1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ XÃ HỘI MÔ HÌNH CANH TÁC LÚA 3 VỤ TẠI TRUNG TÂM NÔNG NGHIỆP MÙA XUÂN

91 487 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 91
Dung lượng 2,44 MB

Nội dung

DANH SÁCH HÌNHHình 2.1 Bảng đồ hành chính huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang...12Hình 4.1 Vị trí các nông hộ được phỏng vấn...19Hình 4.2 Biểu đồ tỉ lệ độ của người được phỏng vấn ở trong v

Trang 1

KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

BỘ MÔN QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG & TNTN

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG

VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ XÃ HỘI

MÔ HÌNH CANH TÁC LÚA 3 VỤ

TẠI TRUNG TÂM NÔNG NGHIỆP MÙA XUÂN

Sinh viên thực hiện

Cán bộ hướng dẫnThS LÊ VĂN DŨ

Cần Thơ, tháng 8 - 2016

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

BỘ MÔN QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG & TNTN

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG

VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ XÃ HỘI

MÔ HÌNH CANH TÁC LÚA 3 VỤ TẠI TRUNG TÂM NÔNG NGHIỆP MÙA XUÂN

Sinh viên thực hiện

Cán bộ hướng dẫnThS LÊ VĂN DŨ

Cần Thơ, tháng 8 - 2016

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành tốt đề tài Luận Văn Tốt Nghiệp này, trước tiên tôi xin gửi lờicảm ơn chân thành đến quý Thầy, Cô khoa Môi trường và Tài nguyên thiên nhiên,Trường Đại học Cần Thơ đã tận tình giảng dạy, truyền đạt những kiến thức quý báu vàtạo điều kiện giúp tôi học tập, nghiên cứu và rèn luyện tốt trong suốt 4 năm Đại họcvừa qua Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn thầy Lê Văn Dũ đã tận tình hướng dẫn đểtôi có thể hoàn thành tốt đề tài Luận văn này

Kế đến, tôi cũng xin được cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các cô, chú và anhchị ở Trung tâm Nông nghiệp Mùa Xuân huyện Phụng Hiệp đã giúp đỡ tôi trong suốtquá trình khảo sát thực tế và thu thập số liệu cần thiết để hoàn thành đề tài luận văn Xin chân thành cảm ơn các cô, chú nông dân sống trong và ngoài Trung tâm Nôngnghiệp Mùa Xuân đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành tốt việc thuthập số liệu phục vụ cho việc hoàn thành bài luận

Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình và tất cả bạn bè đãđộng viên, chia sẻ, hỗ trợ và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, những lúc khókhăn trên giảng đường đại học để tôi có thể hoàn thành luận văn tốt nghiệp

Vì thời gian thực hiện đề tài có hạn nên không thể tránh khỏi những thiếu sót,mong được sự đóng góp của quý thầy cô và các bạn để đề tài này có thể hoàn thiệnhơn

Một lần nữa, tôi xin gửi lòng biết ơn chân thành đến tất cả mọi người trong suốt thời gian qua và lời chúc sức khỏe đến với tất cả mọi người

Xin chân thành cảm ơn!

Cần Thơ, Ngày 27 , tháng 11 , năm 2016 Sinh viên thực hiện

Dương Hồng Xuyến

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN 1

MỤC LỤC 3

DANH SÁCH HÌNH 7

DANH SÁCH BẢNG 8

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 10

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 11

1.1 Đặt vấn đề 11

1.2 Mục tiêu của đề tài 12

1.2.1 Mục tiêu tổng quát 12

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 12

1.3 Nội dung nghiên cứu 12

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 12

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu 12

1.4.2 Phạm vi nghiên cứu 12

CHƯƠNG 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 13

2.1 Sơ lược về huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang 13

2.1.2 Địa hình 14

2.1.3 Khí hậu 14

2.2 Sơ lược về Trung tâm nông nghiệp Mùa Xuân 15

2.2.1 Vị trí địa lí 15

2.2.2 Quy mô diện tích và các phân khu chức năng 16

2.2.3 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn 16

2.3 Sản xuất lúa 3 vụ ở Đồng bằng sông Cửu Long 17

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP 19

3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 19

3.2 Phương tiện nghiên cứu 19

3.3.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp 19

3.3.2 Phương pháp điều tra thực địa 19

3.3.3 Phương pháp phân tích và xử lí số liệu 19

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ THẢO LUẬN 20

Trang 5

4.1 Thông tin chung về kết quả phỏng vấn 20

4.1.1 Đặc điểm về độ tuổi và giới tính, số năm kinh nghiệm canh tác lúa 21

4.1.2 Thông tin về trình độ học vấn 22

4.1.3 Thông tin về nguồn thu nhập của gia đình 24

4.1.5 Kết quả khảo sát về giống lúa được sử dụng trong vụ Hè Thu 2016 26

4.1.6 Kết quả khảo sát về các yếu tố kĩ thuật 28

4.1.7 Kết quả khảo sát về các yếu tố môi trường 30

4.1.8 Kết quả khảo sát về kinh nghiệm canh tác lúa 34

4.2 Hiện trạng sử dụng phân bón và thuốc BVTV 35

4.2.1 Hiện trạng sử dụng phân bón 35

4.2.2 Hiện trạng sử dụng thuốc BVTV 37

4.3 Hiện trạng tìm kiếm lao động, thu hoạch lúa 42

4.3.1 Tìm kiếm lao động 42

4.3.2 Phương tiện thu hoạch 42

4.3.4 Năng suất thu hoạch 43

4.4 Hiện trạng tiêu thụ sản phẩm 43

4.4.1 Tìm kiếm thương lái 43

4.4.2 Giá lúa 46

4.5 Hiệu quả kinh tế 47

4.5.1 Chi phí giống trung bình trên 1 công 48

4.5.2 Chi phí làm đất trung bình trên 1 công 48

4.5.3 Chi phí thuốc BVTV trung bình trên 1 công 49

4.5.4 Chi phí phân bón trung bình trên 1 công 49

4.5.5 Chi phí bơm nước trung bình trên 1 công 50

4.5.6 Chi phí thu hoạch trung bình trên 1 công 50

4.5.7 Chi phí lao động trung bình trên 1 công 51

4.5.8 Tổng chi phí đầu tư trung bình trên 1 công 51

4.5.9 Thu nhập và lợi nhuận trung bình trên 1 công 52

4.6 So sánh mối tương quan giữa năng suất và khối lượng phân bón, số lần phun thuốc BVTV, khối lượng giống trong quá trình canh tác lúa 3 vụ 54

4.6.1 Vùng trong TTNN Mùa Xuân 54

4.6.2 Vùng ngoài TTNN Mùa Xuân 54

Trang 6

4.7 So sánh mối tương quan giữa thu nhập và các khoản chi phí đầu tư trong

quá trình canh tác lúa 3 vụ 55

4.7.1 Vùng trong TTNN Mùa Xuân 55

4.7.2 Vùng ngoài TTNN Mùa Xuân 55

4.8 Phân tích phương trình hồi qui giữa năng suất và khối lượng phân bón, số lần phun thuốc BVTV, khối lượng giống trong quá trình canh tác lúa 3 vụ 55

4.9 Phân tích phương trình hồi qui giữa thu nhập và các khoản chi phí đầu tư trong quá trình canh tác lúa 3 vụ 56

CHƯƠNG V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 58

5.1 Kết luận 58

5.2 Kiến nghị 59

TÀI LIỆU THAM KHẢO 61

PHỤ LỤC 62

Trang 7

DANH SÁCH BẢNG

Bảng 4.1 Thông tin nguồn thu nhập của các hộ được phỏng vấn trong và ngoài TTNN

Mùa Xuân 22

Bảng 4.2 Diện tích đất canh tác lúa của các hộ dân 23

Bảng 4.3 So sánh diện tích đất canh tác giữ các hộ dân được phỏng vấn vùng trong và ngoài TTNN Mùa Xuân 23

Bảng 4.4 Đặc điểm các loại giống lúa người dân sử dụng 25

Bảng 4.5 Nơi mua giống của các hộ dân vùng trong và ngoài TTNN Mùa Xuân 26

Bảng 4.6 So sánh mật độ giống gieo sạ trung bình trên 1 công của các hộ dân được phỏng vấn trong và ngoài TTNN Mùa Xuân 27

Bảng 4.7 Số người được phỏng vấn tham gia tập huấn KHKT và áp dụng các biện pháp KHKT vào quá trình canh tác lúa 3 vụ 27

Bảng 4.8 Các hình thức KHKT được các hộ dân áp dụng vùng trong và ngoài TTNN Mùa Xuân 28

Bảng 4.9 Những khó khăn về thời tiết đối với nông hộ trong quá trình sản xuất lúa ở trong và ngoài TTNN Mùa Xuân 29

