1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng công tác chi trả các chế độ bhxh tại bhxh tỉnh bắc ninh giai đoạn 2005 2008

65 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực Trạng Công Tác Chi Trả Các Chế Độ BHXH Tại BHXH Tỉnh Bắc Ninh Giai Đoạn 2005 2008
Tác giả Đỗ Thanh Hương
Người hướng dẫn Ths. Tôn Thị Thanh Huyền
Trường học Công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex
Chuyên ngành Bảo hiểm
Thể loại Chuyên Đề Thực Tập
Năm xuất bản 2009
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 65
Dung lượng 1,08 MB

Cấu trúc

  • 1.1. Sự cần thiết và vai trò của Bảo hiểm Cháy nổ và mọi rủi ro tài sản (3)
  • 1.2. Các loại sản phẩm Bảo hiểm Cháy nổ và mọi rủi ro (4)
    • 1.2.1. Bảo hiểm Cháy nổ bắt buộc ở Việt Nam (5)
    • 1.2.2. Bảo hiểm Cháy nổ và rủi ro đặc biệt (5)
    • 1.2.3. Bảo hiểm mọi rủi ro về tài sản (6)
  • 1.3. Nội dung Bảo hiểm Cháy nổ và mọi rủi ro tài sản (6)
    • 1.3.1. Đối tượng tham gia (6)
    • 1.3.2. Đối tượng bảo hiểm (6)
    • 1.3.3. Phạm vi bảo hiểm (6)
    • 1.3.4. Giá trị Bảo hiểm (9)
    • 1.3.5. Số tiền bảo hiểm (10)
    • 1.3.6. Phí bảo hiểm (11)
  • 1.4. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá kết quả, hiệu quả kinh doanh Bảo hiểm Cháy nổ và mọi rủi ro tài sản (14)
    • 1.4.1. Hệ thống chỉ tiêu kết quả (14)
    • 1.4.2. Hệ thống chỉ tiêu hiệu quả (14)
  • 2.1. Giới thiệu về Tái bảo hiểm (15)
    • 2.1.1. Bản chất và vai trò tái bảo hiểm (15)
    • 2.1.2. Hình thức Tái bảo hiểm (16)
    • 2.1.3. Phương pháp tái bảo hiểm (18)
  • 2.2. Ảnh hưởng của Tái bảo hiểm đến hoạt động kinh doanh bảo hiểm cháy nổ và mọi rủi ro tài sản (23)
    • 2.2.1. Ảnh hưởng đến kết quả doanh thu (23)
    • 2.2.2. Ảnh hưởng đến chi phí hoạt động kinh doanh bảo hiểm cháy nổ và mọi rủi ro tài sản (24)
  • PHẦN 2: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG TÁI BẢO HIỂM ĐỐI VỚI NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM CHÁY NỔ VÀ MỌI RỦI RO TÀI SẢN Ở PJICO 26 1. VÀI NÉT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM PETROLIMEX (25)
    • 1.1. Hoàn cảnh ra đời (25)
    • 1.2. Danh sách cổ đông sáng lập (25)
    • 1.3. Chức năng hoạt động kinh doanh (26)
    • 1.4. Cơ cấu tổ chức của PJICO (26)
    • 1.5. Lịch sử ra đời và phát triển (28)
      • 1.5.1. Giai đoạn đầu thành lập (1995-2002) (29)
      • 1.5.2. Giai đoạn tăng tốc (2003-2005) (29)
      • 1.5.3. Giai đoạn Ổn định - An toàn – Hiệu quả (29)
    • 1.6. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty (2003- 2008) (29)
    • 1.7. Thực trạng hoạt động kinh doanh năm 2008 (33)
      • 1.7.1. Xem xét tình hình kinh doanh bảo hiểm gốc (33)
      • 1.7.2. Công tác đầu tư (35)
      • 1.7.3. Công tác tái bảo hiểm (35)
    • 2. TÌNH HÌNH KINH DOANH BẢO HIỂM CHÁY NỔ VÀ MỌI RỦI RO TÀI SẢN Ở PJICO TỪ 2003 -2008 (35)
      • 2.1. Thuận lợi và khó khăn (35)
      • 2.2. Kết quả và hiệu quả hoạt động kinh doanh bảo hiểm cháy nổ và mọi rủi (36)
    • 3. TÁC ĐỘNG CỦA TÁI BẢO HIỂM ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH BẢO HIỂM CHÁY NỔ VÀ MỌI RỦI RO TÀI SẢN (40)
      • 3.1. Tình hình tái bảo hiểm cháy nổ và mọi rủi ro tài sản (40)
        • 3.1.1. Giới thiệu về Chương trình Tái bảo hiểm Cháy nổ và mọi rủi ro tài sản ở PJICO (40)
        • 3.1.2. Đối tác trong hoạt động TBH Cháy nổ và mọi rủi ro tài sản của (41)
  • PJICO 41 3.1.3. Một số quy trình Quy trình nhượng tái (25)
    • 3.1.4. Một số chỉ tiêu phân tích về tình hình tái bảo hiểm cháy nổ và mọi rủi ro tài sản ở PJICO (47)
    • 3.2. Tác động của hoạt động tái bảo hiểm đến kinh doanh bảo hiểm cháy nổ và mọi rủi ro tài sản ở PJICO (49)
    • 1.1. Mục tiêu và định hướng chung (50)
    • 1.2. Mục tiêu, định hướng bảo hiểm cháy nổ và mọi rủi ro tài sản (51)
    • 2. KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT (53)
      • 2.1. Kiến nghị với công ty (53)
        • 2.1.1. Tăng năng lực nhận tái (53)
        • 2.1.2. Tăng hiệu quả nhượng tái (53)
      • 2.2. Kiến nghị khác (55)

Nội dung

Sự cần thiết và vai trò của Bảo hiểm Cháy nổ và mọi rủi ro tài sản

Trong cuộc sống, con người phải đối mặt với vô vàn rủi ro, trong đó có rủi ro cháy và các rủi ro thiên tai khác Nếu chỉ nhắc riêng rủi ro cháy chưa nói đến các rủi ro khác thì sức tàn phá rất lớn, hậu quả để lại nặng nề và không dễ giải quyết hết

Hàng năm trên thế giới có hàng triệu vụ tổn thất về tài sản lên tới con số hàng trăm tỷ đô Những vụ tổn thất lớn về tài sản đã làm mất ổn định trật tự xã hội, ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế Có thể điểm qua một số tổn thất lớn về tài sản trên thế giới gần đây như: Động đất và sóng thần Ấn Độ Dương (2004) làm hơn 200000 người chết và mất tích 30000 người.

Cơn bão Katrina ở Mỹ năm 2005 gây tử vong hàng ngàn người, hơn 1triệu người mất nhà cửa, thiệt hại về tài sản lên đến 25 tỷ đô.

Năm 2008, Động đất ở tỉnh Tứ Xuyên của Trung Quốc (12/5) cũng khiến 70.000 người chết, 18.000 người mất tích và gần 5 triệu người mất nhà cửa, co số thiệt hại vật chất lên tới 85 tỷ USD.

Vụ cháy rừng ở Úc (2/2009) diễn ra trong nhiều ngày mới dập tắt được, đã làm ít nhất 200 người thiệt mạng. Ở Việt Nam, thống kê cho thấy gần đây cũng xảy ra không ít những vụ tổn thất nghiêm trọng như:

Năm 2004, vụ cháy ở nhà máy Thượng Thăng và ở nhà máy nhựa Formosa gây tổn thất 3,5 triệu đô mỗi vụ

Vụ cháy ở Công ty dệt Vina Chungshing (3/2008) thiệt hại gần 4 triệu đô. Trận mưa lụt lịch sử (10/2008) ở Hà Nội làm thiệt hại kinh tế hơn 3000 tỷ đồng với tổn thất tài sản được bảo hiểm khoảng 70-80 tỷ đồng.

Bảo hiểm Cháy nổ và mọi rủi ro tài sản là một biện pháp của con người nhằm đối phó với rủi ro liên quan đến tài sản Đặc biệt khi cuộc sống của con người ngày càng tiến bộ, tài sản vật chất mà con người tạo ra tăng thêm cả về số lượng và giá trị, biện pháp này càng tỏ ra hữu hiệu. Đối với cá nhân, hộ gia đình, tổ chức, cơ quan thì Bảo hiểm Cháy nổ và mọi rủi ro về tài sản đã giúp họ an tâm trong sinh hoạt và sản xuất Đồng thời, bảo hiểm giúp họ khắc phục nhanh hậu quả, giảm thiểu tổn thất về tài chính, khôi phục cuộc sống hay sản xuất kinh doanh. Đối với nền kinh tế và xã hội, bảo hiểm Cháy nổ và mọi rủi ro về tài sản giúp nâng cao công tác đề phòng và hạn chế rủi ro, góp phần đảm bảo an toàn và ổn định kinh tế xã hội.

Nghiệp vụ bảo hiểm Cháy được triển khai đầu tiên ở Anh sau vụ cháy kinh hoàng 1966, từ đó phát triển và không ngừng hoàn thiện để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Ở Việt Nam, nghiệp vụ này được triển khai vào năm 1989 theo Quyết định số 06/TCQĐ ngày 17/01/1989 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Đến năm 1995, nghiệp vụ bảo hiểm Cháy được cho phép kinh doanh bởi nhiều doanh nghiệp bảo hiểm trong nền kinh tế thay vì độc quyền như thời gian trước đó Sau đó các nghiệp vụ liên quan đến tài sản cũng dần được hoàn thiện hơn.

Các loại sản phẩm Bảo hiểm Cháy nổ và mọi rủi ro

Bảo hiểm Cháy nổ bắt buộc ở Việt Nam

Văn bản pháp quy liên quan đến chế độ bảo hiểm Cháy Nổ bắt buộc:

 Luật Phòng cháy chữa cháy

 Luật Kinh doanh bảo hiểm

 Nghị định số 130/2006/NĐ-CP ban hành ngày 08/11/2006 quy định về Chế độ bảo hiểm Cháy Nổ bắt buộc.

 Một số văn bản pháp quy khác: Thông tư Liên tịch số 41/2007/TTLT-BTC- BCA ngày 24/4/2007 ; Quyết định số 28 /2007/QĐ-BTC ngày 24 tháng 4 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Tài chính Đây là loại hình bảo hiểm theo hình thức bắt buộc, ý nghĩa quan trọng nhất trong nên được nhà nước quy định rất rõ ràng nhằm đảm bảo tránh tổn thất lớn,mang tính thảm họa xảy ra, và bảo vệ cho từng cá nhân, cơ quan và cả xã hội Tuy nhiên, đây không phải là loại hình được nghiên cứu trong chuyên để này.

Bảo hiểm Cháy nổ và rủi ro đặc biệt

Sản phẩm Bảo hiểm Cháy Nổ và các rủi ro đặc biệt phù hợp hơn với nhu cầu bảo hiểm của khách hàng vì nó bảo vệ thêm một số loại rủi ro đặc biệt như: Máy bay và các phương tiện hàng không rơi (C), Gây rối, bạo động, đình công, sa thải(D), Tổn hại do hành động ác ý (E), Động đất hoặc núi lửa phun (F), Giông, bão và lụt (H), Vỡ tràn từ bể và thiết bị đường ống (I), Đâm va do xe cộ hay súc vật (J),Cháy ngầm (K), Cháy tự lên mem (L).

