1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP potx

75 247 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 75
Dung lượng 8,07 MB

Nội dung

LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện đề tài, do kiến thức cá nhân về đối tượng còn ít, hơn nữa đây là một đối tượng nuôi mới, việc bố trí thí nghiệm đang ở giai đoạn thử nghiệm. Vì vậy, tôi gặp rất nhiều khó khăn trong khi thực hiện. Tuy nhiên, với sự giúp đỡ tận tình của: - Thầy Nguyễn Đình Trung, bộ môn môi trường, Khoa NTTS, trường ĐH Nha Trang, đã hướng dẫn, góp ý hết sức nhiệt tình. - Th.s Phùng Bảy, phó phòng sinh học thực nghiệm, Viên nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III, đã tiếp nhận, hướng dẫn tôi cụ thể về khâu kỹ thuật tiến hành thí nghiệm trong suốt thời gian làm đề tài. - Các anh, chị kỹ sư phòng sinh học thực nghiệm, Viên nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III, cũng rất nhiệt tình giúp đỡ về khâu kỹ thuật suốt quá trình thí nghiệm. - Các bạn sinh viên thực tập tại viện, trong thời gian qua đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong việc tìm đề tài, bố trí thí nghiệm. Nhờ những sự giúp đỡ nhiệt tình này, tôi đã hoàn thành đúng hạn đề tài và đạt được thành công bước đầu. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả các cá nhân, tập thể đã ủng hộ và giúp đỡ tôi trong thời gian qua. Xin chân thành cảm ơn! Nha Trang, tháng 06 năm 2011 Sinh viên thực hiện Đoàn Trần Tấn Đào TÓM TẮT Để góp phần đảm bảo sự phát triển bền vững của nghề nuôi hầu, nâng cao chất lượng và số lượng con giống trong sản xuất giống nhân tạo, việc nghiên cứu i để chọn ra mật độ và độ mặn nuôi phù hợp cho hầu giống tam bội hầu Thái Bình Dương (Crassostrea gigas Thunberg, 1793) là rất cần thiết. Thí nghiệm đã được tiến hành trongthời gian 50 ngày với 4 nghiệm thức khác nhau về mật độ nuôi từ nghiệm thức 1 đến nghiệm thức 4 lần lượt là 3 con/L, 6 con/L, 9 con/L, 12 con/L và 4 nghiệm thức độ mặn là 15 ppt, 20 ppt, 25 ppt, 30 ppt. Số lần lặp lại là 3. Tổng số đơn vị thí nghiệm là 24. Thí nghiệm được bố trí trong các xô nhựa 10 L với thể tích nước 8 L. Nước biển sử dụng được lọc sạch với độ mặn 30 – 33 ppt, pH 7,5 – 8,5; nhiệt độ 23 – 30 o C và sục khí 24/24 giờ. Thí nghiệm được tiến hành khi hầu giống đạt kích thước về chiều cao 2,00 – 2,50 mm và 1,00 – 1,75 mm. Thức ăn là tảo Isochrysis galbana và hỗn hợp tảo biển. Mật độ tảo trong suốt quá trình nuôi được tăng dần theo kích thước và ngày tuổi của hầu giống. Kết quả cho thấy: Hầu giống nuôi ở các độ mặn khác nhau thì tăng trưởng về kích thước khác nhau. Sau 50 ngày nuôi, hầu giống nuôi ở độ mặn 25 ppt đạt kích thước cao nhất (21,90 0,805 mm về chiều dài, 26,00 0,170 mm về chiều cao) và có sự khác biệt có ý nghĩa (P < 0,05) với các lô nuôi ở độ mặn 15 ppt; 20 ppt; 30 ppt. Kích thước trung bình ở lô 20 ppt và 30 ppt (tương ứng chiều cao 22,38 0,159 mm; 17,04 0,357 mm; chiều dài 18,90 0,233 mm; 13,80 0,544 mm). Ở khoảng độ mặn từ 15 – 30 ppt tỷ lệ sống đều đạt 100%. Mật độ nuôi ảnh hưởng đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của