Bảng 4.10 Khối lượng phân bón trung bình trên 1 công 33

Bảng 4.11 Danh sách các loại thuốc BVTV được sử dụng phần lớn ở khu vực trong và ngoài TTNN Mùa Xuân và độc tính của chúng 36

Bảng 4.12 Hình thức xử lí lượng dư thuốc BVTV sau phun xịt 37

Bảng 4.13 Các hình thức xử lý vỏ, bao bì thuốc BVTV của các hộ dân 38

Bảng 4.14 Địa điểm mua thuốc BVTV 38

Bảng 4.15 Hình thức hợp đồng mua vật tư nông nghiệp giữ người dân và đại lí bán 39

Bảng 4.16 Năng suất lúa của các hộ dân trong và ngoài TTNN Mùa Xuân 40

Bảng 4.17 Hình thức lựa chọn thương lái của người dân vùng trong và ngoài TTNN Mùa Xuân 41

Bảng 4.18 So sánh giá lúa của các hộ dân trong và ngoài TTNN Mùa Xuân 42

Bảng 4.19 Các loại chi phí đầu tư trung bình trên 1 công 43

Bảng 4.20 Chi phí giống trung bình trên 1 công 44

Bảng 4.21 Chi phí làm đất trung bình trên 1 công 44

Bảng 4.22 Chi phí thuốc BVTV trung bình trên 1 công 45

Bảng 4.23 Chi phí phân bón trung bình trên 1 công 45

Bảng 4.24 Chi phí bơm nước trung bình trên 1 công 46

Bảng 4.25 Chi phí thu hoạch trung bình trên 1 công 46

Trang 8

Bảng 4.26 Chi phí lao động trung bình trên 1 công 47

Bảng 4.27 Chi phí đầu tư trung bình trên 1 công 48

Bảng 4.28 Thu nhập trung bình trên 1 công 48

Bảng 4.29 Lợi nhuận trung bình trên 1 công 49

Trang 9

DANH SÁCH HÌNH

Hình 2.1 Bảng đồ hành chính huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang 12Hình 4.1 Vị trí các nông hộ được phỏng vấn 19Hình 4.2 Biểu đồ tỉ lệ độ của người được phỏng vấn ở trong và ngoài TTNN Mùa Xuân 20Hình 4.5 Biểu đồ giống lúa được sử dụng ở trong và ngoài TTNN Mùa Xuân 24Hình 4.6 Hình thức chuẩn bị đất của các hộ dân vùng trong và ngoài TTNN Mùa Xuân 26Hình 4.9 Biểu đồ tỉ lệ thâm niên canh tác lúa của người dân vùng trong và vùng ngoài TTNN Mùa Xuân 31Hình 4.10 Biểu đồ số lượng các loại phân bón được các hộ dân vùng trong và ngoài TTNN Mùa Xuân sử dụng 32Hình 4.11 Biểu đồ danh sách các loại thuốc BVTV được người dân vùng trong và ngoài TTNN Mùa Xuân sử dụng 34Hình 4.12 Đặc điểm, ký hiệu, màu sắc, biểu tượng 4 nhóm độc của thuốc BVTV 35Hình 4.13 Biểu đồ thể hiện mức độ tìm kiếm thương lái thu mua lúa của người dân và ngoài trung tâm nông nghiệp Mùa Xuân 40

Trang 10

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BVTV Bảo vệ thực vậtCP Chi phíDT Doanh thuĐBSCL Đồng bằng sông Cửu LongLN Lợi nhuậnKBT Khu bảo tồnMax Giá trị lớn nhấtMin Giá trị nhỏ nhấtNTTS Nuôi trồng thủy sảnQĐ Quyết địnhTCP Tổng chi phíTN Thu nhậpTSCĐ Tài sản cố địnhTTNN Trung tâm nông nghiệpUBND Ủy ban nhân dân

Trang 11

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1 Đặt vấn đề

Việt Nam là đất nước có nền văn minh lúa nước lâu đời Nghề trồng lúa nước ra đờirất sớm, kéo dài từ thế hệ này sang thế hệ khác Mỗi thời kỳ lại có những bước tiếnmới để nâng cao năng suất, chất lượng của cây lúa Nhằm đảm bảo sản lượng lúa chonhu cầu tiêu thụ và thu nhập nông hộ, người nông dân ngày càng sử dụng nhiều phânbón, nông dược, sử dụng giống mới có năng suất cao và nhất là việc áp dụng rộng rãicác biện pháp thâm canh, tăng vụ Điển hình là mô hình canh tác lúa 3 vụ

Mô hình canh tác lúa 3 vụ được đưa vào sản xuất ở ĐBSCL từ đầu những năm 80 củathế kỷ XX và diện tích lúa 3 vụ ngày càng tăng nhanh, tập trung nhiều ở những vùngđất phù sa ven sông Tiền và sông Hậu Một số vùng trước đây bị ngập lũ nay đượcnông dân và địa phương làm bao đê để tăng vụ Thực hiện mô hình trồng lúa 3 vụ đãgóp phần tăng sản lượng lúa hằng năm lên 16 tấn/ha, đồng thời tạo công ăn việc làmcho người nông dân trong mùa lũ, mang lại thu nhập cho họ Sản xuất lúa 3 vụ gópphần đảm bào an ninh lương thực, giúp Việt Nam giữ được ngôi vị nhất, nhì trong xuấtkhẩu gạo, mang lại nguồn thu không nhỏ cho quốc gia Tuy nhiên trồng lúa 3 vụ/năm

là kiểu canh tác còn khá “trẻ” đối với nước ta và cả thế giới, hiện nay còn quá ít nhữngbài học, những đánh giá tác động của việc sản xuất này đến môi trường, kinh tế - xãhội (Nguyễn Bảo Vệ, 2009)

Hậu Giang là một vùng đất có nhiều tiềm năng để phát triển nông nghiệp với diện tíchđất nông nghiệp chiếm hơn 139.068 ha, là một trong những trung tâm lúa gạo của TâyNam Bộ với một nền sản xuất nông nghiệp khá lâu đời Ngoài ra, hệ sinh thái tự nhiên

ở nơi đây cũng vô cùng phong phú, đa dạng và còn tương đối nguyên vẹn như khu bảotồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng, vườn tràm Vị Thủy, khu di tích Tầm Vu… Vì vậy

sự ảnh hưởng của sản xuất nông nghiệp đặc biệt là mô hình sản xuất lúa 3 vụ đến việcbảo tồn hệ sinh thái tự nhiên mà cụ thể là hệ sinh thái tự nhiên ở Trung tâm nôngnghiệp Mùa Xuân thuộc khu bảo tồn Lung Ngọc Hoàng đã và đang trở thành một vấn

đề cấp thiết cần có sự quan tâm, đánh giá đúng mức

Vì vậy, đề tài: “Khảo sát hiện trạng và hiệu quả kinh tế xã hội mô hình canh tác lúa 3 vụ tại Trung tâm nông nghiệp Mùa Xuân” được thực hiện nhằm đánh giá hiện

trạng sản xuất và hiệu quả kinh tế trong sinh kế 3 vụ cũng như những tác động của môhình này đối với môi trường từ đó đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao nhận thức,

kĩ thuật canh tác và chất lượng cuộc sống của người dân đảm bảo sự phát triển một nềnnông nghiệp bền vững, thân thiện với môi trường

1.2 Mục tiêu của đề tài

1.2.1 Mục tiêu tổng quát

Khảo sát hiện trạng canh tác, hiệu quả kinh tế, xã hội và thu thập thông tin về các tácđộng đến môi trường của mô hình sản xuất lúa 3 vụ ở khu vực bên trong và bên ngoàiTTNN Mùa Xuân đồng thời đề xuất giải pháp canh lúa bền vững hơn trong tương lai

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

Để thực hiện được mục tiêu chung các mục tiêu cụ thể của đề tài bao gồm:

Trang 12

- Khảo sát hiện trạng canh tác và thu thập thông tin về những tác động đếnmôi trường thông qua các hoạt động canh tác của mô hình sản xuất lúa 3 vụ

ở trong và ngoài TTNN Mùa Xuân

- Khảo sát hiệu quả kinh tế xã hội trong canh tác lúa 3 vụ ở trong và ngoàiTTNN Mùa Xuân

- Đề xuất giải pháp canh tác lúa bền vững nhằm quản lí, bảo vệ và phát triển

hệ sinh thái tự nhiên ở TTNN Mùa Xuân

1.3 Nội dung nghiên cứu

Đề tài tập trung khảo sát thực hiện 3 nội dung chính sau:

- Kĩ thuật canh tác lúa 3 vụ của người dân ở vùng trong và ngoài TTNN MùaXuân

- Tác động của các hoạt động sản xuất lúa 3 vụ đến môi trường và hệ sinhthái tự nhiên thông qua các loại phân bón, thuốc BVTV được người dânvùng trong và ngoài TTNN Mùa Xuân sử dụng trong quá trình canh tác

