quy trình bổ nhiệm và phân cấp quản lý cán bộ.

Số lượng Phó Giám đốc Bảo hiểm xã hội huyện không quá 03 người

Tổ Nghiệp vụ thuộc Bảo hiểm xã hội huyện do Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh Quyết định thành lập sau khi được Tổng Giám đốc phê duyệt.

Tổ Nghiệp vụ có chức năng giúp Giám đốc Bảo hiểm xã hội huyện thực hiện các nhiệm vụ được giao đối với từng lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định của Tổng Giám đốc.

Tổ Nghiệp vụ chịu sự quản lý, điều hành trực tiếp của Giám đốc Bảo hiểm xã hội huyện.

Tổ Thu - Cấp sổ, thẻ và Kiểm tra: Xây dựng trình Giám đốc Bảo hiểm xã hội huyện dự toán thu, kế hoạch phát triển đối tượng tham gia, kế hoạch thu nợ đối với các tổ chức, cá nhân nợ BHXH, BHYT, BHTN; tổ chức thực hiện kế hoạch sau khi được phê duyệt; Tổ chức thu BHXH, BHYT, BHTN của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn theo quy định của pháp luật và theo phân cấp quản lý của Bảo hiểm xã hội Việt Nam; Kiểm tra, đối chiếu danh sách các đối tượng tham gia và tổng hợp báo cáo số thu BHXH, BHYT,BHTN; Cung cấp đầy đủ và kịp thời thông tin về việc đóng BHXH, BHYT,BHTN khi tổ chức, cá nhân tham gia yêu cầu theo quy định của pháp luật,đồng thời cung cấp đầy đủ và kịp thời tài liệu, thông tin liên quan theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; Thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến việc khởi kiện các tổ chức và cá nhân vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế thuộc thẩm quyền của Giám đốc Bảo hiểm xã hội huyện;Xây dựng kế hoạch kiểm tra hàng năm; dự toán phôi sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế; Tổ chức kiểm tra, đối chiếu hồ sơ, dữ liệu thu BHXH, BHYT, xác nhận quá trình tham gia của người lao động theo quy định; Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan giải quyết các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo về việc thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với các tổ chức, cá nhân tham gia BHXH, BHYT, BHTN theo quy định của pháp luật và của Bảo hiểm xã hội Việt Nam; Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức kiểm tra việc thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và công tác chi trả bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn theo quy định của pháp luật; Thực hiện các nhiệm vụ khác được Giám đốc Bảo hiểm xã hội huyện giao.

Tổ Thực hiện chính sách BHXH, tiếp nhận & Quản lý hồ sơ:

Tổ chức thực hiện giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội; quản lý các đối tượng hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp theo đúng quy định của pháp luật và của Ngành; Cấp và quản lý giấy xác nhận thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp chưa hưởng; cấp và quản lý giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội; Thực hiện cơ chế một cửa liên thông trong giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế tại cơ quan Bảo hiểm xã hội huyện theo quy định; Tổ chức thực hiện kiểm tra, tiếp nhận hồ sơ liên quan đến việc tham gia và hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của các tổ chức, cá nhân theo quy định; Chuyển hồ sơ tiếp nhận đến các đơn vị chuyên môn, nghiệp vụ liên quan giải quyết và nhận lại kết quả giải quyết từ các đơn vị để trả lại cho các tổ chức, cá nhân; theo dõi, đôn đốc các đơn vị chuyên môn thực hiện đúng quy định; Hướng dẫn, tư vấn các vấn đề liên quan đến thủ tục hồ sơ, chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân; Thực hiện công tác lưu trữ hồ sơ, tài liệu theo quy định; Thực hiện các nhiệm vụ khác được Giám đốc Bảo hiểm xã hội huyện giao.