hầu. Trong 10 ngày đầu hầu nuôi ở mật độ 3 con/L đạt kích thước lớn nhất, thấp nhất ở mật độ 12 con/L. Từ ngày thứ 11 trở về sau ta nhận thấy rõ khi nuôi ở mật độ càng cao thì tăng trưởng của hầu càng giảm, hầu ở mật độ 3 con/L tăng trưởng nhanh, đạt kích thước lớn nhất (chiều cao 33,92 0,244 mm, chiều dài 28,53 0,182 mm), tỷ lệ sống đạt 100%. Ngược lại, kích thước thấp nhất ở mật độ nuôi 12 con/L (chiều cao ii 11,1 mm, chiều dài 9,97 mm), tỷ lệ sống 82,50%. Kích thước trung bình ở mật độ 6 con/L và 9 con/L tương ứng chiều cao 27,67 0,254 mm, 17,33 0,291 mm; chiều dài 19,49 0,306 mm, 13,60 0,331 mm với tỷ lệ sống 98,89% và 92,96%. MỤC LỤC iii DANH MỤC CÁC BẢNG iv DANH MỤC CÁC HÌNH v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TĂT TBD : Thái Bình Dương. cvt : cộng tác viên. NT : Nghiệm thức. NTTS : Nuôi trồng thủy sản. TN : Thí nghiệm. DGR : Tốc độ tăng trưởng bình quân. vi MỞ ĐẦU Vùng biển nước ta có 11 loài hầu. Trong đó, có những loài có giá trị kinh tế lớn như: Hầu cửa sông (C. rivularis), hầu sú (S. cucullata), hầu đá (O. glomerata), hầu dày vảy (O. denselamellosa), Từ lâu, nhân dân ta đã biết bỏ đá nuôi hầu như bãi hầu ở bãi giữa sông Gianh – Quảng Bình. Theo chủ trương của Tổng Cục Thủy sản, hầu đã là đối tượng nuôi hàng đầu của nghề nuôi hải sản nước ta. Hầu Thái Bình Dương (C.gigas) không phân bố tự nhiên ở Việt Nam. Nhưng, vì đây là loài có tốc độ sinh trưởng nhanh, kích thước lớn hơn so với nhiều loài hầu khác, có khả năng chống chịu tốt với điều kiện môi trường. Vì vậy, năm 2005, nước ta đã tiến hành nuôi thử nghiệm, năm 2008 nghiên cứu sản xuất giống và nuôi thương phẩm. Kết quả, năm 2008 – 2009, đã nghiên cứu sản xuất thành công giống hầu Thái Bình Dương cho năng suất, chất lượng, tỷ lệ thịt/vỏ cao, cung cấp cho các cơ sở nuôi từ 100 đến 120 triệu con hầu giống/năm. Cũng theo đà phát triển đó, năm 2008, Trung Tâm Khuyến Nông – Khuyến Ngư quốc gia, đã cấp kinh phí thực hiện dự án “ Nhập công nghệ hầu tứ bội thể để sản xuất hầu tam bội thể ”. Cơ quan tiếp nhận công nghệ là: Viện Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thủy Sản III, Công Ty Nuôi Trồng Thủy Sản và Thương Mại Viễn Thành. Đề tài được thực hiện trên đối tượng: hầu C. gigas và một số đối tượng hầu khác. Tuy nhiên, những nghiên cứu về loài hầu này rất còn hạn chế ở Việt Nam. Nhằm tìm hiểu một số đặc điểm sinh thái làm cơ sở đưa loài hầu này vào nuôi phổ biến ở Việt Nam nên tôi đã chọn đề tài: “Ảnh hưởng của độ mặn, mật độ nuôi đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của hầu giống tam bộ Thái Bình Dương (Crassostrea gigas Thunberg, 1793)”, làm đề tài tốt nghiệp. Với các nội dung: 1  Ảnh hưởng của độ mặn đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của hầu giống tam bội Thái Bình Dương (C. gigas).  Ảnh hưởng của mật độ đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của hầu giống tam bội Thái Bình Dương (C. gigas). Mục tiêu đề tài:  Hiểu thêm đặc điểm về sinh thái, sinh trưởng của loài hầu Crassostrea gigas.  Tìm ra độ mặn, mật độ ương nuôi thích hợp nhất, góp phần hoàn thiện quy trình sản xuất giống nhân tạo loài hầu này trong kỹ thuật ương giống. 