- Lợi ích kinh tế của nông hộ sản xuất lúa 3 vụ vùng trong và ngoài TTNNMùa Xuân

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu

Mô hình sinh kế lúa 3 vụ và nông hộ canh tác lúa 3 vụ

1.4.2 Phạm vi nghiên cứu

Thực hiện khảo sát thực địa và phỏng vấn 2 nhóm nông hộ có canh tác lúa 3 vụ, 1nhóm ở bên trong và 1 nhóm ở khu vực lân cận bên ngoài TTNN Mùa Xuân để sosánh các yếu tố về kĩ thuật canh tác, lợi ích kinh tế và tác động đến môi trường giữa 2nhóm nông hộ này

Trang 13

CHƯƠNG 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2.1 Sơ lược về huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang

2.1.1 Vị trí địa lý

Huyện Phụng Hiệp nằm ở phía Đông tỉnh Hậu Giang, cách thành phố Cần Thơ khoảng30km về phía Nam, cách thành phố Vị Thanh 38km, có diện tích 483,66 km2, dân số193.704 người (năm 2012) Địa hình chạy theo sông, kênh rạch và các đường quốc lộchính như: tỉnh lộ 927, tỉnh lộ 928, quốc lộ 61

Huyện tiếp giáp với các huyện, tỉnh khác như sau:

- Phía Bắc: giáp huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang

- Phía Đông: giáp huyện Châu Thành và thị xã Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang

- Phía Nam: giáp huyện Châu Thành và huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng

Hình 2.1 Bảng đồ hành chính huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang.

Trang 14

- Phía Tây: giáp huyện Vị Thủy và huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang.

Huyện có 15 đơn vị hành chính gồm 3 thị trấn: Cây Dương, Kinh Cùng, Búng Tàu và

12 xã: Phụng Hiệp, Long Thạnh, Thanh Hòa, Tân Bình, Hòa An, Hiệp Hưng, TânPhước Hưng, Hòa Mỹ, Phương Bình, Phương Phú, Tân Long và Bình Thành

Với vị thế nằm gần sông Hậu và nhiều tuyến kênh, lộ chạy qua đồng thời quy mô đấtđai và dân số của huyện lớn là tiềm năng và lợi thế cho việc phát triển kinh tế - xã hộinhất là trong lĩnh vực nông nghiệp Năm 2012 tổng giá trị sản xuất nông nghiệp củahuyện đạt 3.177.249 triệu đồng chiếm 27,77% giá trị sản xuất nông nghiệp của toàntỉnh Huyện cũng có truyền thống lâu đời với các loại cây ăn quả, mía đường Nơi đâyđang quy hoạch thành một trung tâm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp với quy mô địaphương như chế biến lương thực, thực phẩm, may mặc, cơ khí Ngoài ra Phụng Hiệpcũng có nhiều tiềm năng, thế mạnh về du lịch vườn kết hợp du lịch sinh thái …

2.1.2 Địa hình

Địa hình của huyện nhìn chung khá bằng phẳng, cao độ có xu thế thấp dần theo hướngtừ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây thấp dần vào giữa huyện đã tạo thành các khuvực có địa hình cao thấp khác nhau

- Lượng mưa bình quân đạt 1.635 mm và phân hóa sâu sắc theo mùa Mùamưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 11 với lượng mưa chiếm 90% tổng lượngmưa trong năm Mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 3 với lượng mưachỉ chiếm 10% tổng lượng mưa trong năm

2.1.4 Tình hình sản xuất nông nghiệp

Những năm qua ngành nông nghiệp ở huyện Phụng Hiệp chuyển đổi cơ cấu cây trồngvật nuôi trên cơ sở quy hoạch phát triển sản xuất hợp lý, phù hợp với điều kiện thổnhưỡng và sinh thái của vùng Năm 2012 toàn huyện gieo trồng được 52.035 ha lúa (3vụ) sản lượng 295.543 tấn Nhiều vùng chuyên canh lúa, mía, cây ăn trái, nuôi trồngthủy sản mang lại hiệu quả kinh tế cao đã đóng góp tích cực vào việc nâng cao mứcsống của người dân, xóa hộ đói giảm hộ nghèo

Ngoài lúa và cây ăn trái huyện Phụng Hiệp còn chú trọng phát triển cây mía, là vùngnguyên liệu mía của tỉnh Hậu Giang Niên vụ mía năm 2012, huyện Phụng Hiệp trồngđược 9.705 ha, sản lượng 823.836 tấn, giá bán từ 780-960 đồng/kg Gần trung tâmhuyện là công ty mía đường - Cồn Long Mỹ Phát và nhà máy đường Phụng Hiệp, đó làđiều kiện thuận lợi để tiêu thụ lượng mía sản xuất ra trên địa bàn huyện

Bên cạnh thế mạnh về cây lúa và cây mía truyền thống, huyện Phụng Hiệp còn tậndụng lợi thế tự nhiên để đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản Phong trào nuôi thủy sản ở

Trang 15

huyện Phụng Hiệp nở rộ trong vài năm gần đây Bước đầu chăn nuôi theo hình thứcbán công nghiệp chủ yếu trong vèo, ao, lồng…ven các tuyến kênh rạch Mỗi khi mùanước lũ về, thay vì sản xuất lúa vụ 3 kém hiệu quả người dân chuyển sang nuôi cá

trong ruộng Năm 2014 toàn huyện thả nuôi 4021,05 ha diện tích mặt nước các loại cá

với sản lượng 30.657,5 tấn Dựa vào lợi thế tự nhiên của 2 xã Hiệp Hưng và TânPhước Hưng có các tuyến kênh lớn như: kênh Quản lộ Phụng Hiệp, Lái Hiếu, CâyDương , huyện Phụng Hiệp đã quy hoạch thành công vùng nuôi thủy sản có giá trịthương phẩm của khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long và phục vụ cho xuất khẩu

2.2 Sơ lược về Trung tâm nông nghiệp Mùa Xuân

Trung tâm Nông nghiệp Mùa Xuân được thành lập theo Quyết định số 997/QĐ-UBNDngày 20 tháng 06 năm 2011 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Hậu Giang là đơn vị trực thuộcKhu Bảo tồn Thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng, tỉnh Hậu Giang Trung tâm nông nghiệpMùa Xuân là đơn vị sự nghiệp có thu, tự trang trải toàn bộ chi phí hoạt động thườngxuyên, được nhà nước hỗ trợ chi phí hoạt động trong 3 năm đầu (từ 7/2011 – 7/2014)

2.2.1 Vị trí địa lí

Trung tâm Nông nghiệp Mùa Xuân thuộc xã Tân Phước Hưng, huyện Phụng Hiệp,tỉnh Hậu Giang với tổng diện tích tự nhiên 1.434,89 ha Vị trí địa lý và ranh giới hànhchính của Trung tâm được xác định như sau:

- Phía Bắc và phía Đông giáp phường Hiệp Thành - thị xã Ngã Bảy, cách quốc lộ1A khoảng 1 km

- Phía Nam và phía Đông giáp Phân trường Phú Lợi tỉnh Sóc Trăng

- Phía Tây giáp xã Tân Phước Hưng - huyện Phụng Hiệp

 Địa hình: Trung tâm nông nghiệp Mùa Xuân có địa hình tương đối bằng phẳng

và bị chia cắt bởi các lung bào tự nhiên, địa hình thấp, trũng Một số khoảnhthường bị ngập nước quanh năm, thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản Cao trìnhcủa khu vực này biến đổi từ 0,3m đến 0,8m, thấp dần từ Bắc xuống Nam, từTây sang Đông

 Khí hậu: Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, mang đặc trưng của vùngTây Nam Bộ với nền nhiệt cao, ổn định, các chế độ quang năng, vũ lượng, gió,bốc hơi, ẩm độ không khí phân hóa thành hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùakhô

 Thủy văn: Chế độ thủy văn chịu ảnh hưởng lớn của 2 kênh (kênh Quản lộ vàSóc Trăng) Thủy triều trong ngày lên xuống 2 lần Chế độ nước phụ thuộchoàn toàn theo mùa mưa và mùa khô

 Tài nguyên đất: bao gồm 3 loại đất chính:

 Đất phèn hoạt động nông: Diện tích khoảng 49,33 ha, chiếm 34,38% diệntích tự nhiên (tập trung ở khu vực rừng trồng)

 Đất phèn hoạt động sâu: Diện tích là 718,91 ha, chiếm 50,10% diện tích tựnhiên (tập trung ở khu vực sản xuất nông nghiệp và NTTS chủ yếu củatrung tâm)

 Đất phi nông nghiệp: Diện tích là 222,65 ha, chiếm 15,52% diện tích tựnhiên (phân bố rải rác xung quanh khu vực)

Trang 16

2.2.2 Quy mô diện tích và các phân khu chức năng

Tổng diện tích đất tự nhiên giao cho trung tâm quản lý, sử dụng là 1.434,89 ha, gồm 2đơn vị trực thuộc: Đội nuôi trồng thủy sản và tiểu khu với 40 khoảnh, trong đó:

- Đất có rừng 431,2 ha

- Đất sản xuất nông nghiệp: 578,93 ha

2.2.3 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn

Theo Quyết định số 997/QĐ-UBND ngày 20 tháng 06 năm 2011 của Ủy ban Nhân dântỉnh Hậu Giang và Quyết định 290/QĐ-KBT ngày 25/7/2011 của Khu bảo tồn thiênnhiên Lung Ngọc Hoàng, chức năng nhiệm vụ của Trung tâm được xác định như sau:

- Trồng rừng và khai thác rừng trồng theo quy định của pháp luật; giao khoánbảo vệ rừng; ổn định môi trường sinh thái rừng

- Liên doanh, liên kết phát triển du lịch sinh thái, sản xuất nông lâm nghiệp,thủy sản và chăn nuôi; được liên doanh, liên kết, hợp đồng, hợp tác kinhdoanh,… hoạt động theo cơ chế là đơn vị sản xuất kinh doanh độc lập

- Được giao khoán đất sản xuất nông nghiệp cho nông dân theo quy định củapháp luật; được bảo đảm tín chấp cho nông dân vay vốn tại ngân hàngNông nghiệp và Phát triển nông thôn để phát triển sản xuất

- Phát triển kinh tế, tạo việc làm cho người lao động ở nông thôn, góp phầnxóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới tại địa phương

- Được tự chủ về tài chính và tổ chức, biên chế; được phép tự chủ trong sảnxuất kinh doanh

- Hạch toán độc lập, có con dấu riêng, có tài khoản riêng độc lập tại ngânhàng, chịu trách nhiệm về quản lý tài chính, hoạch toán kế toán theo quyđịnh của pháp luật

- Được vay vốn tại các ngân hàng (tổ chức tín dụng) để phát triển sản xuấtkinh doanh

2.3 Sản xuất lúa 3 vụ ở Đồng bằng sông Cửu Long

Cơ cấu lúa 3 vụ ở ĐBSCL gồm: Vụ 1 (vụ Đông Xuân), vụ 2 (vụ Hè Thu) và vụ 3 (VụThu Đông) “Trước đây, ĐBSCL chỉ trồng một vụ lúa mùa trong mùa mưa (từ tháng 6đến tháng 12, tháng giêng), không bón phân hay phun thuốc, năng suất lúa rất thấp, chỉvào khoảng 2- 3 tấn/ha/năm Kiểu canh tác này rất thân thiện với môi trường, bềnvững và tồn tại hàng trăm năm Khoảng 40 năm trở lại đây, trước áp lực gia tăng dân

số, cuộc “Cách Mạng Xanh” đã cho ra đời những giống lúa ngắn ngày, năng suất cao,không quang cảm, cùng với hệ thống thủy lợi, thủy nông nội đồng và phân thuốc đãcho phép ĐBSCL chuyển sang trồng 2 vụ lúa trong mùa nắng (từ tháng 12 đến tháng 7năm sau) đạt năng suất lên đến 10-12 tấn/ha/năm, góp phần đảm bảo an ninh lươngthực trong nước và đáp ứng nhu cầu về lương thực của một số quốc gia thế giới Khichuyển sang trồng 2 vụ với giống lúa ngắn ngày năng suất cao này, mặc dù có sử dụngnhiều phân và thuốc BVTV, nhưng mùa nắng vẫn có thời gian cày ải đất, còn trongmùa nước nổi thì lúa được cắt vụ (từ tháng 8 đến tháng 11), đất được nghỉ, nước nổi tự

do tràn lên đồng ruộng đã khắc phục phần nào những yếu tố bất lợi do kiểu canh tácnày gây ra” (Nguyễn Bảo Vệ, 2009)

Trang 17

Mô hình canh tác lúa 3 vụ/năm là mô hình phát triển rất nhanh về diện tích trongnhững năm gần đây, đặc biệt là trên nhóm đất phù sa ven sông Tiền và sông Hậu (Võ

Thị Gương và ctv, 2009) Diện tích canh tác lúa 3 vụ tại ĐBSCL hiện nay là rất lớn.

Với diện tích khoảng 1,7 triệu ha đất trồng lúa năm 2014 diện tích gieo trồng lúa củavùng là 4.246,8 nghìn ha trong đó diện tích lúa vụ 3 hơn 800 nghìn ha, riêng ở tỉnhHậu Giang đã chiếm hơn 50.000 ha (Cục trồng trọt, Bộ nông nghiệp và phát triển nôngthôn, 2014)

Việc khai thác lúa 3 vụ hầu hết được các nhà khoa học nhận định còn nhiều hạn chế,nhất là áp lực sâu bệnh Theo lý giải, do thời gian lúa không có trên đồng càng ngắn(khoảng 1 tháng) sẽ là điều kiện để cho sâu bệnh phát triển càng nhiều, do thức ăn lúcnào cũng có, làm bùng phát sâu bệnh quanh năm và thành dịch dẫn đến việc sử dụngthuốc bảo vệ thực vật để chữa trị cũng nhiều hơn

Đê bao khép kín phục vụ cho sản xuất lúa 3 vụ làm hạn chế đất không nhận được phù

sa, không rửa được độc chất trong ruộng, mất nguồn thủy sản thiên nhiên mà nhiều ýkiến cho rằng là “bỏ đi cái lộc trời cho” Theo thống kê, mùa nước nổi mang phù sa vềcho ĐBSCL khoảng 250 triệu tấn/năm, đây là lượng dinh dưỡng cần thiết cho cây lúahấp thu, từ đó việc bổ sung thêm nguồn dinh dưỡng nhân tạo cho cây lúa sẽ ít hơn giáthành sản xuất lúa cũng sẽ giảm

Chính việc đất không ngập nước mùa lũ sẽ tồn tại nhiều độc chất Để kịp mùa vụ, rơmtươi được vùi vào đất trong điều kiện ngập nước yếm khí, sinh ra acid hữu cơ gây ngộđộc cho ruộng lúa Qua khảo sát, hiện tượng này xảy ra quanh năm, ngay cả vụ ĐôngXuân, rất tai hại cho mùa sản xuất chính ở ĐBSCL Theo nghiên cứu, đất canh tác cầnphải có thời gian “nghỉ” để phục hồi dinh dưỡng và rửa đi độc chất vào mùa nước nổi.Khi làm lúa 3 vụ, đất tiếp xúc với quá nhiều hóa chất nông nghiệp, làm nghèo dinhdưỡng, sẽ ảnh hưởng đến năng suất lúa, năng suất lúa giảm khoảng 50- 40kg/ha mỗinăm theo phương thức canh tác liên tục Theo thống kê của Viện Nghiên cứu lúa quốc

tế, mỗi năm năng suất sẽ giảm 1,6-2,0% và nếu sản xuất liên tục trong 24 năm thì sảnlượng giảm từ 38-58% “Cần phải tính toán chỉ sản xuất 2 vụ, thậm chí 1 vụ (thay vì 3vụ/năm như hiện nay) Xin đừng ngó lơ vấn đề khí thải do nông nghiệp thải ra Phảithuyết phục chính nông dân và chính quyền địa phương nhận ra vấn đề Làm lúa ít đi,đồng thời tăng cường sinh kế bằng các giải pháp khác để tăng thu nhập thêm cho nôngdân” (Võ Tòng Xuân, 2014)

“Thực hiện trồng lúa 3 vụ góp phần tăng sản lượng lúa hàng năm lên 16 tấn/ha, đồngthời tạo công ăn việc làm cho người nông dân Tuy nhiên, trồng lúa 3 vụ/năm là kiểucanh tác còn “trẻ” đối với nước ta và cả thế giới Hiện nay, còn quá ít những bài họcđánh giá tác động của việc sản xuất này đến môi trường, kinh tế - xã hội Vì thế cần

có những nghiên cứu đồng bộ, dài hạn đúng mức” (Nguyễn Bảo Vệ, 2013)

Trang 18

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP 3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu

Thời gian nghiên cứu: từ tháng 8 năm 2016 đến tháng 12 năm 2016

Địa điểm nghiên cứu: Trung tâm nông nghiệp Mùa Xuân, huyện Phụng Hiệp, tỉnh HậuGiang

3.2 Phương tiện nghiên cứu

- Sử dụng máy tính bảng hoặc điện thoại có ứng dụng ODK collect (bao gồmcác thiết bị có khả năng định vị GPS) để khảo sát thực địa, phỏng vấn nônghộ

- Sử dụng máy tính xách tay và các phần mềm hỗ trợ (Microsoft Word,Microsoft Excel, SPSS) để thu thập, phân tích số liệu và viết báo cáo