Bảo hiểm mọi rủi ro về tài sản

Loại hình sản phầm này bảo vệ mọi rủi ro về tài sản mà không nằm trong rủi ro được loại trừ chung Phạm vi và đối tượng của sản phẩm bảo hiểm mọi rủi ro tài sản là rộng nhất so với các loại trên.

Ngoài ra, các công ty bảo hiểm phi nhân thọ có nghiệp vụ bảo hiểm tài sản đều có đơn bảo hiểm gián đoạn kinh doanh sau hỏa hoạn Có thể coi đây là sản phẩm phụ, kèm theo và là một bộ phận không tách rời khỏi đơn bảo hiểm cháy nổ.

Nội dung Bảo hiểm Cháy nổ và mọi rủi ro tài sản

Đối tượng tham gia

Về cơ bản bảo hiểm cháy và mọi rủi ro tài sản này thì khuyến khích mọi đối tượng tham gia.Tuy nhiên , đối với loại hình bảo hiểm Cháy nổ bắt buộc thì đối tượng tham gia được quy định tại Phụ lục 1 Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày04/4/2003 của Chính Phủ.

Đối tượng bảo hiểm

Đối tượng bảo hiểm là tài sản thuộc quyền sở hữu và quản lý hợp pháp của các đơn vị sản xuất kinh doanh, dịch vụ, các tổ chức và cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trong xã hội. Đối tượng này được phân thành các loại sau:

 Công trình xây dựng, vật kiến trúc đã đưa vào sử dụng (trừ đất đai).

 Máy móc, thiết bị, phương tiện lao động phục vụ sản xuất kinh doanh.

 Các loại hàng hoá, vật tư, tài sản khác mà giá trị của nó tính được thành tiền

 Sản xuất vật tư, hàng hóa dự trữ trong kho.

 Nguyên vật liệu, sản phẩm làm dở thành phẩm, thành phẩm trên dây chuyền sản xuất.

 Các loại tài sản khác (kho, bãi, chợ, của hàng, khách sạn).

Phạm vi bảo hiểm

Phạm vi bảo hiểm là giới hạn các rủi ro được bảo hiểm và giới hạn trách nhiệm của công ty bảo hiểm Trong bảo hiểm cháy, người bảo hiểm có trách nhiệm bồi thường các thiệt hại và chi phí sau:

 Những thiệt hại do những rủi ro được bảo hiểm gây ra cho tài sản.

 Những chi phí cần thiết và hợp lý để hạn chế bớt tổn thất tài sản được bảo hiểm trong và sau khi cháy.

 Những chi phí dọn dẹp hiện trường sau khi cháy.

1.3.3.1 Rủi ro được bảo hiểm

Trong bảo hiểm cháy rủi ro được bảo hiểm bao gồm: a) Rủi ro chính: “cháy” Rủi ro loại A

Rủi ro này thực chất bao gồm: Cháy, sét và nổ.

Cháy: sẽ được bảo hiểm nếu có đủ 3 yếu tố: Phải thực sự có phát lửa , lửa đó không phải là lửa chuyên dùng , lửa đó phải là bất ngờ hay ngẫu nhiên phát ra

Khi có đủ 3 yếu tố đó và có thiệt hại về vật chất do những nguyên nhân được cho là hợp lý gây ra, những thiệt hại đó sẽ được bồi thường cho dù đó là do bị cháy hoặc do nhiệt hay khói gây ra.

Sét: người được bảo hiểm sẽ được bồi thường khi tài sản bị phá hủy trực tiếp do sét hoặc do sét đánh gây cháy Nếu sét đánh mà không phát lửa hoặc không phá hủy trực tiến tài sản thì không thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường.

Cần lưu ý rằng khi sét đánh phá hủy trực tiếp các thiết bị điện tử thì được bồi thường, còn sét đánh là thay đổi dòng điện dẫn dến thiệt hại cho thiết bị điện tử thì không được bồi thường.

Nổ: Nổ trong rủi ro A, phạm vi bảo hiểm gồm:

 Nồi hơi phục vụ sinh hoạt.

 Hơi đốt phục vụ sinh hoạt, thắp sang hoặc sưởi ấm trong một ngôi nhà không phải nhà xưởng làm các công việc sử dụng hơi đốt.

 Các trường hợp nổ gây ra hỏa hoạn đã nghiễm nhiên được bảo hiểm Như vậy ở đây chỉ còn lại những thiệt hại do nổ mà không gây cháy.

 Tổn thất hoặc thiệt hại do nổ mà không gây cháy thì không được bồi thường, trừ khi nổ nồi hơi, khí phục vụ sinh hoạt, với điều kiện sự nổ đó không phải do các nguyên nhân bị loại trừ.

 Tổn thất và thiệt hại do nổ xuất phát từ cháy Thiệt hại ban đầu do cháy được bồi thường nhưng những tổn thất do hậu quả của nổ thì không được bồi thường. b) Các rủi ro phụ

Bên cạnh các rủi ro chính có các rủi ro phụ Các rủi ro này chỉ có thể được bảo hiểm khi đi kèm theo các rủi ro chính, tùy thuộc vào quyết định của người tham gia bảo hiểm Các rủi ro phụ bao gồm:

 Máy bay và các phương tiện hàng không hoặc các thiết bị trên các phương tiện đó rơi vào, nổi loạn, bạo động dân sự, đình công, bể xưởng, động đất, lửa ngầm dưới đất, giông bão, hệ thống chữa cháy rò rỉ nước…

Trong các nghiệp vụ bảo hiểm, đều có những rủi ro loại trừ bởi trên thực tế thì có những loại rủi ro mà không thể bảo hiểm được Trong bảo hiểm cháy, những rủi ro loại trừ thong thường là:

 Tổn thất do hành động cố ý hoặc đồng lõa của người được bảo hiểm gây ra.

 Hàng hóa nhận ủy thác hay ký gửi khi những hàng hóa đó được xác nhận trong giấy chứng nhận bảo hiểm là được bảo hiểm và người được bảo hiểm trả thêm phí bảo hiểm theo tỷ lệ phí quy định.

 Tiền bạc, kim loại, đá quý, chứng khóan, thư bảo lãnh, tem phiếu, tài liệu, bản thảo, sổ sách kinh doanh, tài liệu lưu trữ trong máy tính điện tử, bản mẫu, văn bằng, khuôn mẫu, bản vẽ, tài liệu thiết kế trừ khi những hạng mục này được xác nhận trong giấy chứng nhận bảo hiểm.

 Chất nổ nhưng không bao gồm nhiên liệu, xăng, dầu.

 Người, động vật và thực vật sống.

 Những tài sản mà vào thời điểm xảy ra tổn thất được bảo hiểm theo đơn bảo hiểm Hàng hải hoặc lẽ ra được bảo hiểm theo đơn bảo hiểm Hàng hải, trừ phần thiệt hại vượt quá số tiền được bồi thường theo đơn bảo hiểm Hàng hải hoặc lẽ ra được bồi thường theo đơn bảo hiểm Hàng hải.

 Tài sản bị cướp hay bị mất cắp Trong trường hợp tài sản bị cướp, mất cắp trong khi xảy ra hỏa hoạn mà người bảo hiểm không chứng minh được là mất cắp thì vẫn được bảo hiểm.

 Những thiệt hại mang tính chất hậu quả dưới bất kỳ hình thức nào, trừ thiệt hại về tiền thuê nhà được xác nhận trong giấy chứng nhận bảo hiểm là được bảo hiểm.

 Những thiệt hại gây ra cho bên thứ ba.

 Những thiệt hại trong phạm vi mức miễn thường.

Giá trị Bảo hiểm

Giá trị bảo hiểm (GTBH) là giá trị của tài sản được bảo hiểm Giá trị này là giá trị thực tế hoặc giá trị mua mới.

Tài sản được bảo hiểm cháy thường có giá trị rất lớn như nhà cửa, công trình, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, hàng hóa vật tư trong kho Có thể xác định GTBH như sau:

 GTBH của các ngôi nhà (nhà xưởng, văn phòng, nhà ở) được xác định theo giá trị mới hoặc giá trị còn lại.

 Giá trị mới là giá trị mới xây của ngôi nhà bao gồm cả chi phí khảo sát thiết kế.

 Giá trị còn lại là giá trị mới trừ đi hao mòn do sử dụng theo thời gian.

 GTBH của máy móc thiết bị và các loại tài sản cố định khác được xác định trên cơ sở giá mua mới (bao gồm cả chi phí vận chuyển, lắp đặt nếu có) hoặc giá trị còn lại.

 GTBH của thành phẩm và bán thành phẩm được xác định trên cơ sở giá thành sản xuất.

 GTBH của hàng hóa mua về để trong kho, cửa hàng được xác định theo giá mua cộng với chi phí vận chuyển.

Số tiền bảo hiểm

Số tiền bảo hiểm (STBH) là giới hạn bồi thường tối đa của người bảo hiểm trong trường hợp tài sản được bảo hiểm bị tổn thất toàn bộ STBH còn là căn cứ để xác định phí bảo hiểm Vì thế xác định chính xác STBH có ý nghĩa đặc biệt quan trọng Cơ sở xác định STBH là GTBH. Đối với tài sản cố định, việc xác định STBH căn cứ vào GTBH của tài sản.Đối với tài sản lưu động, giá trị thường xuyên biến đổi Vì thế, STBH có thể xác định theo giá trị trung bình hoặc theo giá trị tối đa.

Nếu bảo hiểm theo giá trị trung bình, người được bảo hiểm ước tính và thông báo cho công ty bảo hiểm biết giá trị số hàng hóa trung bình có trong kho, trong cửa hàng Trong thời gian bảo hiểm giá trị trung bình này được coi là STBH.

Khi tổn thất xảy ra thuộc phạm vi bảo hiểm, công ty bảo hiểm bồi thường thiệt hại thực tế nhưng không vượt quá giá trị trung bình đã khai báo.

Nếu bảo hiểm theo giá trị tối đa thì người được bảo hiểm ước tính và thông báo cho công ty bảo hiểm biết giá trị của số lượng hàng hóa tối đa có thể đạt được vào một thời điểm nào đó trong thời gian bảo hiểm Phí bảo hiểm được tính trên cơ sở giá trị tối đa và thường được thu trước 75% Khi tổn thất xảy ra thuộc phạm vi bảo hiểm, công ty bảo hiểm bồi thường thiệt hại thực tế nhưng không vượt quá giá trị tối đa đã khai báo Đầu mỗi tháng, mỗi quý (tùy theo sự thỏa thuận của 2 bên),người được bảo hiểm thông báo cho công ty bảo hiểm số hàng tối đa thực có trong tháng, trong quý trước đó.

Phí bảo hiểm

Phí bảo hiểm là giá cả của loại hình dịch vụ bảo hiểm Tính phí bảo hiểm không hề đơn giản, phải phù hợp với yêu cầu của khách hàng và phải đảm bảo lợi nhuận hợp lý của công ty bảo hiểm Phí bảo hiểm rất đa dạng do đặc tính của bảo hiểm cháy có đối tượng là tài sản nhiều chủng loại, nhiều giá trị và mức độ rủi ro khác nhau

Phí bảo hiểm được tính trên cơ sở Thời hạn bảo hiểm là 1 năm Trường hợp thời gian bảo hiểm khác 1 năm, phí bảo hiểm được tính tương ứng theo tỷ lệ của thời hạn bảo hiểm

Phí bảo hiểm cháy nổ và mọi rủi ro tài sản được tính theo tỷ lệ phần nghìn (%o) với Tổng số tiền bảo hiểm

R: tỉ lệ phí bảo hiểm

Tỷ lệ phí trong bảo hiểm cháy nổ và mọi rủi ro tài sản hiện nay được xác định trên cơ sở tỷ lệ phí trong Biểu phí bảo hiểm Cháy, nổ bắt buộc (Quyết định số 28/2007/QĐ-BTC) Trên thực tỷ lệ phí bao gồm tỷ lệ phí cơ bản và tỷ lệ phí phụ.