2 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1. Tình hình nghiên cứu và nuôi hầu trên thế giới: 1.1. Một số đặc điểm sinh họchầu Thái Bình Dương (Crassostrea gigas). 1.1.1. Chu kỳ vòng đời: Hình 1.1. Chu kỳ vòng đời của hầu 3 1.1.2. Hệ thống phân loại: Hầu Thái Bình Dương được Thunberg phân loại vào năm 1793 và được sắp xếp như sau: Ngành Mollusca Lớp Bivalvia Bộ Anisomyarya Họ Ostreidae Giống Crassotrea Loài Crassostrea gigas (Thunberg, 1793) 1.1.3. Đặc điểm phân bố:  Phân bố thẳng đứng: Hầu có phương thức sống bám cố định trên những vật bám cứng như: đá, vỏ động vật thân mềm khác,…trong vùng trung triều và vùng hạ triều đến độ sâu vài mét nước. Chúng thiên về những vùng nước lợ cửa sông hay những vùng duyên hải gần bờ. Các loài hầu khác nhau có phân bố thẳng đứng khác nhau như loài hầu vảy đáy Ostrea denselamellosa là loài sống ở vùng nước sâu, trong khi đó loài hầu sú O. cucullata lại sống vùng bãi triều. Hầu cửa sông phân bố vùng trung triều cho tới độ sâu -10m nước [5]. Hầu Thái Bình Dương thuộc họ Crasstreoidae, phân bố rộng khắp thế giới từ hàn đới, ôn đới tới nhiệt đới, đâu đâu cũng có dấu vết của chúng. Do khả năng thích ứng với điều kiện sống của mỗi loài khác nhau nên phân bố của chúng cũng khác nhau. Đứng về mặt yêu cầu sinh thái học chúng ta chia làm 2 loại phân bố: Phân bố địa lý và phân bố thẳng đứng. 4 [...]... tiền như thanh tre và tấm ximent để thu giống hầu S cucullata tại Indonesia Kết quả cho thấy: Hầu bám trên tấm ximent nhiều hơn so với thanh tre Năm 2000, Yulianda và Atmadtipura đã kết luận rằng độ gồ gờ và loại của vật bám có ảnh hưởng đến mật độ bám của giống hầu Crassostrea sp Thí nghiệm của họ cho kết quả là hầu bám nhiều hơn trên những vật bám là... Dươn (C gigas) có thể giữ trong điều kiện độ ẩm và nhiệt độ 5 oC trong thời gian hàng tuần vẫn có thể bám tốt Trong nghiên cứu của Tan và Wong (1995) tại Hồng Kông, cũng đã kết luận rằng: Ấu trùng điểm mắt của hầu C belcheri chỉ có thể giữ tốt trong vòng 12 giờ ở nhiệt độ 15oC Ứng dụng những thành tựu đó, Mỹ và Malaysia đã xây dựng những trại giống... C.belcheri bằng hai phương pháp: dây thừng treo trên giàn lung lay và những cọc ximem cắm xuống đất vùng nước Kết quả hầu nuôi bằng dây thừng có tỷ lệ sống tốt hơn Pripanapong (1996) kết luận rằng dòng chảy và địch hại có ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của hầu C belcheri nuôi tại Thái Lan Bằng phương pháp nuôi đặt những khay lưới tự do và và... nó chỉ mới được phát triển trong thời gian gần đây Hầu TBD phân bố ở những vùng bãi triều thấp tới độ sâu 10m nước ở những vùng nước thuộc tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng (Hà Quang Hiến, 1983) Nguyễn Văn Chung (2001) khi điều tra đánh giá tình hình phân bố của động vật thân mềm hai mảnh vỏ trong đầm phá Nam Trung Bộ, đã tìm thấy hầu TBD phân bố ở đầm Cù Mông, đầm Ô Loan nhưng với tần số bắt gặp rất

Ngày đăng: 18/06/2014, 14:20