- Dùng xe máy để di chuyển, khảo sát thực địa

3.3 Phương pháp nghiên cứu

3.3.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Thu thập số liệu có sẵn từ các nguồn sách vở, báo chí, tạp chí khoa học và từ các cán

bộ quản lí của TTNN Mùa Xuân về kĩ thuật canh tác lúa 3 vụ, danh mục các loại phânbón, thuốc BVTV, các loại giống lúa

3.3.2 Phương pháp điều tra thực địa

Tổ chức điều tra phỏng vấn 35 nông hộ canh tác lúa 3 vụ trong trung tâm và 70 nông

hộ canh tác lúa 3 vụ khu vực lân cận bên ngoài trung tâm (được chọn ngẫu nhiên) bằngbảng mẫu phỏng vấn về lúa 3 vụ nhằm tìm hiểu các thông tin về kĩ thuật canh tác, hiệuquả kinh tế và các tác động đến môi trường trong quá trình canh tác

3.3.3 Phương pháp phân tích và xử lí số liệu

Tổng hợp số liệu từ bảng phỏng vấn, phân tích và xử lí các số liệu đó bằng các chươngtrình thống kê, vẽ biểu đồ trong Excel, chương trình hồi qui, tương quan trong SPSS

và phương pháp phân tích lợi ích kinh tế

Trang 19

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ THẢO LUẬN4.1 Thông tin chung về kết quả phỏng vấn

Đề tài “Khảo sát hiện trạng và hiệu quả kinh tế xã hội mô hình canh tác lúa 3 vụ tại Trung tâm nông nghiệp Mùa Xuân” huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang đã tiến hành

phỏng vấn ngẫu nhiên các hộ dân sống trong và ngoài Trung tâm nông nghiệp MùaXuân Tổng số phiếu phỏng vấn là 105 phiếu (35 phiếu ở trong và 70 phiếu ở ngoài).Đặc điểm của các hộ dân tham gia trả lời phỏng vấn được mô tả cụ thể như sau:

Hình 4.1 Vị trí các nông hộ được phỏng vấn

Trang 20

4.1.1 Đặc điểm về độ tuổi và giới tính

Hình 4.2 Biểu đồ tỉ lệ độ của người được phỏng vấn ở trong và ngoài TTNN Mùa Xuân

Kết quả hình 4.2 cho thấy độ tuổi người được phỏng vấn trong TTNN Mùa Xuânphần lớn thuộc độ tuổi 30-50 chiếm 60% với 21 người, người có độ tuổi trên 50 có 13người chiếm 37% Ở độ tuổi dưới 30 ở cả vùng trong và ngoài trung tâm có tỉ lệ bằngnhau và bằng 3% Vùng ngoài trung tâm có tỉ lệ giữa 2 nhóm tuổi 30-50 và trên 50 khálớn, nhóm 30-50 chiếm 50% với 35 người và nhóm tuổi từ 50 trở lên có 33 ngườichiếm 47% Nhìn chung phần lớn người dân được phỏng vấn ở độ tuổi trung niên trởlên và có nhiều năm kinh nghiệm trong sản xuất

Trang 21

Mùa Xuân số người đáp là nam có tỉ lệ cao hơn hẳn với 65 người đáp là nam chiếm87% và chỉ có 10 người đáp là nữ chiếm 13% trong tổng số 70 người đáp.

Hình 4.4 Biểu đồ tỉ lệ về trình độ học vấn của người dân được phỏng vấn trong và ngoài

4.1.3 Thông tin về nguồn thu nhập của gia đình

Trang 22

Bảng 4.1 Thông tin nguồn thu nhập của các hộ được phỏng vấn trong và ngoài TTNN Mùa Xuân

Thứ I Thứ II Thứ III Thứ I Thứ II Thứ III

Thứ I, thứ II, thứ III: giá trị đóng góp từ cao đến thấp của nguồn thu nhập trong tổng thu nhập

Vùng trong TTNN Mùa Xuân, 18 hộ có nguồn thu nhập thứ I từ việc trồng lúa chiếm51%, 14 hộ có nguồn thu nhập thứ I từ làm thuê chiếm 40%, 2 hộ dân có nguồn thunhập thứ I là công nhân viên chức chiếm 6% và có 1 hộ dân có nguồn thu nhập thứ I từchăn nuôi gia súc chiếm 3% Các nguồn thu nhập phụ (Thứ II, thứ III) chủ yếu là chănnuôi gia súc, gia cầm, trồng trọt cây ăn trái Vùng ngoài trung tâm, 49 hộ có nguồn thunhập thứ I từ trồng lúa chiếm 70%, 15 hộ có thu nhập thứ I từ làm thuê chiếm 21% và

có 6 hộ có nguồn thu nhập thứ I là công nhân, viên chức, ngoài ra có 1 hộ không cónguồn thu nhập thứ II và 5 hộ không có nguồn thu nhập thứ III Các nguồn thu nhậpphụ (Thứ II, thứ III) của chủ yếu là chăn nuôi gia súc, trồng trọt cây ăn trái, làmthuê….(Bảng 4.1)

4.1.4 Thông tin về diện tích đất canh tác

Trang 23

Bảng 4.2 Diện tích đất canh tác lúa của các hộ dân

Từ bảng 4.2 cho thấy đa số hộ dân trong TTNN Mùa Xuân có diện tích đất canh tác từ

>5-10 công với 16 hộ chiếm 46%, số hộ có diện tích đất từ >10-20 công chiếm 26%với 9 hộ, hộ có diện tích đất >20 công có tỉ lệ thấp nhất với 3 hộ chiếm 8%, hộ có diệntích đất <=5 công có 7 hộ chiếm 20% Ngoài trung tâm, chiếm tỉ lệ cao nhất là từ >10-

20 công với 26 hộ chiếm 37%, tiếp đến là diện tích từ >5-10 công với 21 hộ chiếm30%, diện tích đất từ >20 công có tỉ lệ thấp nhất với 14 hộ chiếm 20% còn lại là hộ códiện tích đất <=5 công với 14 hộ chiếm 20%

Bảng 4.3 So sánh diện tích đất canh tác giữ các hộ dân được phỏng vấn vùng trong và ngoài TTNN Mùa Xuân

Vùng N Trung bình diện tích đất (công 1296m 2 ) Diện tích đất nhỏ nhất và lớn nhất (công 1296m 2 )

Diện tích

đất canh tác

Vùng trong 35 10.059a ± 7.030,548 0.5 _ 30Vùng ngoài 70 11.120a ± 6.470,409 2 _ 30

Các chữ cái khác nhau thể hiện mức khác nhau có ý nghĩa thống kê p = 0,05

Kết quả thống kê (T-Test) cho thấy sự khác biệt trung bình diện tích đất canh tác giữavùng trong và vùng ngoài TTNN Mùa Xuân khác nhau không có ý nghĩa thống kê (p>0.05) (Phụ lục 4)

Vùng trong TTNN Mùa Xuân, diện tích đất lớn nhất là 30 công, diện tích đất nhỏ nhất

là 0.5 công, diện tích đất trung bình là 10.059±7.030,548 công Vùng ngoài TTNNMùa Xuân, diện tích đất lớn nhất là 30 công, diện tích đất nhỏ nhất là 2 công, diện tíchđất trung bình là 11.120±6.470,409 công

4.1.5 Kết quả khảo sát về giống lúa được sử dụng trong vụ Hè Thu 2016

Trang 24

OM5451 IR50404 OM6373 RVT OM6976 PC10 0%

Giống lúa

Hình 4.5 Biểu đồ giống lúa được sử dụng ở trong và ngoài TTNN Mùa Xuân.

Vùng trong TTNN Mùa Xuân, sử dụng phổ biến 4 giống là OM5451, IR50404,OM6373 và OM6976, loại giống OM5451 được sử dụng phổ biến nhất chiếm 54% với

19 hộ, chiếm tỉ lệ thấp nhất là OM6976 với 9% có 3 hộ sử dụng Ngoài trung tâm, sửdụng 5 loại giống là OM5451, PC10, OM6373, RVT và IR50404 Loại giống OM5451được sử dụng nhiều nhất với 27 hộ sử dụng chiếm 38%, giống được sử dụng ít nhất làOM6976 chỉ chiếm 9% với 6 hộ sử dụng (Hình 4.5)

Như vậy ở cả vùng trong và vùng ngoài đều sử dụng phổ biến nhất là OM5451 và sửdụng ít nhất là OM6976 Giống OM5451 được dùng phổ biến do có nhiều ưu điểmnhư: thời gian sinh trưởng ngắn (88-93 ngày), trổ tập trung tương đối cứng cây, khảnăng đẻ nhánh khá, bông đóng hạt dầy, tỉ lệ lép thấp, trọng lượng hạt cao, hạt gạo dài,trong ít bạc bụng, cơm mềm, có khả năng thích nghi rộng chống chịu rầy nâu, bệnhđạo ôn, vàn lùn lùn xoắc lá khá, tiềm năng năng suất của giống lúa này khá cao và ổnđịnh đạt từ 5 đến 8 tấn/ha Giống lúa OM6976 cũng có nhiều ưu điểm như thời giansinh trưởng ngắn, bông to, hạt gạo dài, trong, mềm cơm chịu phèn kháng nhẹ với rầynâu, vàng lùn lùn xoắn lá nhưng có 1 nhược điểm là mẫn cảm cao với thời tiết và dễmắc bệnh nhất là điều kiện thời tiết bất thường của vụ Hè Thu nên được người dân hạnchế sử dụng (Bảng 4.4)