1.3.6.1 Tỷ lệ phí cơ bản

Tỷ lệ phí cơ bản được xác định theo 2 cách: phân loại và danh mục. a) Xác định theo phân loại Đây là cách kết hợp các đơn vị rủi ro có thể so sánh với nhau thành cùng một loại, sau đó tính tỷ lệ mỗi loại phản ánh số tổn thất và các chi phí khác của loại đó Phương pháp này phù hợp với những tài sản tương đối đồng nhất với nhau như nhà ở của dân cư, nhà thờ…

Nhưng cách xác định tỷ lệ phí theo phân loại cần xét các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ phí:

 Vật liệu xây dựng bằng gì?

 Khả năng phòng cháy chữa cháy

 Những vật bố trí xung quanh, bên ngoài ( những công trình đặc biệt dễ cháy để gần lửa lan nhanh tới tài sản được bảo hiểm). b) Xác định theo danh mục

Bớc 1: Rà xét lại các danh mục tài sản tham gia bảo hiểm rồi phân loại tài sản theo danh mục khác nhau(vì mỗi loại tài sản có khả năng cháy nổ khác nhau).

Bớc 2: Căn cứ vào ngành nghề sản xuất kinh doanh để chọn một tỉ lệ phí thích hợp trong bảng tỉ lệ phí có sẵn.

Bớc 3 : Điều chỉnh tỉ lệ phí đã chọn theo yếu tố tăng(giảm).

Việc điều chỉnh này phải căn cứ vào : vật liệu xây dựng…

Tất cả những yếu tố này đều có thể làm tăng hoặc giảm tỉ lệ phí.

Các công ty bảo hiểm thờng quy định nh sau :

 Loại D: Giảm tối đa 10%phí bảo hiểm trong biểu phí.

Các công trình loại D phải đạt đợc những yêu cầu sau:

 Bộ phận chịu lửa : gồm cột chịu lực, xà, dầm, tờng chịu lực làm bằng vật liệu không cháy, mái nhà có khả năng chịu lửa ít nhất là 30 phút.

 Bộ phận không chịu lực : gồm tờng ngăn cách bên trong và bên ngoài, trần không chịu lực… đợc xây bằng vật liệu không cháy (gạch ngói bê tông cốt thép).

 Loại N :giữ nguyên tỉ lệ phí.

Các công trình này không đạt các tiêu chuẩn nh loại D, nhng ít nhất thì các bộ phận chịu lực và các cấu kiện khác cũng phải làm bằng vật liệu khó cháy.

 Loại L: tăng tối đa 10% tỉ lệ phí trong biểu phí.

Là loại công trình không đạt đợc các yêu cầu loại D và N.

Trong bảng tỉ lệ phí ngời ta quy định mức từ 0 đến 9 cho tỉ lệ phí cơ bản thao các loại hình sản xuất, kinh doanh khác nhau ứng với loại N Nếu trong đơn vị rủi ro bao gồm nhiều đối tợng bảo hiểm có các tỉ lệ phí khác nhau thì chọn và áp dụng tỉ lệ phí cao nhất (ứng với đối tợng nguy hiểm nhất ) cho toàn bộ đơn vị rủi ro.

Căn cứ vào những chỉ tiêu trên ngời đi đàm phán kí kết hợp đồng có cơ sở để quyết định kí hay không kí hợp đồng bảo hiểm cháy, điều này làm cho ngời kí kết hợp đồng tự chủ đợc trong việc tăng phí hay giảm phí không quá 10%.

Tỷ lệ phí phụ là tỷ lệ phí được cộng thêm vào tỷ lệ phí cơ bản do khách hàng tham gia bảo hiểm cháy nổ và các rủi ro đặc biệt hoặc bảo hiểm mọi rủi ro tài sản, nhận được sự bảo vệ lớn hơn (Xem phụ lục 1)

Nếu người được bảo hiểm yêu cầu tham gia cho tất cả các rủi ro phụ thì thu thêm phí bảo hiểm 15% phí bảo hiểm cháy nổ bắt buộc.

1.3.6.3 Tăng, giảm tỷ lệ phí

Trên thực tế trong kinh doanh bảo hiểm Cháy, có một số điều khoản làm tăng và giảm rủi ro được bảo hiểm Khi đó phí bảo hiểm được điều chỉnh tăng hay giảm một tỷ lệ phần trăm nhất định so với phí bảo hiểm trong điều kiện bình thường Tuy nhiên tỷ lệ phí chỉ được tăng hay giảm trong một khoảng nhất định theo quy định đối với từng đối tượng bảo hiểm.

Hệ thống chỉ tiêu đánh giá kết quả, hiệu quả kinh doanh Bảo hiểm Cháy nổ và mọi rủi ro tài sản

Hệ thống chỉ tiêu kết quả

Chỉ tiêu kết quả là số tuyệt đối cho biết bản chất, đặc tính và quy mô của hiện tượng Trong bảo hiểm thì những chỉ tiêu kết quả chủ yếu là:

 Doanh thu phí: đây là chỉ tiêu đầu tiên và quan trọng nhất để đánh giá hoạt động kinh doanh bảo hiểm bởi doanh thu phí là nguồn thu chủ yếu của công ty bảo hiểm.

 Số tiền bảo hiểm: cho biết năng lực bảo hiểm của công ty bảo hiểm đối với nghiệp vụ bảo hiểm.

 Số đơn vị tham gia, Doanh thu phí bình quân từng đơn vị, STBH bình quân từng đơn vị.

 Hoa hồng bảo hiểm cháy: là chi phí phải bỏ ra trong công tác khai thác nghiệp vụ bảo hiểm Cháy.

 Chi phí ( chủ yếu chi bồi thường)

Hệ thống chỉ tiêu hiệu quả

Chỉ tiêu hiệu quả cho biết sự thay đổi, phát triển, nguyên nhân và tính chất của sự thay đổi hiện tượng nghiên cứu Ta có thể kể ra một vài chỉ tiêu loại này:tốc độ phát triển doanh thu phí , tỷ lệ hoa hồng/ doanh thu phí, lợi nhuận, doanh thu/ chi phí, lợi nhuận/ chi phí.

2 LÝ THUYẾT CHUNG VỀ TÁI BẢO HIỂM CHÁY NỔ VÀ MỌI RỦI ROTÀI SẢN

Giới thiệu về Tái bảo hiểm

Bản chất và vai trò tái bảo hiểm

Sau khi tiếp nhận các rủi ro mà người tham gia bảo hiểm chuyển giao cho, đến lượt mình các doanh nghiệp bảo hiểm vẫn có thể gặp phải những rủi ro dẫn đến tình trạng phá sản Để phân tán rủi ro đó và đảm bảo hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp bảo hiểm thường lựa chọn phương pháp tái bảo hiểm

Như vậy, thực chất tái bảo hiểm là sự chuyển giao rủi ro lẫn nhau giữa những nhà bảo hiểm và giữa các nhà tái bảo hiểm với nhà tái bảo hiểm, sự chuyển giao có thể là trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua môi giới bảo hiểm.

Tái bảo hiểm bao gồm 2 hoạt động: nhận tái bảo hiểm và nhượng tái bảo hiểm.

 Nhượng tái bảo hiểm là tái bảo hiểm đi: có nghĩa là công ty bảo hiểm gốc phân tán rủi ro cho các công ty tái bảo hiểm Trong trường hợp này, công ty bảo hiểm gốc phải chuyển phí cho công ty tái bảo hiểm và nhận được yếu tố đảm bảo ổn định kinh doanh của mình.

 Nhận tái bảo hiểm là tái bảo hiểm nhận: có nghĩa là một công ty tái bảo hiểm nhận một phần rủi ro đã được bảo hiểm từ một công ty gốc Trong trường hợp này, công ty nhận tái bảo hiểm sẽ nhận được phần phí từ công ty gốc và đồng thời phải gánh vác trách nhiệm cho công ty gốc như thỏa thuận giữa 2 bên.

Biểu đồ 1.1: Mô tả mối quan hệ trong tái bảo hiểm giữa các bên

Hợp đồng bảo hiểm gốc

Hợp đồng tái bảo hiểm

Rủi ro liên quan đến tài sản có thể gây ra những tổn thất rất lớn, có tính chất thảm họa vì thế khi tiếp nhận nó, nhà bảo hiểm còn phải đối mặt với rủi ro lớn hơn. Nhu cầu san sẻ rủi ro đó với các nhà tái bảo hiểm là vô cùng cần thiết Trên thực tế, tái bảo hiểm cháy nổ và mọi rủi ro tài sản có vai trò khá lớn với nghiệp vụ bảo hiểm gốc.

Hình thức Tái bảo hiểm

2.1.2.1 Tái bảo hiểm tùy ý lựa chọn(Facultative) Đây là hình thức tái bảo hiểm cơ bản, ra đời sớm nhất Theo đó, công ty nhượng có toàn quyền quyết định lựa chọn rủi ro cần tái bảo hiểm và ngược lại, công ty nhận có quyền nhận hay từ chối rủi ro đó Thủ tục tái theo hình thức tái bảo hiểm tùy ý lựa chọn như sau:

 Công ty nhượng thông báo cho nhà nhận tái bảo hiểm một dịch vụ nào đó mà mình cần tái dưới hình thức một phiếu đề nghị (slip), trong đó ghi những đặc điểm chính nhất của rủi ro được chào tái bảo hiểm như:

 Tên và địa chỉ của người được bảo hiểm

 Tính chất của rủi ro được bảo hiểm

 Ngày bắt đầu và chấm dứt của thời gian bảo hiểm

 Số tiền được bảo hiểm

 Phí bảo hiểm, phần giữ lại của công ty nhượng

 Tỷ lệ thủ tục phí tái bảo hiểm

 Sau khi nhận được phiếu đề nghị này, nhà nhận tái bảo hiểm có toàn quyền quyết định lựa chọn nhận toàn bộ hay một phần tỷ lệ nào đó hay nhận một số tiền bảo hiểm nhất định trên cơ sở rủi ro chào tái bảo hiểm Nhà tái xác nhận phần tham gia của mình bằng cách ghi trực tiếp vào phiếu đề nghị và gửi lại cho công ty nhượng Để tiết kiệm thời gian, việc xác nhận cũng có thể thực hiện bằng điện tín, điện thoại nhưng sau đó vẫn phải xác nhận bằng văn bản để đảm bảo tính pháp lý.

Nhà nhận tái cũng có thể từ chối tham gia nếu không muốn, đơn giản nhất bằng việc không trả lời.

Trước khi ra quyết định từ chối hay nhận lời, nhà tái bảo hiểm có thể yêu cầu biết thêm những chi tiết khác để đánh giá rủi ro mình sẽ nhận.

 Chỉ khi nhận được thông báo chấp nhận của nhà nhận tái bảo hiểm thì dịch vụ theo hình thức này mới hoàn thành, trừ khi có sự thỏa thuận khác giữa 2 bên Hình thức này tự chấm dứt khi đến ngày đáo hạn hợp đồng bảo hiểm gốc mà không có tái tục.