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lê Thị Mai Anh (2009), “ Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ và độ mặn đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng hầu Thái Bình Dương (Crassostrea gigas Thunberg, 1793) từ giai đoạn chữ D đến giai đoạn điểm mắt”, Đồ án tôt nghiệp đại học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ và độ mặn đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng hầu Thái Bình Dương ("Crassostrea gigas "Thunberg, 1793) từ giai đoạn chữ D đến giai đoạn điểm mắt
Tác giả: Lê Thị Mai Anh
Năm: 2009
2. Phùng Bảy (2007), “Thử nghiệm sản xuất giống hầu Sdney ( Crassostrea glomerata Gould, 1850)”, tuyển tập báo cáo khoa học hội thảo động vật thân mềm toàn quốc lần thứ 5, trang 357 – 365 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thử nghiệm sản xuất giống hầu Sdney ("Crassostrea glomerata "Gould, 1850)
Tác giả: Phùng Bảy
Năm: 2007
3. Phùng Bảy, Tôn Nữ Mỹ Nga, Lê Thị Út Năm, “Ảnh hưởng của mật độ nuôi đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng hầu Bồ Đào Nha (Crassostrea angulata Lamarck, 1819)”. Tạp chí khoa học – Công nghệthủy sản số 3/2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ảnh hưởng của mật độ nuôi đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng hầu Bồ Đào Nha ("Crassostrea angulata" Lamarck, 1819)
4. Võ Thị Quế Chi (2010), “Ảnh hưởng của độ mặn và thức ăn đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của hầu Bồ Đào Nha ( Crassostrea angulata Lamarck, 1819)”, Đồ án tốt nghiệp đại học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ảnh hưởng của độ mặn và thức ăn đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của hầu Bồ Đào Nha ("Crassostrea angulata "Lamarck, 1819)
Tác giả: Võ Thị Quế Chi
Năm: 2010
5. Nguyễn Chính (2007), “Vai trò làm sạch môi trường của động vật thân mềm (Mollusca) hai vỏ (Bivalvia)”, tuyển tập báo cáo khoa học hội thảo động vật thân mềm toàn quốc lần thứ 5, trang 35 – 39 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vai trò làm sạch môi trường của động vật thân mềm (Mollusca) hai vỏ (Bivalvia)
Tác giả: Nguyễn Chính
Năm: 2007
6. Hoàng Thị Bích Đào (2005), “Đặc điểm sinh học sinh sản và thử nghiệm sản xuất giống nhân tạo sòhuyết”, luận án tiến sĩ nông nghiệp, Trường Đại học Nha Trang, 150 trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đặc điểm sinh học sinh sản và thử nghiệm sản xuất giống nhân tạo sòhuyết
Tác giả: Hoàng Thị Bích Đào
Năm: 2005
7. Đoàn Văn Hiến (2006), “Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản của hầu (Crassostrea belcheri sowerby, 1871) tại Long Sơn, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu”, đồ án tốt nghiệp đại học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản của hầu ("Crassostrea belcheri" sowerby, 1871) tại Long Sơn, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
Tác giả: Đoàn Văn Hiến
Năm: 2006
8. Vũ Công Tâm (2009), “Tổng quan tình hhình nghiên cứu, sản xuất giống và nuôi động vật thân mềm ở Quảng Ninh – Định hướng phát triển”, tuyển tập báo cáo khoa học tại hội thảo động vật thân mềm lần thứ 6, tại Nha Trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổng quan tình hhình nghiên cứu, sản xuất giống và nuôi động vật thân mềm ở Quảng Ninh – Định hướng phát triển