Trang 25

Bảng 4.4 Đặc điểm các loại giống lúa người dân sử dụng

Giống lúa Thời gian (ngày) Phẩm chất gạo Đặt tính giống

IR50404 85-90 Gạo dài, trong ít bạc

bụng, hơi khô cơm Thấp cây, đẻ nhánh khá,thích nghi rộng, thích

hợp cả 3 vụ, nhiễm bệnhlúa von

OM5451 90-95 Hạt gạo dài, trong,

ngon cơm Chịu phèn khá, thíchhợp cả 3 vụ, lá đồng lớn,

cứng cây

OM6373 90-95 Gạo dài, đẹp, trong,

ít bạc bụng, mềmcơm

 Nhảy chồi khá mạnh,dạng hình gọn, cứngcây, trổ tập trung, nhiềubông, hạt đóng dày, tỉ lệhạt chắc cao

OM6976 90-95 Hạt gạo dài, ít bạc

bụng, mềm cơm Bông to, chịu phèn nhẹ,chống chịu bệnh vàng

lùn, lùn xoắn láRVT 95-100 Hạt gạo thon, dài,

trong bóng Tính thích nghi rộngkhắp mọi vùng sinh thái

cả nước, chịu được cảđất nhiễm phèn mặnPC10 100-105 Hạt gạo màu trắng

đục,cơm hơi cứng Cứng cây, chịu phèn vàmặn khá, khả năng đẻ

nhánh mạnh, tỉ lệ hạtgạo chắc cao

Qua bảng 4.5, phần lớn người dân được phỏng vấn đều sử dụng giống mua từ cáctrung tâm sản xuất giống lúa Trong TTNN Mùa Xuân, 23 hộ chọn mua giống từ cáctrung tâm sản xuất giống chiếm gần 66%, 9 hộ chọn mua giống từ các hộ lân cậnchiếm 26% chỉ có 3 hộ chọn cách tự để giống chiếm 8% Ngoài TTNN Mùa Xuân, 62

hộ chọn mua giống ở cơ sở sản xuất giống chiếm 89%, 5 hộ mua giống từ các hộ lâncận chiếm 7% và 3 hộ tự để giống chiếm 4%

Trang 26

Bảng 4.5 Nơi mua giống của các hộ dân vùng trong và ngoài TTNN Mùa Xuân

51 29

3 211111

Vùng ngoài

Xới và trụcCày, xới và trụcXới

Trục và bừaXới và trạc phảXới, trục và trạc phảCày, trục và trạc phảCày, trục,trạc phả và bừaCày và trục

Hình 4.6 Hình thức chuẩn bị đất của các hộ dân vùng trong và ngoài TTNN Mùa Xuân

Qua khảo sát, 100% hộ dân tham gia trả lời phỏng vấn đều chuẩn bị đất trước khi gieo

sạ Các hình thức chuẩn bị đất phổ biến là xới, trục, cày, bừa và trạc, phả mặt ruộng.Tùy thuộc vào kinh nghiệm cá nhân và điều kiện kinh tế gia đình, thời tiết, địa hình,đặc điểm, độ phì của đất mà các hộ có thể áp dụng kết hợp nhiều hình thức khác nhau

để chuẩn bị đất (Hình 4.6)

 Mật độ giống gieo sạ trên 1 công

Trang 27

Bảng 4.6 So sánh mật độ giống gieo sạ trung bình trên 1 công của các hộ dân được phỏng vấn trong và ngoài TTNN Mùa Xuân.

Vùng N Mật độ trung bình (kg/công 1296m 2 ) Mật độ thấp nhất và cao nhất (kg/công 1296m 2 )

Diện tích

đất canh tác

Vùng trong 35 26.89a ± 3.359 20 _ 30Vùng ngoài 70 22.14b ± 5.704 8 _ 30

Các chữ cái khác nhau thể hiện mức khác nhau có ý nghĩa thống kê p = 0,05

Kết quả thống kê (T-Test) cho thấy sự khác biệt về mật độ gieo sạ trung bình trên cônggiữa vùng trong và ngoài TTNN Mùa Xuân khác nhau có ý nghĩa thống kê (p< 0,05)(Phụ lục 5)

Vùng trong TTNN Mùa Xuân, mật độ gieo sạ thấp nhất là 20kg, mật độ gieo sạ caonhất là 30kg và mật độ gieo sạ trung bình là 26.89±3.359kg Vùng ngoài TTNN MùaXuân, mật độ gieo sạ thấp nhất là 8kg, mật độ gieo sạ cao nhất là 30kg và mật độ gieo

sạ trung bình là 22.14±5.704kg thấp hơn so với mật độ gieo sạ trung bình vùng trongTTNN Mùa Xuân (26.89±3.359kg) (Bảng 4.6)

26 hộ áp dụng KHKT chiếm 74%, 9 hộ không áp dụng KHKT chiếm 26% và trong 27

hộ dân được tập huấn KHKT có 2 hộ tham gia tập huấn nhưng không áp dụng KHKT,

1 hộ không tham gia tập huấn KHKT nhưng áp dụng KHKT vào sản xuất) Vùngngoài TTNN Mùa Xuân, 58 hộ tham gia tập huấn KHKT chiếm 83%, 12 hộ khôngtham gia tập huấn KHKT chiếm 17% (Trong 58 hộ tham gia tập huấn có 2 hộ không

áp dụng KHKT vào sản xuất) (Bảng 4.7)

Trang 28

Bảng 4.8 Các hình thức KHKT được các hộ dân áp dụng vùng trong và ngoài TTNN Mùa Xuân

4.1.7 Kết quả khảo sát về các yếu tố môi trường

Qua khảo sát, 3 yếu tố môi trường ảnh hưởng đến quá trình canh tác lúa bao gồm: thờitiết, môi trường đất và môi trường nước Cụ thể, vùng trong TTNN Mùa Xuân có 9 hộgặp khó khăn về thời tiết (chiếm 26%),có 8 hộ gặp khó khăn về môi trường nước(chiếm 23%) và 17 hộ khó khăn về đất sản xuất (chiếm 49%) Vùng ngoài, 13 hộ gặpkhó khăn về thời tiết (chiếm 19%), 19 hộ gặp khó khăn về môi trường nước (chiếm27%) và 56 hộ khó khăn về môi trường nước (chiếm 80%)

Trang 29

Bảng 4.9 Những khó khăn về thời tiết đối với nông hộ trong quá trình sản xuất lúa ở trong và ngoài TTNN Mùa Xuân.

Khó khăn về thời tiết Khó khăn về nước Khó khăn về đất trồng

Khu vực trong trung tâm khó khăn về thời tiết nguyên nhân là do nắng nóng kéo dài và

có 9 hộ gặp khó khăn Ngoài trung tâm có 14 hộ gặp khó khăn về vấn đề thời tiết vớicác nguyên nhân như: do nắng nóng có 6 hộ gặp khó khăn, do mưa kéo dài có 7

hộ, do gió mạnh và nắng nóng có 1 hộ

 Về môi trường nước

Thiếu nước Nước ô nhiễm Khác (Nhiễm mặn) Lũ lụt, ngập úng

kéo dài0

Hình 4.7 Biểu đồ thể hiện những khó khăn về môi trường nước trong quá trình

canh tác lúa của các nông hộ trong và ngoài TTNN Mùa Xuân

Có 4 vấn đề khó khăn về nguồn nước ảnh hưởng đến quá trình canh tác lúa của các hộdân trong và ngoài TTNN Mùa Xuân là lũ lụt, ngập úng kéo dài, thiếu nước, nước bị ônhiễm, khác (nước nhiễm mặn) Trong TTNN bị ảnh hưởng về vấn đề nước có 8 hộ, 5

hộ bị thiếu nước tưới, 2 hộ gặp khó khăn về vấn đề xâm nhập mặn, 1 hộ gặp khó khăn

do nước bị ô nhiễm Đối với vùng ngoài, khó khăn về ô nhiễm nước có 19 hộ, cụ thể

Trang 30

do thiếu nước tưới có 8 hộ, do nước bị ô nhiễm có 5 hộ, do xâm nhập mặn có 4 hộ, do

lũ lụt, ngập úng kéo dài có 2 hộ.(Bảng 4.9; Hình 4.7)

 Về môi trường đất

Bạc màu Bạc màu và

nhiễm phèn nguyên nhân Bạc màu và

khác (Nhiễm mặn)