2.1.2.2 Tái bảo hiểm bắt buộc (Obligatory)

Hình thức tái bảo hiểm bắt buộc là sự thỏa thuận giữa 2 công ty: nhượng và nhận tái bảo hiểm mà trong đó công ty nhượng bắt buộc phải nhượng cho nhà tái bảo hiểm tất cả các đơn vị rủi ro trong bảo hiểm gốc theo như thỏa thuận 2 bên đã ký trước Ngược lại, nhà nhận tái bảo hiểm cũng phải chấp nhận toàn bộ các đơn vị rủi ro đó Hình thức này cho phép công ty nhượng toàn quyền quyết định định phí bảo hiểm và chấp nhận bảo hiểm cho đơn vị rủi ro người được bảo hiểm yêu cầu mà không cần tham khảo ý kiến của nhà nhận tái.

Công ty nhượng cũng toàn quyền thanh toán các vụ tổn thất có liên quan đến rủi ro được bảo hiểm với mục đích bảo vệ quyền lợi của cả công ty nhượng và nhận tái bảo hiểm Nhà nhận tái chấp nhận thanh toán cho tổn thất thuộc phạm vi trách nhiệm của mình sau khi được công ty nhượng thay mặt giải quyết.

Thủ tục tái bảo hiểm:

 Đầu năm nghiệp vụ, công ty nhượng và công ty nhận thỏa thuận trước về loại rủi ro, nghiệp vụ cần tái bảo hiểm, đặc biệt là đàm phán về hạn mức trách nhiệm của mỗi bên

 Sau đó, các bên ký kết và theo dõi quá trình thực hiện hợp đồng Nếu có gì vướng mắc, không rõ hoặc cần bổ sung thêm những vấn đề cần thiết để thực hiện hợp đồng thì các bên cần ngồi lại với nhau để thỏa thuận thêm.

2.1.2.3 Tái bảo hiểm lựa chọn - bắt buộc (Fac- Obli)

Hình thức tái bảo hiểm lựa chọn – bắt buộc cho phép công ty nhượng không bắt buộc phải nhượng tất cả những dịch vụ mà mình nhận bảo hiểm, nhưng nhà nhận tái buộc phải chấp nhận các dịch vụ mà công ty nhượng đưa vào thỏa thuận, với điều kiện là những dịch vụ đó phải phù hợp với nội dung và điều khoản đã quy ước trong hợp đồng tái bảo hiểm thỏa thuận.

Hình thức này khiến nhà nhận tái gặp bất lợi hơn do không được từ chối những rủi ro không muốn, vì thế nên tỷ lệ hoa hồng tái bảo hiểm thường cao hơn hoa hồng của hình thức tái bảo hiểm tùy ý lựa chọn Thực tế, loại hình này thường được áp dụng với lĩnh vực có đối tượng mang giá trị bảo hiểm hay số tiền bảo hiểm lớn và công ty nhân tái thường là công ty tiềm lực tài chính mạnh, uy tín cao trên quốc tế.

Phương pháp tái bảo hiểm

2.1.3.1 Tái bảo hiểm theo tỷ lệ (Proportional Reinsurance)

Tái bảo hiểm theo tỷ lệ hay còn gọi là tái bảo hiểm theo số tiền bảo hiểm, theo đó trách nhiệm của công ty nhượng và nhận bảo hiểm đối với rủi ro được bảo hiểm sẽ được phân bổ theo tỷ lệ tham gia của mỗi bên trên cơ sở số tiền bảo hiểm.

Cụ thể, trách nhiệm của công ty nhượng, nhận tái bảo hiểm tính theo tỷ lệ tương ứng của mỗi bên tham gia, phí và số tiền bồi thường (nếu có) được phân bổ theo tỷ lệ mà các bên đảm nhận. a) Tái bảo hiểm số thành (Quota share)

Công ty nhượng giữ lại cho mình một tỷ lệ % nhất định so với số tiền bảo hiểm, phần vượt quá đem tái đi cho các công ty khác Phí bảo hiểm và số tiền bồi thường (nếu có) cũng được phân bổ theo tỷ lệ mỗi bên đảm nhận. Đặc điểm:

 Đơn vị rủi ro nào cũng phải đem đi tái cho dù lớn hay nhỏ.

 Mức giữ lại số tiền bảo hiểm trên mỗi đơn vị rủi ro thường là không giống nhau.

 Rất đơn giản trong áp dụng hay theo dõi tình hình kinh doanh.

Phương pháp này có thể kết hợp với những phương pháp tái bảo hiểm khác. Tái bảo hiểm số thành thương được áp dụng cùng hình thức tùy ý lựa chọn hoặc lựa chọn - bắt buộc. b) Tái bảo hiểm mức dôi (Surplus)

Công ty nhượng giữ lại cho mình một số tiền bảo hiểm nhất, phần vượt quá đem tái đi cho các công ty khác Phí bảo hiểm và số tiền bồi thường (nếu có) cũng được phân bổ theo tỷ lệ mỗi bên đảm nhận. Đặc điểm:

 Không phải đơn vị rủi ro nào cũng phải đem đi tái mà chỉ tái phần vượt quá hạn mức giữ lại.

 Nếu số tiền bảo hiểm tái đi quá nhiều, phần còn lại thông thường phải giải quyết như sau:

 Công ty nhượng trong năm có thể lập một hợp đồng tạm thời, đàm phán lại với các nhà tái bảo hiểm nếu họ chấp thuận lại tiếp tục quay về phân bổ tiếp lần 2, lần 3 đến khi hết số tiền bảo hiểm thì thôi.

 Nếu sau đàm phán, công ty nhận không chấp nhận và không có hợp đồng tạm thời thì số còn lại quay về công ty nhượng phải gánh vác toàn bộ.

 Đây cũng là phương pháp đơn giản, dễ hiểu nên cũng dễ áp dụng thực hiện nên phù hợp với nhiều nghiệp vụ. Để xác định có nên lập hợp đồng tạm thời không cần chú ý đến độ phân tán số tiền bảo hiểm của từng nghiệp vụ trong một số năm trước, đến quy trình đàm phán lại với các nhà tái bảo hiểm mức dôi về những đơn vị rủi ro còn dư thừa số tiền bảo hiểm trong một số năm trước.

2.1.3.2 Tái bảo hiểm phi tỷ lệ (Non- proportional Reinsurance)

Tái bảo hiểm phi tỷ lệ là hình thức tái bảo hiểm mà trong đó công ty nhượng ấn định một giới hạn bồi thường bằng một số tiền mà họ có thể tự gánh chịu, phần tổn thất vượt quá hạn mức đó được chuyển giao cho nhà tái bảo hiểm gánh chịu. Đặc điểm:

 Trách nhiệm của công ty nhượng và nhà tái bảo hiểm không chia sẻ theo tỷ lệ phí và trách nhiệm đối với số tiền bảo hiểm.

 Tiêu chuẩn cơ bản để phân định trách nhiệm giữa các bên là số tiền bồi thường.

 Công ty nhượng phải chịu trách nhiệm bồi thường cho những tổn thất dưới hoặc bằng mức bồi thường tự giữ lại, được gọi là “mức tự bồi thường” (priority).

 Nhà tái bảo hiểm chỉ bồi thường phần tổn thất chênh lệch của những tổn thất vượt quá mức tự bồi thường của công ty nhượng cho tới một hạn mức tối đa được thỏa thuận trước trong hợp đồng tái bảo hiểm Hạn mức tối đa này được gọi là “Hạn mức trách nhiệm của nhà tái bảo hiểm” (Liability limitation of Reinsurance). a) Tái bảo hiểm vượt mức bồi thường (Excess of Loss)

Theo phương pháp này, công ty nhượng giữ lại cho mình một số tiền bồi thường nhất định, phần vượt quá đem tái đi cho các công ty khác Khi tổn thất xảy ra rơi vào phần trách nhiệm bồi thường của ai thì bên đó phải tự gánh chịu nhưng đầu năm nghiệp vụ công ty nhượng phải đặt cọc một khoản tiền cho nhà tái bảo hiểm.

Khoản tiền trên được gọi là phí đặt cọc Nếu tổn thất không xảy ra thì công ty nhượng cũng không đòi lại được phần phí đặt cọc này Còn nếu tổn thất xảy ra mang tính thảm họa thì 2 bên có thể giải quyết thỏa đáng với nhau trên cơ sở tỷ lệ phí điều chỉnh.

Theo phương pháp này, các nhà tái bảo hiểm trong một hợp đồng tái bảo hiểm vượt mức bồi thường phải được sắp xếp theo một trật tự các lớp nhất định Đặc điểm:

 Nếu những trường hợp vượt quá hạn mức của tất cả các nhà tái bảo hiểm thì số vượt quá này quay lại công ty nhượng đảm nhận toàn bộ.

Ảnh hưởng của Tái bảo hiểm đến hoạt động kinh doanh bảo hiểm cháy nổ và mọi rủi ro tài sản

Ảnh hưởng đến kết quả doanh thu

Doanh thu hoạt động kinh doanh bảo hiểm là nguồn thu cơ bản và đóng vai trò quyết định đối với hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm Trong đó doanh thu phí bảo hiểm lại là chủ yếu Thông thường năng lực tài chính của công ty bảo hiểm là có giới hạn, nó không cho phép công ty chấp nhận bảo hiểm cho những trường hợp vượt quá khả năng thanh toán của mình Tuy nhiên, nhờ có sự hậu thuẫn từ cam kết chia sẻ rủi ro của nhà tái bảo hiểm theo các hợp đồng tái bảo hiểm, công ty bảo hiểm gốc có thể chấp nhận những đề nghị bảo hiểm có số tiền bảo hiểm vượt gấp chục lần năng lực bảo hiểm của bản thân Từ đó công ty thu hút được một lượng khách hàng tham gia bảo hiểm lớn hơn, số tiền phí thu được cũng lớn hơn.

Sau hoạt động khai thác, công ty bảo hiểm gốc phải nhượng tái bảo hiểm để đảm bảo phân tán rủi ro Khi đó phần phí nhượng tái được trừ vào doanh thu phí gốc để tính doanh thu thực thu nhưng công ty thu thêm từ hoa hồng nhượng tái bảo hiểm

Thông qua hoạt động tái, công ty bảo hiểm gốc tạo lập mối quan hệ với nhiều nhà tái bảo hiểm trong và ngoài nước, góp phần giúp tăng doanh thu nhận tái bảo hiểm.

Ảnh hưởng đến chi phí hoạt động kinh doanh bảo hiểm cháy nổ và mọi rủi ro tài sản

Một công ty bảo hiểm, đặc biệt là những công ty mới thành lập còn thiếu kinh nghiệm, không có đầy đủ số liệu thống kê sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc triển khai sản phẩm bảo hiểm Thông qua hoạt động tái bảo hiểm, bằng sự giúp đỡ về kỹ thuật của các nhà tái bảo hiểm lâu năm, uy tín trên thế giới chi phí phát triển sản phẩm giảm đi rất nhiều Thêm vào đó, các nhà tái bảo hiểm còn có thể tư vấn giúp các công ty về xu hướng sản phẩm bảo hiểm theo hướng tích cực.

Chi phí quản lý, chi phí quản lý rủi ro hoàn toàn có thể giảm khi công ty bảo hiểm gốc tiếp thu được công nghệ của các đối tác có nhiều kinh nghiệm.