Tổ Kế toán - Chi trả và Giám định bảo hiểm y tế: Tham mưu giúpGiám đốc Bảo hiểm xã hội huyện ký hợp đồng với các cơ sở khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế có đủ điều kiện, tiêu chuẩn chuyên môn, kỹ thuật theo phân cấp; giám sát việc thực hiện hợp đồng, cung cấp dịch vụ khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế và bảo vệ quyền lợi người tham gia bảo hiểm y tế; chống lạm dụng quỹ bảo hiểm y tế; Tổ chức thực hiện quy trình giám định bảo hiểm y tế theo kinh phí từ Ngân sách Nhà nước chuyển sang để đóng, hỗ trợ đóng cho các đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng dự toán chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và chi quản lý bộ máy hàng năm; phối hợp xây dựng dự toán thu; Thẩm định chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế; thanh, quyết toán chi phí khám, chữa bệnh đối với các cơ sở khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế và người có thẻ bảo hiểm y tế; Kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi tài chính, các nghĩa vụ thu, nộp, thanh toán nợ; kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản; phát hiện và ngăn ngừa hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán; Phân tích thông tin, số liệu kế toán; tham mưu, đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu quản lý và quyết định tài chính, kế toán của đơn vị; Tổ chức thực hiện công tác chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định; từ chối việc đóng hoặc chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp không đúng quy định; Quản lý và sử dụng, hạch toán kế toán các nguồn kinh phí và tài sản theo phân cấp; Tham mưu việc tổ chức thực hiện ký hợp đồng với các tổ chức, cá nhân làm đại lý chi bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật; Tổ chức hướng dẫn nghiệp vụ về tài chính, kế toán cho các tổ chức, cá nhân tham gia và hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; Phân loại, sắp xếp chứng từ, sổ sách kế toán theo đúng quy định của Nhà nước và của Ngành; Tổ chức thực hiện giải quyết các chế độ và quản lý các đối tượng hưởng chế độ bảo hiểm y tế theo đúng quy định của pháp luật và của Ngành; Thực hiện các nhiệm vụ khác được Giám đốc Bảo hiểm xã hội huyện giao. c Đội ngũ cán bộ, công, viên chức của đơn vị:

Khi mới thành lập, BHXH Thanh Oai chỉ có 5 cán bộ (4 ở phòngLĐTBXH, 1 cán bộ phòng thanh tra huyện chuyển sang), 1 Giám đốc, 1 phó giám đốc, 3 cán bộ nghiệp vụ; 1 chi bộ có 4 đảng viên; 1 tổ công đoàn có 5 đoàn viên Cán bộ công chức chuyển sang hoặc sáp nhập được sắp xếp bố trí công việc phù hợp với khả năng của từng người, kế thừa được kinh nghiệm công tác và đã nhanh chóng đoàn kết, hòa đồng để thực hiện nhiệm vụ chung. nam, 11 nữ), 100% có trình độ đại học; một chi bộ có 12 đảng viên, 33,3% có trình độ trung cấp lý luận chính trị; một Công đoàn cơ sở có 17 đoàn viên.

BHXH Thanh Oai yêu cầu mỗi cán bộ công chức trong cơ quan nâng cao đạo đức nghề nghiệp, chuyển từ phong cách quản lý hành chính sang phong cách phục vụ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các đơn vị đến làm việc và để đối tượng hưởng đầy đủ quyền lợi.

2.1.4 Vị trí, chức năng, nhiệm vụ của BHXH huyện Thanh Oai a Vị trí, chức năng

Bảo hiểm xã hội huyện là cơ quan trực thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh đặt tại huyện, có chức năng giúp Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh tổ chức thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; quản lý thu, chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trên địa bàn huyện theo phân cấp quản lý của Bảo hiểm xã hội Việt Nam và quy định của pháp luật.

Bảo hiểm xã hội huyện chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh và chịu sự quản lý hành chính nhà nước của Ủy ban nhân dân huyện.

Bảo hiểm xã hội huyện có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản và trụ sở riêng. b Nhiệm vụ, quyền hạn của Bảo hiểm xã hội huyện

Thực trạng công tác kế toán thu- chi BHXH tại BHXH huyện Thanh Oai 57 1 Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán tại BHXH huyện Thanh Oai

2.2.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán tại BHXH huyện Thanh Oai

Tổ Kế toán - Chi trả và Giám định bảo hiểm y tế gồm 01 tổ trưởng; 01 tổ phó; 01 kế toán viên; 01 thủ quỹ; 02 giám định viên.

Tổ trưởng có trách nhiệm: Tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định đối với Tổ Nghiệp vụ; Giúp Giám đốc Bảo hiểm xã hội huyện phối hợp với các đơn vị trong và ngoài Ngành có liên quan để tổ chức thực hiện các nhiệm vụ thuộc chức năng, quyền hạn của Tổ Nghiệp vụ; Tổ trưởng phân công hoặc ủy quyền cho Phó Tổ trưởng giải quyết các công việc thuộc thẩm quyền của Tổ trưởng, Phó Tổ trưởng chịu trách nhiệm trước Tổ trưởng và trước pháp luật về nhiệm vụ được giao Tổ trưởng phải chịu trách nhiệm về quyết định của Phó Tổ trưởng được phân công hoặc ủy quyền giải quyết; Tổ trưởng trực tiếp quản lý và phân công nhiệm vụ đối với viên chức thuộc Tổ; đôn đốc, kiểm tra viên chức thực hiện quy chế làm việc của Bảo hiểm xã hội huyện.