Nhiễm phèn Thoát nước

kém Bạc màu và thoát nước

Hình 4.8 Biểu đồ thể hiện những khó khăn về môi trường đất trong quá trình canh tác

lúa của các nông hộ trong và ngoài TTNN Mùa Xuân.Qua khảo sát phần lớn khó khăn về môi trường đất gặp phải nguyên nhân là do đất bịbạc màu và nhiễm phèn Vùng trong TTNN, có 24 hộ gặp khó về vấn đề đất trồng, 17

hộ gặp khó khăn do đất bị bạc màu, 4 hộ gặp khó khăn do đất bị nhiễm phèn và bạcmàu, 3 hộ gặp khó khăn do đất bị bạc màu và vấn đề khác (nhiễm mặn) Vùng ngoàiTTNN, có 63 hộ gặp khó khăn về vấn đề đất trồng, 39 hộ gặp khó khăn do đất bị bạcmàu, 12 hộ gặp khó khăn do đất bị nhiễm phèn, 4 hộ gặp khó khăn do đất có khả năngthoát nước kém, 5 hộ gặp khó khăn đất nhiễm phèn và bạc màu, 3 hộ gặp khó khăn dođất thoát nước kém và bạc màu (Bảng 4.9; Hình 4.8)

4.1.8 Kết quả khảo sát về kinh nghiệm canh tác lúa

Trang 31

Vùng trong TTNN, 27 hộ có kinh nghiệm canh tác trên 20 năm (chiếm 77%) và 8 hộ

có kinh nghiệm canh tác từ 10-20 năm (chiếm 23%) Vùng ngoài TTNN, 52 hộ cókinh nghiệm canh tác trên 20 năm (chiếm 74%) và 18 hộ canh tác từ 10-20 (chiếm26%) Cả 2 vùng đều có 100% hộ dân có kinh nghiệm canh tác trên 10 năm chứng tỏcác hộ đều có nhiều kinh nghiệm trong quá trình canh tác lúa (Hình 4.9)

4.2 Hiện trạng sử dụng phân bón và thuốc BVTV

4.2.1 Hiện trạng sử dụng phân bón

ure DAP NPK Đầu trâu Đầu trâu

TE 01 Đầu trâu TE 02 Đầu trâu TE 20-20-15 16-16-8 23-23-0 25-25-50

Trang 32

Qua khảo sát cho thấy cả vùng trong và vùng ngoài đều sử dụng phổ biến 11 loại phânbón là: ure, DAP; NPK; Đầu trâu; Đầu trâu TE; Đầu trâu TE 01; Đầu trâu TE 02; 20-20-15; 16-16-8; 23-23-0; 25-25-5 Trong đó có 4 loại phân bón được sử dụng phổ biếnnhiều nhất là: ure (100% hộ dân đều sử dụng), DAP (23 hộ vùng trong và 26 hộ vùngngoài sử dụng), NPK (9 hộ vùng trong và 19 hộ vùng ngoài sử dụng), Đầu trâu (14 hộvùng trong và 27 hộ vùng ngoài sử dụng) Ngoài ra còn có các loại phân khác được sửdụng như: Đầu trâu TE 01, Đầu trâu TE 02 (3 hộ vùng trong và 2 hộ vùng ngoài sửdụng), Đầu trâu TE (1 hộ vùng ngoài sử dụng), 20-20-15 (5 hộ vùng trong và 12 hộvùng ngoài sử dụng), 16-16-8 (6 hộ vùng trong và 9 hộ vùng ngoài sử dụng),23-23-0(8 hộ vùng ngoài sử dụng), 25-25-5 (1 hộ vùng trong và 1 hộ vùng ngoài sử dụng) Tất

cả các loại phân trên đều được phép lưu hành và sử dụng (Hình 4.10)

Bảng 4.10 Khối lượng phân bón trung bình trên 1 công

Khối lượng phân bón trung bình (kg/công 1296m 2 )

Khối lượng phân bón nhỏ nhất và lớn nhất (kg/công

1296m 2 )

Các chữ cái khác nhau thể hiện mức khác nhau có ý nghĩa thống kê p = 0,05

Kết quả thống kê (T-Test) cho thấy sự khác biệt về khối lượng phân bón trungbình sử dụng trên 1 công giữa các hộ dân vùng trong và ngoài TTNN Mùa Xuân khácnhau không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05) (Phụ lục 6)

Vùng trong TTNN Mùa Xuân, lượng phân bón sử dụng cao nhất là 50kg, lượngphân bón được sử dụng thấp nhất là 27kg, lượng phân bón trung bình là43.8571±7.803kg Vùng ngoài TTNN Mùa Xuân, lượng phân bón sử dụng cao nhất là65kg, lượng phân bón được sử dụng thấp nhất là 25kg, lượng phân bón trung bình là39.4571±7.725kg (Bảng 4.10)

4.2.2 Hiện trạng sử dụng thuốc BVTV

Trang 33

Topshop 600D

Michelle 62ECSofit 300EC

2,4DToxbait 120ABSnailicide

Fillia 525SEAnvil

Rocksai super 525SEPhysan

Fuan 40EC

Bump 650WPNativo

BeamAmistartopHelp

BimTilt super 300ECComcat 150WP

8

160

137

31

10

2015

12

83

36 hộ vùng ngoài sử dụng), Tilt super 300EC (17 hộ vùng trong và 31 hộ vùng ngoài

sử dụng), Anvil (14 hộ vùng trong và 31 hộ vùng ngoài sử dụng), Nativo (10 hộ vùngtrong và 27 hộ vùng ngoài sử dụng), Toxbait 120AB (8 hộ vùng trong và 27 hộ vùngngoài sử dụng) Các loại thuốc được sử dụng ít nhất là Bim (2 hộ vùng ngoài sử dụng),Help (1 hộ vùng ngoài sử dụng), Angun 5WG (1 hộ vùng ngoài sử dụng) (Hình 4.10)Các loại thuốc được sử dụng được chia thành các nhóm thuốc sau:

 Thuốc diệt ốc: 2 loại

Trang 34

 Thuốc diệt cỏ: 4 loại

 Thuốc trừ sâu: 10 loại

 Thuốc xử lý giống: 1 loại

 Thuốc trừ bệnh: 9 loại

 Thuốc điều hòa dinh dưỡng: 6 loại

Tất cả các thuốc trên đều nằm trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng quiđịnh tại Thông tư số 03/2015/TT-BNNPTNT năm 2015 của Bộ Nông Nghiệp PhátTriển Nông Thôn ngoại trừ 2,4D không được phép sử dụng

Thuốc BVTV được phân chia thành 4 nhóm độc Nhóm I rất độc, nhóm II độc cao,nhóm III nguy hiểm, nhóm IV cẩn thận Đặc điểm nhận biết các nhóm độc thông quaký hiệu, màu sắc và biểu tượng in trên vỏ, bao bì thuốc BVTV được thể hiện cụ thể ởhình 4.12

Hình 4.12 Đặc điểm, ký hiệu, màu sắc, biểu tượng 4 nhóm độc của thuốc BVTV Bảng 4.11 Danh sách các loại thuốc BVTV được sử dụng phần lớn ở khu vực trong và ngoài TTNN Mùa Xuân và độc tính của chúng.

ST

T Tên thương mại Tên hoạt chất Nhóm độc Nhóm thuốc Danh mục thuốc Độc với cá

1 Chess 50WG Pymetrozine III

Hợp chấttrừ sâu

Đươc phép Độc cao

2 Vitako 40WG Chlorantraniliprole +Thiamethoxam III Đươc phép it độc

3 Sulfaron250EC Carbosulfan +Chlorfluazuron II Carbarmat Đươc phép Trungbình

4 Filia 525SE

Propiconazole +Tricyclazole

II Hợp chất

trừ bệnh Đươc phép Ít độc

5 RocksaiSuper 525SE II Đươc phép Ít độc

6 Amistar Top Azoxystrobin II Đươc phép Trung

Trang 35

325SC +Difenoconazole bình

7 Stilt Super300EC Propiconazole III Đươc phép Ít độc

8 Fuan 40EC Isoprothiolane II Lân hữucơ Đươc phép Trungbình

9 Physan 20L QuaternaryAmmonium salts III Khángsinh Đươc phép Trungbình

10 Sofit 300EC Pretilachor +chấtan toàn Fenclorim III

Hỗn hợptrừ cỏ

Đươc phép Ít độc

11 TopShot600D Cyhalofop-butyl+Penoxsulam III Đươc phép Ít độc

12 2,4D 2,4D DimethylAmine I Đươc phép Độc cao

13 Michelle62EC Butachlor III Acetamid Đươc phép Độc cao

14 Toxbait120AB Metaldehyde II Hỗn hợp

trừ diệt ốc

Đươc phép Khôngđộc

15 Snailicide Niclosamide III Đươc phép Khôngđộc

16 Comcat150WP Dich chiết từ cây+Lychnis viscaria III

Thuốcđiều hòadinhdưỡng Đươc phép KhôngđộcNhìn chung hầu hết các nông hộ đều sử dụng các loại thuốc BVTV từ không gây độcđến độc trung bình đến cá Tuy nhiên có một số nông hộ sử dụng các thuốc BVTV cótính độc cao với cá như 2.4D, Michelle 62EC, Chess 50WG…(Bảng 4.11)