Hoạt động bảo hiểm là hoạt động kinh doanh dễ bị chi phối bởi những biến động, thay đổi bất thường của rủi ro Các yếu tố ngẫu nhiên trong bảo hiểm là không thể nào đảm bảo hết được Do vậy nếu không có tái bảo hiểm, bất kỳ công ty bảo hiểm gốc nào cũng có thể bị mất khả năng thanh toán, phá sản khi có biến động lớn, rủi ro mang tính thảm họa xảy ra Thông qua tái bảo hiểm, số tiền bồi thường được chia sẻ bởi nhiều nhà tái bảo hiểm, trên nhiều thị trường.

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG TÁI BẢO HIỂM ĐỐI VỚI NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM CHÁY NỔ VÀ MỌI RỦI RO TÀI SẢN Ở PJICO 26 1 VÀI NÉT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM PETROLIMEX

Hoàn cảnh ra đời

Hình thức “ quỹ tương hỗ” để giúp đỡ nạn nhân trong các vụ tai nạn ở những năm trước công nguyên tại Ai cập là hình thức đầu tiên của loại hình bảo hiểm thương mại trên thế giới Đối với Việt Nam, bảo hiểm thương mại chỉ thực sự xuất hiện khi công ty bảo hiểm độc quyền Bảo Việt thành lập (18/12/1993) Cột mốc đánh dấu sự thay đổi trong lĩnh vực bảo hiểm là việc ban hành Nghị định 100/NĐ-

CP, theo đó cho phép các doanh nghiệp trong và ngoài nước có đủ điều kiện nhất định được thành lập công ty bảo hiểm, môi giới, tái bảo hiểm hoặc các văn phòng đại diện, chi nhánh tại Việt Nam Có thể nói nghị định này tạo điều kiện pháp lý cần thiết dẫn đến việc thành lập của Công ty cổ phần Bảo hiểm PETROLIMEX (PJICO).

06/1995, Công ty cổ phần bảo hiểm PETROLIMEX được phép bắt đầu hoạt động kinh doanh chính thức ở Việt Nam.

Từ năm 2007 công ty tăng vốn điều lệ lên 336 tỷ đồng.

Trụ sở chính của PJICO : 532 đường Láng, Đống Đa, Hà Nội

 Số lượng nhân viên: trên 1.000 người

 Số lượng Đại lý: trên 4.500 đại lý

Danh sách cổ đông sáng lập

Bảng 2.1:Danh sách cổ đông sáng lập

Tên cổ đông sáng lập % góp vốn

1 Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex)

2 Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank)

3 Tổng công ty cổ phần Tái bảo hiểm quốc gia Việt

4 Tổng công ty Thép Việt Nam (VSC)

5 Công ty vật tư và thiết bị toàn bộ (MATEXIM)

6 Công ty điện tử HANEL

7 Công ty thiết bị an toàn (AT)

Chức năng hoạt động kinh doanh

1.1.1 Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ

 Bảo hiểm Xe cơ giới

 Bảo hiểm Hàng hải: hàng hoá xuất nhập khẩu, vận chuyển nội địa

 Bảo hiểm Tài sản và Trách nhiệm

1.1.2 Nhượng và nhận tái bảo hiểm

1.1.3 Dịch vụ giám định, điều tra, tính toán phân bổ tổn thất, đại lý giám định, xét giải quyết bồi thường và đòi người thứ ba

Cơ cấu tổ chức của PJICO

Cơ cấu tổ chức phù hợp với quy định của pháp luật với công ty bảo hiểm theo hình thức cổ phần (Xem sơ đồ tổ chức trang sau).

Lịch sử ra đời và phát triển

Các tổng đại lý và đại lý

Các VP đại diện Các chi nhánh

P Quản lý và phát triển đại lý

Phó tổng giám đốc Phó tổng giám đốc Phó tổng giám đốc

Ban kiểm soát Hội đồng quản trị Đại hội cổ đông

Biểu đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức của PJICO

1.5.1 Giai đoạn đầu thành lập (1995-2002)

Là công ty cổ phần đầu tiên thành lập, hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực bảo hiểm mới mẻ và vốn điều lệ ban đầu chỉ hơn 30 tỷ đồng, PJICO đã rất nỗ lực để tiếp cận thị trường và bước đầu kinh doanh hiệu quả.

PJICO triển khai hơn 50 loại hình dịch vụ bảo hiểm, xây dựng niềm tin của khách hàng, mở rộng chi nhánh, tăng đội ngũ nhân viên, thiết lập mối quan hệ với các nhà bảo hiểm, tái bảo hiểm chuyên nghiệp trên thế giới như: Munich Re, Cologne

Re, Hannover Re, Willis Faber, Lloy’d

Hình ảnh công ty đã được định vị trong lòng khách hàng dẫn đến sự phát triển nhanh của PJICO trong giai đoạn này Tốc độ tăng trưởng doanh số bình quân đạt 60%/năm rất ấn tượng và trở thành công ty phát triển nhanh nhất thị trường, thị phần tăng gấp đôi từ 5,7% (2002) lên 13,37%(2005), trở thành công ty thứ 3 trên thị trường Sản phẩm bảo hiểm đa dạng, phong phú.

1.5.3 Giai đoạn Ổn định - An toàn – Hiệu quả

Công ty áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000 và nay nâng cấp hệ thống đạt chuẩn ISO 9001, ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại, đầu tư chiều sâu phát triển nguồn nhân lực Tính đến hết năm 2007, kết quả của PJICO về doanh thu, lợi nhuận đều rất khả quan, thu nhập của cán bộ công nhân viên cũng như cổ tức cho cổ đông đều tăng.

Năm 2008, sự tác động của cuộc khủng hoảng tín dụng, tài chính thế giới thực sự rõ nét ở những tháng cuối năm (quý IV), song nhìn chung thì tình hình công ty trong năm qua vẫn ổn định, tăng trưởng 27% đạt được chỉ tiêu đề ra.

Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty (2003- 2008)

Như đã đề cập ở phần trên, năm 2003 là năm quan trọng trong giai đoạn phát triển của PJICO, từ đó đến hết năm 2008 là một khoảng thời gian đủ dài để đánh giá hoạt động kinh doanh của công ty Trước hết ta nhìn vào những con số thống kê phản ánh tình hình kinh doanh trong 6 năm qua.

Bảng 2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của PJICO giai đoạn 2003-2008 Đơn vị: tỷ đồng

DT phí BH gốc 335.634 599.726 729.107 667.377 885.269 1060 Tổng chi kdoanh 151.335 284.102 360.984 394.745 - - Tổng bồi thường 114.750 222.465 303,724 288.420 317.806 399.090 Lợi nhuận trước thuế 24.073 34.777 12.843 29.012 45.012 60.5 Tổng DP nghiệp vụ 194.694 280.429 344,833 353.438 451.285 -

Biểu đồ 2.2: Tăng trưởng doanh thu phí bảo hiểm gốc 2003-2008 Đơn vị : Tỷ đồng(DT),%

Từ biểu đồ trên ta thấy năm 2004 doanh thu phí bảo hiểm gốc tăng mạnh(78%) tiếp theo xu hướng tăng trưởng nhanh từ năm 2003 Năm 2005 mức tăng doanh thu phí đã chậm lại chỉ tăng 21% Trong giai đoạn này chỉ có duy nhất một lần doanh thu phí bảo hiểm gốc giảm là vào năm 2006 (giảm 8.47%) tương ứng với 677.377 tỷ đồng Hai năm tiếp theo là 2007 và 2008 có mức tăng trưởng khá, lần lượt là 32.65% và 19% tương ứng 885.269 và 1060 tỷ đồng Nhìn chung doanh thu phí đã tăng gấp ba lần trong khoảng 6 năm từ 2003 đến 2008 Doanh thu phí bảo hiểm gốc tăng phản ánh năng lực khai thác thị trường của công ty, tiềm lực tài chính và uy tín của công ty không ngừng được tăng lên

Biểu đồ 2.3: Lợi nhuận và tăng trưởng lợi nhuận của PJICO(2003-2008) Đơn vị : tỷ đồng

Tình hình tăng doanh thu phí bảo hiểm gốc ở trên cũng phần nào phản ánh trên lợi nhuận của công ty Từ biểu đồ 4,5 ta thấy lợi nhuận tăng gần 2,5 lần từ 24.07 tỷ đồng (2003) lên 60.5 tỷ đồng (2008) tuy chưa bằng mức tăng hơn 3 lần của doanh thu song cũng rất khả quan Lợi nhuận tăng 44.4% lên 34 tỷ đồng vào năm 2004 nhưng lại phải chịu sự sụt giảm mạnh vào năm 2005 xuống 12 tỷ (chỉ hơn 1/3 mức lợi nhuận của năm trước đó Năm 2006 mức lợi nhuận của công ty được hồi phục (29 tỷ đồng) song vẫn chưa bằng mức của năm 2004 (34 tỷ) Hai năm tiếp theo là sự tăng lên đều đặn của lợi nhuận hàng năm ( trung bình hơn 30%) là mức tăng trưởng cao so với toàn thị trường bảo hiểm ( trung bình chỉ tăng hơn 20%).

Biểu đồ 2.4: Bảng Phí và bồi thường của PJICO theo các năm Đơn vị: tỷ đồng, %

Tổng bồi thường của công ty trong 6 năm qua tăng đều đặn chỉ có sự tăng đột biến vào năm 2005 do tích tụ rủi ro ( năm này phải bồi thường tai họa thiên tai lớn) Tỷ lệ bồi thường duy trì ở mức 35% trong 5 năm, tuy có 2 năm ở mức trên 40

% Tổng quỹ dự phòng nghiệp vụ tăng liên tục, tăng trưởng khá trong 2 năm gần đây, việc tiếp tục tăng vốn điều…tất cả đều chứng tỏ PJICO trong 6 năm qua vẫn tăng trưởng liên tục và khá ổn định, giữ vững vị trí là một trong các công ty bảo hiểm hàng đầu Việt Nam.

Xem biểu đồ ta thấy PJICO vẫn đứng vị trí thứ 4 thị trường dù thực tế thị phần có giảm (từ 11% xuống 9.75%) từ 2007 đến 2008.

Biểu đồ 2.5 : Thị phần phí bảo hiểm phi nhân thọ

Thực trạng hoạt động kinh doanh năm 2008

Tổng doanh thu đạt 1308 tỷ đồng, tăng trưởng 25% so với 2007, đạt 106% kế hoạch trong đó doanh thu bảo hiểm gốc là 1060 tỷ đồng (xem lại bảng 1)đạt 102% kế hoạch Lợi nhuận trước thuế là 60.5 tỷ đặt 86% kế hoạch Tỷ lệ bồi thường chung toàn công ty là 37.65%.

1.7.1 Xem xét tình hình kinh doanh bảo hiểm gốc. a) Bảo hiểm Xe cơ giới

Toàn thị trường tăng 20% so với năm 2007 (tương ứng 3050 tỷ đồng). PJICO đứng thứ 3 thị trường với 13%(318 tỷ đồng ) doanh thu phí bảo hiểm xe ô tô và đứng đầu thị trường với 34% (185 tỷ đồng) doanh thu phí bảo hiểm mô tô- xe máy.

Vị trí của PJICO đang bị đe dọa nhiều nhất bởi PVI do PVI có mức tăng trưởng rất cao (trên 100%) với BH ô tô và khoảng 20% BH môtô- xe máy.