2.2.2 Chế độ kế toán và tài khoản áp dụng

Do BHXH Việt Nam là hoạt động sự nghiệp có thu, hệ thống BHXH Việt Nam được tổ chức thống nhất từ trung ương, tỉnh, Thành phố đến huyện; được hạch toán độc lập và hình thành nguồn quỹ tập trung Như vậy, BHXH huyện Thanh Oai là một bộ phận trong cơ cấu tổ chức của BHXH Việt Nam, không hạch toán độc lập về quỹ BHXH.

Hình thức kế toán áp dụng tại BHXH huyện Thanh Oai là hình thức

Bảo hiển xã hội huyện Thanh Oai sử dụng tài khoản theo hệ thống tài khoản thống nhất áp dụng cho Bảo hiểm xã hội Việt Nam được ban hành theo Thông tư 178/2012/TT-BTC ngày 23/10/2012 của Bộ Tài chính.

2.2.3 Phương pháp kế toán thu – chi các chế độ BHXH tại huyện Thanh Oai

2.2.3.1 Kế toán công tác thu.

Chậm nhất ngày 10 hàng tháng bộ phận thu BHXH huyện thông báo số phải nộp BHXH, BHYT, BHTN cho từng đơn vị tham gia BHXH, BHYT, BHTN theo mẫu thông báo số C12-TS; chậm nhất ngày 20 tháng đầu quý bộ phận thu làm quyết toán số thu BHYT 4,5% với cơ quan quản lý; căn cứ theo thông báo C12-TS, quyết toán quý đơn vị chuyển tiền vào tài khoản BHXH mở tại ngân hàng, KBNN; a Thu BHXH, BHYT, BHTN băn buộc

Ví dụ 1: Căn cứ vào thông báo của BHXH huyện, Công ty TNHH MTV

Ngọc Việt ngày 25/12/2014 chuyển tiền BHXH, BHYT, BHTN vào tài khoản chuyên thu (Phụ lục số 02a, b) của BHXH tại ngân hàng NN&PTNT số tiền 1.545.914.262 đồng Kế toán xác định số tiền đã vào tài khoản thu, ghi:

Ví dụ 2: Ngày 16/7/2014 BHXH nhận được giấy báo có số 00371 đóng

BH (Phụ lục số 03a, b) nhưng chưa xác định được đối tượng nộp tiền số tiền 20.000.000, ghi:

Ngày 30/11/2014 BHXH huyện đã xác định được đơn vị nộp là Hợp tác xã Cao Viên, kế toán ghi:

Ví dụ 3: Căn cứ vào quyết toán kinh phí mua BHYT quý 3 năm 2014,

Phòng Tài chính kế hoạch huyện chuyển tiền đóng BHYT cho đối tượng bảo trợ xã hội theo Ủy nhiệm chi số 251 ngày 29/12/2014 (Phụ lục số 04a, b, c).

Kế toán xác định số tiền đã vào tài khoản thu, ghi:

Có TK 579: 45.798.750 (Tạm thu; Bảo trợ XH xã Phương Trung)

Ví dụ 4: Cuối quý 4/2014 Công ty TNHH Nguyễn Rồng quyết toán kinh phí giữ lại 2% của quý 3 và 4/2014 (Phụ lục số 05a, b, c), kế toán ghi:

Nợ TK 3541: 1.152.420 (Số giữ lại 2% quý 3/2014)

Nợ TK 3541: 681.800 (Số giữ lại 2% quý 4/2014)

Ví dụ 5: Hết quý 4/2014, căn cứ quyết toán bộ phận thu đối chiếu chuyển kế toán bảng tổng hợp số phải thu BHXH, BHYT, BHTN C69-HD và bảng phân bổ số tiền đã thu vào quỹ BHXH, BHYT, BHTN C83-HD (Phụ lục số 06a, b), kế toán căn cứ bảng biểu kết chuyển tiền thu BHXH, BHYT, BHTN và lãi chậm đóng, kế toán ghi:

Có TK 51131: 213.856.628 (lãi chậm đóng BHXH)

Có TK 51133: 18.016.964 (lãi chậm đóng BHYT)

Có TK 51134: 3.708.297 (lãi chậm đóng BHTN)

Có TK 5732: 11.255.057.826 (Thu BHYT quý 4/2014)

Có TK 575: 7.847.629.626 (thu BHYT trước cho năm sau)

- Điều chỉnh số thu năm 2013 cho giá trị thẻ 2015 do hạch toán chuyển thiếu từ đầu năm:

- BHXH TP chuyển kinh phí mua thẻ BHYT Q2+3+4/2014 người nghèo (Phụ lục số 07a, b, c), ví dụ xã Bích Hòa với số tiền 2.173.500, kế toán ghi:

Có TK 353: 2.173.500 Đồng thời phản ánh số phải thu các loại BH và lãi chậm đóng BH, ghi:

- Ngày 09/12/2014 chuyển tiền thu BH và lãi chậm đóng BH về BHXH tỉnh, căn cứ và giấy báo Nợ của Ngân hàng (Phụ lục số 08), kho bạc, ghi:

- Tổng hợp số thu BH và lãi chậm đóng BH trên địa bàn quý 4/2014 phải nộp BHXH TP, BHXH huyện lập báo cáo thu BH và lãi chậm đóng BH, căn cứ vào báo cáo quyết toán thu BH và lãi chậm đóng BH trên địa bàn huyện đã được phê duyệt, ghi:

Ví dụ 6: Căn cứ Quyết đinh số 1692/QĐ-BHXH-PT ngày 11/12/2014 của BHXH TP Hà Nội về thoái trả tiền đóng BHYT học sinh số tiền 941.850 đồng (Phụ lục số 09a, b), kế toán ghi:

+ Ngày 18/12/2014 lập phiếu chi tiền mặt trả đối tượng, ghi:

Có TK 111- 941.850 b Thu BHXH tự nguyện

Ví dụ 1: Căn cứ mẫu D05-TS người lao động trực tiếp nộp tại BHXH tự nguyện ngày 10/12/2014 (Phụ lục 10a, b), kế toán lập phiếu thu tiền mặt, ghi:

Hết quý 4/2014, tổng hợp số thu BHXH tự nguyện trên địa bàn phải nộp BHXH tỉnh, BHXH huyện lập báo cáo thu BHXH tự nguyện, căn cứ vào báo cáo quyết toán thu BHXH tự nguyện trên địa bàn huyện đã được phê duyệt, ghi:

Ví dụ 2: Căn cứ Quyết đinh số 1198/QĐ-BHXH-PT ngày 22/9/2014 của BHXH TP Hà Nội về thoái trả tiền đóng BHXH tự nguyện của ông Hà Trọng Hào số tiền 1.012.000 (Phụ lục số 11a, b), kế toán ghi:

Có TK 33182: 1.012.000 + Ngày 16/10/2014 lập phiếu chi tiền mặt trả đối tượng, ghi:

2.2.3.2 Kế toán công tác chi BHXH

Căn cứ danh sách C72 chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH BHXH huyện trợ cấp BHXH, Bộ phận kế toán cập nhật dữ liệu chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH dài hạn từ phần mềm BHXH.net (quản lý đối tượng chi trả) và trợ cấp ngắn hạn từ phần mềm xét duyệt chế độ sang phần mềm VSA (kế toán). a Chi lương hưu, trợ cấp BHXH

Ví dụ 1: Ngày 05/12/2014 BHXH huyện cắt séc, lập giấy đề nghị tạm ứng tiền cho các đại lý chi để chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH tháng 12/2014, cắt séc, tạm ứng tiền cho đại lý chi trả xã Tam Hưng (Phụ lục số 12a), kế toán ghi:

Ngày 15/12/2014 Đại lý chi xã Tam Hưng lên quyết toán số chi trả thực tế cho đối tượng (Phụ lục số 12b) Kế toán, ghi:

Có TK 343: 1.613.020.400 Đồng thời thu lại khoản tiền thừa do đối tượng (có tên trong danh sách C72) chết, chuyển nơi khác hoặc chưa nhận (Phụ lục số 12c), kế toán ghi:

Ví dụ 2: Ngày 09/12/2014 BHXH trực tiếp chi trả Tuất một lần+ mai tang phí của ông Hoàng Minh Dưỡng số tiền 19.314.000 đồng (Phụ lục 13a, b), kế toán ghi:

- Ngày 05/12/2014 BHXH trực tiếp chi trả trợ cấp 1 lần khi nghỉ hưu của ông Nguyễn Mạnh Yên số tiền 46.184.000 đồng (Phụ lục 14a, b), kế toán ghi:

Ví dụ 3: Trong tháng 12/2014 trích BHYT cho các đối tượng hưởng

BHXH do nguồn NSNN hay nguồn quỹ BHXH bắt buộc, quỹ BHXH tự nguyện đảm bảo (Phụ lục số 15a, b), ghi:

Nợ TK 6642: 276.063.719 (đối tượng hưu)

Nợ TK 6642: 5.382.000 (đối tượng TNLĐ-BNN)

Ví dụ 4: Hết quý báo cáo chi lương hưu và trợ cấp BHXH cho các đối tượng do nguồn NSNN, Quỹ BHXH bắt buộc, quỹ BHXH tự nguyện đảm bảo được phê duyệt, căn cứ vào thông báo phê duyệt quyết toán của xã Tam Hưng, kế toán ghi:

Ví dụ 5: Trong quý 4/2014 phát hiện phải thu hồi số tiền chi sai BHXH trong từ năm 2013 bà Phạm Thị Nở số tiền 14.868.000 đồng (Phụ lục số 16a,b), kế toán ghi:

Có TK 3426: 14.868.000 Ngày 16/12/2014 đối tượng lên BHXH nộp 2.000.000 Đồng, kế toán ghi:

- Chậm nhất ngày 25/12 hàng năm BHXH huyện chuyển số tiền thu hồi do chi sai năm trước về BHXH Thành phố, kế toán ghi

Có TK 1121: 2.000.000 b Chi chế ngắn hạn (ốm đau, dưỡng sức, BHXH một lần, BH thất nghiệp )

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN THU, CHI BHXH TẠI BHXH HUYỆN THANH OAI

Bối cảnh

Tổ chức kế toán tại BHXH huyện Thanh Oai với đặc thù là kế toán về sự nghiệp có thu, chi về quỹ BHXH, BHYT với số tiền thu, chi hàng tháng rất lớn Với 3 cán bộ thuộc bộ phận kế toán được giao nhiệm vụ riêng theo từng phần hành Với đặc thù của ngành Bảo hiểm xã hội công việc thu, chi BHXH là liên tục, nghiệp vụ phát sinh trong ngày nhiều, nên hoạt động của bộ máy kế toán cũng như các bộ phận chứng năng khác trong cơ quan tương đối vất vả Với số tiền thu, số tiền chi hưởng chế độ BHXH ngắn hạn được cập nhập hàng ngày, số tiền chi hưởng lương hưu và trợ cấp BHXH hàng tháng tại BHXH huyện Thanh Oai (năm 2014 bình quân khoảng hơn 15,6 tỷ/tháng), đỏi hỏi cán bộ trong bộ phận kế toán phải làm việc hết sức tận tâm và khoa học, tránh tình trạng sai sót, nhầm lẫn gây ảnh hưởng đến đối tượng cũng như uy tín nhà nước đối với việc thực hiện chính sách an sinh xã hội.

Từ số liệu thu, chi BHXH từ năm 2010 - 2014 thể hiển tại Bảng 2.7 - Kết quản thu, chi BHXH giai đoạn 2010-2014, ta có thể lập biểu đồ kết quả thu chi tại BHXH huyện Thanh Oai năm 2010-2014 như sau:

(Nguồn: Bảo hiểm xã hội huyện Thanh Oai ) Biểu đồ 0.3 Kết quả thu - chi BHXH huyện Thanh Oai (2010-2014)

Biểu đồ cho thấy dòng chi hàng năm luôn nằm trên dòng thu chứng tỏ mức chi BHXH hàng năm luôn bội chi, số chi luôn luôn cao hơn số tiền BHXH thu được, là gánh nặng cho quỹ BHXH, đây đang là bài toán khó và nan giải đối với ngành BHXH

Theo tính toán của một số chuyên gia tài chính bảo hiểm và kết quả dự báo cân đối quỹ hưu trí, tử tuất theo phương pháp tổng chung (thu của người đang làm việc trả cho người về hưu) Theo dự báo của Tổ chức lao động quốc tế (ILO), với các chính sách như hiện hành, quỹ bảo hiểm hưu trí và tử tuất của Việt Nam có nguy cơ mất cân đối trong tương lai gần Như vậy, vào năm

2021, thu không đủ chi trong năm; đến năm 2034 Tuy từ ngày 01/01/2016 Luật BHXH có những thay đổi về chế độ thu, chi BHXH hợp lý và đầu tư bảo toàn, tăng trưởng nhưng cũng còn một số bất cập mà khi chưa thực hiện Luật đã phải sửa đổi

Cùng với sự thay đổi trong sửa đổi Luật BHYT thực hiện từ 01/01/2015 và Luật BHXH 2014 được thực hiện từ 01/01/2016, Mục tiêu BHX H huyện Thanh Oai đặt ra: Tăng cường điều tra, khai thác, phát triển đơn vị, người lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN tại các doanh nghiệp; đối tượng tham gia BHXH tự nguyện, nhân dân tham gia BHYT Hộ gia đình đạt tỷ lệ cao; Tăng cường công tác Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành Luật BHXH, Luật BHYT tại các đơn vị sử dụng lao động, tăng cường đôn đốc thu hồi nợ đọng BHXH, BHYT phấn đấu giảm tỷ lệ nợ xuống dưới 2%; Thực hiện tiếp nhận hồ sơ điện tử liên thông trong thực hiện nghiệp vụ chuyên môn theo cơ chế “ Một cửa”, kết nối, đồng bộ dữ liệu thu, chi với thành phố.