Trang 36

Bảng 4.12 Hình thức xử lí lượng dư thuốc BVTV sau phun xịt

Số hộ Tỉ lệ (%) Số hộ Tỉ lệ (%) Tiếp tục phun cho đến khi

Để nguyên trong bình chờ

Đổ trực tiếp xuống sông,

Hầu hết người dân đều chọn xử lí lượng dư thuốc BVTV bằng hình thức tiếp tục phunxịt cho đến khi hết lượng thuốc dư: 31 hộ vùng trong (chiếm 89%) và 54 hộ vùngngoài (chiếm 77%), có 4 hộ vùng trong (chiếm 11%) và 15 hộ vùng ngoài (chiếm21%) chọn cách để nguyên lượng thuốc dư và chờ đến đợt phun xịt tiếp theo, chỉ có 1

hộ vùng ngoài (chiếm 2%) chọn cách đổ trực tiếp lượng dư thuốc BVTV xuống sông,rạch (Bảng 4.12)

Bảng 4.13 Các hình thức xử lý vỏ, bao bì thuốc BVTV của các hộ dân

Bỏ tại điểm thu gom bao bì

Vùng trong TTNN Mùa Xuân, có 18 hộ chọn hình thức bán phế liệu, 13 hộ chọn cách

bỏ lại bao bì tại đồng ruộng và 4 hộ chọn hình thức đốt Vùng ngoài TTNN Mùa Xuân,

có 41 hộ chọn hình thức bán phế liệu, 22 hộ chọn hình thức đốt, hình thức bỏ tại đồng

và hình thức bỏ tại điểm thu gom bao bì thuốc BVTV đều có 6 hộ chọn và chỉ có 3 hộchọn cách chôn lấp bao bì tại vườn Phần lớn hộ dân chọn hình thức xử lí bao bì, vỏthuốc BVTV bằng cách bán phế liệu và đốt, số hộ chọn hình thức bỏ lại bao bì, thuốcBVTV tại đồng ruộng vẫn còn cao (13 hộ vùng trong và 6 hộ vùng ngoài) (Bảng 4.13),

Trang 37

hình thức này có rất nhiều ảnh hưởng xấu đến môi trường và sức khỏe người dân sốngxung quanh khu vực, cần có biện pháp nhằm hạn chế và khắc phục tình trạng trên.

Bảng 4.14 Địa điểm mua thuốc BVTV

Bảng 4.15 Hình thức hợp đồng mua vật tư nông nghiệp giữ người dân và đại lí bán.

Số hộ Tỉ lệ (%) Số hộ Tỉ lệ (%)

Mua bằng cách trả vào cuối vụ và

4.3 Hiện trạng tìm kiếm lao động, thu hoạch lúa

4.3.1 Tìm kiếm lao động

Qua thống kê, 5 hộ vùng trong (chiếm 14%) và 22 hộ vùng ngoài (chiếm 63%) gặpkhó khăn trọng việc tìm kiếm lao động Nguyên nhân chính dẫn đến khó khăn trongtìm kiếm lao động là do người dân đi làm ở địa phương khác và chi phí thuê mướn laođộng cao hơn khả năng chi trả

Trang 38

4.3.2 Phương tiện thu hoạch

Qua khảo sát, 100% hộ dân được phỏng vấn ở cả vùng trong và vùng ngoài đều sửdụng máy gặt đập liên hợp để thu hoạch lúa

4.3.4 Năng suất thu hoạch

Bảng 4.16 Năng suất lúa của các hộ dân trong và ngoài TTNN Mùa Xuân

(kg/công 1296m 2 )

Năng suất lúa thấp nhất và

cao nhất (kg/công 1296m 2 )

Các chữ cái khác nhau thể hiện mức khác nhau có ý nghĩa thống kê p = 0,05

Kết quả thống kê (T-Test) cho thấy sự khác biệt về năng suất lúa trung bình của các hộdân giữa vùng trong và ngoài TTNN Mùa Xuân khác nhau không có ý nghĩa thống kê(p >0,05) (Phụ lục 7)

Vùng trong TTNN Mùa Xuân, năng suất lúa cao nhất là 910kg, năng suất lúathấp nhất là 600kg, năng suất lúa trung bình là 774.09±74.264kg Vùng ngoài TTNNMùa Xuân, năng suất lúa cao nhất là 1000kg, năng suất lúa thấp nhất là 500kg, năngsuất lúa trung bình là 758.24±96.193kg (Bảng 4.16)

4.4 Hiện trạng tiêu thụ sản phẩm

4.4.1 Tìm kiếm thương lái

Rất khó Khó Dễ Rất dễ Không ý kiến 0

Mức độ tìm kiếm thương lái

Hình 4.13 Biểu đồ thể hiện mức độ tìm kiếm thương lái thu mua lúa của người dân và

ngoài trung tâm nông nghiệp Mùa Xuân.Qua kết quả hình 4.13, đa số hộ dân không gặp khó khăn trong việc tìm kiếm thương lái Vùng trong TTNN Mùa Xuân, 100% hộ dân không gặp khó khăn trong việc tìm kiếm thương lái, 20 hộ có mức độ tìm kiếm thương lái rất dễ (chiếm 57,14%), 8 hộ có

Trang 39

mức độ tìm kiếm thương lái dễ (chiếm 22,86%) và 7 hộ không có ý kiến (chiếm 20%) Vùng ngoài TTNN Mùa Xuân, 33 hộ có mức độ tìm kiếm thương lái là rất dễ (chiếm 47,14%), 27 hộ có mức độ tìm kiếm thương lái là dễ (chiếm 38,57%), 9 hộ không có ý kiến trong việc tìm kiếm thương lái và chỉ có 1 hộ rất khó khăn trong việc tìm kiếm thương lái.

Bảng 4.17 Hình thức lựa chọn thương lái của người dân vùng trong và ngoài TTNN Mùa Xuân

Số hộ Tỉ lệ (%) Số hộ Tỉ lệ (%)

Bán cho nhiều thương lái (không

Bán cho thương lái mua giá cao

Đa số người dân sau mỗi vụ mùa phải bán sản phẩm cho nhiều thương lái khác nhau.Vùng trong TTNN Mùa Xuân, có 28 hộ bán sản phẩm cho nhiều thương lái khác nhau(chiếm 80%), 7 hộ bán sản phẩm cho thương lái mua giá cao nhất và không có hộ nàobán sản phẩm cho duy nhất 1 thương lái Vùng ngoài TTNN Mùa Xuân, 36 hộ bán sảnphẩm cho nhiều thương lái khác nhau (chiếm 51%), 14 hộ bán cho thương lái mua giácao nhất (chiếm 20%), có 20 hộ bán cho duy nhất 1 thương lái (chiếm 29%) theo hìnhthức hợp đồng bao tiêu sản phẩm và tất cả các hộ này đều tham gia mô hình liên kếtcánh đồng mẫu lớn (Bảng 4.17)

4.4.2 Giá lúa

Bảng 4.18 So sánh giá lúa của các hộ dân trong và ngoài TTNN Mùa Xuân

N Giá lúa trung bình

(đồng/kg)

Giá lúa thấp nhất và cao

nhất(đồng/kg)Vùng trong 35 4.675,71a ± 245.660 4.350 _ 5.000

Vùng ngoài 70 4.706,43a ± 440.267 4.200 _ 5.600

Các chữ cái khác nhau thể hiện mức khác nhau có ý nghĩa thống kê p = 0,05

Kết quả thống kê (T-Test) cho thấy sự khác biệt về giá lúa trung bình của các hộ dângiữa vùng trong và ngoài TTNN Mùa Xuân khác nhau không có ý nghĩa thống kê (p

>0,05) (Phụ lục 8)

Trang 40

Giá lúa vùng trong TTNN Mùa Xuân cao nhất là 5.000 đồng, thấp nhất là 4.350 đồng

và giá lúa trung bình là 4.675,71± 245.660 đồng Giá lúa vùng ngoài TTNN Mùa Xuâncao nhất là 5.600 đồng, thấp nhất là 4.200 đồng và giá lúa trung bình là 4.706,4 ±440.267 đồng (Bảng 4.18)

4.5 Hiệu quả kinh tế

Bảng 4.19 Các loại chi phí đầu tư trung bình trên 1 công

Loại chi phí

Chi phí trung bình (đồng/công) Tỉ lệ (%) Chi phí trung bình (đồng/công) Tỉ lệ (%)

Ngày đăng: 30/11/2017, 16:48

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w