Trong khi đó PJICO thực tế đạt 503 tỷ tiền phí bảo hiểm, đạt 107% kế hoạch Tỷ lệ bồi thường là 49%( cao so với tỷ lệ bồi thường trung bình công ty).

Cụ thể tỷ lệ bồi thường BH ô tô là 68% (giảm 7% so 2007), cho bảo hiểm môtô- xe máy là 17% (tăng 8%so 2007) Đáng lưu ý là doanh thu của bảo hiểm môtô- xe máy giảm khoảng 20% trong khi tỷ lệ bồi thường lại tăng. b) Bảo hiểm con người

Toàn thị trường đạt 1403 tỷ, tăng 19% so với 2007, PJICO đứng thứ 3 sau Bảo Việt và Bảo Minh Cụ thể PJICO đạt 103 tỷ doanh thu (7,3 % thị phần). Doanh thu như vậy là đạt 102% kế hoạch và tăng trưởng 27% so với năm 2007 Tỷ lệ bồi thường là 56% c) Bảo hiểm hàng hóa

Toàn thị trường đạt 730 tỷ, tăng trưởng 30% PJICO đứng thứ 2 sau Bảo Việt Công ty đạt 137 tỷ doanh thu (18% thị phần), tăng trưởng 50%, đạt 128% kế hoạch Đây là năm thành công của PJICO trong loại hình nghiệp vụ bảo hiểm này, đánh dấu năm đầu tiên chiếm vị trí thứ 2 toàn thị trường Tỷ lệ bồi thường là 10.25% (chỉ bằng ẳ tỷ lệ bồi thường trung bỡnh toàn thị trường: 39%) d) Bảo hiểm tầu thủy, P&I

Doanh thu toàn thị trường là 1000 tỷ, tăng trưởng 20% so với 2007, trong đó PJICO đạt 105 tỷ đồng( tăng 4%, thị phần 11%) PJICO đứng thứ 4 trên thị trường.

Tỷ lệ bồi thường toàn thị trường khá cao, khoảng 85% Tỷ lệ bồi thường của PJICO ở nghiệp vụ chỉ khoảng 35% và nghiệp vụ này chiếm đến 11% doanh thu phí bảo hiểm gốc nên không gây bất ổn nhiều cho hoạt động kinh doanh của công ty. e) Bảo hiểm Tài sản

Toàn thị trường đạt 1115 tỷ đồng, tăng trưởng 8% so với năm 2007 là tỷ lệ rất thấp so với tăng trưởng 50% năm 2007 PJICO đạt 68.5 tỷ, tăng trưởng 40% song thị phần nhỏ (chỉ có 7%) đứng thứ 5 trên thị trường, kém top 3 rất xa. f) Bảo hiểm kỹ thuật

Toàn thị trường đạt 1000 tỷ đồng, tăng trưởng 16.5% so với năm 2007. PJICO đạt 127 tỷ, tăng trưởng 60% nhưng cũng chỉ đứng thứ 5 thị trường với thị phần khiêm tốn 6.6%.

Bảng 2.3: Tổng kết tình hình kinh doanh bảo hiểm theo nghiệp vụ

Chỉ tiêu BH xe cơ giới

BH tài sản –kỹ thuật ôtô môtô TS KT

Vị trí trên thị trường 3 1 3 2 4 5 5

Lãi đầu tư đạt 89 tỷ, sau khi trừ dự phòng giảm giá chứng khoán lãi đầu tư còn

57 tỷ Hoạt động đầu tư chịu ảnh hưởng nhiều từ những biến động trong kinh tế vĩ mô.

1.7.3 Công tác tái bảo hiểm

Năm 2008 là năm tái tục thành công cho 4 nhóm nghiệp vụ chính: hàng hải, kỹ thuật, hỏa hoạn và hỗn hợp Hoạt động nhận và nhượng tái của công ty được thực hiện theo một quy trình nhận và nhượng tái thống nhất, khoa học và được giám sát, kiểm tra chặt chẽ Công ty đã xây dựng và duy trì được mối quan hệ chặt chẽ với các công ty tái bảo hiểm lớn trên thế giới : Munich Re, Swiss Re, Korean Re.

Trong năm 2008, phí nhượng tái bảo hiểm là 264.7 tỷ đồng nên tỷ lệ phí nhượng tái trên tổng phí bảo hiểm gốc là 24.97% thấp hơn năm 2007 ( 25.68%). Hoạt động nhận tái năm 2008, phí nhận được là 78.5 tỷ đồng, hoa hồng 16.6 tỷ Do bồi thường nhận tái là 44.1 tỷ nên tỷ lệ bồi thường trên doanh thu là: 71.24% (cao hơn so với mức 57% năm 2007).

TÌNH HÌNH KINH DOANH BẢO HIỂM CHÁY NỔ VÀ MỌI RỦI RO TÀI SẢN Ở PJICO TỪ 2003 -2008

2.1.Thuận lợi và khó khăn

Bảo hiểm cháy nổ và mọi rủi ro tài sản được hỗ trợ về mặt pháp lý thông qua một loạt các văn bản pháp quy Trong những năm qua, loại hình này có mức tăng trưởng khá cao Tiềm năng phát triển của bảo hiểm cháy nổ và mọi rủi ro về tài sản cũng còn lớn Dẫn chứng cho tiềm năng ấy là thống kê chỉ 20% đối tượng bắt buộc mua bảo hiểm cháy nổ đã tham gia bảo hiểm Vấn đề nhận thức về rủi ro và biện pháp bảo hiểm đảm bảo cho rủi ro về tài sản của người dân và doanh nghiệp được tăng lên PJICO triển khai loại hình bảo hiểm này từ những ngày đầu và hiện nay đã áp dụng được quy trình quản lý tiên tiến (ISO 9001:2002) trong khai thác, giám định bồi thường và đề phòng hạn chế tổn thất ở tất cả các nghiệp vụ trong đó có bảo hiểm cháy nổ và mọi rủi ro tài sản Công ty nâng cao vốn điều lệ qua các năm nên khả năng tài chính được cải thiện không ngừng.

Tuy nhiên, tình hình cạnh tranh trên thị trườngbảo hiểm phi nhân thọ rất khốc liệt Nếu như năm 1999 mới có 10 doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động thì đến năm 2008, đã có 29 doanh nghiệp bảo hiểm Phi nhân thọ, 11 doanh nghiệp bảo hiểm Nhân thọ, 10 Công ty môi giới bảo hiểm Tình hình cạnh tranh không lành mạnh, phi kỹ thuật bằng hạ phí quá mức trong bảo hiểm cháy nổ và mọi rủi ro tài sản vẫn còn phổ biến Thêm nữa, tình hình tổn thất nghiệp vụ đang theo xu hướng xấu, tích tụ rủi ro Việt nam là một trong những nước dễ bị tổn thương do thay đổi khí hậu toàn cầu nên rủi ro thiên tai như bão lụt trong thời gian tới sẽ cao hơn.Trên thực tế, một vài năm vừa qua, tỷ lệ bồi thường nghiệp vụ này trên toàn thị trường là cao (30-60%)

2.2.Kết quả và hiệu quả hoạt động kinh doanh bảo hiểm cháy nổ và mọi rủi ro tài sản

Nghiệp vụ bảo hiểm cháy nổ và mọi rủi ro tài sản đóng góp vào doanh thu bảo hiểm gốc của PJICO qua các năm thể hiện ở biểu đồ cơ cấu doanh thu phân theo loại hình nghiệp vụ sau:

Biểu đồ 2.6: Cơ cấu doanh thu theo từng nghiệp vụ của các năm Đơn vị :%

Biểu đồ này cho thấy sự thay đổi của cơ cấu doanh thu theo các nghiệp vụ của PJICO Bảo hiểm tài sản kỹ thuật bao gồm: bảo hiểm cháy- tài sản, bảo hiểm xây dựng lắp đặt Thị phần doanh thu phí của Bảo hiểm Tài sản kỹ thuật trung bình là trên 19% theo các năm và không có sự thay đổi lớn Trong đó, bảo hiểm cháy nổ và mọi rủi ro về tài sản chỉ chiếm khoảng 1/3 doanh thu phí bảo hiểm tài sản kỹ thuật, tức là khoảng 6-7% tổng doanh thu phí bảo hiểm gốc của toàn công ty. Đánh giá kết quả và hiệu quả của nghiệp vụ này ta dựa vào bảng thống kê tổng hợp sau.

Bảng 2.4 : Một số chỉ tiêu kết quả, hiệu quả bảo hiểm cháy nổ và mọi rủi ro tài sản của PJICO từ 2006-2008. Đơn vị: triệu đồng

Chi phí bồi thường gốc 15,647 14,585 17,753

DT phí BQ một đơn - 14.

Tăng trưởng doanh thu - 83.38% 199.32% tốc độ tăng STBH - - 116.14%

Biểu đồ 2.7: Tình hình khai thác và bồi thường bảo hiểm cháy nổ và mọi rủi ro tài sản ở PJICO

Doanh thu phí bảo hiểm giảm còn 83.38% (tương ứng giảm 11.366 tỷ) năm

2007 và tăng đến 199% (tương ứng 56.647 tỷ) năm 2008 Tình hình chi bồi thường bảo hiểm cháy nổ và mọi rủi ro tài sản khá ổn định trong khoảng 16 tỷ Tỷ lệ bồi thường tăng nhẹ vào năm 2007( tăng 3%) nhưng lại sụt giảm mạnh từ khoảng 26% xuống chỉ 15%.

Lợi nhuận của nghiệp vụ này 85 tỷ năm 2008, là cao so với các nghiệp vụ khác Tuy nhiên chỉ tiêu lợi nhuận có ý nghĩa hơn khi là lợi nhuận thực, có nghĩa là tính từ doanh thu thực và chi phí thực (có tính thêm hoạt động tái bảo hiểm).

Hoa hồng khai thác của nghiệp vụ bảo hiểm cháy nổ và mọi rủi ro tài sản thường chiếm tỷ lệ từ 8-10% doanh thu phí bảo hiểm gốc thu được Số tiền bảo hiểm của nghiệp vụ bảo hiểm này là rất lớn: khoảng 47,235 tỷ đồng năm 2007 và tăng lên 54,879 tỷ đồng Như vậy số tiền bảo hiểm khai thác được thường lớn hơn

160 lần so với mức vốn điều lệ của công ty là 336 tỷ đồng (2007) Số đơn bảo hiểm năm 2007 là 3,887 và tăng 123% lên 4,779 năm 2008 Trong khi đó, doanh thu phí bảo hiểm bình quân một đơn bảo hiểm cháy nổ và mọi rủi ro tài sản tăng hơn 160% và năm 2008 là khoảng 23.79 triệu đồng/đơn bảo hiểm Số tiền bảo hiểm bình quân một đơn là khoảng 11 tỷ đồng.

Chỉ tiêu hiệu quả doanh thu chi phí của PJICO có giảm năm 2007 nhưng lại tăng năm 2008 Năm 2008, một đồng chi phí bỏ ra thu lại 4 đồng doanh thu Tương ứng một đồng chi phí bỏ ra thu về 3 đồng lợi nhuận Như vậy là hoạt động kinh doanh bảo hiểm cháy nổ và mọi rủi ro tài sản của PJICO trong 3 năm qua đạt kết quả và cả hiệu quả khả quan.