Phấn đấu thực hiện công tác thu BHXH, BHYT, BHTN năm sau cao hơn năm trước, hàng năm đạt 100% kế hoạch được giao, phấn đấu đến năm

2020 có 55% số người trong độ tuổi tham gia BHXH; 45% lực lượng lao các chính sách, chế độ cho các đối tượng thụ hưởng, người lao động và nhân dân tham gia BHXH, BHYT, BHTN.

Phương hướng hoàn thiện kế toán thu, chi BHXH tại BHXH huyện Thanh Oai 77 3.3 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán thu, chi BHXH tại BHXH huyện Thanh Oai 78 3.3.1 Nhóm giải pháp về hoàn thiện cơ chế, chính sách BHXH

Hiện nay chính sách BHXH, BHYT, BHTN đang là vấn đề nóng bỏng được mọi tầng lớp quan tâm Đặc biệt khi năm 2015 thực hiện Luật BHYT sửa đổi, bổ xung và từ 01/2016 thực hiện Luật BHXH mới có nhiều vấn đề cần được giải quyết Việc xây dựng một chế độ kế toán phù hợp với quy định là rất cần thiết BHXH phải đi trước một bước trong đổi mới chính sách, chế độ, linh hoạt, đa dạng cả về hình thức, mục tiêu và xã hội hóa để góp phần hướng tới mục tiêu an sinh xã hội và phúc lợi xã hội đa tầng, linh hoạt, bền vững Định hướng hoàn thiện kế toán thu, chi BHXH tại BHXH huyện, là đơn vị quản lý trực tiếp thu, chi cho người lao động là vô cùng quan trọng, nó đảm bảo thu, chi đúng, đủ, tận tay, an toàn và nhanh nhất, góp phần đảm bảo tình hình trật tự, an ninh trong địa bàn cũng như góp phần vào chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

- Hoàn thiện công tác kế toán thu, chi BHXH phải phù hợp với chính sách và chuẩn mực kế toán: Yêu cầu của công tác kế toán nói chung và kế toán thu, chi BHXH nói riêng là phải tuân thủ đúng theo chuẩn mực kế toán cũng như những chế độ chính sách tài chính của Nhà nước Kế toán thu, chi BHXH luôn phải tuân thủ theo đúng quy định không thu, chi sai đối tượng, sai số lượng Vì vậy việc hoàn thiện kế toán thu, chi BHXH phải phù hợp với chính sách BHXH, BHYT, BHTN cũng như chuẩn mực kế toán hiện hành, để thuận tiện trong công tác quản lý cũng như không vi phạm các quy định về quản lý kinh tế của Nhà nước.

- Hoàn thiện phải đáp ứng yêu cầu quản lý của cơ quan : Việc hoàn thiện tổ chức công tác kế toán thu, chi BHXH tại BHXH huyện Thanh Oai không chỉ phù hợp với chính sách, chế độ chuẩn mực kế toán mà cần phải đáp ứng yêu cần quản lý của đơn vị Cụ thể :

+ Cán bộ phải nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, học hỏi về chính sách BHXH, BHYT, BHTN.

+ Cán bộ cần phối kết hợp trong công việc, đối chiếu các phần nghiệp vụ thu, chi hàng ngày, tháng, quý, năm Đảm bảo sự trùng khớp số thu, chi giữa các phần mềm, chứng từ, sổ sách.

+ Kiểm tra kỹ các hồ sơ thu, chi BHXH trước khi thực hiện thu, chi, tránh tình trạng thu, chi sai.

+ Yêu cầu kế toán nắm rõ, năm vững các quy định về thu, chi.

3.3 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán thu, chi BHXH tại BHXH huyện Thanh Oai

Những tồn tại trên một phần cũng do yếu tố khách quan, phần do yếu tố chủ quan Yếu tố khách quan là do những văn bản quy định chưa chặt chẽ, cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực chưa đáp ứng đủ cho công việc thực tế, yếu tố chủ quan là ý thức, trình độ của cán bộ nghiệp vụ, để khắc phục được điều này, thiết nghĩ phải cụ thể hóa những biện pháp sau:

3.3.1 Nhóm giải pháp về hoàn thiện cơ chế, chính sách BHXH

Thứ hai: Các chính sách của ngành BHXH liên tục thay đổi, số đối tượng ngày càng tăng dẫn đến việc quản lý, việc phục vụ, thanh tra, kiểm soát hết sức khó khăn, chế độ kế toán cũng thay đổi một số biểu mẫu chương trình kế toán chưa đáp ứng kịp thời Phân nguồn thu năm trước, năm sau còn sai ảnh hưởng đến quyết toán, nhiều khi phải điều chỉnh quyết toán.