Tác giả: Vũ Công Tâm
Năm: 2009
9. Ngô Thị Thu Thảo (2007), “Một số ký sinh trùng trên hầu ( Crassostrea sp.) và vẹm (Mytilus sp.) thu tại Hà Tiên – Kiên Giang”, tuyển tập báo cáo khoa học hội thảo động vật thân mềm toàn quốc lần thứ 5, trang 240 – 250 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số ký sinh trùng trên hầu ("Crassostrea sp.") và vẹm ("Mytilus sp.") thu tại Hà Tiên – Kiên Giang
Tác giả: Ngô Thị Thu Thảo
Năm: 2007
10.Ngô Anh Tuấn (2005), “Đặc điểm sinh học sinh sản và thử nghiệm sản xuất giống nhân tạo điệp seo (Comptoppallium Linnaeus, 1758)”. Luận án tiến sĩ nông nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đặc điểm sinh học sinh sản và thử nghiệm sản xuất giống nhân tạo điệp seo ("Comptoppallium" Linnaeus, 1758)
Tác giả: Ngô Anh Tuấn
Năm: 2005
11.Ngô Anh Tuấn (2009), “Bài giảng kỹ thuật sản xuất giống và nuôi động vật thân mềm”, Trường Đại học Nha Trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng kỹ thuật sản xuất giống và nuôi động vật thân mềm
Tác giả: Ngô Anh Tuấn
Năm: 2009
12. Lê Minh Viễn (2007), “Lợi thế của viêc sản xuất giống hầu tam bội (triploid) bằng công nghệ tứ bội (tetreploid)”, tuyển tập báo cáo khoa học hội thảo động vật thân mềm toàn quốc lần thứ 5, trang 282 – 287 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lợi thế của viêc sản xuất giống hầu tam bội (triploid) bằng công nghệ tứ bội (tetreploid)
Tác giả: Lê Minh Viễn
Năm: 2007
13. Lê Minh Viễn và Phạm Cao Vinh (2005), “Hiện trạng nghề nuôi hầu ở miền Nam hiện nay và những định hướngphát triển bền vững trong tương lai”, Tuyển tập báo cáo khoa học hội thảo động vật thân mềm toàn quốc lần thứ tư, NXB Nông Nghiệp, trang 304 – 314 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiện trạng nghề nuôi hầu ở miền Nam hiện nay và những định hướngphát triển bền vững trong tương lai
Tác giả: Lê Minh Viễn và Phạm Cao Vinh
Nhà XB: NXB Nông Nghiệp
Năm: 2005
14. Cao Văn Viện và Nguyễn Tác An (2006), “Lấy giống hầu Crassostrea và phát triển nuôi hầu sữa C. lugubris thương phẩm ở đầm Nha Phu – Khánh Hòa”. Tuyển tập nghiên cứu biển (XV), trang 201 – 209.Tài liệu Tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lấy giống hầu "Crassostrea" và phát triển nuôi hầu sữa "C. lugubris "thương phẩm ở đầm Nha Phu – Khánh Hòa
Tác giả: Cao Văn Viện và Nguyễn Tác An
Năm: 2006

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 3.10. Tỷ lệ sống của hầu giống tam bội Thái Bình Dương (C. gigas) ở  các mật độ ương nuôi khác nhau. - LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP potx
Bảng 3.10. Tỷ lệ sống của hầu giống tam bội Thái Bình Dương (C. gigas) ở các mật độ ương nuôi khác nhau (Trang 60)
Hình 3.9. Tỷ lệ sống của hầu giống tam bội Thái Bình Dương (C. gigas) ở  các ở những mật độ khác nhau. - LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP potx
Hình 3.9. Tỷ lệ sống của hầu giống tam bội Thái Bình Dương (C. gigas) ở các ở những mật độ khác nhau (Trang 61)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w