3.1.3 Một số quy trình Quy trình nhượng tái

Một số chỉ tiêu phân tích về tình hình tái bảo hiểm cháy nổ và mọi rủi ro tài sản ở PJICO

Bảng 2.5: Bảng về phí và bồi thường của tái bảo hiểm Cháy nổ và mọi rủi ro tài sản ở PJICO Đơn vị: tr đồng

Phí nhận TBH trong nước 6,507 4,597 6,222

Phí nhận TBH nước ngoài 2,700 4,023 3,271

Phí nhượng TBH trong nước - 10,965 11,115

Phí nhượng TBH nước ngoài - 26,325 38,599

Giảm phí, hoàn phí bảo hiểm - 157 11

Bồi thường bảo hiểm gốc 15,647 14,585 17,753

Bồi thường nhận TBH trong nước - 921 910

Bồi thường nhận TBH nước ngoài - 20,139 2,204

Thu bth nhượng TBH trong nước - 7,300 5,741

Thu bth nhượng TBH nước ngoài - 12,852 14,775

Biểu đồ 2.11:Doanh thu phí và bồi thường nghiệp vụ cháy nổ và mọi rủi ro tài sản sau hoạt động tái bảohiểm.

Từ bảng và biểu đồ trên, ta thấy doanh thu phí thực thu giảm mạnh còn khoảng 1/3 năm 2007, sau đó tăng 260.57% lên 73.449 tỷ năm 2008 Tuy nhiên doanh thu phí thực thu 2008 vẫn thấp hơn năm 2006 Nhìn vào tỷ lệ bồi thường thực tế ở PJICO thì năm 2007 là gần 55% trong khi 2008 lại giảm mạnh chỉ còn 0.48% Điều này được lý giải là trong năm 2007, số tiền bồi thường nhận tái nước ngoài của PJICO quá cao: 20.139 tỷ khiến số tiền bồi thường thực chi tăng lên đến

15 tỷ là làm tỷ lệ bồi thường lên đến 55%.

Phân tích theo phạm vi thị trường, PJICO đang có xu hướng nhận tái bảo hiểm trong nước nhiều hơn nhận tái bảo hiểm nước ngoài với số phí trung bình khoảng 6 tỷ và 3.5tỷ Trong khi đó, công ty lại chủ yếu nhượng tái bảo hiểm Cháy nổ cho nhà nhận tái nước ngoài với số phí gấp 2.6 đến 3.5 lần số phí PJICO nhượng tái trong nước Số tiền bồi thường từ hoạt động nhận tái trong nước là rất thấp và ổn định (trung bình 0.9tỷ) nhưng bồi thường nhận tái nước ngoài thì lại rất cao, ví dụ như 2007 là 20.139 tỷ ( gấp 5 lần số phí thu được) Năm 2008 số tiền bồi thường nhận tái nước ngoài có giảm mạnh xuống 2.2tỷ nhưng vẫn chiếm hơn 2/3 số phí thu được từ hoạt động này.

Bảng 2.6: Tổng hợp số liệu tái bảo hiểm cháy nổ và mọi rủi ro tài sản Đơn vị: tr đồng

Tổng phí nhận tái bảo hiểm (2) 9,207 8,620 9,493

Tổng bồi thường nhận tái - 21,060 3,114

Tổng thu bồi thường nhượng tái - 20,152 20,516

Tỷ lệ phí nhận TBH =(2)/(1) 13.46% 15.1% 8.35%

Tỷ lệ phí nhượng trong kỳ=(3)/(1) - 36.92% 43.7%

Tỷ lệ phí nhận tái giảm một nửa từ 15% xuống 8% mặc dù số tuyệt đối vẫn tăng, tỷ lệ nhượng tái chỉ tăng khoảng 7% (tương ứng 12.424 tỷ).

Tác động của hoạt động tái bảo hiểm đến kinh doanh bảo hiểm cháy nổ và mọi rủi ro tài sản ở PJICO

mọi rủi ro tài sản ở PJICO.

Thông qua phân tích hoạt động kinh doanh bảo hiểm và hoạt động tái bảo hiểm cháy nổ và mọi rủi ro tài sản một cách riêng biệt, tôi thấy được một số tác động của hoạt động tái bảo hiểm đến hoạt động kinh doanh nghiệp vụ này.

Trước hết, hoạt động tái bảo hiểm có tác động bảo vệ rất lớn đến hoạt động kinh doanh bảo hiểm cháy nổ và mọi rủi ro tài sản Với mức tăng trưởng doanh thu phí khai thác bảo hiểm ấn tượng trong năm 2008, sau hoạt động tái bảo hiểm, PJICO đã giữ lại được cho mình một lượng phí tương đối ổn định và phù hợp với khả năng tài chính của mình (khoảng 73 tỷ) Rõ ràng là nhờ hoạt động tái bảo vệ mà công ty chủ động khai thác nghiệp vụ, làm tăng doanh thu bảo hiểm gốc mà không sợ gặp rủi ro lớn Trên thực tế, phần phí nhượng tái sẽ đem lại nguồn thu hoa hồng nhượng tái đáng kể cho công ty.

Doanh thu nhận tái bảo hiểm tăng về số tuyệt đối mà lại giảm về số tương đối cho thấy sự thay đổi cơ cấu doanh thu hoạt động kinh doanh bảo hiểm cháy nổ và mọi rủi ro về tài sản Doanh thu bảo hiểm gốc và thu hoa hồng nhượng tái sẽ chiếm tỷ trọng lớn hơn Xu hướng của hoạt động tái sẽ thúc đẩy thêm công tác khai thác bảo hiểm cháy nổ và mọi rủi ro tài sản.

Thêm nữa xu hướng chú trọng vào nhượng tái bảo hiểm hơn tác động tích cực đến tình hình chi bồi thường nghiệp vụ bởi qua thống kê thì bồi thường nhận tái của PJICO không hiệu quả (năm 2007) còn thu bồi thường nhượng tái khá ổn định Hoạt động tái bảo hiểm 2008 có thể nói là đã phát huy được tác động tích cực của nó vào kinh doanh bảo hiểm gốc với con số bồi thường thực chi thấp, dẫn đến chi phí bảo hiểm thấp.

PHẦN 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH BẢO HIỂM CHÁY NỔ VÀ MỌI RỦI RO TÀI SẢN QUA

1 MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG BẢO HIỂM CHÁY NỔ VÀ MỌI RỦI RO

Mục tiêu và định hướng chung

Phương châm của Tổng công ty cổ phần bảo hiểm PETROLIMEX trong giai đoạn là : “Chất lượng, hiệu quả và phát triển bền vững.” Với mục tiêu trở thành Công ty bảo hiểm hàng đầu Việt Nam về chất lượng và hiệu quả, trong năm tới

(2009) công ty đặt ra một số chỉ tiêu tài chính như sau:

Bảng 3.1:Bảng chỉ tiêu tài chính 2008-2009

STT Chỉ tiêu 2008 2009 Tăng trưởng

1 Vốn điều lệ 336 tỷ 500 tỷ 15 %

3 Lợi nhuận trước thuế 70 tỷ 80 tỷ 15 %

4 Tổng quỹ dự phòng nghiệp vụ 540 tỷ 640 tỷ 18.5 %

5 Thu nhập bình quân 5.6 tỷ 6.16 tỷ 10 %

Mục tiêu, định hướng bảo hiểm cháy nổ và mọi rủi ro tài sản

1.2.1 Mục tiêu sản phẩm bảo hiểm Đối với sản phẩm, dịch vụ bảo hiểm, PJICO sẽ phát triển sản phẩm mới và cải tiến các sản phẩm cũ theo hướng đa dạng hóa sản phẩm bảo hiểm Cụ thể, PJICO mong muốn triển khai thêm một loại hình bảo hiểm tiềm năng của nghiệp vụ cháy nổ và mọi rủi ro tài sản: BH hỏa hoạn nhà nhà tư nhân, chung cư cao cấp. Thêm nữa, xu hướng bảo hiểm mọi rủi ro về tài sản trong các gói BH trọn gói cho doanh nghiệp vửa và nhỏ cũng được cân nhắc.

Sản phẩm bảo hiểm phải được xác định tỷ lệ phí trên cơ sở quy định của pháp luật và mục tiêu an toàn, ổn định.

1.2.2 Mục tiêu về công tác khai thác bảo hiểm

Công tác khai thác bảo hiểm là khâu đầu tiên và cơ bản nhất của hoạt động kinh doanh bảo hiểm Trong công tác này thì lực lượng khai thác, phương pháp khai thác có ảnh hưởng nhiều nhất đến kết quả, hiệu quả chung Nắm được điểm này, trong thời gian tới, PJICO có kế hoạch mở rộng, phát triển và củng cố mạng lưới đại lý bảo hiểm của mình Một loạt biện pháp được đưa ra để đáp ứng mục tiêu trên như: mở thêm tổng đại lý ở một số tỉnh (đặc biệt là ở 18 tỉnh thành lớn chưa có chi nhánh), phủ kín 100% các địa bàn trọng điểm bởi đội ngũ đại lý chuyên nghiệp, bổ sung thêm trung bình 700 đại lý mỗi năm… Đặc biệt trong loại hình bảo hiểm cháy nổ và mọi rủi ro tài sản, PJICO sẽ củng cố mối quan hệ với các nhà môi giới trong và ngoài nước để tăng cường hiệu quả khai thác.

Bên cạnh đó, với phương thức bán trực tiếp, PJICO sẽ duy trì ổn định số lượng nhân viên hiện tại cộng với tuyển dụng thêm 5% mỗi năm.

Dù theo phương pháp nào thì trình độ, kỹ năng khai thác bảo hiểm cũng được công ty quan tâm và có kế hoạch nâng cao.

1.2.3 Mục tiêu về công tác Marketing, quản lý rủi ro và đề phòng hạn chế tổn thất

Công ty phấn đấu sẽ tăng cường tiếp nhận thông tin và ý kiến phản hồi của khách hàng, sẽ xử lý 100 % thông tin từ khách hàng Thêm vào đó, PJICO sẽ đánh giá rủi ro100% đối tượng bảo hiểm theo đúng quy định, quy trình hướng dẫn nghiệp vụ bảo hiểm Công tác quản lý rủi ro được tăng cường với việc mở sổ theo dõi rủi ro thường xuyên Nghiệp vụ này rất phức tạp và có số tiền bảo hiểm lớn nên sẽ được xây dựng chương trình riêng để đề phòng hạn chế tổn thất.

Tăng cường hợp tác với lực lượng Phòng cháy chữa cháy, thực hiện đúng trích quỹ phòng cháy chữa cháy để giảm thiểu rủi ro.

1.2.4 Mục tiêu về công tác giám định – bồi thường

Công tác giám định được nâng cao nếu mục tiêu về tính kịp thời, tính chất lượng trong giám định được thực hiện Nói cách khác, PJICO hướng tới phát triển một hệ thống đảm bảo có mặt ngay khi nhận được thông tin tổn thất để kịp thời xử lý tai nạn và tiến hành giám định tổn thất Công ty cũng muốn nâng cao chất lượng giám định viên và chất lượng giám định (chính xác về mức độ và nguyên nhân).

Hồ sơ giám định vì thế cũng cần phải rõ ràng và đầy đủ hơn.

Công tác bồi thường phù hợp với nguyên tắc độc lập cũng như tuân theo quy định của pháp luật Mục tiêu của công tác bồi thường của PJICO:

 Tuyển dụng thêm đội ngũ cán bộ, lực lượng chuyên gia giỏi về công tác bồi thường Đào tạo bồi thường viên có chứng chỉ.

 Hồ sơ bồi thường đơn giản, gọn nhẹ hơn nhưng vẫn đầy đủ cơ sở pháp lý cho phù hợp khách hàng.