Thứ ba: Luật BHXH quy định còn phân biệt chế độ thu, chi giữa đối tượng bắt buộc và tự nguyện nên hệ thống tài khoản nhiều, phân chia nhiều mục nhỏ lẻ, việc theo dõi, tổng hợp khó khăn hơn Ví dụ chi BHXH băt buộc hạch toán TK 671, chi BHXH tự nguyện hạch toán 672; các số thu phải chuyển qua tài khoản trung gian 353.

Cần sớm hoàn thiện các văn bản pháp quy không chỉ liên quan đến hoạt động kế toán, mà còn liên quan đến tất cả các khâu trong hoạt động BHXH

Hoàn thiện chính sách BHXH phải được tiến hành đồng bộ cùng với việc hoàn thiện các chính sách xã hội khác Phải phù hợp với điều kiện của nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội Nhà nước thống nhất quản lý và tổ chức thực hiện chính sách BHXH đối với tất cả mọi người lao động Luật BHXH 2014 có hiện lực từ 01/01/2016 nhưng đến nay vẫy chưa có hướng dẫn, đề nghị Nhà nước sớm có văn bản hướng dẫn dưới Luật Nhà nước cần nghiên cứu sự điều chỉnh về thu, chi đối với người lao động vì hiện trong Luật vẫn còn sự phân biệt mức đóng, mức hưởng BHXH giữa người tham gia bắt buộc theo mức lương, hệ số lương, giữa người tham gia BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện, để thúc đấy người tham gia BHXH, BHYT, BHTN.

Cần hoàn thiện hơn nữa hệ thống kế toán BHXH Việt Nam, phù hợp với chính sách BHXH, BHYT, BHTN mới, khắc phục những hạn chế còn tồn tại, bổ xung nhân lực, sắp xếp lại cộng việc trong bộ phận kế toán sao cho phù hợp nhất để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của hệ thống BHXH Việt Nam cũng như sự phát triển của BHXH trên thế giới BHXH là đơn vị sự nghiệp có thu, hoạt động theo ngành dọc, thực hiện chế độ báo cáo kế toán thống nhất từ

TW đến địa phương, do có sự phân biệt mức đóng, mức hưởng giữa các đối tượng tham gia BHXH nên hệ thống tài khoản thu, chi BHXH được quy định riêng cho từng đối tượng, đề xuất hiệu chỉnh phương pháp hạch toán sau:

Các nguồn thu BHXH: Không cần phải hạch toán qua tài khoản 353 (trung gian) thanh toán thu giữa tỉnh với huyện mà nộp thẳng vào BHXH thành phố:

Nợ TK 571, 572, 573, 574, 511: Số thu BHXH, BHYT, BHTN, BHXH tự nguyện,

Có TK 112: Tiền gửi ngân hàng, kho bạc.

Chú trọng đầu tư nhân lực, trí lực cũng như đầu tư trang thiết bị, đẩy mạnh công tác công nghệ thông tin; các phần mềm phải đồng bộ hóa CSDL thống nhất trong toàn ngành.

3.3.1.2 Đối với ngành BHXH Để có thể hoàn thành tốt những nhiệm vụ đã đặt ra, BHXH huyện Thanh Oai cần phải tiếp tục tự hoàn thiện mình, nâng cao hiệu quả quản lý, để từ đó tạo được uy tín đối với các cấp, ngành có liên quan, cũng như với đối tượng hưởng BHXH trên địa bàn huyện Nhận thấy được vai trò quan trọng của hoạt động kế toán trong công tác quản lý, BHXH huyện nên tạo mọi điều kiện thuận lợi để bộ phận kế toán hoàn thành được nhiệm vụ của mình, cũng như phối hợp tốt giữa các bộ phận trong cơ quan.

Thực hiện Nghị định số: 05/2014/NĐ-CP ngày 17/01/2014 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BHXH Việt Nam, đến nay vẫn chưa được áp dụng Đề nghị BHXH huyện có ý kiến đề nghị với BHXH cấp trên sớm ra văn bản, áp dụng đối với các chức danh tổ trưởng, tổ phó để gắn quyền lợi nâng cao trách nhiệm cho các tổ nói chung và tổ kế toán nói riêng.