 Thời gian giải quyết nhanh chóng, đúng hạn, đúng hẹn

 Giải quyết bồi thường kịp thời, có tình có lý, phục vụ tận tình.

KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT

2.1.Kiến nghị với công ty Để tăng tác động tích cực của tái bảo hiểm đến hiệu quả kinh doanh bảo hiểm cháy nổ và mọi rủi ro tài sản, theo em công ty nên chú trọng nâng cao hoạt động tái bảo hiểm Cụ thể là:

2.1.1 Tăng năng lực nhận tái

Trong lĩnh vực bảo hiểm thì hình ảnh công ty rất có ý nghĩa Công ty cần tiếp tục xây dựng được thương hiệu riêng là công ty bảo hiểm trung thực, đáng tin tưởng và có chất lượng dịch vụ tốt Biện pháp để nâng cao hình ảnh chính là kết hợp tốt với giới truyền thông, với chính phủ , khách hàng và đối tác… Đặc biệt trong hoạt động tái bảo hiểm cháy nổ và mọi rủi ro về tài sản, việc hợp tác một cách hiệu quả liên tục trong một số năm là biện pháp tốt nhất để tăng cường mối quan hệ bền vững giữa các bên trong tái bảo hiểm.Từ đó, dần dần uy tín và năng lực của công ty sẽ tạo điều kiện để tăng thu phí nhận tái

Công ty cần xây dựng mối quan hệ tái bảo hiểm tin tưởng, an toàn và toàn diện ở tất cả các thị trường bảo hiểm nổi tiếng, và thêm 1 số thị trường tiềm năng. Đối với thị trường bảo hiểm có mối quan hệ lâu dài thì công ty nắm bắt rõ diễn biến của nó, đối với thị trường mới thì hứa hẹn mức lợi nhuận tương đối cao hơn. Việc tăng thu phí nhận tái cũng phải đồng thời với tăng khả năng kiểm soát rủi ro nhận tái bảo hiểm Công ty cũng nên cân nhắc về giá phí và các điều kiện bảo hiểm có đảm bảo an toàn và hiệu quả kinh doanh hay không Nói cách khác, PJICO cần thường xuyên đánh giá, lựa chọn nhà tái bảo hiểm nhằm nâng cao chất lượng, mức độ an toàn cũng như hiệu quả kinh tế của các hợp đồng

2.1.2 Tăng hiệu quả nhượng tái

Nâng cao năng lực tài chính, năng lực bảo hiểm cho công ty Từ đó nâng được mức giữ lại cao nhất với khả năng của PJICO Năng lực tài chính được nâng cao khi công ty tăng vốn điều lệ, nâng cao công tác quản lý tài chính của mình. Thực tế công tác quản lý tài chính của một công ty bảo hiểm rất phức tạp, PJICO đã áp dụng một số tiêu chuẩn quản lý tài chính chất lượng, tuy nhiên công ty có thể áp dụng thêm một số chỉ tiêu, phương pháp đánh giá hiệu quả công tác quản lý tài chính để phù hợp với thay đổi trong hoạt động kinh doanh.

Công ty cần đánh giá sự hợp lý của từng chương trình tái bảo hiểm qua mỗi năm Sau đó PJICO cần phải thiết kế chương trình tái bảo hiểm với hạn mức trách nhiệm, sử dụng những phương pháp tái bảo hiểm đã mang lại hiệu quả tốt nhất (theo đánh giá trên) PJICO cũng phải chú ý đến tình hình kinh tế, tổn thất thay đổi trong các năm tới để lựa chọn chương trình tái bảo hiểm một cách hợp lý.

Công ty có thể thương lượng về tăng mức hoa hồng nhượng tái, có thể áp dụng hình thức hoa hồng theo thang đối chiếu, hoa hồng chia lãi cho một số loại hợp đồng với một số nhà nhận tái bảo hiểm để tăng doanh thu Khi lợi nhuận từ hoạt động khai thác đang thu hẹp, việc chia sẻ lợi nhuận từ các đơn vị rủi ro tốt, hợp đồng tốt từ các nhà nhận tái là rất có ý nghĩa.

PJICO nên kiểm soát chặt chẽ công tác bồi thường, công tác thu bồi thường nhượng tái bởi đây là biện pháp cơ bản nhầm làm giảm chi hoạt động nhượng tái bảo hiểm và tăng hiệu quả của hoạt động nhượng tái bảo hiểm Việc thu đòi bồi thường nhượng tái tiếp tục phải được tuân theo quy trình thống nhất và khoa học, đảm bảo thu bồi thường nhượng tái đúng, đủ và nhanh chóng

Ngoài ra cả trong hoạt động nhận hay nhượng tái bảo hiểm, PJICO cần từng bước nâng cao trình độ cho các cán bộ tái bảo hiểm hơn nữa, bố trí đủ nguồn nhân lực có chất lượng, tăng cường kiểm tra, kiểm soát quy trình thực hiện các quyết định về tái bảo hiểm trong toàn hệ thống Bên cạnh đó, PJICO cần tiếp tục đảm bảo chế độ đãi ngộ tốt cho nguồn nhân lực Đăc biệt là khi tình hình cạnh tranh trên thị trường ngày càng khốc liệt, nguồn nhân lực chất lượng chính là động lực thúc đẩy hoạt động tái bảo hiểm hướng tới mục tiêu.

Công ty cũng cần phải xây dựng và thường xuyên hoàn thiện các quy trình nhận tái bảo hiểm, nhượng tái bảo hiểm và hướng dẫn thông báo tái bảo hiểm phù hợp với điều kiện kinh doanh.

Công ty cũng nên đẩy mạnh hơn nữa ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động tái bảo hiểm bằng nâng cao mức đầu tư, thuê các dịch vụ phát triển công nghệ ở bên ngoài…Công nghệ thông tin tốt sẽ làm tăng chất lượng của quy trình quản lý, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng và đối tác, hạn chế chi phí hành chính, khơi thông nguồn thông tin giữa mọi thị trường trên thế giới Việc ứng dụng cần được tiến hành nhanh để bắt kịp tiến bộ khoa học và duy trì được ưu thế của công ty.

Hoạt động đầu tư từ doanh thu hoạt động kinh doanh và doanh thu tái bảo hiểm phải cẩn trọng để vừa sinh lời vừa đảm bảo khả năng tài chính của công ty. Trong tình hình tài chính thế giới khủng khoảng, khi các công ty (có cả công ty bảo hiểm nổi tiếng thế giới) đang phải thua lỗ vì đầu tư sai thì sự an toàn cần được PJICO đặt lên hàng đầu.

Thị trường bảo hiểm Việt Nam là thị trường mới, thực sự có tính cạnh tranh chưa lâu nên vai trò kiểm soát của nhà nước là vô cùng quan trọng để định hướng thị trường Sự thành lập của Hiệp hội bảo hiểm, của Công ty cổ phần Tái bảo hiểm quốc gia đã là bước tiến của thị trường bảo hiểm và tái bảo hiểm Việt Nam Trên thực tế, với đặc thù của nghiệp vụ bảo hiểm cháy nổ và mọi rủi ro về tài sản, hoạt động tái bảo hiểm đã phát huy vai trò phân chia rủi ro Nhà nước, Hiệp hội vàVINARE cần tiếp tục thúc đẩy hoạt động tái bảo hiểm nói chung và tái bảo hiểm cháy nổ và mọi rủi ro tài sản nói riêng

Hoạt động tái bảo hiểm được nâng cao khi mà hoạt động kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm gốc được mở rộng Cục quản lý và giám sát bảo hiểm và Hiệp hội bảo hiểm cũng nên có nên có những hoạt động mở rộng và phát triển thị trường bảo hiểm Cháy Việt Nam Việc tạo cơ sở pháp lý cho Bảo hiểm Cháy nổ bắt buộc là một biện pháp đúng đắn Tuy vậy tình hình khai thác bảo hiểm Cháy nổ bắt buộc chưa được như mong đợi Tình trạng cạnh tranh phi kỹ thuật: giảm phí, hạ phí quá thấp (0.03% đến 0.04%) so với tỷ lệ phí quy định (từ 0.04%-0.28%) diễn ra theo chiều hướng xấu Tổn thất gia tăng trong khi tỷ lệ tổn thất được bảo hiểm không tăng Tất cả điểm tồn tại trên của thị trường bảo hiểm Cháy Việt Nam cần có cơ quan giam sát và điều chỉnh lại cho đúng để thị trường phát triển bền vững hơn như:

 Cụ thể hóa quy định về năng lực quản trị, điểu hành, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của người quản trị, điểu hành doanh nghiệp bảo hiểm Bổ sung các quy định liên quan đến quản trị doanh nghiệp, minh bạch tài chính phù hợp tiêu chuẩn quốc tế.và phù hợp quy định pháp luật.

 Bổ sung quy định quản lý thận trọng và nâng cao năng lực tài chính, khả năng thanh toán của các doanh nghiệp bảo hiểm Tăng quyền chủ động và tự chịu trách nhiệm cho doanh nghiệp về các vấn đề liên quan đến tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh.

Ngày đăng: 06/09/2023, 10:00

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1:Danh sách cổ đông sáng lập - Thực trạng công tác chi trả các chế độ bhxh tại bhxh tỉnh bắc ninh giai đoạn 2005 2008
Bảng 2.1 Danh sách cổ đông sáng lập (Trang 26)
Biểu đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức của PJICO - Thực trạng công tác chi trả các chế độ bhxh tại bhxh tỉnh bắc ninh giai đoạn 2005 2008
i ểu đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức của PJICO (Trang 28)
Bảng 2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của PJICO giai đoạn 2003-2008 - Thực trạng công tác chi trả các chế độ bhxh tại bhxh tỉnh bắc ninh giai đoạn 2005 2008
Bảng 2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của PJICO giai đoạn 2003-2008 (Trang 30)
Biểu đồ 2.4: Bảng Phí và bồi thường của PJICO theo các năm - Thực trạng công tác chi trả các chế độ bhxh tại bhxh tỉnh bắc ninh giai đoạn 2005 2008
i ểu đồ 2.4: Bảng Phí và bồi thường của PJICO theo các năm (Trang 31)
Bảng 2.4 : Một số chỉ tiêu kết quả, hiệu quả bảo hiểm cháy nổ và mọi rủi ro tài sản của PJICO từ 2006-2008. - Thực trạng công tác chi trả các chế độ bhxh tại bhxh tỉnh bắc ninh giai đoạn 2005 2008
Bảng 2.4 Một số chỉ tiêu kết quả, hiệu quả bảo hiểm cháy nổ và mọi rủi ro tài sản của PJICO từ 2006-2008 (Trang 37)
Bảng 2.5: Bảng về phí và bồi thường của tái bảo hiểm Cháy nổ và mọi rủi ro tài sản ở PJICO - Thực trạng công tác chi trả các chế độ bhxh tại bhxh tỉnh bắc ninh giai đoạn 2005 2008
Bảng 2.5 Bảng về phí và bồi thường của tái bảo hiểm Cháy nổ và mọi rủi ro tài sản ở PJICO (Trang 47)
Bảng 3.1:Bảng chỉ tiêu tài chính 2008-2009 - Thực trạng công tác chi trả các chế độ bhxh tại bhxh tỉnh bắc ninh giai đoạn 2005 2008
Bảng 3.1 Bảng chỉ tiêu tài chính 2008-2009 (Trang 50)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w