Nghiên cứu, xây dựng lại quy trình thu, chi BHXH, mang đến thuận lợi cho cá nhân, tập thể đơn vị đến giao dịch Đưa tiếp nhận và trả kết quả đối với tất cả các nghiệp vụ thu, chi BHXH thông qua giao dịch điện tử Đề nghị BHXH Việt Nam nâng cấp phần mềm kế toán (VSA) vì hiện nay khi đại lý thu nộp danh sách tham gia BHXH tự nguyện do phần mềm nhập phiếu thu BHXH tự nguyện phải nhập cho từng người tham gia chưa nhập được tổng thu cho đại lý rồi trong đó chi tiết cho từng đối tượng, nên chứng từ nhiều, việc kiểm soát khó (phải cộng tổng các phiếu thu mới so sánh được với danh sách đại lý nộp) Đối tượng tham gia cũng như đối tượng hưởng các chế độ BHXH ngày một tăng Chính vì vậy, các cán bộ BHXH huyện Thanh Oai phải làm việc rất người thụ hưởng nhận tiền chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH qua hệ thống tài khoản ATM, sẽ giảm được các bước tạm ứng tiền mặt rồi lại phải thu lại khoản không chi trả Hiện nay BHXH huyện cũng đã chi trả qua tài khoản ATM tuy nhiên tỷ lệ còn rất thấp.

Ngày đăng: 12/09/2023, 18:29

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1.1. Quy trình thu BHXH - Hoàn thiện kế toán thu, chi các chế độ bhxh tại huyện thanh oai
Sơ đồ 1.1. Quy trình thu BHXH (Trang 20)
Sơ đồ 1.2. Quy trình chi BHXH (Thống nhất trong toàn ngành BHXH Việt  Nam) - Hoàn thiện kế toán thu, chi các chế độ bhxh tại huyện thanh oai
Sơ đồ 1.2. Quy trình chi BHXH (Thống nhất trong toàn ngành BHXH Việt Nam) (Trang 23)
Sơ đồ 1.3.  Kế toán tạm thu các loại BH và lãi chậm đóng BH - Hoàn thiện kế toán thu, chi các chế độ bhxh tại huyện thanh oai
Sơ đồ 1.3. Kế toán tạm thu các loại BH và lãi chậm đóng BH (Trang 43)
Sơ đồ 1.4.  Kế toán Thanh toán về chi bảo hiểm - Hoàn thiện kế toán thu, chi các chế độ bhxh tại huyện thanh oai
Sơ đồ 1.4. Kế toán Thanh toán về chi bảo hiểm (Trang 44)
Sơ đồ 1.5. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký – sổ cái - Hoàn thiện kế toán thu, chi các chế độ bhxh tại huyện thanh oai
Sơ đồ 1.5. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký – sổ cái (Trang 47)
Sơ đồ 2.6. Tổ chức bộ máy BHXH huyện Thanh Oai - Hoàn thiện kế toán thu, chi các chế độ bhxh tại huyện thanh oai
Sơ đồ 2.6. Tổ chức bộ máy BHXH huyện Thanh Oai (Trang 49)
Bảng 2.1: Kết quả  thu BHXH huyện Thanh Oai (2010- 2014) - Hoàn thiện kế toán thu, chi các chế độ bhxh tại huyện thanh oai
Bảng 2.1 Kết quả thu BHXH huyện Thanh Oai (2010- 2014) (Trang 56)
Bảng số liệu (bảng 1.1) cho thấy tốc độ thu BHXH đều tăng qua các năm. Nhìn chung các năm, BHXH Huyện Thanh Oai đều thu vượt mức kế hoạch được giao - Hoàn thiện kế toán thu, chi các chế độ bhxh tại huyện thanh oai
Bảng s ố liệu (bảng 1.1) cho thấy tốc độ thu BHXH đều tăng qua các năm. Nhìn chung các năm, BHXH Huyện Thanh Oai đều thu vượt mức kế hoạch được giao (Trang 56)
Bảng 2.2. Kết quả thu chia theo khối tham gia BHXH. - Hoàn thiện kế toán thu, chi các chế độ bhxh tại huyện thanh oai
Bảng 2.2. Kết quả thu chia theo khối tham gia BHXH (Trang 57)
Bảng 2.3.  Kết quả chi trả trợ cấp BHXH ngắn hạn. - Hoàn thiện kế toán thu, chi các chế độ bhxh tại huyện thanh oai
Bảng 2.3. Kết quả chi trả trợ cấp BHXH ngắn hạn (Trang 58)
Bảng 2.4. Chi lương hưu và trợ cấp BHXH theo các nguồn - Hoàn thiện kế toán thu, chi các chế độ bhxh tại huyện thanh oai
Bảng 2.4. Chi lương hưu và trợ cấp BHXH theo các nguồn (Trang 59)
Bảng 2.5. Kết quả thu, chi BHXH giai đoạn 2010-2014 - Hoàn thiện kế toán thu, chi các chế độ bhxh tại huyện thanh oai
Bảng 2.5. Kết quả thu, chi BHXH giai đoạn 2010-2014 (Trang 74)
w